Đề tài Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

Tài nguyên nước cũng như môi trường sinh thái đang bị xuống cấp nghiêm trọng do quy mô khai thác ngày càng tăng, do mức độ thải các chất độc ngày càng lớn. Nhiều quốc gia đã lâm vào tình trạng thiếu nước. Nhiều vùng tuy có sẵn nguồn nước với khối lượng lớn nhưng do nước bị ô nhiễm nên cũng bị thiếu nước. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc ( LHQ) , trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 hằng năm trên “Hành tinh trái đất“ có khoảng 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. Một vấn đề con người phải đối mặt là nguy cơ bùng nổ, xung đột và tranh chấp về nguồn nước ở phạm vi vùng và quốc gia. Cũng theo tài liệu nghiên cứu của Liên hợp quốc, vào năm 2020 sẽ có khoảng 40% dân số thế giới phải sống ở khu vực thiếu nước.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hoạt khoảng 400.000 m3, nước thải công nghiệp 85.000- 90.000m3. Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung, 13 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, mới có khu vực Bắc Thăng Long, Sài Đồng có trạm xử lý nước thải. Nước thải qua hệ thống cống, mương đô thị chảy ra 4 con sông thông nối nhau: Tô Lịch , sông Lừ, sông Sét , Kim Ngưu , theo dòng sông Châu giang chảy vào sông Nhuệ - Đáy , hồ Yên Sở ra các tỉnh lân cận. Nhưng dòng sông này, nước bị ô nhiễm do các chất hóa học, hữu cơ. Hàm lượng DO ở các điểm đo trên các sông Nhuệ , Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét dao động từ 1,6 -5 mg/l, trong đó DO ở sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch đều có giá trị thấp hơn 2 mg/l. Trên 99% các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ không đảm bảo tiêu chuẩn đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt . Tại thành phố Việt Trì, nước thải công nghiệp cũng được đổ trực tiếp vào sông Hồng không qua xử lý làm cho hàm lượng kim loại nặng, các chất hữu cơ đặc biệt là hợp chất phenol được clo hóa, BOD, COD rất cao. Sông Hồng tiếp nhận gần 100.000m3 /ngày đêm của thành phố Việt trì, trong đó nước thải công nghiệp chiếm 30 % . Ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường hơn 400.000 m3 ngày đêm. Theo sở tài nguyên môi trường TP Hồ Chí Minh, trong đó số 12 KCN trên địa bàn, mới có KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các KCN với khoảng hơn 30.000 m3/ngày đêm thải ra sông ngòi, kênh rạch. Thành phố với gần 5 triệu dân, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 600.000 m3/ ngày đêm, chỉ 60% được xử lý sơ bộ. Nước thải xả trực tiếp ra các kênh Nhiêu Lộc, kênh Tân hóa lan tỏa đi các sông Sài Gòn – Đồng Nai, Nhà Bè, chợ Đệm, sông Tranh … Hiện nay, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm trên diện rộng với mức độ tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật và bị axit hóa, một số khu vực hạ lưu bị ô nhiễm nặng. Qua các kết quả phân tích chất lượng nước tại các trạm dầu nguồn sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu. Tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử lý nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường hàng năm lên tới 1,5 tỷ mét khối; trong đó các khu đô thị và khu công nghiệp mỗi ngày thải khoảng hơn 3 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Với hàm lượng các chất gây ô nhiễm, khối lượng nước thải này đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho rất nhiều con sông, mà chính những dòng sông đó lại là nguồn cấp nước chủ yếu cho các nhà máy nước công suất lớn và trạm cấp nước quy mô nhỏ hơn phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất hàng ngày tại các đô thị, các khu tập chung đông dân cư. c. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ Cùng với sự phát triển của các nghành công nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc phát triển kinh tế. Đi cùng với nó là nạn ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ như vận tải đường sông, hoạt động kinh tế … Và đặc biệt là các hoạt động du lịch làm cho biển Việt Nam đạng bị đục hóa và ô nhiễm nghiêm trọng. Vịnh Hạ Long, đầm Lăng Cô, vịnh Nha Trang .. . là minh chứng rõ nhất của những tác hại này. Gần đây nhất, việc phát triển du lịch lặn ở biển Nha Trang cũng khiến các rạn san hô bị gãy nát, sinh vật biển mất hang sinh sống, chất hàng loạt, ảnh hưởng trầm trọng đến đa dạng sinh học. Theo thống kê, mỗi ngày có trên 40 tàu thuyền du lịch, khoảng 600 khách lặn xem san hô chính là tác nhân của tình trạng “đau đầu” này. Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước, 80% tài sản vô giá của biển Việt Nam như rạn nứt san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển … đang nằm trong tình trạng rủi ro và 50% trong số đó cảnh cáo là rủi ro cao, khó có thể khôi phục được. Hằng năm vào mùa mưa, từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch, những vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, ... bờ biển trở nên trắng xóa do hiện tượng “bột báng” kết thành từ hàm lượng phù sa lơ lửng, xác chết, sinh vật và rác thải … nổi lềnh bềnh khiến nước bốc mùi hôi. Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản – Bộ thủy sản thì tại nhiều bãi biển bị ô nhiễm của Việt Nam, có hơn 20 giống ký sinh trùng thuộc 2 nhóm vi nấm ký sinh gây u, viêm cơ quan nội tạng dẫn đến tử vong. Có bãi biển đã gặp nấm ký sinh trên 100% số mẫu phân tích. Sự xuất hiện của vi nấm ký sinh bãi biển thường liên quan đến ô nhiễm phân rác, nước thải không xử lý và do người tắm biển mang đến. Không chỉ ở những biển du lịch mà ở nhiều vùng biển khác từ Bắc đến Nam, rác thải có chu kỳ phân hủy chậm như bao nhựa, polymel vứt bừa bãi. Khi con người tự do xả rác xuống chúng sẽ tạo ra những màng ngăn, khiến cho quá trình trao đổi khí giữa nước và đáy không thực hiện được, vùng đáy biển từ thoáng ký trở thành yếm khí, phát sinh ra khí sunphua hyddro (H2S), gây mùi thối, biến vùng nước sống thành nước chết. Một khi đã biến thành vùng nước chết thì phải khó khăn để khôi phục lại được, nếu có thì phải rất khó khăn để khôi phục lại, nếu có thì phải mất 60 - 100 năm sau mới khôi phục lại được . II-Một số quy định pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam. Tài nguyên nước rất đa dạng và có vai trò lớn đối với đời sống to lớn đối với đời sống con người, tuy nhiên hoạt động của con người đã và đang tác động, gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước, dẫn tới cần có biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Bảo vệ tài nguyên nước là phù hợp với nhu cầu khách quan, tuy nhiên đòi hỏi đó chỉ đáp ứng một cách hiệu quả khi sử dụng công cụ pháp luật để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Bởi vì pháp luật có những ưu thế đặc biệt của một công cụ quản lý mà các công cụ khác không có được. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính xã hội bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, do đó sự điều chỉnh bằng pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước là đặc biệt hiệu quả so với các biện pháp khác. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các tổ chức, các nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn nước để từ đó buộc cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về kiểm soát ô nhiễm nước. Đây chính là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kiểm soát môi trường nước. 1. Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng, bảo vệ phát triển tài nguyên môi trường nước diến ra hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Nghĩa vụ của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước gồm có các nội dung sau: a. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (khoản 3 điều 57 Luật tài nguyên nước 1998: khoản 6 Điều 2 Nghị định số 91/2002/NĐ – CP ngày 11 tháng 11 năm 2002) quy định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn cơ cấu tổ chức bộ tài nguyên và môi trường; Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/CP ngày 30/12/1999 hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước 1998; Điều 60, 61, 63, 65, Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tổng hợp số liệu, quản lý điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước (khoản 6 Điều 2 Nghị định số 91/2002/CP-NĐ ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên và môi trường ). b. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước Tiêu chuẩn về môi trường về tài nguyên nước được hiểu là các chuẩn mực, giới hạn về hóa học, lý học, sinh học được quy định bởi pháp luật, nhằm xác định rõ tính chất nước, dùng làm căn cứ để kiểm soát môi trường nước. Tiêu chuẩn môi trường nước phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành .Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ tài nguyên môi trường (khoản 3 Điều 2 nghị định 91/2002/NĐ- CP ngày 11/11/2002). Hiện nay các tiêu chuẩn về nước được quy định trong quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN& MT ngày 25/062002 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường về việc công bố danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. . Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định khá chi tiết về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các nguồn nước (Điều 55, 59, 63). Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ tài nguyên nước được quy định như sau: Bộ tài nguyên môi trường có trách nhiệm trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về việc bảo vệ, phát triển khai thác sử dụng nước (khoản 2 điều 2 nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002). Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chiến lược do Bộ tài nguyên môi trường đã trình, Chính phủ sẽ phê duyệt các chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ phát triển tài nguyên nước (khoản 2 Điều 59 Luật tài nguyên nước năm 1998). Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông theo ủy quyền của chính phủ. Những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình , chiến lược bảo vệ , phát triển tài nguyên nước như: “ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn“ ( quyết định số 237/1998/QĐ-Ttg ngày 3/12/1998 của thủ tứơng chính phủ phê duyệt chương trình này)…Theo định hướng chương trình này, nhà nước đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường, mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam lên tầm mức các nước trong khu vực. Đặc biệt , “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (quyết định số 256/2003/QĐ-TT ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ , phê duyệt chiến lược này), đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010: 40% các đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2020 đạt 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. d. Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước: Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định khá cụ thể các nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên nước nói riêng (điều 110 ). Điều 46 Luật tài nguyên nước năm 1998 cũng quy định khá chi tiết về nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước . Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập, tổ chức, và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (quy định tại nghị định số 67/2003/NĐ- CP ngày 13/06 2003) là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ , phát triển tài nguyên nước chủ yếu vào tình hình ô nhiễm nước , suy thoái nước ở các địa phương … e. Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước nước: Giấy phép về khai thác và sử dụng tài nguyên nước do các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: - Bộ tài nguyên và môi trường cấp giấy phép đối với các công trình quan trọng quốc gia (được thủ tướng chính phủ ủy quyền) có lưu lượng từ 1000 m3/ngày đêm trở lên. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung có lưu lượng dưới 1000 m3/ngày đêm Giấy phép về tài nguyên nước bị thu hồi hoặc bị đình chỉ trong các trường hợp sau đây (khoản 4 điều 9 Nghi định số 179/NĐ-CP ngày 30/12/1999): Người được cấp giấy phép vi phạm các quy định trong luật tài nguyên nước hoặc vi phạm nghiêm trọng các điều quy định trong luật tài nguyên. Tổ chức được cấp phép phá sản hoặc giải thể . Giấy phép không sử dụng quá 2 năm mà không có lý do chính đáng Khi xét thấy ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng hoặc an ninh công cộng Pháp luật quy định một số trường hợp không cần phải xin giấy phép tài nguyên nước, đó là các trường hợp: Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất với quy mô sinh hoạt nhỏ; sử dụng nguồn nước tới phục vụ sản xuất NN, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ … f. Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố môi trường do sự vận động bất thường của nước gây ra Chính phủ quyết định và chỉ đạo các bộ ban ngành, UBND thực hiên các biện pháp khắc phục, phòng chống các hậu quả lũ lụt và các tác hại do nước sinh ra (khoản 2 Điều 36; khoản 1 điều 40; khoản 1,5 điều 41 Luật tài nguyên nước năm 1998). Các bộ ban, ngành và ủy ban nhân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tiêu chuẩn và phương án phòng chống lụt bão cho từng vùng của lưu vực sông đã được chính phủ phê duyệt để xây dựng phương án phòng chống sự cố môi trường do nước gây ra (khoản 2 điều 37; khoản 1 điều 40; khoản 1 điều 41 Luật tài nguyên nước năm 1998). g. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước là hoạt động của cơ quan nhà nước thẩm quyền tiến hành theo thủ tục, trình tự nhất định, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, góp phần bảo vệ, phát triển nguồn nước. Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước phải nhằm phát hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nước cũng như hiện trạng về ô nhiễm, suy thoái nước ở các khu vực cụ thể, đặc biệt là các khu công nghiệp. Đặc biệt là giải quyết các tranh chấp tài nguyên nước và xử lý vi phạm . nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, góp phần bảo vệ, phát triển nguồn nước. . Giải quyết tranh chấp tài nguyên nước nhà nước khuyến khích việc việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước phải đảm bảo yêu cầu: trước hết phải phòng chống khắc phục, các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái nước bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Xử lý vi phạm tài nguyên nước là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước. Tùy theo tính chất mức độ mà hình thức xử phạt sẽ là trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. 2. Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước a. Bảo vệ chất lượng , trữ lượng nguồn nước. Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước được quy định cụ thể trong Luật tài nguyên nước 1998 , Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ( chương VII) và một số văn bản pháp luật khác cụ thể : - Không được thực hiện các hành vi gây tổn hại tới trữ lượng , chất lượng nguồn nước. (khoản 5 điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 ; các điều 9, 15, 17, luật tài nguyên nước năm 1998 ). - Khi khai thác sử dụng , phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (Nghị định số 67/2003/NĐ- CP ngày 13/06/2003 ): + Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc điện phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thì hàng tháng nộp đầy đủ cho đơn vị cấp nước sạch. + Các chủ thể nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải kê khai số phí nộp hàng tháng. + Miễn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau đây: Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, nước biển dùng vào sản xuất muối …. Phải đảm bảo an toàn tiết kiệm, hiệu quả , đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng bảo vệ, phát triển nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Phải cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu kiểm tra , đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước, không gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Phải thực hiện đánh giá tác động của môi trường nhằm phân tích đánh giá, dưh báo những tác động, ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới trữ lượng nước. Hiện nay pháp luật quy định các dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ 1000m3/ngày, đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (điểm a khoản 1 Điều 65 Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Phải xây dựng hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi thải vào môi trường. Các chủ thể khai thác, sử dụng nước vào các mục đích sản xuất kinh doanh có những nghĩa vụ cụ thể bảo vệ và phát triển tài nguyên nước cụ thể như sau: - Đối với các cơ sở khai thác nước sinh hoạt phải bảo đảm khai thác đúng quy hoạch nước sinh hoạt, chỉ được sử dụng nước sinh hoạt, không được nước không đạt tiêu chuẩn . - Đối với các tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng nước vào mục đích sản xuất nông nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sử dụng hóa chất phù hợp với chủng loại, theo mức độ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Việc xây dựng các công trình thủy điện phải tuân theo các quy hoạch lưu vực sông. - Tổ chức , cá nhân thực hiện hoạt động giao thông đường thủy phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch các vùng ven biển … - Việc khai thác sử dụng nước vào các mục đích khai thác như nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi du lịch thể thao, giải trí phải bảo đảm bảo an toàn, phù hợp với quy hoạch phát triển tài nguyên nước, không được gây ô nhiễm suy thoái môi trường nước. b. Bảo vệ các công trình thủy lợi, khí tựng thủy văn và các công trình khác liên quan tới việc bảo vệ , phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước. Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ các công trình thủy lợi, khí tựơng thủy văn. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi như: Phá hoại các công trình thủy lợi, khí tựợng thủy văn, công trình bảo vệ khai thác sử dụng nước, lấn chiếm sử dụng đất đai, xây dựng các công trình trái phép … c. Phòng chống , khắc phục hậu quả , tác hại do nước gây ra . Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ hồ chưa nước phải có phương án bảo đảm an toàn công trình, phòng chống lụt bão đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh xả thải chất thải có khẳ năng gây ra mưa axit và phải có biên pháp xử lý nước thải theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường để tránh gây mưa axit, vi phạm thì bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 3. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: a.Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Thẩm quyền xủ phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong nghị định 34 /2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nướctừ điều 17 đến điều 20. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã( điều 17) 1. Phạt cảnh cáo. 2. Phạt tiền đến 500.000 đồng. 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. 4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (điều 18) 1. Phạt cảnh cáo. 2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh(điều 19) 1. Phạt cảnh cáo. 2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng. 3. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. 4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường (điều 20 ) 1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. 2. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. 3. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong nghị định 34 /2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nướctừ điều 21 đến điều 23.  Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (điều 21) 1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt. 2. Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau: a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ; Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản; Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt theo quy định; b) Khi phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản phải được lập ít nhất hai bản, đồng thời trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); ký xác nhận của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; ký xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ. 3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt. Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt. 4. Trường hợp tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước thì phải tiến hành có mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. 5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 6. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.  Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép( điều 22) 1. Khi áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết. Quyết định xử phạt phải ghi rõ tên, loại, số giấy phép, ngày cấp giấy phép; thời hạn tước quyền sử dụng. Trường hợp tước quyền sử dụng giấp phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép đó cho cá nhân, tổ chức sử dụng. 2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản và thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện( điều 23) Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng theo Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP. b.Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện, xâm hại các quan hệ pháp luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, gây ô nhiễm, suy thoái nước. Vi phạm pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng được quy định tại điều 7 của luật bảo vệ môi trường trong đó phổ biến là các hành vi vi phạm sau: 1.Các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng các nguồn nước bất hợp pháp. 2.Sử dụng lãng phí các nguồn nước. 3.Không tiến hành xử lí chất thải, nước thải trước khi xả, thải vào các nguồn nước, đây là vi phạm với số lượng lớn. Hiện nay, số DN chưa chấp hành quy định về lập báo cáo ĐTM hoặc cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ khá cao (55-70%). Đặc biệt, 100% cơ sở có phát sinh nước thải chưa xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 98% DN có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường... Năm 2006, Bộ TN-MT đã phối hợp với các địa phương tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở một số điểm nóng như lưu vực các sông Nhuệ, Đáy,Thị Vải và ngành sản xuất hóa chất. Kết quả thanh tra, kiểm tra 135 cơ sở và 8 khu công nghiệp-cụm công nghiệp (KCN-CCN) có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên lưu vực sông Nhuệ, Đáy cho thấy, 4/8 KCN-CCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, chỉ có KCN vừa và nhỏ Cầu Giấy đang xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, chiếm tỷ lệ 12,5%. Trong số 135 cơ sở đã thanh tra, có 101 cơ sở đã lập báo cáo ĐTM hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Nhưng, chỉ có 16 cơ sở xử lý đạt tiêu chuẩn (TCVN), chiếm tỷ lệ 12%, 83 cơ sở có biện pháp giảm ô nhiễm không khí, xử lý khí thải, 115 cơ sở thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn và chỉ có 28 cơ sở thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Nguồn:Thời báo Kinh tế và nông thôn ngày 15/12/2006 Quá trình xử lí vi phạm pháp luật tài nguyên nước bao gồm các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm kịp thời, thực hiện các biện pháp khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nguồn nước, hạn chế tới mức tối đa tình trạng lây lan, ô nhiễm do tính vận động liên tục của nước, đồng thời xử lí nghiêm khắc các hành vi vi phạm, tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng trách nhiệm hành chính, hình sự hay dân sự được quy định cụ thể từ điều 29, 30, 32, 33 của nghị định 121 về quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 29. Tước quyền sử dụng giấy phép 1. Cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép môi trường đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép đó. Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ vi phạm. Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 25; khoản 2, khoản 3 Điều 26 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho nơi cấp giấy phép biết. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 25 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường thu hồi giấy phép. 2. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm lần đầu, có thể khắc phục được. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép. 3. Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền; b) Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường; c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động được. Điều 30. Những quy định khi áp dụng các biện pháp hành chính khác 1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp hành chính khác phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn 10 ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm. 3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 32. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. c.. Trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lí dưới các dạng trách nhiệm pháp lí như hành chính, hình sự hay dân sự. Trách nhiệm hành chính: Áp dụng đối với những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, do tổ chức, cá nhân thực hiện 1 cách vô ý hay cố ý mà không phải là tội phạm theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 và Nghị định sớ 121/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bị xử lý vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nước được quy định tại Nghị định số 121 /2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó vi phạm hành chính về bảo vệ tài nguyên nước bị xủ lí như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với các hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần; từ 2 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần trở lên; từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép; từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép. Các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, buộc khắc phục hậu quả gây ra đối với môi trường. Ngoài ra các tổ chức cá nhân có vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tài nguyên nước còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Trách nhiệm hình sự: Áp dụng đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây hậu quả nghiêm trọng, và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Điều 183 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999. Theo quy định này thì: 1, Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 2, Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm. 3, Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. 4, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Trách nhiệm dân sự: Được thực hiện theo các quy phạm của bộ luật dân sự 2005 cũng như luật tài nguyên nước 20/05/1998. Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, thể hiện ở 2 khía cạnh: chịu mọi chi phí khôi phục hiện trạng môi trường nước, bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra. Theo điều 71 của luật tài nguyên nước quy đinh về việc xử lý vi phạm trong việc quản lý nguồn nước: 1.Người nào có hành vi gây suy thoái cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố về nguồn nước; phá hoạch hoặc mất an toàn công trình thủy lợi ; không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của luật này hoặc vi phạm cacsn quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước , tùy theo tính chất , mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củ pháp luật. 2.Người nào lợi dụng chức vụ , quyền hạn hoặc bao che cho người có hành vi phạm các quy định đối với việc cấp giấy phép về tài nguyên nước và quy định khác của luật này , sử dụng trái pháp luật thu tiền nước , phí , lệ phý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chương III: Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị I-Hiện trạng thực thi pháp luật Mặc dù đã cố gắng xây dựng những văn bản hết sức cần thiết cho công tác quản lí tài nguyên nước, song nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước vẫn chưa hoàn chỉnh. Luật tài nguyên nước vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống và chưa phát huy được tác dụng điều chỉnh các hoạt động xã hội có liên quan, chưa phù hợp với tình hình mới. Các văn bản dưới luật phục vụ công tác quản lí và bảo vệ tài nguyên nước còn thiếu và chưa đồng bộ. Nhiều văn bản hướng dẫn luật chưa được ban hành hoặc ban hành quá chậm khiến việc thực thi pháp luật trong thực tế còn rất khó khăn. Công tác quản lí tài nguyên nước còn nhiều chồng chéo, việc quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước nhìn chung còn riêng rẽ, phân tán theo từng ngành. Quy định về bảo vệ tài nguyên nước chưa đủ cụ thể, nhất là các nội dung liên quan đến việc kiểm soát các loại phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; dư lượng hóa chất, thức ăn trong nuôi trồng và chế biến thủy sản, và các tác động làm ô nhiễm nguồn nước của chúng. Quan điểm nước là tài nguyên, là hàng hóa chưa được thể chế hóa thành cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách kinh tế, tài chính. Mặt khác, chính quyền địa phương một số nơi, một số ngành còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, buông lỏng quản lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện vi phạm. Ðối với cơ quan quản lý, lực lượng chuyên trách về bảo vệ môi trường còn mỏng và phần lớn là kiêm nhiệm. Việc thực thi các quy định của pháp luật còn nhiều tồn tại. Nhiều doanh nghiệp không nộp phí nước thải mà còn xả trực tiếp các chất ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn) vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần ra môi trường chung quanh, gây suy thoái  môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống của người dân. Theo số liệu của thời báo Kinh tế nông thôn ngày 15/12/2006 thì “Hiện nay số DN chưa chấp hành quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ khá cao (55-70%). Đặc biệt, 100% cơ sở có phát sinh nước thải chưa xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 98% DN có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường...” Từ khi luật môi trường ra đời năm 1993, chưa có 1 phiên tòa nào xét xử tội phạm về môi trường. Các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, chưa mang tính cưỡng chế cao. Về tiêu chí xác định mức độ nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt để xác định tội danh, khung hình phạt đối với loại tội phạm này còn nhiều quan điểm, ý kiến trái ngược nhau. Ðối với một số loại hành vi vi phạm, việc