Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long

Kiểu file: .pdf có thể copy qua Word Mục lục CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 1.1 Khái niệm về du lịch 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân loại du lịch 1.1.3 Mối tương tác giữa du lịch và những lĩnh vực khác 1.1.3.1 Du lịch và văn hóa 1.1.3.2 Du lịch và môi trường 1.1.4 Những quan điểm về khái niệm du lịch sông nước 1.2 Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây 1.2.1 Tổng quan du lịch thế giới 1.2.2 Tổng quan du lịch Việt Nam 1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới. 1.3.1 Khu vực châu Âu 1.3.2 Khu vực Châu Mỹ 1.3.4 Khu vực châu Á 1.3.4.1 Thái Lan 1.3.4.2 Trung Quốc CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 2.1 Tiềm năng du lịch sông nước tại ĐBSCL 2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch sông nước tại ĐBSCL. 2.2.1 Các sản phẩm du lịch tại ĐBSCL 2.3 Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong đến du lịch sông nước ĐBSCL 2.3.1 Môi trường kinh tế – văn hoá – xã hội 2.3.2 Du khách 2.3.3 Sự áp dụng công nghệ vào du lịch sông nước tại ĐBSCL 2.3.4 Những đối thủ cạnh tranh của du lịch sông nước ĐBSCL 2.3.5 Những sản phẩm có khả năng thay thế du lịch sông nước ĐBSCL 2.3.6 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại ĐBSCL 2.3.7 Về công tác quản lý của cơ quan nhà nước 2.3.8 Về tài chính – đầu tư 2.3.9 Về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch 2.3.10 Về thực trạng cơ sở vật chất 2.3.11 Về vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái 2.3.12 Hiệu quả kinh tế –xã hội 2.4 Đánh giá thực trạng du lịch sông nước ĐBSCL 2.4.1 Những cơ hội 2.4.2 Những thách thức 2.4.3 Những điểm mạnh 2.4.4 Những điểm yếu 2.4.5 Ma trận kết hợp SWOT CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC ĐBSCL 3.1 Mục tiêu đề ra giải pháp 3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp. 3.2.1 Lý thuyết phát triển du lịch bền vững 3.2.2. Xu hướng du lịch hiện nay và trong thời gian tới. 3.2.2.1 Xu hướng du lịch thế giới 3.2.2.2 Xu hướng du lịch Việt Nam 3.2.3 Đặc điểm kinh tế- văn hóa- xã hội của ĐBSCL 3.3 Các giải pháp chiến lược cho du lịch sông nước tại đồng bằng sông Cửu Long 3.3.1 Giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm đặc trưng 3.3.2 Giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường thiên nhiên 3.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất 3.3.5 Giải pháp cải tiến quy trình Marketing du lịch của doanh nghiệp ĐBSCL 3.3.6 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội 3.3.7 Giải pháp phòng ngừa rủi ro về an toàn giao thông đường thủy trong du lịch sông nước ĐBSCL 3.4 .Các mô hình 3.4.1 Mô hình liên kết kim cương giữa các tỉnh ĐBSCL 3.4.2 Mô hình bến đỗ tàu du lịch và resort trên các cù lao. 3.4.2.1 Mô hình bến tàu du lịch 3.4.2.2 Mô hình resort tại các cù lao 3.4.3 Các mô hình nổi 3.4.3.1 Khách sạn nổi 3.4.3.2 Vườn hoa nổi 3.4.3.3 Quán ăn nổi 3.4.5 Một số ý tưởng cho festival đồng bằng 3.5 Các kiến nghị 3.5.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 3.5.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch Việt Nam 3.5.3 Đối với ngành du lịch các địa phương 3.5.4 Kiến nghị với Hiệp hội du lịch ĐBSCL

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của mình hoặc có thể kết hợp với những vòng khác để cho ra đời sản phẩm riêng của mình. 38 - Theo tiêu chí không gian nhóm nghiên cứu đưa ra vòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch ẩm thực. Với vòng du lịch sinh thái, do các hệ sinh thái trải trên một diện rộng nên vòng du lịch sinh thái thưa hơn, nhưng vẫn khép kín với quy mô điểm là từng cụm tỉnh chứ không phải từng tỉnh. Vòng du lịch làng nghề thì dày đặc hơn vòng du lịch sinh thái với các làng nghề nối liền các tỉnh với nhau. Với vòng du lịch ẩm thực, mặc dù những món ăn Nam Bộ hao hao giống nhau không khó để mỗi địa phương có những món ăn đặc trưng cho mình. Những chiếc vòng này được đưa ra với mục đích thống kê những tiềm năng du lịch, theo hai tiêu chí không gian và thời gian, bằng cách kết hợp những chiếc vòng này các công ty du lịch sẽ dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, hay làm dày đặc hơn những chiếc vòng với những sản phẩm mới. Những chiếc vòng này chỉ ở mức độ sơ khai ban đầu và trên quy mô cả vùng ĐBSCL còn các tỉnh có thể bổ sung thêm những chiếc vòng mới với những tiêu chí mới vào bộ sưu tập vòng để có nhiều kiểu kết hợp hơn cho ra nhiều sản phẩm hơn. (Tham khảo những chiếc vòng tại phụ lục 3) Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu có một số ý tưởng về tour du lịch sông nước ĐBSCL - Open tour đường sông trong phạm vi khu vực ĐBSCL và liên kết với Campuchia có thể phát triển tour lên tới Biển Hồ. Những chiếc thuyền đóng vai trò tương tự như một chiếc xe bus đón khách du lịch từ hệ thống bến tàu, trên tàu có hướng dẫn viên thuyết minh và đi qua từng điểm du lịch trên sông, đến mỗi bến du khách xuống hoặc đi tiếp tuỳ du khách lựa chọn, vé được bàn theo từng trạm. - Những hoạt động trên sông để kết hợp với các tour như: hoạt động luyện các kỹ năng trên sông nước như bơi lội, bơi cứu người khác, chèo thuyền, câu cá, đánh cá bằng lưới, chài cá, các hoạt động tìm hiểu về những loài cá sinh sống ở sông. - Mở rộng các lễ hội sông nước như lễ hội nghinh ông, hiện nay lễ hội này chỉ có người dân địa phương tham gia. Theo vậy các công ty du lịch vào mùa lễ hội, cho du khách xuống thuyền và cũng ra biển nghinh ông cùng với đoàn tàu của người dân đánh cá và nghỉ đêm lại đó trong những ngày lễ để cảm nhận được không khí của lễ hội. - Mở tour đi vòng ĐBSCL bằng đường sông tương tự như caravan trên bộ. - Các cơ quan nhà nước có liên quan có thể kêu gọi tài trợ từ các công ty du lịch để mở rộng quy mô các lễ hội truyền thống như lễ hội cúng trăng của người Khơme chẳng hạn, theo đó ngoài việc cho du khách tham quan còn có thể cho du khách tham gia vào các cuộc đua của người dân địa phương như đua ghe ngo. * Giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng. Do điều kiện tự nhiên của các tỉnh vùng ĐBSCL không có gì khác nhau rõ rệt, hoặc chỉ có thể phân biệt khác nhau giữa các cụm tỉnh chứ không thể phân riêng từng tỉnh. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trùng lắp sản phẩm du lịch sông nước ĐBSCL. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, khỏang 50% doanh nghiệp được điều tra cho rằng những sản phẩm đặc thù sẽ là điều kiện quan trọng hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh. Từ điều đó nhóm nghiên cứu đề nghị một giải pháp phát triển sản phẩm đặc trưng, không phải xây dựng một hệ thống sản phẩm đặc trưng cho mỗi tỉnh, không ai có thể làm điều đó hay và chính xác bằng những người kinh doanh du lịch địa phương. Do đó theo giải pháp của nhóm nghiên cứu để có một sản phẩm đặc trưng cho mỗi địa phương thì chính địa phương phải đưa ra, nhưng quan trọng ở đây là làm sao để không có tình trạng sao chép các sản phẩm diễn ra. Muốn thế phải có sự can thiệp của chính phủ, sự can thiệp của luật pháp, của luật bản quyền. Khi luật bản quyền có thể chi phối cụ thể hơn đối với du lịch và được tuyên truyền rộng rãi để mọi người đăng Mô phỏng liên kết vòng 39 ký bản quyền khi tạo ra được một sản phẩm đặc trưng cho địa phương mình, khi đó tình trạng sao chép sản phẩm sẽ không còn diễn ra vậy thì những sản phẩm đặc trưng của mỗi tỉnh mói có thể dần dần xuất hiện, bên cạnh đó việc ra đới của luất bản quyền về kinh doanh du lịch sẽ giúp kích thích trí sang tạo của những nhà thiết kế để có được những sản phẩm mới cạnh tranh hơn, làm giàu cho nguồn sản phẩm du lịch sông nước tại ĐBSCL nói riêng và du lịch ĐBSCL nói chung Nhưng đợi luật pháp ban hành thì mất một khoảng thời gian không ngắn nên nhóm nghiên cưú cho ra một mô hình sản phẩm đặc trưng nhưng với quy mô vùng. * Long An – Tiền Giang – Đồng Tháp: Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười. * Tiền Giang – Bến Tre - Vĩnh Long: Du lịch trái cây miệt vườn * Cần Thơ – Hậu Giang: Du lịch chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp. * Trà Vinh – Sóc Trăng: Du lịch cồn nghêu, rừng tràm Ba Động, du lịch văn hoá Khơme. * Kiên Giang – Cà Mau: Du lịch sinh thái rừng ngập mặn, khu vực rừng U Minh và rừng đước Năm Căn, du lịch sông nước kết hợp biển đảo. * An Giang – Đồng Tháp: Du lịch tôn giáo, văn hoá người Khơme, du lịch kết nối với Campuchia tại vùng cửa khẩu. 3.3.2 Giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường thiên nhiên. Như đã phân tích ở chương 1, môi trường tự nhiên và du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và điều này càng được thể hiện rõ ở ngành du lịch sông nước ĐBSCL khi mà thế mạnh của các sản phẩm du lịch nơi đây chủ yếu dựa vào khai thác môi trường thiên nhiên. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu có 64.2% lượng khách cho rằng đảm bảo vệ sinh môi trường tự nhiên sẽ là nhân tố nâng cao tính cạnh tranh và bền vững của sản phẩm du lịch sông nước. Để thực hiện được điều này thì việc đầu tiên và cơ bản chính là xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sông nước cho những người tham gia trực tiếp phục vụ du lịch, những nhà điều hành, du khách và cả những người dân địa phương. Phải giúp cho họ nhận thấy được rằng môi trường trong lành và sạch sẽ sẽ là nhân tố góp phần nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy ngành du lịch phát triển từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Ngoài ra, ngành du lịch cần phải phối hợp với các ngành khác như làgiao thông vận tải, tài nguyên và môi trường để có những quy định về việc đảm bảo vệ sinh của các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách như là trang bị thùng rác trên tàu, máy móc của các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng những nguồn năng lượng thân thiện như là năng lượng mặt trời( chi tiết về du thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời xin vui lòng tham khảo ở Phụ lục 5) những quy định về xử lý chất thải trên các du thuyền, trong các cơ sở lưu trú ven sông…Khuyến khích các điểm tham quan sử dụng những sản phẩm và vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường. Đồng thời cần phải áp dụng những công cụ kinh tế như là lệ phí tham quan, xử phạt… để có được nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên kiểm soát, đánh giá việc thực hiện…để điều chỉnh và xử lý một cách kịp thời. Nhưng trên hết, đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi phải được thực hiện từ từ, không gấp rút và bắt đầu với quy mô nhỏ sau đó áp dụng lan rộng dần ra toàn khu vực. 3.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong bất cứ mọi hoàn cảnh nào thì con người luôn là nhân tố quan trọng nhất. Cảnh quan thiên nhiên dù có tuyệt đẹp đến mấy mà người dân không thân thiện, đội ngũ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, không mến khách, hướng dẫn viên thiếu nhiệt tình và hiểu biết thì cũng sẽ làm giảm bớt sự thu hút hay mất đi sự thích thú của du khách. Vì thế, để có thể khai thác được tối đa những thuận lợi về cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái, nhân văn ở ĐBSCL thì nhất thiết cần phải có một đội ngũ nhân sự về quản lý cũng như lực lượng lao động phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch thật chuyên nghiệp, vững vàng về chuyên môn và có nhận thức đúng đắn về ngành du lịch – đó là một ngành kinh tế không chỉ đơn thuần mang tính thương mại mà nó còn thể hiện được tính nhân văn sâu sắc giữa người và người, qua đó người làm du lịch sẽ thể hiện được tình yêu quê hương, lòng mến khách của mình, vì thế sẽ để 40 lại ấn tượng đẹp và khó phai trong lòng du khách. Để thực hiện được điều này thì ngành du lịch ĐBSCL nên có chiến lược thu hút nguồn nhân lực tại địa phương tránh tình trạng chảy máu chất xám, bởi vì đây là những người thật sự am hiểu và yêu mến ĐBSCL, nhưng đồng thời cũng phải đào tạo những hướng dẫn viên có kiến thức rộng, bao quát. Còn về mặt chuyên môn, các tỉnh nên mở những trường đào tạo nghiệp vụ du lịch hoặc liên kết với các trường trong khu vực hoặc với thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu cho đội ngũ lao động trực tiếp về những nội dung như : quản lý kinh doanh du lịch, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, trang trí nội thất và đặc biệt là trao dồi khả năng ngoại ngữ không chỉ có Tiếng Anh mà còn một số ngoại ngữ khác. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thiếu hụt hướng dẫn viên ở một số địa phương như là Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh …và đặc biệt là một số điểm du lịch sinh thái, rừng quốc gia như Rừng U Minh, rừng đước Năm Căn, rừng ngập mặn ở Ba Động…thì ta có thể tận dụng nguồn hướng dẫn viên nghiệp dư như là đội ngũ chạy xe Honda khách. Trong dài hạn, ĐBSCL nên chú trọng công tác đào tạo và phát triển lực lượng lao động kế thừa đặc biệt là đội ngũ quản lý để có thể tiếp tục phát huy những tiềm năng to lớn một cách lâu dài và bền vững. Riêng đối với đội ngũ cán bộ công chức trong ngành du lịch cần phải được tiêu chuẩn hóa trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá. Cần phải có chế độ kiểm tra, dánh giá, khen thưởng và kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích họ tích cực rèn luyện và không ngừng phấn đấu nâng cao chuyên môn và đạo đức. 3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu hơn 50% du khách được điều tra cho rằng phương tiện an toàn và hiện đại nằm trong 3 yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên chất lượng tour du lịch và trên một nữa doanh nghiệp cho rằng để phát triển du lịch sông