Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Maketing xuất khẩu hàng Dệt - May của Công ty may Chiến Thắng

NỘI DUNG PHẦN 3 GỒM CÓ * ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG NĂM NĂM TỚI (2001-2005). * MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.

doc54 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Maketing xuất khẩu hàng Dệt - May của Công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước với các qui định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty. - Tên Công ty: + Tên giao dịch Việt Nam : Công ty may Chiến Thắng + Tên giao dịch quốc tế : Chiên Thăng garment company. + Viết tắt : CHIGARMEX - Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay. Công ty được tổ chức thành 17 phòng ban dưới sự lãnh đạo của một Tổng giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc. - Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động chung của toàn bộ Công ty và trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, tài chính kế toán và nhập khẩu. - Phó Tổng giám đốc thứ nhất: phụ trách mảng kinh doanh nội địa. - Phó Tổng giám đốc thứ hai: Phụ trách kỹ thuật sản xuất. Theo báo cáo mới nhất, tính đến ngày 31/12/2000, tổng số lao động của Công ty có 2.640 người. Trong đó: + Lao động trực tiếp: 2.500 người, chiếm 94,69% + Lao động gián tiếp: 54 người, chiếm 2,05% + Lao động nữ: 2.245 người, chiếm 85% + Lao động có trình độ đại học trở lên: 68 người, chiếm 2,58%. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 2.1 Kho tàng nhà xưởng Công ty có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24.836 m2, được chia làm 3 cơ sở: - Cơ sở số 10 phố Thành Công: được đầu tư xây dựng hoàn hảo vào năm 1997 bao gồm 03 nguyên đơn, mỗi nguyên đơn 05 tầng với tổng diện tích lên tới 13.000 m2, đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, một phân xưởng da và một phân xưởng thêu in. 50% khu vực sản xuất được trang bị điều hoà không khí đảm bảo môi trường tốt cho người lao động. Cơ sở này sẽ tiếp tục được đầu tư để thực hiện chiến lược đa dạng hoá công nghệ mà Công ty đã đề ra. - Cơ sở số 8B Lê Trực: trước kia là trụ sở chính của Công ty với diện tích gần 6000 m2 sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm giao dịch thương mại của Công ty. - Cơ sở 114 Nguyễn Lương Bằng: với diện tích 1200 m2 chuyên về công nghệ dệt thảm cũng được đầu tư để lập phân xưởng may khăn xuất khẩu. Với hệ thống nhà kho rộng 3810 m2 đủ đảm bảo cho Công ty dự trữ khối lượng lớn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất của toàn Công ty. Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên việc vận chuyển hàng hoá gặp không ít khó khăn khi hàng đóng vào Container phải vận chuyển vào ban đêm. 2.2 Máy móc thiết bị. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm, Công ty luôn coi trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty là do Nhật Bản chế tạo và sản xuất từ năm 1991 đến năm 1997. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty thuộc loại mới, đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng tốt để xuất khẩu. Hiện nay Công ty có 1350 máy móc thiết bị trị giá hàng trục tỷ đồng, trong đó có 18 máy chuyên dùng (1). Chính điều này đã tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài, từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng, nâng cao chữ "tín" cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường. Có số lượng máy móc thiết bị như vậy, hàng năm công ty có khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm may mặc và 2 triệu sản phẩm may da. 2.3 Nguyên nhiên vật liệu. Hiện nay, Công ty sử dụng nguyên vật liệu chính là các loại vải chất lượng cao, da thuộc và các phụ kiện khác. Các loại vật liệu này trong nước chưa sản xuất được nên Công ty phải nhập ngoại, chi phí lớn, ảnh hưởng đến giá thành tiêu thụ sản phẩm. Đối với khách hàng gia công, khách hàng trực tiếp cung ứng nguyên vật liệu, Công ty không những bị động về nguồn nguyên vật liệu sản xuất mà còn bị thiệt một phần về lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh nguyên vật liệu phù hợp với thị trường tiêu thụ. Do đó, Công ty phải tìm nguồn nguyên vật liệu phù hợp với thị trường mà Công ty muốn thâm nhập hoặc mở rộng. (1): Xem bảng phụ lục 1 bảng 1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 1999-2000. thị trường Năm 1999 Năm 2000 Trị giá USD Tỷ lệ% trị giá USD Tỷ lệ % Hàn quốc Đài loan Nhật bản Hồng kông EC Asean Anh quốc CH Séc 10.164.389 1.747.084 955.921 884.915 448.363 149.763 71,03 12,21 6,68 5,09 3,13 1,05 10.064.574 1.030.404 1.932.594 1.119.540 1.987 850.703 1.870.801 18.893 59,31 6,07 11,40 7,07 0,01 5,01 11,02 0,11 tổng cộng 14.310.435 100 16.969.496 100 Nhìn vào bảng (1) ta có thể nhận thấy nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu nhập từ Hàn Quốc: năm 1999 chiếm 71,03% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập. Công ty đã chủ động mở rộng sang thị trường Châu Âu chủ yếu là Anh: năm 2000 chiếm 11.02% và lượng nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan giảm xuống, nhập từ Nhật Bản, Hồng Kông và ASEAN tăng lên. 2.4 Vốn kinh doanh của Công ty. Vốn là nguồn lực quan trọng nhất của doang nghiệp, nó đảm bảo vật chất cho các trương trình đã vạch ra thực hiện có hiệu quả và là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn phát triển. Bảng 2 : Tài sản của Công ty Năm kinh doanh TSCĐ TSLĐ TÔNG TS 1998 22.580.755 12.651.076 35.231.851 1999 31.266.633 11.975.180 43.241.813 2000 28.732.583 16.891.181 45.623.764 (Nguồn báo cáo tài chính của Công ty từ năm 1998-2000) Qua bảng tổng kết tài sản cho ta thấy so với năm 1998, năm 2000 tăng: * Tổng tài sản: 129.5% * Tài sản cố định: 125.6%. * Tài sản lưu động: 133.5% Nhận xét: Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn để kinh doanh, vốn nhà nước cấp cho Công ty May Chiến thắng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn từ 2001-2005, Công ty cần phải được bổ xung thêm vốn. 2.5 Sản phẩm chính. Công ty May Chiến Thắng hiện nay có 3 mặt hàng chính là: sản phẩm may, găng tay và thảm len. Trong đó sản phẩm may gồm có: áo jacket 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp, quần, áo váy, áo sơ mi các loại... Hàng năm, Công ty sản xuất được hơn 5 triệu sản phẩm may mặc và hơn 2 triệu sản phẩn da xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ trong nước. a. Khách hàng của Công ty Khách hàng của Công ty là những hãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc..(2) Nhìn vào bảng phụ lục (2) ta có thể thấy các khách hàng thường xuyên của Công ty từ năm 1995 đễn năm 1998 có 6 Công ty là: YOUNGSHIN, ITOCHU, JEANNES, HADONG, FLEXCON Vvà LUISURE. Trong số đó khách hàng tiêu thụ nhiều nhất là hàng HADONG với số lượng tiêu thụ trên 1 triệu sản phẩm mỗi năm, khách hàng lớn tiêu thụ lớn thứ hai là ITOCHU. Tuy năm 1996 và 1997 khách hàng tiêu thụ nhiều nhưng sang năm 1998 và năm 1999 đã tăng lên hơn 1 triệu sản phẩm. Trong 4 năm từ 1997 đến 2000 số lượng khách hàng chính của Công ty đã tăng từ 12 hãng (1997) lên 23 hãng (2000). (2) : Xem bảng phụ lục số 2. Danh sách khách hàng chính của công ty. 1. UNICORE (Canada) 7. ASIA- HS (Đài Loan) 2.LEISURE (Anh Quốc) 8. V- PACIFIC (Hồng Kông) 3. FLexCON (CHLB Đức) 9. P- PACIFIC (Hồng Kông) 4. ITOCHU (Nhật Bản) 10. YOUNGSHIN (Hàn Quốc) 5. MATAICHI (Nhật Bản) 11. WOOBO (Hàn Quốc) 6. JEANNES (Đài loan) 12. HANDONG (Hàn Quốc) Ngoài những khách hàng thường xuyên Công ty còn có những khách hàng thường xuyên tiêu thụ với số lượng không lớn. Việc tìm thêm được nhiều bạn hàng sẽ giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm. mặc dù những khách hàng mới này mới chỉ tiêu thụ một số lượng nhỏ còn chủ yếu vẫn là khách hàng thường xuyên của Công ty tiêu thụ khối lượng lớn. b. Thị trường xuất khẩu Sản phẩm may của Công ty hầu hết được xuất khẩu ra nước ngoài theo hai hình thức là may gia công và may FOB (hình thức mua đứt bán đoạn để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận cao). Trong đó doanh thu may gia công chiếm hơn 80% tổng doanh thu của Công ty và hai thị trường lớn nhất vẫn là EU và Nhật Bản. Bảng 3 : Giá trị xuất khẩu trên các thị trường năm 2000 Thị trường GTXK/USD (Gia công) Tỷ lệ % GTXK/USD (FOB) Tỷ lệ % Châu Âu 12.061.288 71.69 3.170.187 78.72 Châu á 3.654.198 21.71 723.520 17.96 Châu Mỹ 721.544 4.28 95.052 2.36 Châu Đại Dương 387.190 2.32 38.719 0.96 (Nguồn: báo cáo tài chính về giá trị xuất khẩu năm 2000 trên các châu lục) Biểu đồ so sánh hàng gia công và xuất khẩu trực tiếp (FOB) FOB Gia công 78.71% 71.69% 17.96% 2.36% 21.71% 2.30% 0.96% 4.28% Với EU từ tháng 1/1995: EU đã thực hiện chương trình mới đối với hàng nhập khẩu. EU đã loại bỏ quy định giới hạn khối lượng của sản phẩm được ưu đãi, bỏ mức thuế suất 0% và tất cả được thay thế bằng mức thuế suất ưu đẫi khác nhau giành cho các sản phẩm dựa trên mức độ nhạy cảm. Theo quy định của EU, mặt hàng may mặc của Việt Nam thuộc loại rất nhạy cảm, phải chịu thuế suất 85% mức thuế MFN (Tối huệ quốc). Vậy EU thực hiện chương trình này đối với các sản phẩm của Việt Nam theo hai giai đoạn: giai đoạn I từ tháng 01 năm 1997, giai đoạn II từ tháng 01 năm 1998. Như vậy ngành Dệt - May Việt Nam nói chung và Công ty May Chiến Thắng nói riêng sẽ phải đương đầu với những thách thức khó khăn trong những năm tới. Đối với Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất của ngành may mặc Việt nam và Công ty May Chiến Thắng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này không ổn định. Cụ thể năm 1997 doanh thu đạt 13.02 triệu USD; năm 1998 tụt xuống chỉ còn 9.33 triệu USD; năm 1999 tăng lên tới 25.4 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2001 doanh thu từ thị truờng này đạt tới 10.24 triệu USD. (Nguồn: báo cáo thực hiện xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng từ 1997-2000 và 6 tháng đầu năm 2001). c. Thị trường tiêu thụ nội địa. Từ trước đây Công ty May Chiến Thắng chưa hề chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, doanh thu nội địa chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Từ năm 1997 Công ty bắt đẩu mở rộng mạng lưới kinh doanh (có các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội và các địa phương khác) nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước còn đang bỏ ngỏ. Năm 1997 tỷ lệ này là 4.54% và tăng lên 8.19% năm 1998, nhưng đến năm 2000 lại giảm chỉ còn 5.09%. bảng 4 Doanh thu qua các năm của Công ty. Chỉ tiêu Năm1997 Năm1998 Năm1999 Năm2000 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) - Doanh thu - Doanh thu XK, trong đó: + DT bán FOB + DT gia công - DT nội địa 31.365 29.942 6.127 23.815 1.423 100 95,46 19,53 75,93 4,54 34.803 31.954 0.207 32.747 2.849 100 91,81 0,59 91,22 8,19 40.602 39.211 2.901 36.310 1.391 100 96,57 7,14 89,43 3,43 55.910 53.066 5.906 47.160 2.844 100 94,91 10,56 84,35 5,09 (Nguồn: báo cáo doanh thu của Công ty từ 1997-2000) 3. Một số kết quả kinh tế đạt được và những hạn chế của Công ty 3.1 Kết quả đạt được. Từ việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm qua, Công ty May Chiến Thắng đã có được những thành tựu sau: - Về hoạt động kinh doanh từ năm 1995-2000 ta thấy rõ doanh thu qua các năm khá tăng. Riêng trong năm 2000, một phân xưởng của Công ty đã tách ra thành công ty cổ phần nhưng doanh thu vẫn tăng 156.05% so với năm 1995. - Việc nộp Ngân sách Nhà nước trung bình 1,5%-2% doanh thu hàng năm. - Đặc biệt năm 2000 đầu tư tăng vọt, bằng 333.3% so với năm 1995. Điều đó chứng tỏ Công ty đã mạnh dạn đầu tư để hiện đại hoá công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. - Thu nhập bình quân năm 2000 gần gấp hai lần so với năm 1995, đạt 910.000đ/người/tháng, mặc dù số lao động giảm không đáng kể. