Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân thông qua xuất khẩu các quốc gia có được một nguồn ngoại tệ nhằm trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ tiến bộ của khoa học và công nghệ thế giới, không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở nước ta những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế. Đề án đã phân tích và đánh giá được những thuận lợi cũng như những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Qua đó, đề án cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới. Có như vậy, nông sản của Việt Nam nói chung và gạo nói riêng mới cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan để đứng vững trên thị trường. Xuất khẩu gạo mới thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Cuối cùng cho phép em được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới thầy giáo đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên vấn đề đưa ra và giải quyết trong đề án còn sơ suất và thiết sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô giáo để đề án hoàn thiện hơn.

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm trên 40% tổng số gạo xuất khẩu. Tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao qua các năm không ổn định. Từ năm 1989 - 1994 tốc độ tăng bình quân năm là 0,53 lần (53%/năm). Từ năm 1995 - 1997 tốc độ này giảm xuống 0,14 lần (14%/năm) nhưng tốc độ tăng cả giai đoạn xuất khẩu (1989 - 1997) lại tăng lên 0,28 lần (28%/năm), tốc độ tăng của năm 1998 là 0,30 lần (30%/năm). Trong khi đó, tốc độ tăng của gạo phẩm cấp trung bình và thấp là 0,19 lần (19%/năm) tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao. Biểu 2 - Thực trạng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Năm Tỷ lệ (%) chất lượng gạo xuất khẩu so với tổng số Tốc độ tăng (liên hoàn) chất lượng gạo xuất khẩu (%) Cao TB Thấp Cao TB Thấp 1989 1,0 2,5 96,5 100% 100% 100% 1990 14,3 8,7 77,0 143,00 348,00 78,97 1991 35,1 10,0 55,0 245,45 119,94 71,43 1992 40,3 15,2 45,0 114,15 152,00 81,82 1993 51,2 21,4 28,0 127,05 140,79 62,22 1994 70,0 13,0 17,0 136,72 60,75 60,71 1995 54,8 22,7 22,5 78,29 174,62 129,41 1996 49,0 13,0 38,0 89,42 57,27 168,89 1997 44,0 8,0 48,0 89,80 61,54 126,32 1998 57,0 16,0 27,0 129,55 200,00 56,25 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3.3. Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu gạo. Trong 10 năm (1989 - 1998) và 9 tháng đầu năm 1999 tham gia xuất khẩu gạo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cụ thể được biểu hiện ở biểu số liệu dưới đây: Biểu 3 - Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (1989 - 1998) Năm Giá bình quân (USD/tấn) Kim ngạch XK (triệu USD) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Giá bình quân Kim ngạch XK 1989 226,1 310,2 100% 100% 1990 176,3 275,4 77,97 82,78 1991 226,1 229,8 128,25 83,44 1992 207,6 405,2 91,82 176,33 1993 203,1 335,6 97,83 82,68 1994 217,2 420,8 106,94 125,61 1995 262,0 538,8 120,63 127,85 1996 285,0 868,4 108,78 161,36 1997 244,5 891,00 85,79 102,60 1998 265,2 1006,0 108,46 112,90 8 tháng/99 227,2 750,0 Năm 1989 giá gạo xuất khẩu của ta từ chỗ bình quân 226,4 USD/tấn năm 1995; 285 USD/tấn năm 1996. Tốc độ tăng bình quân năm là 2,25%/năm. Tuy chỉ tăng được 2,25%/năm nhưng giá cũng phần nào phản ánh được sự tăng lên về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Gạo có phẩm cấp cao (5-10% tấm) đã tăng lên. Bên cạnh đó, giá tạo tăng lên còn do nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như: sự đổi mới tích cực về cơ chế quản lý, giá đã tránh được sự ép giá của bạn hàng và tránh được sự chèn ép giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy vậy, vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá gạo chẳng hạn như: năm 1997 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn là 244,5 USD/tấn thấp hơn so với năm 1996 là 40,5 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thụt giá này là do cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đáng kể từ 310,2 triệu USD năm 1989 lên tới 1.006 triệu USD năm 1998. Tốc độ tăng kim ngạch bình quân là 0,18%/năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng lên do sản lượng gạo xuất khẩu và giá gạo xuất khẩu tăng. Kim ngạch xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ hai sau kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ. Đây chính là thành công lớn trong giai đoạn đầu của quá trình xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 1999 đã đạt 3,3 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 750 triệu USD và dự đoán cả năm 1999 có thể xuất khẩu 4,4 triệu tấn đạt kim ngạch khoảng trên 1,1 tỷ USD. Sản lượng gạo xuất khẩu lớn hơn năm 1998 là 0,5 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu lạ ít hơn năm 1998 là 26 triệu USD, sở dĩ như vậy là do giá gạo thế giới bị suy giảm liên tục. Bởi hiện nay các thị trường xuất khẩu gạo lớn như Pakistan, ấn Độ đã bắt đầu thu hoạch; trong lúc đó nguồn cung gạo xuất khẩu của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đều duy trì ở mức cao. Trong khi nhu cầu vẫn thấp, chưa có dấu hiệu tăng (nhất là ở các nước nhập khẩu gạo lớn như ở Indonesia, philippin,...). Cung tăng cao, cầu giảm mạnh là nguyên nhân làm giá gạo tiếp tục giảm đáng kể. Tại Thái Lan, hai tuần đầu tháng 10/1999, giá chào bán gạo 100% chỉ ở mức 220-225 USD/tấn, FOB, gạo 25% tấm là 185-190 USD/tấn, FOB. Tại Việt Nam giá chào bán gạo 5% tấm chỉ còn phổ biến là 200-204 USD/tấn, gạo 25% tấm là 178-182 USD/tấn, FOB. Gạo 25% tấm của Pakistan thời gian này chỉ dao động trong khoảng 175-185 USD/tấn FOB. Như vậy, giá gạo trên các thị trường Châu á hiện đã giảm 18-30 USD/tấn so với đầu tháng 9/1999 và giảm tới 60-80 USD/tấn so cùng kỳ năm 1998. Chênh lệch giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và giá gạo 5% tấm của Thái Lan ngày càng thu hẹp. Năm 1989 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bằng 68% giá gạo 5% tấm của Thái Lan, năm 1993 bằng 93%. Từ năm 1994 giá gạo của Việt Nam cao hơn hẳn các năm trước. Sự chênh lệch giá giữa giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm xuống phản ánh cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, gạo tỷ lệ tấm cao có chiều hưởng giảm, gạo có tỷ lệ tấm thấp ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn thường thua kèm từ 40-50 USD/tấn so mặt bằng giá gạo trên thị trường thế giới. 4-/ Thị trường gạo xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế: 4.1. Thị trường gạo xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong vài năm đầu xuất khẩu gạo của Việt Nam thường phải bàn qua trung gian, thị trường không ổn định. Năm 1991 gạo của Việt Nam xuất khẩu sang trên 20 trước, năm 1993 và 1994 xuất sang trên 50 nước, hiện nay gạo của Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước và có mặt ở cả 5 Châu lục. