Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở công ty điện lực thành phố Hà Nội

Việc quản lý tại địa bàn cơ sở còn nhiều yếu kém, đặc biệt trong khâu kinh doanh bán điện. Trước đây chỉ tiêu chủ yếu của Công ty là quản lý vận hành an toàn, nên khi các chỉ tiêu kinh doanh phải được coi trọng do yêu cầu hạch toán trong cơ chế thị trường thì trình độ quản lý kinh doanh cấp cơ sở chưa theo kịp. Việc quản lý chặt chẽ việc mua bán điện cho tới từng khách hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở từng khu vực vẫn chưa được làm tốt. -Công tác giảm tổn thất điện năng còn chậm nhất là tổn thất thương mại do chưa thực hiện tốt các công tác sau: Công tác quản lý lưới điện còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Công ty đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. Việc thực hiện quy trình kinh doanh bán điện như lập hoá đơn, truy thu, thoái hoàn, quản lý hóa đơn .còn chưa đúng. Nghiệp vụ kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc trực tiếp chưa cao nên việc áp giá điện còn thiếu chính xác, gây thất thoát cho Công ty. Việc thực hiện các chế độ báo cáo hàng kỳ chưa nghiêm túc, phản ánh một thực trạng quản lý lỏng lẻo ở Điện lực quận, huyện. Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm điện chưa đảm bảo nhiều đồng hồ đã được kiểm định kẹp chì liêm phong nhưng khi vận hành trên mạng lưới lại hoạt động thiếu chính xác gây tổn thất điện năng. Theo quy định của Công ty, mỗi khách hàng chỉ được lắp đặt một đồng hồ đo đếm điện năng. Đối với khách hàng sử dụng điện với nhiều mục đích khác nhau thì áp giá bán điện theo tỷ lệ % giá và tỷ lệ này thường không chính xác làm giảm doanh thu của Công ty.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở công ty điện lực thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo chất lượng điện của hệ thống, của lưới điện. Nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị vận hành trên lưới và các thiết bị sản xuất khác. Về mặt thiết bị vật tư: công ty được phép mua và bán các loại vật tư, thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho nhiệm vụ của mình, được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các đơn vị khác theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật và quy định phân cấp của công ty. 1.4/ Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Để hoàn thành các nhiệm vụ và đảm bảo kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, bộ máy ban quản lý của công ty điện lực Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Ban lãnh đạo công ty gồm: 1 Giám đốc: Nguyễn Việt Quang. 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật: Trần Đức Hùng Phó giám đốc kinh doanh: Vũ Quang Hùng Phó giám đốc đầu tư xây dựng: Nguyễn Văn Trọng Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty và trực tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng thanh tra, phòng bảo vệ quân sự, phòng kinh tế đối ngoại, phòng xuất nhập khẩu và phòng kiểm toán nội bộ. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mình phụ trách: Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng công tơ , xưởng vật tư, xưởng 110KV, xưởng thiết kế, xí nghiệp xây lắp. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện. Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp các phòng sau: Phòng kinh doanh bán điện, phòng quản lý điện nông thôn và trung tâm máy tính. Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo, điều hành các công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình điện, Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: phòng quản lý dự án, phòng quản lý đầu tư, trung tâm thiết kế điện, xí nghiệp xây lắp điện. Ngoài ra Giám đốc và các Phó giám đốc còn chỉ đạo 11 điện lực các Quận, huyện. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban: Văn phòng: Là đơn vị hành chính quản trị giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý công tác văn thư,lưu trữ, tuyên truyền của công ty. Phòng kế hoạch: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong công ty, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Tổng hợp, cân đối xây dựng kế hoạch tổng thể cho toàn công ty. Sau khi có kế hoạch sản xuất kinh doanh phòng kế hoạch có nhiệm vụ cân đối các nguồn vốn của công ty tham mưu cho Giám đốc để sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ giao kế hoạch cho các phòng ban và các đơn vị trực thuộc, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và cùng với các đơn vị này tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch được giao. Phòng tổ chức lao động: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện lao động và tiền Xí nghiệp các Quận,huyện Giám đốc Phó giám đốc đầu tư xây dựng Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Xưởng 110KV Trung tâm điều độ thông tin Xưởng công tơ Đội thí nghiệm Văn phòng P. Tổ Chức Lao động P. Kế Hoạch P. Kỹ thuật P. Vật tư P. Bảo hộ lao động P. KTĐN Và XNK P. Thanh tra P. Tài Chính Kế Toán P. Quản lý đầu tư P. Quản lý dự án Trung tâm thiết kế điện Xí nghiệp xây lắp điện P. Quản lý điện nông thôn P. Kinh doanh BĐ Trung tâm Máy tính P. Kiẻm toán nội bộ P. Bảo Vệ Qsự Sơ đồ tổ chức của công ty điện lực Hà Nội lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong toàn công ty. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch để xây dựng kế hoạch về nhân lực đảm bảo đủ lao động cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lý về kỹ thuật trong khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa và cải tạo lưới điện của công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn sản xuất vận hành trong công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật. Phòng kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu: Giúp Giám đốc công ty quản lý điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh, cũng như quy định của nhà nước về chế độ kế toán. Phòng quản lý dự án và phòng quản lý đầu tư: giúp Giám đốc điều hành các dự án, thực hiện chức năng đầu mối trong công việc tổ chức, lập duyệt các dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quản lý quá trình thực hiện các dự án cho tới lúc nghiệm thu. Bàn giao công trình qua việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi công xây lắp nhằm hoàn thành công trình bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư. Mười một điện lực các Quận, huyện là: Điện lực Hoàn Kiếm Điện lực Đống Đa Điện lực Hai Bà Trưng Điện lực Ba Đình Điện lực Thanh Xuân Điện lực Tây Hồ Điện lực Từ Liêm Điện lực Thanh Trì Điện lực Sóc Sơn Điện lực Đông Anh Điện lực Gia Lâm II./ tổ chức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội 1./ Phương thức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ là do sự vận động của quy luật cung cầu quyết định. Nhưng điện năng là mặt hàng do Nhà nước độc quyền quản lý do đó phương thức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có nhiều điểm đặc biệt: Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sau đó tổ chức kinh doanh bán điện cho khách hàng. Giá mua điện do Tổng Công ty định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc… có tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên. Tuy là hạch toán độc lập, nhưng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội không chủ động trong việc chọn nhà cung cấp và không thể tác động vào giá mua sản phẩm đầu vào. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công ty, mọi quyết định của Tổng Công ty về giá bán điện đều có ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội bán điện cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối của mình gồm 11 Điện lực quận huyện để các Điện lực trực tiếp bán điện tới tay hộ tiêu dùng. Giá bán điện năng cho các khách hàng, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội không được quyền quyết định mà do ủy ban vật giá Nhà nước quy định tùy theo mục đích sử dụng điện của khách hàng. 2./ Quy trình kinh doanh bán điện tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Nói về quy trình kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội ta có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới. Giai đoạn quản lý, theo dõi việc tiêu thụ điện. Giai đoạn tính toán và thu tiền điện. Các giai đoạn nối tiếp nhau hình thành nên một quy trình bán điện khép kín ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Dưới đây là chi tiết nội dung của từng giai đoạn: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới: ở giai đoạn này sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ của khách hàng Trưởng Điện lực Quận Phó trưởng Điện lực phụ trách kinh doanh bán điện Tổ treo tháo công tơ Ban kinh doanh Bộ phận cắt điện đòi nợ Các tổ quản lý tổng hợp trên địa bàn phường Sơ đồ tổ chức kinh doanh bán điện ở Điện lực quận Trưởng Điện lực Huyện Phó trưởng Điện lực phụ trách chung Tổ treo tháo công tơ Ban kinh doanh Bộ phận cắt điện đòi nợ Các tổ quản lý khu vực Sơ đồ tổ chức kinh doanh bán điện ở Điện huyện Tổng công ty cho phép Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội giữ lại một phần tiền khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho tình hình tài chính của Công ty Điện lực Thành Phố Hà Nội thêm khó khăn. Đứng trước thực tế như vậy, để có đủ lượng vật tư tài chính cho các công trình đại tu xây dựng lưới, Công ty đã mạnh dạn điều hoà các nguồn vốn có trong tay, tận dụng tối đa nguồn vốn do khách hàng ứng trước để dự trữ vật tư đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng hoàn thiện lưới. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội xét trên khía cạnh kinh tế có thể coi như là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điện năng. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội mua điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, sau đó thông qua hệ thống lưới phân bố, các trạm biến áp đưa điện năng tới tận người tiêu dùng. Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng được tính bằng chỉ số đồng hồ đo đếm điện năng. Từ đầu năm 1994 trở lại đây, tât cả khách hàng mua điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đều được lắp đặt công tơ đo đếm và ký hợp đồng mua bán điện cho dù khách hàng mua điện lâu dài hay tạm thời, chấm dứt tình trạng dùng điện khoán, nhờ đó tình trạng tổn thất điện năng của toàn Công ty đã giảm xuống. Công tác quản lý điện năng thương phẩm được chính xác hơn, chặt chẽ hơn, phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cũng như các đơn vị thành viên. Trong các năm 1997, 1998, 1999 Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán điện và đạt được một số kết quả sau đây: Điện năng thương phẩm mà Công ty phân phối trong năm 1997 là 1.269.961.000 Kwh tăng 15,97% so với năm 1996dkjhed , năm 1998 là 1.535.258.004 Kwh tăng 20,89 % so với năm 1997,năm 1999 là 1.689.048.768 Kwh tăng 10,02% so với năm 1998 với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997- 1999 là 15,33 %. Tuy chỉ kinh doanh một loại hàng hóa, nhưng mục đích sử dụng điện của khách hàng khác nhau nên giá bán cũng khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, phân tích, đánh giá tình hình và xây dựng sát với thực tế, tổng điện năng thương phẩm của toàn Công ty cùng điện năng thương phẩm của các Điện lực thành viên được chia làm 5 thành phần phụ tải chính: công nghiệp, động lực phi công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, ánh sáng. Bảng 1: kết cấu điện năng thương phẩm giai đoạn 1997 – 1999 Đơn vị: đồng Thành phần Sản lượng điện năng thương phẩm Tỉ lệ 99 so với 97 (%) Tốc độ tăng BQ(%) 1997 1998 1999 I./ Điện đầu nguồn 1.550.455.041 1.834.444.776 1.993.937.772 128,59 113,40 - Điện tổn thất 280.494.041 299.786.772 309.728.408 - Tỷ lệ tổn thất 18,09 16,31 15,25 II./ Điện năng thương phẩm 1.269.961.000 1.535.258.004 1.689.048.768 133,00 15,33 1. Công nghiệp 288.093.000 324.589.353 359.500.703 124,79 11,77 2. Động lực phi công nghiệp 109.164.000 107.969.257 112.281.771 102,86 1,43 3. Giao thông vận tải 15.397.000 17.797.729 19.407.702 126,46 12,45 4. Nông nghiệp 126.019.000 158.050.602 171.434.961 136,04 16,64 5. ánh sáng 731.288.000 926.849.063 1.026.360.631 140,35 18,47 Qua phân tích số liệu ở bảng 1 ta nhận thấy: ã Điện năng thương phẩm của thành phần công nghiệp năm 1998 tăng 12,67% so với năm 1997, năm 1999 tăng 10,76% so với năm 1998 với tốc độ tăng bình quân là 11,71%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần động lực phi công nghiệp năm 1998 so với năm 1997 giảm 1,1%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 3,99%, tốc độ tăng bình quân là 1,43% ã Điện năng thương phẩm của thành phần giao thông vận tải năm 1998 so với năm 1997 tăng 15,61%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 9,39%, tốc độ tăng bình quân là 12,45%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần nông nghiệp năm 1998 so với