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty có nhiều khó khăn về tài chính, máy móc thiết bị, thiếu mặt bằng sản xuất, lao động hàng năm kiên tục biến động. Nhờ có sự năng động của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Công ty luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch với mức tăng trưởng bình quân 6.8%/năm, lợi nhuận tăng 7.12%, nộp ngân sách Nhà nước tăng 5.6%. Công ty đảm bảo đủ công ăn việc làm cho 2640 lao động với thu nhập bình quân 913.000đ/người/tháng (3). Như nguồn báo cáo sản xuất kinh doanh của Công ty May Chiến Thắng thì tình hình tiêu thụ sản phẩm trong 3 năm 1998,1999,2000 hầu như không có biến động lớn; xuất khẩu trực tiếp chiếm tới 80%, vấn chiếm ưu thế trong tổng sản lượng tiêu thụ. Bảng 5 Tiêu thụ sản phẩm may của Công ty từ năm 1998-2000 Chỉ tiêu ĐVT 1998 Tỷ lệ % 1999 Tỷ lệ % 2000 Tỷ lệ % SL 98/97 SL 99/98 SL 2000/99 Tổng SPXK 1.146.600 130.2 1.126.595 82.2 890.496 79.0 XK trực tiếp SP 1.086.250 128.8 1.067.307 98.3 801.102 75.0 TT nội địa SP 18.382 339.9 9.829 53.5 10.783 109.5 (Nguồn: Báo cáo sản xuất KD của Công ty từ năm 1998-2000) (3) : Xem bảng phụ lục số 3. - Mặc dù năm 1996 Công ty đã mất đi một số thị trường thương mại như: SNG, Phần Lan, Mỹ, Canađa chỉ còn lại 5 thị trường nhưng nhờ có sự cố gắng mở rộng thị trường của Công ty nên năm 1998 sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ trên 13 thị trường khác nhau và năm 1999 lại tăng lên 18 thị trường nước ngoài (4). Đó cũng là điểm khích lệ trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và tăng doanh số bán cho Công ty. Bên cạnh đó tốc độ tăng doanh thu ngày càng lớn, năm 1998 tăng so với năm 1997 là 10.96%, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 16.66% và năm 2000 cao hơn năm 1999 là 37.76%. Trong đó doanh thu từ việc bán hàng trực tiếp (FOB) cũng có xu hướng tăng lên ( năm 1998 đạt 10.56% trong tổng doanh thu của Công ty). Đây là dấu hiệu đáng mừng giúp cho Công ty chuyển từ hình thức gia công sang hình thức kinh doanh đứt đoạn với bạn hàng nước ngoài nhằm tăng thu lợi nhuận hơn nữa. Từ đó khách hàng của Công ty cũng ngày một đông: năm 1997 đến năm 1998 số khách hàng của Công ty khoảng 12 Công ty kinh doanh hàng may mặc nước ngoài nhưng đến năm 1999-2000 số khách hàng đã tăng lên 17-18 Công ty. - Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng: Để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng, Công ty đã học hỏi từ phía khách hàng để đa dạng hoá các mặt hàng gia công truyền thống. Năm 1994, Công ty mới chỉ gia công áo Jackét thì đến nay đã có những mặt hàng đặt gia công như áo sơ mi, quần âu, găng tay da, khăn trẻ em, mác Logo. - Chất lượng của sản phẩm cũng được nâng cao, hiện đại phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, làm vừa lòng khách hàng và đem lại uy tín cho Công ty, điều này đã thể hiện qua số lượng hợp đồng ngày càng tăng. - Công ty đã bắt đầu bước sang việc sử dụng phụ liệu trong nước như chỉ may, bao bì sản phẩm.... nhằm tăng thêm lợi nhuận và tính chủ động trong việc giải quyết các yếu tố đầu vào cho Công ty, song bên cạnh đó còn không ít những hạn chế từ phía Công ty. (4): Xem bảng phụ lục 4. 3.2 Hạn chế còn tồn tại từ phía Công ty. Mặc dù có những mặt đã đạt được song Công ty vẫn có những điểm còn hạn chế cần khắc phục khi bước sang giai đoạn mới, giai đoạn chuyển đổi để tiến kịp sự hội nhập thị trường trong khu vực và trên thế giới. Những mặt hạn chế hiện nay là: - Mặt hàng áo Jackét có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty đang có xu hướng giảm dần, nhất là những nước nhập chủ yếu trước đây như: EU, Nhật Bản. - Mẫu một sản phẩm của Công ty vẫn chưa đề cao tính chủ động sáng tạo, phần lớn hiện nay vẫn làm theo mẫu của khách hàng hoặc theo yêu cầu chi tiết của khách đặt. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm bán theo hình thức FOB của Công ty còn ít với khối lượng tiêu thụ nhỏ, năm 1998 mới có 5 nước tiêu thụ sản phẩm bán FOB với giá trị chiếm khoảng 10% tổng doanh thu trong khi sản phẩm bán FOB thường có giá gấp 5 đến 7 lần giá sản phẩm gia công. - Số lượng đơn đặt hàng chưa được ổn định, có năm tăng cao , có năm lại giảm rất thấp (xem bảng phụ lục 4). - Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bán FOB còn thiếu. - Việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước của Công ty chưa được quan tâm đánh giá một cách đúng mực mặc dù ngày nay đời sống vật chất tinh thần của người dân đã tăng cao. Công ty mới chỉ có 3 của hàng thời trang ở khu vực Hà Nội và doanh thụ ở khu vực thị trường nội địa mới chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công ty. - Hơn thế nữa, từ năm 1997-2000, Công ty kinh doanh đều có lãi nhưng lợi nhuận chưa cao, bình quân chỉ đạt từ 1.2% đến 2% so với tổng doanh thu. Đó chỉ là mức lãi suất quá nhỏ trong việc hoạt động kinh doanh. Bảng 6 : Tình hình lợi nhuận của Công ty (1997-2000) Đơn vị tính: 1000đ chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1. Lãi gộp 13.738.318 16.369.779 15.334.797 14.375.000 2. Lãi ròng 585.204 1.480.829 1.480.829 1.165.000 3. Lãi sau thuế 393.383 677.295 1.012.403 734.735.000 Nhận xét Qua thời gian thực tập, tôi nhận thấy trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình, Công ty May Chiến Thắng chưa đề cập tới việc phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Mỹ - một thị trường mới đầy triển vọng. - Việc bố trí sắp xếp cán bộ của Công ty còn có trường hợp trái ngành nên chưa phát huy hết khả năng lực của cán bộ. Hoạt động trong bộ máy quản lý đôi khi còn bị chồng chéo, chưa phân định được chức năng nhiệm vụ rõ ràng. - Bộ phận quản lý còn bị hạn chế về mặt thông tin trong toàn ngành bởi trình độ về thông tin chưa cao. - Kinh doanh tiếp thị thiếu năng động trong công tác quảng cáo sản phẩm, công tác quản lý tiếp thị (Maketing) và bán hàng chưa có kế hoạch. Chi tiết cụ thể trong từng giai đoạn: Công ty chưa có bộ phận chuyên sâu về nghiên cứu thị trường. Mọi thông tin về thị trường, về khách hàng mới chỉ được tìm hiểu qua cơ quan chủ quản, qua bạn hàng và qua hội chợ triển lãm. - Công ty nên chủ động quan hệ trở lại với một số thị trường truyền thống đã mất, đồng thời lập các kế hoạch xây dựng chiến lược mở rộng định hướng sang thị trường Mỹ đến khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. - Công ty chưa sử dụng hệ thống máy vi tính vào phục vụ việc khai thác thông tin, nguồn hàng, bạn hàng và quản lý chất lượng sản phẩm. - Nguồn nguyên liệu thị trường nội địa hạn chế, ngành Dệt chưa cung ứng được sản phẩm có chất lượng cao. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu thiết kế mẫu mã sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng. - Công ty thiếu vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. - Đặc biệt chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. Do đó cần đẩy mạnh chủ trương này ở phần tiếp theo. I. Định hướng chiến lược xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng trong 5 năm tới (2001-2005). 