Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I

Vốn dài hạn có thể do Nhà Nước cấp, công ty cấp trên cấp hoặc do vốn tự có của các cổ đông góp vào. trong hoạt động kinh doanh vốn dài hạn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ công ty như phần vốn khầu hao cơ bản để lại công ty, phần lợi nhuận chưa chia mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vốn dài hạn thì có thể dùng phương thức huy động sau: + Sử dụng nguồn vốn của công ty cấp trên phân phối. + Liên kết đầu tư dài hạn với các công ty khác và ngoài nước để phát triển công ty một cách vững mạnh. + Mặt khác có thể cổ phần hóa công ty để huy động vốn kinh doanh, điều này sẽ làm tăng thêm nguồn vốn và kích thích mọi thành viên trong công ty có trách nhiệm hơn nữa trong việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty và đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.

doc75 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với các bưu điện doanh nghiệp có nhu cầu để mời chào. trong năm 1999, nhờ quyết định nâng cấp cáp gốc từ 400 lên 1.200 đôi, cung cấp và mở rộng đường tuyến nội tỉnh bằng nhiều hình thức như viba, cáp quang. Công ty đã tích cực đầu tư nhiều vào những mặt hàng này và nhờ đóa lợi nhuận tăng lên ngày càng nhiều. Nhập thăm dò: với những mặt hàng mới còn chưa quen thuộc trên thị trường công ty công ty vẫn nhập nhưng với số lượng ít để đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thu hút khách hàng muốn có sự đổi mới đồng thời khuyến khích khách hàng tiếp súc với công nghệ mới. Nếu công ty bán được mặt hàng nào thì sẽ tiếp tục mở rộng việc kinh doanh mặt hàng đó. Các mặt hàng về thiết bị bưu chính viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nhu cầu về mặt hàng này tăng thì cũng kéo theo việc sử dụng các vật liệu khác phục vụ nó. Khi mật độ sử dụng điện thoại ngày càng tăng cần phải có một mạng lưới các tổng đài, các loại dây cáp, thiết bị đấu mối để trang bị. Do vậy tiềm năng thị trường của công ty là rất lớn công ty có thể phát huy mọi năng lực của mình để phục vụ nó. Ba là: Giá cả thị trường. Giá cả của công ty là giá nhập cộng với chi phí kinh doanh khác, công ty phải tự hạch toán kinh doanh và phải tự cạnh tranh lên phải tính toán làm sao giá cả của mình không cao hơn giá cả của các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Đây là một vấn đề khó khăn cho công ty vì công ty đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ nhiều phía. Các liên doanh với nước ngoài sản xuất cáp, tổng đài như: Vinacleasing, LG Cable, Mactel, Nec đang ngày càng chứng tỏ thế mạnh trên thị trường. Nguồn hàng nậu trốn thuế ngày càng nhiều. Các công ty cùng kinh doanh loại hàng vật tư thiết bị, bưu chính viễn thông cạnh tranh để giành khách hàng. Do các áp lực trên, đôi khi với một số mặt hàng công ty phải giảm giá, chịu lỗ để giữ khách hàng. Nhưng nhìn chung, công tác nhiên cứu thị trường của công ty đã nắm bắt được nhu cầu khách hàng để đáp ứng cho khách hàng. Những năm tới công ty vẫn tập trung phục vụ mặt hàng cáp các loại do nhu cầu rất lớn, đây là nguồn thu lớn trong quá trình tự kinh doanh của công ty, tiếp theo đó là các loại máy điện thoại ( cả thông thường và loại kéo dài) và một số loại vật tư thiết bị chuyên dùng khác. Sau khi nắm bắt nhu cầu, công ty phải tiến hành mua nàng để kinh doanh, để mua hàng có chất lượng cao, giá cả phải chăng công ty phải tạo cho được những nguồn hàng ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo đầu vào cho hoạt động kinh doanh là khâu mở đầu cho cả mọi quy trình. 2.2.2. Hoạt động tạo hàng và mua hàng của công ty. Công ty có quan hệ bạn hàng rộng rãi trong và ngoài nước do vậy nguồn hàng của công ty hết sức phong phú và đa dạng. * Nguồn hàng nhập khẩu: được chia làm hai mảng chính phục vụ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động tự kinh doanh của công ty. Có nhiều hãng khác nhau tham gia là cung cấp cho công ty kể cả những nước công nghiệp phát triển và những nước công nghiệp đang phát triển. Bảng 4: Thị trường hàng nhập và tỷ trọng của chúng Năm Tên nước 1998 1999 2000 2001 2002 Nhật 22 22 22 24 23,5 Đức 21 22 21 23 24 Pháp 21 22 12 23 24 Hàn Quốc 12 13 14 9 10 Singapor 18 16 17 11 8 Các nước khác 8 7 6 8 10,5 Nguồn: Phòng nghiên cứu thị trường. Với hoạt động nhập khẩu uỷ thác, thị trường lớn công ty là nhật, đức, pháp, cùng trên các hãng nổi tiếng như: Nec, siemens, Alcatel. Phần lớn các công trình nhập khẩu uỷ thác là theo quyết định của tổng công ty và để phục vụ cho sự phát triển mạng nưới đó. - Chủ trương của nghành bưu điện là đi thẳng, tiếp cận trực tiếp với công nghệ hiện hiện đại, công nghệ đón đầu và hơn nữa những loại vật tư thiết bị này thường có giá trị lớn, thời gian phục vụ lâu dài, không đễ thay thế trong thời gian ngắn vì vậy vấn đề chất lượng và kỹ thuật được đặt lên hàng đầu. - Các hãng viễn thông lớn ở các nước trên thường có điều kiện tín dụng tốt, điều này rát quan trọng khi nguồn vốn của chúg ta còn hạn hẹp. Vì vậy đây có thể là những nguồn hàng truyền thống của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu uỷ thác. Nhưng dù nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho loại hình kinh doanh lào, khi lựa chọn đối tác để nhập công ty luôn luôn chú trọng tới danh tiếng của sản phẩm và uy tín của hãng cung cấp sản phẩm. Như mặt vhàng chủ lực cáp treo công tycó quan hệ với các hãng sản xuất cáp có uy tín, hàng hoá phù hợp về giá cả chất lượng như: LG, SHOWA, DEASUNG. * Nguồn hàng trong nước: với những mặt hàng trong nước có khả năng cung cấp được công ty tiến hành mua để bán lại cho khách hàng, những người mua với số lượng nhỏ lẻ hơn. Hiện nay công ty đặt mua cáp của một số đơn vị sản xuất trong nước đó là hàng liên doanh như: VINA-DESAUNG, VINA S&C… Trong thời gian tới, khi những mặt hàng này được sản xuất nhiều trong nước công ty có thể giảm lượng hàng nhập khẩu để mua trong nước. * Ngoài ra công ty nhận làm đại lý tiêu thụ cho các đơn vị sản xuất trong nước. Các mặt hàng công ty làm đại lý cho một số loại cáp và thiết bị chuyên nghành của các đơn vị như: Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin, Công ty cáp VINADESUNG, công ty cáp SACOM, nhà máy vật liệu bưu điện … Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển loại dịch vụ này để làm phong phú thêm nguồn hàng của công ty đồng thời tận dụng được các nguồn lực trong nước tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội. 2.2.3. Hoạt đông tiêu thụ của