Đề tài Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì việc tổ chức công tác kế toán ở công ty còn tồn tại một số mặt cần khắc phục nhằm củng cố, hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán tại Công ty như sau: - Về tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lý: + Do bộ máy kế toán Công ty được tổ chức gọn nhẹ, vì thế nên ngoài phần hành chính thì nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác. Chính vì lý do đó đôi khi làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của từng người, gây nên những hạn chế nhất định trong hiệu quả chung. Hiện nay do cơ giới hóa công tác kế toán nên công ty chỉ có kế toán vật tư, kiêm kế toán TSCĐ và kiêm luôn kế toán tiêu thụ, kế toán tiền mặt kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng và Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Nhiều các nghiệp vụ phát sinh nên khối lượng công việc của họ là tương đối nhiều ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung của toàn Công ty. + Công ty chưa áp dụng phổ biến hệ thống kế toán máy trong công tác hạch toán, kế toán. Với tốc độ phát triển của khoa học và kỹ thuật mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán là một tất yếu vô cùng quan trọng. Trong khi đó, hiện nay Công ty vẫn thực hiện công tác kế toán một cách thủ công, điều đó sẽ gây mất thời gian, việc xử lý các thông tin chậm, gây bất lợi khi công việc nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. - Về hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” là rất phù hợp nhưng cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký mua hàng, sổnhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền để dễ dàng cho việc theo dõi công nợ, theo dõi thu chi cũng như theo dõi việc thu mua vật tư. - Về công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Do quy mô của Công ty còn chưa được lớn, mặc dù công ty đã xây dựng được hệ thống kho nhưng kho chưa đủ để sắp xếp NVL và CCDC. Nguyên liệu, vật liệu còn để nhiều nơi trong khu vực sản xuất hay gửi nhờ tại kho của Công ty khác. Do vậy, thủ kho không thể quản lý được hết NVL và CCDC dẫn đến hư hỏng, mất mát mà không biết được nguyên nhân - Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng tiến độ kế toán. Vì vậy khi xảy ra trường hợp giảm giá hàng tồn kho sẽ không có khoản dự phòng để bù đắp cho khoản giảm giá này. Đây là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục trong niên độ kế toán mới. - Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi : Hiện nay Công ty vẫn chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nên việc những tổn thất về khoản thu khó đòi vẫn có thể xảy ra. - Ngoài ra, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kế toán vẫn còn ít, Công ty cần trang bị thêm cơ sở vật chất cho phòng kế toán hơn nữa như lắp đặt thêm hệ thống máy vi tính, máy in .và đặc biệt là trang bị phần mềm kế toán doanh nghiệp phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm giúp cho việc hạch toán kế toán cũng như việc quản lý Công ty mang lại hiệu quả cao hơn.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển về mọi mặt. Để quản lý nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhanh chóng sánh vai với các cường quốc năm châu thì chúng ta phải có những biện pháp quản lý kinh tế tốt và hiệu quả. Làm được điều này thì không thể không kể đến vai trò của những cán bộ tài chính kế toán. Chính những cán bộ tài chính kế toán đã tính toán, cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời, giảm thiểu rủi ro do nền kinh tế đang phát triển mắc phải. Một trong những chiếc nôi lớn về đào tạo cán bộ tài chính kế toán là trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đây là nơi nuôi dưỡng, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực về tài chính kế toán giỏi cho quốc gia. Là một sinh viên thế hệ mới được học tập, nghiên cứu và sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của nhà trường. Chúng em đã được tiếp cận với môn chuyên ngành một cách bài bản (Từ những môn cơ sở đến môn chuyên ngành). Sau một thời gian học tập nghiên cứu tại nhà trường chúng em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính kế toán. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập tại các doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội cho chúng em vận dụng những kiến thức đã được nghiên cứu ở nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đi thực tập tại các doanh nghiệp để rèn luyện kỹ năng thực hành kế toán và hiểu sâu hơn về chuyên ngành của mình. Được sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty cổ phần kim khí Hưng Yên, phòng kế toán, phòng nhân sự…cùng sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.sỹ. Mai Vân Anh và sự nỗ lực của bản thân em đã đi sâu tìm hiểu công ty nói chung, công tác tổ chức kế toán tại công ty nói riêng. Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của Th.sỹ. Mai Vân Anh và cán bộ công ty cổ phần Kim khí Hưng Yên để bài viết của em thêm phong phú và sát với thực tiễn hơn. Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần cơ bản: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Kim Khí Hưng Yên. Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên. Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN Tên giao dịch: Hung Yen Metallurgy Joint stock company Địa chỉ: Km22+600 tỉnh lộ 280- xã Lâm Thao-Lương Tài-Bắc Ninh Điện thoại: (84.0241)645100-645101 Fax: (84.0241)645102 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên được thành lập vào ngày 28/11/2002 theo quyết định số 21.03/QD-UB của uỷ ban thành phố Hà Nội. Công ty có trụ sở tại 220 đường Láng Hạ - Hà Nội. Công ty được thành lập với mục đích ban đầu là kinh doanh sắt thép nhập khẩu, vật liệu xây dựng và vật tư công nghiệp phục vụ cho ngành nghề xây dựng , luyện kim. Đứng trước nhu cầu của xã hội về sắt thép ngày càng tăng mà ngành thép Việt Nam lại thiếu nguyên vật liệu đầu vào(phôi thép). Do đó công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát vấn đề đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phôi thép, sắt thép. Cuối năm 2002 được sự nhất trí của HĐQT công ty đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất phôi thép với công suất 200.000tấn/năm;nhà máy sản xuất gang,thép…;nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sắt thép của đơn vị và cung cấp phôi thép cho các nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đầu năm 2003 công ty quyết định chuyển trụ sở về xã Lâm Thao-Lương Tài-Bắc Ninh. Trụ sở mới của công ty nằm trong khu công nghiệp Lâm Bình, cách trung tâm huyện Lương Tài 7km, đường cao tốc 51A 7km, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng 1km, cảng sông 4km hơn thế nữa công ty còn nằm giữa các nhà sản xuất thép lớn của Miền Bắc. Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho công ty có một vị trí vô cùng thuận lợi cho cả việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sau 2 năm thi công năm 2005 công ty chính thức đi vào hoạt động. Trong 2 năm đầu hoạt động công ty không có lãi. Năm 2007 sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức chỉ trong 9 tháng công ty đã đạt mức doanh thu bình quân trên 26tỷ đồng/tháng. Không chỉ dừng lại ở đó công ty đã luôn điều chỉnh,xây dựng cơ cấu tổ chức sao cho hoạt động hiệu quả nhất. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN. 1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần kim khí Hưng Yên. Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên chuyên sản xuất luyện, đúc gang, sắt thép và các kim loại khác trừ kim loại màu; kinh doanh vật tư thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp; mô giới thương mại; đại lý uỷ thác vật liệu xây dựng. Với sự cạnh tranh không ngừng của thị trường công ty ngày càng hoàn thiện hệ thống, trang thiết bị, máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm chính của công ty cổ phần kim khí Hưng Yên: - Phôi thép - Thép hình -Gang -Thép đặc chủng, thép xây dựng -Sản xuất Ôxy 1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần kim khí Hưng Yên. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kim khí Hưng Yên được thể hiện qua sơ đồ sau: Lß EAF N¹p 40% phÕ §ãng ®iÖn nÊu Sóng ¤xy-c¸c bon Cho v«i + huúnh th¹ch Quay n¾p lß n¹p liÖu §ãng ®iÖn nÊu Khö phèt pho, l­u huúnh §ãng ®iÖn, khö than nhanh,®ãng ®iÖn t¹o xØ §o nhiÖt- lÊy mÉu §ãng ®iÖn nÊu Lêy mÉu-®o nhiÖt Ra thÐp Tõ thïng sang lß LF Tinh luyÖn Ra thÐp+®óc liªn tôc §iÒu chØnh To §iÒu chØnh thµnh phÇn ho¸ häc N¹p 30% phÕ Cho v«i + huúnh th¹ch Phun than- thæi ¤xy Cho v«i + huúnh th¹ch Cho v«i + huúnh th¹ch Phun than- thæi ¤xy Phun than- thæi ¤xy 1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần kim khí Hưng Yên là tổ hợp các bộ phận, phòng ban, phân xưởng được chuyên môn hoá. Mỗi phòng ban, bộ phận, phân xưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định. Tuy nhiên giữa các phòng ban, bộ phận, phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiện nay công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có 900 cán bộ công nhân viên. Phân theo mối quan hệ với sản xuất thì có 70 người là lao động gián tiếp, còn lại 830 người là lao động trực tiếp. Nếu phân theo trình độ thì có 45 người trình độ đại học, 250 người trình độ cao đẳng, 300 người trình độ trung cấp, còn lại 305 người là lao động khác (theo số liệu phòng hành chính). Để phù hợp với thị trường cạnh tranh, mục tiêu đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh thì tuỳ vào trình độ của thành viên mà đươc phân công vào các bộ phận khác nhau. Việc phân chia này nhằm mục đích phân chia công việc rõ ràng tránh được sự trùng lắp nhiệm vụ, lãng phí thời gian quý báu củ doanh nghiệp và hơn nữa thông qua việc phân chia này mà mỗi thành viên đều có thể phát huy hết năng lực của mình. Cơ cấu của công ty được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Quản đốc phân xưởng Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Giám đốc công ty Phó giám đốc kỹ thuật Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: * Ban giám đốc: gồm giám đốc công ty, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật. + Giám đốc công ty(chủ tịch hội đồng quản trị): là người đứng đầu đại diện cho các cổ đông quản lý điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cổ đông của công ty. + Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp vật tư cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. + Phó giám đốc kỹ thuật: Quản lý, chịu trách nhiệm sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị của công ty và đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm đầu ra. * Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiêm thống kê; giám đốc một cách liên tục, toàn diện, có hệ thống các loại vật tư, tài sản, vốn bằng tiền, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp; phản ánh trung thực, kịp thời cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính trình lên giám đốc và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Phòng kinh doanh: nghiên cứu, tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư; nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng để có kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. * Phòng hành chính: Tuyển dụng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, đào tạo cán bộ công nhân viên, theo dõi ngày công của công nhân viên. * Phòng kỹ thuật: Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị trong công ty; tính toán các định mức kỹ thuật; nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa ra các biện pháp cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất: * Quản đốc phân xưởng: chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình sản xuất và theo dõi ngày công của công nhân do mình quản lý. Tuy mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định nhưng chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phòng