Đề tài Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long

Quy định là những văn bản dưới luật, nhằn cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do chính phủ trung ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay luật pháp ban hành. Chế định là các quy định về chế độ, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, chẳng hạn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan bộ, sở kế hoạch, công nghiệp, môi trường của Việt Nam.

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường khu vực vịnh Hạ Long. Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh di dời các hoạt động vận chuyển chế biến than ra khỏi trung tâm thành phố Hạ Long. Phân công trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị về việc thu gom và xử lý chất thải trên vịnh. Sở KHCN và MT tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở KH và ĐT tỉnh, Sở NN & PTNT, Sở Thương mại, Sở công nghiệp trong việc triển khai công tác quản lý môi trường. Sở KHCN và MT tỉnh kết hợp UBND tỉnh thẩm định đánh giá tác động môi trường tại các mỏ than khu công nghiệp. Sở KHCN và MT tỉnh kết hợp với Sở giao thông công chính triển khai quy trình thu gom rác khép kín, hợp vệ sinh. Sở KHCN và MT tỉnh kết hợp với Sở Lao động thương binh xã hội triển khai chương trình “Nước sạch nông thôn” Ban quản lý vịnh Hạ Long đã phối hợp với các ngành công an, giao thông vận tải, du lịch, văn hoá thông tin, sở KHCN và MT, UBND thành phố Hạ Long tiến hành kiểm tra bảo vệ cảnh quan môi trường, kiểm soát các hoạt động tham quan trên vịnh, xử lý và ngăn chặn các vấn đề vi phạm cảnh quan, quản lý có nề nếp các hoạt động tàu thuyền, bến, bãi... IV. Một số kết luận về môi trường và quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long hiện nay Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số kết luận về khu vực nghiên cứu như sau: * Thứ nhất: Vấn đề môi trường khu vực có nhiều bất cập. Hiện nay, ở khu vực vịnh Hạ Long còn tồn tại những vấn đề môi trường do nước thải và rác thải chưa được xử lý. Những hạn chế về môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội gồm có: + Khả năng suy thoái chất lượng nước do các nguồn ô nhiễm trên đất liền và trên biển gây ra. + Ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch gây ra. + Ô nhiễm do hoạt động tàu bè + Rừng suy giảm và xói mòn đất do thay đổi cơ cấu sử dụng đất. + Sự suy giảm các bãi triều và rừng ngập mặn do lấn biển không có trật tự. + Suy giảm các loại san hô do khai thác trái phép chở hàng và chở dầu v.v.. * Thứ hai: Quản lý môi trường khu vực trong thời gian vừa qua Nhận thức rõ được hiện trạng và để đáp ứng các yêu cầu phát triển của khu vực phù hợp với chiến lược chung của vùng Đông bắc đất nước, trong những năm qua chính phủ XHCNVN và UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những bước đi tích cực nhằm từng bước thực hiện chiến lược phát triển bền vững khu vực. Ngay sau khi Luật BVMT được ban hành vào 1/1994, cơ quan quản lý môi trường của tỉnh đã được thành lập. Bên cạnh những văn bản pháp quy khác dưới luật, Bộ KHCN và MT đã ban hành thông tư số 2891-TT/KCN ngày 19/12/1996 chỉ đạo cụ thể về việc bảo vệ di sản thế giới vịnh Hạ Long. UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban quản lý vịnh Hạ Long là cơ quan có trách nhiệm trực tiếp quản lý và bảo vệ vịnh, và để trình Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ Ban hoạt động một cách có hiệu quả. Nhiều quy định cụ thể của địa phương nhằm bảo vệ và tôn tạo giá trị của vịnh Hạ Long đã được ban hành: Công tác nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng như những yêu cầu phát triển bền vững của khu vực cũng đã được triển khai thường xuyên. UBND các địa phương có liên quan, các ngành kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội đã có nhiều hoạt động tích cực, triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường khu vực và giảm thiểu chất thải đổ xuống vịnh, phong trào quân chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường và di sản vịnh Hạ Long ngày càng lan rộng và có hiệu quả, mang tính xã hội một cách rõ ràng. Những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, đã có nhiều dự án nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, địa phương và quốc tế nhằm giúp tỉnh Quảng Ninh tìm ra các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có di sản vịnh Hạ Long. Đó là các dự án về “Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác lộ thiên tới môi trường”, “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long” và gần đây nhất là dự án về “Thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long” v.v.. do một số tổ chức quốc tế như UNDP, WB, JICA... tài trợ. Bên cạnh đó, những nghiên cứu khoa học quan trọng trong việc tiếp tục tìm hiểu và đánh giá các giá trị tự nhiên ngoại hạng của Vịnh cũng đã được UBND tỉnh, Ban quản lý vịnh và các ngành có liên quan phối hợp với các tổ chức quốc gia và quốc tế quan tâm đẩy mạnh. Thông qua các chương trình hoạt động, các dự án nghiên cứu triển khai, năng lực quản lý và nhận thức của các cấp các ngành, các nhà quản lý và nhân dân địa phương về phát triển bền vững đã được nâng lên rõ rệt. Giá trị to lớn của di sản và những tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của khu vực đã được thiết lập trong ý thức của mọi tầng lớp. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế trong công tác quản lý và bảo vệ môi trưòng khu vực vịnh Hạ Long trong thời gian qua. Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng năng lực thực tế hiện nay của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT địa phương, của ban quản lý vịnh Hạ Long, của các ngành kinh tế và của chính quyền địa phương các cấp có liên quan trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vịnh vẫn còn xa mới đáp ứng được. Trong khi hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường còn quá mỏng manh, chưa hoàn chỉnh thì hệ thống các văn bản pháp quy từ cấp trung ương đến địa phương vẫn còn quá rời rạc và kém hiệu lực. Nguồn kinh phí và các trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý nhà nước còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc điều tra nghiên cứu cơ bản về các hệ tài nguyên, moi trường sinh thái trong nhiều qua chưa được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên, gây nên nhiều khó khăn cho công tác kế hoạch hoá và quy hoạch phát triển của mỗi ngành kinh tế cũng như việc áp dụng những giải pháp quản lý và bảo vệ v.v.. Nhiều doanh nghiệp và nhiều dân cư chưa thực sự có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện trách nhiệm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực tế đó dẫn đến môi trường, hệ sinh thái tiếp tục bị suy thoái ở một số nơi, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội cũng bị suy giảm, đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển khu vực. * Thứ 3: Những vấn đề cấp bách môi trường khu vực Hiện nay, ở khu vực vịnh Hạ Long có nhiều vấn đề môi trường cấp bách cần được quan tâm giải quyết đó là: + Quản lý chất thải đô thị và chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải trong khai thác than. + Ô nhiễm môi trường dân cư và các đô thị. + Suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước ven biển vịnh Hạ Long. + Suy thoái và thay đổi không hợp lý các kiểu sử dụng đất (đất rừng, đất nông nghiệp, đất ven biển, bãi triều lầy, rừng ngập mặn...) + Suy thoái rừng, các hệ tài nguyên sinh vật rừng, biển, các hệ sinh thái nông nghiệp. + Suy thoái cảnh quản cùng vịnh Hạ Long ... Chương III: Một số giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long I. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long 1. Những thuận lợi cơ bản: Hạ Long là một trong ba trọng điểm tăng trưởng các khư vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, sẽ là địa bàn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khách du lịch, tạo ra môi trường hoạt động kinh tế, đầu tư sôi động, có khả năng tăng thu nhập cho dân cư và gia tăng ngân sách cho địa phương. Trên cơ sở đó để có thể gia tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tài nguyên du lịch vùng Hạ Long là tiềm tàng đầy hứa hẹn và là cơ hội để cho vùng này trở nên giàu vó với các ngành công nghiệp không khói. Trên cơ sở khu di sản thiên nhiên thế giới sẽ mở ra nhiều địa điểm, tuyến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc và các nước trong khu vực. Vị trí độc đáo của Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung (mà không nơi nào có được) sẽ là lợi thế rất đặc biệt để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. Hạ Long là một trong những cửa mở lớn ra biển ở miền Bắc thông thương với Trung Quốc và các nước trong khu vực, có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên sẽ có nhiều nhà máy xí nghiệp sẽ đầu tư vào phát triển, đó cũng là cơ hội tốt nhất để đầu tư công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến không có hại cho môi trường. 2. Nguy cơ - thách thức Trong định hướng phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã khẳng định phải coi rừng là một thành phần cần thiết của chất lượng môi trường; Bằng các biện pháp bảo vệ rừng; trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc và cải thiện cây xanh đô thị (tăng tỷ lệ cây xanh để đảm bảo 2 m2 cây xanh/người ở khu vực đô thị), yếu tố môi trường cảnh quan sẽ được thiết lập tốt hơn. Nhìn nhận một cách khách quan thì vùng này là nơi đã có và luôn luôn tiềm ẩn sự tranh chấp trong sử dụng tài nguyên, các đô thị là những khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng nhất. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển sẽ tạo nên những hạn chế, thách thức về môi trường: 1) Mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất - biển, bãi triều có rừng ngập mặn thành đất nông nghiệp, khai thác than, phát triển cảng, công nghiệp, đô thị với việc duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn dòng chảy bồi tích tụ liên quan đến việc bồi lấp luồng lạch của cảng biển nước sâu Cái Lân. Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị, giữa bảo vệ đất lâm nghiệp và mở rộng quy mô khai thác than, đá vôi v.v.. 2) Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp nặng và du lịch. Sản xuất công nghiệp nặng trên cơ sở nguyên liệu khoáng, chủ yếu là than (trong tất cả các khâu: khai thác, chế biến, sàng tuyển, vận chuyển, xuất qua các cảng v.v..) tạo ra nguồn chất thải liên tục làm ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và nước biển. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển du lịch. 3) Trong vùng biển vịnh Hạ Long, hoạt động của nhà máy đóng tàu, các cảng dầu, cảng biển nước sâu- cảng tàu khách du lịch và các cảng than là nguyên nhân làm bẩn nước bãi tắm và luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn dầu trên vịnh, vốn là một vịnh tương đối kín không thông thoáng, khó khăn trong việc giải toả chất ô nhiễm, gây thiệt hại cho du lịch và nguồn lợi thuỷ sản. 4) Mở rộng đô thị tuỳ tiện cũng ảnh hưởng tới môi trường và du lịch. Bản thân du lịch thiếu tổ chức cũng gây hậu quả xấu đến môi trường ở Hạ Long. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh với sự tập trung cao dân số ven bờ sẽ xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đô thị. Vịnh Hạ Long và các khu vực phụ cận đều có giá trị cao cả về môi trường tự nhiên lẫn tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, gần đây do sự phát triển nhanh, nên sự suy giảm môi trường đang trở nên nghiêm trọng, cụ thể như vấn đề ô nhiễm nước và suy giảm cảnh quan môi trường tự nhiên. Điều đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khai khoáng... Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế trong khu vực nghiên cứu đã và đang xảy ra những nguy cơ trong các lĩnh vực như sau: * Trong sản xuất nông - lâm nghiệp: Việc sử dụng các loại chất hoá học đã dẫn tới hậu quả làm chai đất, thoái hoá đất, làm biến đổi bất lợi các đặc tính của đất, tác động xấu tới sự phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp. * Công nghiệp khai thác than: Công nghệ sử dụng lạc hậu, hiệu quả kém, làm tiêu tốn quá nhiều nguyên - nhiên liệu. Không tận dụng được các khoáng sản hàm lượng thấp, thiếu phương tiện làm giàu quặng, chưa có biện pháp thu hồi, sử dụng xử lý khoáng chất. Gây lãng phí nguồn tài nguyên lớn bởi công việc khai thác chưa có quy hoạch đầy đủ. Phương tiện vận chuyển không đúng quy cách, thiếu các thiết bị vận chuyển chuyên dùng đã và đang gây nên sự thất thoát về than và làm ô nhiễm môi trường. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, kém phát triển nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật chưa đảm bảo trình độ yêu cầu cũng là nguyên nhân gây thất thoát, gây rủi ro trong các quá trình khai thác và vận chuyển. * Tài nguyên nước bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân: Nguồn sinh thuỷ bị giảm sút do sự giảm sút chất lượng rừng. Hơn nữa sự có mặt của các hồ chứa nước tuy làm điều hoà dòng chảy, tăng lưu lượng mùa khô cho hạ lưu nhưng lại đe doạ sự xâm nhập lớn rừng ngập mặn ở vùng đồng bằng ven biển. ở các vùng đồi núi đất đỏ do nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong những năm gần đây đã tiến hành khoan hàng nghìn giếng, dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm ở khu vực vào mùa khô, làm tăng nguy cơ suy giảm nguồn cung cấp nước cho các đô thị trọng điểm. Hoạt động công nghiệp với các chất thải không được xử lý đã làm ô nhiễm nhiều dòng chảy cộng thêm với nước thải sinh hoạt ở các đô thị không qua xử lý cũng đổ thẳng xuống các cửa sông ở hạ lưu, gây nên tình trạng ô nhiễm ở các sông. * Sự phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá: Nguy cơ làm giảm đa dạng sinh học trong khu vực là rất lớn. Các khu vực ven biển, khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng lớn nhất, nhiều loài động vật, thực vật đã suy giảm trầm trọng. Quá trình sản xuất và khai thác tài nguyên không chỉ làm suy giảm chất lượng rừng mà động vật rừng cũng bị cạn kiệt, nhất là ở khu rừng ngập mặn, hiện chỉ còn một số loài động vật. * Công cụ quản lý thiếu hiệu quả: Đã đến lúc cần có hạch toán môi trường nếu có thể thấy được hết những lợi nhuận kinh tế trong phát triển bền vững. Trong các dự án phát triển, vấn đề môi trường chưa được nêu lên một cách thuyết phục, chưa có những dấu hiệu cụ thể minh chứng nên thường bị lu mờ trước những chỉ số phát triển kinh tế. III. Các quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long nói riêng và bảo vệ môi trường. Giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn ngừa những vấn đề môi trường trong tương lai bởi sự phát triển kinh tế, cần phải có sự quản lý, bảo vệ và phát triển môi trường toàn diện, mang tính tổng thể cao, cụ thể hoá những vấn đề liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường khu vực và những vấn đề mang tính liên ngành và liên quan. Vấn đề quản lý - bảo vệ và phát triển môi trường khu vực vịnh Hạ Long nhằm bảo vệ và khai thác bền vững khu vực này trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu sau: 1. Các quan điểm Trong giai đoạn từ nay đến 2005, quản lý môi trường nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm được đặt ra dưới các quan điểm sau: - Quan điểm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là chính: nghĩa là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ sạch và phương tiện xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng: Việc quản lý môi trường cần có sự ủng hộ, đóng góp tích cực của mọi người dân trong và ngoài khu vực. - Quản lý môi trường khu vực phải luôn gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: tức là phối hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Đưa ra các mục tiêu và mục đích của quản lý chung cho toàn khu vực: thiết lập và thực thi các chính sách, kế hoạch hành động, khung thể chế để sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên. 2. Mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long * Mục tiêu số 1: “Bảo vệ khu di sản thế giới” Đây là ưu tiên hàng đầu trong vấn đề quản lý vì vịnh Hạ Long là tài sản vô giá của nhân dân Việt Nam và thế giới, được công nhận là di sản thế giới do các đảo và hòn đảo ở vịnh tạo ra cảnh biển độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao. Như vậy, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Giữ sạch và bảo tồn chất lượng nước khu di sản thế giới. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và cảnh biển của khu di sản thế giới. - Quản lý việc đổ thải chất thải rắn, quản lý việc thải nước. * Mục tiêu số 2: “Đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường để tăng trưởng kinh tế bền vững”. Đây là mục tiêu rất quan trọng vì sự phát triển trong vùng vịnh theo quy hoạch phát triển tổng thể của thànhh phố Hạ Long chắc chắn sẽ tác động đến môi trường vịnh Hạ Long. Do vậy, cần phải quản lý - bảo vệ môi trường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó, cần đảm bảo: - Kiểm soát tải lượng ô nhiễm trên một khu rộng lớn. - Bảo tồn bờ biển tự nhiên và các bãi triều. - Bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên nước. * Mục tiêu số 3: “Xây dựng khả năng cưỡng chế thi hành quản lý môi trường”. Việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường phụ thuộc vào năng lực thi hành của các cơ quan chức năng. Do đó, cần tăng cường khả năng cưỡng chế thi hành luật pháp, thể chế và xây dựng năng lực để tiến hành công việc. - Xây dựng năng lực cho các cơ quan hữu quan. - Xây dựng thể chế để thực thi việc quản lý môi trường. III. Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu vực vịnh Hạ Long 1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý môi trường 1.1. Các giải pháp về tổ chức Sở KHCN & MT tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về bảo vệ môi trường của khu vực. Phối với với Sở KH và ĐT, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, có cán bộ chuyên trách theo dõi kiểm tra về lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Các thành lập hệ thống quản lý môi trường thống nhất và cần vạch ra các quyền lợi và trách nhiệm của từng tổ chức, từng cơ quan một cách rõ ràng. Sở KHCN và MT phải là một cơ quan thực thi và điều phối quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát triển môi trường khu vực. Cần sớm thành lập đơn vị nghiên cứu và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan đơn vị quản lý bãi triều. Trong tương lai, cần thành lập Chi cục quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh với quyền hạn rộng hơn để thực thi bảo tồn môi trường. Thành lập tổ chức hệ thống đánh giá và quy định trách nhiệm pháp lý đối với việc đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển. Phối với với ngành than, các ngành công nghiệp khác xây dựng một kế hoạch dài hạn quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường trên cơ sở doanh nghiệp tự bỏ tiền áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường. Tiến hành nghiên cứu căn bản về kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực nghiên cứu để tích luỹ các dư liệu đáng tin cậy nhằm nâng cao công tác đánh giá lợi ích của công tác quản lý môi trường và khu di sản thế giới. Nghiên cứu phát hành hệ thống trái phiếu môi trường ở cả cấp trung ương và địa phương theo luật bảo vệ môi trường để cung cấp nguồn tài liệu chính trước mắt cho công tác bảo tồn môi trường. Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh cần nguồn vốn đủ sức cho việc thực thi công tác quản lý môi trường bao gồm cả việc phân bổ ngân sách riêng cho quản lý dựa vào phí môi trường và phí nước thải theo đề xuất thu từ khách du lịch và dân địa phương. Có sự phối hợp tích cực giữa các cấp Trung ương và địa phương để hướng dẫn công ty Than Việt Nam và các khu vực công nghiệp khác đóng phí để trang tải cho các chi phí cho công tác quản lý. 1.2. Giải pháp về các cơ chế chính sách Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường theo đặc thù vùng quy hoạch vịnh Hạ Long. Hoàn thiện triển khai luật luật BVMT tới các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Đưa giáo dục môi trường vào trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xác lập các giải pháp quản lý và xử lý chất thải ở các khu công nghiệp và đô thị. Xác lập quy chế sử dụng và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số quy dịnh về bảo vệ môi trường ở địa phương theo đặc thù cuả các lĩnh vực như: Khai thác than và khoáng sản, hoạt động của các phương tiện tuyên truyền trên vùng biển và trên vịnh Hạ Long. Xây dựng chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý nhau thống nhất quản lý, kiểm soát môi trường, đặc biệt khi gặp những sự cố môi trường. Có các cơ chế chính sách về tổ chức quản lý nhằm đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý khai thác tài nguyên và sự đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh. Khen thưởng và kỷ luật đối với từng cá nhân, tập thể thực hiện tốt và không tốt việc bảo vệ môi trường. Khen thưởng và kỷ luật theo khung hành vi. Khuyến khích thành lập quỹ môi trường vùng. Ban hành quy chế về lệ phí môi trường cho từng ngành sản xuất, công ty, hộ gia đình theo hình thức sản xuất, kinh doanh, lệ phí phải dựa trên 2 yếu tố: Nguồn phát thải lớn hay nhỏ và doanh thu của tập thể, cá nhân đó. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn ra xây dựng cơ sở xử lý môi trường, sau thu lệ phí. Những đề xuất có tính chất nguyên tắc nêu trên cần được cụ thể hoá cho từng nội dung quản lý môi trường khác nhau, cho từng thời điểm khác nhau và cuối cùng là phải trở thành những văn bản pháp quy cụ thể áp dụng lâu dài trong việc quản lý và bảo vệ môi trường khu vực vịnh Hạ Long. 2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ Một trong những vấn đề mấu chốt để phát triển sản xuất và tạo khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Vì vậy, phải đặt tiến bộ khoa học - công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế và tạo môi trường chính sách tốt hơn cho các công tác khoa học - công nghệ. Nhanh chóng chuyển hướng hoạt động khoa học - công nghệ gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh, hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thiết thực của từng ngành, từng sản phẩm mũi nhọn hoặc quan trọng. Liên kết giữa khoa học với đào tạo và sản xuất thành một thể thống nhất. Ưu tiên áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là hướng vào công nghệ tin học nhằm phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, áp dụng và phát triển công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến và bảo vệ môi trường. Củng cố nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ. Hàng năm ưu tiên dành một khoảng kinh phí thoả đáng để đầu tư bổ sung và trang bị mới các thiết bị công nghệ hiện đại đối với các ngành quan trọng: cơ khí, than- chế tạo, chế biến v.v.. Các dự án phát triển lớn: Cảng Cái Lân, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất v.v.. phải được xem xét kỹ lưỡng về mặt công nghệ, môi trường, đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến, hiệu quả đồng thời bảo vệ được môi trường và phát triển bền vững trong khu vực. Quảng Ninh phải có những chính sách, quy chế đặc biệt để bảo vệ tài nguyên, môi trường, nhất là môi trường và cảnh quan sinh thái của vịnh Hạ Long. Mọi công trình và dự án phát triển trong tỉnh phải được đánh giá đầy đủ về tác động môi trường. Việc phát triển cảng Cái Lân và các cảng chuyên dùng phải tính toán quy mô phù hợp trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển công nghiệp trên địa bàn, bao gồm cả tuyến hành lang đường 18- phát triển du lịch, dịch vụ ở khu vực Bãi Cháy - Hạ Long cũng như của cả dải ven biển. 3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long Ngày nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phương pháp được chấp nhận để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam. Nếu xem xét việc sử dụng các công cụ này để quản lý môi trường vịnh Hạ Long thì có thể đạt được nhiều kết quả cao. Bởi vì các công cụ kinh tế tạo cho cá nhân quyền tự do để quyết định các giải pháp có hiệu quả nhất về mặt kinh tế đối với các yêu cầu về mặt môi trường. Các công cụ kinh tế thường được sử dụng để đưa chi phí khắc phục hậu quả về môi trường và hạch toán, ngoài các chi phí cho các biện pháp ngăn chặn và giảm bớt ô nhiễm. Theo các điều kiện kinh tế - xã hội và tài chính địa phương, hai nguyên tắc sau được đưa ra để xem xét khả năng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh là: a) Những người gây ô nhiễm thuộc lĩnh vực Nhà nước hay tư nhân ở khu vực vịnh Hạ Long phải trả tiền để xử lý tải lượng ô nhiễm gây ra (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền). b) Người hưởng lợi từ vịnh Hạ Long phải đóng góp dựa trên khả năng có thể chi trả (nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền). Theo số liệu điều tra của tổ chức JICA về khả năng sẵn