Đề tài Một số vấn đề tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định vô hình

Trước đây chúng ta đã từng xem chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch đại điểm, tổ chức lại doanh nghiệp được ghi lại là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Tuy nhiên, theo thống lệ quốc tế một số khoản chi phí này được hạch toán là TSCĐ vô hình như vậy các tiêu chuẩn mức chế độ kế toán đã có sự khác biệt gây khó khăn, cản trở quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nên chẳng có quy định cụ thể việc xem xét TSCĐVH giữa các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm: - Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng dai. Theo tiêu chuẩn ghi nhập TSCĐ chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành thì các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thảo luận cả bốn tiêu chuẩn sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; + Thời gian sử dụng ước tính tiền 1 năm; + Có đủ tiêu chuẩn, giá trị theo quy đinh hiện hành (³ 5000000 đồng) . 2. Đặc điểm. - TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị tự lớn và thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. - TSCĐ trong doanh nghiệp thường có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau. Nói chung là rất phong phú và đa dạng. 3. Phân loại TSCĐ: Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng, nơi sử dụng v.v… nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần phải phân loại sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như: a. Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định được chia thành hai loại: *. Tài sản cố định hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng cung cấp dụch vụ hoặc cho thuê phù hợp với bốn tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là TSCĐ. * Tài sản cố định vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất những xác định được gia trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành bản quyền, bằng sáng chế v.v… b. Theo quyền sở hữu: Theo tiêu thức phân loại này TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách cấp, do đi vay v.v… Nói chung, đây là những tài sản mà doanh nghiệp được quyền địch đoạt, quản lý và sử dụng. * Tài sản thuê ngoài. Thuê hoạt động: Là những tài sản mà đơn vị (doanh nghiệp) đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết Thuê tài chính, là những tài sản mà doanh nghiệp có quyền sử dụng. Còn quyền sở hữu sẽ thuộc về doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã trả hết nợ hoặc tiếp tục thuê theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. c. Phân loại TSCĐ theo nơi sử dụng (bộ phận sử dụng) Theo đó TSCĐ được phân làm ba loại: * TSCĐ dùng cho bộ phậm sản xuất. Là những TSCĐ được sử dụng trực tiếp cho bộ phận sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, dịch vụ. * TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý. Là những tà sản sử dụng cho công tác quản lý nói chung của doanh nghiệp như. TSCĐ sử dụng cho văn phòng. * Là những tài sản cố định sử dụng trực tiếp cho công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, của doanh nghiệp. ngoài các cách phân loại nói trên tuỳ theo yêu cầu của quản lý các doanh nghiệp còn có thể kết hợp phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức ví dụ như: Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư thì toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia làm ba loại sau: * Tài sản cố định hữu hình. * Tài sản cố định vô hình. * Tài sản cố đinh thuê tài chính. Hoặc có thể phân loại một cách cụ thể hơn chi tiết hơn đối với các loại TSCĐ nói trên thành những nhóm theo kết cấu đặc điểm tính chất v.v… ví dụ TSCĐ hữu hình được phân ra làm các loại sau (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03) - Nhà cửa, vật kiến trúc. - Máy móc, thiêt bị. - Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - Thiết bị, dụng cụ quản lý. - Cây lâu lăm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - Tài sản cố định khác. 4. Yêu cầu nhiệm vụ hạch toán TSCĐ. Hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ như sau: Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng giảm (biến động do rất nhiều nguyên nhân vì vậy kế toán phải theo dõi phản ánh chính xác tình hình tăng giảm TSCĐ cả về giá trị và số lượng tài sản cố đinh hiện có trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phân sử dụng. Cắn cứ vào từng trường hợp tăng, giảm cụ thể để ghi sổ. Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ (căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành) Phản ánh công tác sửa chữc và phân bổ chi phí sửa chữa cũng như tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo yêu cầu bảo toàn vốn và những quy định của chế độ kế toán của nhà nước. Việc quản lý hạch toán tài sản phải gắn với việc phân tích tìn hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên yêu cầu nhiệm vụ này thường không được chú ý quan tâm và thực hiện một cách đúng đắn. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ chú ý tới việc đưa những tài sản cố định nào vào sử dụng và hiệu qủa kinh doanh nói chung chứ chưa chú ý phân tích hiệu quả của việc đưa vào sử dụng các TSCĐ ấy như thế nào. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là chiếu lệ mà thôi. Đây là điều mà các doanh nghiẹp nước ta cần phải khác phục nếu muốn hoàn thành chủ động, vững vàng khi nền kinh tế mở cửa hội nhập trong tương lai không xa. II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TSCĐ. Khi nghiên cứu về TSCĐ cần hiểu một số thuật ngữ thường sử dụng sau về TSCĐ: 1. Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra và được chấp nhận (theo quy định của các chuẩn mực kế toán 03 và 04). Để có tài sản cố định cho tới khi đưa ra TSCĐ vào hoạt động bình thường như: Giá mua thực tế của TSCĐ; các chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng; thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) v.v… 2. Thời gian sử dụng TSCĐ. Là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định. 3. Hao mòn tài sản cố định. Là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. 