Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chè Đường Hoa

LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3 "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM" TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3 1. Tầm quan trọng của công tác quản lý "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" trong doanh nghiệp sản xuất 3 2. Chi phí sản xuất 3 2.1. Khái niệm 3 2. Phân loại chi phí sản xuất 4 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí) 4 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí (Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí) 5 2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ 6 2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6 2.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí 7 2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7 2.4. Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8 2.4.1. Tập hợp chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm 8 2.4.2. Tập hơp chi phí theo sản phẩm 8 2.4.3. Tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm 8 2.4.4. Tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng 8 2.4.5. Tập hợp chi phí theo đơn vị sản xuất 9 2.4.6. Tập hợp chi phí theo toàn bộ dây chuyền sản xuất 9 2.4.7. Tập hợp chi phí theo giai đoạn công nghệ 9 3. Giá thành sản phẩm 9 3.1. Khái niệm 9 3.2. Đối tượng tính giá thành 9 3.2.1. Xét về mặt tổ chức sản xuất 10 3.2.2. Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất 10 3.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm 10 3.4. Phân loại giá thành sản phẩm 11 3.4.1. Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành (Giá thành được chia làm 3 loại) 11 3.4.1.1. Giá thành kế hoạch 11 3.4.1.2. Giá thành định mức 11 3.4.1.3. Giá thành thực tế 11 3.4.2. Theo phạm vi tính toán (giá thành chia làm 2 loại) 12 3.4.2.1. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) 12 3.4.2.2. Giá thành toàn bộ 12 3.5. Phương pháp tính giá thành 12 3.5.1. Phương pháp tính giá thành đơn giản (Phương pháp trực tiếp) . 12 3.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 12 3.5.2.1. Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm 13 3.5.2.2. Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa sản phẩm 13 3.5.3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số 15 3.5.4. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ 15 3.5.5. Tính giá thành theo phương pháp định mức 16 3.5.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng 16 4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hiệu quả ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17 4.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17 4.2. Hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18 4.3. Ý nghĩa của công tác quả lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 18 5. Nhiệm vụ công tác quản lý "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" 20 6. Yêu cầu quản lý và tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 21 II. Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm 22 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 22 1.1. Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ 22 1.2. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính của doanh nghiệp 23 1.3. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 23 1.4. Nhân tố nguyên vật liệu 24 1.5. Nhân tố lao động 24 1.6. Chính sách Nhà nước 25 2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm 25 2.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 25 2.2. Doanh nghiệp phải chú trọng tới trang thiết bị máy móc, công nghệ 25 2.3. Quản lý tốt lao động và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm chi phí tiền lương, tiền công để hạ giá thành sản phẩm 26 2.4. Tổ chức sản xuất, bố trí các khâu sản xuất hợp lý 26 2.5. Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 26 PHẦN II 28 THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM" Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 28 I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 28 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Đường hoa 28 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chè Đường hoa 33 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa. 33 4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa 35 5. Quy mô sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa 37 6. Các chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần chè Đường hoa trong một số năm gần đây 37 6.1 Vốn kinh doanh 37 6.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận 38 7. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh và hạch toán của công ty cổ phần chè Đường hoa hiện nay 39 7.1. Những thuận lợi của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty 39 7.2. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 42 II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 42 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 42 2. Đặc điểm kỹ thuật 43 III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 44 1. Các loại chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa 44 1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 44 1.3. Chi phí sản xuất chung 45 1.4. Chi phí bán hàng: 45 1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 45 2. Đối tượng của chi phí sản xuất và phương pháp tính tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chè Đường hoa 45 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 45 2.2. Phương pháp tập hợp chi phí 46 3. Giá thành sản phẩm 47 3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 47 3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 47 4. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Đường hoa 48 4.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu 49 4.2. Khoản mục chi phí nhân công 50 4.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung 51 4.4. Khoản mục chi phí bán hàng 52 4.5. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 52 PHẦN III 55 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 55 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 55 1. Đánh giá công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa 55 2. Phương pháp hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa 57 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 58 1. Về phía Nhà nước 58 1.1. Về trước mắt 58 1.2. Về lâu dài 59 2. Về phía công ty 60 2.1. Về trước mắt 60 III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 62