công ty. Đây là họat động quan trọng nhất thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại cũng như lợi nhuận thu về của công ty và tất nhiên nó sẽ là hoạt động được quan tâm nhất. Ngoại trừ mặt hàng nhập khẩu uỷ thác, hàng tự kinh doanh của công ty sau khi nhập khẩu được phân phối cho các trung tâm và cửa hàng kinh doanh để xuất bán trong thị trường nội địa hoặc trực tiếp cho khách hàng tại ga, cảng đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Công ty áp dụng phương thức quản lý tài chính tập trung và thực hiện cơ chế khoán trong từng khâu trong hoạt động kinh doanh, XNK dựa vào kết quả đạt được. Các trung tâm và cửa hàng kinh doanh được hưởng theo tỷ lệ doanh số bán. Các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá thị trường và giá nhập khẩu, các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh mà quyết định mức giá bán nhưng mức giá bán chỉ xê dịch trong một biên độ để phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung toàn công ty. + Phương thức tiêu thụ Công ty thực hiện bán buôn và bán lẻ trong đó bán buôn là chủ yếu . Nguồn thu chủ yếu của hoạt động tự kinh doanh là từ hoạt động bán buôn hay cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài nghành( chiếm từ 70- 80%) Tiêu thụ theo mặt hàng kinh doanh. Bảng 5: Tỷ trọng của một số mặt hàng chính của công ty(%) Năm Tên hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Điện thoại các loại 35,5 8,5 6,8 6,9 7,0 Cáp các loại 24,7 59 70,5 73 75 Máy fax 7,25 1,63 2,7 1,2 1,5 Vật tư khác 10,6 16,9 27,6 18,4 19,6 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh. Ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng và số lượng từng loại có thay đổi qua từng năm nhưng mặt hàng chủ đạo của công ty luôn là cáp các loại và điện thoại các loại. + Ta thấy rằng mặt hàng điện thoại giảm mạnh qua các năm việc giảm mạnh nhu cầu về loại mặt hàng này là do cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á, việc kinh doanh với các hãng ở hàn quốc và các nước khác gặp nhiều khó khăn, đồng tiền các nước này mất giá hàng hoá nhập lậu nhiều cạnh tranh với công ty. Mặt khác điện thoại được phục vụ chủ yếu trên địa bàn hà nội nơi mật độ điện thoại đã khá dày lên nhu cầu bị chững lại. Từ đó công ty đã giảm tỷ trọng loại mặt hàng này và đầu tư thêm vốn vào kinh doanh các loại mặt hàng khác để đa dạng hoá mặt hang kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh ở những mặt hàng mới đem lại lợi nhuận cao. + Cáp tiêu thụ tăng dần qua các năm và có xu hướng được tiêu thụ mạnh. Đây là mặt hàng có giá trị cao doanh thu lớn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. * Tiêu thụ theo thị trường Có nhiều cách phân loại khác nhau để phân loại thị trường của công ty, theo công dụng của hàng hoá kinh doanh thì thị trường của công ty chủ yếu là thị trường hàng tư liệu sản xuất hay công ty cung cấp ”đầu vào” là các vật tư thiết bị cho các công trình của nghành bưu chính viễn thông. Đây là một thị trường rộng với những đặc trưng riêng, người mua ở thị trường này thường am hiểu về hàng hoá, mua với số lượng lớn giá trị cao nên công ty rất quan tâm đến các bạn hàng ở thị trường này. Một phần nhỏ mặt hàng kinh doanh của công ty là hàng tư liệu tiêu dùng hay những hàng hoá phục vụ người tiêu dùng cuối cùng như các thiết bị đầu cuối: điện thoại … Theo địa bàn kinh doanh: Công ty tiến hành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trụ sở chính và các trung tâm kinh doanh đều đặt ở miền bắc nhưng công ty đồng thời có trụ sở ở đà nẵng, đây là cơ sở để công ty để công ty tiếp cận thị trường miền trung và miền nam. Bảng 6: Tỷ trọng tiêu thụ của từng miền Miền Năm Bắc Trung Nam 1999 68 22 10 2000 65 23 12 2001 62 25 13 2002 60 27 13 Nguồn: Phòng nghiên cứu thị trường. Như vậy hiện nay công ty đang tiến hành kinh doanh ở miền bắc là chính đây là thị trường quen thuộc với nhiều bạn hàng truyền thống, thị trường miền trung và Nam còn chiếm tỷ trọng thấpmặc dù đây là thị trường rất nhiều tiềm năng. Công ty chú ý phát triển những thị trường này. 2.2.4. Hoạt động dự trữ của công ty. Dự trữ hàng hoá là cần thiết và tất yếu để đẩm bảo liên tục cho quá trình lưu thông hàng hoá của mọi doanh nghiệp. Do vậy hoạt động náy không thể thiếu được ở công ty vật tư bưu điện I. Dự chữ chủ yếu của công ty phục vụ cho quá trình kinh doanh. Đối với hoạt động nhập khẩu uỷ thác hàn nhập về mà chưa được giao ngay thì được giữ ở kho của công ty nhưng công ty chỉ thực hiện các nghiệp vụ như vận chuyển bảo quản hàng hoá. Với hoạt động tự kinh doanh, dự chữ phải được tính toán cho vừa đủ để lưu thông liên tục đồng thời không lạm dụng vào vốn kinh doanh. Bảng 7: Tỷ trọng tồn kho qua các năm(% theo doanh thu) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Hàng tồn kho 5,7 13,2 13 12,8 12,7 Nguồn: Phòng kế toán tài chính. Ta thấy rằng trong năm 1998 hàng tồn kho là nhỏ nhất lúc này mặt hàng công ty kinh doanh chủ yếu là điện thoại do đó hàng ít bị tồn đọng khi kinh doanh các mặt hàng cáp có gía trị lớn công ty nhập về kinh doanh do đó tồn một lượng lớn. Như vậy giá trị hàng tồn kho là tương đối lớn gây lãng phí. 2.2.5. Các dịch vụ sau bán hàng. Để cạnh tranh trong cơ chế thị trường Công ty cũng thực hiện tăng cường các dịch vụ hổ trợ khách hàng để hỗ trợ và củng cố lòng tin của khách hàng. Các dịch vụ mà công ty thực hiện như: + Vận chuyển hàng hoá đến tận chân công trình, đến kho của nguời mua hoặc đến địa điểm mà người mua yêu cầu: + Thực hiện tư vấn hỗ trợ nắp đặt, bảo hành những thiết bị mà công ty bán ra do những hàng hoá này có thời gian sử dụng tương đối dài, có giá trị lớn. Đội ngú nhân viên nhân viên lành nghề phục vụ tận tình gây ảnh hưởng tốt đến khách hàng. 3. Hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 3.1. Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh công ty trong thời gian qua. Bảng 8: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 1999-2002 Chỉ tiêu đơn vị tính (đồng) 1999 2000 2001 2002 2003(KH) Doanh số bán 1.000.000 555.712 587.987,32 641.050 890.000 895.000 Hàng uỷ thác 1.000.000 433.768 455.500 500.000 650.000 653.300 Hàng tự kinh doanh 1.000.000 121.944 132.397,26 141.505 240.000 241.700 Doanh thu 1.000.000 121.944 132,397,26 141.505 240.000 245.000 Thuế nộp 1.000.000 14.975,2 7.553,52 4.237 4.938 5.039 Lợi nhuận 1.000.000 4.831,57 3.672 6.050 6.900 6.800 Nguồn: Báo cáo tài chính qua 5 năm (1998-2002). + Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp nhà nước với hoạt động chủ yếu là: nhận hàng uỷ thác thiết bị vật tư và kinh doanh hàng hoá trong công nghiệp bưu chính viễn thông. Qua số liệu trên ta thấy các hoạt động gần đây của công ty có nhiều biến động năm 2000 công ty bắt đầu tham gia xuất khẩu. Tỉ trọng về hàng hoá kinh doanh thấp hơn hàng uỷ thác nhưng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. đây là hướng chủ yếu nâng cao hoạt động tự kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. + Qua đây ta thấy được rằng trong năm 2000 tỷ lệ lợi nhuận của công ty giảm so với năm 1999 nhưng sau đó tỷ lệ lợi nhuận tăng dần qua các năm đó là điều rất đáng mừng và đó là mục tiêu phấn đấu và sự lỗ lực của toàn bộ các cán bộ công nhân viên. Để thấy được rõ hơn hơn được tình hình hoạt động công ty ta xem xét qua bảng sau. 3.2. Phân tích tỷ lệ lãi. Bảng 9: Chỉ tiêu hoạt động kinh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (không VAT) 121.944 132.397,268 141.050 240.000 Lợi nhuận trước thuế 4.831,576 4.831,57 3.672 6.900 Tỉ lệ lãi 0,04 0,03 0,04 0,02875 Lợi nhuận Tỉ lệ lãi = x 100 Doanh thu (trước thuế) Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỷ lệ lãi công ty trong năm 2000 giảm so với năm 1999 và năm 2001 nguyên nhân của việc giảm sút này là dotình hình kinh tế của các nước trong khu vực không ổn định, hơn nữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước đang có su hướng phát triển mạnh cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng của công ty, cấc mặt hàng sản xuất trong nước có nhiều ưu đãi hơn do đó có rất nhiều thuận lợi về giá cáo với hàng nhập khẩu của công ty tuy nhiên xét về mặt xã hội công ty đã đóng góp vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giải quyết việc làm cho bộ phận người lao động, nâng cao đời sống vâtj chất tinh thần cho CBCNV công ty, nhưng đến năm 2002 thì tỷ lệ lãi đã giảm xuống thấp hơn so với năm 2001 và còn thấp hơn nhiều so với cả năm 2000. Đây là một dấu hiệu không tốt, nguyên nhân chính là do hàng sản xuất trong nước đã xuất hiện rất nhiều cùng với điều đó là giá cả của hàng trong nước có xu hướng giảm trong khi hàng nhập khẩu thì lại không , một nguyên nhân nữa là do sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp sản phẩm do đó sự cạnh tranh về giá giữa các công ty cung cấp thiết bị. 3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động. Bảng 10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 Doanh thu không VAT (TR) tr.đ 121944 132.397,268 141.050 240.000 Lợi nhuận trước thuế (PR) 4.831,576 3.672 6.050 6.900 Tổng số lao động (AL) Người 170 170 170 170 Thu nhập bình quân 1người/tháng Ng.đ 1956 1781 2115 2215 Doanh thu bình quân 1 lao động (APN) Tr.đ 717,32 778,81 940,33 1411,76 Mức sinh lợi bình quân 1 lao động (PBQ) Tr.đ 28,42 21,6 35,59 40,58 Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy lao động của công ty không thay đổi qua mấy năm hoạt động, thu nhập bình quân của người lao động giảm của năm 2000 sau đó tăng dần qua các năm. Doanh thu bình quân một lao động (APN ) tăng lên qua các năm hoạt động năm 2000 tăng nên so với năm 1999 là 61,49 tr.đ và năm 2001 tăng so năm 2000là 161,52 tr.đ và năm 2002 tăng so với năm 2001 là417,43, mức sinh lợi bình quân người lao động năm 2000 giảm so năm 1999là 6,82 tr.đ năm 2001 tăng so năm 2000 là 13,99 tr.đ năm 2002 tăng so năm 2001 là 4,49 tr.đ. từ các số liệu cho thấy việc sử dụng lao động của công ty có hiệu quả cao. Tuy nhiên doanh thu bình quân thì tăng với tỷ lệ khá cao nhưng trong khi đó tỉ lệ thu nhập người lao động thì lại không tăng theo tỉ lệ tương sứng. Mức sinh lợi của người lao động giảm trong năm 2000 nhưng đã tăng cao trong hai năm tiếp theo và tăng với tỷ lệ khá cao. Đó là một dấu hiệu tốt. 3.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Bảng 11: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận trước thuế (PR) 4.831,576 3.642 6.050 6.900 Tổng tài sản cố định 12.098 12.098 16.098 16.098 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0,399 0,301 0,375 0,428 Nhận xét: hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm trong năm 2000 và tăng trong hai năm 2001, 2002 cho thấy công ty ngày một sử dụng có hiệu quả tài sản cố định đây cũng là do một phần tài sản cố đã khấu hao được một phần lớn. 3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyên của vốn. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu không VAT 121.944 132.397,268 141.050 240.000 LN trước thuế 4831.576 3.672 6.050 6.900 VLĐBQ của kỳ tính toán 12000 11.000 13.000 13.500 Hiệu quả sử dụng vốn LĐ 0,4 0,33 0,47 0,51 Số vòng quay của vốn LĐ 10,16 12,04 10,85 17,7 Số ngày của một lần chu chuyển 35,93 30,32 33,64 20.,6 Qua bảng phân tích ở trên ta thấy rằng trong năm 2000 vốn LĐ của công ty giảm so với năm 1999 nhưng sau đó công ty đã tăng vốn LĐ liên tục trong các năm còn lại, từ thực tế vốn lưu động ta thấy rằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn LĐ của năm 2000 giảm so với năm 1999, tuy nhiên trong những năm tiếp theo hiệu quả sử dụng đã tăng lên cao, tốc độ luân chuyển của vốn LĐ của năm 2001giảm so với năm 2000 số vòng quay công ty đã bị giảm 1,19 vòng (12,04-10,85) thời gian 1 vòng quay tăng nên 3,32 ngày (33,64-30.32). Nguyên nhân chính là do tình hình thu mua hàng hoá chậm, tốc độ tiêu thụ ở miền trung và miền nam chưa cao. Năm 2002 tình hình công ty có chiều hướng tốt đẹp không chỉ hiệu quả sử dụng vốn tăng so với năm 2001 số vòng quay của vốn LĐ tăng lên 6,85, số lần chu chuyển của vốn lưu động giảm xuống 9,96 ngày so với năm 2001, nguyên nhân là do năm 2002 công ty đã phát triển mở rộng thị trường vào miền trung và miền nam nhiều hơn và tình hình thu mua và tiêu thụ có hiệu quả cao. 3.3.4. Khả năng sinh lợi của vốn. Ta đánh giá khả nănhg sinh lời của vốn thông qua hai chỉ tiêu: doanh lợi cảu vốn kinh doanh và doanh lợi của doanh thu bán hàng. Bảng13: Khả năng sinh lời của vốn. Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 1. Doanh thu ( không VAT) Tr.đ 121.944 132.397,268 141.050 240.000 2. LN trước thuế Tr.đ 4.831,576 3.672 6.050 6.900 3. VKD của doanh nghiệp Tr.