Đề tài Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì ở tổng công ty lương thực miền nam

TCT Lương thực Miền Nam là một trong hai doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh bột mì, trong số gần 30 Công ty trong ngành đang hoạt động. Với khả năng sản xuất hiện có, TCT Lương thực Miền Nam có đủ điều kiện làm công cụ điều tiết của Nhà nước trong ngành sản xuất bột mì, và đây cũng là ngành mũi nhọn giúp cho TCT Lương thực Miền Nam thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình. Với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngành bột mì của TCT Lương thực Miền Nam cần phát huy các mặt mạnh về con người, khả năng kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ, vị trí địa lý , cũng như giảm thiểu, khắc phục các mặt hạn chế về cơ cấu quản lý, điều độ sản xuất, chi phí cao và bất hợp lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Thông qua sự phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các Công ty bột mì thành viên cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường bột mì Việt Nam, luận văn đã đóng góp một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì cho TCT Lương thực Miền Nam.

doc61 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì ở tổng công ty lương thực miền nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều đến ngành sản xuất bột mì trong nước. 2.4/ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM Qua thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh bột mì của ba công ty thành viên thuộc TCT Lương thực Miền Nam, chúng ta có thể đánh giá tình hình cụ thể như sau 2.4.1./ Đánh giá về tình hình nhập khẩu nguyên liệu. 2.4.1.1./ Công tác nhập khẩu nguyên liệu Ưu điểm Nhược điểm - Có nhu cầu nhập khẩu lớn - Có quan hệ tốt với các Hiệp hội lúa mì là nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định - Nguồn tài chính mạnh. - Kho chứa nguyên liệu lớn. - Chưa có chiến lược nhập khẩu dài hạn về một số chủng loại lúa mì chủ lực - Xác định nhu cầu nhập khẩu theo thời điểm - Giá nhập khẩu theo thời điểm - Chưa điều tra, nghiên cứu sâu về mùa vụ lúa mì trên thế giới. - Điều phối tồn kho lúa giữa các Công ty bột mì thành viên gây gia tăng chi phí 2.4.1.2./ Công tác tiếp nhận nguyên liệu Ưu điểm Nhược điểm - Có kinh nghiệm tiếp nhận số lượng hàng hóa lớn. - Thời gian tiếp nhận nhanh, giải phóng tàu nhanh. - Hai nhà máy tại TP. HCM nằm sát bờ sông nên chi phí vận chuyển lúa từ Tàu về Nhà máy bằng đường sông thấp. - Việc đóng bao, bốc vác lên xe tải, chuyển về kho nguyên liệu, bốc xuống chất cây đã làm phát sinh hao hụt, chi phí cao - Chưa tận dụng hết ưu thế địa lý ( nhà máy và kho nguyên liệu nằm sát bờ sông) trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như bột mì thành phẩm. 2.4.2./ Đánh giá về tình hình sản xuất. 2.4.2.1/ Về máy móc thiết bị. Ưu điểm Nhược điểm - Máy móc thiết bị sản xuất hiện đại từ Thụy Sỹ (Bột mì Bình Đông, Bình An) và từ Ý (Bột mì Việt Ý) - Công suất thiết kế lớn. - Có dây chuyền SX mini đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm lúa mì và bột mì Đông Nam Á. - Chưa tận dụng hết lợi thế của dây chuyền SX mini. - Khai thác vận hành MMTB chưa hợp lý ở các khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất, pha trộn lúa, bột, trữ hầm, đóng bao 2.4.2.2/ Về công nghệ – sản xuất. Ưu điểm Nhược điểm - Bột mì được sản xuất theo qui trình công nghệ tiên tiến và tự động. - Phòng Thí nghiệp (KCS) đatï tiêu chuẩn kiểm nghiệm Đông Nam Á, có khả năng sản xuất thử nghiệm trên dàn máy mini duy nhất ở Việt Nam. - Có khả năng sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của từng loại sản phẩm. - KCS theo ca thường xuyên kiểm tra chất lượng SP nửa giờ / lần để kịp thời xử lý những sản phẩm không phù hợp. - Do công suất MMTB lớn, sản xuất nhiều loại bột, qui trình sản xuất phức tạp nên công tác điều độ sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Tất cả các báo cáo chất lượng sản phẩm (độ gluten) đều được thực hiện bằng máy, trong khi đa số khách hàng kiểm tra chất lượng gluten theo kinh nghiệm (bằng tay) nên thường không có sự thống nhất giữa khách hàng và các nhà máy. 2.4.2.3/ Về bảo quản tồn trữ nguyên liệu, thành phẩm. Ưu điểm Nhược điểm - Diện tích hệ thống kho nguyên liệu, thành phẩm lớn, vị trí nằm gần nhà máy sản xuất . - Thường xuyên kiểm tra chất lượng nguyên liệu ( 1 lần/1 tuần) và thành phẩm (2 lần / tuần). - Lúa nguyên liệu được đóng bao và chất cây làm cho việc bảo quản chất lượng, đưa lúa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Đưa lúa vào sản xuất theo kế hoạch điều độ bằng xe tải, qua cân ôtô gây thất thoát, tăng chi phí và số liệu không chính xác. - Kho lúa nguyên liệu và kho thành phẩm nằm gần nhau và gần phân xưởng nên sâu mọt rất dễ lây lan. - Chi phí cho công tác xông trùng của VFC khá cao, khoảng 1 tỷ đồng / năm. 2.4.3./ Đánh giá công tác thị trường của các công ty thành viên 2.4.3.1/ Tình hình nghiên cứu thị trường của các công ty thành viên Nghiên cứu thị trường không chỉ là một khâu cần thiết trong họat động sản xuất kinh doanh, mà còn là một nội dung quan trọng của chiến lược mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam. Hiện nay, các công ty bột mì thành viên của TCT Lương thực Miền Nam chưa nhận thức được một cách đầy đủ về tầm quan trọng mang tính quyết định đến phát triển sản xuất của việc nghiên cứu thị trường, nên chưa tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, chưa cập nhật kịp thời các yêu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng về chất lượng, số lượng, chủng lọai sản phẩm, giá cả, khả năng thanh toáncũng như chưa nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời về các chính sách bán hàng, chất lượng, chủng