Đề tài Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Công tác kê khai và thu nộp thuế là một phần vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện của pháp lệnh thuế thu nhập hiện nay. Bất cập tồn tại chủ yếu ở khâu này. Do chưa có biện pháp tổ chức kê khai thực sự khoa học và có hiệu quả thực tế nên thất thoát trong thu thuế là rất lớn. Phương pháp khấu trừ tại nguồn là cần thiết và quan trọng trong công tác thu thuế nhưng nó chưa đủ. Theo ý kiến của riêng tôi thì chúng ta nên đồng thời áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp quản lí thu nhập tại địa phương. Phương pháp khấu trừ tại nguồn duy nhất không thể nào đảm bảo được việc thu thuế một cách đầy đủ. Thay vào đó, việc tính thuế nên đưa về cho các đội thuế ở địa phương cùng đảm nhiệm. Các cá nhân hàng tháng sẽ có nhiệm vụ kê khai toàn bộ thu nhập của mình, sau đó sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế địa phương. Cơ quan thuế với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra các khai báo của các cá nhân. Việc kiểm tra tại địa phương sẽ dễ dàng được thực hiện hơn thông qua việc căn cứ vào mức sống và mức chi tiêu của các hộ gia đình

doc85 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế là 200.000 VNĐ; còn ở gia đình thứ hai thì mỗi người sẽ nộp là 100.000 VNĐ, cả hai người nộp là 200.000 VNĐ. Như vậy là thu nhập sau thuế của gia đình thứ nhất chỉ là 4.800.000 VNĐ; còn gia đình thứ hai thì là 7.800.000 VNĐ. Số lượng thành viên hai gia đình là như nhau. Người con trai gia đình thứ nhất phải làm việc vất vả hơn để chăm sóc một người cha già, còn hai vợ chồng trẻ thì cùng làm việc và kiếm tiền; cả hai trường hợp trước con mắt pháp luật đều bị điều tiết bởi thuế thu nhập là như nhau. Phải chăng đã có tính công bằng ở đây chưa? Trong một xã hội hiện đại, trách nhiệm chăm sóc người già không chỉ thuộc về con cái mà bản thân xã hội cũng phải chịu trách nhiệm gánh vác sự chăm sóc đó. Theo luật thuế thu nhập cá nhân ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ... thì biểu thuế suất thuế thu nhập sẽ được xây dựng dựa vào hoàn cảnh và tình trạng về hôn nhân( Mỹ), như vậy sẽ bao gồm một số biểu thuế và áp dụng mức chước trừ gia cảnh đối với từng trường hợp khác nhau; hoặc có thể xây dựng một biểu thuế duy nhất, nhưng khi tính thu nhập thì người ta tính cho cả hộ gia đình, căn cứ vào số lượng người đi làm và số lượng người ăn theo mà người ta xác định số phần trong từng hộ theo qui định của Luật; sau đó chia tổng thu nhập cho số phần và xác định được mức thu nhập tương ứng với mỗi thành viên trong gia đình; mức thu nhập này sẽ chính là mức thu nhập bị điều tiết bởi biểu thuế thu nhập (Pháp). Cách thức tính thuế này sẽ đảm bảo hơn cho các gia đình mà chỉ có một người đi làm và có số lượng người ăn theo lớn. Nó đảm bảo tính công bằng và nhân đạo khi xây dựng luật. Vấn đề thứ hai ta cần đề cập ở đây là việc phân chia ra làm biểu thuế áp dụng đối với người nước ngoài và biểu thuế áp dụng đối với người Việt Nam. Rất nhiều bài báo đã viết về vấn đề này, và đa số là không ủng hộ và muốn duy trì chỉ một biểu thuế. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng tôi thì việc xây dựng hai biểu thuế áp dụng cho người nước ngoài và người Việt Nam tại thời điểm hiện tại là phù hợp. Tại sao? Thứ nhất là thu nhập nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với thu nhập ở nước ngoài, chính vì vậy khi người lao động nước ngoài sang làm việc nước ta thì đồng nghĩa với việc nước ta phải trả mức lương tương xứng với mức lương mà người đó có thể nhận được ở nước họ. Thông thường, những người nước ngoài sang làm việc nước ta đều là những chuyên gia trong các lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và chúng ta cần họ. Nếu như xây dựng một biểu thuế duy nhất áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài thì sẽ lấy mức thu nhập của biểu thuế đối với người Việt Nam hay là đối với người nước ngoài làm chuẩn. Nếu lấy biểu thuế người Việt Nam làm chuẩn thì hỏi người nước ngoài sẽ còn muốn sang làm việc tại Việt Nam không, và khi đó hậu quả của nó đối với nền kinh tế là như thế nào khi các ngành cần những chuyên gia giỏi không có. Nhiều ý kiến cho rằng do có hai biểu thuế suất, nên các doanh nghiệp khi tuyển người, nếu phải trả mức lương sau thuế là như nhau thì họ sẽ chọn người nước ngoài chứ không chọn người Việt Nam. Do đó sẽ không khuyến khích được lao động Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng cần phải đặt câu hỏi là những tình huống như vậy có xảy ra nhiều không hay chỉ là một con số hãn hữu? Ngược lại, nếu lấy biểu thuế của người nước ngoài làm chuẩn thì hỏi số người Việt Nam phải đóng thuế thu nhập sẽ có mấy người, khi đó nguồn thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân sẽ còn được bao nhiêu? Chính vì vậy, việc xây dựng một biểu thuế thống nhất tại thời điểm hiện tại là chưa có tính khả thi. Tất nhiên, trong tương lai, khi mà điều kiện về nền kinh tế và thu nhập của dân cư phát triển đến một mức nhất định thì chúng ta có thể thu hẹp dần khoảng cách về mức khởi điểm thu nhập chịu thuế và các bậc và tiến đến một biểu thuế thống nhất. Một vấn đề nữa là về mức thuế suất của nước ta hiện nay. Khoảng cách giữa các bậc thuế suất đều bằng 10%, do đó mức điều tiết đối với những người có thu nhập càng cao thì càng lớn. Khi đó tốc độ tăng của thuế thu nhập phải nộp khi thu nhập tăng sẽ càng lớn. So với các nước khác trên thế giới thì biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân của nước ta được xếp vào loại cao. Bảng 13- Thuế suất biên cao nhất của thuế thu nhập cá nhân ở một số nước Đơn vị tính:VNĐ Nước Số bậc thuế suất Mức thuế suất Thu nhập chịu thuế khởi điểm Thu nhập chịu thuế cao nhất Khởi điểm so với bình quân GDP Cao nhất so với bình quân GDP Pháp 7 64.815.000 729.106.667 0.17 1.96 Ai Cập 4 20-40% 10.955.882 70.117.647 0.57 3.65 Ấn Độ 3 10-30% 17.406.542 52.219.626 2.72 8.15 Nhật 4 10-37% 412.500.000 2.250.000.000 0.85 4.66 Indonesia 5 5-35% 45.959.284 367.674.275 4.54 36.29 Trung Quốc 9 5-45% 1.436.145 179.518.072 0.13 16.06 Hàn Quốc 4 10-40% 125.632.378 1.005.059.022 1.06 8.46 Thai Lan 5 5-37% 40.161.725 1.606.469.003 1.23 49.01 Australia 5 53.640.000 496.666.667 0.18 1.64 Đức 11 82.777.778 993.333.333 0.21 2.58 Việt Nam 6 10-50% 36.000.000 (cho người VN) 180.000.000 6.1 30.51 96.000.000 ( cho người nước ngoài) 1.440.000.000 Nguồn: Đề án thuế thu nhập cá nhân của TPHCM Xu thế thuế suất biên cao nhất ngày càng giảm, khoảng cách thuế suất biên ngày càng được thu hẹp lại khi các bậc thu nhập tăng thể hiện rõ nét