Đề tài Năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp

Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội- sự phát triển của Công ty là một đóng góp cho sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thuỷ sản một tiềm năng lớn của Việt nam cần được khai thác một cách triệt để tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sẽ đem về một nguồn thu ngoại tệ cho Đất nước. Với phạm vi bài luận văn của mình, em đã tập trung nghiên cứu vào 3 phần cơ bản: Phần I – Lý luận chung về khả năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu. Phần II – Thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ. Phần III – Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ. Từ những đánh giá đó em đã nêu lên được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường Mỹ, đáp ứng theo yêu cầu của đề tài đặt ra. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.

doc104 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huỷ vực có khả năng mở rộng phát triển các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao như tôm hùm, tôm he, ốc hương, cá song, cá giò, cá thác lác. Chúng ta có thể phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên mọi vùng của đất nước với nhiều loài mang những đặc trưng riêng. + Lợi thế về địa lý. Việt nam với vùng biển đặc quyền kinh tế rộng lớn, có khả năng xây dựng những trung tâm nghề cá lớn, vị trí giao thông thương mại thuận lợi để trao đổi hàng hoá, giao lưu với thế giới. Một số nước, khu vực đã tận dụng lợi thế địa lý của mình như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản để trở thành nước trung chuyển hàng thuỷ sản và gia công chế biến tái xuất để thu lợi nhuận siêu ngạch. Nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực Đông Nam á, Việt nam chưa tận dụng được lợi thế này để tăng lượng nhập khẩu, xuất khẩu hàng thuỷ sản đi khắp thế giới. Chúng ta cần đầu tư nhiều cảng biển, cảng cá trên biển để phát huy lợi thế này, làm tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam. + Lợi thế người đi sau. Với lợi thế người đi sau, Việt Nam có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm đầu tư phát triển và các công trình nghiên cứu khoa học về ngành thuỷ sản của các nước trong khu vực và thế giới. Do khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính nên nhiều mô hình và kế hoạch lai tạo giống mới, chúng ta không thể thực hiện được và thông qua hợp tác khu vực để chuyển giao công nghệ. Suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao, Việt Nam có khả năng đầu tư công nghệ tiên tiến, vươn tới trình độ hiện đại hơn, học hỏi những kinh nghiệm của các nước khác, tránh được những khó khăn của người đi trước, phát huy những lợi thế riêng của Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ. 1.2. Cơ hội do sự thay đổi môi trường kinh doanh * Hiệp định thương mại Việt Mỹ với vấn đề thuỷ sản của Việt Nam. Ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết. Hiệp định này không chỉ là bước tiến tốt đẹp trong lĩnh vực chính trị mà đối với ngành kinh tế có một ảnh hưởng nhất định. Nó mở ra một thị trường làm ăn mới với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định thương mại sẽ tạo nhiều cơ hội và cũng đem lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Một trường hợp ngẫu nhiên là đúng vào thời điểm ký hiệp định, tháng 7/2000 cũng là tháng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị Mỹ tăng đột biến. Đạt 45,23 triệu USD, vượt qua cả thị trường lớn Nhật Bản (42,9 triệu USD) và dẫn đầu trong các thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam lúc đó. Sự tăng trưởng vượt bậc này tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong năm 2000 lên 298,22 triệu USD, chiếm 20,9% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cả năm, tăng 2,4 lần so với năm 1999. Hiệp định có hiệu lực là sự khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp của Việt Nam nên sau khi hiệp định được ký kết có nhiều khách hàng Mỹ quan tâm đến hàng thuỷ sản Việt Nam. Đó là cơ hội tốt để doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của ta tìm được bạn hàng thích hợp, mở rộng thị trường. Không chỉ có các nhà đầu tư Mỹ mà các nhà đầu tư nước khác cũng thấy yên tâm về thị trường Việt Nam. Việc mở cửa thị trường theo lộ trình trong Hiệp định sẽ là chất xúc tác để đẩy chúng ta tiến hành cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp quốc doanh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ, xây dựng nề kinh tế thị trường theo định hướng mới. Hiệp định được ký kết góp phần cải thiện thêm vấn đề việc làm trong các hoạt động dịch vụ, triển khai mở rộng sản xuất nhiều mặt hàng thuỷ sản mới và cả trong lĩnh vực có liên quan như cung cấp thiết bị, công nghệ mới Về mặt quốc tế đây là một bước quan trọng trong quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tăng khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng, trong đó có các sản phẩm thuỷ sản so với các đối thủ khác trong khu vực cùng xuất mặt hàng này vào Mỹ như Thái Lan, Inđônêxia tạo cơ hội cho chúng ta ra nhập WTO trong tương lai. Hiệp định tuy chỉ tạo ra những tiền đề cho phát triển và các cơ hội nhưng cũng đã gây nên những ảnh hưởng tích cực trong việc xúc tiến thương mại giữa hai nước, Để biến cơ hội thành hợp đồng làm ăn thì các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam phải chủ động năm bắt và tận dụng được thời cơ, tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh về các mặt: thời gian giao hàng, chất lượng hàng hoá, giá cả, đồng thời chủ động thâm nhập thị trường này, tìm kiếm đối tác, tìm hiểu các quy định pháp luật của Mỹ về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn , nhu cầu tiêu thụ các chủng loại hàng thuỷ sản từ đó mới đề ra các chính sách xuất khẩu, đầu tư xuất khẩu cùng công nghệ chế biến. * Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Mỹ. Mỹ là thị trường nhập khẩu thực phẩm nhiều thứ hai sau Nhật Bản. các mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ là tôm, cá nheo, cá hồi, cá rôphi gọi chung là các sản phẩm nuôi. Nhập khẩu thuỷ sản nuôi tăng nhanh và cạnh tranh mạnh với các sản phẩm cùng loại là đặc điểm của thị trường Mỹ. Trong những năm gần đây Mỹ nhập khẩu khoảng 3,5-5 tỷ USD mỗi năm thuỷ sản nuôi. Trong những năm tới khi thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản suy yếu thì Mỹ với sức tiêu thụ lớn sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chính trong cơ cấu thị trường các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới. Hiệp định thương mại Mỹ có hiệu lực đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Khi đó qui chế tối huệ quốc (MFN) trong thương mại hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường đầy hấp dẫn này với sự ưu đãi về mức thuế nhập khẩu MFN, chẳng hạn đối với thịt cua thuế suất là 5%, phi MFN là 15%, ốc: thuế suất tương ứng là 5% và 20%, cá phi lê tươi và đông: 1% và 0-0,5 cent/kg; cá khô 4-7% và 25-30%. Môi trường kinh doanh rộng mở hơn đối với thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. Hiện nay Việt Nam đang cố gắng để tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này sẽ tạo ra một cơ hội rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường mới đầy tiềm năng. + Lợi thế về chính sách. Ngành thuỷ sản Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi thuỷ sản là mặt hàng mũi nhọn, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi ban đầu, chuyển diện tích đất đai trồng trọt không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có những chương trình chính sách hỗ trợ cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trong toàn quốc. Chúng ta tự hào có chính sách vĩ mô quản lý của nhà nước phù hợp với quyền lợi của nhân dân, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi. Thời gian vừa qua Nhà Nước đã xem xét và phê duyệt18 mặt hàng được Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu, trong đó có mặt hàng thuỷ sản. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mặt hàng này đối với nền kinh tế quốc dân và sự quan tâm của Nhà Nước trong việc tăng cường nâng cao sản lượng xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho Đất Nước 1.3. Cơ hội do sự cố gắng của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản mà có + Lợi thế về khả năng mở rộng thị trường. Hàng thuỷ sản xuất khẩu được người tiêu dùng thế giới chấp nhận là mặt hàng thực phẩm có giá trị cao. So với các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, thuỷ sản có lợi thế cạnh tranh hơn, giá thành và số lượng xuất khẩu tăng nhiều hơn. Dân số thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng xu hướng tiếp tục gia tăng, nhu cầu nhập khẩu thực phẩm cũng mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng phát triển ổn định và lâu dài. + Tiêu chuẩn chất lượng hàng thuỷ sản Công ty đã đạt được tiêu chuẩn HCCAP, đây là một giấy thông hành để đưa hàng thuỷ sản vào được thị trường cao cấp như Mỹ. Thông qua nhiều hình thức đầu tư, Công ty đã nâng cấp, đầu tư mới công nghệ chế biến thuỷ sản cao cấp đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. + Các lợi thế về hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp đã tích luỹ đáng kể kinh nghiệm tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thuỷ sản, nắm bắt khá kỹ yêu cầu vệ sinh an toàn đối với thực phẩm thuỷ sản của các thị trường cao cấp. 2. Khó khăn và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty Seaprodex Hà Nội. 2.1- Khó khăn. + Khó khăn về tình trạng suy thoái kinh tế. Trước sự kiện 11/9, Mỹ là quốc gia có tốc tăng trưởng khá cao so với các nước phát triển khác trên thế giới, khoảng 3-4%/năm. Mỹ là mảnh đất dễ làm ăn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu và chi tiêu ở mức cao, thu nhập bình quân GDP ở nước này hàng năm đạt khoảng 23.050 USD/người. Tuy nhiên mọi thứ bắt đầu thay đổi kể từ sự kiện 11/9. Thật ra ngay từ giữa quý I/2001 quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã dự báo trong năm 2001 nền kinh tế Mỹ klhông còn giữ tốc độ phát triển cao như trong giai đoạn trước mà bắt đầu có xu hướng chậm lại và đi xuống. Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt mậu dịch 6 tháng đầu năm 2001 lên tới 29,41 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 5%, GDP chỉ tăng 0,2% so với năm trước. Đây có thể nói là những mốc quan trọng cho sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ. Năm 2002 vừa qua nền kinh tế Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng với một loạt những tập đoàn nổi tiếng thế giới của Mỹ phá sản cùng những vụ bê bối tài chính, điều này đã làm giảm mạnh sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào thị trường đang trong giai đoạn đầy biến động này. Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy kinh tế nước Mỹ chấm dứt thời kỳ phát triển thịnh vượng và đang lâm vào suy thoái. Sự kiện 11/9 làm cho nền kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh và trầm trọng hơn. Sau thảm hoạ, các công ty trên khắp nước Mỹ tạm ngưng các hoạt động kinh doanh chờ đợi tình hình biến đổi mới. Sự kiện này không chỉ gây khó khăn đối với kinh tế Mỹ mà còn cản trở hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang có hợp đồng làm ăn với nhiều công ty của quốc gia này. Quan trọng nhất là sự sụp đổ lòng tin của người tiêu dùng. Họ luôn tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của mình. Thay vì tiêu tiềm mua sắm như trước đây, người Mỹ đã bắt đầu tiết kiệm trong chi tiêu. Yêu cầu đối với vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu vì người tiêu dùng lo sợ mình có thể bị khủng bố bằng vũ khí sinh học bất cứ lúc nào. Đối với các nước Châu á, đặc biệt là khu vực Châu á Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự kiện này vì giá trị xuất khâủ khu vực này chiếm 50-70% GDP, trong đó là hơn một nữa xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Giá trị xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ cũng giảm mạnh vào những tháng cuối năm 2001. Hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ của chúng ta cũng không tránh khỏi cơn xoáy sút giảm chung này, tuy nhiên trong năm 2002 vừa qua thì hàng xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể trong việc thâm nhập vào thị trường này. Thị trường Mỹ đầy tiềm năng phát triển quan hệ thương mại đối với các thương nhân Việt Nam, song bên cạnh những điều kiện làm ăn thuận lợi, môi trường kinh doanh hấp dẫn, thị trường Mỹ cũng luôn tiềm tàng nhiều nguy cơ, rủi ro, thất bại do bị khủng bố từ nhiều phía. Từ sau hiệp định thương mại với Mỹ, quan hệ trao đổi mậu dịch giữa hai nước tăng đột biến. Mỹ trở thành thị trường chính không chỉ riêng với mặt hàng thuỷ sản mà với hầu hết với tất cả các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác. Các nhà xuất khẩu phải luôn