Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera

Có nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo nguồn hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa số lượng sản phẩm của Công ty sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức điều phối, nghiên cứu thị trường, đề xuất các mẫu mã được khách hàng ưa chuộng, kết hợp với phòng kỹ thuật tạo ra các mẫu mã và thực hiện dịch vụ sau bán hàng.

doc83 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 6 Gạch viên 195.643 226.075 232.500 102.84 118.84 Tổng cộng 6.054.512 4.371.482 3.866.179 88.44 63.86 Nguồn: Phòng Kinh doanh Qua bảng trên cho ta thấy loại gạch lát 200 x 200 mm năm 2005 sản xuất và nhập kho vượt mức kế hoạch 119,89%, điều đó chứng tỏ Công ty vẫn thấy rằng thị trường của loại gạch này vẫn có thể tiêu thụ với số lượng còn tương đối nhiều. Do đó Công ty cho vào sản xuất loại gạch này năm 2005 có cao hơn kế hoạch, nhưng năm 2005 so với năm 2004 chỉ tiêu kế hoạch đạt ra thấp hơn năm 2004 vì Công ty thấy rằng nhu cầu về loại gạch giảm đi nhiều, nên sản xuất năm 2005 chỉ bằng có 61,2% so với năm 2004. Nhìn chung các loại gạch của Công ty sản xuất và nhập kho đều không đạt được chỉ tiêu kê hoạch đề ra. Chỉ có loại gạch ốp và gạch viền là hoàn thành kế hoạch và còn vượt mức, nhưng so với năm 2004 không bằng, chỉ có riêng loại gạch viền là vượt 118,84%, chứng tỏ loại gạch đã được thị trường chấp nhận. Các số liệu về chất lượng sản phẩm những năm gần đây của Công ty. Bảng 17: Chất lượng sản phẩm giai đoạn từ 2002-2005 TT Loại sản phẩm (cm) TH Năm 2002(%) TH Năm 2003 (%) TH Năm 2004 (%) KH Năm 2005 (%) TH Năm 2005 (%) So sánh % TH05/KH05 TH05/TH04 I. Tỷ lệ loại I/SP Sản xuất tại Hà Nội 1 Gạch lát 20x20 46.21 67.37 70.15 65.00 71.10 109.38 101.35 2 Gạch lát 25x25 42.37 66.50 77.10 70.00 58.58 83.69 75.98 3 Gạch lát 30x30 56.20 61.21 74.99 70.00 73.81 105.44 98.43 4 Gạch lát 40x40 41.05 69.17 54.74 60.00 59.83 99.72 109.30 Sản xuất tại Hải Dương 1 Gạch lát 20x20 47.15 69.35 - 72.58 2 Gạch ốp 20x25 49.21 72.10 64.96 65.00 69.29 106.60 106.67 3 Gạch lát 30x30 45.36 75.67 75.89 70.00 68.53 97.90 90.30 4 Gạch lát 40x40 44.64 77.90 67.08 65.00 71.49 109.98 106.57 II. Tỷ lệ SP/Mộc Sản xuất tại Hà Nội 1 Gạch lát 20x20 97.62 98.64 94.72 95.5 94.35 98.80 99.61 2 Gạch lát 25x25 98.61 99.63 95.66 95.5 89.45 93.66 93.51 3 Gạch lát 30x30 97.53 99.29 94.00 95.00 92.95 97.84 98.88 4 Gạch lát 40x40 94.20 91.23 92.28 94.5 93.48 98.92 101.30 Sản xuất tại Hải Dương 1 Gạch lát 20x20 92.10 95.30 92.62 2 Gạch ốp 20x25 93.50 97.89 91.50 95.00 90.01 94.75 98.37 3 Gạch lát 30x30 94.06 96.30 95.68 96.00 93.30 97.19 97.51 4 Gạch lát 40x40 98.12 98.78 95.23 95.50 93.88 98.30 98.58 Nguồn: Phòng Kỹ thuật – KCS Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ sản phẩm loại I liên tuc tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm của Công ty được nâng cao và được đảm bảo, nhưng đến năm 2005 thì sản phẩm loại A1 đạt được có giảm hơn các năm trước. Bảng 18: Tỷ lệ hao hụt trước nung từ 2002-2005 Loại sản phẩm TH Năm 2002 TH Năm 2003 TH Năm 2004 KH Năm 2005 TH Năm 2005 So sánh % TH05/ KH05 TH05/ TH04 Sản xuất tại Hà Nội Gạch lát 20x20 8.56% 8.24% 8.09% 6.50% 8.07% 124.15% 99.75% Gạch lát 25x25 7.89% 7.80% 7.84% 6.50% 7.07% 108.77% 90.18% Gạch lát 30x30 9.87% 9.06% 8.00% 7.00% 8.62% 123.14% 107.75% Gạch lát 40x40 9.52% 9.01% 8.84% 6.50% 6.93% 106.62% 78.39% Sản xuất tại Hải Dương Gạch lát 20x20 8.95% 8.15% 7.64% Gạch ốp 20x25 7.98% 8.10% 6.97% 6.50% 6.13% 94.31% 87.95% Gạch lát 30x30 8.36% 8.01% 7.67% 6.50% 8.28% 127.38% 107.95% Gạch lát 40x40 8.69% 8.30% 8.01% 6.50% 7.41% 114.00% 92.51% Nguồn: Phòng Kinh doanh Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: tỷ lệ hao hụt trước nung của các sản phẩm gạch của Công ty đã liên tục giảm qua mấy năm gần đây. Nhưng thực hiện của năm 2005 không đạt yêu cầu như kế hoạch của năm đề ra. Tuy vậy, so với năm 2004 thì nhìn chung là tỷ lệ hao hụt đó giảm nhiều. Đây cũng là năm các sản phẩm của Công ty có tỷ lệ hao hụt trước khi nung là thấp nhất. Nhất là loại gạch lát nền 400 x 400 mm có tỷ lệ hao hụt thấp nhất ( 6.93% ), so với năm 2004 nó giảm 78.39%. 1.2. Thực trạng một số sản phẩm chủ yếu của Công ty 1.2.1. Sản phẩm lát nền loại 300 x300 mm Tiêu chuẩn bề mặt cho phép * Hạng A1 chấp nhận + Chấm đen, kích thước 0,5 mm 1 vết men Riêng đối với sản phẩm tối màu 2 vết men + Chấm khác màu Kích thước 1 mm 1 vết/viên Kích thước 2mm không có Chấm nổi ( sạn bề mặt ), kích thước 0,5 mm không có + Lỗi lưới Đứt nét hoa văn không có + Sứt xương 1 vết/viên + Sứt men không có + Nứt bề mặt không có + Số lượng và khoảng cách dạng lỗi Số lượng 2 dạng/viên Khoảng cách giữa 2 vết của 2 dạng lỗi 6 cm * Hạng A2 chấp nhận Là những sản phẩm không đạt được chất lượng như hạng A1 nhưng cũng có những tiêu chuẩn giới hạn sau: Số lượng và khoảng cách dạng lỗi + Số lượng: 2 dạng/viên +Khoảng cách giữa 2 vết của 2 dạng lỗi: 45mm Sản phẩm B1 và B2: Là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cấp A2 về độ phẳng, kích thước hoặc bề mặt. Bảng 21: Chất lượng sản phẩm loại 300 x 300 mm TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1 Kỹ thuật Đạt 95 % Đạt 97 % 2 Kích thước Đạt 97,8 % Đạt 98,6 % 3 Bề mặt 4 Hạng A1 83,2 % 84.5 % 5 Hạng A2 10,3 % 11,1 % 6 Hạng B1 và B2 6,5 % 4,4 % Nguồn: Phòng Kinh doanh 1.2.2. Sản phẩm lát nền loại 400 x 400 mm Tiêu chuẩn bề mặt cho phép * Hạng A1 chấp nhận + Kích thước, số lượng và khoảng cách các vết lỗi: Chấm đen: 1 vết men Sản phẩm màu: 3 vết men Chấm khác: 1 vết/viên Chấm lồi: không có Rỗ men: 3 vết/viên Sẹo men: không có Lỗi lưới: 2 vết/viên Sứt xương: 2 vết/viên Sứt men: không có + Số lượng và khoảng cách lỗi Số lượng: 2 dạng/viên Khoảng cách giữa 2 vết của 2 dạng lỗi: 10 cm * Hạng A2 chấp nhận + Kích thước, số lượng và khoảng cách vết lỗi Chấm đen: 3 vết/viên, khoảng cách 50 mm Chấm khác màu: 2 vết/viên, khoảng cách 25 mm Chấm nổi: 1 vết/viên Rỗ men: 6 vết/viên, khoảng cách 25 mm Sẹo men: 3 vết/viên, khoảng cách Lỗi lưới: 2 vết/viên, khoảng cách 45 mm + Số lượng và khoảng cách dạng lỗi: Số lượng: 2 dạng/viên Khoảng cách: 40 mm Sản phẩm hạng B1 và B2: là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cấp hạng A2 về độ phẳng, kích thước và bề mặt. Bảng 22: Chất lượng sản phẩm loại gạch 400 x 400 mm TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1 Kỹ thuật Đạt 96.23% Đạt 97.23% 2 Kích thước Đạt 98.12% Đạt 98.54% 