nước ở ĐBSCL thì điều quan trọng nhất là phải phát triển phương tiện giao thông đường thủy chuyên chở khách. Giao thông thuận tiện, an tòan và hiện đại sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển của du khách do đó sẽ giảm được chi phí du lịch. Về hệ thống đường bộ cần được chú trọng phát triển giảm bớt tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A bằng cách nâng cấp và mở rộng tuyến đường này đồng thời xây dựng thêm hệ thống các tuyến vệ tinh, nối tỉnh với tỉnh, huyện với huyện. Các phương tiện tham gia giao thông cần được kiểm tra chất lượng chặc chẽ để đảm bảo an toàn cho du khách và đội ngũ tài xế cần phải có thái độ và trách nhiệm đúng đắn khi tham gia giao thông. Đường hàng không cũng cần được chú ý như sớm đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, nâng cấp sân bay Rạch Sỏi…để tạo ra một sự lựa chọn mới cho du khách. Và điều đặc biệt nhóm nghiên cứu muốn nói đến đó là cần chú ý phát triển hệ thống giao thông đường sông để tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch sông nước. Các con sông cần phải được khơi thông dòng chảy để giao thông được thuận tiện hơn đặc biệt là cửu Tiểu và cửu Trần Đề thường xuyên bị bồi lắng, mực nước nông sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các đoàn du lịch bằng tàu biển vào ĐBSCL. Các hệ thống đèn, biển báo trên sông phải được trang bị đầy đủ và rõ ràng. Đồng thời các phương tiện thủy tham gia giao thông đặc biệt là phục vụ cho du lịch cần phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đăng kiểm đăng ký đúng quy định. Máy móc trang bị phải đảm bảo chất lượng không gây ô nhiễm môi trường và giảm tiếng ồn. Hơn nữa nên đưa vào sử dụng thêm những thuyền lớn có khả năng phục vụ phòng ngủ, ăn uống... nhằm đa dạng hóa các dịch vụ và có thể kéo dài thời gian du lịch trên sông của khách. Ở các điểm tham quan chợ nổi thì nên trang bị những chiếc thuyền nhỏ vì như thế sẽ giúp cho du khách không cócảm giác bị cô lập, dễ dàng hòa mình vào không khí tấp nập nơi đây. Riêng ở chợ nối Cái Răng nên xây dựng bến tàu du lịch tại chổ đễ tạo sự thuận tiện cho du khách dặc biệt là những khách đi du lịch tự do có thể lựa chọn tham quan chợ nổi bằng thuyền tại bến Ninh Kiều hay sử dụng tàu tại chợ nổi. Với bến tàu khách tại chợ nổi người dân vùng chợ nổi sẽ có cơ hội tham gia vào khai thác phương tiện tham quan chợ nổi Ngoài ra, các bến bãi tàu thuyền cần phải được nâng cấp thêm mới có thể đủ tiêu chuẩn phục vụ cho du lịch. Nên biến các bến tàu trở thành những chạm dừng chân đúng nghĩa như là có các nhà hàng, quán ăn, khu mua sắm…Chi tiết mô hình bến tàu du lịch sẽ được phân tích ở phần sau. 41 Về hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch cần phải được tiến hành nâng cấp để có thể hấp dẫn được du khách nghĩ lại qua đêm. Thiết kế vừa mang nét hiện đại nhưng vừa gần gũi không làm mất đi vẻ dân dã, hòa hợp với thiên nhiên, không tạo thành « một khối cô lập » với môi trường sinh thái xung quanh. Phòng phải có đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhưng được nhúng vào không khí đầy chất Nam Bộ như sử dụng giường hay bàn ghế bằng tre nứa, đặt một bộ đi- văng (bộ ngựa) hay một chiếc võng trong phòng. Mini-bar hay tivi được thiết kế ẩn mình trong những sản phẩm đan từ lục bình,tre nứa…Riêng đối với các cơ sở lưu trú đặt biệt là các khu nghĩ dưỡng tại những cù lao, hay trên những du thuyền cần phải chú ý đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ cho du khách đồng thời cũng phải quan tâm đến việc xử lý nước thải để không ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó những khu di tích lịch sử, đền chùa cũng cần được trùng tu, nhưng phải giữ bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc hiện có, bởi vì phần lớn những công trình này nằm gần bờ sông, là một torng những cơ sở phục vụ liên kết du lịch sông nước và du lịch lễ hội. Đặc biệt chú ý tôn tạo những công trình kiến trúc của người dân tộc Khơme, Chăm để phục vụ cho du lịch một phần, nhờ đó mà người dân tôc có thể tham gia vào du lịch như cho tham quan những công trình kiến trúc, kinh doanh phục vụ các món ăn, trang phục ân tộc, quà lưu niệm, làm công tác hướng dẫn. Bên cạnh đó giải pháp này còn mang một ý nghĩa xã hội to lớn đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL. 3.3.5 Giải pháp cải tiến quy trình Marketing du lịch của doanh nghiệp ĐBSCL : Từ trước đến nay các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở ĐBSCL chỉ mới dừng lại ở giai đoạn « nối tour » với các doanh nghiệp đầu mối ở TPHCM và một số tỉnh khác mà chưa thực sự chủ động trong việc thu hút khách. Vì thế phần này nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình Marketing du lịch của họ. Trong ngành du lịch, các nhà quản trị thường sử dụng mô hình 8P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (phân phối), Promotion(Chiêu thị – Xúc tiến du lịch)và những yếu tố People(nhân sự du lịch), Packaging(Phối hợp tour trọn gói), Programming (Chương trình, lễ hội du lịch) và Partnership (Đối tác liên kết). Những giải pháp về phát triển sản phẩm, đào tạo nhân sự, chương trình- lễ hội đã được trình bày ở phần trên và giải pháp liên kết sẽ được trình bày trong mô hình tiếp theo. Phần này, nhóm nghiên cứu xin đề nghị một số giải pháp về Chiêu thị- Xúc tiến du lịch. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết của du lịch ĐBSCL. Nhưng trước tiên, muốn thực hiện có hiệu quả công tác này thì cần phải xác định cụ thể đối tượng và thị trường mục tiêu mà du lịch ĐBSCL hướng đến. Theo nhóm nghiên cứu, trong ngắn hạn ta nên chú trọng đến đối tượng khách nội địa vì các kỳ nghĩ của họ khá ngắn nên xu hướng là thường đi các địa phương lân cận. Kỳ nghĩ cuối tuần tại các khu du lịch sinh thái miệt vườn sông nước là một lựa chọn đầy tính hấp dẫn và phù hợp. Hơn nữa, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, có khoảng 79.2% khách nội địa đến ĐBSCL là đi theo hình thức tự do, không được hướng dẫn nên đây là đối tượng đầy tiềm năng đối với các công ty du lịch. Mặt khác, khách nội địa là những người chi tiêu mua sắm các mặt hàng nông sản của địa phương như trái cây, mắm… khá nhiều so với khách quốc tế và nếu các điểm du lịch ở ĐBSCL đầy sức thu hút thì khả năng quay lại của họ sẽ là rất lớn và họ sẽ là những người quảng bá thật hiệu quả cho ĐBSCL. Công tác quảng bá xúc tiến cho đối tượng này chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, thiết kế các tờ rơi, ấn phẩm du lịch thật bắt mắt. Tuy nhiên trong dài hạn khách quốc tế vẫn là thị trường được đặc biệt quan trọng. Cơ sở lưu trú đạt chuẩn, các điểm tham quan đa dạng và phong phú, hình ảnh người miền Tây chất phát, thân thiện, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn sẽ là những hình ảnh được quảng bá trên các website du lịch thế giới, những