Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, đất rừng kinh doanh cây đặc sản, dược liệu, trên cơ sở đầu tư áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nghề rừng, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị phục vụ nhu cấu trong vùng và xuất khẩu. Với tổng diện tích 3.000 ha bình quân hàng năm có thể khai thác 10.000m2 gỗ tròn, với 188 ha quế bình quân khai thác được 300 tấn/ năm. Tuy nhiên bên cạnh việc khai thác cân đối với khối lượng trồng, theo tỷ lệ phần trăm nhất định tuỳ vào từng loaị cây như: rừng vầu, nứa, cường độ chặt không quá 30% các loại gỗ không qua 26% và cương độ khai thác bé hơn hoặc bằng 10% trữ lượng chung rừng. Bên cạnh đó cũng đầu tư chiều sâu cho các phân xưởng chế biến nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, đồ gỗ đặc biệt cao cấp, hàng Mỹ nghệ và bóc ván ép.

doc86 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩy vọt từ 5,3 % năm 1998 lên 9,2 % năm 1999 và 9,8 % năm 2000. Mức tăng trưởng GDP chung của toàn huyện là nhân tố tạo sự biến đổi trong các chỉ tiêu khác của đời sống kinh tế người dân. Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 GDP/người/năm Bình quân lương thực/người Tỷ lệ hộ đói nghèo 1000đ kg % 1345 303 31,3 11427 321 29,,2 1523 310 24,1 1580 315 21,2 1700 330 19,8 Bảng 13: Một số chỉ tiêu đạt được về thu nhập . Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao như là sự gia tăng GDP bình quân đầu người. Năm 1996, chỉ tiêu này của huyện đạt mức 1,435 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2000 đạt 1,7 triệu/ người/năm, bình quân giai đoạn này đạt 1,54 triệu, trong đó cùng chỉ tiêu này thì giai đoạn 1994- 1995 Văn Bàn chỉ đạt 966.000đ/người/năm. Với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế giữa vùng cao, miền núi và đồng bằng thời kỳ vừa qua, Văn Bàn đã đạt một kết quả không ngờ, năm 1996 với tỷ lệ 31,3 % số hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói/nghèo là 65%, thì đến năm 2000 con số này chỉ còn 19,8 % và tỷ lệ đói/ nghèo là 8%. 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nông - lâm nghiệp – công nghiệp và xây dựng- dịch vụ, trong thời kỳ vưà qua định hướng cơ cấu này đã dần dần thể hiện rõ nét. Mặc dù so với định hướng chung của cả nước, Văn Bàn còn bộc lộ nhiều hạn chế, song đây là cơ cấu phù hợp với nền kinh tế Văn Bàn trong thời kỳ này cũng như mấy năm sắp tới. Ngành nông lâm nghiệp Văn Bàn là trọng yếu, nhưng với định hướng chung là giảm dần tỷ trọng để đâỷ mạnh các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn 91-95 tỷ trọng nông lâm nghiêp trong GDP là chủ yếuchiếm 77- 79 %, song đến giai đoạn 96- 00 tỷ trọng này đã thấp đi đáng kể, như năm 97 chỉ chiếm 65,7 % trong tổng GDP, cụ thể ta có bảng số Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số Nông- Lâm nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Dịch vụ 100 70,5 22 7,5 100 65,7 25,3 9 100 69,5 20,7 9,8 100 70,8 18,7 10,5 100 71,6 17,3 11,1 Bảng 14 : Cơ cấu ngành theo GDP huyện Văn Bàn (giá cố định 1994) Ngành nông lâm nghiệp luôn chiếm trên 2/3 tổng số GDP của huyện, nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ không cao, thêm vào đó sô slao động trong nông nghiệp 94% trong tổng số lao đọng toàn huyện. Mặt khác ngành nông nghiệp Văn Bàn chủ yếu xây dựng các công trình phúc lợi, không có khả năng thu hồi được vốn đầu tư, nó chỉ thể hiện kết qủa thu hồi gián tiếp thông qua kết quả sản xuất tăng thêm của các ngành khác. do vậy trong thời gian qua mặc dù vốn đầu tư của ngành công nghiệp chưa đầu tư cao song tốc độ gia tăng giá trị của nó lại có xu hướng giảm đi trong khi ngành nông nghiệp có xu hướng ổn định hơn. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 - Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - Giá trị sản xuất công nghiệp 3% 21,0% -0,37% 22,7% 11,4% -13,8% 11,2% -1,4 11,1% 1,6% Bảng 15: Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất (giá cố đinh năm 1994) Như vậy việc quan tâm đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp hoàn toàn đúng hướng, đặc biệt là đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, đầu tư cây giông phân bón, nó đã phần nào làm thay đổi kinh tế của Văn Bàn. Tuy nhiên nếu ta xét trên mức độ gia tăng đóng góp vào GDP thì ta thấy khu vực có tốc độ gia tăng mạnh là khu vực dịch vụ, trong thời gian qua mức độ đầu tư vào đây quá thấp, từ chỗ chỉ chiếm 7,5% năm 1996 thì đến năm 2000 chiếm 11,1%, như vậy so với xu hướng chung thì ngành khu vực dịch vụ sẽ dần dần thể hiện vị trí của mình. Cũng theo xu hướng đó Văn Bàn chủ trương tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, công nghiệp và xây dựng trong thời gian tới. Rõ ràng cùng với sự thay đổi vốn đầu tư cho các ngành, đã có sự chuyển biến rõ nét trong cơ cấu kinh tế chuyển biến: bắt đầu là nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ chuyển dần sang lâm nghiệp –nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ. Nói như vậy không có nghĩa là hạn chế đầu tư vào công nghiệp mà là tìm phương án đầu tư vào công nghiệp chế biến, đầu tư chiều sâu cho các công trình đã được xây dựng như đã dược phân tích ở mục 3.1 trong II, chương II. 1.3 Năng lực sản xuất tăng thêm Trong thời gian qua do đầu tư mạnh vào nông lâm nghiệp và xây dựng do đó kết quả sản xuất phục vụ tăng lên đáng kể. Chỉ tiêu/năm Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 - Vốn đầu tư - Tốc độ tăng GDP - Tỷ lệ che phủ rừng - Diện tích cây đặc sản: + quế + thảo quả - số lớp học Số giường bệnh Tỷ đồng % % ha ha Lớp Giường 9,9 6,9 750 98 370 152 11,15 6,7 53 950 120 518 162 14,42 5,3 53,4 1.050 355 596 190 22,5 9,2 54,6 1120 380 619 198 23,65 9,8 55,6 1.280 456 625 220 Bảng 16: tài sản cố định được huy động và một số kết quả chủ yếu Trong 5 năm qua với việc tăng cường hoạt động đầu tư đã tạo ra những thành tựu khả quan cho nền kinh tế của huyện, các cơ sở vật chất của huyện được phục vụ đời sống kinh tế văn hoá cho nhân dân trong huyện Cùng với việc chuyển hướng cây trồng, thì trong những năm qua được cung cấp nước từ hệ thống thuỷ lợi mới được xây dựng diện tích lúa một vụ đến nay là không còn, hầu hết được canh tác kai vụ và thâm canh, gối vụ thêm các loại hoa màu khác, ngoài ra còn khai hoang thêm một diện tích đáng kể ruộng bậc thang. 1.4 Hệ số ICOR. Như đã nhắc trong Chương I, tình hình hoạt động đầu tư còn được đánh giá thông qua hệ số ICOR tức là đánh gía khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra. Với đồng vốn đã được bỏ ra để đầu tư thì hệ số ICOR của Văn Bàn sẽ là bao nhiêu. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 - GDP (tỷ đồng) - Tổng vồn đầu tư (tỷ đồng) - Tăng GDP tuyệt đối (tỷ.đ) - ICOR 110,23 9,9 10,58 (*) 1,1 125,39 11,15 15,16 1,36 143,77 14,42 18,38 1,28 166 22,5 22,23 0,99 191,93 23,65 25,39 1,1 Bảng 17: hệ số ICOR của huyện Văn Bàn (*) Năm 1995, GDP bằng 99,65 tỷ đồng. Trong mấy năm qua ICOR của cả nước luôn đạt ở mức gần con số 3 như vậy ICOR của Văn Bàn còn qua thấp. Ta đã biết ICOR bằng vốn đầu tư/ lượng GDP gia tăng.Đối với Văn bàn tốc độ tăng GDP là không cao chỉ đạt 7,4% hàng năm , như vậy ICOR thấp không có nghĩa rằng đầu tư ở Văn bàn có hiệu quả cao. Như theo phân tích ở mục 3 trong phần II, chương II thì phần vốn đầu tư dành cho nông –lâm nghiệp luôn chiếm một lượng 30-50 %, song lại tạo ra một lượng lớn trong tổng cơ cấu GDP hơn 65 % có được giá trị này là do khai thác tài nguyên không cần nhiều vốn đầu tư do đó ICOR của nghành này rất thấp. Trong khi đó ngành công nghiệp xây dựng của Văn bàn chiếm một lượng khá lớn từ 40- 60 % hàng năm song phần tạo ra trong tỷ trọng GDP lại không cao vì đầu tư ngành này chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, nó chỉ góp phần tạo thuận lợi cho các nghành khác phát triển. Như vậy so với nghành nông nghiệp thì ICOR của công nghiệp và xây dựng có cao hơn, song ICOR của huyện thấp là do việc đầu tư còn bất cân đối giữa các ngành. 1.5 Phúc lợi giáo dục y tế. Ngoài những kết quả đã được nhắc ở trên đầu tư còn đem lại nhiều thành tựu khác mà thực tế chưa thống kê được. Những kết quả đó cho thấy. Thông qua sự biến đổi trong sản xuất kinh tế cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc: các y tá về bản khám chữa bệnh thay vì những tập tục lạc hậu như ma chay cúng bái như khi trước, quan niệm về kế hoạch hoá gia đình đã tiến bộ hơn nhiều, căn bản giảm được tỷ lệ sinh từ 3,2% 1996 xuống 2,4% năm 2000. Trong phương thức sản xuất khi có sự đầu tư cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đến nay diện tích lúa nương năng suất thấp mất thời gian làm cỏ đã giảm, chuyển sang trồng các loại cây khác như quế thảo quả và các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn. Cây thuốc phiện đã được thay thế bằng các loại cây công nghiệp và cây màu, đây là một chuyển biến lớn và trong những năm 1996-1997 tỷ lệ nghiện hút rất cao đặc biệt là các làng dân tộc vùng cao tỷ lệ này lên tới 45% tổng dân số của làng, đến nay tệ nạn này dẫ căn bản được xoá bỏ. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường năm 1996 mới đạt 64%, chỉ có 5/23 xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo đục tiểu học, diện mù chữ còn chiếm tới 35% tổng dân số huyện. Tuy nhiên đến năm 2000 đã có sự đi lên vượt bậc, số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 95,6%, 23/23 xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, có 1/47 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên công tác y tế cũng có nhiều chuyển biến trong thời gian qua, cơ sở vật chất cũng được đầu tư xây dựng thêm đảm bảo thuốc men và chạy chữa căn bản. Năm 1996 đảm bảo khám chữa phục vụ cho 52 500 người, thì đến năm 2000 con số này là 74. 900 người. Bệnh chủ yếu như là sốt rét cũng giảm nhiều, năm 97 có 3970 người mắc thì đến năm 2000 còn 2660 người mắc và được chữa chạy giảm 1308 trường hợp, đặc biệt không có trường hợp bị tử vong. Các công tác tiêm chủng được thực hiện 100% cho các trẻ em trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2000 giảm xuống còn 44%. Và tỷ lệ sinh giảm từ 3,2% năm 1996 xuống còn 2,9% năm 2000. 2. Những tồn tại trong quá trình hoạt động đầu tư của Văn Bàn và nguyên nhân . 2.1 Tồn tại: Thứ nhất: Trong khối lượng vốn Bên cạnh những thành tựu đạt trên, Văn Bàn còn đương đầu với nhiều vấn đề lớn và nổi bật nhất ở đây đó là, trong thời kỳ vừa qua vốn đầu tư toàn xã hội Văn Bàn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu theo kế hoạch đề ra. Thứ hai: Trong huy động nguồn vốn đầu tư Các nguồn vốn đến được với Văn Bàn rất đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài, đến nay hầu như Văn bàn chưa có một đồng vốn nào được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào đây, thêm vào đó nguồn huy động từ dân còn qúa khiêm tốn, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách tập trung, song nguồn này cũng chỉ đáp ứng từ ngân sách trung ương vì ngân sách hiện chưa đáp ứng được chi, có năm chỉ đáp ứng 25% chi. Thứ ba: Trong cơ cấu đầu tư Mặc dù các ngành đều được đầu tư với lượng vốn ngày càng tăng, nhưng cơ cấu chưa tương xứng cho từng ngành, chủ yếu là đầu tư xây dựng, công trình phúc lợi, đầu tư cho nông nghiệp, còn cho công nghiệp hầu như rất ít không tương xứng với nhu cầu chế biến lâm sản, hàng năm khai thác từ 4.000-5.000m3 nhưng chủ yếu xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn, còn không kể đến hàng 1.000 mét song mây khác. Thứ tư: Trong công tác quản lý và sủ dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản và các chương trình dự án trên địa bàn nhìn chung chậm phát huy hiệu quả, thời gian khởi công và xây dựng thực tế thường kéo dài hơn rất nhiều so với kế hoạch. Công tác quản lý, lập dự án còn nhiều bất cập, quá trình chuẩn bị dự án cũng như đi vào hoạt động còn nhiều lúng túng, giá quyết toán công trình thường cao hơn nhiều so với dự toán ban đầu Thứ năm: Trong vấn đề đầu tư theo chiều sâu chưa được chú ý chủ yếu là đầu tư theo chiều rộng, do đó đầu tư theo chiều sâu cần được quan tâm để phát huy hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư. Hiện nay Văn Bàn còn khoảng 1000 lao động chưa có việc làm cần được giải quyết, nhiều công trình đang rất cần thực hiện nhưng chưa có vốn, đời sống nhân dân các vùng xa của huyện còn nhiều khó khăn tỷ lệ đói nghèo còn cao, nghiện hút ma tuý và và một số hủ tục chưa được xoá bỏ. 2.2 Nguyên nhân Có ngiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên của Văn Bàn, song những nguyên nhân lớn cần phải kể đến ở đây là: Thứ nhất, do cơ sơ hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải còn quá nghèo nàn lạc hậu) gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá cũng như việc đi lại của người dân nơi đây, hầu hết các xã vùng cao việc đi lại chủ yếu là ngựa thồ, người đi bộ. Đây cũng là một nguyên nhân làm gia tăng giá quyết toán các công trình, vì các công trình khi dự toán không tính hết được các yếu tố khó khăn gặp phải khi vận chuyển nguyên vật liệu, các công trình đã đến ngày khởi công mà nguyên vật liệu vẫn chưa đưa vào đến nơi vì lý do đường giao thông, làm chậm tiến độ thi công, xây dựng. Thứ hai, Văn Bàn nằm trong tiểu vùng khí hậu rất phực tạp và khặc nghiệt, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản, nhiều