năm 1997 tăng 25,42%, nâưm 1999 so với năm 1998 tăng 10,74%, tốc độ tăng bình quân là 16,64%. ã Điện năng thương phẩm của thành phần ánh sáng năm 1998 so với năm 1997 tăng 26,74%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 10,74%, tốc độ tăng bình quân là 18,47%. Nhìn chung trong giai đoạn 1997-1999 tốc độ tăng điện năng thương phẩm toàn bộ hay từng thành phần đều có xu hướng tăng chậm dần, trong đó thành phần ánh sáng có tốc độ tăng cao nhất. Có được kết quả này một phần là do điện đầu nguồn tăng lên, một phần là do tổn thất điện giảm xuống. Cụ thể là: ã Nhìn vào bảng 1 ta thấy, điện đầu nguồn của Công ty năm 1998 so với năm 1997 tăng 18,32%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 8,96%, tốc độ tăn g bình quân là 13,40%. Có thể nói nhu cầu dùng điện tăng lên nên sản lượng điện đầu nguồn tăng lên. Nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: nhu cầu dùng điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 1997-1999 Đơn vị: Người Thành phần 1997 1998 1999 3 pha 1 pha 3 pha 1 pha 3 pha 1 pha 1.Công nghiệp 3000 0 3151 0 4466 0 2.Động lực phi CN 370 0 402 0 422 0 3.Giao thông vận tải 28 0 29 0 29 0 4.Nông nghiệp 388 0 429 0 474 0 5.ánh sáng 5.924 254.734 6.563 271.238 6.785 295.523 Tổng cộng 9.710 254.374 10.574 271.238 12.176 259.523 Qua số liệu trên, ta thấy những thành phần có nhu cầu lớn thì sản lượng điện năng thương phẩm lớn hay nói một cách khác tốc độ tăng của điện năng thương phẩm tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng điện. Thực vậy, ta thấy rằng số lượng khách hàng dùng điện có xu hướng tăng chậm dần. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tới tốc độ tăng điện năng thương phẩm bởi vì nó do thị trường quyết định Công ty chỉ có thể xác định được chứ không thể thay đổi được. ã Về tổn thất điện năng: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giá mua và giá bán điện Công ty đều không thể quyết định được nên muốn kinh doanh có lãi thì phải tăng được sản lượng điện năng thương phẩm hay nói cách khác là phải tăng nhu cầu dùng điện và tìm cách fiảm tổn thất điện năng. Có thể nói: tổn thất điện năng là nhân tố chủ quan tác động đến Công ty vì nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất thì sản lượng điện năng thương phẩm sẽ tăng. Do đó, khi tăng tốc độ cơ học của nhu cầu điện chậm dần và đi dần vào bão hoà thì vấn đề cốt lõi để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao là giảm tổn thất điện năng nhất là điện năng thương mại. Qua bảng 1 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, năm 1997 tỷ lệ là 18,9%, năm 1998 là 16,31% năm 1999 còn 15,25. Có được thành tích này là do Công ty đã thực hiện tốt các công việc sau: - Trong năm toàn Công ty đã tiến hành thực hiện 154 công trình cải tạo lưới hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Sau khi cải tạo, tỷ lệ tổn thất ở các trạm này đã giảm xuống một cách rõ rệt. Tổn thất các trạm công cộng sau khi hoàn thiện Điện lực Đống Đa Tên trạm Dung lượng (KVA) Tổn thất trước hoàn thiện (%) Tổn thất sau hoàn thiện (%) 1. Long Biên 2 400 55,52 11,76 2. Xóm dân chủ 320 72,79 14,49 3. Luyện kim màu 630 71,20 9,23 4. Trần Quý Cáp 3 400 87,08 16,81 5. Giảng Võ 1 320 79,45 16,81 6. Khâm Thiên 4 320 51,54 12,90 7. Cột ngõ 8 T.Phụng 630 63,45 22,26 8. Làng Kim Liên 1 400 39,50 11,69 9. Kim Liên D 400 43,95 11,33 10. Khâm Thiên 750 46,26 12,35 Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, trong năm 1999 Công ty đã tiến hành củng cố 482 hòm công tơ cũ, phúc tra 18.265 công tơ, đã phát hiện thay thế 1.809 công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh (chiếm tỷ lệ 10%). -Trước đây, trong nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp, điện năng được coi như là một sản phẩm dùng chung của toàn xã hội, thêm vào đó hệ thống lưới điện phân phối không được đổi mới và công tác quản lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho hành vi ăn cắp điện gây tổn thất điện thương mại. Thực hiện chỉ thị 89/HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ăn cắp điện, công tác kiểm tra sử dụng điện đã được tăng cường hơn các năm trước. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố lập nhiều đoàn kiểm tra liên nghành Điện lực – công an thường xuyên kiểm tra chế độ sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được 6.040.134.795 đồng ( tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm ). Trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc. Năm 1999 toàn Công ty đã phát sinh 11.007 công tơ mất chết cháy. Nhờ có chuẩn bị trước nên số công tơ trên đã được thay thế kịp thời. Trong số khách hàng mua điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có rất nhiều khách hàng có nhu cầu tiêu thụ điện năng với công suất lớn, sản lượng nhiều, chất lượng điện áp ổn định như các nhà máy, khách sạn, các trung tâm thông tin, thương mại... Đối với những khách hàng này Công ty cho phép họ bỏ vốn ra đầu tư xây dựng trạm biến áp riêng. Việc mua bán điện sẽ thông qua đồng hồ đo đếm đặt ở phiá hạ thế hay cao thế tuy theo hợp đồng mua bán điện mà hai bên thỏa thuận. Những trạm biến áp kiểu này gọi là những trạm biến áp chuyên dùng. Với các khách hàng này, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn của khách hàng, đồng thời vẫn bán được điện năng. Tỷ lệ tổn thất của các trạm chuyên dùng là rất nhỏ (chủ yếu tổn hao don biến áp) và chi phí quản lý rất ít ( vì khách hàng phải tự quản lý nghành điện chỉ vận hành sửa chữa theo hợp đồng đã ký kết). Tuy nhiên do đây là khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn nên hệ thống đo đếm điện năng không chính xác hoặc việc áp giá bán điện không đúng sẽ gây thiệt hại cho Công ty. Chính vì thế,bên cạnh công tác kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng thông thường, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc sử dụng điện của một số trạm chuyên dùng do khách hàng quản lý. Qua kiểm tra 316 công tơ, phát hiện ra 78 trường hợp chưa áp giá kinh doanh, 59 trường hợp chưa áp đúng giá và một số sai sót về kỹ thuật khá, kịp thời khắc phục, hoàn thiện; phạt và truy thu 120 triệu đồng. Tóm lại, nhờ áp dụng một loạt các biện pháp đồng bộ, kịp thời mà trong năm 1999 tỷ lệ tổn thất của toàn Công ty đã giảm đi đáng kể dẫn đến sản lượng điện thương phẩm tăng, đây là thành tích của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội trong công tác kinh doanh. Như