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chè Đường Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định số 591 QĐ/UB chuyển hình thức xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần chè Đường hoa. Từ đây lịch sử xây dựng nông trường lại được sang trang mới, tạo điều kiện để mở rộng vùng nguyên liệu bằng giống mới, xây dựng xưởng chế biến và các cơ sở hạ tầng. Đến nay cổ phần hoá được 5 năm, diện tích chè trồng mới đã có trên 90 hecta. Trong đó 63 héccta chè giống mới. Đầu tư cho xưởng chế biến nếu tính cả xưởng số 2 mới đang xây dựng trên 600 triệu đồng. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 200 triệu đồng. Năng lực chế biến hiện tại là 15 tấn / ngày đủ cho nhu cầu vùng nguyên liệu. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chè Đường hoa Công ty cổ phần chè Đường hoa có nhiệm vụ và chức năng chính là sản xuất và kinh doanh chè búp khô. Công ty sản xuất chè phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc). 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa. Công ty cổ phần chè đường hoa là một công ty lớn của huyện Hải Hà do huyện quản lý nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ gồm hai phòng cơ bản: Phòng hành chính tổ chức và phòng hạch toán kinh doanh. Hai bộ phận chính do hai phó giám đốc (đồng thời là phó chủ tịch hội đồng quản trị) đảm nhận: Hành chính kinh doanh và kỹ thuật. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty có 308 người. Chức năng của từng bộ phận như sau: * Ban quản đốc (Hội đồng quản trị) Thay mặt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trên địa bàn chỉ đạo sản xuất và các hoạt động khác trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động và nghĩa vụ quyền lợi của công ty. - Giám đốc công ty (Chủ tịch HĐQT): Chịu trách nhiệm chung trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Chủ động đề ra các chủ trương biện pháp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện xã hội công bằng trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty, trực tiếp quản lý vốn xây dựng cơ bản. - Phó giám đốc kinh doanh (Phó chủ tịch HĐQT): Thay giám đốc giải quyết các công việc được giao có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Quản lý hành chính trong nội bộ cơ quan, chịu trách nhiệm khối tự vệ và bảo vệ, chủ động lo tiêu thụ sản phẩm. - Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành và quản lý trực tiếp các xưởng chế biến, các đội sản xuất, đề xuất các phương án quản lý và sử dụng đất của công ty. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn cơ sở trồng trọt về quy trình kỹ thuật, về bảo vệ thực vật và dự kiến mua sắm vật tư, kỹ thuật cho trồng trọt kịp thời và hợp lý. Cùng tập thể ban giám đốc bàn biện pháp, phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Phòng hạch toán kế toán: có trách nhiệm ghi chép trung thực các số liệu phát sinh từ đó chủ động đề xuất phương án kinh doanh hợp lý giúp giám đốc điều hoà sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Giám sát việc sử dụng vốn thoe đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hiện tốt việc kiểm toán, thường xuyên tổng hợp số liệu kịp thời nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh. Tổ chức kiểm kê tiền, hàng tồn kho, tồn quỹ, tránh thất thoát tài sản. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Phó giám đốc hành chính+ kinh doanh (PCT-HĐQT) GIÁM ĐỐC (Chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kỹ thuật (PCT-HĐQT) Tổ cơ kkhí Phòng hạch toán kế toán Phòng hành chính tổ chức Nhà trẻ mẫu giáo Trạm xá Xưởng chế biến 1 2 Các đội SX trồng trọt 1 3 2 4 5 Phó giám đốc hành chính+ kinh doanh (PCT-HĐQT) GIÁM ĐỐC (Chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc kỹ thuật (PCT-HĐQT) Tổ cơ kkhí Phòng hạch toán kế toán Phòng hành chính tổ chức Nhà trẻ mẫu giáo Trạm xá Xưởng chế biến 1 2 Các đội SX trồng trọt 1 3 2 4 5 * Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên chức, giải quyết mọi chế độ chính sách và quyền lợi đối với công nhân viên chức. Chủ động truyền đạt chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và công ty đến các cơ sở sản xuất. Đề xuất phương án sắp xếp bố trí lao động để trình ban giám đốc đồng thời dự thảo các Quyết định có liên quan đến người lao động trình ban giám đốc. Quản lý các đối tượng dân quân dự bị và chủ động đề xuất, huấn luyện lực lượng tự vệ theo lịch của cấp trên. Chủ động gọi thanh niên khám tuyển và giao quân theo nghĩa vụ quân sự. Sắp xếp bố trí lao động hợp lý, quản lý sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, đề xuất phương án mua sắm trang thiết bị phục vụ văn phòng. * Các đội sản xuất trồng trọt: Toàn công ty có 5 đơn vị trồng trọt làm nhiệm vụ trồng chè trên diện tích được công ty giao cho quản lý, tiếp nhận vật tư kỹ thuật từ công ty thông qua đội trưởng để chuyển cho công ty kịp thời đưa vào chế biến, giữ gìn trật tự trị an, công bằng xã hội trên địa bàn mình phụ trách. * Các xưởng chế biến: Công ty có hai xưởng chế biến có trách nhiệm tiếp nhận chè tươi chế biến thành phẩm và đưa ra tiêu thụ. Trong mỗi xưởng chế biến có từng ca. Trưởng ca có trách nhiệm tổ chức lao động hợp lý và sử dụng các loại vật tư trong ca, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm, về đời sống công nhân trong ca mình quản lý, dự kiến phương án sản xuất kinh doanh và phương án tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, phương án ăn chia hợp lý, chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. * Tổ cơ khí dịch vụ: đảm bảo hệ thống điện cho sản xuất, sinh hoạt của toàn công ty, vật chuyển vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho toàn bộ hoạt động của các đầu mối trong công ty. * Nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá: Là nơi công nhân thực hiện quyền lợi cho họ và con em họ. Đây cũng là nơi được ban giám đốc công ty hết sức quan tâm. 4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa Để sản xuất kinh doanh chè có hiệu quả trước hết phải có sản phẩm chè phù hợp với thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng. Để thực hiện mục tiêu đó công ty đã áp dụng một quy trình công nghệ đổi mới để sản xuất chè phục vụ người tiêu dùng là chè sơ chế (chè thô) chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, chè tinh chế là loại chè phục vụ nhu cầu trong nước. SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ SƠ CHẾ (CHÈ THÔ) Chè tươi Sào Sàng tươi Vò Thành phẩm Phân loại Sào lăn Sấy SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ TINH CHẾ Đánh bóng Chè tươi Sào Sàng tươi Vò Thành phẩm Phân loại Sào lăn Sấy 5. Quy mô sản xuất của công ty cổ phần chè Đường hoa Công ty cổ phần chè Đường hoa có quy mô sản xuất nhỏ, do đó sản phẩm làm ra chỉ là một loại sản phẩm duy nhất chè búp khô. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất. Do lượng chè sản xuất chỉ tập trung nhiều theo từng thời vụ nhất định trong năm nên khi vào vụ cả 2 phân xưởng cùng sản xuất song song với cùng một quy trình công nghệ và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Chính vì vậy mà quy mô sản xuất của công ty không lớn, hoạt động theo kiểu tập trung theo thời vụ. 6. Các chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần chè Đường hoa trong một số năm gần đây 6.1 Vốn kinh doanh Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác. Vốn là một yếu tố quan trọng để thực hiện được chiến lược mục tiêu của mình. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần chè Đường hao ra căn cứ vào bảng số liệu sau: (Bảng số 1) Nhìn tổng quát, tổng vốn kinh doanh đầu năm 2003 của công ty là 2.810.692.987 đồng, đến cuối năm 2003 tổng vốn của công ty alf 2.940.203.830 đồng. Như vậy trong năm 2003 tổng vôn kinh doanh của công ty đã tăng 129.510.843 đồng tương ứng với 4,6%. Đi sâu vào phân tích từng khoản mục ta thấy: - Tổng vốn lưu động của công ty giảm 72.497.959 đồng tương ứng 10,4%. Trong đó vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2003 với đầu năm giảm 11.052.916 đồng tương ứng -11,2%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm. Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2003 giảm 58.046.765 đồng tương ứng - 11,3%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ 15,5 % trên tổng vốn lưu động. Giá trị hàng tồn kho của công ty đến cuối năm 2003 là 45.760.560 đồng so với đầu năm đã giảm 3.090.278 đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã tiêu thụ tốt sản phẩm và giảm lượng nguyên vật liệu dự trữ để đảm bảo chất lượng chè sản xuất ra. Tài sản lưu động khác số cuối năm giảm 308.000 đồng so với số đầu năm 2003. Số này giảm không đáng kể. -Tổng vốn cố định của công ty cuối năm 2003 là 2.314.654.120 đồng tăng 202.008.802 đồng tương ứng 9,6% so với đầu năm. Tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 2.402.997.802 đồng, chứng tỏ công ty đã có đầu tư vào TSCĐ (như mua sắm ...). 6.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận Trong những năm gần đây, công ty cổ phần chè Đường hoa đã đạt được một số thành tựu khả quan chứng tỏ con đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn. Qua bảng 2 ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Quá trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần cho thích ứng với nền kinh tế thị trường đã mang lại hiệu quả tích cực cho công ty cổ phần chè Đường hoa. Bảng số 2: Kết quả sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây ĐVT: đồng TT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2002/2001 2002 2001 Số tuyệt đối Số tương đối 1 Doanh thu 856.950.738 980.560.020 123.609.282 14,42% 2 Nộp ngân sách 29.565.024 32.685.334 3.120.310 10,55% 3 Lợi nhuận sau thuế 258.643.500 432.520.730 173.877.230 67,22% 4 Thu nhập bình quân (Người/ tháng) 839.751 1.042.880 203.129 24,19% Trải qua suốt hơn 40 năm hoạt động từ bao câp sản xuất theo kế hoạch chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, từ một cơ sở ban đầu hoạt động kém hiệu quả đến giai đoạn làm ăn có lãi với một bề dày kinh nghiệm . Công ty cổ phần chè đường hoa đã tạo được uy tín vững chắc với công nhân, sản phẩm chè Đường hoa được người tiêu dùng yêu thích. Công ty cổ phần chè Đường hoa đang trên đà kinh doanh có lãi, thu nhập của nguời lao động tuy chưa cao nhưng đã từng bước được cải thiện. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình sản xuất. 7. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh và hạch toán của công ty cổ phần chè Đường hoa hiện nay 7.1. Những thuận lợi của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần chè Đường hoa là một doanh nghiệp lớn của huyện Hải Hà, nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, gần giáp với Trung Quốc. Một bên là đồi núi cao, một bên là biển. Với vị trí địa lý như trên công ty cổ phần chè Đường hoa có những điểm thuận lợi sau: 1. Do giáp với Trung Quốc: Đây là thị trường tiêu thụ chè rất lớn, hơn nữa thị trường này không khó tính, dù chè có chất lượng cao hay thấp thì ở thị trường này vẫn có khả năng tiêu thụ. Tuy nhiên với mỗi loại chè khác nhau thì giá cả cũng khác nhau (không giống như thị trường Nhật Bản, Mỹ.... họ chú trọng đến chất lượng hơn giá cả). Với thị trường tiêu thụ dễ tính như Trung Quốc thì thị trường sản phẩm đầu ra của công ty luôn ổn định. Hơn nữa do giáp với Trung Quốc nên chi phí vận chuyển tới địa điểm tiêu thụ thấp hơn rất nhiều so với các công ty khác như công ty chè Vĩnh phú, công ty chè Thái nguyên... làm cho giá thành sản phẩm tiêu thụ giảm. Nhà nước ta lại đang có chính sách khuyến khích xuất khẩu. VD: Thuế GTGT tại khâu xuất khẩu chè là 0%. và đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty. Công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn so với các công ty khác trong nước nên công ty rất nhạy cảm với thị trường Trung Quốc và không bị ép giá trong qúa trình tiêu thụ sản phẩm. Trung Quốc còn là nguồn cung cấp dây chuyền chế biến chè chủ yếu vào Việt Nam, nên ngoài việc công ty nhập máy móc thiết bị chế biến chè phục vụ cho việc sản xuất của công ty với giá rẻ thì công ty còn là trung gian lưu chuyển dây chuyền chế biến chè giữa Trung Quốc với các công ty chè khác trong nước. Đây cũng là một nguồn thu khác ngoài sản xuất chè của công ty. 2. Công ty cổ phần chè Đường hoa nằm trên đồi cao, lại gần biển, khí hậu ôn hoà, sương muối ở vùng này thường hay đến sớm hơn so với các vùng khác trong nước. Do vậy ở đây có thể đốn chè vào cuối vụ sớm hơn so với các vùng khác mà không sợ bị sương muối làm rụng lá chè già của cây. Vì thế khi công ty khác chưa thể có chè để bán ra thị trường vào đầu vụ thì công ty cổ phần chè Đường hoa đã có chè để bán ra thị trường và với lợi thế này thì lợi nhuận đem lại trong thời kỳ đầu năm là cao hơn so với các công ty khác. Và khi vụ chè rộ lên thì công ty có thể dùng nguồn lãi này để bù đắp làm giảm giá bán ở mức tối thiểu. Như vậy tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và khả năng chiếm lĩnh thị trường cho công ty. Đồng thời công ty có thể đẩy giá thu mua nguyên vật liệu lên cao làm cho chất lượng nguyên vật liệu được tốt hơn. - Chè Đường hoa là loại chè thuần chủng trung du, lá nhỏ, giữ được nguyên bản, rất dễ chế biến được nước xanh. Đây là loại chè rất thích hợp với khí hậu và chất đất nơi đây, chè có hàm lượng calin cao hơn so với các vùng khác, tạo cho người uống loại chè này cảm thấy chát, khó uống. Nhưng khi đã uống quen loại chè này thì người uống rất khó bỏ. Vì thế nếu công ty đã chiếm lĩnh được thị trường nào đó thì thị trường đó rất khó bị tuột khỏi tay công ty. 3. Do công ty thực hiện sản xuất theo quy trình ché biến dây chuyển khép kín, hiện đại hoá máy móc thiết bịn nên thu hoạch đến đâu, chế biến ngay đến đó, không bị ứ đọng nên giữ được nguyên chất thơm ngon của chè, thu hút được nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. 