3 Bề mặt 4 Hạng A1 Đạt 87.12% Đạt 88.31% 5 Hạng A2 Đạt 8.71% Đạt 5.63% 6 Hạng B1 và B2 Đạt 4.17% Đạt 6.12% Nguồn: Phòng kỹ thuật - KCS 2. Từ nhận thức của khách hàng. Theo số liệu của phòng nghiên cứu thị trường cho thấy: trong vài năm trở lại đây, số lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng mạnh. Đa số các khách hàng đều cho rằng các loại sản phẩm gạch của Công ty nói chung là có chất lượng tốt, khá bền màu, có độ bóng cao, khả năng chống nồm tôt, ít bị cong vênh và chầy xước. Theo kết quả điều tra thăm dò của Phòng Kinh doanh phụ trách khu vực Hà Nội về ý kiến của khách hàng khi được hỏi về sản phẩm của Công ty đã thu được bảng kết quả sau: Bảng 23: Bảng tổng hợp ý kiến khách hàng TT Chất lượng sản phẩm Ý kiến của khách hàng Tổng số KH được hỏi Rất cao Cao Bình thường Kém 1 Độ bền 115 132 35 28 300 2 Tính tiện dụng 88 125 75 12 300 3 Màu sắc Sặc sỡ Đa dạng Hài hoà Đơn điệu 67 136 87 10 300 4 Mẫu mã Đa dạng Bình thường xấu 120 160 20 300 5 Khả năng chống xước Rất cao Cao Bình thường Kém 142 89 28 41 300 6 Độ trơn bóng Cao Bình thường Kém 160 85 55 300 7 Khả năng lắp khít Rất chuẩn Chuẩn Hơi chuẩn Không chuẩn 127 135 32 6 300 Ý kiến khác của khách hàng trong nước khi được điều tra: Họ cho rằng sản phẩm của Công ty phần lớn là có chất lượng tương đối tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Nhưng cần phải cải tiến mẫu mã sản phẩm sao cho đa dạng hơn nữa, đẹp hơn nữa. Mặt khác sản phẩm của Công ty sản xuất ra phần lớn là sản phẩm cao cấp chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Khi được hỏi về yếu tố nào quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm thì: Đối với các cửa hàng kinh doanh và những khách hàng lớn ( các Công ty xây dựng ), những người thiết kế nội thất thì họ lại quan tâm tới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó: họ quan tâm là máy móc thiết bị đó được nhập từ đâu, đã sử dụng lâu chưa; độ chuẩn hoá về kích thước ( khả năng lắp khit của sản phẩm ), độ bóng của sản phẩm. Còn đối với người tiêu dùng thông thường ( những người dân sử dụng đơn lẻ ) thì họ quan tâm nhiều tới màu sắc và nhất là độ bền của gạch. Khi hỏi về việc khách hàng thường sử dụng loại gạch nào thì: Đối với các công trình như chung cư, khách sạn, các Công ty thì họ thường sử dụng các loại gạch có kích thước lớn ( loại 40x40cm và 50x50cm ), còn đối với người tiêu dụng là dân cư xây nhà riêng thì họ thường sử dụng loại gạch có kích thước nhỏ hơn ( thường là 30x30cm, cũng có một sô sử dụng loại gạch 40x40cm ). Và đối với các Công ty lớn thì họ thường sử dụng các loại gạch của nước ngoài như Italia, Tây Ban Nha, chỉ gần đây họ mới biết sản phẩm của Công ty Viglcera có chất lượng tốt và có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Những người tiêu dùng thông thường họ thường hay sử dụng nhiều gạch Trung quốc vì họ cho rằng nó rẻ hơn và mẫu mã cũng được. Gạch trong nước thì họ cũng hay sử dụng gạch Long Hầu và gạch American vì giá rẻ, chất lượng cũng khá tốt, và gần đây họ cũng sử dụng nhiều gạch Viglacera vì chủng loại phong phú, có độ bền cao. Sau đây là bảng số liệu thăm dò: Bảng 24: Số lần sử dụng gạch ốp lát Viglacera Số lần sử dụng Số lượng người Chưa bao giờ 42 1 lần 35 2 lần 131 Hơn 2 lần 92 Tổng số 300 Biểu đồ 2: Số lần sử dụng sản phẩm Công ty Viglacera Qua đây ta thấy rằng: khách hàng đã sử dụng sản phẩm gạch của Công ty nhiều lần chiếm số lượng lớn, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của Công ty. Bảng 25: Tên Công ty khách hàng thường mua hàng Tên sản phẩm gạch Số lượng người G¹ch Long HÇu 51 G¹ch §ång T©m 61 G¹ch Hoa C¬ng 41 G¹ch Viglacera 65 G¹ch Trung Quèc 35 G¹ch American 38 Lo¹i kh¸c 9 Tổng 300 Biểu đồ 3: Tên sản phẩm Công ty thường sử dụng Ghi chú: T1 G¹ch Long HÇu T5 G¹ch Trung Quèc T2 G¹ch §ång T©m T6 G¹ch American T3 G¹ch Hoa C­¬ng T7 Lo¹i kh¸c T4 G¹ch Viglacera Qua biểu đồ trên ta thấy khách hàng vẫn chuộng sản phẩm gạch Viglacera nhất ( chiếm tới 21% ) Ý kiến của khách hàng nước ngoài: họ cho rằng sản phẩm của Công ty nói chung là đã đáp ứng được yêu cầu của họ, nhìn chung các sản phẩm gạch mà họ đặt hàng đều được Công ty cung cấp đảm bảo các yêu cầu về chất lượng: các chỉ số kỹ thuật, mẫu mã, thời gian...Họ cho rằng các sản phẩm của Công ty luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, luôn tìm hiểu thị trường để luôn luôn cải tiến máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm; các sản phẩm gạch của Công ty rất có tiềm năng. Từ kết quả điều tra trên ta thấy rằng: khách hàng rất có ấn tượng về các sản phẩm của Công ty, tất nhiên vẫn còn có những e ngại khi dùng sản phẩm của Công ty vì lẽ sản phẩm của Công ty vẫn còn có những điểm làm khách hàng chưa hài lòng: như khó vận chuyển vì dễ vỡ, nếu va chạm với các vật cứng sẽ bị xước nhiều, không tẩy được, khả năng chịu lực vẫn còn kém. Nói chung khách hàng vẫn lấy các loại hàng ốp lát khác trên thị trường như gạch Đồng Tâm, Long Hầu để so sánh với gạch của Công ty gạch ốp lát Hà Nội, họ cho rằng tuy sản phẩm của các Công ty trên chưa thể bằng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội nhưng nó vẫn có những ưu điểm vượt trội so như: Mẫu mã phong phú hơn, nhiều chủng loại hơn, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng hơn, nói chung các sản phẩm của họ thích hợp với các khách hàng ở trong nước. 3. Đánh giá môi trường xung quanh. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đây là môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng loại mặt hàng. Do vậy, để tạo chỗ đứng trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì yếu tố chất lượng sản phẩm được Công ty đăc biệt quan tâm. Chất lượng có đảm bảo thì mới được thị trường chấp nhận, có thể xâm nhập được thị trường của các đối thủ cạnh tranh, có như vậy thì Công ty mới có thể phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô sản xuất. Sau đây là một số đối thủ chủ yếu của Công ty: Công ty Gạch Đồng Tâm: là đối thủ cạnh tranh mạnh, chủ yếu của Công ty. Công ty này cũng xuất phát sản xuất các sản phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ trong nước, cùng với dây chuyền trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ hiện đại được nhập từ Italia, do đó chi phí sản xuất sản phẩm của họ cũng giảm, chất lượng tương đối tốt. Sản phẩm Gạch lát của Công ty Gạch Đồng Tâm có phần trội hơn Gạch của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Giá bán của nó có cao hơn đối