kế toán là nơi tổng hợp thông tin của toàn thể các phòng ban trong công ty như thông tin về tình hình nguyên vật liệu, tiêu thụ… Bên cạnh đó đây cũng là nơi cung cấp thông tin cho các phòng ban và hướng dẫn các phòng ban thực hiện sao cho đúng với quy định của nhà nước. Chính sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban mà công ty đã hoạt động ngày càng hiệu quả, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007-2009 Công ty có rất nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn trong sự phát triển. Để phát huy những thuận lợi khắc phục khó khăn công ty đã tích cực kiện toàn bộ máy sản xuất của công ty, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng cơ sỏ vật chất,tìm kiếm lao động cho phù hợp với kế hoạch sản xuất...Nhờ đó mà doanh thu, lợi nhuận, nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Điều này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY ( GIAI ĐOẠN 2007-2009) Đơn vị tính: 1000VNĐ  Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 ,+/- % ,+/- % 1. TS 308,855,223 495,895,905 527,890,074 187,040,682 60.56 31,994,169 6.45 2.VCSH 139,925,006 211,251,656 217,020,889 71,326,650 50.97 5,769,233 2.73 3. NPT 168,960,217 284,644,249 310,869,185 115,684,032 68.47 26,224,936 9.21 4. NNH 69,662,297 123,336,354 155,786,808 53,674,057 77.05 32,450,454 26.31 Từ bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ta thấy: Tài sản của Công ty năm 2008 tăng 187.010.682.000VNĐ so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 60.56%. Tài sản của công ty năm 2009 tăng 31.994.169.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 6.45% Điều này cho thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 71.326.650.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 50.97%. Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 5.769.223.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 2.73%. Thông qua phân tích trên ta thấy tài sản của Công ty năm 2008 tăng chủ yếu là do VCSH tăng còn năm 2009 tài sản tăng chủ yếu là do NPT tăng điều này chứng tỏ doanh nghiệp năm 2009 tính tự chủ về mặt tài chính giảm so với năm 2008. Nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 155.786.808.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng77.05%, NNH năm 2009 tăng 32.450.454.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 26.31%. Đây là nhân tố không tốt ảnh hưởng đến mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty ta có thể phân tích số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 được tổng hợp qua bảng sau: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007-2009 Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 ,+/- % ,+/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 185,567,337 340,336,026 502,777,833 154,768,689 83.40 162,441,807 47.73 2. Các khoản giảm trừ 1,956,540 2,464,449 4,517,865 507,909 25.96 2,053,416 83.32 3. Doanh thu thuần 183,610,797 337,871,577 498,259,968 154,260,780 84.02 160,388,391 47.47 4. Giá vốn hàng bán 138,579,998 275,948,935 415,518,870 137,368,937 99.13 139,569,935 50.58 5. Lợi nhuận gộp 45,030,799 61,922,642 82,741,098 16,891,843 37.51 20,818,456 33.62 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7,159,640 358,073 837,996 -6,801,567 -95.00 479,923 134.03 7. Chi phí tài chính 3,431,514 325,590 431,466 -3,105,924 -90.51 105,876 32.52 8.Chi phí bán hàng 3,592,831 5,102,321 5,992,879 1,509,490 42.01 890,558 17.45 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,521,170 6,453,891 7,001,598 1,932,721 42.75 547,707 8.49 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 40,644,924 50,398,913 70,153,151 9,753,989 24.00 19,754,238 39.20 11. Thu nhập khác 707,678 587,388 499,875 -120,290 -17.00 -87,513 -14.90 12. Chi phí khác 709,959 579,211 68,445 -130,748 -18.42 -510,766 -88.18 13. Lợi nhuận khác -2,281 8,177 431,430 10,458 423,253 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 40,642,643 50,407,090 70,584,581 9,764,447 24.03 20,177,491 40.03 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 11,379,940 14,113,985 19,763,683 2,734,045 24.03 5,649,697 40.03 16. Lợi nhuận sau thuế 29,262,703 36,293,105 50,820,898 7,030,402 24.03 14,527,794 40.03 Từ bảng phân tích trên ta th ấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 154.768.689.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 83,4%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng 162.441.607.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 47,73%. Như vậy doanh thu bán hàng của công ty có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần. C ác khoản giảm trừ ngày càng tăng chủ yếu là do chiết khấu thương mại tăng. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của công ty hiệu quả. Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 137.368.937.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 99,13% , giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 139.569.935.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 50,58%. Như vậy ta thấy tốc độ tăng của giá vốn luôn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy công ty chưa tiết kiệm được chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần có chính sách tiết kiệm chi phí để hạ giá thành tăng lợi nhuận trong kinh doanh. hoạt động tài chính và các hoạt động khác của công ty tăng giảm không đáng kế so với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận kế toán trước thuế tăng chủ yếu là do lợi nhu ận gộp tăng. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 tăng 9.764.447.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 24,03% , năm 2009 tăng 20.1777.491.000VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 40.03%. Từ những phân tích trên ta thấy tuy tốc độ tăng của doanh thu năm 2009 nhỏ hơn năm 2008 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận lại lớn hơn chứng tỏ công ty ngày càng kinh doanh hiệu quả hơn. Qua những phân tích trên ta thấy công ty đã ngày càng có những kế hoạch kinh doanh tốt, hiệu quả. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN. 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Xuất phát từ yêu cầu thực tế, cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Với việc áp dụng mô hình kế toán này giúp cho việc tổ chức bộ máy kế của công ty được đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Kế toán trưởng Phòng kế toán có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, tổng hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng tiến hành tính giá thành cho các sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính trình lên các cấp có thẩm quyền. Đồng thời, phòng kế toán là phòng ban có vài trò quan trọng nhất trong bộ máy quản lý của công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính. Phòng kế toán gồm có kế toán trưởng và kế toán chi tiết. mỗi thành viên có một nhiệm vụ nhất định nhưng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau cung cấp số liệu cho nhau. Cụ thể tổ chức lao động kế toán được minh hoạ bằng sơ đồ sau: Kế toán lương Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán vật tư, TSCĐ *Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp: Là người bao quát toàn bộ công tác kế toán trong công ty. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và các cơ quan cấp trên về toàn bộ công việc thuộc phạm vi trách nhiệm thuộc phòng kế toán. Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, cơ chế quản lý và các chế độ ghi chép sổ sách kế toán.thưo dõi phản ánh các số liệu từ các kế toán chi tiết và từ đó phản ánh một cách chính xác trung thực kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Cuối kỳ tiến hành kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, quết toán thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN. Kế toán trưởng có quyền ký các BCTC, BC thuế để trình ban giám đốc, HĐQT và các đối tượng bên ngoài. Đồng thời kế toán trưởng chịu trách nhiệm về số liệu đã cung cấp, tổ chức sắp xếp, bảo quản, lưu trữ tài liệu, sổ sách kế toán, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh tra kiểm tra. * Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Chịu trách nhiệm ghi sổ, theo dõi tình hình biến động tăng giảm, tồn tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng trong tài khoản của công ty tại ngân hàng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. Theo dõi, kiểm tra các khoản tạm ứng, theo dõi số dư tại các tài khoản ngân hàng, lập báo cáo quỹ tiền mặt tại công ty, báo cáo các khoản tạm ứng theo tháng, quý, năm. Lập các chứng từ, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới thu, chi, thường xuyên hằng ngày đối chiếu số liệu với thủ quỹ. * Kế toán vật tư kiêm kế toán tài sản cố định, kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ tập hợp phiếu giao hàng hàng ngày xác định đối tượng chịu chi phí mua hàng, theo dõi giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất và tiến hành lập bảng phân bổ chi phí mua hàng, chi phí tiêu thụ. Viết phiếu thu, phiếu chi, theo dõi sự tăng giảm để tính khấu hao và lập bảng tính khấu hao. * Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình các khoản phải thu phải trả cho khách hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của công ty, thời hạn thanh toán nhằm báo cáo kịp thời cho ban giám đốc, kết hợp với phòng kế toán sao cho lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp ổn định. Kết hợp với phòng kế hoạch lập kế hoặch thu hồi các khoản công nợi phải thu còn tồn đọng, công nợ mới phát sinh. Lập các chứng từ liên quan tới các khoản phải thu, phải trả. Thường xuyên đối chiếu công nợ. * Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế GTGT đầu vào đầu ra, lập báo cáo thuế TNDN tạm tính, thuế TNCN… và thực hiện các công việc khác khi được yêu cầu. * Thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi mọi khoản thu chi của công ty. Cuối ngày tập hợp các khoản chi tiêu tính lượng tồn quỹ đối chiếu với kế toán tiền mặt. 2.2. TỔ CHỨC VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 2.2.1: Các chế độ, chính sách kế toán chung. Với tư cách là một công ty cổ phần nên việc hạch toán kế toán tại công ty cũng phải được thực hiện đầy đủ các quy định và chính sách kế toán hiện hành do nhà nước ban hành như: - Chế độ kế toán công ty áp dụng: Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết Đinh 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Việt Nam Đồng - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Phưong pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc quy định cho từng loại vật tư, thành phẩm cụ thể. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quền. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: TSCĐ của công ty được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 2.2.2. Tổ chưc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Chế độ chứng từ kế toán là những quy định về phương pháp ghi nhận, thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành ở các đơn vị kế toán và cách thức luân chuyển chứng từ. Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên sử dụng các mẫu chứng từ bắt buộc theo Quyết Định 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh nên ngoài các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính Công ty còn sử dụng rất nhiều các chứng từ đặc thù như: - Đối với các chứng từ về lao động tiền lương, tại Công ty có sổ chi tiết tài khoản phải trả cán bộ công nhân viên ; Bảng chấm công và Bảng lương tháng cán bộ nhân viên các phân xưởng sản xuất và Văn phòng Công ty. - Đối với các chứng từ về TSCĐ, tại Công ty có sổ chi tiết tài khoản TSCĐ ; Sổ chi tiết tài khoản hao mòn TSCĐ ; Bảng khấu hao TSCĐ hàng tháng ; Bảng theo dõi giá trị TSCĐ hàng tháng ; Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ theo thời gian - Đối với các chứng từ về Tiền mặt, tại Công ty có sổ chi tiết tài khoản tiền mặt ; Sổ quỹ tiền mặt tại các phân xưởng sản xuất và Văn phòng Công ty, sổ cái. - Đối với các chứng từ về vật tư, hàng tồn kho tại Công ty có báo cáo liệt kê chi tiết và tổng hợp Nhập kho vật tư theo nguồn nhập; Báo cáo tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho vật t ư . - Đối với các Chứng từ về giá trị sản lượng tại Công ty có Báo cáo giá trị sản lượng hoàn thành trong tháng; Báo cáo phải thu khách hàng theo đối tượng và tiến trình thanh toán dự kiến ; sổ chi tiết phải thu khách hàng… Các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như : Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường. Các chứng từ của công ty được lập theo đúng mẫu quy định, đủ các yếu tố bắt buộc của chứng từ kế toán (gồm 8 yếu tố) ghi chép đúng nội dung, bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Và các nghiệp vụ phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng thời, các chứng từ có đầy đủ chữ ký của người lập, người duyệt, người thực hiện. Chứng từ được lập theo đúng phương pháp, trình tự quy định cho từng chứng từ. 2.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ Tài khoản kế toán: Hiện nay công ty cổ phần kim khí Hưng Yên sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty đang sử dụng 43 tài khoản cấp I. Cụ thể là các tài khoản sau: - Tài khoản phản ánh tài sản: 111, 112, 131, 133, 141, 152, 153, 154, 155, 156, 159, 211, 213, 214, 241. - Tài khoản phản ánh nguồn vốn: 311, 333, 334, 335, 338, 341, 411, 414, 415, 421, 431, 441. - Tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: 511, 515, 521, 531, 532, 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911. Ngoài ra, để giúp cho việc hạch toán và theo dõi được chính xác hơn Công ty còn mở các tài khoản chi tiết của một số tài khoản theo từng đối tượng. Cụ thể như sau: - Tài khoản 1532: “Bao bì luân chuyển”(khay nhựa đựng sản phẩm,…) + Tài khoản 155: “Thành phẩm” được mở chi tiết gồm: - Tài khoản 1551: Phôi thép - Tài khoản 1552: Thép hình - Tài khoản 1553: Gang - Tài khoản 1554: Thép đặc chủng - Tài khoản 1555: Thép xây dựng 2.2.4. Tổ chức vận dụng chế độ Sổ kế toán: Để phù hơp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên đã áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do vậy công tác kế toán của công ty không phải ghi chép nhiều, giảm nhẹ được công việc kế toán. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Việc áp dụng hinh thức Nhật ký chung đối với công ty là rất phù hợp vì đây là doanh nghiệp có quy mô vừa, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều, sử dụng nhiều tài khoản sẽ dễ dàng trong khâu kiểm tra, đối chiếu, thuận lợi trong việc phân công công tác. Theo hình thức này kế toán công ty sử dụng các sổ sách sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái - Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn -... Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng kế toán và yêu cầu thông tin cho quản lý việc tổ chức sổ kế toán chi tiết tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên bao gồm các loại sổ chi tiết cơ bản sau: - Sổ chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng - Sổ chi tiết TSCĐ theo loại tài sản cố định - Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm (hàng hoá) - sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 - Sổ chi tiết tài khoản 157, 632, 511, 521, 531, 532, 911 - Sổ chi tiết tài khoản 133, 333 - Sổ chi tiết quỹ tiền mặt (theo từng phân xuởng sản xuất và văn phòng công ty) - Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên 334, 338 - Một số sổ chi tiết khác 2.2.5. Tổ chức vận dụng chế độ Báo cáo kế toán: * Báo cáo tài chính là phương thức tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế-tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện và có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn của công ty sau một kỳ hạch toán. Việc lập báo cáo tài chính của công ty đều căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính được kế toán trưởng lập và giám đốc công ty ký tên, đóng dấu. Bao cáo tài chính của Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu sô B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(Mẫu số B03-DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) Ngoài ra công ty còn sử dụng một số mẫu như: - Bảng cân đối số phát sinh - Báo cáo chi tiết công nợ khách hàng - Các quyết toán thuế được lập để gửi cho chi cục thuế. Báo cáo tài chính được lập định kỳ 6 tháng, 1 năm trình lên HĐQT để xét duyệt. Ngoài ra, hàng quý Công ty lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Báo cáo thuế, báo cáo quản trị phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động của công ty. * Báo cáo quản trị: Là nguồn thông tin cần thiết cho nhà quản trị Công ty ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là cho nhà quản trị cấp trung và cấp cao. Thông qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản trị Công ty có cơ sở để hoặch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu ngắn hạn đã đề ra. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên bao gồm các loại báo cáo như sau: - Báo cáo chi phí sản xuất - Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. - Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí sản xuất chung khả biến, bất biến. - Báo cáo giá thành sản phẩm - Báo cáo bộ phận - Báo cáo tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ và phân tích sai biệt doanh thu - Báo cáo năng suất lao động - Báo cáo tình hình thanh toán nợ với từng khách hàng - Vv... 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN 2.3.1. Kế toán tiền mặt Trình tự kế toán tiền mặt (theo hình thức Nhật ký chung ) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ phân xưởng I, II, III, IV; Văn phòng Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Tài khoản 1111Phân xưởng I, II, III, IV; 1111Văn phòng Nhật ký chung Sổ Cái tài khoản 111 Báo cáo tài chính Phiếu thu, Phiếu chi Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Tiền mặt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu , kiểm tra. 2.3.2. Kế toán Tiền gửi Ngân hàng: Trình tự kế toán Tiền gửi ngân hàng (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên được tổ chức theo sơ đồ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Uỷ nhiệm Chi, , Séc Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng Tài khoản 1121Vietcombank Hưng yên, 1122Vietcombank Hưng yên, 1121Techcombank Hưng yên, 1122Techcombank Hưng yên, Sổ cái tài khoản 112 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết tiền gửi ngân hàng Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu , kiểm tra. 2.3.3. Kế toán Tài sản cố định: Trình tự kế toán Tài sản cố định (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: Hoá đơn giá trị gia tăng Biên lai thu lệ phí trước bạ Biên bản giao nhận Tài sản cố định Biên bản thanh lý Tài sản cố định Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định Nhật Ký Chung Sổ chi tiết Tài sản cố định Tài khoản 2111, 2112, 2114, 2141, 2142, 2144 Sổ Cái Tài khoản 211, 214 Bảng tổng hợp chi tiết Tài sản cố định Bảng cân đối số phát sinh Báo Cáo Tài Chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra 2.3.4. Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương: Trình tự kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: - Bảng chấm công các phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng. - Bảng chấm công làm thêm giờ các phân xưởng I, II, III, IV. - Bảng thanh toán tiền lương các phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng. - Bảng thanh toán tiền thưởng các phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng. - Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội các phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng. - Phiếu chi. - Phiếu chi - - Nhật ký chung Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ chi tiết Tài khoản 334 các Phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng; Tài khoản 338 các phân xưởng I, II, III, IV, Văn phòng Sổ cái TK 334, 338 Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với công nhân viên Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra. 2.3.5. Kế toán Vật tư và thanh toán với người bán: Trình tự kế toán Hàng tồn kho và thanh toán với người bán (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: Sổ cái TK 152, 153, 331 - Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Tài khoản 152, 153. - Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán Bảng kê tính giá - Sổ kho - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá) Tài khoản 1521, 1522, 1523, 1531, 1532. - Sổ chi tiết thanh toán với người bán Nhật ký chung Bảng phân bổ vật tư Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hoá đơn giá trị gia tăng Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. Phiếu nhập kho; Phiếu chi. Giấy đề nghị xuất vật tư; Phiếu xuất kho Biên bản kiểm 2.3.6. Kế toán chi phí Sản xuất - Kinh doanh: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Tài khoản 621 phôi thép, 621thép hình, 621 gang, 621 thép đặc chủng, 621 thép xây dựng. Tài khoản 622 phôi thép, 622thép hình, 622 gang, 622 thép đặc chủng, 622 thép xây dựng. - Phiếu xuất kho - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trình tự kế toán Chi phí sản xuất - kinh doanh (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: Thẻ tính giá thành sản phẩm ph ôi thép, thép hình, gang, thép đặc chủng, thép xây dựng Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh Tài khoản 621, 622, 627, 154. Sổ cái TK 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra. 2.3.7. Kế toán bán hàng và thanh toán với khách hàng: Trình tự kế toán Bán hàng và thanh toán với khách hàng (theo hình thức Nhật ký chung) tại Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: - Hoá đơn bán hàng - Phiếu xuất kho - Phiếu thu - Sổ chi tiết sản phẩm Tài khoản 1551, 1552, 1553. - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 632phôi thép, 632thép hình, 632gang, 632 thép đặc chủng - Sổ chi tiết bán hàng Tài khoản 511phôi thép, 511thép hình, 511gang,511 thép đặc chủng, 511 thép xây dựng Sổ chi tiết thanh toán với người mua. Nhật ký chung Sổ cái Tài khoản 155,632,131,511,521,531,532,911 - Bảng tổng hợp chi tiết sản phẩm. - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh tài khoản 632. - Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng. - Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua. Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra. PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HƯNG YÊN Sau thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên , được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung, công tác kế toán của công ty nói riêng, em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán đã có nhiều mặt hợp lý, khoa học nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt chưa được phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức công tác kế toán của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét của bản thân về tổ chức công tác kế toán của công ty: 3.1.Những ưu điểm về tổ chức kế toán tại công ty cổ phần kim khí Hưng Yên Trải qua nhiều năm thành lập và phát triển Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đây là thuận lợi lớn cho công ty trong việc tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế. Công ty có đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành. Đội ngũ lao động công nhân lành nghề, có tinh thần trách nhiệm, tận tình trong công việc đã góp phần hoàn thành các hợp đồng kinh tế được giao. Do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. - Công tác quản lý vốn và tài sản, vật tư hàng hoá: trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty phê duyệt, công ty kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư trước khi nhập kho trước khi đưa vào sản xuất. Thực hiện tốt chế độ thanh quyết toán vật tư hàng tháng, quý, năm giữa công ty với người bán , giữa công ty với khách hàng. Đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ, không để xảy ra tình trạng ứ đọng, mất mát, hư hỏng hay hao hụt vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tích cực thu hồi công nợ đảm bảo an toàn tuyệt đối quĩ két đơn vị. - Thường xuyên bám sát sản xuất, lập kế hoạch nhu cầu vốn cho sản xuất, đảm bảo đầy đủ vốn cho sản xuất, mua sắm trang bị, sửa chữa cải tạo nhà xưởng, máy móc trang thiết bị và đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng, tham gia nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên và các chế độ khác của công ty quy định. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo của công ty quy định. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong Phòng kế toán hết sức đồng đều. Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty đều có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm và sự nhiệt tình, luôn luôn cố gắng tìm tòi bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác. Cũng như sự nhạy bén trong công việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. - Về chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán Công ty sử dụng là tương đối ổn định và đúng nguyên tắc, áp dụng đúng các biểu mẫu của Bộ tài chính ban hành phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chứng từ, sổ sách kế toán sạch sẽ không nhàu nát, không tẩy xoá và ghi đúng như trang biểu, đúng sự thật nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ,sổ sách được bảo vệ rất cẩn thận và sắp xếp rất khoa học nhất là hệ thống sổ sách vốn bằng tiền, tài sản cố định nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt là sổ sách các loại thuế nộp ngân sách Nhà nước, các loại sổ liên quan đến nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ vì đó là cơ sở để tính giá thành sản phẩm . - Công ty đã sử dụng máy vi tính phục vụ cho công việc kế toán, sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp vì vậy khối lượng công việc kế toán cũng phần nào giảm bớt. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung của Công ty có ưu điểm là đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp doanh nghiệp kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời. - Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý đã phát huy tốt vai trò của mình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho ban giám đốc trong việc kịp thời đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro và tăng tính hữu ích cao. - Công ty đã vận dụng linh hoạt các lý luận kế toán vào thực tế,việc hạch toán công tác kế toán đã đảm bảo được tình hình thống nhất về mặt phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế được sự trùng lặp trong ghi chép. Cụ thể: - Về hình thức kế toán: việc Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung cho thấy Công ty đã khai thác khả năng về chuyên môn đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, phần nào cũng giảm nhẹ được khối lượng ghi chép sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung rất chặt chẽ, rõ ràng phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Công ty đã chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hệ thống sổ sách. Nhờ đó công tác kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty để đạt hiệu quả cao. Việc luân chuyển chứng từ cũng như bảo quản, lưu trữ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đúng quy định. Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được kiểm tra chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo sự đúng đắn của số liệu. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính được Công ty luôn lập đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Bộ Tài Chính và các báo cáo quản trị theo yêu cầu. Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên để hạch toán vật tư, thành phẩm đã theo dõi tình hình tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho. Việc áp dụng phương pháp này đã tạo cho việc cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, chính xác. Khi có nhu cầu về vật tư, bộ phận sử dụng vật tư sẽ viết giấy đề nghị cấp vật tư lên phòng kỹ thuật vật tư, sau đó phòng kỹ thuật vật tư sẽ xem xét và tiến hành cấp vật tư. Do đó, đã tiết kiệm được chi phí kho bãi cũng như tránh được sự thất thoát vật tư cho Công ty. Bên cạnh đó hàng tháng kế toán tiến hành lập các báo cáo như: báo cáo xuất, nhập vật tư, báo cáo tồn vật tư để theo dõi từng loại vật tư xuất- nhập- tồn trong tháng theo thời gian phát sinh. Nhờ đó đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ và chính xác vật tư xuất dùng - Hình thức tổ chức công tác kế toán và cơ cấu bộ máy kế toán nhìn chung là phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. Hình thức này đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt động của Công ty, từ đó thực hiện việc kiểm tra, chỉ đạo sát sao toàn bộ hoạt động của đơn vị đồng thời tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại trong công tác kế toán, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên kế toán, nâng cao hiệu suất công tác kế toán. - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng thống nhất phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ đúng Luật kế toán và chế độ kế toán ban hành. Đặc biệt để đảm bảo cho việc hạch toán và theo dõi được chính xác Công ty còn mở các tài khoản chi tiết của một số tài khoản như tài khoản 152 (gồm 1521, 1522, 1523) hay tài khoản 155 (gồm tài khoản 1551, 1552, 1553). Những thông tin về các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh trên các chứng từ kế toán và là căn cứ để kế toán vào sổ sách. Sau khi sử dụng xong, các chứng từ kế toán được kế toán lưu giữ một cách cẩn thận, thuận lợi cho việc tìm kiếm khi cần thiết. - Hình thức kế toán nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán rất chặt chẽ, có tính đối chiếu cao nên dễ phát hiện sai sót nếu có. Áp dụng hình thức kế toán này công việc kế toán được dàn đều trong tháng và thông tin kế toán luôn được cung cấp kịp thời. - Cuối mỗi quý, mỗi niên độ kế toán, Công ty đều lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ - BTC gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính để cung cấp một cách đầy đủ toàn diện thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng quan tâm đến hoạt động kinh doanh của Công ty và cho các cơ quan quản lý. Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo không mang tính bắt buộc, phục vụ trong nội bộ công ty để ban giám đốc công ty có thể nhìn nhận, đánh giá và định hướng phát triển một cách đúng đắn nhất như: Báo cáo mua vào, báo cáo bán ra. Điều này chứng tỏ công ty đã chấp hành đúng pháp luật về kế toán nhà nước. - Đội ngũ của nhân viên nói chung và cán bộ kế toán nói riêng phần lớn là những người trẻ tuổi năng động, có trình độ, được phân công công việc khá khoa học và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hơn nữa phòng kế toán công ty được trang bị máy tính hiện đại và phần mềm kế toán đã hỗ trợ kế toán viên rất nhiều trong công việc nhằm cung cấp những thông tin kịp thời nhất. Nhìn chung công tác kế toán tại công ty đã được đội ngũ kế toán thực hiện một cách khoa học và tương đối hoàn thiện. 3.2. Những hạn chế về tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Kim khí Hưng Yên Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì việc tổ chức công tác kế toán ở công ty còn tồn tại một số mặt cần khắc phục nhằm củng cố, hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán tại Công ty như sau: - Về tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lý: + Do bộ máy kế toán Công ty được tổ chức gọn nhẹ, vì thế nên ngoài phần hành chính thì nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác. Chính vì lý do đó đôi khi làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của từng người, gây nên những hạn chế nhất định trong hiệu quả chung. Hiện nay do cơ giới hóa công tác kế toán nên công ty chỉ có kế toán vật tư, kiêm kế toán TSCĐ và kiêm luôn kế toán tiêu thụ, kế toán tiền mặt kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng và Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Nhiều các nghiệp vụ phát sinh nên khối lượng công việc của họ là tương đối nhiều ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung của toàn Công ty. + Công ty chưa áp dụng phổ biến hệ thống kế toán máy trong công tác hạch toán, kế toán. Với tốc độ phát triển của khoa học và kỹ thuật mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán là một tất yếu vô cùng quan trọng. Trong khi đó, hiện nay Công ty vẫn thực hiện công tác kế toán một cách thủ công, điều đó sẽ gây mất thời gian, việc xử lý các thông tin chậm, gây bất lợi khi công việc nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. - Về hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” là rất phù hợp nhưng cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký mua hàng, sổnhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền để dễ dàng cho việc theo dõi công nợ, theo dõi thu chi cũng như theo dõi việc thu mua vật tư. - Về công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Do quy mô của Công ty còn chưa được lớn, mặc dù công ty đã xây dựng được hệ thống kho nhưng kho chưa đủ để sắp xếp NVL và CCDC. Nguyên liệu, vật liệu còn để nhiều nơi trong khu vực sản xuất hay gửi nhờ tại kho của Công ty khác. Do vậy, thủ kho không thể quản lý được hết NVL và CCDC dẫn đến hư hỏng, mất mát mà không biết được nguyên nhân - Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng tiến độ kế toán. Vì vậy khi xảy ra trường hợp giảm giá hàng tồn kho sẽ không có khoản dự phòng để bù đắp cho khoản giảm giá này. Đây là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục trong niên độ kế toán mới. - Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi : Hiện nay Công ty vẫn chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nên việc những tổn thất về khoản thu khó đòi vẫn có thể xảy ra. - Ngoài ra, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kế toán vẫn còn ít, Công ty cần trang bị thêm cơ sở vật chất cho phòng kế toán hơn nữa như lắp đặt thêm hệ thống máy vi tính, máy in ....và đặc biệt là trang bị phần mềm kế toán doanh nghiệp phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm giúp cho việc hạch toán kế toán cũng như việc quản lý Công ty mang lại hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên cùng với kiến thức đã được trang bị ở trường, em nhận thấy rằng chỉ dựa trên kiến thức đã học ở trường là chưa đủ, thời gian thực tập chính là điều kiện giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bổ sung và tích lũy kiến thức mà chỉ qua quá trình thực tế mới có. Tại Công ty cổ phàn kim khí Hưng Yên em đã được làm các công việc như lập các chứng từ gốc(như phiếu thu tiền mặt, phiếu chi tiền mặt, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng….) đồng thời vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ Nhật ký chung được thành thạo hơn. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em thấy được sự hữu ích của việc thực tập bên ngoài Doanh nghiệp, giúp chúng em có thể vận dụng tất cả những kiến thức đã học vào công việc chuyên môn của mình, được va chạm thực tế bên ngoài không còn mơ hồ với công việc của một kế toán viên. Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của các anh, chị trong Phòng Kế toán, Cô giáo Th.sỹ. Mai Vân Anh để em hoàn thành báo cáo kịp thời, đúng thời hạn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, xong do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của Cô giáo để bài viết của em thêm hoàn chỉnh và sát thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Cô giáo Th.sỹ Mai Vân Anh và các Anh, chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này./. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26002.doc
Tài liệu liên quan