nơi trong huyện sản xuất chủ yếu dưạvào thiên nhiên do đó sản xuất bấp bênh, năng suất hiệu quả cũng khó ổn định. Địa hình phức tạp, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt làm cho các công trình xây dựng xong xuống cấp nhanh, thêm vào đó không có chế độ tu sửa thường xuyên nên hiệu quả sử dụng rất thấp. Các công trình khởi công không đúng và kịp tiến độ do đó khi mùa mưa đến lại phải dừng đợi đến mùa khô mới tiếp tục xây dựng được (đối với các công trình đường, cầu giao thông, thuỷ lợi). Thứ ba, Là huyện miền núi, vùng cao đội ngũ cán bộ của Văn Bàn còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Hàng năm có hàng chục công trình thuộc phạm vi huyện lập và quản lý thực hiện dự án (các dự án nhỏ hơn 500 triệu hoặc được cấp trên uỷ quyền quản lý thực hiện), trong khi đó ban quản lý dự án của huyện chỉ có 4 người không thể kham nổi tất cả công việc lập và quản lý các dự án đó, còn chưa kể đến các công trình ở một số xã phải đi một ngày đường mới đến nơi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ chất lượng cúng như tiến độ. Mặt khác năng lực quản lý điều hành, của các cán bộ còn thiếu trình độ còn thấp, nhiều cán bộ chủ chốt của một số xã chỉ có trình độ lớp hai, thậm chí còn không biết đọc, điều này đã gây khó khăn lớn cho công tác đầu tư nơi đây. Ngay cả trong ban quản lý dự án huyện cũng chỉ có một kỹ sư bằng cử tuyển và một trung cấp xây dựng còn lại là bổ sung từ cơ sở khác chưa qua đào tạo, trong điêu hành quản lý còn nhiều lúng túng ngay cả trong thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Thứ năm, Trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vốn nhà nước của nhân dân vùng dự án còn lớn, công tác tuyên truyền phổ biến tạo sức mạnh thực hiện dự án còn hạn chế, làm hiệu qủa dự án chậm được phát huy. Thứ sáu, Công tác chuẩn bị để thực hiện dự án còn rất nhiều vướng mắc, việc lập đơn giá xây dựng, con giống, giá cây không sát với thực tế nên nhiều khi lại phải đợi tỉnh duyệt lại mới thực hiện được. Vốn các dự án được tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư đến chậm, ví dụ có dự án đáng ra thực hiện trong năm nhưng đến tận tháng 8 mới xong thủ tuc giao vốn quyết định, một số nguồn thì đến tận 30/11 mới thông báo gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Thứ bảy: Công tác quản lý sản xuất còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Việc chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật chưa được chặt chẽ (đặc biệt là kiểm tra qui trình khai thác rừng) Trong những năm vừa qua việc thu mua gỗ Pơmu khoán khai thác cho dân là việc làm cần xem xét lại rút kinh nghiệm cho những năm tới. Diện tích rừng trồng hàng năm còn ít chưa tương ứng với khối lượng và diện tích khai thác. Diện tích trồng Pơmu băng lợi nhuận từ khai thác Pơmu hàng năm còn quá thấp (bình quân hàng năm chỉ có 10 % giá trị thu được từ khai thác được dùng để tái đầu tư ) Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp chỉ tập chung vào lâm trường Văn Bàn, trong khi đó diện tích quản lý của lâm trường chỉ chiếm 15% diện tích đất lâm nghiệp, các vùng khác lâm nghiệp ít được chú ý,dovậy ngoài phạm vi lâm trường lâm nghiệp chưa phát triển. Phòng Nông lâm nghiệp chưa phát huy hết chức năng quản lý nhà nước của về lâm nghiệp ( chưa có cán bộ lâm nghiệp ), việc này chuyển cho hạt kiểm lâm đảm nhiệm. Chương III Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư tại huyện Văn Bàn I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. Định hướng phát triển kinh tế xã hội từ nay đén năm 2010 1.1 Mục tiêu phát triển. Trong những năm tới đặc biệt giai đoạn nay đến năm 2010 là thời kỳ mở đầu của một thế kỷ, một kỷ nguyên mới xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cũng như cả nước và cả tỉnh nói chung, Văn Bàn bước vào thực hiện nghị quyết đại hội Đảng 17 trong điều kiện tình hình thế giới và tình hình khu vực vẫn nhiều phức tạp. Những khó khăn đặc thù huyện miền núi hay vùng cao đã giảm bớt, song vẫn còn gian nan thử thách. Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, trong thời gian tới Văn Bàn xác định một số mục tiêu chủ yếu cần đạt được, những mục tiêu đó được xây dựng dựa trên những quan điểm phát triểncủa huyện như sau: +. Những quan điểm phát triển. - Xây một nền kinh tế mở theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Mở rộng và tăng cường hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tập chung vào các lĩnh vực khai khoáng và chế biến nông lâm sản, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của huyện vào mục tiêu tăng trưởng. - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của cả trong và ngoài nước. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng dần tỷ trọng công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng dịch vụ. - Xây dựng hệ thống đô thị (gồm thị trấn và thị tứ ) để trở thành trung tâm kinh tế của huyện, qui hoạch cụ thể trên cở sở đó đầu tư có trọng điiểm. - Từng bước nâng cao chất lượng lao động, chú ý cán bộ lao động thuộc các dân tộc ít người, thực hiện đào tạo tại chỗ và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục y tế … nhằm nâng cao trình độ cán bộ và trình độ dân trí. - Gắn các chỉ tiêu kinh tế với các chỉ tiêu phát triển văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm dần về chênh lệch mức sống giữa vùng thấp và vùng cao theo hướng ngày càng nâng cao mức sống. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với các yêu stố môi trường sinh thái theo hướng duy trì và bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái chung, góp phần giữ vững an ninh chính trị khu vực. +. Mục tiêu phát triển. - Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo ổn định dân cư và từng bước nâng đời sống cho đồng bào các dân tộc trong huyện. - Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân từ 9,8% đến 10,5% - Phấn đấu năm 2010 đạt thu nhập bình quân người/năm là 3,7 triệu đồng giảm tỷ lệ nghèo từ 36% (4.333 hộ) năm 2000 xuống còn 18% (2.284 hộ) năm 2005 và 2010 là 8% tương ứng với 1.064 hộ trong đó hộ đói/hộ nghèo tương ứng các năm giảm từ 15% xuống 8% và 4%. - Năm 2000 còn 5 xã chưa có đường ô tô, phấn đấu đến năm 2003 có 20/23 xã và năm 2005 là 23/23 xã có đường ôtô đi đến dược các trung tâm xã. - Tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành nông lâm nghiệp-dịch vụ-công nghiệp; cơ cấu nông lâm nghiệp năm 2010 là 6,9% , dịch vụ là 14% và công nghiệp xây dựng là 17% - Phấn đấu năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,7% và độ che phủ rừng đạt 67,8% - Trong những năm tới phấn đấu tạo việc làm cho 1.000 lao động còn đang thất nghiệp hiện nay. - Tỷ lệ thu ngân sách từ GDP đạt 20% và tích luỹ đầu tư đạt 14% 1.2 Định hướng phát triển đối với từng ngành lĩnh vực a.