Đề tài Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 2 1. Sự cần thiết 2 2. Mục tiêu, yêu cầu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 3 CHƯƠNG I 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5 1.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOẠN KINH TẾ 5 1.1.1 Quan niệm về Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 5 1.1.2 Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh tế 6 1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự hình thành, phát triển Tập đoàn kinh tế và vai trò của Tập đoàn kinh tế 8 1.1.4 Phân biệt giữa Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế 12 1.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 14 1.2.1 Giới thiệu một số Tập đoàn kinh tế nói chung và một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới 14 1.2.2 Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu các Tập đoàn kinh tế trên thế giới 21 1.2.2.1 Quá trình hình thành: 21 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ quan hệ kinh tế: 21 1.2.2.3. Phương thức quản lý: 21 1.2.2.4. Chiến lược kinh doanh: 22 1.2.2.5 Nguyên tắc hoạt động: 23 CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM 25 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY 25 2.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của dịch vụ Bưu chính Viễn thông 25 2.1.2 Đặc điểm về chính sách quản lý Bưu chính Viễn thông 26 2.1.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh 27 2.1.4 Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty 29 2.1.5 Đặc điểm về đội ngũ lao động 30 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH –VIỄN THÔNG VIỆT NAM 30 2.2.1 Thực trạng mô hình Tổng công ty 30 2.2.1.1 Những ưu điểm của mô hình hiện đang áp dụng 30 2.2.1.2 Những nhược điểm (bất cập còn tồn tại) 35 2.2.2 Sự cần thiết phải chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt nam thành tập đoàn kinh tế 42 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48 3.1 MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48 3.1.1 Mục tiêu cơ bản 48 3.1.2 Mục tiêu cụ thể 50 3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 51 3.2.1 Một số quan điểm chủ yếu 51 3.2.1.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội 52 3.2.1.2 Quan điểm đa dạng hóa sở hữu trong Tổng công ty 54 3.2.1.3 Quan điểm về chủ quản 55 3.2.1.4 Quan điểm phát triển 56 3.2.2 Những định hướng của mô hình tập đoàn kinh tế áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 58 3.3.2.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam 58 * Mục tiêu tổng thể: 58 * Về Bưu chính: 58 * Về Viễn thông: 59 * Về sản xuất công nghiệp: 59 * Về hoạt động tài chính: 59 3.3.2.2 Xu thế phát triển cua ngành Bưu chính Viễn thông trong khu vực và trên thế giới 60 3.3.2.3 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 61 3.3 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ÁP DỤNG CHO TỔNG CÔNG TY 64 3.3.1 Xây dựng mô hình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình “Công ty mẹ - công ty con” 64 3.3.1.1 Hình thức tổ chức các đơn vị trong Tập đoàn 65 3.2.1.2 Quản lý tài chính 66 * Về quyền sở hữu vốn: 66 * Nhiệm vụ quản lý các quỹ tại Tập đoàn: 66 * Quyền hạn của Tập đoàn: 66 * Trách nhiệm của tập đoàn: 67 3.3.1.3 Quản lý kinh doanh 67 3.3.1.4 Quản lý hành chính: 67 3.3.1.5 Cơ chế điều hành cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp: 68 3.3.2. Xây dựng phương án về mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69 CHƯƠNG IV 83 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH ĐOÀN KINH TẾ 83 4.1. SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY CỦA TỔNG CÔNG TY 83 4.1.1. Khối các doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông 84 4.1.2. Khối khai thác Bưu chính 85 4.1.3. Khối công nghiệp, xây lắp, thương mại 85 4.1.4 Khối công nghệ thông tin 87 4.1.5 Khối kinh doanh tài chính 87 4.1.6 Khối các đơn vị sự nghiệp 88 4.1.7 Cục Bưu điện Trung Ương 89 4.2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN MANG TÍNH HÀNH CHÍNH NHƯ HIỆN NAY SANG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỐN CUẢ CÔNG TY MẸ VÀ ĐẦU TƯ VỐN LẪN NHAU GIỮA CÁC CÔNG TY CON (CÔNG TY THÀNH VIÊN) 91 4.2.1 Một số quy định chung 91 4.2.2 Đầu tư của công ty mẹ (Tập đoàn) 92 4.3 CHUYỂN ĐỔI BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ XÁC LẬP CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH 93 4.3.1 Hình thành bộ máy quản lý của Tập đoàn 93 4.3.2 Xác lập cơ chế quản lý điều hành thích hợp 95 4.3.2.1 Quản lý tài chính 95 4.3.2.2 Quản lý kinh doanh 97 4.3.2.3 Quản lý hành chính (quản lý tổ chức) 97 4.4 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỖI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC 98

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hội nhập có hiệu quả trên thị trườn quốc tế”. * Các mục tiêu phát triển cụ thể: - Về mạng viễn thông công cộng: Xây dựng và phát triển mạng viễn thông công cộng tiên tiến, hiện đại có dung lượng lớn, tốc độ cao, hoạt động vận hành có hiệu quả, an toàn và tin cậy đáp ứng được nhu cầu thông tin ở các mức độ khác nhau của xã hội. Xa lộ thông tin quốc gia được xây dựng, phát triển và hình thành mạng trí tuệ và hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Các dịch vụ băng rộng đa phương tiện ích được cung cấp rộng rãi trên cơ sở cáp quang hoá mạng lươĩ, cáp quang tới tận người tiêu dùng và các phương thức truy cập băng rộng hiện đại khác như vô tuyên băng rộng, thông tin vệ tinh. - Về Bưu chính công cộng: Phát triển bưu chính Việt Nam hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, hoạt động độc lập có hiệu quả, có đủ năng lực cung cấp các dịch vụ đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó lĩnh vực bưu chính được chia thành 2 phần đó là. + Về mạng lưới: Cơ bản xây dựng được mạng lưới bưu chính cớ bố cục hợp lý, có kỹ thuật tiên tiến, quản lý khoa học, chuyển phát nhanh chóng, phục vụ chất lượng cao, đạt trình độ trung bình của các nước tiên tiến. + Về dịch vụ: Thực hiện dịch vụ hướng về thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tăng tính thương mại hoá của các sản phẩm bưư chính, đồng thời vẫn đảm bảo phục vụ các nhu cầu cơ sở hạ tầng. Trong mục tiêu phát triển dịch vụ, lấy dịch vụ bưu phát làm chỗ dựa, các dịch vụ khác như thu ngân, thanh toán, phân phối hàng hoá, kho hàng làm phần bổ sung, đa dạng hoá nguồ thu, đảm bảo cân bằng thu chi tiến tới việc tách Bưu chính hoạt động độc lập có hiêu quả. - Về công nghiệp Bưu chính Viễn thông: Phấn đấu phát triển công nghiệp bưu chính viễn thông hiện đại, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ kể cả phần cứng và phần mềm sản xuất có chất lượng quốc tế. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, công nghệ bưu chính viễn thông Việt Nam làm chủ và tự chế tạo sản xuất được cả phần cứng và phần mềm các loại hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn vừa và nhỏ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 20-30%. Từng bước nâng cao hàm lượng giá trị lao động Việt Nam trong sản phẩm; năm 2005 đạt 30-40%; năm 2010 là 70- 80%. Chiến lược này nhằm phát triển công nghiệp bưu chính viễn thông đứng vững và phát triên đảm bảo vị thế chủ đạo của Tập đoàn trong việc phát triển Khoa công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất cũng như đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt nam. Ngoài ra, một mục tiêu phát triển quan trọng khác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, hội nhập của các đơn vị thành viên cũng như của Tổng công ty đó là tiến hành cổ phần hoá các đơn vị sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ Bưu chính- viễn thông theo Nghị định NĐ 44/CP của chính phủ nhằm đa dạng hoá sở hữu, nâng cao quyền làm chủ của các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng tiến hành bán cổ phần bằng ngoại tệ và công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị thành viên khi Việt Nam mở của thị trường dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Mặt khác, tập đoàn cũng sẽ tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở khuôn khổ pháp lý và các hiệp định cam kết khu vực và thế giới, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước cũng như xâm nhập thị trường nước ngoài. 3.3 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ÁP DỤNG CHO TỔNG CÔNG TY 3.3.1 Xây dựng mô hình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình “Công ty mẹ - công ty con” Dựa theo các đặc điểm riêng của ngành Bưu chính Viễn thông và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Việt nam cũng như xu thế của quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu, nhóm nghiên cứu xin đưa ra mô hình Tập đoàn kinh tế áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông theo mô hình “Công ty mẹ- công ty con” trong đó Công ty mẹ tham gia đầu tư vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Nhóm nghiên cứu thấy rằng với việc áp dụng mô hình trên sẽ giải quyết được một số vấn đề chính sau: - Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị với Ban giám đốc, cũng nhu đối với các đơn vị thành viên và thay đổi được hình thức tổ chức quản lý từ hành chính sang cơ chế quản lý về vốn, quản lý về kinh doanh, quản lý về hành chính và thiết lập cơ chế sở hữu vốn của Công ty mẹ đối với các công ty con. - Công ty mẹ trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tham gia đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên. Phần vốn hiện có của các doanh nghiệp thành viên do Tổng công ty đã giao, được tính là phần vốn đầu tư của Công ty mẹ đối với công ty thành viên. - Về sở hữu: Mô hình tổ chức cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ mang tính chất đa sở hữu về vốn. Theo mô hình này thì bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính của Tập đoàn Bưu chính Việt Nam. Dưới quyền kiểm soát của Tập đoàn sẽ bao gồm 4 loại hình doanh nghiệp: + Doanh nghiệp Nhà nước + Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước: do Tập đoàn là người đại diện quyền sở hữu Nhà nước, làm chủ sở hữu duy nhất; + Công ty cổ phần: Tập đoàn sở hữu cổ phần chi phối; + Công ty liên doanh với nước ngoài: Tập đoàn sở hữu phần vốn góp của Nhà nước vào công ty liên doanh. - Quan hệ giữa HĐQT, Tổng Giám đốc với doanh nghiệp thành viên chuyển tử mối quan hệ hành chính sang quan hệ tài chính. - Các loại hình hoạt động của đơn vị thành viên: Doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông quản lý và điều hành các doanh nghiệp thành viên bằng 3 cơ chế chính thông qua bộ máy điều hành của tập đoàn: + Quản lý tài chính + Quản lý kinh doanh + Quản lý hành chính. Ngoài ra, Tập đoàn trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động khác ngoài tập đoàn khi xét thấy các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, có khả năng sinh lợi như: Đầu tư liên doanh ngoài tập đoàn để đảm bảo cung cấp nguồn hàng (đầu vào), đầu tư vào thị trường chứng khoán, tham gia thị trường vốn cho tập đoàn hoặc cho các đơn vị thành viên của tập đoàn. 3.3.1.1 Hình thức tổ chức các đơn vị trong Tập đoàn Bao gồm các pháp nhân hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Mối quan hệ của các đơn vị thành viên thông qua hình thức đầu tư lẫn nhau về vốn, có quan hệ với nhau về đào tạo nguồn lực, chuyển giao công nghệ, giá cả, thị trường, sử dụng sản phẩm của nhau… nhằm phát triển liên kết kinh tế theo hướng liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp. 3.2.1.2 Quản lý tài chính * Về quyền sở hữu vốn: Tập đoàn nhận vốn của Nhà nước để đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên, cụ thể như sau: - Doanh nghiệp Nhà nước; - Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên có 100% vốn Nhà nước thì Tập đoàn đại diện quyền sở hữu vốn 100%; - Công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn góp của Nhà nước thì Tập đoàn đại diện quyền sở hữu theo số vốn góp tại các công ty này. * Nhiệm vụ quản lý các quỹ tại Tập đoàn: - Tập đoàn có nhiệm vụ quản lý các quỹ tập trung của Tập đoàn và sử dụng các quỹ đó theo các quy định của Nhà nước; - Tập đoàn được quyết định trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp theo quy định và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn. * Quyền hạn của Tập đoàn: Tập đoàn có quyền giám sát các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên bằng yêu cầu các doanh nghiệp thành viên báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính hoặc thông qua người đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên để yêu cầu báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính của doanh nghiệp đó; - Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Tập đoàn quyết định việc điều chính vốn và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp; quyết định về chiến lược, quy hoặch, kế hoặch phát triển doanh nghiệp, dự án đầu tư và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, quyết định trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Tập đoàn đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu: Tập đoàn có quyền điều chỉnh vốn điều lệ, quyết định giá cả về tài sản khi nhượng bán thanh lý, quyết định dự án đầu tư, sủ dụng lợi nhuận sau thuế, các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; - Đối với các công ty cổ phần và công ty liên doanh: Tập đoàn trực tiếp tham gia quản lý và điều hành mọi hoạt động tổ chức, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển thông qua phần giá trị vốn góp của Nhà nước vào công ty cổ phần và công ty liên doanh mà Tập đoàn đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu. * Trách nhiệm của tập đoàn: - Tập đoàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn được Nhà nước giao. 3.3.1.3 Quản lý kinh doanh - Tập đoàn có nhiệm vụ quản lý tập trung và thống nhất các đơn vị thành viên về thị trường, sản phẩm… - Tập đoàn thực hiện định hướng đầu tư có hiệu quả, sử dụng quỹ đầu tự phát triển để đổi mới trang thiết bị và công nghệ. - Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên thông qua các đơn hang, hợp đồng kinh tế chủ chốt. - Tập đoàn được điều hoà vốn sử dụng một phần thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ để thực hiện nhiệm vụ công ích theo các mục tiêu kinh tế – xã hội được giao. 3.3.1.4 Quản lý hành chính: Căn cứ theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho Tập đoàn, căn cứ chiến lược phát triển của nghành và nhu cầu phát triển của từng thành viên để thành lập mới mở rộng nghành nghề, mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giải thể doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo quyền hạn được quy định trong Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Tập đoàn. Tập đoàn quyết định việc phân công nhiêm vụ cho từng doanh nghiệp thành viên phù hợp với năng lực tổ chức và quy mô sản xuất cũng như trình độ công nghệ từng đơn vị thành viên. Trên cơ sở bộ máy tổ chức và nhiệm vụ được giao Tập đoàn phân chia quyền lực của mình thông qua quyết đinh bổ nhiệm, để bạt và bố trí cán bộ phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất của mỗi đơn vị thành viên, chuyển giao những tiến bộ Khoa học kỹ thuật, kiến thức về tiếp thị và năng lực tài chính của mình để cùng nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn. 3.3.1.5 Cơ chế điều hành cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp: * Doanh nghiệp nhà nước: Là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước, các quy định pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt. * Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam do Tập đoàn là đại diện quyền sở hữu duy nhất, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các quy định pháp luật khác có liên quan và điều lệ của Công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quyết định thành lập sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận. Các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tư cách là chủ sở hữu đối vơí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo các quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định khác có liên quan và Điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. * Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp do Tập đoàn cùng các tổ chức và cá nhân khác (gọi chung là cổ đông) thành lâp; trong đó các cổ đông cùng góp vốn cổ phần, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần góp. Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn do Tập đoàn sở hữu cổ phần chi phối của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của công ty cổ phần. Các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn với tư cách là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần sẽ được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của công ty cổ phần. * Công ty liên doanh thuộc Tập đoàn là công ty liên doanh do Tập đoàn cùng với bên nước ngoài hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, được tổ chức và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các quy định pháp luật khác có liên quan và Điều lệ hoạt động của công ty liiên doanh. Các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tư cách là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước của bên Việt Nam sẽ được thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các quy định pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của công ty liên doanh. 3.3.2. Xây dựng phương án về mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tư cách pháp nhân, có bộ máy giúp việc riêng, có tài khoản, con dấu riêng, trong đó công ty mẹ có sở hữu 100% vốn nhà nước. Công ty mẹ gồm công ty Viễn thông đường trục, các công ty viễn thông nội vùng, công ty tài chính, các bộ phận và ban chức năng giúp việc Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ngoài ra, thuộc Tập đoàn còn có các đơn vị sự nghiệp và Cục Bưu điện Trung ương. Các thành viên của Tập đoàn là những doanh nghiệp hạch toán độc lập, được chia ra 5 khối theo nghành là: - Khối khai thác Viễn thông - Khối khác thác Bưu chính - Khối thương mại, công nghiêp, xây lắp - Khối Công nghệ thông tin - Khối kinh doanh Tài chính Trong mỗi khối gồm nhiều sở hữu khác nhau như: sở hữu 100% vốn Nhà nước, cổ phần chi phối, cổ phần thường (Tuỳ theo mục tiêu phát triển từng giai đoạn, Tập đoàn sẽ điều hoà, đầu tư vốn cho các đơn vị thành viên khác nhau) . Việc xác định cơ cấu sở hữu được thể hiện trong từng khối theo sơ đồ và theo từng giai đoạn. Nội dung của mô hình tổ chức quản lý như sau: * Công ty mẹ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam lấy các doanh nghiệp nòng cốt nắm vai trò chủ đạo là Công ty Viễn thông Đường trục, các công ty viễn thông nội vùng, công ty Tài chính. Trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam bộ máy quản lý của Công ty mẹ sẽ là bộ máy quản lý của Tập đoàn và chi phối chi phối các đơn vị thành viên khác theo Điều lệ hoạt động của Tập đoàn. Ngoài ra, thuộc Tập đoàn còn có các đơn vị sự nghiệp. + Văn phòng giúp việc cho Tập đoàn; + Công ty Tài chính: Thay mặt Tập đoàn thực hiện việc đầu tư, giám sát và quản lý phần vốn của Tập đoàn tại các công ty thành viên. + Công ty Viễn thông Đường trục: hiện nay các hệ thống tổng đài đường dài và quốc tế của Tổng công ty đều có khả năng đảm đương cả hai chức năng chuyển mạch đường dài và quốc tế. Các hệ thống cáp quang và tuyến thông tin đường trục hiện nay đều đan xen cả hai chức năng đường dài và quốc tế. Do vậy việc sáp nhập hai công ty Viễn thông quốc tế và công ty Viễn thông liên tỉnh thành công ty Viễn thông đường trục là hợp lý cả về cấu trúc mạng, tăng cường năng lực thông tin đường dài, nâng cao chât lượng thông tin quốc gia. + Các công ty Viễn thông nội vùng: Căn cư theo điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, nhu cầu trao đổi thông tin giữa các tỉnh thành và vùng kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, trông tương lai sẽ không cho phép trong một quốc gia nhỏ bé như nước ta lại tồn tại nhiều hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn khác nhau, tổ chức phân tán. Do đó, đòi hỏi cần phải gộp toàn bộ mạng lưới cho các công ty viễn thông nội vùng quản lý. Cơ cấu tổ chức các khối của Tập đoàn được xây dựng như sau: Học viện công nghệ BCVT Các trường đào tạo nghề Các bệnh viện, viện đ.dưỡng Trung tâm thông tin BĐ CÔNG TY MẸ Văn phòng tập đoàn VT đường trục VT nội vùng Công ty tài chính Cục BĐ Trung Ương Công ty dịch vụ viên thông Công ty thông tin di động Các công ty con Khối khai thác Viễn thông C.ty BC liên tỉnh vâ quốc tế Các công ty BC nội vùng Công ty phát hành báo chí Công ty tem Khối khai thác Bưu chính Cty tư vẫn xây dựng và PTBĐ Các côngty xây dựng BĐ Các cty SX công nghiệp BĐ C.ty thương mại Xí nghiệp in BĐ Xí nghiệp in Tem Khối TM, công nghiệp, xây lắp Công ty VDC Công ty VASC Khối công nghệ thông tin C.ty cổ phần bảo hiểm BĐ Công ty dịch vụ tiết kiệm BĐ Khối kinh doanh tài chính Các công ty con SƠ ĐỒ 1-1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – KHỐI KHAI THÁC VIỄN THÔNG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Khối khai thác Viễn thông Công ty dịch vụ viễn thông (GPC) Công ty di động (VMS) * Khối khai thác Viễn thông: Hiện tại bao gồm 02 