lọai sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh vì thế các chính sách về giá, khuyến mãi, sản phẩm, thanh toán của các công ty này còn mang tính thụ động, ứng phó tình huống, và chủ quan không theo sát thị trường. Tất cả những điều trên đã làm ảnh hưởng đến sản lượng bán ra cũng như uy tín của các công ty thành viên 2.4.3.2/ Đánh gía tình hình thực hiện Marketing – Mix với tư cách là một phương pháp để mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam Chiến lược mở rộng thị trường thực chất là việc cụ thể hóa qua họat động marketing – Mix với bốn nội dung chính, có thể đánh giá một cách cơ bản như sau: a./ Chiến lược sản phẩm: - TCT Lương thực Miền Nam là một nhà sản xuất bột mì lâu năm nhất trên thị trường Việt Nam, sản phẩm bột mì tương đối đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng bột mì cơ bản trên thị trường và có chất lượng tương đối tốt, ổn định - Các công ty bột mì thành viên chủ yếu sản xuất bột mì để cung cấp cho nhu cầu sử dụng cơ bản của thị trường như sản xuất bánh mì, mì ăn liền, bánh kẹo, nhưng không nghiên cứu sản xuất đa dạng các loại bột để phục vụ cho từng mục đích sử dụng cụ thể như bột làm bánh mì đặc ruột, rỗng ruột; mì ăn liền dùng nước và dùng khô; bánh hộp xốp, bánh hộp mềm . Cụ thể, TCT chỉ sản xuất lọai bột đa thông dụng dùng trong sản xuất bánh mì, trong khi thị trường cần bột để sản xuất bánh mì đặc ruột khác với bột để sản xuất bánh mì rỗng ruột. Trong lĩnh vực mì ăn liền TCT chỉ sản xuất bột truyền thống mì ăn liền dùng nước, chưa nghiên cứu sản xuất mì ăn liền dùng khô, mì xào; Trong lĩnh vực bánh ngọt, TCT chỉ sản xuất bột mì dùng để sản xuất bánh hộp xốp, chưa nghiên cứu sản xuất bột mì dùng để sản xuất bánh hộp mềm. Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đa dạng của mình, các khách hàng thường mua một số loại bột của các nhà máy khác pha trộn với bột của TCT hoặc đặt một công ty khác sản xuất loại bột đó cho họ. Các yêu cầu khác nhau cho từng loại bột trong cùng một mục đích sử dụng chủ yếu khác nhau về độ gluten và protein. Việc không đáp ứng đủ các yêu cầu sản xuất của khách hàng như trên đã làm cho khách hàng có cơ hội để lựa chonï nhà cung cấp mới, đồng thời làm giảm sản lượng bán ra của các công ty bột mì thành viên. Nếu các công ty bột mì thành viên nghiên cứu sản xuất đa dạng hóa các loại bột để phục vụ cho từng mục đích sử dụng cụ thể sẽ có thể củng cố và gia tăng được thị phần của mình. b./ Chiến lược giá: Giá cả có vị trí quyết định trong cạnh tranh thị trường, xác lập một chiến lược giá đúng đắn sẽ đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Hiện nay, giá bột mì của các công bột mì thành viên được xây dựng trên cơ sở giá thành kế hoạch, tương đối cứng nhắc, ít linh hoạt. Mặt khác chi phí sản xuất cao do chưa tận hết các lợi thế như công suất máy lớn, vị trí địa lý thuận lợi; giá lúa nguyên liệu cao, chi phí quản lý và chi phí tồn trữ caoVì thế giá bột mì của TCT Lương thực Miền Nam còn ở mức khá cao trên thị trường. Mặc dù chất lượng sản phẩm cao, uy tín nhưng do giá cao nên TCT đã mất dần thị trường vào tay các nhà máy tư nhân khi ở đó chính sách giá của họ linh họat và mềm dẻo hơn. c./ Đánh giá việc thực hiện phân phối sản phẩm: Sản phẩm bột mì của TCT Lương thực Miền Nam chủ yếu được phân phối qua hai kênh : gián tiếp qua hệ thống đại lý và trực tiếp đến các nhà máy. Thực tế cho thấy: - Các công ty bột mì thành viên chưa có bộ phận tiếp thị chuyên trách đủ mạnh trong việc theo dõi tình hình bán hàng ở các đại lý, các thông tin phản hồi từ khách hàng không được cập nhật kịp thời, thường xuyên đến lãnh đạo của các công ty. TCT không thể kiểm soát được hiện tượng hàng giả, giá bán cao của đại lý (vì mục tiêu lợi nhuận), làm ảnh hưởng đến uy tín của TCT và làm cho khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của các công ty khác. - Mối quan hệ giữa các công ty thành viên và khách hàng còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên chăm sóc tốt khách hàng. d./ Đánh giá về chính sách yểm trợ: - TCT Lương thực Miền Nam, chưa có chính sách yểm trợ xác đáng cho khách hàng như hỗ trợ vận chuyển cho các vùng thị trường chưa cân xứng (hổ trợ vận chuyển cho khúc thị trường Miền Tây bằng với khúc thị trường TP.HCM là 50đ/kg), làm giảm lợi thế cạnh tranh của TCT trên khúc thị trường Miền Tây. - Phương thức thanh toán chưa linh hoạt, các hình thức bảo đảm thanh toán còn phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Thủ tục chi hoa hồng môi giới thương mại còn khó khăn làm hạn chế khả năng bán hàng cho các khách hàng lớn, khách hàng nước ngoài, - Hình thức thưởng khuyến mãi lũy kế theo sản lượng chưa kích thích đại lý tăng sản lượng mua hàng. 2.4.3.3/ Đánh giá tình hình tiêu thụ bột mì của TCT Lương thực Miền Nam a./ Thị trường trong nước Thị trường các tỉnh Miền Tây Điểm mạnh Điểm yếu - Chất lượng cao và ổn định, thương hiệu lâu năm. - Lợi thế về vị trí địa lý : nhà máy nằm gần sông. - Chính sách hỗ trợ vận chuyển chưa hợp lý : Hổ trợ vận chuyển Miền tây 50 đ/kg bằng với chính sách hổ trợ vận chuyển tại khu vực TP.HCM làm cho đại lý Miền Tây không có ưu thế. - Chưa tận dụng hết lợi thế về vị trí địa lý.Chi phí vận chuyển bằng đường bộ quá cao (105 đ/kg). - Thị phần thấp, chỉ chiếm 22%. - Gặp khó khăn trong việc chăm sóc khách hàng do vị trí nhà máy không thuận lợi. Cơ hội Đe dọa Sự phát triển của nghành nuôi trồng thủy hải sản mở ra một hướng nghiên cứu mới: bột mì làm nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi tôm - Ưu thế về giá và vị trí địa lý thuận tiện của công ty bột mì Đại Phong - Giá thấp và các chính sách thanh toán thông thoáng của các công ty bột mì tư nhân. Thị trường TP. Hồ Chí Minh và các