Đề tài Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lao động tại công ty thương mại sản xuất nhựa Đông Á

Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nói chung cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả cùng bộ máy quản lý phù hợp với lại hình doanh nghiệp của mình. Đặc việt là đối với doanh nghiệp sản xuất thì công tác quả lý lao động có hiệu quả quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, vị trí và thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường . Hiệu quả của công tác quản lý lao động không chỉ có ý nghĩa vai trò trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp người lao động phát triển toàn diện về năng lực, kiến thức, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người lao động, bên cạnh đó còn có ý nghĩa Xã hội sâu sắc . Với vốn kiến thức hạn chế của bản thân cùng với thời gian thực tập có hạn em đã có gắng hết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để trình bày trong luận văn của mình. Bài viết đi từ những mội dung cơ bản của công tác quản lý và biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm lao động đến trình bày và phần tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động tại Công ty và từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty TMSX nhựa Đông Á. Do vậy chắc hẳn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn, các anh chị phòng kế toán của Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa .

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lao động tại công ty thương mại sản xuất nhựa Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a với một vài hoá chất theo tỷ lệ nhất định được đưa vào máy trộn, từ máy trộn nguyên vật liệu hỗn hợp được chuyển sang máy tạo hạt để tạo ra những hạt nhựa - nvl trực tiếp tạo ra sản. Hạt nhựa vừa tạo ra ngay lập tức được đưa qua máy làm nguội sau đó mới đóng vào bao và nhập vào kho NVL chính. Khi sản xuất, bao hạt nhựa được xuất ra sản xuất, chúng được đưa vào các máy tạo sản phẩm khác nhau để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sau đó công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất là in bóng, in màu, in hình trang trí…để tạo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm . Do sản xuất mang tính chất dây chuyền nên môĩ công đoạn sản xuất đều phải đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và tính liên tục của dây chuyền. để đảm bảo được điều này, DN ngay từ đầu đã xây dựng một đội ngũ công nhân khoẻ mạnh, có tay nghề kỹ thuật cao, tạo nguồn lực dồi dào có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình nói riêng và của Công ty nói chung. 6- Kết quả hoạt động sxkd của công ty qua vài năm gần đây Công ty tnhh và tmsx nhựa Đông á mặc dù trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh trên thị trường diến ra hết sức gay gắt, cũng như những mặt khó khăn tồn tại trong Công ty song với sự nỗ lực của toàn Công ty cũng với bộ máy công tác quản lý số có hiệu quả do đó không những công ty vẫn tồn tại mà còn phát triển một cách rất thuận lợi. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng số 1: Bảng báo cáo kết quả hđsx kinh doanh của Công ty (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tuyệt đối Tỷ lệ % 2000/1999 2001/2000 2000/ 1999 2001/2000 Doanh thu 70.201 77.025 80.205 109,7 114,25 6.824 318 Doanh số mua 61.705 63.400 65.500 102,7 106,15 1.695 2.100 Lãi gộp 10.002 11.470 13.320 114,47 116,12 1450 1.850 Phí lưu thông 7.102 8.971 9.015 126,31 100,49 1.869 44 Lợi nhuận 1.457 1.624 2.012 111,46 124,4 167 388 Thu nhập bìnhquân 0,654 0,721 0,805 110,24 123,08 0,067 0,084 Nộp ngân sách 1.250 1.375 10736 110 126,7 125 361 Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy: Doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước từ 9.7% (năm 2000/1999) tới 14,25% (năm 2001/2000) tương ứng số tuyệt đối là 6.824(tr.đồng) và 318 (tr.đồng). Lãi gộp năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 14,47% tương ứng 145(tr. đồng ), năm 2001so với năm 2000 là tăng 16,12% hay 1.850 (tr.đồng) Lợi nhuận hàng năm tăng một cách đều đặn : Năm 2000 so với năm 1999 tăng 11,46% (167 tr.đồng), năm 2001 so với năm 2000 tăng 24,4%(388tr. đồng). Thông qua việc nộp ngân sách của Công ry hàng năm trên một tỷ đồng và tỷ lệ tăng cao hơn, bên cạnh đó đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện (thu nhập bình quân tăng từ: 0,654 (tr.đồng / người) đến 0,805 (tr.đồng / người / tháng) Đây là mức thu nhập cũng không phải là cao song tốc độ tăng trưởng thu nhập ổn định của người lao động qua các năm cùng thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với công người lao động Để đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực, cố gắng không ngừng trong lao động của tập thể ban lãnh đạo và công nhân viên trong Công ty. Bảng số 2: bảng tổng hợp doanh số bán hàng của Công ty qua các vùng stt Khu vực Số lượng (mét) giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tấm trần nẹp phào Hà Nội 10.268.220 740.297 30.790,2 44 Thanh Hoá-Vinh 2.675.410 272.640 9.983,1 11 Nghệ An 2.065.280 209.260 7.672,5 9 Thái Nguyên 1.820.830 183.630 6.791,7 8 Quảng Ninh 1.814.870 125.850 6.698,7 8 Hải Dương-Hưng Yên 939.900 150.180 3.582,2 4 Bắc Ninh-Bắc Giang 833.510 51.960 3.499,8 4 Lạng Sơn 788.100 77.750 2.937,5 3 Điện Biên 578.340 45.600 2.887,7 2 Thái Bình 451.600 43.980 1.986,9 2 Ninh Bình 1.275.600 125.000 4.751,3 5 Việc thâm nhập vào thị trường tiềm năng khu vực miền Trung, miền Nam, Công ty đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết lập kênh xác định thị trường miền Bắc là thị trường chủ đạo, thị trường miền Trung, miền Nam là thị trường tiềm năng . II- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động tại Công ty tmsx nhựa Đông á. 1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty tmsx nhựa Đông á được thiết lập theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, theo cơ cấu này thì có ưu diểm là thể hiện phần nào tính hiệu quả trong công tác điều phối và tận dụng được sự trợ giúp đắc lực của các bộ phận phòng ban chức năng, tạo ra sự thông suốt từ khâu chỉ đạo đến khâu sản xuất trong Công ty . Các phòng ban chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Công ty được tổ chức theo một mô hình quản lý kinh doanh điển hình gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trong cơ câú tổ chức của Công ty tmsx nhựa Đông á còn quá đơn giản, chỉ mang tính chất hình thức,không có tính hiệu quả cao. Một số phòng (như phòng quản lý nhân sự, phòng kinh doanh..) chỉ có 2 đến 3 nhân viên, con số này chưa đủ điều kiện để đảm bảo cho công vịêc của phòng đạt hiệu vì khi nguồn nhân lực thiếu thì không thể hoàn tất công việc một cách hiệu quả được . 