Đề tài Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua

Xu thế toàn cầu nền kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thách thức to lớn. Trong xu thế đó, đầu tư nước ngoài là một tất yếu và là điều kiện về vốn công nghệ cho sự hội nhập và phát triển của các quốc gia. Tuy thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định nhưng chúng ta không phải không còn những khó khăn trong việc tạo lập và tạo dựng một nguồn đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới toàn diện, tập trung nguồn lực và tranh thủ các cơ hội để hoà nhập và phát triển kinh tế. Thực tế trong hơn 10 năm qua, FDI đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới, mở cửa và hội nhập. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoàI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển của nước ta, góp phần phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác triệt để lợi thê so sánh. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu thực tế về hoạt động FDI cho thấy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận , thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và những ngành trong nước có tiềm năng như ngành sản xuất chất tẩy rửa, ngành dệt da, may mặc, ngành lắp ráp ôtô xe máy, thiết bị điện tử viễn thông, sắt thép , xi măng, khách sạn , văn phòng cho thuê. Đến nay, có thể đánh giá là khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP tăng nhanh qua các năm từ 2% năm 1992 lên 6,3% năm 1995 và 12,7% năm 2000 .Giá trị sản xuất của khu vực FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 96% năm 1990, lên 25,1% năm 1995 và 35,3% năm 2000. Về kết quả xuất khẩu đạt được trong 10 năm qua phải kể đến sự đóng góp có hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Khu vực này không những đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong mc phát triển về công nghệ, chất lượng , qủn lý sản xuất , cạnh tranh trong kinh doanh , mà còn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khảu chiếm 2,5% năm 1991 lên 6,10% năm 1995 và 23,2% năm 2000. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng đang tạo việc làm cho 349.000 lao động gấp 37 lần so với năm 1990 trong đó gồm khoảng 6000 cán bộ quản lý, trên 25000 cán bộ kỹ thuật và số lượng khá đáng kể là công nhân lành nghề, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ cho người lao động, đồng thười tăng sức mua cho thị trường tiêu dùng trong nước . II. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nguồn đầu tư: Với chính sách mở cửa và khẩu hiệu Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Đến nay chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên cả năm châu lục. Chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến nay đã thu hút được 2.237 dự án đang hoạt động của 62 nước lớn nhỏ trên thế giới đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Trong số những nước có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải đặc biệt kể đến những nước thuộc khu vực Châu á nói chung như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... và các nước trong khối ASEAN nói riêng như Singapore, Thailand, Malaysia... là những nước có tỷ trọng đầu tư lớn vào Việt Nam. Bởi Việt Nam nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương thì với lợi thế về điều kiện địa lý, tương đồng về văn hoá - xã hội là môt điều kiện tốt để thu hút vốn của các nước thuộc khu vực Châu á. Số lượng vốn thực hiện cũng như số lượng vốn cam kết được thực hiện qua bảng sau: Bảng 3 - Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nước 1988 - 1998 Đơn vị: Triệu USD TT Chỉ tiêu Quốc gia Vốn cam kết Vốn thực hiện Giải ngân của vốn pháp định Nợ nước ngoài Vốn cam kết chưa được giải ngân 1 2 3 4 = 2 - 3 5 = 1 - 2 1 Singapore 5.857 998 564 434 4.859 2 Taiwan 4.028 1.375 913 462 2.653 3 Japan 3.266 1.197 683 514 2.069 4 Korea 2.903 941 491 450 1.962 5 British virginIslans 2.772 352 241 110 2.420 6 Hồng Kông 2.671 982 583 400 1.689 7 France 1.489 328 190 138 1.161 8 Malaysia 1.182 763 308 455 418 9 USA 1.052 270 171 99 789 10 Australia 873 398 286 112 474 11 UK 693 586 260 327 107 12 Sweden 653 303 127 176 305 13 Other Country 4.102 1.436 836 573 2.666 14 Total 32.542 10.265 5.843 4.422 22.277 Nguồn: Theo Bộ KH và Đầu tư, ngân hàng Nhà nước và theo ước tính của cán bộ quỹ IMF Như vậy, trong tổng số 13 nước có khối lượng vốn lớn đầu tư vào Việt Nam thì có 7 nước thuộc khu vực Châu á chiếm 20.901 triệu USD trên tổng số 32.542 triệu USD ước khoảng 64,3% trong tổng số. Các nước lớn: Pháp chỉ có 1.489 triệu USD chiếm 4,6% trong tổng số vốn cam kết. Mỹ chỉ có 1.052 triệu USD chiếm 3,3% trong tổng số vốn cam kết. Bên cạnh tổng số 32.542 triệu USD vốn cam kết thì có 10.265 triệu là vốn thực hiện chiếm có 31,54% trong tổng số còn lại là 68,46% vẫn cam kết nhưng chưa được giải ngân. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo ngành phân bổ. Đảng và Nhà nước ta trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định phát triển lấy công nghiệp là ngành phát triển mũi nhọn, nông nghiệp là chủ yếu, thương mại dịch vụ là quan trọng. Chính vì thế, hơn 10 năm qua các ngành công nghiệp đã chiếm được một vị trí xứng đáng trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài với lượng vốn chiếm 62,2% tổng vốn đầu tư của hơn 37,6 tỷ USD đăng ký ở Việt Nam. Nếu tính về số dự án thì lĩnh vực công nghiệp cũng chiếm đến 63,6% tổng số dự án đã được cấp giấy phép. Ngành nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ chưa phát triển tương xứng với khả năng có được ở Việt Nam ta. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4 - Vốn cam kết và vốn thực hiện đầu tư nước ngoài cộng dồn phân theo ngành 1994 - 1998 Đơn vị: Triệu USD STT Chỉ tiêu Ngành 1994 1995 1996 1997 1998 Trung bình 1994 - 1998 Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) Vốn cam kết (Ck) Vốn thực hiện (T/h) 1 Công nghiệp 4.142 934 6.609 1.671 9.344 2.514 11.002 3.484 12.187 3.814 - - + CN nặng 1.464 417 2.943 713 4.226 1.044 5.211 1.466 5.683 1.568 - - + Khu chế xuất 366 15 612 55 612 177 830 252 892 277 - - + CN nhẹ 1.305 214 1.815 446 2.677 770 2.995 1.135 3.642 1.258 - - + CN thực phẩm 1.007 288 1.239 459 1.829 523 1.966 631 1.970 711 - - 2 Dầu khí 1.213 1.133 1.213 1.715 1.265 2.016 1.316 2.018 2.588 2.068 - - 3 Xây dựng 919 89 1.605 202 2.235 475 2.946 627 3.013 877 - - 4 Giao thông và BC viễn thông 799 124 1.238 283 1.926 364 2.710 441 3.108 465 - - 5 Bất động sản 3.903 474 6.601 907 9.901 1.273 10.239 1.696 8.841 1.808 - - + KS và du lịch 2.701 354 3.511 607 3.446 827 3.558 1.124 4.320 1.197 - - + VP và căn hộ 1.202 120 3.090 299 6.456 446 6.681 572 4.520 612 - - 6 Nông lâm ngư nghiệp 573 95 891 216 1.004 292 1.593 576 2.014 617 - - 7 Dịch vụ 375 193 489 308 673 331 997 498 792 500 - - Tổng 11.924 3.042 18.646 5.302 26.348 7.265 30.804 9.339 32.542 10.140 - - % so với tổng số 1 Công nghiệp 34,7 30,7 35,4 31,5 35,5 34,6 35,7 37,3 37,4 37,6 35,8 34,4 + CN nặng 12,3 13,7 15,8 13,4 16,0 14,4 16,9 15,7 17,5 15,5 15,7 14,5 + Khu chế xuất 3,1 0,5 3,3 1,0 2,3 2,4 2,7 2,7 2,7 2,7 2,8 1,9 + CN nhẹ 10,9 7,0 9,7 8,4 10,2 10,6 9,7 12,1 11,2 12,4 10,4 10,1 + CN thực phẩm 8,4 9,5 6,6 8,6 6,9 7,2 6,4 6,8 6,1 7,0 6,9 7,8 2 Dầu khí 10,2 37,2 6,5 32,3 4,8 27,8 4,3 21,6 8,0 20,4 6,7 27,9 3 Xây dựng 7,7 2,9 8,6 3,8 8,5 6,5 9,6 6,7 9,3 8,6 8,7 5,7 4 Giao thông và BC viễn thông 6,7 4,1 6,6 5,3 7,3 5,0 8,8 4,7 9,6 4,5 7,8 4,7 5 Bất động sản 32,7 15,6 35,4 17,1 37,6 17,5 33,2 18,2 27,2 17,8 33,2 17,2 + KS và du lịch 22,7 11,6 18,8 11,5 13,1 11,4 11,6 12,0 13,3 11,8 15,9 11,7 + VP và căn hộ 10,1 3,9 16,6 5,6 24,5 6,1 21,7 6,1 13,9 6,0 17,3 5,6 6 Nông lâm ngư nghiệp 4,8 3,1 4,8 4,1 3,8 4,0 5,2 6,2 6,2 6,1 5,0 4,7 7 Dịch vụ 3,1 6,3 2,6 5,8 2,6 4,6 3,2 5,3 2,4 4,9 2,8 5,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 - - Nguồn theo số liệu của Bộ KH và đầu tư ngân hàng nông nghiệp và theo ước tính của cán bộ IMF Với cơ cấu ngành theo bảng số liệu trên cho ta thấy: tỷ trọng của các ngành truyền thống như nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số và có xu hướng ngày càng giảm. Tính trung bình trong giai đoạn 1994 đến 1998 chỉ chiếm dao động trong mức 5%. Sở dĩ như vậy là do các ngành này thời gian đầu tư thì dài mà lợi nhuận lại không cao, mức độ rủi ro lại lớn, bên cạnh các ngành truyền thống thì ngành dầu khí cũng có xu hướng giảm và chỉ còn chiếm 8,0% trong tổng số vốn đầu tư trong năm 1998. Còn lại các ngành khác tương đối tăng qua các năm, đặc biệt là ngành công nghiệp đã có mức thu hút xứng đáng với tiềm năng của nó chiếm đến 37,4% so với tổng số và tính trung bình cho cả giai đoạn 1994 đến 1998 chiếm là 35,8%. Phải kể đến ngành kinh doanh bất động sản được gọi là ngành “công nghiệp không khói” dù bị tác động mạnh của khủng hoảng nhưng vẫn chiếm 27,2% năm 1998. Trên đây là một số mặt được của cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những mặt bất cập nổi lên như cơ cấu ngành chưa hợp lý. Như ta thấy, ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng quá nhỏ nếu không muốn nói là què quặt, kém phát triển chỉ chiếm có 3,2% năm 1997 và chỉ còn 2,4% năm 1998. Một số ngành thuộc nông lâm ngư nghiệp cũng chưa xứng đáng với một quốc gia có khoảng 80 triệu dân mà hơn 70% sống trong khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có một bờ biển dài có nhiều lợi thế về tài nguyên nghề biển thì thiết nghĩ cần có những giải pháp để nâng cao mức thu hút về các ngành truyền thống và đặc biệt phải nâng cao mức vốn trong ngành dịch vụ khoảng trên dưới 30% trong tổng số khi bước vào thiên niên kỷ mới. Để ngành công nghiệp và dịch vụ thực sự là những đóng góp chính cho tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư: Như ta đã biết ở chương I thì hình thức đầu tư chủ yếu ở Việt Nam là tập trung vào doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, còn một số hình thức như BOT, BTO, BT... Ngay từ những ngày đầu, khi có những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các hình thức này đồng loạt được xuất hiện. Tuy ở mức độ khác nhau nhưng nó đã làm đa dạng hoá hình thức đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như phía Việt Nam chọn được những hình thức phù hợp nhất với mình trong quá trình hợp tác đầu tư. Bảng sau sẽ cho ta rõ hơn về các chỉ tiêu như vốn cam kết, vốn thực hiện, vốn nước ngoài, nợ nước ngoài của các hình thức đầu tư trong các năm từ năm 1991 đến năm 1998. Đơn vị: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng 91 - 98 Trung bình 91 - 98 % I. Vốn cam kết 1. 100% vốn nước ngoài 264 426 1.022 823 1.683 1.151 1.199 439 7.005 21,5 2. Liên doanh 1.444 1.292 2.397 2.714 4.642 5.907 2.235 996 21.627 66,5 - Với DNNN 1.423 1.276 2.359 2.631 4.515 5.787 2.118 908 21.018 64,6 - Với KVTN 21 16 38 84 127 120 117 87 609 1,1 3. BCC 674 575 167 127 363 90 795 304 3.096 9,5 4. BOT 0 0 0 0 32 554 227 0 814 2,5 Tổng số 2.381 2.293 3.585 3.664 6.722 7.702 4.456 1.738 32.542 II. Vốn thực hiện 1. 100% vốn nước ngoài 3 80 186 263 413 554 689 84 2.271 22,4 2. Liên doanh 104 145 435 837 1.160 1.146 1.337 278 5.449 53,7 - Với DNNN 100 140 423 812 1.145 1.122 1.288 270 5.301 52,3 - Với KVTN 3 5 12 24 24 24 49 8 149 1,5 3. BCC 61 92 302 537 674 263 47 435 2.410 23,8 4. BOT 0 0 0 0 0 0 2 3 9 0,1 Tổng số 168 316 922 1.636 2.260 1.963 2.074 800 10.140 III. Vốn nước ngoài 1. 100% vốn nước ngoài 4 85 142 166 214 250 358 75 1.294 23,1 2. Liên doanh 79 130 350 556 727 475 628 135 3.080 55,0 - Với DNNN 76 127 342 546 712 464 594 125 2.985 53,3 - Với KVTN 3 3 8 11 16 10 34 10 95 1,7 3. BCC 75 79 205 311 342 166 14 25 1.217 21,7 4. BOT 0 0 0 0 4 0 2 5 11 0,2 Tổng số 158 294 697 1.033 1.207 897 1.002 240 5.601 IV. Nợ nước ngoài 1. 