tờ rơi, áp phích được đặt tại các sân bay, trung tâm thương mại…bằng nhiều thứ tiếng, tại các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước... Ngoài ra những người Việt Nam ở nước ngoài cùng cũng là một kênh quảng bá hữu hiệu cho du lịch ĐBSCL.Nhưng hiện nay, do điều kiện cơ sở vật chất và các sản phẩm du lịch ở ĐBSCL chưa hòan thiện cho nên công tác xúc tiến, quảng bá chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hình ảnh nhưng trong tương lai, công tác này sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ khi các yếu tố này có đã có sự chuyển biến sâu sắc. 42 3.3.6 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội * Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch sông nước ĐBSCL theo nhóm nghiên cứu cần phải giải quyết được hai vấn đề sau: thu hút ngày càng nhiều du khách đến với sông nước ĐBSCL và nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng các loại hình dịch vụ để tạo nhiều cơ hội cho du khách tăng chi tiêu Với vấn đề thứ nhất, để thu hút nhiều khách du lịch đến với ĐBSCL cần có chiến lược xúc tiến và quảng bá đúng thị trường, những giải pháp này đã được nêu ở phần xây dựng giải pháp cho chiến lược marketing cho các doanh nghiệp, tuy nhiên muốn thực hiện những giải pháp này hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các cơ quan cũng phải chủ động trong công tác quảng bá như tổ chức những sự kiện nhằm mục tiêu đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư. Vấn đề thứ hai là vấn đề cần có giải pháp cấp bách hiện nay cho du lịch sông nước ĐBSCL, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng nhiều dịch vụ để phục vụ du khách. Đây là một giải pháp mang tính tổng hợp từ nhiều yếu tố như: sản phẩm, nhân lực, cơ sở vật chất...... Để xây dựng được giải pháp này cần phải dựa trên nền tảng của những giải pháp bên trên và có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các giải pháp đó để tạo nên hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhóm nghiên cứu đề nghị một phương pháp kết hợp các giải pháp của các yếu tố thành phần: - Trong giai đoạn trước mắt, khi các nguồn lực còn rất thiếu thốn thì những giải pháp trong ngắn hạn được ưu tiên trước như các giải pháp, nâng cao trình độ, tay nghề đội ngũ nhân viên phục vụ hiện tại, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa và tạo sản phẩm đặc trưng. Hai giải pháp này hỗ trợ cho nhau thực hiện ngay trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh các biện pháp thu hút đầu tư cho cơ sở vật chất, tìm đối tác liên kết để chuẩn bị đào tạo đội ngũ kế thừa - Trong thời gian lâu dài, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ lao động kế thừa. Sau đã tìm ra lối thoát cho hai giải pháp trên, khi hai giải pháp đó chuẩn bị vào giai đoạn sẵn sáng phục vụ du khách chúng ta sẽ bắt đầu với đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá. Về lâu dài chiến lược sản phẩm và nâng cao tay nghề vẫn luôn được quan tâm nhưng khi đã có những nền tảng tốt thì hai giải pháp đó không còn cấp thiết nữa. * Giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội đã được đề cập trong suốt những giải pháp phía trên. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội là phải làm cho những lợi ích mà du lịch sông nước mang lại sẽ được phân bố một phần cho người dân địa phương giúp họ nâng cao thu nhập chứ không phải chỉ rơi vào túi những công ty du lịch. Để thực hiện được gải pháp này cần có sự hổ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước rất nhiều. Sự hỗ trợ phương tiện hoặc hướng dẫn kinh doanh và làm cuộc cách mạng nhận thức cho người dân chỉ có thể là bởi các cơ quan quản lý địa phương. Muốn thế trong các quy hoạch đầu tư du lịch các cơ quan chức năng phải xem xét trên khía cạnh xã hội, để người dân càng yêu thương quê hương mình, càng thấy nó mang lại nhiều lợi ích cho mình càng muốn giữ gìn nó và càng muốn người khác cũng yêu mến nó, từ đó tại vùng ĐBSCL người người cùng làm du lịch, nhà nhà cùng làm du lịch. Vì ĐBSCL là vùng có nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo cùng sinh sống với nhau, hiệu quả xã hội thật sự phải làm sao để các dân tộc, các tôn giáo có thể sinh sống chan hoà với nhau, quy về một mối để tránh các thế lực phản động lợi dụng chia rẽ làm xáo động không gian chính trị yên bình của ĐBSCL vốn là một trong những điểm mạnh nhất của du lịch ĐBSCL. Để tăng cường hiệu quả xã hội thì du lịch sông nước tạo việc làm cho người dân tộc có thu nhập cao hơn, đời sống tốt hơn, nâng cao trình độ dân trí, trình độ nhận thức của người dân, giúp họ tôn tao6 các di tích văn hoá của họ đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. Dối với các tôn giáo, đây là vần đề nhạy cảm, ngành du lịch muốn có thể xâm nhập vào thì phải có những người giáo dân hợp tác, từ đó tạo công ăn việc làm cho họ, giúp họ cải thiện đời sống và hợp tác với ngành du lịch. Từ sự hợp tác rộng rãi và dung hoà đó du lịch sông nước sẽ trở thành một dòng chảy thân thiện kết nối các dân tộc, các tôn giáo sinh sống hoà bình 43 với nhau, bởi lẽ cho dù màu da gì, cho dù họ có tín ngưỡng tôn thờ khác nhau đều dùng chung một nguồn nước Cửu Long Giang. 3.3.7 Giải pháp phòng ngừa rủi ro về an toàn giao thông đường thủy trong du lịch sông nước ĐBSCL. * Nhận diện rủi ro: Qua quá trình nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát du khách có 95.9% số đáp viên đánh giá phương tiện giao thông đường thủy tại ĐBSCL không an toàn, trong đó 65.3% đánh giá thiếu các phương tiện cứu hộ về y tế. Bên cạnh đó có 76,1% số đáp viên đánh giá môi trường sông nước tại ĐBSCL ô nhiễm nặng ở khu dân cư. Từ đó ta thấy được một thực trạng là du lịch sông nước tại ĐBSCL chưa đảm bảo tốt an toàn về phương tiện giao thông và chưa đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. Nhưng trong số 53 đáp viên có 36 đáp viên cho rằng yếu tố an toàn là một trong những yếu tố đầu tiên cần phải khắc phục để phát triển du lịch sông nước ĐBSCL. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để khắc phục những rủi ro về yếu tố an toàn. Một ví dụ điển hình là vụ cháy tàu du lịch của công ty thương mại du lịch Mekong tại Cần Thơ vào 1h20 ngày 29/12/2003. Tàu đã bốc cháy ngay trên sông và hư hại hoàn toàn rất may là không thiệt hại về người. Do bốc cháy vào lúc nửa đêm và nước ròng nên công tác chữa cháy chậm làm tàu bị thiêu rụi hoàn toàn và chìm xuống sông. * Phân tích rủi ro: Theo như đã phân tích ở phần thực trạng, rủi ro về an toàn của các phương tiện giao thông đường sông phần lớn xuất phát từ việc chuẩn bị không đầy đủ các phương tiện cứu hộ tai nạn, y tế, chữa cháy. Thứ hai là do tâm lý của người dân vì sông nước ĐBSCL không sóng to, gió lớn. Thứ ba do công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chưa làm tốt công tác quản lý và kiểm tra. Những rủi ro thường xảy ra vào lúc trời tối do các phương tiện thiếu tín hiệu đèn, không thấy nhau nên đâm vào nhau gây tai nạn, nhất là các thuyền nhỏ của người dân qua lại trên sông không có tín hiệu đèn và đi không đúng luật rất dễ gây tai nạn. * Giải pháp phòng ngừa rủi ro. Để giảm bớt nguy cơ rủi ro về phương diện an toàn của du lịch sông nước nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp sau: - Trang bị trang thiết bị cứu sinh, cứu hộ, y tế, chữa cháy đầy đủ và đảm bảo chất lượng. - Kiểm tra máy móc, thiết bị thông tin liên lạc trước mỗi chuyến đi và sau khi kết thúc chuyến đi. - Khảo sát du khách về khả năng bơi lội để có sự chuẩn bị hợp lý, lưu ý hơn đối với những du khách không biết bơi, hay khi xảy ra tai nạn sẽ xác định được ngay ai cần cứu hộ trước tiên. - Mua bảo hiểm cho du khách và cho phương tiện. - Huấn luyện kỹ năng bơi, cứu người và cấp cứu người chết đuối cho đội ngũ thuyền viên. 3.4 .Các mô hình 3.4.1 Mô hình liên kết kim cương giữa các tỉnh ĐBSCL. Qua phân tích thực trạng nhóm nghiên cứu đã kết luận sự quản lý về du lịch giữa các địa phương còn rời rạc, thiếu liên kết, các chiến lược phát triển du lịch đưa ra chỉ trong phạm vi đia phương, chưa thể hiện được một sự liên kết nào với những địa phương khác, từ đó dẫn đến sản phẩm du lịch ĐBSCL còn rời rạc, kém đa dạng, không kết hợp với nhau, gây nên sự trùng lắp và sự nhàm chán. Từ thực trạng trên nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình liên kết giữa các địa phương như sau: 44 Mô tả mô hình: mô hình được mô phỏng từ kết cấu liên kết phân tử siêu bền của kim cương. Trong kết cấu phân tử của kim cương mỗi cacbon liên kết với 4 cacbon khác gần nó từ đó nhóm nghiên cứu liên tưởng đến sự liên kết của du lịch sông nước ĐBSCL với các phân tử là mỗi địa phương và sự liên kết phân tử chính là sự liên kết chiến lược giữa các địa phương. Theo đó mỗi địa phương sẽ có một cụm liên kết của mình. Nội dung mô hình: Nội dung của mô hình chia thành 2 phần chính: thứ nhất, thể hiện sự liên kết về du lịch giữa các tỉnh, thành phố; thứ hai, thể hiện sự đa dạng và phát triển những nét đặc trưng riêng biệt của du lịch sông nước mỗi địa phương. Nội dung thứ nhất: sự liên kết của mô hình thể hiện sự liên kết về chiến lược phát triển du lịch của các địa phương trong cụm liên kết và cả liên kết về sản phẩm. Sự liên kết hiện nay là cần thiết nhưng liên kết như thế cho hợp lý, đối với một vùng kinh tế có 13 thành viên và mỗi thành viên đều có những điểm mạnh và địa thế riêng của mình thì khó lòng để phát triển một trung tâm chính với những vệ tinh, Cần Thơ chưa đủ mạnh để các tỉnh khác có thể coi Cần Thơ như một trung tâm kinh tế tài chính, văn hoá, xã hội của cả vùng. Nói riêng về du lịch sông nước, rất cần thiết để có liên kết cả vùng nhưng không có nghĩa là một địa phương phải liên kết với tất cả 12 địa phương còn lại, bởi vì mọi người chỉ liên kết khi sự liên kết đó trực tiếp tác động đến lợi ích của họ. Ví dụ như tỉnh Tiền Giang sẽ không liên kết với Cà Mau ở lĩnh vực này bởi vì du lịch sông nước Cà Mau và Tiền Giang không có liên quan trực tiếp đến nhau. Nhưng du lịch sông nước Cà Mau sẽ liên quan trực tiếp đến du lịch sông nước Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, do đó sự liên kết hình thành ở đây. Nhưng trên tổng thể, từ những liên kết đơn đó sẽ tạo nên một liên kết chung bền vững của kim cương hay của du lịch sông nước cả vùng. Bởi vì sự liên kết như thế sẽ có sự điều chỉnh dây chuyền giữa các tỉnh, mặc dù Kiên Giang không trưc tiếp đưa chiến lược liên kết với Vĩnh Long nhưng chiến lược giữa hai tỉnh sẽ được điều chỉnh thông qua Cần Thơ vì Cần Thơ liên kết trực tiếp với hai tỉnh trên Cần Thơ sẽ đưa ra chiến lược phát triển du lịch sông nước sao cho có sự liên kết dung hoà với cả Kiên Giang và Vĩnh Long. Đây là mô hình liên kết chỉ dành riêng cho du lịch sông nước. Nội dung thứ hai; những cung bậc khác nhau của màu xanh lá cây, màu vàng, màu đỏ và màu chàm đại diện cho các địa phương thể hiện hai màu chủ đạo của du lịch sông nước đó là mùa vàng của phù sa, màu xanh lá cây của du lịch sinh thái , màu đỏ của lễ hội, màu nâu chàm của các làng nghề. Hình ảnh chiếc thuyền với những màu sắc khác nhau thể hiện sự tự vận động trên sông nước của các địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng mang nét riêng của mỗi địa phương. Ý nghĩa của mô hình: Mô hình thể hiện sự liên kết chiến lược du lịch giữa các tỉnh , thành phố ĐBSCL tạo nên một đặc khu kinh tế du lịch bền vững và chắc chắn như liên kết tạo nên kim cương. Mô hình ngoài sự liên kết nội bộ giữa các địa phương thể hiện được sự liên kết của du lịch sông nước ĐBSCL ra các nước trong tiểu vùng Mekong, liên kết mở với Campuchia. Mô hình này nhóm nghiên cứu đưa ra như một gợi ý cho hướng hoạt động của hiệp hội du lịch ĐBSCL, những người lãnh đạo trong hiệp hội có thể tạo sự liên kết lớn và toàn diện cho cả vùng từ những liên kết nhỏ này, khi những liên kết nhỏ thành công thì việc tạo ĐBSCL thành một khối kinh tế thống nhất và liên quan chặc chẽ với nhau không còn khó khăn nữa. Lấy hình ảnh một viên kim cương để minh hoạ cho du lịch sông nước mang rất nhiều ý nghĩa về mặt hình tượng: kim cương từ tự nhiên muốn có vẻ đẹp lấp lánh phải qua bàn tay con người cũng như du lịch sông nước ĐBSCL, Kim cương rất khó bị cắt bởi bất cứ một chất liệu nào trừ loại kim cương đặc chế, hình ảnh đó phù hợp với chủ trương phát triển du lịch bền vững của đề tài. (Xin vui lòng tham khảo cùng với hình minh hoạ về mô hình ở phần phụ lục3) 45 3.4.2 Mô hình bến đỗ tàu du lịch và resort trên các cù lao. 3.4.2.1 Mô hình bến tàu du lịch Phát triển du lịch sông nước không thể thiếu yếu tố bến đỗ cho tàu du lịch, trong phần thực trạng nhóm đã có kêt luận thực trạng cơ sở vật chất tại các bến tàu hiện nay còn kém chất lượng, từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một mô hình về bến tàu du lịch và một khu phức hợp bao gồm nhà hàng khách sạn và những khu vui chơi giải trí. Những bến tàu ngoài chức năng là bến trung chuyển từ giao thông đường bộ xuống giao thông đường thủy chính là những trạm dừng cho những tour du lịch sông nước dài ngày. Theo đó một bến tàu có những thành phần sau: - Bến tàu lên xuống khách - Bến đậu tàu - Bãi đậu xe - Khu điều hành bến tàu và nhà chờ - Công viên dọc bờ sông với nhiều cây xanh. - Trung tâm điều hành du lịch - Trạm hỗ trợ du khách - Trung tâm bưu chính viễn thông - Trung tâm thương mại và bán hàng lưu niệm. - Khu vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian và hiện đại - Khu nhà hàng ven sông phục vụ du khách những món ăn dân dã miền tây, món ăn truyền thống Việt Nam cũng như món ăn đặc sản của địa phương. - Khu nhà nghỉ được bố trí gần bờ sông với lối trang trí theo kiến trúc miền tây và được trang bị trang