2. Đặc điểm về lao động Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất - kinh doanh, tạo nên hiệu qủa hoạt động của doanh doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc quản lý và phát triển một cách hợp lý nguồn nhận lực là một tiền đề tốt cho sự phát triển của chính doanh nghiệp đó trong tương lai. Cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất - kinh doanh, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng tăng lên từ lúc chỉ có 70 người (năm 2001) đến 95 người (năm 2002) điều này đượchthể hiện rõqua báng sô liệu sau: Biểu só 3: Bảng cơ cấu lao động tại Công ty tmsx nhựa Đông á Chỉ tiêu 2000 2001 So sánh Số Ld % Số Ld % Số Ld % Tổng số cbcnv(người) 70 100 95 135,7 +25 +35,7 - Lao động trực tiếp (người) 28 100 34 121,4 +6 +21,4 - Lao động gián tiếp (người) 42 100 61 145,2 +19 +45,2 - Nam (người) 63 100 83 131,7 +20 +31,7 - Nữ (người) 7 100 12 171,4 +5 +71,4 - Tuổi trung bình (tuổi) 24,3 100 22,5 96,2 -1,8 -7,4 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy một số đặc điểm: * Lao động trong Công ty chủ yếu là lao động trẻ, thể hiện tuổi trung bình là 24,3 tuổi ( năm 2001) và 22,5 tuổi ( năm 2002) *Tỷl ệ Nam / Nữ của Công ty còn chênh lệch rất cao, thể hiện: Năm 2001, nữ chỉ có 7 người, năm 2002 nữ tăng là 12 người tức chỉ chiếm 12,5 % trong tổng số công nhân viên. Nguyên nhân là do cơ cấu sản xuất của Công ty chủ yếu là các công việc nặng, đòi hỏi sức khoẻ tốt nên lao động nữ chủ yếu là lao động gián tiếp, làm các công việc thuộc về văn phòng hoặc phục cụ , thể hiện qua bảng số liệu sau: Tổ lao động Tổng số lao động Nam Nữ Số LĐ % Số LĐ % Tổ tạo hạt 18 18 100 0 0 Tổ ép 23 23 100 0 0 Tổ in 20 17 85 3 15 Tổ bảo vệ +bốc xếp + cơ điện 19 19 100 0 0 Văn phòng 15 6 40 9 60 Cộng 95 83 87,4 12 12,6 Theo bảng số liệu trên thì : Tỷ lệ % lao động = 34 * 100% = 35,78% gián tiếp 95 ở nước ta hiện nay, yêu cầu tỷ lệ % lao động gián tiếp trong tổng số cán bộ công nhân viên là từ 15 % đến 18 % còn doanh nghiệp thì lại dạt mức cao hơn là 35,78 %. Đây là một con số mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm cách hạ thấp tỷ lệ này xuống vì : Trong số lao động gián tiếp thì tỷ lệ lao động làm việc trong các phòng ban chức năng là chủ yếu mà lại là những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp, quỹ lương của họ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ lương khi đó nếu số lượng này lớn sẽ đãn đến chi phí tiền lương cao trực tiếp làm tăng giá thành của sản phẩm, doanh thu giảm từ đó quỹ lương cũng giảm theo và cuối cùng là tiền lương bình quân hay thu nhập của lao động lao động sẽ bị giảm xuống. 3- Công tác tuyên dụng và bố trí lao động tại Công ty nhựa Đông á Phòng quản lý nhân sự của Công ty nhựa Đông á có 3 cán bộ quản lý, trong đó một là trợ lý giám đốc, còn hai người còn lại đều là kế toán trưởng và kế toán viên. có thể nói đây không hẳn là phòng quản lý nhân sự thì cũng đúng vì những cán bộ trong đó chỉ là tập hợp những nhân viên chủ chốt của Công ty (như trợ lý giám đốc, kế toán trưởng, kế toán viên). Đây là một đặc diểm rất có ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động của Công ty vì với lực lượng cán bộ khiêm tốn như thế và với việc tận dụng nhân viên như vậy thì phòng quản lý hoạt động sẽ không có hiệu quả tốt được. a) Xác định nhu cầu lao động Trên thực tế cho thấy chưa có một chỉ tiêu nào để xác định nhu cầu lao động cả. Đối vơi nhân viên gián tiếp thì khi các nhân viên trong Công ty phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, họ sẽ có kiến nghị yêu cầu tuyển thêm còn đối với công nhân thì do tổ trưởng quýêt định khi thấy tổ của mình không thể hoàn tất được công việc tốt hơn do thiếu nhân lực, người tổ trưởng sẽ báo cho quản đốc phân xưởng. Sau đó quản đốc sẽ báo trực tiếp lên phòng quản lý và phòng quản lý sẽ lên kế hoạch tuyển dụng lao động. b) Công tác tuyển dụng lao động Do đặc điểm của phòng quản lý như trên, công tác tuyển dụng lao động thực chất cũng chỉ mang tính chất hình thức và với các bước chủ yếù như sau: + Xác định nhu cầu lao động : Côngviệc nàykhông theo một định kỳ nào cả mà chỉ mang tính bột phát, thấy thiếu thì cần tuyển gấp. + Thông báo tuyển dụng: Thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp cũng đựơc áp dụng trên một số hình thức chủ yếu như: Thông báo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty để họ có cơ hội đưa con em mình vào sau đó là các thông báo trên báo lao động, trên công nghệ thông tin… + Phỏng vấn người xin việc: Những người xin việc sẽ nộp đơn trực tiếp cho phòng quản lý và sẽ được phỏng vấn trực tiếp ngay trong lần nộp đơn đó. Đối với công nhân thì công việc này diễn ra dễ dàng và chỉ đánh giá bên ngoài qua hình thức mà thôi, tức là chỉ xem anh ta có khoẻ mạnh, có nhanh nhẹn hay không vì công việc của người công nhân ở đây cũng không cần đòi hỏi về trình độ hay cấp bậc nào cả. Còn đối với nhân viên thì khó hơn, phòng quản lý sẽ hỏi đến trình độ, cấp bậc của người xin việc xem đến đâu, có những khả năng gì và có thể đáp ứng được công vịêc mà họ cần tuyển không. + Ký hợp đồng và giao nhiệm vụ cho lao động mới : Người lao động mới sẽ ký hợp đồng thuê lao động của doanh nghiệp đưa ra, trong đó có ghi rõ những công việc mà anh phải làm và mức lương mà anh ta sẽ nhận được ( tuỳ từng đối tượng ) Công việc mà người lao động được giao trong hợp đồng sẽ giống như trong thông báo tuyển dụng nhưng trên thực tế thì còn nhiều hơn như vậy. Chẳng hạn như người lao động đựơc nhận làm bảo vệ nhưng đôi khi vẫn phải ra kiểm tra nhập - xuất hàng, người được nhận làm lao vụ, tạp vụ thì vẫn luôn phải ra xuất hàng v.v.v.. đôi khi công tác tuyển dụng lao động của Công ty chỉ mang tính chất hình thức, đối với những người có người thân trong Công ty thì công việc này diễn ra hết sức dễ dàng. Đây là một nhược điểm mà Công ty cần phải khắc phục, vì nó rất có ảnh hưởng đến công tác quản lý, đến kết qủa sản xuất sau này . 4. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động : Công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động của Công ty được thực hiện một cách khách quan, không dựa vào một chỉ tiêu đánh giá nào cả. Khi người quản lý cấp trên của người lao động có nhận xét là người đó làm được, làm tốt thì đó chỉ là những nhận định qua thị giác và cảm tính mà thôi. 5. Công tác bồi dưỡng lao động : Khác với những công tác trên, công tác vồi dưỡng lao động lại được Công ty chú ý hơn đối với mọi người lao động . + Đối với cá nhân :Công việc này được tiến hành(tại chỗ) ngay trong Công ty, những công nhân còn kém, công nhân mơí sẽ được những lao động có trình độ chuyên môn hơn chỉ dạy ngay tại nơi mà người đó làm hay sẽ làm để họ khắc phục được ngay tránh gây ra những ảnh hưởng trong lao động . + Đào tạo ngoài công ty : Công ty cũng áp dụng hình thức này đối với một số cán bộ phòng ban, môt số kỹ sư như cử họ đi học tại các trung tâm, các khoá huấn lyện, đóng học phí và chi phí học tập cho các kỹ sư hoá chất để nâng cao trình độ của các học viên. Trong thời gian người lao động tham gia các khoá học thì Công ty vẫn trả lương cho họ với mức bình thường họ làm việc. Đây là điểm đáng khen ngợi trong công tác quản lý lao động của Công ty, tạo điều kiện cho người lao động phát triển về trí lực để có thể gắn bó và lao động hết mình vì Công ty . 6- Đặc điểm về tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Hiện nay, do đặc điểm của cơ cấu sản xuất mang tính chất dây chuyền nên hình thức trả lương mà Công ty áp dụng là hình trức trả lương theo thời gian. Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho người lao động Theo hình thức này thì doanh nghiệp phải dựa vào bảng chấm công để làm cơ sở tính lương. Tiền lương theo thời gian áp dụng ở Công ty nhựa Đông á được chia ra: _ Tiền lương tháng: tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động mức lương cơ bản hàng tháng theo HĐ lao động thì một công nhân được lĩnh hàng tháng một khoản tiền là: 1,47 * 210.000 = 308.000 đồng _Tiền lương ngày : tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho 26 ngày. Tt 26 Tn = _ Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho 8 giờ Tn 8 Tg = Căn cứ để lfm cơ sở tính để tiền lương mà Công ty áp dụng là bảng chấm công theo thời gian. Thời gian người lao động làm việc thực tế bằng tổng số giờ mà người đó làm việc ( kể cả giờ làm thêm và giờ chủ nhật) được thể hiện dưới biểu trích sau: Stt Họ và tên Tổng số giờ công làm việc Giờ theo CĐ Thêm giờ Giờ chủ nhật 1 Phạm Anh Thắng 208 112,5 32 2 Nguyễn Hải Phong 208 86,3 8 3 Phân Thành Lê 208 121,5 24 4 Lưu Xuân Thái 208 127,5 40 5 Kiều Văn Luận 208 117,0 24 (Nguồn phòng kế toán ) Tuỳ theo từng đối tượng lao động mà doanh nghiệp trả lương cơ bản khác nhau một phần là do hình thức trả lương theo thoì gian cũng một phần làdo công việc của người lao động (công nhân sản xuất ) không cần thiết đòi hỏi đến trình độ tay nghề, biểu hiện như: + Lao động gián tiếp thuộc cán bộ quản lý từ: 25.00.000 đ đến 1.000.000 đ + Lao động gián tiếp từ: 400.000 đ đến 800.000 đ + Lao động hệ công nhân : 500.000 đ hoậc 550.000 đ. Như vậy, doanh nghiệp trả lương cơ bản cho lao động là không căn cứ trên một hệ số hay chỉ tiêu nào cả mà chỉ phụ thuộc vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhiệm, được thể hiện qua hai bản trích dẫn sau: Biểu số 5: bảng thanh toán tiền lương của Công ty nhựa Đông á- tổ ép stt Họ và tên Lương cơ bản 100% Thêm giờ 150 % Lương CN 200 % Phụ cấp trách nhiệm Tổng cộng Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) 1 Phạm AnhThắng 208 700.000 112,5 567.909 32 215.385 100.000 1.583.293 2 Nguyễn Hải Phong 208 650.000 86,3 404.531 8 50.000 100.000 1.204.531 3 Phan Thành Lê 208 550.000 121,0 479.928 24 126.923 1.156.851 4 Lưu Xuân Thái 208 500.000 127,5 459.736 40 192.308 1.152.043 5 Kiều Văn Luận 208 550.000 117,0 464.063 24 126.923 1.140.986 Biểu số 6: bảng thanh toán tiền lương của Công ty nhựa Đông á- tổ ép stt Họ và tên Lương cơ bản 100% Thêm giờ 150 % Lương CN 200 % Phụ cấp trách nhiệm Tổng cộng Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) Giờ công (giờ) Thành tiền (đồng ) 1 Đinh Thu Hiền 208 2.500.000 41,3 744.591 24 576.923 3.470.514 2 Vũ Hồng Ngọc 208 1.900.000 0 0 0 0 1.900.000 3 Vũ Hải Phong 208 1.000.000 20,8 15.0000 16 153.846 500.000 1.353.846 4 Phạm Xuân Mạnh 208 800.000 98,8 570.000 24 184.615 1.554.615 5 Nguyễn Thu Hiền 208 700.000 55,3 279.159 16 107.692 1.086.851 6 PhùngThị Quỳnh 208 400.000 54,8 158.077 16 61.538 619.615 Qua hai bảng số liệu trên có thể thấy thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm 3 khoản chính: Lương cơ bản + lương thêm giờ + phụ cấp TN (nếucó) Ví dụ: Tính lương phải trả cho anh Phạm Anh Thắng - Tổ ép như sau: * Thời gian lao động trong chế độ là 208 giờ * Thời gian làm thêm giờ là 112,5 giờ. * Thời gian làm thêm chủ nhất là 32 giờ Với thời gian làm việc như trên, các chỉ tiêu lưong của anh Thắng được tính như sau: + Lương cơ bản = 700.000 đ 700.000 112,5 * * 150 % = 567.090 đ 208 + Lương thêm giờ = 700.000 32 * * 200 % = 215.385đ 208 + Lương chủ nhật = + Phụ cấp trách nhiệm (Tổ trưởng ) = 100.000 đ Vậy tổng cộng số tiền mà anh Thắng được lĩnh là: ồ = 1.583.293 đ. Qua tìm hiểu em được biết mức thu nhập thấp nhất ở doanh nghiệp cũng gần 600.000 đ, trung bình là 870.000 đ / người / tháng. Đối với một doanh nghiệp tư nhân thì đây cũng là một con số khá cao cho những người lao động mà chỷ yếu là lao động chân tay ( hệ công nhân không cần đòi hỏi cấp bậc). Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian là mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, doanh nghiệp áp dụng trả lương theo thời gian kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. * Một số loại tiền thưởng mà doanh nghiệp áp dụng: _ Thưởng phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật : Được áp dụng cho tất cả mọi người lao động trong doanh nghiệp, nếu bất kỳ ai có sáng kiến nâng cao kỹ thuật giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, sản xuất có hiệu quả hơn thì đều được thưởng. _ Thưởng do sử dụng tốt máy móc thiết bị: Máy móc thiết vị là TSCĐ của doanh nghiệp, khấu hao máy móc thiết bị cũng là khoản chi phí tính vào giá thành sản phẩm. Do vậy, sử dụng tốt máy móc thiết bị sẽ làm giảm chi phí khấu hao và hạ giá thành sản phẩm. _ Thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu: Chi phí vật tư nguyên vật liệu là chi phí chủ yếu cấu tạo nên giá thành sản phẩm . Do vậy, người lao động nào sử dụng tiết kiệm trong sản xuất nghìa là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm cho