Đề tài Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội

Di sản văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, ngưng đọng những giá trị đích thực của quá trình sáng tạo văn hoá, là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù của dân tộc và địa phương. Di sản văn hoá chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Dân tộc nào giữ được vốn di sản văn hoá phi vật thể của mình là dân tộc đó mãi mãi trường tồn và phát triển, còn di sản văn hoá vật thể tạo nên bộ mặt hữu hình độc đáo, đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nó đương nhiên trở thành một xu hướng tất yếu của lịch sử, một vấn đề lớn trong sự phát triển nhân loại trên tất cả các lĩnh vực trong đó bao gồm cả lĩnh vực văn hoá. Ở lĩnh vực này, xu thế toàn cầu hoá thể hiện rất rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, trong mối quan hệ đa chiều về văn hoá. Sự giao lưu hoà nhập này tạo cho nhân dân trong nước tiếp thu được những nhân tố tích cực, những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Nhưng hoà cùng với nó là tốc độ đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đặc biệt là Việt Nam, các biện pháp đưa ra không kịp thời, không theo quy hoạch, ý thức người dân lại chưa cao đã khiến cho cảnh quan đô thị cũng như các nhân chứng của lịch sử, của bản sắc dân tộc bị dần dần đánh mất giá trị. Trong những năm gần đây, nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như thấy được những mặt trái của quá trình đô thị hoá, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những biện pháp tăng cường công tác quản lý đô thị có định hướng, có quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể và thông qua đó mà nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị cũng được bảo tồn tôn tạo và phát huy đúng giá trị của nó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, của xã hội, Hà Nội đang từng ngày biến đổi trở thành một thành phố văn minh hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình lịch sử văn hoá, các di sản kiến trúc hàng nghìn năm trước. Vẻ đẹp của Hà Nội chính là sự kết hợp hài hoà giữa cổ kính và hiện đại. Và Phố Cổ trở thành một phần không thể thiếu được trong linh hồn của ThăngLong ngàn năm văn hiến, nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Phố Cổ. Thế nhưng, do phải đối mặt với xu hướng phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường,'' hồn " Phố Cổ phần nào đó dần dần bị mai một, dần dần đánh mất mình nếu các ban ngành không kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, gìn giữ. Tuy thế, cho đến nay Phố Cổ Hà Nội vẫn ẩn chứa trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hoá được chuyển tải qua những công trình, di tích và các hoạt động truyền thống. Chính vì vậy mà công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo cần được quan tâm chú trọng hàng đầu, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hoá vốn có của Phố Cổ Hà Nội. Nó chính là hành trang, sợi dây xuyên suốt và gắn kết cộng đồng bao bọc với các giá trị vật thể đã tạo nên ngôn ngữ riêng cùng sự giao thoa của các nền văn hoá. Duy trì và phát huy giá trị tinh thần, giá trị vật chất mãi mãi là nền tảng cơ bản để tạo dựng"hồn" đô thị Phố Cổ nói riêng và đô thị Hà Nội nói chung. Quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội là một nhiệm vụ to lớn và vô cùng có ý nghĩa, đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao của các cấp, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và từ mỗi người dân, đặc biệt là những người dân sống trong khu Phố Cổ. Bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội sẽ góp phần gìn giữ di sản Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần xây dựng Thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Làm tốt công tác quản lý đô thị cũng như công tác bảo tồn tôn tạo thì Phố Cổ mới xứng đáng với danh hiệu Di tích lịch sử Quốc gia vừa được đón nhận và có quyền hi vọng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới trong một ngày không xa, để Thăng Long Hà Nội thực sự trở thành nơi lắng đọng hồn dân tộc, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi kết tinh và toả sáng văn hoá Việt Nam.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo thẩm quyền. 2. Công tác quản lý giao thông tĩnh: Tuy việc thực hiện tuyến phố đi bộ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển TM- DV- DL nhưng đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý giao thông bởi việc phân luồng giao thông cho các tuyến phố này chưa hiệu quả gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Chẳng hạn, lưu lượng xe tham gia giao thông trên tuyến phố đi bộ (Hàng Ngang- Hàng Đào- Hàng Đường- Đồng Xuân) là rất lớn (nhất là xe máy chiếm 78,5%, trung bình 1h lưu lượng từ 1188 xe đến 1449 xe ), ở một số nút giao thông mặc dù không phải giờ cao điểm cũng đã xảy ra hiện tượng ùn tắc. Nếu thực hiện đúng đề án đưa ra là cả trục giao thông chính làm tuyến phố đi bộ thì sẽ đảo lộn toàn bộ tổ chức giao thông của cả khu vực, nguy cơ ùn tắc giao thông và mất an toàn cho người đi bộ là rất lớn. Trong khi lòng đường rất hẹp, nếu cấm các phương tiện giao thông đi lại thì sẽ làm ảnh hưởng đến giao thông của các tuyến phố bên cạnh như Hàng Lược- Chả Cá- Hàng Cân- Lương Văn Can. Khu vực này là khu vực buôn bán sầm uất nên với các giao cắt trên khu vực trung tâm thương mại và du lịch này sẽ ùn tắc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi cấm tuyến Hàng Đào- Đồng Xuân các phương tiện sẽ dồn về tuyến giao cắt trên toàn tuyến làm cho ùn tắc nghiêm trọng hơn. Với việc phân luồng giao thông trên cho thấy Công ty CTGT3 đã không nghiên cứu kỹ tuyến phố song song cùng chiều và tổng thể giao thông của cả khu vực, chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là hình thành được một tuyến phố đi bộ mà chưa thấy được vấn đề ùn tắc giao thông ở các điểm, nút và tuyến phố xung quanh. Và chưa có biện pháp để đáp ứng nhu cầu gửi xe của những người tham gia giao thông vào tuyến phố đi bộ bởi đây là một tuyến đường chính có nhiều phương tiện tham gia giao thông trong khi khu vực này khó có thể bố trí được các điểm gửi xe ở hai đầu tuyến phố đi bộ và các điểm nút dọc tuyến. Có thể ví tuyến phố đi bộ như một “hòn đảo” mà các phương tiện bị “ứ” ở xung quanh. Còn tồn tại nhiều tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán, làm bục bệ, cầu dẫn xe, mái che, mái vẩy gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị. Tại phường Hàng Buồm vẫn tồn tại 66 mái che, 71 bục bệ và 36 cầu dẫn xe cùng hàng trăm hộ dân bày bán hàng hoá lấn chiếm hè, đường phố. Công an Thành phố, Thanh tra Giao thông công chính cũng như công an các phường phối hợp chưa chặt chẽ nên vẫn chưa loại bỏ hết tình trạng xe "dù", bến "cóc" gây lộn xộn trong trật tự an toàn giao thông. Công tác công trình cải tạo hành lang giao thông cũng