1. Mục tiêu kế hoạch năm 2001 Thứ nhất: Công ty May Chiến Thắng đã điều chỉnh lại bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ phù hợp với cơ chế thị trường, thuận lợi cho phát triển chiến lược kinh doanh xuất khẩu (1). Thứ hai: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam (2). 2. Mục tiêu chiến lược xuất khẩu từ năm 2001-2005 Bảng 7 : Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005. TT Chỉ tiêu Đơn vị DK 2001 DK 2002 Dk 2003 DK 2004 DK 2005 TăngBQ 01-05 % 1 Giá trị sản xuất CN triệu đ 44.500 52.000 63.200 75.100 83.400 17.0% 2 Tổng doanh thu triệu đ 58.000 67.300 81.000 94.500 105.000 16,00 3 Kim ngạch XK 1000USD 17.100 19.670 23.400 27.500 29.900 15,00 4 Kim ngạch NK 1000USD 14.200 15.860 19.690 21.800 23.600 13,60 5 Sản lượng SPXK - sản phẩm may - găng tay da - sản phẩm tảm len 1000sp 1000sp m2 900 1.800 400 950 2.000 500 1.150 2.300 700 1.250 2.400 900 1.370 2.550 1.000 11,00 9,00 26,00 6 Tổng LĐBQ/năm người 2.486 2.753 2.790 2.820 2.850 3,50 7 TNBQ người/tháng 1000đ 974 944 1.079 1.198 1.290 8,50 8 Nộp ngân sách triệu đ 480 480 544 608 704 22,00 (Nguồn: các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005: tháng 8/2001) (1)(2): Xem bảng phụ lục 5 ở bảng báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 với những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới bắt buộc và được đề ra như sau: - Tiếp tục duy trì những thị trường truyền thống. Điều này mặc dù khó khăn nhưng được Công ty duy trì rất tốt. - Tìm kiếm, mở rộng và phát triển những thị trường mới tiềm năng thông qua một số trương trình khuyếch trương và quảng cáo cụ thể trong thời gian tới. Công ty đã xác định các thị trường mục tiêu cần phải mở rộng trong thời gian tới đó là các nước thuộc khối Đông Âu (EU), thị trường Mỹ, Canađa và Nhật Bản...Tuy nhiên đây thực sự là một thử thách đối với Công ty nếu muốn thực hiện được các mục tiêu đề ra của mình trong thời gian tới. Muốn đạt được điều này, Công ty cần phải có những kế hoạch nghiên cứu thị trường cụ thể, tiếp cận khách hàng một cách có bài bản và khoa học để tạo ra hiệu quả cao nhất. Về mặt phát triển, đây là một định hướng vô cùng quan trọng, quyết định khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Chính vì vậy đây thực sự là chiến lược, định hướng lâu dài của Công ty. * Để đạt được mục tiêu đề ra, Công ty đã đề ra các mục tiêu Marketing của mình trong thời gian tới đó là: - Hoàn thiện chính sách sản phẩm thông qua việc kiểm tra và liên lạc chặt chẽ với các ban kiểm tra và giảm định sản phẩm. - Cố gắng thay đổi hình thức xuất khẩu từ giá FOB sang giá CIF để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. - Thành lập một số trương trình giao tiếp và khuyếch trương cụ thể nhằm xâm nhập và mở rộng ra các thị trường mới. * Tuy nhiên, định hướng phát triển của Công ty cũng gặp phải không ít những đe doạ: - Những sức ép từ phía khách hàng truyền thống đòi giảm giá xuất khẩu. - Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh của Công ty trong chính các thị trường truyền thống của Công ty cũng như các thị trường tiềm năng mà Công ty đang hướng tới. Trong tình hình như hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Xuất phát từ những hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua và đặc biệt là trong điều kiện định hướng phát triển của Công ty hiện nay, đòi hỏi Công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các chính sách biện pháp của mình nhằm đạt được mục tiêu theo định hướng đề ra. Sau đây là một số những biện pháp mà Công ty có thể áp dụng. II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược Maketing xuất khẩu cho Công ty May Chiến Thắng. 1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì việc đạt được một chiến lược hoàn toàn tuyệt đối ở một doanh nghiệp là điều rất khó. Người tiêu dùng nhất là những khách hàng nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm. Vì vậy Công ty còn nghiên cứu tìm tòi để tạo ra một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi đó. Trong hoạt động xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm đóng vai trò then chốt, không chỉ mang tính đơn thuần là chất lượng của toàn bộ hàng xuất khẩu mà còn là uy tín làm ăn của Công ty đối với khách hàng nếu tính về lâu dài. Chính vì vậy, Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau: - Đối với những loại hàng đã ký được hợp đồng, để đảm bảo thực hiện được hợp đồng theo số lượng đã ký, hàng giao cho khách phải đảm bảo chất lượng, nhằm tránh tình trạng hàng đã giao không đủ quy cách phẩm chất bị giao trả lại và bị kiện vi phạm hợp đồng. Đây chính là điều then chốt nhất để có thể giữ được khách hàng. Điều này đòi hỏi hàng dành cho xuất khẩu cần phải được kiểm tra, giám định sơ bộ trước khi đưa ra cảng trở đi. Công có thể thực hiện điều này bằng cách cử người thuộc phòng giám định chất lượng sản phẩm xuống ngay tại xưởng để thực hiện quá trình kiểm tra sơ bộ. - Có sự liên lạc thường xuyên đối với hệ thống kiểm tra và giảm sát chất lượng sản phẩm (Trung tâm kiểm tra giảm định sản phẩm QUACONTROL), đặc biệt là trong thời điểm lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bốc hàng xuống tàu trở đi xuất khẩu để tránh tình huống xấu xảy ra mà Công ty không nắm bắt được. 2. Xây dựng chính sách giá phù hợp. Nhìn chung chính sách giá của Công ty trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả, tạo lợi nhuận cao cho Công ty. Tuy nhiên để có thể hoàn thiện hơn chính sách giá của mình, Công ty có thể tham khảo một số biện pháp được nêu ra dưới đây: - Duy trì chiến lược giảm giá kết hợp với các hình thức khuyến khích, khuyến mại để giữ vững phần thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình khi xâm nhập thị trường mới xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được thông qua nếu Công ty áp dụng chiến lược thu lợi nhuận về lâu dài, không theo đuổi lợi nhuận trước mắt. - Công ty nên xây dựng biện pháp cạnh tranh để đảm bảo được những mức giá linh hoạt, chủ động trong cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận đạt được ở mức tối ưu. Điều này đòi hỏi Công ty phải có các kế hoạch nghiên cứu chính sách giá cả của các nước xuất khẩu trên thế giới để từ đó có thể đưa ra được mức giá hợp lý. - Cần phải tìm ra được các