Đề tài Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Cụng ty In Hàng Khụng

Cụng ty In Hàng Khụng rất cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài đặc biệt là trong thời gian tới. Ngoài việc tiếp tục cung cấp sản phẩm cho các bạn hàng trong nước thỡ thị trường trong tương lai của Công ty là khách hàng nước ngoài, chính vỡ vậy Cụng ty rất cần sự trợ giỳp của Tổng Cụng ty trong việc giới thiệu cho Cụng ty cỏc hóng hàng khụng nước ngoài, qua đó ký kết được những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài, qua đó ký kết được những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doc79 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Cụng ty In Hàng Khụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao thu nhập bình quân đầu người. - Năm 1997 là: 1.452.000 đồng/người/tháng. - Năm 1998 là: 1.793.000 đồng/người/tháng. - Năm 1999 là: 1.241.000 đồng/người/tháng. - Năm 2000 là:1.420.000 đồng/người/tháng. - Năm 2001 là: 1.655.000 đồng/người/tháng. - Năm 2002 là:1.575.000 đồng/người/tháng. Trên đây là một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không trong thời gian qua, ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng đáng kể. - Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (1998 - 2002) Tình hình in ấn các loại sách báo tài liệu qua các năm 1998 - 1999 - 2000- 2001 - 2002 Đơn vị tính: Loại STT Đầu sách 1998 1999 2000 2001 2002 1 Chứng từ 38 49 57 45 55 2 Sách văn học 36 45 38 43 47 3 Sách pháp luật 82 76 89 92 88 4 Sách kỹ thuật 59 63 65 68 72 5 Sách kinh tế 52 46 59 71 66 6 Sách chính trị 43 30 47 53 49 7 Bao bì 15 12 32 33 47 8 Tạp chí, tập san 6 9 21 31 35 9 Nhãn hàng 23 28 45 56 64 10 Tờ gấp quảng cáo 8 6 3 12 20 11 Biểu mẫu 44 60 82 68 84 12 Tổng 406 424 537 572 627 Nhìn bảng số liệu trên ta thấy số đầu sách hàng năm biến động không đều, tăng giảm không theo quy luật nào cả, có số đầu sách năm nay tăng nhưng năm sau lại giảm. Số đầu sách tăng dần qua các năm, năm 1998 là 206 loại, năm 1999 là 424 loại tức là tăng lên 18 loại hay 4,4%, năm 2000 số đầu sách tăng so với năm 1999 là 113 loại tức là tăng 26,7%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 35 loại hay 7%, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 55 loại tức là tăng 9,6%. 3. Thị trường tiêu thụ của Công ty (1998 - 2002) Tình hình in ấn các loại sách, tài liệu cho các loại khách hàng qua các năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001 - 2002 Đơn vị tính: 1000 trang STT Tên khách hàng 1998 1999 2000 2001 2002 1 NXB Giáo dục 218.324 236.720 301.020 206.136 352.138 2 NXB ĐH Quốc gia 105.375 148.821 161.209 298.927 276.431 3 NXB Thống kê 82.361 75.167 91.613 103.260 98.462 4 NXB Văn hoá 25.167 29.618 48.900 61.136 75.268 5 NXB Nông nghiệp 53.426 62.350 67.132 92.989 113.429 6 NXB Tài chính 49.284 56.168 53.198 47.168 64.205 7 NXB KH Kỹ thuật 65.829 80.856 102.012 69.793 82.155 8 Trung tâm CN Giáo dục 35.450 32.959 49.631 80.986 74.837 9 Chứng từ - tạp chí 18.352 15.169 23.501 56.135 48.254 10 Tổng cục Thống kê 17.563 20.760 21.560 12.314 18.481 11 Các khách hàng khác 17.684 12.910 132.000 140.247 172.235 12 Tổng 688.815 777.525 1.051.776 1.169.091 1.375.895 Qua biểu trên ta có thể thấy rằng uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển đối với khách hàng lớn ở Hà Nội. Số trang in có lúc tăng lên và tụt xuống qua từng giai đoạn nhưng cơ bản là tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư thêm được một dây chuyền công nghệ mới, cải tiến phương pháp quản lý, giá thành sản phẩm hạ... kích thích được sản xuất, tăng năng suất lao động. 4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 4.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (1997 - 2002) Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (Tr.đồng) DT 16.525 17.408 18.465 22.216 25.427 26.840 Chi phí (Tr.đồng) CP 14.374 15.624 16.844 19.697 22.833 25.207 Hiệu quả kinh doanh H=DT/CP 1,1496 1,1142 1,0962 1,1276 1,1136 2,0647 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Như vậy qua bảng số liệu cho ta thấy qua các năm H đều lớn hơn 1 tuy nhiên sự biến động là không đều, đã có sự tăng lên của hàng hoá. 4.2. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh (1997 - 2002) Bảng 5: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn kinh doanh (Tr.đồng) VKD 8.246 9.538 11.662 13.800 14.822 15.105 Hệ số doanh lợi của VKD DL=LN/VKD 0,191 0,187 0,139 0,183 0,175 0,178 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua tính toán cho thấy hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 1999 bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thu được 0,139 đồng lợi nhuận, đến năm 2000 hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng lên là: 0,183 - 0,139 = 0,044. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do lợi nhuận thay đổi: - = 0,077 - Do vốn kinh doanh thay đổi: - = 0,183 - 0,216 = - 0,033 - Tổng ảnh hưởng: 0,077 - 0,033 = 0,044 Còn so với năm 2000 thì năm 2001 lại giảm xuống; 0,175 - 0,183 = -0,008. Lợi nhuận năm 2000 tăng làm hệ số doanh lợi 0,007 nhưng sự thay đổi của vốn kinh doanh lại làm cho hệ số doanh lợi giảm 0,033. Lợi nhuận 2002 tăng, hệ số doanh lợi là 0,178. 4.3. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn tự có (1997 - 2002) Bảng 6: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn tự có Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn tự có (Tr.đồng) VTC 5.482 5.878 6.102 6.878 7.565 7.625 Hệ số doanh lợi của VTC DL=LN/VTC 0,287 0,303 0,27 0,367 0,343 0,353 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua tính toán lợi nhuận do một đồng vốn tự có tạo ra năm 1997 là 0,287 đồng, năm 1998 là 0,303 đồng, năm 1999 là 0,27 đồng, năm 2000 là 0,367 đồng và năm 2001 là 0,343 đồng và năm 2002 là 0,353. Hệ số doanh lợi của vốn tự có của các năm tăng giảm không ổn định, năm 1999 hệ số doanh lợi của vốn tự có giảm mạnh nguyên nhân là vì lợi nhuận của năm 1999 giảm so với năm 1998, năm 2001 mặc dù lợi nhuận có tăng so với năm 2000 nhưng không tăng đáng kể nên hệ số doanh lợi của vốn tự có năm 2001 vẫn giảm so với năm 2000. 4.4. Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu (1997 - 2002) Bảng 7: Phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Doanh thu (Tr.