Định hướng phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản Trong nông lâm nghiệp thuỷ sản,thời gian tới giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng lâm nghiệp. Trong nông nghiệp giảm tỷ lệ lúa nương, tăng sản xuất, sản lượng cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao . Cụ thể: - Đối với nông nghiệp: Từng bước xây dựng nến nông nghiệp huyện theo hướng sinh thái bến vững, nông nghiệp hàng hoá, chuyển mạnh từ nến nông nghiệp độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng sản xuất hàng hoá cải thiện đời sống nhân dân. Thâm canh cao trên diện tích đất canh tác hiện có, trên cơ sở chuyển đổi hệ thống cây trồng, cơ cấu giống có năng xuất cao nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực. Chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng ưu thế vùng đồi núi đẩy mạnh phát triển trâu, bò, dê, phát triển gà công nghiệp ở vùng thị trấn thay thế các giống vật nuôi có năng suất thấp bằng các giống năng suất cao, coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá củng cố mạng lưới dịch vụ kỹ thuật trên địa bàn huyện để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi và các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, nhằm tăng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trong huyện. Xác định cây trồng chủ lực gồm lúa, khoai, cây công nghiệp ngắn ngày gồm đậu tương, bông; cây công nghiệp dài ngày chè, cà phê; cây ăn quả nhãn, vải, hồng không hạt; chăn nuôi đại gia súc: bò, dê... Phấn đấu năm 2010 sản lượng lương thực gấp 2,7 lần so với năm 1996 diện tích đất nông nghiệp là 33.552, đất đồng cỏ 2.000 ha, tăng diện tích các loại đất trồng và giảm diện tích lúa nương xuống còn 400ha vào năm 2010 - Đối với lâm nghiệp: Đẩy mạnh việc phát triển rừng bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi súc tiến tái sinh và xây dựng các mô hình vườn rừng nhằm tăng nhanh độ che phủ của rừng. Phấn đấu đến năm 2010 có 16.000 ha rừng trồng, 9.200 ha rừng khoanh nuôi và xây dựng mô hình vườn rừng với diện tích là 4.500 ha. Bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn theo sinh thái đa tầng, phát huy khả năng bảo vệ tối đa của tán rừng. Trong giai đoạn hiện nay đến 2010, tổng diện tích rừng được bảo vệ là 82.000 ha trong đó rừng phòng hộ là 42.100 ha và 39.900 là rừng sản xuất. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, đất rừng kinh doanh cây đặc sản, dược liệu, trên cơ sở đầu tư áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nghề rừng, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị phục vụ nhu cấu trong vùng và xuất khẩu. Với tổng diện tích 3.000 ha bình quân hàng năm có thể khai thác 10.000m2 gỗ tròn, với 188 ha quế bình quân khai thác được 300 tấn/ năm. Tuy nhiên bên cạnh việc khai thác cân đối với khối lượng trồng, theo tỷ lệ phần trăm nhất định tuỳ vào từng loaị cây như: rừng vầu, nứa, cường độ chặt không quá 30% các loại gỗ không qua 26% và cương độ khai thác bé hơn hoặc bằng 10% trữ lượng chung rừng. Bên cạnh đó cũng đầu tư chiều sâu cho các phân xưởng chế biến nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, đồ gỗ đặc biệt cao cấp, hàng Mỹ nghệ và bóc ván ép. - Đối với thuỷ sản: Văn Bàn chỉ phát triển nuôi thả cá ở các hộ gia đình, huyện có phương hướng, chính sách đầu tư hỗ trợ con giống tạo nguồn dự trữ thực phẩm tại chỗ cho vùng và hộ gia đình nông dân. b. Định hướng phát triển ngành công nghiệp Trong giai đoạn vừa qua công nghiệp Văn Bàn chưa có gì, giai đoạn này xe tạp trung vào những lĩnh vực có lợi thế về nguồn nguyên liệu phát triển nhanh đồng thời không có hại đến môi trường, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp để dần chuyển cơ cấu kinh tế huyện theo hướng chung của đất nước: Phát triển công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản. Với tiềm năng khoáng sản khá lơn, giai đoạn tới sẽ tập trung khai thác quy mô lớn phục vụ công nghiệp luyện kim và công nghiệp gốm sứ mỹ nghệ. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 2,5 triệu tấn tinh quặng sắt và 2.000 tấn penspat. Với năng lượng Văn Bàn chủ yếu dựa vào nguồn lưới điện quốc gia và thuỷ điện nhỏ. Phấn đấu giai đoạn tới xây dựng thêm 3 đương dây 0,4 km đến 3 xã Tân An, Dương Quỳ và Minh Lương với tổng chiều dài 45 km. Ngoài ra tập trung phát triển thuỷ điện nhỏ các vùng sâu, vùng xa mà lưới điện chưa đến được đặc biệt là các xã Nậm Chầy, Nậm Xây, Nạm Xé. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản vừa là để tăng thu cho ngan sách, đồng thời giải quyết nhu cầu tiêu về sản phẩm ngày càng tăng của nông dân. Với nguồn nguyên liệu khoảng 10.000 m gỗ tròn và 9.000 tấn hoa quả tươi trong năm 2010, như vậy thời kỳ tới Văn Bàn cần thiết xây dựng tại trung tâm huyện xí nghiệp chế biến nông lâm sản. Trong công nghiệp, cần khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như các ngành nghề truyền thống mây che đan, dệt thổ cẩm...và sản xuất vật liệu xây dựng: gạch , ngói, vôi… phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong giai đoạn tới. c. Định hướng phát triển ngành xây dựng Trong giai đoạn này sẽ đầu tư để điều chỉnh quy hoạch lại thị trấn Khánh yên là trung tâm của huyện. Nâng cấp cải tạo lại hệ thống giao thông đường giao thông , cấp nước sinh hoạt, trụ sở làm việc của các cơ quan huyện và các công trình phúc lơịi công cộng. Quy hoạch xây dựng 5 thị tứ là các cụm kinh tế của huyện các trung tâm này thời kỳ 1996-2000 cũng được đầu tư để xây dựng nhưng mới chỉ là quy hoạch thiết kế sơ bộ, giai đoạn này cần được bổ sụng để hoàn chỉnh với quy mô dân số từ 4.000- 10.000 dân. d. Định hướng phát triển cơ sỏ hạ tầng và các ngành dịch vụ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên nguồn vốn để phát triển. Sẽ cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại và xây dựng với tất cả các tuyến đường từ huyện xuống xã và lên xã theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, và các đường từ xã xuống thôn và xã liên thôn đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A. Phấn đâu đến năm 2010 mật đường ôtô đạt 1,7 km/1.000 ha diện tích tự nhiên và xe máy, xe công nông có thể tới tất cả bản thôn của xã. Đảm bảo phát triển giao thông gắn với phát triển kinh tế, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo tích cực nâng cao mức sống vật chất cho dân, đồng thời nâng cao mức sống tinh thần, văn hoá cho đồng bào các dân tộc. Đối vơi các công trình