đ 18.726 23.254 23.437 23.976 4. Doanh lợi VKD % 26 16 26 28.7 5. Doanh lợi của DTBH % 4 3 4 2.87 Trong bảng: ta thấy doanh thu qua cá năm tăng nên, tuy nhiên lợi nhuận của năm 2000 giảm đi so với anưm 1999 và 2001, 2002 tăng lên một cách đáng kể, hệ số doanh lợi VKD và doanh lợi của DTBH năm 2000 giảm so với năm 1999, tuy nhiên các chỉ tiêu đó đã tăng lên đáng kể vào năm 2001 mặt khác trong năm 2002 chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2001 nhưng chỉ tiêu doanh lợi cảu doanh thu bán hàng lại giảm so với nhũng năm trước đó nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự cạnh tranh nhiều cảu các công ty do đó công ty có nhiều trương trình giảm giá sản phẩm để cạnh tranh do ddó tuy doanh thu tăng lên rất cao nhưng lợi nhuận thì lại không tăng theo tỷ lệ đó. đó là quy luật của kinh tế thị trường công ty cần tăng daonh thu để từ đó tăng lợi nhuận. 3.3.5. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí. Bảng 14: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí. Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 1.Doanh thu không VAT (TR) Tr.đ 121.944 132.397,268 141.050 240.000 2. LN thực hiện trước thuế PR Tr.đ 4.831,576 3.672 6.050 6.900 3. Tổng chi phí kinh doanh Tr.đ 117.112,42 128.725,27 135.000 158.567 4. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí % 104 103 104 150 5. Mức doanh lợi của một đơn vị chi phí % 4 3 4 4 Nhìn vào kết quả tính toán của bảng trên ta thấy: hiệu quả sử dụng chi phí biến động. Năm 1999 ta thấy rằng cứ 1đ chi phí bỏ ra thì thu được 1,04đ doanh thu và 0,04đ lợi nhuận, naw 2000 thì 1đ chi phí bỏ ra thì thu được 1,03 đồng doanh thu và 0,03đ lợi nhuận, năm 2001 thì 1đ chi phí bỏ ra thì thu được 1,04 đồng doanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận, năm 2002 thì 1đ chi phí bỏ ra thì thu được 1,50 đồng danh thu trong khi đó chỉ thu được 0,04 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên ta thấy rằng tuy năm 2002 hiệu quả kinh doanh theo chi phí tăng lên rất cao nhưng 1đ chi phí cõng chỉ thu về được 0,04 đ lợi nhuận điều này càng chứng tỏ doanh thu thì cao nhưng lợi nhuận lại không tăng theo tỷ lệ đó, công ty cần có giải pháp thích hợp để lợi nhuận công ty tăng lên trong năm tới. 3.3.6. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận là kết quả hoạt động cuối cùng của tất cả các công ty nó là kết quả chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, phân tích lợi nhuận thấy được hiệu quả và mức độ hoạt động của công ty là nhờ những nhân tố nào từ đó đề ra biện pháp để kinh doanh tối ưu. Lợi nhuận của công ty được tính như sau: Tổng lợi nhuận thực hiện= Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh= Lợi nhuận từ hoạt động tự kinh doanh +Lợi nhuận từ hàng ủy thác. Bảng 15: chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Đơn vị: triệu đồng. chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng lợi nhuận 4.831,576 3.672 6.050 6.500 Qua bảng trên ta thấy chỉ có năm 2000 là lợi nhuận của công ty là giảm so với năm trước song hai năm gần đây ta thấy lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty đã và đnag đi đúng hướng và đã có được sự nhạy bén trong cơ chế thị trường với sự cố gắng của toàn bộ CBCNV trong công ty. 4. đánh giá trung tình hình hoạt động công ty. Qua phân tích một số chỉ têu trên ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khả quan so với những năm trước, năm 2002 là năm bội thu của công ty với doanh số bán ra đạt 890 tỷ đồng, nhưng bên cạnh đó ta thấy được một điều là lợi nhuận của công ty thì lại không tăng cao hơn là mấy đây là một điều công ty cần khắc phục trong năm tới. Từ năm 1999 công ty đã có nhiều biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty từ việc tăng hoạt động tự kinh doanh lên cao để từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận bằng cácbiện pháp cụ thể như mở rộng thị trường vào miền trung và miền nam đây là hai thị trường đầy tiềm năng cảu công ty trong thời gian tới giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và thị phần bán hàng, tăng bằng cách đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh từ hình thức nhập ngoại hoàn toàn tiến tới thay thế bằng sản phẩm trong nước đáp ứng được tiêu chuẩn về thẩm mĩ và chất lượng và giá cả phải chăng từ đó giúp giá thành sản phẩm giảm xuống tăng tính cạnh tranh cho công ty. Tuy nhiên ta cần nhìn nhận về một số tồn tại của công ty để từ đó đưa ra biện pháp cụ thể, trong những năm gần đây tỷ lệ tồn kho không ngừng tăng qua các năm làm cho lượng vốn công ty ứ đọng nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh công ty, công tác nhiên cứu thị trường cũng không được quan tâm đúng mứcdo đó đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh công ty. Do vậy để đưa ra một số giải pháp ta cần chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. 4.1. Nhóm nhân tố khách quan. + Quản lý nhà nước về việc xây dựng trong việc cung cấp vật tư thiết bị bưu chính viễn thông. + Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nghành công nghiệp bưu chính viễn thông. + Cung cầu hàng hóa trên thị trường. + Gía cả trên thị trường. + Đối thủ cạnh tranh. + Khách hàng của công ty. 4.2. Các nhân tố chủ quan. + Nguồn nhân lực. + Vốn của công ty. + ảnh hưởng của phương thức thanh toán. + ảnh hưởng của uy tín doanh nghiệp. ChươngIII. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty vật tư bưu điện I. I. Thuận lợi và khó khăn của công ty hiện tại. 1. Thuận lợi + Ta thấy rằng xã hội ngày một phát triển thỉ nhu cầu về thông tin ngày một tăng theo. Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại có đủ năng lực để đáp ứng ngày một cao, từ đó đòi hỏi một khối lượng vật tư lớn đáp ứng cho quá trình phát triển đó trong khi đó công ty vật tư bưu điện I với chức năng nhập khẩu các loại vật tư thiết bị bưu điện sẽ được sự quan tâm lớn của nhà nước cũng như lãnh đạo của nghành bưu chính viễn thông. Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động công ty thông qua những đổi mới chính sách nhập khẩu, ưu đãi thuế nhập khẩu và các thiết bị đồng bộ. Nghành bưu điện đang phát triển với tốc độ cao sự phát triển chung của cả nghành là cơ sở thuận lợi cho hoạt động sản xuất của công ty. + Thị trường bưu chính viễn thông trên thế giới đang phát triển với tốc độ cao với sự xuất hiện của nhiều hãng viễn thông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh lựa chọn các đối tác góp phần nâng cáo hiệu quả kinh doanh của công ty. + Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường đã tạo ra được sự tin tưởng của bạn hàng trong và ngoài nước và có uy tín với các đơn vị trong nghành bưu chính viễn thông. Khó khăn. + Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng gặp nhiều khó khăn. trong nền kinh té thị trường như hiện nay nhà nước tuy quản lý thống nhất độc quyền trong nghành nhưng đó chỉ là trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông còn mở cửa thị trường cung cấp dầu cuối. + Trong nghị định mới đây của chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tự do thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu chỉ cần đăng kí mã số kinh doanh và nghành hàng kinh doanh. Do vậy ngày càng có nhiều đơn vị tham gia vào hoạt động cung cấp thiết bị vật tư bưu chính viễn thông tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. +Trong khi đó những sơ hở của phấp luật tạo ra nhiều khó khăn và phức tạp cho công ty. Trong khi đó khi nhà nước áp dụng thuế giá trị gia tăng mà mặt hàng của công ty chủ yếu là nhập khẩu đã đẩy thuế nhập khẩu tăng lên , thuế doanh thu cũng tăng theo. +Trước tình hình như vậy để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả thì công ty cần xem xét những khó khăn kết hợp với những thuận lợi của môi trường kinh doanh để có những chính sách thích hợp xây dựng những phương hướng biện pháp sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. II. Mục tiêu phương hướng của công ty vật tư bưu điện I. + Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ mà tổng công ty giao cho nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông đồng thời tự hoạt động kinh doanh để kiếm lợi nhuận cao. + Phân cấp quản trị kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính sáng tạo trong sản xuất kinh doanh đủ sức cạnh tranh và xây dựng công ty lớn mạnh. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện tốt công tác sau bán hàng như bảo hành, dịch vụ tiếp nhận và chuyển hàng hoá giải quyết tốt việc làm cho cán bộ công nhân viên. + Tổ chức tốt bộ máy quản lý cũng như tay nghề của người lao động có những chính nhân sự kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh. + Tăng cường nhiên cứu thị trường hàng hoá trên thế giới để có những chính sách hàng hoá cho phù hợp. + Không ngừng củng cố uy tín của công ty trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế mở rộng các quan hệ với đối tác trong khu vực. + Công ty cần tăng cường thực hiện những biện pháp kịp thời nhằm đạt được kế hoạch đặt ra cho năm 2003. Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2003 A.Doanh số bán ra (không cóVAT) -Hàng uỷ thác. -Hàng tự kinh doanh. B. Doanh thu (không có VAT). C. Các khoản nộp ngân sách. Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế nhập khẩu Thuế khác. D. Lợi nhuận. Triệu đồng 895.000 653.300 241.700 245.000 5.039 2.200 2.176 640 23 6.800 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. III. những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 1.1 Phát huy nội lực. 1.1.1. Phát huy thế mạnh là thành viên tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam. Công ty chiếm 60% thị phần của ngành bưu điện, công ty là một trong hai đơn vị được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu uỷ thác và tự hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Công ty cần cũng cố lại vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu uỷ thác đáng kể thông qua việc đào tạo tính hiệu quả cho các hoạt động này nâng cao uy tín với tổng công ty. Trong hoạt động tự kinh doanh cần xây dung mối quan hệ chặt chẽ với thành viên khác công ty phối hợp với họ để trở thành một hệ thống hoạt động trên cơ sở cách mạng hoá làm tăng cuả hệ thống. Công ty có thể làm đại lý tiêu thụ, uỷ thác tiêu thụ cho nhà máy, xí nghiệp nhà nước và cũng có thể làm uỷ thác xuất khẩu cho các công ty này…hoạt động này mới mẻ với công ty nhưng nó cũng là hoạt động nhiều hứa hẹn cần triển khai trong năm tới. 1.1.2. Tăng cường thế mạnh hiểu biết của nghành hàng kinh doanh. Công ty là đơn vị kinh doanh vật tư thiết bị bưu điện, vì vậy có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về hàng hoá trong nghành hàng này, đó là điều kiện thuận lợi khi lựa chọn nguồn hàng đúng chủng loại sản phẩm, đúng quy cách chất lượng giá cả phù hợp..tuy nhiên kinh doanh trong nghành bưu chính viễn thông mà đặc điểm sản phẩm thay đổi tong ngày từng giờ tính chất kỹ thuật vật liệu thay đổi không ngừng, điều đó đòi hỏi daonh nghiệp cần cập nhập các kiến thức mới thường xuyên thu thông tin qua sách báo qua phương tiện truyền thông.. để có thể mở rộng nhành hàng kinh donh công ty. Nắm vững cầu thị trường tận dụng tối đa thời cơ kinh doanh để tăng hiệu quả kinh doanh. 1.1.3. Tăng cường thế mạnh hệ thống phân phối. Hệ thống các trung tâm kinh doanh, các cửa hàng là địa điểm thuận lợi tiếp xúc với khách hàng. Công ty có các kho, trạm để trung chuyển bảo quản hàng hoá khi cần thiết. Do vậy hàng hoá mua về được đảm bảo an toàn. với hệ thống chặt chẽ như vậy, công ty có thể tăng cường các dịch vụ vận chuyển cho khách và nguồn thu từ vận chuyển khá đáng kể đối với công ty thường mại. Nhưng để giữa các vùng miền có đặt trạm, như Hải Phòng, Đà Nẵng được thông xuốt, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty điều chỉnh chuyển hoá một cách hợp lý. 1.1.4. Tăng cường thế mạnh của nguồn nhân lực. Trong các doanh nghiệp hiện tại nguồn nhân lực được coi là nguồn quan trọng nhất, đặc biệt là đối với một công ty thương mại như công ty vật tư bưu điện I, đội ngũ cán bộ công nhân viên là người duy trì mọi hoạt động của công ty. Công ty vật tư bưu điện I có lợi thế là đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, được dào tạo chuyên nghành về nghành hàng kinh doanh và đội ngũ quản lý năng động và các nguồn lực này được sử dụng hợp lý. Cơ chế quản lý hiện nay của công ty phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động. 1.2. Khắc phục những điểm còn hạn chế. 1.2.1. Nghiên cứu thị trường. Hiện nay hoạt động nhiên cứu thị trường của công ty còn đơn giản mang tính chất kinh nghiệm hơn là một hoạt động nghiệp vụ. Với quy mô kinh doanh ngày càng lớn mà công ty vẫn chưa tổ choc một phòng nhiên cứu về thị trường chính vì vậy công ty không thể nghiên cứu tìm tòi một cách sâu sát nhu cầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty có phòng kế hoạch thị trường nhưng thực chất công việc của phòng không phải là nhiên cứu thị trường, mọi kế hoạch nhập hàng lên đơn hàng… đều do các trung tâm đề xuất trong khi bản thân các trung tâm có nhiệm vụ thưch hiện mọi hoạt động kinh doanh từ nhập khẩu hay tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh ( tổ chức tiêu thụ ) …do vậy các trung tâm không chỉ chuyên xâu công tác thu thập thông tin, mà phải làm công tác nhiên cứu thị trường. Trong