theo dõi và dự báo tình hình phát triển của quốc gia này để nhanh chóng đưa ra kế sách đối phó trong những tình huống bất ngờ không có lợi trong ký kết hợp đồng ngoại thương. + Khó khăn về hàng rào kiểm tra chất lượng. Sau khi Mỹ bị khủng bố và EU tuyên bố hàng thuỷ sản Việt Nam có nhiếm kháng sinh, hàng rào kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một siết chặt hơn gây nhiều khó khăn xho việc xuất hàng thuỷ sản của chúng ta vào thị trường Mỹ. Tính riêng trong năm 2002, có 441 lô hàng nhập khẩu vào Mỹ bị FDA cảnh báo, trong đó có 153 lô bị cảnh báo loại D, tăng 35% so với năm 2000. Rất nhiều lô xác định bị nhiễm Salmonella- một loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Các doanh nghiệp của chúng ta còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục gỡ bỏ cảnh báo. Việc kiểm tra ngày một tăng lên do Mỹ lo sợ bị tấn công bằng vũ khí sinh học. Mức độ kiểm tra nồng độ dư lượng kháng sinh và tạp chất xấp xỉ bằng không và kiểm tra với xác suất lớn. Đây là khó khăn lớn vì Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng rất thiếu các thiết bị kiểm tra các chất kháng sinh và tạp chất hiện đại như Mỹ. Điều này sẽ giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ, vì đối với nước này thì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện đầu tiên để có thể đưa sản phẩm vào được thị trường Mỹ, nếu ta không có các thiết bị kiểm tra chất lượng hiện đại thì khi sang đến Mỹ sẽ bị trả lại, lúc này người ta sẽ cảnh báo việc tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản Việt Nam là không đảm bảo chất lượng, điều này sẽ là một cản trở rất lớn nếu chúng ta muốn nâng cao vị thế cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ + Các tranh chấp thương mại và hệ thống luật pháp. Khi lượng thuỷ sản Việt Nam có chỗ đứng đáng kể trên thị trường Mỹ cũng là lúc các doanh nghiệp của chúng ta bị cạnh tranh từ nhiều phía. Từ giữa năm 2000, lượng cá ba tra, basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng nhanh do chất lượng cá tốt và giá cả hợp lý, khiến các trang trại nuôi cá nheo nước này có những phản ứng quyết liệt. Họ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Dư luận chung, trong đó có cả các nhà nhập khẩu thuỷ sản Mỹ cũng cho rằng việc Mỹ sử dụng đạo luật HR2646 để hạn chế nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam là hành động không công bằng, trái với tinh thần Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Để xảy ra tranh chấp về thương hiệu thương mại cong do các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp và các quy định về hoạt động kinh doanh vốn phức tạp và mới lạ so với tập quán chung thế giới. Chúng ta phải nhận thức được việc các nước sử dụng đạo luật, hàng rào thuế quan và phi thuế quan để chống lại hàng nhập khẩu từ bên ngoài là việc làm dù rất vô lý nhưng tất yếu trong cạnh tranh quốc tế và có thể diễn ra lâu dài mà chúng ta phải có sách lược chủ động đối phó. Ví dụ như gần đây, để chứng minh các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam bán phá giá gây lũng đoạn thị trường cá nheo Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ xem xét ấn Độ như nước thứ 3 để so sánh giá thành cá basa xuất khẩu của Việt Nam nhưng điều này thiếu thực tế ở chỗ ấn Độ không có công nghiệp cá basa phát triển như Việt Nam, hay như Mỹ đưa kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá basa trên thị trường Mỹ, nhưng thật lạ kỳ là trong đó có cả những doanh nghiệp không chế biến và sản xuất cá basa bao giờ, hoặc có doanh nghiệp nêu trùng tên tới 2 lần trong đơn kiện. Phía Mỹ đang đẩy ngành thuỷ sản Việt Nam theo đuổi đơn kiện thì không đủ sức về tài chính nhưng không theo thì bị thua kiện và không được xuất cá basa sang thị trường Mỹ. Đây là một trong những khó khăn trước mắt mà ngành thuỷ sản Việt Nam đang gặp phải trong quá trình chiếm lĩnh thị trường Mỹ. 2.2. Những thách thức. + Năng lực quản lý của Nhà Nước và doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu chung. Để tạo ra sản phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhất quán trong quá trình từ khâu xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thuỷ sản làm hàng xuất khẩu, đến việc hỗ trợ ngư dân bằng vốn và chính sách, khuyến khích sản xuất hàng thuỷ sản gì để phù hợp nhu cầu tiêu dùng thế giới, sau đó Nhà Nước cũng phải hướng dẫn và quản lý các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu để sản phẩm bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh, không ảnh hưởng sinh thái môi trường. Một trong những vấn đề cần nhanh chóng giải quyết đó là hệ thống văn bản hướng dẫn, quy định của Trung ương còn chưa gắn với thực tế. Như Nghị định 80 TTCP (ngày 24/6/2002) về khuyến khích gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến chưa thực sự phát huy tác dụng của nó. Các chính quyền tại các điạ phương còn bị động trong việc triển khai kế hoạch của cấp trên. Tạo cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu không chủ động được nguồn nguyên liệu, việc nắm bắt thời cơ để xuất khẩu hàng thuỷ sản sẽ bị hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu đến các thị trường trên thế giới. + Những thách thức trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu sẽ xảy ra khi nền kinh tế trên thế giới phát triển. Điều này sẽ là một thách thức rất lớn đối với các ngành hàng hoá sản xuất và xuất khẩu nói chung và ngành hàng thuỷ sản nói riêng. Vì Việt Nam phải giảm thiểu các loại thuế quan cho các hàng hoá nhập khẩu vào nước mình, khi đó đứng vững trên thị trường nội địa đã là một khó khăn rất lớn đối với các ngành hàng Việt Nam, và là một thách thức không nhỏ cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới còn khó khăn, nay lại đối mặt với sự tồn tại của sản phẩm, hay doanh nghiệp ngay trong thị trường nội địa. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức độ cạnh trang sẽ ngày càng khốc liệt hơn và sẽ xuất hiện một sân chơi bình đẳng hơn, đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng. Đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam, khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế thách thức lớn nhất của ta là chúng ta phải làm sao đảm bảo được chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, mức kháng sinh cho phép của các nước nhập khẩu. Mà đây là vấn đề rất cấp bách hiện nay, mặc dù chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong công tác nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, nhưng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì chúng ta còn phải nâng cao chất lượng hơn nhiều nữa. Bên cạnh đó những quy định khó tính của một số nước về hàng nhập khẩu thuỷ sản như thị trường Mỹ, Eu là những trở ngại phi thuế quan. . Hệ thống về luật pháp, các chính sách thương mại ở mỗi nước có những đặc thù riêng, nền văn hoá khác nhau, sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần sự bảo hộ của Nhà nước để đứng vững trên thị trường, với nguồn vốn nhỏ nên sẽ gặp khó khăn trong đầu tư các thiết bị, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cải tiến sản phẩm. Những vấn đề nêu trên cũng là một thách thức không nhỏ đối với Công ty khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. - Vấn đề tốc độ phát triển thấp của nền kinh tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu. Nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, lao động nông nghiệp còn chiếm khoảng hơn 70%, sản xuất nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Hiện tại Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Với điểm xuất phát và cơ cấu kinh tế như vậy thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nền kinh tế tri thức để có sự tương đồng với các đối tác là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Đồng thời với vấn đề này thì năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập. Chúng ta còn thiếu một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để đảm đương và thực thi có hiệu quả các vấn đề về hoạt động kinh tế và kinh doanh quốc tế. Mặc dù trong hơn 15 năm đổi mới, Việt Nam đã đầu tư đáng kể cho công tác đào tạo, nhưng về cơ bản đội ngũ cán bộ các cấp trong cả nước còn rất mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực hoạch định chính sách và thực hiện buôn bán quốc tế. Ngoài những tồn tại và thách thức kể trên, chúng ta cũng cần thấy được rằng ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng còn đang phải gặp nhiều thách thức trong tiến trình hội nhập nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, tạo ra mức độ rủi ro cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên trường quốc tế. II- một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của saprodex hà nội trên thị trường Mỹ Từ những tồn tại và thách thức ở trên đối với hàng thuỷ sản Việt Nam. Để khắc phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ thì mỗi một doanh nghiệp cần phải nỗ lực, thực hiện một cách hiệu quả và thống nhất từ các ban ngành xuống các doanh nghiệp. Hoà nhịp với sự phát triển chung đó, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cuả mình, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau đây: 1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. Thứ nhất: Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng phục vụ các nhà máy chế biến: Cơ sở khoa học của giải pháp này là hiện nay một vấn đề bức xúc cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu sản phẩm thủy sản đó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuỷ sản xuất khẩu không ổn định và chất lượng nguyên liệu chưa đảm bảo. Gây nên sự mất cân đối giữa năng lực chế biến và sản xuất nguyên liệu. Vì vậy để thực hiện giải pháp này cần có một số hoạt động cụ thể như sau: + Đối với nguyên liệu khai thác từ tự nhiên, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng nguyên liệu sau khi đánh bắt. Vấn đề này, doanh nghiệp và ngư dân tại những vùng có quy mô khai thác thuỷ sản lớn cần tập trung thực hiện các biện pháp sau: - Sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm các nguồn hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với vốn tự có để xây dựng một đội tàu đánh bắt xa bờ tại địa phương (đóng mới hoặc nâng cấp những tàu vẫn đạt tiêu chuẩn sử dụng). Về mặt kỹ thuật, các tàu này cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo quản như hầm đông lạnh với đầy đủ các dụng cụ chứa đựng nguyên liệu hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Về vấn đề tỏ chức của các đội tàu này cũng cần được quán triệt đến từng chủ tàu và nhân viên trên tàu theo một quy chế hoạt động chung để đảm bảo tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và tăng cường lợi ích, tránh hiện tượng tranh giành từ khâu đánh bắt đến khâu bán nguyên liệu. Hoạt động này Công ty chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức, mà chủ yếu dựa trên hình thức thu mua hoặc hỗ trợ vốn để các chủ tàu tự lo liệu. Chưa xây dựng được một hệ thống thống nhất của các chủ tàu đánh bắt xa bờ với nhau, điều này sẽ tạo nên sự không ổn định cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho chế biến thuỷ sản. Đây là một hoạt động nhằm gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu một cách chặt chẽ và lâu dài trong tương lai, điều mà rất quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm thủy sản. - Doanh nghiệp tổ chức thu mua nguyên liệu cần phối hợp với chương trình khuyến ngư của địa phương để phổ biến các yêu cầu và kỹ thuật xử lý, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch đến ngư dân. Cách thức thực hiện nên thông qua các buổi họp tập trung trước khi vào vụ đánh bắt. Đồng thời doanh nghiệp nên ký các hợp đồng thu mua nguyên liệu một cách rõ ràng với ngư dân để đảm bảo duy trì lợi ích của cả hai bên. Hoạt động này có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa nâng cao được trình độ kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của ngư dân, giúp nâng cao được chất lượng nguồn thuỷ sản nhằm đảm bảo chất lượng cho sản xuất sản phẩm, tăng cường sự hợp tác của doanh nghiệp và ngư dân nuôi trồng thủy sản. Điều này tạo tiền đề để phát triển một nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao cho Công ty. - Ngoài ra, doanh nghiệp và tổ chức thu mua cùng với chính quyền địa phương nên có chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời đối với các chủ tàu và đội tàu có sản lượng đánh bắt cao, đảm bảo yêu cầu chất lượng và thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường,. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp xử lý thoả đáng đối với các trường hợp vi phạm như giảm giá mua đối với những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn: xử phạt hành chính nếu vi phạm quy định gây ô nhiếm môi trường.. Hoạt động này giúp cho các chủ tàu, ngư dân của vùng nguyên liệu có ý thức hơn trong việc tăng cường nâng cao khối lượng và chất lượng, đảm bảo theo đúng các yêu cầu mà doanh nghiệp đã hợp tác như trong hợp đồng đã ký kết. + Về nguyên liệu nuôi trồng, đây là nguồn nguyên liệu lâu dài và chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng. Để đạt được điều đó, các địa phương nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Hướng dẫn chỉ đạo cụ thể đến từng hộ dân về quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản của địa phương với từng loại sản phẩm theo đặc điểm sinh thái của mỗi vùng. Chỉ tổ chức nuôi trồng với quy mô lớn khi đã được các tổ chức đảm bảo thu mua sản phẩm. - Tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền thông qua đội ngũ kỹ thuật viên của chương trình khuyến nông, khuyến ngư và chuyên gia các viện nghiên cứu, các trường đại học về kỹ thuật nuôi trồng (trọn giống, chăm sóc, phòng trừ bệnh dịch, thu hoạch và bảo quản) cho nông dân và ngư dân. Đồng thời cần cử cán bộ theo dõi thường xuyên các diện tích nuôi trồng để hướng dẫn kỷ thuật cụ thể, phát hiện dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản, nâng chất lượng hàng thuỷ sản sản xuất, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng, giảm các chi phí phải giải quyết các sai phạm. Đây là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu mà Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cần phải quan tâm thực hiện. Vì nó không chỉ là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn là điều kiện sống còn của Công ty trong quá trình hội nhập của nền kinh tế quốc tế hiện nay. Thứ hai: Nâng cao và cải tiến công nghệ chế biến cho phù hợp với nguồn nguyên liệu và yêu cầu về sản phẩm của thị trường. Giải pháp này ra đời với đòi hỏi cấp bách về chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Với trình độ khoa học phát triển như hiện nay trên thế giới thì công nghệ sản xuất hàng thuỷ sản của nước ta nói chung đang còn rất lạc hậu, quy mô hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng mà mình có. Có sự phát triển không đồng đều giữa vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến sản phẩm thuỷ sản, bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường ngày một đa dạng và phong phú, với thiết bị và công nghệ chế biến như hiện nay thì chúng ta không thể khai thác hết được những thuận lợi mà ngành thủy sản Việt Nam có, nhưng ngược lại chúng ta cũng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, vì hiện nay có thể nói rằng sản phẩm thủy sản của ta đang còn rất đơn điệu, chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, giá trị thấp. Điều này sẽ làm yếu đi rất nhiều năng lực cạnh tranh của mặt hàng này không những trên những thị trường mà ta xuất khẩu, mà còn trên chính thị trường nội địa. Vì vậy, để nâng cao được năng lực cạnh tranh của mặt hàng này thì ngoài giải pháp là tạo nguồn nguyên liệu ổn định chúng ta còn phải nâng cao và cải tiến công nghệ chế biến cho phù hợp với nguồn nguyên liệu và yêu cầu về sản phẩm của thị trường. Trong đó các biện pháp cụ thể bao gồm: - Doanh nghiệp nên tạo lập kế hoạch chi tiết về đổi mới công nghệ chế biến. Trong bản kế hoạch này cần chi tiết những nội dung cơ bản như: thời gian thực hiện; loại công nghệ định chọn (cần nêu rõ đổi mới toàn bộ hay từng phần); công suất mới dự kiến; mức đầu tư dự kiến và nguồn vốn có thể huy động, yêu cầu về nguồn nhân lực tương ứng với công nghệ mới. - Doanh nghiệp nên lựa chọn công nghệ trên cơ sở đặc điểm của vùng nguyên liệu. Nhìn chung, nếu các nhà máy chế biến nằm tại các vùng ven biển (như Xí nghiệp chế biến thủy sản nằm tại Quảng Ninh của Công ty) thì nên chọn công nghệ có thể chế biến cả cá, tôm, cua, ghẹ, nhuyến thể, với đa chủng loại sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ, doanh nghiệp có thể chọn công nghệ chuyên dụng cho chế biến cá và tôm vì đây là hai loại nguyên liệu chính của những vùng này. - Về nguồn nước, trước hết doanh nghiệp cần huy động tối đa nguồn vốn tự có để mua sắm, nâng cấp dây chuyền máy móc thiết bị và cải tạo mặt bằng nhà xưởng. Tiếp đến doanh nghiệp có thể đề nghị được vay vốn tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng quốc doanh hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài thông qua việc đưa ra đề án sản xuất kinh doanh với công nghệ mới có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang có chiến lượng mở rộng, hoặc thâm nhập thị trường Mỹ và EU thì có thể tính đến phương án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản tại các thị trường đó bằng cách tìm kiếm đối tác là các hãng (hãng, công ty) hoặc lực lượng Việt Kiều. Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp có thể chủ yếu dựa vào nguồn vốn của đối tác nước ngoài và góp vốn bằng nguyên liệu mua từ Việt Nam. Làm như vậy, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, đồng thời có thể tạo ra sản phẩm giá trị tăng và dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ do sản phẩm đã được đảm bảo đủ tiêu chuẩn và tận dụng được ưu thế của Công ty bản địa đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài việc làm tốt các vấn đề trên, doanh nghiệp chế biến cũng cần phải quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua, bảo quản nguyên liệu, quá trình chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm dựa trên những quy định mà Ngành, Nhà nước và yêu cầu của khách hàng. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến hình thức, chất liệu dùng làm bao bì sao cho vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, vừa hấp dẫn khách hàng và từng bước tạo lập thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Nếu giải pháp này được đưa vào triển khai và thực hiện thành công thì Công ty đã tạo được một tiền đề vững chắc để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong định hướng kế hoạch của Công ty từ nay đến năm 2005 thì chỉ chú trọng việc nâng cao thiết bị, công nghệ kỹ thuật phục vụ cho việc chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Chưa nâng cao đến việc tìm cách thu hút vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài hoặc Việt Kiều, trong khi chúng ta lại đang rất cần vốn để đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm thuỷ sản của Công ty. Việc liên doanh, liên kết chưa được xem là phương thức để thu hút vốn vì theo tâm lý thì chúng ta không muốn phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức nào, hơn nữa trình độ trong công