chúng ta đã biết, đặc thù của quá trình kinh doanh bán điện là khách hàng sử dụng điện trước trả tiền điện sau. Do đó có một khoảng cách thời gian giữa việc dùng điện và thanh toán tiền điện cho nên việc thu hết tiền điện phát sinh là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Các biện pháp kỹ thuật và kinh tế nhằm giảm tổn thất điện năng mới chỉ tác động tới doanh thu bán điện, còn việc thu hết tiền điện phát sinh mới đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh bán điện. Nhờ nhận thức đúng được tầm quan trọng của công tác thu tiền điện nên ngay từ khi mới thành lập Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện các Điện lực giải quyết triệt để việc thu tiền điện phát sinh. Kết quả là: Bảng 3: tình hình thu nộp tiền điện của toàn Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm Số thu Tỉ lệ (%) Kh/th Dư nợ Kế hoạch Thực hiện 1997 670.750 734.215 109,46 37.507 1998 907.572 1.015.629 119,91 37.887 1999 1.106.820 1.233.615 111,46 56.507 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch về thu nộp tiền điện nhưng so với thực tế phát sinh thì số dư nợ tiền điện vẫn chưa được thực hiện tốt vì số dư nợ vẫn còn cao. Việc đòi nợ cũ năm 1999 tuy có nhiều tiến bộ song vẫn chưa đạt yêu cầu, tính đến 30/12/1999 dư nợ toàn công ty là 56.570 triệu đồng, đặc biệt là việc đòi nợ của thành phần ánh sáng gặp nhiều khó khăn, nợ của thành phần này là 47.334 triệu đồng. Tình hình dư nợ của năm 1999 thực hiện qua bảng dưới đây: Tiền điện dư nợ toàn Công ty năm 1999 Đơn vị: Triệu đồng Thành phần Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số thu được trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (4/3) 1. Công nghiệp 9.647 271.291 279.517 1.367 103,05 2. Động lực phi công nghiệp 2.272 88.603 87.503 3.372 98,76 3. Giao thông vận tải 317 14.540 15.356 -499 105,61 4. Nông nghiệp 5.959 67.641 68.667 4.933 101,52 5. ánh sáng 19.690 793.400 765.756 47.334 96,52 Tổng cộng 37.885 1.237.475 1.237.475 56.507 99,65 Khắc phục nhược điểm của năm 1997, 1998 năm 1999 Công ty đã tập trung giải quyết dứt điểm nợ đọng của khách hàng nông lâm thủy sản, HTX nông nghiệp và giao thông vận tải nên số dư nợ tiền điện tồn đọng so với số phát sinh chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Số dư nợ tiền điện phát sinh chủ yếu là do của năm trước đọng và Công ty cũng đang tìm cách để giảm số dư nợ này xuống. Đội ngũ thu ngân viên qua quá trình tổ chức lại kết hợp với tác động của biện pháp kinh tế đã trưởng thành, luôn bám sát khách hàng để hoàn thành tốt chỉ tiêu thu nộp tiền điện. Trong kinh doanh vấn đề quan trọng là vốn, nhưng không phải vốn lớn là kinh doanh có hiệu quả, mà vấn đề là hiệu quả sử dụng vốn và khả năng quay vòng vốn nhanh. Thế vốn lại là vấn đề hết sức khó khăn đối với Công ty. Nhưng Công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục sự thiếu vốn này, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty đã không ngừng tăng doanh số bán qua các năm, đồng thời giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Báo cáo kết quả kinh doanh bán điện Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Kí hiệu 1997 1999 - Doanh thu bán điện (1) 734.215 1.233.615 - Thuế doanh thu (2) 58.738 98.689 1. Doanh thu thuần (1-2) (3) 675.477 1.137.926 2. Giá vốn hàng bán (4) 571.848 994.144 3. Lãi gộp (3-4) (5) 103.630 140.812 4. Chi phí hàng và quản lý (6) 36.595 45.064 5. Lãi thuần (5-6) (7) 67.035 95.748 6. Thuế lợi tức (8) 16.759 23.937 7. Các loại thuế khác (9) 4.638 5.203 8. Lãi dòng (7-8-9) (10) 45.638 66.608 Từ bảng trên ta tính được các chỉ tiêu sau: Tỷ suất doanh lợi: - Năm 1997 là 0,0622 - Năm 1999 là 0,057 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh là: - Năm 1997 là 0,663 - Năm 1999 là 0,054 Xét hai chỉ tiêu trên ta thấy năm 1999 lợi nhuận sinh ra trên 1 đồng doanh số giảm 0,0052 đồng, lợi nhuận có được trên 1 đồng chi phí giảm 0,123 đồng. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng được lượng bán điện, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng hơn các năm trước mà chi phí vẫn tăng do đó nguyên nhân gây ra tình trạng này là nguyên nhân khách quan. thật vậy, xem xét năm 1997 nguồn nước thuỷ điện về nhiều hơn so với kế hoạch đề ra tức là giá bán điện đầu nguồn giảm mà gia bán điện không thay đổi cho nên giá thành thực tế của Công ty giảm hơn so với mức giá quy định. Còn năm 1999 nguồn nước khan hiếm hơn nên mặc dù Công ty trong khả năng của mình đã triệt để tiết kiệm các chi phí nhưng giá thành vẫn cao hơn so với năm 1997. Tuy vậy xét về mặt lợi nhuận của Công ty trong năm 1999 tăng 20.970 triệu đồng tương đương với 1,46 là so với năm 1997 đây là thành tích của Công ty trong kinh doanh bán điện. Nói tóm lại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã hoàn thành được một khối lượng công việc lớn, nộp ngân sách nhà nước 504.104 triệu đồng, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng so với kế hoạch, giải quyết dứt điểm một phần nợ đọng, từng bước nâng cao chất lượng cung ứng điện và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty. VI./ những thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. 1./ Những thuận lợi: -Về nhu cầu dùng điện: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước với tổng diện tích 922,8Km, chia ra thành 7 quận nội thành và 5 quận ngoại thành với tổng số dân 2.187.000 người trong đó riêng khu vực nội thành là 987.000 người. Sau hơn 15 năm đổi mới Hà Nội đã vượt qua thời kỳ suy thoái, kinh tế tăng trưởng nhanh gdp bình quân của thời kỳ 1991-1995 là 11,9% gdp bình quân đầu người là 9,5%/năm. Năm 1996 đạt750 USD/ người. Hiện tại tỷ trọng các nghành trong cơ cấu kinh tế Hà Nội như sau: - Công nghiệp:33,2% - Thương mại, dịch vụ, du lịch:61,6% - Nông nghiệp:5,3% Đặc điểm nổi bật của thủ đô năm 1998 là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với một số vốn đầu tư 2.622 tỷ USA Hà Nội đã dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này. Đời sống văn hoá xã hội thủ đô đã có nhiều tiến bộ, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và trang bị khá hiện đại, 100% số xã ngoại thành đã có điện thoại cứ 100 người dân Thành phố có 10 máy điện thoại. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, dân số kế hoạch hoá gia đình và các hoạt động xã hội khác có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Nhu cầu điện lực được dự báo theo tương quan giữa tăng trưởng điện năng với mức tăng trưởng của từng nghành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là: điện năng thương phẩm khu vực Hà Nội năm 1999-2001 Đơn vị: Triệu Kwh Thành phần 1999 2000 2001 1.Công nghiệp 490 580 750 2.Động lực phi CN 140 161 186 3.Giao thông vận tải 26 30 34 4.Nông nghiệp 262 288 318 5.ánh sáng 832 915 1.002 Tổng cộng 1.750 1.974 2.245 - Về đầu tư cải tạo lưới điện: Được sự quan tâm đầu tư của cấp trên trong những năm qua Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã được cấp một số vốn đáng kể để đầu tư cải tạo lưới điện nhằm thực hiện tốt hơn công tác cung ứng và giảm tổn thất. Trong năm 1999 Tổng công ty Điện lực Việt Nam tạm giao kế hoạch đại tu sửa chữa lớn cho Công ty là 52 tỷ đồng. Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị xin điều chỉnh kế hoạch đại tu là 46,2 tỷ đồng, chín tháng đầu năm 1999 giá trị khối lượng các công trình đại tu sửa chữa lớn của Công ty triển khai là 27 tỷ đồng đạt 58,4%. -Bên cạnh đó việc áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào trong lĩnh vực quản lý, việc trang bị dần hệ thống máy vi tính đã giúp cho quá trình lưu thông thông tin linh hoạt nhanh chóng hơn tạo điều kiện để ra các quyết định quản lý được kịp thời chính xác. -Cùng với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền Thành phố và địa phương, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đang tiến hành tổ chức lại công tác quản lý khách hàng, lập lại kỷ cương trong cung ứng và tiêu thụ điện. Công ty có những mối quan hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền cơ sở, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp chính quyền cũng là một thuận lợi cơ bản của Công ty. -Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, thật sự trở thành một nhân tố quyết định sự trưởng thành vươn lên trong đổi mới của Công ty. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều, đoàn kết đã giúp Công ty thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh doanh bán điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có được như vậy là do Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách đào tạo con người tốt nên luôn tận dụng được các nhân tố tích cực trong cán bộ công nhân viên, có biện pháp khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị. Trình độ quản lý cũng như nhận thức của cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao. - Cuối cùng là việc được phân cấp rõ ràng, được nhiều quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh hơn những năm trước cũng là một thuận lợi cơ bản trong thời gian tới của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. 2./ Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, thực tiễn công tác kinh doanh bán điện tai Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cũng còn có nhiều tồn tại bức xúc cần giải quyết. Cụ thể là: a./ Những tồn tại khách quan: -Về nguồn điện cung ứng cho Công ty: Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội mua điện đầu nguồn Tổng công ty Điện lực Việt Nam, do đó có thể nói đây là nhân tố đầu vào cơ bản phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện của Công ty. Nguồn điện là yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, khi mùa mưa đến lượng nước nhiều khiến giá thành sản phẩm điện thấp. Ngược lại, vào mùa khô lượng nước ít dẫn tới tình trạng không đủ điện để cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân buộc Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội phải cắt điện ở một số khu vực vào giờ cao điểm tuy thời gian mất điện không lâu. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của Công ty. -Về tâm lý tiêu dùng của dân cư: Có thể nói trên địa bàn Hà Nội trình độ dân cư rất đa dạng nhưng nhìn chung đều chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, các hiện tượng tiêu cực trong mua bán điện vẫn còn xảy ra khá lớn nhất là khu vực tập chung chủ yếu là dân cư lao động. Mặt khác, do chưa có hiểu biết nhiều về các thiết bị điện nên khi lựa chọn mua sắm họ không quan tâm đến khả nâưng tiết kiệm điện của nó mà chỉ chú ý đến giá của nó. Trong trường hợp những người mua thiết bị lại không phải là những người trả chi phí vận hành, ví dụ như xây dựng một toà nhà, chủ thầu là người mua thiết bị điện trong khi đó người thuê nhà sẽ là người trả chi phí vận hành. Vì vậy, việc tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện vào giờ cao điểm của Công ty chưa mang lại hiệu quả cao. -Về các chủ trương, chính sách quy định của Nhà nước: Trong những năm vừa qua, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của nghành về công tác kinh doanh bán điện có rất nhiều xáo trộn. Cho dù đó là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình cải cách đổi mới trong cơ chế quản lý nhưng nó không khỏi gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện nói chung và của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói riêng. Đặc biệt là việc thay đổi giá bán điện nhiều lần trong các khoảng thời gian rất ngắn đã để lại những hậu quả không nhỏ trong công tác kinh doanh bán điện như thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, tuyên truyền phổ biến mức giá mới... Mặt khác nó chưa có tác dụng khuyến khích việc sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm điện năng cũng như góp phần cải thiện biểu đồ phụ tải. b./ Những tồn tại chủ quan: -Về lưới điện phân phối: Một số vùng lưới điện đã quá cũ nát, đã lâu không được hoàn thiện nên rất khó khăn trong công tác quản lý và kinh doanh bán điện. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên không thể tiến hành đầu tư lớn cho công tác cải tạo được. Quá trình đô thị hoá và xây dựng ở Thành phố Hà Nội không có kế hoạch nên việc cấp điện cho những khu mới xây dựng thương bị động chắp vá gây khó khăn cho công tác quy hoạch và phát triển lưới điện cũng như công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện. -Trong quản lý tại địa bàn: Việc quản lý tại địa bàn cơ sở còn nhiều yếu kém, đặc biệt trong khâu kinh doanh bán điện. Trước đây chỉ tiêu chủ yếu của Công ty là quản lý vận hành an toàn, nên khi các chỉ tiêu kinh doanh phải được coi trọng do yêu cầu hạch toán trong cơ chế thị trường thì trình độ quản lý kinh doanh cấp cơ sở chưa theo kịp. Việc quản lý chặt chẽ việc mua bán điện cho tới từng khách hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở từng khu vực vẫn chưa được làm tốt. -Công tác giảm tổn thất điện năng còn chậm nhất là tổn thất thương mại do chưa thực hiện tốt các công tác sau: Công tác quản lý lưới điện còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Công ty đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. Việc thực hiện quy trình kinh doanh bán điện như lập hoá đơn, truy thu, thoái hoàn, quản lý hóa đơn ...còn chưa đúng. Nghiệp vụ kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc trực tiếp chưa cao nên việc áp giá điện còn thiếu chính xác, gây thất thoát cho Công ty. Việc thực hiện các chế độ báo cáo hàng kỳ chưa nghiêm túc, phản ánh một thực trạng quản lý lỏng lẻo ở Điện lực quận, huyện. Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm điện chưa đảm bảo nhiều đồng hồ đã được kiểm định kẹp chì liêm phong nhưng khi vận hành trên mạng lưới lại hoạt động thiếu chính xác gây tổn thất điện năng. Theo quy định của Công ty, mỗi khách hàng chỉ được lắp đặt một đồng hồ đo đếm điện năng. Đối với khách hàng sử dụng điện với nhiều mục đích khác nhau thì áp giá bán điện theo tỷ lệ % giá và tỷ lệ này thường không chính xác làm giảm doanh thu của Công ty. Thủ tục ký kết hợp đồng còn gây nhiều phiền hà cho khách hàng, công tác quản lý khách hàng chưa chặt chẽ gây ra tình trạng nhầm lẫn khách hàng giữa các trạm biến áp khiến công việc tính toán không chính xác. -Về công tác thu nộp tiền điện: Việc đối chiếu nợ hàng năm các Điện lực không thực hiện đúng theo quy định của Công ty. Việc cắt điện đòi nợ thiếu kiên quyết triệt để. Trong nhiều năm qua không thực hiện được việc thanh lý công nợ tiền điện hàng năm, việc quản lý yếu kém công nợ tiền điện của nhiều năm trước đây đã để lại số tiền nợ đọng kéo dài không giải quyết được. -Về trình độ cán bộ công nhân viên : Lực lượng nghiệp vụ tác nghiệp các khâu kinh doanh bán điện còn mỏng, trình độ còn nhiều điểm bất cập. Việc trang bị các thiết bị hiện đại để thực hiện cho công tác kinh doanh bán điện mới chỉ đang diễn ra ở bước đầu tiên nên có nhiều điểm chưa đồng bộ. Năng lực tiếp thu các kỹ thuật cao của cán bộ công nhân viên tại Điện lực còn yếu cũng là một trong những tồn tại cần quan tâm khắc phục. -Về mô hình tổ quản lý tổng hợp phường: Mô hình quản lý điện phường được triển khai từ tháng 1-1993 đến năm 1996 toàn Công ty đã có thêm 67 tổ quản lý. Sau 4 năm hoạt động mô hình quản lý điện phường đã bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như các tồn tại cần khắc phục. Ưu điểm: Do nắm vững địa bàn, gần dân và chịu trách nhiệm trong khu vực quản lý nên tổ có thể nắm vững mọi hoạt động của khách hàng, qua đó kịp thời xử lý nâng cao doanh thu bán điện. Việc thu tiền điện nhìn chung mang lại kết quả tốt. Đa số các tổ quản lý điện phường thu hết tiền điện phát sinh của khách hàng tư gia trong khu vực mình quản lý. Nhược điểm: Đối với các Điện lực, do số đầu mối quản lý điện tăng lên nên việc chỉ đạo gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra phát hiện và uốn nắn các sai phạm còn chậm. Do quản lý một khu vực riêng nên rất dễ dẫn đến tình trạng cửa quyền trong cung ứng điện gây phiền hà cho dân. Bên cạnh đó nếu công tác kiểm tra không thực hiện thường xuyên chặt chẽ thì hoạt động của tổ điện phường thường rất khó kiểm soát. -Về công tác quản lý và phát triển điện nông thôn: Lưới điện nông thôn ngoại thành hiện nayb vẫn mang tính chất tự tạo, bắt nguồn từ các trạm bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng từ những năm 1963-1970. Chất lượng đường dây xuống cấp không đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn. Công tơ đếm điện ở các hộ rất đa dạng: Của Việt Nam, của Trung Quốc, Đài Loan, Bungari... với dòng diện lớn và phần lớn đều không qua kiểm định, kẹp chì niêm phong của cơ quan kiểm định, đo lường nhà nước. Vì vậy, công tơ đếm điện năng không phản ánh đúng lượng điện năng mà hộ tiêu thụ. Về lâu dài, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành bán điện trực tiếp tới từng hộtiêu dùng ngoại thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt có mô hình “Ban điện của xã” hiện đang được áp dụng rộng rãi ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Mô hình này có một số yếu kém cần khắc phục như: + ở một số nơi hình thức giao thầu về quản lý điện vẫn còn tồn tại công khai hoặc núp bóng Ban điện xã. Cai thầu đứng ra nhận thầu điện của toàn xã và bán lại cho hộ tiêu dùng điện. Để có lợi nhuận tối đa, cai thầu thường tìm cách ăn cắp điện của nghành đồng thời nâng giá bán điện tại hộ tiêu dùng. Nếu cai thầu móc ngoặc được với người có trách nhiệm trong chính quyền xã thì càng gây tác hại nghiêm trọng, càng có chỗ để lộng hành. + Tại một số nơi cấp chính quyền địa phương còn chưa đề cao trách nhiệm với dân, còn để xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực, tham ô, móc ngoặc ăn cắp điện, đưa vào giá điện nhiều chi phí không dính dáng tới điện như hội họp tiếp khách... Sổ sách tài chính không công khai. Phần iii Một số biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội I./ Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội Bước vào năm 1995 thực hiện kế hoạch năm năm 1995-2000, năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII. Tổng công ty Điện lực Việt Nam xác định phương hướng chung cho giai đoạn này là đầu tư phát triển đồng bộ lưới phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, tăng chất lượng điện năng cung cấp, giảm tỷ lệ hao hụt trong phân phối xuống từ 1-1,5% một năm. Để làm nền tảng cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước cũng như của Công ty, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội có kế hoạch 1998 như sau: Năm 1998 Công ty đặt kế hoạch điện mua vào là 2192Kwh tăng 9,98% so với năm 1997 và sản lượng điện thương phẩm là 1863Kwh tăng 10,3%. Để thực hiện mục tiêu này cần tiến hành đầu tư phát triển lưới điện cụ thể là: Đầu tư xây dựng thêm 233 trạm biến áp phân phối tăng 6,8% so với năm 1997. Tiến hành xây dựng 42,283Km đường dây nổi 6-10-22KV tăng 4,4% so với năm 1997. Tiến hành xây dựng 388,3Km đường dây 0,4KV tăng 21% so với năm 1997. Đảm bảo thiết bị nguồn và lưới vận hành an toàn, không có sự cố chủ quan, xử lý nhanh các hư hỏng trong sản xuất vận hành lưới điện. Về thực hành tiết kiệm: Giảm chi phí hội họp, học tập hành chính, công vụ phí. Triệt đêt chống lại hiện tượng sác h nhiễu gây phiền hà, tiêu cực tham nhũng lãng phí. Tiết kiệm trong giá thành sản phẩm, sửa chữa