Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông ở công ty vật tư bưu điện I

Công ty đã thành lập phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên phụ trách về nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, với số nhấnự khoảng 10 người, bộ phận này đã kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong quá trình nhập khẩu. Bộ phận này đảm nhiệm việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết thì bộ phận này cùng với bộ phận khác thực hiện hợp đồng. Bộ phận tài chính đảm nhiệm khâu thanh toán, bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm việc kiểm tra hàng hoá, bộ phận vận chuyển đảm nhiệm việc vận chuyển, các bộ phận trong công ty đã có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, đảm bảo kịp thời hiệu quả. Nhân sự trong công ty đã được sự quản lý chặt chẽ của phòng tổ chức, giám đốc, phó giám đốc, công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinhn nghiệm, có trình độ trong khâu đàm phán ký kết, tuy nhiên do lịch sử để lại nên hiện nay công ty vẫn tồn tại đội ngũ nhân viênkhông có trình độ kinh nghiệm kinh doanh nói chung cũng như nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng. Do đó công ty còn phải tiếp tục quá trình đào tạo và tái đào tạo.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông ở công ty vật tư bưu điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó: - Công ty vật tư bưu điện trước đó là cục vật tư bưu điện được thành lập 14/01/1978 theo quyết đinhj số 564/QĐ của tổng cục bưu điện Việt Nam. Ngày 21/06/1978 Tổng cục có quyết định số 1074/QĐ giải thể Cục vật tư bưu điện thành lập công ty vật tư bưu đienẹ có chức năng cung cấp vật tư, thiết bị thông tin cho toàn ngành bưu điện. - Công ty dịch vụ kỹ thuật bưu chính viễn thông Việt Nam được thành lập 6/4/1987 theo quyết định số 564/QĐ của tổng cục bưu điện. - Ngày 30/3/1990 tổng cục bưu điện ra quyết định số 372/QĐ - TCCB hợp nhất công ty vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật bưu chính viễn thông Việt Nam thành công ty cách dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu vật thị trường thiết bị bưu chính viễn thông gọi tắt là công ty dịch vụ kỹ thuật bưu điện. Tên gọi quốc tế là: Post & Telecommunicatior Equipment Import - export Service Corporation. - Ngày 3/4/4990 tổng cục bưu điện ra quyết định số 398/QĐ - TCCB quy định về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ cho công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện. - Ngày 4/4/1990 tổng cục bưu điện ra quyết định số 428/QĐ - TCCB - LĐLĐ phê duyệt bản điều lệ tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu trực tiếp của công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện - Ngày 9/9/1996 tổng cục bưu đienẹ có quyết định đổi tên công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện. Công ty được phép thực hiện mọi hoạt động kinh doanh có quyết định trong đăng ký kinh doanh của công ty theo điều lệ hoạt động đã được tổng công ty bưu chính viễn thông phê duyệt trên cơ sở tuân thủ các chính sách pháp luật của Việt Nam và các quy định liên quan đến luật quốc tế. Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tài sản và con đấu riêng của công ty, có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm vật chất về những hoạt động của mình. Là một đơn vị thành viên của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, mọi hoạt động của công ty luôn phải phù hợp vơí mục tiêu kế hoạch chung của tổng công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do tổng công ty va Nhà nước cung cấp, thực hiện các công việc theo thẩm quyền do tổng công ty phân cấp hoặc giao cho. Công ty có nghĩa vụ thực hiện các báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo yêu cầu của Nhà nước và tổng công ty, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của tổng công ty và phải thực hiện đầy đủ các khoản trích nộp về tổng công ty theo quy chế tài chính của tổng công ty. Công ty có có tổng mức vốn kinh doanh là 4.495.000.000đ. Trong đó: Phân theo vốn ngân sách và vốn tự bổ sung: + Vốn do ngân sách Nhà nước cấp: 3.486.000.000. + vốn bằng tiền: 2.786.000.000 + Vốn tự bổ sung: 700.000.000 + Vốn tự bổ sung: 1.009.000.000 Phân tích vốn cố định, vốn lưu động: + Vốn cố định: 1.706.500.000 + Vốn lưu động: 2.706.500.000 2) Chức năng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi hoạt động của công ty 2.1. Chức năng của công ty: Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp Nhà nước đồng thời là một đơn vị hạch toán độc lập của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam do vậy chức năng của công ty phải phù hợp với hoạt động khác của tổng công ty. Theo quy định tại điều 1 điều lệ công ty, công ty vật tư bưu điện I hoạt động kinh doanh tỏng lĩnh vực nhập khẩu các thiết bị vật tư, lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực khác nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn háo và hợp tác hoá sản xuất để thực hiện các mục tiêu kế hoạch của Nhà nước do tổng công ty giao cho. với những đặc điểm trên, công ty vật tư bưu điện có các chức năng sau: - Xuất nhập khẩu trực tiếp các thiết bị đơn lẻ và các thiết bị đồng bộ, các loại vật tư bưu điện - viễn thông, điện, điện tử, tin học phát thanh truyền hình và các mặt hàng khác được pháp luật cho phép và theo nhu cầu của thị trường. - Kinh doanh các thiết bị vật tư lĩnh vực bưu chính - viễn thông, điện, điện tử, tin học phá thanh truyền hình sản xuất trong nước và nhập khẩu. - Nhập uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng trên theo yêu cầu của khách hàng. - Nhận làm đại lý và uỷ quyền đại lý các ngành hàng trên. - Thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến chuyên ngành viễn thông -Tổ chức sản xuất, lắp đặt vận hành, phục hồi và sửa chữa, bảo hành cá phương tiện, vật tư, thiết bị do công ty bán ra hay ndo nhu cầu của khách hàng. - Liên doanh liên kết các đơn vị trong nước và nước ngoài về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông phải phù hợp với những quy định của pháp luật. - Kinh doanh các ngành nghề và các vật tư khác trong phạm vi tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. - Như vậy nhìn chung công ty vật tư bưu điện I có các chức năng: * Xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị thuộc ngành bưu chính viễn thông. Tuy nhiên do điều kiện còn hạn chế trong nước, công ty chủ yếu thực hiện ở lĩnh vực nhập khẩu. * Kinh doanh các loại vật tư thiết bị thuộc ngành bưu chính viễn thông. * Nhận làm tổ chức sản xuất và làm dịch vụ các đơn vị khác nếu thấy phù hợp. 2.2. Nhiệm vụ của