nhất trên biểu thuế thu nhập của một số nước phát triển qua các năm. Mục đích của việc này là nhằm khuyến khích nỗ lực làm giàu của các cá nhân trong xã hội. Bởi vì theo quan điểm hiện đại, một mức thuế suất nhỏ đối với người giàu cũng đã tạo ra một nguồn thu đáng kể, nếu tăng lên cao quá sẽ dẫn đến việc người lao động giảm nỗ lực làm việc, tức là làm giảm thu nhập của họ. Khoảng cách thuế suất biên thu hẹp lại khi bậc thuế càng cao cũng phản ánh điều đó. Hiện nay, theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, mức thuế suất của Việt Nam còn ở mức cao, và bản thân việc phân bậc thuế suất cũng chưa hợp lí. Việc thuế suất quá cao sẽ chỉ làm cho người nộp thuế tìm mọi cách để trốn thuế. Đồng thời việc xác định các mức thu nhập ở từng bậc thuế cũng là hết sức quan trọng. Thông thường người ta thường căn cứ vào GDP bình quân đầu người để đưa ra các mức thu nhập ở từng bậc. Nếu chúng ta để mức thu nhập khởi điểm tính thuế và mức thu nhập cao nhất cao như hiện nay thì thuế suất thực sẽ khác xa rất nhiều so với thuế suất cao. Đồng thời phạm vi đánh thuế sẽ bị thu hẹp lại. So sánh giữa các nước thì ta thấy Việt Nam là một nước có mức thu nhập khởi điểm chịu thuế cũng như mức thu nhập cao nhất lớn hơn so với GDP bình quân đầu người rất nhiều lần. Trong khi các nước mức thu nhập dao động quanh GDP bình quân thì Việt Nam lớn hơn 6 lần đối với thu nhập khởi điểm và 30 lần đối với thu nhập cao nhất. Như vậy, chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa mang tính chất chung của xã hội mà mới chỉ là gói gọn trong một nhóm người đặc biệt. Vậy thì phải chăng là mục tiêu của chính sách thuế thu nhập cá nhân không đảm bảo tính công bằng xã hội. Thuế phải nộp = -( suất miễn thu)+ ( mức thuế suất cơ bản)*( thu nhập chịu thuế) R= -b + (t*Y) Thuế suất: t = t- Các nước trên thế giới thường xây dựng theo mô hình thuế thu nhập lũy tiến với một mức thuế suất của nhà kinh tế Jame Mirrless. Nó có thể là một giải pháp tối ưu cho các nhà hoạch định chính sách thuế, vừa đảm bảo hiệu quả công bằng xã hội đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế. Ta có thể trình bày tóm tắt nội dung chính của mô hình này. Thuế thu nhập lũy tiến với một thuế suất có thể được hiểu là loại thuế kết hợp một suất miễn thu chung cho tất cả người lao động và một thuế suất. Mô hình này sẽ vừa đảm bảo được tính lũy tiến của biểu thuế suất, vừa đơn giản, và đã được xây dựng ở rất nhiều nước như Thụy Điển, Anh hay Canada. Đây cũng có thể là một mô hình để chúng ta có thể xem xét, nghiên cứu. Ở đây, ta muốn trình bày việc duy trì thuế suất cao và khoảng cách giữa các bậc thuế suất là đều nhau như của chúng ta hiện nay đã thực sự hợp lí chưa? Bên cạnh đó, việc đánh thuế thu nhập bổ sung đối với phần thu nhập trên 15 triệu đồng sau khi đã nộp thuế có phải là quá gò ép đối với những người có thu nhập cao không? Nó gây cho những người có thu nhập cao tâm lí là Nhà nước không muốn cho họ giàu có và tìm cách giới hạn một mức thu nhập mà họ có thể nhận được. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà làm luật sẽ cần phải xem xét tỉ mỉ khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới. Về tổ chức quản lí thu thuế Mặc dù số thuế thu nhập cá nhân thu được đã tăng đáng kể trong thời gian qua nhưng có phải nó đã phản ánh thực sự khả năng có thể đóng góp của toàn bộ xã hội chưa? Trong quá trình thực hiện nội dung Pháp lệnh thì có phải đã thông suốt, trôi chảy hay chưa? Ta sẽ xem xét tất cả các mặt này để có thể nhận xét một cách khách quan về việc thực hiện nội dung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, có thể rút ra những mặt chưa làm được, những khó khăn vấp phải khi thực hiện từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện hơn nữa Luật thuế thu nhập cá nhân. Về vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua, ngoài chức năng là huy động nguồn thu trong ngân sách Nhà nước, thì thuế thu nhập cá nhân chưa thể hiện rõ nét các chức năng khác mà ta đã đề cập ở chương 1. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong mấy năm qua luôn ở mức cao nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn quá thấp, GDP trên đầu người vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới (số liệu GDP/người ở trang bên), vì vậy mức độ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước vẫn còn ở mức thấp, xem xét tỉ lệ giữa thuế thu nhập cá nhân thu được với GDP và tổng số thuế thu được thì tỉ lệ đó là rất nhỏ bé; chiếm chưa đến 0,5% GDP và chưa đến 3% tổng số thuế thu được. Chúng ta mới chỉ tăng về giá trị tuyệt đối, còn khi đem so sánh tương đối thì sự gia tăng vẫn là không đáng kể. Chính vì điều này nên thuế thu nhập vẫn chưa thể phát huy được các chức năng khác của mình. Vai trò là công cụ trong chính sách tài khóa của chính phủ, hay làm tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia và tạo ra công bằng trong xã hội chỉ có thể đạt được khi thuế thu nhập cá nhân đã trở thành một nguồn thu quan trọng trong ngân sách chính phủ. Bảng 14- GDP bình quân đầu người ở một số nước Tên nước GDP bình quân đầu người ( USD ) So với Việt Nam 1993 1999 Số lần USD 1993 1999 1993 1999 Nhật Bản 20830 23480 17.8 13.4 19660 21725 Hồng Kông 20420 21830 17.5 12.4 19250 20075 Singapore 20050 27740 17.1 15.8 18880 25985 Hàn Quốc 9860 12445 8.4 7.1 8690 10690 Malaixia 5856 7370 5.0 4.2 4686 5615 Thái Lan 5170 6020 4.4 3.4 4000 4265 Philipin 2890 3330 2.5 1.9 1720 4625 Inđônêxia 2650 2940 2.3 1.7 1480 1185 Việt Nam 1170 1755 1.0 1.0 _ _ Nguồn: Tạp chí ASIA VEEK số ra ngày 21/1/2000 Theo báo cáo của UNDP thì Việt Nam đứng thứ 133 trong 174 nước so sánh vào năm 1997 Nguồn: Kinh tế và Dự báo số 5/2001 . Bên cạnh hoàn cảnh khách quan do nền kinh tế chưa phát triển, bản thân pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Nó vấp phải rất nhiều khó khăn trong thực tế, trong đó khó khăn về mặt quản lí thu nhập của các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có thể được kể đến đầu tiên. Rất nhiều các khoản thu nhập của dân cư mà Nhà nước chưa xác định được và cũng chưa đề ra được biện pháp gì để có thể kiểm tra được thu nhập và nguồn thu nhập của dân cư. Đó là do một loạt nguyên nhân, khách quan có và chủ quan cũng có. Chúng ta sẽ trình bày dưới đây một số bất cập trong công tác quản lí thu thuế đang nảy sinh hiện nay, mà có thể coi là nguyên nhân cho việc nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng sẵn có của nó. (i) Hiện nay, thu nhập của rất nhiều ngành nghề như giảng dạy, ca hát, luật sư, môi giới...chưa được cơ quan thuế quản lí. Các khoản thu nhập