Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam

So sánh biểu trên ta thấy từ năm 1992 trở về trước nhu cầu cà phê hoà tan trên thế giới là tương đối thấp ( Cung luôn vượt cầu ) , từ năm 1992 trở lại đây nhu cầu cà phê hoà tan tăng mạnh ( Cầu luôn vượt cung) đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng . Có rất nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã chuyển hướng sang tiêu thụ mạnh cà phê hoà tan như Mỹ , Anh ,Pháp . Đây là một sự chuyển hướng rất đáng chú ý đối với tất cả các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng . Như vậy để đạt hiệu quả cao trong xuất khẩu cà phê đòi hỏi VINACAFE phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường . Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu cà phê một bài toán khó về thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu , tăng tỷ trọng cà phê hoà tan để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những khách hàng sành điệu . Tuy nhiên , cà phê hoà tan không thể cạnh tranh nổi với cà phê hoà tan của Inđô nê xia , Xinga po, vì giá cao và chất lượng không phù hợp . Hiện nay cà phê hoà tan của ta cạnh tranh ngay trên đất nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn .Vì vậy , để tăng lượng cà phê hoà tan xuất khẩu cần thiết phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm . Bên cạnh đó vấn đề cốt lõi trong việc thay đổi cơ cấu là tăng tỷ lệ cà phê chè và giảm tỷ lệ cà phê vối vì sản phẩm cà phê thành phẩm là sự phối hợp giữa các loại cà phê với nhau với các tỷ lệ tương thích . Với những nỗ lực thực sự trong việc chuyển dịch cơ cấu cà phê xuất khẩu , hy vọng rằng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có thêm nhiều mặt hàng cà phê phong phú hơn , đa dạng hơn với chất lượng đảm bảo để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài , tạo uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế .

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ hiện đại. - Từng bước tạo mặt bằng pháp lý và áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ ( thuế đất, điện nước, bưu chính viễn thông, hàng không ......) Bổ xung các chính sách ưu đãi, thiết thực, có sức hấp dẫn cao, đối với những vùng nguyên liệu, lĩnh vực cần ưu tiên của ngành Ca fe. Quản lý việc thực hiện các dự án đã cấp giấy phép và các cơ sở đã đi vào hoạt động theo hướng dẫn vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vừa đảm bảo chấp hành tốt pháp luật Việt Nam. - Khuôn khổ luật lệ phải được hợp lý hoá nhằm đẩy mạnh quá trình xét duyệt các dự án FDI, số lượng cơ quan giảm xuống thực hiện nguyên tắc một cửa, luật lệ và sự vận dụng phải hoàn toàn minh bạch không có ưu tiên đặc biệt nào đối với các quan hệ sở hữu. - Hệ thống quản lý ngoại hối hiện nay được các nhà đầu tư xem xét như 1 trở lực lớn cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cần phải áp dụng 1 hệ thống quản lý ngoại hối rõ ràng đáng tin cậy và các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư. - Cần thành lập một tổ chức tiếp thị và xúc tiến đầu tư nước ngoài với chức năng chủ yếu thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung và ngành cà fê nói riêng và trợ giúp các nhà đầu tư thuộc nhiều dự án của họ . - Chính phủ cần phải giảm sự thay đổi quá nhiều về chính sách và thiếu nhất quán về mặt hành chính của các chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của chính phủ không phải là xét duyệt và quản lý đầu tư mà xem xét sao cho có nhiều dự án làm ăn có lãi và được thực hiện thành công . (5). Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế . - Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, pháp luật nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn trương và vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ APTA. - Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được với các nước trong khu vực và các nước thuộc liên minh EU, khôi phục thị trường Nga và các nước Đông Âu - là các bạn hàng chủ yếu của Cà fê Việt Nam ở thời kỳ trước, mở rộng thị trường Mỹ , đẩy mạnh tìm kiếm thị trường ở Trung Đông, trú trọng đa phương hoá quan hệ thương mại, giảm sự tập trung vào một vài đối tác và mua bán qua thị trường trung gian. - Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, đàm phán và ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương, tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. - Hình thành hệ thống thông tin thương mại quốc gia. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại như JETRO của Nhật hay KETRO của Hàn Quốc. - Phát triển hiệp hội Cà fê, liên kết sản xuất nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu. Ban hành quy chế cho các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp lập cơ quan đại diện và chi nhánh ở nước ngoài. - Nghiên cứu việc sử dụng các tổ chức dịch vụ và tổ chức môi giới quốc tế về Cà fê. Khuyến khích các cá nhân tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong cũng như người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tích cực vào việc tìm kiếm, tiếp cận, tìm hiểu và thâm nhập thị trường quốc tế. (6). Về quan hệ sản xuất : Đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương chính sách đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo NQTW4 nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò chỉ đạo của kinh tế nhà nước trong ngành cà fê. Từ kinh nghiệm thực tế, đã thu được hoàn chỉnh các văn bản pháp quy để xúc tiến nhanh và vững chắc công tác cổ phần hoá doanh nghiệp. Qua những năm thành lậpvà thực hiện cần tổng kết mô hình và cơ chế quản lý hoạt động tổng công ty, làm rõ mối quan hệ giữa tổng công ty với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa hội đồng quản trị và tổng giám đốc, giữa tổng giám đốc và các thành viên. Khuyến khích phát triển các trang trại trồng Ca fe. (7). Về cải cách hành chính Nâng cao chất lượng và hiệu lực chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tất cả các cấp, đó là khâu có ý nghĩa quyết định để đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước vào cuộc sống nhằm khắc phục tình trạng nói không đi đôi với làm, thậm chí nói mà không làm hoặc nói và làm khác nhau. Để nâng cao hiệu lực điều hành, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước cần: - Trên cơ sở xác định rõ chức năng quản lý của về kinh tế xã hội cần rà soát lại và lập kế hoạch chỉnh đốn cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính khắc phục tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và trong nội bộ, bộ máy đang gây trở ngại, ách tắc cho sự chỉ đạo, điều hành cũng như việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đường lối chính sách của Đảng. - Tăng cừơng kỷ luật, chỉnh đốn kỷ cương trong hệ thống hành chính đồng thời đưa