phương pháp làm giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể để từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Những phương thức này có thể được áp dụng dưới các hình thức quản lý chi phí một cách hợp lý, các hoạt động phục vụ cho quá trình xuất khẩu phải dựa trên tính khoa học hợp lý. Chẳng hạn sau khi đặt được hợp đồng, Công ty phải lên kế hoạch cho các hoạt động giao dịch để đảm bảo không cần phát sinh các chí phí không cần thiết. - Cần có các kế hoạch nghiên cứu các chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể khai thác được chính sách giá của chính Công ty sao cho khả năng cạnh tranh là cao nhất. - Trong chi phí tiêu thụ sản phẩm, giá cước vận tải đóng một vai trò rất quan trọng. Thông thường so với các thị trường nước ngoài, Việt Nam thường chịu cước vận tải chênh lệch do luôn xuất khẩu theo giá FOB. Trong thời gian tới nếu có thể Công ty nên dần chuyển sang hình thức vận tải theo giá CIF, bắt đầu từ những chuyến hàng có khối lượng nhỏ và vừa. Điều này mặc dù đòi hỏi thêm nhiều chi phí và phải quản lý thêm một số công đoạn nhưng lại tạo thêm cho Công ty khả năng cạnh tranh. Nói tóm lại, một chính sách giá cụ thể cần phải được cân nhắc dựa trên cơ sở cạnh tranh và đặt mục tiêu thu lợi nhuận dài hạn chứ không theo đuổi lợi nhuận trước mắt bởi nó là yếu tố quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời kỳ dài hạn. 3. Hợp lý hoá trong tiêu thụ sản phẩm. Là một Công ty xuất khẩu có quy mô chưa thực sự lớn, quá trình phân phối của Công ty May Chiến Thắng chủ yếu trên thị trường nước ngoài. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao để quá trình vận chuyển hàng hoá phải đạt được hiệu quả cao nhất. Từ những điều kiện trên Công ty có thể áp dựng một số biện pháp sau: - Đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển phải có sự theo dõi, giảm sát chặt chẽ. - Có chế độ khuyến khích, thưởng phạt đối với việc bốc dỡ hàng từ cảng lên tàu, đảm bảo quá trình bốc dỡ và vận chuyển từ Việt nam tới các thị trường tiêu thụ theo đúng lịch trình. - Liên hệ chặt chẽ với các công ty vận tải, chuyên chở hàng hoá đảm bảo quá trình chuyên chở được thực hiện đúng lịch trình. - Nắm bắt được đầy đủ những thông tin về quá trình phân phối sản phẩm của Công ty ở các thị trường tiêu thụ nước ngoài để từ đó có được những ước lượng đầy đủ về quy cách phân phối trên thị trường như mạng lưới các đại lý, phân phối tiêu thụ sản phẩm trên toàn bộ thị trường quốc gia đó nhằm tìm cách củng cố và mở rộng khả năng hoạt động có hiệu quả của việc phân phối sản phẩm. 4. Đẩy manh các hoạt động khuyếch trương sản phẩm. Nhìn chung trong thời gian qua, hoạt động khuyếch trương sản phẩm của Công ty không hoạt động liên tục. trong tương lai để đạt được mục tiêu và định hướng đề ra ở trên, Công ty cần phải: - Thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin từ các nguồn tài liệu và trên mạng Intenet rồi từ đó đưa ra những thông tin về Công ty lên mạng. Cụ thể của những hoạt động khuyếch trương sản phẩm là Công ty có thể gửi những bức thư ngỏ có thể bằng địa chỉ Email trên mạng Intenet, lời chào mua hàng tới những khách hàng tiềm năng mà Công ty đã có những thông tin sơ bộ. - Tăng cường quảng cáo các hình ảnh sản phẩm của Công ty thông qua các hội chợ thương mại quốc tế hàng năm. Để tham gia hội chợ này Công ty cần thiết kế một chương trình quảng cáo hoàn chỉnh trong đó bao gồm cả các ấn phẩm về Công ty để phát cho các khách hàng tham dự hội chợ. Một trong các hình thức khuyếch trương hiệu quả của quá trình tham gia hội chợ chính là chiếu phim cho khách hàng xem. Đây là một phương thức hiệu quả bởi nó tác động trực tiếp tới người xem thông qua hình ảnh, qua đó tạo được ấn tượng và cảm giác tốt lúc ban đầu. - Tăng cường gặp gỡ trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Công ty có thể giới thiệu với khách hàng về hình ảnh, uy tín cũng như tính năng ưu việt của sản phẩm của Công ty, đồng thời đó cũng là cơ hội tốt để đánh giá thái độ và khả năng của khách hàng. - Trong trường hợp không có khả năng gặp gỡ với khách hàng tiềm năng, Công ty có thể có các Catalog cho họ bởi đây là một công cụ hữu hiệu có thể làm giảm sự tách biệt giữa người bán và người mua. Nó sẽ cung cấp cho các khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết về quy cách phẩm chất, kỹ thuật về sản phẩm Công ty, các tính năng công dụng cũng như những ưu điểm mà có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. 5. Thành lập bộ phận chức năng Marketing. Mặc dù là một Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với quy mô hoạt động khá rộng lớn nhiều năm nay, song Công ty May Chiến Thắng lại chưa có điều kiện thành lập phòng Marketing. Hiện nay công việc đang được thực hiện bởi từng cá nhân riêng lẻ trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong phòng xuất nhập khẩu của Công ty, hoạt động Marketing của phòng chỉ hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ đã có. Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu hiện nay ngoài nghiệp vụ ngoại thương, lại chưa được đào tạo về chuyên môn Marketing một cách hoàn chỉnh. mặc dù trong hoàn cảnh hiện tại, khối lượng công việc trong phòng xuất nhập khẩu là khá lớn, việc mở rộng các hoạt động Marketing hiện tại thực sự chưa đem lại hiệu quả, nhất là tính về mặt thời gian thực hiện công việc. Nhưng về lâu dài khi cạnh tranh trở nên gay gắt, thị trường ngày càng trở nên khó tính thì việc mở rộng hoạt động Marketing là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu các hợp đồng kinh tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty cần phải có các chuyên viên Marketing thực sự có nghiệp vụ và chức năng rõ ràng là tập trung vào nghiên cứu các hoạt động về Marketing như: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương. Các nhân viên đảm nhận chức năng Marketing này sẽ giúp cho Công ty nói chung và phòng xuất nhập khẩu nói riêng đáp ứng được tình hình mới, mở rộng khả năng nghiên cứu thị trường và tăng sức cạnh tranh. Bộ phận chức năng Marketing sẽ không nhất thiết phải được thành lập thành một bộ phận riêng mà sẽ được bổ sung về các phòng kinh doanh và hỗ trợ hoạt động cho các phòng này từ việc tổ chức, phân phối hoặc định giá cả cho đến việc điều tra nghiên cứu nắm bắt thông tin trên thị trường. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ phận Marketing. - Thu thập các dữ liệu , thông tin có chon lọc của từng thị trường, từng khách hàng tìm hiểu hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có thể có ở các thị trường đó để xác định các thị trường, khách hàng, mục tiêu, loại bỏ các khu vực thị trường không đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó tiến hành nghiên cứu phân tích và xây dựng chiến lược hoạt động. Những thông tin về thị trường và khách hàng ở đây là những thông tin về yếu tố tác động đến thị trường, nhu cầu sử dụng hàng năm của khách hàng, nhu cầu trong những năm tiếp theo và những đối thủ cạnh tranh đang và sẽ có khả năng cung cấp cho thị trường và khách hàng đó. - Nghiên cứu và thu thập thông tin về những thị trường mới ở nước ngoài (có thể thu thập thông qua sách báo, tạp chí và đặc biệt là Internet, các hội chợ quốc tế) để mở rộng quan hệ và tìm kiếm các khách hàng phù hợp. - Xây dựng các chiến lược hoạt động Marketing ngắn hạn và dài hạn, các chính sách giá cả và sản phẩm, phân phối và giao tiếp khuyếch trương. Các bước cụ thể trong việc xây dựng các chiến lược này phải do nhân viên marketing thực hiện. Sau khi tổng hợp các thông tinh nghiên cứu thị trường và xây dựng các chiến lược, các nhân viên marketing sẽ kiểm tra và tổng hợp các số liệu, tóm lược các chiến lược hoạt động để báo cáo cho Ban Giám đốc của Công ty, nhận chỉ thị để phản ánh ngược lại cho các nhân viên này để kịp thời bổ sung sửa chữa, phát huy các ưu điểm hiện có, xây dựng các chiến lược hoàn thiện hơn nhằm làm cho hiệu quả hoạt động maketing ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn. Dưới đây là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi được bổ sung thêm bộ phận chức năng Marketing Phòng XNK Bộ phận nghiệp vụ ngoại thương Bộ phận Maketing Xây dựng các chiến lược Nghiên cứu thị trường Thực hiện các nghiệp vụ Nghiên cứu hợp đồng Kết luận Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đến nay Công ty May Chiến Thắng đã và đang không ngừng trưởng thành phát triển và có một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng Dệt-May, đóng góp cho sự phát triển không chỉ cho toàn ngành Dệt-May nói riêng mà còn đối với toàn ngành công nghiệp nói chung. Sự phát triển của Công ty đã thể hiện một hướng kinh doanh đúng và có hiệu quả. Tuy nhiên trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt, việc khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế là một điều không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Công ty cần phải không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao năng lực và khả năng nắm bắt thị trường, tổ chức khoa học hoạt động Marketing để có thể đứng vững và vươn lên trong lĩnh vực kinh doanh đầy khó khăn và hấp dẫn này. Để đứng vững và phát triển mạnh hơn nữa trong cơ chế thị trường, Công ty May Chiến Thắng cần phải đổi mới chiến lược kinh doanh, mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đặc biệt chú ý tới thị trường Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng to lớn. Qua quá trình thực tập tại Công ty May Chiến Thắng đã mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức thực tế hết sức bổ ích. Đề tài "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Maketing xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng" thể hiện kết quả nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng Dêt-May của Công ty. Với hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ kiến thức, chắc rằng đề tài không tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa rất mong nhận được sự góp ý kiến của bạn đọc để giúp tôi hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn. Tài liệu tham khảo 1. Marketing nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. 2. Sách " Marketing căn bản "- Phillip Kotler - Nhà xuất bản Thống kê 2000 3. Sách " Marketing quốc tế và quản lý xuất khẩu " - Đại học Quản lý và Kinh Doanh HN: ĐH Kinh tế Quốc Dân HN. 4. Sách " Một số vấn đề về nghiệp vụ ngoại thương " - Đại học Quản lý và Kinh Doanh HN: Đại học Ngoại Thương. 5. Tài liệu của Công ty May Chiến Thắng. Cuốn "Lịch sử 30 năm hình thành và phát triển Công ty May Chiến Thắng" 6. Báo " Tạp chí Dệt-May Việt Nam " các số năm 2000 - 2001. " Thời báo kinh tế Việt Nam " các số năm 2000 - 2001. " Chiến lược chính sách công nghiệp " các số năm 2000-2001. 7. Sách " Giáo trình Marketing quốc tế " - Đại học Quản lý và Kinh Doanh Hà Nội. 8.Sách " Giáo trình quản lý chiến lược " - Đại học Quản lý và Kinh Doanh HN 9. Sách " Xuất khẩu vào thị trường Mỹ " - Bộ Tài chính Mỹ - Tổng Cục Hải quan - Tháng 8/2000. bảng phụ lục 1 Các loại máy móc thiết bị của Công ty. Tên máy Ký hiệu Nhà sản xuất Xuất từ Năm chế tạo Số máy (chiếc) Máymay 1 kim ddl550 Juki Japan 1991-1997 926 Máy may 2 kim lt2b845-3 Brother Japan 1991-1997 159 Máy trần diềm MFC7406 Juki Japan 1991-1997 46 Máy vắt sổ MO3916 Juki Japan 1991-1997 100 Máy thùa bằng LBH 791 Juki Japan 1991-1997 23 Máy thùa tròn MEB 288 Juki Japan 1991-1997 15 Máy đính cúc MB 377 Juki Japan 1991-1997 27 Máy chặn bọ LK 1850 Juki Japan 1991-1997 16 Máy vắt gấu CB 641 Juki Japan 1991-1997 21 Máy ép mex HPM 600B Ashima Japan 1991-1997 05 Máy lộn cổ MS-53 Fiblon H.Kong 1993 02 Máy dò kim SF-600 Asima Japan 1995 04 Máy thêu TMEG6-20 Ashima Japan 1995 04 Máy thiết kế mẫu thêu TAMCS11 Ashima Japan 1995 01 Máy làm mềm nước MK-6A USA 1992 02 Máy cắt KSAVV KM Japan 1991-1997 25 Nồi hơi MB36C Aomoto Japan 1991-1997 17 Bàn hút chân không NF-70S Aomoto Japan 1991-1997 53 bảng Phụ lục 2 Các khách hàng chủ yếu của Công ty 1995-1998 Đơn vị: SP stT khách hàng (Hãng) số luợng tiêu thụ sản phẩm Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Gunyong Yongshin Itochu Jeannes Jaysan Sunkyong Stellmann Hadong Nisshoriwai Genesis Flexcon Leisure Shinyea Unicore Amatexa Scavi Mataichi Parania Fuhan Berhan Hanomex Panpacific Utimex Sk.globol Win 106.364 111.046 190.154 119.532 25.166 76.783 97.338 1.904.914 4.595 3.889 46.441 8.430 193.416 112.267 60.394 136.339 53.153 33.285 1.875.090 7.690 63.834 184.320 6.426 59.843 129.916 1.451.900 199.532 7.707 1.933.760 86.597 289.520 35.728 17.497 4.135 8.808 110.659 