4. Khấu hao TSCĐ. Là việc tính toán và phân bố một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. 5. Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ. Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm xác định. 6. Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định. Là giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán, được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm xác định. Trong kế toán Quốc tế và toàn cầu Mỹ các thuật ngữ này cũng được sử dụng. Đây là sự kế thừa và vận dụng của kế toán Việt Nam tuy nhiên nội dung của các thuật ngữ có thể khác nhau. VD: Trong kế toán Quốc tế các chi phí như thù lao, hao hồng, chi phí chứng thu và thuế trước bạ không được tính vào nguyên giá khác kế toán Việt Nam trong kế toán Mỹ chưa doanh thu được hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (TSCĐVH) I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/2001/QD-BTC VỀ VIỆC BÁN HÀNG 04 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM CHUẨN MỰC SỐ 0 TSCĐ VÔ HÌNH) 1. TSCĐVH và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình: Như đã nêu ở phần A mục I. TSCĐVH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực số 04. TSCĐ vô hình thì bốn tiêu chuẩn đó gồm: + Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai do tài sản đó mang lại. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử ụng ước tính trên 1 năm. + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (³ 5000000VHĐ) Trong kế toán Quốc tế (chuẩm mực IAS38), cũng được đưa ra các tiêu chuẩn ghi nhận tương tự những tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH nêu trên. Tuy nhiên IAS 38 không quy định cụ thể tiêu chuẩn về giá trị mà để mở cho các nước trong kế toán Pháp tiêu chuẩn về giá trị là phải ³2500 Fr 2. Phân loại TSCĐ vô hình. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì kế toán TSCĐ vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp gồm: + Quyền sử dụng đất có thời hạn, + Nhãn hiệu hàng hoá; + Quyền phát hành; + Phần mềm máy vi tính; + Giấy phép và giấy nhượng quyền; + Bản quyền, bằng sáng chế; + Công thức và cách pha chế, kiểm mẫu, thiết kế và vật mẫu + TSCĐ vô hình đang triển khai. Trong chuẩn mực kế toán Quốc tế, kế toán pháp; kế toán Quốc tế điều có điểm chung là một chi phí phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp không được coi là TSCĐ vô hình. Tuy nhiên kế toán Việt Nam khác kế toán Quốc tế kế toán Pháp và kế toán Mỹ là chi phí thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam liên hành được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bố vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Như vậy trong TSCĐ của kế toán Việt Nam không có mục chi phí thành lập doanh nghiệp như kế toán quốc tế và kế toán Pháp cũng như khoản mục chi phí tổ chức trong kế toán Mỹ. Và chế độ mới cũng có điểm khác chế độ cũ ở chỗ: Trong chế độ cũ chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển chiển; chi lợi thế thương mại được hạch toán là tài sản cố định vô hình còn chế độ mới quyết định hạch toán là một khoản chi phí kinh doanh các điểm này cũng là sự khác nhau với chế độ kế toán Quốc tế, kế toán Pháp và kế toán Mỹ. 3. Xác định nguyên giá (giá trị ban đầu) TSCĐ vô hình. Nguyến giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa TSCĐ ấy vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ vô hình được xem xét thông qua từng nghiệp vụ cụ thể: * nguyên giá TSCĐ vô hinh là quyền sử dụng đất có thời hạn là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. Nếu quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua hàng của vật kiến trúc trên đết thì giá trị của chúng phải được tách riêng và hạch tóan vào TSCĐ HH. * Nguyên giá TSCĐVH được biếu, tặng hoặc nhà nước cấp: Được xác định bằng giá trị hợp lý ban đầu (hội đồng đánh giá xem xét và quy định) cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. * Trường hợp mua TSCĐ vô hình . - Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (từ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại )và chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - Nguyên giá TSCĐVH mua theo hình thức trả chậm, trả góp nguyên giá TSCĐ được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. - Nguyên giá TSCĐVH hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn. - Nguyên giá TSCĐVH được hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị của tài sản đó vào ngày mua (ngáy sáp nhập doanh nghiệp) . - Nguyên giá TSCĐVH mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản CĐVH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định gheo giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả hoặc thu về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về. - Nguyên giá TSCĐVH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐVH tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu của một tài sản tương tự (tài sản cố công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Nguyên giá TSCĐVH nhận về được trích bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. Việc xem xét nguyên giá một cách cụ thể thông qua từng nghiệp vụ, trường hợp khác nhau giúp cho việc tổ chức quản lý và xác định giá trị ban đầu của TSCĐVH nói riêng và TSCĐ nói chung được chính xác, rõ ràng. Trong kế toán quốc tế, kế toán Pháp và kế toán Mỹ nghuyên giá tài sản cố định nói chúng và TSCĐVH nói riêng cũng được xem xét cụ thể theo từng trường hợp nêu trên. Kế toán Việt Nam đã vận dụng chuẩn mục kế toán quốc tế vào việc xây dựng chuẩm mục của riêng mình. Tuy nhiên. Trong kế toán Pháp các chi phí về hoa hồng, thù lao, lệ phí chứng thư thuê trước bạ không được hạch toán vào nguyên giá mà đưa vào chi phí kinh doanh. 4. Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình. Theo quy định của chuẩn mực kế toán q uốc tế IAS 38 thì thời gian khấu hao của các loại TSCĐVH khác nhau là khác nhau tuỳ thuộc vào từng nhóm tài sản cố định tuy nhiên thường không quá 20 năm kể từ ngày TSCĐVH vào sử dụng nên qua 20 năm phải giải thích các căn cứ để chứng minh. Còn trong kế toán Mỹ thì thời gian khấu hao của tài sản cố định cũng tuỳ thuộc vào từng nhóm, loại TSCĐVH thông thường là không quá 40 năm. Còn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 thì. Giá trị phải khấu hao của TSCĐVH được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao phải được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng. Việc xác định thời gian hữu ích của TSCĐCH làm các căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: + Khả năng sử dụng dự tính của tài sản; + Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các hoại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự; + Sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ; + Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại; + Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm lăng ; + Mức chi phí cần thiết để duy trì bảo dưỡng. + Thời gian kểm soát tài sản và những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản; + Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH với các tài sản khác trong doanh nghiệp. Nếu TSCĐVH là phần mềm máy tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh tróng bị lặc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường ngắn hơn. Trong 1 số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể, trong trường hợp này doanh nghiệp phải: + Khấu hao TSCĐVH theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất. và trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích ấy của TSCĐ trên báo cáo tài chính. Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian nhất định thì thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn. Như vậy việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam mẫu 03 mục thời gia khấu hao tài sản cố định là tương đối phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán pháp. Trong kế toán Mỹ thời gian khấu hao TSCĐ vô hình được quy định một cách cụ thể hơn như sau: + Đối với bằng sáng chế là độc quyền sử dụng và kiểm soát phát minh mới được nhà nước bảo hộ 17 năm. Như vậy thời gian hữu dụng của tài sản thường là 17 năm hoặc ngắn hơn. + Đối với bản quyền tác giả: trước năm 1978, quyền này được bảo hộ kéo dài trong suất 28 năm rồi được tái công nhận thêm 28 năm nữa. Kể từ năm 1978, luật của liên bang đã thay đổi và quyền tác giả được công nhận trong suốt cuộc đời tác giác và kéo dài 50 năm tiếp sau khi tác giả mất. + Đối với chi phí tổ chức: thời gian khấu hao thường là 5 - 20 năm + Đối với chi phí nghiên cứu và phát triển thì thời gian hữu dụng phổ biến được giả định thường là 5 năm ..v..v. 5. Xác định giá trị hao mòn (khấu hao) và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình. Theo chế độ kế toán cũ quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trường Bộ tài chính thì việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ vô hình phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của tái ản cố định vô hình. = - Trong đó: Số khấu hao luỹ kế được xây dựng bằng tổng số khấu hao phải trích tính từ khu đưa vào tài sản vào sử dụng đến thời điểm xem xét. Theo chế độ kế toán hiện hành tài sản cố định đưa vào sử dụng ngày nào phải tính khấu hao từ ngày đó nhưng để đơn giản thực tế các doanh nghiệp được phép hạch toán khấu hao theo phương pháp tròn tháng nghĩa là TSCĐ đưa vào sử dụng tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng là điểm khác với kế toán quốc tế, kế toán Pháp, kế toán Mỹ theo đó kế toán phải trích khấu hao theo ngày. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành việc trích khấu hao được thực hiện theo ba phương pháp gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm + Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì số khấu hao hàng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình: = = Đây là điểm mới của chế độ chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trước đây giá trị khấu hao chính là nguyên giá của TSCĐ vô hình, giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ vô hình không được xét đến. Như vậy đây là quy định khác với chuẩn mực kế toán Pháp (như chế độ kế toán cu QĐ 1062/2001/BTC). Nhưng lại rất tương đồng với kế toán Mỹ theo đó, trước khi đưa vào sử dụng doanh nghiệp đánh giá TSCĐ vô hình trên các phương diện: số năm hữu dụng và giá trị tận dụng rồi mới tiến hành trích khấu hao theo công thức nêu trên. Việc tính khấu hao theo chế độ mới. + Phương pháp khấu hao giảm dần (khấu hao nhanh) dựa trên nguyên tắc là trong những năm đầu TSCĐ vô hình còn chưa lạc hậu nên khả năng hữu ích cao cho nên khấu hao tính vào chi phí cũng phải cao hơn. Càng về sau năng lực của tài sản càng giảm nên khấu hao trích vào chi phí cũng thấp hơn. Tính khấu hao giảm dần thực hiện theo cong thức sau: (1) Mức khấu hao =(Nguyên giá tỷ lệ thanh lý ước tính x tỷ lệ khấu hao giảm dần) (2) Mức khấu hao = Giá trtị còn lại x tỷ lệ khkấu hao cố định + Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Nguyên tắc của phương pháp này là căn cứ vào sản lượng sản xuất ra ước tính trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ nói chung (sản lượng theo công suất thiết kế) và sản lượng sản xuất ra trong tháng để tính ra số khấu hao phải trích trong tháng. = x Liên hệ: Ngoài ra, phương pháp tính khấu hao nói trên kế toán Mỹ còn sử dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm và khấu hao theo tỷ lệ thời gian. + Phương pháp khấu hao theo tổng số năm: = Giá trị tính khấu hao x Trong đó: i: là chỉ số của năm theo thứ tự i = 1, n N: Là số năm hữu dụng của TSCĐ vô hình + Phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ thời gian Khi khấu hao nhanh được sử dụng và kỳ kế toán không trùng với các năm của thời gian hữu dụng thì khâú hao phải được tính theo tỷ lệ giữa các kỳ kế toán. Trong kế toán tài chính của pháp thì lại quy định chỉ sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để trích khấu hao TSCĐ các phương pháp khác chỉ áp dụng cho kế toán quản trị. Ngoài ra kế toán pháp còn hạch toán dự phòng giảm giá TSCĐ vô hình, kế toán Việt Nam khó có dự phòng giảm giá TSCĐ nói chung. Kế toán Việt Nam đã vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IA 338 tài sản cố định vô hình để xác định các phương pháp khấu hao được sử dụng để tỉnh khấu hao TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp. II. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TSCĐ VÔ HÌNH. 1. Tổ chức hạch toán và yêu cầu quản lý TSCĐ vô hình. a. Yêu cầu quản lý TSCĐ vô hình. - Cũng như tổ chức hạch toán tài sản cố định nói chung, việc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình phải cung cấp được các thông tin sau đây về tài sản cố định vô hình để đưa ra được quyết định quản lý. - Quản lý TSCĐ vô hình về chủng loại, theo các đặc trưng kinh tế, đặc trưng kỹ thuật như: + Số lượng chủng loại TSCĐ vô hình theo các cách phân loại như TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mền máy vi tính. Nhãn hiệu hàng hoá ..v..v.v hay TSCĐ vô hình đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, nguồn vốn khấu hao hay các quỹ của doanh nghiệp..v..v. + Sự phân bổ TSCĐ theo mục đích đầu tư (kinh doanh, phúc lợi sự nghiệp..) khai thác, sử dụng TSCĐ vô hình (quản lý, sản xuất, bán hàng) - Đảm bảo phải cung cấp được đầy đủ các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành theo số hiện có và sự biến động tăng, giảm. - Cung cấp được các thông số về tình hình sử dụng và khấu hao TSCĐ vô hình như: + Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình. + Phương pháp thu hồi vốn + Phương pháp khấu hao + Phương pháp phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng sử dụng. + Cung cấp thông tin về việc quản lý, sử dụng vốn khấu hao TSCĐ. b. Tổ chức hạch toán đơn vị theo chế độ quản lý tài chính hiện hành * Nội dung tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình. Việc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình nói riêng và hạch toán TSCĐ nói chung phải gồm các nội dung cơ bản sau: + Tổ chức hân loại TSCĐ vô hình và đánh giá TSCĐ vô hình theo chế độ quy định. + Tổ chức hạch toán ban đầu (chứng từ) các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ. + Tổ chức ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ vô hình trên hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp theo chế độ quy định và theo đặc thù của TSCĐ vô hình trong đơn vị. * Nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình TSCĐ vô hình được hạch toán theo các nguyên tắc dưới đây: + TSCĐ vô hình pảhi được tổ chức ghi sổ kế toán theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ. + Đánh giá TSCĐ vô hình phải thể hiện được nguyên giá TSCĐ vô hình. + Ghi sổ kế toán TSCĐ vô hình phải phản ánh được ba chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình. + Tài sản cố định vô hình phải được ghi sổ theo đối tượng ghi TSCĐ vô hình, theo nguồn hình thành và theo nơi sử dụng TSCĐ. * Tổ chức hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình ( theo QĐ số 1141 - TC / QĐ/ CDKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. - Các loại chứng từ sử dụng Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành các chứng từ cần sử dụng để ghi chép (hạch toán ban đầu) gồm: + Quyết định liên quan đến sự tăng giảm TSCĐ vô hình như: quyết định mua, thanh lý TSCĐ vô hình. + Chứng từ TSĐ như: Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ/ - BB) Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02 TSCĐ/ BB) Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03 - TSCĐ/BB) Biên bản giao nhận TSCĐ nâng cấp sửa chữa lớn (nếu có) (Mẫu số 04 - TSCĐ/ HOạT đẫNG) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ/HOạT đẫNG) Mẫu chứng từ được hình trình bày ở phần phụ lục 01. + Chứng từ khấu hao TSĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu bảng được trình bày trong phần phụ lục 02 - Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ Chứng từ TSCĐ được luân chuyển thông qua sơ đò luân chuyển sau: Nghiệp vụ TSCĐ vô hình Chủ doanh nghiệp Quyết định tăng giảm TSCĐ Hội đồng giao nhận Giao nhận và lập biên bản Bảo quản và huỷ Kế toán TSCĐ Lập hoặc hủy thẻ TSCĐ (1) (2) (3) (4) Giải thích sơ đồ. Thực hiện luân chuyển chứng từ tài sản cố định theo trình tự dưới đây. (1) Chủ doanh nghiệp (người có trách nhiệm) ra quyết định tăng giảm TSCĐ. (2) Hội đồng giao nhận được thành lập tiến hành giao nhận và lập biên giảm giao nhận TSCĐ. (3) Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ liên quan để lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ. (4) Bảo quản và lưu trong năm tài chính và sau năm tài chính. Thông thường chứng từ TSCĐ được kế toán lưu trong suất thời gian quản lý và sử dụng TSCĐ. - Các loại sổ sách sử dụng Theo quy định của chế độ 114/ - TC/QD/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC để quản lý TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp kế toán sử dụng các loại sổ sau: + Sổ chi tiết TSCĐ. Các loại sổ chi tiết gồm: Sổ TSCĐ: sử dụng cho toàn doanh nghiệp (Mẫu 1) Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng (Mẫu 2) Mẫu số được trình bày ở phụ lục 03. + Sổ tổng hợp: Chế độ kế toán Việt Nam cho phép doanh nghiệp áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: * Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức Nhật ký chung Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức nhật ký chứng từ Tuỳ thuộc vào hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà số lượng sổ tổng hợp và quy trình ghi sổ cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái Chứng từ gốc TSCĐ vô hình Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái được thể hiện qua sơ đồ. Thẻ TSCĐ vô hình Nhật ký sổ cái Tài khoản 213 Tài khoản 214 Sổ chi tiết TSCĐ vô hình Bảng tổng hợp, chi tiết tăng,giảm TSCĐ vô hình Báo cáo kế toán Giải thích sơ đồ: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Mẫu sổ nhật ký sổ cái TK 213, TK 214 được trình bày ở phụ lục 04 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ trình tự ghi sổ và đối chiếu Chứng từ gốc tăng giảm và khấu hao TSCĐ vô hình Sổ nhật ký chung Sổ cái 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Thẻ TSCĐ vô hình Sổ chi tiết TSCD vô hình Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ vô hình Báo cáo kế toán Mẫu sổ "sổ nhật ký chung","sổ cái TK được trình bày ở phụ lục (05) Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ kế toán Chứng từ tăng giảm TSCĐ vô hình khấu hao TSCĐ vô hình Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp, chi tiết tăng, giảm TSCĐ vô hình Thẻ TSCĐ vô hình Sổ chi tiết TSCĐ vô hình Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Mẫu "chứng từ ghi sổ" sổ đăng ký chứng từ ghi sổ "sổ cái TK được trình bày ở phụ lục (06) Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ ghi sổ và đối chiếu Chứng từ tăng giảm TSCĐVH Thẻ TSCĐVH Sổ chi tiết TSCĐVH Sổ cái tài khoản 213,214 Bản kê 4,5,6 1,2,3,4,5,10 Bản tổng hợp chi tiết tăng , giảm TSCĐVH Báo cáo kế toán KTCT KTCT 9 KTCT số 7 Mẫu "Nhật ký chứng từ số 7,9) "sổ cái" được trình bày ở phụ lục 07. 