chút so với giá bán của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội nhưng sản phẩm của Công ty Gạch Đồng Tâm lại có mẫu mã, kiểu dáng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng hơn, chất lượng của nó cũng cao hơn. Vì vậy, để có thể cạnh tranh tốt với Công ty Gạch Đồng Tâm thì Công ty Gạch ốp lát Hà Nội cần phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của các tầng lớp khách hàng. Công ty Gạch Long Hầu ( Thái Bình ): Với công suất thiết kế 4 triệu m2/năm, giá bán lại tương đối rẻ, tuy chất lượng không cao lắm, nhưng chiếm lĩnh được một thị trường rộng lớn vì nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng có thu nhập bình thường. Năm 2002, công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Do biết tiết kiệm chi phí đầu vào, nên giá thành sản phẩm của công ty hàng năm có xu hướng giảm có thể cạnh tranh trên thị trường, do vậy doanh thu của công ty cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2004, doanh thu đạt 106,3 tỷ đồng, 2005 chỉ đạt gần 103 tỷ đồng, nhưng thu nhập bình quân đầu người và thuế nộp NSNN năm sau luôn cao hơn năm trước. Hàng năm, công ty đều có kế hoạch đầu tư lớn, mua thêm 1 máy ép có công suất lớn, đầu tư nâng cấp hệ thống sấy đứng hiện đại để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, để khắc phục được tình hình thiếu khí ga tự nhiên, công ty đã đầu tư lắp đặt thêm một số thiết bị đốt dầu, ga hoá lỏng bổ sung cho sản xuất. Vì vậy, trong khi nhiều nhà máy gạch khác phải dừng sản xuất, thì công ty cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình vẫn duy trì sản xuất đều đặn. Sử dụng cao lanh, trường thạch, thạch anh trong nước thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng Frít me Engobe thay hàng ngoại; làm chủ được các công nghệ sản xuất tiên tiến, không phải mua và thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn. Công ty Gạch Hoa Cương ( Vĩnh Phúc ): năm 2005 công suất thiết kế vào khoảng 9,3 triệu m2/năm, hiện tại Công ty này đã đổi mới và nâng cấp công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại nhập toàn bộ từ nước ngoài. Do vậy nâng công suất sản xuất của Công ty lên đến trên 10 triệu m2/năm, cao gấp hơn 2 lần so với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội ( hơn 5 triệu m2/năm ), lại bán với giá rẻ chỉ bằng 75% so với giá bán của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, mặc dù chất lượng có thấp hơn. Công ty Gạch American: Công suất thiết kế khoảng 4.5 triệu m2/năm. Sản phẩm của Công ty có chất lượng rất tốt, thường được xuất khẩu ra nước ngoài. Ta thấy rằng các đối thủ này đều có công suất thiết kế rất lớn và khả năng cạnh tranh mạnh với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của các hãng của các nước lớn ( như: Italia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc... ). Tới đây trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế ( khi thời hạn thực thi AFTA có hiệu lực, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO), các doanh nghiệp trong việc thực hiện cam kết với AFTA, WTO, lộ trình bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế nhập khẩu thì Công ty Gạch ốp lát Hà Nội sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ sản xuất. Do vậy, ngay từ bây giờ Công ty phải luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xây dựng để xuất khẩu, mà Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá nên được Nhà nước rất quan tâm. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY Nói chung sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong những năm qua cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Tuy nhiên để thấy thực trạng của bất kỳ một vấn đề nào đó ta cũng phải xem xét, đánh giá nó trên cả hai mặt, đó là: những kết quả đã đạt được và những tồn tại. 1. Những kết quả đạt được về chất lượng sản phẩm của Công ty Từ những kết quả số liệu đã trình bày ở phần II, ta có thể thấy rằng: sản phẩm của Công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và trân trọng. Các sản phẩm gạch của Công ty đã khắc phục được dần những khuyết điểm trong khi thiết kế và sản xuất gạch: tỷ lệ sản phẩm loại A1 bình quân đạt 67.07%; tỷ lệ gạch hao hụt trước và sau nung ngày càng giảm dần, phế phẩm cũng ngày càng giảm ( chỉ còn 6.89% ). Chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao qua từng năm. Điều đó đã được kiểm định thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và được các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế công nhận. Và nhất là được sự công nhận về chất lượng từ các bạn hàng nước ngoài và các khách hàng trong nước. Điều đó thể hiện ở việc các sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang 54 nước trên thế giới, ngày càng được các nước trên thế giới chấp nhận và đặt hàng với số lượng lớn: năm 2002 Công ty mới chỉ xuất sang được hơn 40 nước và với số lượng ít ( 300.000 m2 ) với doanh thu khoảng 400.000 USD vì họ chưa công nhận chất lượng các sản phẩm gạch ốp lát của Công ty; nhưng đến năm 2005 Công ty đã xuất khẩu được sang 54 nước trong đó có thị trường khó tính như Bắc Mỹ với số lượng tươgng đối lớn ( 501.290 m2 ) với doanh thu khoảng 1.390.667 USD. Không những được thị trường nước ngoài chấp nhận mà các sản phẩm của Công ty cũng được khách hàng trong nước sử dụng nhiều và đánh giá rất cao. Theo bảng tổng hợp ý kiến khách hàng ( bảng 21 ) ta có thể thấy rõ ràng là khách hàng tiêu thụ sản phẩm và được hỏi về sản phẩm của Công ty thì nhìn chung họ đều cho rằng các sản phẩm của công ty có độ bền rất cao, chịu được va đập. Sản phẩm của Công ty có mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú, có khả năng lắp khít cao, chịu lực tốt, lớp men dày và bóng và nhất là có khả năng chống chầy xước rất tốt. Chất lượng sản phẩm của Công ty liên tục tăng cao là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất: Công ty liên tục đổi mới dây chuyền trang thiết bị công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài (Italia,CHLB Đức, TBN), do vậy các sản phẩm sản xuất ra có độ chuẩn hoá cao, ít bị sai lệch. Thứ hai: Công ty luôn luôn cho công nhân trực tiếp sản xuất đi học để nâng cao tay nghề ở nước ngoài và ở các lớp đào tạo nghề chất lượng cao ở trong nước. Cho cán bộ quản lý đi học nâng cao trình độ quản lý ở các trường đại học chuyên đào tạo quản lý đầu ngành kinh tế ở Việt Nam. Tạo điều kiện cho công nhân, cán bộ kỹ thuật học hỏi nâng cao tay nghề. Thứ ba: Công ty luôn có