thuỷ lợi, tích cực ứng dụng mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực của ngành theo hướng thuỷ lợi hoá mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động băng công trình ở các vùng lúa thâm canh. Từng bươc kiên cố, nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, tận dụng các nguồn nước về mùa triệt để duy trì năng lực thiết kế của công trình, tăng hệ số sử dụng đất tăng năng suất và sản lượng công nghiệp. Đồng thời cũng tiếp tục xây dựng mới các công trình thuỷ lợi nơi có điều kiện để khai thác tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ định canh, định cư và chương trình chuyển dịch cơ cấu sản nông lâm nghiệp của huyện. Việc phát triển thuỷ lợi không chỉ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của 24.000 diện tích đất trồng lúa màu, mà còn phục vụ đất cấp nước sinh hoạt cho 90.100 người dân và phát triển thuỷ điện nhỏ trong các vùng trong huyện. Đối với cơ sở hạ tầng của ngành thông tin bưu điện sẽ đầu tư sâu cho các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phát triển của các chương trình phục vụ nhu cầu phát triển giao lưu văn hoá giữa các huyện với các huyện trong tỉnh và bên ngoài. Từ nay đến năm 2001 sẽ xây dựng thêm 3 bưu cục và 3 trạm truyền thanh. Hiện nay chỉ có 3 trạm thu phát sóng truyền hình và hai bưu cục. Các dịch vụ được quan tâm phát triển, khuyến khích các thành phàn kinh tế tham gia kinh doanh, đồng thời phát triển dịch vụ thương nghiệp ở các cụm kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong kinh doanh giai đoạn này. Đồng thời cũng dầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các chợ nông thôn với các cụm kinh tế, phát triển để giảm cự ly đi lại của nhân dân, phấn đấu xây dựng 3-4 xã thành lập 1 chợ. e. Định hướng phát triển các ngành văn hoá xã hội - Với giáo dục Tiếp tục đổi mới giáo dục, tiếp tục đầu tư mới, củng cố hệ thống trường lớp, đầu tư tiếp vào những xã chưa được đầu tư mới với phương châm nhà mới nhân dân cùng làm. Xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng bao gồm các trường mầm non, phổ thông cơ sở, trung học và dạy nghề, đồng thời phát triển thêm các trường lớp chính quy và không chính quy để thu hút học sinh nhiều hơn, mở thêm trường nội trú ở các trung tâm để con em các xã vùng cao về học. Bên cạnh đó cũng thực hiện đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ thấp ở vùng cao, đào tạo mới đội gũ giáo viên bằng nhiêu hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên trong giai đoạn tới. Văn Bàn phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2003, đến năm 2010 huy động 95% trẻ em trong độ tuổi đến trường, 50-60% trẻ em vào học mãu giáo, xoá mù chữ cho 50% số người mù chữ. -Với công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc vùng cao, thực hiện có kết quả các chương trình y tế cộng đồng, đặc biệt chú trọng các công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,9% vào năm 2010. Tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ để nâng cao hiệu qủa khám chữa bệnh, và phát huy kinh nghiệm sẵn có khác vốn y học dân tộc, tìm tòi nguồn thuốc men tại chỗ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào. - Định hướng phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Mặc dù dân số ít nhưng việc định hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động cũng cần có sự quan tâm đúng mực, định hướng trong thời gian tới như sau: Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển của từng nghành kinh tế. Thu hút lao động vào những nơi có điều kiện phát triển như thị trấn Khánh yên, dọc quốc lộ 279, và cac khu được qui định để khai thác mỏ. Giải quyết tốt việc di dân tự do ở các xã vùng cao, nhanh chóng ổn định lực lượng lao động tại đây, tạo thêm việc làm bằng cách phát triển sản xuất,đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Củng cố kinh tế quốc doanh, phát triển nhiều doanh nghiệp , đa dạng hoá các thành phần kinh tế để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Chú trọng công tác định canh đinh cư nhằm ổn định sản suất tạo việc làm ổn định. Tiếp tục triển khai các dự án thuộc chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo nhằm trhu hút lao động nông nhàn. Tổ chức công tác khuyến nông , khuyến lâm để nâng cao trình độ lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển mô hình vườn rừng, mô hình lâm nghiệp xã hội, phát triển nghề rừng, phát triển cây đặc sản cây ăn quả để thu hút các hộ nông dân vào sản xuất. f. Công tác định canh định cư. Đây được coi là một chương trình kinh tế xã hội độc lập, công tác này cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp giữa các nghành các cấp. Định canh định cư nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống cho đồng bào còn đang du canh du cư . Định hướng công tác này trong thời gian tới như sau: -Đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng. Nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông liên xã, liên bản vơi tiêu chuẩn đường cấp VI miền níu và loại A nông thôn để đến 2005 xe ô tô có thể đêns trung tâm tất cả các xã. Xây dựng nâng cấp đầu tư trang thiết bị cho các trạm xã ở tất cả các xã vùng cao, củng cố phát triển mạng lưới y tế thôn bản ở các xã này. Nâng cấp xây dựng cac trường tiểu học vùng cao, đảm bảo tất cả các bản vùng cao đếu co lớp học. Năng cấp xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt ch đồng bào các xã vùng cao -Phát triển sản xuất. Cung cấp đủ lương thực và nước sinh hoạt đảm bảo điều kiện cho người dân thực hiện nhiệm vụ trồng rừng,khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng. Kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện cho người dân phát triển hàng hoá. Thực hiện giao đất khoán rừng đến từng hộ gia đình, đảm bảo qui trình canh tác nông lâm kết hợp. Phát triển hệ thống ruông bậc thang, tăng cường các biện pháp thuỷ lợi, sử dụng giống mới để tăng năng suất lúa, thực hiện giảm diện tích lúa nương ( phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn 400 ha so với hiện nay là 620 ha), tăng cường thâm canh mở rộng diện tích cây ăn quả, cây dược liệu. Thâm canh chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng cách tạo đàn giống, đưa một số giống mới vàochăn nuôi như: bò, dê… Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề truyền thống, tạo thêm việc làm ổn định đời sống. Chú trọng phát triển các nghành y tế, văn hoá thông tin thương mại vùng cao, nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ xã hội nhằm nâng cao dân trí ở các xã vùng cao. 2. Nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. Trên đây là mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội của Văn Bàn từ nay đến năm 2010 với định hướng cụ thể đó trong giai đoạn tới Văn Bàn cần huy động một lượng vốn là 166 tỷ đồng để thực hiện. (Đơn vị : tỷ đồng) Hạng mục đầu tư 2001-2010 Tổng cộng 1. Phát triển nông nghiệp 2. Phát triển lâm nghiệp 3. Phát triển công nghiệp 4. Ngành xây dựng 5. Cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ 6. Văn hoá xã hội 166 8,5 83 40 6 27 1,5 Bảng 18: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư 2001-2010 (Nguồn: UBNN tỉnh Lào Cai. định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Bàn 2001-2010) Ngành lâm nghiệp chiếm 50% tổng số vốn dầu tư để phát triển cụ thể được đầu tư cho các hạng mục sau Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục đầu tư 2001-2010 1. Bảo vệ rừng 2. KN-phục hồi rừng 3. Xúc tiến tái sinh 4. Trồng rừng chăm sóc 5. Trồng cây đặc sản 6. Xây dựng vườn rừng 7. Trồng cây phân tán 42 2 6,14 30 6,8 2,06 Bảng 19: tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trong ngành lâm nghiệp III. một số giải pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại huyện Văn Bàn-Lào Cai. Đầu tư và phát triển kinh tế đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Nhưng qua các năm hoạt động đầu tư phát triển kinh tế là tạo được một số thành tích nhất định như taọ ra năng lực, cơ sở vật chất mới, kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực (tuy còn chậm), nền kinh tế đã có sự thay đổi về chất...Song những thành tích đó còn kém so với các vùng kinh tế khác của cả nước, chưa đủ sức để đối đầu với những khó khăn, thách thức của quá trình cạnh tranh để hội nhập kinh tế trong thế kỷ mới này. Vì vậy để quy mô vốn đầu tư tăng nhanh, hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế được nâng cao, góp phần trực tiếp và gián tiếp khắc phục khó khăn, thách thức, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sas: Giải pháp huy động vốn đầu tư . 1.1 Tăng cường khả năng huy động vốn. Ngoài những chính sách về luật pháp và thủ tục hành chính mà chính phủ cũng như sở kế hoạch và đâù tư tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, những chính sách khuyến khích về thuế, phí...Thì đứng trên giác độ quản lý và thẩm quyền của huyện, cần có thêm những biện pháp sau: Thứ nhất: Đối với nguốn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế. Với dự kiến huy động 67,06 tỷ đồng từ nội bộ nền kinh tế huyện, mặc dù dự kiến chỉ đáp ứng 40,4% tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2010, nhưng đây thực là một nhiệm vụ nặng nề trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn hiện nay của huyện. Vậy nên cần tập trung mọi khả năng có thể huy động vốn, huy động tiền nhàn rỗi trong dân tài sản và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư vào phát triển sản xuất và kinh doanh. Có những chính sách phù hợp để tạo vốn, Văn Bàn có tài nguyên rừng rất lớn, như vậy có thể cho khai thác lợi dụng một cách hợp lý để tạo vốn. Các nguồn vốn được huy động trước tiên tập trung xây dựng các công trình trọng điểm đặc biệt là kết câú hạ tầng, giao thông điện nước,... Từ đó các nguồn vốn khác mới có điều kiện để phát huy. Mở rộng và tận thu ngân sách. Hàng năm Văn Bàn suất ra ngoài khoảng 10 tấn các sản phẩm của rừng như: măng, trám, các loại nấm…. Xong hầu như khối lượng sản phẩm này không đóng thuế. Bên cạnh đó không có sự can thiệp của chính quyền đại phương, do đó tư thương bên ngoài tự do ép giá, đẩy người dân luôn trong thế bị động, vừa gây thiệt hại cho ngưòi dân và không có thu cho ngân sách. Bên cạnh đó còn phải kể đến một lượng lớn gỗ vận chuyển trái phép ra khỏi huyện,...gây thất thu lớn cho ngân sách. Như vậy huyện, tỉnh nên có quy định cụ thể trong việc khai thác các loại sản phẩm đó, tăng cương kiểm tra chặt chẽ việc mua bán vận chuyển các loại hàng hoá này. Thứ hai: Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài phần thiếu hụt trong tổng vốn đầu tư được huy động từ bên ngoài. Nguồn vốn này hêt sức quan trọng vì nguồn tích luỹ đầu tư trong huyện còn rất hạn chế. Mặt khác thu hút đầu tư từ bên ngoài còn tạo điều kiện đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và mở rộng thị trường. Trong thời gian qua mặc dù nguồn vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn song nguồn huy động còn rất ít, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cần tạo môi trường thuận lợi, mở rộng liên doanh hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc liên doanh chủ yếu theo hướng phát triển khai khoáng và chế biến khoáng sản, trồng và chế biến nông lâm sản phát huy lợi thế của huyện. Xây dựng các dự án đầu tư thích hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện nước, y tế...) cho các xã vùng cao cụm kinh tế trọng điểm để thu hút nguồn vốn từ ngân sách hoặc nguồn vốn từ viện trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Xây dựng các dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng thực nghiệm để kêu gọi nguồn vốn ngân sách. Hiện nay trên địa bàn huyện ngoài vốn đầu tư thực hiện chương trình 135, còn có nguồn vốn đầu tư của các chương trình dự án khác như: chương trình chung tâm cụm xã, chương trình định canh định cư, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế....đầu tư để trồng rừng , xây dựng các tuyến đường giao thông, các công trình thuỷ lợi các trường học...Do đó để khắc phục tình trạng đầu tư trùng lắp có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả và sử dụng nguồn vốn đầu tư cần phải có các kế hoạch lồng gép các chương trình dự án trên địa bàn, lấy dự án trọng tâm làm trung tâm để xác định quy mô, khối lượng, thời điểm đầu tư các công trình cụ thể. 1.2 Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn đàu tư, phương châm này đã được Văn Bàn đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên mức độ đạt được còn rất khiêm tốn, trong thời gian tới để thực hiện tốt được phương châm đó cần thực hiện các giải pháp sau - Trong lĩnh vực giáo dục y tế: Trong khi nguồn vốn đầu tư của quốc gia còn hạn chế chưa đủ để bù đắp các chi phí để xây dựng trường và mua sắm đồ dùng dậy học , thì nhà nước có thể huy động vốn từ các thành phần kinh tế tự nhiên ,các cơ quan, tổ chức kinh tế trong huỵện. Thành lập quỹ để tu sửa xây dựng trường lợp từ các gia đình phụ huynh học sinh. - Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: Tình trạng hạ tầng giao thông điện nước, y tế, giáo dục ở Văn Bàn còn rất yếu kém, nhu cầu xây dựng còn rất lớn, trong khi nguồn vốn còn rất hạn chế chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu. Do đó vốn đầu tư để mua nguyên vật