công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, sản xuất kinh doanh, dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và kế hoạch khác có liên quan đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ cuả công ty. - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng vật tư cho các đơn vị mà tổgn công ty bưu chính viễn thông có đề nghị để đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh chung phục vụ tổng công ty. - Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổng công ty giao và phù hợp với nhu cầu cuả thị trường. - Làm tốt công tác dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng trong việc phát triển ngày càng lớn mạng lưới thông tin liên lạc, đồng thời hướng dẫn cho khách hàng thực hiện đúngđiều lệ bưu chính viễn thông. - Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kế trong hợp đòng mua bán ngoại thương , các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác mà công ty ký kết. - Đổi mới hiện đại hoá công nghệ, trang thết bị, và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. - Thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản tài chính, lao động tiền lương do công ty quản lý làm tốt công tác phân phối theo lao động đảm bảo công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và cơ quan cấp trên. 2.3. Mục đích và phạm vi hoạt động của công ty. 2.3.1. Mục đích hoạt động của công ty Mục đích của công ty là thông qua những hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ mà phục vụ cho sự nghiệp ngành thông tin bưu điện của đất nước, mở rộng và đưa các cán bộ kỹ thuật vào mạng lưới thông tin bưu điện, cung ứng kịp thời và có hiệu quả các loại nguyên vật liệu, vật tư thiết bị thuộc lĩnh vực thông tin bưu điện, phát triển sản xuất hàng xuất nhập khẩu tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. 2.3.2. Phạm vi hoạt động của công ty. Kinh doanh và dịch vụ trong nước: ( kinh doanh nội thương) Nhận cung ứng vật tư, kinh nghiệm, phụ tùng thiết bị thông tin liên lạc theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật bo gồm: - Tham gia ý kiến, kiểm tra kỹ thuật các đồ án thiết kế, các phương án thi công các công trình thông tin. - Dịch vụ thầu một phần hoặc toàn bộ các công việc + Xây dựng đồ án, thiết kế kỹ thuật, thi công xây lắp đào tạo vận hành, duy trì, bảo dưỡng các thiết bị và các công trình thông tin liên lạc. + Giao dịch chuyển đổi phục hồi, đưa vào sử dụng các phụ tùng linh kiện, thiết bị thông tin liên lạc đã có trong nước để tiết kiệm ngoại tệ. Kinh doanh với nước ngoài: ( kinh doanh ngoại thương) - Trực tiếp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất của ngành bưu điện và cho các hợp đồng liên doanh đầu tư sản xuất thiết bị thông tin bưu điện. - Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm của các xí nghiệp thuộc ngành bưu điện và các sản phẩm công nghệ thông tin doi các liên doanh với nước ngoài với ngành bưu điện xuất ra. - Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực và trên thế giới. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Công ty vật tư bưu điện I ( COKYVINA) là doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông, có con dấu riêng và có tài khoản tại cá ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định. Công ty có tên giao dịch là COKYVINA và có trụ sở chính đặt tại 18 Nguyễn Du. Cơ cấu tổ chức của công ty có ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban chức băng các trung tâm kinh doanh, các cưả hàng kinh doanh. Công ty còn có các đơn vị hỗ trợ kinh doanh gồm: Các kho ở Yên viên - Gia Lâm - Hà Nội. Trạm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu. Hệ thống kho tại Lạch tray - Hải phòng. Cơ sở trạm vật tư bưu điện 2 Thanh Hải - Đà nẵng. Sơ đồ máy quản lý của công ty vật tư bưu điện I Phòng kế hoạch tài chính Trung tâm kinh doanh Tổ hành chính, kế toán Tổ sx vật liệu bưu chính Tổ sx vật liệu bưu chính Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc nội chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch KD XNK Phòng nghiệp vụ pháp chế ngoại thương Chi nhánh công ty TP Đà Nẵng Trạm tiếp nhận vật tư XNK tại Hải Phòng Trung tâm vận chuyển và bảo quản hàng hoá Tổ kho Cửa hàng số 1 Cửa hàng số2 Kho Cam Ranh Kho hoàn Khánh Tổ xe tải Tổ kho Tổ sx vật liệu bưu chính Tổ sx vật liệu bưu chính Tổ sx vật liệu bưu chính Tổ sx vật liệu bưu chính Tổ kho trung chuyển AOB Hải phòng Cửa hàng kinh doanh Tổ tiép nhận 3. 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.1. Giám đốc Là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hành chính và mọi hoạt động khác theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước luật pháp trước tổng công ty về điều hành và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 3.2.2. Phó giám đốc: (2 người) Giúp việc cho giám đốc, phụ trách mảng hành chính, công tác nội chính, kinh doanh nội địa chịu trách nhiệmvề các công tác được giám đốc phân công. 3.2.3. Phòng tổ chức hành chính ( 9 người) Tổ chức hoạt động nhân sự của công ty: tuyển dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách người lao động nghỉ việc, nghỉ hưu. Chịu sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc. 3.2.4. Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý tài chính của công ty ghi chép, cân đối nguồn vấn, phân tích lỗ lãi, chịu sự quản lý của giám đốc. 3.2.5. Phòng kế hạch kinh doanh xuất nhập khẩu ( 10 người) Do giám đốc quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về kế hoạch và lập kế hoạch, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu khi có nhu cầu hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phòng là đơn vị trực tiếp tìm và chọn đối tác nước ngoài, tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng, tổng hợp báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty. 3.2.6. Phòng nghiệp vụ pháp chế ngoại thương ( 14 người) Với chức năng giúp lãnh đạo trong đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài, theo dõi đôn đốc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục tiếp nhận hàng hoá tại sân bay, bên cảng và giao cho bên nhận hàng. Nhiệm vụ chính là thực hiện các hợp đồng uỷ thác cho ngành ( hàng băn chiếm 80 - 90%) vì vậy phòng có trách nhiệm phải nắm bắt mọi chủ trương, kế hoạch của lãnh đạo tổng công ty để nhập các thiết bị có tính đồng bộ, phục vụ cho sự phát triển của mạng lưới bưu chính - viễn thông, ngoài ra phòng còn nhập thêm hhj kinh doanh của công ty khi chọn được đối tác và nguồn hàng phù hợp. 3.2.7. Các trung tâm kinh doanh 1 - 5 ( 59 người) Là các trung tâm tại Hà Nội, cùng với các cửa hàng của trạm tiếp nhận và cửa hàng của chi nhánh tiêu thụ hàng hoá nhập về cho các đối tác trong và ngoài nước ngành bưu điện. 3.2.8. Trung tâm vận chuyển và bảo quản hàng hoá ( bao gồm hàng hoá tự kinh doanh, hàng hoá uỷ thác) Khi hàng hoá về cảng và sân bay, có nhiệm vụ vận chuyển đến các nơi để bảo đảm cung cấp hàng hoá và kiểm định chất lượng hàng hoá. 3.2.9. Trạm tiếp nhận hàng hoá Hải phòng ( 9 người) Tiếp nhận hàng hoá về bằng đường biển tại cảng Hải phòng ( gồm hàng hoá tự kinh doanh và hàng hoá uỷ thác) 3.2.10. Chi nhánh Đà Nẵng. Hoạt động kinh doanh chủ yếu ở các khu vực miền Trung , Tây nguyên gồm Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh có tài khoản Ngân hàng dưới hình thức. 4. Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm qua. Trong những năm qua, Công ty vật tư bưu điện I phải đương đầu với những khó khăn và thử thách: sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, những vấn đề phức tạp của xã hội liên quan đến sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, các tác động tiêu cực nảy sinh trong cơ chế thị trường ... Song nhờ có sự đoàn két nhất trí, vững tin vào sự lãnh đạo của ngành, chỉ đạo của ban giám đốc, sự phấn đấu và lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng, góp phần đưa công ty đi lên, tạo được uy tín và vị trí trong ngành bưu điện Việt Nam nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung. Cụ thể: * Về nhập khẩu uỷ thác: Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao là nhập khẩu thiết bị cho cá công trình của ngành, hạn chế được rủi ro , thiệt hại trong quan hệ kinh tế với nước ngoài, đảm bảo an toàn trong thanh toán hợp đồng, không có trường hợp thất thoát, khiếu nại xảy ra. * Về kinh doanh các thiết bị thông tin phục vụ cho khách hàng Công ty đã chủ động linh hoạt tạo nguồn hàng tìm hiểu thị trường hàng hoá, mở rộng mạng lưới kinh doanh tập trung mọi nỗ lực nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. Vật tư, thiết bị mà công ty nhập có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến. * Về quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước: Công ty thiết lập được quan hệ tốt đẹp với bạn hàng cũng như khách hàng, tạo chữ tín trong quan hệ làm ăn, giao dịch hàng hoá, nên ít ứ động hàng tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn. * Về thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và cán bộ công nhân viên của công ty: Do hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và năng động trong kinh doanh, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, do đó số lượng tiền nộp vào ngân sách Nhà nước cũng như thu thập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Như vậy trong những năm qua, mặc dù mới bước vào cơ chế thị trường, còn nhiều khó khăn, nhưng công ty vật tư bưu điện I vẫn đứng vững và không ngừng phát triển và lớn mạnh. Thành quả đạt được là kết quả của sự phấn đấu cuả toàn công ty, là tiền đề thuận lợi cho công ty hoàn thành kế hoạch trong những năm tới. II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty vật tư bưu điện I. 1, Đặc điểm, danh mục hàng hoá, thị trường xuất nhập khẩu, tiêu thụ của công ty. Đặc điểm mặt hàng. Điểm chung nhất các hàng hoá kinh doanh của công ty đều phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông, các thiết bị vật tư phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng ( thiết bị đầu cuối) chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hàng hoá của công ty. Vật tư thiết bị hàng hoá của công ty có nhiều loại có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc điểm này yêu cầu người cán bộ kinh doanh ngoài những hiểu biết về thị trường, tiêu thụ còn phải nắm được kỹ thuật để cung cấp sản phẩm của mình một cách tốt nhất cho khách hàng. 1.2. Danh mục mặt hàng: Các hàng hoá của công ty đều phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông và khá đa dạng được thể hiện như sau: * Các thiết bị tổng đài công cộng: tổng đài trung tâm, tổng đài khu vực và vệ tinh tổng đài E 10B Hà Nội, BOSCH... * Các thiết bị cho truyền dẫn: - Thiết bị truyền dẫn đầu viba đường trục 144 Mb/s của Siemens và Alcatel. - Thiết bị truyền dẫn cáp quang đường trục Bắc - Nam. - Thiết bị truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh: Viba DM1000, AWA, các thiết bị truyền dẫn SDH, PDH, các loại viba ít kênh khác. * Các loại cáp thông tin: là một trong những mặt hàng có doanh số lớn của công ty chủng loại đa dạng phong phú từ loạ 10 x 2 x 0.4 đến 300 x 2 x 0.5 ( loại có dây treo ) và từ 100 x 2 x 0.4 đến 600 x 2 x 0.4 ( loại dùng để kéo cống). * Các loại thiết bị đầu cuối rất đa dạng phong phú thể hiện qua một số các mặt hàng sau: - Máy fax: Conon 450 ( giấy Nhật) , CANON, B 340, B400, ( giấy thường), PANASONIC KXF 580, KXF 380, KXF 780, BROTHẻ 290...) - Máy điện thoại kéo dài: SANYO CLT 39, CLT 6700, SANYO CLT 55, 75, 85, PANASONIC KXT 4301, 3911, SHARP CLD 25... - Tổng đài điện tử cơ quan dung lượng nhỏ: PANASONIC KXT 6160D, KXT 123210B, tổng đài SAT 20, 80 thuê bao. - Máy điện thoại các loại: Siemens 802, PANASONIC KXT 2315, 2365, NEC AT1, NITSUCO STSE... 1.3. thị trường xuất khẩu và tiêu thụ của công ty. * Từ khi thành lập công ty dịch vụ kỹ thuật viễn thông Việt Nam (tháng 4/1987) công ty bắt đầu thực hiện chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, chi đến nay công ty đã quan hệ với nhiều nước trên thế giới để tiến hành hoạt động nhập khẩu phục vụ cho phát triển của ngành và kinh doanh của công ty. Có thể kể ra đây một số hãng của một số nước như say: Pháp: ALCATEL TELECOM, ALCATEL TELESPACE, ALCATEL CTT, JS TELECOM, SAT... Nhật: ATT, FUJRTTSU, NISSHO IWAI, NEC, MITSUI, PANASONIC, SANYO, KANEMATSU, NICHIMEN, TOMEN, MEIWA... Hàn Quốc: LG, DEASUNG, HYOSUNG, SAMSUNG. Đức: SIEMENS, BOSCH... Các nước khác: MOTOROLA, AT & T, NORTHEN TELCOM, ERICSSON, MARCONI, TELSTRA... * Thị trường tiêu thụ của công ty, công ty vật tư bưu điện I là công ty kinh doanh thương mại chuyên ngành bưu chính viễn thông nên sản phẩm hàng hoá của công ty đươc tiêu thủtong ngành bưu điện, chỉ một phần rấ nhỏ phục vụ cho các ngành khác và nhân dân. Thị trường ở trong nggành là 61 bưu điện tỉnh thành và trên 30 công ty trực thuộc ngành. Các bưu điện tỉnh và các công ty đang phấn đấu thực hiện kế hoạch tăng gốc lầ thứ hai của ngành đây chính là điểm thuận lợi để công ty phát triển kinh doanh trong thời gian tới. 2. Đánh gía chung hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty 2.1. Trong thời kỳ bao cấp. Trước khi chuyển sang cơ chế thị trường ( từ 1986 trở về trước ) công ty thực hiện việc cấp phát vật tư theo kế hoạch của ngành và Nhà nước. Khi đó các tỉnh thành lên kế hoạch cả năm được vụ kế hoạch tổng cục duyệt sau đó về công ty để nhân vật tư thiết bị. Hàng hoá của công ty được nhập chủ yếu từ các nướ xã hội chủ nghĩa trong khối SEV và do các công ty xuất nhập khẩu của Bộ thương mại làm thủ tục. 2.2. Chuyển sang cơ chế thị trường Từ khi đất nước ta mở cửa chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngành vật tư bưu điện cũng từng bước đổi mới theo, từ chế độ cấp phát theo chỉ tiêu Nhà nước chuyển sang hạch toán kinh doanh, điểm khởi đầu đó là từ khi thành lập công ty dịch vụ kỹ thuật viễn thông Việt Nam tháng 4/1987công ty có chức năng kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình và được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Từ ngày đó đến nay một khối lượng vật tư hàng hoá đồ sộ đã được công ty nhập khẩu về phục vụ cho mạng lưới bưu chính viễn thông. 3. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty vật tư bưu điện I. Công ty vật tư bưu điện I có chức năng cơ bản là xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu điện. Nhưng cho đến nay công ty mới chỉ có hoạt động nhập khẩu, choa có hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của công ty bao gồm hai mảng chính: 3.1. Nhập khẩu uỷ thác. Hoạt động nhập khẩu uỷ thác của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh số kinh doanh. Năm 1995 là 81,6%, năm 1996 là 81,7%, năm 1997 là 83,7%. Nhưng hoạt động này mang mục đích phục vụ sự phát triển của ngành là chủ yếu, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác của công ty bao gồm các thiết bị toàn bộ, các dây truyền công nghệ lắp giáp SKD, CKD, IKD, các thiết bị chuyên dùng và các thiết bị khác. Trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác thì phần lớn là do tổng công ty bưu chính viễn thông uỷ thác, còn lại một số phần nhỏ là của các đơn vị khác trong và ngoài ngành. Đối với hàng hoá do tổng công ty uỷ thác, tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp vốn cho công ty đồng thời tổng công ty còn có thể chỉ định đối tác nhập khẩu. Trên cơ sở đó công ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Trong quá trình đàm phán thì cùng với các cán bộ của công ty còn có lãnh đạo của tổng công ty và các ban chức năng như ban hợp tác quốc tế, ban viễn thông, ban kế hoạch đầu tư, ban tài chính kế toán. Hàng hoá nhập khẩu về công ty phải tiến hành các thủ tục giao nhận, vận chuyển tới tận chân các công trình mà tổng công ty chỉ định. Đối với hàng hoá do các đơn vị uỷ thác thì công ty COKYVINA sẽ nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác ( nếu bên uỷ thác yêu cầu) và cùng với bên uỷ thác tiến hành giao dịch nhập khẩu hàng hoá, công ty sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng trên nguyên tắc đảm bảo có lợi nhất cho người uỷ thác. * Kết quả uỷ thác. Trong những năm qua công ty đã nhập khẩu và cung cấp thiết bị cho hàng trăm hạng mục công trình với gía trị lên tới gần 3000 tỷ đồng. Hàng hoá của công ty nhập khẩu về đều đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu đặt ra. Doanh số năm 1999 là 433768 triệu đồng, năm 2000 đạt 455500 triệu đồng, năm 2001 đạt 500000 triệu đồng. Mức hoàn thành kế hoạch hàng hoá nhập khẩu uỷ thác của công ty trong những năm gần đây 1999 - 2001. Bảng 2 Đơn vị: triệu đồng Năm 1999 2000 2001 Kế hoạch 400.000 390.000 398.000 Thực hiện 433.768 455.500 500.000 % hoàn thành 108,44 116,67 125,63 Nguồn: Các báo cáo tổng kết công ty COKYVINA 1999 - 2001 - Như vậy năm 1999 công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Mức vượt là 433.768 - 400.000 = 33768 (triệu đồng). Tỷ lệ vượt là: 109,44 - 100 = 9,44% - Đến năm 2000 công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch giao Mức vượt là: 455.500 - 390.000 = 65.500( triệu đồng) Tỷ lệ vượt là: 116,67 - 100 = 16,67% - Năm 2001 với mức vượt là: 500.000 - 398.000 = 102.000 ( triệu đồng) Tỷ lệ vượt: 125,63 - 100 = 25,63% Hoạt động uỷ thác có doanh số lớn nhưng quan trọng là tính an toàn và mục tiêu phục vụ, nó không phải là vấn đề bức xúc đối với công ty. Hoạt động nhập khẩu hàng tự kinh doanh chỉ chiếm từ 21 - 23% doanh số nhưng lại là nguồn thu nhập chính và đây cũng là lĩnh vực công ty gặp nhiều khó khăn về vốn, về sự cạnh tranh trên thị trường. Do vậy trong chuyên đề này tôi đi sâu vào nghiên cứu nhập khẩu hàng tự kinh doanh của công ty COKYVINA và đưa ra một số biện pháp về lĩnh vực này. Một số công trình và tên các thiết bị mà công ty đã cung cấp trong mấy năm gần đây. Bảng 3 TT Tên công trình, tên thiết bị Giá trị (1.00đ) 1 Công trình cáp sợi quang Hà Nội - TP Hồ Chí Minh 100.000.000 2 Công trình viba băng rộng tuyến Hà Nội - các tỉnh phía bắc 20.800.000 3 Công trình viba băng rộng Hà Nội - TPHCM 140MB/S16 trạm 60.500.000 4 Công trình viba băng rộng TP. HCM - các tỉnh Nam bộ 50.000.000 5 Mạng tuyến số liệu gọi X25 33.000.000 6 Thông tin di động số Lellular 1.500 cái 46.000.000 7 Tổng đài điện thoại 17.000 số 50.500.000 8 Tổng đài điện thoại 18.000 số 52.980.000 9 Tổng đài điện thoại tự động các loại 44.000.000 10 Hệ thống viba băng rộng 34-140MB/S kèm phụ kiện 69.300.000 11 Hệ thống viba băng hẹp ít kênh 26.000.000 12 Cáp quang 34 - 140 MB/S 44.000.000 13 Viba băng rộng các tỉnh phí Bắc 34 - 140MB/S 28.000.000 14 Máy điện thoại các loại 55.000.000 15 Tổng đài 5 tỉnh miền trung 120.000.000 16 Thông tin di động TP. HCM - vũng tàu - Biên hoà 67.526.000 3.2. Nhập khẩu hàng tự kinh doanh. Nhập khẩu hàng tự kinh doanh là nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp bằng chính nguồnvốn của công ty. 3.2.1. Quy trình nhập khẩu: 3.2.1.1.Nghiên cứu thị trường * Nghiên cứu thị trường trong nước: + Nghiên cứu cầu thị trường trong nước Một yếu tố quan trọng hàng đầu công ty phải nghiên cứu đó là cầu thiết bị vật tư bưu chính viễn thông trên thị trường trong nước. Cầu của loại hàng hoá nàu phụ thuộc vào sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong những năm đầu thập kỷ 90 đến nay mạng lưới bưu chính viễn thông của nước ta đã tăng lên không ngừng và ngành bưu chính viễn thông đã trở thành ngành phát triển mạnh nhất, tiến thẳng lên hiện đại hoá. Theo số liệu của tạp chí bưu chính viễn thông số 9/1996 và số 8/2001 sự tăng trương của máy điện thoại 1996 - 2001 như sau: Bảng 4: Chỉ tiêu tăng trưởng máy điện thoại Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số máy mới 92.000 199.000 315.000 400.000 422.000 176,645 Tổng số máy 274.000 473.000 788.000 1.188.000 1.610.000 1.786,645 Tỉ lệ/100dân 0,39 0,66 1,07 1,55 2,1 2,33 Nguồn: Các báo cáo tổng kết công ty COKYVINA 1996 - 2001. Dự đoán đến năm 2005 số máy trên 100 dân sẽ là 8 - 10 máy tức là 6,8% - 8,4% số