lớn. Thực hiện công trình DSM (Demand – Side – Management ). Nội dung chính của chương trình này là nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng điện của các hộ tiêu dùng; điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất; đổi mới giá (Tính giá theo thời điểm sử dụng điện, giá cho phép cắt điện khi cần thiết, giá thành cho các mục tiêu đặc biệt ). Tiến tới điều hành, quản lý lưới điện nông thôn, lắp đặt công tơ cho từng hộ tiêu dùng điện. II./ những biện pháp chủ yếu hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội Sau 2 năm chuyển đổi cơ chế làm việc tình hình kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đã đạt nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc cần đổi mới hoàn thiện. Để phát triển và đứng vững Công ty phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp, một chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị mình, của môi trường kinh doanh. Với điều kiện thực tế hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và Công ty nhằm góp phần hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện như sau: 1./ Quản lý khách hàng: Quản lý khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, để kinh doanh bán điện có lãi công tác quản lý khách hàng cần phải coi trọng và có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp lãnh đạo. Để nâng cao hiệu quả của công tác này ngoài những việc đã làm được trong năm 1997 Công ty cần thực hiện một số việc sau: 1.1./ Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng sử dụng điện. Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, quá trình sản xuất tiêu dùng hàng hoá này diễn ra ssđồng thời. Muốn bán được điện năng, nghành phải xây dựng một hệ thống lưói điện đến tận nơi tiêu dùng. Điệnnăng còn là một loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn dân nên hệ thống lưới phân phối sẽ trải rộng trên toàn Thành phố, vượt qua mọi địa hình len lỏi vào tận ngõ xóm, khu dân cư đến từng nhà dân. Hơn thế, cùng một nguồn cung cấp nhưng nếu mục đích sử dụng khác nhau thì giá cũng khác nhau. Do đó nghànhđiện phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ thực hiện công việc này ? Với một khối lượng khách hàng lớn, phạm vi kinh doanh rộng như ở Hà Nội nếu chỉ lập ra một ban kiểm tra sử dụng điện thì chưa mang lại hiệu quả cao. Do đó bên cạnh ban kiểm tra điện, Công ty nên giao việc kiểm tra điện của các khách hàng cho sinh hoạt cho các tổ tổng hợp phường. Thông qua cônhg tác kiểm tra, tổ có thể kịp thời phát hiện khách hàng thay đổi mục đích sử dụng điện để áp giá bán điện chính xác, nâng cao doanh thu góp phần nâng cao trật tự kỷ cương trong cung ứng sử dụng điện, chống lại hiện tượng lấy cắp điện của khách hàng cũng như việc thông đồng móc ngoặc giữa công nhân, nhân viên nghành điện và khách hàng. Công tác kiêm tra sử dụng điện của khách hàng là một công việc hết sức khó khăn , phức tạp, mặt khác nó lại đòi hỏi phải tién hành thường xuyên, liên tục mới đạt hiệu quả mong muốn. Đổi với côngviệc này thì biện pháp kinh tế tỏ ra hiệu quả nhất. Muốn các tổ tự giác thực hiện việc kiểm tra Công ty cần phải có một chế độ thưởng hợp lý có thể là trích một tỷ lệ nhất định trong số tiền phạt để thưởng cho họ, bên cạnh đó phải xây dựng một chế độ phạt nếu tổ không thực hiện tốt công tác này. Ngoài việc sử dụng tiềm lực từ nội bộ, Công ty nên đặt mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên giữa điện lực và các cấp chính quyền địa phương mà quan trọng nhất là công an và uỷ ban nhân dân các cấp. Việc phối hợp với công an phường, ủy ban nhân dân phường trong công tác chống câu móc, lấy cắp điện, xử lý các trường hợp nợ tiền điện chống người thi hành công vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh bán điện, thiết lập kỷ cương cung ứng và sử dụng điện. 1.2./ Nâng cao chất lượng đồng hồ đo đếm điện năng: Thực hiện đúng chế độ thay đổi định kỳ các công tơ thương phẩm, nghiêm túc thực hiện công tác kiểm định công tơ, đảm bảo công tơ sau khi kiểm định đều đạt tiêu chuẩn và độ chính xác cao. Có thực hiện tốt việc mày mới đảm bảo giữ chữ tín của Công ty đối với khách hàng sử dụng điện. Công ty cần tạo ra một quỹ công tơ đủ lớn để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu lắp đặt, thay công tơ mất, chết, cháy. Quy định rõ thời gian thay thế: với công tơ một pha chậm nhất là sau 24 giờ, công tơ 3 pha chậm nhất là sau 48 giờ. Đồng rhời Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra việc thực hiện này của các tổ quản lý tổng hợp, hạn chế tối thiểu hiện tượng dùng thẳng không qua đo đếm nhất là khách hàng công suất lớn, khách hàng mua điện công tơ 3 pha. 1.3./ Công ty cần đề ra các thủ tục cần thiết, nhất quán cho việc khách hàng có nhu cầu lắp đặt công tơ mới quy định những mốc thời gian cho công việc, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và liêm yết tại trụ sở của Công ty. Làm tốt việc này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, hạn chế hiện tượng bắt chẹt khách hàng của những người làm việc trực tiếp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, tạo cơ sở cho công tác kiểm tra xử lý nếu có đơn khiếu lại của khách hàng. 1.4./ Thực hiện nghiêm túc việc ghi chữ theo đúng quy trình kinh doanh bán điện. Tăng cường quản lý khách hàng bằng nhiều hình thức, trong đó có việc tăng cường ghi chỉ số công tơ và đọc ghi chữ, đối chiếu sản lượng điện hàng tháng, sản lượng ghi chữ và theo biểu đồ công suất thực tế. 1.5./ Nâng cấp trung tâm máy vi tính của Công ty, tiếp tục hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện trên máy vi tính từ Điện lực đến Công ty, từ khâu quản lý hợp đồng đến khâu thu tiền, theo dõi nợ. Quản lý trên máy vi tính có nhiều ưu điểm ; Công tác thống kê, phân tích số lượng khách hàng ở các trạm biến áp, các tổ hợp, các Điện lực sẽ thực hiện nhanh gọn, chính xác hơn nhờ sự trợ giúp của máy tính, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch phát triển lưới điện. Nhờ vi tính hoá, số người làm công tác này sẽ giảm xuống nhưng chất lượng công việc vẫn đảm bảo, góp phần giảm chi phí quản lý. Mã hoá khách hàng sẽ giúp cho công tác theo dõi nợ, chấm xoá nợ chính xác, kịp thời phát hiện ra các trường hợp khách hàng chây không thanh toán tiền mua điện để có biện pháp giải quyết triệt để, không để tình trạng nợ đọng kéo dài, gây khó khăn cho công tác thu tiền điện. 2./ Công tác thu tiền điện: Kinh doanh bán điện