thiết bị hiện đại nhưng trong lớp vỏ bọc dân dã. Điều kiện thực hiện và ý nghĩa mô hình: Những khu bến tàu được quy hoạch như thế này với những cơ sở phục vụ không quá xa bến tàu và nơi lưu trú rất thuận tiện cho du khách tự do tham quan vào ban đêm cho dù du khách đi tự do hay theo đòan. Và chính sự tự do tham quan đó khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn, tăng thu nhập cho người dân địa phương buôn bán ở đây, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hiện nay tại các tỉnh, để có thể quy hoạch một khu đất lớn như thế này là một điều vô cùng khó khăn, nên nhóm nghiên cứu đề nghị sẽ quy hoạch hệ thống bến tàu này tại những khu vực có bờ kè hoặc công viên dọc bờ sông đã có sẵn ở những địa điểm như đã được nêu trong bản đồ. Tại các bờ kè đó sẽ xây dựng một bến tàu du lịch với nhà chờ, trung tâm điều hành bến tàu, trung tâm điều hành du lịch và trạm hỗ trợ du khách. Những phần khác như nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hàng bán quà lưu niệm, hay các khu vui chơi giải trí sẽ do người dân địa phương xung quanh kinh doanh, nhưng trong một kế hoạch quy hoạch cụ thể, như vậy sẽ tạo nên nguồn thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế, hoặc những hạng mục kinh doanh lớn hơn như khách sạn hoặc trung tâm thương mại thì người dân cũng có thể tìm được nguồn thu nhập từ cho thuê mặt bằng. Những bến tàu phía bên kia của những bến tàu này có thể là những bến tàu ở những cù lao phát triển du lịch sôi nổi. Tại những cù lao mà nơi đó có xây dựng những bến tàu sạch đẹp như thế là những nơi được đặt biệt quan tâm đầu tư phát triển du lịch, với những cù lao này nhóm nghiên cứu đưa ra một mô hình kinh doanh lưu trú khác, đó chính là khu du lịch nghỉ dưỡng resort. 3.4.2.2 Mô hình resort tại các cù lao. Bắt đầu với khái niệm về resort, resort là một loại hình lưu trú kết hợp với nghỉ dưỡng, với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, dưỡng bệnh. Loại hình này thông thường được bố trí ở vùng biển và cao nguyên nơi có phong cảnh đẹp và không gian yên tĩnh. Với những cù lao ở vùng sông nước ĐBSCL, không gian yên tĩnh, không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên nên cũng thích hợp với việc làm những khu resort. Nếu so với resort biển thì ở vùng sông nước những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu ít gây dị ứng như ở vùng biển, đồng bằng có khí hậu ổn định và ít khi bị 46 ảnh hưởng nặng nề của bão. Nếu so với resort vùng cao nguyên thì resort ở sông nước có giao thông thuận lợi hơn và khí hậu không có mùa đông quá lạnh. Vậy thì nghỉ ngơi ở một vùng đồng quê với vườn trái cây tươi mát, gió lộng bốn mùa, sóng vỗ rì rầm, chiều chiều nghe tiếng hò của các cô gái vùng đồng bằng cũng làm cho tâm hồn trở nên nhẹ nhõm, vứt bỏ được những gánh nặng của ngày thường cũng rất thú vị. Với một khu resort ở sông nhóm nghiên cứu đề nghị xây dựng khu resort với những khu vực sau: - Khu vực biệt thự với kiến trúc của những ngôi nhà cổ Nam bộ được cách tân một chút hiện đại với những đầy đủ trang thiết bị hiện đại được bọc bằng một lớp vỏ bọc dân dã. - Khu vực hồ bơi - Khu vực nhà hàng phục vụ ẩm thực miền tây nam bộ và các món ăn Việt Nam, được trang bị cụng cụ nấu nướng của người dân miền Tây. - Khu vực nghỉ ngơi dọc bờ sông với những chòi canh được trang bị những chiếc võng, ghế bố, những bộ bàn tre, để du khách có thể nghỉ ngơi, đọc sách, câu cá. - Khu vực vườn cây nam bộ với nhiều khu vực trồng nhiều loại trái cây nhiệt đới khác nhau, chúng thay phiên nhau cho trái quanh năm. Trong khu vườn này du khách có thể nghỉ trên những chiếc võng hoặc thưởng thức traí cây hoặc tập trồng cây, trồng hoa. Trong khu vườn này có thể tận dụng trồng một số cây thuốc và rau củ để du khách có thể biết được những thứ họ dùng hằng ngày xuất xứ từ đâu. - Khu trò chơi và nghệ thuật nhân gian, nơi đây tổ chức dạy cách làm một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sinh hoạt đờn ca tài tử. - Khu vui chơi giải trí hiện đại. - Khu vực chăm sóc sức khỏe - Khu vực chăm sóc sắc đẹp – spa. Điều kiện thực hiện: Với những khu resort như thế này thì cần phải được kinh doanh bởi những nhà kinh doanh lưu trú chuyên nghiệp mới có thể mang lại những dịch vụ tốt. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét cẩn thận trước khi cho phép kinh doanh loại hình lưu trú này sao cho có hiệu quả để không uổng phí đất đai vì loại hình lưu trú này sử dụng một diện tích đất rất lớn. 3.4.3 Các mô hình nổi 3.4.3.1 Khách sạn nổi Khách sạn nổi không phải là một mô hình mời trong ngành lưu trú, ở Việt Nam cũng đã có những khách sạn nổi, nhưng ở ĐBSCL thì chưa. Những khách sạn nổi đã từng có ở Việt Nam đều gặp chung một vấn đề chính là xử lý nguồn chất thải. Với mô hình này tại ĐBSCL, để tiếp tục phát triển theo hướng bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến khâu xử lý chất thải. Mô hình nhóm nghiên cứu đưa ra là một khách sạn với 30 phòng double và 5 phòng family được chia thành 3 tầng và có một tầng thượng để phục vụ ẩm thực và giải trí, với các dịch vụ được phục vụ theo tiêu chuẩn 4 sao, quy mô như thế này hơi nhở nhưng phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và môi trường sông nước ĐBSCL, tuy vậy cho dù quy mô phòng không đủ nhửng các dịch vụ có trong khách sạn sẽ được phục vụ theo tiêu chuẩn 4 sao . Những khách sạn này do diện tích chiếm quá lớn mà lại phải gắn liền với hệ thống bến tàu nên nhóm nghiên cứu đề nghị hình thành loại hình lưu trú này tại Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Về vấn đề xử lý chất thải; rác thải sẽ được gom và đem vào bờ mỗi sáng, nguồn nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra sông, ở khoản này nhóm nghiên cứu đề nghị tham khảo công trình nghiên cứu của Khách sạn nổi 47 bạn Trần Đình Vũ Anh (Đồng Tháp) với công trình “cống thoát nước đa năng” vừa đoạt giải nhất cuộc thi xử lý nước thải của bộ giáo dục. Có thể mắc lưới vào pha nổi thả trôi khoảng 5m kể từ mép bờ khách sạn để dễ dàng vớt rác vào mỗi buổi chiều. Đồng thời tất cả những biện pháp trên phải đi đôi với biện pháp xử phạt khi bắt gặp du khách hay nhân viên bỏ rác xuống sông, bố trí thùng rác dày đặt hơn, đặc biệt ở những nơi có thể tiện tay bỏ xuống sông, đăng các biển báo với nội dung nhắc nhở mọi nhừng đừng xả rác hay một số phương thức nào đó để hạn chế mọi người vứt rác xuống sông. Muốn vậy, những khách sạn này nên được điều hành từ một nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp với kiến thức tốt về mọi mặt nhất là mặt nhân sự và tâm lý, nhưng trươc tiên người quản lý này phải được đào tạo ý thức tốt để hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững với môi trường sông nước. 3.4.3.2 Vườn hoa nổi Với hệ sinh thái sông nước đa dạng, nhiều loài thực vật thích sống với môi trường nước