có một số tồn tại ở các phường trong khu Phố Cổ cần khắc phục, cụ thể: * Phường Hàng Bông: Các gốc cây chưa được xử lý triệt để, mới bó vỉa, bên trong các hốc cây còn bẩn. Sau khi lát vỉa hè thì trên toàn địa bàn phường mất 6 thùng rác. Đoạn cuối phố Hàng Bông (từ số nhà 202 đến 222 Hàng Bông) chưa được cải tạo nên mất vệ sinh, mỹ quan, không đồng bộ. * Phường Hàng Mã: Một số gốc cây đã bị bong gạch bó vỉa, cột cắm biển báo giao thông lộn xộn gây khiếu kiện của dân. Tuyến phố Hàng Cót, Phùng Hưng hiện đến nay chưa được cải tạo, nước thải bị tắc do các gỉ sắt dành cho người tàn tật cản trở. * Phường Đồng Xuân: Rãnh nước thải phố Đồng Xuân (bên dãy số lẻ) vẫn bị tắc, không được sửa theo yêu cầu tại biên bản kiểm tra công trình ngày 5/11/2003. * Phường Hàng Đào: Các đơn vị thi công tiến hành sửa chữa theo yêu cầu tại các biên bản qua những đợt kiểm tra trước vẫn chưa đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ: cốt vỉa hè, lòng đường quá cao so với cốt cũ, mặt vỉa hè vẫn gồ ghề. * Phường Hàng Gai: Về cơ bản thì đạt yêu cầu, nhưng vẫn còn tồn tại những tồn tại nhỏ sau: nước thải vẫn tắc dưới tấm ghi dắt xe của người tàn tật, các gốc cây không được chăm sóc để bẩn, một số chỉ bó vỉa hè đã bong, các nắp ga cống đã cũ, nứt trên vỉa hè nhưng không được thay. Đó là những tồn tại của các phường trung tâm của khu Phố Cổ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan đường phố, mỹ quan đô thị, không khí trong lành và cổ kính của Phố Cổ gây ấn tượng không tốt cho một vài khách du lịch. 3. Công tác Giải phóng mặt bằng: Để gìn giữ khu Phố Cổ, vấn đề đáng quan tâm là phải đảm bảo điều kiện dân sinh, về sinh hoạt, điều kiện sống cho người dân. Muốn thực hiện việc trùng tu, tôn tạo khu Phố Cổ, từng hộ dân của khu phố phải chuyển tạm thời đi nơi khác một thời gian. Nhưng vấn đề đặt ra là nhiều người dân đã ở đây 30- 40 năm phải sống trong điều kiện chật hẹp vẫn không chịu chuyển đi nơi khác vì họ còn gắn liền với việc bán buôn kinh doanh, nếu chịu thì họ đòi tiền đền bù cho những ngày không kinh doanh quá cao. Do đo, Sở Văn hoá Thông tin đang gặp khó khăn trong việc kêu gọi người dân sống ở khu Phố Cổ tạm thời chuyển đi nơi khác, và chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà Thành phố Hà Nội có chủ chương di dân đến nơi khác để trùng tu, nâng cấp khu Phố Cổ nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ. Do các hộ dân sinh sống trong khuôn viên của các trường học, đình đền, di tích lịch sử là do lịch sử để lại cho nên việc di dân hay giãn dân đều gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó lại không được cấp phép xây dựng, sửa chữa lớn, nên nhà ở xuống cấp nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư, còn trường học, di tích thì bị ảnh hưởng môi trường và cảnh quan sư phạm cũng như không gian yên tĩnh của đình chùa. Khi thực hiện mới thấy rõ hết những khó khăn bởi phần lớn các hộ dân đều không có hồ sơ gốc về diện tích sử dụng. Có một số nhà, đất vốn được giao cho cán bộ giáo viên nhưng trải qua thời gian, nhiều người đã giao lại cho con cháu, một số khác đã chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác… tất cả các điều này đều rất khó trong việc xác định nguyên trạng diện tích sử dụng để lên phương án giải toả đối với từng trường hợp cụ thể. 4. Công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội Tình trạng lấn chiếm các công trình di tích hoặc sử dụng sai mục đích diễn ra phổ biến (90% các công trình bị ảnh hưởng, bị chiếm dụng làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan di tích, còn có những di tích bị biến dạng hoàn toàn) tình trạng này là do: + Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội chưa cao. + Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp CSHT, nhà ở, công trình di tích trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong khu Phố Cổ chưa được tập trung giải quyết dứt điểm như vấn đề giãn dân, cải thiện môi trường sống, giải toả các hộ dân trong các khu di tích .... + Các vi phạm về trật tự xây dựng trong khu vực Phố Cổ vẫn diễn ra tương đối phổ biến.Trật tự đô thị, vệ sinh môi truờng được tập trung giải quyết song chưa đáp ứng được yêu cầu. + Việc tôn vinh và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ còn chủ yếu mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư nghiên cứu đề ra quy hoạch và những định hướng cụ thể gắn việc bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung. 5. Công tác Trật tự đô thị- Vệ sinh môi trường: - Vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán (chủ yếu vào các buổi trưa, cuối chiều, bán khuya sau 23h). - Các dạng vi phạm gây mất trật tự công cộng, mỹ quan đô thị vẫn còn (hàng rong và các dịch vụ rong) đặc biệt là ở các ngõ, phố ngang. - Tuyến phố đi bộ được hình thành và đi vào hoạt động cũng phát sinh rất nhiều vấn đề bất cập cho công tác quản lý trật tự đô thị, đó là thiếu các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô cho khách tới phố đi bộ. Một số bãi đỗ xe đã quá tải do đó gây ra tình trạng lộn xộn hàng ngày. Bên cạnh đó, những người gửi nếu lấy xe mất qua nhiều thời gian thì cũng chẳng còn hứng thú đi bộ nữa… trong khi đó chính quyền địa phương cũng như ban bảo vệ phố phường cũng chưa có những biện pháp thích hợp nào để giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại những trường hợp người bán hàng rong mời chào, líu kéo khách không được văn minh, lịch sự gây khó chịu cho khách hàng và khách tham quan du lịch. - Tính tự giác của một bộ phận nhân dân chưa cao về hưởng ứng phong trào tổng vệ sinh chiều thứ 6, sáng thứ 7 hàng tuần, do vậy số người tham gia chưa nhiều, nhất là các lớp trẻ và một số cơ quan, doanh nghiệp, nên vẫn còn hiện tuợng vất rác ra hè phố, ở những con hẻm nhỏ. 6. Nguyên nhân của những tồn tại trên 6.1. Nguyên nhân chủ quan - Do hiệu quả quản lý thấp mặc dù bộ máy và thành phần tham gia quản lý đông nhưng không chuyên sâu, việc xử lý thông tin còn chậm, chưa kịp thời. - Sự kết hợp giữa các ban ngành của Thành phố, quận với UBND các phường trong Phố Cổ và Thanh tra xây dựng quận chưa đồng bộ, việc xử lý thiếu kiên quyết nên còn tồn tại nhiều công trình xây dựng trái phép, sai phép công trình. - Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển Luật xây dựng được ban hành chậm, dẫn đến việc tổ chức thực hiện xử lý vi phạm trật tự xây dựng, quản lý xây dựng gặp khó khăn. Mặc dù Thành phố đã ban hành hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhưng nhiều nội dung còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế đô thị hoá đô thị hiện nay. 6.2. Nguyên nhân khách quan + Dân số phát triển quá nhanh (kể cả những dân cư sống lâu năm ở Phố Cổ và dân cư ở nơi khác về) trong khi các công trình nhà ở đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, nhu cầu cải tạo sửa chữa rất lớn dẫn đến tình trạng xây dựng cải tạo tuỳ tiện phá vỡ cảnh quan, không gian kiến trúc cổ cũng như làm xuống cấp nghiêm trọng các công trình hạ tầng kỹ thuật. + Ý thức của đại đa số dân cư về nhiệm vụ cần phải bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc cổ chưa cao. Vì cuộc sống mưu sinh hàng ngày, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ họ phần nào quên đi giá trị đích thực, đặc sắc các công trình kiến trúc cổ và các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh, không gian trầm lắng mà sâu sắc của khu Phố Cổ. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ PHỐ CỔ HÀ NỘI. I. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP 1. Cơ sở lý luận Căn cứ vào bản chất và tính quy luật của các hiện tuợng kinh tế- xã hội trong đó có công tác quản lý đô thị (bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến đô thị như công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quản lý môi trường đô thị, quản lý văn hóa xã hội, quản lý tài chính đô thị ...) để các nhà quản lý và hoạch định chiến lược có những cơ sở khoa học, có căn cứ trong việc xây dựng và phát triển đô thị. Trong quá trình hiện nay, khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ vẫn còn tồn tại không ít các hoạt động xây dựng diễn ra một cách tự phát, không có quy hoạch, không tuân theo quy hoạch gây mất trật tự đô thị, cảnh quan môi trường thiên nhiên đô thị làm ảnh hưởng tới giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, đến môi trường sống của người dân đô thị, có nghĩa là đô thị đó phát triển không kinh tế, không tiết kiệm, không hiệu quả, gây lãng phí các nguồn lực để phát triển đô thị dẫn đến sự phát triển đô thị không hài hoà bền vững, sự phát triển của đô thị không đảm bảo cho tương lai, kìm hãm tốc độ phát triển hiện đại văn minh của đô thị. Bởi đô thị là một chỉnh thể không gian- xã hội gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Hơn nữa, quận Hoàn Kiếm lại được coi là quận trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của cả Thủ đô Hà Nội. Ở đây với khu Phố Cổ đã được Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vừa là địa điểm du lịch trọng yếu thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển. Và hơn thế nữa,"hồn" Phố Cổ như một phần linh hồn của Thăng Long ngàn năm văn hiến, của cả dân tộc Việt Nam lịch sử hào hùng. Ở Phố Cổ vừa tồn tại một cuộc sống ồn ào náo nhiệt của đô thị phồn hoa hiện đại nhưng lại vẫn ẩn chứa trong mình một nét thanh bình, giản dị mộc mạc, hào hoa thanh lịch của cảnh vật, của con nguời với những nét cổ truyền thống xưa từ nghệ thuật tinh thần cho đến những nét nghệ thuật kiến trúc. Chính vì vậy mà Phố Cổ Hà Nội mang một giá trị lịch sử văn hoá vô cùng to lớn và yêu cầu phải được bảo tồn tôn tạo và phát huy hết giá trị ẩn chứa trong đó. Cũng vì vậy mà các chính sách biện pháp đưa ra để tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hoá của Phố Cổ Hà Nội cần phải khoa học và phù hợp, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, vào các quyết định, thông tư, chỉ thị, Luật của các cấp ban ngành có chức năng, trong mọi lĩnh vực có liên quan, phải đảm bảo tính quy luật khách quan để đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý cũng như bảo tồn Phố Cổ Hà Nội. Căn cứ vào khoa học quản lý, để quản lý được tốt thì cần phải xác định rõ đối tượng quản lý đô thị ở đây là gì? do ai quản lý? Và quản lý như thế nào? Đối tượng quản lý là quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý kết cấu hạ tầng (bao gồm các công trình phục vụ giao thông, cấp thoát nước, phục vụ giáo dục, y tế…), quản lý môi trường đô thị, quản lý văn hoá giáo dục, y tế đô thị, quản lý hệ thống tài chính đô thị. Chủ thể quản lý là chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, các ngành trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể. Phương pháp quản lý: Quản lý bằng các chính sách, pháp luật quy định chế tài và kèm theo đó là các biện pháp xã hội hoá như tuyên truyền, giáo dục nhận thức, ý thức của mọi thành viên trong đô thị.Trên cơ sở đó xác định cần tác động, điều chỉnh vào từ khâu nào trong quá trình quản lý để đạt được mục đích với hiệu quả cao nhất. 2. Cơ sở pháp lý Để công tác quản lý đô thị được tốt trước hết cần phải dựa trên cơ sở pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành, đang có hiệu lực thi hành ở nhiều lĩnh vực liên quan đến nhau. Đó là hệ thống các văn bản về các lĩnh vực quản lý đất đai nhà ở, quản lý đầu tư xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, quản lý môi trường, quản lý tài chính đô thị, dân số lao động và việc làm… và phải căn cứ vào hệ thống pháp lý để có công cụ quản lý. Trong lĩnh vực quản lý đất đai và nhà ở đô thị cần phải dựa vào Luật đất đai, Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các Bộ, đề cập đến các quy định chung về quản lý đất đai, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà ở, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và ca nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất và nhà ở. Trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, cần áp dụng: + Nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. + Nghị định số 12/2000/NĐ- CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ- CP. + Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị. + Thông tư liên tịch số 09/TTLT- BXD- TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ xây dựng và Tổng cục địa chính về hướng dẫn cấp phép xây dựng. + Các quyết định số 109,125,126,19,…về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng của UBND thành phố. Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, cần dựa trên cơ sở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký ban hành ngày 6/7/1995; Nghị định số 48/CP ngày 5/5/1997 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trong đô thị nói chung và trong khu Phố Cổ nói riêng phải căn cứ vào: + Luật di sản văn hoá được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2002. + Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993. + Các quy hoạch chuyên ngành và các dự án có liên quan đến việc trùng tu, tôn tạo di tích Phố Cổ Hà Nội. + Căn cứ vào quyết định số 70/BXD- KTQH ngày 30/3/1995 của Bộ xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu Phố Cổ Hà Nội. + Căn cứ vào quyết định số 45/1999/QĐ- UB ngày 4/6/1999 về việc Ban hành điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội. + Căn cứ vào quyết định số 14/2004/QĐ- BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia cho khu Phố Cổ Hà Nội và Thông tri số 09 TTr/QU ngày 10/11/2004 của Ban Thường vụ Quận uỷ về việc tăng cường công tác quản lý khu Phố Cổ và các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn quận. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể về các lĩnh vực nói trên. 3. Cơ sở thực tiễn của khu Phố Cổ Hà Nội: - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, đặc biệt là tình hình phát triển thương mại- dịch vụ- du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung và 10 phường thuộc phạm vi Phố Cổ nói riêng. - Hiện trạng công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội: những kết quả đạt được cần phát huy, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại cần phải có các giải pháp trước mắt để tháo gỡ kịp thời, tìm nguyên nhân để giải quyết từ đó có các giải pháp mang tính lâu dài, ổn định trong tuơng lai một cách bền vững. - Vấn đề đang đặt ra cho công tác quản lý đô thị tại khu vực Phố Cổ là: + Giảm mật độ dân cư + Nâng cấp nhà khỏi sụp đổ (kết cấu rất yếu, tường gạch kém, vữa vôi không xi măng, dầm xà gỗ mục đầu), tô điểm mặt tiền sạch sẽ chỉnh tru. + Cải thiện hạ tầng và vệ sinh môi trường. + Bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử đã bi xuống cấp, tổ chức các hoạt động vừa có phong vị cổ xưa, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. + Tổ chức đi bộ hay không đi bộ đến đâu cho thuận lợi, thông suốt mà vẫn giữ được không gian đường phố cổ chật hẹp. + Giữ gìn sinh hoạt sống động, tấp nập gần gũi thân mật. + Giữ không gian Phố Cổ quanh co. II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC NHIỆM VỤ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 1. Mục tiêu tổng thể (2005- 2010) - Thực hiện đồng bộ quản lý và phát triển đô thị, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác quản lý đô thị nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị di sản (vật thể và phi vật thể) của di tích lịch sử khu Phố Cổ Hà Nội để xứng đáng là khu "Di tích lịch sử Quốc Gia". - Phát huy hết các nguồn lực để gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ cùng với các di tích lịch sử khác trên địa bàn và các khu vực đặc trưng khác của quận như: khu vực Hồ Gươm, khu phố cũ, Nhà hát lớn, Nhà khách chính phủ…..thành các lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng quận Hoàn Kiếm văn minh, giàu đẹp, đậm đà bản sắc truyền thống của Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến. - Quan tâm đầu tư CSHT, cải thiện môi trường xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và các cộng đồng dân cư tham gia giữ gìn bảo vệ khu di tích lịch sử Quốc Gia theo đúng các quy định. - Các di tích cần phải được bảo tồn như: Các ngôi nhà cổ như 38 Hàng Đào, 87 Mã Mây; các ngôi nhà mang dấu ấn kháng chiến như 48 Hàng Ngang, Số 1 phố Hoả Lò, 59 Phùng Hưng; các ngôi chùa, đình làng cổ xưa như: chùa Cầu Đông, chùa Vĩnh Trù, đền Bạch Mã, đền Ngọc Sơn, đình Kim Ngân, đình Thanh Hà....và các phố nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở phố Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Mã... 2. Phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2005 2.1. Công tác quản lý xây dựng Tăng cường thực hiện Chỉ thị 30/2003/QĐ- UB ngày 22/8/2003 và quyết định 19/2003/QĐ- UB của UBND thành phố với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung công tác kiểm tra xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc xây dựng không phép, trái phép, sai phép ngay từ ban đầu tránh để vượt cấp gây khiếu kiện kéo dài và vi phạm trong khu vực Di tích Quốc gia Phố Cổ Hà Nội. 2.2. Công tác quản lý nhà đất - Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong năm 2005 cho các hồ sơ đủ diều kiện và báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất các hồ sơ bất khả kháng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận có niêm yết công khai. - Chỉ đạo và triển khai có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng nhất là các công trình 44- 46 Hàng Quạt, thu hồi đất của các hộ dân đang sinh sống trong các khuôn viên trường học, các di tích lịch sử, trụ sở làm việc đã có quyết định thu hồi đất của UBND quận. - Thực hiện chương trình 09/ CTr- TU của Thành uỷ Hà Nội, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các phường trong việc tổ chức rà soát, thống kê nhà ở dột nát, nhà hư hỏng xuống cấp trong tháng 6 trình UBND Thành phố. - Tiếp tục rà soát các địa điểm sử dụng đất sai mục đích của các đơn vị, các hộ dân cư đang ở trong các khu di tích lịch sử, trường học...các nhà chung cư, số nhà đông hộ đã xuống cấp nghiêm trọng để quận có phương án sắp xếp sử dụng có hiệu quả. 2.3. Công tác quản lý trật tự đô thị - vệ sinh môi trường - Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch số 42/KH- UB của UBND thành phố Hà Nội về một số nhiệm vụ trọng điểm về cải thiện môi trường xã hội trong năm 2004- 2005 tập trung vào 4 lĩnh vực: vệ sinh công cộng, trật tự công cộng, giao thông đô thị và tệ nạn xã hội. - Triển khai dự án cải tạo nâng cấp tuyến phố đi bộ góp phần nâng cao chất lượng tuyến phố đi bộ Hàng Đào- Đồng Xuân. - Duy trì tốt các tuyến phố Văn minh đô thị đã có và tiếp tục triển khai xây dựng tiếp 17 tuyến phố văn minh đô thị mới theo quy hoạch chung của quận. - Xoá bỏ triệt để các điểm chợ cóc, chợ tạm, chống tái họp chợ tại các khu vực khác. Đẩy mạnh kế hoạch xây dựng, cải tạo hệ thống chợ và chỉnh trang các công trình nhà ở và cơ quan trên các tuyến phố đi bộ cũng như các tuyên phốvăn minh đô thị. - Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh và gìn giữ trật tự công cộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự đô thị, an toàn giao thông, không ngừng nâng cao chất lượng môi trường, đạt được mục tiêu đề ra " Đường thông, hè thoáng, xanh, sạch đẹp" để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khách du lịch. - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phát động toàn dân và các tầng lớp xã hội, chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm phòng ngừa các tệ nạn xã hội nhất là các tệ nạn về ma tuý, gái mại dâm, và các cửa hàng dịch vụ đêm kinh doanh bất hợp pháp.... 3. Những nhiệm vụ chủ yếu - Tăng cường công tác tuyên truyền giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội nhằm nâng cao ý thức trân trọng, bảo vệ giá trị khu Phố Cổ, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các giá trị của tinh hoa dân tộc thể hiện ở những phố nghề, lễ hội, giao lưu văn hoá cũng như nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của việc bảo tồn các giá trị lịch sử của khu Phố Cổ trong cán bộ lãnh đạo, Đảng viên và toàn bộ nhân dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử khu Phố Cổ với các quy hoạch, kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội khu Phố Cổ. Xác định bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ vừa là mục tiêu vừa là giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Phố Cổ nói riêng và quận Hoàn Kiếm nói chung. - Chủ động điều tra, khảo sát, thống kê, đề xuất các giá trị vật thể và phi vật thể cần bảo tồn lưu giữ và phát huy trong giai đoạn 2005-2010. - Điều tra, khảo sát và xây dựng kế hoạch các dự án cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng trong khu Phố Cổ. Phấn đấu tới năm 2010 cơ bản giải phóng xong các hộ dân hiện đang ở trong các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng và dự kiến xếp hạng trong thời gian tới (dự kiến có khoảng 105 hộ dân cần phải giải toả). - Thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy định. Những vụ việc sai trái vi phạm trong khu Phố Cổ các thời kỳ trước đây nếu không có tranh chấp khiếu kiện có thể tạm thời cho tồn tại như nguyên trạng với điều kiện phải thực hiện việc cải tạo chỉnh trang khi có quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ tại khu vực. - Chủ động xây dựng kế hoạch kiến nghị với Sở Giao thông công chính, UBND Thành phố thực hiện hoặc phân cấp cho quận thực hiện việc cải tạo đồng bộ cơ sở hạ tầng khu Phố Cổ từ nay đến 2010. Trong đó tập trung giải quyết sớm việc ngầm hoá các rãnh thoát nước nổi trên hè đường, góp phần thúc đẩy việc xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị, đảm bảo trật tự vệ sinh môi trường khu Phố Cổ. Phấn đấu đến năm 2010: 70% các tuyến phố trong Phố Cổ đạt tiêu chí văn minh đô thị (hiện có 17/76 tuyến phố đang xây dựng Tuyến phố văn minh đô thị Phố Cổ). - Tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của Chợ đêm Đồng Xuân. Đầu tư, quản lý, khai thác có hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp phát triển thương mại Hàng Đào- Đồng Xuân từng bước mở rộng cả về không gian và thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ. Triển khai xây dựng các phố chuyên doanh... gắn với các phố nghề. - Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch dịch vụ thương mại của Phố Cổ, quận Hoàn Kiếm và của cả Thành phố Hà Nội. - Chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất chính sách thực hiện giãn dân khu Phố Cổ và triển khai dự án xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân theo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt tại khu đô thị mới Việt Hưng quận Long biên. - Chủ động phối hợp với Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội và các đơn vị có liên quan để lập dự án và triển khai thí điểm tôn tạo một ô Phố Cổ theo chỉ đạo của Thành phố. 4. Yêu cầu - Cần xây dựng các giải pháp quản lý đồng bộ, chặt chẽ, cơ chế chính sách phù hợp để xã hội hoá các công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ. Làm sao để mỗi người dân sống trong khu Phố Cổ ý thức được trách nhiệm, quyền lợi khi đầu tư tu bổ những ngôi nhà theo những thiết kế phù hợp kiến trúc cổ và hài hoà với không gian vốn có của đô thị cổ này. - Để đảm bảo cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội có bước phát triển mới thì yêu cầu các nhà quản lý phải nắm vững các quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, thống nhất quan niệm, phương thức thực hành trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá để giải quyết các vấn đề đang nổi cộm và phải có hệ thống các giải pháp, biện pháp cụ thể và có hiệu quả. 5. Tiến độ thực hiện Để thực hiện mục tiêu yêu cầu trên tiến độ thực hiện được chia thành các mốc thời gian như sau: 5.1. Năm 2005 - Tập trung nghiên cứu cho công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về mục đích ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ. - Nghiên cứu xây dựng cơ chế triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp các công trình hạ tầng, nhà ở, công trình di tích lịch sử văn hoá. Khai thác có hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp phát triển thương mại Hàng Đào- Đồng Xuân từng bước mở rộng và không gian và thời gian. Triển khai xây dựng các phố chuyên doanh... gắn với các phố nghề. 5.2. Giai đoạn 2006- 2008 Triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Tiến hành thực hiện mô hình phố nghề, phố kinh doanh phường hội. Xây dựng mô hình ttỏ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch dịch vụ thương mại quận và Thành phố. 5.3. Giai đoạn 2009 - 2010 - Tăng cường phát huy mọi nguồn lực để phát huy di tích đặc sắc của phu Phố Cổ Hà Nội tạo thêm thế mạnh cho sự phát triển của Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. - Việc triển khai thực hiện từng năm sẽ được đánh giá những mặt đã làm được, những mặt tồn tại và đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong năm tiếp. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NHẰM BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 1. Tăng cường công tác quản lý khu Phố Cổ Hà Nội 1.1. Về hạ tầng đô thị - Khẩn trương ngầm hoá các tuyến đường dây điện và dây thông tin các loại và cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng cho phù hợp với cảnh quan khu Phố Cổ. - Cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông trong khu vực Phố Cổ (cải tạo hè đường, lòng đường, rãnh thoát nước…); cần bố trí các bãi để xe hợp lý đồng thời với việc tổ chức hoàn thiện giao thông trong khu vực (chiều đi trong mỗi tuyến phố, giới hạn về phương tiện giao thông, quy định thời gian giao thông cho từng loại phương tiện trong ngày) để phù hợp với đặc trưng riêng của khu Phố Cổ trong đó có các tuyến phố văn minh thương mại, tuyến phố đi bộ… 1.2. Về công tác quản lý trật tự xây dựng Để công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày một đi vào nền nếp, giải quyết tận gốc tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị thì UBND quận, UBND các phường thuộc Phố Cổ, cũng như các ngành liên quan phải tăng cường các biện pháp, chế tài xử lý cũng như các cơ chế, chính sách một cách đồng bộ hơn tránh để kéo dài tình trạng một số bộ phận người dân coi thường pháp luật. Các biện pháp cần thực hiện trước mắt cụ thể như: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ cụ thể như kết hợp giữa UBND các phường, Thanh tra xây dựng, phòng Tài nguyên môi trường- Nhà đất và các cơ quan ban ngành của Thành phố (như Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở xây dựng Hà Nội...), cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công tác cấp Giấy phép xây dựng và giám sát việc thi công xây dựng đúng giấy phép, kiểm tra thực địa xác minh nguồn đất phải đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng và trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn khu Phố Cổ Hà Nội. - Phải có những cải cách hành chính hữu hiệu về thời gian, thủ tục cụ thể như sau: + Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất, cải tiến hơn nữa việc thụ lý cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách của UBND quận Hoàn Kiếm trên địa bàn khu vực Phố Cổ. Phải có những cải cách hành chính hữu hiệu về thời gian thủ tục để các công trình xây dựng trong khu Phố Cổ đáp ứng được 2 tiêu chí cơ bản: bảo tồn tôn tạo các kiến trúc cổ theo các quy định hiện hành và đảm bảo chất lượng đời sống của nhân dân + Sau khi chủ đầu tư đã có Giấy phép xây dựng và tổ chức tiến hành thi công công trình thì việc tổ chức thực hiện quản lý giám sát xây dựng