Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tây - Hà Nội

NHTM chỉ cho vay đáp ứng nhu cầu hợp pháp theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hiện hành quy định tổ chức tín dụng không được cho vay những nhu cầu vốn để thực hiện các nội dung sau: + Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành lên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. + Thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

doc49 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tây - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam; Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh cấp 2. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị. 2.1.3: Hoạt động tín dụng tại NHNo và PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội 2.1.3.1: Tình hình huy động vốn. Để tạo được tính chủ động trong kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng thì các Ngân hàng phải tạo cho mình nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sở của thị trường đầu ra cũng như tình hình thực tiễn của từng địa bàn để có biện pháp huy động vốn phù hợp. Nhận biết được vai trò của nguồn vốn huy động đối với sự phát triển của Ngân hàng, trong những năm qua công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. CN đã áp dụng chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đồng thời còn phối hợp chặt chẽ, hài hoà với nghiệp vụ sử dụng vốn cũng như các nghiệp vụ khác của Ngân hàng. Trước hết ta cần biết về các hoạt động sử dụng vốn và dịch vụ của Chi nhánh trong thời gian qua. Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Chi nhánh trong 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007 - 2006 Năm 2008 So sánh 2008-2007 + / - % + / - % Tổng NV huy động I.Theo loai KH - Dân cư - TCKT - TCTD - GT cú giỏ II.Theo thời gian - KKH - < 12 thỏng - > 12 thỏng III. Theo loại tiền - VNĐ - USD (qđổi vnđ) 2.463.529 2.463.529 713.956 499.400 972.847 277.326 2.463.529 165.284 1.333.284 964.961 2.463.529 1.788.820 674.709 2.672.541 2.672.541 1.016.296 372.525 963.720 320.000 2.672.541 267.066 1.168.625 1.236.849 2.672.541 1.995.386 677.155 209.012 209.012 302.340 126.875 6.127 42.674 209.012 101.782 164.659 271.888 209.012 206.566 29.446 8,48 8,48 42,34 25,4 0.93 15,38 8,48 61,58 12,34 28.18 8,48 11,54 4,36 2.751.359 2.751.359 1.425.077 1.123.431 202.851 0 2.751.359 207.139 936.822 1.607.398 2.751.359 2.244.235 507.124 78.818 78.818 408.781 750.906 760.869 320.000 78.818 59.927 231.803 370.549 78.818 248.849 170.031 2,95 2,95 40,22 201 78,95 100 2,95 22,42 19,82 29,96 2,95 12,47 25,11 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD năm 2006-2007-2008) Qua bảng thống kê trên cho thấy: nguồn tiền gửi của dân cư vào Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006, lượng tiền gửi dân cư vào Chi nhánh là 713.956 triệu đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 1.016.296 triệu, tăng thêm 302.340 triệu đồng, tơng đơng tăng 42,34% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2008, khối lợng tiền gửi dân cư đạt 1.425.077 triệu đồng, tăng 40,22% so với năm 2006. Tiền gửi của tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) lại có sự biến động tăng – giảm qua các năm. Năm 2006, số tiền gửi của DN là 499.400 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn huy động, tuy nhiên sang năm 2007, khối lượng huy động của tiền gửi DN lại giảm xuống còn 372.525 triệu đồng, có tỷ trọng là 14%. Năm 2008 lợng tiền huy động đợc lại tăng lên 1.123.431 triệu, tơng ứng với 41% trong tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, khối lượng huy động vốn từ thành phần này không mang tính ổn định. Tuy nhiên nó cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Đang từ 972.847 triệu đồng năm 2006, chiếm 39% tổng nguồn vốn huy động, đã giảm xuống 963.720 triệu đồng trong năm 2007 (36%) và đến năm 2008, chỉ còn 202.851 triệu đồng, tương ứng với 7% trong tổng nguồn huy động. - Năm 2006 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.298.245 triệu đồng, chiếm 93% tổng nguồn tiền gửi huy động. - Năm 2007 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.405.474 triệu đồng, chiếm 90%. - Năm 2008 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.544.220 triệu đồng, chiếm 92% tổng nguồn tiền gửi huy động. Như vậy có thể nói rằng khi thu nhập của ngời dân tăng lên thì số tiền nhàn rỗi sẽ nhiều hơn, do đó nhu cầu gửi tiết kiệm cũng không ngừng tăng lên. Cùng với đó là việc đa dạng hoá các loại hình tiền gửi tiết kiệm nên NH đã thu hút được khách hàng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Chính vì thế mà ta thấy, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng trong 2 năm trở lại đây. Năm 2006, số tiền là 1.236.849 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46% và đến năm 2008 đã tăng lên 1.607.398 triệu đồng chiếm 58% tổng tiền gửi của Ngân hàng. Như vậy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và tương đối ổn định là điều rất có lợi cho Ngân hàng. Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cho vay dài hạn. Hơn nữa, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn còn thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dới 12 tháng có xu hớng giảm sẽ làm khó khăn cho Ngân hàng trong việc cho đầu tư ngắn hạn và bổ sung cho nguồn vốn lưu động, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, lại có sự không ổn định qua các năm. Năm 2006 có 165.284 triệu đồng, chiếm 7% tổng tiền gửi tiết kiệm; đến năm 2007 tăng lên 267.006 triệu đồng, chiếm 10% tổng tiền gửi. Tuy nhiên, năm 2008 lại có xu hướng giảm, còn 207.139 triệu đồng và 8% tổng tiền gửi. Về bản chất thì nguồn vốn này là không ổn định, chủ yếu gửi nhằm mục đích thanh toán và có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Khối lượng vốn huy động bằng nội tệ đều tăng qua các năm. Năm 2006, tổng số tiền huy động là 1.788.820 triệu đồng, năm 2006 là 1.995.386 triệu đồng, đến hết năm 2008 thì số huy động đã là 2.244.235 triệu đồng. Điều đó đã nói lên sự nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng nguồn vốn huy động của tập thể cán bộ làm công tác huy động vốn. Không những tăng về số lợng, mà nó còn tăng cả về tỷ trọng huy động vốn. Năm 2006, nguồn nội tệ chiếm 73% thì sang năm 2007 là 75% và đến năm 2008 đã là 82% so với tổng nguồn huy động. Đây là một con số rất lớn. Chứng tỏ nguồn huy động vốn của Ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào nội tệ. Tuy nhiên, huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng không thực sự tốt, bằng chứng là khối lợng huy động vốn bằng ngoại tệ giảm cả về số lợng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, Ngân hàng huy động đợc 674.709 triệu đồng, chiếm 30% trong tổng nguồn. Sang năm 2007, nguồn huy động bằng ngoại tệ đã có xu hướng giảm còn 677.155 triệu đồng, ứng với 25% và chỉ còn 507.124 triệu đồng vào năm 2008, tương ứng với 18% tổng huy động. Có tình trạng này là do Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ít phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì thế nguồn huy động bằng ngoại tệ càng ngày càng có xu hướng giảm xuống. 2.1.3.2 tình hình sử dụng vốn Dư nợ theo thời hạn vay. Theo báo cáo hàng năm thì dư nợ của Chi nhánh chủ yếu nghiêng về cho vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ đo chênh lệnh ko nhiều, cụ thể: năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 53% trong tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 47% trong tổng dư nợ. Đến năm 2007 tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn là 45% và trung - dài hạn là 55%. Năm 2008 tỷ lệ tương ứng là 54% và 46%. Như vậy, CN đã cố gắng, nỗ lực nâng cao tỷ trọng cho vay trung - dài hạn. Đây chính là nguồn thu quan trọng tạo ra phần lớn lợi nhuận cho CN, nó cũng giúp CN trang trải để tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Dư nợ trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn mặc dù thấp hơn dư nợ ngắn hạn. Đó là do CN đã thu hút được khá nhiều dự án trung và dài hạn với lượng vốn khá lớn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho CN. Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ theo thời hạn vay. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 -2006 So sánh 2008 - 2007 Số dư Cơ cấu Số dư Cơ cấu Số dư Cơ cấu +/- % +/- % Tổng dư nợ 966.384 100% 1.270.077 100% 1.496.963 100% +303.693 +31 +226.886 +17 Dư nợ ngắn hạn 515.670 53% 572.847 45% 814.355 54% +57.177 +11 +241.508 +42 Dư nợ trung hạn 232.490 24% 444.155 35% 296.573 20% +211.655 +91 -147.582 -33 Dư nợ dài hạn 218.224 23% 253.075 20% 386.035 26% +34.851 +16 +132.960 +52 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008. Dư nợ theo thành phần kinh tế. Trong những năm qua Chi nhánh đã tiến hành cung ứng tín dụng cho các thành phần trong nền kinh tế, mở rộng thị phần đối với các khu vực ngoài quốc doanh, duy trì và tăng trưởng đối với cho vay DNNN, cho vay hộ kinh doanh, cho vay tư nhân cá thể, cho vay hợp tác xã. Cụ thể như sau: - Cho vay DN ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng cả về tỷ trọng và số lượng: năm 2006 chỉ đầu tư 353.628 triệu đồng, chiếm 37% so với tổng dư nợ thì đến năm 2008, đã đầu tư 688.040 triệu đồng, chiếm 46% so với tổng dư nợ. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng đầu tư của Chi nhánh. - Đầu tư vào các DNNN cũng có một tỷ trọng khá lớn. Năm 2006, đầu tư vào DNNN là chủ yếu với 495.304 triệu đồng, chiếm 51% trong tổng dư nợ; đến năm 2007 đầu tư 473.207 triệu tuy nhiên tỷ trọng chỉ còn 37% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này ngày càng được cân bằng với cho vay ngoài quốc doanh, năm 2008 đã đầu tư 666.224 triệu đồng, chiếm 45% tổng dư nợ. - Dư nợ hộ kinh doanh, tư nhân cá thể và hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Năm 2006 chiếm 12%, năm 2005 chiếm 11% và đến năm 2008 giảm xuống còn 9%. Bảng 2.3: Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 -2006 So sánh 2008 - 2007 Số dư Cơ cấu Số dư Cơ cấu Số dư Cơ cấu +/- % +/- % Cho vay DNNN 495.304 51% 473.207 37% 666.224 45% -22.097 -4 +193.017 +40 Cho vay DNNQD 353.628 37% 661.104 52% 688.040 46% +307.476 +86 +26.936 +4 Cho vay hộ KD, tư nhân cá thể 114.867 12% 133.842 11% 141.494 9% +18.975 +16 +7.652 +6 Cho vay HTX 2.585 0% 1.924 0% 1.205 0% -661 -25 -719 Tổng dư nợ 966.384 1.270.077 1.496.963 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008. Như vậy, cho đến năm 2008 Ngân hàng đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế. Nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng và mở rộng cho vay đối với thành phần này. Dư nợ hộ kinh doanh, tư nhân cá thể còn chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy trong thời gian tới cần quan tâm, chú trọng đến thành phần kinh tế này hơn nữa. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 1.Tổng thu 2.Tổng chi 3.LN trước thuế 19.558 15.352 4.206 29.902 21.374 8.528 37.43630.122 7.314 +10.344 +6.022 +4.322 +52.89 +39.22 +102.75 +7.534 +8.748 -1.214 +25.2 +40.93 -14.23 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD 2006-2007-2008) +Tổng thu nhập năm 2008 đạt 37.436 triệu đồng, tăng 91,41% (Tăng 17.878 triệu đồng) so với năm 2006, tăng 25,2% (Tăng 7.534 triệu đồng) so với năm 2007. +Tổng chi phí năm 2008 đạt 30.122 triệu đồng, tăng 40,93% (Tăng 8.748 triệu đồng) so với năm 2007, tăng 96,21% (Tăng 14.77 triệu đồng) so với năm 2006. +Lợi nhuận năm 2008 đạt 7.314 triệu đồng, giảm 14,24% (Giảm 1214 triệu đồng) so với năm 2007, tăng 81,67% (Tăng 3288 triệu đồng) so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2008 giảm lý do là sự cạnh tranh gay gắt hơn trước của nhiều ngân hàng thương mại, HTX tín dụng. 2.2: Thực trạng cho vay các DNVVN của Chi nhánh. 