thì ĐBSCL có rất nhiều thuận lợi để phát triển sản phẩm này. Mô tả sản phẩm: Đây là một sản phẩm khá mới lạ với du lịch Việt Nam, vườn hoa nổi được xây dựng dựa trên 3 cách. Cách thứ nhất, tập hợp và nuôi dưỡng những loài hoa sống dưới nước như: sen, súng, lục bình, điên điển...; Cách thứ hai, bằng phương pháp nuôi rễ cây trong dung dịch dinh dưỡng, cách này thường được sử dụng cho rau xanh; Cách thứ ba, kết những chiếc bè đổ đầy đất và trồng hoa trên những chiếc bè đó. (Tham khảo thêm chi tiết thực hiện vườn hoa nổi ở phụ lục 3) Điều kiện thực hiện: Với mô hình vườn hoa nổi này, nhóm nghiên cứu đề nghị thực hiện tại Sa Đéc (Đồng Tháp) vì nơi dây có dòng nước mang nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hoa được tươi. Ở đây có một làng nghề trồng hoa nổi tiếng, người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời. Ban đầu có thể bắt đầu từ một mô hình nhỏ của một hộ kinh doanh nào đó với một cái hồ rộng, có thể chèo thuyền tham quan được. Du khách có thể vào tham quan vườn hoa dưới nước rồi vườn hoa trên cạn, có thể mua những chậu hoa nhỏ mang về, bên cạnh đó hộ trồng hoa này có thể kinh doanh thêm những dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Đến khi người dân có kinh nghiệm trồng hoa đưới nước thì mô hình này có thể mở rộng thành một công viên hoa vơi diện tích rộng hơn kéo dài từ sông lớn vào một con rạch chạy trong cù lao, du khách tham quan dọc theo những con rạch và cù lao sẽ thành một khu du lịch sông nước với những dịch vụ đa dạng của một khu du lịch. Nơi thứ hai nhóm nghiên cứu đề nghị là trong vùng nước ngập Đồng Tháp Mười. Đối với vùng trũng Đồng Tháp Mười những vườn hoa nổi này sẽ giúp người dân tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng mà thường ngày họ ít khi dùng tới để tạo thêm nguồn thu nhập cho mình. Nhưng do đây là khu bảo tồn sinh thái quan trọng nên việc tập trung các loài hoa và cho du khách tham quan phải tuân thủ chặc chẽ những quy định bảo vệ môi trường. Đặc biệt tại đây có thể kết hợp một vườn hoa nổi với một sân chim nổi với những loài chim hay tìm bắt mồi trên sông, trên những tán lục bình, tạo cho chúng một môi trường sinh sống tốt để chúng tụ họp về từ đó cũng góp phần duy trì và bảo vệ những giống chim này. 3.4.3.3 Quán ăn nổi Ở ĐBSCL đã có rất nhiều những nhà hàng nổi phục vụ ẩm thực cho du khách, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình phục vụ ăn uống khác, mô hình quán ăn nổi. Với mô hình này, đầu tiên nhóm nghiên cứu có ý tưởng từ những trạm chờ đò nhỏ ven bờ sông, trạm là những cái nhà sàn nhỏ, diện tích 1.5m*1.5m, nằm cách bờ sông khoảng 5m do người dân dựng lên để từ trong rạch nhỏ họ chèo thuyền ra đây đứng để đợi tàu khách. Quán ăn nổi bao gồm nhiều nhà sàn nhỏ như vậy. Có một nhà sàn lớn hơn là nơi chế biến thức ăn còn những sàn nhỏ khác với diện tích 2m*2m mỗi sàn sẽ đặt 1 bàn ăn. Tùy vào quy mô và độ rộng của khúc sông để quyết định trang bị bao nhiêu nhà sàn nhỏ. Di chuyển trong khu vực quán ăn nổi đều dc đi chuyển bằng bè được kết nối lại với nhau thành một lối đi 48 nổi đến nơi đã ấn định trước. Những quán ăn nổi như thế này không quá khó làm đối với người dân sông nước, tuy nhiên để phục vụ khách du lịch cần làm cho sạch sẽ và bắt mắt hơn, chế biến thức ăn trong môi trường vệ sinh hơn. Ở những quán ăn như thế này vấn đề vệ sinh đặc biệt cần quan tâm, vì vậy tại mỗi bàn ăn có thể bố trí thùng rác ở cá 4 góc bàn và thu dọn nó mỗi lượt khách, đồng thời cũng bố trí những bảng nhắc nhở ở những nơi dễ thấy, trên bàn, trên chiếc đũa, trên muỗng, trên những góc nhà sàn. (tham khảo hình vẽ ở phần phụ lục 3). Quán ăn nổi như thế này ra đời nhằm đa dạng cách phục vụ ẩm thực, cho khu vực bờ sông thêm đông đúc, nhộn nhịp. Quán nổi có thể ở ngoài sông hoặc ở trong những hồ lớn của các khu du lịch. 3.4.5 Một số ý tưởng cho festival đồng bằng. Năm 2008 là năm du lịch quốc gia với chủ đề “ Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Qua sự kiện này du lịch sông nước ĐBSCL đã có những khởi sắc ban đầu khá phấn khởi, nhờ sự kiện này số du khách đến ĐBSCL đã tăng lên rõ rệt. Nhưng qua những năm sau khi năm du lịch quốc gia không còn tổ chức nữa nhóm nghiên cứu đề nghị ĐBSCl nên tiếp tục duy trì những sự kiện lớn với quy mô cả vùng như thế này càng nhiều. Một trong những sự kiện đó chính là festival đồng bằng. Với ý tưởng để festival đồng bằng là một cơ hội để mọi người tụ hội về ĐBSCL, chiêm ngưỡng những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của vùng đồng bằng và qua đó cũng có thể cảm nhận sự khác biệt, sự tiến bộ của những sản phẩm du lịch qua từng năm, từ đó kích thích tính sáng tạo của lực lượng lao động tại đây. Festival đồng bằng sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian mà thời tiết đẹp nhất trong năm, và thời gian thích hợp với những kỳ nghỉ, trong festival tất cả các tỉnh đều đưa ra một chuỗi chương trình của mình tương ứng với thời gian diễn ra festival, mỗi ngày một hoạt động đặc trưng để du khách có thể tự thiết kế một tour du lịch theo dòng Cửu Long mà du khách đến địa phương nào vào bất cứ ngày nào trong thời gian điễn ra lễ hội cũng có thể tham gia các hoạt động. Trong bối cảnh ý tưởng còn sơ khai và thời gian đầu tổ chức với quy mô còn nhỏ nhóm nghiên cứu đề nghị làm festival đồng bằng mỗi năm 1 lần và khoảng kỳ nghỉ Noel và tết Tây, festival diễn ra trong vòng 5 ngày đến 1 tuần. Trước đó các tỉnh đưa ra chuỗi chương trình riêng của mình và thống nhất với nhau, những chương trình có nội dung giống nhau sẽ được tiến hành cùng một ngày để tránh sự trùng lắp cho du khách. Nội dung của các chương trình xoay quanh chủ đề về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với các dạng sự kiện như hội chợ, triển lãm, hội thảo, các cuộc thi đua, các đêm biểu diễn, diễu hành……Sau đây là một ý tưởng của nhóm nghiên cứu về chuỗi chương trình 5 ngày cho tỉnh Tiền Giang cho festival 2009: - Ngày 1: Khai mạc lễ hội văn hóa ĐBSCL - Ngày 2: Diễu hành trên sông với chủ đề “theo dòng lịch sử” ( đoạn từ bến phà Rạch Miễu đến cảng cá Mỹ Tho - Ngày 3: Đua chèo thuyền, thi đánh cá, thi đan lưới và những cuộc thi dân gian - Ngày 4: Biểu diễn nghệ thuật với sân khấu trên sông (bắn pháo hoa, biểu diễn văn nghệ…) - Ngày 5: Bế mạc với đêm hội thả hoa đăng cầu bình an trên khu vực giếng nước Tết Mậu Thân. 3.5 Các kiến nghị 3.5.