nề nếp sinh hoạt phê bình và tự phê bình, kiểm điện công tác và thực hiện chức trách của mọi cán bộ. Cải tiến và thực hiện nghiêm minh chế độ khen thưởng, kỷ luật. - Kết hợp các việc nêu trên với các biện pháp tích cực chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm. (8) Về chính sách tiêu thụ sản phẩm. Cần phải có chính sách đảm bảo tiêu thụ hết mọi sản phẩm cafê do nhân dân sản xuất ra trong bất kỳ tình huống nào cũng như bất kỳ loại cafê nào như vậy sẽ khuyến khích người nông dân yên tâm tham gia sản xuất. Việc thu mua Cafê phải diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi người dân có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Để làm được điều này các tổ chức có chức năng thu mua phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng thu mua tránh tình trạng khi nông dân có cafê để bán cho thì lại không có tiền để mua và vô tình chung tạo cho tự nhận ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất. Xây dựng chính sách giá Cafê hợp lý đảm bảo ổn định sản xuất cafê. Giá mua nguyên liệu được tính từ giá FOB xuất khẩu. Do vậy nhà nước cần thống nhất giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. Xây dựng giá bảo hiểm dựa vào nguồn lợi thuế trong những năm giá thị trường lên cao để xây dựng gía mua nguyên liệu từ những người sản xuất trong những năm giá cafê biến động giảm lên lấy giá bình quân trên thị trường thế giới trong nhiều năm để quy về giá thu mua năm trước . (9). Chính sách ngoại hối: Phải tạo ra từ giá hối đoái hiện thực nhằm đảm bảo đủ để khuyến khích xuất khẩu, chính sách ngoại hối còn thể hiện trong chính sách thu mua và quản lý ngoại tệ. Theo quy định tất cả ngoại tệ xuất khẩu của doanh nghiệp phải chuyển hết vào ngân hàng, song ngân hàng nên cấp cho các doanh nghiệp chứng nhận đặc biệt xác nhận lượng ngoại tệ bán để nếu doanh nghiệp cần ngoại tệ nhập hàng hoá, máy móc thiết bị thì xuất trình hoá đơn này để mua lượng ngoại tệ với giá ưu đãi. Biện pháp này không những khuyến khích xuất khẩu mà còn hạn chế nhập siêu. (10 ). Chính sách thuế nông nghiệp - Nhà nước nên thu theo hạng đất và theo sự biến động của giá trên thị trường nhằm mục đích để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cafê xuất khẩu trên thế giới giảm mạnh, thời gian vừa qua do thời tiết biến động không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất cafê. Bên cạnh đó do sự quản lý vĩ mô còn yếu kém của nhà nước, lại không có hệ thống giá bảo hiểm sản xuất của hàng vạn ha cafê đã bị chặt phá để trồng cây khác gây thiệt hại rất lớn đến lợi ích của người sản xuất nói riêng và ngành cafê xuất khẩu nói chung. - Cần kéo dài thời gian miễn giảm thuế đối với vùng đất trống đồi trọc, vùng được ưu tiên phát triển được đưa cafê vào trồng để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích canh tác, gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng Ca fe. Cụ thể là chỉ thu thuế trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm khi vườn Ca fê đã đi vào khai thác. 2. Về phía ngành 2.1 Đẩy mạnh sản xuất cà phê xuất khẩu 2.1.1 Chọn và lai tạo giống có chất lượng tốt , năng suất cao cũng như với các loại cây công nghiệp lâu năm khác , việc chọn giống cà phê đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài , có khi đến hàng chục năm. Do vậy nếu không có phương pháp đúng đắn ngay từ đầu sẽ dẫn tới tốn kém không ít cả về công sức và tiền của, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu cà phê . Việc đầu tư và chọn giống cà phê sẽ mở ra một triển vọng lớn trong việc trồng cà phê góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê . Trong những năm gần đây có một số công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước đã cho thấy những kết quả khả quan tạo điều kiện tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số quốc gia trên thế giới Hiện nay việc nghiên cứu cà phê Eakmat đã tuyển chọn và nâng cao chất lượng một số loại cây cà phê Catimor có khả năng kháng hầu hết các chứng sinh lý và bệnh rỉ sắt ở cà phê của Việt Nam . Với kỹ thuật trồng dầy , chu kỳ kinh doanh rút ngắn , giống cà phê này có thể hạn chế được sự phát triển của sâu đục thân phá hoại . Như vậy , chọn và lai tạo giống là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê . Có thể đây là khâu quan trọng đầu tiên trong việc nâng cao tổng sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu . Hiện nay đã có một sô tập đoàn gồm 29 chủng loại cà phê kháng bệnh cao đã và đang được theo dõi để lựa chọn và đưa vào sản xuất . Việc tuyển chọn và lai tạo giống không những đòi hỏi khắt khe về năng suất và chất lượng mà còn đòi hỏi giống phải mang những đặc tính di truyền tốt . Vì vậy cần tăng cướng đầu tư và phối hợp với viện nghiên cứu Eakmat với các trung tâm nghiên cứu có liên quan để có thể đưa ra những giống cà phê tốt , có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nước ta, góp phần tăng sản lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian tới . 2.1.2 Đẩy mạnh thâm canh và mở rộng diện tích cà phê . a. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có Trong thập kỷ 80 và trong những năm đầu thập kỷ 90 , việc mở rộng diện tích cà phê diễn ra ồ ạt . Cùng một lúc chúng ta phải mở rộng diện tích gieo trồng lại lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện hạn chế về vốn . Vì vậy trình độ thâm canh còn thấp . Năng suất cà phê không đồng đều và chưa cao so với khả năng thực tế . Chính vì vậy , cần phải đánh giá lại chất lượng vườn cây hiện có , thanh lý những diện tích kém hiệu quả . Tập trung đầu tư vào những diện tích có hiệu quả . Tập trung đầu tư vào những diện tích hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm . Về hướng đầu tư thâm canh trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: - Cà phê kinh doanh yêu cầu chi phí sản xuất hàng năm rất lớn - Nhà nước phải đảm bảo cung ứng đủ các loại vật tư như phân bón , thuốc trứ sâu, xăng dầu , máy móc và công cụ sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nông dân . Tập trung giải quyết vấn đề phân bón cho thâm canh . Phải kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để bổ sung thêm nguồn phân xanh , tăng cường sản xuất và nhập khẩu phân vô cơ , chú ý mở rộng hệ thống dịch vụ kịp thời đáp ứng yêu cầu phân bón cho thâm canh cà phê . - Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cây cà phê . Đây là một trong những khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn nhất nước ta hiện nay là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ . Thực tế cho thấy việc đầu tư vào 2 khâu này rất lớn song hiệu quả đạt được lại rất khiêm tốn , chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của cây cà phê . Nguồn nước hiện nay đang thiếu nghiêm trọng do