4. Do con người nơi đây: Ngay từ năm 1961 khi Nhà nước ta có chủ trương thành lập nông trường chè Đường hoa. Những người công nhân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này đều là những người nông dân ở đồng bằng đất chật người đông ra lập nghiệp như: Thái bình, Hải hưng (cũ), Nam định... họ luôn mơ ước có một vùng đất rộng lớn để canh tác, nuôi trồng. Nên khi ra đến nơi đây họ đã ngày đêm cày sới, chăm sóc những cây trồng, vật nuôi trên mảnh đất của mình, nhất là cây chè. Tiếp nối truyền thống cha ông thì hiện nay những người công nhân của công ty rất tần tảo, chịu khó sớm hôm. Họ luôn quan niệm rằng mình làm không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn biết ơn đến cha ông đi trước, họ làm gương cho con cháu mai sau. Những người công nhân nơi đây một lòng nguyện sống và làm việc cho công ty. Tất cả những bí mật về kỹ thuật trồng và chế biến chè của công ty không bao giờ bị tiết lộ ra ngoài. Đây là một lợi thế lớn của công ty, là nguồn động viên kích lệ lớn nhất giúp ban lãnh đạo công ty hết lòng phục vụ, tìm mọi biện pháp tháo gỡ mỗi khi gặp khó khăn và đưa công ty ngày một đi lên. 7.2. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Do đặc điểm là một ngành công nông nghiệp nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên. Hơn nữa mùa chè chỉ tập trung vào 4-5 tháng nên nếu là chính vụ thì giá bán trên thị trường thấp làm ảnh hưởng đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Còn khi không phải là chính vụ thì nguồn nguyên liệu giảm rõ rệt, đẩy giá thu mua lên cao, giá thành sản phẩm lên cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác loại kém hiệu quả. 2. Giá phân bón, thuốc trừ sâu hiện nay rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến giá bán nguyên vật liệu của người dân. 3. Người dân sống tại công ty chủ yếu là con em của cán bộ công nhân viên công ty những năm trước đó. Họ sinh ra đã gắn chặt với cây chè , điều kiện học tập bị hạn chế nên đời sống dân trí nơi đây thấp làm cho khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin bị hạn chế. 4. Do xuất phát công ty là mô hình nông trường, nên hầu hết các gia đình công nhân của công ty đều sống ngay trên địa bàn của công ty. Do vậy khoảng cách giữa lãnh đạo công ty với công nhân quá gần làm ảnh hưởng rất lớn đến những quyết sách của ban lãnh đạo công ty. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Hiện nay, công ty cổ phần chè Đường hoa có trụ sở chính tại xã Quảng long - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh. Với địa điểm không quá cách xa trung tâm kinh tế, các hoạt động của công ty tương đối thuận lợi, song với điều kiện kinh tế hiện nay, công ty hoạt động theo nền kinh tế thị trường, công ty đã giao khoán vườn chè cho công nhân, nên công tác thu mua nguyên vật liệu đôi khi gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có nhiều thay đổi. - Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất của công ty. Nắng nóng chè khó mọc, lượng chè tươi (nguyên liệu) khan hiếm, công nhân có chè bán chè ra thị trường với giá cao làm chi phí thu mua nguyên vật liệu tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng lên. Mặt khác thời tiết nắng nóng, người tiêu dùng ít có nhu cầu dùng chè búp khô mà có xu hướng dùng các loại sản phẩm chè mát thay thế là cho khả năng tiêu thụ chè của công ty giảm, dẫn đến giá bán sản phẩm thay đổi. Như vậy, thời tiết khí hậu là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty. - Ngoài ra giá nhiên liệu tăng làm chi phí vận chuyển hàng đi tiêu thu tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng. - Chính sách Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Đường hoa. Bạn hàng lớn nhất của công ty là Trung Quốc. Trước đây, công ty xuất khẩu chè sang Trung Quốc với giá thành rất cao do chi phí khi xuất khẩu lớn làm cho lợi nhuận của công ty thu được không lớn. Ngày nay với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, thuế GTGT tại khâu xuất khẩu là 0% nên công ty đã tiêu thụ sản phẩm sang TRung Quốc với số lượng lớn và giá thành giảm đi nhiều so với trước đây. Điều đó đã tạo điều kiện cho công ty phát triển và thu được nhiều lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. 2. Đặc điểm kỹ thuật - Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến kỹ thuật chế biến chè của công ty cổ phần Chè Đường hoa. Nguyên vật liệu phải có chất lượng tốt, là chè trung du lá nhỏ, thuần chủng giữ được nguyên bản. Với nguyên vật liệu đó rất dễ chế biến được chè nước xanh chất lượng cao được nhiều người ưa thích dẫn đến khả năng tiêu thụ trên thị trường lớn với giá thành vừa phải. Nguyên vật liệu kém chất lượng như chè trung du năng suất thấp, nhiều mù xoè, nhiều cuộng, sức chống chịu sâu bệnh kém, chất lượng vừa phải sẽ sản xuất ra chè có cánh chè xấu, giá thành cao, thị trường không ưa chuộng. Như vậy nguyên vật liệu là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Máy móc thiết bị: Hiện nay công ty cổ phần chè Đường Hoa đã có một hệ thống máy móc mới, hiện đại, sản xuất,chế biến chè với cánh chè đẹp, chất lượng cao. Hầu hết dây chuyền chế biến chè kép kín được nhập khẩu mới từ Trung Quốc đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Ngoài ra công ty vẫn còn một số máy móc thiết bị đã cũ, hết khấu hao cần được thayđổi mới. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới cao, thời gian sản xuất nhanh, làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Trình độ tổ chức sản xuất và tay nghề công nhân: Công ty cổ phần chè Đường hoa có đội ngũ công nhân chế biến lành nghề, giàu kinh nghiệm chế biến chè xanh, nên thu hoạch đến đâu chế biến ngay đến đó. Sản phẩm sản xuất ra luôn có chất lượng cao. Đồng thời với đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, tổ chức quản lý sản xuất tốt, công ty đã tiết kiệm được lao động, tổ chức các khâu sản xuất theo quy trình chế biến kép kín làm tiết kiệm được vật liệu, từ đó giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 1. Các loại chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Đường hoa 1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trong quá trình sản xuấ như chè tươi, than... 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất như lương, các khoản chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty. 1.3. Chi phí sản xuất chung Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất ngoài hai khoản mục trên. 1.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất. 1.3.2. Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như: túi, thùng đựng chè... 1.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng: Máy móc, thiết bị sản xuất. 1.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, bộ phận sản xuất: Chi phí tiền điện, điện thoại... 1.3.5. Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. 