Đề tài Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Việc xác định mức trọng yếu kiểm toán Mức trọng yếu là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên thiết kế thủ tục phân tích. Cụ thể, mức trọng yếu giúp kiểm toán viên xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) để đưa ra quyết định đối với kết quả chênh lệch đã được phát hiện. Các chỉ tiêu khoản mục có mức trọng yếu khác nhau sẽ có giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được khác nhau. Các khoản mục càng trọng yếu thì giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được được xác định càng thấp. Nếu kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu quá nhỏ so với mức cần thiết thì số lượng chênh lệch cần xác định nguyên nhân sẽ tăng lên. Ngược lại nếu mức trọng yếu được xác lập càng cao thì có thể kiểm toán viên sẽ bỏ qua những chênh lệch quan trọng cần phải xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, về nguyên tắc đối với các khoản mục trọng yếu kiểm toán viên không chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà phải kết hợp với các kỹ thuật khác để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Khi kiểm toán ở các đơn vị có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, để hạn chế rủi ro kiểm toán kiểm toán viên thường hạn chế sử dụng thủ tục phân tích và thận trọng đưa ra kết luận về các chênh lệch phát hiện được. Vì vậy, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không được đánh giá phù hợp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế và cách thức thực hiện thủ tục phân tích trong từng trường hợp cụ thể.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt tại quỹ 62,119,767 17,017,117 (45,102,650) -73% Tiền gửi ngân hang 827,101,283 580,615,877 (246,485,406) -30% N1 Các khoản phải thu 204,402,764 950,657,830 746,255,066 365% Phải thu của khách 195,278,648 511,318,930 316,040,282 162% N2 VAT được khấu trừ - - - N3 Phải thu nội bộ - 439,338,900 439,338,900 Phải thu khác 9,124,116 - (9,124,116) -100% Hàng tồn kho 190,424,992 687,440,094 497,015,102 261% Hàng đang chuyển 13,692,179 - (13,692,179) -100% Công cụ dụng cụ - - - Sản phẩm dở dang 46,309,689 28,194,830 (18,114,859) -39% Sản phẩm thay thế 103,423.124 659,245,264 528,822,140 405% N4 Tài sản lưu động khác 5,400,000 18,400,000 13,000,000 241% Tạm ứng 5,400,000 18,400,000 13,000,000 241% Tài sản cố định 532,302,173 678,374,160 146,071,987 27% Tài sản cố định 445,689,975 424,171,237 (21,518,738) -5% Tài sản cố định 445,689,975 424,171,237 (21,518,738) -5% hữu hình Nguyên giá 474,766,349 553,480,279 78,713,930 17% N5 Khấu hao luỹ kế (29,076,374) (129,309,042) (100,232,668) 345% Trả trước dài hạn 86,612,198 254,202,923 167,590,725 193% Xây dựng cơ bản dở dang - - - Trả truớc dài hạn 86,612,198 185,921,003 99,308,805 115% N6 Ký quỹ dài hạn - 68,281,920 68,281,920 N7 Thuế tài sản hoãn lại - N8 Tổng tài sản 1,821,750,979 2,932,505,078 1,110,754,099 61% Các khoản phải trả 483,277,582 674,792.284 191,514,702 40% Nợ ngắn hạn 204,810,211 613,792,284 408,982,073 200% Nợ dài hạn phải trả 84,000,000 84,000,000 - 0%N9 Phải trả nhà cung cấp 4,698,091 54,910,000 50,211,909 1069% Khách hàng ứng trước 15,000,000 13,000,000 (2,000,000) -13% Thuế phải nộp nhà nước 38,713,608 318,211,004 279,497,396 722%N10 Phải trả người Lao động - - - Phải trả nội bộ 46,494,986 - (46,494,986) -100% Phải trả khác 15,903,526 9,772,546 (6,130,980) - 39% Chi phí phải trả 33,467,371 33,898,734 431,363 0 %N11 Nợ dài hạn khác 145,000,000 61,000,000 (84,000,000) - 58% Vay dài hạn 145,000,000 61,000,000 (84,000,000) - 58%N12 Nguồn vốn 1,338,473,397 2,257,712,794 913,239,397 69% Nguồn vốn kinh doanh 1,553,800,000 1,553,800,000 - 0 % Lợi nhuận sau thuế (215,326,603) 703,912,794 919,239,397 -427% Tổng nguồn vốn 1,821,750,979 2,932,505,078 1,110,754,099 61% Ghi chú: N1: Tài khoản tiền gửi ngân hang ANZ. Mặc dù , công ty làm việc có lơi nhuận nhưng việc tăng hang tồn kho và chi phí phải trả ,đồng thời lại giảm nợ ngắn hạn dẫn đến giảm số dư tiền tại công ty. N2: Sự tăng trọng yếu số dư tài khoản phải thu chủ yếu do phải thu từ các khách hàng trong nước thường xuyên với các hợp đồng bảo dưỡng thường xuyên như ngân hàng ngoại thương Việt Nam 31 triệu đồng, BMC 91 triệu đồng, Tài nguyên 48 triệu đồng, công ty dịch vụ và đầu tư Việt Nam 63 triệu đông, …. N3: Số dư của khoản phải thu nội bộ phản ánh số phải thu từ công ty thang máy DONGYANG A là 27,734 đô la Mỹ cho phí dịch vụ của dự án Nam Trung Yên. N4: Trong năm công ty ký 3 hợp đồng với khách sạn VIN METRIX DUXTON,khách sạnHABOURVIEW và côngty xây dựng số 2 cho gói thầu bảo dưỡng gồm có việc thay thế Các thiết bị lắp đặt.Không có rủi ro trọng yếu với các hàng đã cũ vì theo các hợp đồng này thì đây là các loại máy chung, phổ biến. N5: Trong năm ,công ty chỉ mua 1 máy photocopy và một máy tính xách tay. N6: Trả trước dài hạn phản ánh chi phí cho hợp đồng bảo dưỡng, mua lại của công ty Vietsin và Thiên nam và vài đồ đạc mua trong năm . Công ty phân bổ chi phí cho hợp đồng mua lại căn cứ trên thời gian họ ghi nhận thu nhập. N7: Số dư phản ánh khoản đặt cọc dài hạn cho việc thuê văn phòng. N8: Khoản này không sử dụng. N9: Xem ghi chú 12. N10: Số dư thuế phải nộp chủ yếu phản ánh số thuế thu nhập cá nhân. Xem ghi chú 6 của phân tích cuối cùng của Báo cáo kết quả kinh doanh. N11: chi phí phải trả chủ yếu phản ánh chi phí kiểm toán phải trả ( 40 triệu VNĐ ), trợ cấp thôi việc ( 29 triệu VNĐ ), và 54 triệu của công việc mất phụ cấp từ năm trước chuyển sang. N12: khoản vay ngân hàng công thương được mang từ năm trước sang, công ty phải trả 7 triệu đồng mỗi tháng ,84 triệu đồng tại số dư của khoản nợ còn phải trả của khoản vay dài hạn phản ánh số còn phải nộp trong vòng 12 tháng của khoản vay . 2.2.Thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng B 2.2.1.Giới thiệu về khách hàng B Công ty B là một công ty liên danh được thành lập ở Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 140/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 5 tháng 3 năm 1991, giấy phép điều chỉnh 140/DCGP1, ngày 29 tháng 11 năm 1993, giấy phép điều chỉnh lần 2 140/DCGP2, ngày 6 thang 9 năm 2005. Theo giấy phép đầu tư điều chỉnh mới nhất, tổng vốn đầu tư của công ty là 25,000,000 đô la Mỹ, trong đó vốn pháp định là 3,000,000 đô la Mỹ. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là khai thác vàng, bạc. Công ty bắt đầu hoạt động thương mại vào ngày 1 tháng 10 năm 2006, chủ yếu tại khu vực Ho Gan. Hiện nay công ty cung đang tiếp tục khai thác và phát triển khu mỏ ở khu vực Bồng Miêu. Trụ sở chính của công ty nằm ở 644 đường Ngô Quyền, thành phố Đà Nằng, Việt Nam. 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán đối với khách hàng B Công việc đầu tiên trong giai đoạn này của kiểm toán viên là thu thập các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên quan đến hoạt động của khách hàng. Các thông tin thu thập được sẽ được trình bày trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Biểu 2.7 Thu thập thông tin chung về khách hàng E Khách hàng: A Người lập: Chi tiết: Thông tin chung về khách hàng Người soát xét: Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: B1/1 Số trang: Mục đích: thu thập những thông tin về khách hàng, từ đó có thể giúp kiểm toán viên hiểu rõ hoạt động của khách hàng, nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của khách hàng. Thông tin thu thập được: Những thông tin chung về khách hàng Ngành nghề kinh doanh Công ty B là một công ty liên danh được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 140/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 5 tháng 3 năm 1991 và theo các giấy phép điều chỉnh: 140/DCGP1 29 tháng 11 năm 1993 140/DCGP2 9 tháng 6 năm 2005 Hoạt động chính của công ty là khảo sát, thu thập các mẫu và khai thác vàng từ các vùng được cấp phép đầu tư để khai thác. Ngay sau khi khai thác được vàng từ dưới mỏ, công ty tiến hành sản xuất vàng thanh và xuất khẩu sang một công ty ở Thụy Sỹ. 2. Một số thông tin về khách hàng năm 2007 Trong năm 2007 tổng doanh thu của công ty vào khoảng 6,5 triệu đô la Mỹ. Trong năm 2007, công ty đã tiến hành khai thác phía đông dãy Bồng Miêu và phát triển khu núi Kẽm. Khu Ho Gan ( khu vực hiện công ty đang tiến hành khai thác) trong tương lai gần không khả năng khai thác được nên khu vực núi Kẽm đang được đưa vào giai đoạn chuẩn bị. Theo kế hoạch thì khoảng cuối năm 2009 đầu năm 2010 núi Kẽm sẽ sẵn sàng cung cấp sản phẩm để công ty tiến hành việc xuất khẩu. Đây được đánh giá là một khu vực hết sức tiềm năng. Công ty vẫn tiếp tục chuẩn bị báo cáo theo đơn vị tiền tệ là đồng đô la. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Những nhân tố thị trường và các nhân tố môi trường khác Một trong những nhân tố phải kể đến đó là sự lớn mạnh của các hoạt động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế châu Á, cung với sự phát triển của Trung Quốc và sự lớn mạnh về nhu cầu cùng với sự phát triển này. Sự biến động về địa – chính trị và các cuộc chiến chống khủng bố. Sự khắt khe của các luật môi trường cùng với đòi hỏi ngày càng cao về trách nhiệm xã hội. Giá cả hàng hóa ngày càng tăng cao Sự giới hạn về nguồn lực sản xuất trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Sự hợp lý hóa của các ngành công nghiệp ngày càng tăng. Tỷ giá hối đoái và sự ảnh hưởng của đông đô la. Áp lực của các cuộc đình công, các hoạt dộng công đoàn và giới hạn năng lực vận chuyển hang hóa của các dội tàu vận chuyển. Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ thuật cao Kỹ thuật công nghệ mới Luật nhà nước và các quy định về tài chính Những ảnh hưởng từ các lực lượng thị trường khác Cổ đông Người lao động Nhà làm luật Cộng đồng Thị trường vốn Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Nhà cung cấp Nhóm chủ đất Công đoàn Nhóm vận động hành lang môi trường Mục tiêu và chiến lược của công ty Giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị của công ty Tạo ra giá trị của cổ đông Được ghi nhận như một tập đoàn có trách nhiệm, một doanh nghiệp có ích cho xã hội Đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lợi cao Tiếp tục đặt các vấn đề về an toàn và sức khỏe lên hàng đầu, các họat động an toàn lao động được cải thiện Quản lý rủi ro một cách hiệu quả và thiết lập các chính sách ngăn chặn, phân tán rủi ro một cách hiệu qủa Các nhân tố then chốt làm nên thành công của công ty Trách nhiệm xã hội của tập đoàn: chủ động tiếp cận các vấn đề về sức khỏe, an toàn lao động, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp và môi trường cũng như các vấn đề về quản lý nguồn nhân lực. Thực hiện marketing đối với hàng hóa, dịch vụ một cách có hiệu quả: nó bao gồm sự hiểu biết về thị trường, nhu cầu tương lai, thương lượng giá bán một cách hợp lý, công tác hậu cần hiệu quả và khả năng đáp ứng trước nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường. Quản lý năng lực sản xuất (sản xuất, kế hoạch và chi phí sử dụng vốn) để có thể phát triển bền vững lâu dài với chi phí thấp. Sử dụng các công cụ như thương mại điện tử, các sáng kiến công nghệ để cải thiện tốc độ thị trường, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, hậu cần và khai thác các cơ hội thị trường mới Đạt được thu nhập từ nhiều nguồn thông qua việc đầu từ vào một loạt các thị trường hàng hóa khai khoáng và địa lý khác nhau. Quản lý rủi ro do địa lý chính trị ( làm giảm bớt ảnh hưởng của các cuộc vây bắt chính trị, các thảm họa tự nhiên, các mối đe dọa địa vật lý và rủi ro do khủng bố) Sau khi tiến hành tìm hiểu các thông tin chung về hoạt động của khách hàng, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp, kiểm toán viên tiến hành việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của khách hàng. Việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của khách hàng sẽ giúp kiểm toán viên phát hiện những biến động lớn đối với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, xem xét tính bất thường của các biến động này ( bao gồm cả những biến động mong được dự đoán nhưng không xảy ra và các biến động diễn ra ngoài dự kiến). Khi xem xét những biến động bất thường này, kiểm toán viên sẽ giới hạn phạm vi các vùng có rủi ro hoặc gian lận có thể xảy ra, xác định những điểm có thể giảm bớt sự quan tâm cũng như xác định những sự kiện khoản mục cần được chú ý hơn trong quá trình kiểm toán. Khi tiến hành phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán, để tìm hiểu nguyên nhân của các biến động, kiểm toán viên có thể tiến hành phỏng vấn ban giám đốc, các nhà quản lý, các trưởng phòng ban có liên quan để thu thập các thông tin cần thiết. Việc tìm hiểu nguyên nhân của các biến động này cũng có thể được thực hiện riêng lẻ theo từng phần hành, do từng người phụ trách các phần hành thực hiện