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là khu vực Châu á, kế đến là khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam (tính từ 1991 đến 1997) là Inđonexia chiếm 7,42%, Trung Quốc 7,45%, Philippine 6,47%, Cuba 6,72%, Malaysia 6,7%, Iran 4,62%, Pêru 4,5%, Irắc 3,74%, Srilanca 2,47%, SNG 1,96%, Senegan 1,57% v.v... Tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1998 các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là Philipine, Malaixia, Băngladet. Thị trường các nước nhập khẩu lúa gạo chính của Việt Nam Thị trường gạo 1997 Thị trường gạo 1998 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục được mở rộng chủ yếu ở những thị trường không đòi hỏi chất lượng cao cấp như thị trường Nhật Bản, EU, tuy nhiên trong quá mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới, Việt Nam cũng bị mất dần một số thị trường. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa gây được lòng tin đối với bạn hành, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó, lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn làm ăn lối “cò con”, “chớp nhoáng” nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách nghĩ và cách làm để phù hợp với cách thức làm việc hiện đại. 4.2. Khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên thị trường gạo thế giới, các nước xuất khẩu gạo chủ yếu ở Châu á như Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và các nước nhập khẩu chính cũng là những nước Châu á như Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Bangladesh tiếp đến là các nước Châu Phi, Châu Mỹ và EU. Các khu vực khác nhập khẩu gạo không đáng kể. Cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo rất quyết liệt, các nước giành giật nhau từng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Mỹ là Nam Mỹ, Châu Âu và Châu á (Nhật Bản). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan, chiếm khoảng 58% tổng lượng gạo xuất khẩu kế đó là Châu Phi 18%, Trung Đông 9%, Mỹ La tinh 7% còn lại là Tây Âu và Bắc Mỹ. Thái Lan cạnh tranh với Mỹ ở thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và thị trường Nhật Bản sau đó là những nước Nics Châu á ở Trung Đông và Đông Nam á, các nước Nics khu vực Châu Mỹ La tinh. Đây là thị trường “khó tính”, đặc biệt chú trọng quy cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Thị trường này chiếm khoảng 25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, đảm bảo hiệu quả cao cho nhà xuất khẩu. Khu vực Châu Âu, ngược lại với nhiều nước đang phát triển ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu thường dùng gạo là lương thực phụ trợ sau lúa mì. Nói chung, khu vực này chuộng gạo tốt, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao. Tỷ lệ tấm thường phải thấp, từ 5 - 10% ở Tây Âu, nhưng ở Đông Âu lại chấp nhận từ 10 - 25% tấm. Cộng hoá Liên bang Đức: Đây là nước nhập khẩu gạo lớn ở Tây Âu, trung bình 15 - 20 ngàn tấn/năm đồng thời cũng xuất khẩu loại gạo đánh bóng. Nước này nhập khẩu gạo lức nhiều, chiếm 50% số còn lại thường là gạo hạt tròn, xát thật trắng tỷ lệ tấm 5%. Anh: chuộng gạo xát trắng kỹ, đánh bóng tốt, kể cả hạt tròn và hạt dài, tỷ lệ tấm tối đa 5%, có mùi thơm tự nhiên, thích nhất gạo thơm đặc sản. Hà Lan: Thích gạo hạt dài, xát thật trắng, tỷ lệ tấm 5%. Nước này tiêu thụ khá nhiều gạo vì có nhiều khách sạn theo món ăn Trung Quốc, Indonesia. Thuỵ Điển: loại gạo hạt tròn được tiêu dùng nhiều hơn chiếm từ 55 - 60%. Gần đây tiêu dùng gạo trắng hạt dài có xu hướng tăng nhanh hơn. Khu vực Nam Mỹ: Thị hiếu tiêu dùng gạo của Braxin là thích loại gạo trắng, hạt dài, tẩy cám, đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thấp 5 - 10%. Số hạt thóc lẫn không được quá 5 hạt trong 1 kg gạo. Các nước Nics: Hồng Kông lãnh thổ 6 triệu dân này thích gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao, xay xát kỹ và đánh bóng. Loại gạo thơm đặc sản (tám, dự của Việt Nam) rất được ưa chuộng. Singapore: thích gạo trắng, hạt dài có đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thường là 5%, đòi hỏi chất lượng cao. Loại gạo thơm cũng được ưa chuộng với mức giá cao. Nhật Bản: chuộng gạo không hấp, loại gạo hạt tròn, dẻo, xát thật trắng, tỷ lệ tấm thấp, thường là 5% hoặc thấp hơn nữa và đòi hỏi vệ sinh công nghiệp rất cao. Thực tế những năm qua gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế cao được xếp cấp loại A là gạo của Mỹ số 2, tỷ lệ tấm không quá 4%, hạt dài, trắng trong, cổ hạt đều, không lẫn tạp chất, không có mùi vị lạ, cũng không lẫn hạt đỏ, vàng sọc, bạc bụng giao dịch với mức giá cao. Ngay gạo Mỹ số 5, loại hạt trung bình, 20% tấm vẫn tốt hơn và đạt mức giá cao hơn gạo Thái 100B (loại gạo trắng hạt dài 100%, không có tấm). Nói chung gạo Thái Lan chỉ được xếp cấp loại B, giá thấp hơn gạo Mỹ rất nhiều. Rất tiếc là gạo Việt Nam hiện chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng này nên giá xuất khẩu còn thấp hơn nữa. Vậy chất lượng vẫn là công cụ cạnh tranh số 1 trên thị trường gạo thế giới. Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan, ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Pakistan ở ba thị trường chính là Châu á, Châu Phi và Mỹ La tinh về loại gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Loại gạo này chiếm phần lớn tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới, thị trường gạo hạt tròn, loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậu lạnh hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan, Ôxtrâylia, Mỹ, Italia. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc ... thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu. Thị trường gạo đồ hấp, loại gạo này được chế biến theo quy trình luộc thóc trước khi xay xát để hạt gạo cứng, ít bị vỡ giữ được hương vị thơm của cơm sau khi nấu. Đại bộ phận dân Bangladesh, sau đó là một phần dân ấn Độ, XriLanca, Pakistan, Nam Phi, Tây Phi, ảRập, Nigeria thích dùng loại gạo này, chiếm 15-20% tổng lượng nhập khẩu gạo toàn cầu. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Pakistan là Tây á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu. Pakistan cạnh tranh với ấn Độ chủ yếu trên thị trường về loại gạo Basmati. Đây là thị trường gạo thơm đặc sản. Tuy chỉ chiếm từ 5-8% tiêu thụ gạo thế giới nhưng thị trường này lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ nên giá xuất khẩu thườn gấp từ 2-3 lần giá gạo đại trà thông thường. Gạo thơm Basmati khá nổi tiếng được canh tác ở vùng Punjab ấn Độ và ở Pakistan. Vì vậy hai nước này cạnh tranh rất quyết liệt về loại gạo thơm này. Tuy nhiên hai nước này vẫn phải chịu sự cạnh tranh rất lớn của loại Dawk Mali (hay Jasmine) do Thái Lan xuất khẩu. Tháng 10 - 1996. Thái Lan xuất khẩu gạo đặc sản với giá 702 USD/tấn - CF Rotterdam. Năm 1996, xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan đạt khoảng 400 triệu USD, chủ yếu xuất đi Mỹ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore. Nói chung tiêu thụ gạo thơm đặc sản là những nước phát triển có thu nhập cao thứ đến những nước Nics Châu á, Mỹ La tinh, khả năng thanh toán rất cao. Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường gạo đặc sản nhưng khối lượng vẫn còn rất ít. Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dài được sản xuất hầu hết từ Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong cơ cấu xuất khẩu đó gạo đặc sản truyền thống chưa được chú trọng phát triển. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo Tám thơm được trồng ở miền Bắc, gạo Nàng Hương, Chợ Đào ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Trong một thời kỳ dài bao cấp trước đây (1957 - 1986) xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam không thường xuyên và số lượng nhỏ, ở mức trên 10 ngàn tấn một năm. Tới năm 1987 và 1988, con số này cũng chỉ đạt 120 và 105 ngàn tấn. Riêng công ty VINAFOOD Hà Nội xuất khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trường Hồng Kông, Singapore vào năm 1987, trong khi đó khả năng xuất khẩu thực tế có thể đạt 2000 - 3000 tấn. Tháng 12 - 1993. VINAFOOD Hà Nội lại xuất khẩu gạo đặc sản sang thị trường Châu Âu với giá gần 600USD/tấn... Vì lượng xuất quá nhỏ, lại không thường xuyên cho nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản Việt Nam chưa đem lại hiệu quả lớn. Trong khi đó, Thái Lan những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (Mali) với giá cao, gấp 1,5 lần loại gạo tốt “Thái 100B” và khoảng 2,5 - 3 lần so với gạo “Thái 25%”. Tháng 10 - 1996 Thái Lan xuất khẩu gạo đặc sản với giá 702USD/tấn vào thị trường Tây Âu. Theo FAO, năm 1996, xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan đạt khoảng 400 triệu USD thị trường chủ yếu là Mỹ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore... Theo đánh giá của người tiêu dùng, gạo đặc sản Mali của Thái Lan không có hương vị thơm ngon độc đáo như gạo đặc sản Tám Xoan ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. Đứng đầu các nước xuất khẩu gạo là Thái Lan, tiếp đó là Việt Nam. Năm 1998 xuất khẩu gạo của Thái Lan là 6,4 triệu tấn, của Việt Nam là 3,8 triệu tấn, Mỹ xuất khẩu 3 triệu tấn, ấn Độ 2,2 triệu tấn và Pakistan xuất khẩu 2 triệu tấn. Như vậy, nước xuất khẩu gạo cần quan tâm nhất hiện nay là Thái Lan. Xem xét khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo, cần chú ý mấy điểm sau: Một, việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo tất nhiên phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức vĩ mô và vi mô, các tiêu thức định tính và định lượng. Hai, mức tăng tối sản xuất lúa của Việt Nam so với Thái Lan trong những năm vừa qua là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc. Ba, giá thành sản xuất thấp, rất thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Lợi thế và bất lợi của Việt Nam so với Thái Lan Đối thủ cạnh tranh Lợi thế của Việt Nam Bất lợi của Việt Nam Thái Lan - Giá thấp hơn (Việt Nam chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh) - Sản lượng gạo XK ít hơn - Chất lượng gạo XK kém hơn - Thị trường mới, chưa ổn định - Cơ chế quản lý XK chưa hoàn thiện - Giống lúa chất lượng thấp hơn - Kỹ thuật chế biến kém hơn - Giá cả thấp hơn - Phương thức thanh toán chưa linh hoạt. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong mấy năm qua tăng dần lên qua các năm được thể hiện qua bảng sau: Thị phần xuất khẩu (%) Năm Thái Lan Việt Nam 1989 43,88 10,07 1990 34,21 14,04 1991 33,06 08,51 1992 34,04 14,18 1993 31,79 11,92 1994 28,14 13,17 1995 28,23 11,00 1996 30,53 13,68 1997 26,60 18,62 1998 27,8 16,52 Trong suốt thời gian qua sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn đứng đầu thế giới. Thị phần xuất khẩu của Thái Lan chiếm khoảng trên dưới 31%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong những năm đầu đã tăng lên gân 20% trong những năm gần đây. Như vậy, Thái Lan chi phối giá gạo trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh, Việt Nam thường chịu thiệt thòi phải hạ giá thấp hơn so với Thái Lan, mặt khác Việt Nam còn bị chèn ép về giá từ các nước mới quay trở lại xuất khẩu như ấn Độ. Nước này một khi đã tham gia xuất khẩu thường tung ra thị trường một khối lượng gạo lớn làm cho mặt bằng giá gạo quốc tế giảm xuống. Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam thấp hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, giữ vững, ổn định thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng một số thị trường mới. Năm 1996, cuộc cạnh tranh gạo phẩm cấp thấp diễn ra khá quyết liệt giữa gạo Việt Nam, ấn Độ, Thái Lan, và Myanma do cung tăng, nhu cầu giảm. Năm 1997 nguồn cung gạo phẩm cấp thấp giảm, song do đồng Baht mất giá, gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh từ phía Thái Lan ở tất cả các loại gạo. Chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm 40% tổng số gạo xuất khẩu. Mặc dừ vậy, so với các nước như Thái Lan, Mỹ...phẩm cấp gạo của ta còn ở mức trung bình và thấp. Đây cũng là nhân tố làm cho giá gạo của Việt Nam thấp hơn, chất lượng gạo thấp đã trở thành vật cản để Việt Nam xâm nhập vào một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao như thị trường Nhật Bản EU...Tại thị trường gạo cao cấp mà ta đã xâm nhập được như Iran, Irắc... gạo của Việt Nam cững bị gạo của Thái Lan cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Nếu như không có giải pháp gì để can thiệp thì có thể Việt Nam sẽ bị mất đi thị trường “béo bở” này. Bên cạnh đó, với phẩm cấp trung bình và thấp, gạo của ta chủ yếu được xuất tới một số thị trường không đòi hỏi có phẩm cấp cao như thị trường Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ,... Trong 80 nước nhập khẩu gạo của Việt Nam, các nước Châu á và Châu Phi đã nhập 75-80% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Kế đó là các nước Trung Đông, Mỹ Latinh, SNG. Trong khi đó Thái Lan năm 1992 đã xuất khẩu tới 125 quốc gia trên thế giới, Thái Lan chiếm lĩnh được nhiều thị trường hơn vì Thái Lan có lợi thế hơn về uy tín, có bạn hàng truyền thống, ổn định có nhiều kinh nghiệm trên thương trường và am hiểu quản lý. Thêm vào đó, chất lượng gạo của Thái Lan lại tốt hơn Việt Nam do mới chập chững bước vào thị trường xuất khẩu gạo nên gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại và tìm kiếm bạn hàng. Do sự bất lợi trong xuất khẩu gạo so với các đối thủ cạnh tranh, giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn nhiều. Điều này được thể hiện ở biểu sau: Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan trên thị trường thế giới cuối 1996 đầu 1997 Đơn vị: giá FOB tính bằng USD Loại gạo Giá XK của Việt Nam Giá XK của Thái Lan 5% tấm 270-280 330-343 10% tấm 260-265 318-320 15% tấm 250-255 300-310 25% tấm 236-240 272-282 35% tấm 232-236 261-268 Nguồn: Báo Ngoại thương số 3 - 1997 Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm (1995-1998) là 269 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989-1994). Chênh lệch giá gạo giữa Việt Nam và Thái Lan đã giảm đáng kể từ 40-55 USD/tấn những năm 1995-1998. Năm 1998, do đồng Baht Thái Lan mất giá nên giá gạo Việt Nam đã tiếp cận được với giá gạo Thái Lan tuỳ từng loại và tuỳ thời điểm. Tại thời điểm tháng 4 năm 1998 giá gạo Việt Nam loại 5% tấm là 310-315 USD/tấn, loại 25% tấm là 265-270 USD/tấn so với giá 310-320 USD/tấn và 265-275 USD/tấn đối với hai loại gạo tướng ứng của Thái Lan. Những ngày cuối tháng 4 năm 1999 các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đã quyết định hạ giá các loại gạo phẩm thấp để cạnh tranh với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo 25% tấm của Thái Lan chào bán với giá 190-200 USD/tấn. Trong khi đó các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam không chịu bán loại gạo này thấp hơn 200 USD/tấn FOB cảng Việt Nam. Mặc dù vậy, nhu cầu mua gạo của Việt Nam vẫn khá mạnh, hiện nay ở cảng thành phố Hồ Chí Minh luôn có 25-28 tàu chờ ăn hàng. Gần 3 tháng qua giá gạo trên thị trường Châu á đã giảm khá mạnh. Tại Thái Lan, giá bán gạo 100% B đã giảm từ 265 USD/tấn FOB (đầu tháng 8 năm 1999) xuống 240 USD/tấn, FOB (cuối 8-1999) giảm 25 USD/tấn (9,4%). Mức giá thấp này được duy trì trong suốt ba tuần đầu tháng 9-1999. Giá gạo 25% tấm của Thái Lan cũng giảm mạnh, từ 225 USD/tấn FOB (ngày 2-8-1999) xuống 203-206 USD/tấn, FOB (những ngày 9-17/9/99), giảm 20-22 USD/tấn (9-10%). Tại Việt Nam, giá chào bán gạo các loại cũng giảm nhanh. Gạo 5% tấm giảm 10-12 USD/tấn, từ mức phổ biến 230-231 USD/tấn, FOB (tháng 8-1999) xuống 224-226 USD/tấn, FOB (tuần đầu 9-1999), rồi xuống 218-220 USD/tấn, FOB (những ngày 13-17/9/1999); gạo 25% tấm, giảm 16 USD/tấn ngày 17-8 còn 196 USD/tấn, FOB. Tại Pakistan, suốt 3 tháng (6-8/199), mặc dù nhu cầu thấp nhưng do nguồn cung hạn chế, giá chào bán gạo 25% tấm của nước này luôn duy trì ở mức cao 230-235 USD/tấn, FOB. Nhưng từ đầu tháng 9-1999, cùng việc bắt đầu thu hoạch vụ lúa mới, giá chào bán gạo 25% tấm đã giảm mạnh, còn 210 USD/tấn, FOB. Theo Bangkok Post, nguồn cung gạo đang tăng lên đáng kể ở cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu chính. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, ước tính sản lượng thóc vụ chính từ tháng 5 đến tháng 10-1999 tăng hơn 9% (1,6 triệu tấn) so vụ trước, đạt 18,98 triệu tấn, khả năng sản xuất vụ 2 của Thái Lan tuy không tăng nhưng có thể đạt mức cao của vụ trước là 5,2-5,5 triệu tấn thóc. Đồng Baht giảm giá, suốt tháng 9 và tháng 10-1999 duy trì ở mức thấp 39,8-40,2 Baht/USD giảm thêm 5,2% so với 37,50 Baht/USD đầu tháng 8-1999, càng khuyến khích nguồn cung gạo cho xuất khẩu của Thái Lan tăng. Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, năm 1999 được mùa lúa ở cả hai miền Nam Bắc. Đặc biệt sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung ứng chủ yếu nguồn gạo cho xuất khẩu của Việt Nam, năm 1999 sản lượng thóc dự kiến sẽ đạt tới 16,3 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so năm 1998. Sản lượng gạo cao đã đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam đến 10 tháng 11 năm 1999 đạt 4,089 triệu tấn. Dự kiến cả năm 1999 xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt tới 4,4-4,5 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 1,1 tỷ VNĐ tăng 0,55-0,65 triệu tấn so năm 1998. Tại Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới, đầu tháng 9-1999 bắt đầu bước vào thu hoạch vụ lúa chính. Đầu tháng 10 năm 1999 gạo vụ mới bắt đầu được bán mạnh ra thị trường, nguồn cung gạo của Pakistan cho xuất khẩu lên tới 200.000 - 250.000 tấn/tháng, tăng gấp 2-3 lần so với 70.000-80.000 tấn/tháng 3 tháng trước đó. Dự kiến hai tháng cuối năm 1999 xuất khẩu gạo của Pakistan sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao 250.000 tấn/tháng. Còn tại ấn Độ nước xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới, nguồn cung gạo cho xuất khẩu cũng đang tăng lên cùng vụ thu hoạch lúa mới bắt đầu vào tháng 10-1999. Trong khi đó những nước xuất khẩu lớn như Indonexia và Philipine, sản lượng và dự trữ gạo cũng đang có xu hướng tăng lên. Theo cơ quan hậu cần quốc gia Indonexia (BULOG), cho đến giữa tháng 9-1999, tồn kho gạo ở Indonexia đã tăng cao, lên khoảng 4,0-4,1 triệu tấn. Chính phủ Indonexia quyết tâm thực hiện chương trình tự túc gạo vào năm 2001. Để thực hiện chương trình này, Chính phủ Indonexia đang có kế hoạch sẽ đánh thuế nhập khẩu gạo 30-50% nhằm hỗ trợ giá thóc gạo nội địa, khuyến khích nông dân tăng sản lượng, với kế hoạch đánh thuế nhập khẩu gạo Chính phủ Indonexia hy vọng sẽ đưa giá gạo nhập khẩu và giá gạo trong nước ngang bằng. Đây là nhân tố quan trọng hạn chế gạo nhập khẩu và khuyến khích tăng nguồn cung thóc gạo nội địa. Ngoài ra, đồng Rupiah của Indonexia tháng 9 và hai tuần đầu tháng 10-1999 đã giảm mạnh và giữ ở mức thấp 7.900-8.500 Rupiah/USD càng làm nhập khẩu của nước này gần như ngừng trệ. Theo Bộ nông nghiệp Philippin, sản lượng thóc của Philippin quý 3/1999 ước đạt 7,56 triệu tấn, tăng tới 55,5% so với 4,86 triệu tấn cùng kỳ 1998. Dự kiến quý 4/1999, sản lượng thóc của nước này sẽ tiếp tục đạt cao 6-6,5 triệu tấn. Sản lượng ngô của Philippin 9 tháng đầu năm 1999 ước tăng 29% so cùng kỳ 1998, lên 3,688 triệu tấn. Sản lượng lương thực tăng cao làm Philippine sẽ không phải nhập khẩu gạo trong quý 4/1999 và hai tháng đầu năm 2000. Có nghĩa là các nhà nhập khẩu gạo của Indonexia và Philippine (hai