2.2.1: Tình hình cho vay DNVVN tại chi nhánh. NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội tập trung chủ yếu cho vay đối với DNVVN trên cơ sở khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đảm bảo kinh doanh liên tục, có thị trường tiêu thụ ổn định, kết quả kinh doanh có lãi, tình hình tài chính tốt. Với mục tiêu chiến lược là phục vụ các DNVVN là chủ yếu, trong thời gian qua, đi đôi với việc tiếp tục giao dịch với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm, Chi nhánh không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các DNVVN mới. Mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác, nhưng cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư của Chi nhánh cũng thu được kết quả rất khả quan. Vì sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối vối ngân hàng và với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi cao. Bảng 2.4: Doanh số cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=(3-2) 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 I.Tổng doanh số CV 1.Cho vay DNVVN 2.Cho vay PTNNNT 3.Cho vay BĐS 4.Cho vay khác 1.653.239 953.153 305.345 232.981 161.760 2.248.648 1.364.912 342.421 280.136 261.179 1.878.123 1.257.879 190.456 179.075 250.713 +595.409 +411.759 +37.076 +47.155 +99.419 +36.01 +43.2 +12.14 +20.24 +61.46 -370.525 -107.033 -151.965 -101.061 -10.466 -18.48 -7.84 -44.38 -36.08 -4.01 (Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội) Bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình cho vay của Chi nhánh qua các năm có nhiều biến động khác nhau. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.248.648 triệu đồng so với năm 2006 đã tăng 36.01%. Tuy nhiên đến năm 2008 doanh số cho vay đã giảm 18.48% so với năm 2007. Năm 2008 thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản, lạm phát tăng cao. Để thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của NHNN, NHNo đã thực hiện các giải pháp như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, rút bớt tiền trong lưu thông, trong thanh toán. Qua các số liệu nêu trên ta có thể nhận thấy công tác cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh là tương đối tốt, nhất là trong bối cảnh trên địa bàn xuất hiện thêm nhiều tổ chức tín dụng khác. Doanh số cho vay DNVVN luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh 2.2.2: Cho vay DNVVN theo loại hình doanh nghiệp. Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì đối với các DNVVN, trước hết chung ta phải xem xét về số lượng DN cũng như tình hình hoạt động của các DN này trong thời gian gần đây. Hiện nay tổng dân số trên địa bàn là 832.157 người. Tổng số lao động trên địa bàn là: 457.124 người, trong đó lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn là 223.3 người. Tổng số Doanh nghiệp trên địa bàn là: 635 doanh nghiệp, trong đó: Có 20 DN lớn; 530 DNVVN; 85 DN khác. Theo số liệu bảng 2.5 ở trang sau đã cho thấy năm 2006 đã đầu tư cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế, đến năm 2007 số lượng DNVVN được Chi nhánh tài trợ vốn tăng lên 223 DN. Tuy nhiên, đến năm 2008 số lượng DNVVN đã giảm xuống còn 208 DN là do nền kinh tế đất nước khó khăn, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhìn chung đây là một kết quả đáng khích lệ với Chi nhánh song so với tiềm năng của vùng thì vẫn còn khiêm tốn. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh mới chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số DNVVN trên địa bàn. Bảng 2.5: Cơ cấu DNVVN được Chi nhánh cấp vốn chia theo loại hình DN. Đơn vị: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=(3-2) 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 Doanh nghiệp Nhà nước 3 3 2 0 0 -1 -33.33 Công ty cổ phần, hợp danh 50 55 57 +5 +10 +2 +3.63 Công ty TNHH 130 135 131 +5 +3.85 -4 -2.96 DN có vốn ĐTNN 2 7 4 +5 +250 -3 -42.86 DN tư nhân 9 12 10 +3 +33.33 -2 -16.67 Hợp tác xã 8 11 8 +3 +7.5 -3 -27.27 Tổng cộng 202 223 212 +21 +10.40 -11 -4.93 (Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội) Trong tổng số các DNVVN được Chi nhánh cho vay thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó số DN là Công ty TNHH, Công ty cổ phần, hợp danh chiếm số lượng đông đảo nhất và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Chỉ tính riêng ba loại hình doanh nghiệp trên đã chiếm một tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng số các DNVVN được Chi nhánh cho vay trong năm 2006. Còn các DN khác chỉ chiếm một mức khá khiêm tốn. 2.2.3: Cho vay DNVVN theo loại hình kinh tế Chi nhánh đã tập trung vào các ngành như nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đây là những ngành có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp. Trong những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiếp theo là doanh nghiệp thuộc các ngành nông - lâm nghiệp. Bảng 2.6: Cơ cấu DNVVN được Chi nhánh cấp vốn chia theo loại hình kinh tế. Đơn vị: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=(3-2) 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 Nông, lâm nghiệp 50 58 51 +8 +16 -7 -12.07 Ngành công nghiệp 21 29 25 +8 +38.10 -4 -13.79 Ngành xây dựng 6 9 7 +3 +50.00 -2 -22.22 Thương mại, dịch vụ 95 100 105 +5 +5.26 +5 +5.00 Các ngành khác 30 27 24 -3 -10.00 -3 -11.11 Tổng cộng 202 223 212 +21 +10.40 -11 -4.93 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng) Mặc dù được sự hỗ trợ vốn từ Chi nhánh song trên thực tế hiệu quả hoạt động của các DN vẫn chưa cao, còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là vốn huy động cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Hiện nay các DNVVN và NHNo&PTNT đang có những cuộc tiếp xúc, thảo luận nhằm tạo lập mối quan hệ, rút ngắn khoảng cách giữa DNVVN và NH để tạo điều kiện cho DN được vay vốn. 2.2.4: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ cho vay DNVVN Bảng 2.7: Doanh số cho vay và thu nợ DNVVN tại Chi nhánh. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 với 2006 So sánh 2008 với 2007 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=(3-2) 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 Doanh số cho vay DNVVN 953.153 1.364.912 1.257.879 +411.759 +43.2 -107.033 -7.84 Tổng dư nợ DNVVVN 450.203 530.976 493.784 +80.773 +17.94 -37.192 -7.00 Doanh số thu nợ DNVVN 881.324 1.189.484 1.065.752 308.160 +34.97 -123.732 -10.4 (Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì) Doanh số cho vay 2007 đạt 2.248.648 triệu đồng, dư nợ DNVVN là 450.203 triệu đồng, tăng 17.94% so với 2006. Đến năm 2008, doanh số cho vay DNVVN đạt 1.257.879 triệu đồng giảm 7.84 % so với 2007, tổng dư nợ DNVVN năm 2008 cũng giảm 7 % xuống còn 493.784 triệu đồng. Do doanh số cho vay và dư nợ giảm nên trong năm 2008 doanh số thu nợ cũng giảm 10.4 % đạt mức 1.065.752 triệu đồng. Nguyên nhân của những giảm sút trên là do trong những tháng đầu năm 2008 Chi nhánh đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nên phải tạm dừng cho vay ở một số đối tượng khách hàng nhưng trong thời gian ngắn, sau đó các khách hàng đủ điều kiện vay vốn đã được NHNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Qua bảng trên ta có thể thấy rõ dư nợ của DNVVN luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tông dư nợ của Chi nhánh. Để có được thành tích trên ngoài việc tăng doanh số cho vay với những khoản vay an toàn, Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc hạn chế tối đa các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Để biết được tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh ra sao ta xem xét mục tiếp theo: 2.2.5: Tình hình nợ quá hạn. Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn của cho vay DNVVN tại Chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ quá hạn 4.141 4.301 3.555 Tổng dư nợ đối với DNVVN 450.203 530.976 493.784 NQH/Tổng dư nợ DNVVN 0.92% 0.81% 0.72% (Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội) Nợ quá đối với DNVVN năm 2006 là 4.141 đồng chiếm 0.92% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm còn 0.81% so với năm 2006. Đến cuối năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 0.72% so với năm 2007. Đây là một thành tích đáng ghi nhận trong công tác tín dụng của Chi nhánh. Có được kết quả đó thì không thể không kể đến sự nỗ lực cố gắng làm tốt công tác cho vay từ khâu thẩm định khách hàng đếm việc giám sát quản lý vốn vay, nâng cao chất lượng cho vay của cán bộ nhân viên Chi nhánh. 2.2.6: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các DNVVN. Qua phần phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN ta thấy số lượng các DNVVN được Chi nhánh hỗ trợ vốn ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2008, Chi nhánh đã cung ứng vốn kịp thời cho khối lượng lớn các DNVVN trong đó có 51 doanh nghiệp nông nghiệp, 105 doanh nghiệp thương mại, 25 doanh nghiệp công nghiệp, 7 doanh nghiệp xây dựng và 24 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác. Vốn cho vay của Chi nhánh đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNVVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư thiết bị máy móc công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động ... Những DNVVN này đã sử dụng vốn vay của Chi nhánh có hiệu quả thể hiện qua các mặt: Thứ nhất: Nguồn vốn vay ngắn hạn của Chi nhánh đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các DN, nhiều DN nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm như các doanh nghiệp chế biến nông sản, Công ty sản xuất bánh kẹo, Công ty lương thực thực phẩm nhất là trong các dịp lễ Tết, lễ hội. Nguồn vốn vay trung và dài hạn của Chi nhánh là nguồn vốn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất và đã là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số DN thoát khỏi nguy cơ phá sản. Thứ hai: Năm 2008 dư nợ DNVVN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 46% . Thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của Chi nhánh trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DNVVN được nâng cao, nhiều dây truyền sản xuất mới, hiện đại như dây chuyền sản xuất xi măng, dây truyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất bia... để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng. Thứ ba: Thông qua dịch vụ tư vấn cho DNVVN, nhiều DN đã xây dựng được phương án sản xuất tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và trình độ lập dự án đầu tư cũng được nâng cao. Cơ cấu vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của doanh nghiệp, không quá lạm dụng vốn vay. Thứ tư: Nguồn vốn của Chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNVVN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội. 2.3: Những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại về hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh. 2.3.1: Những kết quả đạt được. Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực DNVVN, bám sát chủ trương phát triển DNVVN của Đảng và Nhà nước, Chi nhánh đã chủ động mở rộng vốn cho vay đối với DNVVN một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả DNVVN và cả Chi nhánh. Ban lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình cho vay. Từ những thông tin thu thập được trong các chuyến đi khảo sát, nguồn thông tin khác; Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng có định hướng đầu tư đúng đắn, nâng cao hiệu quả hiệu quả cho vay. Tỷ trọng đầu tư hoạt động cho vay do DNVVN chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đối tượng chính mà Chi nhánh lựa chọn làm khách hàng tiềm năng. Với việc lựa chọn DNVVN làm khách hàng tiềm năng đã tạo ra những hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Cụ thể là: - Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho Chi nhánh. - Bằng việc mở rộng quan hệ rộng rãi, chặt chẽ với DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế đã giúp ngân hàng dần khắc phục được tình trạng khó khăn trong giai đoạn hiện nay, dần lấy được uy tín trong lòng khách hàng. - Thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mấy năm qua đã rèn luyện cán bộ ngân hàng và có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đững vững trong cơ chế thị trường. - Cho vay cho DNVVN phát triển là cơ sở tiền đề cho NHNo&PTNT mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. - Tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn mức giới hạn chung: Mức cao nhất tại thời điểm 2006 là 0.92%, mức thấp nhất năm 2008 là 0.72%, mức trần quy định hàng năm của NHNN&PTNT không quá 3%. Tỷ lệ nợ xấu thấp có ý nghĩa rất quan trọng, điều này củng cố quan điểm, định hướng đầu tư cho DNVVN. 2.3.2: Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. 2.3.2.1: Những tồn tại cần khắc phục. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng đổi mới chính sách kinh doanh, biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế, theo hướng hoàn thiện dịch vụ cung ứng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện các ngân hàng thường bị sa lầy vào những khó khăn khiến họ bị mắc kẹt, quá trình phát triển bị gián đoạn. Những vấn đề tồn tại vốn thuộc về sự cố hữu của hoạt động ngân hàng luôn là mối đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề trọng tâm cần giải quyết kịp thời. Dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh đạt khá nhưng thiếu ổn định chưa vững chắc, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Tỷ lệ nợ trung và dài hạn của DNVVN tại Chi nhánh là rất thấp. Điều này chưa phù hợp với định hướng của ngành và cũng gây hạn chế trong đầu tư ngắn hạn của Chi nhánh đối với loại hình kinh tế này. Quá trình thẩm định để đưa ra quyết định cho vay kéo dài ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thực hiện dự án kinh doanh của doanh nghiệp tạo nên phản ứng e ngại cho các DNVVN, gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả cho vay của Chi nhánh. Về thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đó là do tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng cần quản lý nhiều khách hàng một lúc. Chi nhánh đã quan tâm đến DNVVN nhưng chưa thực sự trở thành chiến lựơc. Chưa thực sự quan tâm đến chiến lược khách hàng, đến hoạt động Marketing, nên việc thu hút kế hoạch mới gặp khó khăn, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn. 2.3.2.1: Nguyên nhân Những hạn chế trong qua trình cho vay DNVVN chủ yếu là do những nguyên nhân cơ bản sau: Về cơ chế, chính sách, các văn bản luật, văn bản của chính phủ, các ngành liên quan ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong năm 2007 hoạt động tín dụng có nhiều thay đổi về cơ chế chính sách, các văn bản luật, văn bản của chính phủ, các ngành liên quan như: Luật Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo....; Tuy nhiên, do nhận thức của đại bộ phận dân cư về các bộ luật này chưa thật sự đầy đủ. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của các cơ quan công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo chưa thật tốt. Điều này phần nào gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa nghiêm túc đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNVVN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh chưa chính xác, trung thực tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình hình môi trường kinh doanh, thị phần tín dụng: Hiện nay trên địa đã xuất hiện thêm các tổ chức tín dụng khác nên sự cạnh tranh là tương đối lớn. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Chi nhánh khẳng định mình. Chi nhánh Tây Hà Nội phấn đấu chiếm 60 % thị phần tín dụng trên địa bàn. Việc khó tiếp cận với nguồn của NH có nguyên nhân ngay từ bản thân các DNVVN. Bản thân đội ngũ các DNVVN có số vốn chủ sở hữu thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, lại không có người bảo lãnh. Không những thế DN cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DNVVN không có hoặc thiếu. Báo cáo tài chính thì hầu hết không đủ độ tin cậy, nhiều DN không thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Chính vì các khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của NH nên không được chấp nhận cho vay. Qua việc xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNVVN trong những năm gần đây để thấy được những khó khăn mà DNVVN đang gặp phải, đồng thời xem xét thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với DNVVN, nhằm hỗ trợ vốn cho DNVVN phát triển và nâng cao hiệu quả cho vay của Chi nhánh, cho ta thấy được những gì đã đạt được, những gì còn tồn tại, khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân tạo nên sự cản trở việc cho vay nhằm phát triển DNVVN của Chi nhánh. Do vậy, để thực hiện tốt điều này, phục vụ khách hàng là các DNVVN được hiệu quả tốt hơn, ở chương tiếp theo em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN tại Chi nhánh NHNo& PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội 3.1: Mục tiêu, định hướng hoạt động của Chi nhánh trong năm 2009. Tiếp bước các thành công đã đạt đựoc NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo lẫn cơ sở vật chất thay đổi, đổi mới cung cách để chi nhánh có uy tín cao trong hệ thống của các NHTM. Nhiêu nghiệp vụ đang đựoc củng cố đổi mới đẻ phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Chi nhánh cũng có những nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt được đi đôi với khắc phục những khó khăn, những hạn chế, hướng tới ổn định an toàn, hiệu quả, chất lượng và phát triển. Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh sau khi thành lập của hội đồng quản trị, các nhiệm vụ và giải pháp hoạt động kinh doanh của Giám đốc, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh doanh trong năm 2009. Trong năm 2009, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội chủ trương tiếp tục thu hẹp tín dụng đối với các DN làm ăn không hiệu quả. Chấp hành nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành và chỉ đạo của Ban lãnh đạo trong từng thời kỳ nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. 3.2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN. 3.2.1: Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý. Kiên quyết lấy hiệu quả, chất lượng dự án làm căn cứ đầu tư; Tiếp tục giao chỉ tiêu kế hoạch thu hút thêm khách hàng mới đối với từng cán bộ tín dụng. Ưu tiên đầu tư cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần đặc biệt thận trọng đối với cho vay các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tình hình tài chính không rõ ràng, thương hiệu mờ nhạt và các dự án dài hạn của một số ngành có hiệu quả thấp, khả năng trả nợ không chắc chắn. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng; Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, bảo đảm an toàn vốn, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch và phù hợp với mức tăng trưởng nguồn vốn theo đúng các quy định về điều hành kế hoạch; gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ. 3.2.2: Đa dạng hoá các hình thức cho vay DNVVN. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống mà trước nay Chi nhánh vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như : chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá Ngân hàng cần phải phát triển các nghiệp vụ mới như: bảo hiểm, cho thuê tài chính để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ( đặc biệt là các khách hàng là DNVVN còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý ). Ngày này, nhiều các DNVVN không đủ vốn tự có để mua tài sản, không đủ điều kiện để vay tín chấp hay tài sản thế chấp không đảm bảo. Nếu cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, vì vậy Chi nhánh nên phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng nhưng mức độ rủi ro lại thấp. Hơn nữa đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này, có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: + Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng thời hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. + Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. 3.2.3: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo tại chỗ và phối hợp với các trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành làm tốt nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ tín dụng và các lĩnh vực có liên quan. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và quản lý tốt cán bộ, hạn chế các rủi ro, tiêu cực xảy ra. 3.2.4: Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng. Xây dựng một chiến lược hướng tới các DNVVN, tăng cường công tác tiếp thị, có chính sách hợp lý để thu hút khách hàng. Cần tích cực, chủ động tìm đến với những khách hàng mới, nhất là những khách hàng có uy tín, có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt để giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ, các cơ chế, các điều kiện cũng như những quy định về cho vay để khách hàng hiểu. Đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ sẵn có với các khách hàng truyền thống của Chi nhánh. Xây dựng chiến lược Marketing rông rãi với khách hàng mục tiêu là các DNVVN, để quảng bá thương hiệu đến với các khách hàng, các DN, đặc biệt là các DNVVN. Việc tăng cường hỗ trợ cho các DNVVN cũng chính là việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ của Chi nhánh. Chính vì vậy Chi nhánh cần phải có chiến lược thu hút khách hàng về phía mình. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động tư vấn cho DNVVN, cùng với họ xem xét tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó giúp họ lập phương án sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp Chi nhánh có thể mở rộng cho vay đồng thời giảm nguy cơ rủi ro trong các dự án. 3.2.5: Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. * Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần được tiến hành theo hai bước: - Giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi thẩm định, cho vay tới khi thu hồi cả gốc và lãi được tiến hành theo các bước sau: - Kiểm tra, kiểm soát việc làm của cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng của NH. * Thực hiện tốt việc thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro: - Cán bộ tín dụng cần phải tranh thủ nắm bắt các thông tin cần thiết trên thị trường. - Cần tăng cường trang bị các phương tiện thu thập thông tin hiện đại, để Chi nhánh có điều kiện thu thập và cung cấp thông tin về phòng chống rủi ro kịp thời. - Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh. * Thực hiện tốt việc nhận tài sản thế chấp của khách hàng Ngoài ra, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng công tác thu