Việt Nam có điện thoại. Đối với một số loại vật tư thiết bị khác, như máy nhắn tin Việt Nam đến cuối năm 2000 có trên 108.000 thuê bao nhắn tin. Như vậy nhu cầu bưu chính thiết bị viễn thông không ngừng tăng lên trong những năm qua, trong những năm tới nhu cầu này còn tăng mạnh hơn nữa. Nhu cầu thiết bị bưu chính viễn thông tăng là do tác động của những yếu tố sau: Ngày nay sự cạnh tranh về đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt. Hệ thống thông tin thuận lợi là một hấp dẫn đầu tư nước ngoài, một môi trường thông tin thương mại thống nhất là không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế đất nước. Kinh doanh trong nước cũng tăng lên không ngừng đòi hỏi phải có trợc giúp của hệ thống thông tin. Nhà nước nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống thông tin trong sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá. Hiện đại hoá do đó đã có các biện pháp nhằm phát triển hệ thống này. Nhà nước đã đưa ra các chủ trương lớn như: coi công trình của ngành bưu chính viễn thông là những công trình cơ sở hạ tầng, do đó nó cũng được ưu đãi như các công trình cơ sở hạ tầng khác. Chủ trương này được cụ thể hoá trong quy hoạch phát triển ngành bưu chính viễn thông giai đoạn 2000 - 2005. Tình hình sản xuất trong nước ngày càng tăng đặc biệt là sự xuất hiện nhiều khu kinh tế trọng điểm, khu du lịch Cơ sở hạ tầng của mạng lưới bưu chính viễn thông ngành càng được củng cố, nhiều công trình sẽ được đưa và sử dụng trong giai đoạn tới như: Thời kỳ 1996 - 1998: đưa tuyến cáp quang T - V - H ( Thái Lan, Việt Nam - Hồng Kông) vào hoạt động. Xây dựng quản lý mạng Internet, tham gia xây dựng tuyến cáp quang liên tục địa Trung Quốc - Việt Nam - Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore. Năn 2000: phóng vệ tinh riêng của Việt Nam, xây dựng tuyến cáp quang biển Việt Nam dọc theo bờ biển. Khi cơ sở hạ tầng được nâng cao sẽ cho phép phát triển các dịch vụ thông tin và cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, do đó nhu cầu về sử dụng thông tin tăng lên. Đặc điểm của lĩnh vực bưu chính viễn thông là các sản phẩm, thiết bị, vật tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nhu cầu của loại này tăng thì lập tức tác động đến nhu cầu của loại khác. Ví dụ như nhu cầu về thông tin qua điện thoại tăng, kéo theo dây thuê bao tăng, tổng đài tăng, thiết bị đầu cuối tăng... Một yếu tố nữa tác động đến nhu cầu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông là chi phí lắp đặt điện thoại, giá của một số thiết bị có xu hướng giảm xuống, do đó nhu cầu tăng lên. + Nghiên cứu cung thị trường trong nước. Nguồn cung cấp chủ yếu là nguồn nhập khẩu của các công ty, lượng nhập khẩu chiếm đa số trên thị trường, còn lại là sản xuất trong nước. Những năm gần đây cũng đã có sự mở rộng sản xuất trong nước, hiện nay ngoài để sản xuất thiết bị, vật tư bưu điện. Công ty liên doanh thiết bị, vật tư ( Alcatel Network sýtems Việt Nam) thành lập năm 1993, chuyên sản xuất và lắp ráp tổng đài điện thoại, điện tử kỹ thuật số Alcatel 1000E10. Công suất tối đa hiện nay đạt 150.000 - 190.000 số / năm. Ngày 25/7/1993 công ty liên doanh cáp CINADAESUNG giữa VNPT và công ty DAESUNG Hàn quốc chính thức đi vào sản xuất cung cáp các loại cáp treo và cáp cống sợi đồng cho thị trường viễn thông với năng lực 450.000km/năm. Ngày 27/1/1997 đã khánh thành 2 nhà máy : nhà máy sản xuất cáp quang và phụ kiện Focal giữa Việt Nam và Siemens tổng công suất nhà máy là 230.000 km sợi quang và 120.000km cáp quang. Nhà máy sản xuất các thiết bị chuyển mạch điện tử số có công suất 500.000 số thuê bao/ năm. Teleg liên doanh giữa tập đoàn Siemens và tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Tháng 11/1998 dây chuyền lắp ráp máy điện thoại của nhày máy thiết bị bưu điện với công suất 1 triệu máy/ năm đã được khánh thành đây là một nguồn ứng lớn vì mạng viễn thông nước ta hiện nay phát triển dưới 1 triệu máy/ năm. + Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty cùng kinh doanh nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông và đó là các đối thủ trong tương lai. Có thể kể đến một số đối thủ lớn như: công ty vật tư bưu điện II ( Postmatco II) 270 luý thường kiệt Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh, công ty cung ứng vật tư bưu điện Hà Nội, công ty cung ứng vật tư TP. HCM... Xét về khối lượng nhập khẩu uỷ thác thì công ty COKYVINA và Postmatco là hai công ty có doanh số lớn nhất ưu thế trên thị trường, nhưng về hàng hoá tự kinh doanh thì công ty khác cũng có thế mạnh tiêng và có sự cạnh tranh rất gay gắt. Tỷ phần % một vài mặt hàng chủ yếu của công ty so với các đơn vị khác: Bảng 5 Mặt hàng Năm Tên đơn vị COKYVINA POSTMACO Đơnvị khác Cáp thông tin 1999 45 35 20 2000 42 30 28 2001 39,2 29,5 31 Máy điện thoại 1999 23 20 57 2000 20 18 52 2001 20,5 17 62,5 Vật tư khác 1999 32 45 23 2000 38 52 10 2001 40 53,5 6,5 Như vậy qua số liệu cuả bảng trên ta thấy tỷ trọng về cáp, máy điện thoại là hai mặt hàng của các công ty vật tư bưu điện có thị phần giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ các đơn vị khác đã mạnh lên đây là một điều khó khăn cho công ty. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do các nhà máy và liên doanh về sản xuất vật tư cho ngành bưu điện ngày càng nhiều, các công ty bên ngoài ngành bưu điện cũng bước vào kinh doanh vật tư thiết bị bưu chính viễn thông, cho dù doanh số ngày càng tăng song việc giữ vững được thị phần là vấn đề bức xúc cho công ty trong thời gian hiện nay và tương lai. 3.2.1.2. Nghiên cứu thị trường quốc tế. Đối với COKYVINA ngoài việc nghiên cứu thị trường trong nước, nghiên cứu thị trường quốc tế cũng có ý nghĩa quan trọng và đã được công ty thực hiện rất tốt. Hàng năm công ty cử cán bộ quản lý, chuyên môn có trình độ ra nứơc ngoài nghiên cứu tình hình viễn thông quố tế, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm bạn hàng. Công ty tham gia các cuộc hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm thông tin thế giới. Cho đến nay công ty đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các hãng hàng đầu trên thế giới về thiết bị bưu chính viễn thông như: Soemens ( Đức), ericsson (Thuỵ Điển), Motorola( Mỹ) , NEC ( Nhật), Goldstar. Hiện nay thị trường viễn thông thế giới phát triển rất mạnh, cho đến năm 2000 có trên 100 nhà khai thác viễn thông có doanh thu hơn 1,5 tỷ USD, có ít nhất 20 nhà sản xuất thiết bị bưu chính viễn thông với doanh số bán ra hàng năm hơn 1,3 tỷ USD. Đứng đầu là hãng Alcatelk ( với doanh số hàng năm hơn 1 tỷ USD) tiếp theo là Siemens, ericsson, Motorola... 