thiên nhiên gây ra cũng như do chính sự huỷ hoại của bàn tay con người . Nguồn nước ngầm cũng đang bị cạn kiệt cũng do các nguyên nhân trên . Bên cạnh đó các thiết bị phục vụ như máy tưới, ống dẫn ... rất thiếu nên ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê . Vì vậy để đảm bảo nước tưới cần phải thực hiện các biện pháp sau : + Trồng rừng : Đây là biện pháp đặc biệt nghiêm trọng vì nó có tác dụng lâu dài : + Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn lưới điện quốc gia + Cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị dùng cho nước tưới . - Tập trung phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây cà phê . Thực tế cho thấy sự phá hoại của cây cà phê có ảnh hướng rất lớn đến năng suất sản lượng cũng như chất lượng cây cà phê . Đặc biệt khi quy mô sản xuất được mở rộng thì vấn đề sâu bệnh và cỏ dại lại càng phải có sự quan tâm đặc biệt . Nếu vấn đề này được giải quyết một cách triệt để sẽ góp phần nâng cao năng suất , chất lượng và sản lượng cà phê xuất khẩu - Hỗ trợ , tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh , đẩy mạnh thâm canh sản xuất vì hiện nay cà phê ngoài quốc doanh đã chiếm tới trên 80% diện tích cà phê của cả nước . b. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của cây cà phê chè có kế hoạch mở rộng diện tích. Hiện nay việc mở rộng diện tích cà phê mang tính phong trào và tự phát nên không ít diện tích cà phê đã trồng nhưng kém hiệu quả. Sản xuất cà phê ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là cà phê vối ( 95% ) , cà phê chè chỉ có 5% . Trên thị trường thế giới cà phê chè thường được ưa dùng hơn và giá bán buôn cao hơn cà phê vối từ 10 - 30% , thậm chí có lúc cao hơn tới 40% . Như vậy chúng ta đang gặp bất lợi về cơ cấu cà phê . Hiện nay còn rất nhiều vùng đất thích hợp có khả năng phát triển cây cà phê chè . Mở rộng diện tích cà phê sẽ cho phép chúng ta thay đổi được cơ cấu bất lợi về cây cà phê đang tồn tại như hiện nay, phấn đấu đạt cơ cấu sản lượng : 1/3 cà phê chè; 2/3 cà phê vối . Khi đó cơ hội tăng sản lượng cà phê xuất khẩu là rất khả quan , kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng lên do giá trị cao của cây cà phê chè mang lại . Việc đầu tư xây dựng cơ bản cho một ha cà phê chè thấp hơn so với cà phê vối , hơn nữa cà phê chè lại có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện ở một số điểm sau : - Cà phê chè được trồng chủ yếu ở các vùng phía Bắc , giá ngày công lao động trồng cà phê chè thấp . - Mức đầu tư thuỷ lợi thấp do cà phê chè được trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ sung với mức thấp . Như vậy chi phí sản xuất giảm xuống . - Cà phê chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn . Trong cạnh tranh trên thị trướng quốc tế, ngoài yếu tố chất lượng thì sản lượng có ý nghĩa quyết định giá cả vì trong quan hệ thương mại , nếu ai có khối lượng hàng hoá lớn thì người đó sẽ quyết định giá bán sản phẩm trên thị trường. Việt Nam tuy thuộc nhóm 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng so với Brazin, Colombia , Indonêxia... thì chất lượng và sản lượng của ta còn thấp hơn rất nhiều . Tuy chúng ta là một nước rất nhỏ không có khả năng quyết định giá cả trên thị trường cà phê thế giới nhưng việc tăng sản lượng cà phê xuất khẩu với chất lượng cao sẽ đảm bảo cho chúng ta luôn chủ động trong xuất khẩu cà phê , tránh tình trạng bị ép giá . c. Tăng cường công tác khuyến nông . Như chúng ta đã biết , hiện nay hầu hết diện tích cà phê thuộc về tư nhân ( Trên 80% diện tích cà phê ) . Do vậy việc củng cố và mở rộng hệ thống khuyến nông chuyên ngành từ TW đến cơ sở nhằm phổ cập các kiến thức kỹ thuật chế biến, bảo quản cho cán bộ kỹ thuật và người trồng cà phê ở cơ sở sẽ làm cho sản phẩm cà phê có triển vọng tăng lên cả về só lượng cũng như chất lượng cà phê xuất khẩu. 2.2.Tăng cường công tác quản trị chất lượng, công nghiệp chế biến sơ cấp để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu: Công nghiệp chế biến phát triển sẽ làm tăng chất lượng cà phê xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Cải tiến và nâng cao chất lượng cà phê việt nam là một chương trình tổng hợp từ khâu sản xuất - chế biến - bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Nó có liên quan mật thiết đến nguyên liệu, thiết bị chế biến cũng như tổ chức bộ máy cải tạo và quản lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy để đẩy mạnh công nghiệp chế biến nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu cần phải có sự phối hợp nghiên cứu và thực hiện đồng thời các yếu tố có liên quan ở trên. 2.2.1 Nguyên liệu chế biến: Muốn có nguyên liệu chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng cao thì cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau: - Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung có điều kiện sinh thái thích hợp với sinh trưởng của cây cà phê. Diện tích và sản lượng phải đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoạt động liên tục trong thời gian quy định. - Vùng nguyên liệu phải được thâm canh cao, chọn giống tốt cho sản phẩm có những năng suất cao. chất lượng tốt. Đồng đều đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của công nghiệp chế biến. Như vậy giống phải được kiểm nghiệm trên diện rộng. Đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. - Hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hái, sơ chế bảo quản và phương thức vận chuyển để giảm thiểu những tổn thất về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm dành cho chế biến: + Cà phê thường được bảo quản ở dạng khô hoặc ở dạng hạt vỏ thóc nên trước lúc đưa vào bảo quản phải được phơi sấy đến độ ẩm thích hợp mới giữ được chất lượng sản phẩm. - Tạo mối liên kết giữa công nhân và nông dân, giữa trồng và chế biến cà phê trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hoà lợi ích giữa các bên. Từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu vững chắc. Phát triển ổn định lâu dài đảm bảo cho nhà máy chạy hết công suất và đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Thiết bị chế biến: Để đáp ứng liên hoàn công nghệ chế biến sản phẩm. Chúng ta cần xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến. Trong những năm qua do bị động và lúng túng trước sự “Bùng nổ” về sản lượng cà phê nên trang bị kỹ thuật chế biến thường bị chắp vá. Không đồng bộ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cà phê. Do đó trước mắt cần đầu tư sửa chữa, khai thác tối đa các cơ sở chế biến hiện có. Đồng thời có dự án lựa chọn thiết bị hiện đại đồng bộ và có hiệu quả cao. Trong chế biến sản phẩm cà phê lên lựa họn dây chuyền có qui mô vừa và nhỏ, những thiết bị công nghệ hiện đại. Kinh nghiệm cho thấy thị trường tiêu thụ cà phê chính