đồng) DT 16.525 17.408 18.465 22.216 25.427 26.840 Hệ số doanh lợi của DT DL=LN/DT 0,095 0,102 0,088 0,113 0,102 0,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Tương tự hệ số doanh lợi của vốn tự có, hệ số doanh lợi của doanh thu cho thấy lợi nhuận do một đồng doanh thu năm 1997 là 0,095 đồng, năm 1998 là 0,102, năm 1999 là 0,088 đồng, năm 2000 là 0,113, năm 2001 là 0,102 và năm 2002 là 0,1. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giảm không đều của hệ số doanh lợi của doanh thu là lợi nhuận qua các năm tăng giảm không đều. Năm 1999 lợi nhuận giảm so với năm 1998 làm cho hệ số doanh lợi của doanh thu giảm, đến năm 2000 lợi nhuận đột ngột tăng lên khiến cho hệ số doanh lợi của doanh thu cũng tăng lên. 5. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (1997 - 2002) 5.1.1. Số vòng quay của toàn bộ số vốn kinh doanh Bảng 8: Phân tích số vòng quay của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (Tr.đồng) DT 16.525 17.408 18.465 22.216 25.427 26.840 Vốn kinh doanh (Tr.đồng) VKD 8.246 9.538 11.662 13.800 14.822 15.105 Số vòng quay của VKD VQ=DT/VKD 2,00 1,83 1,58 1,61 1,72 1,77 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua tính toán cho ta thấy số vòng quay của vốn kinh doanh giảm tương đối từ năm 1997 đến năm 1999, đến năm 2000, năm 2001 và 2002 lại tăng lên. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 1998 và 1999 chưa cao, sang năm 2000, 2001 và năm 2002 tình hình đã được cải thiện nguyên nhân là do Công ty đã đạt được doanh thu tương đối cao nên hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng lên. 5.1.2. Số vòng quay của vốn lưu động (1997 - 2002) Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay của vốn lưu động tăng thì hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Bảng 9: Phân tích vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (Tr.đồng) DT 16.525 17.408 18.465 22.216 25.427 26.840 Vốn lưu động (Tr.đồng) VLĐ 4.476 4.959 6.699 8.439 9.745 10.995 Số vòng quay của VLĐ VQ=DT/VLĐ 3,692 3,510 2,756 2,632 2,609 2,441 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Ta thấy số vòng quay của vốn lưu động của cả 6 năm đều có xu hướng giảm dần. Số vòng quay của vốn lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,182, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,754, năm 2000 giảm đi so voíư năm 1999 là 0,124, năm 2001 lại giảm so với năm 2000 là 0,023 còn năm 2002 lại giảm so với năm 2001 là 0,167. Việc giảm số vòng quay của vốn lưu động đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, trong 5 năm qua Công ty chưa sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, như vậy không có lợi cho Công ty trong thời gian tới. 5.1.3. Thời gian một vòng luân chuyển của vốn lưu động (1997 - 2002) Với công thức: N = Trong đó: N: thời gian một vòng luân chuyển của vốn lưu động T: Thời gian kỳ phân tích, thường là 365 ngày VLĐ: Vốn lưu động DT: Doanh thu Với số liệu ở bảng 9 ta có thể tính được thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động: Năm 1997: = 98,9 ngày Năm 1998: = 103,9 ngày Năm 1999: = 132,4 ngày Năm 2000: = 138,65 ngày Năm 2001: = 139,89 ngày Năm 2002: = 149,52 ngày Thời gian một vòng luân chuyển của vốn lưu động tăng dần qua các năm, năm 1998 tăng so với năm 1997 là 5 ngày, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 28,5 ngày, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 6,25 ngày, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1,24 ngày và năm 2002 tăng so với năm 2001 là 9,63 ngày. Tương tự như chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động, nguyên nhân việc tăng lên của thời gian một vòng luân chuyển của vốn lưu động cũng là vì vốn lưu động chưa được sử dụng một cách hiệu quả, Công ty cần phải cải thiện tình hình này trong thời gian tới. 5.1.4. Hệ số doanh lợi của vốn lưu động (1997 - 2002) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Bảng 10: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn lưu động Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn lưu động (Tr.đồng) VLĐ 4.476 4.959 6.699 8.439 9.745 10.995 Hệ số doanh lợi của VLĐ DL=DT/VLĐ 0,351 0,359 0,242 0,298 0,266 0,245 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua bảng trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn lưu động năm 1997 là 0,351, năm 1998 là 0,359, năm 1999 là 0,242, năm 2000 là 0,298 năm 2001 là 0,266, trong khi năm 2002 lại giảm còn là 0,245. Có thể thấy hệ số doanh lợi của vốn lưu động tăng giảm thất thường là vì số vòng quay của vốn lưu động giảm dần trong khi lợi nhuận qua các năm tăng giảm khác nhau, đặc biệt năm 1999 hệ số doanh lợi của vốn lưu động giảm mạnh vì lợi nhuận của năm 1999 giảm đột ngột. 5.1.5. Hệ số doanh lợi của vốn cố định (1997 - 2002) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong năm tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hay nói cách khác nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Bảng 11: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn cố định Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn Cố định (Tr.đồng) VCĐ 4.257 4.579 4.963 5.361 5.936 6.124 Hệ số doanh lợi của VCĐ DL=DT/VCĐ 0,369 0,389 0,327 0,469 0,437 0,440 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Ta thấy rằng hệ số doanh lợi của vốn cố định lúc tăng, lúc giảm, năm trước tăng nhưng sang năm sau lại giảm. Nguyên nhân của việc tăng giảm này là do vốn cố định của Công ty tăng đều qua các năm trong khi thực tế lợi nhuận của Công ty lại luôn thay đổi, lợi nhuận tăng không đều nhau đặc biệt là năm 1999 lợi nhuận lại giảm làm cho hệ số doanh lợi của vốn cố định giảm mạnh, nhưng sang năm 2000 thì lợi nhuận tăng cao kéo theo hệ số doanh lợi của vốn cố định tăng lên. 5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 5.2.1. Tỷ lệ lao động gián tiếp (1997 - 2002) Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ quản lý tiên tiến thì tỷ lệ này <10%. Năm 1997 tỷ lệ này là: x 100 = 13,4% Năm 1998 tỷ lệ này là: x 100 =14,1% Năm 1999 tỷ lệ này là: x 100 = 15,3% Năm 2000 tỷ lệ này là: x 100 = 15,2% Năm 2001 tỷ lệ này là: x 100 = 15,5% Năm 2002 tỷ lệ này là: x 100 = 17,8% Ta thấy tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty trong 6 năm đều lớn hơn 10% thậm chí còn có xu hướng tăng dần. Vấn đề ở đây là Công ty cần phải nâng cao trình độ quản lý hơn nữa để giảm tỷ lệ lao động gián tiếp đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất. 5.2.2. Mức sinh lời của một lao động (1997 - 2002) Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích. Biểu 12: Phân tích mức sinh lời của một lao động Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuân (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Số lao động (người) SLĐ 134 156 170 198 226 235 Mức sinh lời của một LĐ MSL=LN/SLĐ 11,7 11,4 9,5 12,7 11,5 11,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua tính toán cho thấy mức sinh lời của một lao động năm 1999 và 1998 giảm so với năm 1997, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 3,2 triệu đồng/người trong khi năm 2001 lại giảm 1,2 triệu đồng/người. Mức sinh lời của một lao động năm 1999 giảm mạnh so với năm 1998 từ 11,4 triệu đồng/người giảm còn 9,5 triệu đồng/ người tức là giảm 1,9 triệu đồng/người, sở dĩ có sự sụt giảm lớn này là do lợi nhuận của năm 1999 giảm. Năm 2000 lợi nhuận tăng mạnh làm cho mức sinh lời củ một lao động cũng tăng mạnh, mức tăng là 3,2 triệu đông/người. 5.2.3. Doanh thu bình quân một lao động (1997 - 2002) Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau: DTBQ = Trong đó: DTBQ: Doanh thu bình quân cảu một lao động DT: Doanh thu SLĐ: Tổng số lao động Ta tính được kết quả như sau: Năm 1997: = 132,320 triệu đồng/người Năm 1998: = 111,589 triệu đồng/người Năm 1999: = 108,617 triệu đồng/ người Năm 2000: = 112,202 triệu đồng/ người Năm 2001: = 112,509 triệu đồng/người Năm 2002: = 114,212 triệu đồng/người Ta thấy doanh thu bình quân một lao động giảm dần từ năm 1997 đến năm 1999, sau đó lại tăng dần đến năm 2001, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu năm 1998 và 1999 chậm hơn tốc độ tăng của lao động, năm 2000 và năm 2001, 2002 doanh thu tăng mạnh trong khi số lao động vẫn tăng đều nên doanh thu bình quân một lao động tăng lên, điều này chứng tỏ số lao động đã được quản lý và sử dụng tốt hơn. IV. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Những thành tích đạt được - Trong 6 năm qua, Công ty đã có những thành công đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 1997 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 9,5%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chiếm 19,1%. Năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,2%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 18,7%. Năm 1999 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 8,7%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 13,9%. Năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 11,3%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 18,3%. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,8%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 19,5%. Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 10,05% tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 17,8%. - Qua những số liệu trên ta có thể thấy Công ty đã có được những thành công là nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm giảm giá thành sản xuất sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm bán ra... - Tổng doanh thu của Công ty 6 năm qua khá cao, gấp khoảng 2 lần nguồn vốn kinh doanh. Như vậy Công ty đã thực hiện khá tốt việc quay vòng vốn để đảm bảo yêu cầu cho sản xuất. Việc Công ty không mất nhiều tiền vào chi phí bán hàng cũng nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Sản lượng tiêu thụ thực hiện của Công ty liên tục, tạo điều kiện cho Công ty tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. - Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ có sự chuyển biến tích cực về chủng loại, mẫu mã ngày càng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn, giá thành và giá bán hạ thấp giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường. - Một thành công lớn nữa của Công ty là việc sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty hoàn toàn không có nguồn đi vay dài hạn mà chỉ có một phần đi vay ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn nên việc sản xuất kinh doanh chủ động và kịp thời. - Cùng với việc sử dụng nguồn vốn hợp lý là việc bố trí lao động của Công ty cũng có hiệu quả cao, với một đội ngũ nhân viên gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn, đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao chiếm tỷ lệ lơn nên năng suất lao động cao, mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao. - Đối với quy định chung của Nhà nước ban hành về hệ thống kế toán doanh nghiệp theo quyết định 1141TC/QĐCĐ/CT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì doanh nghiệp đã có tổ chức kế toán đúng theo quy định hiện hành, việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hiện nay là phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ chuyên môn của từng người. Có được những thành công như vậy phân lớn là do sự nỗ lực hết mình của tất cả đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với ý thức kỷ luật tốt và được sự giúp đỡ rất lớn tà phía Tổng Công ty Hàng không đã tạo điều kiện để Công ty làm ăn có hiệu quả. 2. Những vấn đề còn tồn tại - Điểm hạn chế có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của Công ty là vấn đề chi phí. Có thể nói rằng tình hình quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt cho nên tỷ lệ chi phí so với tổng doanh thu đặc biệt là chi phí quản lý của công ty chiếm một tỷ lệ lớn làm giảm hẳn lợi nhuận của Công ty. - Về xác định chi phí vật liệu, phần lớn vật liệu dùng để sản xuất đều theo lệnh sản xuất của Giám đốc phê chuẩn theo vật liệu dự trù của các phân xưởng gửi lên dự theo chi phí kế hoạch. Thường thì số lượng dự trù kê hoạch rất sát với thực tế, tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì phần vật liệu phế thải bao giờ cũng có, ngoài ra còn có in thử, in hỏng... khi tính chi phí vật liệu thì vật liệu thu hồi vẫn chưa được loại ra khỏi chi phí vật liệu xuất dùng, như vậy sẽ làm tăng chi phí giá thành sản phẩm của công ty. - Về đánh giá vật liệu ở Công ty đã áp dụng đúng nguyên tắc hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước nhưng phương pháp này chỉ có ưu điểm là dễ áp dụng vì nó dễ tính toán. Trong trường hợp giá cả biến động nhiều trên thị trường thì sẽ biến động trong giá thành vật liệu xuất kho và như vậy sẽ làm cho việc dự toán và dự tính các số liệu kế hoạch sẽ không sát