trước khi tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán cụ thể đối với các phần hành đó. Biểu 2.8 Phân tích soát xét bảng cân đối kế toán e Khách hàng: B Người lập: Chi tiết: Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán Người soát xét: Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A4/2 Chỉ tiêu 31.12.200X 31.12.200X-1 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % Tổng tài sản Số tiền % Tổng tài sản Số tiền % TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 3,783,326 19% 2,345,546 14% 1,437,780 61% Tiền 351,183 2% 16,576 0% 334,607 2019% [1] Phải thu và trả trước 2,118,747 10% 1,741,541 10% 377,206 22% [2] Hàng tồn kho 1,231,921 6% 525,980 3% 705,941 134% [3] Các tài sản ngắn hạn khác 81,475 0% 61,449 0% 20,026 33% Tài sản dài hạn 16,603,722 81% 14,896,117 86% 1,707,605 11% Tài sản cố định hữu hình 6,362,177 31% 6,913,125 40% (550,948) -8% [4] Xây dựng cơ bản dở dang 31,448 0.2% 306,483 2% (275,035) -90% [5] Tài sản cố định vô hình 10,116,845 49.6% 7,562,750 44% 2,554,095 34% [6] Tài sản dài hạn khác 93,252 0.5% 113,759 1% (20,508) -18% TỔNG TÀI SẢN 20,387,048 100% 17,241,663 100% 3,145,385 18% Nợ phải trả 31,252,640 153% 27,068,347 157% 4,184,293 15% Nợ ngắn hạn 1,032,774 5% 1,335,725 (302,951) -23% Phải trả người bán 404,163 2% 625,499 4% (221,336) -35% [7] Phải trả khác 628,611 3% 710,226 4% (81,615) -11% [8] Nợ dài hạn 30,219,866 148% 25,732,622 149% 4,487,244 17% Phải trả công ty mẹ dài hạn 29,275,026 144% 24,851,115 144% 4,423,911 18% [9] Trợ cấp mất việc làm 172,992 1% 117,545 1% 55,447 47% Phải trả dài hạn khác 771,848 4% 763,962 4% 7,886 1% Vốn chủ sở hữu (10,865,592) -53% (9,826,684) -57% (1,038,908) 11% Nguồn vốn 2,600,000 13% 2,600,000 15% 0 0% Lỗ lũy kế (13,465,592) -66% (12,426,684) -72% (1,038,908) 8% [10] TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 20,387,048 100% 17,241,663 100% 3,145,385 18% Ghi chú: Trong năm 2007, công ty vẫn tiếp tục khai thác và phát triển khu vực mỏ Bồng Miêu và khu vực trong lòng Núi Kẽm. Tổng tài sản của công ty tăng 3,1 triệu đô la trong đó tài sản ngắn hạn tăng 1,4 triệu đô la; tài sản dài hạn tăng 1,7 triệu đô la. [1] Tiền tăng lên từ lần vận chuyển hàng lần cuối sẽ tiếp tục được bơm vào các hoạt động phát triển năm 200X+1. [2] Đến thời điểm 31/12/200X công ty đã giải quyết xong tất cả các khoản đặt trước cho nhà cung cấp. Số dư của tài khoản này tăng lên chủ yếu là do trả hộ cho Phước Sơn và các khoản thu nội bộ công ty được ghi nhận. [3] Hàng tồn kho tăng lên là do gold dore và gold in circuit balance. Ngoài ra hàng tồn kho cũng bao gồm các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phát triển của công ty trong tương lai, đặc biệt là hoạt động của khu vực trong lòng Núi Kẽm với kỳ vọng sẽ được đưa vào triển khai trong tháng 3 năm 2008. [4] Bởi vì tài sản của Ho Gan được tính khấu hao chỉ trong 3, 75 năm nên việc tính khấu hao này đã làm cho số dư của khoản mục tài sản cố định hữu hình giảm (tổng khấu hao trong năm 2007 là 1,6 triệu đô la trong khi đó tổng giá trị tài sản cố định mua sắm trong năm cho các dự án khác chỉ khoảng 1 triệu đô la) [5] Xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành trong năm 2007 và đã được chuyển sang tài khoản tài sản cố định, bao gồm nhà lao động trong mỏ, và một vài sửa chữa trong lán chính. [6] Tài sản cố định vô hình tăng bao gồm chi phí khai thác cho vùng Bồng Miêu nói chung và chi phí phát triển cho khu vực lòng Núi Kẽm do hoạt động khá mạnh mẽ của khu vực này trong năm 2007 [7] Tài khoản phải trả người bán giảm chủ yếu là do số dư tài khoản phải trả các nhà cung cấp nước ngoài giảm. Nguyên nhân là do tất cả các thiết bị và máy móc dùng trong quá trình sản xuất vàng đã hoàn tất trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2006 đến 2007, tất cả đã hết thời hạn bảo hành do vậy phần trăm bảo hành giữ lại đã được thanh toán hết cho nhà cung cấp sau khi khấu trừ các phần đặt trước cho nhà cung cấp. [8] Các khoản phải trả khác cũng giảm là do công ty đã dùng tiền mặt hiện có để hoàn trả khoản vay 287,000 đô la cho VFG năm 2007. [9] Phản ánh lượng vốn tăng lên do công ty mẹ OYM tiếp tục đầu tư vào Bồng Miêu. [10] Xem phần ghi chú trong bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sau khi tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích sơ bộ ban đầu bản báo cáo kết quả hoạt động của công ty. Biểu 2.9 Phân tích soát xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh e Khách hàng: B Người lập: Chi tiết: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Người soát xét: Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A4/2 Chỉ tiêu 31.12.200X 31.12.200X-1 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % Doanh thuần Số tiền % Doanh thu thuân Số tiền % Doanh thu 6,543,265 100% 1,449,643 100% 5,093,622 351% [1] Hàng bán bị trả lại 0 0 Doanh thu thuần 6,543,265 100% 1,449,643 100% 5,093,622 351% Giá vốn hàng bán (4,298,991) 66% (1,057,118) 73% (3,241,873) 307% [2] Lợi nhuận gộp 2,244,274 34% 392,525 27% 1,851,749 472% Chi phí bán hàng (102,938) 1.6% (20,443) 1.4% (82,495) 404% [3] Chi phí quản lý (3,116,039) 48% (907,802) 62.6% (2,208,237) 243% [4] Lợi nhuận từ hoạt động (974,702) 15% (535,720) 37% (438,982) 82% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (73,443) -1.1% (48,080) -3% (25,363) 53% Lợi nhuận từ các hoạt động khác (10,703) -0.2% (5,914,943) 408% 5,904,240 100% [5] Lợi nhuận trước thuế (1,058,848) 16% (6,498,743) 448% 5,439,895 84% [6] Lợi nhuận sau thuế (1,058,848) 16% (6,498,743) 448% 5,439,895 84% Ghi chú: Năm 200X-1, công ty bắt đầu hoạt động ngoại thương từ tháng 10, bởi vậy các con số của năm 200X-1 thể hiện của 3 tháng cuối năm [1] Doanh thu tăng 4,5 lần, nguyên nhân là do trong năm 200X công ty xuất khẩu 9000 oz vàng trong khi năm 200X-1 tổng khối lượng xuất khẩu là 4600 oz, trong đó từ tháng 10 đến tháng 12 xuất khẩu 2300 oz vàng ( cùng khối lượng xuất khẩu trung bình theo quý của năm 200X). Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào việc tăng doanh thu đó là giá vàng tăng. Giá vàng trung bình tăng từ 620 đô la/oz lên 850 đô la/oz trong năm 2007. [2] Giá vốn hàng bán tăng khá là tương đồng với doanh thu. Lợi nhuận biên tăng từ 27% lên 34% thể hiện một dấu hiệu hết sức lạc quan trong sản xuất của công ty [3] Chi phí bán hàng tăng do chi phí tinh lọc và chi phí vận chuyển tăng 82,000 đô la trong năm. Chi phí bán hàng vẫn ở mức 1,5 % doanh thu thuần. [4] Chi phí quản lý hàng quý của công ty vào khoảng 770,000đo la (3,1 triệu đô la cho cả năm) thể hiện xu hướng giảm trong chi phí quản lý. Nguyên nhân là do việc cắt giảm chi phí cho hoạt động quản lý và chính sách phân bổ chi phí hiệu quả hơn của Đà Nẵng cho các công ty con, thể hiện được mức độ hoạt động của công ty. [5] Lợi nhuận từ các họat động khác giảm là do trong năm 200X-1 công ty đã ghi nhận lại khoản chi phí trước hoạt động được hoãn lại - một khoản khá lớn. Việc xem xét lại cách ghi nhận này vẫn chưa được soát xét xong ở mức độ tập đoàn. [6] Năm 200X vẫn là một năm mà công ty hoạt động không có lãi. Tuy nhiên khi xem xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của riêng dự án Ho Gan có thể thấy triển vọng khá lạc quan về lợi nhuận của công ty. Tiền thu được từ dự án này có thể dùng cho việc khai thác và phát triển của công ty trong tương lai. 2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với khách hàng B Sau khi thực hiện việc phân tích ban đầu đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cũng tiến hành thực hiện các bước phân tích cụ thể trong từng phần hành cụ thể. Thực hiện thủ tục phân tích cho phần doanh thu tại công ty B Biểu 2.10 Phân tích doanh thu E Khách hàng: B Người lập: Chi tiết: Thực hiện thủ tục phân tích Người soát xét: đối với doanh thu Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: S200 Số trang: Mã tài khoản Tên tài khoản Số liệu chưa kiểm toán năm 200X Số liệu đã kiểm tóan năm 200X-1 Chênh lệch 400000 Doanh thu bán hàng –Vàng 6,514,205.78 1,445,399.81 5,068,806 500011 By Prod. Credits - Bạc 29,059.38 4,242.79 24,817 Tổng cộng 6,543,265 1,449,643 5,093,623 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Tất cả các sản phẩm của công ty ( vàng và bạc ) đều bán cho một khách hàng duy nhất Argor – Heraeus theo một hợp đồng tổng trong đó quy định Argor phải chịu chi phí tinh lọc từ vàng thanh sang vàng ròng và bạc. Công ty sẽ phải trả 5% tổng chi phí thanh lọc cho công ty Argor. Công ty sử dụng 2 tài khoản 4000 và 4100 để ghi nhận doanh thu bán vàng và bạc. Tài khoản 500003 được dùng để ghi nhận chi phí tinh lọc. Sau khi kiểm tra pro-forma hóa đơn xem hóa đơn đã được tính toán chính xác hay không, kế toán chi phí sẽ nhập những thông tin trên pro-forma hóa đơn ( số lượng đặt hàng, số lượng ghi nhận) vào hệ thống Scala. Doanh thu được ghi nhận theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Canada, tiêu chuẩn EIC 141 và được phê chuẩn của giám sát tài chính (doanh thu được ghi nhận khi đại diện hãng tàu nhận vận chuyển nhận hàng) Khi đó sẽ ghi nhận bút toán Nợ tài khoản phải thu Có tài khoản doanh thu Sau khi nhận được báo cáo tinh lọc được xác nhận, kế toán chi phí sẽ so sánh hóa đơn thực sự ( hóa đơn từ nguồn bên ngoài) với pro-forma hóa đơn ( hóa đơn nội bộ) để tính toán chênh lệch, tiến hành điều chỉnh bút toán ghi nhận doanh thu và khoản phải thu trong hệ thống Scala. Nếu giá trị của hóa đơn thực sự lớn hơn trên pro-forma hóa đơn Nợ tài khoản phải thu Nợ tài khoản phí tinh lọc Có tài khoản doanh thu Nếu giá trị của hóa đơn thực sự nhỏ hơn trên pro-forma hóa đơn Nợ tài khoản doanh thu Nợ tài khoản phí thanh lọc Có tài khoản phải thu Phân tích: Nhìn trên bảng số liệu có thể thấy doanh thu năm 200X tăng khá nhiều, 351% so với năm 200X-1. Nguyên nhân là do trong năm 2006 công ty hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, công ty bắt đầu hoạt động bình thường (có doanh thu) từ tháng 10 năm 2006. Phân tích chi phí theo dòng sản phẩm Quý I Qúy II Qúy III Qúy IV Tổng Vàng 954,759.70 1,453,757.25 2,107,588.90 2,020,893.47 6,536,999.31 Bạc 4,135.14 6,660.21 8,938.39 9,411.46 29,145.21 Tổng 958,894.84 1,460,417.46 2,116,527.28 2,030,304.93 6,566,144.52 Biểu đồ phân tích biến động doanh thu theo dòng sản phẩm Nhìn trên biểu đồ có thể thấy bản chất của hoạt động kinh doanh. Chỉ có hai sản phẩm đem lại doanh thu là vàng và bạc. Vàng là sản phẩm mang lại nguồn thu lớn nhất, doanh thu từ vàng chiếm 99% tổng doanh thu, bạc chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ trong tổng doanh thu. Tỷ lệ này sẽ không thay đổi trong tương lai do bản chất cảu hai dòng sản phẩm cũng như cấu tạo của mỏ Bồng Miêu. Doanh thu từ vàng tăng từ quý I, quý II và quý III, đến quý IV bắt đầu ổn định. Sau khi tiến hành phân tích xong những biến động ban đầu, kiểm toán viễn sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục phân tích cũng được sử dụng trong việc kiểm toán các dòng chi phí, đặc biệt là các dòng chi phí mang tính thường xuyên ổn định. 2.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc và phát hành báo cáo kiểm toán Thực hiện việc tính toán các chỉ số hoạt động của công ty Biểu 2.11 các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty E Khách hàng: B Người lập: Chi tiết: các chỉ số hoạt động và lợi nhuận Người soát xét: Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A6 Số trang: Khả năng thanh toán Đơn vị 200X 200X-1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành % 366% 176% Khả năng thanh toán nhanh % 229% 119% Khả năng thanh toán tức thời % 34% 1% Tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn Sô ngày của các khoản phải thu ngày 21.18 84.77 Vòng quay phải thu trung bình lần 17.00 4.25 Vòng quay hàng tồn kho lần 3.49 2.01 Chỉ tiêu lợi nhuận 200X 200X-1 Lợi nhuận Lợi nhuận biên hoạt động % -16.02% -40.27% Lợi nhuận biên ròng % -16.18% -448.30% Hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng Hiệu suất sử dụng tài sản % 32.10% 8.41% ROA % -5.14% -3.39% ROE % -40.31% -22.45% Hệ số đòn bẩy 200X 200X-1 Đòn bẩy nợ Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu % -287.63% -275.46% Khả năng trả nợ Tổng nợ trên tổng tài sản % 153.30% 156.99% Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản % -53.30% -56.99% Nhìn trên hệ số đòn bẩy, có thể thấy cần quan tâm đến nguyên tắc họat động liên tục của công ty. Sau khi tính toán các chỉ số hoạt động của công ty kiểm toán viến hành rà soát lại bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sau khi tiến hành phân tích soát xét bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, nhận thất không có gì thay đổi so với những ghi nhận trong phần phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. 