3.2.2. Lựa chọn đối tác Với nhiều hãng viễn thông lớn như vậy, nên COKYVINA có phạm vi lựa chọn đối tác rộng công ty trong từng thời kỳ, đối với từng mặt hàng có thể đưa ra các điều kiện lựa chọn đối tác khác nhau. Qua nghiên cứu thị trường thế giới cho phép công ty xác định được thế mạnh của từng hãng và đó là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho sự lựa chọn. Căn cứ lựa chọn: Uy tín của hãng chất lượng sản phẩm của hãng: về uy tín hầu hết các hãng lớn trên thị trường viễn thông thế giới đều có tín cao, chất lượng sản phẩm giữa các hãng lớn cũng không có sự chênh lệch nhiều, do đó đây không phải là tiêu chuẩn chính để lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi hãng có thế mạnh riêng về loại sản phẩm nào đó, do đó khi lựa chọn cần phải quan tâm tới yếu tố này. Giá cả của sản phẩm: đâylà yếu tố quan trọng, là tiêu chuẩn chính để lựa chọn, tuy nhiên giá cả phải được xem xét trên cơ sở gắn với điều kiện thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng. Giao hàng theo điều kiện FOB hay CIF thì giá cả sẽ khác nhau, thanh toán trả ngay hay trả chậm, cũng đều quyết định đến giá cả. Một căn cứ để lựa chọn đó là các dịch vụ kièm thoe khi mua và sau khi mua. Việc lựa chọn đối tác nào là tuỳ thuộc vào tình hình của công ty ở từng thời kỳ. ở giai đoạn mà công ty có khả năng trả tiền ngay thì sẽ áp dụng phương thức thanh toán trả tiền ngay và đối tác sẽ là hãng có giá rẻ hơn. ở giai đoạn mà công ty gặp khó khăn về tài chính thì chọn đối tác có ưu đãi trong thanh toán. Để tránh giá được thị trường nhập khẩu của công ty, ta xem lại thị trường nhập khẩu của công ty trong những năm vừa qua, công ty có hai mảng kinh doanh là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu hàng tự kinh doanh có các thị trường khác nhau. - Đối với nhập khẩu uỷ thác mặt hàng chủ yếu là tổng đài trung tâm, thiết bị truyền dẫn đượng trục, hệ thống VIBa cho mạng chính của ngành thị trường nhập khẩu từ 85 - 90% là nhập từ các nước phát triển: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp... Thiết bị được nhập từ thị trường này do mấy nguyên nhân sau: + Chủ chương của ngành bưu điện là đi thẳng vào công nghệ hiện đại, kỹ thuật số, công nghệ đón đầu. + Những hãng viễn thông lớn của các nước trên thông thường có điều kiện tín dụng tốt điều này quan trọng khi đất nước ta nguồn vốn còn hạn hẹp. - Đối với hàng hoá nhập khẩu tự kinh doanh như cáp thông tin các loại, máy điện thoại thông thường, máy điện thoại kéo dài, các thiết bị phụ trợ khác thì 70 - 80% được nhập từ các nước công nghiệp thế hệ thứ 2 như cáp nhập của Hàn Quốc, máy điện thoại của Sigapore, Malayxia, Công ty chủ trương như vậy là do: + Vật tư thiết bị trên phục vụ cho mạng ngoại vi do yêu cầu của sự phát triển nên có thay đổi không ngừng, vật tư trên cũng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế. + Các nước công nghiệp thế hệ thứ 2 được chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển có kỹ thuật cao nên sản phẩm xuất ra tốt, nhà máy của các nước phát triển đặt tại các nước trên nên giá thấp hơn do lợi dụng được ưu thế về quãng đường vận chuyển và nhân công, đa số các sản phẩm nhập khẩu đều đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. 3.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng Đàm phán ký kết hợp đồng là khâu quan trọng, khởi điểm cho quá trình trao đổi hàng hoá, khâu này sẽ tác động đến tất cả các khâu về sau, đến hiệu quả hợp đồng. Đặc điểm của kinh doanh thương mại quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau do đó khâu đàm phán ký kết thường gặp nhiều khó khăn phức tạp. Đánh giá được mức độ quan trọng và khó khăn đó nên công ty đã tổ chức một bộ phận cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong đàm phán đảm nhiệm nhiệm vụ này. Giám đốc cùng các cán bộ phòng nghiệp vụ, pháp chế ngoại thương, phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, cán bộ ở phòng kỹ thuật tham gia đàm phán hợp đồng, giám đốc sẽ là người ký hợp đồng hoặc uỷ nhiệm cho người khác có thẩm quyền. Thực tế cán bộ ký kết đàm phán đề có trình độ về ngoại ngữ, về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về công nghệ kỹ thuật, có kinh nghiệm trong đàm phán. Trong những năm qua công ty đã có rất nhiều bạn hàng quen thuộc, do đó hình thức đàm phán và nội dung của hợp đồng cũng thay đổi phù hợp với từng đối tác. Do đó đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thương mại, kỹ thật tài chính có trình độ chuyên môn cao nên từ khi kinh doanh đến này công ty vẫn chưa để xảy ra rủi ro nào do nguyên nhân từ ký kết hợp đồng. 3.2.4. Thực hiện hợp đồng. Cũng như đơn vị kinh doanh nhập khẩu khác, COKYVINA cũng phải thực hiện hợp đồng tuần tự theo các bước từ xin giấy phép nhập khẩu đến khâu nhận hàng và giải quyết khiếu nại. COKYVINA chuyên nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông được bộ thương mại cấp giấy phép xuất khẩu một lần, công ty được phép nhập khẩu hàng hoá đã đăng ký trong kế hoạch cần xin giấy phép nhập khẩu theo chuyến. Tuy nhiên nếu khối lượng hàng hoá nhập khẩu một chuyến lớn hơn 100.000 USD thì vẫn phải xin giấy phép của bộ thương mại. Hàng măm công ty vẫn phải trình kế hoạch nhập khẩu lên bộ thương mại. Bộ thương mại sẽ xem xét và phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu của công ty. Kế hoạch đó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành \nhập khẩu. Riêng đối với một số mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép của vụ chính sách và cục quản lý tần số của tổng cục bưu điện thì bộ thương mại mới cấp giấy phép nhập khẩu. Từ trước đến nay công ty COKYVINA luôn nhập khẩu hàng hoá theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF, do đó công ty không phải tiến hành thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CIF tại Hải Phòng, CIF, TP. Hồ Chí Minh, CIF Đà nẵng, CIF Nội bài. Khi hàng hoá về công ty chủ động nhận hàng với tàu, không phải uỷ thác cho bên vận tải. Công ty xuất trình cho hải quan hợp đồng nhập khẩu kèm theo bản dịch bằng tiến việt, bộ chứng từ nhận hàng, giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá. Đồng thời phải khai vào bốn tờ khai hải quan, trong đó 3 tờ mua của hải quan và một tờ photoicopy. Công ty phải khai báo các vấn đề sau: Tên nước, tên hãng sản xuất, mã số Tên nước, tên hãng nhập khẩu, mã số Tê các hàng hoá nhập khẩu, số lượng ký mã hiệu Phương tiện vận chuyển hàng hoá . v.v... Sau khi kiểm tra nếu giấy tờ hợp lệ. Hải quan đóng dấu xác nhận vào mặt sau của các tờ khi này. Sau đó hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá ( nếu thấy cần thiết), nếu thấy hợp với tờ khai thì