sàng chi trả của khách du lịch và dân địa phương cho hoạt động bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long cho thấy: khoảng 75% khách du lịch (cả khách Việt Nam sẵn sàng chi trả của khách du lịch và dân địa phương cho hoạt động bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long cho thấy: khoảng 75% khách du lịch (cả khách Việt Nam và khách nước ngoài) và hơn 80% dân địa phương tại Quảng Ninh sẵn sàng trả tiền bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long. Số tiền trung bình của khách nước ngoài sẵn sàng chi trả là 3,1 USD/người/năm. Khách du lịch người Việt Nam là 0,3 USD/người/năm, của địa phương là 0,1 USD/người/năm. Căn cứ vào các nguyên tắc trên và sự bằng lòng chi trả của người dân một số công cụ kinh tế sau đây có thể áp dụng trong quản lý môi trường. Những công cụ kinh tế Lĩnh vực hoạt động 1. Trợ cấp/ giảm thuế/ miễn thuế Các hoạt động cụ thể để giảm mức độ ô nhiễm Các hoạt động tái chế hoặc tái sử dụng rác thải hoặc gây ô nhiễm Chương trình VAC, trồng rừng, trồng cây phân tán lấy gỗ nhiên liệu Khôi phục rừng ngập mặn, phủ xanh đất trống đồi trọc Cho các xí nghiệp, nhà máy vay với lãi suất thấp để đầu tư bảo vệ môi trường. Tái và khôi phục thảm cây tại các khu vực ngưng khai thác khoáng sản. 2. Thuế, phí môi trường Sử dụng nước sạch của các hộ gia đình, khách sạn, khu công nghiệp. Phí tham quan hang động, tắm biển. Thu gom, xử lý rác thải. 3. Trực tiếp đầu tư từ ngân sách. Trang thiết bị quan trắc, thanh tra, kiểm tra môi trường. Công nghệ sạch Xử lý chất thải sinh hoạt đô thị Lò đốt rác thải sinh hoạt đô thị 4. Thuế, phạt từ mức trung bình đến nặng kèm bồi dưỡng thiệt hại và có thể truy tố. Gây ô nhiễm nguồn nước vịnh. Xả rác và chất thải rắn tuỳ tiện vào vịnh Vi phạm khu di sản thiên nhiên Chặt phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn 5. Thuế, phí, phạt mức thích hợp kể cả phạt vi cảnh. Du lịch, dịch vụ, tham quan gây ô nhiễm, mất vệ sinh Công nghệ lạc hậu phát thải cao quá tiêu chuẩn Phương tiện giao thông vận tải quá cũ, quá nhiều phát thải. Trong số các công cụ kinh tế thì việc sử dụng công cụ phí nước thải, khí thải trong lệ phí môi trường được khuyến khích nhiều nhất vì việc áp dụng chúng rất đơn giản, chính xác trong hệ thống thuế Việt Nam. Chẳng hạn, có thể cho phép thu thuế môi trường đối với một số hoạt động có tác hại đến môi trường. Với số tiền thu được sẽ đầu tư có trọng điểm vào các dự án nghiên cứu thực thi các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Ngoài ra, từ kinh nghiệm hoạt động quỹ môi trường của ngành than có thể thành lập quỹ môi trường cho tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Tổng công ty than Việt Nam đã dành hơn 1% doanh thu của họ cho các mục đích môi trường như các biện pháp môi trường và bồi thường môi trường. Theo các quan chức của Tổng công ty than số tiền của quỹ môi trường đã lên xấp xỉ 30 tỷ đồng mỗi năm, 50% số quỹ này được các doanh nghiệp sử dụng và còn lại giành cho các dự án môi trường ưu tiên hàng đầu trong khu vực sử dụng. Như vậy, nếu như quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh được thành lập nó sẽ cùng với quỹ môi trường ngành than góp phần vào công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Việc tạo cơ chế và tổ chức thực hiện gây quỹ môi trường Quảng Ninh cần được huy động và khai thác từ nhiều nguồn, cụ thể là: 1) Thuế tài nguyên: Là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập và hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đối tượng tính thuế thường là giá trị tài nguyên khai thác được. Tại Quảng Ninh, đây là một nguồn thu không nhỏ do những hoạt động khai thác than, vật liệu xây dựng, nguồn lợi thuỷ sản đang và vẫn sẽ là mũi nhọn kinh tế của tỉnh. 2) Thuế, phí và lệ phí môi trường Thuế môi trường là nguồn thu ngân sách của nhà nước, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong trường hợp ngành than ở Quảng Ninh thuế môi trường phải phản ánh sự suy thoái của chất lượng môi trường khu vực (bao gồm các thiệt hại do chất thải, suy giảm giá trị cảnh quan, tổn thất gỗ chống lò, suy thoái nguồn nước, gia tăng bệnh tật, những thiệt hại đối với các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông, nông lâm ngư nghiệp). Hiện tại, việc sử dụng 1% doanh thu của ngành than mới chỉ giải quyết được một phần trách nhiệm mà phí môi trường của ngành phải thực hiện. 3) Các công cụ khuyến khích, cưỡng chế thi hành: Có thể áp dụng như: Nhân sinh thái, chứng chỉ ISO 14000, phí không tuân thủ, quy trách nhiệm pháp lý, phạt tiền. 4) Huy động nguồn kinh phí từ du khách và ngành du lịch: Để bảo vệ và phát triển giá trị các môi trường khu du lịch, đặc biệt ở Hạ Long nơi hàng năm có hàng triệu lượt khách thăm. Kết quả khảo sát của một số dự án quốc tế và môi trường ở Quảng Ninh đã cho thấy đây là một nguồn tài chính không nhỏ và có tính chất khả thi cao. Bên cạnh việc du khách mong muốn và sẵn sàng đóng góp cho môi trường Hạ Long, ý thức của nhân dân địa phương chắc chắn sẽ được nâng lên thành những hành động thực tế hàng ngaỳ. 5) Quỹ môi trường Việt Nam Hiện nay, nước ta chưa có quỹ môi trường quốc gia, mới có ban điều hành quỹ môi trường toàn cầu của Việt Nam. Trong thực tế đã có một số nguồn kinh phí hoạt động như quỹ môi trường các ngành và cấp địa phương (quỹ môi trường ngành than, quỹ môi trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...). Trong tương lai, quỹ môi trường quốc gia sẽ phải đóng vai trò chủ đạo đối với các quỹ môi trường khác của đất nước. 6) Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) Là một cơ chế tài chính hình thành tự sự đóng góp của các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển với mục đích hỗ trợ theo phương thức đồng tài trợ những dự án có lợi cho môi trường toàn cầu. Kinh phí hàng năm của quỹ rất lớn: khoảng 2 - 3 tỷ USD, dùng để trợ giúp tạo điều kiện cho những nỗ lực thực hiện các Công ước quốc tế và bảo vệ môi trường như: Công ước về đa dạng sinh học (Quảng Ninh có thể đề nghị hỗ trợ cho dự án vườn quốc gia trên biển Bái Tử Long), công ước khung về biến đổi khí hậu (quỹ có thể hỗ trợ cho việc tăng hiệu suất sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, loại bỏ dần các chất làm suy yếu tầng ôzôn) bảo vệ vùng nước quốc tế (thí dụ có thể đề xuất dự ans bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn Bắc Cửa Lạc - bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm cho vùng nước Cảng Cái Lân - nơi có mối quan hệ mật thiết với chất lượng nước vịnh Hạ Long). Những ý tưởng dự án này có thể huy động được nguồn vốn trên 1 triệu USD cho mỗi dự án. Tuy nhiên, khó có thể áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh nếu không có sự hỗ trợ thể chế và các quyết định về chính trị của cơ quan TW như Bộ KHCN và MT, Bộ Tài chính và các cơ quan thuế. Chính vì việc áp dụng trực tiếp đến một khu vực địa phương chứ không phải trên khắp quốc gia sẽ cản trở sự phát triển tiềm năng địa phương, do đó tính cạnh tranh về kinh tế yếu đi. 4. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành Để bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Quán triệt tinh thần chỉ thị 37-CT-TW, căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hộỉ Quảng Ninh và những vấn đề môi trường bức xúc ở khu vực vịnh Hạ Long dưới đây đề cập những giải pháp trong quản lý môi trường cho ngành du lịch và công nghiệp khai thác than nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ nói chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. 4.1. Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng khai thác than Hiện nay, việc quản lý công nghiệp than tương đối biệt lập với quản lý đô thị, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên cảnh quan du lịch, tài nguyên nước và các hoạt động kinh tế khác. Sở KHCN và MT đảm nhận việc bảo vệ và quản lý môi trường vùng Quảng Ninh, trong khi đó việc khai thác, chế biến vận chuyển than tác động lớn đến môi trờng lại do các cơ quan khác quản lý. Sự phối hợp của các cơ quan nói trên trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên còn rất yếu. Hay nói cách khác cơ chế quản lý đơn ngành hiện nay không thích hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Nhằm giải quyết toàn diện vấn đề môi trường liên quan tới ngành công nghiệp than trước hết cần xây dựng lại cơ chế quản lý tổng hợp bền vững ngành này. Nội dung cơ bản của cơ chế này là: - Gắn liền phát triển và quản lý ngành công nghiệp than đối với đô thị hoá - cấp nước - giao thông - thuỷ lợi - lâm nghiệp - du lịch và bảo vệ môi trường trong một thể thống nhất. - Quản lý chặt chẽ mọi sản phẩm khai thác than (than và các chất thải, nước thải). - Quản lý sử dụng chất thải rắn vào mục tiêu phát triển của khu vực (VD: chất thải trong quá trình khai thác lộ thiên có thành phần thích hợp cho việc làm nguyên vật liệu xây duựng như sắt acgilit, sét - bột kết có thể làm chất phụ gia cho sản xuất). - Có chế độ khuyến khích các phương án hoạt động khai thác than bền vững: Cân đối hài hoà lợi ích khai thác than và bảo vệ môi trường tốt, lợi ích của thể hệ hôm nay và thế hệ mai sau. - Kết hợp chặt chẽ lợi ích của quốc gia với cộng đồng địa phương, giữa cơ quan phản ánh tổng TW với cơ quan địa phương. - Tăng cường chức năng, quyền lực và nhiệm vụ cho Tổng công ty Than Việt Nam và các công ty thành viên giúp các cơ quan này đủ sức phối hợp đồng bộ khai thác than với đô thị hoá, cấp nước, giao thông, thuỷ lợi... trong mới liên kết chặt chẽ với các ban ngành khác. - Giao vùng đất có khoáng sản than, vật liệu xây dựng cho các công ty, các mỏ trực thuộc Tổng công ty than để mỗi công ty này có trách nhiệm cải tạo vùng đất sau khi khai thác than vào mục đích như phát triển khu đô thị, khu du lịch, vui chơi giải trí, hồ chứa nước. Để hoà nhập việc khai thác than với bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm cần thiết phải gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân mỏ với tài nguyên và môi trường vùng mỏ bằng giao cho họ quyền sử dụng lâu dài đất mỏ trong thời gian từ 30-50 năm. Có như vậy, họ mới ý thức được rằng họ là chủ thực sự của lò khai thác than và sau khi than đã chuyển hết sang hình thức sử dụng khác. - Phát triển quy hoạch môi trường: quy hoạch tối là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý môi trường mặc dù lập ọt quy hoạch môi trường phù hợp không phải là điều dễ dàng thực hiện. Vì vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch môi trường mẫu cho mỏ tiêu biểu trong giai đoạn tiếp theo tất cả các mỏ đều xây dựng kế hoạch môi trường của riêng mình dựa trên kế hoạch môi trường mẫu và Tổng công ty Than Việt Nam chuẩn bị một kế hoạch môi trường tổng thể cho toàn khu vực. - Phục hồi môi trường tại các nơi đã khai thác than bằng cách tái phủ xanh đất trống đồi trọc. Đẩy mạnh diện tích phủ xanh tại các khu vực bị khai thác kiệt quệ. - Lắp đặt các hệ thống sử lý nước thải lại các nhà máy sàng tuyển than và các cống xả nước thải mỏ. 4.2. Quản lý du lịch tổng thể phục vụ phát triển du lịch vịnh Hạ Long bền vững. a) Những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch vịnh Hạ Long Để đảm bảo tính bền vững, sự phát triển của du lịch Hạ Long tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: * Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thée hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể, đồng thời qua mỗi giai đoạn phát triển đến cần có sự theo dõi và điều chỉnh khai thác thích hợp. * Bảo vệ, đề cao các tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải. Việc thiếu trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và không kiểm soát chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung. Tại vịnh Hạ Long vấn đề bảo vệ và đề cao các tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá còn gắn liền với ý nghĩa giữ gìn di sản cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Do vậy, việc thành lập và bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. * Phát triển phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy mọi phương án phát triển cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành liên quan như giao thông vận tải, xây dựng đô thị, bưu chính viễn thông... và quy hoạch kinh tế, xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương. Tại khu vực Hạ Long vấn đề này cần lưu ý trong quá trình làm hài hoà các mục tiêu kinh tế với việc bảo tồn tài nguyên với các giá trị môi trường, văn hoá, xã hội khi xây dựng chiến lược chung, lập chính sách - kế hoạch và quá trình ra quyết định. * Chia sẽ lợi ích với cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là những người gây tác động trực tiếp đến tiềm năng tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, việc chia sẽ lợi ích của cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững du lịch, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển . * Đào tạo cán bộ Đối với mỗi sự phát triển, con người đóng vai trò quyết định. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh du lịch Hạ Long trong quá trình hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế. Ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ du lịch về tài nguyên môi trường còn nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ các giá trị đó trong quá trình phát triển. b) Các giải pháp Để giúp cho ngành du lịch của khu vực phát triển đúng hướng, khai thác các tiềm năng có hiệu quả, đồng thời gìn giữ được tài nguyên, môi trường vịnh Hạ Long và bảo vệ được di sản thế giới cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau: - Cần có quy hoạch phát triển du lịch Hạ Long đảm bảo phù hợp với cảnh quan và bảo hộ được tài nguyên chung. - Các dự án phát triển du lịch tại khu vực này phải được cân nhắc một cách hợp lý, đặc biệt phải có cách đánh giá tác động môi trường về cả những tác động trước mắt cũng như lâu dài theo đúng quy định của luật pháp. - Các quy hoạch và cấu trúc hạ tầng cơ sở tại các đô thị du lịch như Hòn Gai, Bãi Cháy cần phù hợp với các khu dân cư và các cơ sở của các ngành kinh tế khác trong khu vực. Các hệ thống xử lý chất thải phải theo đúng các yêu cầu kỹ thuật và được đặt ở vị trí phù hợp. - Thành lập hội đồng quản lý phát triển du lịch của khu vực để giám sát, quản lý các hoạt động du lịch và có những quyết định kịp thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch tại đây. - Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý vịnh Hạ Long nhằm phát huy có hiệu quả năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời phát huy được những giá trị về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch bền vững. - Thu hút đầu tư, vốn trong nước và nước ngoài và các dự án phát triển du lịch cơ bản như: tu bổ các công trình di tích lịch sử, văn hoá tôn tạo các hang động, bãi biển... - Xây dựng quy chế, nội dung quản lý cụ thể, hợp lý về khai thác kinh doanh du lịch với việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Xác định rõ vai trò của du lịch với các cấp các ngành, cơ quan và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội và du lịch, tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. - Có kế hoạch áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin về các hoạt động du lịch để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn và từng hoạt động phát triển. - Cải tạo các điều kiện vệ sinh trên các tàu du lịch và đảo: + Nước thải từ các tàu du lịch cần được thu gom tại các trạm dịch vụ di động hoặc cố định đặt tại các điểm thuận lợi. Theo như kế hoạch của quản lý vịnh thì năm 2002 đã có 4 tàu trang bị bơm và thùng chứa nước thải. Các tàu thu gom này đặt tại các cầu tàu chính, các trạm xăng nổi và các điểm thuận lợi khác. Nước thải thu gom được sẽ được bơm theo đường ống nước thải sinh hoạt nổi từ các trạm phục vụ cố định. + Rác thải từ các tàu du lịch sẽ được chủ tàu có trách nhiệm thu gom trên tàu của mình, sau đó đặt vào thùng rác ở tất cả các đầu cầu. + Trên các đảo, bãi tắm phải xây dựng những nhà vệ sinh đảm bảo an toàn và đặt những thùng rác ở vị trí thuận lợi. + Phải có chương trình toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hướng dẫn du lịch. 5. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị. Quá trình đô thị hoá ở Quảng Ninh bắt nguồn từ phát triển ngành công nghiệp khai thác than. Ngày nay, ngoài chức năng là trung tâm công nghiệp, các đô thị Quảng Ninh còn có các chức năng khác như cảng biển, thương mại, du lịch... các hoạt động kinh tế đa dạng ở vùng này càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường. Để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm của khu vực đô thị Hạ Long, Cẩm Phả đến vịnh Hạ Long cần tập trung vào các vấn đề sau: 5.1. Kiểm soát đô thị Kiểm soát đô thị hoá bao gồm hàng loạt các vấn đề có liên quan tới tất cả các vấn đề đời sống xã hội và các hoạt động chính trị, kinh tế, y tế, kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu những nguyên tắc, đặc điểm của sự hình thành các thành phố cũng như những xu hướng của chúng từ đó có thể đẩy mạnh các xu hướng tích cực đồng thời thanh toán, xoá bỏ, hạn chế các hậu quả có hại. Muốn vậy phải thực hiện các vấn đề sau: - Kiểm soát các cơ sở kinh tế của thành phố. - Xác định các phân khu chức năng của đô thị và công nghiệp, sau đó bố trí hợp lý các khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, các khu có tính nhạy cảm với môi trường. - Các biện pháp hạn chế dân sự phát triển có tính tự phát mang lại lợi ích cục bộ trước mắt của các ngành kinh tế riêng lẻ. Bởi vì trong xu thế chung ngành nào cũng muốn đạt hiệu quả tối đa của mình mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn vùng. Điều đó gây nên những đối lập khó dung hoà, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ. - Việc xây dựng phát triển các thành phố thâm nhập một cách hữu vào khung cảnh của thành phố, kết hợp nhịp nhàng với môi trường bao quanh những nơi có mật độ dân cư đông đúc, điều quan trọng tránh tình trạng sử dụng môi trường tự nhiên quá mức cần phải để thiên nhiên giữ nguyên chức năng làm sạch của nó. - Tiến hành cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố bằng cách xây dựng các vành đai công viên xung quanh các trung tâm dân cư, tích cực áp dụng một cách tốt nhất các thành tựu khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải thành phố. Tóm lại, quá trình đô thị hoá có kiểm soát bao hàm đồng thời và bắt buộc một chương trình rộng lớn về sử dụng đúng đắn, giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên. Trong xây dựng các đô thị lớn cần luôn chú ý giành riêng những lãnh thổ nhằm mục đích đền bù dưới dạng công viên quốc gia, khu vực nghỉ ngơi, giải trí. 5.2. Quản lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp. * Quản lý rác