2. Một số nghiệp vụ kế toán TSCĐ vô hình (theo chuẩn mực số 03 TSCĐ vô hình và thông tư số 89/ 2002/ thị trường - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001) a. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 213 "TSCĐ vô hình" được chi tiết thành tài khoản cấp 3: + TK 2131 "Quyền sử dụng đất" + TK 2132 "Quyền phát hành" + TK 2133 " Bản quyền, bằng sáng chế" + TK 2134 " Nhãn hiệu hàng hoá" + TK 2135 " Phần mềm máy vi tính" + TK 2136 " Giấy phép và giấy phép nhượng quyền" + TK 2138 " TSCĐ vô hình khác" Kết cấu tài khoản Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Bên có: Nhuyên giá TSCĐ vô hình giảm Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có trong doanh nghiệp Việc phân chia thành 7 tài khoản cấp 3 như trên cơ sự thay đổi so với hế độ kế toán có quy định trong quyết định số 114/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính trong quyết định này. TK 2132 chp thành lập doanh nghiệp nay không được hạch toán là TSCĐ vô hình nữa. TK 2134 -"Chi phí nghiên cứu và phát triển" cũng không được hạch toán tất cả vào TSCĐ vô hình" TK 2135 chỉ lợi thế thương mại: cũng như vậy Các chi phí nói trên được hạch toán vào TK 242 chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ tối đa không quá 3 năm vào chi phí kinh doanh. Liên hệ: Kế toán Mỹ quy định chi phí tổ chức là một loại TSCĐ vô hình Kế toán Pháp coi chi phí thành lập doanh nghiệp và toàn bộ chi phí nghiên cứu phát triển được hạch toán vào TSCĐ vô hình. b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: * Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình ( giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 ( 1332) thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng hoặc kho bạc Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 351 - Phải trả người bán Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 213 - GTGT vô hình ( giá mua cả thuế GTGT) Có TK 111, 112, 141,331 * Hạch toán mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp Trường hợp mua TSCĐ vô hình vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi Nợ TK 213: - TSCĐ vô hình - nguyên giá (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 242: - Chi phí trả trước dài hạn [ Phần lãi trả chậm, trả góp trích bằng tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (nếu có) Nợ TK 133 (1332) Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán) Trường hợp doanh nghiệp đưa TSCĐ vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu thuế GTGT kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình - nguyên giá (Theo giá mua ngay đã có thuế GTGT) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (phần lãi trả chậm trả góp) Hàng kỳ trích số lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán ghi. Nợ TK 635: - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Khi thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 - phải trả cho người bán Có các TK 111,112 * Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự: Khi nhận TSCĐ tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình ( nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 ( 2143) hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 213 - TSCĐ vô hình ( nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi) Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự, kế toán ghi - Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi) Có TK 213 - TSCĐ (nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi) Đồng thời phản ánh só thu nhập do trao đổi TSCĐ Nợ TK 131 -Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đem) Có TK 3331 ( 33311) thuế GTGT nhận trao đổi về Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về) Nợ TK 133 ( 1332) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) - Có TK 131 - phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) - Trường hợp được thu thêm tiền kế toán ghi: Nợ TK 111, 112(số tiền đã thu thêm) Có TK 131 ( Phải thu của khách hàng) - Trường hợp phải trả thêm tiền cho phía bên kia, kế toán ghi: Nợ TK 131 - phải thu của khách hàng Có TK 111, 112 ( số tiền phải trả thêm) Liên hệ: Trong kế toán pháp các chi phí về hoa hồng, thù lao, lệ phí, chứng từ, thuế trước bạ phát sinh trong quá trình thu mua TSCĐ vô hình không được hạch toán vào nguyên giá được đưa vào chi phí kinh doanh (khác kế toán Việt Nam). Và kế toán Pháp chỉ sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán Mỹ không áp dụng luật thuế GTGT. * Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai: Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai kế toán ghi Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 132, 153, 331.. Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình kế toán ghi Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành TSCĐ. Nợ TK - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 132, 153, 331... Khi hoàn thành kế toán ghi Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình Có TK 241 - Xây dựng cơ bản Khi mua TSCĐ vô hình được thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh * Khi doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ VH đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán ghi: Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 711 - thu nhập khác Các chi phí liên quan đến TSCĐ VH nhận tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 111, 112 ... Khi tính thuế TNDN phải nộp trên giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ biếu tặng kế toán ghi Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (3334) Sau khi tính thuế TNDN phải nộp trên giá trị TSCĐ VH được tài trợ, biếu tặng, ghi tặng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh Như vậy chế độ, chuẩn mực kế toán mới đã có sự thay đổi trong trường hợp này nếu là chế độ kế toán cũ. Kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 - NVKD * Khi doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ VH kế toán ghi Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 Chế độ mới đã vận dụng chế độ kế toán cũ. * Hạch toán giảm TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập đã được hạch toán vào TSCĐ trước khi thực hiện chuẩn mực. Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ VH này nhỏ, kế toán kết chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 627, 641, 642 (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã trích khấu hao) Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ VH này lớn được kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần, kế toán ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã trích khấu hao) Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) * Hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ VH: Bút toán 1: Ghi giảm TSCĐ VH nhượng bán, thanh lý Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Nợ TK 2143 - Hao mò TSCĐ VH Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) Bút toán 2: Phản ánh các chi phí thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 111,112,331 : Tổng chi phí Bút toán 3: Phản ánh số thu về nhượng bán thanh lý Nợ TK 111,112, 131 - Tổng thu Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Có TK 711 - Thu nhập khác (thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ) * Hạch toán giảm TSCĐ do đưa đi góp vốn liên doanh Nợ TK 222 - Góp vốn liên doanh Nợ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ VH Nợ (Có) TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản * Hạch toán giảm TSCĐ VH phát hiện thiếu qua kiểm kê Nợ TK 137 - Phải thu khác (Giá trị còn lại của TSCĐ VH phát hiện thiếu) Nợ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ VH phát hiện thiếu Có TK 213 - Nguyên giá Liên hệ: Trong kế toán Pháp cũ các nghiệp vụ kế toán tăng giảm cũng tương tự như kế toán Việt Nam. c) Một số sơ đồ kế toán “TSCĐ vô hình” Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Thuế GTGT Chi phí sửa chữa lớn phát sinh Kết chuyển giá trị sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (Nếu có trích trước) Định kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành phải phân bổ nhiều năm (nếu không trích trước) Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (giá trị nhỏ) được tính ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ) Định kỳ phân bổ dần vào chi phí SXKD trong kỳ TK 111,112,152,334... TK 133 TK335 TK627,641,642 TK 241 TK 242 Sơ đồ kế toán chi phí trả trước dài hạn TK627,635 641,642 TK111,112,152, 153,331,334 TK242 Chi phí trả trước dài hạn TK153 TK133 TK214 TK627,641,642 TK152 TK138 TK627,641,642 Khi phát sinh các chi phí trả trước dài hạn Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Định kỳ phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD Phân bổ lần đầu giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí SXKD Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD Giá trị công cụ, dụng cụ tính vào chi phí SXKD Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phải bồi thường chờ xử lý Phân bổ lần cuối cùng Định kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành phải phân bổ nhiều năm Sơ đồ kế toán chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm TK 641,642 TK 111,112,331 TK 133 TK 242 TK 641,642 Tổng chi phí phát sinh được tính một lần vào chi phí SXKD (Trường hợp chi phí nhỏ) Chi phí SXKD trong kỳ Thuế GTGT (nếu có) Thuế GTGT (nếu có) Tổng chi phí phát sinh Phải phân bổ vào chi phí SXKD nhiều năm (Trường hợp chi phí nhỏ) Định kỳ phân bổ vào chi phí SXKD Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình TK213 TK811 TK911 TK711 TK111,112,131 Nguyên giá Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK2143 Giá trị hao mòn TK133 Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Thuế GTGT đầu vào (nếu có) TK421 Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi Kết chuyển chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Kết chuyển thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ Thu thập thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK33311 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi 111,112,331 Sơ đồ: Kế toán hao mòn Tài sản cố định vô hình TK213 TK2143 627,641,642 TK811 Nguyên giá TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý Hao mòn luỹ kế TSCĐ Giá trị còn lại TSCĐ Định kỳ trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD Điều chỉnh tăng số khấu hao đã trích trong năm nếu số khấu hao đã trích nhỏ hơn số phải trích (Nếu thay đổi thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao) Điều chỉnh giảm số khấu hao đã trích trong năm nếu số khấu hao đã trích lớn hơn số phải trích trong kỳ Sơ đồ: Kế toán chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp đã hạch toán là TSCĐ vô hình nay chuyển thành chi phí SXKD trong kỳ hoặc chi phí trả trước dài hạn Giá trị hao mòn luỹ kế TK214 TK213 Nguyên giá Kết chuyển một lần giá trị còn lại vào chi phí SXKD trong kỳ (nếu giá trị còn lại nhỏ) 627,641,642 Giá trị còn lại TK214 Giá trị hao mòn luỹ kế Nguyên giá Kết chuyển một lần giá trị còn lại vào chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn) 627,641,642 TK242 Định kỳ phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ Giá trị còn lại Sơ đồ: Kế toán TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng TK3334 TK213 TK711 TK911 TK421 Kết