liệu xây dựng, còn huy động thêm ngày công của nhân dân trong huyện tham gia thi công xây dựng có thể áp dụng và huy động được trong tất cả các công trình. Trong xây dựng trường học Văn Bàn còn sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ như gỗ , nứa, cọ...có thể huy động đóng góp từ dân. Ngoài ra một số công trình giao thông có thể cho tư nhân cùng đầu tư và sau đó có thể cho thu phí để hồi vốn. Từ kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng trong mấy năm qua đó là phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, do vậy trong những năm tới cần phát huy nguồn này. Để làm tốt công việc này việc đầu tiên đó là cần tuyên truyền giải thích cho dân hiểu các lợi ichs do phát triển cơ sở hạ tầng ( đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tâng giao thông vận tải ) mang laị. Có thể thực hiện công tác này thông qua các tổ chưc đoàn thể trên địa bàn huyện như: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên huyện. Ngoài ra phòng giao thông công nghiệp huyện cần có ngân sách dành cho việc khen thưởng đối với các bản xã làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương mình, đồng thời cần có cán bộ thường xuyên xuống các địa phương để động viên khuyến khích phong trào. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư. 2.1. Tổ chức thực hiện thi công đấu thầu, nhằm tiết kiệm vốn, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Để thực hiện các công trình hoặc các dự án đầu tư, có rất nhiều công việc cần giải quyết. Các công việc có thể do chủ đầu tư tự giải quyết hoặc có thể giao cho các dơn vị khác đảm nhiệm thông qua các hợp đồng kinh tế. Trường hợp chủ đầu tư tự làm các công việc của dự án thì bản than chủ đầu tư tự quản lý để đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ chi phí...tuy nhiên các công việc của dự án có những yêu cầu phức tạp mà chủ đầu tư không có khả năng tự thực hiện tất cả. Trong khi đó có những đơn vị có năng lực thực hiện chuyên sâu về lĩnh vực đó. Chủ đầu tư có thể chọn được các đơn vị thoả mãn tối đa các yêu cầu của mình thông qua đấu thầu. Như vậy thông qua hoạt động đấu thầu chủ đầu tư lựa chọn các đơn vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, thực hiện dự án, công trình với chất lượng cao nhất và chi phí tài chính thấp nhất. Như vậy đã làm tăng hiệu quả của đầu tư tiết kiệm vốn cho chủ đầu tư cũng như cho tổng vốn của đất nước. Đối với Văn Bàn hầu hết các công trình đầu tư đều có mức vốn nhỏ (Văn bàn được phân cấp quản lý, thẩm định cáp giấy phép các cho dự án dưới mức vốn đầu tư dưới 500 triệu. Nhưng theo quy định thì các dự án lớn hơn 500 triệu mới phải thực hiện đấu thầu, những dự án từ 500 triệu đến 1 tỷ thông thường được đầu thầu theo hình thức chỉ định thầu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như tiết kiệm cần được đấu thầu rộng rãi chỉ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp là các lĩnh vực ngành nghề, địa phương có liên quan đến mặt an ninh xã hội, quốc phòng.. Để bổ sung cho các hình thức lựa chọn nhà thầu hiện nay là chỉ định thầu, thì nên áp dụng thêm hình thức đấu thầu đối với các dự án có thể để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Các dự án đầu tư ở Văn bàn không cao thường từ 200 đến 500 nghìn là chủ yếu ( do UBND huyện Văn Bàn làm chủ đầu tư ) lựa chọn nhà nhà thầu, đồng thời năng cao chất lượng công trình tiết kiệm vốn đầu tư.Ngoài ra và quan trọng hơn là để tạo cơ hội cho công ty trong huyện có thể tham gia thực hiện dự án tạo việc làm và thu nhập cho người lao động trong huyện. Sau khi các công hoàn thành, chủ đầu tư ( hay UBND huyện ) có thể xem xét để cho công ty tiếp tục thực hiện các dự án khác nếu phù hợp, vừa để đỡ mất thời gian đồng thời cũng tiết kiệm chi phí và công sức cho cả hai bên. Với bên nhận thầu đó là việc đi lại vận chuyển máy móc tương đối phức tạp vì giao thông Văn Bàn tương đối xa và khó đi. Đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Văn Bàn là Nông- lâm-công nghiệp –dịch vụ. Với cơ cấu của các ngành trong GDP: nông lâm nghiệp chiếm71,6%; công nghiệp 17,3%, dịch vụ 11,1%. Tuy nhiên trong thời gian tới cần giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp , tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Để có những biện pháp đó cần có những giải pháp sau: Thư nhất: đối với ngành nông nghiệp Trong những năm tới định hướng phát triển nông nghiệp giảm để đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý do đó nên đầu tư theo chiều sâu làm tăng tính hiệu quả sử dụng đất. Thâm canh gối vụ tăng năng suất đẩy mạnh thâm canh hai vụ. Bố trí hợp thời vụ, đảm bảo tăng vụ nhưng không ảnh hưởng đến năng suất đầu tư xây dựng trại giống lúa, trại giống cây ăn quả, ứng dụng các thành tựu về cây trồng vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Đồng thời hoàn chỉnh việc giao đất cho các hộ gia đình để khai thác tiềm năng và tăng hệ số sử dụng đất của vùng. Thứ hai: đối với ngành lâm nghiệp Gắn hoàn thiện giao đất, giao rừng với phương hướng sản xuất lấy khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng làm mục tiêu chủ yếu. Giữ vững diện tích rừng được tán che phủ rừng hiện nay là 55,6 % và lên 67,8% năm 2010, kết hợp trồng rừng với khai thác tài nguyên rừng theo quy hoạch một cách hợp lý và có hiệu quả. Thực hiện lâm nghiệp vào xã hội theo hướng mạnh vào kinh tế vườn rừng, tập trung và trồng các cây đặc sản có ưu thế như Thảo quả, quế, gỗ quý và các loại cây ăn quả khác...Tiếp tục tổ chức khai thác lâm sản tại chỗ, dưa vào chế biến để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, xác định rõ phải lấy lâm nghiệp làm thế mạnh để xuất khẩu, tăng thu nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân trong huyện. Tăng cường lực lượng bảo vệ rừng, đồnh thơì có chính sách khuyến khích thoả đáng cho các cá nhân tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng. Kiểm tra giám sát việc thực hiện qui trình qui phạm về bảo vệ rừng (đặc biệt là khai thác rừng) chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp cho phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trung ương và tỉnh có qui định cụ thể về việc sử dụng lợi nhuận từ khai thác rừng để đầu tư cho phục hồi lại rừng nên để cho huyện chủ động giải quyết dưới sự kiểm tra giám sát của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thứ ba: với ngành công nghiệp-xây dựng Với công nghiệp tập trung vốn đầu tư để xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản để tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm, đồng thời đầu tư chiều sâu cho xưởng chế biến gỗ hiện có của huyện, do việc khai thác gỗ được hạn chế, nên phân xưởng gỗ hiện nay cần tập trung đầu tư công nghệ và lắp đặt dây truyền sản xuất bột giấy với công suất 500-700 tấn/năm tại khu vự thị trấn tương xứng với tiềm năng nguồn nguyên liệu tre, vầu, nứa… tại chỗ của huyện, vừa giải quyết được việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Với xây dựng , ưu tiên đầu tư cho các công trình trọng điểm dân hoàn thiện liên tục, xong phải xác định đúng trọng điểm khâu quan trọng và đặc điểm của giao thông đường bộ là một hệ thống liên tục, có tác động tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Đầu tư tuyến nào hoàn chỉnh tuyến đó, tránh đầu tư nhỏ giọt thi công kéo dài chủ động bố trí đầu tư theo mùa, vào những thời điểm thích hợp như tổ chức thi công vào mùa khô và huy động lao động vào thời điểm nông nhàn. Dự kiến kế hoạch đầu tư phòng ngừa, chặn trước ở những nơi, những khâu xung yếu dễ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. 