Tỉnh lân cận Điểm mạnh Điểm yếu - Thương hiệu lâu năm - Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về bột mì của thị trường. - Chất lượng cao, ổn định. -Chiếm 50% sản lượng tiêu thụ cho khách hàng đại lý. - Đối với hệ thống đại lý: + Thực hiện chưa tốt công tác chăm sóc khách hàng. + Thiếu hướng dẫn chi tiết khi ra đời các sản phẩm mới. + Các chính sách giá cả, hỗ trợ, phân phối chưa thực sự kích thích đại lý, chưa vượt trội hơn so với các đối thủ khác trong khu vực. - Đối với hệ thống nhà máy: + Chưa chủ động nghiên cứu sản xuất sản phẩm riêng cho từng nhà máy. + Chỉ chiếm 24% sản lượng tiêu thụ trên thị trường nhà máy + Do việc vận chuyển sản phẩm bằng phương tiện thuê ngoài nên không kiểm soát tốt tiến độ giao hàng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh phương tiện ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cơ hội Đe dọa - Tiềm năng thị trường lớn - SX bột mì dùng SX thức ăn nuôi tôm , dùng trong công nghệ làm ván ép công nghiệp. - Phát sinh yêu cầu về tiêu chuẩn bột mì riêng biệt trong khối khách hàng nhà máy. - Đối thủ bột mì MêKông: Có chính sách giá thấp, tuy chất lượng hiện nay chưa ổn định nhưng có thể cải thiện được qua thời gian. Công ty VFM của Hiệp hội lúa mì Úc, nên nguồn lúa của họ ổn định - Các nhà máy bột mì tư nhân: gây áp lực về giá, cũng như các chính sách thanh toán thông thoáng. Thị trường các tỉnh Miền Trung Điểm mạnh Điểm yếu - Chất lượng cao, ổn định. - Có uy tín trên thị trường. - Vị trí nhà máy thuận lợi. - Chiếm 52% thị phần. - Giá cả chưa cạnh tranh lắm Cơ hội Đe dọa Ít đối thủ cạnh tranh. -Sản phẩm đa dạng, giá cả thấp của công ty Vimaflour Thị trường các tỉnh Miền Bắc Điểm mạnh Điểm yếu - Tận dụng được quan hệ với các nhà máy sản xuất mì & bánh kẹo tại phía Nam để cung ứng bột mì cho các chi nhánh sản xuất ở phía Bắc. - Thị phần thấp: 8% và hoàn toàn không thâm nhập được thị trường đại lý. - Chi phí vận chuyển cao: 250 đ/kg - Thời gian vận chuyển lâu làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Cơ hội Đe dọa - Chính sách giá cạnh tranh của các đối thủ. b./ Thị trường xuất khẩu Điểm mạnh Điểm yếu - Đã có được một số khách hàng tại thị trường Thái Lan, Đài Loan - Chất lượng sản phẩm được khách hàng này chấp nhận để sản xuất thực phẩm xuất khẩu. - Nguyên liệu nhập khẩu - Không được hưởng xuất xứ C/O Form D của Asean để phân phối sản phẩm tại thị trường này. - Chưa xây dựng được thương hiệu bột mì của TCT nói riêng, Việt Nam nói chung trên thị trường khu vực. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ & MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 3.1/ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU LÀM CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 3.1.1/ Các quan điểm Quan điểm thứ nhất: Phát triển sản xuất bột mì để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm chế biến, cung cấp nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đất nước với đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi một tác phong công nghiệp ở mọi người vì thế thời gian giành cho bữa ăn hầu như bị rút ngắn do đó làm tăng nhu cầu thức ăn nhanh như mì tôm, bánh mì, bánh ngọt. Việt Nam đã và đang gia tăng sản lượng hải sản xuất khẩu, đồng thời Việt Nam đã có chính sách nuôi trồng thủy hải sản đáp ứng cho nhu cầu ngày một gia tăng này. Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất thức ăn nuôi tôm phải nhập tinh bột lúa mì để làm nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi tôm với mục đích tạo độ kết dính, lâu tan trong nước. Nếu sản phẩm bột mì có thể thay thế lượng tinh bột lúa mì trong công nghệ này, thì sự phát triển không ngừng của ngành nuôi tôm sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng cho ngành sản xuất bột mì bột mì trong nước. Hơn nữa kinh doanh bột mì là ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, là ngành kinh doanh quan trọng thứ ba của TCT Lương thực Miền Nam, đồng thời góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước cũng như giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Vì vậy, phát triển ngành bột mì để đáp ứng cho nhu cầu trên là rất cần thiết. Quan điểm thứ hai : Củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giữ vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh trên thị trường bột mì, không chỉ ở thị phần, sản lượng, chất lượng mà còn giúp nhà nước điều tiết được thị trường bột mì trên toàn quốc. Quan điểm thứ ba : Bột mì giải quyết vấn đề về lương thực, dinh dưỡng cao cho thời đại mới, hiện nay các nhà máy bột mì trong nước hầu hết đều có vốn nước ngoài. Vì thế cần xây dựng TCT Lương thực Miền Nam thành một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm lĩnh phần lớn thị trường bột mì Việt Nam là một điều cần thiết và quan trọng. Công ty Bột mì Bình Đông vừa mới mua lại cổ phần của đối tác liên doanh, hiện nay ba công ty bột mì của TCT Lương Thực Miền Nam đều là những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Qua một giai đoạn phát triển, TCT Lương Thực Miền Nam đã có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân được đào tạo và có kinh nghiệm, đủ khả năng để nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu đặc thù của từng đối tượng khách hàng. Đủ điều kiện để phát triển thành một doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh trên thị trường bột mì không chỉ ở thị phần, sản lượng, chất lượng mà còn giúp Nhà nước điều tiết thị trường và được xem như là một công cụ cùng với các công cụ khác (tài chính, tiền tệ, luật pháp,) trong công cụ quản lý của Nhà nước. Vai trò này chỉ có thể được thực hiện bởi TCT Lương Thực Miền Nam 3.1.2/ Mục tiêu - Củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT lượng thực Miền Nam, Gia tăng thị phần từ 28% lên 40%, từ đó nhằm khai thác công suất máy lên 80 đến 85% trong thời gian từ nay đến năm 2010. - Hoàn thiện chính sách bán hàng hợp lý, thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng nhắm đến mục tiêu sản xuất từng loại bột riêng theo tiêu chuẩn đặc thù của từng khách hàng trong thời gian từ nay đến năm 2006 - Khai thác các thế mạnh của các công ty bột mì thành viên và thế mạnh của TCT Lương thực Miền Nam nhằm nâng cao tính cạnh tranh của TCT lương thực Miền nam trên thị trường bột mì trong nước. 3.2/ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 3.2.1/ Nhóm giải pháp về thị trường Đối với thị trường trong nước, TCT Lương thực Miền Nam có một số giải pháp sau 3.2.1.1/ Cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường tại các Công ty thành viên. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nắm bắt thông tin về thị trường là hết sức cần thiết, nó góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc không coi trọng công tác nghiên cứu thị trường là một trong những nguyên nhân làm cho TCT lương thực Miền Nam bị mất dần thị trường và thị phần. Để củng cố và mở rộng thị trường bột mì của mình, các công ty bột mì thành viên cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, mục đích là để. - Nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, những yếu tố tác động đến họ như chất lượng, giá cả, chủng loại, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ, cũng như các khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó có thể dự báo được nhu cầu thị trường về sản phẩm bột mì, đề xuất các chính sách về bán hàng như giá cả, giao hàng, thanh toán; về sản phẩm như số lượng, chủng loại, chất lượng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp. - Nghiên cứu, nắm bắt các thông tin về các đối thủ cạnh tranh để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, xây dựng các chính sách giá cả, khuyến mãi cho phù hợp. - Nghiên cứu, nắm bắt tình hình sản xuất và cung ứng lúa mì tại các vùng nguyên liệu chủ yếu trên thế giới như Úc, Aán Độ, Châu Mỹ, Trung Đông, Trung Quốc,để từ đó có thể xác định được sản lượng cung ứng, chính sách dự trữ lương thực, giá thời điểm mùa vụ, trái vụ của các quốc gia xuất khẩu lúa mì. Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, bộ phận nghiên cứu thị trường phải thường xuyên giám sát qui trình thực hiện kế hoạch, kịp thời thu thập thông tin từ khách hàng, đối thủ, cung cấp thông tin cho khách hàng về tiến độ phục vụ, các phát sinh nếu có để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Hiệu quả của giải pháp: - Xây dựng được kế hoạch mua nguyên liệu. - Ước tính được sản lượng bán ra từ đó xây dựng chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, khuyến mãi phù hợp. - Chủ động trong sản xuất và phân phối hàng hóa. - Đảm bảo cung ứng ổn định chất lượng, số lượng và giá cả một cách tương đối cho khách hàng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng được một lượng khách hàng trung thành. - Giải quyết tốt được vấn đề tồn kho thành phẩm. - Tránh được một số rủi ro trong kinh doanh. 3.2.1.2/ Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Dựa vào đặc điểm tiêu thụ, có thể chia thị trường bột mì thành hai loại: thị trường đại lý và thị trường nhà máysản xuất dùng nguyên liệu bột mì. a./ Giải pháp cho thị trường nhà máy sản xuất dùng nguyên liệu bột mì Đây là một thị trường lớn và ổn định, hầu hết các nhà máy lớn tập trung tại TP HCM và các vùng lân cận (Bình Dương, Đồng Nai). Hiện nayTCT Lương thực Miền Nam chỉ xâm nhập được khoảng 24% thị phần ở khúc thị trường này. Tại các vùng thị trường khác, số lượng nhà máy không nhiều và hầu như mua qua hệ thống đại lý phân phối. Với uy tín thương hiệu lâu năm, chủng lọai đa dạng, chất lượng cao, ổn định bên cạnh lợi thế về máy móc thiết bị hiện đại, TCT Lương thực Miền Nam có khả năng giữ và nâng cao thị phần ở khúc thị trường này. Để làm được điều đó, các công ty thành viên cần thực hiện một số biện pháp dưới đây: - Tạo sự lệ thuộc của khách hàng nhà máy với công ty bằng cách sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của từng đối tượng khách hàng. - Xử lý các yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng (trong vòng 24 giờ) nhằm giảm thiểu thời gian gián đoạn sản xuất của khách hàng đồng thời củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của TCT. - Đảm bảo giao hàng đúng theo chất lượng cũng như thời gian đã cam kết với khách hàng. - Tham gia xuất khẩu một phần sản phẩm đầu cuối của các khách hàng sản xuất mì ăn liền, bánh kẹo, tạo nên một quan hệ hai chiều ràng buộc giữa khách hàng với TCT từ những thế mạnh hiện có như : + Nhận nhiệm vụ của chính phủ xuất trả nợ các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho các nước Đông Aâu, Nga, Liên Hiệp Quốc. + Tận dụng hệ thống phân phối của các ngành xuất khẩu nông sản như gạo, cafê, điều, tiêu, sắn ở nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm từ bột mì. + Tận dụng quan hệ với các hiệp hội lúa mì để xúc tiến thương mại song phương như mua lúa mì, thanh toán một phần bằng sản phẩm sản xuất từ bột mì. b./ Giải pháp cho thị trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì Thị trường này rất nhạy cảm với giá cả, hoạt động của các đại lý chủ yếu dựa vào mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng chủ yếu của đại lý là các cơ sở sản xuất bánh mì, bánh ngọt nhỏ nằm rải rác khắp thành phố, đối với thị trường này, TCT Lương thực Miền Nam cần: + Đảm bảo các chính sách giá cả, phân phối, khuyến mãi, linh hoạt trên cơ sở nghiên cứu các chính sách của các đối thủ cạnh tranh một cách nhanh chóng và chính xác. + Cần chia nhỏ các giới hạn định mức về sản lượng