điều kiện hiện nay của công ty, việc thiết lập riêng một bộ phận mới để làm công tác nhiên cứu thị truờng là rất khó khăn tốn kém ta có thể bổ xung một bộ phận làm công tác thu thập thông tin và kết hợp sử lý thông tin và lập kế hoạch kinh doanh trong phòng ( kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu). Việc nhiên cứu thị trường bên cạnh nhuồn thông tin quan trọng từ các trung tâm kinh doanh, những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thị trường thì cũng phải tiến hành thông qua các tài liệu của quảng cáo, hội trợ hoặc có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 1.2.2. Khắc phục hạn chế trong việc tạo nguồn hàng. Trong kinh doanh thương mại tạo nguồn mua hàng là công tác quan trọng mở đầu cho quá trình kinh doanh, mở đầu cho quá trình hoạt động thông qua hàng hóa, đối với những doanh nghiệp thương mại muốn phát triển và mở rộng kinh doanh, việc đẩm bảo nguồn hàng chất lượng tốt, nguồn cung ứng ổn định lâu dài, gía cả ổn định phù hợp là điều kiện đảm bảo cho sự thăng tiến cho doanh nghiệp và vị trí doanh nghiệp trên thương trường, công ty vật tư bưu điện I hiện nay tuy có bạn hàng ở nhiều nước nhưng vẫn chưa có thị trường nhập khẩu trọng điểm. Trong khi thị trường nghành viễn thông trên thế giới ngày một đa dạng ngày một cạnh tranh, nếu không nghiên cứu nguồn hàng kỹ rất dễ sai lạc thông tin. Một nguồn hàng trọng điểm là nguồn hàng dáp ứng nhu cầu ổn định lâu dài, ổn định giá cả phù hợp và thanh tóa thuận lợi. Về lâu dài công ty có thể mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để nghiên cứu trực tiếp thông tin, trực tiếp tiếp xúc người cung cấp, hạn chế chi phí trung gian, nhanh nhạy với sự biến động thị trường. Các thị trường triển vọng của công ty như thị trường mĩ, EU, các thị trường này vừa là người cung cấp đồng thời là thị trường tương đối đối với công ty có thể đảm bảo nguồn hàng với chất lượng đảm bảo công tyngoaif ra công ty phải chú trọng đến nguồn hàng trong nước, nhiều loại mặt hàng đã được sản xuất trong nước. Trong thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh giũa nguồn hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Vì vậy kế hoạch mua hàng có mối liên hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu thông tin thị trường và có ảnh hưởng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Do vậy, khi nên kế hoạch cần phải chính xác để giảm tồn kho, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.2.3. Khắc phục hạn chế về nguồn vốn kinh doanh. Sử dụng vốn trong công ty thương mại là yếu tố sống còn đối với công ty thương mại quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng vốn kinh doanh lại là kết quả tổng hợp của các khâu, các bộ phận trong kinh doanh … Mục đích sử dụng vốn trong kinh doanh là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa tối đa cho hiệu quả kinh doanh. Công ty vật tư bưu điện I, vốn kinh doanh trong vốn điều lệ không lownsmawcj dù đã được bổ xung qua kết quả hoạt động các năm nhưng so với qui mô kinh doanh thì vốn tự có của công ty chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhặt mặt khác hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao. Để tăng cường vốn kinh doanh công ty cần có một số biện pháp sau: Thực hiện nhập hàng chính xác vừa đủ cho nhu cầu tiêu thụ và dự trữ. không để ứ đọng nhiều , tăng vòng quay của vốn và để xây dựng niềm tin uy tín với ngân hiệu quả kinh doanhàng công ty cũng phải chứng tỏ năng lực của mình thông qua khả năng thanh toán và trả nợ đúng hạn. Thực hiện cấc biện pháp thu hút vốn đầu tư của các đơn vị chức năng khác như: liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nghành để tận dụng vốn của họ, chú trọng phối hợp các thầnh viên trong nghành. Trong hoạt động nhập khẩu phải tìm được phương pháp thanh toán có lợi nhất trên cơ sở thương lượng với người cung ứng, chú trọng đến sự biến động tỷ giá hối đoái, giá trị thị trường thế giới. Cần khắc phục về hạn chế năng lực kinh doanh của CBCNV trong công ty để đáp ứng thích nghi những biến đổi liên tục trên thị trường. 1.2.4. Khắc phục nhược điểm trong hệ thống tiêu thụ công ty. Trong kinh doanh tiêu thụ là khâu quan trọng nhất. Đó là khâu tạo ra doanh thu bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tập trung chủ yếu khâu này, các biện pháp chủ yếu sau: +Biện pháp một: Mở rộng thị trường để tăng thị phần và doanh thu +Biện pháp hai : Giảm chi phí thông qua quản lý triệt để các chi phí bỏ ra và cắt bỏ chi phí không cần thiết. Việc mở rộng thị trường có thể tiến hành theo hướng sâm nhập thị trường phát triển sản phẩm thị trường và phát triển thị trường, thậm chí cả bằng đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, công ty có thể kết hợp tất cả các hình thức để mở rộng thị trường kinh doanh của mình. -Với các sản phẩm truyền thống của công ty như: cáp thông tin, máy điện thoại, thì tiếp tục thân nhập thị trường nâng cao khả năng tiêu thụ thông qua việc khuyễn khích khách hàng hiện có và thu khách hàng tiềm năng, để thực hiện được công ty cần áp dụng các biện pháp như: giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng, áp dụng nhiều biện pháp dịch vụ thuận lợi các hình thức giá cả để thu hút khách hàng. -Đưa sản phẩm của công ty thâm nhập thị trường mới hay thị trường nhiều tiềm năng như thị trường miền trung và thị trường miền nam. Đây là thị trường đnag phát triển nhu cầu lớn. Từ yêu cầu thực tiễn em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty. 2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I. 2.1 Mở rộng thị trường nhiều tiềm năng như Miền Trung và Miền Nam. Trong những năm gần đây công ty không ngừng mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường trong nước như miền trung và miền nam, hàng năm tỷ lệ thị trường tiềm năng không ngừng tăng cụ thể. Như năm 1999 là 22% thì đến năm 2002 là 27%, thị trường miền nam năm 1999 là 10% thì đến năm 2002 là 13%. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp công ty sẽ có những biện pháp cụ thể để tăng thị phần ở những thị trường quan trọng này: Mở rộng thêm một số chi nhánh của công ty ở khu vực Miền trung để hổ trợ bổ xung với chi nhánh duy nhất hiện nay ở Đà Nẵng. Chi nhánh của công ty có thể dặt thêm ở ở một số khu vực đang phát triển như Biên Hoà , Đồng Nai… Đặt đại diện bán hàng ở một số thành phố quan trọng như Thành Phố Hồ Chí Minh, thành phố Vinh. Những đại diện bán hàng có nhiệm vụ xác định nhu cầu, tiếp xúc với khách hàng, chào hàng để đưa danh tiếng của công ty đến với khách hàng. 2.2. Mở rộng thị trường thông qua mở rộng nghành hàng kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh ngày nay việc tạo thêm nguồn hàng kinh doanh đã hết sức khó khăn vì các doanh nghiệp đều có sự cạnh tranh với nhau trên thị trường cũng như thương trường. Việc mở rộng thêm ngành hàng kinh doanh cũng là công việc hết sức khó khăn nhưng trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu của xã hội ngày một tăng cao do vây nhu cầu về hàng hóa thiết bị bưu điện, dịch vụ cũng tăng lên theo. Nếu công ty vật tư bưu điện I thực hiện tốt việc mở rộng ngành hàng kinh doanh thì công ty sẽ có diều kiện lợi thế hơn những đối thủ cạnh tranh trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình.Điều này tạo cho công ty có thêm chỗ đững vững chắc trong nền kinh tế thị trương tự do cạnh tranh. 2.3 Giảm chí phí trong hoạt động kinh doanh. Để hạ thấp chi phí trong hoạt động kinh doanh công ty cần tiến hành theo các hướng chủ yếu sau: Một là: Chọn địa bàn hoạt động, xây dựng hệ thống kho tàng của công ty hợp lý nhằm bảo đảm cho vận chuyển, cho dự trữ và bảo quản hàng hoá đồng thời phải thuận tiện cho việc mu bán đi lại của khách hàng. Rút ngắn quãng đưòng vận chuyển và lựa chọn đúng phương tiện vận chuyển hàng hoá, kết hợp chặt chẽ giữa mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ, phân phối hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hoá có đường vận chuyển hợp lý và ngắn nhất. Đồng thời phải chuận bị tốt vấn đề chào hàng, vấn để đóng gói hàng hoá và bao bì phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở hai đầu tuyến vận chuyển. Hai là: Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua ttiêu thụ tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có qui mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng kỹ thuật tài chính, tín dụng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hoá tăng cường bối dưỡng nâng cao kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên về công tác kho. Ba là: Các biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hoá Kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hoá nhập kho. Có sự phân loại hàng hoá và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đàu. cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hoá ngay tại kho, trạm, cửa hàng kinh doanh. Bốn là: Cải thiện phương thức kinh doanh phục vụ vận dụng tốt chế độ khoán, đấu thầu và giải quyết tốt, thoả đáng các mặt lợi ích giữa nhân viên và công ty vừa chú ý hạ thấp chi phí lưu thông hàng hoá. Năm là: Biện pháp giảm chi phí hành chính. Chủ động nâng cao bộ máy quản lý hành chính bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông đầy đủ, chính xác. Qua đó cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết tạo điều kiện tốt cho khách hàng cũng như cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. 2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức doanh nghiệp. Về tổ chức công ty có ba đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành áp dụng cơ chế khoán trong kinh doanh nên đã phát huy tinh thần sáng tạo, trách nhiệm của các bộ phận kinh doanh. Song bộ máy hành chính thì biện pháp này chưa có tác động tích cực vì vậy trong thời gian tới công ty phát đánh giá một cach công bằng hơn để khuyến kích thưởng phạt đúng người, đúng việc nâng cao sự gắn bó của công ty. Công ty cũng cần có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao kiến thức cho họ về kinh doanh và đặc biệt nhanh chóng cập nhập những thông tin mới, kỹ thuật mới trên thị trường. Đồng thời đào tạo cho cán bộ công nhân viên khả năng dự báo thị trường để đáp ứng, bảo đảm tốt nhu cầu thị trường nóng bỏng. Để nâng cao kết quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả trong kinh doanh công ty cần xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn và phaỉ có sự điều chỉnh theo từng thời kỳ để thích ứng với sự vận động của môi trường kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi công ty phải có chiến lược về nghiên cứu thị trường tốt để có thể biết được sự biến động của thị trường và dự báo được nhu cầu của thị trường. Qua đó công ty có thể đinh hướng và phát triển theo nhu cầu thị trường “ chúng ta bán những gì thị trương cần chứ không bán những gì chúng ta có” 3. Những kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong qúa trình tìm hiểu và thực tập tại công ty vật tư bưu điện I, kết hợp với những kiến thức đã học trong những năm qua và được sự hướng dẫn của thầy giáo em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty vật tư bưu điện. 3.1. Huy động vốn kinh doanh. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam dù là doanh nghiệp Nhà Nước hay tư nhân… đều nằm trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Công ty vật tư bưu điện I cũng như các công ty khác đều có nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn vay và vốn kiên doanh liên kết tình trạng này dẫn đến bất lợi trong việc giảm chi phí kinh doanh và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công ty có thể huy động được tối đa các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế có rất nhiều giải pháp khác nhau về huy động vốn dài hạn và ngắn hạnh. 3.1.1. Huy động vốn dài hạn. Vốn dài hạn có thể do Nhà Nước cấp, công ty cấp trên cấp hoặc do vốn tự có của các cổ đông góp vào. trong hoạt động kinh doanh vốn dài hạn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ công ty như phần vốn khầu hao cơ bản để lại công ty, phần lợi nhuận chưa chia … mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vốn dài hạn thì có thể dùng phương thức huy động sau: + Sử dụng nguồn vốn của công ty cấp trên phân phối. + Liên kết đầu tư dài hạn với các công ty khác và ngoài nước để phát triển công ty một cách vững mạnh. + Mặt khác có thể cổ phần hóa công ty để huy động vốn kinh doanh, điều này sẽ làm tăng thêm nguồn vốn và kích thích mọi thành viên trong công ty có trách nhiệm hơn nữa trong việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty và đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. 