chuyển giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng Thuế TNDN trên giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình được tài trợ biếu tặng Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng Kết chuyển giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng TK411 TK111,112 Các chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng Kết chuyển giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng sau khi trừ thuế TNDN phải nộp khi tăng vốn kinh doanh Sơ đồ: Kế toán TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai TK 111,112,331... TK242 Giá trị lớn phân bổ nhiều năm Khi phát sinh chi phí cho giai đoạn triển khai không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình TK 642 Giá trị lớn nhỏ tính vào chi phí SXKD trong kỳ Kết chuyển chi phí phát sinh hình thành TSCĐ vô hình khi kết thúc giai đoạn triển khai Khi phát sinh chi phí cho giai đoạn triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình TK 241 TK213 TK133 Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ: Kế toán mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với nhà cửa, vật kiến trúc TK 111,112,331... TK242 Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc Tổng giá thanh toán TK 642 Nguyên giá quyền sử dụng đất Thuế GTGT đầu vào (nếu có) TK213 Sơ đồ: Nhận vốn góp bằng TSCĐ vô hình TK 411 TK 213 Nhận góp vốn bằng TSCĐ vô hình Sơ đồ: Kế toán mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp (Không được vốn hoá lãi trả chậm) TK 111,112 TK 331 TK213 Nguyên giá (Giá mua trả ngay) Tổng số tiền phải thanh toán Thuế GTGT (nếu có) TK133 TK 242 TK 635 Định kỳ phân lãi trả chậm Lãi trả chậm phải trả Sơ đồ: Kế toán trao đổi tài sản cố định TK 213-TSCĐVH (Nhận về) TK 213-TSCĐVH (Đưa đi trao đổi) 1. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự Giá trị còn lại TSCĐ đưa đi trao đổi TK 2413 Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi Hao mòn luỹ kế TSCĐ đưa đi trao đổi 2. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự 2a) Khi đưa TSCĐ vô hình đi trao đổi TK 2413 Hao mòn TSCĐVH (Nhận về) TK 213-TSCĐVH (Đưa đi trao đổi) Hao mòn luỹ kế TSCĐ đưa đi trao đổi TK811 Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi Giá trị còn lại TSCĐ đưa đi trao đổi 2b) Khi nhận được TSCĐ vô hình đi trao đổi TK 213-TSCĐVH (Nhận về) TK711 TK131 Thuế GTGT (nếu có) Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi và thuế GTGT đầu ra (nếu có) Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về do trao đổi và thuế GTGT đầu vào (nếu có) Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về do trao đổi và thuế GTGT đầu vào (nếu có) Thuế GTGT (nếu có) TK133 TK33311 Nhận số tiền được thu thêm TK111,112 Thanh toán số tiền phải trả thêm III- SƠ ĐỒ KẾ TOÁN " TSCĐ VÔ HÌNH" Sơ đồ số 12 Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ vô hình 111, 112 331, 141 213, TSCĐ vô hình 811 TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng 331 Thuế GTGT đấu vào (nếu có) Nguyên Giá trị còn lại giá của TSCĐ thanh lý, nhượng bán 214 222 138 214 331 241 241 411 221 331 331 TSCĐ mua trả chậm (theo giá mua trả ngay) Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Lãi trả chậm phải trả Giá trị hao mòn Của TSCĐ góp vốn Liên doanh Nguyên Giá trị còn lại giá của TSCĐ góp vốn liên doanh TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh 412 Nếu giá đánh giá nhỏ hơn giá trị còn lại Nếu giá đánh giá lớn hơn giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ Giá trị Phát hiện còn lại thiếu qua kiểm kê Giá trị hao mòn III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TCĐVH Hệ thống chuẩn mực kế toán về tài sản cố định nới chung và tài sản cô định vô hình nói rieng được ban hành với các nguyên tắc cơ bản thống nhất làm nều tảng cho kế toán TSĐ đã đáp ứng được yêu cầu về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐVH. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, xem xét, bổ xung chuẩn mực, thống lệ quốc tế cũng như phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của nước ta là công việc rất cần thiết. Nếu thực hiện được điều đó, nó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế bởi vì nếu các thông tin thuân theo một bộ chuẩn mực được nhiều ngừơi biết đến sẽ giảm bớt được những rủi ro khi đầu tư và giảm được rất nhiều chi phí cho việc hạch toán theo một số bộ chuẩn mực khác nhau . Với mong muốn góp phần làm cho chuẩn mực kế toán Việt Nam nớ chung và chuẩn mực kế toán TSCĐVH nới riêng ngày càng hoàn thiện em xin trình bày ý kiến của mình về một số vấn đề sau: 1. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình: Trong bốn tiêu chuẩn đển nghi nhận một tài sản là tài sản cố định vô hình chúng ta có thể thấy rõ việc quy định giới hạn cụ thể về thời gian sử dụng (trên một năm) và giá trị tối thiểu của TSCĐ (³ 5 triệu ) không phải bao giờ cũng phù hợp sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động đặt ra yêu cầu khác nhau về giá trị tài sản vô hình. Một doanh nghiệp có quy mô lớn thì một tài sản trị giá 5 triệu có thể coi là nhỏ nên phân bố luôn vào chi phí trong một vài kỳ kế toán. Trong khi đó với những doanh nghiệp nhỏ, thì tài sản trị giá 5 triệu mà phân bổ vào một hai, kỳ kế toán là quá lớn. Chính vì vậy nên chẳng quy định tiêu chuẩn nghi nhận TSCĐ căn cứ theo quy mô của doanh nghiệp? và một số tài sản nói chung xét về vai trò chỉ nên xem như công cụ dụng cụ lao động như: điện thoại di động bầu cử… nhưng thực tế lai được xếp vào TSCĐ là không chính xá. 2. Về thời gian sử dụng (thời gian hữu dụng) của TSCĐVH Một trong những vấn đề quan trọng của kế tóan tài sản cố định là xác định thời gian hữu dụng của tài sản cố định vô hình trong chuẩn mực kế toán TSCĐVH mới lan hành không thấy quy định rõ ràng thời gian hữu dụng của TSCĐVH. Đêu biết rằng việc xác định thời gian hữu dụng của TSCĐVH là không hề đơn giản, tuy nhiên nếu quy định giới hạn thời gian cho từng nhóm TSCĐVH VD: Chi phí sử dụng đất "Quyền sử dụng đất" được quy định tối đa 20 năm (mức tối đa cho thời gian trích khấu hao của TSCĐVH) bởi vì thời gian