được hưởng khuyến mãi cho khách hàng đại lý để kích thích đại lý phấn đấu tăng sản lượng. + Cần nghiên cứu các biện pháp giảm chi phí để có lợi thế hơn trong các chính sách giá, chiết khấu, hỗ trợ, hoa hồng. + Tăng cường đội ngũ tiếp thị (khoán theo sản phẩm) để cùng với đại lý chăm sóc khách hàng của đại lý trong khu vực. Như vậy, TCT Lương thực Miền Nam sẽ có nhiều cơ hội sâu sát khách hàng để giới thiệu sản phẩm mới, tạo được lòng trung thành của khách hàng vào sản phẩm. Bên cạnh đó đại lý vẫn có thể giữ được hoặc gia tăng sản lượng bán ra cho đối tượng khách hàng này. 3.2.2/ Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ 3.2.2.1/ Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng Hiện nay, cạnh tranh về giá trong ngành bột mì rất gay gắt, các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ gần như không khác biệt nhau mấy giữa các đối thủ cạnh tranh, nếu có thì cũng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, vì các đối thủ sẽ bắt chước. Vì vậy, việc tạo được một sự khác biệt hóa, có tính khác biệt cao, được khách hàng coi trọng, và khó bị các đối thủ khác bắt chước thì sẽ tạo được một lợi thế cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. TCT Lương thực Miền Nam có được một lợi thế mà bất kỳ một nhà máy sản xuất bột mì nào ở Việt nam cũng không thể có được, đó là những ưu điểm: Thứ nhất, sản xuất bột mì theo công nghệ tiên tiến với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công suất lớn nhất. Thứ hai, có phòng Thí nghiệm (KCS) đatï tiêu chuẩn kiểm nghiệm Đông Nam Á, có khả năng sản xuất thử nghiệm trên dàn máy mini duy nhất ở Việt Nam. Thứ ba, đội ngũ kỹ sư công nghệ lành nghề , có nhiều kinh nghiệm. Thứ tư, thuơng hiệu lâu năm, có uy tín trên thương trường và chất lượng sản phẩm rất ổn định. Thứ năm, có khả năng sản xuất theo yêu cầu sản phẩm đặc trưng của từng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng nhà máy sản xuất . Hiện nay, các loại bột được phân biệt về chất lượng cũng như giá cả chủ yếu dựa vào độ gluten và độ tro, cụ thể bột để sản xuất bánh mì- độ gluten khoảng 28%, bột để sản xuất mì ăn liền- độ gluten khoảng 26-27%, bột để sản xuất bánh ngọt cao cấp- độ gluten khoảng 32-34%. Tùy thuộc vào chất lượng lúa, công nghệ sản xuất riêng có mà mỗi công ty sẽ sản xuất một hoặc một số loại bột kể trên. Trong khi đó, hầu hết mỗi khách hàng nhà máy đều có một bí quyết, công thức sản xuất riêng, để sản xuất sản phẩm đặc thù của mình thường họ phải pha trộn nhiều loại bột mì hoặc pha trộn thêm một số loại phụ gia thực phẩm, nhằm để thay đổi độ gluten, protein và độ tro cho phù hợp với công thức. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhà máy bột mì nào có thể đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt của khách hàng nhà máy. Từ những đặc điểm và lợi thế trên, TCT Lương thực Miền Nam nên sử dụng phương thức khác biệt hóa sản phẩm theo khách hàng thông qua việc sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng. Để thực hiện giải pháp này, TCT Lương thực Miền Nam cần: - Chủ động tiếp cận, nghiên cứu các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng bột mì riêng của từng khách hàng. - Tiến hành sản xuất thử trên dây chuyền mini và cùng với khách hàng sản xuất thử nghiệm sản phẩm cuối cùng cho đến khi đạt được sự thống nhất. - Xây dựng qui trình sản xuất thực tế dựa trên kết quả thử nghiệm - Đảm bảo uy tín trong việc giữ bí mật công nghệ, nguyên liệu của khách hàng bằng các cam kết pháp lý. - Tận dụng lợi thế có nhiều dàn máy sản xuất độc lập, tổ chức thực hiện khoa học công tác điều độ để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. - Định kỳ làm việc với khách hàng để theo dõi quá trình thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kịp thời phát hiện, khắc phục các điểm không phù hợp phát sinh trong suốt quá trình phục vụ khách hàng. Hiệu quả của giải pháp: - Các công ty bột mì thành viên sẽ có thể xây dựng được mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với khách hàng, tạo ra rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh. - Việc quan tâm và đáp ứng đến những yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ làm cho họ trở thành khách hàng trung thành từ đó tạo được một đầu ra ổn định. - TCT có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất từ các đơn đặt hàng của khách hàng, chủ động nguyên liệu trong quá trình sản xuất. 3.2.2.2/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Bột mì làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm Ngành nuôi trồng thủy hải sản của Việt Nam ngày một phát triển đã mở ra một hướng nghiên cứu tạo sản phẩm mới của TCT là sản xuất bột mì với độ gluten cao (từ 32% – 40%) để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm hiện nay, chủ yếu tập trung ở khu vực TP.HCM. Thức ăn nuôi tôm cần một độ kết dính cao để lâu tan trong nước, nên những nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm đang phải nhập nguyên liệu tinh bột lúa mì từ Uùc, Châu Aâu. Nếu sản phẩm bột mì đảm bảo được độ gluten ổn định từ 32-40% (tùy theo công thức chế biến của khách hàng) thì việc thay thế hổn hợp tinh bột lúa mì nhập khẩu và bột sắn bằng bột mì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho cả hai phía. Cụ thể Bảng 3.1: Hiệu quả của giải pháp SX bột mì cho ngành SX thức ăn nuôi tôm Thành phần nguyên liệu bột trong SX thức ăn nuôi tôm Hỗn hợp Bột sắn, tinh bột lúa mì (1 kg) Bột mì So sánh giá (đ/kg) Bột sắn Tinh bột lúa mì Giá 1 kg hỗn hợp Tỷ lệ Giá Trị giá bột sắn (đ/kg) Tỷ lệ Giá Trị giá tinh bột lúa mì (đ/kg) Tỷ lệ Giá Giá bột mì (đ/kg) Tiêu chuẩn: Gluten 32%, độ tro 1% 90% 2,600 2,340 10% 22,000 2,200 4,540 100% 4,300 4,300 -5% Tiêu chuẩn: Gluten 