2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực và kinh nghiệm trong quản lý kinh tế . Chúng ta thường nói đến hiệu quả kinh tế, đến sự dịch chuyển kinh tế chậm chạp, đến cơ chế quản lý chưa ngang tầm với công cuộc đổi mới, đến tình trạng vi phạm kỉ cương phép nước, buôn lậu... Nhưng tất cả đều có nguyên nhân sâu xa là thiếu hụt trong nhân tố con người. Việc sử dụng những các bộ không đúng chức năng nghành nghề, cán bộ còn yếu về chuyên môn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc. Chuyển đổi từ đền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tạo ra không ít khó khăn trong đó có việc đào tạo cán bộ, quản lý kinh tế theo cơ chế mới có trình độ chuyên môn đảm nhận công việc được giao. Cụ thể thiếu những chuyên gia am hiểu cơ chế thị trường có khả năng cơ chế hoá đường lối của Đảng, những nhà quản lý giỏi, những người có tài , có đức. Những thiếu hụt trong nhân tố con người là trở ngại lơn nhất. Để bù đáp những thiếu hụt này không thể làm trong ngày một ngày hai. Xây dựng một công trình, nhà máy có thể hoàn thành trong một vài năm thậm chí vài tháng, nhưng việc đào tạo một nhà làm việc, quản lý sao cho có hiệu quả thì phải mát hàng chục năm. Những trở ngại trên là thách thức đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung, đặc biệt khó khăn đối với Văn Bàn nói riêng. Để công cuộc đầu tư trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn, chúng ta cần đào tạo đội ngũ các bộ có đủ trình độ, kiến thức phẩm chất đạo đức tốt đồng thời phải đảm nhiệm những công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Tuy nhiên việc đào tạo những cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý tốt trở nên vô nghĩa nếu không có chính sách hợp lí trong sử dụng nguồn lao động này. Nói như vậy vì rằng Văn Bàn là một huyện miền núi cao, đội ngũ cán bộ nói chung còn thiếu rất nhiều chưa kể đến cán bộ có chuyên môn. Hàng năm Văn Bàn có gửi cán bộ đi đào tạo chuyên môn tại các trường đại học và cao đẳng nhưng còn rất nhiều hạn chế, vì như vậy Văn Bàn còn thiếu cán bộ có chuyên môn đảm đương công việc hàng ngày. Văn Bàn được ưu tiên rất nhiều trong khi thi vào trường, do đó mỗi năm học sinh Văn Bàn đi học tại các trường cao đẳng, đại học, song phần lớn là học trung cấp và chuyên tu, tại chức sau đó con số thực tế quay trở lại rất ít, cũng phải thừa nhận thêm rằng tỷ lệ thi đỗ vào đại học cao đẳng còn rất thấp có năm chỉ có 20% đỗ cao đẳng còn đại học là không có. Như vậy là cũng do chất lượng giaó dục của huyện, cũng như điều kiện dạy học ở đây. Nhưng điều kiện quan trọng nhất hiện nay là phải có chính sách đãi ngộ cho thoả đáng với đội ngũ có trình độ có năng lực. Cần phải cải cách tiền lương đối với lao động tại những vùng sâu này để sau khi học tập rèn luyện những ngưòi ra đi từ nơi đây lại có động lực quay trở lại xây dựng quê mình. Ngoài ra Văn Bàn cần đầu tư chiều sâu cho công tác dân số kế hoach hoá gia đình để giảm tỷ lệ tăng dân số vì tốc độ tăng dân số của Văn Bàn rất cao năm 2000 vẫn đang ở mức 2,4 % năm, tăng cường cho công tác truyền thông dân số công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đây là những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Văn Bàn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tăng cường công tác đào tạo theo nhiều hình thức để nâng cao tỷ lệ lao động kỹ thuật cho huyện, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phổ cập trình độ và tiêu chuẩn lao động, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế quản lý doanh nghiệp thích hợp vơi mức độ phát triển kinh tế xã hộivà đường lối công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Mở trường dạy nghề tại thị trấn, mở thêm các trung tâm hướng nghiệp cho người lao động ở các cum kinh tế lớn. Kết luận “Đầu tư phát triển” là hoạt động vừa mới lạivừa quen thục với chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Cái cũ của đầu tư phát triển thể hiện ở chỗ chúng ta đã nghiên cứu, tiến hành các công cuộc đầu tư phát triển, cái mới cảu nó chính là yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu úng dụng những giải pháp mới, chính sách mới nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của huyện. Thu hút và sử dụng như thế nào đối với vốn đầu tư là một vấn đề phức tạp, đánh giá nó không chỉ phụ thuộc vào phạm vi xem xét mà còn phụ thuộc vào cấp độ quản lý. Được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà cùng các cô chu ở phòng Kế hoạch và Đầu tư của huyện Văn Bàn trong bài viết của mình, tôi đã đánh giá tình hình hoạt động đầu tư của huyện trong thời gian qua, qua đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới. Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các cô chú ở phòng Kế hoạch và đầu tư huyện Văn Bàn để tôi có thể rút ra những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập và công tác sau này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà, cũng như các thầy cô trong Bộ môn kinh tế đầu tư và các cô chú ở phòng Kế hoạch và đầu tư huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế đầu tư. PTS Nguyễn Ngọc Mai, Nxb GD, H 1998 2. UBND huyện Văn Bàn, Kế hoạch nhà n]ớc các năm 1996,1997, 1998, 1999, 2000. UBND huyện Văn Bàn, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây huyện Văn Bàn các năm 1996-2000 UBND huyện Văn Bàn, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình 327; Báo cáo thực hiện chương trình 135 năm 1999-2000. Phòng công nghiệp Văn Bàn, tổng kết thực hiện giao thông nông thôn 1996-2000 UBND Tỉnh Lầo cai, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996 – 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0084.doc