Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in đại học quốc gia Hà Nội

Với đặc thù sản xuất và tiêu thụ riêng của ngành Nhà in nên xác định lại đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thiện. Việc lựa chọn đối tượng tính giá thành mới này thực ra cũng rất thuận lợi cho Nhà in vì hiện nay Nhà in đã xây dựng được hệ thống định mức về nguyên vật liệu chính ( giấy), hệ thống đơn giá tiền lương công nhân sản xuất. Trong thực tế mỗi đơn đặt hàng mà Nhà in nhận được có thể chỉ là một đầu sách nào đó, nhưng cũng có khi lại bao gồm nhiều đầu sách khác nhau. Do đó, nếu đơn đặt hàng chỉ có một loại ấn phẩm thì tiến hành tính giá thành cho chính loại sản phẩm đó và đồng thời cũng là giá thành của đơn đặt hàng. Còn nếu đơn đặt hàng gồm nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì tính giá thành cho từng loại ấn phẩm rồi tổng hợp lại sẽ được giá thành của đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng sẽ giúp cho kế toán tính giá thành chính xác và nhanh chóng làm cơ sở tính giá cho các sản phẩm tương tự khi tiến hành các giai đoạn sản xuất tiếp theo. Trong quá trình tính giá thành, mỗi đơn đặt hàng kế toán phải mở một bảng kê chi phí cho từng đầu sách. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn những chi phí liên quan đến nhiều đỗi tượng khác nhau thì được phân bổ theo các tiêu chuẩn thích hợp. Bảng kê chi phí theo dõi sản phẩm từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành (nhập kho hay giao thẳng cho khách hàng) Nhà in phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành.

doc57 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in đại học quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà nội.. 2.1.1 Khái quát về Nhà in ĐHQG Hà nội. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn toàn giải phóng, nhiều trường Đaị học được thành lập. Cùng với sự phát triển về số lượng sinh viên, để nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học đòi hỏi các trường Đại học phải có xưởng in. Trong số đó có xưởng in của trường Đại học tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1965 và Xưởng in trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội thành lập năm 1973. Năm 1993 Đại học Quốc gia được thành lập. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, ngày 13/3/1996 Giám đốc Đại học Quốc gia đã ký Quyết định số 160/TCCB thành lập Nhà in thuộc Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở hoạt động có hiệu quả ngày10/3/1999 Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 830/TCCB nâng cấp Nhà in thành đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay Nhà in có hai xưởng: Xưởng in Hàng Chuối và xưởng in Cầu Giấy với 67 cán bộ công nhân viên. Tên gọi chính thức của Nhà in: Nhà in ĐHQG Hà Nội Trụ sở chính: 16 Hàng Chuối- Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Nhà in là: In ấn tài tài liệu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch được giao… Tận dụng nhân lực, trang thiết bị nhàn rỗi phục vụ nhu cầu in ấn của Xã hội, đảm bảo việc làm ổn định tăng thu nhập cho người lao động, từng bước hoàn thành và hoàn thiện cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp để sớm trở thành doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội theo tinh thần Quyết định số 68/98/QĐ-TTG ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà in ĐHQG Hà Nội là một đơn vị độc lập hoạt động theo luật xuất bản, được mở tài khoản riêng ở Ngân hàng và có con dấu riêng.Đồng thời có trách nhiệm thực hiện kế hoạch in do Đại học Quốc gia giao cho và chủ động trong sản xuất kinh doanh phần ngoài kế hoạch theo cơ chế tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đó. Trải qua nhiều lần tách lập, năm 2006 là năm thứ 8 Nhà in hoạt động với tư cách độc lập đã thực hịên các ấn phẩm như: Tạp chí khoa học, bản tin, Sách Giáo trình và chuyên đề, tài liệu tham khảo của các đơn vị trong và ngoài ngành đảm bảo thu nhập thường xuyên cho người lao động. Mặc dù còn nhiều khó khăn song Nhà in đang ngày càng ổn định dần và từng bước hoạt động có hiệu quả hơn. Nhà in là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự trang trải 100% chi phí thường xuyên và được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nguồn vốn của Nhà in từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và từ chênh lệch thu chi lãi Ngân hàng. 2.1.2. Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Nhà in. - Tổ chức sản xuất: Quá trình sản xuất ra sản phẩm in bao gồm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu giấy, cắt giấy, bản thảo, mẫu (maket) chế bản, bình bản in, làm sách sau đó mới thành một sản phẩm in hoàn chỉnh. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ của Nhà in Bản thảo, mẫu maket Nguyên liệu giấy Chế bản Cắt giấy Bình bản, phơi bản In Làm sách Kho sản phẩm Đặc điểm về tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của Nhà in được tổ chức dựa trên sự quản lý của Giám đốc tới các Phòng ban. + Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà in làm việc theo chế độ một thủ trưởng, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc ĐHQG Hà Nội về các mặt công tác của đơn vị mình. + Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc phụ trách phần công việc của Nhà in theo sự phân công của Giám đốc và được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi và quyền hạn được giao. Phó Giám đốc Nhà in ĐHQG Hà nội do Giám đốc ĐHQG Hà nội bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Nhà in. + Phòng kế hoạch –Tổng hợp: Là Phòng thực hiện công việc liên quan đến cơ cấu bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý của Nhà in. Phòng đảm nhận trách nhiệm thường trực tiếp khách, tiếp nhận các hồ sơ nhân sự đến và đi của Nhà in, chuyển giao văn bản, giấy tờ đến các phòng ban được kịp thời và đầy đủ, nhận tài liệu và lập kế hoạch in. + Phòng tài vụ: Phòng có trách nhiệm và chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sau đó trình Giám đốc duyệt, xem xét các hợp đồng và đưa ra định mức các chi phí trong hợp đồng in. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ thu thập các thông tin về nguồn kinh phí đã được cấp, được tài trợ, được hình thành và theo dõi tình hình sử dụng các khoản chi phí, sử dụng các khoản thu phát sinh tại đơn vị. Đồng thời thực hiện kiểm tra kiểm soát tình hình chấp hành dự toán chi tiêu và tình hình chấp hành các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn định mức của nhà nước, tình hình sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị, kiểm tra chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, thanh toán các chế độ tài chính của nhà nước, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý, quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán, tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo qui định, lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính quy định . + Xưởng in Cầu Giấy và xưởng in Hàng Chuối: Đây là hai cơ sở in của Nhà in ĐHQG Hà Nội, đều có quy trình sản xuất giống nhau, tuy nhiên các chứng từ sổ sách ở hai cơ sở đều được chuyển về trụ sở 16- Hàng Chuối để hạch toán. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà in Tổ bình bản Ban Giám đốc Phòng kế hoạch -tổng hợp Xưởng in Hàng Chuối Phòng tài vụ Xưởng in Cầu Giấy Tổ phơi bản Tổ máy Tổ sách Tổ phơi bản Tổ bình bản Tổ máy Tổ sách ưu điểm: Quyền hành và trách nhiệm được phân định rõ ràng, dễ kiểm tra, đưa ra quyết định nhanh chóng. Nhược điểm: Không chuyên môn hoá, công việc quá tải đối với Giám đốc, một khi cơ sở phát triển rộng lớn thì cơ cấu này không còn phù hợp nữa. - Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhà in ĐHQG Hà nội có hai cơ sở ( 16 Hàng Chuối và 144 Xuân Thuỷ- Cầu Giấy hay gọi là cơ sở in Cầu Giấy). Xưởng in tổng hợp và văn phòng được đặt tại tầng 1và tầng 2 nhà số 16 Hàng Chuối. Cơ sở 2 là Xưởng in Cầu Giấy với tổng diện tích khoảng 200 m2, tình hình máy móc thiết bị nay đã cũ, một số máy móc cần phải thay thế. + Nhà xưởng có nguyên giá là 165.450.000đ đã hao mòn rất lớn. + Nhà kho có nguyên giá là 96.750.000đ đã hao mòn là 65.420.000đ, giá trị còn lại là 31.330.000đ + Nhà làm việc có nguyên giá 102.650.000đ đã hao mòn là 60.750.000đ, giá trị còn lại là 41.900.000đ. + Máy móc thiết bị in: Nhà in có tất cả 7 máy in tổng nguyên giá là 450.670.900đ đã hao mòn 170.450.000đ. + Máy cắt: Nhà in có hai máy cắt, một máy hiện đang còn sử dụng tốt, một máy đã hết thời hạn khấu hao. + Một xe TOYOTA nguyên giá 450.620.000đ đã hao mòn là 102.030.000đ giá trị còn lại là 348.590.000đ + Ngoài ra có các máy phơi, máy điều hoà, máy ép sách,… Hiện nay cơ sở vật chất của Nhà in về cơ bản máy móc thiết bị đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đã đảm bảo được sức khoẻ cho người lao động. Tuy nhiên Nhà in cần đầu tư thêm về máy móc thiết bị hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tăng thu nhập cho người lao động. - Đặc điểm về lao động của Nhà in Nhà in là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự trang trải 100% chi phí sản xuất thường xuyên và được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi Nhà in phải có một lực lượng lao động phù hợp chủ yếu là lao động trực tiếp. Trong những năm gần đây Nhà in đã từng bước tinh giảm biên chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh theo hướng tăng lao động trực tiếp, giảm lao động gián tiếp. Mặt khác không ngừng nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ lao động về các mặt. Bảng1: Cơ cấu lao động của Nhà in: Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số lao động 70 100 70 100 67 100 Nam 24 34.3 24 34.3 23 34.32 Nữ 46 65.7 46 65.7 44 65.68 Trên ĐH 1 1.43 1 1.43 1 1.5 Đại học 10 14.3 13 18.6 17 25.4 Trung cấp 12 17.14 12 17.14 14 20.9 PTTH 47 67.13 44 62.83 35 52.2 Số LĐ gián tiếp 16 22.85 14 20 12 18 Số LĐ trực tiếp 54 77.15 56 80 55 82 Qua đây ta thấy rằng phần lớn lao động của Nhà in là lao động trực tiếp có trình độ phổ thông trung học trở lên, trong đó có khoảng 45 người có trình độ thợ từ bậc 4 trở lên. Có thể nói rằng đội ngũ công nhân của Nhà in ĐHQG Hà nội có tay nghề tương đối cao. Đối với người lao động gián tiếp phần lớn có trình độ Đại học. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ lao động trực tiếp ngày càng tăng: từ 77.15% năm 2003 lên 80% năm 2004 và 82% năm 2005. Tỷ lệ lao động gián tiếp giảm từ 22.85% năm 2003 xuống còn 20% năm 2004 và 18% năm 2005. Lao động có chuyên môn ngày càng cao góp phần năng cao hiệu qủa kinh doanh của Nhà in ngày càng tăng. - Về nguyên vật liệu. Nhà in ĐHQG Hà nội thuộc ĐHQGHN nhưng nó là đơn vị sản xuát phục vụ các giáo trình và các tài liệu in ấn cho ĐHQGHN và của xã hội nên nguyên vật liệu của nhà in có những đặc điểm riêng, đó là những hoá chất, các loại giấy, xăng dầu, nên nguyên vật liệu của Nhà in mang tính đa dạng phức tạp. Do đó để tạo ra một sản phẩm cần có nhiều loại nguyên liệu chính sau - Các nguyên liệu chính: + Các loại giấy: Giấy CutXê, giấy Bãi Bằng, giấy Tân Mai.. + Các loại mực: Mực xanh, mực đỏ, mực vàng,mực đỏ cờ… + Các loại kẽm: Kẽm to, kẽm nhỏ, kẽm dày, kẽm mỏng, keo PPC - Các loại nguyên liệu phụ: + Các loại hoá chất: Axêtilen, Axêtôn, cồn, dầu xăng ,Cu2SO4. + Các loại sữa rửa bản, xút, axít, phốt pho, các chất phụ gia, các loại dây buộc… Các loại nguyên liệu phụ trên còn có các loại như: Các loại hoá chất tẩy rửa khác… Bảng 2: Tình hình vật tư qua các năm của Nhà in: Tên vật tư Đơn vị tính 2003 SL thực hiện 2004 SL thực hiện 2005 SL thực hiện 1.Bãi bằng 79 x 109 84 x 120 Ram 2520 2750 2928 Ram 760 780 820 2.Tân Mai 84x120 Ram 1.860 1.900 2.059 3.Can C4 Ram 8 9 10 4. Mực Đỏ Hộp 25 27 30 Đen Hộp 452 460 480 5.BìaViệt Trì Tờ 9.900 10.000 10.800 6.Giấy gói Ram 26 28 30 7. Axít Kg 24 26 32 - Đặc điểm về tài chính. Nhà in là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự trang trải chi phí thường xuyên có nghĩa là Nhà in vừa thực hiện nhiệm vụ in ấn của cấp trên vừa thực hiện sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch nên nguồn vốn của Nhà in được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo nguyên tắc. Nguồn vốn còn do ĐHQGHN cấp và vốn từ bổ sung của Nhà in từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ chênh lệch thu chi, lãi Ngân hàng. Bảng 3: Tình hình vốn kinh doanh của Nhà in: (Đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Vốn SXKD 1.180.000 1.190.000 1.192.000 Vốn cố định 3.685.000 4.100.100 4.120.000 Vốn lưu động 510.000 520.000 540.000 Qua bảng trên ta nhận thấy rằng vốn cố định của Nhà in thường chiếm tỷ lệ cao