tồn tại của doanh nghiệp là không xác định. Tuy nhiên nếu một liên doanh chỉ tồn tại 2,0 năm thì nếu khấu hao trong vòng 20 năm. Đối với "Bản quyền, bằng sáng chế" được nhà nước bầu bảo hộ trong 20 năm thế nên thời gian khấu hao của TSCĐVH này nên £ 20 năm tuỳ vào yếu tố cạnh tranh và thị trường. Đối với phần mềm máy vi tính do đặc điểm có thể nhanh chóng bị lạc hậu nên cần khấu hao trong thời gian ngắn khoảng 5 năm v.v… 3. Về quy định những tài sản nào là TSCĐV. Trước đây chúng ta đã từng xem chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch đại điểm, tổ chức lại doanh nghiệp được ghi lại là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Tuy nhiên, theo thống lệ quốc tế một số khoản chi phí này được hạch toán là TSCĐ vô hình như vậy các tiêu chuẩn mức chế độ kế toán đã có sự khác biệt gây khó khăn, cản trở quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nên chẳng có quy định cụ thể việc xem xét TSCĐVH giữa các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam 4. Về hạch toán khấu hao TSCĐVH. Việc xác định (giá trị tính kháu hao = nguyên giá - giá trị thu hồi ước tính) trong chuẩn mực chế độ mới là rất hợp lý bở vì một trong những đặc điêmr của TSCĐ là cho dù có lạc hậu cũ kỹ hư hỏng là mức nào thì vẫn còn là một lượng giá trị có thể thu hồi được kể cả thu hồi 100% dưới dạng phế liệu. Mặt khác nó trợ giúp đắc lực cho quản trị tài chính khi tiến hành thanh lý. nhượng bán TSCĐ. - Việc quy định thực hiện trích hoặc thôi trích khấu hao theo phương pháp tròn tháng nghĩa là tài sản cố định được đưa vào sản xuất kinh doanh từ tháng trước thì từ đầu tháng sau mới tiến hành trích khấu hao và tài sản giảm trong tháng thì tháng sau mới thôi trích khấu hao là không hợp lý, không phản ánh đúng mức độ huy động của TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, phải chăng nề quy định TSCĐ tăng giảm phát sinh vào ngày nào thì trích (hoặc thôi trích) khấu hao từ ngày đó, tránh tình trạng TSCĐ tham gia vào kinh doanh mà không trích khấu hao. Tuy nhiên đối với những TSCĐ tạm ngừng vì lý do thời vụ, cho thuê hoạt động v.v… trong thời gian hoạt động vẫn phải tính và trích khấu hao. 5. Về hạch toán dự phòng giảm giá TSCĐVH. Trong chuẩn mực kế toán TSCĐ mới ban hành thì không cónghiệp vụ hạch toán dự phòng giảm giá tài sản cố định. Trong khi đó một số nước trong chế độ kế toán như kế toán Pháp có quy định hạch toán dự phòng giảm giá TSCĐ như các loại tài sản khác nhằm phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản, hình thành nên một nguồn để bù đắp các thiệt hại có thể sảy ra do nghuyên nhân hậu quả chưa chắc chắn. + Kế toán có thể tổ chức thêm tài khoản 219 "dự phòng giảm giá TSCĐ" Chi tiết thành ba tài khoản cấp là : 2191- DPGGTSCĐHH 2192- DPGGTDCĐ thuê TC 2193 - DPGGTSCĐVH. + Trình tự hạch toán: Vào cuối mỗi niên kế toán Hoà nhập dự phòng đã lập kỳ trước. Nợ tài khoản 2193: Hoà nhập dự phòng giản gía TSCĐ Có tài khoản 711: Chỉ tăng thu nhập khác Xác định số dư phòng cần lập cho niên độ sau Nợ tài khoản 642- chi phí quản lý Có tài khoản 2193 - số trích lập dự phòng giảm giá TSCĐ 6. Vấn đề quản lý TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá. Hiện nay, số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nói chung vẫn được sử dụng trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước còn khá cáo. Điều đó gây cản trở cho việc quản lý sử dụng như cho quá trình hội nhập quốc tế. Vì thế, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn, thanh lý những tài sản đó tiến hành đầu tư, mua sắm mới tài sản cố định có công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến từ đó đẩyluì nguy cơ bị tụt hậu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường: như trợ giá, giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăngv.v… đối với những phương tiện kỹ thuật có hàm lượng công nghệ kỹ thuật caov.v… 7. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc sử dụng tà sản và TSCĐ nói riêng gắn với phân tích hiệu quả sử dụng chúng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Nó cho biết kết quả của doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào tàt sản đó. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay ít được các doanh nghiệp coi trọng. Một số chỉ tiêu liên quan đến việc đầu tư, sử dụng TSCĐ gồm: Hiệu quả sử dụng TSCĐVH được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng cần phân tích các chỉ tiêu phổ biến sau.: + = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐVH đem lại Mấy đồng doanh thu thuần (hay giá trị tổng sản lượng) + = Chỉ tiêu phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐVH đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. = Qua chỉ tiêu này cho thấy để thu được một đống kết quả cần có bao nhiêu đồng nguyên giá: Bình quân TSCĐ. Ngoài ra để có phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐVH người ta cũng có thể thay chỉ tiêu. Nguyên giá bình quân TSCĐVH bằng chỉ tiêu giá trị còn lại bình quân của TSCĐVH và tuỳ voà điều kiện cụ thể cho phép mà lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để thoả mãn mục đích của doanh nghhiệp với mức chi phí thấp nhất. PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại , trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế là một vấn đề tất yếu. Việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán TSCĐVH nói riêng sao cho vừa tiến gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế vừa phù hợp với điều kiện nước ta là rất cần thiết nhưng không phải là dễ dàng một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, điều đó không phải là để thực hiện trong một sốm một chiều mà cần phải có thời gian. Đòi hỏi cần phải có nhiều công sức của tất cả mọi người . Vì thơi gian hạn hẹp em xin mạnh dạn đề nghị một số ý kiến về việc tổ chức quản lý vì hạch toán TSCĐVH. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn trực tiếp của PGS -TS Phạm Thị Gái đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sinh viên: Nguyễn Đức Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTO080.doc
Tài liệu liên quan