1.4. Chi phí bán hàng: Gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng đi tiêu thụ, hoa hồng trả cho các đại lý, cho khách hàng. 1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm mọi chi phí nhằm phục vụ cho mục đích quản lý doanh nghiệp: Chi phí cho bộ phận kế hoạch, kế toán.... 2. Đối tượng của chi phí sản xuất và phương pháp tính tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chè Đường hoa 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty cổ phần chè Đường hoa là một doanh nghiệp sản xuất, nên chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuât của công ty chính là loại sản phẩm mà công ty sản xuất ra: Chè búp khô. 2.2. Phương pháp tập hợp chi phí Do đặc điểm tình hình sản xuất của công ty, nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm phù hợp với quy mô sản xuất của công ty. Ví dụ: - Xuất chè tươi để sản xuất chè sơ chế là 35.000.000 đồng, chè tinh chế là 25.500.000 đồng. - Xuất than để sản xuất chè sơ chế là 15.000.000 đồng, chè tinh chế là 10.000.000 đồng. - Xuất túi và bao bì để sản xuất chè sơ chế là 10.000.000 đồng, chè tinh chế là 6.000.0000 đồng. - Tiền điện sản xuất chè sơ chế là 2.500.000 đồng, chè tinh chế là 2.000.000 đồng. - Tiền lương công nhân sản xuất chè sơ chế là 20.000.000 đồng, chè tinh chế là 15.000.000 đồng. Để tập hợp chi phí sản xuất, công ty cổ phần chè Đường hoa đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm: Đối với chè sơ chế: + Chi phí NVL trực tiếp = Trị giá chè tươi + Trị giá than xuất kho = 35.000.000 + 15.000.000 = 50.000.000 (đ) + Chi phí sản xuât chung = Giá trị bao bì + Túi xuất kho + Tiền điện = 10.000.000 + 2.500.000 = 12.500.000 (đ) + Chi phí nhân công trực tiếp = 20.000.000 (đ) Đối với chè tinh chế: + Chi phí NVL trực tiếp = Trị giá chè tươi + Trị giá than xuất kho = 25.500.000 + 10.000.000 = 35.500.000 (đ) + Chi phí sản xuât chung = Giá trị bao bì + Túi xuất kho + Tiền điện = 6.000.000 + 2.000.000 = 8.000.000 (đ) + Chi phí nhân công trực tiếp = 15.000.000 (đ) Tổng chi phí sản xuất của công ty cổ phần chè Đương hoa được tập Hợp theo bảng sau: Bảng số 3: Tên sản phẩm Khoản mục chi phí Chè sơ chế Chè tinh chế Chi phí NVL trực tiếp 50.000.000 35.500.000 Chi phí nhân công trực tiếp 20.000.000 15.000.000 Chi phí sản xuất chung 12.500.000 8.000.000 Cộng 82.500.000 58.500.000 3. Giá thành sản phẩm 3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành Trong công ty cổ phần chè Đường hoa đối tượng tính giá thành chính là loại sản phẩm mà công ty sản xuât ra: Chè búp khô. Đơn vị tính giá thành: Sản phẩm sản xuất ra được tính theo kg chè. Kỳ tính giá thành: Theo thời vụ. 3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do công ty cổ phần chè Đường hoa chỉ sản xuất sản phẩm chè búp khô, mà chu kỳ sản xuất không dài nên phương pháp tính giá thành của công ty là phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp). Theo phương pháp này thì: Tổng giá thành =Trị giá sản phẩm + Chi phí sản xuất - Trị giá sản phẩm sản phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Ví dụ: Tháng 03/2003 có công ty có bảng số liệu sau: Bảng số 4: Bảng tính giá thành sản phẩm chè sơ chế và chè tinh chế ĐVT: Kg Tên sản phẩm Số dư đầu kỳ chi phí trong kỳ Số dư cuối kỳ Tổng giá thành Số lượng Giá thành sản phẩm Chè sơ chế 1.500.000 82.500.000 1.000.000 83.000.000 4.150 20.000 chè tinh chế 500.000 58.500.000 1.500.000 57.500.000 2.300 25.000 4. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Đường hoa Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất của công ty ta tiến hành so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch để xác định xem công ty có hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành hay không. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty cổ phần chè Đường hoa như sau: Qua bảng phân tích số 5 ta thấy công ty cổ phần chè Đường hoa đã hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ giá thành sản xuất.Cùng sản xuất một khối lượng chè búp khô là 20.000 Kg nhưng giá thành kế hoạch năm 2002 là 634.211.092 đồng, thực tế năm 2002 là 595.007.916 đồng. Như vậy so với kế hoạch hạ giá thành sản xuất kỳ thực hiện hạ 39.203.176 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 6,18%. Để phân tích, đánh giá chính xác chất lượng công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của công ty để từ đó phân tích đánh giá xem công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành trên cơ sở đó có biện pháp hợp lý, rút kinh nghiệm cho công tác quản lý ở năm tiếp theo thì ta phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chi phí của công ty. 4.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (67%) việc sử dụng tiết kiệm khoản mục này có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm. Qua bảng phân tích số 5 ta thấy khoản mục chi phí nguyên vật liệu kế hoạch năm 2002 là 425.756.902 đồng và thực tế năm 2002 là 401.565.920 đồng. Như vậy chi phí nguyên vật liệu thực tế của công ty so với kế hoạch đã hạ được 24.190.982 đồng tương ứng với 5,68%. Tuy mức hạ phấn đấu của công ty còn thấp nhưng đã thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào hai yếu tố là khối lượng vật tư tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng. Trong đó khối lượng vật tư tiêu hao lại phụ thuộc vào khối lượng sản xuất và định mức tiêu hao về mặt kỹ thuật. Có thể xem xét qua sự biến động về định mức tiêu hao qua bảng số 6. Qua bảng số 6 ta thấy việc quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu công ty thực hiện tương đối tốt. Đối với vật liệu chính là chè tươi, theo kế hoạch cần sử dụng 123.378 kg. Nhưng thực tế chỉ sử dụng hết 123.365 kg, giảm được 13 kg làm tiết kiệm được 12.362.500 đồng. Điều này là do sự dôi ra khi sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng chè búp khô. Theo kế hoạch thì đơn giá là 2.000 đồng/kg, trong khi đó thực tế chỉ mua với giá 1.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Đối với than cục xô, theo kế hoạch cần sử dụng 14.000 kg, thực tế chỉ sử dụng hết 13.675 kg làm cho chi phí giảm được 4.554.820 đồng. Điều này là do trong quá trình sử dụng không bị mất mát hao hụt. Mặt khác do ảnh hưởng của đơn giá thay đổi từ 5.600 đồng/ kg theo kế hoạch giảm xuống còn 5.400 đồng/kg giảm 200 đồng/kg. Đối với than cục H, xăng... và các loại vật tư khác cũng có định mức tiêu hao nguyên vật liệu của công ty được thực hiện tương đối tốt, tiêu hao nguyên vật liệu thực tế có xu hướng giảm xuống so với kế hoạch. Đạt được điều đó là do công ty có sự cố gắng trong quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, do vậy đã tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế được lượng nguyên vật liệu tiêu hao. Về khâu quản lý thực hiện định mức, công ty tiến hành theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu đem sử dụng và quá trình sản xuất ở từng phân xưởng, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những bộ phận, phân xưởng không hoàn thành định mức kế hoạch để kịp thời có biện pháp điều chỉnh thích hợp. 4.2. Khoản mục chi phí nhân công Khoản mục chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất (Thực tế chiếm 16,79%). Qua bảng phân tích số 5 cho ta thấy chi phí nhân công kỳ kế hoạch là 115.695.590 đồng, kỳ thực hiện là 99.896.890 đồng. Như vậy chi phí nhân công thực tế so với kế hoạch giảm 15.798.700 đồng tương ứng với tỷ lệ 13.65%. Điều này cho thấy công ty đã có sự thay đổi trong việc sử dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, góp phần tiết kiệm lao động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. 