sản phẩm cảuu đơnvị nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp _ Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất : Tăng NSLĐ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, tiết kiệm chi phí cố định, giảm chi phí nhân công trực tiếp. _ Thưởng dịp lễ, tết: áp dụng cho các này lễ trong năm (như lễ tết cổ tuyền dân tộc, tết 1/ 6 - tết của thiết nhi, 1/ 5- quốc tế lao động , 8/3- quốc tế phụ nữ…) * Các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương được Công ty áp dụng : Hàng tháng ngoài tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng thì Công ty còn trích thêm một số khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho CNV như: Tiền ăn giữa ca : Với chế độ làm việc 24/24 giơ làm theo ca thì CBCVN đều được hưởng chế độ ăn giữa ca, với mỗi suất là 4000 đ/người . Tiền phụ cấp trách nhiệm : Là tiền phụ cấp mang tính chất như tiền lương vì hàng tháng những lao động đồng thời làm công tác như trưởng phòng hay quản đốc, tổ trưởng …đều được nhận khoản phụ cấp này là 100.000 đ/tháng. Tuy nhiên, mức phụ cấp trách nhiệm này còn là thấp, doanh nghiệp cần phải linh động hơn nữa để những người lao động làm công tác đó phải tự đánh giá lại xem mình đã làm tròn trách nhệm của mình chưa và có thực sự xứng với khoản tiền đó không . Còn về phụ cấp độc hại thì thực sự là doanh nghiệp chưa có một khoản chi nào cho phụ cấp này cả. Đây là một hạn chế lớn mà công tác quản lý lao động của Công ty tmsx nhựa Đông á chưa khắc phục được ngoài các hình thức mua các công cụ hỗ trợ cho người lao động làm việc như : găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ .v.v.. 7- Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tmsx nhựa Đông á: Sản phẩm của Công ty tmsx nhựa Đông á là mặt hàng nhựa cao cấp cho trang trí nội thất các loại do vậy, hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ khoa học kỹ thuật hoàn toàn được chuyển giao từ phía Đài Loan. Tuy vậy, hệ thlống thiết bị máy móc này thường xuyên phải được nâng cấp, bảo dưởng định kỳ để quá trình sản xuất được diễn ra ổn định và liên tục . Nhìn chung về cơ sở hạ tầng của Công ty là đủ tiêu chuẩn của một doanh nghiệp sản xuất ( baogồm có nhà xưởng, văn phòng, kho tàng bến bãi …). Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng tốt được điều kiện làm việc cho người lao động như : - thiếu nhà nghỉ giữa giờ, người lao động thường phải nghỉ tại chỗ . - kho tàng còn thiếu nên thủ kho phải làm việc vất vả (như kho hạt nhựa và kho phế liệu hạt phải chung một kho, công cụ dụng cụ và NVL phụ để chung một kho). Phần ba: kến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động ở Công ty nhựa Đông á I - Cơ sở khoa học của kiến nghị Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập, lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận, nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng nguời lao động ) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ với lao động. Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Công ty nhựa Đông á đã tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công - được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi số ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người laođộng. Bảng chấm công do tổ trưởng trực tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của từng nguời. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất. Qua phân tích có thể thấy công tác quản lý lao đông tại Công ty nhựa Đông A tuy có nhiêu thành công và đạt hiệu quả tương đối tốt nhưng cũng không phải là không có những thiếu sót cần khắc phục . Phòng quản lý về lao động của Công ty đã có những phân tích, đánh giá rất chính xác và đầy đủ từ mặt sử dụng số lượng lao động, mặt tổ chức nhân công lao động đến mặt sử dụng năng suất lao động. Mặt khác, những công việc này lại được phòng quản lý của Công ty tiến hành một cách thường xuyên, đếm từng tổ sản xuất , từng ca sản xuất càng làm cho công tác quản lý lao động được ngày càng có hiệu quả hơn. Từ các tài liệu thu được, qua phân tích đánh giá, so sánh hợp lý để có thể tìm ra được những mặt mạnh, mặt còn hạn chế trong công tác quản lýlao động nói riêng và trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói chung. 1- Đánh giá công tác quản lý lao động trên các mặt 1.1. Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng lao động tại Công ty công tác quản lý lao động có đạt hiệu quả hay không điều này trước hết được thể hiện rất rõ ở việc sử dụng lao động của doanh nghiệp đó có tiết kiệm hay không . việc sử dụng lao động có hiệu qủa là vì việc sử dụng lao động gắn với kết qủa sản xuất tức là phải tính được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động có liên hệ với giá trị sản lượng. Tình hình hoàn thành KH sử dụng số lượng lao động tại Công ty nhựa Đông á được thể hiện qua bảng tài liệu sau : Biểu số 7 : bảng đánh giá tình hình sử dụng lao động Chỉ tiêu Tháng 6 Tháng 7 Chênh lệch % Sản lượng sản phẩm(triệu đồng) 2602,5 2760,1 +157,6 106,05 Số lượng lao động bình quân trong danh sách 93 95 +2 102,15 Trong đo:+ công nhân + nhân viên 58 35 60 35 +2 0 103,44 0 Qua bảng số liệu trên thì : - Tình hình hoàn thành KH sản lượng sản phẩm về sử dụng lao động: Số tương đối: , giảm 2,41% 2760,1 2602,5 Số tuyệt đối: 60-58 * = 1,5 (lao động) Như vậy là doanh nghiệp chưa hoàn thành được kế hoạch sử dụng lao động trong T7 so với T6 hay đã hao phí một lượng lao động là 1,5 (lđ) trong khi giá trị sản lượng chỉ tăng 157,6 (tr đ), tương ứng 6,05%. Nói cách khác là : Giá trị sản lượng T7 giảm so với T6 là 2,41% Với lượng lao động hao phí là 1,5 ( lao động ) . Điều này cho thấy công tác quản lý lao động về mặt sử dụng lao động ở Công ty nhựa Đông á còn hạn chế, cần phảicó biện pháp sao cho sử dụng lao động đạt hiệu qủa hơn 1.2. Phân tích tình hình sử dụng NSLĐ Qua những số liệu đã thu thập ở trên thì ngoài việc đánh giá tình hình sử dụng có hợp lý lượng lao động hay không ta còn phải đánh giá cả đến chỉ tiêu mức NLĐ cuả người lao động. Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện của ca sản xuất được các cán bộ quản lý Công ty kiểm tra, đánh giá, cân đối giữa các điều kiện sản xuất với lượng lao động có mặt tham gia sản xuất. Nếu mất cân đối, Công ty luôn có biện pháp tổ chức điều chỉnh ngay để đảm bảo yêu cầu sản xuất và tránh được lãng phí cục bộ, tạo thành những chi phí vô ích. Mức NSLĐ Giờ sản xuất = Giá trị sản lượng hoàn thành trong kỳ Tổng số giờ công bình quân 2.760,1 60*24*26 Mức năng suất lao động = =0,07372 ( tr. đồng/ người/giờ) giờ sản xuất (tháng 7) = 73.720 ( đồng /người/giờ) Vậy mức năng suất lao động giờ sản xuất của công ty nhựa Đông á trong tháng 07/năm 2002 đạt là 73.720 (đ/người /giờ ). Đây là một con số khá khiêm tốn thể hiện công tác quản lý trên mặt NSLĐ vẫn chưa đạt hiệuquả. Do mức NXLĐgiờ chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu: * Chất lượng công nghệ sản xuất * Chất lượng nguyên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm * Chất lượng lao động vận hành công nghệ thiết bị sản xuất * Khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, để nâng cao được mức NSLĐ giờ ngoài việc nâng cao chất lượng lao động thì doanh nghiệp còn cần phải tính đến ảnh hưởng của các nhân tố trên. 1.3. Đánh giá tình hình trang bị tscđ, máy móc thiết bị sản xuất tscđ, máy móc thiết bị chính là những cơ sở vật chất - kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và công việc của họ, chính vì vậy tscđ hay máymóc thiết vị có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý lao động của một doanh nghiệp Điều này được thể hiện qua biểu số liệu sau: Chỉ tiêu đv tính Tháng 06/2002 Tháng 07/2002 Nguyên giá tscđ dùng vào sản xuất Tr. đ 14.237 14 Nguyên giá TB dùng vào sản xuất Tr. đ 6.121,5 6.347,4 Số CN làm việc bình quân Người 58 60 Số TB đã lắp bình quân Máy 25 29 Sô TB hiện có Máy 27 30 Số TB làmviệc thực tế bình quân Máy 24 29 Tính toán các chỉ tiêu: Nguyên giá tscđ bình quân cho một công nhân làm việc Nguyên giá tscđ Số công nhân làm việc bình quân = 14.237 58 14.514,5 60 _ Xét trong tháng 6 thì = =245,46 ( tr. đ/người) - Xét trong tháng 7 thì = = 245,77 trong tháng 7 ,chỉ tiêu nguyên giá tscđ bình quân cho một công nhân giảm đi là 245,77 - 245,46 = 0,31 (tr. đ/người), điểu này cho thấy trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp đang gỉam dần nguyên nhân là do số cn làm việc bình quân tăng trong khi nguyên giá Tscđ không tăng mấy. Nguyên giá TB sản xuất Số công nhân làm việc bình quân Nguyên giá TB sản xuất Bình quân cho một công nhân làm việc = 6.121,5 58 Xét trong tháng 6 thì = = 105,54 (tr. đ/người) 6.347,4 60 Xét trong tháng 7 thì = = 105,79 (tr. đ/người) Như vậy chỉ tiêu nguyên giá TB bình quân cho một công nhân của doanh nghiệp lại tăng lên một lượng là 105,57 - 105,79 = 0,25 (tr. đ/người), chứng tỏ rằng doanh nghiệp có trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động khá cao. Tuy nhiên, xu hướng chung phải là nguyên giá TB sản xuất bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ tăng nhanh hơn nguyên giá tscđ bình quân cho một công nhân. nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp Công ty nhựa Đông á lại chưa hoàn thành tốt được điểu này vì trong khi mức tăng của nguyên giá tscđ cho một công nhân là 0,31 (tr. đ/người) thì mức tăng nguyên giá TB sản xuất cho một công nhân lại chỉ có 0,25 (tr. đ/người). Do vậy ,doanh nghiệp cần phải xem xét,đánh giá lại tình hình trang bị tscđ và máy móc TB cho người lao động để có biện pháp hiệu quả hơn trong việc sử dụng lao động và trong công tác quản lý lao động Qua bảng số liệu trên ta còn nhận thấy * Hệ lắp đặt TB hiện có tháng 7 so với tháng 6 tăng lên là : 29 30 25 27 Hi = = 0,925 Hi = = 0,967 (Tháng 6) (tháng 7) vậy D Hi = 0,967 -0,925 = 0,042 Các hệ sổ trên đã phản ánh được trình độ kịp thời cuả việc lắp đặt lượng thiết bị hiện có vào sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mới chỉ đạt 96,7 % lượng thiết bị hiện có trong doanh nghiệp còn lại là 3,3 % lượng thiết bị trong doanh nghiệp chưa được đưa vào lắp đặt sử dụng và có giảm hơn so với tháng 6 * Hệ số sử dụngthiết bị đã lắp đặt vào sản xuất 29 29 24 25 Hsl = = 0,96 Hsl = = 1 (Tháng 6) (tháng 7) Như vậy là trong tháng 7, doanh nghiệp đã huy động sử dụng hết lượng máy móc thiết bi đã lắp đặt vào sản xuất và so với tháng 6 thì Công ty đã có tiến bộ rất nhiều trong việc trang bị máy móc thiết bị vào phục vụ sản xuất - kinh doanh. 2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý lao động của Công ty trong thời gian tới : Do tuổi đời còn rất trẻ ( thành lập năm 1997), chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường nên Công ty cũng không tránh khỏi những kho khăn và thách thức trong tương lai, song với sức trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo của tập thể CBCNV trong Công ty thì đó không phải là điểu khó. Công tác quản lý lao động của Công ty tuy có những mặt tốt song không phải là không có những thiếu sót cần hoàn thiện trong một tương lai gần để khẳng định thực sự một điều rằng Công ty đang dần đi lên và phát triển một cách vững chắc. Và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý lao động được Công ty đặt ra như sau : 2.1 Quan tâm đến vật chất : Hiện nay Công ty đang có kế hoạch xây dựng thêm một số phòng ăn, ở và phòng nghỉ giữa ca cho người lao động, mua một số thiết bị nước sạch phục vụ trong nhà ăn của Công ty để đảm bảo cho người lao động được dùng nước sạch. Ngoài ra Công ty còn có dự kiến, hàng năm vào các dịp hè tổ chức đi tham quan, nghỉ mát cho toàn thể CBCNV để tinh thần được thoải mái sau những ngày hè lao động mệt mỏi và căng thẳng. 2.2 Quan tâm đến cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất cho người lao động : Đầu năm 2002, Công ty đã bắt tay vào việc cải tạo nâng cấp nhà xưởng và các công trình hạ tầng cũ, mua sắm bổ sung thêm một số máy móc thiết bị để giảm bớt những công việc lao động chân tay nặng nhọc (như máy trộn bột, máy băm phế liệu). Công ty còn dự kiến đến cuối năm 2002 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng một số kho, bến bãi cho xe chở hàng tạo thêm điều kiện làm việc tốt cho người lao động. 2.3 Thực hiện một số chế độ, chính sách đối với người lao động : Công ty đang khẩn trương hoàn thành thủ tục đóng bảo hiểm XH cho người lao động để họ có thể yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Công ty hơn. Một số khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương như phụ cấp độc hai, phụ cấp khu vực cũng đang được cán bộ phòng quản lý lao động trình lên ban giám đốc để có quyết định thực hiện trong thời gian tới. Như vậy có thể thấy, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động của Công ty nhựa Đông á chủ yếu là quan tâm đến người lao động. Hơn nữa, đây cũng là một trong những phương án tối ưu nhất của công tác quản lý lao động vì có quan