này theo qui định của Pháp lệnh thì phải kê khai để tính tổng thu nhập từ đó xác định mức thuế thu nhập phải nộp. Nhưng do hiện nay Nhà nước cũng như cơ quan thuế chưa thực hiện giám sát các hoạt động này một cách chặt chẽ do đó các đối tượng hầu hết đều không kê khai các khoản thu nhập này khi tính thuế thu nhập. Cơ quan thuế thường ủy nhiệm thu cho Sở Thương mại, Sở Văn hóa thông tin, Sở Lao động, Sở Công an và các ban ngành có trách nhiệm quản lí các đối tượng này làm nhiệm vụ khấu trừ thuế. Nhưng rõ ràng biện pháp này tỏ ra không có hiệu quả. Về phía các cơ quan quản lí các đối tượng này, họ không chuyên sâu trong lĩnh vực quản lí thuế, đồng thời các hình thức chi trả cho hoạt động ủy nhiệm thu cũng chưa tỏ ra có sức hấp dẫn để các cơ quan làm nhiệm vụ ủy nhiệm thu nhiệt tình trong công tác quản lí thu nhập của người lao động do ngành mình quản lí. Về phía các cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cũng chưa có những nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập. Các khoản thu nhập đóng góp phần chủ yếu vào thu nhập lại không phải là thu nhập từ tiền lương, mà đó lại là các khoản thu nhập từ tiền thưởng và bổng lộc khác không mang tính đều đặn, do đó càng khó cho cơ quan thuế trong việc giám sát kiểm tra. Một số lượng lớn cá nhân đáng lẽ phải nộp thuế thì hiện nay vẫn chưa phải đóng thuế thu nhập, mà số đó lại tập hợp khá lớn là các cán bộ làm việc trong khu vực Nhà nước. Từ đó, ta có thể thấy rằng con số thuế thu nhập cá nhân thu được theo tính toán vẫn chưa phản ánh đúng khả năng đóng góp của thuế thu nhập cá nhân đối với ngân sách Nhà nước. Ngoài việc rất nhiều đối tượng đáng lẽ phải nộp thuế bị bỏ sót thì ngay cả trong những người nộp thuế thu nhập thì họ cũng chưa khai báo chính xác số thu nhập thực tế mà họ nhận được. Họ bằng cách này cách khác đều tìm cách khai báo giảm thu nhập của họ trong khi đó cơ quan thuế vẫn chưa có biện pháp gì tỏ ra thực sự hiệu quả trong việc thẩm tra những khai báo của họ đã chuẩn xác hay chưa. (ii) Không chỉ đối với các đối tượng như trên ta đã đề cập, bản thân các đối tượng là người nước ngoài và người lao động Việt Nam làm trong các doanh nghiệp nước ngoài hay các văn phòng đại diện cũng chưa được quản lí một cách đầy đủ. Đơn cử như ở TPHCM, hiện nay có khoảng 4000 người nước ngoài làm việc thuộc diện phải kê khai thuế, nhưng chỉ quản lí được 2972 người. Số liệu phòng quản lí xuất nhập cảnh chỉ ra hàng năm có khoảng 15.000 đến 20.000 người nước ngoài xuất nhập cảnh vào Thành phố trong diện phải kê khai nộp thuế thu nhập. Chúng ta vẫn chưa quản lí được một số đối tượng lớn này. Nguyên nhân của vấn đề này là do hiện nay các văn bản pháp luật để quản lí về cư trú và những khai báo về thu nhập cũng như người lao động ở các văn phòng đại diện, các chi nhánh nước ngoài còn hết sức sơ sài và thiếu chặt chẽ. Những qui định bắt buộc các văn phòng đại diện phải kê khai đầy đủ người nước ngoài làm việc, kê khai khi có những thay đổi người làm hay tuyển thêm người làm hiện nay là chưa có.Trách nhiệm xác nhận đã đóng thuế thu nhập đầy đủ đối với các VPĐD cũng chưa được xác lập, do đó cơ quan thuế không có biện pháp xử lí nếu các đối tượng này không kê khai và nộp thuế thu nhập cho nhân viên của họ. Đối với người lao động Việt Nam thì cũng xảy ra những tình huống tương tự. Những khai báo về người lao động chỉ có khi mới mở VPĐD, còn trong thời gian hoạt động thì mọi thay đổi cơ quan thuế đều không được thông báo, các hợp đồng lao động chỉ cần thông qua Sở lao động, chính vì vậy, cơ quan thuế rất khó khăn trong việc quản lí số đối tượng này, và tất yếu là một số lượng đáng kể các cá nhân đã trốn không phải nộp thuế. Theo ước lượng của Sở Thương mại, số lượng người Việt Nam đang làm việc tại các VPĐD dao động từ 8.000 đến 15.000 người, thu nhập của họ từ 100 USD đến 500 USD, cá biệt có những người hưởng lương đến 4000 USD, thì số thuế thu được trên Thành phố so với khả năng đáng lẽ thu được là rất thấp, một mức thất thu thuế rất lớn. (iv) Ngay cả đối với các cá nhân làm việc trong các cơ quan sản xuất kinh doanh có đăng kí kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho lao động của cơ sở mình thì cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra được mà chủ yếu vẫn dựa vào tờ khai báo của các đơn vị uỷ nhiệm thu. Đối với các đơn vị chi trả thu nhập mà không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay VAT thì việc ủy nhiệm thu gần như không được thực hiện, các đối tượng thì không tự giác trực tiếp đến cơ quan thuế để kê khai nộp thuế. Điều này tạo nên sự mất công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. (v) Một bất cập nữa là hiện nay chưa có một bộ phận thuế chuyên trách trong lĩnh vực thu thuế thu nhập cá nhân. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thì họ kê khai đồng thời với các loại thuế khác, Phòng thu thuế TNDN và VAT mà trực tiếp quản lí doanh nghiệp sẽ kiêm luôn nhiệm vụ quản lí thuế thu nhập cá nhân. Số thu này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số thu từ doanh nghiệp, do vậy không được phòng thu thuế đầu tư nhiều vào việc quản lí. Việc thu thuế thông qua cơ quan ủy nhiệm thu thì chưa được thực hiện nghiêm túc do bản thân cơ quan ủy nhiệm thu chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình, đồng thời cơ quan thuế cũng chưa có những biện pháp khuyến khích hữu hiệu để cơ quan ủy nhiệm thu nhiệt tình trong công tác này. (vi) Thêm vào đó, quá trình thanh toán ở Việt nam vẫn chủ yếu là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Việc thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng mới chỉ phổ biến ở các cơ quan nước ngoài, ở đó người làm việc được công ti thanh toán qua chuyển khoản. Còn đối với khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân thì việc thanh toán vẫn chủ yếu bằng tiền mặt. Chính vì đặc điểm này mà việc kiểm soát thu nhập càng trở nên khó khăn đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc trốn thuế dễ dàng hơn. (vii) Ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế kém cũng là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao thuế thu nhập cá nhân hiện nay nói riêng và các sắc thuế khác nói chung hiện nay khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập từ phía người nộp. Nó cũng xuất phát từ hai phía, phía cơ quan Nhà nước và phía các cá nhân nộp thuế. Cơ quan Nhà nước chưa có những biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với người dân về ý thức trách nhiệm nộp thuế. Rất nhiều tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội khi được điều tra về thuế