so với tổng vốn, đây là điểm khác so với Công ty thương mại và dịch vụ vì Nhà in là đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhà in luôn luôn đầu tư vào thiết bị máy móc để đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà Nội trong thời gian gần đây. 2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà in. - Tình hình sản xuất qua các năm. Với những đặc thù về cơ cấu sản xuất, cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, được trình bày ở trên, những năm gần đây Nhà in đã có được kết quả cũng đáng khích lệ trong quá trình kinh doanh. Do có những đổi mới trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức, thay thế thiết bị và phương thức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua trở lại đây tốc độ tăng trưởng của Nhà in không ngừng tăng lên. Bảng 4: Tình hình sản xuất sản phẩm chủ yếu Nội dung ĐVT 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 TH KH TH KH TH Tuyệt đối % Tuyệt đối % Máy GT0 Tờ 62.214..221 69.000.000 69.120.000 78.000.000 78.727.680 6.905.779 11,1 9.607.680 13,9 Máy 314 Tờ 83.327.305 90.000.000 92.160.000 102.000.000 102.942.720 8.832.695 10,6 10.782.720 11,7 Máy S26 Tờ 64.746.044 77.000.000 77.760.000 92.000.000 92.145.600 13.013.956 20,1 14.385.600 18,5 Qua bảng số liệu trên ta thấy Nhà in đều hoàn thành và hoàn thành vuợt mức kế hoạch (năm 2003 -2005). Điều này chứng tỏ sản lượng sản phẩm của Nhà in không ngừng tăng ,giá trị tổng sản lượng tăng cao đều đặn trong 3 năm (2003 –2005). Năm 2004: Tổng số sản lượng của máy GTO là 69.120.000 tờ tăng 6.905.779 tờ tương đương 11,1%. Tổng số sản lượng máy 314 làm ra là 92.160.000 tờ, tăng 10,6% với mức tăng tuyệt đối là 8.832.695tờ so với năm 2003. Năm 2005:Tổng sản lượng của máy GTO tăng 13,9% với mức tăng tuyệt đối là 9.607.680 tờ, tổng sản lượng của máy314 tăng 11,1% với mức tăng tuyệt đối là10.782.720 tờ so với năm 2004. Tổng sản lượng sản phẩm máy S26 làm ra là 77.760.000tờ năm 2004 tăng 20,1% với mức tăng tuyệt đối là 13.013.956 tờ so với năm 2003. So sánh năm 2005 so với năm 2004 thì sản lượng tăng tuyệt đối là 14.385.600 tờ tương đương 18,5%. Nói chung ta thấy được sản lượng của Nhà in và giá trị tổng sản lượng không ngừng tăng lên qua các năm. Đăy là biểu hiện tốt phản ánh khă năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Nhà in. Doanh thu và lợi nhuận là yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều đưa lên hàng đầu. Nếu doanh thu càng cao chi phí càng giảm thì lợi nhuận sẽ càng cao. Do đặc điểm của Nhà in là đơn vị sản xuất kinh doanh nên hoạt động sản xuất sản phẩm của Nhà in chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu và lợi nhuận. Bảng 5: Tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 2003 2004 2005 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 4.718.000 4.321.000 4.966.000 -397.000 -10 645.000 15 Lợi nhuận 72.000 61.200 96.100 -10.800 -15 34.900 57 Chi phí 4.515.000 4.132.800 4.729.000 -382.200 -10 596..200 14 Như vậy qua bảng trên ta thấy. +Tổng doanh thu của Nhà in năm 2004 giảm 397.000 nghìn đồng, giảm 10% so với năm 2003. Nhưng năm 2005 tổng doanh thu lại tăng lên 645.000 ngàn đồng tương đương với mức tăng 15% so với năm 2004. + Doanh thu năm 2004 giảm là do Nhà in đầu tư máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, còn năm 2005 tăng là do lúc này máy móc thiết bị đưa vào sản xuất đã có hiệu quả làm việc hết công suất. + Lợi nhuận của Nhà in năm 2004 giảm 15% với mức giảm tuyệt đối là 108.000 ngàn đồng so với năm 2005, việc này là do doanh thu giảm. Nhưng lợi nhuận năm 2005 lại tăng so với năm 2004 với mức tăng là 57% với mức tuyệt đối là 349.000 ngàn đồng. Việc tăng này là do doanh thu của Nhà in tăng, do đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất đã làm hết công suất. + Chi phí năm 2004 giảm 10% mức giảm tuyệt đối là 382.220 ngàn đồng so với năm 2003 việc giảm chi phí của năm 2004 cũng là do doanh thu giảm nhưng cũng làm giảm lợi nhuận. + Chi phí năm 2005 tăng 14% mức tăng tuyệt đối là 592.000 nghìn đồng, so với năm 2004 việc tăng chi phí của năm 2005 giúp cho doanh thu và lợi nhuận của Nhà in tăng. 2.2.2 Hiệu quả kinh doanh của Nhà in 2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả của từng yếu tố Để thấy rõ được hịệu quả kinh doanh của Nhà in ta xem xét từng yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. + Hiệu quả sử dụng lao động: Bảng 6 : Hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 1000đ 4.718.000 4.321.000 4.966.000 Lợi nhuận 1000đ 72.000 61.200 96.100 Lđộng bình quân người 70 70 67 Mức NSLĐ bình quân 1000đ/n 57.601 63257 74.756 5656 9,8 11.489 18 Mức d thu bình quân một LĐ 1000đ/n 67.400 61.730 74.120 5670 9 12.390 20 Mức lợi nhuận bình quân một LĐ 1000đ/n 1028,5 874,3 1434 154,2 15 559,7 64 - Từ kết quả bảng trên ta thấy được năng suất lao động bình quân của năm 2004 và năm 2005 đều tăng hơn năm 2003, cụ thể là năm 2004 tăng 9,8% tương đương với mức tăng tuyệt đối là 5.656 ngàn đồng. Năm 2005 tăng với mức tuyệt đối là 11.489 ngàn đồng, tương đuơng tăng 18%. - Doanh thu bình quân một lao động năm 2004 giảm 9% với mức giảm tuyệt đối 5.670 ngàn đồng so với năm 2003. Nhưng năm 2005 lại tăng so với năm 2004, mức tăng tuyệt đối là 12390 ngàn đồng tương đương với mức tăng 20%. Nguyên nhân là do năm 2003 Nhà in đã đưa vào sản xuất với công nghệ và thiết bị mới đã phát huy được công suất. + Lợi nhuận bình quân một lao động: Năm 2004 giảm 15% với mức giảm tuyệt đối là 154,2 ngàn đồng so với năm 2003, năm 2005 tăng với mức tuyệt đối là 64% cụ thể với mức tuyệt đối là 559,7 ngàn đồng. Nguyên nhân là do doanh thu bình quân mỗi lao động tăng. - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà in vẫn tận dụng được những hoạt động gián tiếp để đáp ứng sản xuất trực tiếp và có khi nhu cầu thị trường tăng Nhà in phải thuê thêm lao động ở ngoài có lúc lên tới 72-74 người lao động + Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng7 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Tuyệt đối % Tuyệt đối % D thu 1000đ 4.718.000 4..321.000 4..966.000 Lợi nhuận 1000đ 72.000 61..200 96.100 Vốn cố định 1000đ 3.685.000 4.100.100 4.120.000 Sức sinh lời của vốn cố định 0,02 0,015 0,023 -0,005 -2,5 0,008 53 Sức sản xuất của vốn cố định 1,3 1,054 1,2 0,25 -29 