tác quản lý mặc dù đã có những bước cải thiện đáng kể xong vẫn chưa đáp ứng được các vấn đề đặt ra khi tham gia vào các hoạt động này. Đấy là một trong số những nguyên nhân mà Công ty chưa tập trung đẩy mạnh loại hình thức này để mở rộng thị trường và phát triển. Hiện nay Công ty đang liên doanh với một đối tác ở Liên bang Nga còn lại các cơ sở khác đều là của Công ty, vấn đề về vốn đầu tư cũng là một trong những khó khăn mà Công ty đang tìm cách giải quyết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Thứ ba: Đầu tư thoả đáng cho công tác Marketing Marketing là tất cả các hoạt động từ lúc bắt đầu sản xuất sản phẩm đến khi sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khâu cuối cùng này - đó chính là khâu tiêu thụ sản phẩm, hoạt động marketing tốt thì số lượng tiêu thị sản phẩm sẽ cao, doanh thu đạt được tăng, lợi nhuận cao. Đó là mục đích cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn. Vì vậy hoạt động marketing là cái nút quan trọng cuối cùng giải quyết mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, khi mà công tác quảng bá sản phẩm đang được các doanh nghiệp quan tâm khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, thì không thể thiếu marketing. Có rất nhiều cơ sở để có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động marketing đối với doanh nghiệp muốn phát triển. Vì vậy để nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì một trong những giải pháp quan trọng là doanh nghiệp cần phải đầu tư thoả đáng cho công tác marketing. Cụ thể nội dung công việc cần thực hiện như sau: - Tạo lập nhóm cán bộ chuyên làm công tác marketing, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng cáo. Nhóm cán bộ marketing này có thể được hình thành bằng cách tuyển dụng mới hoặc cử cán bộ theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ marketing tại các trung tâm bồi dưỡng hoặc các trường đại học. - Xây dựng phương án quảng cáo sản phẩm phù hợp, trước hết có thể tham gia các kỳ hội chợ chuyên ngành tại nước ngoài và đề nghị sự giúp đỡ của các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu về thông tin sản phẩm của doanh nghiệp. Tại Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội thì hiện nay chưa có một văn phòng dành riêng cho các hoạt động marketing, mà chỉ có các phòng kinh doanh kiêm luôn cả nhiệm vụ này, điều này sẽ làm cho các hoạt động chồng lấn lên nhau, hiệu quả công việc sẽ không cao. Chúng ta cần phải biết rằng hoạt động marketing không chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà nó còn đưa hình ảnh của sản phẩm tới người tiêu dùng, lúc này sản phẩm sẽ tồn tại bền vững trên thị trường. Khi đó năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngày một cao hơn. 2. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp nói riêng và các nhà sản xuất, kinh doanh hàng thuỷ sản nói chung bằng việc thực hiện những biện pháp cấp thiết như trên, còn cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước giúp họ không trệch hướng và đạt tới thành công một cách thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển xuất khẩu thuỷ sản bao gômd: Thứ nhất, là thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi một cách hợp lý hơn. Nguồn vốn ưu đãi này nên tập trung cho các lĩnh vực xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ; phát triển các chợ, cảng thu mua hải sản tại các vùng có tiềm năng lớn; hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản và đổi mới công nghệ chế biến. Khi phân phối nguồn vốn này cần đưa ra yêu cầu cam kết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đối với từng địa phương, doanh nghiệp và hộ dân. Đồng thời có biện pháp kiểm tra thường xuyên về tình hình thực hiện thông qua cán bộ chuyên môn tín dụng để có biện pháp kịp thời khi có sai phạm. Đây là một biện pháp rất cần thiết để sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, vì đã xảy ra tình trạng là nguồn vốn đầu tư không sử dụng đúng gây nên thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Công việc kiểm tra và giám sát sẽ có tác dụng nâng cao hơn ý thức và trách nhiệm đối với nguồn vốn để đầu tư làm sao đem lại hiệu quả cao nhất. Thứ hai, là tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. Bộ thuỷ sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cục đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng và biện pháp kiểm tra, giám định sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời tăng cường và hoàn thiện năng lực hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận vệ sinh thuỷ sản Việt Nam (NAFIQUACEN). Hoạt động của cơ quan này cần được tiến hành thường xuyên và toàn diện hơn đối với các loại thuỷ sản khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó cần có các biện pháp tuyên truyền để các chủ tàu, thuyền viên, các doanh nghiệp và các cán bộ công nhân viên của họ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Biện pháp tuyên truyền có thể thông qua các cuộc hội thảo tổ chức theo cấp ngành; các buổi nói chuyện chuyên đề tại các doanh nghiệp, địa phương,. Cùng với các biện pháp trên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên có sự hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bằng cách cung cấp thông tin thị trường, tư vấn sản xuất nuôi trồng, giải đáp về chính sách quản lý, luật pháp và những ưu đãi,đến từng doanh nghiệp, hộ dân. Trong những năm tới, nếu như điều kiện thiên nhiên thuận lợi và các biện pháp nêu trên được thực hiện một cách đồng bộ thì ngành Thuỷ sản nói chung xuất khẩu thuỷ sản nói riêng sẽ không ngừng phát triển. Từ đó sẽ khẳng định thêm được vị thế của thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Nhờ vậy sẽ nâng cao được mức sống, trình độ của người lao động trong ngành. Đồng thời nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng địa phương có thế mạnh về nguồn lợi thuỷ sản nói chung. Từ các giải pháp từ phía doanh nghiệp và Nhà nước nói trên, ta thấy rằng để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng ta cần phải có những biện pháp thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp một cách đồng bộ có hiệu quả thì mới nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường và thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, chúng ta càng cần thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng. Kết luận Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội- sự phát triển của Công ty là một đóng góp cho sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thuỷ sản một tiềm năng lớn của Việt nam cần được khai thác một cách triệt để tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sẽ đem về một nguồn thu ngoại tệ cho Đất nước. Với phạm vi bài luận văn của mình, em đã tập trung nghiên cứu vào 3 phần cơ bản: Phần I – Lý luận chung về khả năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu. Phần II – Thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ. Phần III – Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ. Từ những đánh giá đó em đã nêu lên được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường Mỹ, đáp ứng theo yêu cầu của đề tài đặt ra. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Nguyễn Thị Hường. cùng sự kết hợp của thầy Th.s Mai Thế Cường – Giảng viên khoa kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản tổng hợp - Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo A. Các tạp chí. 1. Tạp chí thông tin thương mại thuỷ sản số 1, 2, 3 năm 2003 2. Tạp chí khoa học Bộ Thuỷ sản tháng 12/2002 3. Tạp chí Thương mại Thuỷ sản + số 8/2002 của Hà Xuân Thông (Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đối với thủy sản Việt nam) + số 12/2002 bài của Vũ Thu (Thuỷ sản – Nỗ lực bứt phá về đích) + số 7/2002 bài của Thanh Hương (Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam trong 6 tháng đầu năm 2002) + số 2,3/2003 bài của P. Dương(Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội) 4. Tạp chí Ngoại thương số 7/2002 bài của T. Hải. (Cần nâng cao công tác kiểm tra quản lý chất lượng đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam) 5. Tạp chí Thị trường và Quản lý năm 2001 bài của Nguyễn thị Thu Hương (Những thuận lợi và thách thức khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết) 6. Tạp chí kinh tế và phát triển số 53/2001 bài của PGS.TS. Nguyễn Duy Bột.(Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại hiện nay và những vấn đề đặt ra cho thương maị Việt Nam) B. Sách 1. Chiến lược cạnh tranh của Michael E Porter 2. Lý thuyết quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân 3. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ của GS.TS Võ Thanh Thu sản xuất năm 2001 4. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (Nhóm hàng thủy sản): của Bộ Nghiên Cứu Thương Mại sản xuất năm 2002 C. các tài liệu khác 1. Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của Công ty Seaprodex Hà Nội - tháng 2/2003 2. Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty Seaprodex Hà Nội - tháng 1/2003 3. Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ngành thuỷ sản thời kỳ 2000 – 2001 của Bộ Thuỷ sản. 4. Các báo cáo tổng kết cuối năm của ngành thuỷ sản. 5. Các Thông tin trên mạng Internet của Bộ thuỷ sản: Seaprodexhn@hn.vnn.vn 6.. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường Đại hoch Kinh tế quốc dân- khoa Quản trị kinh doanh quốc tế tháng 10/2001 . các bảng phụ lục đi kèm. Phụ lục 1: Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng tôm của Thái lan Nước Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Mỹ 60 800 Nhật 18,6 265 Canađa 7,65 108 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 12/01). Phụ lục 2:Giá mặt hàng cá rô phi trên thị trường Mỹ Giá một số sản phẩm cá rô phi tại thị trường Mỹ năm 2002 (USD/KG) Sản phẩm Tại đầm nuôi Bán buôn Bán lẻ Giá nhập khẩu đông lạnh nguyên con 1,10-2,00 2,00-2,35 2,20-5,00 1,28 Cá sống nguyên con 2,20-6,60 2,80-7,50 4,00-10,00 Phi lê đông lạnh 4,80-6,75 5,50-7,80 7,00-11,50 4,23 Cá tươi nguyên con 2,30-3,00 3,00-4,00 4,00-9,00 Phi lê tươi 5,00-7,00 6,00-8,00 8,00-12,00 5,30 (Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số 3/2003). Phụ lục 3: Một số nước cung cấp cá rô phi chính cho Mỹ. Nước cung cấp Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khối lượng (nghìn pound) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìn pound) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìn pound) Giá trị (nghìn USD) Hondurat 1.745 4.029 2.306 5.956 3.169 8.634 Nicaragoa 37 87 45 100 Cotarica 5.092 10.654 5.916 13.583 6.853 16.485 Giamaica 492 1.308 435 1.292 262 766 Thái lan 357 612 436 888 572 941 Trung quốc 12,6 9.423 29.743 21.032 29.960 19.711 Đài loan 55.040 39.571 39.085 27.690 65.716 34.459 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 4/2002). Phụ lục 4: Nhu cầu nhập khẩu cá rô phi của Mỹ. Năm Giá trị (triệu USD) Số lượng (triệu pound) 2000 94,6 89 2001 127,8 124 2002 231 136 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 4/2002-Trang 20). Phụ lục 5: nhu cầu nhập khẩu tôm (theo loại chế biến) của thị trường Mỹ năm 2000 đến 2002. Năm Tôm vỏ đông lạnh Tôm thịt đông lạnh Tôm giá trị gia tăng Tổng nhập Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 2000 199.508 50 124.681 31 76.148 19 400.337 100 2001 152.588 44 129.000 37 63.288 18 345.078 100 2002 115.368 38 185.254 41 87.021 21 395.025 100 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản) Phụ lục 6: Nhu cầu nhập khẩu tôm (theo cỡ) của thị trường Mỹ năm 2001 và 2002. Đơn vị: tấn Năm Cỡ lớn 16/20 và 15 trở lên Cỡ trung A 21/25 và 26/30 Cỡ trung B 31/40 và 41/50 Cỡ nhỏ 51/60 trở xuống Tổng 2001 43.813 47.827 56.383 51.485 199.508 2002 32.972 29.877 45.479 44.461 152.788 2002/2001 32,9 60,1 24,0 15,8 30,6 (Nguồn; Tạp chí thương mại số 3/2002 Thuỷ sản). Phụ lục 7: Giá tôm đông lạnh theo các cỡ Trong năm 2001 và 2002 trên thị trường Mỹ. Đơn vị: USD/kg Năm Cỡ lớn 16/20 và 15 trở lên Cỡ trung A 21/25 và 26/23 Cỡ trung B 31/40 và 41/50 Cỡ nhỏ 51/60 trở xuống Tổng 2001 13,68 10,59 8.64 6,27 9,79 2002 15,85 13,30 11,16 8,48 11,81 2002/2001 -13,6 -20,4 -22,6 -26,1 -11,7 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 12/2002). Phụ lục 8: Giá trung bình Tôm đã chế biến của thị trường Mỹ trong năm 2001và 2002. Đơn vị: USD/kg Sản phẩm 2001 2002 % 2001/2002 Bao bột và tôm đông lạnh 8,2 7,9 -3,6 Đóng hộp 5,2 5,0 -3,8 Đông lạnh trong túi chứa khí 4,5 4,7 +4,4 Đông lạnh và chế biến khác 11,6 8,9 -23,3 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 1/2003). Phụ lục 9: Các nước cung cấp tôm chính cho thị trường Mỹ. Nhập khẩu tôm năm 2001 của Mỹ. Nước Loài tôm Giá trị (nghìn USD) Inđonêxia Thẻ, nâu, sú, rảo, bông, chì, he Ôxtrâylia, he chân trắng 581.917 ấn độ Nâu, sú, bông, he Nhật, he chân trắng. 382.302 Việt nam Sú, bông, he Nhật, chì, he Trung quốc, he chân trắng. 