đơn vị là Công ty dịch vụ Viễn thông (GPC) và Công ty thông tin di động (VMS). Trong giai đoạn 1, Tập đoàn đầu tư 100% vốn đối với công ty dịch vụ viễn thông dưới hình thức Công ty trách nhiệm hưũ hạn một thành viên mà Tập đoàn là cổ đông duy nhất. Trong giai đoạn 1, Công ty thông tin di động kết hợp đồng liên doanh có thể được đa sở hữu dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Trong giai đoạn II, dự kiến các doanh nghiệp này có thể được đa dạng hoá sở hữu dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên hoặc công ty cổ phần. Tập đoàn cùng với các công ty khai thác viễn thông có thể cùng đầu tư để thành lập thêm các công ty mới khác hoặc góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp Viễn thông trong và ngoài nước. Việc quản lý của Tập đoàn đối với các doanh nghiệp khăi thác Viễn thông trên cơ sở phần vốn cổ phần đóng góp vào doanh nghiệp. SƠ ĐỒ 1-2: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG. KHỐI KHAI THÁC BƯU CHÍNH TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Khối khai thác Bưu chính Công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế Công ty Phát hành báo chí Công ty Tem * Khối khai thác Bưu chính: Hiện tại gồm các đơn vị: Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế, các Công ty Bưu chính của các tỉnh thành, Công ty phát hành báo chí Trung ương, Công ty tem. Trong giai đoạn I, Tập đoàn đầu tư 100% vốn cho các doanh nghiệp, đầu tư có trọng điểm vào một số dịch vụ để nâng cao chất lượng, kinh doanh có lãi, và mở rộng mạng lưới hoạt động. Trong thời điểm các dịch vụ Bưu chính còn chưa tách ra khỏi các dịch vụ viễn thông thì Tập đoàn vẫn phải bù lỗ và tiếp tục đầu tư để tiến tới tách các dịch vụ Bưu chính hoạt động độc lập, tự hạch toán kinh doanh. Trong giai đoạn II, một số hoạt động khai thác Bưu chính được tách ra thành các doanh nghiệp đa dạng hoá sở hữu dưới dạng trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, liên doanh hoặc cổ phần. Tuỳ theo mức độ quan trọng của từng loại hình dịch vụ ở từng doanh nghiệp mà Tập đoàn quyết định nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tự đầu tư lẫn nhau khi cần thiết. SƠ ĐỒ 1-3: SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – KHỐI THƯƠNG MẠI, CÔNG NGHIỆP, XÂY LẮP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM * Khối thương mại, công nghiệp, xây lắp: Khối thương mại, công nghiệp, xây lắp hiện nay gồm có các đơn vị: Công ty tư vấn thiết kế công trình, Công ty xây dựng Bưu điện, Xí nghiệp in Bưu điện, các Công ty thương mại. Đây là khối các doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu nhiều nhất, tính tới thời gian hiện nay 100% các đơn vị đã và đang cổ phần hoá đều nằm trong khối doanh nghiệp này. Trong giai đoạn I, Tập đoàn tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sở hữu các đơn vị trong khối, hoạt động dưới các hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, Công ty liên doanh. Đối với các doanh nghiệp có vai trò quan trọng, Tập đoàn đầu tư có phần vốn chi phối trên 50% và kiểm soát trực tiếp bằng cách cử người tham gia vào Hội đồng quản trị. Đối với các doanh nghiệp khác Tập đoàn chỉ đầu tư với tư cách một cổ đông bình thường và liên kết với nhau thông qua các hợp đồng kinh tế trong việc mua bán các sản phẩm hoặc đấu thầu các công trình. Ví dụ đối với các công ty sản xuất công nghiệp Bưu điện, các Công ty thương mại và dịch vụ. Ở giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn và các Công ty con có thể đầu tư vốn lẫn nhau để mở rộng nghành nghề và phạm vi kinh doanh. Khối thương mại, Công nghiệp, xây lắp Công ty tư vấn, XD và PTBĐ Các công ty xây dựng Bưu điện Các công ty Thương mại Xí nghiệp in Bưu điện Xí nghiệp in tem SƠ ĐỒ 1-4: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM * Khối công nghệ thông tin: Khối công nghệ thông tin bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện nay khối này có hai doanh nghiệp là: Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) và công ty phát triển phần mềm (VASC). Trong giai đoạn I, Tập đoàn đầu tư 100% vốn cho các doanh nghiệp thông qua công ty tài chính, hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, quản lý và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của công ty. Ở giai đoạn II, các công ty thực hiện đa sở hữu dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, liên doanh hoặc cổ phần. Tập đoàn có cổ phần chi phối trên 50%, kiểm soát và quản lý bằng cách cử người vào Hội đồng quản trị và thông qua công ty tài chính. Hình thức này có thể áp dụng đối với công ty phát triển phần mền (VASC). Một số công ty khác có thể được thành lập bằng hình thức đầu tư vốn giữa các công ty con với nhau hoặc giữa các công ty con với Tập đoàn. Khối công nghệ thông tin Công ty điện toán và truyền số liệu Công ty phát triển phần mềm SƠ ĐỒ 1-5: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHỐI KINH DOANH TÀI CHÍNH Công ty dịch vụ tiết kiệm BĐ Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Khối kinh doanh tài chính * Khối kinh doanh tài chính: Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính. Hiện có các doanh nghiệp là: Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện và Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện. Ở giai đoạn đầu, Tập đoàn đầu tư 100% vốn đối với Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, tiếp tục đầu tư và có cổ phần chi phối trên 50% đối với công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện. Ở giai đoạn tiếp theo, Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện có thể đa đạng hoá sở hữu dưới dạng trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên hoặc cổ phần, trong đó Tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối. Tập đoàn thực hiện quản lý và kiểm soát thông qua Công ty tài chính và cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM SƠ ĐỒ 1-6: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG VÀ KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Học viện công nghệ BCVT Các trường đào tạo nghề Các bệnh viện, viện điều dưỡng Học viện công nghệ BCVT Cục Bưu điện Trung Ương * Cục Bưu điện Trung ương: Cục Bưu điện Trung ương hiện đang thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ thông tin cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Hoạt động của Cục Bưu điện Trung ương mang tính phục vụ là chủ yếu vì đối tượng phục vụ đã được xác định theo quy định riêng của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện. Khi Tập đoàn được thành lập, Cục Bưu điện Trung ương sẽ hoạt động dưới dạng doanh nghiệp công ích để phục vụ các yêu cầu đảm bảo về an toàn, bí mật thông tin cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. * Các đơn vị sự nghiệp: Bao gồm Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, các trường đào tạo nghề, các bệnh viện, các viện điều dưỡng, Trung tâm thông tin Bưu điện. Các đơn vị này hoạt động trực thuộc trực tiếp Tập đoàn nhằm thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, thông tin các vẫn đề về kinh tế, kỹ thuật và thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. CHƯƠNG IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH ĐOÀN KINH TẾ Trên cơ sở mô hình Tập đoàn mà nhóm nghiên cứu đã đề xuất, để đảm bảo cho mô hình này hoạt động một cách có hiệu quả, đồng thời khắc phục các nhược điểm của mô hình Tổng công ty, cần phải giải quyết một số vẫn đề chủ yếu sau: 4.1. SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY CỦA TỔNG CÔNG TY Việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về mối liên hệ sản xuất và quan hệ lợi ích giữa các doanh nghiệp thành viên so với trước đây. Vì vậy đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo hướng mới, kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá để gắn kết giữa các đơn vị thành viên với nhau và gắn kết giữa các đơn vị thành viên với Tập đoàn (công ty mẹ). Về mặt nguyên tắc, quá trình tổ chức lại sản xuất kinh doanh phải bảo đảm: - Tách bạch hoạt động Bưu chính và Viễn thông. - Phân định rõ chức năng nhiệm,vụ mỗi đơn vị thành viên. - Giảm đầu mối (số lượng) các đơn vị thành viên phù hợp với khả năng quản lý tối ưu. - Tách bạch hoạt động kinh doanh và công ích. Nội dung sắp xếp tổ chức sản xuất kinh doanh. * Các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn sẽ được phân định thành 5 khối chính theo mô hình đã đề xuất, gồm: 4.1.1. Khối các doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông Khối này bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Viến thông của Tập đoàn. Chức năng của doanh nghiệp này là: - Cung cấp các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế phục vụ khách hàng trong nước và ngoài nước. - Vận hành khai thác, hệ thống mạng lưới Viễn thông… Hiện tại khối Viễn thông bao gồm: + Các công ty điện báo điện thoại của 61 Bưu điện Tỉnh , thành phố. + Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn có hai công ty Viễn thông Hà Nội và công ty Viễn thông Sài Gòn. + Các công ty dọc gồm: Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), công ty thông tin di động (VMS), công ty dịch vụ Viễn thông (GPC). Khi thực hiện việc Tổng chuyển công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế, sẽ hình thành các công ty khai thác Viễn thông khu vực (nội vùng) trên cơ sở các công ty điện báo, điện thoại ở các Bưu điện Tỉnh thành hiện nay. Các công ty khai thác Viễn thông nội vùng này cùng với hai công ty Viễn thông đường trục là VTI, VTN sẽ đóng vai trò là công ty mẹ do thực lực của các công ty này mạnh hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong Tổng công ty hiện nay. Mặt khác, việc hình thành công ty mẹ trên cơ sở các công ty này, Tập đoàn sẽ thâu tóm được phần cơ sở hạ tầng Viễn thông, càng tăng thêm sức mạnh cho Tập đoàn, bởi lẽ lĩnh vực Viễn thông là lĩnh vực kinh doanh tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các lĩnh vực kinh doanh khác trong Tập đoàn. Theo định hướng phát triển, ngoài các công ty Viễn thông đã có khi thành lập Tập đoàn, sẽ hình thành thêm các công ty Viễn thông khác dưới dạng các công ty cổ phần, Liên doanh hoặc Tập đoàn đầu tư vốn 100% tuỳ theo tình hình thực tế và chiến lược phát triển Tập đoàn. 4.1.2. Khối khai thác Bưu chính Khối này sẽ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác trong lĩnh vực Bưu chính. Chức năng chính của các doanh nghiệp này là: - Cung cấp các dịch vụ Bưu chính phục vụ khác hàng trong và ngoài nước như: Thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, chuyển phát nhanh, dịch vụ Datapost… - Thực hiện công tác phát hành báo chí… Hiện tại, khối Bưu chính bao gồm các doanh nghiệp: - Công ty Bưu chính Liên tỉnh và quốc tế. - Công ty phát hành báo chí Trung ương. - Công ty tem. - Công ty Bưu chính và Phát hành báo chí của 61 Bưu điện Tỉnh, Thành phố. Khi thực hiện việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế, sẽ hình thành các công ty khai thác Bưu chính khu vực nhằm thực hiện nguyên tắc giảm đẩu mối quản lý để đạt hiệu quả quản lý tối ưu của Tập đoàn. Đồng thời theo định hướng phát triển về lâu dài cũng sẽ hình thành các công ty khai thác Bưu chính nội vùng và quốc tế. Trong giai đoạn trước mắt, lĩnh vực Bưu chính là lĩnh vực kinh doanh chưa có lãi, nên khi hình thành tập đoàn các doanh nghiệp hiện có về mặt tài chính, thị trường, chiến lược phát triển… để các doanh nghiệp này dần dần có đủ sức mạnh kinh doanh có lãi, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. 4.1.3. Khối công nghiệp, xây lắp, thương mại Khối công nghiệp, xây lắp, thương mại bao gồm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông, xây dựng và tư vẫn xây đựng trong Bưu chính Viễn thông và dân dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiét bị Bưu chính Viễn thông và kinh doanh khác. Chức năng chính của khối công nghiệp thương mại là: - Tổ chức sản xuất và cung ứng thiết bị Bưu chính Viễn thông do các đơn vị này sản xuất. - Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trên mạng lưới Bưu chính Viễn thông. - Cung ứng thiết bị Viễn thông theo yêu cầu của các nghành kinh tế khác và xuất khẩu. - Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên doanh liên kết với nước ngoài để phát triển mạng lưới… Hiện tại, khối công nghiệp, xây lắp thương mại gồm các doanh nghiệp: - Công ty vật tư Bưu điện I (COKYVINA). - Công ty vật tư Bưu điện II (POSTMASCO). - Công ty tư vẫn, xây dựng và phát triển Bưu điện. - Công ty công trình Bưu điện. - Công ty vật liệu xây dựng Bư điện. - Xí nghiệp in Bưu điện. - Nhà máy thiết bị Bưu điện. - Công ty thiết bị điện thoại. - Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin 1 và 2. - Công ty cổ phần cáp và vật liệu Viễn thông. - Các công ty liên doanh: VINADEASUNG, ANSV, VKX, VINA-GSC, FOCAL, TELEQ, VFT, VINECO. - Các công ty dịch vụ vật tư, các công ty xây lắp của Bưu điện Tỉnh, Thành phố. Khi hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, các công ty thuộc khối công nghiệp, thương mại, xây lắp cũng sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Theo định hướng phát triển, khối công nghiệp, thương mại, xây lắp sẽ dần dần được tiến hành cổ phần hoá nhằm thu hút thêm vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng mục tiêu lâu dài của Tập đoàn là thay thế các thiết bị Bưu chính Viễn thông phải nhập khẩu như hiện nay đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công nghiệp Bưu chính Viễn thông. Việc sắp xếp, thành lập thêm các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây lắp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế cũng như mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Tập đoàn. 4.1.4 Khối công nghệ thông tin Khối công nghệ thông tin gồm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông tin như dịch vụ Internet, phát triển phần mềm và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Đây là lĩnh vực hoạt động còn mới đối với Tổng công ty hiện nay cũng như đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên lĩnh vực này được xác định là một trong những lĩnh vực mũi nhọn ưu tiên phát triển của Tổng công ty hiện nay và tập đoàn sau này. Chức năng chính