với thực tế, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ngoài ra phải thừa nhận rằng quy mô hoạt động của doanh nghiệp chưa lớn, khối lượng công việc làm theo nhiệm vụ chiếm quá lớn, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp cho nên việc đầu tư thêm công nghệ mới, mở rộng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Công ty chưa tận dụng hết nguồn lực cũng chưa khai thác hết thị trường. Mặt khác còn rất nhiều vấn đề trong quản lý kinh tế làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó trong năm tới Công ty cần phải có những biện pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại nêu trên a. Những nguyên nhân khách quan: - Thị trường của Công ty không ổn định, do sản phẩm của Công ty là dịch vụ về in, nó tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng mang tính chất đơn chiếc không liên tục. Do vậy việc sản xuất kinh doanh không ổn định, điều này ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. - Công ty chỉ thực hiện sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách mà không tiến hành quảng cáo về chất lượng in của công ty mình, khách hàng nào biết thì đến ký hợp đồng. Như vậy rất thụ động và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp hơn so với yêu cầu đặt ra. - Thị trường không ổn định mà chủ yếu là thị trường trong nước, thiết bị công nghệ còn chưa đồng bộ cả về năng lực sản xuất lẫn chất lượng. b. Những nguyên nhân chủ quan: - Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng ngành sản xuất, Công ty in Hàng không chỉ là Công ty Nhà nước có quy mô lớn hơn, nên Công ty cũng bị mất một lượng khách hàng khá lớn. Trong cơ chế mới này đòi hỏi Công ty phải cạnh mạnh dạn và quyết đoán hơn trong kinh doanh. - Mặc dù Công ty đã đầu tư thiết bị mới nhưng số máy cũ vẫn còn nhiều và chưa khấu hao hết và vẫn phải dùng máy cũ, mới xen kẽ nhau. Do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Chi phí sản xuất ngày càng cao do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng quan trọng vẫn là yếu tố chi phí nguyên vật liệu bởi vì nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đơn đặt hàng, mỗi loại sản phẩm dùng nguyên vật liệu khác nhau, phòng kinh doanh phải tính toán theo từng hợp đồng để xác định mức bù hao hợp lý, làm sao để giảm chi phí tiêu hoa nguyên vật liệu cho mỗi hợp đồng để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, từ đó tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh Công ty In Hàng Không hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là in các loại sách báo, ấn phẩm, vé máy bay trong ngành Hàng không, in các loại giấy tờ, biểu mẫu kinh tế và các biểu mẫu khác. Công ty nghiên cứu thị trường sản phẩm in có chất lượng, chủng loại phong phú hơn nhằm vào các tổ chức cá nhân, các công ty, xí nghiệp lớn trong nước và quốc tế như bao bì, nhãn mác, tờ quảng cáo của Công ty được sản xuất bởi nhiều chất lượng khác nhau (in trên giấy nilon, các-tông, nhựa cao su...). Phải đi sâu vào thị trường trên thì Công ty sẽ phát triển mạnh. 2. Chiến lược thị trường Marketing Đây là chiến lược rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế nói chung và ngành in nói riêng, nhất là đối với một doanh nghiệp in vì hợp đồng sản xuất ở doanh nghiệp chỉ cần lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp ở các yếu tố chất lượng, kỹ thuật, thời gian giao hàng, đúng hợp đồng quy định, uy tín trên thị trường in. Công ty luôn nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn họ. Công ty phải chú trọng thị trường Hà Nội vì doanh số chiếm 90%, phần lớn khách hàng của Công ty đều ở Hà Nội, do đó Công ty phải nghiên cứu để mở rộng thị trường khách hàng trong và ngoài ngành Hàng không, không những giữ uy tín với khách hàng cũ mà còn phải nâng cao uy tín để lôi kéo khách hàng mới. Phát triển thị trường là mục tiêu chính của Công ty, thị trường mở rộng, Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, kèm theo việc mở rộng sản xuất thì phải đầu tư đúng hướng, phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. 3. Chiến lược cạnh tranh Cạnh tranh là động lực thúc đẩy để Công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do đó Công ty có các chiến lược chính sau: + Phòng kinh doanh phải luôn nghiên cứu khách hàng để tìm mọi cách giữ và tìm đến khách hàng mới bằng các yếu tố chất lượng sản phẩm, thời gian, giới thiệu sản phẩm. + Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải được lựa chọn để cho sản phẩm có chất lượng cao. + Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty phải có trình độ quản lý theo sát các kế hoạch sản xuất. + Ban giám đốc phải có kế hoạch chiến lược không những giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ mà còn phải tìm các lôi kéo khách hàng mới về với Công ty bằng uy tín của mình. 4 Chiến lược phát triển sản xuất Một yếu tố then chốt để đưa một doanh nghiệp in mở rộng thị trường là vấn đề cải tiến và đầu tư công nghệ mới để cho ra những sản phẩm có kỹ thuật cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ từng bước đổi mới thiết bị lạc hậu thay thế bằng những thiết bị công nghệ in hiện đại và sẽ đưa năng suất, chất lượng sản phẩm in cao hơn để có thể phục vụ cho các ngành kinh tế khác. Nguyên liệu đầu vào phục cụ cho Công ty in cũng được coi trọng nhất là các nguyên liệu trong nước, hoá chất, giấy mực và các phụ kiện khác phục vụ cho công nghệ in. Ngoài ra Công ty còn cần chú trọng những sản phẩm chất lượng cao mà nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được thì Công ty sẵn sàng mua nguyên liệu của nước ngoài để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro Đây là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp vì nó quyết định một phần lớn trong sự phát triển hay suy tàn của Công ty và đưa Công ty đến chỗ phải trả các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng nên sẽ khó khăn về vốn. Do vậy Công ty phải giao cho phòng chức năng phân tích, nghiên cứu các khách hàng đến với Công ty để có biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với từng loại khách hàng khác nhau, tránh những rủi ro cho Công ty. 6. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2004 + Tổng doanh thu: 26.000.000.000 đồng, trong đó: - Thu in sản phẩm: 20.000.000.000 đồng - Sản xuất gia công giấy: 6.000.000.000 đồng. + Tổng chi phí: 24.725.000.000 đồng. + Nộp ngân sách Nhà nước: 1.725.450.000 đồng. + Nộp Tổng Công ty: 28.000.000 đồng + Số lao động: 251 người + Thu nhập bình quân đầu người bằng năm 2001. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 1. Xác định chiến lược và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới Mọi doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì ngay từ đầu phải xác định cho được một chiến lược kinh doanh dài hạn, từ đó đề ra các mục tiêu cụ thể để xác định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xác định chiến lược kinh doanh cho tương lai cũng chính là xác định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai theo một trình tự nhất định, trình tự này được sắp xếp một cách cân nhắc để doanh nghiệp có thể đạt kết quả tốt nhất trong kinh doanh. Bởi vậy việc xác định chiến lược và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là mọt yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. 2. Tăng cường hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ 2.1. Hoạt động thu nhập thông tin Xác định nhu cầu thông tin, lượng thông tin và tính chất của từng loại thông tin cần thu nhập là do mục đích nghiên cứu thị trường của Công ty In Hàng Không trong từng giai đoạn cụ thể để quyết định. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua Công ty đã thu thập được một số thông tin nhưng đầy đủ. Vì vậy Công ty cần thu thập thêm về: 2.1.1. Khách hàng của Công ty Khách hàng của Công ty là số khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng của Công ty và khả năng đặt in của mỗi khách hàng ở cả thời kỳ hiện đại và tương lai. Công ty cần tìm hiểu ngoài sản phẩm của Công ty ra khách hàng còn mua sản phẩm của những ai nữa? Vì sao khách hàng lại mua hàng của công ty khác? Vì chất lượng, giá cả hay phương thức bán hàng? Công ty còn cần phải nắm rõ khách hàng của mình là loại khách hàng nào? Họ là các doanh nghiệp thương mại, các tổ chức chính phủ hay các tổ chức khác? 2.1.2. Tình hình giá cả Giá cả chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó luôn luôn biến động. Để kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao phải luôn bám sát thị trường, theo dõi tình hình biến động của giá cả trên thị trường về sản phẩm in của từng khu vực, trong nước và ngoài nước. 2.1.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh là tất yếu của kinh tế thị trường nên việc nắm bắt thông tin về cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay vì nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Công ty cần nắm bắt thông tin về số lượng đối thủ cạnh tranh và những mặt hàng cạnh tranh, về tình hình tài chính, khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra cùng với thông tin về chính sách giá cả, hoạt động bán hàng của đối thủ cạnh tranh. 2.2. Xử lý thông tin Sau khi thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết, Công ty tiến hành phân tích xử lý các thông tin này một cách hợp lý và chính xác. + Xử lý thông tin về thị trường: Phân loại thị trường phải phân tích một cách cặn kẽ tính chất của từng loại thị trường về: - Đối tượng mua bán sản phẩm trên thị trường - Phạm vi hoạt động của thị trường - Mức độ cạnh tranh của thị trường - Vai trò của từng loại thị trường đối với Công ty. + Dựa vào mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp thì có thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Việc phân loại thị trường như thế này nhằm xác định rõ hơn thị trường của Công ty trong kinh doanh. - Thị trường hiện tại: là những khách hàng đang mua và tiêu dùng nhãn hiệu và sản phẩm của Công ty. - Thị trường tiềm năng: là tổng số lượng một nhãn hiệu hàng hoá có thể được yêu cầu. + Xử lý thông tin về cung cầu sản phẩm: xác định rõ được số lượng đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, chính sách giá cả, phương thức bán hàng... Công ty phải thường xuyên theo dõi xem liệu các đối thủ cạnh tranh có kịp thời có các biện pháp giá cả, quảng cáo hay không, Công ty cần nghiên cứu các sản phẩm thay thế để xem liệu các chính sách của Công ty có bị ảnh hưởng của sản phẩm thay thế hay không. Mặt khác Công ty phải xử lý thông tin đối với yêu cầu về sản phẩm của Công ty, những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của Công ty để xem liệu khách hàng còn chưa hài lòng về mặt nào của sản phẩm, từ đó nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Xử lý thông tin về giá cả: Đề ra các biện pháp, các chính sách về giá cả thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ cung cầu, giá cả thị trường. Giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cầu trên thị trường, giá càng cao thì lượng cung càng cao, lượng cầu sẽ thấp và ngược lại. Khi giá cả tăng lên thì lượng cung sẽ tăng lên nhưng mức tăng sẽ có giới hạn và càng về sau càng tăng chậm dần trong khi cầu của chúng lại giảm đáng kể. Khi lượng cung đúng băng lượng cầu thì giá cả cân bằng, đó là giá cả thị trường. + Xử lý thông tin về đối thủ cạnh tranh: Công ty cần xác định rõ các hình thức cạnh tranh: cạnh tranh giữa người sản xuất với người bán hàng, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa một bên là những người bán liên kết với nhau để tăng giá với những người mua liên kết với nhau để giảm giá. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì Công ty phải chấp nhận cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hoá, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 2.3. Hoạt động Marketing trong tiêu thụ Hoạt động Marketing là hoạt động mang tính sống còn cảu bất cứ một doanh nghiệp nào. Công ty cần phải tích cực hơn nữa trong các công tác Marketing vì Công ty có athể phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu then chốt trong sản phẩm của Công ty mình thông qua việc đánh giá nhu cầu của người tiêu thụ. Việc thành lập và tiến hành công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc lập kế hoạch tiêu thụ cũng như trong việc chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh được phần nào sự thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Hiện nay Công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu Marketing do vậy cần thiết phải thành lập bộ phận này với những cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích và đưa ra những kết luận chính xác dựa trên cơ sở thực tế, thiết lập mạng lưới cộng tác viên ở các cơ sở với nhiệm vụ cung cấp thông tin cho phòng nghiên cứu thị trường, bằng cách tạo cho Công ty một thị trường rộng lớn hơn nhiều. 