là các nước công nghiệp phát triển. do đó nên nhập công nghệ chế biến của chính nước sở tại. Việc nhập đó có thể thông qua các hợp đồng liên doanh do các đối tác đầu tư thiết bị, đồng thời họ chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Đây là phương thức vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa có khả năng len chân vào thị trường khó tính một cách chắc chắn nhất. a. Phương pháp chế biến: Có 2 phương pháp chế biến cơ bản đối với cà phê: Chế biến khô và chế biến ướt: * Chế biến khô: Được áp dụng đối với cà phê vối, với cà phê này trong những vùng mà trong mùa thu hoạch không có nắng, cà phê phơi lâu khô, rễ bị thối, mốc cũng phải áp dụng phương pháp chế biến ướt. * Chế biến ướt: Được áp dụng đối với cà phê chè, với cà phê này nhất thiết phải chế biến ướt mới đảm bảo chất lượng cao (Vỏ quả dày, mọng nước). Cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối. Phía Nam có 6 tháng mùa khô rất thích hợp cho công tác chế biến. Hiện nay chế biến khô đang là biện pháp kỹ thuật đơn giản nhất, rẻ tiền nhất, phổ biến nhất. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải chủ động và kiên quyết không ủ đống cà phê trong khi độ ẩm hạt còn cao nhằm tránh tình trạng bốc lên men. Do đó cần tăng diện tích sân phơi và sấy cà phê. b. Lựa chọn công nghệ chế biến: * Cải tiến và cung cấp thiết bị nhỏ cho hộ nông dân và các trang trại nhỏ. Nước ta do cà phê được trồng nhiều theo qui mô hộ gia đình nên thiết bị máy móc chủ yếu là dạng sơ chế. Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của cà phê. Ngành cơ khí nước ta có thể sản xuất ra các loại máy móc nhỏ cung cấp cho nhân dân và phổ biến cà phê cho nông dân để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Với cà phê vối chế biến khô: Chủ yếu là giải quyết vấn đề sân phơi và máy sát hợp qui cách. Hiện nay nhiều nơi đã chế tạo và cải tiến các máy sát cà phê nhưng vì máy không đủ tiêu chuẩn lên cà phê bị vỡ nhiều. Do đó các nhà chế tạo máy Việt Nam cần quan tâm hơn để chế tạo máy tốt, bền, rẻ và rất hợp khả năng của người nông dân. Các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu mẫu máy có chất lượng tốt, giá rẻ và nhập một số làm mẫu. Có thể nghiên cứu sản phẩm của các hãng Brazin, Đức đã dùng ở một số nơi đang được đánh giá là rất tốt. - Với cà phê chè chế biến ướt: Cần nghiên cứu máy xay sát tươi để tránh khâu lên men có thể sử dụng máy liên hoàn vừa sát tươi vừa đánh sạch nhớt. Do nhu cầu về máy nhỏ là khá hơn lên cố gắng khuyến khích các nhà chế tạo máy trong nước đầu tư sản xuất để giảm ngoại tệ nhập khẩu máy. Đối với những vùng thu hoạch có mưa, khó phơi khô thì phần cần trang bị máy sấy nhỏ sử dụng than hoặc dầu. Tuy nhiên cần triệt để loại bỏ những nhiên liệu ảm khói gây ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. * Xây dựng những nhà máy lớn hoàn chỉnh với công suất phù hợp: Theo tình hình sản xuất Ca phê hiện nay thì các tỉnh có trồng cà phê (Trừ 4 tỉnh Tây nguyên) được trang bị những nhà máy có công xuất 5000 - 10.000 tấn cà phê/năm là tương đối phù hợp. Những tỉnh trọng điểm cần được trang bị hiện nay là Sơn La, Quảng Trị. Yên Bái trong một vài năm tới cần trang bị nhà máy chế biến lớn ở các địa phương khác nhau: Nghệ An - Tuyên Quang - Lạng Sơn.... Với các công ty xuất khẩu lớn như VINACA Fe, Inexin Đắc Lắc... cần được trang bị những nhà máy hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu. * Tổ chức thực hiện: Các hộ gia đình có vườn cà phê từ 1 - 2 ha cần trang bị máy xay sát tươi với công xuất nhỏ. Đồng thời có bể ngâm ủ lên men nếu là chế biến ướt. Với những diện tích cà phê tường đối lớn (Khoảng 100 ha) của 1 làng, 1 xã hay một vùng nào đó thì có thể tổ chức thành trạm chế biến với các thiết bị máy sát tươi liên hoàn kiêm đánh nhớt, sân phơi, phương án tốt nhất là nên tổ chức thành HTX chế biến. - Với 1 tỉnh có diện tích khoảng 5.000 ha thì cần có một nhà máy hoàn chỉnh từ khâu phân loại sản xuất đóng bao. Nhà máy cần có tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng hợp với tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành. Nhà máy của tỉnh chủ yếu đảm nhiệm khâu xay sát khô cà phê vỏ hoặc cà phê thóc khô, nếu có trang bị sát tươi phải đảm bảo cà phê qua tuổi thu hái vận chuyển chế biến được trong ngày, không ủ đống gây ủng, thối. Đặc biệt cà phê sát tươi phải tổ chức ở nhưng nơi có đủ nguồn nước sạch. - Ngoài những doanh nghiệp đã được trang bị chế biến tốt tổng công ty cà phê Việt Nam cần quan tâm cung cấp công nghệ và trang bị cho các vùng không có nông trường nhưng khả năng thu mua đảm bảo như Khe xanh (Quảng Trị), Di Linh (Lâm Đồng...) Đối với công nghệ chế biến cà phê xay, rang và cà phê hoà tan, ngoài nhà máy cà phê Biên Hoà được nâng cao công xuất lên xấp xỉ 1000 tấn/năm. Chúng ta cần xây dựng thêm một nhà máy công xuất khoảng 1000 tấn /năm ở Hà Nội với vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. * Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến cà phê năm 2002. Tổng mức đầu tư: : 76.800. triệu đồng. Trong đó : - Cho tổng Công ty Việt Nam : 186.800 triệu đồng. - Cho các địa phương : 190.000 Triệu đồng Trong đó : - Cho chế biến cà phê nhân : 276. 800 triệu đồng. Cho chế biến cà phê hoà tan: : 100.000 triệu đồng. 2.2.3 Tổ chức bộ máy chỉ đạo và quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu. Hiện nay thị trường cà phê Việt Nam đang mở rộng, nhiều khách hàng đã đặt vấn đề mua cà phê tốt và có chất lượng cao hơn, đây chính là dịp để chúng t a đưa tiêu chuẩn cà phê Việt Nam vào thực tế xuất khẩu có hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề trong việc chế biến và tất nhiên chúng ta phải có một hệ thống quản lý công nghệ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm theo hướng sau: - Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật đến từng hộ nông dân. - Qua từng cong đoạn chế biến sản phẩm phải có can bộ kiểm tra chặt chẽ. 2.3. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng Đa dạng hoá sản phẩm có nghĩa Vinacafe thực hiện việc mở rộng danh mục sản phẩm gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm nhằm đảm bảo Vinacafe thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao cạnh tranh của Vinacafe bởi những lý do chủ yếu sau: - Tính đa dạng, phức tạp của nhu cầu thị trường đối với sản phẩm cà phê. - Tiến bộ khoa học, kinh tế phát triển làm xuất hiện những nhu cầu mới rút ngắn cho chu kỳ sống của sản phẩm vào tạo những khả năng sản xuất mới yêu cầu Vinacafe phân biệt tranh thủ nắm bắt để phát triển kinh doanh. - Đa dạng hoá sản phẩm giúp Vinacafe tận dụng đầyđủ các nguồn lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giúp Vinacafe phân tán được rủi ro trong kinh doanh như các tuyến sản phẩm có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau. - Khả năng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của Vinacafe là khá thuận lợi. Bởi lẽ đa dạng hoá sản phẩm một cách hợp lý sẽ không làm xáo trộn qúa trình sản xuất. Vinacafe chủ yếu thực hiện đa dạng hoá sản phẩm bằng cách thay đổi cách đóng gói mẫu mã hình thức, thay đổi tỷ lệ chất phụ gia của cà phê qua chế biến và tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến. Vinacafe có thể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo những hướng sau: *Hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm trong sự thích nghi với nhu cầu người tiêu dùng. Đây chính là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới nhờ sự đa dạng về kiểu cách mẫu mã, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thoả mãn thị hiếu, điều kiện tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng khác nhau. Việc hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm của Vinacafe được tiến hành bởi các hoạt động chủ yếu sau: - Sản xuất các loại cà phê mang hương vị đặc trưng vốn có của cà phê Việt Nam và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. - Cải tiến sản phẩm cà phê đen. Bởi lẽ gần như sản phẩm này đang ở giai đoạn suy thoái. Cải tiến sản phẩm này bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, làm nổi bật hương vị vốn có của cà phê Việt Nam, cải tiến bao bì mẫu mã thì sự ổn định của tuyến hàng này rất cao. - Tạo nên sự đa dạng hấp dẫn về mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm. Đối với từng loại sản phẩm xác định mục tiêu và đối tượng tiêu dùng chủ yếu là ai? Trên cơ sở đó đưa ra phương án về bao gói, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn đối với sản phẩm cà phê đen đối tượng tiêu thụ chủ yếu là dân nghiện cà phê có thời gian và các nhà hàng để gây sự chú ý của người tiêu dùng. Đồng thời mẫu mã phải làm nổi bật nhưng phải hài hoà trang nhã, phù hợp với tính chất của loại sản phẩm cao cấp này. - Đa dạng về bao gói sản phẩm theo các trọng lượng khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của từng loại khách hàng. * Nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới. Việc tung những sản phẩm mới ra thị trường với những đặc tính nổi bật sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Vinacafe, sản phẩm mới giúp Vinacafe tăng khối lượng xuất khẩu củng cố thị trường hiện tại tăng khả năng tấn công vào những giai đoạn mới của thị trường hoặc vươn ra thị trường mới vì nó mở rộng khả năng thoả mãn nhu cầu bằng những đặc điểm nổi bật. Trong thời gian tới việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Vinacafe có thể theo một số hướng chủ yếu sau: - Phát triển sản phẩm mới trên cơ sở cải tiến một số đặc tính của sản phẩm đang sản xuất. - Phát triển sản phẩm mới với những đặc tính nổi bật trên thị trường có thể là nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng an toàn cho sức khoẻ, tiện lợi cho cuộc sống. Việc phát triển sản phẩm mới với các đặc tính đó sẽ đem lại một số lợi ích sau: + Nâng cao khả năng thích nghi của Vinacafe với sự thay đổi của thị trường. Bởi lẽ trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết của con người về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm ngày càng cao, sự bận rộn của cuộc sống làm cho họ có khả năng và sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng cho phù hợp nhất. + Uy tín của sản phẩm của Vinacafe được nâng cao trên thị trường. + Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Vinacafe thường xuyên bởi lợi ích của nó đem lại. Nói tóm lại, đa dạng hoá sản phẩm là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vinacafe. Việc kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản phẩm là việc làm mang tính định hướng lâu dài, không chỉ đơn giản là biện pháp tình thế mang tính chất nhất thời. 2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Ngày nay giá không còn chiếm vị trí hàng đầu nhưng giá vẫn là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng caokhả năng cạnh tranh về giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với Vinacafe nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Trên thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá Vinacafe có thể thực hiện một số hoạt động chủ yếu sau: * Nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến. Chi phí chế biến là cơ sở để xác định chính sách giá của Vinacafe. Do đó nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến là lợi thế của Vinacafe trong việc xác định chính sách gía hợp lý, linh hoạt. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến có thể là việc áp dụng các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí chế biến một cách hợp lý. Vinacafe có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở dự trữ nguyên liệu hợp lý, sử dụng các loại phụ liệu trong chế biến phải tăng cường các biện pháp chống ẩm, hao hụt trong bảo quản và hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên liệu cho sát với thực tế áp dụng các phương pháp thưởng phạt vật chất để giảm tiêu hao do lãng phí như rơi vãi thất thoát mất trộm. - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở tăng cường năng suất lao động tiết kiệm chi phí tiền lương, tiền công. Tăng cường năng suất lao động có thể thực hiện bằng cách sắp xếp lại sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. - Giảm chi phí chế biến trên cơ sở giảm chi phí cố định bằng cách tăng nhanh sản phẩm sản xuất ra. Tăng tốc độ sản xuất sản phẩm sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành phẩm giảm. Hiện nayVinacafe mới đạt khoảng 40 - 60% công suất thiết bị. Do đó việc giảm chi phí chế biến trên cơ sở giảm chi phí cố định bằng cách tăng khối lượng sản phẩm chế biến là việc làm mang tính chất cấp thiết. Nói tóm lại, nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí chế biến có ý nghĩa tối thiểu hoá chi phí đầu vào một cách hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hạn chế tiêu hao do lãng phí trong quá trình chế biến cà phê. Quản trị chi phí chế biến có hiệu quả là cơ sở, điểm tựa vững chắc để Vinacafe xác lập chính sách giá hợp lý và hiệu quả. * Xác lập chính sách giá hợp lý cho từng loại sản phẩm. Sản phẩm của Vinacafe chưa đa dạng về chủng loại song trong đó có các sản phẩm cao cấp như cà phê hoà tan và các loại cà phê bình dân thông thường như cà phê đen, cà phê nguyên liệu đối với loại sản phẩm khác nhau cần xác lập chính sách giá khác nhau. Loại sản phẩm cao cấp, Vinacafe nên áp dụng chính sách giá cao. Chính sách giá cao sẽ khẳng định tính cao cấp của sản phẩm đồng thời thoả mãn tâm lý người tiêu dùng phô trương sự giàu sang. Loại sản phẩm mới có đặc tính nổi bật. Vinacafe nên áp dụng chính sách giá cao sau một thời gian dài, giảm giá dần. Bởi vì sản phẩm mới xuất hiện lần đầu người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng sản phẩm. Việc định giá cao sẽ thuyết phục họ về lợi ích của sản phẩm ngay cả ở mức giá cao. Loại sản phẩm thông thường bình dân Vinacafe nên áp dụng chính sách giá thấp hơn giá thống trị của thị trường. * Thực hiện phân biệt giá Vinacafe có thể thực hiện phân biệt giá bằng cách cùng một loại sản phẩm nhưng với các mức giá khác nhau thể hiện ở giá chiết khấu, bớt giá... Hiện nay Vinacafe đang thực hiện việc thay đổi giá theo khối lượng và phương thức thanh toán trong thời gian tới Vinacafe có thể thay đổi giá theo khu vực thị trường, giảm giá tạm thời vào lúc nhu cầu thấp. 2.5. Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê xuất khẩu . Đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường xuất khẩu cà phê theo hướng tập trung cho phép tăng khôi lượng cà phê xuất khẩu . Thực tế cho thấy , các nước càng có thị trường hẹp thì sự phụ thuộc vào lại càng tăng . Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mặt hàng cà phê Việt Nam bởi vì sản phẩm cà phê là chiến lược phát triển của chúng ta sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu. Vì vậy mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của ngành cà phê nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung . Mặc dù thị trường xuát khẩu của cà phê Việt Nam tương đối ổn định nhưng hầu nhơ chưa có khách hàng thường xuyên và có khách hàng dài hạn . Do vậy cần tạo ra thị trường ổn định đảm bảo cà phê đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước những biến động của thị trường. Do đó cần xác định đúng thị trường xuất khẩu, lựa chọn đúng sản phẩm xuất khẩu và lựa chọn hình thức xuất khẩu hợp lý. - Thị trường chủ yếu : Mỹ , Singapore , Pháp , Đức , Thuỵ Sỹ , Nhật, Hà Lan , Hồng Kông, Nga... - Thị trường chiến lược : Singapore , Hồng Kông ... - Thị trường Tiềm năng : Tây Âu ( Anh, Pháp , Đức ...) Bắc â ( Thuỵ Sĩ, Hà Lan ...) Nhật và đặc biệt là thị trường Mỹ - một thị trường mới khai thác . # Đức : Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thuận lợi hơn vì cà phê của ta đã có chỗ đứng vững chắc ở Đông Đức . Hiện nay Đức vẫn đang phát triển rất tốt các hiệp định liên doanh và tiêu thụ sản phẩm của ta . # Mỹ: Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận và tu chính án Jachson - Vanik đối với Việt Nam , chúng ta đã xuất khẩu một lượng lớn cà phê áng mỹ với xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy cần phải củng cố và phát huy vị trí của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường tiềm năng này. # Nhật: Đây là một trong những thị trường đầy triển vọng. Vì vậy cần tranh thủ xâm nhập thị trường vào thòi điểm khi chính sách bảo hộ của Nhật được nới lỏng để củng cố vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường này. # Nối lại quan hệ với thị trường Nga (Liên Xô cũ). Đông âu, đây là 2 thị trường lớn và rất có hiệu quả mà trước đây ta đã từng xuất khẩu sang với khối lượng lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới (Hiện nay có nhiều triển vọng cao). Tuy nhiên để có thể mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cà phê thì thông tin thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng Trong những năm qua, do công tác dự báo thị trường chưa tốt và không cập nhật nên khi chúng ta có hàng hoá để bán thì giá thị trường thế giới lại giảm. Khi giá cà phê tăng ta lại không có hàng để bán hoặc đã bán hết hàng. Vì vậy để tăng công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê xuất khẩu cần đặc biệt chú trọng đến công tác tiếp nhận thông tin, đồng thời đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường để tăng hiệu quả trong cạnh tranh và tăng giá trị cà phê xuất khẩu. 2.6. Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu tăng cường công tác quảng cáo bán chào hàng. - Mặt hàng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn rất đơn điệu, hầu hết là cà phê nhân sống, do vậy trong thời gian tới cần xây dựng ngành chế biến cà phê hạt hoặc cà phê hoà tan được chộn lẫn với cà phê chè và cà phê vối theo tỷ lệ hợp với nhu cầu người tiêu dùng góp phần làm cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thêm phong phú. - Mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Như chúng ta biết cà phê là một trong những đồ uống cao cấp do vậy rất cần cải tiến mẫu mã đa dạng phong phú cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng nhiều khi chất lượng sản phẩm tương đương nhau nhưng nếu mẫu mã đẹp hơn sẽ có sức thuýet phục hơn đối với khách hàng, đặc biệt là đối với đồ ăn thức uống, việc cải tiến mẫu mã sản phẩm sẽ làm nổi bật được đặc tính của nó đưa lại một hình ảnh đẹp, mọi sự ủng hộ thương mại hoá, đây là một yếu tố hết sức quan trọng vì thị trường tiêu thụ cà phê là các nước công nghiệp phát triển yêu cầu rất nghiêm ngặt về kích cỡ, mẫu mã bao bì sản phẩm, do vậy muốn nâng cao giá trị sản phẩm và tăng lượng cà phâ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường cà phê thế giới dẽ dàng thì đây là một trong những giải pháp tiêu thụ cần được quan tâm đúng mức. - Công tác tiếp thị, quảng cáo, bán chào hàng cần được tapạ trung điều tra nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cà phê để có thể tiếp cânj gần hơn với các thị trường thế giới, củng cố thường xuyên và liên tục mọi thông tin về sản xuất, tiêu thụ thị trường, giá cả cà phê thế giới trong toàn ngành cà phê để tranh thủ thời cơ thuận lợi. - Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các Hội chợ cà phê quốc tế cũng như các triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật trong nước. + Bán, chào hàng trong điều kiện cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt và hết sức quyết liệt thì chính sách quốc tế bán hàng được sử dụng như một công cụ đăc lực để cạnh tranh nhằm tăng hiêụ quả kinh doanh của các nhà xuất khẩu, chính sách xúc tiến bán hàng bao gồm tất cả các chính sách Makétinh có tác dụng thu hút sự chú ý của khách hàng tới 1 sản phẩm làm cho nó trở lên hấp dấn hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức cà phê quốc tế (ICO) Thì ngành cà phê của nước ta có điều kiện thuận lợi hơn để xúc tiến bán chào hàng và ký kết hợp đồng buôn bán cà phê với các nước. Vì vậy việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo bán, chào hàng để tăng nhanh hơn nữa cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tăng nhanh hơn nữa sản lượng cà phê xuất khẩu để thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. 