thu nhập cá nhân thì tỏ ra hoàn toàn xa lạ và không hiểu gì về nó cả. Cả những cơ quan chi trả nhiều khi cũng cố tình làm lờ đi và không thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế tại nguồn. Từ đó một thói quen tâm lí xấu là nộp thuế không phải là điều bắt buộc, trốn được thì trốn đã hình thành và điều này là hết sức nguy hại. Còn về phía người có nghĩa vụ nộp thuế, do luật pháp chưa có những chế tài nghiêm khắc, đồng thời do trình độ dân trí còn thấp nên họ không hề có ý thức trong việc kê khai và nộp thuế. Do tất cả những yếu tố này nên số thu từ thuế thu nhập cá nhân được báo cáo hàng năm vẫn chưa phản ánh đúng thực chất về khả năng nộp thuế thu nhập của nước ta. Con số đó có thể lớn hơn nhiều nếu như công tác kê khai và thu nộp thuế được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ. Việc thống kê không chính xác và đầy đủ thu nhập của toàn bộ dân cư sẽ còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc lập các chính sách kinh tế. Trong thời gian tới thì Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn đối với việc quản lí thu nhập của dân cư, nó không chỉ đơn thuần phục vụ cho công tác thu thuế thu nhập mà nó còn hỗ trợ các nhà kinh tế trong việc dự báo chính xác các tác động của chính sách kinh tế, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Ở chương 2, chúng ta đã nghiên cứu về nội dung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Từ đó ta cũng đã rút ra được một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng xem xét công tác thực hiện Pháp lệnh trong thời gian qua. Qua các năm thì số thu đã tăng đáng kể, điều đó cho thấy sự cố gắng của ngành thuế nước ta trong việc thực hiện nội dung Pháp lệnh. Tuy nhiên, những kết quả chúng ta đã đạt được vẫn còn rất hạn chế do các nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Biết được các nguyên nhân này, chúng ta sẽ phải tìm ra những giải pháp khả thi và có hiệu quả, từng bước hoàn chỉnh Luật thuế thu nhập cá nhân, trong cả văn bản và trong cả thực tế khi thực hiện. Các ý kiến này sẽ được trình bày ở chương 3- Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và biện pháp quản lí thuế thu nhập cá nhân CHƯƠNG 3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam Trước tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong thời gian vừa qua mà chúng ta đã nghiên cứu ở trên, để khắc phục được các mặt hạn chế và phát huy những thành tựu chúng ta đã đạt được, tôi xin được đưa ra đây những đề xuất của mình. Những đề xuất của tôi được xuất phát trên cơ sở xây dựng Luật thuế TNCN thật đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ. Do hệ thống thuế nước ta còn rất nhiều yếu kém, muốn cải cách được thì cần phải thực hiện trong một thời gian dài. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, muốn thực hiện tốt quản lý thuế TNCN thì chúng ta chỉ có thể cải cách nội dung luật nhằm giảm bớt khó khăn trong công tác quản lý thuế TNCN của ngành thuế. Đồng thời đây cũng là xu thể của cuộc cải cách thuế trên thế giới trong thập kỉ 90. Kinh nghiệm cho thấy một luật thuế càng phức tạp bao nhiêu, càng mong muốn thực hiện được đầy đủ các mục tiêu về công bằng một cách tuyệt đối thì kết quả thực tế chỉ là sự méo mó trong quá trình thực hiện. Sự công bằng thì chưa thực hiện được bao nhiêu, trong khi đó càng trường hợp trốn thuế hoặc dựa vào khe hở của luật để tránh thuế, chi phí cho quản lý thu thuế đều tăng lên. So sánh giữa hiệu quả và chi phí thì các quốc gia đều thấy rằng cần phải đơn giản luật đi, nhờ đó mà quá trình thực hiện sẽ được thuận lợi và hiệu quả hơn. Phần 1: Kiến nghị việc xây dựng nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân Phần 2: Kiến nghị về tổ chức thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân 3.1 Kiến nghị xây dựng nội dung Luật Thu nhập chịu thuế Chúng ta cần phải cố gắng bao quát hết các loại thu nhập. Muốn làm được điều này thì ngay cả trong cách phân loại nội dung thu nhập chịu thuế thì chúng ta cũng cần phải trình bày một cách có hệ thống. Hiện nay, một số loại thu nhập vẫn còn chưa được xếp vào thu nhập chịu thuế, đó là thu nhập từ các hoạt động đầu tư vốn, gửi lãi tiết kiệm, từ các hoạt động kinh doanh cá thể và một số loại thu nhập khác. Tất cả các hoạt động này đều đem lại thu nhập cho các cá nhân không khác gì so với thu nhập từ tiền lương hay một số hình thức khác, chính vì vậy không có lí gì chúng lại nằm ngoài phạm vi điều tiết của thuế thu nhập cá nhân. Việc bổ sung thêm các loại thu nhập này sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng cũng như tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Theo kinh nghiệm của các nước thì chúng ta nên chia thu nhập theo tính chất nguồn hình thành thu nhập. + Tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, tiền trợ cấp + Thu nhập từ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp + Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp + Thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà đất + Thu nhập từ các hoạt động phi thương mại, hành nghề tự do + Thu nhập từ chuyển dịch bất động sản, cổ phần, cổ phiếu + Thu nhập khác từ lãi tiết kiệm, lãi cổ phần, cổ phiếu, trúng số... Một vấn đề nữa trong nội dung thu nhập chịu thuế là chúng ta không nên phân biệt giữa thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Chúng nên tính gộp thành tổng toàn bộ thu nhập thay vì tách riêng ra thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Điều này sẽ làm đơn giản việc tính thuế hơn, người nộp thuế sẽ chỉ phải kê khai các khoản thu nhập mình nhận được trong năm rồi từ đó tính thuế theo một biểu thuế chung duy nhất, đối với cơ quan thuế thì cũng sẽ bớt một công đoạn phân loại và kiểm tra việc kê khai thuế thu nhập là thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên. Hơn nữa, căn cứ để phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên là không rõ ràng. Chính vì vậy, nó càng tạo điều kiện cho các đối tượng tìm cách hoán chuyển thu nhập thường xuyên thành thu nhập không thường xuyên nhằm giảm bớt số lượng thuế thu nhập phải đóng. Cách tính thuế thu nhập không thường xuyên là căn cứ vào thu nhập phát sinh từng lần chứ không phải là theo năm, do đó các mức thu nhập lẻ tẻ dưới mức khởi điểm chịu thuế sẽ không phải chịu thuế thu nhập, mặc dù nếu gộp chúng lại thì có thể chúng sẽ vượt mức khởi điểm chịu thuế. Đây là một điều mâu thuẫn. Thực tế ở một số nước trong quá trình xây dựng luật thuế nói chung đều cho thấy việc xây dựng luật một cách quá phức tạp với mục đích đảm bảo tính công bằng cao thường tỏ ra không có hiệu quả như mong muốn, mà ngược lại nó còn tạo ra nhiều kẽ hở để những kẻ trốn thuế lợi dụng. Xu hướng xây dựng một luật thuế thật đơn giản, tránh phức tạp không cần thiết và chặt chẽ là hợp lí hơn cả. Biểu thuế suất thuế thu nhập Về xây dựng biểu thuế suất, em có hai quan điểm như sau. Quan điểm thứ nhất là chúng ta nên xem xét việc xây dựng biểu thuế thu nhập cá nhân với một mức thuế suất, mức thu nhập chịu thuế khởi điểm là 0. Điều đó có nghĩa là bất cứ ai có thu nhập đều phải có nghĩa vụ nộp thuế theo một tỉ lệ cố định trên tổng thu nhập. Nó dựa vào quan điểm xây dựng biểu thuế công bằng theo chiều ngang, chứ không phải là công bằng theo chiều dọc như biểu thuế lũy tiến. Quan điểm này của em dựa trên những luận cứ sau. Thứ nhất đó là tính đơn giản trong chính sách thuế thu nhập cá nhân. Chúng ta đã biết hệ thống thuế nước ta còn rất yếu kém, khả năng quản lý thu thuế còn rất nhiều hạn chế. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế hết sức phức tạp, ngay cả đối với những nước phát triển có hệ thống rất tốt thì sự thất thoát thu thuế từ thuế thu nhập cá nhân là rất lớn, như ở Pháp hàng năm thất thoát là từ 15-25% NSNN. Để thực hiện tốt sắc thuế này trong điều kiện hệ thống thu thuế nước ta còn yếu thì biện pháp duy nhất là làm đơn giản trong nội dung Luật thuế. Chúng ta đã biết sự khó khăn và phức tạp của thuế thu nhập cá nhân phần lớn là do biểu thuế của nó là lũy tiến, mỗi mức thu nhập khác nhau sẽ chịu một mức thuế suất biên khác nhau. Để đơn giản Luật thuế thì chúng ta có thể xây dựng biểu thuế một mức thuế suất. Khi đó chúng ta sẽ chỉ cần sử dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn, mỗi khi cơ quan chi trả thu nhập thì họ sẽ phải khấu trừ khoản thu nhập đó lại theo một tỉ lệ nhất định để nộp lại cho cơ quan thuế. Sự đơn giản trong xây dựng luật thuế cũng là xu hướng của thế giới. Trong thời gian gần đây, hầu hết các nước đang phát triển đều tiến hành cải cách thuế nhằm làm đơn giản nội dung Luật thuế cũng như công tác tổ chức. Thuế thu nhập cá nhân ngày càng được giảm bớt số bậc thuế suất cũng như mức thuế suất xuống, số các trường hợp được miễn giảm cũng giảm đi rất nhiều. Còn xét về tính công bằng thì sắc thuế này xây dựng trên quan điểm công bằng theo chiều ngang.Chúng ta không nhất thiết phải xây dựng biểu thuế theo quan điểm công bằng theo chiều dọc. Các sắc thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp cũng xây dựng theo biểu thuế một thuế suất. Tính công bằng theo chiều ngang hay chiều dọc có những đặc điểm khác nhau khi phân tích về mặt lí thuyết, nhưng trên thực tế thì chưa chắc nó đã đúng như chúng ta mong muốn. Điều quan trọng là chúng ta cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào chi phí thu thuế cũng như số thuế thu được mà quyết định xem cách thức nào hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn áp dụng theo biểu thuế lũy tiến như hiện nay thì theo tôi nên hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống đồng thời hạ thấp mức thuế suất khởi điểm xuống. Cơ sở cho ý kiến này là việc hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống sẽ tăng khả năng bao quát thu nhập của toàn bộ dân cư. Đồng thời việc hạ thấp mức thuế suất tương ứng với mức khởi điểm mới sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đến thu nhập sau thuế của người lao động. Ví dụ nếu hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống mức 1.500.000 VNĐ và mức thuế suất biên tương ứng là 5% thì thuế thu nhập của người có thu nhập hàng tháng là 2.000.000 VNĐ sẽ chỉ là 25.000 VNĐ. Theo kết quả điều tra xã hội học của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện năm 2000 tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh thì mức thu nhập bình quân ở ba vùng sẽ như sau: Bảng 15- Điều tra về mức thu nhập trung bình của dân cư Tiêu chí Hà Nội Hồ Chí Minh Đà Nẵng Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 1. Nghề nghiệp - Cán bộ, công nhân viên 323 18.7 223 21.5 76 15 -Người kinh doanh 123 7.1 178 17.1 80 15.8 -Học sinh, sinh viên 298 17.3 189 18.2 101 20 -Nghề khác 979 56.8 449 43.2 248 49.1 2. Thu nhập hàng tháng -Dưới 500.000 377 21.9 150 14.4 171 33.9 -Từ 500.000- 1 triệu 849 44.9 436 42.0 194 38.4 -Từ 1 triệu- 5 triệu 499 25.8 427 41.1 131 25.9 - Trên 5 triệu 43 2.5 26 2.5 9 1.8 Nguồn: Đề án xây dựng thuế TNCN TPHCM Có thể ước tính mức thu nhập bình quân tháng: Hà Nội (400.000*377)+(750.000*849)+(3.000.000*499)+(6.000.000*43) =2.542.550.000 =>thu nhập bình quân là 2.542.550.000/1768=1.438.093 VNĐ Thành phố Hồ Chí Minh (400.000*150)+(750.000*436)+(3.000.000*427)+(6.000.000*26) =1.824.000.000=>thu nhập bình quân là 1.824.000.000/1039=1.755.534 VNĐ Đà Nẵng (400.000*171)+(750.000*194)+(3.000.000*131)+(6.000.000*9) =660.900.000=>thu nhập bình quân là 660.900.000 /505=1.308.712 VNĐ Với mức thu nhập bình quân như vậy, theo tôi chúng ta nên đưa mức thu nhập khởi điểm chịu thuế là 1.500.000 VNĐ. Như vậy, khả năng bao quát của thuế thu nhập cá nhân sẽ rộng hơn nhiều. Mức thu nhập cao nhất là 15.000.000 như hiện nay, lớn gấp 10 lần so với thu nhập bình quân là một con số phù hợp và tương đồng đối với biểu thuế ở các nước đang phát triển. Vấn đề thứ hai trong biểu thuế là việc xác định khoảng cách thuế suất biên giữa các bậc thuế. Theo ý kiến tôi thì chúng ta nên mở rộng khoảng cách thuế ở các bậc đầu, sau đó thu hẹp lại ở những bậc cao. Giải thích cho quan điểm này là những người có mức thu nhập thật cao thì một sự gia tăng nhỏ của thuế suất biên cũng đã tạo ra một sự gia tăng lớn về tiền thuế phải nộp. Nếu duy trì khoảng cách cao giữa các bậc thuế suất thì những người có thu nhập thật cao sẽ phải nộp một khoản tiền thuế lớn vượt xa so với những người ở mức thu nhập chịu thuế kề cận anh ta. Tính luỹ tiến như vậy sẽ là quá cao đối với người có thu nhập cao, người lao động sẽ trực tiếp so sánh giữa số thuế họ phải đóng ở bậc trước với số thuế họ đóng ở bậc sau, khoảng cách này càng xa thì sẽ khiến họ thấy lao động để tạo thu nhập thêm của họ sẽ đem lại hiệu quả không cao. Chính vì vậy, động lực lao động sẽ giảm sút, và đó là điều mà các nhà xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân không muốn. Vì vậy, theo ý kiến của tôi, xây dựng một biểu thuế suất khoảng năm bậc thuế, thuế suất ban đầu là 5%, phân bổ khoảng cách từng bậc theo biên độ rộng ở bậc thấp, hẹp ở các bậc cao là một biểu thuế hợp lí và nó cũng là phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Còn cụ thể từng bậc thuế suất biên là bao nhiêu thì cần phải có sự nghiên cứu một cách khoa học. Về việc phân biệt biểu thuế suất giữa người Việt