100% vốn nước ngoài 0 4 47 95 208 263 333 35 977 2. Liên doanh 8 20 95 273 431 626 706 170 2.369 - Với DNNN 8 19 91 259 423 614 690 168 2.315 - Với KVTN 0 1 4 14 8 12 16 2 54 3. BCC 2 14 97 226 350 32 32 355 1.194 4. BOT 0 0 0 0 0 0 0 0 -2 Tổng số 10 38 238 594 989 921 1.072 560 4.538 Nguồn: Theo số liệu báo cáo của Bộ KH đầu tư trình Chính phủ. Bảng trên cho ta thấy 2/3 tổng số các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1991 đến 1998 được tiến hành bằng các liên doanh chiếm 66,5% trong đó với các doanh nghiệp nước ngoài 64,6% và chỉ 1,1% là ở các liên doanh với khu vực tư nhân, đầu tư vào các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22% tổng số cam kết trong khi hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và BOT chiếm khoảng 12% tổng số cam kết, các nhà đầu tư lúc đầu (1991) do còn e ngại nên chủ yếu đầu tư dưới dạng liên doanh (chiếm đến 60%) và hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (chỉ chiếm 10%) nhưng đến năm 1998 do sự ổn định về luật pháp và ưu đãi cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì hình thức này đã chiếm đến 25% còn doanh nghiệp liên doanh chỉ còn 57% và hình thức BCC là 18% so với 30% năm 1991. Tuy xét về mặt giải ngân, các liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài chiếm một phần lớn hơn trong tổng số giải ngân 52,3% trong khi giải ngân dưới hình thức BCC là 23,8%. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư gặp phải những trở ngại về mặt hành chính và phải thay đổi cách tiếp cận sau khi cam kết bước đầu về các khoản đầu tư vào hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qua các năm 1. Doanh thu của một số ngành có vốn đầu tư nước ngoài Mặc dù chịu nhiều sự tác động của các yếu tố bên ngoài, nhưng con thuyền đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua vẫn không ngừng lớn mạnh về cả lượng và chất. Ví như năm 1997 doanh thu của các doanh nghiệp được thành lập do vốn đầu tư nước ngoài là 3.628 triệu USD. Và khủng hoảng khu vực đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã không làm cho doanh thu của các doanh nghiệp này năm 1998 giảm mạnh. Nó vẫn giữ được ở mức 3.343 triệu USD chỉ giảm 7,85% so với năm 1997. Bảng sau sẽ cho ta thấy được tổng doanh thu của các ngành được thành lập do vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1991 đến nay. Bảng 5 - Doanh thu của một số ngành có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đơn vị: Triệu USD Năm Ngành 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1. Các ngành CN nặng 7 28 65 167 414 683 1.232 1.526 2. Ngành dầu khí 0 0 0 0 0 100 1 0 3. Các ngành CN nhẹ 7 19 73 180 380 582 734 787 4. CN thực phẩm 1 3 63 162 362 442 434 317 5. Nông lâm nghiệp 8 11 29 86 141 165 313 278 6. Ngư nghiệp 55 19 11 11 19 23 20 12 7. Xây dựng 0 0 3 14 69 43 152 181 8. Cơ sở hạ tầng KCN/KCX 0 0 0 5 6 7 17 12 9. Khách sạn và du lịch 10 17 31 80 169 89 182 47 10. Văn phòng và căn hộ 0 3 4 2 25 40 37 24 11. Đô thị mới 0 6 8 28 23 12 12 15 12. GTVT và BCVT 63 113 191 250 399 445 361 54 13. Ngân hàng và tàI chính 0 0 0 0 26 41 92 43 14. VH - Y tế và giáo dục 0 2 6 18 25 27 46 48 Tổng số 151 224 485 1.025 2.057 2.699 3.628 3.343 Phần trăm so với tổng số 1. Các ngành CN nặng 4,7 12,4 13,4 16,3 20,1 25,3 33,9 45,6 2. Ngành dầu khí 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,7 0,0 0,0 3. Các ngành CN nhẹ 4,8 8,5 15,0 17,6 18,3 21,6 20,2 23,5 4. CN thực phẩm 0,7 1,3 13,1 15,8 17,6 16,4 12,0 9,5 5. Nông lâm nghiệp 5,0 5,1 6,0 8,4 6,9 6,1 8,6 8,3 6. Ngư nghiệp 36,3 8,6 2,3 1,1 0,9 0,8 0,5 0,3 7. Xây dựng 0,0 0,1 0,6 1,4 3,3 1,6 4,2 5,4 8. Cơ sở hạ tầng KCN/KCX 0,0 0,0 0,0 0,5 0,3 0,3 0,5 0,4 9. Khách sạn và du lịch 6,8 7,6 6,4 7,8 8,2 3,3 5,0 1,4 10. Văn phòng và căn hộ 0,0 1,5 0,8 2,2 1,2 1,5 1,0 0,7 11. Đô thị mới 0,0 2,6 1,6 2,7 1,1 0,5 0,3 0,4 12. GTVT và BCVT 41,4 51,2 39,4 24,4 19,4 16,5 10,0 1,6 13. Ngân hàng và tàI chính 0,0 0,0 0,0 0,0 1,3 1,5 2,5 1,3 14. VH - Y tế và giáo dục 0,3 1,0 1,3 1,8 1,2 1,0 1,1 1,4 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Dthu tính bằng % GDP 1,9 2,3 3,8 6,9 10,2 11,5 14,2 13,3 Nguồn: Số liệu của Bộ KH và Đầu tư có sự điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước và ước lượng của cán bộ IMF. Như vậy, với sự không ngừng lớn mạnh về đầu tư cho ngành công nghiệp đã cho ngành này một thế mạnh đứng vững chắc trong nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp nặng nói riêng đã tạo ra một khoản doanh thu chiếm một vị trí xứng đáng trong tổng doanh thu các ngành là 1.526 triệu USD chiếm 45,6% trên tổng doanh thu năm 1998. Mặc dù tác động của khủng hoảng nhưng so với năm 1997, năm 1998 chỉ có một số ngành như công nghiệp thực phẩm, nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khách sạn và du lịch, ngân hàng - tài chính ... là thiên giảm chút ít còn hầu như các ngành đều tăng mạnh như công nghiệp nặng tăng 23,8%, công nghiệp nhẹ tăng 7,2% ... so với năm 1997. Tuy vậy, đứng trên giác độ tổng nền kinh tế mà xét thì thấy rằng với một mức GDP không lớn như Việt Nam hiện nay, mà doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 14,2% năm 1997 trên GDP, 13,3% năm 1998 thì quả thực là còn nhỏ. Bên cạnh đó ta thấy rằng nhiều ngành ở nước ngoài nói chung và các nước Nics nói riêng thì có doanh thu lớn như ngân hàng - tài chính hoặc cơ sở hạ tầng KCN - KCX thì Việt Nam chúng đóng vai trò thứ yếu ví như doanh thu của ngân hàng tài chính chỉ chiếm 2,5% năm 1997, 1,3% năm 1998 và hầu như không có doanh thu trong những năm từ trước năm 1995. Thiết nghĩ mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài từ năm 2000 là phải làm sao tạo thêm những ngành nghề mới, phát huy những ngành nghề hiện có để chúng có mức doanh thu tương xứng, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. 2. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư tại Việt Nam Tính đến hết năm 1998 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (được cam kết) khoảng 32.542 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 10.265 triệu USD chiếm 31,5% và vốn cam kết chưa được giải ngân là 22.277 triệu USD (chiếm 68,5%). Đây là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trong thời gian qua. Nó đã góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn trầm trọng của Việt Nam trong những năm trước đó. Nhưng theo dự báo thì trong những năm tới mức độ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu đó là sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên tâm lý hoang mang không chắc chắn khi đầu tư vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải làm sao cho vốn đầu tư nước ngoài trong những năm tới tuy giảm nhưng không được giảm mạnh và trong kế hoạch lâu dài phải dần phục hồi lại nhịp độ tăng của vốn đầu tư ít nhất cũng bằng những năm trước khủng hoảng. 3. Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong xuất khẩu. Hàng năm cán cân thanh toán của chúng ta thường xuyên có tình trạng mất cân đối chủ yếu là nhập khẩu, còn xuất khẩu thì chủ yếu nằm trong lĩnh vực truyền thống như: nông lâm ngư nghiệp hoặc ngành khai thác như dầu khí, chế biến thực phẩm ... dẫn đến tình trạng chu chuyển một khoản lớn ngoại tệ ra nước ngoài, nợ nước ngoài triền miên... Do đó, chúng ta đã phải chủ trương tăng cường xuất khẩu để thu ngoại tệ, thực hiện thu hút các ngành vào các lĩnh vực sản xuất hàng hoá mà trong đó có các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này từ khi đi vào hoạt động đã làm đa dạng hoá thêm những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy những đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây mà đặc biệt là từ năm 1993 đến nay. Bảng 6 - Việt nam doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 1991 – 1998 Đơn vị: Triệu USD Năm Ngành 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 - Các ngành CN nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 - Ngành dầu khí 0 0 58 8 29 154 441 653 - Các ngành CN nhẹ 0 0 0 0 0 0 15 11 - CN thực phẩm 2 6 145 146 260 446 539 686 - Nông - lâm nghiệp 0 0 3 10 23 52 67 60 - Ngư nghiệp 0 0 3 1 1 2 3 5 - Xây dựng 0 0 15 1 2 8 4 7 - Cơ sở hạ tầng KCN - KCX 0 0 0 0 0 100 1 0 - Khách sạn và du lịch 0 0 58 48 590 102 86 68 - Văn phòng và căn hộ 0 0 3 3 0 2 3 6 - Đô thị mới 0 0 1 0 0 0 12 5 - Dịch vụ 0 0 14 12 14 15 18 9 - GTVT và BCVT 0 0 0 0 0 0 0 0 - Ngân hàng và tài chính 0 0 27 9 10 9 16 15 - VH, Y tế và giáo dục 0 0 1 0 1 3 19 6 Tổng 2 6 356 238 397 893 1.225 1.531 Phần trăm so với tổng số - Các ngành CN nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 - Ngành dầu khí 0 0 16 3 7 17 36 43 - Các ngành CN nhẹ 0 0 0 0 0 0 1 1 - CN thực phẩm 100 100 41 61 65 50 44 45 - Nông - lâm nghiệp 0 0 9 4 6 6 5 4 - Ngư nghiệp 0 0 1 1 0 0 0 0 - Xây dựng 0 0 4 0 0 1 0 0 - Cơ sở hạ tầng KCN - KCX 0 0 0 0 0 11 0 0 - Khách sạn và du lịch 0 0 16 20 15 11 7 4 - Văn phòng và căn hộ 0 0 1 1 0 0 0 0 - Đô thị mới 0 0 0 0 0 0 1 0 - Dịch vụ 0 0 4 5 4 2 1 1 - GTVT và BCVT 0 0 0 0 0 0 0 0 - Ngân hàng và tài chính 0 0 8 4 2 2 1 1 - VH, Y tế và giáo dục 0 0 0 0 0 0 2 0 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Các mục cần ghi nhớ XK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Theo % tổng XK 0,1 0,2 11,9 5,9 7,6 12,2 13,4 16,3 + Theo % DT của các DN có vốn ĐTNN 1,1 2,7 73,4 23,2 19,3 33,1 33,8 45,8 Nguồn: Theo ước tính của cán bộ IMF dựa trên số liệu của bộ KH và Đầu tư. Mức độ đóng góp xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào tổng xuất khẩu rất nhỏ chỉ chiếm 16,3% năm 1998 mà trong đó lại tập trung chủ yếu vào một số ngành như dầu khí, công nghệ thực phẩm, khách sạn và du lịch, dịch vụ... Đây là một trong những ngành khai thác mạnh các lợi thế của Việt Nam, còn lại các ngành hầu như là không có sản phẩm xuất khẩu; công nghiệp nặng và những ngành khác có sản phẩm xuất khẩu nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Trong các ngành có xuất khẩu chủ yếu thì ngành khách sạn và du lịch, dịch vụ có tỷ trọng không lớn nhưng có thể coi đây là ngành mang lại lợi ích cao, bởi hai ngành này là thực hiện xuất khẩu tại chỗ mang lại ngoại tệ cho quốc gia. Còn lại các ngành khác như dầu khí, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp thực phẩm là những ngành chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hoặc là tận dụng ưu thế về sức lao động rẻ mạt để xuất khẩu. Từ đây đã làm nảy sinh ra câu hỏi: phải chăng xuất khẩu của các doanh nghiệp này càng lớn thì Việt Nam càng nghèo đi ? Câu hỏi này thực tế không phải không có cơ sở. Nếu như năm 1998 Việt Nam có 1.531 triệu USD xuất khẩu thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 15%, ngành dầu khí chiếm 43% so với tổng số. Như vậy với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là ngành dầu khí chủ yếu xuất khẩu dầu thô thì thử hỏi bao lâu nữa thì tài nguyên thiên nhiên Việt Nam sẽ cạn kiệt. Như vậy, câu hỏi đặt ra với các nhà hoạch định chính sách là phải làm như thế nào để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến, chứ không phải những sản phẩm khai thác nên và mang xuất khẩu ngay, để duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên cho thế hệ sau? 4. ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đầu tư trong nước Phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và giải quyết vấn đề cấp bách của kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ những ngày có chủ trương của Đảng và Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài thì môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện cả ở trong nước cũng như nước ngoài. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất hiện đã tạo một môi trường cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên học tập kinh nghiệm quản lý, trang thiết bị hiện đại hơn, thay đổi cách nhìn về tư tưởng và quen dần với tập quán làm ăn quốc tế. Doanh nghiệp trong nước nhờ sự tác động đó đã đủ khả năng sản xuất kinh doanh những mặt hàng có thể cạnh tranh với những sản phẩm của liên doanh, của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... Và những sản phẩm này cũng còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhưng đặc biệt hơn là những doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn trong nước có một nguồn đầu ra chính là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách sản xuất những sản phẩm đáp ứng trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Cùng với những khuyến khích đầu tư của Nhà nước và những lợi thế trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng bên cạnh mặt được thì những trở ngại của đầu tư trong nước càng ngày càng hiện rõ nét hơn, đó chính là sự mất công bằng trong chính sách đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Điển hình như việc giành ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài - để thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài được giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuế đất nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra các doanh nghiệp nước ngoài còn được Nhà nước bảo hộ trong một số lĩnh vực như về thuế quan, Nhà nước còn cho phép họ miễn hoặc miễn giảm thuế lợi tức. Khi số lợi tức này được tái đầu tư, mà nhà đầu tư trong nước không có được. Trên đây là một số điểm chính trong sự mất cân bằng trong luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nó đã tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư trong nước. Như vậy vấn đề cần phải giải quyết là làm thế nào để không chỉ phát huy mạnh đầu tư nước ngoài mà còn có thể đẩy mạnh đầu tư trong nước để nó thực sự là nguồn vốn chủ yếu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 5. ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các lĩnh vực khác. Như trên đã đề cập đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn động lực mạnh góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, nó còn là một nguồn động lực tốt trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chất xã hội, văn hoá, chính trị... Tính đến đầu năm 1999 đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra 290.995 việc làm tương đối ổn định và có thu nhập khá đối với người lao động Việt Nam. Nó đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy rõ hơn về việc sử dụng lao động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành chủ yếu. Bảng 7 - Việt Nam sử dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (1998) Đơn vị: Người STT Chỉ tiêu Ngành Số lao động % so với tổng số (%) 1 Ngành công nghiệp nặng 40.539 13,9 2 Dầu khí 803 0,3 3 Ngành công nghiệp nhẹ 148.755 51,1 4 Công nghiệp thực phẩm 12.956 4,5 5 Lâm nghiệp 34.366 11,8 6 Ngư nghiệp 5.957 2,0 7 Xây dựng 9.664 3,3 8 Cơ sở hạ tầng KCN - KCX 499 0,2 9 Khách sạn và du lịch 15.734 6,0 10 Đô thị mới 32 0,0 11 Dịch vụ 2.200 0,8 12 GTVT và BCVT 8.799 3,0 13 Ngân hàng và tài chính 1.237 0,4 14 Văn phòng và căn hộ 3.576 1,2 15 Văn hoá - Y tế - giáo dục 4.083 1,4 16 Tổng 290.995 100 Nguồn: Theo IMF và ngân hàng trung ương Việt Nam Với một quốc gia đông dân như Việt Nam thì con số 290.995 lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quả thậy là chưa lớn mà phần lớn số lao động này lại nằm trong ngành công nghiệp nhẹ (chiếm 51,1%) là ngành chủ yếu sử dụng lao động thủ công: như giầy da, may mặc... không có kỹ năng, kỹ sảo cao, trình độ chuyên môn hoá thấp còn các ngành khác yêu cầu sử dụng những lao động có trình độ thì hầu như các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải thuê các chuyên gia nước ngoài. Bởi người lao động có trình độ của Việt Nam chưa đủ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam đó là quá nhiều lao động được đào tạo ra nhưng khi cần đến thì lại không tìm được người có đủ năng lực đáp ứng với trình độ và tác phong của công nghiệp hoá và chuyên môn hoá trong các doanh nghiệp. Đây là một vấn đề bức bối không chỉ của riêng ai, đặt ra yêu cầu chung trong việc tổ chức đào tạo lao động mới và đào tạo lại lao động theo phương thức hiện đại và tiên tiến hơn. Về mặt xã hội thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam. Nhưng còn các lĩnh vực chính trị thì sao ? Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phần nào làm tăng thêm sức mạnh của Việt Nam trong quan hệ hợp tác song phương, cũng như đa phương của Việt Nam với các nước khác trên thế giới cả về chính trị, kinh tế cũng như xã hội. Nhưng tấm huy chương nào cũng có hai mặt của nó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy giúp cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động của họ có thể nhằm vào hoạt động tình báo, gây rối an ninh trật tự nhằm phát hoại thành quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được. IV. Thực trạng khu công nghiệp - khu chế xuất hiện nay tại Việt Nam Phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một mô hình kinh tế mới thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của ta. Nhưng tình hình hoạt động của nó ra sao và hiệu quả kinh tế xã hội của nó như thế nào ? thì lại làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Đến tháng 5 năm 1999 cả nước có 63 khu công nghiệp - khu chế xuất trong đó có 48 khu công nghiệp - khu chế xuất đã đi vào hoạt động góp phần tích cực trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Không ít các khu công nghiệp - khu chế xuất được xây dựng trên các khu đầm lầy, hoang hoá và tạo cơ hội cho các vùng này “lột xác”. Từ khi, có khu công nghiệp - khu chế xuất xuất hiện thì các vùng này trở thành những khu đô thị sầm uất, đời sống dân cư phát triển nhờ lao động trong khu công nghiệp - khu chế xuất hoặc làm “vệ tinh” cho các liên doanh ở đây. Nhưng một thực tế, đó là tình trạng dư thừa đất đai tại các khu công nghiệp ngày càng rõ nét. Đến đầu năm 1999 chỉ có 24% diện tích quy hoạch cho khu công nghiệp - khu chế xuất được lấp kín bằng những dự án đầu tư: 8 khu công nghiệp cho thuê 50% diện tích, 10% khu công nghiệp cho thuê 30 - 35%, 17 khu công nghiệp dưới 30% và 17 khu công nghiệp chưa thực hiện được một dự án nào. Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng xây dựng trên diện tích 153 ha với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi thì đến tháng 4 năm 1999 chỉ có 3 ha được thuê chiếm 1,95% quỹ đất xây dựng, và còn rất nhiều khu công nghiệp gặp phải tình trạng này. Sở dĩ có tình trạng trên, trước hết là do công tác chuẩn bị cho sự ra đời của khu công nghiệp - khu chế xuất còn yếu kém như thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề... Bên cạnh đó là sự ồ ạt xây dựng về số lượng không chú ý về chất lượng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt ở những sản phẩm giống nhau của các khu công nghiệp - khu chế xuất làm nản lòng nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng kinh tế tác động đến đầu tư làm chậm nhịp độ, hoặc môi trường pháp luật đối với khu công nghiệp - khu chế xuất chưa hoàn chỉnh... Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít những tiêu cực đang chờ đợi sự khắc phục dần của các chính sách vĩ mô cũng như năng lực của các doanh nghiệp để thực sự phát huy được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chương iii: Những biện pháp tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoàI nhằm phát triển kinh tế việt nam thời kì 2001 - 2005 I. phương hướng và mục têu tổng quát , nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001- 2005 Bước vào kế hoạch trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen cới nhiều khó khăn, thách thức lớn. Thế và lực của nước ta mạnh lơn nhiều so với trước. Chính trị – xã hội tiếp tục ổn định ; quan hệ sản xuất được đổi ,ới phù hợp hơn; thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Hệ thống luật pháp , cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới. Cơ cất kinh tế có bước chuyển dịnh tích cực. Quan hệ kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng trên trường quốc tế. Năm 2000, nền kinh tế đã bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng tương đối khá, tạo đà phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy vậy , trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp ; chất lượng , hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp kém, quy, mô sản xuất nhỏ bé, các cân đối nguồn lực còn hạn hẹp ; mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư thấp , chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Cải cách hành chính tiến hành còn chậm. Cuộc cách, mạng khoa học và công nghệ trên thế giới , đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; xu thế toàn cầu hoá ; khả năng ổn định và phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới trong thập kỷ tới có những tác ddộng tích cực, tạo đIũu kiện cho nước ta mở ra khả năng hợp tác kinh tế, khai thác lợi thế so sánh , tranh thủ tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước. đồng thời cũng có những yếu tố không thuận , tăng sức ép cạnh tranh đối vớc nền kinh tế nước ta. Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, đặc biệt là trí tuệ và kỹ năng lao động của người Việt Nam , nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, khắc phục những khó khăn , yếu kém, tận dụnh mọi thuận lợi và thời cơ để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thể hiện các quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược 10 năm tới mà nội dung cơ bản là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo thành nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đạI. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cất hạ tầng, tiềm lực kinh tế , quốc phòng , an ninh được tăng cường ; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là : Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tào , khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm ; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội ; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị va trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập , chủ quyền ,toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. 1.1. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo. 1.2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. 1.3. Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm ; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. 1.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi đẻ tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương. 1.5. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tàI chính – tiền tệ , tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển ; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. 1.6. Tiếp tục đổi mới , tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở ; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến , hiện đại ; từng bước phát triển kinh tế tri thức. 1.7. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc : tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền ương; cơ bản xóa đói, giảm nhanh hộ nghèo; chăm sóc tốt người có công; an ninh xã hội; chống tệ nạn xã hội. Phát triển mạnh vă hoá, thông tin, y tế và thể dục thể thao ; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 1.8. Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ , nhất là dân chủ ở xã, phường và các đơn vị cơ sở. 1.9. Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh ; bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, xã hội. 2. Dự báo vốn đầu tư phát triển 2.1. Theo tính toán và dự báo ban đầu, khả năng huy đông các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm tới vào khoảng 830 – 850 nghìn tỷ dồng (theo giá năm 2000), tương đương 59 – 61 tỷ USD, tăng khoảng 11 – 12%/năm, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 31 – 32%, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà cước chiếm 20 – 21%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm 17 – 18%; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 19 – 20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp 24- 25%; đầu tư trực triếp nước ngoài theo dự báo và tính toán ban đầu , dự kiến đưa vào thực hiện chiếm 16 – 17%. 2.2. tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nêu trên sẽ được định hướng đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực chủ yếu như sau: - Tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nâng tỷ lệ đầu tư lên đạt khoảng 13% tổng vống đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hàng hoá, dự kiến tỷ trọng chiếm khoảng 44% đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư cho lĩnh cực giao thông vận tải, bưu đIửn khoảng 15% vốn đầu tư toàn xã hôi. - Đầu tư vào các ngành khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá xã hội khởng 8% vốn đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư cho các ngành khác như công cộng, cấp và thoát nước, quản lý nhà nước , thương mại, du lịch, xây dựng… khoảng 20%. 2.3. Vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng mà Nhà nước có thể trực tiếp và chủ động bố trí theo co cấu chiếm bình quân hằng năm vào khoảng 35 – 39% tổng vốn (khoảng trên 10% GDP). Vốn ngân sách nhà nước sẽ dành khoảng 65- 70% trong tổng nguồn để tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và khoảng 30 – 35% kết cấu hạ tầng xã hội. Việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ huy động từ nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức, nguồn vốn tự tích luỹ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Điều đó đòi hỏi cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách, cơ chế huy động các nguồn vốn, khuyến khích tích luỹ cao trong nước cho đầu tư và thu hút nguồn vốn bên ngoài. 3. Về khả năng đưa vào thực hiện các nguồn vốn từ bên ngoài Toàn bộ nguồn vốn bên ngoài có thể thu hút cho đầu tư phát triển là 18 – 20 tỷ USD, trong đó: Khả năng thu hút nguồn vốn ODA. Trong 5 năm tới, khả năng trực hiện nguồn vốn ODA khoảng 10 – 11 tỷ USD, bao gồm cả các dự án có vốn ODA được hợp thức hoá bằng các hiệp định vay vốn nhưng chưa giải ngân và các khoản có thể cam kết mới trong thời gian tới. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dự kiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện trong 5 năm tới khoảng 9 –10 tỷ USD, bao gồm vốn các dự án đã được cấp phép chưa được thực hiện của các năm trước; vốn thực hiện các dự án cấp phép mới và vốn bổ sung các dự án đã thực hiện. Ngoài ra còn có khả năng thu hút vốn đầu tư cước ngoài khác khoảng 1-2 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài, mở thị trường chứng khoán và tìm thêm các nguồn vay khác để đầu tư trung và dài hạn. II. Những giải pháp chiến lược được chính phủ áp dụng để thu hút FDI cho phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2005. 1. Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi trong thời kỳ mới theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào các nghành mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấu hạ tầng, cụ thể là theo thứ tự ưu tiên các ngành: - Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. - Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu. - Công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông. - Công nghiệp dầu khí điện lực. - Công nghiệp cơ khí . - Công nghiệp hàng điện tử - Xây dựng, dịch vụ XNK, dịch vụ phân phối, giải trí, gọi đầu tư nước ngoài phải được thống nhất về chủ trương mục tiêu, nội dung của dự án, địa điểm và hình thức đầu tư. Danh mục này phải định kỳ được cập nhật và mở rộng cho những lĩnh vực mà thời gian qua các chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép. 2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. _ Trước tiên cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật liên quan đến luật sửa đổi ĐTNN theo hướng ổn định bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. _ Đơn giản hoá công tác hành chính, thực hiện công tác “hoàn thiện thủ tục tại một đầu mối”, rút ngắn thời gian làm các thủ tục hải quan, thủ tục thuế. _ Mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án công nghệ cao, công nghệ mới, cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN. _ Nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Cần nhanh chóng xửa đổi luật đất đai cho phù hợp với những cam kết trong hiệp định thương mại theo hướng cho phép cức nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều về đầu tư lâu dài ở Việt Nam có thể mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. _ Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá ( còn ở mức khá cao ) đối với người nước ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sừ cạnh tranh : nhanh chóng điều chỉnh giá, chi phí hàng hoá và dịch vụ, từng bước tiến tới một mặt bằng giá, phí thống nhất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về giá máy bay, đường sắt, đIện nước, phí tư vấn thiết kế , cước vân chuyển,… soát xét lại giá cho thuê đất và bổ sung các chính cách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, khu chế xuất, khu công nghiệp cần thu hút vốn FDI. _ Tiếp tục nghiên cứu mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chính sách thay thế dần nhân viên người nưóc ngoài bằng người Việt Nam. _ Rà soát, loại bỏ các loài giấy phép, quy định không cần thiết liên quan đến đầu tư nước ngoài. 