3.1.2 Huy động vốn ngắn hạn. Vốn kinh doanh điều không thể thiều được đối với mỗi công ty do vậy khi cần thiết phải sử dụng đến nguốn vốn gấp chúng ta có thể : + Vay ngắn hạn của nhà nước + Vay ngắn hạn của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. + Vay nguồn vốn của công ty cấp trên. + Hưởng tín dụng của nhà nước cấp. 3.2. Giải pháp tăng doanh thu mở rộng thị trường. Thực tế qua phân tích thực trạng của công trong những năm qua cho thấy doanh thu của công ty ngày một tăng lên, điều đó chứng tỏ công ty đã có chính sách hợp lý trong việc lôi kéo khách hàng và mở rộng thị trường kinh doannh. Tuy nhiên để có được doanh thu tăng lên hàng năm công ty cũng phải bỏ ra lượng vốn lớn và chi phí kinh doanh cũng tăng lên qua các năm. Vì vậy mức tăng doanh thu qua các năm chưa dạt hiệu quả cao so với mức vốn bỏ ra, do đó trong thời gian tới công ty cần tăng cường công tác hoạt động dịch vụ và phục vụ khách chẳng hạn như: Công ty cần dà soát xem những đối tượng nào chung thuỷ với công ty, mua thường xuyên với số lượng hàng hoá lớn thì công ty nên dùng biện pháp khuyến khích mua hàng với công ty bằng cách bớt giá hoặc chiết khấu. Bớt giá là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán thông thường do mua một khối lượng lớn hàng hoá trong một đợt hàng. Việc này làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty có giảm đi nhưng nó khuyến khích khách hàng tìm đến công ty để mua hàng. Chiết khấu bán hàng là số tiền thưởng cho người mua trong trường hợp người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. Nhân tố này mặc dù cũng giảm doanh thu và do đó giảm lợi nhuận nhưng nó giúp công ty thu hối vốn nhanh kịp thời tiền hàng bán ra. Hoặc công ty có thể dùng biện pháp bán hàng có quà tặng hoặc kèm theo sản phẩm của công ty cho những khách hàng mua hàng hoá của công ty với số lượng hàng hoá tương đối lớn. Điều này là một trong những hình thức Maketing hàng hoá có hiệu quả. Công ty nên đầu tư cho các địa điểm kinh doanh của mình có đầy đủ điều kiều kiện phương tiện kinh doanh. Địa điểm kinh doanh phải thoáng mát, trng hoàng sạch đẹp thuận lợi cho kinh doanh buôn bán. Cần trang bị thêm cho mỗi điểm kinh doanh có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện. Trong công ty các nhân viên kinh doanh có thể ăn mặc đồng phục tạo cái nhìn ban đầu cho khách hàng có thêm cảm tình với công ty. Hơn nưa trong quá trình mua hàng cần phải có biên bản, hoá đơn rõ ràng tạo nên sự hấp dãn tin tưởng cho khách hàng đối với công ty. Công ty cần phải đào tạo thêm nghiệp vụ bán hàng và yêu cầu nhân viên phải hiểu và nắm bắt các thông số kỹ thuật một cách chính xác, đầy đủ như: tình hình giá cả và thị trường các loại hàng hoá và nhất là nhu cầu về hàng hoá của khách hàng trong từng giai đoạn. Công ty nên mở rộng thêm thị trường bằng cách mở thêm các điểm, đại lý bán các mặt hàng của công ty tại các thành phố, tỉnh huyện xã… đặc biệt là các điểm mà nhu cầu của con người ngày một tăng cao. Đây là hình thức tăng cường mạng lưới kinh doanh của mình và nên khuyến khích các điểm kinh doanh làm ăn phát đạt hiệu quả bằng cách thưởng phạt công bằng. Hơn nữa, để tăng doanh thu mở rộng thị trường thì công ty cần có những biện pháp tạo nguồn hàng như: tăng cường công tác nghiệp vụ trong giao nhận hàng hoá, phải tạo mối thân thiện với nhà cung cấp, tìm kiếm đối tác thích hợp với chất lượng hàng hoá, giá cả phải chăng … Tăng cường trang bị các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào bộ máy quản lý để có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và thu thập thông tin đầy đủ chính xác. Đồng thời phải cải tiến bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty, khuyến kích sự sáng tạo trong kinh doanh. 3.3. Một số kiến nghị về chính sách của Nhà Nước nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Dựa vào quan điểm chung hiện nay là kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Thì các công đều phải tự mình hoạch toán kinh doanh, lựa chọn loại hình kinh doanh sao cho có lợi nhuận. đây là nền kinh tế tự do canh tranh do vậy các công ty phải có lợi nhuận thì mới tồn tại được nếu không thì sẽ bị thị trường tự đào thải. Công ty vật tư bưu điện I cung cấp thiết bị bưu chính. Thông qua đó nó sẽ giúp đời sống nhân dân ngày càng tiến lên kịp với thời đại thế giới hiện nay. Chính vì lẽ đó Nhà nước cần có những chính sách yêu tiên hơn cho việc kinh doanh thương mại dịch vụ hiện nay của công ty vật tư bưu điện I như: Nhà nước nên điều chỉnh lại mức thuế đối với công ty, hay khuyến khích công ty phát triển bằng cách cấp thêm vốn để công ty hoạt động kinh doanh cao hơn mức hiện hành…. Tóm lại thương mại dịch vụ là ngành tiêm phong có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nó góp phần to lớn trong việc nâng cao cơ sở vật chất, nâng cao đời sống nhân dân sánh kịp với sự phát triển của thế giới. Do vậy nhà nước cần khuyến kích loại hình kinh doanh này trên cả nươc cũng như cho công ty vật tư bưu điện I nói riêng. Kết luận Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước nghành bưu chính viễn thông đã góp một phần tích cực của mình vào công cuộc đó là một thành viên của tổng công ty, công ty cố gắng phát huy tối đa những mặt mạnh của mình từ đó dóng góp vào sự phát triển chung của nghành, là một sinh viên thực tập trong công ty em cố gắng học hỏi xem xét tình hình hoạt động từ đó dóng góp một phần nhỏ bé vào sự quan tâm trung công ty. Một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động những thuận lợi và khó khăn trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường trong nước và quốc tế và một số phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên trong bài viết của em không tránh khỏi khiếm khuyết rất mong sự đóng góp của quý bạn đọc để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong công ty vật tư bưu điện I và th.s. Hoàng thuý Nga đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền ( đồng chủ biên), giáo trình kinh doanh tổng hợp,NXBTK, 2001. 2. GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên), GT Kinh tế quản lý, NXBTK, 2000. 3. PTS Đặng Đình Đào (chủ biên), GT Kinh tế thương mại dịch vụ, NXBTK,1996. 4. PTS.PGS Nguyễn Duy Bột, Kinh tế thương mại,NXBTK,1996. 5. PGS.PTS Hoàng Minh Đường, Quản trị doanh nghiệp thương mại, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Handbook of international Purchasing. Paul H. Combs, Vice – presedent & seccretary CHC Industrires,Inc. P.Sameleson và W.Nerrdhaus, Gáo trình kinh tế học,1991. Đặng Xuân Xuyến, GT Thị trường và doanh nghiệp, NXBTK, 1998. Từ điển kinh tế học Hamburg, 1990. Văn kiện đại hội đảng VI, VIII. Các báo cáo tổng kết COKYVINA 1998-2001. Tạp chí bưu chính viễn thông. Một số báo và tạp chí khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0229.doc
Tài liệu liên quan