Đề tài Một số giải pháp tăng cường đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Sau một quá trình tìm tòi nghiên cứu về đề tài, nhiều vấn đề tuy không mới đã được làm rõ góp phần nâng cao nhận thức về quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nói chung và đầu tư cho quá trình này nói riêng. Chúng ta đang đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nhưng rõ ràng là còn nhiều vấn đề còn tồn tại và khó khăn bởi công việc là rất lớn trong khi nguồn lực hạn chế. Khu vực nông nghiệp nông thôn rất rộng lớn do đó chúng ta phải từng bước thực hiện không được nóng vội, cần phải phân bổ hợp lý nguồn lực cho sự phát triển hài hoà giữa công - nông - dịch vụ. Đầu tư thế nào cho hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn luôn là một khó khăn mà hiện nay chúng ta đang giải quyết, tuy có khó khăn nhưng em hy vọng rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng với sự đoàn kết của nhân dân cả nước chúng ta sẽ thực hiện được nhiều thành công trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, trong đó đầu tư sẽ là đầu tàu kéo cả quá trình đi nhanh và đúng hướng.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7. Đầu tư quy hoạch xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp nông thôn, đô thị nông thôn, khai hoang và xây dựng các khu kinh tế mới. 2.2. Vai trò của đầu tư đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 2.2.1. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Thông qua đầu tư mà chúng ta có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bằng cách tập trung vào đầu tư sản xuất những cây, con theo nhu cầu thị trường cũng như theo chiến lược phát triển nông nghiệp, đầu tư chuyên canh theo vùng, lãnh thổ với những sản phẩm có lợi thế so sánh. Đối với cơ cấu kinh tế nông thôn đầu tư tạo điều kiện thay đổi cơ cấu ngành theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ thông qua tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp dịch vụ, đào tạo lực lượng lao động công nghiệp dịch vụ, tạo ra điều kiện giao lưu trao đổi giữa các vùng nhằm phát triển công nghiệp dịch vụ nông thôn. Về cơ cấu vùng đầu tư góp phần nâng cao chuyên môn hoágiữa các vùng, các địa phương, tạo ra sự liên hết gắn bó chặt chẽ. 2.2.2. Đầu tư với việc tạo ra các điều kiện tiền đề cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Thông qua đầu tư mà hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được xây dựng, các ngành hỗ trợ cũng có điều kiện xây dựng và phát triển mạnh, hệ thống các trung tâm nghiên cứu được triển khai với nguồn cán bộ khoa học được đào tạo, có đủ năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. 2.2.3. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn luôn gắn khoa học công nghệ với sản xuất vì nó là bản chất của quá trình này. Việc đầu tư nhằm tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ là yếu tố tất yếu khách quan và vô cùng quan trọng. Với mỗi nước việc để có công nghệ thì có hai cách là tự nghiên cứu chế tạo ra công nghệ hoặc mua công nghệ từ nước ngoài. Dù cho cách nào đi nữa thì đều phải có tiền và đều phải được đầu tư. Nếu tự nghiên cứu lấy thì phải đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, hệ thống giáo dục đào tạo cũng như các điều kiện vật chất khác. Còn nhập công nghệ thì cũng phải đầu tư trang thiết bị để công nghệ hoạt động, đào tạo con người, tiếp nhận và làm chủ công nghệ, đầu tư cho các yếu tố đầu vào khác của công nghệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ sinh học là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nước ta trong những năm gần đây dã quan tâm nhiều hơn cho lĩnh vực này thông qua tập trung nhiều hơn vốn đầu tư cho các trung tâm, viện nghiên cứu sinh học nông nghiệp, đầu tư đào tạo cán bộ nghiên cứu sinh viên ngành công nghệ sinh học và có những cơ chế chính sách khuyến khích để phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ trong công nghiệp cơ khí nông nghiệp, trong sản xuất hoá chất nông nghiệp và trong các ngành kinh tế nông thôn (theo hướng kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ sản xuất truyền thống) cũng phải được đầu tư và chỉ có thông qua đầu tư mơi có thể cải thiêngân hàng được và tiến dần lên HĐH nông nghiệp nông thôn. 2.2.4. Đầu tư góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn từ đó hỗ trợ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Đầu tư và phát triển luôn có mối liên hệ ràng buộc, trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đầu tư góp phần tăng nhanh sản lượng sản xuất, giá trị tổng sản phẩm, tăng thu nhập từ đó tăng tích luỹ trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Khi chúng ta đầu tư thì đồng nghĩa với việc chúng ta tạo "cú huých" tạo đà để khu vực nông nghiệp nông thôn đứng vững và phát triển từ đó tác động ngược trở lại thông qua tích luỹ được và tái đầu tư theo hướng CNH, HĐH tức là nguồn vốn đầu tư luôn được bổ sung do đó đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Có điều không phải bất cứ sự đầu tư nào cũng đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ đó hỗ trợ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, ở nhiều nước chính phủ tập trung đầu tư chủ yếu thông qua hỗ trợ vốn lãi suất thấp, trợ giá nông sản, bù giá, yếu tố đầu vào nhằm tăng thu nhập cho nông dân mà quên đi đầu tư phát triển bền vững từ đó thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Như vậy chúng ta cần phải kết hợp, cân nhắc các hình thức đầu tư nhằm gián tiếp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn như đã phân tích trên. 2.2.5. Đầu tư góp phần giải quyết các vấn đề tiêu cực mà giá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tạo ra. Thứ nhất giải quyết việc làm đầu dư thừa do áp dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn thông qua đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ không dùng nguyên liệu sản xuất từ khu vực nông nghiệp nông thôn nhưng thu hút nhiều lao động như may mặc, giầy dép... Thứ hao là khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và trong các ngành kinh tế nông thôn sẽ gây ra những vấn đề về môi trường mà chúng ta không thể tránh khỏi, việc đẩy mạnh dùng các hoá chất, dùng máy móc, các công nghệ không quá hiện đại thì luôn là nguy cơ gây ô nhiễm. Đầu tư khắc phục là cần thiết và cần phải tính đến do đó đầu tư có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Thứ ba là đầu tư góp phần khắc phục những vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Gắn với CNH, HĐH là thất nghiệp, tệ nạn xã hội, trộm cướp... đầu tư khắc phục là yêu cầu khách quan, góp phần gìn giữ nét truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của thế giới. 3. Bài học kinh nghiệm của một số nước về vấn đề đầu tư phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Gần 4 thập kỷ qua, kể từ năm 1960, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của xu hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước, đặc biệt là các nước Châu á như Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc… Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của xu hướng này bắt nguồn từ sự thất vọng về nền đại công nghiệp qui mô lớn, hiện đại ở thành phố trong việc tạo việc là, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và khả năng giải phóng lao động nông nghiệp khỏi quan hệ truyến thống của nó ở các nước đang phát triển mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp truyền thống, kỹ thuật lạc hậu. Mặt khác, ở các nước đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng và cihếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Vì vậy, vấn đề đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng được các nước hết sức quan tâm. Trong những năm vừa qua, nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực đã thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do thực hiện thành công CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nguyên nhân thành công phần lớn do có chính sách đầu tư hợp lý và hiệu quả. Có thể kể ra dưới đây một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế quá trình đầu tư phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các nước đó. - Đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước để khuyến khích phát triển những sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với qốc gia như cây lương thực, cây xuất khẩu, cây đặc sản có giá trị cao… Vốn đầu tư được sử dụng để chuyển giao công nghệ mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến hoặc giống mới có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tăng mạnh đầu tư cho khoa học - kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đưa về cơ sở để phát huy tác dụng. ở Inđônêxia, năm 1998 có 28000 cán bộ khuyến nông. Chi phí cho công tác khuyến nông chiếm 21% chi ngân sách hàng năm của Bộ Nông nghiệp. Ngày nay, khoa học - kỹ thuật đã là một bộ phận của lực lượng sản xuất. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng phải bắt đầu từ khoa học - kỹ thuật. Đó là phương thức đầu tư sớm đem lại hiệu quả nhất. Giai đoạn 1966 - 1985, đầu tư cho khoa học - kỹ thuật nông nghiệp của Mỹ tăng 5,4 lần, từ 560 triệu USD lên 2.248 triệu USD, đó chính là điều kiện đưa năng suất lao động nông nghiệp Mỹ lên đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm. Một lao động nông nghiệp Mỹ sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho 60 người trong một năm. Coi trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện trao đổi hàng hoá, lưu thông giữa các khu vực trong nền kinh tế. Khai hoang và xây dựng các khu kinh tế mới nhằm tổ chức di dân. Cơ cấu lại sản xuất làm tăng năng lực sản xuất nông nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. - Thực hiện chính sách bù giá, trợ giá, giảm thuế… cho vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất và đầu tư của sản xuất nông nghiệp. Chính sách đó tạo điều kiện tăng thu nhập, tăng khả năng đầu tư của hộ nông dân. Nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất từ hệ thống ngân hàng Nhà nước. Một số Nhà nước còn có biện pháp để các ngân hàng thương tín cho nông dân vay vốn với mức quy định 5% tổng số vốn huy động hàng năm (sau 1986 là 14% ở Thái Lan). Tại quốc gia này còn có chương trình đặc biệt cho vay tín dụng bằng hiện vật, đặc biệt chú trọng hõ trợ đầu tư cho hộ nông dân nghèo. - Trong đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn các nước đều chỉ ra rằng không thể phát triển nông nghiệp tách rời công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Bởi vậy, quốc gia nào cũng đầu tư mạnh cho công nghiệp chế biến nông sản, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong khu vực nông thôn, công nghiệp được kết hợp với nông nghiệp tạo nên cơ cấu hoàn chỉnh và thống nhất. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá sản xuất tại địa bàn nông thôn bao gồm: xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tổ chức mạng lưới thu mua nông sản từ các hộ sản xuất, xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi để dự trữ, bảo quản và sở chế nông sản… Nhưng kinh nghiệm trên có tính chất tham khảo cho quá trình đầu tư phát triển CNH - HĐH công nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một hướng đi khác nhau, có những chính sách đầu tư phát triển khác nhau. Việc thực hiện những chính sách đầu tư phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước, phát huy nội lực và lợi thế so sánh để đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu tư cho nông nghiệp ở Trung Quốc giai đoạn 1998 - 1991 Năm Vốn đầu tư (NDT) Tốc độ phát triển định gốc 1999 15,84 100,0 1989 17,40 109,8 1990 19,16 126,2 1991 24,25 159,7 Nguồn: Đầu tư trong nông nghiệp - thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia. - Đầu tư cho công nghiệp, nhất là công nghiệp nông thôn vừa có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh nghiệm của nhiều nước đã khẳng định: trong khu vực nông thôn, công nghiệp phải cùng với công nghiệp để tạo nên cơ cấu hoàn chỉnh và thống nhất theo hướng CNH - HĐH, đồng thời là động lực sự phát triển. Đầu tư cho công nghiệp nông thôn vừa tác động tới đầu vào cho CNH - HĐH nông nghiệp thông qua cung cấp phân bón, xăng dầu, máy móc, nông cụ, điện. ở khoảng giữa, công nghiệp cung cấp máy móc và công cụ để chăm sóc, tỉa, bón phân và thu hoạch nông sản, điều tiết hoạt động của sinh quần trong hệ sinh thái. ở đầu ra, công nghiệp là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá gồm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm. ở hạ tầng, công nghiệp xây dựng và hoàn thiện đường xá, bến bãi, trạm trại nghiên cứu thực nghiệm, cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, chợ búa, thông tin, liên lạc… Vì lẽ đó, nhiều nước dã và đang đầu tư cho