4.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung Khoản mục này chiếm tỷ trọng là 15,72% theo thực tế. Qua bảng phân tích số 5 ta thấy giá thành thực tế là 595.007.916 đồng, giá thành kế hoạch là 634.211.092 đồng hay giá thành thực tế đã giảm so với giá thành kế hoạch là 39.203.176 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 6.18%, mà khoản mục chi phí sản xuất chung kế hoạch là 92.758.600 đồng, thực tế là 93.545.16 đồng tức là chi phí sản xuất chung thực tế tăng so với kế hoạch là 786.506 đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,85%. Như vậy công ty đã không hoàn thành kế hoạch về khoản mục chi phí sản xuất chung. Có thể do 2 nguyên nhân sau: Bảng số 7: So sánh giữa kế hoạch và thực tế về chi phí sản xuất chung Tên Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Các khoản khác 37.038.200 36.875.200 -163.000 Lương phân xưởng 34.520.400 35.610.000 1.089.600 Tiền điện 12.450.000 13.520.000 1.070.000 Điện thoại 8.750.000 7.539.906 -1.210.094 Cộng 92.758.600 93.545.106 -786.506 Qua bảng phân tích số 7 ta thấy công ty không hoàn thành kế hoạch về khoản mục chi phí sản xuất chung là do: Lương công nhân phân xưởng kế hoạch là 34.520.400 đồng, thực tế là 35.610.000 đồng, tức là lương công nhân phân xưởng thực tế tăng so với kế hoạch là 1.089.600 đồng. Điều này chứng tỏ việc bố trí lực lượng lao động làm việc giữa các bộ phận phân xưởng trong công ty chưa hợp lý, gây lãng phí tiền lương nói riêng và chi phí sản xuất nói chung. Tiền lương kế hoạch đề ra là 12.450.000 đồng nhưng thực tế sử dụng là 13.520.000 đồng tăng 1.070.000 đồng so với kế hoạch. Điều đó chứng tỏ việc quản lý chi phí sản xuất của công ty chưa tốt, thời gian làm việc của các ca sản xuất chưa hợp lý, làm lãng phí điện tiêu dùng, tăng chi phí sản xuất của công ty. Để tiết kiệm chi phí này, ngoài việc lên kế hoạch quản lý chặt chẽ công ty và các phân xưởng phải có biện pháp rút ngắn thời gian sản xuất đồng thời khoán toàn bộ chi phí cho từng phân xưởng, từng ca để công nhân có trách nhiệm hơn với ca sản xuất của mình. 4.4. Khoản mục chi phí bán hàng Khoản mục chi phí bán hàng thực tế chiếm 4% giá thành toàn bộ. Qua bảng phân tích số 5 ta thấy chi phí bán hàng kế hoạch là 24.689.540 đồng, thực tế là 21.987.500 đồng tức là chi phí bán hàng thực tế giảm so với kế hoạch là 2.702.040 đồng, tương ứng với tỷ lệ hạ là 10,94%. Như vậy công ty đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch. 4.5. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng là 4,92% giá thành toàn bộ theo kế hoạch, thực tế chiếm 4,27%. Qua bảng phân tích số 5 ta thấy giá thành thực tế so với kế hoạch giảm được 31.381.926 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 5,4% nhưng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế là 23.456.900 đồng, kế hoạch là 28.576.110 đồng, như vậy giảm so với kế hoạch là 5.119.210 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 17.91%. Như vậy công ty đã hoàn thành kế hoạch đạt ra. Để hiểu rõ một cách cặn kẽ chúng ta xem từng khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp qua bảng số 8: Qua bảng phân tích số 8 cho thấy: Chi phí nhân viên quản lý: Chi phí nhân viên quản lý thực tế so với kế hoạch đã tăng cả về tỷ trọng và giá trị.Theo kế hoạch là 6.143.863 đồng chiếm 21,5% thì thực tế là 6.779.044 đồng chiếm 28,9%. Điều này chứng tỏ trong quá trình sản xuất công ty sử dụng nhiều nhân viên giám sát quản lý để đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Chi phí vật liệu quản lý: Nhìn chung so với kế hoạch thì chi phí vật liệu quản lý không có sự thay đổi về tỷ trọng (kế hoạch là 8,9% so với thực tế là 9,0%) nhưng lại giảm về giá trị (kế hoạch là 2.543.274 đồng, thực tế là 2.111.121 đồng) Do vậy công ty cố gắng tiết kiệm vật liệu trong quá trình sử dụng. Chi phí đồ dùng văn phòng: Theo kế hoạch thì chi phí đồ dùng văn phòng chỉ chiếm 2% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng thực tế đã tăng lên 3,6% tức là tăng từ 571.522 đồng lên 844.448 đồng. Khoản mục chi phí này tăng do công ty đã mua sắp thêm một số thiết bị, giấy bút trang bị cho các phòng ban. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài thực tế so với kế hoạch đã giảm cả về tỷ trọng và giá trị. Theo kế hoạch là 2.314.665 đồng chiếm 8,1% thì thực tế là 1.243.216 đồng chiếm 5,3%. Nguyên nhân cơ bản làm giảm khoản chi phí này là do trong thực tế so với kế hoạch là công ty đã cố gắng giảm các chi phí không cần thiết như in ấn..... Chi phí bằng tiền khác: Chi phí này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy công ty rất quan tâm đến khoản chi phí này. Theo kế hoạch thì khoản mục này chiếm tỷ trọng là 29,6% tương ứng với 8.458.530 đồng, còn theo thực tế thì khoản chi phí này chỉ chiếm 25,3% tương ứng với 5.934.579 đồng. Thuế và lệ phí: Thuế và lệ phí theo kế hoạch và thực tế xét về tỷ trọng không có sự thay đổi (vẫn là 2,3%) còn về giá trị thì có sự thay đổi nhưng không đáng kể từ 657.250 đồng xuống còn 539.508 đồng. Mặt khác sự tăng hay giảm của khoản mục chi phí này không thể coi là thành tích hay khuyết điểm của doanh nghiệp được bởi vì nó đã được quy định theo chế độ của Nhà nước. Như vậy công ty cổ phần chè Đường hoa đã tiến hành và thực sự quan tâm đến công tác hạ giá thành sản phẩm song thành tựu đạt được chưa cao, đòi hỏi công ty có những biện pháp, phương hướng nhằm hạ giá thành sản phẩm hơn nữa để công ty phát triển hơn và tạo chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 1. Đánh giá công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần chè Đường hoa em thấy rằng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã có tác dụng rất lớn, góp phần vào công tác quản lý kinh doanh của công ty trong suốt thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã có những thay đổi thích ứng. Công ty đã triển khai nhiều biện pháp để tìm hiểu và mở rộng thị trường kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo việc làm cho người lao động đồng thời đảm bảo thu nhập và cải thiện đời sống cho công nhân. Để đảm bảo mục tiêu trên, công ty đã thường xuyên thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp lại quy trình sản xuất, bố trí hợp lý chức năng của các phân xưởng, chuyên môn hóa sản xuất, bộ phận các phòng ban được tinh giảm gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, công ty còn đầu tư thêm máy móc, dây chuyển sản xuất hiện đại thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã xây dựng một ngôi nhà 200m2 tại địa điểm gần quốc lộ 18A để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng. Vì vậy công ty đã có bạn hàng trong và ngoài nước. 1.1. Ưu điểm Từ những thay đổi tích cực trên đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Công tác tổ chức sản xuất đã trở nên thông thoáng và hiệu quả hơn do công ty đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín. + Thời gian sản xuất sản phẩm đã giảm xuống, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một ca tăng lên do công tác sắp xếp, bố trí hợp lý các khâu trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng. + Chi phí cho sản xuất đã được tận dụng và tiết kiệm tối đa, chất lượng sản phẩm cao hơn nhờ vào việc công ty mua mới các máy móc thiết bị hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cho máy móc và thiết bị sản xuất. + Chỉ tiêu về giá thành sản phẩm cũng luôn luôn được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của công ty. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đánh giá cao và đặc biệt được công ty quan tâm vì hai yếu tố này quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất đồng thời cũng phấn đấu để hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Hạn chế Tuy đã thực hiện tốt và làm tốt công tác quản lý về chi phí sản xuất nhưng công ty vẫn chưa hoàn thành triệt để kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân là do các yếu tố chủ quan và khách quan mà công ty gặp phải, ví dụ: thời tiết, khí hậu nắng nóng kéo dài làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên (do giá chè tươi tăng), giá xăng dầu tăng làm chi phí vận chuyển hàng đi tiêu thụ tăng… Cho dù công ty đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành cho sản phẩm nhưng do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường cho nên giá thành sản phẩm có thể tăng hơn so với kế hoạch do phát sinh thêm các chi phí trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù đã tương đối làm tốt và ổn định các công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tình hình giá thành sản phẩm nhưng công ty vẫn luôn cố gắng tìm tòi hướng đi mới nhằm hòa hợp với nhịp điệu phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế sản xuất đã trở thành đòn bẩy tích cực trong quá trình phát triển của công ty, bộ phận tài chính kế toán cũng thực sự là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế. Phòng tài chính kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ công tác vững vàng, nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc mình phụ trách, được trang bị các trang thiết bị hiện đại để làm việc như máy vi tính…. Do đó việc tài chính kế toán của công ty trở nên gọn gàng và chính xác. 2. Phương pháp hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Đường hoa Hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp hệin nay cũng như sản phẩm của Công ty cổ phần chè Đường Hoa. Điều đó đã đưa công tác này trở thành công cụ đắc lực nhằm quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần chè Đường Hoa còn có một số vấn đề cần được xem xét và đánh giá lại đồng thời có phương hướng bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này. Công ty cũng đã đưa ra phương hướng nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Về chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất: công ty lập ra kế hoạch sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và phấn đấu tiết kiệm tối đa lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Về chi phí nhân công: công ty sắp xếp, bố trí hợp lý lao động giữa các ca trong các phân xưởng sản xuất nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. - Về chi phí sản xuất chung: công ty lập kế hoạch về các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất trong từng phân xưởng, phấn đấu tiết kiệm và hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đẩy lợi nhuận lên cao. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA 1. Về phía Nhà nước 1.1. Về trước mắt Một là: đối với công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty có liên quan mật thiết đến nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu một phần là do các quy định từ phía nhà nước. Vì vậy để giảm chi phí nguyên vật liệu nói riêng và chi phí sản xuất nói chung đề nghị nhà nước cần có công tác quản lý thị trường tốt, chặt chẽ, ít biến động về giá cả và hình thức mua bán nguyên vật liệu có như vậy giá thành sản xuất giảm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng. Ví dụ: giá xăng tăng lên làm chi phí sản xuất tăng do quá trình sản xuất chè búp khô sử dụng xăng để chạy máy là chủ yếu. Hai là: chè búp khô là sản phẩm chính của Công ty cổ phần chè Đường Hoa mà thị trường triêu thụ sản phẩm chủ yếu là Trung Quốc. Để khuyến khích tiêu dùng chè búp khô, đề nghị nhà nước giảm thuế xuất khẩu xuống 0% như vậy giá thành chè búp khô giảm, khuyến khích người tiêu dùng Trung Quốc. Ba là: đối với giá thành bán ra của sản phẩm, ngoài yếu tố chi phí tạo nên giá thành sản phẩm còn có các khoản khác phải nộp cho nhà nước cũng được tính vào giá thành bán ra của sản phẩm: thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu…. Các khoản phải nộp này cũng được coi là chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà đối tượng bị chi phối chính là giá thành sản phẩm. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm đề nghị nhà nước giảm nhẹ phần trăm các khoản phải nộp đó tuy nhiên cũng không thể xóa bỏ vì đó là phần đóng góp của công ty đối với sự phát triển chung của đất nước. 1.2. Về lâu dài Nhà nước là yếu tố quan trọng đầu tiên và cũng là cuối cùng đối với công ty. Bởi vì, trước khi tiến hành đi vào hoạt động sản xuất phải được thông qua sự cho phép của nhà nước, cho phép về hình thức kinh doanh và lĩnh vực sản xuất. Sau cùng là nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước thể hiện qua các khoản đóng góp cho nhà nước (thuế, nộp ngân sách…). Do vậy, nhà nước cũng phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động và hoạt động sinh lời. Để công ty hoạt động có hiệu quả đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm và có trình độ chuyên môn cao. Các nhân tố trên phụ thuộc vào con người nhưng gốc rễ vẫn bắt nguồn từ phía nhà nước. - Về chế độ quản lý ở công ty: Các hình thức quản lý luôn có sự thay đổi và nhất là công tác về quản lý hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Sự thay đổi liên tục này làm cho công tác quản lý ở công ty trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên sự thay đổi đó cũng có nhiều tác dụng: giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi từ bên ngoài, công tác quản lý trở nên có hiệu quả hơn, nhất là về công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp (một công tác rất quan trọng và cần thiết) giúp cho công tác tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất trở nên hiệu quả và chính xác hơn. - Về thị trường: Đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì nhân tố thị trường là rất quan trọng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào sự biến động ít hay nhiều, thuận lợi