2.3 So sánh việc thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính giữa khách hàng A và khách hàng B Nhìn chung việc thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng A và khách hàng B đều được tiến hành theo những hướng dẫn chung của quy trình kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam. Thủ tục phân tích đều được thực hiện trong cả 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán: lập kế hoạc kiểm toán, xây dựng chiến lược kiểm toán, thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của 2 công ty khác nhau, công ty A chuyên cung cấp dịch vụ, trong khi công ty B là công ty mang tính chất hoạt động sản xuất nên việc lựa chọn các phần hành để phân tích cũng rất khác nhau. Về mặt quy trình, việc phân tích có thể tiến hành theo các bước giống nhau nhưng cách tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân sẽ đi theo các chiều hướng khách nhau phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh của công ty 2.4 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Một cách tổng quát, thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, thủ tục phân tích được sử dụng để thu thập các thông tin về khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Kết hợp việc tìm hiểu những nhân tố đó cùng với việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được những biến động bất thường ( trong dự đoán cũng như ngoài dự đoán), đánh giá tính hợp lý của những nguyên nhân được đưa ra cho những biến động này, khoanh vùng được những rủi ro và giảm bớt được thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong gia đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng trong từng phần hành cụ thể khác nhau. Thủ tục phân tích cũng được dùng để xác định những biến động bất thường trong từng phần hành cụ thể, qua đó xem xét lại rủi ro kết hợp đã được thiết lập. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức hiệu quả đối với những dòng daonh thu và chi phí mang tính chất thường xuyên, định kỳ. Sử dụng thủ tục phân tích trong những trường hợp như vậy sẽ giúp kiểm toán viên giảm bớt được số lượng các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích một lần nữa được sử dụng để xem xét tính hợp lý của những con số được đưa ra trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc tính toán những chỉ số hoạt động, lợi nhuận, hệ số nợ sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn đối với hoạt động của công ty. Kiểm toán viên cũng tiến hành so sánh các số liệu của năm được kiểm toán với năm trước hoặc số liệu của toàn ngành, như vậy sẽ thấy rõ hơn được thực trạng hoạt động của công ty khách hàng. Quy trình đối với thủ tục phân tích cũng hết sức linh hoạt, kiểm toán viên cũng có thể thực hiện các bước đan xen nhau mà không cần fải thực hiện riêng rẽ trong từng giai đoạn ( ngoại trừ việc phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau kiểm toán). Chương III Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 3.1 Nhận xét về quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 3.1.1 Những ưu điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm Việc vận dụng thủ tục phân tích dù được hướng dẫn cụ thể trong hướng dẫn kiểm toán chung của công ty nhưng việc vận dụng thủ tục phân tích vào từng trường hợp cụ thể đòi hỏi nhiều vào kinh nghiệm nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người tham gia thực hiện kiểm toán. Trong những trường hợp cụ thể, những hướng dẫn phân tích thông thường không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính trong trường hợp như vậy sự sáng tạo của kiểm toán viên sẽ mang lại hiệu quả cao cho thủ tục phân tích. Đội ngũ nhân sự tham gia công tác kiểm toán tại công ty đều là những kiểm toán viên có một nền tảng kiến thức khá vững chắc về các lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân hàng, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Một số lượng không nhỏ các nhân viên của công ty đang là thành viên của tổ chức kế toán công chứng hành nghề uy tín của thế giới ACCA, và được cấp giấy phép hành nghề kiểm toán viên công chứng của Việt Nam. Với những kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động dịch vụ kiểm toán, các quản lý cao cấp tại công ty có được những hiểu biết sâu sắc về thị trường kiểm toán Việt Nam cũng như những đặc điểm về các khách hàng của thị trường. Vận dụng các mối quan hệ và hiểu biết của mình về thị trường kiểm toán, Ban quản lý công ty đã tích cực mở rộng lượng khách hàng qua các năm thông qua những phương thức chào hàng rất tinh tế và khoa học, hàng năm công ty đều thực hiện gửi thư chào hàng tới khách hàng mục tiêu, Đồng thời với việc cung cấp những dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cũng như những đảm bảo về dịch vụ kiểm toán mà mình cung cấp, công ty đã tạo nên một danh tiếng tốt trên thị trường. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng thân thiết, từ đó tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Với một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc nhiệt tình, việc thực hiện thủ tục phân tích cũng sẽ đem lại kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, các kiểm toán viên tại công ty được tham gia tiếp xúc vơi nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng là một môi trường tốt cho các kiểm toán viên nâng cao hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề, thấy được mối quan hệ giữa các nghành nghề với nhau, như vậy khi thực hiện thủ tục phân tích cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, có cái nhìn toàn diện hơn. Một trong những phần việc hết sức quan trọng trong thực hiện thủ tục phân tích đó là quá trình phân tích soát xét. Công việc này thường được thực hiện bởi các senior và các manager có kinh nghiệm. Nhờ có đội ngũ các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm mà công tác soát xét sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả hơn. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân viên của mình, công ty xây dựng một hệ thống đánh giá nhân viên cho phép thu nhận thông tin từ nhiều chiều. Đó là một biện pháp kiểm soát nhân viên tốt. Nó vừa tạo được môi trường làm việc không gò bó để nhân viên có thể phát huy khả năng của mình, đồng thời cũng giúp cho các nhân viên có thể có được những đánh giá khách quan nhất về thành quả công việc của mình, để từ đó có thể có những chính sách khen thưởng hợp lý giúp khuyến khích nhân viên tham gia công việc một cách nhiệt tình hơn, cống hiến hết khả năng cho công việc. Bên cạnh các chính sách về nhân viên, công ty cũng thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa học ACCA, các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới liên quan đến nghệ nghiệp để củng cố và nâng cao chấ lượng làm việc của các kiểm toán viên, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Một trong những điều cũng hết sức có lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty đó là công ty thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các bộ phận trong công ty, điều này tạo điều kiện cho các nhân viên trong công ty có cơ hội chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong công việc giúp đỡ nhau đưa ra các cách giải quyết tốt nhất, hướng tới mục tiêu vì chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Phương pháp, kĩ thuật kiểm toán Hiện tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đang thực hiện kiểm toán theo quy trình kiểm toán chung của Ernst & Young toàn cầu và áp dụng một cách linh hoạt tùy từng trường hợp cụ thể. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với chi phí hợp lý. Phương pháp kiểm toán được hướng dẫn chung và quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp cho các thủ tục kiểm toán nói chung và thủ tục phân tích nói riêng được áp dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Thủ tục phân tích không phải được áp dụng một cách máy móc mà rất linh hoạt do vậy đảm bảo tính phù hợp với từng khách hàng. Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán dựa trên những đánh giá về rủi ro kiểm toán, bằng việc đánh giá các rủi ro kiểm toán có thể mắc phải trong suốt quá trình kiểm toán, công ty luôn đảm bảo được rằng dịch vụ kiểm toán của mình đảm bảo chất lượng, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên các đánh giá về rủi ro kiểm toán có thể xảy ra, các phương pháp kiểm toán của công ty chú trọng tới các khoản mục, chu trình kiểm toán chứa đựng các rủi ro cao và có thể ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin tài chính. Các phương pháp kiểm toán này góp phần giảm thời gian, khối lượng công việc kiểm toán giúp giảm thiểu chi phí kiểm toán thu hút thêm nhiều khách hàng Công việc bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Các chủ nhiệm kiểm toán thực hiện bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán ngay khi cuộc kiểm toán bắt đầu trong giai đoạn lập kế hoạch, trước khi cuộc kiểm toán xảy ra một thời gian khá dài. Việc bố trí nhân sự và thời gian kiểm toán được chủ nhiệm kiểm toán thực hiện thông qua các căn cứ vào độ phức tạp của cuộc kiểm toán, đặc điểm cúng như tính chất đặc thù của dự án. Ban quản lý bố trí nhân sự luôn đảm bảo sao cho nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát thích đáng các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, công ty cũng luôn ưu tiên bố trí những nhân viên đã tham gia các cuộc kiểm toán trước cho khách hàng, các khách hàng tương tự hoặc các kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về các dự án tương tự. Việc dự trù được nhân sự và thời gian trước một khoảng thời gian như vậy giúp cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có thời gian để tìm hiểu về dự án trước khi tham gia cuộc kiểm toán và đồng thời tham gia vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Một thời gian chuẩn bị tương đối cung cấp cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán những kiến thức cần thiết về khách hàng trước khi tiến hàng kiểm toán, điều này góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu thời gian kiểm toán và tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra tại khách hàng. Từ đó giảm thiểu chi phí kiểm toán, tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng kiểm toán. Việc hiểu rõ khách hàng luôn là một lợi thế khi đưa ra những ý kiến chủ quan của mình trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích. Hồ sơ kiểm toán được tổ chức một cách khoa học và thống nhất. Việc sắp xếp hồ sơ kiểm toán theo từng khách hàng, từng năm kiểm toán, từng loại hồ sơ kiểm toán, từng phần hành cụ thể sẽ giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tham khảo các thông tin chung về khách hàng, các thủ tục phân tích được thực hiện tại khách hàng các năm trước, xem xét thay đổi trong từng năm để có thể thực hiện thủ tục phân tích trong năm kiểm toán một cách có hiệu quả hơn. Kiểm soát chất lượng kiểm toán Toàn bộ các công việc từ ký kết hợp đồng kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán, phân công nhiệm vụ cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán, kết thúc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và ra báo cáo kiểm toán cuối cùng đều được sự phê duyệt và thông qua của ban quản lý công ty. Công việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện qua nhiều khâu góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như loại bỏ những sai sót của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán ngay khi hoàn thành được sự soát xét ban đầu của trưởng nhóm kiểm toán, sau đó sẽ được sự soát xét của chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là giám đốc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tốt là một trong những yếu tố thúc đẩy được hiệu quả của thủ tục phân tích. 3.1.2. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi cho việc áp dụng thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young Việt Nam thì vẫn còn một số các nhược điểm sau đây: Đội ngũ nhân viên của công ty đang được trẻ hóa từng ngày. Do vậy, trong một số trường hợp, đội ngũ nhân viên trẻ thường không có đầy đủ kinh nghiệm và các xét đoán nghệ nghiệp để có thể vận dụng thủ tục phân tích một cách có hiệu quả nhất. Khi áp dụng thủ tục phân tích vào thực tế thì còn gặp một số khó khăn nên đôi khi thủ tục phân tích không được chú trọng đúng như vai trò của nó. Ở Việt Nam hiện nay, có một thực tế là việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cũng gặp nhiều khó khăn do tính thiếu đồng bộ của thị trường. Thị trường ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên các loại hình thị trường ở Việt Nam có thể mới gọi là xuất hiện đầy đủ chứ chưa phát triển đúng tầm. Sự phát triển của các thị trường tại Việt Nam do chưa ổn định nên thường xuyên có những diễn biến bất ngờ, khó đoán. Tại Việt Nam việc tìm được các số liệu thống kê kinh tế của