có đặc điểm là khách hàng tiêu dùng trước, trả tiền sau do đó công tác thu tiền là khâu quan trọng quyết định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/1999 số tiền khách hàng còn nợ Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội lên tới con số trên 56 tỷ đồng. Đây là một con số khá lớn đã phần nào nói lên tình trạng thu tiền điện ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Đối với Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội khi chuyển sang phương thức kinh doanh mới thì thước đo hiệu quả kinh doanh chính là lượng tiền thu được. Để nâng cao công tác thu tiền điện phát sinh phải tiến hành thực hiện các công việc sau: Trước tiên, phải quản lý chặt chẽ số tiền điện phát sinh bằng cách thực hiện ghi chỉ số công tơ chính xác, đúng ngày ghi chữ, quản lý chặt chẽ sổ ghi chữ. Theo dõi, chấm xoá nợ cho khách hàng bằng máy tính để đảm bảo độ chính xác. Xây dựng hệ thống các biện pháp kinh tế như chế độ thưởng phạt theo số tiền điện thu được để khuyến khích công tác thu tiền điện phát sinh và đòi nợ cũ. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp hỗ trợ công tác thu tiền điện như cắt điện đòi nợ, phạt trả chậm thậm chí huỷ hợp đồng mua bán điện đối với những khách hàng không thực hiện chế độ nộp tiền điện. Tăng cường kiểm tra theo dõi công tác thu tiền điện của các thu ngân viên để có biện pháp tác động xử lý, hỗ trợ kịp thời các vướng mắc phát sinh trong công tác thu tiền điện. Tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp thu nợ đọng tiến tới giảm số dư nợ đọng tiền điện đến mức tối thiểu. Đối với nợ khó đòi Công ty cần nhanh chóng làm thủ tục xin thanh lý. 3./ Phát triển mở rộng thị trường: Xã hội càng phát triển nhu cầu dùng điện càng tăng càng đa dạng và phong phú. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả cần phải tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trườn. Doanh nghiệp chỉ nắm bắt được nhu cầu của thị trường thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường. Như vậy, có thể nói, hoạt động nghiên cứu thị trường có vai trò định hướng toàn bộ hoạt động kinh doanh bán điện của doanh nghiệp. Từ khi chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập đến nay, hoạt động nghiên cứu thị trường ở Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới tình trạng Công ty còn bỏ lỡ một số cơ hội kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Để khắc phục thiếu sót này, theo em Công ty nên tổ chức một phòng ban chuyên phụ trách về việc nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về tình hình phát triển của các phụ tải, đặc biệt là các thành phần phụ tải có giá bán điện cao. Qua đó Công ty có thể chủ động lập phương án cấp điện, chuẩn bị nguồn và hệ thống phân phối để khi khách hàng có nhu cầu là Công ty xó thể kịp thời đáp ứng. Mặt khác, ở Hà Nội nhu cầu sử dụng điện năng vào mục đích kinh doanh (giá bán điện cao ) là rất lớn nhưng cũng không phải bất kỳ khách hàng nào cũng tự nguyện đăng ký đúng với nghành điện, công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp ta áp giá chính xác ngay từ khi mới phát sinh khách hàng trên lưới điện. Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh, sự gia tăng của các thành phần phụ tải tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là lớn do đó nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Nếu Công ty tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường thì hiệu quả kinh doanh bán điện sẽ cang cao và lợi nhuận ngày càng lớn. 4./ Tăng cường nghiệp vụ kinh doanh bán điện: Khi còn là Sở Điện lực Hà Nội, toàn bộ hoạt động kinh doanh bán điện của Sở đều tuân theo quy trình bán điện của Công ty Điện lực I. Quy trình này được áp dụng cho tất cả các Sở Điện lực toàn miền Bắc nên có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế kinh doanh điện năng của khu vực Hà Nội, gây khó khăn cho công tác kinh doanh của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội. Hiện nay, Công ty đã chuyển sang phương thức hoạt động mới, yêu cầu về một quy trình sản xuất kinh doanh bán điện phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh ngày càng trở lên cấp thiết. Thiết lập mô hình kinh doanh hợp lý sẽ giúp cho Công ty có được hướng đi thống nhất, tạo điều kiện cho công tác quản lý được dễ dàng và giúp cho công tác tác nghiệp cảu các nhân viên trong ccong việc kinh doanh. Đồng thời nó cũng là tài kiệu hướng dẫn nghiệp vụ co nhân viên mới, là cơ sở để kiểm tra hoạt động của Điện lực. Đẻ xây dựng được một quy trình kinh doanh bán điện Công ty cần làm tốt hai công việc sau: Thứ nhất, phải dựa vào các cán bộ làm việc lâu năm trong công tác kinh doanh bán điện có nghiệp vụ cao đặc biệt là những người làm việc trực tiếp. Thứ hai, phải tham khảo các quy trình kinh doanh bán điện của các nước trong khu vực và thế giới để lựa chọn những điểm thích hợp với điều kiện vật chất và kỹ thuật của Công ty mình. 5./ Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra nội bộ: Nâng cao năng lực quản lý là một công tác quan trọng và thường xuyên của Công ty trong thời kỳ đổi mới. Muốn vậy phải tăng cường công tác kiểm tả giám sát nội bộ, một mặt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân trong công việc mặt khác nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh trong lĩnh vực quản lý. Điện lực là những đơn vị hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc vsò Công ty. Điện lực quản lý một số lượng khách hàng, thực hiện hoạt động kinh doanh bán điện, cụ thể các kế hoạch chương trình của Công ty đề ra. Chính vì vậy, để hoạt động của các Điện lực thực sự mang lại hiệu quả kinh tế thì vấn đề tăng cường quản lý hoạt động của Điện lực là một vấn đề bức xúc cần được hoàn thiện. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để vừa đạt được hiệu quả vừa không gây khó khăn cho các điện lực trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian qua bằng nhiều biện pháp như quy định cụ thể các loại báo cáo định kỳ về mọi mặt kinh doanh bán điện như: báo cáo tổng hợp, báo cáo thu nộp tiền điện, báo cáo quản lý dư nợ, báo cáo thay công tơ chết cháy... Đây là cơ sở chính để đánh giá hoạt động của Điện lực. Ngoài ra Công ty đã tổ chức các hoạt động kiểm tra đột xuất các hoạt động kinh doanh của các Điện lực dưới sự lãnh đạo của của các tổ chức. Tài liệu tham khảo 2003!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0258.doc
Tài liệu liên quan