Nam và người nước ngoài thì theo tôi, tại thời điểm hiện tại chúng ta vẫn phải duy trì. Chúng ta sẽ cố gắng thu hẹp dần khoảng cách giữa mức khởi điểm chịu thuế và thống nhất một biểu thuế suất chung, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của nước ta, phụ thuộc vào thu nhập trung bình của người lao động. Khi những điều kiện về mức thu nhập chưa tương đồng thì việc áp dụng một biểu thuế suất chung thống nhất là điều chưa nên làm. 3.2 Kiến nghị về xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân 3.2.1 Công tác kê khai, thu nộp thuế Công tác kê khai và thu nộp thuế là một phần vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện của pháp lệnh thuế thu nhập hiện nay. Bất cập tồn tại chủ yếu ở khâu này. Do chưa có biện pháp tổ chức kê khai thực sự khoa học và có hiệu quả thực tế nên thất thoát trong thu thuế là rất lớn. Phương pháp khấu trừ tại nguồn là cần thiết và quan trọng trong công tác thu thuế nhưng nó chưa đủ. Theo ý kiến của riêng tôi thì chúng ta nên đồng thời áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp quản lí thu nhập tại địa phương. Phương pháp khấu trừ tại nguồn duy nhất không thể nào đảm bảo được việc thu thuế một cách đầy đủ. Thay vào đó, việc tính thuế nên đưa về cho các đội thuế ở địa phương cùng đảm nhiệm. Các cá nhân hàng tháng sẽ có nhiệm vụ kê khai toàn bộ thu nhập của mình, sau đó sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế địa phương. Cơ quan thuế với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra các khai báo của các cá nhân. Việc kiểm tra tại địa phương sẽ dễ dàng được thực hiện hơn thông qua việc căn cứ vào mức sống và mức chi tiêu của các hộ gia đình. Tất nhiên đây chỉ là một cách xác định tương đối, nhưng nó cũng sẽ giúp phần nào cho cơ quan thuế trong việc xác định các đối tượng để kiểm tra lại tính chính xác của việc kê khai. Các cơ quan chi trả thu nhập sẽ phải có nghĩa vụ trả lời chính xác cho cơ quan thuế về các khoản thu nhập của người lao động. Việc quản lí này đòi hỏi phải có mã số thuế cho mỗi cá nhân người lao động. Đồng thời với cách quản lí thuế ở khu vực địa phương nơi các cá nhân cư trú sẽ giúp cơ quan thuế xác định chính xác hơn về khả năng thu nhập của các cá nhân thông qua mức sống của gia đình anh ta. Tính khả thi và hiệu quả của phương pháp này có thể kiểm tra thông qua việc thực hiện thí điểm ở một số khu vực dân cư. Nếu như nó tỏ ra hiệu quả và khả thi thì chúng ta nên áp dụng sớm và rộng rãi. 3.2.2 Chúng ta cần phải hoàn thiện lại hệ thống thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Hiện nay,công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hai cách. Với các đối tượng làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập do cơ quan thuế cấp cục hay cấp chi cục quản lý thì đăng lý kê khai thuế thu nhập cá nhân với các cấp quản lý thuế tương ứng. Còn đối với các cơ quan chi trả thu nhập không thuộc đối tượng do cơ quan thuế quản lý thu thuế GTGT, thuế TNDN thì kê khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh nơi đơn vị đóng trụ sở. Nhưng do số đối tượng ở trường hợp thứ hai chiếm phần lớn, vì vậy chúng ta cần phải tìm một biện pháp quản lý co hiệu quả với số đối tượng này tốt hơn. Phương pháp quản lý hiện nay tuy có thuận lợi là đơn giản cho cả phía cơ quan thuế và cơ quan chi trả có đối tượng thuộc diện chịu thuế thu nhập, nhưng trước tình hình hiện nay, khi mà thu nhập của dân cư đã tăng cao, đối tượng có thu nhập cao nằm ngoài khu vực kinh doanh là khá lớn thì phương pháp này đã không thể khai thác triệt để được nguồn thu, bỏ sót rất nhiều đối tượng. Sự mất bình đẳng do việc bỏ sót đối tượng nộp thuế sẽ ảnh hưởng không tốt đến những người nộp thuế và không khuyến khích họ tự giác kê khai. Chính vì vậy, tôi thấy cần phải xây dựng phòng chuyên trách trong nhiệm vụ quản lí kê khai các doanh nghiệp và các cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu và chỉ có nhiệm vụ quản lí trong lĩnh vực này sẽ giúp cho việc quản lí được chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả hơn. 3.2.3 Chúng ta phải có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Mỗi cá nhân phải được phân công những công việc một cách cụ thể chi tiết và sau đó mọi vấn đề liên quan họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế. Các thủ tục giấy tờ hành chính cần cố gắng đơn giản, gọn nhẹ. Đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành thuế mà nó còn là đặc điểm chung của hệ thống cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay. Điều này đã gây ra lãng phí rất lớn cho xã hội. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì nền kinh tế nước ta sẽ bị kìm hãm và khó có thể phát triển được. Vì vậy, theo tôi vấn đề quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là cải cách hành chính Bộ máy thuế của nước ta và nói rộng hơn là cải cách toàn bộ Bộ máy hành chính của nước ta hiện nay. Chỉ khi đó thì các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và nói riêng ở đây là việc tổ chức thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân mới đạt được hiệu quả cao. 3.2.4 Để thuận tiện cho công tác quản lí thu, chúng ta cũng cần phải thực hiện công tác đăng kí thuế và cấp mã số thuế cho các đối tượng. Việc quyết định cấp mã số thuế cho tất cả những người lao động có thu nhập phải kê khai hàng năm cũng chưa thực sự cần thiết vì số người có mức thu nhập chưa đến mức phải đóng thuế là chiếm tỉ trọng lớn; nhưng ngược lại nếu chỉ cấp mã số thuế cho những đối tượng có kê khai thu nhập và đến mức phải nộp thuế thì cũng chưa hợp lí. Sự biến động thu nhập là một điều tương đối phổ biến trong thời kì kinh tế thị trường do các cá nhân có sự chuyển đổi nghề nghiệp thường xuyên hơn, làm nhiều nghề một lúc. Theo ý kiến của riêng tôi, chúng ta nên áp dụng đăng kí cấp mã số thuế căn cứ vào ngành nghề. Đối với những ngành nghề mà theo điều tra trong xã hội là có mức thu nhập cao, có thể qua mức nộp thuế thì chúng ta yêu cầu tất cả các đối tượng này đều phải kê khai. Ví dụ một số ngành nghề như ca sĩ, giáo viên, kiến trúc sư, luật sư, tư vấn thiết kế... và các hộ thuộc diện kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, các cán bộ cơ quan Nhà nước đều phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập hàng năm, các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỡ cơ quan thuế trong việc khấu trừ phần thuế thu nhập của cán bộ cơ quan mình. Chỉ có thể làm tốt công tác quản lí thu nhập của dân cư nếu chúng ta làm tốt tất cả các công việc này. 3.2.5 Quản lí thuế thu nhập cá nhân muốn có hiệu quả thì nó cần phải được thực hiện đồng thời với sự giám sát của cấp cơ sở. Mọi hoạt động thu nhập của con người đều diễn ra hoặc ở nơi làm việc hoặc ở nơi sinh sống. Do vậy, công tác quản lí thu nhập nơi người lao động sinh sống là hết sức cần thiết. Quản lí theo cách này sẽ đặc biệt hữu ích trong việc quản lí đối với các cá nhân hành nghề tự do, không có nơi làm ổn định. Cơ quan thuế cũng có thể căn cứ vào mức sống, mức tiêu dùng của các hộ gia đình để tiến hành kiểm tra tính chính xác trong việc kê khai thu nhập. Muốn thực hiện tốt điều này thì chúng ta không thể không chú trọng quan tâm đến vai trò của các tổ chức quản lí xã hội ở địa phương. Sự kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lí địa phương là hết sức cần thiết nếu như muốn thực hiện tốt việc quản lí thu nhập của dân cư. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có thể gặp phải hiện tượng sách nhiễu từ phía cán bộ thuế và các cán bộ địa phương đối với người dân. Chính vì vậy, cần có những văn bản đảm bảo việc thực hiện là trên tinh thần xây dựng kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng những qui định trong chính sách thuế thu nhập, không cho phép đó là cái cớ để gây phiền hà cho người dân. 3.2.6 Sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác trong việc quản lí thuế thu nhập cũng không thể được xem nhẹ. Các cơ quan chức năng như Sở Thương mại, Sở Lao động, Sở Công an, Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Ngoại vụ... cũng cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ quản lí các đối tượng nộp thuế thu nhập. 3.2.7 Chúng ta cũng cần phải thường xuyên phổ biến, tuyên truyền, vận động và giáo dục về thuế thu nhập cá nhân để mọi đối tượng nộp thuế am hiểu về pháp luật và tự giác thực hiện luật thuế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta cần phải giáo dục ý thức pháp luật của dân cư, trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ. Những chương trình giáo dục pháp luật từ trong trường học là điều hết sức bổ ích. Nước ta được xem là một trong số những nước mà dân cư có ý thức về luật pháp nói chung thuộc dạng kém trên thế giới. Muốn khắc phục được nhược điểm này thì không có cách gì khác là chúng ta phải đưa giáo dục pháp luật vào trong học đường. Đồng thời, chúng ta cũng cần có các chương trình giới thiệu và tuyên truyền về pháp luật nói chung cho đông đảo dân cư được biết, tránh tình trạng như đối với Pháp lệnh thuế thu nhập hiện nay, rất nhiều người khi được hỏi thì hoàn toàn xa lạ với vấn đề này. 3.2.8 Để thực hiện tốt nội dung Pháp lệnh, chúng ta cũng cần phải ban hành những chế tài và qui định về việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Hiện nay, nước ta chưa có Luật tố tụng thuế vụ, chính vì điều này đã khiến cho rất nhiều tổ chức, cá nhân coi thường và không thực hiện các qui định trong Luật thuế. Theo điều tra thăm dò thì có tới 60.19% số người được hỏi cho rằng chúng ta không thực hiện được tốt các qui định trong luật là do sự kém nghiêm minh của luật pháp, còn 20.5% thì cho rằng là ý thức người dân về thuế chưa cao, số còn lại thì cho rằng là do luật qui định chưa hợp lí và khoa học nên hiệu quả thực hiện còn thấp. 3.2.9 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những biện pháp của Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lí thu thuế thu nhập của cơ quan thuế. Như chúng ta đã trình bày ở chương 2, việc sử dụng tiền mặt phổ biến ở nước ta đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lí nguồn thu nhập của dân cư. Muốn chuyển dần sang việc sử dụng tài khoản séc thay cho tiền mặt đòi hỏi phải có những cơ chế qui định cụ thể từ phía Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước. Những qui định về hình thức thanh toán tiền lương phải qua tài khoản séc cũng nên dần dần áp dụng ở nước ta. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại, nơi mà các khách hàng sẽ mở tài khoản séc, cũng cần phải phát triển hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu thanh toán qua tài khoản của dân cư. Việc thanh toán qua tài khoản séc phải hết sức thuận tiện và đơn giản thì mới có thể khuyến khích người dân sử dụng. Nếu như các chi phí về thời gian, thủ tục quá phức tạp thì người dân sẽ không hứng thú gì trong việc sử dụng tài khoản séc, ngược lại nếu nó thuận tiện thì sẽ rất khuyến khích bởi vì nó an toàn hơn nhiều so với việc giữ tiền mặt trong túi. Giảm thanh toán bằng tiền mặt mà sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản sẽ không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lí thu nhập của dân cư trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập mà nó còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng sớm có những qui định và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích thanh toán qua tài khoản. 3.2.10 Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trong đó đặc biệt là công nghệ thông tin liên lạc và mạng điện tử đã đem lại rất nhiều ứng dụng tiện ích cho xã hội. Việc vận dụng những thành tựu về khoa học công nghệ như là tin học, công nghệ mạng vào công tác quản lí thuế sẽ giúp cho cơ quan thuế rất nhiều. Sự chính xác, nhanh gọn, đơn giản trong công tác thu nộp thuế sẽ là điều kiện tốt để Luật thuế thu nhập cá nhân được thực hiện có hiệu quả. Một mạng lưới máy tính nối kết giữa tất cả các cơ quan thuế trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia sẽ giúp cho việc xác định thông tin như mã số thuế, số thuế phải nộp, đã nộp và tất cả các thông tin khác về cá nhân nộp thuế chỉ thực hiện trong vài phút. So sánh với việc quản lí bằng giấy tờ văn bản như hiện nay thì thực sự nó là một bước tiến khá xa. 3.2.11 Ngoài ra, để thuế thu nhập cá nhân sớm trở thành một nguồn thu quan trọng của Nhà nước thì Chính phủ cần có những chính sách để phát triển mạnh mẽ kinh tế và đời sống của người dân. Chúng ta đã phân tích ở trên rằng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực tế của dân cư. Ở những nước phát triển thì thuế trực thu là thuế có tỉ trọng cao trong nguồn thu ngân sách, ngược lại ở những nước đang phát triển thì thuế gián thu lại chiếm tỉ trọng cao hơn. Nó phản ánh mức thu nhập của dân cư ở những nước đang phát triển thấp hơn so với những nước phát triển. Chúng ta cần phải tập trung phát triển kinh tế, cố gắng đưa nền kinh tế bắt kịp với các nước trong khu vực rồi tiến xa hơn. Và đó cũng chính là mục tiêu lớn lao nhất mà chúng ta đang phấn đấu theo đuổi và xây dựng- mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là một sắc thuế mới ở nước ta. Mười năm hình thành và phát triển của sắc thuế này quả thực là hết sức ngắn ngủi. Những bất cập trong quá trình xây dựng Luật và thực hiện là điều không thể tránh khỏi. Nhưng với quyết tâm xây dựng và hoàn chỉnh sắc thuế này, chúng ta hi vọng rằng sắc thuế này sẽ sớm trở thành một sắc thuế thực sự có hiệu quả và sẽ phát huy tối đa các chức năng và vai trò của nó. Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta cần phải đưa sắc thuế này thành một sắc thuế phổ thông, đại đa số dân cư sẽ hiểu biết về nó và thấy mình có nghĩa vụ đối với việc nộp thuế thu nhập. Muốn làm được điều này thì cần phải hết sức nhấn mạnh đến việc công bằng, tức là không để phổ biến những cá nhân mà đáng lẽ phải nộp thuế nhưng vẫn trốn thuế mà không có sự can thiệp của luật pháp, nếu có thì số đối tượng này chỉ là một con số rất nhỏ và hãn hữu. Chỉ có như vậy thì mới tạo được niềm tin và việc nghiêm túc thực hiện của các đối tượng nộp thuế. Kết luận Như vậy, sau ba chương nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân, chúng ta đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Trước hết, chúng ta có thể chắc chắn rằng thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Nó mang ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Không một ai có thể phủ nhận được những vai trò tích cực mà nó đem lại cho xã hội. Ở Việt Nam, sắc thuế này mới ra đời được hơn mười năm, nhưng nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, thu ngân sách hàng năm từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã tăng mạnh qua các năm, số người đăng ký, kê khai nộp thuế thu nhập cũng không ngừng tăng lên. Các văn bản qui định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò và chức năng của nó. Nguyên nhân khách quan có thể là do nền kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển, đời sống của dân cư vẫn còn ở mức thấp, do vậy khả năng huy động nguồn thu từ thu nhập của dân cư không cao. Thêm vào đó, pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân mới ra đời, do vậy nó chưa được sự nhận thức và thực hiện rộng rãi của dân cư. Những tiền đề căn bản cho việc thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, đó là việc sử dụng tiền mặt rộng rãi trong dân cư, những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý thuế chưa được sử dụng... Nhưng việc thực hiện pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân chưa thực sự hiệu quả như khả năng của nó chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân đó xuất phát từ phía cơ quan làm luật, cơ quan thuế, một số cơ quan khác có liên quan đến quá trình thu nộp thuế, và ý thức của những người có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Các văn bản pháp luật hiện nay về thuế thu nhập cá nhân còn một số vấn đề chưa thực sự hợp lý. Trong quá trình thực hiện, cơ quan thuế chưa tìm ra cách tổ chức thu thuế đối với các cá nhân có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế một cách có hiệu quả, rất nhiều đối tượng nộp thuế đã bị bỏ sót. Nguyên nhân này cũng một phần là do các cơ quan chi trả thu nhập chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ khấu trừ phần thuế thu nhập từ thu nhập của người lao động trong đơn vị họ quản lý. Một số ngành nghề như ca sĩ, giáo viên, thiết kế... thì thu nhập của họ chưa được cơ quan thuế giám sát quản lý. Số người tự giác kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều, phần lớn là những người chủ trương trốn không phải nộp thuế được thì trốn. Chính vì lí do này, cho nên đến nay, thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó. Để khắc phục những bất cập đang tồn tại trong pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và quá trình thực hiện của nó, chúng ta cần có những sửa đổi một cách đồng bộ trên cả phương diện văn bản pháp luật và công tác tổ chức thu nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với văn bản qui định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện nay, chúng ta nên điều chỉnh lại sao cho bao quát được hết các khoản thu nhập của dân cư, xoá bỏ sự phân biệt giữa thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên, thu hẹp dần khoảng cách về biểu thuế giữa người nước ngoài và người Việt Nam tiến dần đến thống nhất một biểu thuế chung. Thêm vào đó, chúng ta nên hạ thấp mức thu nhập khởi điểm chịu thuế nhằm bao quát được rộng rãi hơn tầng lớp dân cư nộp thuế, đồng thời có khả năng tăng được nguồn thu cho ngân sách. Về mức thuế suất, chúng ta nên thu hẹp dần khoảng cách giữa các bậc thuế suất ở mức thu nhập từ thấp đến cao. Căn cứ tính thuế cũng cần phải quan tâm đến yếu tố gia cảnh của người nộp thuế. Về công tác tổ chức thực hiện, chúng ta nên xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. Công tác quản lý cần kết hợp ở cả nơi các cá nhân làm việc và nơi cư trú nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý đối tượng lao động và cơ quan thuế cần phải được tăng cường, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về thuế thu nhập cá nhân cũng phải được chú trọng hơn nữa. Đồng thời chúng ta cũng cần phải tăng cường hoạt động thanh toán bằng séc và qua chuyển khoản, hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Có như vậy thì công tác quản lý thu nhập của dân cư mới có thể thực hiện được tốt. Với đề tài “ Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, em mong muốn thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam sẽ phát triển và sớm trở thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, phát huy tốt những vai trò và chức năng của nó để đưa nền kinh tế phát triển liên tục và ổn định đồng thời đảm bảo được sự công bằng trong xã hội. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn em là TS. Nguyễn Thị Bất và các cô chú trên Tổng cục thuế nơi em thực tập. Sinh viên Nguyễn Việt Hưng Danh mục tài kiệu tham khảo Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân các năm 1991,1994,1997,1999 và 2001 cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Giáo trình Quản lý thuế-ĐH Kinh tế quốc dân Giáo trình Tài chính học và Thuế của trường Đại học Tài chính Kế toán Tạp chí Thuế Nhà nước Các tạp chí khác như Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tài chính-Kế toán, Kinh tế và dự báo... Các bài phân tích về thuế ở các trang web trên mạng. Luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ, Anh, Canada và một số nước khác trên thế giới. Principles of Economics- GregoryMankiw Đề tài: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Thực trạng và việc hoàn thiện chính sách, biện pháp quản lý thu 12-2001 Cơ quan chủ trì đề tài: Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0003.doc
Tài liệu liên quan