của các doanh nghiệp thuộc khối kinh doanh công nghệ thông tin là: - Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin như dịch vụ Internet, phần mền tin học… - Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thông tin mang tính công nghệ cao, nhằm thực hiện mục tiêu công nghệ thông tin được ưu tiên đi trước một bước. - Quản lý, lắp đặt, khai thác mạng Internet và các mạng nội bộ khác phục vụ khách hàng… Hiện tại lĩnh vực này gồm có: Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), công ty phát triển phần mềm (VASC). Theo định hướng phát triển, khi thành lập Tập đoàn, sẽ hình thành công ty quản lý và khai thác internet nhằm phát triển mạnh hơn lĩnh vực công nghệ thông tin của Tập đoàn, mở rộng thị phần, đáp ứng mục tiêu phát triển của Tập đoàn. 4.1.5 Khối kinh doanh tài chính Khối kinh doanh tài chính gồm các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hang. Chức năng chính của các doanh nghiệp này là: - Huy động vốn ngắn han, trung hạn, dài hạn để đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. - Giám sát, quản lý việc sử dụng vốn, kinh doanh tiền tệ, cho vay, bảo hiểm nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. - Về lâu dài sẽ thực hiện dịch vụ thanh toán trong nội bộ Tập đoàn, trong nước và quốc tế khi điều kiện thực tế cho phép… Hiện tại khối kinh doanh Tài chính gồm có: Công ty Tài chính Bưu điện, công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện. Theo mô hình Tập đoàn mà nhóm nghiên cứu đã đề xuất, công ty Tài chính Bưu điện cùng với các công ty Viễn thông đường trục và nội vùng khác sẽ trở thành công ty mẹ nhằm bảo đảm tiềm lực tài chính cho Tập đoàn cũng như để đảm bảo thực hiện cơ chế là: Tập đoàn sẽ đầu tư vốn xuống các công ty con thay vì giao vốn như hiện nay. Theo định hướng phát triển, về lâu dài khi điều kiện thực tế cho phép, sẽ thành lập một Ngân hàng của riêng Tập đoàn bởi lẽ hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn vì xu hướng chủ yếu của các Tập đoàn là kiểm soát, chi phối về mặt tài chính, đầu tư đối với các thành viên. Mặt khác việc thành lập Ngân hàng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thanh toán trong nội bộ Tập đoàn đồng thời chi phí thanh toán sẽ không phải trả cho các Ngân hàng ngoài Tập đoàn mà Ngân hàng của Tập đoàn sẽ thu được một khoản lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán này. 4.1.6 Khối các đơn vị sự nghiệp Khối các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ chính là hoạt động phục vụ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tập đoàn về các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, thông tin triển lãm… Hiện tại, khối các đơn vị sự nghiệp gồm có: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, các Trường công nhân, các bệnh viện, Viện điều dưỡng, Trung tâm Thông tin Bưu điện. Khi hình thành Tập đoàn sẽ tiến hành sắp xếp lại khối các đơn vị sự nghiệp cho phù hợp với tình hình mới đồng thời nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn. 4.1.7 Cục Bưu điện Trung Ương Cục Bưu điện Trung Ương là đơn vị hoạt động có tính chất phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và thiết yếu, do Ban Lãnh đạo của Tập đoàn trực tiếp chỉ đạo. * Về hình thức hoạt động của các doanh nghiệp trong Tập đoàn - Công ty mẹ là doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước để bảo đảm Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo theo mục tiêu củng cố, phát triển Doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Chính phủ. Trong giai đoạn trước mắt sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Giai đoạn về sau, khi hợp nhất luật Doanh nghiệp Nhà nước với luật Doanh nghiệp, công ty sẽ hoạt động theo luật Doanh nghiệp nói chung song Nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu. - Khối Viễn thông, Bưu chính, Công nghệ thông tin, Tài chính Ngân hang trong giai đoạn trước mắt cũng sẽ hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Giai đoạn về sau, sẽ tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp khi có đủ điều kiện hoặc thành lập các doanh nghiệp mới dưới dạng liên doanh với nước ngoài hoặc Tập đoàn đầu tư 100% vốn. Như vậy, khối các doanh nghiệp này có thể hoạt động dưới dạng doanh nghiệp Nhà nước (hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước); Công ty trách nhiệm hữu hanh 1 thành viên (hoạt động theo luật Doanh nghiệp); công ty liên doanh (hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài0. Mỗi doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nào là tuỳ vào mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn của Tập đoàn cũng như các chủ trương, chính sách của Nhà nước. - Khối các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại và xây lắp. Giai đoạn trước mắt hoạt động dưới dạng: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, công ty liên doanh. Theo chủ trương của Nhà nước, sẽ tiến hành cổ phần hoá mạnh các doanh nghiệp thuộc khối này. Nhà nước chỉ giữ lại một số các doanh nghiệp cần thiết song khi chuyển thành Tập đoàn, các công ty này cũng sẽ được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Tập đoàn đầu tư vốn 100% và là cổ đông duy nhất. Ngoài ra vẫn tiếp tục duy trì các công ty Liên doanh với nước ngoài như hiện nay. Như vậy, khối công nghiệp, thương mại, xây lắp cũng sẽ bao gồm các doanh nghiệp hoạt động dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Tập đoàn là cổ đông duy nhất, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật Đầu tư nước ngoài. - Khối các đơn vị sự nghiệp và Cục Bưu điện Trung Ương hoạt động theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên việc phân định hình thức hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn chỉ mang tính chất tương đối bởi còn phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng mục tiêu phát triển của Tập đoàn cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời việc phân định các doanh nghiệp thành viên (các công ty con) của Tập đoàn cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi lẽ, về sau trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp ở lĩnh vực này có thể đầu tư vào các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác và ngược lại, đầu tư thâm nhập, dan xem lẫn nhau tạo ra các doanh nghiệp đa nghành nghề, đa sở hữu trong Tập đoàn. 4.2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN MANG TÍNH HÀNH CHÍNH NHƯ HIỆN NAY SANG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỐN CUẢ CÔNG TY MẸ VÀ ĐẦU TƯ VỐN LẪN NHAU GIỮA CÁC CÔNG TY CON (CÔNG TY THÀNH VIÊN) 4.2.1 Một số quy định chung - Nhà nước giao vốn cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam mà đại diện là công ty mẹ. Công ty mẹ thực hiện việc đầu tư vốn vào các công ty thành viên tương ứng với số vốn sở hữu đã đầu tư. Việc điều chuyển vốn tự đầu tư do Hội đồng quản trị Tập đoàn quyết định. - Tập đoàn hình thành và quản lý vốn Tập đoàn như sau: + Phần vốn của Tập đoàn được hình thành tử nguồn đầu tư trực tiếp của Ngân sách Nhà nước. + Vốn được hình thành từ nguồn lợi nhuận được chia