công nghiệp thông qua công nghiệp từ đó tác động trở lại với công nghiệp để phục vụ quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Đầu tư để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. ở các nước này đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hoá sản xuất tại địa bàn nông thôn bao gồm các nội dung: xây dựng các trung tâm thương mại, chợ nông thôn tổ chức mạng lưới thu mua nông sản từ các chủ hộ sản xuất, xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản nông sản, sơ chế nông sản, quảng cáo và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Phần II: Thực trạng đầu tư cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 1. Tình hình kinh tế - xã hội, tự nhiên ảnh hưởng tới đầu tư cho CNH - HĐH nông thôn. 1.1. Đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Trong thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta luôn có bước tăng trưởng cao, tốc độ phát triển bình quân là khoảng 7%, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ 14-15%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm gần đây là trên 30% GDP, tích luỹ trong nước dành cho đầu tư từ 25-27% GDP, thu nhập bình quân đầu người là gần 400$. Điều quan trọng nhất là kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tương đối ổn định trong điều kiện trong và ngoài nước vô cùng khó khăn và đầy biến độ đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính Châu á. Đóng góp vào sự phát triển đó nền nông nghiệp nước ta có vai trò tương đối quan trọng trong đó vấn đề an ninh lương thực được giải quyết ổn thoả, tốc độ phát triển nông nghiệp từ 4,5-5% tuy nhiên một điều thấy rõ là để nông nghiệp nông thôn phát triển hơn nữa thì cần phải có những giải pháp đồng bộ để có được sự phát triển bền vững, hiện nay chúng ta đang làm có vẻ chưa mang tính hệ thống cho lắm, sự phát triển phần nhiều dựa vào thiên nhiên và người dân là chính một phần là do nguồn lực hạn chế và chưa thu hút khuyến khích được các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nói riêng. 1.2. Đầu tư cho CNH - HĐH công nghiệp nông thôn trong điều kiện nguồn đầu tư còn hạn chế. Với yêu cầu và mục tiêu đạt được tốc độ phát triển từ 7% trở lên chúng ta đang phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để đảm bảo tổng vốn đầu tư hàng năm phải trên 30% GDP. Điều này là hết sức khó khăn nhưng chúng ta phải vượt qua, tỷ lệ tích luỹ trong nước trong nước chỉ ở mức từ 22-27% (qua các năm) do vậy chúng ta buộc phải huy động vốn đầu tư từ bên ngoài. Có điều với nguồn vốn hạn hẹp như vậy nhưng chúng ta chưa thể phân bổ theo ý muốn để đầu tư mạnh cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, hiện nay nguồn ngân sách đóng vai trò quan trọng nhưng còn phải chịu sự chi phối từ nhiều hướng và quy mô còn chưa tương xứng với yêu cầu. Với các nguồn khác thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành và các chính sách khuyến khích đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Do đó đây có thể là vấn đề bức xúc hiện nay. 1.3. Đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong điều kiện và trình độ quản lý, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, chất lượng lao động còn thấp kém. Cơ sở hạn tầng lạc hậu. Đây là các yếu tố ảnh hưởng to lớn tới tính hiệu quả, quy mô đầu tư. Vấn đề quản lý là một vấn đề lớn ở nông nghiệp nông thôn hiện nay. Có thể nói chúng ta đầu tư hiện nay không thể phó mặc cho địa phương nếu chưa nâng cao chất lượng cán bộ cả về kiến thức lẫn đạo đức, hiện trạng trong những năm gần đây cho thấy vốn đầu tư bị thất thoát lớn, đầu tư sai mục đích, chất lượng đầu tư thấp làm khó khăn cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Về yếu tố khoa học - kỹ thuật - công nghệ: Nông nghiệp, nông thôn hiện nay trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ còn thấp do đó đầu tư sao cho hợp lý với trình độ đó và từng bước nâng cao dần khả năng khoa học - kỹ thuật - công nghệ để từ đó nâng lên đầu tư công nghệ - kỹ thuật theo hướng hiện đại. Nếu đầu tư không hợp lý thì sẽ rất lãng phí khi chất lượng lao động còn thấp, trình độ khoa học - công nghệ chưa đủ điều kiện tiếp cận và vận hành. Nâng cao chất lượng lao động là yếu tố phải được tính đến khi đầu tư vào CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ bản nhất, để làm "nền tảng" cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng là yêu cầu trước tiên của CNH - HĐH tuy nhiên ở nước ta việc này vô cùng to lớn vừa do điều kiện tự nhiên vừa do điều kiện kinh tế xã hội trước đây và hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề. Đó là một mâu thuẫn khi chúng ta đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong khi nguồn lực hạn chế và phải giải quyết nhiều vấn đề lớn trong đó có việc phải quan tâm đầy đủ cho cơ sở hạ tầng. 1.4 Đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn khi các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nông thôn đang ở trong tình trạng thấp kém. Các ngành công nghiệp hỗ trợ gồm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ở nông thôn hiện đang ở trong tình trạng đầu tư dàn trải, công nghệ thấp kém đang gặp phải khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đầu tư không theo quy hoạch, chạy theo "mốt". Các ngành này vừa là các yếu tố "đầu vào" vừa là các yếu tố "đầu ra" và "trung gian" và có tác động to lớn đối với hiệu quả, quy mô đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp nông thôn hiện nay cần phải được đầu tư mạnh, đồng bộ từ con người, công nghệ - kỹ thuật, thiết bị, đầu tư cho đẩy mạnh đầu ra (thị trường, hệ thống phân phối… nếu không thì khó có thể phát triển theo hướng CNH - HĐH. 1.5. Đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện thu nhập và đời sống của đại bộ phận lớn nhân dân đã được cải thiện, nhưng nhìn chung còn bấp bênh, tình trạng thiếu việc làm, nghèo đói, du canh du cư, di dân tự do đang đặt ra gay gắt cần có giải pháp khắc phục. Đây có thể nói là thực trạng đang tồn tại gây cản trở cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn bởi vì có giải quyết được các vấn đề này chúng ta mới có điều kiện thực hiện và ca chính sách hoạt động tiếp theo của quá trình này. Nông dân có thu nhập thấp thì tích luỹ sẽ thấp -> đầu tư cho sản xuất thấp -> năng suất thấp -> sản lương thấp -> tích luỹ thấp, đây là cái vòng "luẩn quẩn", ta phải làm gì đây? phải hỗ trợ vốn, các yếu tố sản xuất khoa học kỹ thuật tức là chúng ta phải đầu tư trực tiếp coh các hộ nông dân theo hướng hỗ trọ do vậy nguồn vốn chủ yếu là phải từ ngân sách, đó là một khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết việc làm, du canh du cư, di dân cũng đòi hỏi sự đầu tư lớn đồng bộ tuy không trực tiếp cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng phải giải quyết tốt để đẩy nhanh thực hiện theo đúng mục tiêu của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. 