tâm đến người lao động thì họ mới am tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Công ty, lao động hăng say, hết mình vì Công ty. Do đó NSLĐ cũng tăng theo, doanh thu cao hơn và kết quả hoạt đông sản xuất - kinh doanh cũng cao hơn và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được mở rộng. II. Một số kiến nghị và giải pháp : 1.Một số kiến nghị trong công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á 1.1. Về hình thức trả lương và phân phối thu nhập cho người lao động : Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làn việc mà trả lương cho họ. Do hình thức trả lương theo thời gian này không gắn thu nhập của mỗi lao động với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc nên trong hình thức trả lương này tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là : - Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian là không đổi . - Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm lại thay đổi tuỳ thuộc vào NSLĐ của người lao động. + Người lao động trong Công ty được trả lương theo thời gian mà họ thực tế làm việc ngoài ta họ còn được nhận thên một khoản tiền thưởng nếu họ đạt dược các chỉ tiêu về định mức và chất lượng quy định. Đây là một ưu điểm trong công tác trả lương của Công ty, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả lao động của họ. Tuy nhiên về hình thức thưởng trong doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, doanh nghiệp nên tăng mức thưởng cao hơn và kết hợp với những hình thức khác ngoài thưởng bằng tiền như thưởng bằng quà, thưởng bằng hiện vật v.v.. + Hiện nay chế độ BHXH trong doanh nghiệp chưa được thực hiện, mới đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục hồ sơ. Đây cũng là một nhược điểm trong công tác quả lý lao động mà doanh nghiệp cần khắc phục trước nhất vì BHXH là một trong những chính sách của nhà nước ban hành mà người lao động trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng được hưởng . 1.2 Về cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho lao động : Nhìn chung về cơ sở hạ tầng của Công ty còn thấp, nhiều nhà làm việc còn cũ chưa được cải tạo và nâng cấp, về kho tàng, bến bãi còn thiếu … ngoài ra về tình hình trang bị máy móc thiết bị cho người lao động còn chưa được tốt : Trong khi lượng lao động sản xuất luôn tăng thì máy móc thiết bị phục vụ cho lao động lại ít thay đổi do dó phần nào ảnh hưởng đến NSLĐ vì khi máy móc không trang bị đầy đủ cho công nhân, người lao động sẽ thấy nhàn rỗi và ít quan tâm đến công việc của mình hơn. Do vậy đề nghị Công ty có biện pháp giải quyết vấn đề trên để tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật cho người lao động để họ hăng say hơn trong công việc của mình, có như thế kết quả sản xuất mới cao. 1.3 Về tổ chức đời sống vật chất tình thần cho người lao động Một doanh nghiệp thực hiện tổ chức đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực sự quan tâm dến cuộc sống của họ thì ắt hẳn doanh nghiệp đó sẽ rất thành công trong công tác quản lý lao động và trong cả hoạt động sản xuất - kinh doanh vì lao động là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình lao động, ảnh hưởng trực tiếp kết quả sản xuất - kinh doanh. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ban quản lý Công ty cũng đã có nhiều hoạt động quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động như : Tổ chức đi tham quan, đi du lịch cho lao động, hàng tuần có đặt báo để người lao động biết thêm nhiều thông tin bên ngoài, cung cấp thêm các thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh phòng khi xảy ra tai nạn đến với người lao động, tổ chức văn nghệ giao lưu với các cơ sở khác trong cùng Công ty v.v.. Những hoạt động này có ảnh hưởng rất tích cực đến người lao động do vậy mong rằng ban lãnh đạo Công ty tiếp tục phát huy để công tác quản lý đạt hiệu quả hơn . 1.4 Về đặc điểm lao động của Công ty : Lực lượng lao động trong Công ty chủ yếu là lao động trẻ (tuổi trung bình là 22 tuổi ), khỏe mạnh, năng động nhiệt tình trong công việc. Đây là một mặt mạnh mà doanh nghiệp cần khai thác và phát huy sao cho có hiệu quả tốt nhất. Hiện nay trong Công ty cũng có một số cán bộ, kỹ sư lao động được doanh nghiệp cử đi học thêm, học đại học và có người dưpợc trợ cấp một phần, có người được trợ cấp toàn phần nhằm phát triển, đào tạo thêm nguồn nhân lực cho Công ty. Hoạt đông này vừa giúp người lao động nâng cao trình độ của mình lại vừa hoàn toàn giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu của mình. Do đó, có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực và đào tạo lao động là một sự đầu tư sẽ sinh lợi đáng kể, vì phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển Công ty có hiệu quả . 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiêu quả công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á 2.1 Giải pháp hoàn thiệm công tác phúc lợi và dịch vụ cho người lao động: Công tác phúc lợi nguồn nhân lực có tác dụng dộng vien tinh thần của công nhan vì thlông qua các hoạt động đố càng làm cho người lao động gắn vó với doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tăng nắnguấtld v.v.. Mặc dù hkiện nay, Công ty nhựa Đông á cũng đẫ thực hiện một số loại phúc lợi như :trợ cấp giáo dục, hoạt động tham qquan, bảo vệ sức khoẻ, đặt váo cho lao động. Nhưng khki công tác phúc lợo va dịch vụ cho người lao động chỉ dừng ở đó thôi thì chưa đủ, do dó kết hợp với những hoạt động trên thì Công ty nên thực hiện rhêm một số hoạt động khác như : A, Kế hoạh chia sản phẩm : Đây là một kế họch chia dựa trên tổng sản phẩm dự tính, nhằm thu hút khả năng hợp tác của nhiều nhóm lao động. Kết quả tiếtkhiệm thu được nhờ giảm chi phí lao động và cho phí sản xuất đều được chia cho công nhan. Trong kế hloach jchi sản phẩm này lại được chia làm các loại, do vậy dncó thể chọn một hoặc thực hkiện đan xen ké hoạch với nhau : Kế hoạch nghiên cứu đề nghị công đoàn : Theo kế hoạch này các uỷ ban lao động và quản lý liên krết với nhau nhằm tập hợp các đề nghị của công nhân về việc làm tế nào đẻ tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tránh lãng phí . Tất cả cái đó gây cho công nhân một ấn tượng sâu sắc về tinh thần hợp tác và tính đồng bộ bà phúc lợ được chia nhằm ổn định việc làm, tăng lương và có điều kiện làm việc tốt hơn . Kế hoạch đan xen : Việc khuyến khích tài chính được dựa trên mối quan hệ có tính chất lịch sử của tổng thu nhập theo