các chính sách khuyến khích công nhân sản xuất trực tiếp cả về vật chất và tinh thần: khen thưởng kịp thời nếu công nhân có những sáng kiến làm lợi cho Công ty, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo không khí thi đua làm việc hăng say trong Công ty. Công ty thường có các quỹ để cho cán bộ công nhân viên được đi nghỉ ngơi sau một kỳ làm việc căng thẳng. Thứ tư: Công ty đã tạo ra được mối liên hệ, liên kết chặt chẽ, có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu, do đó nguồn nguyên liệu luôn được đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng nên các sản phẩm của Công ty được sản xuất ra có chất lượng tốt 2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những kết quả đạt được chúng ta cũng phải công nhận một thực tế là chất lượng sản phẩm của Công ty vẫn còn có những mặt hạn chế, cần phải khắc phục nhiều. Chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, chưa đáp ứng được hết những đòi hỏi của khách hàng. Hoa văn trang trí gạch còn mang nhiều tính chất truyền thống, chưa thay đổi kịp theo chiều hướng ngày càng hiện đại. Các sản phẩm vẫn còn dễ vỡ trong khâu vận chuyển, do đó khi vận chuyển đi xa với số lượng lớn thì thường Công ty phả bồi thường nhiều (20%) gây tâm lý khó chịu cho khách hàng. Gạch vẫn bị hút nước nhiều nên với nhiều công trình ở ngoài trời làm cho nó bị ốp và dẫn đến gạch rất dễ vỡ. Sản phẩm ốp tường không chịu được nhiệt cao nên rất hay bị nứt rạn bề mặt làm cho thẩm mỹ của công trình kém đi. Độ phẳng của gạch chưa cao, vẫn còn nhiều hạt sạn trên bề mặt. Loại gạch 500 x 500 mm có độ cong vênh tương đối lớn. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau nung vẫn ở mức thấp, mới chỉ đạt trên 90%, gây lãng phí trong sản xuất, làm cho giá thành công xưởng cao, dẫn đến giá bán cao lên. Tỷ lệ hao hụt trước nung còn rất cao ( trên 8% ) Vết sẹo trên gạch vẫn chưa thể khắc phục và lại còn lộ rõ rất dễ bị phát hiện: có từ 2-3 vết/viên. Công ty chậm đổi mới các loại mẫu mã sản phẩm nên chưa được những khách hàng mới đánh giá cao, mà vẫn chủ yếu là các khách hàng quen thụôc. Tỷ lệ gạch loại vẫn chiếm tỷ lệ lớn ( trên 30% ), điều đó làm cho uy tín của Công ty cũng giảm đáng kể. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên Sản phẩm của Công ty còn có những khuyết điểm, tồn tại là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất: là do nguồn nguyên liệu cung ứng chưa được đảm bảo về chất lượng, không bảo đảm được thường xuyên như : Độ ẩm của đất sét không ổn định ( có lúc cao quá, có lúc lại khô quá ) cho nên làm cho các sản phẩm sản xuất ra có độ cong vênh và rỗ mặt men nhiều; Độ ẩm hồ bột cũng không ổn định nên gạch bị cong vênh; nguyên liệu men in lưới không ổn định và không chuẩn nên làm rỗ mặt men và sản phẩm không được phẳng; Nhiệt độ của lò nung không ổn đinh nên làm cho gạch sau khi nung bị cong vênh, rỗ mặt men và sai lệch về kích thước. Thứ hai: do Công ty vẫn còn có hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, chưa thay thế hết, vẫn còn một số bộ phận trong Công ty còn sản xuất theo phương pháp thủ công: máy ép không chuẩn nên làm cho gạch có viên dày, viên mỏng. Điều này thể hiện tính không đồng bộ của máy móc thiết b ị. Thứ ba: Trình độ tay nghề công nhân nhìn chung là có chuyên môn nhưng mức độ thành thạo chưa cao cho nên sản phẩm mà họ tạo ra có nhiều phế phẩm. In lưới không đều làm sai lệch màu sắc của gạch. Thứ tư: là do thời tiết thay đổi do vậy làm cho gạch bị rỗ mặt men và bị nứt rạn. Thứ năm: là việc tổ chức sản xuất và bảo dưỡng trang thiết bị chưa được tốt, thiết bị hư hỏng nhiều làm cho chất lượng cũng bị sụt giảm theo. Thứ sáu: Kho tàng bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa được thực sự quan tâm đúng mức, gây mất mát và hư hỏng, giảm phẩm cấp của sản phẩm. PHẦN III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI I. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Để làm cho chất lượng của Công ty luôn được đổi mới và được hoàn thiện nâng cao chất lượng Ban lãnh đạo Công ty đề ra phương hướng chung để khắc phục những tồn tại ở trên, làm cho thương hiệu của Công ty ngày một lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Do vậy, Công ty có đề ra các phương hướng chủ yếu sau để nâng cao chất lượng sản phẩm: 1. Mục tiêu tổng quát của Công ty Công ty lấy chất lượng làm yếu tố quyết định sự sống còn của Công ty, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thực, đầu tư phát triển đảm bảo tiến độ - chất lượng - hiệu quả, ổn định công việc và thu nhập cho người lao động, tiếp tụ sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp. 2. Phương hướng Tiếp tục đổi mới trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất. Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên trong toàn Công ty. Xây dựng mới lại nhà xưởng sản xuất. Tìm ra các nguồn nguyên vật liệu mới có chất lượng tốt hơn. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các nước Bắc Âu. Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý và trình độ cho cán bộ kỹ thuật II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ Xuất phát từ tình hình thực tế Công ty trong những năm vừa qua và qua những gì tìm hiểu về Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong thời gian vừa qua tôi thấy có những điều Công ty cần phải khắc phục. Do vậy, tôi cũng mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể sau nhằm có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty lên hơn nữa. 1. Chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự sống còn của Công ty. Để một sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt thì khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các công tác chuẩn bị vật tư nguyên liệu, công nghệ, thiết bị, nhân lực, kiểm soát quá trình đều phải xoay quanh mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng lại hình ảnh Công ty với các bạn hàng. Kiểm soát chặt chẽ lượng dự trữ và chất lượng nguyên vật liệu để đảm bảo sự ổn định cho sản xuất. Ta biết rằng: nguyên vật liệu là yếu tố, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên sản phẩm. Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Như ở phần trên có đề cập đến sản phẩm bị hao hụt và cong vênh, rạn nứt nhiều là do chất lượng nguyên vật liệu không được đảm bảo ( do độ ẩm của đất sét không ổn định ), do vậy Công ty phải tìm những nguồn đất sét có chất lượng tốt, có độ ẩm ổn định. Nếu cần thì có thể nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng Công ty vẫn phải tập trung ở các nguồn nguyên liệu ở trong nước vì nguyên liệu nhập ngoại có giá rất đắt, nên dù sản phẩm của Công ty có cao đến mấy mà giá quá đắt thì cũng khó có thể tiêu thụ được. Khi mua nguyên vật liệu thì Công ty cần khai thác tối đa khả năng thực hiện phương thức mua tận gốc, giao nhận hàng trực tiếp, giảm thiểu các khâu trung gian trong khâu cung ứng nguyên vật liệu nhằm để vừa tiết kiệm chi phí lại vừa có điều kiện kiểm tra, giám sát cả về số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu. Mua được nguyên vật liệu rồi thì việc bảo quản nó để phục vụ cho công việc sản xuất tại Công ty cũng cần đặc biệt quan tâm chú ý. Mua được nguyên vật liệu tốt rồi mà trong quá trình bảo quản tại Công ty không được tốt thì có thể dẫn đến chất lượng của nguyên vật liệu bị giảm nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất sau này. Do vậy, Công ty cần có bộ phận tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu một cách khoa học và có hiệu quả trong việc xuất nhập nguyên vật liệu cho sản xuất. Để làm được điều đó Công ty cần xây dựng kho tàng bảo quản và có hệ thống quản lý và cất giữ nguyên vật liệu một cách hiện đại, tránh thất thoát trong quá trình bảo quản. Các loại vật tư, nguyên vật liệu có rất nhiều loại phức tạp, sản phẩm cũng ngày càng thay đổi theo những nhu cầu mới của thị trường, do vậy có một số loại vật tư cũng liên tục thay đổi nên Công ty phải có bộ phận chuyên cập nhập thông tin từ bê ngoài để có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu sao cho phù hợp với quá trình sản xuất. Hiện tại, Công ty có nhập khẩu 6.5% lượng nguyên liệu từ nước ngoài nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa thực sự cao: chi phí cho nhập khẩu vật tư từ nước ngoài là 150,000 USD ( tương đương gần 2.4 tỷ đồng ) cho doanh thu năm 2004 là 275.354 tỷ đồng; nhưng nếu Công ty nhập nhiều hơn nữa ( khoảng 15% lượng nguyên vật liệu ) chi phí khoảng 300,000 USD ( khoảng 4.8 tỷ đồng ) thì giá bán có thể tăng cao hơn vì chất lượng tăng thì doanh thu có thể tăng lên trên 300 tỷ đồng. Thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ, giám sát chặt chẽ các khâu theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này thì các sản phẩm của Công ty đã được chấp nhận trên toàn thế giới và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng. Nhưng chi phí cho hoạt động này phải khá cao nhằm duy trì hệ thống kiểm soát này: khoảng 0.1% doanh thu. Nếu không áp dụng hệ thống kiểm soát này thì doanh thu của Công ty chỉ đạt ở mức dưới 100 tỷ( năm 1992 ) nhưng nếu áp dụng hệ thống này thì doanh thu có thể tăng lên trên 300 tỷ đồng hàng năm. Tăng cường công tác giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra nhằm hạn chế tối đa các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Để có được nguồn nguyên vật liệu đảm bảo thì Công ty nên hợp tác với các nhà cung ứng nguyên vật liệu có uy tín trong nước và nước ngoài, thường xuyên duy trì mối quan hệ gắn bó hợp tác với họ. 2. Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến. Máy móc thiết bị là yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hay xấu. Xuất phát từ thực trạng của Công ty, hệ thống máy móc thiết bị của Công ty vẫn còn một số máy cũ, lạc hậu cho nên sản xuất ra các sản phẩm có nhiều lỗi mà thị trường khó tính khó có thể chấp nhận được. Do đó, Công ty nên thường xuyên xem xét hệ thống máy móc của toàn bộ nhà máy để xem loại nào có thể tận dụng được và loại nào phải thay thế để sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung của thị trường. Mặt khác Công ty cũng phải thường xuyên xem xét chất lượng công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải được kiểm soát một cách chặt chẽ, làm tốt công tác kế hoạch dự báo về tình trạng hoạt động của thiết bị máy móc để chủ động sửa chữa, bảo dưỡng nhằm giảm số giờ máy hỏng, lò dừng. Đối với các dây chuyền đưa vào vận hành phải phát huy tối đa năng suất thiết bị, phải có đội ngũ công nhân có đủ trình độ kiến thức vận hành nó sao có hiệu quả nhất, đúng quy trình công nghệ nhất, tránh những sai sót không đáng có. Hiện nay, nếu Công ty thay thế toàn bộ những máy móc cũ, lạc hậu bằng máy móc tiên tiến mất khoảng trên 1 triệu USD nhưng bù lại công suất sản xuất cao, chất lượng sản phẩm được bảo đảm, tạo được uy tín với thị trường thì có thể làm cho doanh thu tăng lên hàng triệu USD ( khoảng 1.7 triệu USD/năm ), nhưng hệ thống máy móc này có thể sử dụng trong thời gian 10 – 15 năm. Kế hoạch chuẩn bị phụ tùng thay thế phải được tính toán chi tiết, tỷ mỷ từng đơn vị sử dụng đến các khâu thu mua và nghiệm thu, bảo đảm cung ứng kịp thời đủ số lượng và chất lượng, tạo điều kiện rút ngắn thời gian sửa chữa bảo dưỡng và nâng vao chất lượng hoạt động của thiết bị. Nên hỗ trợ nhà cung ứng để họ có thể làm tốt khâu cung ứng kịp thời cho Công ty, cũng như bảo đảm chất lượng nguyên liệu một cách tốt nhất, tạo mối quan hệ gắn bó với Công ty. Việc sửa chữa thay thế thiết bị phải được tính toán cẩn thận, lúc nào và cái gì cận thay là phải thay, không vì tiết kiệm quá mà làm cho máy móc hoạt động kém hiệu quả, làm cho chất lượng sản phẩm không bảo đảm gây thiệt hại nghiêm trọng. Xây dựng và áp dụng lại cách tính điểm cho người lao động theo kết quả của công việc sửa chữa bảo dưỡng, gắn tiến lương với chất lượng công tác sửa chữa bảo dưỡng và số giờ thiết bị hoạt động ổn định. 3. Nâng cao trình độ của cán bộ Công nhân viên trong Công ty. 3.1. Đối với việc tuyển dụng nhân viên. Ngay từ khi tuyển chọn nhân viên và công nhân vào Công ty thì cán bộ nhân sự của Công ty phải chú ý, thử việc thật kỹ để đánh giá người đó thực sự có chuyên môn và tay nghề có thành thạo hay không, nếu người đó có trình độ học vấn quá kém hay trình độ thành thạo, khả năng làm việc kém thì nên loại ngay. Còn đối với những người nào có khả năng thì Công ty nên tạo điều kiện cho họ phát triển. Sau khi tuyển dụng xong thì Công ty phải có kế hoạch đào tạo lại họ ngay bằng cách cử các cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn hướng dẫn họ trong quá trình làm việc thực tế và trực tiếp ở nơi làm việc. Công ty nên hợp tác, liên kết với các trường Đại học trong việc tuyển chọn và đào tạo các sinh viên của trường đó ngay từ khi họ bắt đầu học chuyên ngành, có như vậy thì sẽ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty. Ví dụ: Công ty hợp tác với khoa QTKD