thập, cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng; các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, diễn biến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhằm gắn việc tìm kiếm cơ hội đầu tư với chiến lược phát triển thị phần, thị trường một cách có hiệu quả, hạn chế rủi ro. 3.2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN. 3.2.1: Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý. Kiên quyết lấy hiệu quả, chất lượng dự án làm căn cứ đầu tư; Tiếp tục giao chỉ tiêu kế hoạch thu hút thêm khách hàng mới đối với từng cán bộ tín dụng. Ưu tiên đầu tư cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần đặc biệt thận trọng đối với cho vay các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tình hình tài chính không rõ ràng, thương hiệu mờ nhạt và các dự án dài hạn của một số ngành có hiệu quả thấp, khả năng trả nợ không chắc chắn. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng; Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án, bảo đảm an toàn vốn, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch và phù hợp với mức tăng trưởng nguồn vốn theo đúng các quy định về điều hành kế hoạch; gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ. 3.2.2: Đa dạng hoá các hình thức cho vay DNVVN. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống mà trước nay Chi nhánh vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như : chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá Ngân hàng cần phải phát triển các nghiệp vụ mới như: bảo hiểm, cho thuê tài chính để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ( đặc biệt là các khách hàng là DNVVN còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý ). Ngày này, nhiều các DNVVN không đủ vốn tự có để mua tài sản, không đủ điều kiện để vay tín chấp hay tài sản thế chấp không đảm bảo. Nếu cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, vì vậy Chi nhánh nên phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng nhưng mức độ rủi ro lại thấp. Hơn nữa đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này, có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: + Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng thời hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. + Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. 3.2.3: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo tại chỗ và phối hợp với các trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành làm tốt nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ tín dụng và các lĩnh vực có liên quan. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và quản lý tốt cán bộ, hạn chế các rủi ro, tiêu cực xảy ra. 3.2.4: Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng. Xây dựng một chiến lược hướng tới các DNVVN, tăng cường công tác tiếp thị, có chính sách hợp lý để thu hút khách hàng. Cần tích cực, chủ động tìm đến với những khách hàng mới, nhất là những khách hàng có uy tín, có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt để giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ, các cơ chế, các điều kiện cũng như những quy định về cho vay để khách hàng hiểu. Đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ sẵn có với các khách hàng truyền thống của Chi nhánh. Xây dựng chiến lược Marketing rông rãi với khách hàng mục tiêu là các DNVVN, để quảng bá thương hiệu đến với các khách hàng, các DN, đặc biệt là các DNVVN. Việc tăng cường hỗ trợ cho các DNVVN cũng chính là việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ của Chi nhánh. Chính vì vậy Chi nhánh cần phải có chiến lược thu hút khách hàng về phía mình. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động tư vấn cho DNVVN, cùng với họ xem xét tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó giúp họ lập phương án sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp Chi nhánh có thể mở rộng cho vay đồng thời giảm nguy cơ rủi ro trong các dự án. 3.2.5: Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. * Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần được tiến hành theo hai bước: - Giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi thẩm định, cho vay tới khi thu hồi cả gốc và lãi được tiến hành theo các bước sau: - Kiểm tra, kiểm soát việc làm của cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng của NH. * Thực hiện tốt việc thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro: - Cán bộ tín dụng cần phải tranh thủ nắm bắt các thông tin cần thiết trên thị trường. - Cần tăng cường trang bị các phương tiện thu thập thông tin hiện đại, để Chi nhánh có điều kiện thu thập và cung cấp thông tin về phòng chống rủi ro kịp thời. - Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh. * Thực hiện tốt việc nhận tài sản thế chấp của khách hàng Ngoài ra, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng công tác thu thập, cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng; các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, diễn biến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhằm gắn việc tìm kiếm cơ hội đầu tư với chiến lược phát triển thị phần, thị trường một cách có hiệu quả, hạn chế rủi ro. 3.3: Điều kiện thực hiện giải pháp. 3.3.1: Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam nên thành lập một cơ quan lưu trữ thông tin chung về doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng chi nhánh. Việc thành lập cơ quan chung này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn là mỗi Chi nhánh tự thành lập một phòng thông tin cho mình nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều Chi nhánh không đủ khả năng làm việc đó. Để có thể thu thập, sử lý và lưu trữ thông tin được tốt thì công tác này phải được ứng dụng tin học. Ban hành, hoàn thiện, đồng bộ hoá các văn bản về hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cũng như đối với DNVVN. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp với từng loại hình DN Việt Nam. Tăng cường tư vấn cho DNVVN, không chỉ trong đề ra phương án sản xuất mà còn tư vấn về luật Ngân hàng, tư vấn thủ tục đến khi vay vốn tại NH. NHNo&PTNT Việt Nam cần lập một quỹ cho vay DNVVN và phân bổ cho các Chi nhánh để các DNVVN dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này. Đưa ra một quy trình cho vay hợp lý và hiệu quả hơn. Phải thường xuyên cập nhật thông tin về DNVVN, xếp hạng DN để xác định mức độ rủi ro, xác định hạn mức cho vay hợp lý. 3.3.2. Kiến nghị đối với các DNVVN. Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các ngân hàng phải chú ý giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất: DNVVN phải có giải pháp tạo vốn tự có Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều DN chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ NH trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các DN. Điều đó dẫn đến: DN bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn NH, vay được vốn NH thì hoạt động được, không vay được vốn NH thì không hoặc khó hoạt động. Theo nguyên lý về cơ bản cơ cấu tài chính doanh nghiệp cũng như thực tế DN các nước có nền kinh tế thị trường đích thực, thì nguồn vốn NH trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các DN chỉ mang tính bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. DN có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn NH như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Như vậy DN sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho DN khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn. Thứ hai: Các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi. Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy DN cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy DN cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. DN cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay NH được an toàn, hiệu quả. Thứ ba: Đổi mới thiết bị công nghệ. Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNVVN vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp, công nghệ đa dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các DN cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNVVN là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNVVN. Vì vậy các DNVVN cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. 3.3.3: Kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho các DNVVN. Nhà nước và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các DN hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và có hiệu quả. Nhà nước cần có những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DNVVN, yêu cầu các DN này phải thực hiện việc gi chép sổ sách kế toán đầy đủ, khoa học, giúp cho NH có những thông tin chính xác để quyết định đầu tư đúng đắn. NHNN cần không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh NH, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tạo thuận lợi cho các NHTM thực hiện cho vay đối các DN. Xây dựng khung lãi suất cho vay ưu đãi đối với các DNVVN, có chính sách hỗ trợ các DNVVN đặc biệt là các DN mới thành lập. Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn, phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sẽ là không công bằng cho các doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nguyên nhân khách quan như: Hạn hán, lũ lụt...hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước. Kết Luận NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội tuy mới thành lập nhưng đã đạt đựoc những kết quả đáng mừng, các chỉ tiêu với tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt vơí định hướng đúng đắn là mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN. Vì chất lượng của các khoản cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của NH, mặt khác cho vay DNVVN có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các DN hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn tại NH, bài luận văn của em đã phân tích những vấn đề cơ bản về cho vay và đặc biệt là các điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với các DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Bài luận văn cũng phần nào nêu được thực trạng cho vay của Chi nhánh đối với các DNVVN và những đề xuất, giải pháp, kiến nghị để hoạt động cho vay đối với các DNVVN có hiệu quả cao, có ý nghĩ thiết thực cho sự phát triển của các DN nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Tuy bài luận văn của em chỉ đánh giá được một phần nhỏ hoạt động cho vay tại Chi nhánh đối với DNVVN và các đề xuất trên cũng chỉ là một trong số rất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN nhưng em hy vọng đó sẽ là những giải pháp được áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, vì vấn đề này là một vấn đè lớn phức tạp nên bài viết của em không thể tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS;TS Thái Bá Cẩn đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục bảng những từ viết tắt 1. NHNN: Ngân hàng nhà nước 2. NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3: DN Doanh nghiệp 4. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước 5. DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6. CN: Chi nhánh 7. NH: Ngân hàng 8. TTQT: Thanh toán quốc tế 9. TG: Tiền gửi 10. TCKT: Tổ chức kinh tế 11. TCTD: Tổ chức tín dụng 12. NT: Ngoại tệ 13. SXKD: Sản xuất kinh doanh 14. NQH: Nợ quá hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2631.doc
Tài liệu liên quan