theo quy định như sau: - Đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn Nhà nước do Tập đoàn đầu tư thành lập thì Tập đoàn có quyền quyết định việc phân phối lợi nhuận sau thuế và được sử dụng để tái đầu tư hoặc đầu tư vào các mục địch khác do Tập đoàn quyết định. - Đối với công ty cổ phần và công ty liên doanh: Tập đoàn được hưởng mức chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã đầu tư. + Vốn được hình thành từ nguồn huy động quỹ khấu hao trích từ các tài sản thuộc sở hữu của Tập đoàn (trử khấu hao của tài sản cố định do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay). - Các công ty con có thể đầu tư vốn lẫn nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể và được hưởng mức chia lãi theo phần vốn đã đầu tư. Để thực hiện phương thức công ty mẹ (Tập đoàn) đầu tư vốn vào công ty con cần sửa đổi chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách quản lý của Nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn Nhà nước. 4.2.2 Đầu tư của công ty mẹ (Tập đoàn) Việc chuyển sang hình thức đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con của Tập đoàn có thể thực hiện kết hợp theo ba phương thức như sau: - Chuyển phần vốn Nhà nước do các doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng hiện nay về thuộc sở hữu của công ty mẹ. Điểm này có sự khác biệt so với quy định của luật Doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, khi thực hiện theo phương thức này cần kiến nghị Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp nhà nước hoặc kiến nghị Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm với sự nhất trí của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty hiện nay. - Đầu tư mới từ nguồn vốn của Tập đoàn: Hàng năm, đầu tư mới của Tổng công ty hiện nay (Tập đoàn sau này) là từ 4000 – 5000 tỷ đồng. Căn cứ vào định hướng phát triển của Tập đoàn, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên, dựa trên phương án đầu tư khả thi, Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ quyết định việc đầu tư thêm vốn vào các công ty thành viên đã có hoặc đầu tư để thành lập các doanh nghiệp mới. - Điều chuyển vốn giữa các công ty thành viên: Căn cứ định hướng phát triển và mục tiêu đầu tư, Hội đồng quản trị Tập đoàn có quyền quyết định việc rút vốn đầu tư từ công ty thành viên này sang công ty thành viên khác và ngược lại. Phần rút vốn nằm trong phần vốn đã đầu tư của Tập đoàn. Quá trình đầu tư vốn vào các công ty thành viên, Tập đoàn sẽ nắm quyền quản lý và chi phối theo mức độ: + Tập đoàn đầu tư 100% vốn hoặc nắm cổ phần đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần thiết phải nắm giữ. + Tập đoàn đầu tư vốn và nắm cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần phải nắm giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, mức đầu tư đôi với các doanh nghiệp khác là căn cứ vào khả năng nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đạt được của các công ty thành viên. Việc đầu tư phải dựa trên cơ sở là: mục tiêu, chiến lược phát triển của Tập đoàn, hiệu quả đầu tư, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 4.3 CHUYỂN ĐỔI BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ XÁC LẬP CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH 4.3.1 Hình thành bộ máy quản lý của Tập đoàn - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Tập đoàn, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ về sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, về sự phát triển của Tập đoàn và các nhiệm vụ khác được giao. Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Hội đồng quản trị là: + Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao + Xem xét, phê duyệt phương án đầu tư vốn đối với các đơn vị thành viên. + Thẩm định hoặc uỷ quyền cho Tổng Giám đốc thẩm định các dự án đầu tư, dự án hợp tác với nước ngoài. + Xem xét kế hoặch, huy động vốn, thông qua các báo cáo hoạt động quý, năm, báo cáo tài chính của Tập đoàn. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm giám đốc các công ty thành viên bởi lẽ Giám đốc các công ty thành viên có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt hiểu rõ tính đặc thù của nghành, hiểu rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật nghành Bưu chính Viễn thông, có quan hệ và hiểu rõ các đặc điểm văn hoá đặc thù nhờ đó có những ý kiến quan trọng trong việc đưa ra các Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Việc hình thành Bộ máy Hội đồng quản trị phải hướng vào việc tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong các quyết định chiến lược của Nhà nước. Tách rời giữa việc soạn thảo và thẩm định các quyết định và kiến nghị chiến lược của Hội đồng quản trị bởi vì: Về mặt lý luận thị Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp, chức năng điều hành thuộc về bộ máy điều hành. Về mặt thực tiến: vẫn đề sở hữu và thực hiện quyến sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn có vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt là đối với phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá hoặc có cổ phần chi phí của Tập đoàn có thể là thành viên của Tập đoàn nên việc khẳng định vấn đề sở hữu và quyền định đoạt của Hội đồng quản trị ngày càng trở nên quan trọng. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch, các thành viên là các chuyên gia trong các lính vực pháp luật, kinh tế, khoa học công nghệ, Bưu chính viễn thông. Tất cả các thành viên Hội đồng quản trị đều do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. - Bộ máy điều hành gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và bộ phận giúp việc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc đề nghị và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Bộ phận giúp việc do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận. - Ban kiểm soát nằm trong Hội đồng quản trị, giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động của Tập đoàn và Bộ máy điều hành trong việc chấp hành pháp luật, nghị quyết, nghị định của Hội đồng quản trị, các nguyên tắc tài chính của Tập đoàn. - Các bộ phận giúp việc gồm có Văn phòng Tập đoàn và các Ban chức năng: Khi chuyển sang mô hình tập đoàn, cần thiết phải tiến hành sắp xếp lại các Ban chức năng hiện nay theo hướng gọn nhẹ, tinh thông, đảm bảo hoạt động có hiệu quả cho phù hợp với mô hình tổ chức mới của Tập đoàn. - Các bộ phận quản lý: bao gồm bộ phận quản lý Viễn thông đường trục, bộ phận quản lý Viễn thông nội vùng và bộ phận quản lý công ty tài chính. Đây là những bộ phận quản lý cần thiết nhằm đảm bảo sức mạnh của Tập đoàn. Đối với các công ty thành viên, Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ lựa chọn và quyết định cử người tham gia Hội đồng quản trị công ty thành viên (đối với các công ty không có Hội đồng quản trị). Quá trình hình thành bộ máy quản lý của Tập đoàn cần tuân theo các nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức quản lý. Đó là nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc quản lý hệ thống, nguyên tắc thống nhất trách nhiệm quyến hạn và lợi