khách hàng nhập khẩu gạo lớn, có tác động lớn đến thị trường gạo thế giới) thì năm nay hầu như tạm ngừng tham gia thị trường. Việc Indonexia, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vắng bóng trên thị trường đã làm nhu cầu gạo giảm sút. Trong khu nguồn cung gạo ở các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Pakistan tăng mạnh. Cung tăng mạnh, cầu thấp. Cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới sẽ quyết liệt hơn. Việc Indonexia ngưng nhập khẩu gạo đã làm lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh (vì Indonexia là nước nhập khẩu 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam phải cạnh tranh rất quyết liệt để dành được thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh như trên, các nước xuất khẩu gạo đã giảm giá bán để đẩy mạnh việc tiêu thụ. Điều này đã lý giải vì sao trong mấy tháng gần đây khoảng chênh lệch và giá xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam ngày càng hẹp lại, và cho đến nay chỉ còn chênh lệch 3-7 USD/tấn. Thực tế này tuy có làm cho tình hình xuất khẩu gạo của ta có khó khăn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn; nhưng nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và sự cố gắng tích cực của các doanh nghiệp đầu mối nên trong 9 tháng vừa qua, mặc dù thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn chúng ta vẫn đạt sản lượng xuất khẩu 3,823 triệu tấn gạo, tăng gần 22% so cùng kỳ năm 1998; trong khi đó hầu hết các nước xuất khẩu chủ yếu như Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan,... đều giảm so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân 9 tháng qua chỉ đạt 223 USD/tấn, so với giá bình quân 9 tháng đầu năm 1998 là 265 USD/tấn, giảm tới 42 USD/tấn, do vậy kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 3% so cùng kỳ năm 1998. Theo số liệu của ngành lương thực, từ đầu trung tuần tháng 10 đến nay, một số đồng tiền trong khu vực, như đồng Baht (Thái Lan), đồng Rupiah (Indonexia) cũng vững lên chút ít, hỗ trợ cho thị trường gạo, theo đó giá xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng xấp xỉ 1 USD/tấn và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 2-3 USD/tấn. Song nhìn chung vẫn ở mức thấp: gạo 25% tấm 177-180 USD/tấn và gạo 5% tấm 196-200 USD/tấm. Dự báo một cách tổng quát, các nhà phân tích thị trường cho rằng thị trường gạo thế giới tiếp tục tình trạng trì trệ, trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng gia tăng, đáng chú ý là sự xuất hiện cạnh tranh với giá gạo tẻ Pakistan (gạo 25% tấm chỉ chào bán có 175 USD/tấn), trong khi đó nhu cầu tiếp tục tình trạng suy yếu. Trước bối cảnh đó các nước xuất khẩu đã có giải pháp cho riêng mình để tăng khả năng cạnh tranh. Ngày 4/10/1999 Srilanka tổ chức đấu thầu nhập khẩu 30.000 tấn gạo 25% tấm và dự kiến ngày 8/10 Bangladesh cũng sẽ đấu thầu nhập khẩu 50.000 tấn gạo. Trong bối cảnh nguồn cung quá dư thừa, để có thể thắng thầu cung cấp gạo cho các khách hàng truyền thống của mình, Pakistan đã chọn biện pháp giảm mạnh giá gạo để tăng cạnh tranh. Giá gạo 25% tấm của Pakistan hiện đang được đánh giá là thấp nhất khu vực Châu á. Theo Bộ thương mại Thái Lan 10 tháng đầu năm 1999, xuất khẩu gạo của Thái Lan đã đạt 5,84 triệu tấn tăng 2,45% so cùng kỳ 1998. Tuy nhiên do giá xuất khẩu giảm cùng sự giảm sút của giá thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan 10 tháng năm 1999 tính theo USD chỉ đạt 1,5 USD, giảm 11% so 1,69 tỷ USD cùng kỳ 1998. Còn tính theo đồng Baht thì kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan thời kỳ này chỉ đạt 56,78 tỷ Baht, giảm tới 21% so 71,77 tỷ Baht cùng kỳ 1998. Ước tính tháng 11/1999 xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt khoảng 250.000 tấn, khả năng tháng 12/1999, xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ đạt 200.000 tấn giảm hơn 48% so tháng 12/1998 do nhu cầu thị trường trì trệ. Tuy nhiên về tổng thể năm 1999 xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục đạt mức cao khoảng 6,3 triệu tấn tăng 400.000 tấn so dự đoán giữa tháng 10/1999 và chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục năm 1998 khoảng 100.000 tấn. Để hỗ trợ giá thóc nội địa không xuống quá thấp khi thu hoạch rộ, Chính phủ Thái Lan vừa công bố kế hoạch chi 7 tỷ Baht để mua vào 500.000 tấn gạo. Vừa qua Thái Lan đã ký được hợp đồng cấp Chính phủ bán 300.000 tấn gạo chủ yếu loại 100% B và A cho Iran, 200.000 tấn gạo chủ yếu loại 25% tấm cho Indonexia. Bộ Ngoại thương Thái Lan đang cố gắng đàm phán kỳ hợp đồng cấp Chính phủ bán gạo cho ảrậpxeút, Irắc. Ngoài ra, Thái Lan đang xúc tiến ký kết hợp đồng bán gạo phẩm cấp cao cho các nước nhập khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản và bán gạo phẩm cấp thấp, tấm cho khu vực Châu Phi, Trung Mỹ. Để đối phó với tình hình trên và hỗ trợ cho thị trường lúa gạo, giữ cho giá lúa không tiếp tục xuống thấp bất lợi cho nông dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp về tài chính, tiền tệ, giá cả,... để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu gạo. Mới đây, tại văn bản số 1039/CP-KTTH ngày 30/9/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong quý IV/1999, trong đó cho phép các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc qua nước thứ 3 vào một số thị trường tập trung như Irax, Indonexia, Malaysia, Philippine,... ngoài số lượng gạo đã được đăng ký hợp đồng theo thoả thuận của Chính phủ tại các thị trường này, giao Bộ thương mại xúc tiến việc thoả thuận với Chính phủ một số nước có nhu cầu mua gạo trả chậm của Việt Nam, trước mắt thoả thuận bán 300.000 tấn gạo trả chậm sau một năm, nhưng các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm vay vốn, thoả thuận giá cả và thu hồi vốn. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ 100% lãi suất vay Ngân hàng trong thời gian tạm trữ xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong quý IV/1999 (Bộ Thương mại đã phân bổ chỉ tiêu tạm trữ 400.000 tấn gạo cho 2 tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam, công ty Gedosica, TP. Hồ Chí Minh và 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Theo ước tính của các cơ quan chức năng, lượng gạo tồn kho và nằm trong dân còn khoảng 1 triệu tấn, dự kiến trong quý IV này có khả năng xuất khẩu 500.000 tấn còn 500.000 tấn gối đầu cho năm 2000. Nếu thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ và đảm bảo tốt chỉ tiêu tạm giữ, hoàn toàn có khả năng cho phép giữ được ổn định giá cả thị trường lúa gạo như mức hiện nay. 5-/ Những hạn chế trong cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam: Bên cạnh những lợi thế trong cạnh tranh, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đang còn nhiều yếu kém làm hạn chế khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thứ nhất: Chúng ta chưa có một chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất là chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm, chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng lớn và ổn định. Tình trạng “bán tấm, bán món”, “bán qua trung gian”, tình trạng tranh bán ở thị trường nước ngoài vẫn còn xảy ra. Gạo Việt Nam đã có mặt hầu khắp Châu lục, tuy vậy số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiểm tỷ lệ thấp mà số bán qua trung gian nước ngoài còn chiếm phần lớn, đặc biệt thị trường Châu Phi, nơi tiêu thụ khối lượng lớn thì hầu hết là do các công ty trung gian nước ngoài đứng ra tiêu thụ. Trên 100 công ty mua gạo của Việt Nam thì có tới 68% lượng gạo xuất khẩu vừa qua được thực hiện qua trung gian, chỉ có 5 thị trường nhập khẩu gạo trực tiếp của Việt Nam. Việt Nam còn chưa ký được nhiều hợp đồng trực tiếp với các Chính phủ và chưa có hợp đồng ký dài hạn nên chưa thật đảm bảo vững chắc thị trường tiêu thụ gạo. Thứ hai: Việc sản xuất lúa cho xuất khẩu còn thiếu một sự quy hoạch và kế hoạch cụ thể (vùng nào, địa phương nào, số lượng bao nhiêu, giống gì,...) gây khó khăn cho đầu tư thâm canh và thu mua xuất khẩu, sản phẩm sản xuất không đồng đều, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Người nông dân sử dụng giống với nhiều cấp chủng loại khác nhau như sử dụng chủng loại cấp 1, cấp 2, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng cả thóc thịt làm giống, do không sử dụng các giống lúa đồng bộ cho nên chất lượng không đồng đều. Thứ ba: Hệ thống chế biến, bảo quản phục vụ xuất khẩu còn nhiều yếu kém lại phân bố thiếu hợp lý, chất lượng chế biến gạo không cao và chi phí sản xuất tăng. Nhiều máy đã có tuổi thọ trên dưới 30 năm-công nghệ lạc hậu. Những máy công suất 15-30 tấn gạo/ca hầu hết là máy nội địa đã qua 15-20 năm sử dụng. ở miền Bắc, kho tàng để bảo quản lúa gạo chủ yếu được xây dựng từ thời “hợp tác hoá”. Đến nay nhiều cơ sở đã xuống cấp nên việc đảm bảo các tiêu chuẩn bảo quản gặp nhiều khó khăn. ở miền Nam, do thu hoạch trong mùa mưa (ở ĐBSCL), việc phơi sấy tự nhiên khó khăn, nên tỷ lệ hư hao lớn và chất lượng gạo bị giảm (gãy, nát). Để khắc phục tình trạng này, một số nông dân đã đưa máy sấy vào sử dụng nhưng nói chung còn rất hạn chế vì thiếu vốn. ở khu vực ĐBSCL tổng số kho lương thực chỉ chứa được 1,2 triệu tấn. Trong đó kho quốc doanh 880.000 tấn, trong số đó chỉ có 62% sử dụng tương đối tốt, còn lại đã xuống cấp do lâu ngày không được sửa chữa, nâng cấp. Kho của các chủ khu vực, cơ sở xay xát chỉ tạm chứa 320.000 tấn trong thời gian ngắn, không đủ điều kiện bảo quản lúa gạo lâu ngày. Nếu sử dụng hết công suất các kho chỉ chứa được 6-7 triệu tấn lúa hàng hoá còn lại khoảng 2-3 triệu tấn lúa hàng hoá nằm ở trong dân hoặc chuyển đi nơi khác. Nhìn chung, việc cơ giới hoá quá trình thu hoạch lúa của ta còn hết sức hạn chế. Mặt khác kỹ thuật bảo quản của ta hiện nay vẫn không có gì thay đổi nhiều so với những năm của thập kỷ 60. Qua nghiên cứu, điều tra thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của ta là rất lớn, điều này đã dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Tỷ lệ tổn thất hao hụt sau thu hoạch Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất (%) Tổn thất lúc thu hoạch 1,3-1,7 Tổn thất lúc vận chuyển 1,2-1,5 Tổn thất lúc đạp, tuốt 1,4-1,8 Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch 1,9-2,1 Tổn thất lúc bảo quản 3,2-3,9 Tổn thất lúc xay xát 4,0-4,5 Tổng cộng 13,0-16,0 Nguồn: số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê. Trong khâu chế biến gạo, trước đây chúng ta sử dụng dây chuyền Trung Quốc, công suất khoảng 30-180 tấn/ngày. Hiện nay, các dây chuyền này đã cũ, chưa được thay thế cơ bản. Ngoài ra sự thiếu đồng bộ giữa sản xuất, bảo quản và chế biến, tách biệt giữa các khâu trong guồng máy nông nghiệp làm ách tắc khả năng tiêu thụ lúa hàng hoá, luôn là vấn đề xã hội nóng bỏng hết sức nhạy cảm và bức xúc. Thứ tư: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa phục vụ xuất khẩu vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương làm tăng chi phí trung gian và gây tình trạng lưu thông chồng chéo, vận chuyển vòng vèo, ép cấp ép giá, tranh mua tranh bán làm mất ổn định thị trường và gây thiệt hại cho cả người sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 5.000 cơ sở xay xát thì trong đó quốc doanh lương thực có gần 1.000 cơ sở xay xát còn lại 4.000 cơ sở xay xát thuộc khu vực tư nhân. Thứ năm: Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện còn nhiều lúng túng, nhiều lúc không kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chủ động nguồn hàng và ký kết hợp đồng. Việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng phát sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc xin quota. Việt Nam chưa định được số lượng xuất khẩu vững chắc để có thể duy trì được giá cả hợp lý mà còn tuỳ theo tình hình sản xuất, thu mua trong nước từng kỳ chưa có sản lượng dự trữ để chủ động kỳ hạn bán ra để tranh thủ theo xu hướng thị trường có lợi, mà thường khi do tập trung thu mua tồn kho nhiều, vội vã dồn nhau chào bán ra ngay khi giá cả thị trường bất lợi. Hơn nữa lượng gạo xuất khẩu Việt Nam chưa phải là lớn lắm mà số đầu mối kinh doanh quá đông, quá phân tán, nhiều tổ chức không chuyên kinh doanh gạo, hoạt động nhất thời với lượng gạo không lớn, khó có điều kiện điều tra nắm thị trường, hiểu biết bạn hàng kinh doanh, khó tránh khỏi thua thiệt cho bản thân. Nhiều hãng trong nước cùng giao dịch mua bán gạo cho cùng một hãng ở nước ngoài lại thiếu sự phối hợp với nhau và thường tạo nên sự cạnh tranh vô nghĩa giữa các nhà kinh doanh Việt Nam trong quan hệ với các công ty nước ngoài, không có lợi cho lợi ích chung đất nước. Một số đông công ty vẫn còn ngại không muốn chịu sự quản lý hướng dẫn thống nhất của Bộ Thương mại. Chính tất cả những điều đó tự tạo nên thế yếu của gạo Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Trong tình hình sự cạnh tranh trên thị trường thế giới đang tăng dần, làm cho gạo Việt Nam xuất thua xa giá gạo cùng loại của những nước khác. Phần III Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam Để phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, đạt mục tiêu xuất khẩu mỗi năm 4-5 triệu tấn gạo với hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Các nhóm giải pháp cơ bản cần tập trung là: 1-/ Nhóm giải pháp về thị trường: 1.1. Đối với thị trường ngoài nước: Cần tìm mọi biện pháp để tăng thị phần gạo Việt Nam trên các thị trường truyền thống, đồng thời chú trọng đa dạng hoá các chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu muôn màu, muôn vẻ của thị trường gạo thế giới. Đa dạng hoá chủng loại cấp loại không có nghĩa là càng nhiều chủng loại càng tốt mà sự đa dạng đó cũng phải theo nhu cầu thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu gạo gì? cấp loại nào? quy mô lớn hay nhỏ? Ngoài ra đa dạng hoá xuất khẩu chủng loại gạo, cấp loại gạo nhưng phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu để có thể thâm nhập một cách có hiệu quả vào các thị trường mới khó tính có khả năng thanh toán cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước Nics. Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế thường có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một sách lược để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. - Cùng với việc xác lập và mở rộng thị trường cần đặc biệt quan tâm củng cố tính ổn định của các thị trường qua việc đàm phán ký kết các Nghị định mua bán gạo ở cấp Chính phủ. - Nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam tranh bán trên thị trường thế giới cần tiến hành phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường khu vực, đồng thời tránh được sự cạnh tranh làm thiệt hại tới lợi ích quốc gia. Cơ chế quản lý giá xuất khẩu cần thích hợp với từng thị trường và linh hoạt trong mỗi giai đoạn, chỉ cho phép xuất khẩu đối với những hợp đồng có giá bán cao hơn mức giá tối thiểu của mỗi giai đoạn. - Tăng cường các hiệp định xuất khẩu gạo cho các nước theo cấp Chính phủ. Sự phân bổ hạn ngạch hàng năm cần hướng vào Hiệp định, các hợp đồng dài hạn, tương đối ổn định. 1.2. Đối với thị trường trong nước: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông, thông tin liên lạc sẽ giúp tăng cường lưu thông hàng hoá trên tất cả các vùng. Đa dạng hoá các kênh lưu thông, chú ý các kênh lưu thông vừa và nhỏ đồng thời từng bước xây dựng các kênh và các cấp độ lưu thông lớn nhưng không độc quyền, nhằm giải quyết tốt quan hệ cung cầu ở tầm cả nước và hướng dẫn sản xuất, khuyến khích các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng hệ thống đại lý thu mua, ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo của nông dân trên cơ sở bảo đảm giá mua tối thiểu ngay từ đầu vụ sản xuất nhằm gắn kết trách nhiệm lâu dài giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ, tạo ngành hàng và nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu. 2-/ Nhóm giải pháp về sản xuất và chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới cần tiến hành theo hướng: đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng gạo chất lượng cao. Các biện pháp cần thực hiện là: 2.1. Đẩy nhanh việc xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn sản xuất - chế biến - bảo quản và vận chuyển phục vụ xuất khẩu. Phải tiếp tục đầu tư mở rộng đất lúa ở những nơi có điều kiện và có hiệu quả, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long - nơi sản xuất trên 50% sản lượng thóc của các nước và vùng Đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời phải tăng vụ lúa trên các loại đất có tiềm năng để tăng nhanh diện tích gieo trồng. 2.2. Tăng cường đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các tiến bộ về giống, tìm ra và đưa vào sử dụng những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt. Có thể nhận định tổng quát rằng, trong tất cả các giải pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa, giải pháp về giống đã đạt nhiều thành công nhất. Chúng ta đã có những bước tiến nhanh và vững chắc trong lĩnh vực này. Thời gian tới, cần phát huy theo hướng cơ bản mà ta đang thành công về công tác giống. Tuy nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn trong lĩnh vực này, cần hoàn thiện trên một số khía cạnh sau đây: Một là: xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu. Hai là: hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm đến sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi đưa các giống mới ra sản xuất đại trà. Ba là: hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp. Bốn là: mỗi vùng, tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa, chủng loại lúa thích hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước. Đi kèm với giải pháp về giống lúa là giải pháp về phân bón. Vì rằng phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao, và chỉ trong điều kiện đó các loại giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Gần đây tổng lượng phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp (chủ yếu cho lúa) đạt mức hàng năm 3,8-4 triệu tấn, trong đó đạm urê khoảng 1,65-1,7 triệu tấn, chiếm khoảng 42%. Hướng giải quyết công tác phân bón cho sản xuất lúa trong các năm tới nên chú trọng những điểm chính như sau: Trước hết, trong vài ba thập niên tới chúng ta vẫn duy trì việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống bón lúa (phân lợn, phân trâu bò,...) Tính cần thiết của hướng này thể hiện ở chỗ: yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi có sự kết hợp phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ. Hơn nữa đây là loại phân giá thành rẻ, sẵn có ở hầu hết các vùng trồng lúa gạo. Giá thành rẻ nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân, vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thứ hai: chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hoá học với phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỷ trọng hai loại phân hữu cơ công nghiệp và vi sinh. Hiện nay, trong khi nước ta chú trọng thâm canh bằng phân hoá học thì thế giới đã bắt đầu chuyển dần cơ cấu sử dụng phân bón theo hướng: giảm phân hoá học và tăng loại phân vi sinh, phân hữu cơ công nghiệp. Vì vậy nước ta nên vừa dùng phân hoá học vừa chuyển dịch cơ cấu sử dụng phân bón như các nước tiên tiến đang thực hiện để tránh tụt hậu về trình độ thâm canh lúa. Thứ ba: cần tăng cường sản xuất phân trong nước kết hợp nhập khẩu các loại phân hoá học tổng hợp. Cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, vừa tránh lối bón phân đơn điệu kém hiệu quả của nông dân ta. 2.3. Tích cực đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến và bảo quản để có thể sản xuất ra các loại gạo chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường thế giới. Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu % tấm 5% 10% 15% 20% ẩm độ (%) 14 14 14 14 Bạc bụng 2 2 7 5 Tạp chất 0 1 0,5 0,5 Bệnh 1 0,5 0 0 Muốn xay xát gạo đạt tiêu chuẩn, công nghệ chế biến gạo xuất khẩu tất yếu phải qua các công đoạn như hình vẽ sau: Sơ đồ chế biến gạo xuất khẩu Ruộng lúa Sơ chế (phơi sấy) Kho Lúa nguyên liệu Làm sạch lúa (loại tạp chất) Tách lúa gạo Chà trắng (xay) Đánh bóng Sàng Phân loại Thùng chứa Thùng chứa Thùng chứa Cát, sạn, hạt cỏ, rơm Xử lý điều chỉnh độ ẩm (sấy) Vỏ trấu Bóc vỏ trấu (xay) Lúa Cám Gạo bể Cám Gạo bể Gạo nguyên Tấm Pha trộn Vô bao Bao đay Kho Xuất khẩu Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các khâu sau thu hoạch lúa gạo đã được chú ý trong vài năm gần đây. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nên hệ thống đó vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu cầu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Nếu chúng ta giảm 30% tổn thất sau thu hoạch so với mức tổn thất hiện nay, thì sẽ tăng được sản lượng từ 810 đến 850 ngàn tấn thóc. Ngoài ra còn có thể nâng cao đáng kể chất lượng gạo xuất khẩu mà kết quả đó đưa lại thu nhập cũng tương đương hàng trăm ngàn tấn thóc. Hiện nay 3 khâu có tỷ lệ tổn thất cao nhất là phơi sấy, bảo quản và xay xát. Tổn thất ở 3 khâu này chiếm tới 70% tổng lượng tổn thất sau thu hoạch. Do đó thời gian tới, cần tập trung khắc phục hoàn thiện: Trước hết là hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch, hiện nay Việt Nam làm kho thóc chủ yếu vẫn dựa vào ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc từ 19-21% xuống 15-16% ở Đồng bằng Sông Cửu Long và xuống 13-14% ở Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên do thiếu sân phơi, người nông dân, nhất là các tỉnh phía Nam, thường phơi thóc trên đường nhựa làm cản trở giao thông và tạo độ gãy nát cao lúc xay xát. Mặt khác, vụ hè thu ở Nam Bộ thu hoạch vào mùa mưa nên không phơi nắng được. Để khắc phục tình trạng đó, một số xí nghiệp xay xát lớn và các cơ sở kho đã lắp đặt hệ thống máy sấy do nước ngoài sản xuất, nhưng các thiết bị đó chưa thật phù hợp với điều kiện Việt Nam, do sử dụng nhiên liệu quá đắt. Trong thời gian tới cần hoàn thiện kỹ thuật và từ đó để nhân ra diện rộng một số mô hình thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các loại nhiên liệu sẵn có và rẻ tại địa phương (rơm, trấu, củi, than,...) do các cơ sở nghiên cứu trong nước thiết kế và chế tạo. Thứ hai, phải tăng cường công nghệ bảo quản thóc gạo theo những hướng sau: áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín gạo xát trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí Nitơ trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh. Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc, không làm nhiễm bẩn môi trường để bảo quản thóc gạo ở các kho lớn và gia đình. Sản xuất các thiết bị kho chứa với dung tích gia đình từ 200-2.000 kg cho các tỉnh phía Bắc và 1.000-5.000 kg cho các tỉnh phía Nam. Đây là hướng đi có nhiều ưu điểm, cần khẩn trương triển khai ra diện rộng ở hai vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của nước ta. Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua thóc gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đầu tư vào hệ thống này vừa làm giảm tổn thất, vừa nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đồng thời làm giảm thời gian bốc xếp tại các bến bãi đầu mối. Thứ ba, là nâng cao công nghệ xay xát. Đối với hệ máy móc nhỏ dưới 1 tấn/giờ, nên cải tiến theo kiểu Nhật Bản: dùng máy xay quả lô cao cu, sàng phân ly kiểu Yanmar và dùng máy xát Noda. Đối với các máy xay xát 15 tấn/ca cần cải tạo và bổ sung vào đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân loại gạo. Có thể nói, ở khâu xay xát trong vài năm qua chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc so với trước kia. Trong tương lai gần, cần trang bị hơn nữa các công nghệ xay xát tiên tiến của thế giới. kết luận Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân thông qua xuất khẩu các quốc gia có được một nguồn ngoại tệ nhằm trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ tiến bộ của khoa học và công nghệ thế giới, không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở nước ta những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế. Đề án đã phân tích và đánh giá được những thuận lợi cũng như những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Qua đó, đề án cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới. Có như vậy, nông sản của Việt Nam nói chung và gạo nói riêng mới cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, Mỹ, ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan để đứng vững trên thị trường. Xuất khẩu gạo mới thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Cuối cùng cho phép em được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới thầy giáo đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên vấn đề đưa ra và giải quyết trong đề án còn sơ suất và thiết sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô giáo để đề án hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1-/ Thời báo Kinh tế số 82/99, số 28/98, số 82/98, số 99/98, số 83/98, số 103/98, số 81/99. 2-/ Tạp chí Ngoại thương số 25/99, số 15,17/99, số 3/99, 1/99, 6+7+8/99. 3-/ Tạp chí Thương nghiệp Thị trường Việt Nam, 1/96, 5/98. 4-/ Tạp chí Thị trường giá cả số 8/99, số 10/99, số 11/99, số 6/99, số 4/99. 5-/ Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 252 (5/99). 6-/ Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 6 (56) 1998. 7-/ Tạp chí Kinh tế và dự báo số 9/99. 8-/ Tạp chí Thương mại số 20/1997, số 1/97. 9-/ Kinh doanh gạo trên thế giới, TTTT Thương mại. 10-/ Một số vấn đề về sản xuất - mậu dịch nông sản trên thế giới, TTTT Thương mại. 11-/ Marketing gạo sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ như thế nào để đạt hiệu quả. H.Licosaxuba. 12-/ Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21. NXB-Chính trị quốc gia. 13-/ Mấy vấn đề kinh doanh lương thực ở Việt Nam. PTS. Vũ Đình Ngọc - NXB - Nông nghiệp. 14-/ Giáo trình: Kinh tế thương mại, giao dịch và thanh toán thương mại quốc tế. 15-/ Thời báo kinh tế Sài gòn số 41/99. 16-/ Kinh tế và phát triển số 20/97. 17-/ Lương thực Việt Nam thực tế và giải pháp. Trần Hoàng Kim - NXB thống kê. 18-/ Lương thực Việt Nam thời đổi mới hướng xuất khẩu. PTS - Nguyễn Trung Vãn - NXB Chính trị quốc gia. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0733.doc
Tài liệu liên quan