ngành để so sánh thường khó khăn bởi chưa có một cơ quan nào có thể thống kê một cách chính thức số liệu của từng công ty trong ngành vì vậy một trong các thủ tục phân tích là so sánh với số liệu của ngành khó thực hiện. Một thực tế tại Việt Namlà công tác lập kế hoạch của các công ty chưa đạt hiệu quả cao , nhiều khi công tác lập kế hoạch chỉ mang tính hình thức nên việc tìm nguồn số liệu để đối chiếu so sánh sẽ không hiệu quả. 3.2 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 3.2.1 Sự cân thiết của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Đối tượng chung của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính. Đây là sản phẩm của công nghệ thông tin kế toán, được xử lý một cách khoa học bằng một hệ thống các phương pháp riêng biệt của kế toán, gồm có phương pháp tính giá, phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Bảng khai tài chính là tổng hợp của một chuỗi các chỉ tiêu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong khi đó các chỉ tiêu và nghiệp vụ kinh tế luôn luôn vận động và giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối với một doanh nghiệp thương mại nghiệp vụ bán hàng xảy ra một cách thường xuyên, sự biến động của lượng hàng hoá bán ra trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chí phí bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế ..trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về tiền, phải thu, hàng tồn kho..trên bảng cân đối kế toán, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Từ đó dẫn đến sự thay đổi trong các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận.. của doanh nghiệp). Vì vậy việc xem xét đánh giá tính hợp lý, xu hướng, biến động của các chỉ tiêu là hết sức cần thiết. Thủ tục phân tích có vai trò quan trọng không thể thay thế. Nó là một thủ tục kiểm toán có hiệu lực cao ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên thu thập những hiểu biết về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, những số liệu chung toàn ngành. Khi lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích giúp xác định hay khoanh vùng những khoản mục những nghiệp vụ trọng yếu cần kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích được thực hiện như một thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằng chứng kiểm toán về mục tiêu hợp lý chung của một cơ sở dẫn liệu cá biệt có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính. Thủ tục phân tích có ưu điểm là tương đối đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao với thời gian ít và chi phí kiểm toán thấp. Kiểm toán viên có thể tập trung vào các sai sót trọng yếu, hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết mà vẫn thu được các bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán. Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật này, kiểm toán viên cần lưu ý một số điểm: việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau; đối với các khoản mục trọng yếu kiểm toán viên không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng thích hợp; trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần cẩn trọng khi phân tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác; trong điều kiên thực hiện trắc nghiệm phân tích cũng đòi hỏi nhiều ở năng lực và kinh nghiệm phán đoán của kiểm toán viên. 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính Các văn bản hướng dẫn, quy định về thủ tục phân tích Ở bất kỳ lĩnh vực nào, để đưa lý luận về một vấn đề vào hoạt động thực tiễn thì cần bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Trong kiểm toán, những quy đinh hướng dẫn chuyên môn được thể hiện chủ yếu ở các chuẩn mực và quy trình kiểm toán. Chuẩn mực và quy trình kiểm toán vừa là tài liệu hướng dẫn chuyên môn, vừa là các quy định bắt buộc kiểm toán viên phải tuân thủ trong quá trình kiểm toán. Vì vậy nội dung của chuẩn mực và quy trình liên quan tới thủ tục phân tích sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận dụng trong thực tiễn của kiểm toán viên. Việc xác định mức trọng yếu kiểm toán Mức trọng yếu là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên thiết kế thủ tục phân tích. Cụ thể, mức trọng yếu giúp kiểm toán viên xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) để đưa ra quyết định đối với kết quả chênh lệch đã được phát hiện. Các chỉ tiêu khoản mục có mức trọng yếu khác nhau sẽ có giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được khác nhau. Các khoản mục càng trọng yếu thì giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được được xác định càng thấp. Nếu kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu quá nhỏ so với mức cần thiết thì số lượng chênh lệch cần xác định nguyên nhân sẽ tăng lên. Ngược lại nếu mức trọng yếu được xác lập càng cao thì có thể kiểm toán viên sẽ bỏ qua những chênh lệch quan trọng cần phải xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, về nguyên tắc đối với các khoản mục trọng yếu kiểm toán viên không chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà phải kết hợp với các kỹ thuật khác để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Khi kiểm toán ở các đơn vị có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, để hạn chế rủi ro kiểm toán kiểm toán viên thường hạn chế sử dụng thủ tục phân tích và thận trọng đưa ra kết luận về các chênh lệch phát hiện được. Vì vậy, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không được đánh giá phù hợp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế và cách thức thực hiện thủ tục phân tích trong từng trường hợp cụ thể. Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán Thủ tục phân tích có ưu điểm là chuẩn đoán nhanh chóng khu vực có khả năng chứa đựng sai sót nhưng lại không xác định được nguyên nhân cụ thể, chi tiết dẫn tới các sai sót đó nên phải kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác. Các thủ tục kiểm toán có cùng mục tiêu sẽ có thể khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của thủ tục phân tích. Vì vậy, khả năng phối hợp và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm toán khác ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng thủ tục phân tích. Công tác chỉ đạo và kiểm tra, soát xét Trong hoạt động kiểm toán, kế hoạch kiểm toán là một dự án tổng thể bao gồm các mục tiêu của cuộc kiểm toán, các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó trên cơ sở cân đối với các nguồn lực và thời gian thực hiện. Kế hoạch kiểm toán một mặt định hướng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cuộc kiểm toán, mặt khác lại là căn cứ để soát xét chất lượng của một cuộc kiểm toán vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận dụng thủ tục phân tích. Nếu công tác lập kế hoạch được thực hiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc kiểm toán sẽ nâng cao được vai trò và tính hiệu lực của thủ tục phân tích. Ngược lại, nếu công tác lập kế hoạch không tốt sẽ hạn chế vai trò của thủ tục kiểm toán này. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, soát xét là nhân tố đảm bảo cho các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ nói chung, thủ tục phân tích nói riêng được thực hiện tuân theo chuẩn mực và các quy trình kiểm toán. 3.2.3 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Để đảm bảo tính hiệu qủa của thủ tục phân tích, các kiểm toán viên trong công ty cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của thủ tục phân tích. Các kiểm toán viên cũng cần tuân thủ các hướng dẫn kiểm toán trong quy trình kiểm toán chung của công ty và các thủ tục kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm tóan thiết kế riêng cho từng cuộc kiểm toán. Để có thể áp dụng thủ tục phân tích một cách có hiệu quả, cần tiến hành lập kế hoạch một cách cẩn thận đảm bảo được tính bao quát và chủ động. Nếu công tác lập kế hoạch được thực hiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc kiểm toán sẽ nâng cao được vai trò và tính hiệu lực của thủ tục phân tích. Ngược lại, nếu công tác lập kế hoạch không tốt sẽ hạn chế vai trò của thủ tục kiểm toán này. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, soát xét là nhân tố đảm bảo cho các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ nói chung, thủ tục phân tích nói riêng được thực hiện tuân theo chuẩn mực và các quy trình kiểm toán. Thủ tục phân tích có ưu điểm là chuẩn đoán nhanh chóng khu vực có khả năng chứa đựng sai sót nhưng lại không xác định được nguyên nhân cụ thể, chi tiết dẫn tới các sai sót đó nên phải kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác. Các thủ tục kiểm toán có cùng mục tiêu sẽ có thể khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của thủ tục phân tích. Vì vậy, khả năng phối hợp và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm toán khác ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng thủ tục phân. Do vậy trưởng nhóm kiểm toán khi thiết kế chương trình kiểm toán cần nhận thức được mối quan hệ giữa các thủ tục kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện cũng cần có sự phối hợp làm việc để có thể đạt được hiệu quả tối đa trong áp dụng thủ tục phân tích, giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết. Độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Khi kiểm toán ở các đơn vị có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, để hạn chế rủi ro kiểm toán kiểm toán viên thường hạn chế sử dụng thủ tục phân tích và thận trọng đưa ra kết luận về các chênh lệch phát hiện được. Vì vậy, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không được đánh giá phù hợp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế và cách thức thực hiện thủ tục phân tích trong từng trường hợp cụ thể. Kết luận Theo Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ SAS 56 (AU 329) “ Thủ tục phân tích được hiểu là sự đánh giá các thông tin tài chính dựa trên việc nghiên cứu mối quan hệ hợp lý giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính…bao gồm việc so sánh giữa các số liệu được ghi sổ với các ước tính của kiểm toán viên”. (Auditing: An integrated approach–Alvin A. Aren, James K. Loebbecke, Prentice Hall international, Inc, 2000, Tr 189). Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520 “Thủ tục phân tích hay Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng , qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển 2-Bộ Tài Chính, NXB Tài chính, 2001, Tr 79). Theo chuẩn mực phân tích báo cáo tài chính của INTOSAI “Việc phân tích Báo cáo tài chính nhằm mục đích khẳng định sự tồn tại mối quan hệ mong muốn bên trong và giữa các yếu tố khác nhau của Báo các tài chính, nhận biết bất kỳ mối quan hệ không mong muốn nào và bất kỳ chiều hướng không bình thường nào”.(3, Tr 42). Các quan điểm trên tuy các cách diễn đạt khác nhau về từ ngữ nhưng đều bao hàm các nội dung: mục tiêu phân tích là để thu thập bằng chứng kiểm toán; cách thức phân tích là xem xét tính hợp lý hoặc không hợp lý trong các mối quan hệ và xu hướng, biến động của các chỉ tiêu kinh tế; các kỹ thuật sử dụng là tính toán, so sánh, cân đối.. từ đó đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp. Cũng theo chuẩn mực số 520, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam “ Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán”. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của thủ tục phân tích tron quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã được công ty tạo điều kiện làm việc như một nhân viên thực sự và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các anh chị kiểm toán viên, em đã được tiếp xúc với những kiến thức rất mới mẻ. Làm việc trong một môi trường những kiểm toán viên trẻ trung, năng động, say mê và cũng rất trách nhiệm, em cảm thấy mình đã học hỏi được rất nhiều không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về phong cách làm việc và những yếu tố rất cần thiết mà một kiểm toán viên tương lai cần có. Em một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế toán đã tạo điều kiện cho chúng em có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Đinh Thế Hùng và các anh chị kiểm toán viên Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong thời gian thực tập. Tài liệu tham khảo Quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp số:15/2006/QĐ-BTC. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Chủ biên PGS.TS Đặng Thị Loan. NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo trình kiểm toán tài chính. . Đồng chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS Ngô Trí Tuệ. NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân Chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp tháng 04/2006. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam GAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28563.doc
Tài liệu liên quan