1.6. Đầu tư cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên. Nền nông nghiệp chúng ta hiện nay phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết, địa hình như lũ lụt, hạn hán, độ dốc, sông ngòi, đất đai,.. nhiệt độ,… bởi chúng ta chưa có điều kiện chế ngự, thích nghi. Điều quan trọng là phải có các biện pháp thâm canh, chuyên canh phù hợp, các phương pháp xây dựng hệ thống hạ tầng tiên tiến, cải tiến chế tạo máy móc thiết bị phù hợp, công nghệ sinh học với việc tạo ra các loại cây con, thích nghi với các điều kiện thời tiết trong từng vùng. Các tác động chủ yếu là vào hệ thống hạ tầng, như điện, đường, hệ thống thuỷ lợi. Các hệ thống này trong dễ bị hư hỏng nếu chất lượng không tốt nhưng với việc vốn đầu tư hạn chế thì điều này là khó tránh khỏi. Yếu tố rủi ro trong đầu tư cũng đi kèm với điều kiện phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. Yếu tố địa hình cũng gây khó khăn cho việc đầu tư quy mô lớn hàng loạt như vùng trung du miền núi. 1.7. Đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong điều kiện sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn chưa phát triển, sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quy mô lớn. Trong những năm qua với việc thay đổi quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn chuyển từ sản xuất tập thể sang sản xuất hộ gia ddình theo hình thức khoán đã làm thay đổi bộ mặt của nông nghiệp nông thôn. Từ thiếu ăn liên miên nay đa số các hộ đã đủ ăn và đã có nông sản bán trên thị trường. Tuy nhiên, có thể nói là rất nhỏ và bấp bênh, năm được mùa thì lại thiếu đó là điều thực tế đang xảy ra. Mặt khác, với 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, gần 29 triệu lao động, bình quân 0,27 ha/1 lao động và có tới hàng triệu thửa đất nhỏ và manh mún, quả thật chỉ phù hợp với sản xuất bằng lao động thủ công do đó khó kho đầu tư để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nếu không xử lý các vấn đề này. 1.8. Đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng rộng rãi. Hội nhập quốc tế là xu thế của thời đại, nó tạo điều kiện thuận lợi: Thứ nhất là điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, là điều kiện tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Thứ ba, tạo ra thị trường cho nông sản, sản phẩm - kết quả của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực tế những năm vừa qua chúng ta đã tham gia hội nhập thu hút được từ 2- 2,5 tỷ đô la FDI, 1,5 - 1,7 tỷ ODA tuy nhiên dành cho nông nghiệp đang còn ở mức khiêm tốn. Về khoa học - kỹ thuật, chúng ta đã cho nhập nhiều quỹ cây, con từ các nước Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ... đặc biệt là các giống lúa Hàn Quốc, cây ăn quả Thái Lan. 2. Những thành tựu đạt được. Trong những năm qua đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn giành được sự chú ý ngày càng cao của Nhà nước. Nếu năm 1996 đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 10% tổng đầu tư từ ngân sách, thì năm 1997 là 11,3% và năm 1998 là 15,3%. Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo và các chính sách hỗ trợ tài chính khác. Năm 1998, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho 6 triệu hộ nông dân vay khoảng 22.000 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thuỷ lợi là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nhiều nhất. Năm 1009, đầu tư cho thuỷ lợi hơn 1.900 tỷ đồng, chiếm hơn 60% ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn... Vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số (tỷ VND) 68.047 79.367 96.870 97.336 103.771 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (tỷ VND) 5.209 5.723 7.084 7.629 7.773 So với tổng số(%) 7,7 7,2 7,3 7,8 7,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê (không kể đầu tư cho thuỷ lợi) Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết để CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn: xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ như đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức và tay nghề cho lực lượng lao động...Vì vậy trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn chúng ta cần phát huy triệt để mọi nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài, phát huy nội lực là chính đồng thời tận dụng có hiệu quả sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau: Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trong nông-lâm-ngư nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng 1990 1995 1996 1999 Tổng số 409,2 2758,2 3044,0 4661,8 1. Nông nghiệp 409,2 2216,6 2384,4 4090,9 Trồng trọt 92,2 228,5 429,3 1399,4 Khai hoang xây dựng kinh tế mới 29,5 82,7 80,7 83,5 Nông trường quốc doanh 55,6 131,0 205,1 1069,1 Cao su 20,8 7,9 11,8 47,2 Chè 0,9 4,1 3,5 19,5 Cà phê 2,6 14,3 17,9 45,5 Trạm, trại phục vụ trồng trọt 7,3 14,8 143,6 246,8 Chăn nuôi 16,9 50,5 213,4 42,4 Trạm, đội máy kéo _ _ 3,9 _ Thuỷ lợi 299,8 1937,5 1737,7 2649,1 Trong đó: Thuỷ nông 244,4 _ _ _ 2. Lâm nghiệp _ 433,7 498,0 370,9 3. Thuỷ sản _ 107,9 161,6 200,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, phải tập trung cho các công trình trọng điểm nhưng Nhà nước vẫn tăng cường đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Năm 1997, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp là 1.843 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 1.200 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 643 tỷ đồng. Nguồn vốn này dành chủ yếu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi, điện và cung cấp nước sạch nông thôn. Đầu tư cho thuỷ lợi so với tổng vốn đầu tư từ NSNN 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số (tỷ VND) 16.500 17.400 19.500 27.900 28.700 Thuỷ lợi (tỷ VND) 1.708 2.573 2.800 4.000 3.800 Tỷ trọng (%) 10,35 14,78 14,40 14,40 13,24 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cùng với nguồn vốn của Nhà nước là nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và của hơn 10 triệu hộ nông dân đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Ước tính mức vốn đầu tư bình quân 1 hộ/1năm là 1 triệu đồng thì mỗi năm nguồn vốn này lên tới 10.000 tỷ đồng, nhiều gấp 3 lần nguồn vốn ngân sách. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tích luỹ trên GDP của khu vực nông thôn nước ta ngày càng tăng: năm 1990 là 5,2%, năm 1995 là 10,6%. Tốc độ trang bị, đầu tư máy móc của hộ nông dân tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 10 năm (1985-1995) số lượng máy kéo nhỏ đã tăng lên gấp 3 lần, máy kéo lớn tăng 1,4 lần, động cơ điện tăng 1,6 lần, động cơ xăng chạy diezen tăng 1,4 lần, máy phát điện tăng 125 lần, máy bơm nước tăng 2,8 lần, máy tuốt lúa tăng 3,2 lần...Vốn đầu tư của dân không chỉ tăng lên về số lượng mà đã chuyển dần theo cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá lớn như lúa gạo ở ĐBSCL, ĐBSH, cà phê ở Tây Nguyên, cao su, điều ở Đông Nam Bộ, nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển...Nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung. Phương thức đầu tư chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật, giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để bảo đảm sản xuất nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vốn và kỹ thuật hỗ trợ các địa phương xây dựng, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi, giao thông, điện, trường học, trạm xá, nước sạch...với nhiều mô hình và mức độ khác nhau. Riêng chương trình điện khí hoá nông thôn, Tổng công ty điện lực Việt nam vừa đầu tư kéo lưới điện quốc gia về các vùng nông thôn đưa tỷ lệ xã có điện từ 60% năm 1995 lên 70% năm 1998, vừa hỗ trợ các hộ dùng điện ở nông thôn qua giá bán điện. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhu cầu vốn cho sản xuất của nông dân trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò chủ yếu hỗ trợ theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hoá cho nông dân. Trong 2 năm 1997 và 1998, nguồn vốn tín dụng đầu tư gián tiếp vào nông nghiệp, nôngthôn vào khoảng 20-22 nghìn tỷ đồng/năm. Riêng năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho 6 triệu hộ nông dân vay với tổng số vốn khoảng 22 nghìn tỷ đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ nay đến hết năm 2001, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai giải ngân nhiều dự án lớn cho khu vực nông thôn: Dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn ADB trị giá 80 triệu USD; chương trình tín dụng nông nghiệp 2 của AFD (30 triệu euro)... Sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài (1998), vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta tăng nhanh: năm 1996 có 326 dự án với số vốn là 8.536 triệu USD, 5 tháng đầu năm 1998 đã có 109 dự án với số vốn đầu tư là 1.120 triệu USD. Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay toàn ngành nông lâm nghiệp có 382 dự án đầu tư nước ngoàiđăng ký hoạt động với tổng số vốn gần 2,4 tỷ USD trong đó có 291 dự án với số vốn 1,32 tỷ USD được đưa vào hoạt động. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã mang vào Việt nam nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất và chất lượng cao, tạo điều kiện cho nông sản Việt nam tham gia thị trường quốc tế, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Các dự án còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động công nghiệp và hàng chục vạn lao động sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhiều loại dịch vụ khác. Ngoài các dự án thuộc vốn FDI, trong 3 năm qua, nguồn vốn cho vay, viện trợ, hợp tác khoa học- kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục tăng lên, góp phần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp (các dự án của PAM, FAO, UNDP), và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn về thuỷ lợi, giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường... Các dự án này đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm góp phần quan trọng tăng nguồn vốn , nâng cấp cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2001 Ngành Số dự án Tổng VĐT Vốn pháp định Vốn thực hiện Công nghiệp 1.704 19.472.384.946 8.855.997.352 11.028.392.804 Nông nghiệp 383 2.292.816.129 1.060.874.817 1.150.753.016 Nông-Lâm 333 2.132.076.810 981.167.039 1.054.864.982 Thuỷ sản 50 160.739.319 79.707.778 95.888.034 Dịch vụ 649 14.830.945.317 6.560.427.546 5.624.500.482 Tổng số 2.736 36.596.146.392 16.477.299.715 17.803.646.302 Nguồn: Văn phòng QLDA-Bộ KH&ĐT 3. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập cần tiếp tục giải quyết: Một là, việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vẫn còn thấp, những tiền đề vật chất để tăng trưởng và phát triển còn yếu kém, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Cụ thể là: Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN): Hiện nay vốn đầu tư từ NSNN cho khu vực nông nghiệp và nông thôn chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1998-2000 lên tới 8 tỷ USD tương đương với 104.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư của NSNN ở một số thời kỳ không tăng mà còn có xu hướng giảm dần.Trước năm 1990, tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 20% tổng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế thì nhiều năm qua giảm xuống còn 11-12%, năm 1998 tăng lên khoảng 15% song chủ yếu đầu tư cho thủy lợi và đê điều (chiếm khoảng 70%). Có tỉnh vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giảm cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng như: Đồng Nai từ 48,5 tỷ đồng (năm 1995) xuống còn 44,2 tỷ đồng (năm 1996) và 38,8 tỷ đồng (năm 1997); tỷ trọng từ 10% xuống còn 6,3% và 4,8% trong 3 năm tương ứng. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dựa vào các dự án nông nghiệp, nông thôn vừa ít về số lượng vừa nhỏ bé về quy mô. Đến tháng 9/1998 mới có 237 dự án với tổng mức vốn 1,691 triệu USD chiếm 10% về số dự án và 5% về số vốn FDI đầu tư vào Việt nam. Vốn trong dân, nguồn nội lực để đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác tốt. Theo tính toán, hiện nay vốn trong dân có khoảng 100.000 tỷ đồng, nhưng ngân hàng mới chỉ huy động được khoảng 40% số vốn trên đầu tư vào sản xuất. Như vậy còn tới 60% vốn của dân nằm im dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cuối năm 1997 đã huy động được 24.305 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đạt tốc độ tăng trưởng 2,7%. Tuy nhiên, 90% số vốn này là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, vốn huy động bằng tiền gửi dài hạn còn ít. Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư cho khoa học, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò của nó nên chưa khơi dậy được những tiềm năng chất xám để tăng trưởng nông nghiệp với nhịp độ cao và ổn định. Đặc biệt là vấn đề đầu tư cho nghiên cứu, lai tạo và nhập nội giống cây con có năng suất và chất lượng cao chưa được quan tâm thoả đáng. Đầu tư cho nông nghiệp đạt tỷ lệ thấp (8,2%) và mức tăng hàng năm chỉ đạt 16,7% trong khi đó các ngành kinh tế khác có mức đầu tư trung bình là 20%. Tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh tế . Vốn đầu tư còn hạn hẹp dẫn tới không thể đầu tư phát triển chiều sâu cũng như ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học-công nghệ mới vào sản xuất. Do đó, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và thường bị ép giá trong cuộc cạnh tranh với sản phẩm đồng loại trên thị trường khu vực và thế giới. Ba là, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý, đầu tư phân tán dàn đều, không tập trung cho các vùng sản xuất trọng điểm. Cơ cấu vốn đầu tư của Nhà nước tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa đầu tư được nhiềucho những ngành nghề then chốt có tính chất dẫn dắt kinh tế nông thôn phát triển như công nghiệp chế biến, ngành nghề truyền thống... Tuy vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào kết cấu hạ tầng nông thôn nhưng ngay cả trong lĩnh vực này vẫn mang tính bình quân, tạo cho các địa phương tư tưởng ỷ lại, hạn chế tính tích cực huy động vốn trong dân vào phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, vốn đầu tư vẫn chưa đủ mạnh để cải biến một cách cơ bản và đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bốn là, vốn đầu tư cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chưa được đặt ra đúng với yêu cầu của nó. Đầu tư cho ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp chưa được quan tâm cả về chủ trương và giải pháp nên những tiền đề vật chất cho chuyển dịch cơ cấu chưa hình thành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nội bộ nông nghiệp những năm qua chậm lại. Vốn đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn còn quá ít cả về số lượng dự án và quy mô vốn, lại không tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nên sự bổ sung vốn cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Năm là, khả năng sử dụng vốn đầu tư trong từng dự án còn hạn chế, thậm chí có nơi, có lúc vốn đầu tư bị lãng phí và thất thoát nghiêm trọng. Theo báo cao của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ngân hàng đã cho loại hình hợp tác xã vay 66 tỷ đồng nhưng vốn nằm khê đọng chiếm tới 22 tỷ đồng. Có rất ít dự án đạt hiệu quả kinh tế. Qua kiểm tra 16 chương trình dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phát hiện nhiều sai phạm trong khi sử dụng vốn FDI và ODA. Trong chương trình 327-chương trình đầu tư lớn nhất cho nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí hai năm 1995-1996 là 1.315 tỷ đồng, chiếm 27% tổng vốn của tất cả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn-chỉ sử dụng được 60% số vốn đúng mục đích, hiệu quả kinh tế không cao. Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn I- Giải pháp huy động vốn 1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Theo đề án CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn thời kỳ 2000 - 2020, mục tiêu phấn đấu GDP bình quân đầu người trong nông nghiệp đạt 800 - 1.000 USD, cơ cấu GDP nội bộ nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi - dịch vụ - công nghiệp là 22% - 25% - 25% - 28%. Kết quả đến năm 2020 phấn đấu tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn 20% trong tổng lực lượng lao động xã hội. Công suất máy đạt 2 mã lực/ha so với mức 0,08 mã lực/ ha hiện nay. Nội dung chủ yếu thực hiện đề án là tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng công nghiệp tiên tiến nhất như: công nghệ gen, tự động hoá, hoá học hoá... Bước đi để thực hiện mục tiêu và nội dung đó là tổ chức và dịch chuyển các quan hệ hệ sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại với định hướng phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ. Giải pháp quan trọng hàng đầu là vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư, đầu tư đúng hướng và sử dụng vốn có hiệu quả. Theo dự báo chiến lược đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH trong giai đoạn 2001 - 2010 cần tới 3,2 - 3,5 tỷ USD mỗi năm. Tình hình dự báo cụ thể như sau: Đơn vị: Tỷ VNĐ - giá 1994 Chỉ tiêu 1998 2000 2005 2010 Phương án I Phương án II Phương án I Phương án II 1. Tổng GTSO nông nghiệp 118.716 126.091 148.987 156.246 174.485 193.153 2. GDP nông nghiệp 57.422 61.785 73.004 76.501 85.498 94.645 1997-1998 1999-2000 2001-2005 2006-2010 3. Tốc độ tăng GDP NN 2,73% 3,73% 3,39% 4,38% 3,21% 4,33% 4. Vốn đầu tư nông nghiệp Nguồn: Thời báo Ngân hàng số 4 năm 2001 2. Giải pháp huy động vốn. 2.1. Giải pháp chung 2.1.1. Thực thi chính sách khuyến khích đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy khu vực nông nghiệp nông thôn thu hút được nhiều vốn đầu tư bởi có một số lý do, trong đó có một yếu tố quan trọng là tỷ suất lợi nhuận trong khu vực này thấp, rủi ro cao, đầu tư phải có tính hệ thống từ đó ta phải có một số giải pháp như sau: Thứ nhất, ban hành pháp lệnh hoặc luật đặc biệt khuyến khích đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong đó quy định ưu đãi đặc biệt về thuế, phí (hiện nay thuế thu nhập thấp nhất cũng là 15%), các thủ tục hành hcính phải thông thoáng hơn nữa cho các dự án thuộc lĩnh vực này. Ban hành các văn bản quy định về giá nông sản, về chi phí, về khấu hao nhanh... theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư. Thứ hai, là các cam kết hỗ trợ, bảo đảm, bảo hiểm với các mức độ khác nhau nếu rủi ro xảy ra. Nhà nước tăng cường hơn nữa trong việc lập các quỹ hỗ trợ quỹ, Công ty bảo hiểm nông nghiệp. Hiện nay chúng ta có quỹ hỗ trợ phát triển tuy nhiên đó là dành cho toàn bộ nền kinh tế nay chúng ta nên lập mội quỹ gọi là quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn dành cho tất cả các đối tượng có ý định đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo hươngs công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ ba, là chính sách tăng cường liên doanh liên kết giữa ngành công nghiệp, dịch vụ nông thôn với các ngành kinh tế ngoài khu vực nông thôn. Đây là hướng thu hút vốn quan trọng, chúng ta vừa kết hợp sự phát triển công nghiệp dịch vụ nông thôn với các khu vực khác, góp phần giảm đi sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực, mở rộng thị trường đầu vào, đầu ra cho khu vực nông thôn. 2.1.2. Chính sách phát triển thị trường tài chính huy động vốn đầu tư cho CNH, HĐH công nghiệp nông thôn. Nhà nước phát triển hệ thống ngân hàng quốc doanh xuống các địa bàn nông thôn tiếp cận gần nông dân hơn, cho phép các ngân hàng cổ phần hoạt động, hỗ trợ hình thành quỹ tín dụng nhân dân... để huy động vốn và cung cấp tín dụng cho quá trình CNH, HĐH ngân hàng và nông thôn. Các ngân hàng Nhà nước phải tăng vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vay để phát triển sản xuất kinh doanh ở nông thôn, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của những vùng lớn như các nhà máy chế biến cao su, cà phê, tiêu, chè, đường... các doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu phải được cung cấp tín dụng ưu đãi tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hoá xuất khẩu. Thực tế cơ chế phối hợp ba chiều giữa cơ quan tín dụng, cơ quan khuyến nông và hộ nông dân để giúp nông dân sử dụng vốn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn về vốn tín dụng, từ đó chuyển sang cơ chế cho nông dânvay dựa vào thế chấp sang cơ chế cho nông dân vay chủ yếu dưạ vào tín chấp. Nhà nước sử dụng các nguồn vốn vay từ nước ngoài để bổ sung nguồn cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Cho phép và hỗ trợ việc hình thành và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính đối với máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn, kể cả các công ty tư nhân trong và ngoài nước. Hình thành các quỹ tài chính tập trung khắc phục sự đầu tư mà hình thức huy động vốn dựa chủ yếu vào thị trường vốn (thị trường chứng khoán là điển hình) bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quỹ tài chính đó hay trái phiếu công trình. 2.1.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đối với bất cứ một quốc gia nào, cơ sở hạ tầng luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng điều kiện sản xuất được thuận lợi, lưu thông hàng hoá suôn sẻ, chi phí đầu vào sẽ thấp hơn, tạo ra sự liên kết, chuyên môn hoá giữa các vùng. Đối với doanh nghiệp nó tác động tới cả ba giai đoạn của quá trình sản xuất (cung cấp đầu vào, sản xuất và lưu thông), họ chỉ có thể yên tâm đầu tư khi tất cả các giai đoạn đó không có trở ngại hay nói cách khác là chi phí cho cả ba giai đoạn là thấp như họ mong muốn. Hệ thống đường, điện, nước, thông tin liên lạc cần phải được hoàn chỉnh. Trong nông nghiệp nông thôn cần tập trung vào xây dựng và hiện đại hoá hệ thống điện, đường, thuỷ lợi, các khu công nghiệp nông thôn, thông tin liên lạc. 2.2. Giải pháp huy động cụ thể đối với từng nguồn vốn. 2.2.1. Đối vớu nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nguồn ngân sách nhà nước là nguồn chiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên lại đang phải giải quyết nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chúng ta phải: - Thực hiện chính sách tăng thuế và phí từ các ngành kinh tế khác để chuyển một phần nguồn lực từ công nghiệp, dịch vụ sang đầu tư phát triển nông nghiệp. - Tham gia thị trường vốn để huy động vồn vào ngân sách nhà nước trong đó cần quan tâm tới thị trường vốn quốc tế, hiện nay chúng ta chưa tham gia nhưng là hướng nhắm tới rất cần thiết. - Làm kinh tế Nhà nước phát triển vững mạnh, dành một phần nguồn lực để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. 2.2.2. Đối với vốn của các tổ chức tín dụng. Cần có cơ chế, chính sách, công cụ điều tiết để thúc đẩy các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động cho đầu tư trong nước, thay bằng gửi ra nước ngoài như thời gian qua. Một số giải pháp cụ thể: - Về lãi suất: Cơ chế điều hành lãi suất, mức lãi suất là yếu tố thúc đẩy cá tổ chức tín dụng đầu tư vốn cho khu vực này. Lãi suất thế nào là hợp lý để đảm bảo các tổ chức tín dụng có lãi và nông dân, nhà đầu tư ở khu vực nông nghiệp nông thôn chấp nhận được. Hiện nay chúng ta thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận, góp phần tăng tính cạnh tranh, giảm lãi suất đi vay mặt khác đảm bảo theo nguyên tắc thị trường buộc các tổ chức tín dụng phải đa dạng hoá nguồn thu. Do đó phải làm cho mức lãi suất phản ánh đúng cung - cầu thị trường là biện pháp cần làm hiện nay. - Về thuế: Hiện nay các tổ chức tín dụng hoạt động ở vùng nông thôn, cho vay sản xuất nông nghiệp - kinh tế nông thôn đang phải chịu mức thuế suất giá trị gia tăng như các tổ chức tín dụng khác, đã làm hạn chế khả năng tài chính, không khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động ở nông thôn. - Cho vay tái cấp vốn và điều hoà vốn. Tức là ngân hàng Nhà nước tạo nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng để đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực hiện điều hoà vốn tức là nếu một tổ chức tín dụng dư vốn (do điều kiện huy động thuận lợi) thì sẽ chuyển tới tổ chức tín dụng thiếu vốn lúc này vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh vừa giải quyết tốt các nhu cầu về vốn đầu tư cho các vùng. 2.2.3. Đối với nguồn vốn đầu tư tư nhân và dân cư. Thực hiện tốt các luật ban hành về ưu đãi đầu tư (như luật khuyến khích đầu tư trong nước, cho khu vực nông nghiệp nông thôn). Mặt khác, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp tục hoàn thiện thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chậm trễ , bảo đảm an ninh kinh tế ở nông thôn để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí cho các doanh nghiệp khi họ đầu tư ở các vùng nông thôn. Tăng lãi suất huy động các nguồn vốn này qua các tổ chức tín dụng từ đó đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. 