phải có sự phối kết hợp đồng bộ của UBND phường, phòng Địa chính Nhà đất- đô thị quận, Ban quản lý Phố Cổ Hà Nội. Thanh tra xây dựng cũng phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân phụ trách từng phần việc để lấy đấy làm căn cứ kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi có vụ việc xảy ra. + Sau khi hoàn thiện công trình chủ đầu tư xây dựng phải lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng có xác nhận của UBND phường, phòng Địa chính Nhà đất và Ban quản lý Phố Cổ, công trình xây dựng đúng giấy phép thì mới có giá trị để đăng ký quyền sở hữu nhà. - Tổ chức chấn chỉnh, kiện toàn lực lượng quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các phường thuộc phạm vi Phố Cổ. Hoàn thiện và bổ sung quy chế làm việc của Đội quản lý trật tự xây dựng- đô thị và tổ công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị ở các phường, chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện, triển khai biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm, xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng các quy định hiện hành. - Sắp xếp biên chế và cân đối lại lực lượng quản lý trật tự xây dựng- đô thị ở cấp phường cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị bằng việc rèn luyện đạo đức tác phong, tăng cường trách nhiệm và kỷ luật công tác, thường xuyên bồi dưỡng và bổ sung kiến thức về pháp luật, về quản lý Nhà nước, về trình độ chuyên môn, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ kịp thời, chính xác và có hiệu quả. - Đưa công tác quản lý trật tự xây dựng- đô thị thành một nội dung công tác trọng tâm khi đánh giá kết quả thi đua khen thưởng thành tích quản lý, thực hiện các nhiệm vụ công tác vào dịp 6 tháng, cuối năm của quận đối với Đảng Uỷ và UBND các phường. 1.3. Công tác giải phóng mặt bằng: - Đối với những hộ dân còn đang trong các khuôn viên của trường học, của đình chùa, các khu di tích, danh lam thắng cảnh....thì UBND của các phường cần phối hợp với phòng Địa chính Nhà đất- Đô thị của quận và UBND Thành phố nhanh chóng giải quyết bằng một số giải pháp như : + Gắn các hộ dân với thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng trường học, bố trí nhà tái định cư hoặc đất giãn dân, thành lập Hội đồng Giải phóng mặt bằng, thực hiện theo đúng quy trình quy định. + Đối với những gia đình sống trong khuôn viên trường học thì chính quyền địa phương và Ban quản lý Phố Cổ cũng như hội đồng giải phóng mặt bằng cần phối hợp với Sở Giáo dục- Đào tạo đưa ra một số phương án giải quyết như: có thể xem xét bán nhà theo quỹ nhà 50% cho các hộ, để các hộ này tự nguyện giải toả lại đất đang sử dụng cho trường. Đối với các khu tập thể của trường học đã tách riêng với khuôn viên trường nếu phù hợp với quy hoạch thì có thể làm thủ tục bán nhà. + Đối với những hộ dân sống và làm việc gắn liền với các ngành nghề thủ công truyền thống khi giãn dân phải kết hợp với việc tạo việc làm, duy trì ngành nghề sản xuất truyền thống đó. + Tranh thủ quỹ hỗ trợ nhà tái định cư của quận, Thành phố khuyến khích vận động các hộ dân tự di chuyển với những chính sách đền bù thoả đáng. 1.4. Công tác quản lý giao thông tĩnh, phát triển TM - DV - DL gắn với tuyến phố văn minh, tuyến phố đi bộ : - Các nhà quản lý và các nhà quy hoạch, giữa các Sở ngành, giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương khu Phố Cổ phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sự hoạt động của các dịch vụ đêm tại tuyến phố đi bộ, bởi những hoạt động về đêm được phát triển theo đúng quy hoạch và tuân theo điều kiện nhất định sẽ đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế và việc làm đáp ứng nhu cầu lớn của du khách du lịch tại các khu phố lớn, đông dân cư và nhiều khách du lịch tham quan. Chính vì vậy, cần có biện pháp kéo dài thời gian hoạt động của đô thị bởi vì kéo dài thời gian hoạt động không những tạo thêm sức sống cho khu Phố Cổ mà còn tăng khả năng kinh doanh của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống, văn hoá ẩm thực của người Tràng An, hấp dẫn khách du lịch tại các phố Hàng Chiếu, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Lược, Đồng Xuân, là các phố trung tâm, buôn bán sầm uất của Phố Cổ. Nhưng điều quan trọng là các nhà quản lý và các nhà quy hoạch phải tìm ra được sự duy hoà giữa nhu cầu phát triển và sự tôn trọng không gian sống của người dân, không thể để song song tồn tại một chợ đêm ồn ào giữ một khu dân cư cần sự yên tĩnh vào ban đêm. Vì thế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương thì hoạt động về đêm mới có hiệu quả và đúng với ý nghĩa du lịch đêm. - Cần có các biện pháp cụ thể phát triển sản phẩm du lịch, tạo ra nhiều nét đặc sắc, phong phú thu hút khách du lịch tham quan như: + Tour du lịch thăm Phố Cổ bằng xe xích lô đã được tân trang, nâng cấp để chở khách du lịch thong dong ngắm nhìn Phố Cổ vừa là sáng kiến tuyệt vời, tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ lại vẫn giữ được nét truyền thống và được khách du lịch đánh giá cao. + Các doanh nghiệp du lịch cần cố gắng biến những nét độc đáo của Hà Nội như phố nghề, làng nghề, như tiếng ca trù, làn điệu quan họ dân ca, hét chèo, văn hoá ẩm thực, những món quà lưu niệm đầy "chất Hà Nội " thành những điểm nhấn quan trọng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. - Tại lòng đường trên các tuyến phố đi bộ cần bố trí sắp xếp hợp lý các sạp hàng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách. Trong thời gian tuyến phố đi bộ hoạt động nghiêm cấm tổ chức bán hàng ăn uống và chỉ tổ chức tại các tuyến phố ẩm thực hay khuôn viên chợ Đồng Xuân. Kiểm tra sát sao các hộ kinh doanh phải đảm bảo tiêu chí văn minh thương mại.Tăng cường chỉ đạo thuờng xuyên, chặt chẽ các cơ quan chức năng để từng bước nâng cao chất lượng của các tuyến phố đi bộ và Chợ đêm Đồng Xuân. - Xây dựng quy hoạch các ngành nghề trong sản xuất, các mặt hàng trong kinh doanh dịch vụ. Ưu tiên ngành nghề thủ công truyền thống, các mặt hàng lâu đời mà nếp kinh doanh xưa đã có. - Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, các người thợ, các hộ kinh doanh hoạt động theo quy hoạch trong các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có nguy cơ mất đi bằng các giải pháp đặc thù như: đăng ký kinh doanh, hỗ trợ vốn, liên doanh liên kết và ưu đãi thuế... nhằm tạo ra triển vọng cho những ngành nghề đang bị mai một. - Khuyến khích các lễ hội (hội nghề, hội làng xóm, lễ hội kỷ niệm các danh nhân...) theo quy chế quy định. Tuyên truyền động viên các tầng lớp nhân dân trong khu Phố Cổ gìn giữ bản sắc tốt đẹp, các truyền thống gia đình, các nếp sống thanh lịch. Khuyến khích và nhân rộng các hoạt động văn hoá tín ngưỡng lành mạnh. Lập kế hoạch, tổ chức các ngày lễ hội, giỗ Tổ ngành nghề kết hợp với hoạt động sinh hoạt cộng đồng. 2. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội Để Hà Nội ngày càng đẹp hơn trong mắt chính người dân Việt Nam và cả du khách nước ngoài đến Hà Nội tham quan thì vấn đề tôn tạo, trùng tu khu Phố Cổ đang là vấn đề xã hội đáng quan tâm. Hơn nữa, sự kiện Phố Cổ Hà Nội được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia là một cơ hội pháp lý tốt để các cấp, ban, ngành triển khai việc tôn tạo. Việc tôn tạo khu Phố Cổ phải gắn liền với điều kiện dân sinh vì chính người dân là người trực tiếp sống và kinh doanh tại đó. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khu phố nào dành cho người dân đi bộ, đường dành cho xe điện chạy qua và phố dành để phát triển du lịch cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đặt ra một cách tổng quan ngang tầm vĩ mô, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ban ngành. Vì thế, hiện nay công việc trước mắt của quận Hoàn Kiếm và các ban ngành liên quan (đặc biệt là ngành giao thông công chính) là phải tổ chức phân luồng giao thông, sắp xếp giao thông tĩnh, tổ chức kinh doanh, chỉnh trang tuyến phát huy đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại và tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội. Để làm được điều đó cần phải có các giải pháp: - Phát huy nội lực, xã hội hóa công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ, nâng cấp nhận thức và cuốn hút người dân tham gia tích cực trong công tác bảo tồn tôn tạo di sản Phố Cổ Hà Nội. - Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của cơ quan cấp trên như Chính Phủ, UBND Thành phố Hà Nội để có quỹ đất thực hiện dự án dãn dân Phố Cổ, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quận huyện bạn và các tổ chức quốc tế để tạo thêm nguồn lực kinh phí để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và duy tôn các công trình di tích lịch sử văn hoá kiến trúc cổ. - Đầu tư cải tạo thí điểm một ô Phố Cổ (Hàng Bạc- Mã Mây- Lương Ngọc Quyến- Tạ Hiền) theo quyết định số 4023/QĐ- UB ngày 11/7/2003 của UBND Thành phố Hà Nội để làm nhân tố thúc đẩy công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Triển khai thực hiện các chương trình của UBND Thành phố Hà Nội như di chuyển các hộ dân ra khỏi đình đền, di tích lịch sử, dự án giãn dân Phố Cổ. Thực hiện chương trình bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản kiến trúc trong khu Phố Cổ Hà Nội và nâng cao điều kiện sống cho người dân; chương trình bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sản phố nghề truyền thống, chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Lập và triển khai các chương trình về bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá lịch sử Phố Cổ trong đó chú trọng đến các di tích có giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Tăng cường sưu tầm, tập hợp, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu qua các cuộc triển lãm, các phòng trưng bày về các giá trị lịch sử văn hoá vật thể, phi vật thể của Phố Cổ Hà Nội nhằm tạo nên lòng tự hào về giá trị lịch sử văn hoá, ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản văn hoá trong mỗi người dân Phố Cổ. - Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền trong nước và các nước bạn bè trong khu vực cũng như trên thế giới để học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại. - Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng tôn giáo đã được xếp hạng tại các phường, đảm bảo chặt chẽ và có điều kiện để phát huy các địa điểm di tích các lễ hội truyền thống trong khu Phố Cổ với việc phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại của quận và Thành phố. - Lập quỹ tạo nguồn ngân sách hỗ trợ phục hồi và phát triển cho các ngành nghề thủ công truyền thống: Tiến hành sản xuất thử theo cách thức truyền thống kết hợp với các địa điểm giới thiệu sản phẩm du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Sau đó triển khai giới thiệu, quảng bá để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm. 3. Công tác tuyên truyền - Tăng cường công tác phát thanh tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về chùa các giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc khu Phố Cổ để nâng cao ý thức trân trọng, bảo vệ khu Phố Cổ, xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo di sản. - Phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành về công tác bảo tồn tôn tạo, công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ đến mọi tầng lớp nhân dân. IV. KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý đô thị được thực hiện tốt, phát huy được gía trị văn hoá lịch sử Phố Cổ Hà Nội, tôi xin đóng góp một số kiến nghị sau: 1. Đề nghị các cơ quan cấp trên như UBND Thành phố Hà Nội, các cấp Uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo các ngành đồng bộ tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử khu Phố Cổ Hà Nội. 2. Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, giải quyết các vấn đề bất cập chưa hợp lý trong công tác bảo tồn tôn tạo và cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân trong khu Phố Cổ. 3. Đề nghị UBND Thành phố phân cấp việc quản lý cấp Giấy phép xây dựng trong khu vực Phố Cổ vào một đầu mối, cụ thể là đưa nhà thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước và các dạng sở hữu khác về cùng một cơ quan quản lý cấp Giấy phép xây dựng để việc theo dõi, quản lý, giám sát các công trình xây dựng ngày càng có hiệu quả hơn. 4. Đề nghị UBND Thành phố ưu tiên kinh phí dành cho UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các dự án bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội. 5. Đề nghị UBND Thành phố sớm bàn giao cho UBND quận Hoàn Kiếm khu đất Việt Hưng để thực hiện được dự án giãn dân khu Phố Cổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội để Phố Cổ Hà Nội xứng đáng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 6. Đề nghị Sở Giao thông công chính phối hợp với các ngành liên quan trong quận cũng như các cấp phường nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm phân luồng giao thông có hiệu quả hơn cho tuyến phố đi bộ, tránh hiện tượng ùn tắc như hiện nay. 7. Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho tuyến phố đi bộ, chợ đêm Đồng Xuân đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. 8. Đánh giá đúng mức vai trò của cấp phường và tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên, các tổ chức hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh),... vì đây là các tổ chức gần dân nhất, dễ tuyên truyền vận động, theo dõi sát sao, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trật tự trên địa bàn khu Phố Cổ ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị cũng như công tác bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội. 9. Nâng cao trình độ dân trí tại các phường để từng người dân sống và làm việc theo pháp luật, có được lối sống văn minh đô thị, giữ được nét truyền thống hào hoa thanh lịch của con người Tràng An. 10. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được hệu quả cao nhất cho công tác quản lý từ đó mới phát huy được giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ. KẾT LUẬN Di sản văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, ngưng đọng những giá trị đích thực của quá trình sáng tạo văn hoá, là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù của dân tộc và địa phương. Di sản văn hoá chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Dân tộc nào giữ được vốn di sản văn hoá phi vật thể của mình là dân tộc đó mãi mãi trường tồn và phát triển, còn di sản văn hoá vật thể tạo nên bộ mặt hữu hình độc đáo, đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nó đương nhiên trở thành một xu hướng tất yếu của lịch sử, một vấn đề lớn trong sự phát triển nhân loại trên tất cả các lĩnh vực trong đó bao gồm cả lĩnh vực văn hoá. Ở lĩnh vực này, xu thế toàn cầu hoá thể hiện rất rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, trong mối quan hệ đa chiều về văn hoá. Sự giao lưu hoà nhập này tạo cho nhân dân trong nước tiếp thu được những nhân tố tích cực, những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Nhưng hoà cùng với nó là tốc độ đô thị hoá diễn ra quá nhanh, đặc biệt là Việt Nam, các biện pháp đưa ra không kịp thời, không theo quy hoạch, ý thức người dân lại chưa cao đã khiến cho cảnh quan đô thị cũng như các nhân chứng của lịch sử, của bản sắc dân tộc bị dần dần đánh mất giá trị. Trong những năm gần đây, nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như thấy được những mặt trái của quá trình đô thị hoá, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những biện pháp tăng cường công tác quản lý đô thị có định hướng, có quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể và thông qua đó mà nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị cũng được bảo tồn tôn tạo và phát huy đúng giá trị của nó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, của xã hội, Hà Nội đang từng ngày biến đổi trở thành một thành phố văn minh hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình lịch sử văn hoá, các di sản kiến trúc hàng nghìn năm trước. Vẻ đẹp của Hà Nội chính là sự kết hợp hài hoà giữa cổ kính và hiện đại. Và Phố Cổ trở thành một phần không thể thiếu được trong linh hồn của ThăngLong ngàn năm văn hiến, nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Phố Cổ. Thế nhưng, do phải đối mặt với xu hướng phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường,'' hồn " Phố Cổ phần nào đó dần dần bị mai một, dần dần đánh mất mình nếu các ban ngành không kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, gìn giữ. Tuy thế, cho đến nay Phố Cổ Hà Nội vẫn ẩn chứa trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hoá được chuyển tải qua những công trình, di tích và các hoạt động truyền thống. Chính vì vậy mà công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo cần được quan tâm chú trọng hàng đầu, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hoá vốn có của Phố Cổ Hà Nội. Nó chính là hành trang, sợi dây xuyên suốt và gắn kết cộng đồng bao bọc với các giá trị vật thể đã tạo nên ngôn ngữ riêng cùng sự giao thoa của các nền văn hoá. Duy trì và phát huy giá trị tinh thần, giá trị vật chất mãi mãi là nền tảng cơ bản để tạo dựng"hồn" đô thị Phố Cổ nói riêng và đô thị Hà Nội nói chung. Quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội là một nhiệm vụ to lớn và vô cùng có ý nghĩa, đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao của các cấp, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và từ mỗi người dân, đặc biệt là những người dân sống trong khu Phố Cổ. Bảo tồn tôn tạo khu Phố Cổ Hà Nội sẽ góp phần gìn giữ di sản Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần xây dựng Thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Làm tốt công tác quản lý đô thị cũng như công tác bảo tồn tôn tạo thì Phố Cổ mới xứng đáng với danh hiệu Di tích lịch sử Quốc gia vừa được đón nhận và có quyền hi vọng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới trong một ngày không xa, để Thăng Long Hà Nội thực sự trở thành nơi lắng đọng hồn dân tộc, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi kết tinh và toả sáng văn hoá Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp những ý kiến, đánh giá quý báu của các thầy cô, các cán bộ chuyên viên tại đơn vị thực tập và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo Trần Dương Ngân, các cán bộ phòng Địa chính Nhà đất và đô thị quận Hoàn Kiếm đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Nguyễn Đình Hương- TH.S Nguyễn Hữu Đoàn, Giáo trình Quản lý đô thị, 2003, NXBGD- HN. 2. TS. Phạm Trọng Mạnh, Quản lý đô thị, 2002, NXBXD- HN 3. TS. Lưu Minh Trị, Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam, Thăng Long- Hà Nội, 2002, NXBVHTT- HN 4. TS. Nguyễn Phú Trọng, Phát huy hào khí Thăng Long- Hà Nội, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu mạnh, 2002, NXBVHTT- HN 5. TS. Đàm HoàngThụ, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở nước ta hiện nay, 1998, Viện VH NXBVHTT 6. Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, 2003, NXBCTQG- HN. 7. Luật bảo vệ môi truờng, 2001, NXBCTQG- HN. 8. Báo cáo tổng hợp kết quả công tác quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm qua các năm 2002- 2004 của phòng Địa chính Nhà đất- Đô thị quận Hoàn Kiếm Hà Nội. 9. Chuyên đề về công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội của Ban quản lý Phố Cổ, 2004. 10. Các văn bản pháp luật khác có liên quan của các sở, ban, ngành. 11. Các tạp chí : + Tạp chí xây dựng tháng 1/2002; 7/2003; 10,11,12/2004 + Tạp chí Văn học nghệ thuật số 6,7,11,12/2004 + Tạp chí Hà Nội xưa và nay tháng 2,3 / 2005 + Tạp chí quy hoạch xây dựng số 11( 5/2003) + Tạp chí du lịch số 7,9 ( tháng7/2004) 12. Các báo: Kinh tế đô thị, Thời báo kinh tế, Nhân dân, Hà Nội mới, Du lịch, Văn học nghệ thuật, Báo truyền hình Hà Nội . 13. Các trang website: www. ktdt.com.vn www.hanoimoi.com www.monre.gov.vn www.vnn _vn.net www.laodong.com www.civet.net DANH MỤC VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân TM- DV- DL : Thương mại- dịch vụ- du lịch CNH- HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá GPMB : Giải phóng mặt bằng GCN : Giấy chứng nhận CSHT : Cơ sở hạ tầng CPXD : Cấp phép xây dựng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Kết quả cấp GCN qua các năm (2002- 2004) 27 Bảng 2 : Kết quả cấp GCN biển số nhà năm (2002- 2004) 27 Bảng 3 : Kết quả của công tác CPXD các năm (2002- 2004) 28 Bảng 4 : Kết quả đạt được của công tác quản lý trật tự xây dựng qua các năm (2002- 2004) 29 Bảng 5 : Kết quả thực hiện công tác vệ sinh môi trường qua các năm (2002- 2004) 38 MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36217.doc
Tài liệu liên quan