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước: o Cần đổi mới cơ chế quản lý theo hướng vừa nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước vừa tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong bối cảnh Việt Nam làthành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) o Nên có chính sách ưu đãi đối với giá điện, nước, xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và vận chuyển du lịch. o Tăng cường vốn đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là về giao thông đường thủy. 49 o Ban hành những văn bản quy định cụ thể về bản quyền trong các sản phẩm của ngành du lịch. o Tăng cường vốn đầu tư cho ngành du lịch để có điều kiện phát triển. o Mở thêm các văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài để có điều kiện quảng bá du lịch cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. o Có những chính sách xã hội phù hợp để đảm bảo an toàn xã hội, giải quyết tình trạng ăn xin, chéo kéo khách du lịch… 3.5.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch Việt Nam: o Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. o Phát triển du lịch với nhiều loại hình, kết hợp với việc quản lý tốt môi trường sinh thái. o Có chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực cao cấp và có chất lượng. o Liên kết với lĩnh vực văn hóa và ngành giao thông để thực hiện và quản lý công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch nhất là du lịch sông nước. o Tham gia các buổi hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện khác để quảng bá du lịch Việt Nam trong đó có ĐBSCL. o Thường xuyên có những chương trình giúp đỡ cho du lịch các tỉnh có điều kiện quảng bá hình ảnh của mình trong và ngoài nước. o Ban hành những quy định cụ thể về chất lượng các dịch vụ du lịch nhằm bảo vệ người tiêu dùng là du khách. o Cần có những chính sách về giáo dục để nâng cao trình độ dân trí cho người dân ĐBSCL. o Phối hợp với du lịch địa phương giáo dục cho người làm du lịch trực tiếp cũng như dân địa phương hiểu rõ ý nghĩa của việc làm du lịch và tích cực bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa. 3.5.3 Đối với ngành du lịch các địa phương: o Cần chú trọng công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cũng như phát triển những sản phẩm đặt trưng tạo thành thế mạnh cho mình. o Hợp tác với các tỉnh còn lại trong khu vực để tạo thành một thương hiệu chung cho cả ĐBSCL nhằm cạnh tranh với khác vùng khác. o Cần đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bến vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho du khách và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. o Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân địa phương và lao động trực tiếp trong ngành du lịch có thái độ đúng đắn đối với du lịch và môi trường. o Liên kết với các địa phương khác trong việc đào tạo nghiệp vụ và trình độ quản lý cho nguồn nhân lực du lịch. o Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi và lành mạnh. o Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về công tác quản lý và đạo đức nghề nghiệp 3.5.4 Kiến nghị với Hiệp hội du lịch ĐBSCL: * Đôi nét về hiệp hội du lịch ĐBSCL Hiệp hội du lịch ĐBSCL vừa được thành lập ngày 6/6/2008 sau một thời gian dài chuẩn bị. Với tình hình kinh doanh du lịch còn rời rạc và nhỏ lẻ hiện nay ở ĐBSCL việc hiệp hội du lịch ĐBSCL ra đời đã mở ra một cánh cổng mới tràn đầy hy vọng cho ngành du lịch với sự gắn kết các doanh nghiệp, các địa phương, sự hỗ trợ và tư vấn của hiệp hội về luật pháp, về khách hàng, những nghiên cứu của hiệp hội về sản phẩm, chuỗi sản phẩm liên kết. Trong giai đoạn kinh tế Việt Nam gia nhập vào sân chơi lớn của thế giới, các hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về luật pháp, về nghiên cứu thị 50 trường, về sản phẩm, đại diện tiếng nói của các doanh nghiệp đóng góp cho chính phủ khi ban hành các chính sách liên quan… Nhưng hầu hết những hiệp hội tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn về nguồn kinh phí cho hoạt động và nguồn nhân lực có chất lượng. Do đó khi hiệp hội du lịch ĐBSCL đi vào hoạt động cũng không thể tránh khỏi những khó khăn này. Bên cạnh đó, du lịch là một ngành tổng hợp, không như các hiệp hội khác chỉ tập trung vào một ngành hàng hoặc một lĩnh vực kinh doanh. Hiệp hội du lịch sẽ hoạt động trên các lĩnh vực như lữ hành, vận tải, khách sạn, nhà hàng, làng nghề và cả về văn hoá, xã hội. Đây là một điều thực sự khó khăn, thêm vào đó hiệp hội du lịch ĐBSCL lại là một hiệp hội cấp vùng đầu tiên trên cả nước. Là một hiệp hội hoạt động trên diện rộng như vậy thì hiệp hội du lịch ĐBSCL phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những hiệp hội khác để hoàn thành sứ mạng của mình. Từ những vấn đề đã trình bày như trên nhóm nghiên cứu đưa ra một vài kiến nghị cho hiệp hội du lịch ĐBSCL: o Do mới thành lập và trong điều kiện gấp rút nên hiệp hội cần xác định cụ thể, rõ ràng những mục tiêu cấp thiết phải thực hiện sau đó đến những kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn. o Tuy mới được thành lập nhưng trong thời gian tới nên Hiệp hội cố gắng nổ lực là đầu mối liên kết giữa du lịch các tỉnh ĐBSCL, để tạo thành một khối du lịch bền vững. Là tiếng nói đại diện của các doanh nghiệp đối với các cơ quan chính quyền nhà nước, là đơn vị hỗ trợ cho cục quản lý du lịch miền Tây nam bộ của tổng cục du lịch trong việc ban hành các chính sách, các phương hướng hoạt động. o Vần đề trước mắt cần được thực hiện và đầu tư chính là nguồn nhân lực. Cần có một nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để hoạt động trên một quy mô lớn như vậy. o Vấn đề thứ hai là nguồn kinh phí hoạt động, việc thành lập một công ty cổ phần du lịch ĐBSCL với các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh, thành phố, đó là một giải pháp tốt nhưng cần phải có một chiến lược hoạt động thuyết phục và phân chia cổ phần hợp lý, tạo cơ hội đồng đều cho các cổ đông, cũng như hoạt động không trục lợi cho riêng bên nào, phân chia lợi ích hợp lý, hoạt động nhằm hổ trợ kinh phí cho hiệp hội là chính từ đó mới thuyết phục các doanh nghiệp tham gia có thể tin tưởng đóng góp vốn vào cho công ty. o Hiệp hội du lịch ĐBSCL nên có những chiến lược hoạt động hiểu quả nhằm thuyết phục các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia vào hiệp hội tạo thành một thể thống nhất. o Hiệp hội hãy luôn giữ vững mục tiêu hoạt động vì lợi ích chung, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành viên trong hiệp hội, không trục lợi riêng cho một cá thể hay một địa phương nào. o Hiệp hội ngoài là cầu nối của các doanh nghiệp ĐBSCL với nhau mà hãy là cầu nối của các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, không chỉ là doanh nghiệp du lịch mà cả những doanh nghiệp ngoài ngành có liên quan. o Có chương trình và chiến lược phát triển du lịch chung cho toàn vùng và phải thực sự gắn kết họ lại cả về lợi ích và thương hiệu. o Là đơn vị đầu tàu trong việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, dự báo những thị trường mới, nghiên cứu những xu hướng du lịch mới để giúp du lịch các tỉnh có thể đáp ứng nhu cầu của du khách một cách chính xác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfphu luc 1.pdf
Tài liệu liên quan