2.2.4. Đối với nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp: - Tăng cường hợp tác đa phương, song phương, xúc tiến quan hệ đầu tư. - Phải nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch dự án trọng điểm, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Đào tạo đội ngũ quản lý, lực lượng lao động tay nghề cao trong nông nghiệp nông thôn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) - Thực hiện tốt và không ngừng hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài trong đó có các điều kiện ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, chính sách ngoại hối. - Đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất công nghiệp và hiện đại. - Thực thi chính sách bảo hộ quyền kiểu dáng, tên, nhãn hiẹu sản phẩm. 3. Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. 3.1. Các lĩnh vực đầu tư. Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng tập trung đầu tư vào hệ thống điện, nhất là phát triển thuỷ điện nhỏ ở miền núi, xây dựng hệ thống cung cấp và phát triển hệ thống truyền tải điện; nâng cấp và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thông tin liên lạch, hệ thống thu phát lại truyền hình, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Đối với hệ thống thuỷ lợi: đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, cầu cống, các trạm bơm tưới tiêu... cụ thể là đầu tư cho nạo vét kênh mương, xây dựng các trạm bơm đầu mối, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại ở các vùng chuyên môn hoá cao. Xây dựng hệ thống đập ngăn nước hay thoát lũ. - Hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Đó là các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp; các nhà máy sản xuất máy móc cho nông nghiệp, sản xuất phương tiện vận tải và phương tiện đi lại ở nông thôn, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cần chú trọng vào việc nâng cao trình độ cơ giới hoá, hoá học hoá, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. - Lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản. Đặc biệt là chế biến hàng xuất khẩu như: xay xát và đánh bóng gạo, chế biến cà phê, cao su, hạt điều... giải quyết tiếp vấn đề công nghệ sau thu hoạch, dự trữ và bảo quản nông sản phẩm. - Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. ở nông thôn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, việc sử dụng máy móc và công cụ chế tạo cơ khí vào ngành nghề ngày càng nhiều, có nhiều loại nguyên nhiên vật liệu mới cho phép tăng năng suất lao động, giảm nặng nhọc, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng... đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Do đó đẩy mạnh đầu tư cho CNH, HĐH có ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn. Trong nhiều ngành nghề, cần tập trung đến các nghề như: nghề mộc, mây tre đan, sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ, nghè thuê ren, đồ gốm sứ, cán kéo sắt thép... Chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Đối tượng đầu tư chủ yếu là giúp các doanh nghiệp ở nông thôn, các hộ nông dân mua sắm trang bị máy móc và công cụ lao động cơ giới, mua nguyên nhiên vật liệu mới... - Đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Chú ý tới công nghệ gen, công nghệ vi sinh vào sản xuất như sản xuất rau sạch, cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. - Đầu tư phát triển hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung như: cây chè, cây trấu, cây quế, cao su, cà phê, nguyên liệu giấy, cây ăn quả giá trị cao... kèm theo đó là sự phát triển công nghiệp chế biến hiện đại hướng tới xuất khẩu. - Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội ở nông thôn. Đó là mạng lưới trường học, trạm y tế, trung tâm đào tạo nghề, tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật canh tác, huấn luyện kỹ năng làm ăn, quản lý sản xuất. 3.2. Về quản lý - Cần có quy hoạch tổng thể, quy hoạch cho tiết từng vùng, từng ngành, từng lãnh thổ, xây dựng các dự báo kinh tế khách quan, sát thực trong đó cần đưa ra dự báo cụ thể về một số lĩnh vực chủ yếu, quan trọng để từ đó có hướng phân bổ vốn đầu tư hợp lý và hiệu quả. - Thành lập các uỷ ban quản lý Nhà nước về đầu tư cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn như: + Uỷ ban quản lý các nguồn vốn + Uỷ ban quản lý khoa học - công nghệ - kỹ thuật. + Uỷ ban thanh tra. .... - Ban hành các tiêu chuẩn, chuẩn mực về kỹ thuật sản xuất, xây dựng, vốn đầu tư... theo hướng giảm chi phí đầu tư, chất lượng, kỹ thuật công nghệ theo hướng HĐH, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. 3.3. Ban hành các luật điều chỉnh tất cả các vấn đề về quản lý vốn, tránh thất thoát lãng phí, trừng trị nghiêm khắc các trường hợp tham ô, hối lộ; sách nhiễu gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Kết luận Sau một quá trình tìm tòi nghiên cứu về đề tài, nhiều vấn đề tuy không mới đã được làm rõ góp phần nâng cao nhận thức về quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nói chung và đầu tư cho quá trình này nói riêng. Chúng ta đang đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nhưng rõ ràng là còn nhiều vấn đề còn tồn tại và khó khăn bởi công việc là rất lớn trong khi nguồn lực hạn chế. Khu vực nông nghiệp nông thôn rất rộng lớn do đó chúng ta phải từng bước thực hiện không được nóng vội, cần phải phân bổ hợp lý nguồn lực cho sự phát triển hài hoà giữa công - nông - dịch vụ. Đầu tư thế nào cho hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn luôn là một khó khăn mà hiện nay chúng ta đang giải quyết, tuy có khó khăn nhưng em hy vọng rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng với sự đoàn kết của nhân dân cả nước chúng ta sẽ thực hiện được nhiều thành công trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, trong đó đầu tư sẽ là đầu tàu kéo cả quá trình đi nhanh và đúng hướng. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Trường Đại học KTQD 2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn - Một số vấn đề và thực tiễn - NXB. Chính trị Quốc gia - 1998 3. Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI - NXB. Nông nghiệp - 1998. 4. Đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp - NXB. Sự thật - 1997. 5. Một số vấn đề về nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam và các nước - NXB. Chính trị Quốc gia - 2000 6. Nông nghiệp nông thôn giai đoạn CNH, HĐH - NXB. Nông nghiệp - 1997 7. Tạp chí Ngân hàng - Số chuyên đề 2001, 4/2001 8. Tạp chí Tài chính - 5/1999, 6/2001 9. Tạp chí Con số và Sự kiện - 5/2002, 2/2002, 2/2001. 10. Tạp chí Kinh tế và Phát triển - 8/2002, 7/2001 11. Thời báo Kinh tế - Số 40, 80, 141, 156 năm 2001 12. Tạp chí Công nghiệp số 10/2001 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35348.doc
Tài liệu liên quan