ích, nguyên tắc tập quyền và phân quyền, nguyên tắc phân công phối hợp. Đồng thời có chú ý đến những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành Bưu chính Viễn thông để đảm baỏ bộ máy quản lý Tập đoàn hoạt động linh hoạt và hiệu qủa nhất. 4.3.2 Xác lập cơ chế quản lý điều hành thích hợp Việc xác lập cơ chế quản lý điều hành của Tập đoàn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tính thống nhất của Tập đoàn phải được đảm bảo trên cơ sở thống nhất về lợi ích và nghĩa vụ, đươc chế đình bởi tỷ lệ đa số về vốn hoặc cổ phần chi phối của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên. - Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả trên cơ sở tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư là chủ yếu, phát huy tối đa các nguôn lực, chống lãng phí, thất thoát. Cơ chế quản lý điều hành của Tập đoàn sẽ dựa trên 3 biện pháp sau: 4.3.2.1 Quản lý tài chính * Về quyền sở hữu vốn: Tập đoàn (công ty mẹ) nhận vốn của Nhà nước để đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên cụ thể như sau: + Doanh nghiệp nhà nước. + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 100% vốn của Nhà nước thì Tập đoàn đại diện quyền sở hữu vốn 100%. + Công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh có vốn góp của Nhà nước thì Tập đoàn đại diện quyền sở hữu số vốn Nhà nước góp tại công ty này. Dựa trên phần vốn đầu tư vào các công ty thành viên, Tập đoàn quyết định và cử người tham gia vào Hội đồng quản trị công ty thành viên theo phần vốn đầu tư, hoặc theo quyết định Giám đốc công ty đối doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không có Hội đồng quản trị. * Về quản lý quỹ của Tập đoàn: Tập đoàn quản lý và quyết định sử dụng vốn tập trung hình thành từ lợi nhuận để lại mà Tập đoàn được hưởng; quỹ khấu hao, đầu tư tử Ngân sách Nhà nước đồng thời quản lý các quỹ của Tập đoàn và sử dụng các quỹ đó theo quy định của Nhà nước. * Quyền hạn của Tập đoàn: - Tập đoàn có quyền giám sát các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp thành viên báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính hoặc thông qua người đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên để yêu cầu báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính của các doanh nghiệp đó. - Đối với doanh nghiệp nhà nước: Tập đoàn quyết định việc điều chỉnh vốn và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp, quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoặch phát triển dự án đầu tư và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, quyết định việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Đối với các công ty hữu hạn 1 thành viên mà Tập đoàn đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu: Tập đoàn có quyền điều chỉnh về vốn điều lệ, quy định về tài sản khi nhượng bán thanh lý, quy định về dự án đầu tư, sử dụng lợi nhuận sau thuế theo các quy định của Nhà nước, quyết định về chiến lược, quy hoặch, kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, nhằm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Tập đoàn sẽ phân cấp về quản lý tài chính cụ thể đối với các doanh nghiệp này. - Đối với công ty cổ phần và các doanh nghiệp liên doanh: Tập đoàn trực tiếp tham gia quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh thông qua quyền lực và giá trị của phần vốn góp của Tập đoàn vào công ty cổ phần và công ty liên doanh; được chia lợi nhuận và chịu rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp theo tỷ lệ phần vốn góp tại các doanh nghiệp. 4.3.2.2 Quản lý kinh doanh - Tập đoàn thực hiện việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua việc phối hợp kinh doanh giữa các doanh nghiệp. - Thực hiện sự chỉ đạo thống nhất về quản lý thị trường và xây dựng giá sản phẩm dịch vụ trên nguyên tắc chống cạnh tranh nội bộ, quyết định giá bán cho khách hàng, điều phối giá cung cấp dịch vụ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thành viên. - Tập đoàn thực hiện việc quản lý một số lĩnh vực hoạt động then chốt như thông tin, bảo hiểm… - Thực hiện đấu thầu trong mua sắm vật tư, thiết bị, phân định quản lý một số đối tượng khách hàng quan trọng. - Tập đoàn sử dụng một phần thu nhập của công ty mẹ đễ hỗ trợ kinh doanh cho một số thành viên thực hiện nhiệm vụ công ích theo mục tiêu kinh tế xã hội được giao. 4.3.2.3 Quản lý hành chính (quản lý tổ chức) - Tập đoàn quyết định người đại diện quản lý phần vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty thành viên, qua đó quyết định các chức năng chủ chốt của doanh nghiệp. - Căn cứ vào nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Tập đoàn, căn cư chiến lược phát triển của Tập đoàn quyết định việc thành lập mới, mở rộng nghành nghề hoạt động, chuyển đổi hình thức hoạt động của các doanh nghiệp thành viên là Doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. - Quyết định việc phân công nhiệm vụ cho doanh nghiệp thành viên phù hợp với năng lực tổ chức và quy mô sản xuất cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp. - Trên cơ sở bộ máy tổ chức và nhiệm vụ được giao, Tập đoàn quyết định việc phân bổ cán bộ phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi thành viên là doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, cử người đại diện phần vốn góp tham gia quản lý và điều hành các doanh nghiệp mà Tập đoàn có cổ phần chi phối. - Với tư cách là Tập đoàn, thực hiện việc giám sát, đánh giá hoạt động của các công ty thành viên định kỳ hoặc đột xuất. 4.4 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỖI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC Nội dung quan trọng của công tác đào tạo và bỗi dưỡng nguồn nhân lực là tăng cường khả năng quản lý kinh doanh của các cán bộ quản lý. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề cạnh tranh và hội nhập đã trở nên ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Công tác đào tạo chủ yếu là: - Đào tạo nâng cao trình độ và chuyên môn hoá nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý. - Đào tạo kiến thức về quản lý đối với các cán bộ của các ban chức năng, cán bộ bộ phận giúp việc của Tập đoàn, cán bộ của công ty thành viên, đặc biệt là các vẫn đề về quản trị kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao trong quản lý sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông. Đối với các cán bộ quản lý của các đơn vị thành viên thì tuỳ theo chức năng của từng đơn vị mà có chương trình đào tạo phù hợp. Các đơn vị vận hành khai thác mạng lưới sẽ cần tăng cường đào tạo về kỹ thuật để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông. Mặt khác, các cán bộ quản lý kinh doanh tại các đơn vị này cũng cần được tiếp tục tăng cường về các kiến thức quản lý kinh tế. Ngoài những nội dung trên đây, để đáp ứng yêu cầu khi chuyển sang Tập đoàn kinh tế cần phải tăng cường đào tạo các cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao nhằm mục đích nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của Tập đoàn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2496.doc
Tài liệu liên quan