của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân trong việc đào tạo và tuyển chọn sinh viên sau này về làm việc cho Công ty. Ta biết rằng phần lớn các sinh viên mới ra trường có trình độ lý luận rất tốt nhưng khả năng ứng dụng vào làm việc thực tế chưa có, cũng không có kinh nghiệm nốt. Chính vì lý do đó Công ty cần phải hợp tác với các trường Đại học tào tạo các lĩnh vực mà Công ty đang cần, khi sinh viên ra trường có thể làm việc ngay được cho Công ty, do vậy Công ty đỡ mất một thời gian dài để đào tạo lại họ từ đầu. Chi phí cho công việc này cũng không cao lắm so với việc sau này đào tạo lại: chỉ cần gần 100 triệu đồng/ năm để hỗ trợ học phí cho các sinh viên, cung cấp tài liệu thực tế cho họ là đủ. Nếu sau này mất công đào tạo lại chi phí còn cao hơn nhiều ( như kế hoạch đào tạo nhân viên mới vào làm của Công ty năm 2005 là trên 250 triệu đồng ) 3.2. Thường xuyên đào tạo cho cán bộ công nhân viên. Đối với cán bộ quản lý Công ty nên cử đi học thường xuyên các lớp nghiệp vụ quản lý hiện đại bởi lẽ ngày nay thông tin thường xuyên thay đổi nếu không học những phương pháp quản lý hiện đại thì khó có thể theo kịp sự phát triển của thế giới. Hàng năm thì phòng tổ chức cán bộ nhân sự và tiền lương phải lên kế hoạch, danh sách nhân viên cử đi học nâng cao nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ Công nhân viên trong Công ty. Với cán bộ quản lý có thể cử đi học ở các trường đại học hoặc cao đẳng về quản trị nhằm nâng cao khả năng quản lý trong Công ty. Đối với cán bộ, công nhân kỹ thuật có thể mời các giảng viên của các trường kỹ thuật dạy nghệ về bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề và kinh nghiệm trong sản xuất cho đội ngũ nhân viên này. Riêng đối với đội ngũ bán hàng và nghiên cứu thị trường thì cần cung cấp đầy đủ kinh phí cho họ nghiên cứu và thăm dò thị trường, thiết kế các mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra Công ty nên cử những người có trình độ đi ra nước ngoài học tập kỹ thuật của họ, các kinh nghiệm, cách sử dụng một cách tôt nhất trang thiết bị máy móc. 3.3. Tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu lao động một cách hợp lý. Tăng năng suất và chất lượng lao động của công nhân thông qua rà soát lại, bố trí lại lao động một cách hợp lý, chuyên môn hoá trong từng vị trí làm việc. Nâng cao kỷ luật lao động, kỷ luật nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến khi có các sáng kiến làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho Công ty. Quan tâm đào tạo và phát triển nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn, nên có chế độ tiền lương thích hợp với những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi tay nghề, tâm huyết và nhiệt tình với công việc để giữ vững nguồn lực của Công ty . Liên tục kiểm tra công việc của các bộ phận quản lý, sản xuất. Nếu thấy bộ phận nào không cần thiết và làm việc không hiệu quả thì nên dừng bộ phận đó lại hoặc chuyển sang làm việc ở bộ phận khác. 3.4. Phải có các chế độ khuyến khích người lao động. Người lao động làm việc, ngoài việc được Công ty trả lương cho thì họ vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm vì Công ty trả lương theo khoán sản phẩm, do vậy họ sẽ làm hết khả năng để tăng năng suất lao động, đôi khi họ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm cho lắm. Chính vì thế ban lãnh đạo Công ty nên có các chính sách khen thưởng kịp thời: Nâng lương cho những người làm tốt, có nhiều đóng góp cho Công ty. Nên có chế độ ăn ca đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Đảm bảo, cung cấp đầy đủ các công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động cho người công nhân trực tiếp sản xuất. Cung cấp đầy đủ phương tiện cho đội ngũ quản lý để họ có thể hoàn thành tốt nhất công việc. 4. Nâng cao khả năng tổ chức quản lý sản xuất trong Công ty Thứ nhất là: cơ cấu sản phẩm sản xuất cần được nghiên cứu kỹ hơn trên cơ sở đánh giá từng mẫu sản phẩm từ phòng Kinh doanh để đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường, tập trung sản xuất các mẫu sản phẩm có giá trị cao, các mẫu sản phẩm đưa ra phải có chu kỳ sống lâu, đặc biệt là không để tăng hàng tồn kho, làm giảm phẩm cấp của sản phẩm. Những năm vừa rồi mối quan hệ ngang giữa Kinh doanh - Kế hoạch - Sản xuất chưa được khăng khít nên nhiều khi công tác chuẩn bị sản xuất chưa đạt được yếu tố đồng bộ, làm cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa theo đúng kế hoạch sản xuất. Do vậy, cần phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận này trong Công ty để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Thứ hai là: Chất lượng sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu, thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ, giám sát chặt chẽ các khâu theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, nhằm xây dựng lại uy tín sản phẩm của Công ty. Kịp thời củng cố đội ngũ kỹ thuật viên công nghệ và KCS để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản xuất. Năm 2005, công tác kỹ thuật công nghệ đến tháng 8/2005 mới khắc phục được tình trạng hoạt động rời rạc và tập trung về đầu mối Phòng Kỹ thuật KCS Công ty. Thứ ba là: Chất lượng công tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị phải được chú trọng, dự báo trước để chủ động sửa chữa thiết bị nhằm giảm thiểu số giờ máy hỏng – lò dừng để ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Kịp thời củng cố đội ngũ kỹ thuật viên cơ điện, tập trung đầu mối điều hành để đáp ứng công tác kiểm soát và bảo quản thiết bị được tốt nhất, tránh những sai xót không đáng có. Thực tiễn năm 2005 đã cho thấy: Khi có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cùng với việc tách quản lý nhân sự giữa Nhà máy sản xuất với phân xưởng cơ điện đã tạo ra thế cạnh tranh trong công việc, nhờ đó việc kiểm soát và quản lý thiết bị có những tiến bộ rõ rệt: Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, tiến độ, thời gian vận hành của máy móc thiết bị ít bị gián đoạn. Thứ tư là: Công tác điều hành sản xuất cần quyết liệt hơn, không ngại va chạm trong công việc. Tổ chức khoán giá thành chặt chẽ đến từng tổ công đoạn sản xuất, gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất thực hiện khoán đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nếu tăng hơn so với mức khoán thì sẽ được thưởng tuỳ theo từng mức cụ thể. Đồng thời, quan tâm đào tạo và phát triển nhân lực có kỹ thuật, có chế độ thích hợp với