40%, độ tro 1% 85% 2,600 2,210 15% 22,000 3,300 5,510 100% 5,100 5,100 -7% Như vậy, sản xuất thức ăn nuôi tôm mang lại hiệu quả như sau: Đối với nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm: + Chủ động hơn về nguồn nguyên liệu + Giá nguyên liệu giảm từ 5% đến 7% Đối với TCT Lương thực Miền Nam: + Có nhiều khả năng phát triển sản phẩm mới + Góp phần mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và tăng công suất sử dụng máy móc. Hiện nay với khoảng gần 10 nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm ở khu vực các tỉnh phía Nam, đồng thời ngành nuôi trồng thủy hải sản đang có xu hướng phát triển mạnh sẽ là một thị trường tiềm năng lớn của ngành sản xuất bột mì trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi tôm. Nếu bột mì của TCT Lương thực Miền Nam có thể thay thế được nguyên liệu bột trong sản xuất thức ăn nuôi tôm thì sản lượng bột mì bán ra sẽ gia tăng đáng kể, khẳng định hơn nữa vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường. 3.2.2.3/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Sản xuất bột bắp Hiện nay, công nghệ sản xuất các sản phẩm sau bột mì như mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt, bánh mì ngọt, bánh snack, thì ngoài nguyên liệu chính là bột mì, các nhà sản xuất cũng cần có một số loại nguyên liệu khác để làm đẹp bề mặt sản phẩm, tăng độ bóng, tăng hàm lượng dinh dưỡng và đang sử dụng các sản phẩm như tinh bột bắp, bột sắn, chiếm hàm lượng từ 5-10% nguyên liệu bột. Sản phẩm bột bắp, được sản xuất theo qui trình xay khô giống với công nghệ sản xuất bột mì, có thể thay thế tinh bột bắp và bột sắn trong công nghệ chế biến mì ăn liền để đáp ứng những yêu cầu trên. Hiện nay, công suất thực tế của các Công ty bột mì trong TCT Lương thực Miền Nam đạt 60-70% công suất thiết kế, do vậy việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột bắp đáp ứng nhu cầu của thị trường nhà máy mì ăn liền, vốn đang là những khách hàng lớn của TCT Lương thực Miền Nam, cũng là một giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn công suất máy móc thiết bị và phù hợp với nhu cầu thị trường do: - Công nghệ sản xuất bột bắp giống với công nghệ sản xuất bột mì theo hình thức nghiền khô (khác với nghiền nước của dây chuyền sản xuất tinh bột, bột sắn) - Việc sản xuất bột bắp không phát sinh thêm chi phí đầu tư máy móc thiết bị cũng như đầu tư về công nghệ. - Sản phẩm bột bắp cũng có những công dụng như tinh bột bắp và bột sắn để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm sau bột mì. Nếu nhà sản xuất mì thay thế hổn hợp bột sắn và tinh bột bắp bằng bột bắp thì sẽ mang lại hiệu quả như sau: Đối với khách hàng: Hỗn hợp Bột sắn, tinh bột lúa mì (1 kg) Bột bắp So sánh giá (đ/kg) Bột sắn Tinh bột bắp Giá 1 kg hỗn hợp Tỷ lệ Giá (đ/kg) Trị giá bột sắn (đ/kg) Tỷ lệ Giá đ/kg) Trị giá tinh bột lúa mì (đ/kg) Tỷ lệ Giá (đ/kg) Giá bột mì (đ/kg) 95% 2,600 2,470 5% 26,000 1,300 3,770 100% 3,000 3,000 -20% Đối với TCT Lương thực Miền nam: Hiện nay, sản lượng bột mì mà TCT Lương thực Miền Nam cung ứng cho các nhà máy mì ăn liền chiếm khoảng 40% tổng sản lượng bán ra của TCT Lương thực Miền Nam, tức khoảng (220.000 tấn/năm x 40% = 88.000 tấn/năm), với hàm lượng tinh bột bắp và bột sắn chiếm khoảng 10% nguyên liệu bột trong chế biến mì ăn liền, nếu bột bắp thay thế hoàn toàn hỗn hợp tinh bột bắp và bột sắn thì lượng bột bắp cần để đáp ứng cho nhu cầu thị trường là: 10% x 88.000 tấn = 8.800 tấn/ năm; Khi đó tổng sản lượng bán ra của các công ty bột mì của TCT Lương thực Miền Nam sẽ tăng từ 220.000 tấn/năm lên 228.800 tấn/năm, góp phần làm giảm chi phí khấu hao trên đầu kg sản phẩm như sau: Bảng 3.2: Hiệu quả của giải pháp sản xuất phụ- sản phẩm bột bắp Chỉ tiêu Hiện nay Thực hiện giải pháp sản xuất bột bắp So sánh Tổng sản lượng (tấn) 220,000 228,800 8,800 Chi phí khấu hao / kg thành phẩm (đ/kg) 97.00 93.27 (3.73) Như vậy, nếu thực hiện giải pháp sản xuất bột bắp như trên, TCT Lương thực Miền Nam sẽ giảm được khoảng 3.73 đ/kg trên giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giácủa TCT. 3.2.3/ Nhóm giải pháp giảm chi phí 3.2.3.1/ Giải pháp mua lúa đón đầu Với thực trạng hiện nay, khi lượng lúa tồn kho tại các Công ty thành viên chỉ còn đủ để sản xuất trong khoảng trên dưới một tháng thì TCT mới tiến hành ký hợp đồng nhập khẩu theo giá thời điểm. Việc này làm ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành sản xuất do bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu thời điểm. Nếu mua lúa mì khi đã qua mùa thì giá sẽ đắt hơn giá mùa vụ khoảng 20% (thống kê của phòng KH – TCT LTMN), còn nếu mua lúa vào thời điểm mùa vụ thu hoạch giá sẽ rẻ hơn nhưng với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất của các nhà máy cho cả năm (162.000 tấn lúa Úc và 80.000 tấn lúa Ấn Độ, là hai lọai lúa chủ lực) thì sẽ TCT gặp khó khăn về tài chính cũng như kho bãi, bảo quản. Vì thế, để có thể có được giá nhập khẩu tốt nhất trong khả năng tài chính, kho bãi cho phép , TCT cần áp dụng giải pháp mua lúa đón đầu. Nghĩa là TCT đặt mua số lượng lúa cho nhu cầu sản xuất cả năm của các Công ty bột mì thành viên và chịu một giá cố định, đắt hơn khoảng 10% so với giá lúa trong mùa vụ thu hoạch. Để thực hiện được giải pháp trên TCT Lương thực Miền Nam cần tận dụng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với Hiệp hội Lúa mì Úùc, Aán Độ, và sự bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- là Ngân hàng đại diện cho TCT trong giao dịch ngọai thương trong nhập khẩu lúa mì, phân bón, máy móc thiết bị và xuất khẩu gạo, nông sản, thực phẩm Giải pháp chỉ mang lại hiệu quả cao nếu TCT có một kế hoạch sử dụng nguyên liệu trong năm, kế hoạch nhập hàng hàng quí, thông tin về