2.7. Về sắp xếp tổ chức sản xuất của VINACAFE Kiên quyết tổ chức sắp xếp lại một cách tổng thể và cơ bản các thành viên trong tổng Công ty để khắc phục tình trạng chồng chéo, chia cắt trong tổ chức sản xuất, trong chức năng nhiệm vụ... Thành lập các công ty tài chính để thực hiện vai trò liên kết kinh tế trong nội bộ tổng công ty và đồng thời có các biện pháp đảm bảo đủ vốn đièu lệ cho đơn vị hoạt động tốt. Nghiên cưú các điều kiện để thành lập ngân hàng cà phê ( ngân hàng chuyên doanh của ngành). Quy định cụ thể trách nhiệm và mối quan hệ giữa tổng Công ty với chính phủ, Bộ ngành, địa phương. Hoàn thiện quy chế phân cấp hoặc uỷ quyền cho tổng Công ty và các đơn vị thành viên, vừa đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp vừa giữ vững được chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của Hội đồng quản trị để thực hiện tốt nhiệm vụ là đại diện trực tiếp cho chủ sở hưu tại doanh nghiệp trong quản lý mọi mặt hoạt động kinh doanh của tổng Công ty. Tăng cường hơn nữa vai trò của tổng Công ty trong việc xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển, tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động của các thành viên. Khuyến khích các hình thức hợp tác hoặc liên doanh liên kết các thành viên trong tổng Công ty để tạo sự gắn bó chặt chẽ và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách quản lý vĩ mô đảm bảo tính đồng bộ, tạo khuôn khổ pháp lý và mội trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của tổng công ty, như cơ cấu tạo vốn, cơ cấu xuất nhập khẩu, cải cách thuế, cải cách chính sách tín dụng, phát triển thị trường vốn nguyên tắc trích lập các quỹ, quản lý lao động chế độ chính sách cho người lao động. Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, chuyển dần từ mô hình tổng công ty chỉ gồm các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh cà phê sang tập đoàn đã sở hữu và kinh doanh đa ngành nhưng với yêu cầu là vẫn đảm bảo cổ phần chi phối của nhà nước để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu nghiên cứu vận dụng mô hình quan hệ công ty mẹ - Công ty con trong tổng Công ty. Giao cho Hội đồng quản trị thuê, chọn tuyển tổng giám đốc. Như chúng ta đã biết các tập đoàn kinh doanh quốc tế ra đời trên cơ sở của của qúa trình tích tụ và tâp trung sản xuất cao độ. Thông qua tích tụ sản xuất hoặc cũng có thể do các công ty do bị sát nhập hoặc thôn tính dẫn đến áp dụng tổng hợp các nguồn lực của tập đoàn, phối hợp chỉ đạo được các hoạt động của các thành viên đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD của tập đoàn, còn các tổng Công ty 91Việt Nam thành lập chủ yếu là thông qua việc hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước bằng biện pháp hành chính, dẫn đến việc sát nhập các Công ty lỗ lãi vào với nhau là mất động lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp làm cho tổng Công ty không đủ sức cạnh tranh và tổng Công ty Việt Nam. Đơn ngành, đơn sở hữu, tập đoàn quốc tế đa ngành, đa lĩnh vực, đã sở hữu, do đó làm cho tăng tính độc quyền sản phẩm. Mặt khác không tạo cho các doanh nghiệp thành viên có được sự bổ trợ hợp tác trong quá trình kinh doanh. Do vậy để tăng cạnh tranh của ngành cà phê trong qúa trình hội nhập quốc tế. 2.8. Ngoài những giải pháp cơ bản trên để mà khai thác được những lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế thì bản thân các thành viên trong ngành phải chủ động sáng tạo hạn chế những khó khăn phát triển, những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân các đơn vị có vai trò quyết định tới sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình , vai trò của cac doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt. - Biết khai thác và tận dụng những điều kiện yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài cho bản thân mình để phát triển. Phải biết chủ động tao ra những điều kiện và yếu tố cho bản thân mình để phát triển. Cả 2 mặt này phải phối hợp đồng bộ mới tận dụng được tối đa các nguồn lực kinh doanh mới đạt hiệu quả tối ưu phải nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, công ty phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực, điều hành quản trị đến tăng cường và cải thiện mọi mặt của hoạt động bên trong và bên ngoài đơn vị, biết làm cho Công ty luôn thích ứng với những biến động của thị trường... Với những giải pháp cơ bản. + Thâm nhập thị trường quốc tế, các công ty cần có một chiến lược kinh doanh lâu dài thể hiện tính động và tấn công Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tổ, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh kênh phân phối, mức giá, giới hạn thời gian, những diễn biến đối với người tiêu dùng, phong tục tập quán và cách thức thưởng thức cà phê, bởi vì cà phê là một hàng hoá đặc biệt có những chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, nhất là các chương trình trong tiến trình Việt Nam thực hiện tự do hoá thương mại khu vực ASEAN và sâu sa hơn là thành viên của WTO cho phép ta mở rông thị trường tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ, thay đổi cung cách quản lý, hàng hoá thâm nhập vào các nước dễ hơn. Song bên cạnh đó mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn, đối đầu với các doanh nghiệp vững mạnh hơn về mọi mặt thể chế còn yếu kém pháp luật chưa ổn định, cung cách làm ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, khả năng về công nghệ yếu chỉ mới như thế các Công ty mới phát triển được những cơ hội cần vận dụng hoặc tránh những đe doạ có thể xảy ra để có những đối sách hợp lý. + Phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, ngoại giao, ngoại thương quản trị viện trên cơ sở dự báo phân tích các khuynh hướng đổi mới về công nghệ, cung cách quản lý, nhu cầu thể chế....Tránh bị bất ngờ. + Măt hàng cà phê xuất khẩu còn đơn điệu về cơ cấu, chất lượng còn kém . Trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trên cơ sở nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng và nét độc đáo khác biệt của sản rphẩm cà phê Việt Nam phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng. Sự thật là một sản phẩm cà phê độc đáo tất nhiên hấp dẫn người tiêu dùng. Khách hàng sẽ bị thu hút hơn khi công ty có sản phẩm chất lượng ổn định, hương vị độc đáo...khác biệt với đối thủ cạnh tranh để có tính độc đáo của sản phẩm cần đầu tư cho các khâu quảng cáo tiếp thị, công nghệ đầu tư phát triển, hiểu rõ yêu cầu của thị trường, đầu tư cho sản xuất, tạo giống, cải tạo đất cộng với điều kiện của thiên nhiêu ưu đãi. + Cà phê là một mặt hàng nông sản nên để xuất khẩu được thì phải qua rất nhiều công đoạn sơ chế, do vậy chi phí trong các công đoạn này ảnh hưởng rất lớn dến giá thành xuất khẩu. Nên để giảm các chi phí này Công ty cần tăng cường công tác quản trị trong khâu mua nguyên liệu, khâu chế biến có các biện pháp thích ứng đối với cán bộ mua hàng kiểm định phân loại cà phê nguyên liệu, sự hợp lý trong quá trình vận chuyển... đồng