giờ công nhan với giá trị sản lượng mà họ tạo ra. Vì vậy, đối với mỗi một % tăng giá trị sản lượng (theo kế hoạch đó ) công nhan được nhận lợi ích tức chia thêm của một phần trăm (%) tổng giá trị thu nhập của họ. Dư phân lợi nhuận: Đây là loại thoả ước mà công nhân và những người quản lý được tự do tham gia, theo đó công nhân nhận được phần lợi nhuận cố định trứơc. Về phía quản lý có những cam kết nhất định về trả cao hơn và ngoài tiền lương bình thường họ còn được hưởng tỷ lệ nhất định của lợi nhuận hoặc theo sự phân chia được công bố trước . dư phân lợi nhuận tạo ra cảm giác được chung phần và được khuyến khích và đảm bảo để trả khi người lao động mất khả năng làm việc, ốm đau, thôi việc về hưu hoặc cũng có thể kết hợp vừa trả vừa giữ một phần để trả dần . B- Giúp đỡ tài chính cho người lao động : Doanh nghiệp nên thực hiện một số hoạt động giúp đỡ về tài chính nhằm giúp người lao động sớm thực hiện được ước mơ, nguyện vọng của mình như việc cho vay nhằm giúp công nhân mua nhà, mua xe v.v..và được khẩu trừ dần vào tiền lương của họ . C- Mở một số các cửa hàng, căng tin trợ giúp công nhân: Ngoài bữa ăn giữa ca mà Công ty phục vụ cho người lao động thì Công ty nên mở thêm quán cà phê hay căng tin bán với giá rẻ cho người lao động để sau những giờ làm việc mệt mỏi họ - những người lao động còn rất trẻ, có được những giờ phút thư giãn ngồi hàn huyên với nhau . 2.2 Hoàn thiện công tác tuyển chọn và bố trí lao động : Việc tuyển chọn lao động là bước đầu tiên của công tác quản lý lao động, quyết định chất lượng lao động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả sử dụng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung đúng mức và thận trọng trong công tác tuyển chọn tránh tình trạng tuyển chọn đaị trà, hình thức như một số doanh nghiệp hiện nay . Công ty nên có những quan tâm thích đáng cho quá trình tuyển chọn thông báo rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí, yêu cầu công việc cũng như cơ hội thăng tiến và quyền lợi của người lao động khi làm việc trong Công ty. Trước khi tuyển chọn, Công ty thực hiện quá trình tuyển mộ loại bỏ những ứng cử viên không có khả năng phù hợp với công việc, vừa thu hút được nhiều người đến Công ty vừa giảm chi phí cho tuyển chọn, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển chọn . để tránh tình trạng người lao động vào làm việc trong Công ty và thường xuyên vi phạm kỷ kuật nên trong quá trình tuyển chọn chú ý không chỉ quan tâm đến trình độ mà phẩm chất đạo đức, tư cách cá nhân cũng có ý nghĩa quan trọng. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường bởi chính hậu quả của việc tuyển chọn không có cơ sở hay gây tác hại lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có định tuyển lao động thì việc cần thiết nhất là phải xây dựng được bản mô tả công việc khi tiến đến với từng vị trí trên cơ sở này đặt ra ngững tiêu chuẩn cụ thể đối với người dự tuyển, có như vậy quá trình tuyển chọn mới có mục đích rõ ràng và đạt kết quả cao . Cơ sở duy nhất tuyển người vào làm trong doanh nghiệp là phải thoả mãn các tiêu chuẩn thuê mướn và yêu cầu đặc điểm của công việc, căn cứ vào nhu cầu thực sự do thiếu hụt hiện có trong doanh nghiệp. Phân công công việc cho kinh doanh mới được thực hiện trên cơ sở những đánh giá của quá trình tuyển chọn, việc kết hợp chặt chẽ như vậy giúp cho doanh nghiệp tận dụng được khả năng tiềm tàng của người lao động, tránh được những lãng phí không đáng có. Tuy nhiên việc bố trí lại cho phù hợp cơ cấu lao động trong doanh nghiệp hiện nay là vấn đề xác dịnh lực lượng dôi dư ở mỗi bộ phận, xác định những bộ phận còn thiếu, cân đối lượng lao động sao cho cơ cấu lao động là hợp lý nhất, người lao động được làm công việc mình ưa nhất, có khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao . Doanh nghiệp ngoài việc lấy trình độ chuyên môn tay nghề làm cơ sở để bố trí lao động phải căn cứ đặc điểm tâm sinh lý của mỗi cá nhân người lao động để bố trí vào công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, công việc đơn điệu v.v.. còn ngược lại những người có tính trầm không bố trí vào những vị trí đòi hỏi giao tiếp với nhiều người v.v.. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của bản thân thông qua quá trình bố trí nhân sự trong doanh nghiệp bằng cách mạnh dạn đưa chị em vào vị trí công việc mới mà có thể bỏ qua một số tiêu chuẩn thứ yếu. Có sự hỗ trợ đắc lực của các bộ phận phòng ban có liên quan, tạo cho người phụ nữ những cơ hội phấn đấu và khẳng định mình trong công vệc.Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề này đồng thời phải đào tạo được đội ngũ cán bộ giỏi, có khinh nghiệm biết đánh giá nhìn nhận con người không áp dụng một cách máy móc trong bố trí thay đổi công vệc cho người lao động . 2.3 Cải thiện điều kiện và tổ chức phục vụ nơi làm việc : Doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động bảo vệ lao động khỏi các tác nhân như bụi, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…và đối với từng yếu tố cần có biện pháp xử lý riêng . - Để chống độ bụi rrong xưởng sản xuất tạo hạt nhựa của doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ các biện pháp như cung cấp đầy đủ khẩu trang cho từng người, quần áo bảo hộ, mũ, bao tay … còn trong các khu vực khác ngoài phân xưởng sản xuất thì nên tiến hành các hoạt động vệ sinh sạch sẽ, quýet dọn thường xuyên môi trường làm việc, phân công lịch trực nhật cụ thể hoặc phân công một nhóm người làm vệ sinh hàng ngày . Tổ chức khámsức khoẻ định kỳ bảo đam, sức khoẻ cho người lao động sớm phát hiện các bệnh đường hô hấp, bệnh phổi đối với công nhân phải làm việc với nhiều bụi . - Rung động là một trong những yếu tố tác động mạnh đến cơ thể làm rối loạn các bộ phận trong cơ thể, gây đau cơ, tổn thương khớp …đòi hỏi doanh nghiệp luôn thực hiện tốt việc bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tổ chức thay dầu mỡ, xiết chặt ốc vít ở những nơi có thể xảy ra rung động, cách ly máy móc với nền bằng các đế cao su - Về ánh sáng thì nơi người lao động làm việc phải được đảm bảo chiếu sáng dựa trên cơ sở tận dụng ánh sáng tự nhiên qua hệ thống được bố trí tốt và hệ thống ánh sáng nhân tạo, chủ yếu được sử dụng là đèn huỳnh quang. Việc đảm bảo đủ ánh sáng hạn chế được các tai nạn lao động, đảm bảo sức khoẻ cho lao động, tăng hiệu quả sử dụng lao động . - Đối với các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ, doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng vi phạm tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống nhà xưởng cần được nâng cấp không để lao động làm việc trong nhà xưởng ẩm thấp, doanh nghiệp cần thực hiện tốt việc trang bị hệ thống máy thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo v..v. 2.4 Hoàn thiện công tác sử dụng lượng lao động Sản phẩm của Công ty nhựa Đông á sản xuất ra chủ yếu được căn cứ trên đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký được với khách hàng do vậy việc dự đoán nhu cầu lao động trong thời gian ngắn là điều rất cần thiết cho Công ty . Trong thời gian tới Công ty nên có kế hoạch dự đoán nhu cầu lượng lao động theo các phương pháp sau : a- Xác định tổng số giờ - người cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc : Phương pháp xác định : T= ồ ti*qi Trong đó : T - Tổng số giờ - người cần thiét Ti - Hao phí lao động cho một đơn vị công việc (giờ) Qi - Số lượng công việc . b- Xác định số thợ cần thiết để hoàn thành kế hoạch công việc . Dùng phương pháp trên với đơn vị là người và số công nhân = T c- Xác định số lượng các loại nhân viên khác: Có thể dùng phương pháp định biên, tính trực tiếp cho các bộ phận, phòng ban. Song trước khi xác định số người cần thiết phải cải tiến bộ máy quản lý và hoàn thiện các chức năng của cán bộ quản lý. 2.5. Tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp . Tăng cường kỷ luật lao động là biện pháp hành chính hữu hiệu để người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thời gian làm vịêc và quy trình công nghệ trong sản xuất . Để kỷ luật lao động có hiệu quả doanh nghiệp cần phải có nội quy quy định rõ ràng phát cho người lao động hoặc treo ở những nơi bất kỳ người lao động nào cũng thường xuyên đọc được. Kỷ luật lao động đã trở thành hành lang cụ thể để nhân viên có thể dựa vào đó hoàn thành công việc một cách tốt hơn. Doanh nghiệp còn phải quy định rất chặt chẽ theo định mức sử dụng vật tư, nvl, quy định các hình thức cảnh cáo, khiển trách, phê bình, hạ tầng công tác, buộc thôi việc đối với từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó việc thi hành kỷ luật được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ. Hội đồng kỷ luật của Công ty cần nắm vững những nguyên nhân, mức độ vi phạm của người lao động trên cơ sở đó quyết đinh hình thức kỷ luật chính thức. Kết luận. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nói chung cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả cùng bộ máy quản lý phù hợp với lại hình doanh nghiệp của mình. Đặc việt là đối với doanh nghiệp sản xuất thì công tác quả lý lao động có hiệu quả quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, vị trí và thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường . Hiệu quả của công tác quản lý lao động không chỉ có ý nghĩa vai trò trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp người lao động phát triển toàn diện về năng lực, kiến thức, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người lao động, bên cạnh đó còn có ý nghĩa Xã hội sâu sắc . Với vốn kiến thức hạn chế của bản thân cùng với thời gian thực tập có hạn em đã có gắng hết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để trình bày trong luận văn của mình. Bài viết đi từ những mội dung cơ bản của công tác quản lý và biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm lao động đến trình bày và phần tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động tại Công ty và từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty tmsx nhựa Đông á. Do vậy chắc hẳn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn, các anh chị phòng kế toán của Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa . Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn : Trần Mạnh Hùng cùng các cán bộ công nhân viên Công ty tmsx nhựa Đông á đã giúp em hoàn thành luận văn này . tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình " Quản trị nhân lực " NXB Thống kê - 1998. 2. Thống kê lao động Đại học KTQD. 3. Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh " NXB Thống kê - 2001. 4. Tổ chức lao động khoa học trong các xí nghiệp Đại học KTQD (tập 1 và 2). 5. Giáo trình kinh tế và quản lý doanh nghiệp Đại học KTQD. 6. Một số tạp chí kinh tế : - Tạp chí côn số và sự kiện - Tạp chí Kinh tế - Xã hội - Nghiên cứu kinh tế. 7. Một số tài liệu nội bộ của Công ty nhựa Đông á Mục lục Trang Lời mở đầu Phần Một: Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động trong các doanh nghiệp I- Nội dung của công tác quản lý lao động trong các doanh nghiệp 1. Xác định nhu cầu lao động 2. Công tác tuyển chọn lao động và bố trí lao động 3. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả lao động 4. Công tác kích thích lao động 5. Công tác bồi dưỡng lao động II- Các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động 1. Các tiêu thức sử dụng lao động 2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị. 3. Phân phối thu nhập cho người lao động Phần Hai: Thực trạng công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 3. Cơ cấu tổ chức 4. Mục tiêu ngành nghề kinh doanh 5. Cơ cấu sản xuất của Doanh nghiệp. 6. Kết quả hoạt động SX - KD của doanh nghiệp vài năm gần đây. II - Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á 1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 2. Đặc điểm về lao động 3. Công tác tuyển dụng và bố trí lao động 4. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động 5. Công tác bồi dưỡng lao động 6. Đặc điểm về tiền lương và các khoản trích theo lương 7. Đặc điểm về cơ sở vật chất - kỹ thuật. Phần Ba: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á. I- Cơ sở khoa học của kiến nghị 1. Đánh giá công tác quản lý lao động trên các mặt. 2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý lao động tại Công ty I- Một số kiến nghị và giải pháp 1. Một số kiến nghị trong công tác quản lý lao động tại Công ty nhựa Đông á 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. Công ty TNHH Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam TM và SX Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nhựa Đông á ………..J………. Hà nội, ngày…. tháng ….năm 2002. Nhận xét của cơ quan thực tập Bộ Công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khoa Kinh tế. ……….&……… Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2002. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29820.doc
Tài liệu liên quan