3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Công tác vận động xúc tiến đầu tư, cúc tiến thương mại cần được nghiên cứu đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch và chương trình hành động một cách cụ thể, hiệu quả hơn, coi việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại là nhiệm vụ trung tâm của các cơ quan TW và địa phương. Vì vậy: _ Nhà nước cần thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại các Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công nghiệp, Bộ tài chính, UBND tỉnh thành, các Đại sứ quán để chủ động quảng bá vận động thu hút đầu tư nước ngoài. _ Đối với danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, quy hoạch thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại. _ Các chính sách vận động thu hút đầu tư nước ngoài phải hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng nước, từng công ty đa quốc gia. Do vậy các cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, luật pháp các nước, chính sách thu hút đầu tư của các nước để kịp thời có đối sách thích hợp. _ Định kỳ 6 tháng, 1 năm, Chính phủ , các bộ ngành, UBND tỉnh thành liên quan cần tổ chức cuộc họp với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt Nam để lắng nghe ý kiến , trao đổi , tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động đầu tư có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư mới. 4. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. Thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, toàn cầu, với các ưu thế của mình đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến các nước tiếp nhận đầu tư . Nguồn vốn của các công ty này tham gia đóng góp bể sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, cân bằng cán cân thanh toán tại nước tiếp nhận. Ngoài ra, các nước tiếp nhận đầu tư có nhiều cơ hội tiếp nhận sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động, tăng khả năng cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, mặc dù Nhật (đứng thứ 3) , Mỹ(đứng thứ 13) trong số 15 nước đầu tư lớn nhất vào Việt nam nhưng phải thừa nhận Mỹ và Nhật là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tư khắp thế giới (chiếm 25% dòng vốn FDI của toàn thế giới). Thông qua FDI, các nước phát triển có điều kiện xuất khẩu công nghệ và chuyển giao công nghệ, còn đối với các nước đang phát triển như nước ta, thì FDI được coi như là một phương tiện hữu hiệu để nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm khuyến khích các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu của Mỹ và Nhật đầu tư mạnh vào Việt nam. 5. Sự cần thiết nối mành thong tin trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Để tránh tình trạng nhiều vấn đề khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án thuộc diện chưa phân cấp, kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhiều khi không được trả lời, hoặc các địa phương sau khi nhận được phân cấp lại chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, hoặc đã có hướng dẫn nhưng còn thiếu quy định và quy trình triển khai, khiến cho các nhà đầu tư nản lòng. Vì vậy, cần thiết xây kựng một hệ thống nối mạng diện rộng kết nối giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư với các Sỏ Kế hoạch - Đầu tư, các ban quản KCN – KCX và xây dựng một hệ thống dữ liệu quản lý dự án đầu tư nước ngoài trao đổi thông tin 2 chiều giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư với các sở Kế hoạch - Đầu tư , các KCN –KCX và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. kết luận Xu thế toàn cầu nền kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thách thức to lớn. Trong xu thế đó, đầu tư nước ngoài là một tất yếu và là điều kiện về vốn công nghệ cho sự hội nhập và phát triển của các quốc gia. Tuy thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định nhưng chúng ta không phải không còn những khó khăn trong việc tạo lập và tạo dựng một nguồn đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới toàn diện, tập trung nguồn lực và tranh thủ các cơ hội để hoà nhập và phát triển kinh tế. Thực tế trong hơn 10 năm qua, FDI đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới, mở cửa và hội nhập. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoàI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển của nước ta, góp phần phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác triệt để lợi thê so sánh. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2005 bền vững và ổn định là có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001 – 2010. Với mục tiêu góp phần nhỏ của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Trong chuyên đề này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi các sai lầm và thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp của thầy cô để những lần viết sau được hoàn thành tốt hơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế quốc tế - ĐH KTQD - 1998 2. Việt Nam một số vấn đề kinh tế (29-7-1999) - Cơ sở thảo luận của Chính phủ Việt Nam và quỹ IMF. 3. Văn kiện đại hội IX 4. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 1996 5. Một số báo cáo của ngân hàng Nhà nước và Bộ KH và Đầu tư trình Chính phủ - 1999. 6. Tạp chí kinh tế Việt Nam và thế giới 1998 - 1999 7. Các tạp chí và báo: kinh tế phát triển, nghiên cứu kinh tế đầu tư, thời báo kinh tế, dự báo, ngân hàng - 1997 - 1998. 8. Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế Lê Văn Châu - NXB Chính trị quốc gia - 1995. 9. Giáo trình quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - ĐH KTQD – 1998. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35141.doc
Tài liệu liên quan