công ty được nhận hàng . Nếu thấy dấu của hỏng hóc, thát thoát thì công ty phải cùng với các bộ phận liên quan, cơ quan giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá. Công ty phải lập dự kháng nếu hàng hoá bị tổn thất, mất mát hoặc không đúng như hợp đồng, trong thời hạn đã quy định trong hợp đồng. Về việc thanh toán hợp đồng, tuỳ theo nội dung của hợp đồng quy định mà công ty thanh toán theo các phương thức khác nhau. Thực tế công ty áp dụng chủ yếu ba phương thức sau: phương thức thanh toán chuyển tiền( T/T), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C) phương thức thanh toán nhờ thu (D/A, D/P). Trong đó thanh toán T/T , L/C là chủ yếu còn thanh toán nhờ thu không đáng kể. Phương thức thanh toán T/T là phương thức mà COKYVINA sẽ yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một điạ điểm nhất định bằng điện. Ưu điểm của phương thức này là thanh toán nhanh, đơn giản, thủ tục, gọn nhẹ, nhưng có nhược điểm là không an toàn hai bên. Phương thức này áp dụng khi bên bán hoàn toàn tin tưởng vào bên mua. Phương thức thanh toán L/C là phương thức đem lại độ an toàn cao cho cả hai bên. công ty áp dụng phương thứ này đối với các bạn hàng mới quan hệ hoặc chưa có độ tin cậy lẫn nhau, hoặc bên bán yêu cầu. Thông thường công ty xin mở L/C tại ngân hàng ngoại thương Việt NaM (VIETCOMAVANK) hoặc tại ngân hàng hàng hải, công ty chủ yếu sử dụng hai loại L/C, đó là L/C không huỷ ngang, không chuyển nhượng trả ngay ( chiếm 90%) và L/C không huỷ ngang, không chuyển nhượng trả chậm ( chiếm 10%). 3.3. Kết quả hoạt động nhập khẩu tự kinh doanh của công ty vật tư bưu điện II. Kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầy thị trường là một trong hai mảng kinh doanh chính của công ty. Đối với mảng kinh doanh này công ty phải tự chủ hoàn toàn, do đó công ty đã thực hiện chủ trương : hạch toán kinh tế tập trung, mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc, thực hiện liên doanh liên kết để tăng khả năng về vốn. Nhờ đó trong những năm qua công ty đã đạt được kết quả rất khả quan. Với số vốn lưu động chỉ khoảng hơn 3 tỷ nhưng doanh số kinh doanh hàng năm lên tới hơn 120 tỷ. Doanh số hàng tự kinh doanh năm 1999 là 121944 tỷ, năm 2000 là 132397,268 tỷ, năm 2001 là 141,050 tỷ. Hàng hoá công ty nhập về đều phù hợp với nhu cầu thị trường, hàng hoá không bị ứ đọng lâu đảm bảo quay vòng vốn nhanh. Xét về tổng giá trị nhập khẩu qua các năm : Giá trị nhập khẩu đã không ngừng tăng lên, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 6,40% hay 7032 triệu đồng, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5,7% hay 6603 triệu đồng. Xét về nhóm hàng ta có thể xem xét qua tỷ trọng của các nhóm hàng so với tổng số. Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu hàng tự kinh doanh của công ty COKYVINA ( 1999 - 2001) Đơn vị: triệu đồng Tên nhóm hàng ĐV tính Số lượng Doanh số 1999 2000 2001 1999 2000 2001 Tổng đài điện tử dung lượng nhỏ Bộ 140 150 120 5236 5445 4356 điện thoại thông thường Cái 81.000 81.000 79.000 35640 39790 38500 Điện thoại kéo dài Bộ 900 950 1000 7248 7652 8800 Các thiết bị khác 22844 24242 31034 Cáp treo các loại Km 1250 1300 1325 18304 18900 19610 Cáp kéo cống Km 365 370 375 20093 23068 20700 Tổng cộng 109365 116397 123000 Bảng 7: Số lượng và doanh số bán hàng tự kinh doanh của công ty COKYVINA Đơn vị: triệu đồng Tên nhóm hàng ĐV tính Số lượng Doanh số 1999 2000 2001 1999 2000 2001 Tổng đài điện tử dung lượng nhỏ Bộ 148 125 130 6707 5480 5703 điện thoại thông thường Cái 79500 79000 76590 40603 40370 39205 Điện thoại kéo dài Bộ 850 888 930 8076 8490 8897 Các thiết bị khác 20601 30214 33060 Cáp treo các loại Km 1290 1310 1350 23390 24000 24809 Cáp kéo cống Km 350 368 390 21567 22843 28126 Tổng cộng 120944 131397 139800 Bảng 8: Tỷ trọng các loại hàng hoá ( về mặt gía trị) Tên nhóm hàng Số lượng 1999 2000 2001 Tổng đài điện tử dung lượng nhỏ 4,8 4,7 3,5 điện thoại thông thường 32,6 34,2 31,3 Điện thoại kéo dài 6,6 6,6 7,1 Các thiết bị viễn thông khác 20,9 20,8 25,2 Cáp treo các loại 16,7 16,2 15,9 Cáp cống các loại 18,4 17,5 17,0 Điện thoại thông thường trong những năm gần đây đã có sự chững lại. Nhu cầu sử dụng điện thoại kéo dài của người dân ngày một tăng do ính thuận tiện của thiết bị này. Về cáp treo và cáp cống có xu hướng giảm do mục tiêu của chính phủ và tổng công ty bưu chính viễn thông đặt ra trong giai đoạn tới là dần dần thay thế cáp thông thường bằng cáp quang. Qua khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty so sánh với khối lượng nhập khẩu ta thấy khối lượng nhập khẩu là phù hợp, lượng hàng tồn kho qua các năm là hợp lý. Không có loại nào bị ứ đọng lâu. Doanh số bán ra liên tục tăng qua các năm: Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 8,6% hay 101,53 triệu đồng, năm 2001 so với năm 2000 là 6,4% hau 8403 triệu đồng. Hàng hoá tự kinh doanh của công ty sau khi nhập khẩu về được phân phối cho các trung tâm và các cửa hàng kinh doanh để bán ra thị trường hoặc có thể từ ga, cảng giao trực tiếp cho khách hàng. Công ty áp dụng phương pháp quản lý tài chính tập trung và thực hiện phương châm khoán từng khâu trong kinh doanh. Do đó đối với các đơn vị bán hàng hoặc các chi nhánh của công ty thì được khoán trên doanh số bán ra, các đơn vị này được ảnh hưởng phần trăm do công ty đặt ra và tỷ lệ này có thay theo mức doanh số bán ra. Khi hàng về công ty căn cứ vào tình hình thị trường và chi phí nhập khẩu để đề ra mức giá phù hợp cho từng mặt hàng, các đơn vị kinh doanh khi nhận hàng về có thể xê dịch mức giá miễn sao là phải giao đủ cho công ty doanh số như đã quy định. Tuy nhiên mức xê dịch giá của các đơn vị cũng phải nằm trong phạm vi cho phép để đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Xét về kế hoạch nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh năm 2002: về giá trị nhập khẩu doanh nghiệp đặt ra chỉ tiêu rất lớn. Cụ thể khối lượng nhập khẩu và giá trị của từng loại hàng hoá như sau. Bảng 9: Kế hoạch nhập khẩu hàng tự kinh doanh của công ty năm 1998 Tên hàng ĐVT S.lượng Giá trị (USD) Máy điện thoại các loại Cái 200.000 4.000.000 Thiết bị đo các loại bộ 200 100.000 Tổng đài điện thoại tự động có dung lượng nhỏ bộ 200 500.000 Điện thoại kéo dài do động bộ 10.000 3.000.000 Viba các loại bộ 200 2.000.000 Nguồn điện các loại bộ 200 800.000 ắc quy thông tin bình 1.000 100.000 Tấm năng lượng mặt trời tấm 500 150.000 Máy vi tính dùng cho hệ thống thông tin máy 300 450.000 Phụ tùng linh kiện viba, cáp quang, tổng đài 1.000.000 Cáp thông tin các loại Km 5.000 5.000.000 Hộp đấu dây, tủ phân cáp bộ 1.000 100.000 Dây thuê bao các loại Km 15.000 600.000 Giấy Fax. giấy Telex cuộn 20.000 80.000 Cân thư bưu chính chiếc 500 15.000 Máy thu phát VTĐ bộ 200 100.000 3.4. Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng tự kinh doanh của công ty COKYVINA. Đánh giá hoạt động nhập khẩu là công việc hết sức cần thiết mà các đơn vị kinh doanh phải thực hiện, phân tích đánh giá tiến hành thường xuyên theo từng thời kỳ nhất định để công ty nhận biết những mặt được, chưa được, những thuận lợi, khó khăn. Công ty phải dựa vào đó để đưa ra định hướng trong kinh doanh. Nội dung đánh giá hoạt động nhập khẩu gồm có: 3.4.1. Đánh giá về công tác nhập khẩu. Nhìn chung công tác nhập khẩu của công ty trong những năm qua đã thực hiện tốt. Hàng hoá nhập khẩu tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường,đảm bảo an toàn an toàn trong kinh doanh đạt được hiệu quả tương đối cao trong kinh doanh nhập khẩu. * Về công tác nghiên cứu thị trường: Công ty đã có đánh giá vai trò của công tác nghiên cứu thị trường do đó đã chú trọng đến khâu này. Công ty không thành lập bị phận nghiên cứu thị trường riêng mà nhiệm vụ này do các đơn vị kinh doanh kết hợp thực hiện, trong những năm qua các đơn vị này đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt về nghiên cứu thị trường thế giới và lựa chọn bạn hàng của công ty được thực hiện rất hiệu quả, công ty đã khai thác tốt thị trường này. Đã phát huy được lợi thế của mình, khắc phục khó khăn thông qua mối quan hệ với bạn hàng. * Về công tác đàm phán ký kết hợp đồng. Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm trong đàm phán hợp đồng, dođó khâu đàm phán của công ty được thực hiện tốt. Công ty đã tạo lập được uy tín với các đối tác, nên trong khâu này công ty có thể rút ngắn được thời gian đàm phán, đơn giản hoá thủ tục. Đối với các hợp đồng khối lượng nhỏ công ty thường đàm phán bằng thư tín. Đối với hợp đồng có giá trị lớn công ty đàm phán trực tiếp. * Về thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Nhìn chung các hợp đồng của công ty đề được thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết, trong thực hiện hợp đồng đã đảm bảo các nguyên tắc, quy định của Nhà nước. Trong khâu tiếp nhận, khi hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan, thì nhanh chóng được đưa về kho của công ty ở cảng hoặc ở kho trung tâm, hoặc gioa trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh, kho khách hàng, tuy nhiên công ty còn gặp nhiều khó khăn trong khâu làm thủ tục hải quan. Đối với nghiệp vụ thanh toán, công ty đã tạo lập được uy tín với các đối tác, trong những năm qua công ty luôn tha nh toán đúng hạn và đầy đủ. Dó đó đã chiếm được lòng tin của khách hàng và đã được ưu đãi trong thanh toán. 3.4.2. Đánh giá về tổ chức cong người: Công ty đã thành lập phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên phụ trách về nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, với số nhấnự khoảng 10 người, bộ phận này đã kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong quá trình nhập khẩu. Bộ phận này đảm nhiệm việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết thì bộ phận này cùng với bộ phận khác thực hiện hợp đồng. Bộ phận tài chính đảm nhiệm khâu thanh toán, bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm việc kiểm tra hàng hoá, bộ phận vận chuyển đảm nhiệm việc vận chuyển, các bộ phận trong công ty đã có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, đảm bảo kịp thời hiệu quả. Nhân sự trong công ty đã được sự quản lý chặt chẽ của phòng tổ chức, giám đốc, phó giám đốc, công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinhn nghiệm, có trình độ trong khâu đàm phán ký kết, tuy nhiên do lịch sử để lại nên hiện nay công ty vẫn tồn tại đội ngũ nhân viênkhông có trình độ kinh nghiệm kinh doanh nói chung cũng như nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng. Do đó công ty còn phải tiếp tục quá trình đào tạo và tái đào tạo. 3.4.3. Đánh giá về hiệu quả nhập khẩu: Trong những năm qua công ty COKYVINA bằng hoạt động nhập khẩu đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc phát triển hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông. Nhập khẩu thiết bị bưu chính viễn thông phục vụ thị trường là hoạt động kinh doanh đem lại thu thập chính cho công ty, nhưng cũng là phục vụ cho sự phát triển của mạng lưới thông tin quốc gia. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục, đảm bảo tăng nhanh khối lượng hàng hoá nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong những năm qua giá trị hàng tự kinh doanh của công ty hán ra thị trường không ngừng tăng. Mức hoàn thành kế hoạch hàng hoá tự kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Bảng 10 Đơn vị: Triệu đồng Năm 1999 2000 2001 Kế hoạch 120.000 120.000 135.000 Thực hiện 121.944 132397,268 141050 % hoàn thành 102,62 110,33 104,48 Trong thời gian vừa qua hàng hoá tự kinh doanh của công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch với giá trị năm sau cao hơn năm trước. - Năm 1999 mức vượt: 121.944 - 120.000 = 1944 (triệu đồng) Tỷ lệ vượt 101,62 - 100 = 1,62% - Năm 2000 mức vượt 132397,268 - 120.000 = 12397,268 Tỷ lệ vượt 110,33 - 100 = 10,33% - Năm 2001 mức vượt 141050 - 135.000 = 25.478 (triệu đồng) Tỷ lệ vượt 104,48 - 100 = 4,48% - Tốc độ tăng trưởng hàng tự kinh doanh năm 1999 và 2000 Năm 2001 và 2000 Xét về tốc độ tăng trưởng về doanh số bán ra của công ty trong ba năm gần đây có xu hướng giảm việc tốc độ cũng là điều dễ hiểu phù hợp với quy luật do nhiều nguyên nhân: Tốc độ tăng trưởng của mạng lưới bưu chínhviễn thông giảm, so sự cạnh tranh trên thị trường, do điều kiện mở rộng kinh doanh khó khăn. Tốc độ vòng quay của vốn lưu động trong nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá cũng rất cao vốn lưu động khoảng 3 tỷ đồng nhưng hàng băm doanh số kinh doanh trên 120 tỷ đồng, điều này chứng tỏ công ty đã rất linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn để khắc phục tình trạng thiêú vốn. Một trong những kết quả kinh doanh của công ty thể hiện lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Lợi nhuân thực hiện của công ty ( 1999 - 2001) Năm 1999 2000 2001 Lợi nhuận 4831,576 3672 6050 Cùng với việc tăng trưởng của lợi nhuận thu thập của cán bộ công nhân viên không ngừng được tăng lên. Bảng 12: Thu thập bình quân của công ty ( 1999 - 2001) Năm 1999 2000 2001 Thu thập 1500.500 1750.571 2140.000 Như vậy trong hoạt động nhập khẩu của công ty COKYVINA dù còn nhiều khó khăn về vốn, thị trường nhưng nhìn chung công ty đã cố gắng rất lớn để vượt qua, không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29825.doc
Tài liệu liên quan