hay bất lợi của thị trường. Nhà nước là đối tượng quản lý thị trường do vậy, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với thị trường phải thật sát sao và kịp thời tạo sự ổn định trên thị trường, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Về phía công ty 2.1. Về trước mắt Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần chè Đường Hoa em thấy công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm ở công ty hiện nay đang được thực hiện tương đối đầy đủ và hợp lý. Song để công tác quản lý này ngày càng hợp lý và có hiệu quả thì công ty cần có những biện pháp sau. 2.1.1. Về chi phí nguyên vật liệu - Lập kế hoạch tiết kiệm lượng nguyên vật liệu tiêu hao thì trước hết chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất phải cao, đồng thời máy móc thiết bị sản xuất phải tốt, công nghệ sản xuất phải hiện đại. Để có được điều đó công ty cần: + Thu mua chè tươi có chất lượng tốt, mua đến đâu chế biến luôn đến đó, đảm bảo chất lượng của chè và lượng ta lanh có trong chè. Mua chè tươi lá xanh, non, không sâu bệnh. + Mua thêm máy móc thiết bị hiện đại như: máy sao chè, máy sấy chè…. của Trung Quốc để thay thế máy móc cũ đã hết khấu hao. + Khoán nguyên vật liệu cho từng ca sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao trong mỗi ca. 2.1.2. Về chi phí nhân công Công ty cần tiến hành phân công lao động trong từng ca, từng phân xưởng hợp lý trước khi sản xuất, từ đó xác định số lao động cần thiết biết được tình hình thừa thiếu để chủ động điều tiết. Để quản lý tốt chi phí nhân công công ty cần: Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo với những khâu, những ca sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao nhất thiết phải được những người có tay nghề cao đảm nhận và ngược lại những công việc giản đơn thì lao động phổ thông cũng có thể làm được. - Cơ cấu lao động phải phù hợp, lao động giữa các phòng ban và các phân xưởng phải cân đối. Công ty cần tiến hành cắt giảm lao động gián tiếp để phát triển số lao động trực tiếp để phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. - Số lượng công nhân biên chế trong công ty lớn mà công ty lại tiến hành sản xuất theo thời vụ là chủ yếu. Khi đến mùa vụ thì cần nhiều công nhân nhưng khi hết mùa vụ số công nhân trở nên thừa, không cần thiết. Vì vậy công ty cần tuyển chọn những công nhân có tay nghề cao nằm trong biên chế, còn số lao động giản đơn thì làm hợp đồng theo nhu cầu của công ty. Việc này sẽ góp phần làm giảm quỹ lương, qua đó trực tiếp hạ giá thành sản phẩm. - Có chính sách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và nòng cốt là những lao động làm việc lâu năm ở công ty. - Có chế độ khen thưởng kỷ luật bằng tiền đối với công nhân để gắn trách nhiệm của họ với công ty tránh lãng phí, mất mát vật liệu và tự ý bỏ việc. 2.1.3. Về chi phí sản xuất chung Để giảm chi phí sản xuất chung công ty cần phải có kế hoạch sản xuất cụ thể. Công ty cần tính toán thời gian làm việc của từng ca sản xuất giao khoán cho từng ca, ca nào hoàn thành tốt có thưởng để nâng cao trách nhiệm của công nhân đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ: thời gian sản xuất của một ca là 4h thì lượng điện năng tiêu thụ là 20kw. Nhưng thời gian sản xuất một ca kéo dài tới 5 giờ thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên là 25kw. Như vậy công ty cần phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất. 2.2. Về lâu dài Để phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất công ty cần phải: * Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên để có thể sử dụng và phát huy triệt để các biện pháp quản lý có hiệu quả cao nhất vào công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, công tác quản lý trong công ty nói chung. * Trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại, để tăng hiệu quả sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm. * Mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả kinh doanh. * Khai thác triệt để thị trường trong và ngoài nước để đưa ra sản phẩm tiêu thụ. * Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch về giá thành sản phẩm sao cho đúng mức và phù hợp với mức chung của thị trường. III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ ĐƯỜNG HOA Với điều kiện hiện nay của Công ty cổ phần chè Đường Hoa tuy chưa phải là tốt nhất nhưng cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Để làm tốt và đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý này đòi hỏi công ty phải có một kế hoạch cụ thể, hợp lý nhằm thúc đẩy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được hoạt động và thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả. + Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, công nhân sản xuất được tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức với những chương trình đào tạo, bài bản, khoa học và cập nhật đầy đủ các biện pháp, thông tin có thể áp dụng trong công tác quản lý cũng như sản xuất của công ty. + Triển khai không ngừng mở rộng sản xuất, tập trung cơ sở vật chất tốt nhất để phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm của công ty. + Chú trọng mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, từ đó lợi nhuận cũng tăng lên. + Công ty có các chính sách quan tâm tới cán bộ công nhân viên, có chế độ khen, thưởng thích đáng, đảm bảo đời sống cho nhân viên ngày càng được cải thiện hơn. KẾT LUẬN Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong Công ty cổ phần chè Đường Hoa nói riêng, công tác quản lý chi phí và giá thành là hết sức quan trọng và cần thiết. Là một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố chi phí và giá thành có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất. Quản lý tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất sẽ giúp cho công ty tính đúng, tính đủ về giá thành sản phẩm. Với tầm quan trọng của yếu tố chi phí và giá thành, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần chè Đường Hoa nói riêng phải luôn luôn coi trọng công tác quản lý hai yếu tố này, phải luôn đặt ra các kế hoạch cụ thể để từ đó làm bàn đạp vững chắc trong quá trình thực hiện sao cho đạt hiệu quả vượt mức kế hoạch đề ra. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí cho sản xuất là rất lớn cho nên việc quản lý tốt để có thể tiết kiệm chi phí trong sản xuất sẽ là một sợi dây để có thể kéo thấp giá thành của sản phẩm tiêu thụ. Giá thành hợp lý, chất lượng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ quyết định đến kết quả của hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy, công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã và đang là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty cổ phần chè Đường Hoa nói riêng. Hoàn thiện công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè Đường hoa MỤC LỤC s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1874.doc
Tài liệu liên quan