mùa vụ thu hoạch chính xác, đầy đủ và kịp thời để có thể đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Bảng 3.3: Hiệu quả của giải pháp mua lúa đón đầu Loại lúa Tổng nhu cầu 1 năm (Tấn) Thực trạng nhập khẩu nguyên liệu Giải pháp mua lúa đón đầu So sánh (USD) Lúa mua trong vụ thu họach Lúa mua ngòai vụ thu họach Tổng giá Trị NK nguyên liệu chủ lực (USD) Giá mua đón đầu (USD/ Tấn) Tổng giá Trị NK nguyên liệu chủ lực (USD) SL nhập bình quân (Tấn) Giá mùa vụ (USD/ Tấn) Giá trị (USD) SL nhập bình quân (tấn) Giá trái mùa Giá trị (USD) (1) (2) (3) = 1/3x(2) (4) (5) = (3) x(4) (6) = (2) - (3) (7) = (4) x 120% (8) = (6)x(7) (9) = (5) x (8) (10) = (4) x 110% (11) = (2) x (10) (12) = (9) – (11) Uùc 162,000 54,000 190 10,260,000 108,000 228 24,624,000 34,884,000 209 33,858,000 1,026,000 Aán Độ 80,000 26,667 170 4,533,333 53,333 204 10,880,000 15,413,333 187 14,960,000 453,333 Tổng 242,000 80,667 14,793,333 161,333 35,504,000 50,297,333 48,818,000 1,479,333 Như vậy, với sản lượng nhập khẩu khoảng 240 nghìn tấn lúa Úc và Aán Độ hàng năm như hiện nay, khi thực hiện giải pháp mua lúa đón đầu, TCT Lương thực Miền Nam có thể tiết kiệm được hơn 1,4 triệu USD. Giải pháp trên sẽ càng mang lại hiệu quả khi TCT mở rộng được thị trường tiêu thu, nâng cao được thị phần, mở rộng sản xuất. 3.2.3.2/ Đầu tư hệ thống hút lúa xá vàøo kho nguyên liệu Với khoảng 311.000 tấn lúa nguyên liệu các loại được nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của ba Công ty bột mì thành viên hàng năm, việc tiếp nhận lượng lúa về kho các Công ty là một công tác hết sức quan trọng, vừa phải đảm bảo thời gian giải phóng tàu, thực hiện các thủ tục nhập khẩu, hải quan, bảo hiểm, vừa phải hạn chế tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu, bao gồm bốc xếp, vận chuyển, hao hụt. TCT Lương thực Miền Nam thường xuyên tiếp nhận một lượng hàng lớn (thường là tàu 25.000 tấn / mỗi lần nhập khẩu) nên có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, đặc biệt hai công ty thành viên Bình Đông và Bình An tại TP. HCM có kho nguyên liệu được xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và bảo quản thực phẩm nên có khả năng chứa lúa xá trong kho, vị trí nằm cạnh bờ sông lớn giúp cho việc tiếp nhận được thuận tiện hơn khi vận chuyển lúa xá từ tàu về. Tuy nhiên, hiện nay TCT Lương thực Miền Nam chưa tận dụng được những lợi thế trên, thực trạng của quá trình đóng bao lúa, bốc vác, vận chuyển bằng xe tải từ xà lan vào kho nguyên liệu qua cân ôtô của hai Công ty này còn nhiều bất cập, gây lãng phí về thời gian, nhân lực, vật lực. Nhằm giảm chi phí trong quá trình tiếp nhận lúa nguyên liệu về kho, hai công ty thành viên Bình Đông và Bình An nên tận dụng lợi những thế trên để thực hiện giải pháp hút lúa xá từ xà lan về kho nguyên liệu. Cụ thể, thay vì lúa xá trên xà lan được đóng bao, bốc vác lên xe tải, vận chuyển và bốc vác xuống kho nguyên liệu thì nay hai công ty Bình Đông và Bình An có thể đầu tư lắp đặt hệ thống hút lúa xá trực tiếp từ xà lan, đưa vào kho nguyên liệu, số lượng lúa thực tế nhập kho được xác định bằng phương pháp đo mép nước xà lan và tính thể tích qui đổi. Qui trình tiếp nhận cũ Giải pháp hút lúa Xà lan lúa Xe tải Kho nguyên liệu (chất cây) Đóng bao, bốc vác lên Vận chuyển, bốc vác xuống Xà lan lúa Hệ thống máy hút lúa Kho nguyên liệu theo dạng lúa xá Bảng 3.4: Hiệu quả của giải pháp đầu tư hệ thống hút lúa xá cho 2 nhà máy Bình Đông và Bình An Thực trạng Giải pháp Qui trình tiếp nhận lúa từ xà lan về kho nguyên liệu Chi phí (đ /kg) Giải pháp hút lúa từ xà lan về kho nguyên liệu Chi phí (đ /kg) Đóng bao tại xà lan (đóng bao 60 kg, sử dụng 6 vòng) 5.00 Khấu hao hệ thống hút lúa (Đầu tư 1.600.000.000 đ, khấu hao 5 năm, SL lúa 259.000 tấn/năm) 1.24 Bốc vác lên xe tải 3.00 Chi phí lãi vay cho đầu tư hệ thống máy hút lúa 0.37 Vận chuyển đến kho nguyên liệu 5.00 Chi phí điện năng sử dụng 6.80 Bốc vác xuống kho 3.00 Chi phí nhân công hút lúa 1.00 Chi phí khác (bảo vệ, giám sát) 1.00 Tổng cộng 16.00 Tổng cộng 10.41 So sánh chi phí (đ/kg) (5.59) Hiệu quả / năm (đ): (259.000.000 kg x 5.59 đ/kg) (1,448,800,000) Qua bảng phân tích trên ta thấy hiệu quả của giải pháp như sau: - Với sản lượng lúa nhập khẩu như hiện nay của hai công ty thành viên Bình Đông và Bình An (259.000 tấn lúa các loại), hàng năm TCT Lương thực Miền Nam có thể tiết kiệm được trên 1.4 tỷ - Ngoài ra, giải pháp còn mang lại hiệu quả về chi phí bảo quản nguyên liệu, khi lúa được chất cây sẽ gây khó khăn trong việc xông trùng, đòi hỏi phải tốn nhiều công và thuốc cũng như khả năng chuyên môn (phải thuê Công ty VFC thực hiện) trong khi nếu tồn trữ theo dạng lúa xá thì việc xông trùng sẽ dễ dàng hơn, ít đòi hỏi khả năng chuyên môn do đó công ty có thể tự thực hiện với chi phí thấp hơn. 3.2.3.3/ Đầu tư hệ thống băng cào, băng tải để đưa lúa xá vào phân xưởng sản xuất Theo thực trạng hiện nay tại Công ty Bột mì Bình Đông và Bình An, TP.HCM, lúa đóng bao, chất cây được đưa vào hầm của phân xưởng sản xuất theo qui trình bốc vác lên xe tải, vận chuyển về hầm lúa của phân xưởng, bốc vác xuống đổ vào hầm. Qui trình này bộc lộ nhiều bất hợp lý và tốn kém chi phí do thường xuyên phải cung cấp lúa cho sản xuất trong khi phải qua quá nhiều công đoạn. Để khắc phục nhược điểm trên, giải pháp chuyển lúa xá vào sản xuất qua hệ thống băng cào, kết hợp với giải pháp hút lúa xá vào kho nguyên liệu, là cần thiết và hiệu quả. Cụ thể Qui trình chuyển lúa vào SX đang áp dụng Giải pháp băng cào, băng tải Lúa đóng bao, chất cây tại kho Xe tải Hầm lúa của phân xưởng sản xuất Bốc vác lên Vận chuyển, bốc vác xuống, trút lúa vào hầm Lúa xá tại kho nguyên liệu Hệ thống băng cào, băng tải Hầm lúa của phân xưởng sản xuất Bảng 