thời trong chế biến ta phải có các biện pháp về công nghệ, tổ chức sản xuất, nhận sự làm cho chất lượng cà phê xuất khẩu của ta vừa cao vừa có giá thành thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh giá + Tăng cường hiệu lực của bộ máy tổ chức quản trị theo yêu cầu gọn nhẹ năng động và linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc điểm kinh doanh của ngành. Cần chú ý tốt các điều kiện của môi trường kinh doanh chức năng nhiệm vụ, trình độ năng lực, khí phách của các quản trị viên, các nhân viên để tổ chức bộ máy và phương pháp quản trị thích hợp. + Tăng cường mối quan hệ làm cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội trước hết là bạn hàng, tạo uy tín, tín nhiệm trên thị trường, liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học, với chính quyền của địa phương với thuế quan, hải quan, ngân hàng, các tổ chức quốc tế... kết luận Trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay việc giao lưu kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật gồm các mặt: Phát triển rất mạnh mẽ thì một số nướ c đóng cửa nền kinh tế sẽ không theo kịp các nước khác và dần dần sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Để không bị rơi vào tình trạng này đòi hỏi các nước phải mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào thị trường thế giới tạo nguồn ngoại tệ cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu cuả chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tham gia rộng rãi vào phân công lao động quốc tế. Cở sở của việc mở cửa nền kinh tế phải dựa vào nguồn lực trong nước là chủ yếu, đồng thời két hợp với nguồn lực từ ben ngoài theo xu thé phát triểm chung của thế giới Trên thị trường thế giới hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước. Vì vậy muốn đứng vững và ổn định trên thị trường quốc tế thì các nước phải tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh hợp thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy tăng sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu là việc làm hết sức cần thiết. Cà phê là một mặt hàng có thế mạnh, sức cạnh tranh cao và rất có triển vọng phát triển. Do đó để đảm bảo xuất khẩu cà phê có hiệu quả Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp đúng đắn và đồng bộ. Tạo dựng môi trường bên ngoài danh nghiệp ngành cần có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp hơn so với nhu cầu thế giới và pháp luật để từ đó nâng cao khả năng của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy trong bài viết này tôi mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới./. danh mục tài liệu tham khảo 1 . Kinh tế học T1 ,David Begg-S.Fischer-R.Dornbursch (NXB Giáo dục,Hà Nội 1994) 2. Kinh tế học P.A Samnelson-W.D.Nordhans (Viện quan hệ quốc tế 1989) 3. Kinh tế chính trị Mác - Lênin tập I (NXB Giáo dục - 2000) 4. Quản trị doanh nghiệp thương mại, PGS. TS Phạm Vũ Luận (Hà Nội 1999) 5. Kinh tế doanh nghiệp thương mại, TS. Phạm Công Đoàn TS. Nguyễn Cảnh Lịch (NXB Giáo dục, Hà Nội - 2001) 6. Quản trị Marketing, Philip Kotler (NXB Thống kê, Hà Nội 1999) 7. Quản trị bán hàng, James CoComer (NXB Thống kê Hà Nội 1998) 8. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ Chifford Banm Back, PhD ( NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1998) 9. Phân tích hoạt động kinh doanh, TS PHạm Văn Dược - Đăng Kim Cương (NXB Thống kê - Hà Nội 2001) 10.Doanh nghiệp Việt Nam và hành trang vào thế kỷ XXI, trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam - NXB Thống kê Hà Nội 2001. 11. Cạnh tranh cho tương lai, Thái Quang Sa - Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất Hà Nội 2001 12. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII 13. Nghị quyết TW 4 khoá VIII 14. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số trong năm 2001 và đầu năm 2002 15. Tạp chí Cộng sản các số trong năm 2000, 2001 và đầu năm 2002 16. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số trong năm 2000, 2001 và đầu năm 2002. 17. Báo cáo tổng kết các năm 1998 á 2001 của VICOFA Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3 I/ Những lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 3 1. Kinh tế thị trường là gì 3 2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường 3 3. Quy luật cung, cầu - qui luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường 6 II/ Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 9 1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 9 2. Cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường 11 3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu 13 4. Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 14 5. Các công cụ và thủ đoạn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 16 III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 20 1. Lợi thế so sánh 20 2. Năng suất lao động 20 3. Các cơ sở kinh tế vĩ mô 21 4. Hoạt động về chiến lược của công ty 22 5. Môi trường kinh doanh 25 6. Tổ chức hệ thống, bản sắc và tài sản vô hình của công ty 30 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 32 I/ Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Vinacafe ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 32 1. Khái quát chung về Vinacafe 32 2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam 36 II/ Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Vinacafe 41 1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch thu mua sản xuất xuất khẩu của Vinacafe 41 1.1. Xây dựng kế hoạch thu mua 41 1.2. Thực hiện kế hoạch thu mua của Vinacafe 42 2. Công tác tổ chức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Vinacafe 43 2.1. Công tác tổ chức xuất khẩu 43 2.2. Đặc điểm một số thị trường của Vinacafe 47 2.3. Kết quả xuất khẩu của Vinacafe trong thời gian qua 49 2.3.1. Chất lượng cà fê xuất khẩu 49 2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 51 2.3.3. Sản lượng và giá cả tập trung xuất khẩu 52 2.3.4. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 56 III/ Đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian qua 58 1. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng cho thuê xuất khẩu 58 2. Thành tựu đạt được 59 3. Những mặt tồn tại 60 Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà phê xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới 63 I/ Phương hướng phát triển cà phê của Việt Nam 63 1. Những quan điểm cơ bản 63 2. Phương hướng và mục tiêu phát triển cà phê xuất khẩu 64 3. Lộ trình giảm thuế quan nhập khẩu của Việt Nam theo CEPT cho AFTA 66 II/ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 68 1. Về phía Nhà nước 69 2. Về phía ngành 76 Kết luận 92 Tài liệu tham khảo 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0397.doc
Tài liệu liên quan