1.590.940 99.327 2.447.148 68.198 209.572 25.565 254.677 12.890 988,27(tấn) 38.845 15.550 10.500 12.299 13.587 16.146 13.373 Bảng phụ lục 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty May Chiến Thắng (1995-2000). stt chỉ tiêu Đơn vị Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Tổng doanh thu triệu đ 36.850 39.850 43.501 58.530 64.148 57.507 2 Nộp NSNN triệu đ 983 776 708 902 953 623 3 Đầu tư triệu đ 5.400 388 901 905 18.000 4 FOB 1.000 USD 2.722 2.904 3.490 4.099 4.532 4.027 5 Gia coong XK 1.000USD 12.521 13.503 17.476 20.968 18.741 16.824 6 Thu nhập BQ 1.000đ 500 603 732 790 864 913 7 Lao động 1.000đ 2.700 2.700 2.700 2.688 2.689 2.550 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD từ 1995-2000 cảu Công ty Chiến Thắng). bảng Phụ lục 5 Chỉ tiêu kế hoạch năm 2001. stt chỉ tiêu ĐVT TH 2001 KH 2001 KH2001/TH2000 (%) 1 Giá trị SXCN triệu đ 41.010 44.500 2 Tổng doanh thu triệu đ 57.500 62.800 109,24 3 XK trực tiếp triệu đ 20.612 22.658 134,62 4 Sản phẩm may 1000sp 877 917 104,56 5 SP quy đổi sơ mi 1000sp 2.950 3.027 102,61 6 SP găng tay da 1000sp 1.700 2.100 102,31 7 SP thảm len m2 1.000 1.000 100,00 8 Tổng số nộp NSNN triệu đ 623 639 102,57 9 Tổng số lao động người 2.276 2.581 113,40 10 Thu nhập bình quân tháng/người 1000đ 813 894 109,96 (Nguồn: Báo cáo kế hoạch SXKD năm 2001). Phần 1 Lý luận chung Nội dung phần 1 gồm có * Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu * Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp * các hình thức xuất khẩu chủ yếu * Một số nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu phần II hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam và của công ty may chiến thắng nội dung phần 2 bao gồm * Hoạt động xuất khẩu ngành dệt may việt nam. * thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty may chiến thắng. Sơ đồ tổ chức của công ty may chiến thắng Tổng giám đốc P.TGĐ KTSX P.TGĐ KT Phòng KTCN Phòng BVQS Phòng XNK Phòng TCLĐ Phòng HCTH Trung tâm May đo TT - M - ĐTT Phòng KTTV Phòng Y tế Phòng PVSX Phòng KDTT 6 XN May XN Da XN Thêu XN Thảm XN Khăn Lớp học may Kho thảm Kho cơ khí Kho NPL Đội xe Kho đầu tấm Kho TP CH thời trang CH Kim Mã CH Bà Triệu CH Nguyễn Thái Học CH Đội Cấn phần 3 một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược marketing xuất khẩu cho công ty may chiến thắng nội dung phần 3 gồm có * định hướng chiến lược xuất khẩu của công ty may chiến thắng trong năm năm tới (2001-2005). * một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược marketing xuất khẩu cho công ty may chiến thắng. Bảng phụ lục 4 các thị trường giá trị gia công ( USD ) Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1998 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 2122 CHLB Đức EC Nhật Đài Loan Hàn Quốc SNG Phần Lan Mỹ Canađa Hà Lan Anh Pháp Tây Ban Nha Singapo Lào Các thị trường Thuỵ Điển Đông Âu ý I ran CH Séc Thuỵ Sĩ 688.944 476.944 302.030 285.177 411.311 8.937 509.041 37.620 1.382 518.063 1.050.819 495.499 308.600 531.907 1.365.183 140.034 233.853 376.857 166.846 58.468 328.924 255.720 40.261 105.626 18.730 7.560 373.094 24.810 96.086 32.528 1.171.127 83.499 127.348 169.466 231.310 167..863 232.465 572.096 107.878 114.697 6.886 231.525 62.908 140.184 362.309 45.157 240.50 18.998 75.172 45.157 tổng số 2.693.936 2.904.888 3.495.156 153.424 4.094.200 139.327 (Nguồn: Số liệu hàng gia công xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng ) bảng 1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 1999-2000. thị trường Năm 1999 Năm 2000 Trị giá USD Tỷ lệ% trị giá USD Tỷ lệ % Hàn quốc Đài loan Nhật bản Hồng kông EC Asean Anh quốc CH Séc 10.164.389 1.747.084 955.921 884.915 448.363 149.763 71,03 12,21 6,68 5,09 3,13 1,05 10.064.574 1.030.404 1.932.594 1.119.540 1.987 850.703 1.870.801 18.893 59,31 6,07 11,40 7,07 0,01 5,01 11,02 0,11 tổng cộng 14.310.435 100 16.969.496 100 Bảng 2 : Tài sản của Công ty Năm kinh doanh TSCĐ TSLĐ TÔNG TS 1998 22.580.755 12.651.076 35.231.851 1999 31.266.633 11.975.180 43.241.813 2000 28.732.583 16.891.181 45.623.764 Bảng 3 : Giá trị xuất khẩu trên các thị trường năm 2000 Thị trường GTXK/USD (FOB) Tỷ lệ % GTXK/USD (Gia công) Tỷ lệ % Châu Âu 12.061.288 71.69 3.170.187 78.72 Châu á 3.654.198 21.71 723.520 17.96 Châu Mỹ 721.544 4.28 95.052 2.36 Châu Đại Dương 387.190 2.32 38.719 0.96 (Nguồn: báo cáo tài chính về giá trị xuất khẩu năm 2000 trên các châu lục) Biểu đồ so sánh hàng gia công và xuất khẩu trực tiếp (FOB) FOB Gia công 78.71% 71.69% 17.96% 2.36% 21.71% 2.30% 0.96% 4.28% bảng 4 Doanh thu qua các năm của Công ty. Chỉ tiêu Năm1997 Năm1998 Năm1999 Năm2000 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) - Doanh thu - Doanh thu XK, trong đó: + DT bán FOB + DT gia công - DT nội địa 31.365 29.942 6.127 23.815 1.423 100 95,46 19,53 75,93 4,54 34.803 31.954 0.207 32.747 2.849 100 91,81 0,59 91,22 8,19 40.602 39.211 2.901 36.310 1.391 100 96,57 7,14 89,43 3,43 55.910 53.066 5.906 47.160 2.844 100 94,91 10,56 84,35 5,09 (Nguồn: báo cáo doanh thu của Công ty từ 1997-2000) Bảng 5 Tiêu thụ sản phẩm may của Công ty từ năm 1998-2000 Chỉ tiêu ĐVT 1998 Tỷ lệ % 1999 Tỷ lệ % 2000 Tỷ lệ % SL 98/97 SL 99/98 SL 2000/99 Tổng SPXK 1.146.600 130.2 1.126.595 82.2 890.496 79.0 XK trực tiếp SP 1.086.250 128.8 1.067.307 98.3 801.102 75.0 TT nội địa SP 18.382 339.9 9.829 53.5 10.783 109.5 (Nguồn: Báo cáo sản xuất KD của Công ty từ năm 1998-2000) Bảng 6 : Tình hình lợi nhuận của Công ty (1997-2000) Đơn vị tính: 1000đ chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1. Lãi gộp 13.738.318 16.369.779 15.334.797 14.375.000 2. Lãi ròng 585.204 1.480.829 1.480.829 1.165.000 3. Lãi sau thuế 393.383 677.295 1.012.403 734.735.000 Bảng 7 : Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005. TT Chỉ tiêu Đơn vị DK 2001 DK 2002 Dk 2003 DK 2004 DK 2005 TăngBQ 01-05 % 1 Giá trị sản xuất CN triệu đ 44.500 52.000 63.200 75.100 83.400 17.0% 2 Tổng doanh thu triệu đ 58.000 67.300 81.000 94.500 105.000 16,00 3 Kim ngạch XK 1000USD 17.100 19.670 23.400 27.500 29.900 15,00 4 Kim ngạch NK 1000USD 14.200 15.860 19.690 21.800 23.600 13,60 5 Sản lượng SPXK - sản phẩm may - găng tay da - sản phẩm tảm len 1000sp 1000sp m2 900 1.800 400 950 2.000 500 1.150 2.300 700 1.250 2.400 900 1.370 2.550 1.000 11,00 9,00 26,00 6 Tổng LĐBQ/năm người 2.486 2.753 2.790 2.820 2.850 3,50 7 TNBQ người/tháng 1000đ 974 944 1.079 1.198 1.290 8,50 8 Nộp ngân sách triệu đ 480 480 544 608 704 22,00 (Nguồn: các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005: tháng 8/2001) Dưới đây là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi được bổ sung thêm bộ phận chức năng Marketing Phòng XNK Bộ phận nghiệp vụ ngoại thương Bộ phận Maketing Xây dựng các chiến lược Nghiên cứu thị trường Thực hiện các nghiệp vụ Nghiên cứu hợp đồng mục lục mục lục trang Lời mở đầu..................................................................................................... Phần 1: Lý luận chung I. Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu................................. 3 II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp...... 4 III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.................................................. 5 1. Xuất khẩu trực tiếp............................................................ 6 2. Xuất khẩu uỷ thác.............................................................. 6 3. Xuất khẩu gia công uỷ thác............................................... 6 4. Buôn bán đối lưu................................................................ 7 5. Xuất khẩu theo nghị định thư........................................... 7 6. Gia công quốc tế................................................................. 7 7. Tái xuất khẩu...................................................................... 8 IV. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu................ 8 1. Quan hệ kinh tế quốc tế.................................................... 8 2. Các yếu tố về khoa học công nghệ................................... 9 3. Nhân tố con người................................................................ 9 4. Mạng lưới kinh doanh ......................................................... 10 5. Khả năng cơ sở vật chất....................................................... 10 Phần 2: Hoạt động xuất khẩu ngành Dệt - May Việt Nam và Công ty May Chiến Thắng I. Hoạt động xuất khẩu ngành Dệt - May Việt Nam......................... 11 1. Chiến lược xuất khẩu cho ngành Dệt - May Việt Nam........ 11 2. Quá trình phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam........... 12 3. Quy chế tối huệ quốc đối với ngành Dệt - May Việt Nam... 14 4. Các cơ hội xuất khẩu cho ngành Dệt - May Việt Nam......... 14 5. Những thách thức đối với ngành Dệt - May Việt Nam......... 15 II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty May Chiến Thắng.... 17 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng.... 17 1.1 Sự hình thành.............................................................. 17 1.2 Cơ cấu tổ chức............................................................ 18 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................ 18 2.1 Kho tàng nhà xưởng................................................... 18 2.2 Máy móc thiết bị........................................................ 19 2.3 Nguyên nhiên vật liệu................................................. 19 2.4 Vốn kinh doanh.......................................................... 20 2.5 Sản phẩm chính.......................................................... 21 3. Một số kết quả đạt được và những hạn chế của Công ty......... 24 3.1 Kết quả đạt được......................................................... 24 3.2 Hạn chế còn tồn tại..................................................... 27 Phần 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược Marketing xuất khẩu cho Công ty May ChiếnThắng........................................ I. Định hướng chiến lược xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng trong 5 năm tới (2001-2005) ................................................................... 30 1. Mục tiêu kế hoạch năm 2001.................................................... 30 2. Mục tiêu chiến lược xuất khẩu từ năm 2001-2005.................... 30 II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược Marketing xuất khẩu của Công ty May Chiến Thắng.............................................................. 32 1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm............................................. 32 2. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp....................................... 33 3. Hợp lý hoá trong tiêu thụ sản phẩm......................................... 34 4. Đẩy mạnh các hoạt động khuyếch trương sản phẩm................ 35 5. Thành lập bộ phận chức năng Marketing................................... 35 Kết luận............................................................................................................. Phụ lục............................................................................................................... Phụ lục 1: Các loại máy móc thiết bị ........................................... Phụ lục 2: Các khách hàng chủ yếu.............................................. Phụ lục 3: Kết quả hoạt động kinh doanh..................................... Phụ lục 4: Giá trị hàng gia công xuất khẩu trên các thị trường..... Phụ lục 5: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2001......................................... Tài liệu tham khảo............................................................................................ Mục lục bảng biểu............................................................................................. Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng 13 Biểu 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty May Chiến Thắng Biểu 3: Biểu đồ so sánh hàng gia công và xuất khẩu trực tiếp 23 Biểu 4: Mô hình phòng XNK sau khi bổ sung bộ phận Marketing 37 Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 99-2000 20 Bảng 2: Tài sản của Công ty 20 Bảng 3: Giá trị xuất khẩu trên các thị trường 22 Bảng 4: Doanh thu các năm của Công ty 24 Bảng 5: Tiêu thụ sản phẩm may của Công ty 1998-2000 25 Bảng 6: Tình hình lợi nhuận của Công ty 1997-2000 28 Bảng 7: Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0001.doc
Tài liệu liên quan