xác định chủ thể phạm tội đòi hỏi cần có nhiều quy định ràng buộc, dẫn đến tạo điều kiện cho đối tượng tiêu hủy chứng cứ, tang vật và xóa hiện trường vi phạm. Trên thực tế, công tác điều tra với loại tội phạm về môi trường gặp rất nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của tội phạm này. Nhiều hành vi gây tổn hại đến môi trường mà hậu quả nguy hiểm không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy theo thời gian. Ðây là một trong những khó khăn đối với công tác điều tra tội phạm về môi trường. Việc xử lí vi phạm luật môi trường chỉ dừng lại ở mức độ xử lí hành chính. Không ít việc thanh tra môi trường đo đạc, phân tích, kết luận chỉ tiêu môi trường đều vượt quá mức cho phép, nhưng rồi cũng để đấy, mặc cho người dân phàn nàn khiếu nại. II- Một số kiến nghị. 1. Hoàn thiện, phát triển hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay, như trên đã phân tích, quá rải rác, chồng chéo và thiếu tính đồng bộ. Do đó, một yêu cầu cấp bách hiện nay chính là xây dựng luật bảo vệ môi trường nước một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Chúng tôi kiến nghị tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể, tăng cường các chế tài xử lý bằng vật chất, nhất là đối với các doanh nghiệp, vì mục tiêu của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Với mức xử phạt hành chính như hiện nay (theo Điều 10 – NĐ 121 thì mức phạt tối đa đối với việc xả nước thải chứa chất phóng xạ là 70 triệu đồng), so với lợi nhuận của doanh nghiệp thu về khi vi phạm là không đáng kể. Do đó, việc tăng mức tiền phạt đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm để đe dọa đến lợi nhuận thu về của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng các phương án xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường. Đồng thời, cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về môi trường, bởi hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về môi trường đã khó, đảm bảo để các quy định này được thực thi còn khó hơn. Mặt khác, cần tăng cường năng lực của các cơ quan chức năng trong công tác quản lí, bảo vệ môi trường, phòng ngừa và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường. Cụ thể, cần kiện toàn lại các cơ quan Nhà nước về quản lý môi trường, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về môi trường; tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Đặc biệt, đẩy mạnh hoạt động thẩm định môi trường đối với các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, . . . Yêu cầu các chủ dự án đầu tư khi xây dựng các công trình phải có các phương án xử lý môi trường. Ngoài việc kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc, cần phải hoàn thiện các văn bản luật có liên quan như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Pháp lện bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Luật khoáng sản, …bảo đảm cho hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường được đồng bộ. Ngoài ra, cần nghiên cứu các quy định quốc tế về tiêu chuẩn môi trường để vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. 2. Giáo dục ý thức của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, luôn gây ra các tác động không nhỏ đến môi trường nước. Vì vậy, việc giáo dục cũng được đặt ra hàng đầu. Có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường như: phân phát các tờ rơi, mở các lớp tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường… Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người. Để đạt được hiệu quả cần đưa nội dung bảo vệ môi trường vào giáo dục ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo điều kiện và khuyến khích người dân thường xuyên nhận được những thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. Động viên và hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch sẽ, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng… , từ đó xây dựng trong nhân dân văn hóa môi trường. Mặt khác, cần có biện pháp đưa công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng vào quy ước, hương ước làng xã. Đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thành lập các hiệp hội về môi trường… 3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lí ô nhiễm môi trường nước. Để có thể nhanh chóng khắc phục và hạn chế đến mức tối đa tác hại của chất thải gây ra đối với môi trường, ngay từ bây giờ chúng ta phải sử dụng có chọn lọc các công nghệ hiện đại- công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch của các nước phát triển. Ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ sạch vào trong sản xuất. Để thực hiện tốt biện pháp này phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ tri thức của người lao động cũng như cán bộ quản lý. Cần có sự vào cuộc một cách tích cực của Bộ tài nguyên và môi trường, hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường, để đem tới những ứng dụng của khoa học công nghệ vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường nước. Phát triển công nghệ môi trường phải đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, và phải dựa vào nội lực và du nhập công nghệ thích hợp từ nước ngoài. 4. Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp như thuế, phí chất thải, phí phạt do gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nên có chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt việc xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường. Ngoài ra, việc xã hội hóa trong việc xử lí nước thải (nhất là đối với nước thải từ các bệnh viện, các trung tâm y tế..). Có hai phương thức có thể thực hiện: Doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lí nước thải, rồi tổ chức đấu thầu cho các doanh nghiệp khác vận hành, bảo trì và thu phí. Hoặc, các doanh nghiệp đấu thầu, tổ chức việc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, kiêm luôn vận hành, bảo trì, và thu phí tính theo m3 nước thải thải sau khi đã được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, phải tiếp tục cải cách giá cả để nâng giá tài nguyên lên mang mức quốc tế; Phải có chính sách đưa chi phí do làm cạn kiệt tài nguyên và chi phí do gây ô nhiễm môi trường vào giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm. Kết luận Tài nguyên nước cũng như môi trường sinh thái đang bị xuống cấp nghiêm trọng do quy mô khai thác ngày càng tăng, do mức độ thải các chất độc ngày càng lớn. Nhiều quốc gia đã lâm vào tình trạng thiếu nước. Nhiều vùng tuy có sẵn nguồn nước với khối lượng lớn nhưng do nước bị ô nhiễm nên cũng bị thiếu nước. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc ( LHQ) , trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 hằng năm trên “Hành tinh trái đất“ có khoảng 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. Một vấn đề con người phải đối mặt là nguy cơ bùng nổ, xung đột và tranh chấp về nguồn nước ở phạm vi vùng và quốc gia. Cũng theo tài liệu nghiên cứu của Liên hợp quốc, vào năm 2020 sẽ có khoảng 40% dân số thế giới phải sống ở khu vực thiếu nước. Để hạn chế những hậu quả khôn lường đó, con người phải ý thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của tài nguyên nước để sau đó nhận biết một cách tự giác vai trò vấn đề sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tối đa sự lãng phí nước, hạn chế tối đa những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đế sự ô nhiễm nguồn nước. Làm được như vậy là con người đã tự bảo vệ chính mình, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên nước và môi trường nói chung. Tài nguyên nước tuy không vô tận, song nhờ tính kì diệu là vận động - tuần hoàn và tái tạo nên sẽ cung cấp đủ nhu cầu sống của con người với điều kiện duy nhất là con người phải biết ứng xử một cách phù hợp trong khai thác và sử dụng. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình luật môi trường – trường Đại học Luật Hà Nội 2006. 2. Giáo trình Luật môi trường – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 2006. 3. Thủy lợi và Môi trường – Giáo sư tiến sĩ Trịnh Trọng Hàn - NXB Nông nghiệp 2005. 4. Con người và môi trường – Nguyễn Thị Kim Loan 2005. 5. Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam- Lí luận và thực tiễn – Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao 2003. 6. Ô nhiễm môi trường – Đào Ngọc Phong 1979. 7. Thủy công, tập 1 và 2 – Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Trọng Hàn - NXB Xây dựng 2005. 8. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường năm 2007 các số tháng 1, 3, 4, 9, 11. 9. Tạp chí Lí luận chính trị số tháng 10/ 2007. 10. Báo Lao động số 63 ngày 19/03/2007. 11. Báo điện tử Vietnamnet ngày 30/11/2005. 12. Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………..........................1 Chương I : Tổng quan về tài nguyên nước…………………………………..2 1.Tài nguyên nước thế giới…………………………………………………..3 2.Tài nguyên nước ở Việt Nam……………………………………………...4 3.Ô nhiễm nguồn nước………………………………………………………6 Chương II : Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………..8 I- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam hiện nay………………..8 1.Ô nhiễm nước sinh hoạt…………………………………………………...9 2.Ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh………...12 II- Một số quy định pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam………………………………………………………………………...22 1Nghĩa vụ của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ...23 2.Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ , phát triển tài nguyên nước ………………………………………………………………………..28 3.Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...31 Chương III : Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị………………42 I- Hiện trạng thực thi pháp luật…………………………………………….42 II- Một số kiến nghị………………………………………………………...44 Kết luận…………………………………………………………………….48 Danh mục các tài liệu tham khảo…………………………………………..49 Bài thuyết trình môn luật môi trường Đề tài:” Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước” Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy Nhóm sinh viên thực hiện: -Đặng Duy Trường -Lê Thị Như Trang -Nguyễn Thị Mai Trang -Nguyễn Thị Quỳnh Trang -Đặng Duy Trường -Đào Thị Thúy -Khăm La Phi Chit

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32909.doc
Tài liệu liên quan