0,15 14 Sức hao phí của vốn cố định 0,78 0,95 0,83 -0,17 22 -0,12 -23 Như vậy qua các chỉ tiêu được tính ở trên ta thấy rằng việc sử dụng vốn cố định của Nhà in có hiệu quả. Cụ thể là năm 2005 là năm mà Nhà in sử dụng có hiệu quả cao nhất vốn cố định, cụ thể: - Cứ 1000đ vốn cố định đạt được 0,02 ngàn đồng lợi nhuận năm 2003. Năm 2004 là 0,015 ngàn đồng, giảm 25% so với năm 2003, với mức giảm tuyệt đối là 0,005 ngàn đồng so với năm 2003. Năm 2005 là 0,023 ngàn đồng tăng 53% với mức tăng tuyệt đối là 0,008 ngàn đồng so với năm 2004. - Cứ 1000đ vốn cố định sản sinh ra được 1,3 ngàn đồng doanh thu năm 2003 và năm 2004 là 1,054 ngàn đồng doanh thu giảm 29% với mức giảm tuyệt đối là 0,25 ngàn đồng so với năm 2003 và năm 2005 mức sản xuất của vốn cố định là 1,2 ngàn đồng tăng 14% so với mức tăng tuyệt đối là 0,15 ngàn đồng so với năm 2004. + Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà in Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 1000đ 4.718.000 4.321.000 4.966.000 D thu thuần 1000đ 4.622.785 4.215.290 4.854.012 -407495 -10 638.722 15 Lợi nhuận 1000đ 72.000 61.200 96.100 Vốn lưu động 1000đ 510.000 520.000 540.000 Sức sản xuất của vốn lưu động 9,25 8,31 9,2 -0,94 -20 0,89 10 Sức sinh lợi của vốn lưu động 0,14 0,12 0,18 -0,02 24 0,06 50 Số vòng quay của vốn lưu động vòng 9,25 8,31 9,2 -0,94 -20 0,89 10 Số ngày luân chuyển 1 vòng quay ngày 40 44 40 4 40 -4 -10 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 0,11 0,12 0,11 0,01 10 -0,01 10 Qua bảng này ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà in tương đối cao đặc biệt năm 2004, cụ thể: - Sức sản xuất của vốn lưu động: Năm 2004 giảm hơn năm 2003 tức là cứ 1000đ vốn lưu động sản sinh ra 9,25 ngàn đồng doanh thu năm 2003, năm 2004 là 8,31 ngàn đồng, giảm 20% với mức giảm tuyệt đối là 0,94 ngàn đồng so với năm 2003 và năm 2005 là 9,2 ngàn đồng tăng so với năm 2004 với mức tăng là 10% tuyệt đối là 0,89 ngàn đồng. - Sức sinh lời của vốn lưu động: + Cứ 1000đ vốn lưu động đạt được 0,14 ngàn đồng lợi nhuận năm 2003, năm 2004 là 0,12 ngàn đồng, giảm 24% với mức giảm tuyệt đối là 0,02 ngàn đồng so với năm 2003 và năm 2005 là 0,18 ngàn đồng tăng 0,06 ngàn đồng tức là 50% so với năm 2004. - Số ngày luân chuyển 1 vòng quay của vốn lưu động Năm 2003 là 40 ngày, năm 2004 là 44 ngày, tăng so với năm 2003 là 4 ngày và năm 2005 là 40 ngày, giảm so với năm 2004 là 4 ngày. - Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. Cứ 1000đ doanh thu thuần thì trong đó 0,11 ngàn đồng vốn lưu động năm 2003, năm 2004 là 0,12 ngàn đồng, tăng 10% so với mức tăng tuyệt đối là 0,01 ngàn đồng. So với năm 2003 và năm 2005 là 0,11 ngàn đồng, giảm 10% với mức giảm tuyệt đối 0,01 ngàn đồng so với năm 2004. Như vậy, qua bảng phân tích các yếu tố như: Hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của Nhà in ta thấy tình hình kinh doanh của Nhà in trong 3 năm (2003-2005) có nhiều biến động. Năm 2004 so với năm 2003, tất cả các chỉ tiêu, yếu tố trên đều giảm là một phần do tình hình kinh tế của đất nước cũng như các vật liệu giá cả đều tăng lên và do chính sách tiền lương tăng lên. Nhưng năm 2004 hiệu quả kinh doanh của Nhà in không cao. Sang năm 2005 so với năm 2004 tất cả chỉ tiêu, yếu tố đều tăng, hiệu quả kinh doanh cũng tăng nhưng lãi cũng không nhiều. Hiệu quả kinh tế tổng hợp Bảng 9: Tình hình doanh thu , lợi nhuận và chi phí Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Dthu 1000đ 4.718.000 4.321.000 4.966.000 -397.000 10 645..000 15 D thu thuần 1000đ 4.622.785 4.215.290 4.854.012 -407495 -10 638.722 15 Lợi nhuận 1000đ 72.000 61.200 96.100 -10.800 -15 34.900 57 Lợi nhuận ròng 1000đ 67.012 56890 88.942 -10.122 -16 32.052 56 Chi phí 1000đ 4.515.000 4.132.800 4.729.000 -382.200 -10 596..200 14 Mức doanh thu trên vốn sản = 4.622.785 = 3,9 xuất kinh doanh năm 2003 1.180.000 Mức doanh thu trên vốn sản = 4.215.290 = 3,5 xuất kinh doanh năm 2004 1.190.000 Mức doanh thu trên vốn sản = 4.854.012 = 4 xuất kinh doanh năm 2005 1.192.000 Mức doanh lợi của vốn sản = 72.000 x 100 = 6,1 (%) xuất kinh doanh năm 2003 1.180.000 Mức doanh lợi của vốn sản = 61.200 x 100 = 5,1(%) xuất kinh doanh năm 2004 1.190.000 Mức doanh lợi của vốn sản = 96.100 x 100 = 8(%) xuất kinh doanh năm 2005 1.192.000 Tỷ lệ lợi nhuận trên = 72.000 = 0,015 doanh thu năm 2003 4.622.785 Tỷ lệ lợi nhuận trên = 61.200 = 0,014 doanh thu năm 2004 4.215.290 Tỷ lệ lợi nhuận trên = 96.100 = 0,019 doanh thu năm 2005 4.854.012 Mức doanh thu trên = 4.622.785 = 1,024 chi phí năm 2003 4.515.000 Mức doanh thu trên = 4.215.290 = 1,02 chi phí năm 2004 4.132.800 Mức doanh thu trên = 4.854.012 = 1,03 chi phí năm 2005 4.729.000 Mức lợi nhuận trên = 72.000 = 0,016 chi phí năm 2003 4.515.000 Mức lợi nhuận trên = 61.200 = 0,015 chi phí năm 2004 4.132.800 Mức lợi nhuận trên = 96.100 = 0,02 chi phí năm 2005 4.729.000 Bảng10 : Hiệu quả kinh tế tổng hợp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Tuyệt đối % Tuyệt đối % D thu thuần 1000đ 4.622.785 4.215.290 4.854.012 -407.495 -10 638722 15 Lợi nhuận 1000đ 72.000 61.200 96.100 -10.800 -15 34.900 57 Vốn SXKD bình quân 1000đ 1.180.000 1.190.000 1.192.000 10.000 0,8 2.000 0,2 Chi phí 1000đ 4.515.000 4.132.800 4.279.000 -382..200 -10 596.200 14 Mức dthu trên vốn SXKD 3,9 3,5 4 -0,4 -10 0,5 14 Mức doanh lợi của vốn SXKD 6,1 5,1 8 -1 -16 2,9 56 Tỷ lệ lợi nhuận/DThu 0,015 0,014 0,019 -0,001 -10 0,005 36 Mức dthu/ chi phí 1,024 1,02 1,03 -0,004 -1 0,01 0,9 Mức lợi nhuận/chi phí 0,016 0,015 0,02 -0,001 -7 0,005 33 Biểu đồ tình hình kinh doanh . Như vậy qua các chỉ tiêu tính được ở trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Nhà in trong 3 năm qua tương đối thấp, cụ thể là cứ 1000đ doanh thu chỉ đạt được lợi nhuận 0,015 đồng năm 2003, năm 2004 là 0,014 nghìn đồng và năm 2005 lại tăng lên 0,019 nghìn đồng. Cứ 1000đ chi phí mới tạo ra 0,016 nghìn đồng lợi nhuận năm 2003 và năm 2004 là 0,015 nghìn đồng lợi nhuận, năm 2005 là 0,02 nghìn đồng. 2.2.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của Nhà in. Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Nhà in chúng ta không chỉ phân tích hiệu qủa kinh tế mà còn phải xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của Nhà in, từ đó mới đánh giá một cách toàn diện về quá trình kinh doanh của Nhà in trong những năm vừa qua (2003-2005) Nhà in ĐHQG Hà Nội là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tự trang trải 100% chi phí thường xuyên và được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và của Ngành in nói chung. Với sản phẩm in ấn cao cấp như in tờ rơi, tờ quảng cáo, in tạp chí,…Nhà in làm ăn có hiệu quả góp phần nâng cao mức sồng của người lao động, từ đó gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người, đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: ở nước ta hiện nay nạn thất nghiệp còn rất phổ biến. Để tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phù hợp. Nhà in không ngừng mở rộng quy mô sản xuất đưa ra các biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó hàng năm Nhà in giải quyết công ăn việc làm cho hơn 60 người lao động, với mức lương ngày càng được nâng lên. Đây cũng là mức lương cao trong số những doanh nghiệp nhà nước, ngang bằng, thậm chí còn cao hơn một số Nhà in khác. Ngoài việc tạo ra công ăn việc làm cho công nhân viên Nhà in, Nhà in cũng gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động bên ngoài từ đó góp phần giảm thất nghiệp cho xã hội. - Đóng góp cho nguồn ngân sách. Nhà in tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước dưới các hình thức là các loại thuế mức. Mức đóng góp của Nhà in ngày càng tăng: năm 2003 là 230.234 ngàn đồng, năm 2004 là 266.000 ngàn đồng, năm 2005 là 328.700 ngàn đồng. Vì hiệu quả kinh doanh của Nhà in ngày càng tăng, điều đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng những khoản này cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất. Bảng 11: Hiệu quả kinh tế xã hội Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nộp ngân sách 1000đ 230.234 266.000 328.700 Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển, hiện nay trong nước ta xuất hiện nhiều nhà xuất bản, cả nước ta có hàng chục nhà xuất bản lớn và biết bao nhiêu nhà xuất bản các trường mới thành lập, các ngành công nghiệp của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là một thị trường lớn để Nhà in cần khai thác và kinh doanh. Nhà in phát triển đem lại hiệu quả ích lợi xã hội như đáp ứng nhu cầu in ấn các sản phẩm của khách hàng và thị trường, mang lại sự phát triển cho các ngành khác có liên quan như : Giấy, điện, cơ khí, hoá chất, quảng cáo,… Vì vậy nếu việc sản xuất kinh doanh của Nhà in ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan khác. Ngoài việc in ấn các loại: Sách báo, tạp chí, nhãn mác, nhà in còn in ấn các loại giấy tờ quảng cáo, các biểu mẫu, làm bìa cứng và các loại sản phẩm này đã từng mang sang các nước Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… các loại sản phẩm này được các nhà khoa học đã đánh giá rất cao các cuốn sách của Nhà in . Trong chiến lược phát triển kinh doanh của Nhà in, việc đa dạng hoá sản phẩm là không thể thiếu được. Điều này nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra cho Nhà in, cũng như các ngành có liên quan. 2.2.3. Những nhân tố hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà in Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh doanh của Nhà in trong 3 năm qua (2003-2005) chúng ta thấy rằng thực tế hoạt động kinh doanh của Nhà in đã và đang gặp phải một số khó khăn, làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của Nhà in. * Vấn đề thị trường: Nhà in là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập sớm hơn các Nhà in thuôc các trường Đại học khác nhưng vẫn đang phải cạnh tranh gay gắt với các Nhà in khác và các cơ sở in tư nhân thành lập nhiều như hiện nay. Trong những năm gần đây Nhà in ĐHQG Hà Nội mới chỉ chú trọng đến in ấn các tài liệu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội giao. Tuy nhiên khối lượng tài liệu về in ấn của các khoa, các Trung tâm, các Viện trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chưa được Nhà in khai thác hết. Ngoài ra Nhà in cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu in ấn của một số khách hàng quen thuộc chứ chưa có được những định hướng phát triển cụ thể cho thị trường và các sản phẩm in ấn phục vụ nhu cầu của xã hội. Việc nghiên cứu thị trường vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là vấn đề tìm kiếm thị trường vẫn còn xem nhẹ. Việc dự báo thị trường của Nhà in chủ yếu vẫn dựa vào kế hoạch ,nhiệm vụ của cấp trên giao. Đây là những vấn đề về thị trường mà Nhà in cần nghiên cứu để khắc phục. * Vấn đề về tài chính: Hiện nay, Nhà in hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả song thời gian gần đây Nhà in ĐHQG Hà Nội còn gặp phải những khó khăn nhất định về tài chính ,đặc biệt là các khoản nợ phải trả. Để quá trình sản xuất được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất là rất quan trọng. Chính vì vậy Nhà in đang rất cần các khoản tài chính để mua nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo sự ổn định sản xuất,…… Bảng12: Chi tiết các khoản phải trả của Nhà in năm 2005. Đơn vị tính: Đồng Nội dung Số tiền - Phải trả người bán 420.000.000 - Người mua phải trả 530.000.000 -Phải trả các đơn vị nội bộ 58.000.000 Qua bảng trên ta thấy số vốn mà khách hàng nợ của Nhà in là rất lớn , Nhà in cần phải thu về để trả cho người bán nguyên vật liệu. * Vấn đề quản lý giá thành các sấn phẩm: Nhà in chủ yếu tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng ký kết với khách. Do đó mỗi khi tìm được khách hàng, dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật in, đóng sách, về số lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành sản phẩm, phòng kế hoạch tính toán sơ bộ các chi phí về giấy, mực,công in,… và thêm một khoản % để bù đắp các chi phí khác như hao hụt, chi phí quản lý, từ đó hình thành giá của hợp đồng. Việc sản xuất chỉ được tiến hành khi hai bên có sự thoả thuận thống nhất về các mặt. Do đó công tác quản lý tính giá thành đóng một vai trò quan trọng nhằm xem xét, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà in. Đối tượng tính giá thành của Nhà in là toàn bộ các đơn đặt hàng được hoàn thành trong tháng. Trong khi đó số lượng đơn đặt hàng mỗi tháng thường khá nhiều nên việc tính giá thành cho toàn bộ các đơn đặt hàng không cho chúng ta thấy được đơn đặt hàng nào được sản xuất hợp lý, tiết kiệm, còn đơn hàng nào gây lãng phí kém hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là do giá thành của các đơn hàng đã bù trừ cho nhau, và như thế vai trò to lớn của giá thành sản phẩm đã giảm đi rất nhiều. Với đối tượng tính giá thành như hịên nay Nhà in chỉ có thể so sánh được hiệu quả của các tổng đơn đặt hàng, còn về chi tiết thì không thể theo dõi được, do đó hiệu quả quản lý chi phí giá thành không được phát huy. Vì vậy Nhà in cần áp dụng một phương pháp tính giá thành hợp lý hơn. * Vấn đề máy móc thiết bị và công nghệ. Nhân tố máy móc thiết bị và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Nhà in. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chương 3: một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà Nội 3.1. Định hướng phát triển của Nhà in ĐHQG Hà Nội. Thời gian gần đây Nhà in đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, việc đầu tư vào sản xuất đã đạt được kết quả tốt, việc xây dựng và bố trí lại nhà xưởng, lắp đặt máy điều hoà cho các phòng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được năng cao. Tất cả những kết quả đó tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài, coi những gì đã đạt được là bước khởi đầu thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học công nghệ trong tương lai Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có thêm nhiều trường Đại học thành viên, nhiều khoa trực thuộc, các Trung tâm nghiên cứu,… Số lượng sinh viên Đại học chính qui tăng lên, hệ sau Đại học sẽ tăng qui mô đào tạo. Ngoài những ngành học, môn học hiện nay, sẽ bổ sung thêm những ngành học mới, môn học mới. Số lượng giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo cần in rất lớn. Nhiệm vụ in của Nhà in là rất nặng nề. Nhà in ĐHQG Hà Nội cần phát huy những tiềm năng sẵn có, xây dựng đơn vị thành cơ sở in có trang thiết bị hiện đại, ấn phẩm đạt chất lượng cao, hoạt động sản xuất có hiệu quả phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường thành viên, các khoa, các đơn vị trực thuộc và của xã hội. Mục tiêu cho những năm 2006 -2008 được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển của Nhà in: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, đảm bảo phát huy hiệu qủa nguồn nhân lực, nguồn vốn, trang thiết bị, phấn đáu đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện bốn chương trình lớn là: + Chương trình đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho công nhân. + Chương trình nâng cấp trang thiết bị đặc biệt là khâu sau in. + Chương trình tìm kiếm việc làm. + Chương trình hoàn thiện cơ chế tự hạch toán. Từ những chương trình đã đặt ra ở trên Nhà in phấn đấu doanh thu đạt 5 – 5,5 tỷ đồng/ năm, bổ sung vốn nâng cấp trang thiết bị 500 triệu đồng, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên đồng thời tích luỹ, tự đổi mới nâng cấp trang thiết bị. 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà Nội. Để thực hiện được những phương hướng và mục tiêu đã đề ra trong những năm tới, đòi hỏi Nhà in phải từng bước đổi mới và hoàn thiện các mặt còn hạn chế của mình. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà in: 3.2.1 Mở rộng thị trường: Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển Nhà in cần coi trọng vấn đề nghiên cứu khai thác thị trường. Trước hết phải giữ vững thị trường có sẵn bao gồm các đối tượng phục vụ của Nhà in như các trường Đại học, các khoa, các Phòng ban trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay ngoài nhiệm vụ in ấn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội Nhà in còn khai thác thị trường bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Với mỗi thị trường cần có chính sách giá cả sao cho phù hợp để thu hút khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường còn nhằm tìm ra nhà cung cấp các yếu tố đầu vào tốt nhất, từ đó tạo dựng mối quan hệ mật thiết để đem lại sự ổn định cho khâu sản xuất. Nội dung của việc nghiên cứu thị trường bao gồm: -Nghiên cứu nhu cầu: thị trường cần những loại ấn phẩm nào? số lượng bao nhiêu? chất lượng như thế nào? - Nghiên cứu chiến lược đưa ấn phẩm ra thị trường: Nhằm để khi đưa ấn phẩm ra thị trường được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhiều nhất, chi phí thấp nhất. Từ đó xem xét tìm ra các thị trường tiềm năng. - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Xem xét khả năng cung cấp của các đơn vị khác, lợi thế của họ để các biện pháp đối phó thích hợp. Muốn áp dụng biện pháp này cần xem xét điều kiện để thực hiên: Hiện nay kế họach sản xuất kinh doanh của Nhà in chủ yếu vẫn dựa vào kế hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội giao đặc biệt là dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của những năm trước và ý kiến chủ quan của lãnh đạo Nhà in về biến động của nhu cầu thị trường. Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi Nhà in phải tiến hành thầnh lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường bao gồm những cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiên cứu thị trường, giá cả,…. được đầu tư thích đáng, việc dự báo của họ không bị ý kiến chủ quan của một người nào của Nhà in. Nhưng chi phí cho bộ phận này phải được tính toán kỹ lưỡng cẩn then, tránh lãng phí. Tất cả các bộ phận khác của Nhà in đều có trách nhiệm trợ giúp cho bộ phận nghiên cứu thị trường hoàn thành nhiệm vụ. 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất, được xếp lên trên yếu tố giá cả, nó quyết định tới khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Do đó muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo đà cho sự phát triển lâu dài bền vững của doanh nghiệp. Đi đôi với việc tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng, tăng tính hiệu quả của quá trình kinh doanh, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng xã hội và người lao động. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân mà xét thì tăng chất lượng sản phẩm cũng như là tăng năng xuất lao động xã hội. Chất lượng sản phẩm tăng dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế – xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là năng suất lao động xã hội, là cơ sở quan trọng nâng khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của đất nước. Chất lượng sản phẩm in được đánh giá bởi các chỉ tiêu: Đối với sản phẩm in màu: Đúng màu, chồng khít màu, đúng maket, đúng số lượng, hình thức đẹp. Đối với sản phẩm sách: đúng kích thước, hình thức đẹp, bìa vào vuông, đúng trang. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần áp dụng các biện pháp sau đây: Thứ nhất: Đầu tư máy móc thiêt bị, hạn chế tính không đồng bộ của máy móc thiết bị. Nhà in đã nhiều lần nhập máy móc,thiết bị công nghệ của Nhật, Đức… đến nay máy móc đã cũ .Vì vậy, muốn sản xuất ra sản phẩm thì phải có đầy đủ máy móc thiết bị công nghệ, con người. Nhưng với thực trạng hiện nay của Nhà in những ấn phẩm làm ra chưa được đẹp, chưa đúng tiêu chuẩn. Đầu tư máy móc thiết bị hạn chế tính không đồng bộ của máy móc thiết bị, tăng công suất hoạt động của máy móc thiết bị, tăng năng suất của người lao động đồng thời hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Từ đó năng cao được chất lượng các ấn phẩm, khi chất lượng ấn phẩm tăng lên thì số phế phẩm sẽ được hạn chế. Nhà in cần đầu tư máy móc trang thiết bị khâu sau in như máy gấp, máy vào bìa,… Thứ hai: Nâng cao hoạt động quản lý chất lượng ấn phẩm đặc biệt là hình thành nhóm chất lượng. - Xuất phát từ những thành công trong quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhật Bản là “ Hoạt động của nhóm chất lượng”. Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ các công nhân của cùng một xưởng hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện giúp nhau cùng phát triển hướng về mục tiêu hoàn thiện cải tiến chất lượng. Việc hình thành nhóm chất lượng ở Nhà in là cần thiết với ấn phẩm đòi hỏi tính bền đẹp trong khâu làm sách. Nó đòi hỏi sự phối hợp cộng tác của mọi người trong và giữa các giai đoạn công nghệ với nhau. Thực hiện nhóm chất lượng Nhà in sẽ phát huy triệt để yếu tố con người trong và giũa các giai đoạn công nghệ với nhau. Thực hiện nhóm chất lượng Nhà in sẽ phát huy triệt để yếu tố con người đúng như quan điểm quản trị chất lượng tổng hợp “ Con người ở giữa vị trí trung tâm”. Để hình thành nhóm chất lượng, Nhà in cần tiến hành qua 2 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Giáo dục qui trình công nghệ, hiểu biết về chất lượng. Giới thiệu về qui trình công nghệ sản xuất ấn phẩm, nêu tính phức tạp của qui trình, bắt đầu và kết thúc như thế nào?Yêu cầu của mỗi giai đoạn công nghệ đó và mối quan hệ tác động giữa qui trình trước và sau như thế nào?ảnh hưởng của họ tới chất lượng ấn phẩm như thế nào? Cụ thể là giai đoạn qui trình công nghệ sau đó. Khẳng định sự thành công của Nhà in là sự đóng góp của mọi người trong việc đưa chất lượng đi lên. Giới thiệu về công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng, chỉ ra phế phẩm thường gặp và tự cho công nhân điền vào nguyên nhân. Quá trình giáo dục phải tiến hành liên tục, tạo điều kiện cho hoạt động cải tiến chất lượng mà còn có tác dụng cho hoạt động quản lý chất lượng nói chung. Giai đoạn 2: Muốn cho công nhân chú tâm vào quá trình sản xuất cao hơn nữa, họ cố gắng tìm tòi khắc phục nguyên nhân thì Nhà in cần phải tạo điều kiện cho họ: +Tổ chức đào tạo củng cố tay nghề +Tạo ra nơi làm việc thuận lợi, cải tạo nơi làm việc ở khâu in, giảm nóng, bụi, mùi xăng dầu, hạn chế sự tiếp xúc với hoá chất,…. + Cung cấp thông tin về tình hình chất lượng, hàng tuần có tổng kết về tỷ lệ phế phẩm, thông báo về chi phí chất lượng. Từ đó giúp họ thấy rõ tỷ lệ phế phẩm tập trung ở khâu nào, chi phí chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến giá thành, lợi nhuận. Từ đó tìm nguyên nhân bất hợp lý do công nghệ, con người trong và giữa các giai đoạn công nghệ, hạn chế phế phẩm, nâng cao tỷ lệ chính phẩm. 3.2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm Với đặc thù sản xuất và tiêu thụ riêng của ngành Nhà in nên xác định lại đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thiện. Việc lựa chọn đối tượng tính giá thành mới này thực ra cũng rất thuận lợi cho Nhà in vì hiện nay Nhà in đã xây dựng được hệ thống định mức về nguyên vật liệu chính ( giấy), hệ thống đơn giá tiền lương công nhân sản xuất. Trong thực tế mỗi đơn đặt hàng mà Nhà in nhận được có thể chỉ là một đầu sách nào đó, nhưng cũng có khi lại bao gồm nhiều đầu sách khác nhau. Do đó, nếu đơn đặt hàng chỉ có một loại ấn phẩm thì tiến hành tính giá thành cho chính loại sản phẩm đó và đồng thời cũng là giá thành của đơn đặt hàng. Còn nếu đơn đặt hàng gồm nhiều loại ấn phẩm khác nhau thì tính giá thành cho từng loại ấn phẩm rồi tổng hợp lại sẽ được giá thành của đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng sẽ giúp cho kế toán tính giá thành chính xác và nhanh chóng làm cơ sở tính giá cho các sản phẩm tương tự khi tiến hành các giai đoạn sản xuất tiếp theo. Trong quá trình tính giá thành, mỗi đơn đặt hàng kế toán phải mở một bảng kê chi phí cho từng đầu sách. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn những chi phí liên quan đến nhiều đỗi tượng khác nhau thì được phân bổ theo các tiêu chuẩn thích hợp. Bảng kê chi phí theo dõi sản phẩm từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành (nhập kho hay giao thẳng cho khách hàng) Nhà in phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào bảng kê chi tiết tổng hợp chi phí sản xuất từng ấn phẩm để ghi vào bảng tính giá thành theo các đơn đặt hàng. Cuối tháng, đối với các đơn đặt hàng đã hoàn thành kế hoạch Nhà in cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành để xác định giá thành của đơn đặt hàng đó. Còn các đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì các chi phí đã tập hợp được sẽ là chi phí sản xuất dở dang. - Nhà in ĐHQG Hà Nội nên có thống kê về chi phí cho mỗi đơn đặt hàng để theo dõi và so sánh giữa chi phí định mức và chi phí thực tế để biết được đơn đặt hàng nào sản xuất có hiệu quả tiết kiệm và đơn đặt hàng nào sản xuất không hiệu quả, gây lãng phí để từ đó đưa biện pháp quản lý thích hợp. 3.2.4. Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn Trong các hoạt động kinh tế - xã hội các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đều phải quan tâm tới vấn đề dự trữ nguồn lực sao cho chi phí dự trữ ít tốn kém nhất, điều đó khắc phục được tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ. Nguyên nhân của việc dự trữ là do thay đổi của nhu cầu, sự biến đổi của giá cả trên thị trường. Việc xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cũng là vấn đề không chỉ riêng Nhà in quan tâm mà còn doanh nghiệp khác, tổ chức kinh tế khác cũng hết sức quan tâm. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà in đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu khác nhau, có loại nguyên vật liệu mua từ nước ngoài, có loại được cung cấp ngay trong nước. Do đó mỗi loại nguyên vật liệu thì có thời gian dự trữ khác nhau: Đối với loại nguyên vật liệu không phải mua từ nước ngoài thì có thời gian dự trữ ngắn khoảng từ 1-2 tuần. Việc xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ đòi hỏi phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, tình hình biến động về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, chất lượng của nguyên vật liệu. Dự trữ đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi chất lượng chi phí nhỏ nhất. Điều đó sẽ giúp cho Nhà in hạn chế được sự ứ đọng vốn, giảm chi phí vốn, chi phí trong khâu dự trữ nguyên vật liệu, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in. Việc xác định nguyên vật liệu dự trữ chủ yếu căn cứ vào nhu cầu của Nhà in. Điều này có lợi cho Nhà in trong việc đáp ứng nhu cầu thường xuyên, nhưng không xác định được mức chi phí cho mỗi lần dự trữ. Việc dự trữ đều theo nhận định chủ quan của một nhóm người mà không căn cứ vào lượng dự trữ tối ưu, với chi phí nhỏ nhất. Do đó để xác định được lượng nguyên vật liệu hợp lý, Nhà in phải tiến hành các vấn đề sau: Việc dự trữ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, điều này đòi hỏi Nhà in phải xác định đúng, sát với thực tế mà Nhà in cần. Để thực hiện được Nhà in phải tiến hành lập một người chuyên trách về việc xác định nhu cầu, tiến hành đào tạo họ. Phải xác định được thời gian đặt mua nguyên vật liệu chu kỳ dự trữ, khối lượng nguyên vật liệu một lần đặt mua. Xác định được chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng, chi phí dự trữ, chi phí do không đảm bảo nhu cầu, chi phí do thừa nguyên vật liệu. Từ các vấn đề này Nhà in tiến hành xác định lượng nguyên vật liệu tối ưu, với chi phí nhỏ nhất, thông qua các mô hình dự trữ. Tuỳ theo nguyên vật liệu ta có thể áp dụng các mô hình khác nhau như: mô hình dự trữ bổ sung tức thời (mô hình Wilson). Mô hình có giá nguyên vật liệu thay đổi theo khối lượng nguyên vật liệu đặt mua, mô hình dự trữ có bảo hiểm… Với việc áp dụng các mô hình dự trữ vào việc xác định nguyên vật liệu hợp lý sẽ đem lại cho Nhà in nhiều thuận lợi với chi phí nhỏ nhất, tiết kiệm nguồn vốn lưu động, hạn chế sự lưu kho, đẩy nhanh sự luân chuyển của vốn. Từ đó đẩy nhanh vòng quay của vốn góp phần quan trọng vài việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2.5. Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đến hiệu quả việc sử dụng vốn. Vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong vốn lưu động (khoảng từ 40%- 60%). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành (thường chiếm tỷ trọng từ 60% -80%). Nguyên vật liệu không ngừng giữ vai trò trong quá trình sản xuất, nó còn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp. Do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ là biện pháp hạ giá thành một cách tốt nhất. Hiện nay Nhà in nói riêng, các doanh nghiệp nói chung đều hết sức quan tâm chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu. Đối với Nhà in: Do tình trạng máy móc thiết bị không đồng bộ, còn máy móc thiết bị đã cũ,công nghệ sản xuất so với các Nhà in khác là hiện đại nhưng so với các Công ty trong Ngành in thì còn lạc hậu. Việc quản lý nguyên vật liệu cũng chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, nhiều khi còn lỏng lẻo. Đặc biệt là việc đưa ra việc định mức nguyên vật liệu tiêu dùng chưa sát chưa hợp lý và thiếu khoa học. Hiện nay việc sử dụng nguyên vật liệu lãng phí chủ yếu tập trung trong khâu sản xuất. Còn các khâu dự trữ mua nguyên vật liệu hầu như lãng phí rất ít và không đáng kể. Do đó Nhà in đặc biệt chú trọng tới khâu đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách khoa học và sát thực hơn. Kết luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói riêng nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung luôn là vấn đề mang tính lâu dài và cấp bách của mọi Nhà nước, mọi chế độ xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, nên trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại Nhà in ĐHQG Hà Nội tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà Nội ”. Qua thời gian tìm hiểu tôi thấy rằng hiệu quả kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp liên quan. Đó là vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu? Chất lượng mẫu mã ra sao? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Để giải quyết một cách toàn diện và triệt để những vấn đề này, tôi có một số biện pháp cơ bản đã nêu ở trên. Những biện pháp trên đây không những nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn góp phần phát triển lâu dài của Nhà in. Trong những năm tới, Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội cần tận dụng mọi thời cơ, phát huy tiềm năng sẵn có, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại. Trong tương lai Nhà in là cơ sở in có trang thiết bị hiện đại, với chất lượng in ấn cao phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị trực thuộc, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhà in sớm trở thành doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng ĐHQG Hà Nội thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo: 1, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – Nhà xuất bản Giáo dục. 2, Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp – Nhà xuất bản Giáo dục. 3, Giáo trình Tổ chức sản xuất và tác nghiệp - Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản Giáo dục. 4, Giáo trình lý thuyết Quản trị kinh doanh - Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 5, Giáo trình Quản lý tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê. 6, Quá trình phần tích hoạt động kinh doanh - Đại học kinh tế Quốc dân. 7, Các tài liệu của Nhà in ĐHQG Hà Nội theo số liệu và các báo cáo năm của Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài vụ các năm 2003, 2004, 2005 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0372.doc
Tài liệu liên quan