3.5 Hiệu quả của giải pháp chuyển lúa xá vào sản xuất qua hệ thống băng cào của 2 nhà máy Bột Mì Bình Đông & Bình An Thực trạng Giải pháp Qui trình đưa lúa vào sản xuất hiện tại Chi phí (đ /kg) Giải pháp băng cào, băng tải đưa lúa vào SX Chi phí (đ /kg) Bốc vác lên xe tải 3.00 Khấu hao * Hệ thống băng cào: 2x500 tr.; * Băng tải: 2x300 tr. * Cân định lượng: 2x300 tr. (Đầu tư 2.200.000.000 đ, khấu hao 5 năm, SL lúa 259.000 tấn/năm) 1.70 Vận chuyển đến hầm lúa 3.00 Chi phí lãi vay cho đầu tư hệ thống máy hút lúa 0.51 Bốc vác và trút lúa xuống hầm 3.00 Chi phí điện năng sử dụng 3.40 Tổng cộng 9.00 Tổng cộng 5.61 So sánh chi phí (đ/kg) (3.39) Hiệu quả / năm (đ) (878,400,000.00) Hiệu quả của giải pháp : - Hiệu quả về kinh tế: TCT Lương thực Miền Nam có thể tiết kiệm được khoảng 850 triệu mỗi năm tương ứng với sản lượng nhập khẩu 259.000 tấn như hiện nay - Về tổ chức thực hiện: đơn giản, dễ dàng vận hành, tiết kiệm nhân lực hơn. - Góp phần hiện đại hóa, hợp lý hóa qui trình sản xuất , giảm nhiều công đoạn thủ công, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 3.2.3.4/ Giải pháp mở tổng kho, vận chuyển bột mì bằng xà lan xuống Cần Thơ Hiện nay, ở khúc thị trường này, TCT Lương thực Miền Nam chiếm thị phần chưa cao (12%) do hai nguyên nhân chính: thứ nhất, là giá cao do chi phí vận chuyển bằng đường bộ quá cao. Thứ hai, việc lưu thông bằng phương tiện ô tô tải bị hạn chế trên các chuyến đường vào Thành phố (phải lưu chuyển vào ban đêm). Để khắc phục nhược điểm trên, TCT cần mở tổng kho tại Cần Thơ, trung tâm của thị trường các Tỉnh Miền Tây Nam bộ, đồng thời tận dụng lợi thế nhà máy nằm gần bờ sông để vận chuyển bột mì bằng xà lan nhằm giản chi phí vận chuyển. Bảng 3.6: Hiệu quả của giải pháp mở tổng kho, vận chuyển bằng xà lan xuống Cần Thơ Stt Diễn giải Thực trạng Thực hiện giải pháp Ghi chú 1 Sản lượng (kg/tháng) 700,000 2 Chi phí tổng kho (đ/kg) - 16 Chi phí tổng kho tính trên sản lượng hiện tại - Thuê kho: 5.000.000 đ/tháng - Nhân công : 4.500.000 đ/tháng - Chi phí khác: 2.000.000 đ/tháng 3 Chi phí vận chuyển (đ/kg) 105 60 105 Chi phí VC bằng ôtô tải 60 Chi phí VC bằng xà lan 4 Tổng chi phí (đ/kg) 105 76 5 Hiệu quả chi phí (đ/kg) (29) Nếu công ty bột mì Bình Đông và Bình An thực hiện được giải pháp này, sẽ mang lại hiệu quả như sau: - Giá bán bột mì tại thị trường Cần Thơ giảm được 29 đồng/kg bột. - Đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo hơn Vì thế TCT Lương thực Miền Nam không những giữ được thị phần mà còn có khả năng gia tăng thị phần ở khúc thị trường này. 3.3/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - TCT Lương thực Miền Nam cần tận dụng quan hệ thương mại song phương khi nhập khẩu máy móc thiết bị, lúa nguyên liệu, phân bón để có được những ưu tiên trong việc xuất khẩu sản phẩm dùng nguyên liệu bột mì như mì ăn liền, bánh kẹo, hải sản từ đó nâng cao sức mua sản phẩm bột mì làm nguyên liệu sản xuất của các khách hàng nhà máy. - TCT Lương thực Miền Nam cần thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất bột mì để chủ động trong việc nhập khẩu được nguồn nguyên liệu có tiêu chuẩn chất lượng cao, giá cả hợp lý. - TCT Lương thực Miền Nam cần chủ động đề xuất với các cơ quan chủ quản: + Nhà nước cần có qui hoạch trong việc giao thẩm quyền cấp phép cho các nhà máy sản xuất bột mì để tránh tình trạng đầu tư hàng loạt dẫn đến cung vượt quá cầu và cạnh tranh không lành mạnh. + Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu lúa mì nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất bột mì trong nước, phục vụ cho các ngành sản xuất sản phẩm đầu cuối có tiềm năng xuất khẩu. KẾT LUẬN Qua phân tích về thị trường của ngành sản xuất bột mì trong nước nói chung và của TCT Lương thực Miền Nam nói riêng và từ một số giải pháp mang tính cơ bản đã được đề ra nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam, xin được rút ra một số kết luận như sau: Sản phẩm bột mì ngày nay là một sản phẩm của thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là một loại lương thực có hàm lượng đạm cao, dễ chế biến thành các dạng thực phẩm thông dụng, tiện lợi và ngon miệng như bánh mì, mì ăn liền, bánh kẹo, cho đến sản phẩm thức ăn cho tôm, cá, gia súc. Mặc dù nguyên liệu lúa mì không thể trồng được tại Việt Nam, nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ bột mì ngày càng gia tăng và đa dạng. TCT Lương thực Miền Nam là một trong hai doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh bột mì, trong số gần 30 Công ty trong ngành đang hoạt động. Với khả năng sản xuất hiện có, TCT Lương thực Miền Nam có đủ điều kiện làm công cụ điều tiết của Nhà nước trong ngành sản xuất bột mì, và đây cũng là ngành mũi nhọn giúp cho TCT Lương thực Miền Nam thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mình. Với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngành bột mì của TCT Lương thực Miền Nam cần phát huy các mặt mạnh về con người, khả năng kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ, vị trí địa lý, cũng như giảm thiểu, khắc phục các mặt hạn chế về cơ cấu quản lý, điều độ sản xuất, chi phí cao và bất hợp lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Thông qua sự phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các Công ty bột mì thành viên cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường bột mì Việt Nam, luận văn đã đóng góp một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì cho TCT Lương thực Miền Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvantotnghiep.doc
  • xlsPHULUC.xls
  • docmucluc.doc
  • docPhanmodau.doc
  • docbia.doc
  • docdanhmucBang.doc
  • docDanhmucPhuluc.doc
  • docTailieuthamkhao.doc
  • dockyhieuviettat.doc
Tài liệu liên quan