những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi tay nghề, tâm huyết và nhiệt tình với công việc để giữ vững nguồn nhân lực của Công ty. Đây là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo cho Công ty có thể hoạt động một cách có hiệu quả, ta thấy rằng trong những năm qua trước sự hoạt động không ổn định của các Nhà máy, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật và công nhân lành nghề đã chuyển công tác khá nhiều gây tổn thất nhân lực và chất xám của Công ty. Vì vậy Công ty phải có các chính sách khuyến khích họ để họ yên tâm làm việc cho Công ty. Thứ năm là: Khuyến khích mọi cán bộ Công nhân viên trong Công ty tham gia nghiên cứu sáng kiến cải tiến và áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá thành sản phẩm cũng giảm bằng các chế tài riêng cho cá nhân không lẫn chìm trong khoán của từng bộ phận. Trong năm qua, công tác này của Công ty chưa được cụ thể hoá bằng các quy định nên chưa phát huy được tính sáng tạo trong cán bộ Công nhân viên, chưa phát huy được mọi nội lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 6. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn thể Công ty Công ty phải thường xuyên giáo dục về ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự phát triển của Công ty. Nêu cao ý nghĩa của việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Phòng tổ chức lao động và tiền lương cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn lao động và bảo hộ lao động. Hiện nay, tại Công ty vấn đề quản lý chất lượng chưa được nhân viên quan tâm, họ cho rằng việc quản lý chất lượng là của ban lãnh đạo cấp trên, còn mình chỉ biết làm theo sự chỉ đạo, không cần biết như thế nào. Do vậy, ban lãnh đạo Công ty nên đi sâu, đi sát nói chuyện với toàn bộ cán bộ Công nhân viên trong Công ty là: quản lý chất lượng không phải chỉ riêng của cán bộ lãnh đạo cấp cao mà mọi người là thành viên của Công ty đều phải tham gia vào quá trình quản lý chất lượng, có như vậy mới có thể làm cho công tác quản lý chất lượng được vận hành một cách thành công, mới có thể duy trì và tăng khả năng của đơn vị mình. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Để Công ty có thể thực hiện các giải pháp trên một cách có hiệu quả và có thể nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đối với Công ty: Thứ nhất: chất lượng của sản phẩm nó gắn liền với uy tín và thương hiệu của Công ty, do vậy Công ty nên có các chính sách sản phẩm sao cho tạo được sự tin tưởng từ khách hàng. Công ty nên cố gắng thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và ISO 9001:2000. Thứ hai: Công ty nên liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc với giá rẻ và các sản phẩm nhập từ châu Âu với giá cao hơn nhưng chất lượng của nó cũng rất tốt. Thứ ba: Hợp tác với các Công ty nước ngoài trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và đào tạo lao động có chất lượng cao. Hợp tác mua máy móc, dây chuyền công nghệ của họ nhằm học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng áp dụng một cách tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thứ tư: tạo môi trường làm việc cho cán bộ Công nhân viên một cách thuận lợi. Môi trường làm việc có được đảm bảo thì công nhân làm việc mới có hiệu quả, tránh được những rủi ro không đáng có. Ngoài ra Công ty cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ: Thứ nhất: Chính phủ cần rót thêm vốn, cho Công ty có thể vay được nhiều vốn hơn nữa để có thể xây dựng lại cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Có như vậy thì Công ty mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, có như vậy thì mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước mới cao, làm cho nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Thứ hai: Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi đối với Công ty về thuế xuất nhập khẩu, tín dụng, hành lang pháp lý dễ chịu để Công ty có thể dễ dàng trong việc hợp tác với nước ngoài, co như thế mới học tập được kinh nghiệm và các phương pháp sản xuất tiên tiến và hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên trường Quốc tế. Thứ ba: các đại sứ quán của Việt Nam ở các nước nên giúp đỡ các Công ty gạch ốp lát của Việt Nam trong đó có Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong việc tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các nước bạn. KẾT LUẬN Từ trước đến nay vấn đề chất lượng luôn được các doanh nghiệp quan tâm; nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng sản xuất ra một loại sản phẩm giống nhau. Nên chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của các Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, doanh thu và lợi nhuận của cả doanh nghiệp. Chính vì lý do đó mà Công ty Gạch ốp lát Hà Nội coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề sống còn đối với Công ty. Xác định đúng đắn vai trò, ý nghĩa to lớn của chất lượng sản phẩm, Công ty gạch ốp lát Hà Nội đã không ngừng phấn đấu nâng cao lượng sản phẩm qua từng năm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chính vì xác định đúng đắn chiến lược về chất lượng sản phẩm mà những năm qua Công ty đã cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã mới, lạ mắt, chất lượng cao(gạch ốp tường, gạch lát nền cỡ lớn) đã được thị trường trong nước và thế giới chấp nhận, chính vì thế mà Công ty gạch ốp lát Hà Nội luôn là đơn vị, là lá cờ đầu trong việc sản xuất các loại gạch ốp lát của Việt Nam trong nhiều năm qua. Qua bài viết chuyên đề về “ Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội” này tôi hy vọng nó sẽ có chút ít giúp cho Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Do thời gian có hạn chế và với kiến thức thực tế chưa cao, cho nên bài viết chuyên đề này của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các anh chị trong Phòng Kinh doanh của Công ty để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn, sẽ cho em cơ hội để tiếp thu từ thực tế để sau này ra làm việc đỡ bỡ ngỡ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th. Nguyễn Thành Hiếu; và anh Phan Phi Long ( phó Phòng Kinh doanh ) cùng các cán bộ trong Công ty đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Quản trị doanh nghiệp: PGS-TS. LÊ VĂN TÂM; TS. NGÔ KIM THANH. Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức: GS-TS. NGUYỄN ĐÌNH PHAN. Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp: TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ. Tài liệu hệ thống chất lượng của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, các kế hoạch của Công ty, các bảng biểu tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch. Báo cáo đại hội công nhân viên chức năm 2004, 2005, 2006. Các trang WEB của một số Công ty: gạch ốp lát Hà Nội, Công ty gạch Long Hầu, Công ty gạch Đồng Tâm. Các thông tin từ mạng Internet: thị trường gạch ốp lát Hà Nội, Chỉ tiêu của Tổng Công ty gạch Viglacera... MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera 2 I. Những vấn đề chung của công ty 2 1. Thông tin chung về doanh nghiệp 2 2. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý 3 3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 5 3.1. Chức năng của Công ty quy định trong điều lệ 5 3.2. Nhiệm vụ của Công ty 5 II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 6 1. Bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty 6 2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 7 III. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật đặc trưng của Công ty 10 1. Đặc điểm về sản phẩm 10 2. Đặc điểm về lao động 11 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất 13 4. Đặc điểm về tài chính 17 5. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20 IV. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 21 Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera 28 I. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty 28 1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 28 1.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 28 1.2. Khách hàng của Công ty 30 1.3. Các yêu cầu về văn hoá - xã hội 33 1.4. Cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 34 1.5. Trình độ tiến bộ khoa học- kỹ thuật - công nghệ 35 1.6. Tình hình phát triển kinh tế thế giới 36 2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 37 2.1. Nguyên vật liệu sản xuất 37 2.2. Nhà cung ứng nguyên vật liệu của Công ty 40 2.3. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của Công ty 41 2.4. Trình độ tổ chức quản lý của Công ty 43 II. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty trong vài năm gần đây 44 1. Thực trạng chung 44 2. Thực trạng một số sản phẩm chủ yếu của Công ty 54 3. Từ nhận thức của khách hàng 56 4. Đánh giá môi trường xung quanh 60 III. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty 63 1. Những kết quả đạt được về chất lượng sản phẩm của Công ty 63 2. Những tồn tại cần khắc phục 65 3. Nguyên nhân của những thực trạng đó 66 Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội 67 I. Phương hướng để nâng cao chất lượng sản phẩm 67 1. Mục tiêu tổng quát của Công ty 67 2. Phương hướng 67 II. Một số giải pháp cụ thể 67 1. Chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất 68 2. Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến 70 3. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty 71 4. Nâng cao khả năng tổ chức quản lý sản xuất trong Công ty 73 5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn thể Công ty 75 III. Một số kiến nghị 75 Kết luận 77 Tài liệu tham khảo 78 Tæng c«ng ty THUû TINH Vµ GèM X¢Y DùNG C¤NG TY G¹CH èp l¸t hµ néi viglacera M· sè: 4.1.......... PhiÕu th¨m dß ý kiÕn cña kh¸ch hµng vÒ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI VIGLACERA KÝnh th­a QuÝ ¤ng/ Bµ! Chóng t«i lµ nh÷ng nh©n viªn cña C«ng ty G¹ch èp l¸t Hµ Néi Viglacera. Chóng t«i ®ang thùc hiÖn th¨m dß ý kiÕn cña kh¸ch hµng vÒ viÖc n©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm gach cña C«ng ty G¹ch èp l¸t Hµ Néi Viglacera. Xin QuÝ ¤ng/ Bµ h·y vui lßng tr¶ lêi c¸c c©u hái d­íi ®©y. Chóng t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! L­u ý: C¸c c©u hái cã thÓ cã nhiÒu lùa chän ---------------------------------------------- Lêi giíi thiÖu 1. Tªn cña ¤ng/ Bµ: 2. §Þa chØ: 3. §iÖn tho¹i: PhÇn néi dung 4. Xin ¤ng (bµ) cho biÕt, ¤ng/Bµ th­êng biÕt ®Õn nh÷ng th«ng tin vÒ s¶n phÈm cña C«ng ty G¹ch èp l¸t Hµ Néi th«ng qua nh÷ng ph­¬ng tiÖn nµo sau ®©y? Tªn dÞch vô §· tõng sö dông Ch­a tõng sö dông 1Trang web:http:// www.ceramichn.com ¾1 ¾2 2Tê r¬i, tê d¸n ¾1 ¾2 3B¸o, t¹p chÝ ¾1 ¾2 4BiÓn tÊm lín ngoµi trêi ¾1 ¾2 6Phong b× th­ ¾1 ¾2 7Danh b¹ ®iÖn tho¹i “Nh÷ng trang vµng” ¾1 ¾2 8Ti vi ¾1 ¾2 5. Xin ¤ng (bµ) cho biÕt, ¤ng (bµ) ®· tõng sö dông lo¹i s¶n phÈm g¹ch èp l¸t nµo d­íi ®©y? ¾1 G¹ch èp t­êng lo¹i 10x15 cm ¾2 G¹ch èp t­êng lo¹i 20x25 cm ¾3 G¹ch l¸t nÒn lo¹i 30x30 cm ¾4 G¹ch l¸t nÒn lo¹i 40x40 cm ¾5 G¹ch l¸t nÒn lo¹i 50x50 cm ¾6 Lo¹i g¹ch kh¸c:. 6. Xin ¤ng (bµ) cho biÕt, ¤ng (bµ) th­êng sö dông s¶n phÈm g¹ch èp l¸t cña c«ng ty nµo d­íi ®©y? ¾1 G¹ch Long HÇu ¾2 G¹ch §ång T©m ¾3 G¹ch Hoa C­¬ng ¾4 G¹ch èp l¸t Hµ Néi Viglacera ¾5 G¹ch American ¾6 G¹ch Trung Quèc ¾7 Lo¹i kh¸c: 12. Xin ¤ng/ Bµ h·y cho biÕt møc ®é quan träng cña c¸c yÕu tè sau ¶nh h­ëng ®Õn chÊt l­îng s¶n phÈm G¹ch èp l¸t? YÕu tè ¶nh h­ëng RÊt kh«ng quan träng Kh«ng quan träng B×nh th­êng Quan träng RÊt quan träng Kh«ng cã ý kiÕn 1 §é bÒn ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 2TÝnh tiÖn dông ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 3.Mµu s¾c ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 4MÉu m· ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 5.Kh¶ n¨ng chèng x­íc ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 6 §é bãng cña g¹ch ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 7 Kh¶ n¨ng l¾p khÝt cña s¶n phÈm ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 8.Tay nghÒ cña ng­êi lao ®éng ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 9.M¸y mãc thiÕt bÞ c«ng nghÖ ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 10.Nguyªn liÖu s¶n xuÊt ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 11 Kh¶ n¨ng chèng nhiÖt ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 12C¸c dÞch vô hç trî ®i kÌm ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 13YÕu tè kh¸c (nªu râ): ......................... ¾1 ¾2 ¾3 ¾4 ¾5 ¾6 13. Xin ¤ng (bµ) cho biÕt, ¤ng (bµ) tõng sö dông s¶n phÈm g¹ch èp l¸t cña C«ng ty G¹ch èp l¸t Hµ Néi bao nhiªu lÇn? ¾1Ch­a bao giê ¾32 lÇn ¾21 lÇn ¾4H¬n 2 lÇn 14. ¤ng (bµ) cã nhËn xÐt g× vÒ chÊt l­îng s¶n phÈm cña C«ng ty g¹ch èp l¸t Hµ Néi? 15. Theo ¤ng (bµ), C«ng ty chóng t«i cÇn ph¶i hoµn thiÖn, n©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm ë ®iÓm g×? Mét lÇn n÷a chóng t«i ch©n thµnh c¶m h¬n sù hîp t¸c cña ¤ng (bµ)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5311.doc
Tài liệu liên quan