thải sinh hoạt - Các chỉ tiêu thu gom và chôn lấp rác thải sinh hoạt: Chỉ tiêu thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả để đáp ứng tiêu chí bảo tồn cho đến năm 2010 như sau: Thông số Hòn Gai Bãi Cháy Cẩm Phả Tổng số Khả năng thu gom chất thải rắn (tấn/năm) 105,759 44,992 41,856 192,607 Tỷ lệ thu gom 85% 85% 80% 84% Số lượng được thu gom (tấn/năm) 89,895 28,243 33,485 161,623 Số lượng chưa được thu gom (tấn/năm) 15,864 67,749 8,371 30,984 - Xử lý phân loại chứa rác tại nguồn Phân loại là bước quan trọng trong khâu dọn và chứa rác tại nguồn thải vì đây là nơi tốt nhất để phân loại các chất thải ra làm loại tái sử dụng hay tái chế. Dưới đây là những phương pháp đề xuất chứa rác tại nguồn và thu gom chất thải. Khu vực Phương pháp chứa rác Phương pháp thu gom Khu vực mật độ dân cư đông Các thùng chứa rác gia đình với phương pháp thu gom tận cửa Xe tải nèn rác hay xe đẩy tay thu tận cửa Các thùng chứa rác di động lớn tại điểm thu gom trong các khu vực thuận tiện cho xe vận chuyển đi vào. Thu gom hoặc đổ các côngtennơ bằng xe tải Các xe cút kít rác đẩy tại các điểm thu gom giành cho các khu vực khó đi lại. Thu gom các thùng rác bằng xe đẩy tay đối với khu vực khó tiếp cận. Khu vực có mật độ dân cư thấp Các thùng chứa rác di động tại các điểm thu gom trong khu dân cư đi lại thuận tiện. Thu gom hoặc đổ vào côngtennơ di động bằng xe tải Xe cút kít rác đẩy tay tại các điểm thu gom trong khu vực khó đi lại. Thu gom các thùng rác bằng xe đẩy tay. Khu vực thương mại Các thùng chứa rác tại các điểm thu gom trong khu vực đi lại thuận tiện. Thu gom các côngtennơ di động hoặc thùng đựng bằng xe tải. - Chôn lấp rác thải sinh hoạt: Tất cả các bãi chôn lấp rác thải tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Bãi Cháy đều không đáp ứng yêu cầu do vậy cần phải có phương án xây dựng các bãi chôn lấp rác thải: + Nâng cấp bãi chôn lấp rác thải tại Hà Khẩu + Xây dựng mới bãi rác thải ở Quang Hanh. + Đóng cửa bãi rác thải tại Cái Lân (Bãi Cháy) và Vũng Đục (Cẩm Phả). * Quản lý chất thải công nghiệp: - Thu gom rác thải công nghiệp: Tất cả các ngành công nghiệp phải chịu trách nhiệm về hoạt động thu gom. Phương pháp thu gom tuỳ thuộc vào lựa chọn của các ngành công nghiệp. Ví dụ như ngành công nghiệp có thể thoả thuận thương mại với các nhà thầu tư nhân hoặc công ty vệ sinh môi trường đô thị cho dịch vụ thu gom và chuyên chở rác thải. - Phân loại - xử lý và làm chuyển hoá chất thải rắn: Một số ngành công nghiệp có thể sử dụng một phần hay tất cả những vật liệu đã qua sử dụng được tách riêng hay đã qua xử lý của các ngành công nghiệp khác. Cái nỗ lực khuyến khích sử dụng lại các nguyên liệu này bằng cách đặt ra các ngành công nghiệp “tương thích” ở gần nhau. - Chôn lấp rác thải công nghiệp: + Phương án kinh tế để đổ các rác thải không độc hại là sử dụng bãi chôn lấp. Việc chôn lấp rác thải công nghiệp tại các bãi chôn lấp diễn ra tại các bãi thải có quản lý và kiểm soát. + Đối với rác thải độc hại có thể áp dụng phương pháp đốt rác, sử dụng các thiết bị chôn lấp rác thải đặc biệt, cất giữ hay tích trữ dài hạn. 5.3. Quản lý nước thải Các khu vực ưu tiên quản lý nước thải là khu vực Bãi Cháy, trung tâm Hòn Gai và Cẩm phả. Vấn đề xây dựng và quản lý các trạm xử lý nước thải và hệ thống cống tại các khu vực này là rất cần thiết. Theo dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, toàn bộ nước thải khu vực Bãi Cháy sẽ được tập trung về trạm Cái Dâu để xử lý sau đó thải nước đạt TCCP ra biển. ở khu vực Hòn Gai có thể xây dựng 2 trạm xử lý nước thải tập trung. Một trạm ở khu vực Bãi Triều ở gần bãi thải Đèo Sen, nước qua xử lý đổ ra vịnh Cửu Lục. Trạm thứ hai ở khu đất giữa phường Bạch Đằng và phường Hồng Hà. Tại các khu vực công nghiệp như khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Hoành Bồ nước thải phải được thu gom tại một trạm bơm trung chuyển trong khu vực và được xử lý tại một nhà máy sau khi đạt TCCP mới được xả ra biển. Kết luận Khu vực vịnh Hạ Long theo kế hoạch sẽ phát triển là một khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp đối phó thích hợp thì suy thoái môi trường do các tác động của hoạt động kinh tế xã hội càng trở nên nghiêm trọng và các tác động tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng ngược lại đến sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường được xem là một trong những vấn đề quan trọng của khu vực này. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long như: giải pháp về tổ chức và cơ chế chính sách cho quản lý môi trường khu vực, giải pháp về khoa học công nghệ, về việc áp dụng các công cụ kinh tế. Giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành, và các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển bền vững đô thị... Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng như hiện nay và dự báo trong tương lai tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực sẽ còn tăng cao hơn nữa. Do đó, nếu không có các biện pháp quản lý môi trường hữu hiệu để đối phó với những tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra thì trong tương lai việc đánh mất môi trường tự nhiên của khu vực vịnh Hạ Long là không thể tránh được. Như vậy, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành ở địa phương cùng trao đổi nghiên cứu tiếp tục bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa các giải pháp quản lý môi trường cho phù hợp với những yêu cầu bức xúc mà môi trường đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển của khu vực, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung và sự phát triển bền vững của khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Thắng Lợi đã quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ các phòng ban của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ninh, Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Sở Địa chính tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty than Việt Nam. Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh cùng toàn thể các ban- ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và khu vực thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện thuận cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2981.doc
Tài liệu liên quan