3. Triệt để cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu Muốn tăng hiệu quả doanh nghiệp kinh doanh thì một điều cực kỳ quan trọng đối với Công ty là phải cắt giảm chi phí nhưng không phải loại chi phí nào cũng có thể cắt giảm được, do đó Công ty phải xem xét có thể cắt giảm được loại chi phí nào. Các chi phí có thể cắt giảm là: chi phí nguyên vật liệu và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong hai loại chi phí trên thì việc cắt giảm chi phí nguyên liệu là quan trọng nhất. Trước hết Công ty phải tìm cách giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu để hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những biện pháp quan trọng góp phần hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Nguồn lực thì có hạn và ngày càng khan hiếm còn nhu cầu về nguyên vật liệu thì ngày càng tăng. Nhất là đối với doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất thì việc tiêu tốn nguyên liệu là điều tất nhiên. Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu là một biện pháp để tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, tăng chất lượng sản phẩm đồng thời góp phần làm giảm nhu cầu về vốn dự trữ nguyên vật liệu, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu, tiết kiệm ngoại tệ và tiết kiệm vốn sản xuất cho Công ty từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu thì trước tiên phải sử dụng đúng công cụ và mục đích của nguyên vật liệu, phải sử dụng đúng định mức và phấn đấu giảm định mức tiêu hao. Việc hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm hỏng, sản phẩm kém phẩm chất cũng là cách để tiết kiệm nguyên vật liệu. Đặc điểm của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu chính của Công ty là giấy in, mực in và bản in. Giá của giấy và mực in ngoại ngày càng tăng do vậy tiết kiệm nguyên vật liệu cũng góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí, giá thành sản phẩm. Đối với mỗi loại hợp đồng phòng kế hoạch cũng tính toán một tỷ lệ bù hao thích hợp, hợp đồng càng lớn thì tỷ lệ bù hao càng nhỏ và ngược lại. Nếu ký kết được hợp đồng lớn thì sẽ tiết kiệm được một phần nguyên vật liệu dùng để bù hao, đây cũng là một yếu tố làm giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty. Thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm là một nội dung quan trọng trong việc tiết kiệm trong quản lý kinh tế. Công ty đã nhận thức được vấn đề này nên đã đầu tư mua một dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh để tận dụng phế liệu. Cải tiến công tác quản lý cấp phát nguyên liệu nhằm giảm mất mát hao hụt. Đối với Công ty công tác này đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng về vốn, làm tốt công tác hạch toán nguyên liệu và ở từng bộ phận sản xuất để đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Ngoài ra thì chi phí quản lý doanh nghiệp là chỉ tiêu mà Công ty bắt buộc phải giảm vì trong thời gian qua có một vài khoản chi phí không hợp lý, do đó công ty cần giảm chi phí quản lý doanh nghiệp mà cụ thể là chi phí phục vụ cho việc họp hành, tiếp khách, ký kết hợp đồng... 4. Đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khoa học kỹ thuật, tay nghề của người lao động, nguyên liệu đầu vào... Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do vậy nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu tất yếu để giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm hao phí năng lượng và nguyên vật liệu. Công ty In Hàng Không có số máy móc nhập từ nhiều nước và nhiều loại đã quá lạc hậu, việc đổi mới là cần thiết và đồng bộ, Công ty cần phải đầu tư thêm máy móc và thiết bị mới, hoàn thiện hơn nữa quy trình chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Thực tế thì công nghệ của Công ty ở mức trung bình, hệ số hao mòn hữu hình là: - Máy móc thiết bị sản xuất: 62% - Phương tiện vận tải: 82% Tuổi thọ trung bình là 5 năm Hệ số đổi mới thiết bị là 65%, tỷ trọng thiết bị tham gia vào sản xuất là 84%, tỷ trọng thiết bị hiện đại là 40%. Để máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao hơn thì Công ty nên có kế hoạch đổi mới cải tiến cho quá trình sản xuất hài hoà, liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với phân xưởng giấy Công ty nên đầu tư them để sản xuất giấy vệ sinh mới tận dụng hết phế liệu về giấy để tiết kiệm nguyên vật liệu liệu, tránh lãnh phí, tạo tạo thêm thu nhập cho Công ty tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với phân xưởng Offset: vẫn có thêm máy hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm in có chất lượng và đảm bảo tiến độ giao hàng theo yêu cầu và có thể in được khổ lớn... Căn cứ vào các yêu cầu in trong ngành cũng như ngoài ngành thì Công ty cần một thiết bị in 16 trang, 2 đơn vị mầu là rất cần thiết, Công ty nên xem xét và lựa chọn máy in cho phù hợp với quy trình chế tạo sản phẩm của mình. Đối với phân xưởng in Flexo: Máy in loại này của Công ty tạo ra các sản phẩm in rất đẹp nên Công ty phát huy năng lực sản xuất và tập trung bảo quản máy móc thiết bị để giữ tuổi thọ cho máy. Để chuẩn bị cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty phải giải quyết tốt các vấn đề về vốn đầu tư cho công nghệ, đội ngũ cán bộ phải có năng lực và trình độ để có thể tiếp thu và sử dụng có hiệu quả máy móc công nghệ mới. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch huy động vốn và kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân và bố trí hợp lý lao động để tận dụng tối đa năng suất của máy móc. Cùng với đầu tư công nghệ, đầu tư kỹ thuật, phương pháp quản lý ... Công ty nên khuyến khích công nhân của mình đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật... 5. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tăng cường công tác quản lý 5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải hoàn thiện bộ máy quản lý tức là đã giảm được chi phí quản lý chung - một khoản chi phí không phải là nhỏ. Phần lớn chi phí quản lý chung là chi phí cố định, đó là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải hứng chịu trong mỗi đầu vào cố định. Những khoản chi phí này thường giữ nguyên mức độ không thay đổi trong một giới hạn nhất định. Muốn đạt được thì nên hoàn thiện bô máy quản lý trong Công ty, Công ty nên sàng lọc bớt những cán bộ yếu kém năng lực để có được một đội ngũ quản lý hiệu quả hơn. Để giảm số lượng nhân viên quản lý cần căn cứ vào trình độ đào tạo của từng người và nhiều yếu tố khác để giữ lại được đội ngũ quản lý thực sự có năng lực, có sức khoẻ đủ khả năng gánh vác được công việc trong thời kỳ tới với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5.2. Tăng cường công tác quản lý Lực lượng lao động là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty cần phải có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ kỹ thuật cao. Ngoài số thợ có tay nghề bậc 7/7 của Công ty, Công ty cần phải tiến hành đào tạo, đào tạo lại một số lao động có trình độ thấp để nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty có thể tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên bằng cách: đào tạo tại chỗ dưới sự chỉ đạo giám sát viên hoặc giám sát bộ phận; mở lớp đào tạo trong công ty hoặc ngoài công ty, Công ty có thể cử nhân viên đi dự các khoá huấn luyện hoặc các trường đào tạo khi có điều kiện; khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rỗi của mình để tự trau dồi kiến thức. Mục tiêu đào tạo hàng năm phải được đề ra theo yêu cầu đòi hỏi của công việc thực tế. Đối với cán bộ kỹ thuật lâu năm trong Công ty cần có chương trình luân phiên đưa đi đào tạo thêm về khoa học công nghệ mới, về tin học, ngoại ngữ. Đối với cán bộ mới làm nên áp dụng hình thức kèm cặp bồi dưỡng tại chỗ. Đối với công nhân hàng năm nên có chương trình bổ túc về nghề nghiệp. Công ty phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ cán bộ trong Công ty. Để thực hiện được phương án này Công ty phải bỏ ra một khoản không nhỏ hàng năm để hoàn thành việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động nhưng việc này là hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của Công ty. Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ thì Công ty phải tăng cường kỷ luật lao động để người lao động nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về thời gian làm việc và về yêu cầu quy trình công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Quản lý và sử dụng lao động có tốt hay không thể hiện ở việc nhân viên có chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Công ty hay không. Công ty phải tăng cường phổ biến, quán triệt các quy định của Nhà nước và quy định của Công ty về kỷ luật lao động trong CBCNV, làm cho họ hiểu và tự giác thực hiện. Phải tăng cường kiểm tra, đảm bảo mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý. Công ty phải xử lý nghiêm túc các vi phạm bất kể đó là ai, khắc phục tình trạng nể nang bao che, kiên quyết sa thải những trường hợp vi phạm nặng. 6. Thực hiện các biện pháp tạo động lực và khuyến khích người lao động Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải xây dựng các chế độ khuyến khích người lao động có tinh thần trách nhiệm, hăng hái làm việc. Các biện pháp tạo động lực và khuyến khích phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hoà các yếu tố vật chất và tinh thần của người lao động. Cụ thể Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: - Công ty phải luôn tạo cơ hội để người lao động học tập nâng cao trình độ, giúp họ có được những cơ hội thăng tiến. - Cần phải xây dựng môi trường thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động. - Khen thưởng biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng và nâng lương đối với những người có thành tích thực sự, có sáng kiến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty, những người ký kết được những hợp đồng lớn cho Công ty (thưởng theo % giá trị hợp đồng). - Tổ chức các cuộc thi tay nghề thợ giỏi, có phần thưởng trong Công ty để khuyến khích họ phấn đấu hơn trong công việc. - Tạo lập các mối quan hệ tốt giữa các cấp, các bộ phận với nhau, giữa người quản lý và công nhân trong Công ty. - Tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát cho CBCNV trong Công ty. - Khuyến khích những công nhân, phân xưởng nào tiết kiệm được nguyên vật liệu dựa trên định mức tiêu hao do phòng kế hoạch lập ra. Bên cạnh việc khuyến khích người lao động với hình thức thưởng thì song song với nó Công ty phải có hình thức phạt. Đối với những phân xưởng không hoàn thành chỉ tiêu trên giao xuống thì phạt theo % giá trị hợp đồng, đồng thời trong kỳ đó phân xưởng này sẽ bị cắt thi đua và bị khiển trách. Thực hiện hình thức này sẽ giúp cho Công ty tránh được mất mát, lãng phí nguyên vật liệu đồng thời khuyến khích người lao động thi đua thực hành tiết kiệm. Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sẽ làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đây là một biện pháp rất thiết thực để tăng hiệu quả kinh doanh. 7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đối mặt với thị trường cạnh tranh do đó tính rủi ro của đồng vốn trong kinh doanh cao hơn. Muốn kinh doanh có hiệu quả, có lãi thì Công ty phải quản lý đồng vốn chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, quay vòng vốn nhanh để thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất nhằm tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có. Công ty cần phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, trong kinh doanh số lượng vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ. Nhưng với mức doanh thu cụ thể nào đó đòi hỏi phải có sự cân bằng nhất định với nhu cầu vốn, trong thực tế quản lý tài chính doanh nghiệp luôn nảy sinh nhu cầu xác định lượng vốn cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty In Hàng Không thường xây dựng kế hoạch dự kiến vốn cho cả năm, khi có nhu cầu đầu tư thêm tài sản cố định, hiện đại hoá cơ sở vật chất hoặc dự trù mua nguyên vật liệu hoặc khi có biến động về giá mua giấy thì Công ty dự kiến để mua một lượng giấy đảm bảo ổn định được sản xuất. Việc xác định nhu cầu vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục rất khó chính xác tuy nhiên Công ty có thể xác định một cách tương đối lượng vốn cần thiết trong năm theo tỷ lệ % trên doanh thu. Phương pháp này đơn gian nhưng đòi hỏi phải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với vốn cố định đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty nên thanh lý những tài sản đã quá cũ không còn sử dụng được, Công ty nên phân loại tài sản cố định và giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định khấuhao một cách hợp lý. Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhan với những loại tài sản cũ trong Công ty nhằm thu hồi vốn, tránh sự hao mòn vô hình đồng thời cũng nên chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, nên lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn kết hợp với đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hơn nữa. Đối với vốn lưu động thì như tình hình hiện tại nhu cầu về vốn lưu động của Công ty cũng khá lớn. Công ty nên xây dựng định mức vốn lưu động dựa vào mức vốn lưu động của năm trước và tình trạng tài chính của Công ty. Tình trạng chiếm dụng vốn hiện nay vấn còn rất phổ biến và công ty cũng không phải là ngoại tệ. Đối với các khoản bị khách hàng chiếm dụng Công ty nên có chế độ khuyến khích khách hàng thanh toán nhan, sử dụng hệ thống triết khấu mua hàng để vốn lưu đọng không bị ứ đọng. Khi xác định được nhu cầu sản xuất trong thời gian đầu của chu kỳ sau thì nên xác định mức dự trữ phù hợp cho tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty. Một yếu tố cũng rất quan trọng khác là Công ty phải tìm kiếm và mở rộng nguồn vốn kinh doanh. Đây là một phương án hữu hiệu nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, song việc mở rộng nguồn vốn kinh doanh cũng rất khó khăn cho dù Công ty đang ở vào thời kỳ làm ăn có hiệu quả. Công ty có thể tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách huy động vốn mới xuất hiện ở nước ta đem lại hiệu quả rất lớn. Mỗi lao động gửi tiền vào là hàng tháng có lãi được trả theo thoả thuận. Với biện pháp này Công ty sẽ tạo được không khí làm việc hăng say, sáng tạo hết lòng vì Công ty vì tất cả mọi người đều có tài sản của mình trong Công ty, làm việc vì Công ty cũng chính là làm việc vì mình. Ngoài ra khi cần Công ty có thể huy động các nguồn vốn khách như vay ngân hàng, các tổ chức tài chính hay nhận nguồn vốn từ các doanh nghiệp khác. Việc tạo lập được uy tín với các bạn hàng sẽ được hưởng ưu đãi trong thanh toán, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. 8. Nâng cao khả năng huy động vốn Công ty In Hàng Không hoạt động trên thị trường nhiều lúc rất cần thêm vốn lưu động để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, nếu như không giải quyết được vấn đề về vốn lưu động thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra hiệu quả và liên tục Công ty cần nâng cao khả năng huy động vốn. Khi cần Công ty có thể sử dụng nguồn vốn lưu động của mình hoặc cũng có thể huy động từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty, huy động vốn từ các doanh nghiệp bạn, từ các bạn hàng hoặc vay ngắn hạn từ ngân hàng. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1. Hỗ trợ vốn đầu tư Kinh doanh trên thị trường khi gặp được cơ hội làm ăn tốt thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn nắm lấy cơ hội đó, tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ vốn để thực hiện công việc kinh doanh của mình, Công ty In Hàng Không cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy Công ty rất cần sự đầu tư, hỗ trợ vốn của Tổng Công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhất la khi Công ty cần đầu tư mua sắm một dây chuyền công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tổng Công ty có thể hỗ trợ vốn dài hạn hoặc ngăn hạn cho Công ty bằng máy móc thiết bị mới hoặc bằng tiền mặt. 2. Tăng tốc độ cấp phép đầu tư Cùng với việc hỗ trợ vốn thì việc tăng tốc độ cấp phép đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, để có thể đầu tư một dây chuyền công nghệ mới thì Công ty phải xin cấp giấy phép đầu tư của Tổng Công ty, nếu việc xin cấp giấy phép diễn ra quá lâu thì cơ hội làm ăn cũng sẽ qua đi, Công ty sẽ bỏ lỡ một số khách hàng, công việc sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy Tổng Công ty nên xem xét để tăng tốc độ cấp phép đầu tư cho Công ty trong thời gian tới. 3. Tạo điều kiện cho Công ty cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài Công ty In Hàng Không rất cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài đặc biệt là trong thời gian tới. Ngoài việc tiếp tục cung cấp sản phẩm cho các bạn hàng trong nước thì thị trường trong tương lai của Công ty là khách hàng nước ngoài, chính vì vậy Công ty rất cần sự trợ giúp của Tổng Công ty trong việc giới thiệu cho Công ty các hãng hàng không nước ngoài, qua đó ký kết được những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài, qua đó ký kết được những hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Trong thời kỳ CNH - HĐH hiện nay, môi trường kinh doanh đã xuất hiện rất nhiều yếu tố cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty In Hàng Không em đã đi sâu nghiên cứu đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, từ đó rút ra những mặt được của Công ty và cả những mặt chưa được của Công ty. Việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh của Công ty In Hàng Không nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm. Tìm hiểu hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiềugiải pháp nhằm nâgn cao hiệu quả kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù rất rộng và phức tạp vì vậy đòi hỏi người nghiên cứu và tìm hiểu phải có kiến thức sâu, rộng và phải có thời gian nghiên cứu lâu dài. Vì thời gian có hạn, tầm nhìn, tầm hiểu biết và tư duy lý luận còn nhiều hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu em còn rất nhiều điểm thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo hướng dẫn của các cô chú, các anh chị trong Công ty In Hàng Không và của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2004 Sinh viên Lưu Quang Hải TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình QTDN - Đại học KTQD - Nhà xuất bản Giáo dục Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Đại học KTQD - NXB Kinh tế 1997. Giáo trình QTKDTH - Đại học KTQD - NXB KHKT 1997. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp - Khoa QTKDCN & XDCB - Đại học KTQD. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Đại học KTQD - NXB Giáo dục 1997. Giáo trình luật kinh tế - Đại học KTQD. Giáo trình kinh tế học - David Begg. Văn kiện Đại hội Đảng Tổng công ty Hàng không lần II. Báo cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0161.doc
Tài liệu liên quan