289.860 Thái lan Sú, bông, he Nhật, chì, đỏ, he chân trắng. 225.437 Trung quốc Sú, bông, he Nhật, đỏ, he Trung quốc, he chân trắng 113.539 Philippin Thẻ, sú, bông, he Nhật, chì, đỏ, he chân trắng. 88.245 ôxtrâylia Thẻ, chì, he Ôxtrâylia 71.849 Nga đỏ 66.693 Nước khác Các loại khác 478.456 Tổng 2.296.318 (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 10/2002). Phụ lục10: Những doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường năm 2001. Tên thị trường Tên doanh nghiệp Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Các mặt hàng chính Mỹ. C.ty chế biến thuỷ sản và XNK Cà mau (Camimex) 43 Tôm PTO, EZP, CPTO, PD Ôxtrâylia C.ty thực phẩm XNK Lam Sơn 4,2 Tôm sú đông lạnh, tôm mũ ni Đức C.ty nông súc sản XNK Cần Thơ Cá phi lê. Thái lan C.ty TNHH Chế biến và XNK Phú Cường (Cà mau). 3,5 Tôm sú vỏ, tôm sú nguyên con Nhật bản C.ty thực phẩm XNHK Tổng hợp Sóc Trăng (Fimex). 35 Tôm duỗi, tôm tẩm bột, tôm chiên, tôm IQF Trung quốc C.ty Cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Ninh (Seaprodex Quảng Ninh). 15 Tôm, mực khô, cá sống, cá đông, cá ướp đá, rong câu (Nguồn: Tạp chí thương mại Thuỷ sản số 12/2001). Phụ lục 11: Một số mặt hàng thuỷ sản chínhmà Mỹ có nhu cầu nhập khẩu. Đơn vị tính: Sản lượng (nghìn tấn) Giá trị (nghìn USD) Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Tôm 321 345,1 400,3 458,7 Cá nheo 205 267 262 275 Cá rôphi 19 29,6 52 54,3 Cá hồi 98,7 109,4 144 156 Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 45,6 40,6 48,1 51,3 (Tạp chí thương mại thủy sản số 3/2002). Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I – Những lý luận chung về năng lực cạnh tranh 3 I. Lý luận chung về cạnh tranh 3 1. Các khái niệm 3 2. Phân loại năng lực cạnh tranh của hàng hoá 6 2.1. Các chỉ tiêu thuộc về bản thân hàng hóa 6 2.2. Các chỉ tiêu thuộc về môi trường kinh doanh 8 3. Các công cụ cạnh tranh 10 3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm 10 3.2. Cạnh tranh về giá 11 3.3 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 12 3.4. Cạnh tranh trong phân phối và bán hàng 13 3.5. Cạnh tranh dựa vào uy tín của sản phẩm 14 II – Năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 15 1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 15 2. Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 16 2.1. Các chỉ tiêu đo lường của một doanh nghiệp 16 2.2. Các chỉ tiêu đo lường của một hàng hoá xuất khẩu 18 3. Các nhân tố ảnh hưởng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 22 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh 22 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía đối thủ cạnh tranh 23 III – Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 24 1. Đặc điểm mặt hàng thủy sản 24 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của 26 2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam là đòi hỏi cấp bách 26 2.2. Hàng thủy sản là một trong số các mặt hàng mũi nhọn 27 2.3. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thế giới là rất lớn 27 2.4 Việt nam có nhiều lợi thế trong sản xuất hàng xuất khẩu 28 2.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 29 Kết luận chương I 31 Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng ts của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội trên thị trường Mỹ 32 I – Vài nét về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 32 1. Lịch sử hình thành của Công ty 32 2. Quá trình phát triển của Công ty 32 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 36 3.1. Chức năng của Công ty 36 3.2. Nhiệm vụ của Công ty 36 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 37 5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 39 5.1. Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 39 5.2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty 40 II – Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nhóm hàng thuỷ sản của Công ty trên thị trường Mỹ 50 1. Tình hình chung về xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam 50 2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Công ty nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng 52 3. Phân tích năng lực cạnh tranh các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 55 3.1 Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ qua các chỉ tiêu. 55 3.2. So sánh khả năng cung cấp hàng thuỷ sản với các đối thủ chính 58 3.3. Phân tích việc sử dụng các công cụ cạnh tranh 62 3.4 Phân tích việc sử dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty 64 III. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 65 1. Những ưu điểm 65 2. Những tồn tại 67 3. Nguyên nhân của những tồn tại 68 kết luận chương II 71 Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của Công ty trên thị trường Mỹ 72 I. Những cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường Mỹ 72 1. Những cơ hội 72 1.1 Cơ hội do tự nhiên mà có. 72 1.2. Cơ hội do sự thay đổi môi trường kinh doanh 74 1.3 Cơ hôi do sự cố gắng của Công ty 76 2. Khó khăn và thách thức 77 2.1. Khó khăn 77 2.2. Thách thức 80 II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 83 1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 83 2. Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước 89 kết luận 92 danh mục tài tiệu tham khảo 93 các bảng phụ lục đi kèm 95 Mục lục bảng Bảng 1: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (1995 – 2002) 27 Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty (1990 – 2002) 35 Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (1998- 2002) 40 Bảng 4: Kết quả sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty 42 Bảng 5: Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty 44 Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty 49 Bảng 7: Cơ cấu mặt hàng và thị phần của Công ty trên thị trường Mỹ 54 Bảng 8: Giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty 56 Bảng 9: Khối lượng, giá trị cá rôphi đông lạnh xuất khẩu của Thái Lan 59 Bảng 10: Thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc 60 Bảng 11: Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng thủy sản của ấn Độ 61 Mục lục Hình Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 41 Hình 2: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ 51 Hình 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường Mỹ 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9390.doc
Tài liệu liên quan