Đề tài Nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam

Mở đầu 1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và nhưng con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn . Đề tài “nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam” còn khá mới mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu khai thác một số biện pháp gây cười cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam - nó là một yếu tố quan trọng trong thi pháp truyện cười .Đề tài này với hi vọng sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện cười. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các công trình của các nhà nghiên cứu như sau: Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb Giáo dục Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian Vũ NGọc Khánh ( 1 ), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục Nguyễn Xuân Kính( ), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Hoàng Bắc( ), Truyện cười người xưa, Thu Trinh( ), Truyện cười xưa và nay Nguyễn Đức Hiền(1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb Thanh Hóa Lữ Huy Nguyên( ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu lâm và các Trạng Chí Vĩnh(2006), Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Triều Nguyên(2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb Giáo dục Còn nhiều bài phân tích, nghiên cứu của nhiều tác giả khác mà tôi chưa thể thống kê ra hết. Nó giúp cho bạn đọc hiểu biết sâu sắc và hứng thú hơn về truyện cười. Mặc dầu đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện cười, nghệ thuật truyện cười, họ đã đưa những đánh giá, nhận xét và nhiều dẫn chứng chứng minh cho bài viết của mình nhưng nhìn một cách tổng thể thì số lượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít và chưa thực sự đáp ứng được hết những nhu cầu ngày càng cao của thể loại này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam. 3.2.Phạm vi Để thực hiện được vấn đề đó,chúng tôi dựa vào các truyện cười dân gian Việt Nam, liên hệ với một số truyện cười hiện đại cũng như các vấn đề liên quan đến các nhân vật có thực trong truyện như: các địa danh lịch sử, hoàn cảnh lịch sử xã hội, ngôn ngữ địa phương, . 4.Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê: thống kê các truyện dân gian Việt Nam ,các công trình nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét .Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề. Phương pháp thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ nghệ thuật truyện cười. Phương pháp logic học: bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một cách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian. Phương pháp đối chiếu - so sánh: sử dụng phương pháp này để đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện ở các vùng miền, các giai đoạn lịch sử hay là giữa truyện cười dân gian Việt Nam truyền thống và truyện cười hiện đại. 5.Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có ba chương sau: Chương 1.Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt Nam Chương 2.Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam. Chương 3.Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 6.Đóng góp của đề tài Kế thừa và tiếp tục phát huy nhưng thành tựu của những công trình nghiên cứu nghệ thuật truyện cười đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm công sức vào việc khảo sát một số biện pháp nghệ thuật gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam- một trong những yếu tố quan trọng trong nghệ thật truyên cười dân gian. Bằng các phương pháp hệ thống, phân tích- tổng hợp, so sánh- đối chiếu,phương pháp thi pháp học và phương pháp logic học, .để hệ thống hóa vấn đề nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam một cách khái quát, đầy đủ nhất. Nhằm mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá và phân tích những phần tiếp theo . MỤC LỤC Mở đầu 1 1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.2.Phạm vi 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5.Bố cục của đề tài 3 6.Đóng góp của đề tài 3 NỘI DUNG 5 1.1. Khái niệm truyện cười 5 1.2. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam 8 Chương 2. Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 10 2.1.Nhân vật 10 2.1.1. Cách đặt tên nhân vật 10 2.1.2. Lời nói đáng cười 11 2.1.3. Cử chỉ đáng cười 12 2.1.4. Tính cách đáng cười 13 2.1.5. Hoàn cảnh đáng cười 14 2.2 Kết cấu kịch tính, bất ngờ 16 2.2.1 Kết cấu “tiệm tiến” 16 2.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh” 17 2.3. Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Viêt Nam 18 2.3.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết 18 2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa 25 2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 32 2.3.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ 36 2.3.5 Chơi chữ dựa vào tiếng lóng 38 2.4 Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm Việt Nam 38 2.4.1 Nói tục là để thoát ly sự bực bội, để đối phó với trường họp bất bình trong xã hội 39 2.4.2 Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người. 41 Chương 3. Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 44 3.1 Mục đích của truyện cười dân gian Việt Nam 44 3.1.1 Truyện cười nhằm mục đích “mua vui” 44 3.1.2 Truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm 45 3.2 Ý nghĩa của truyện cười dân gian Việt Nam 49 3.2.1 Ý nghĩa xã hội 49 3.2.2 Ý nghĩa nhân sinh 51 Kết luận 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12159 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta. Có lẽ do giận quá mà chị ta không nhận ra ý nghĩa này lúc nói. 2.3.2.5 Chơi chữ dựa vào sở chỉ Sở chỉ (hoặc “cái sở chỉ”) là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác định gồm những đối tượngcuj thể, được từ (có nghĩa ổn định) hay một tổ hợp lâm thời biểu thị. + Tạo nhiều tổ hợp cùng sở chỉ Bên cạnh từ ngữ thường dùng, có các tổ hợp lâm thời được tạo ra để cùng chỉ một con người, một sự vật, hiện tượng. Do sự mâu thuẫn giữa chúng (các từ, các tổ hợp lâm thời này), mà ý nghĩa thẩm mĩ hình thành. Truyện cười sử dụng hình thức chơi chữ này để tạo ra tiếng cười. Truyện Đậu phụ, “Nhà sư nọ ăn vụng thịt chó. Chú tiểu bắt gặp, bèn hỏi: - Bạch sư cụ, cụ ăn gì đấy ạ ? Ông sư nói dối: - Ăn đậu phụ. Một lát sau, có tiêng chó cắn nhau ầm ĩ ở sau chùa. Sư bảo tiểu ra xem chuyện gì. Chú tiểu ra xem, trở vào thưa: - Bạch sư cụ, đó là đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!” “Đậu phụ” và “chó” cùng chỉ loài khuyển cầy đang cắn nhau. Ông sư gọi thịt chó là đậu phụ, tức là đã thực hiện một sự đồng nhất (giữa hai loại thức ăn trong soong nồi), để che đậy; Chú tiểu gọi chó (đang cắn nhau) là đậu phụ, cũng là chuyện đánh đồng, nhưng thay vì cho khuất lấp đi, lại mở bung ra, sống động và “ầm ĩ” nữa. Hay truyện Thuốc độc, “thuốc độc” và “rượu” cùng chỉ chất khiến anh đầy tớ “nằm oặt dưới đất, nồng nặc hơi men”, sau khi uông vào. Ông chủ muốn”dán nhãn” thuốc độc vào chai rượu nhằm răn đe anh đầy tớ, không ngờ anh ta ranh ma quá thể. + Tạo một tổ hợp có nhiều sở chỉ “Một ông quan muốn ăn thịt ếch, sai lính không biết con tên là con thanh lịch, mới gọi là con thanh tịnh. Lính không biết con thanh tịnh là con gì gặp ai cũng hỏi.Hỏi nhằm nhà sư, nhà sư bảo: “Trên đời chỉ có kẻ tu hành là người thanh tịnh mà thôi”, Vậy là lính bắt nhà sư trói lại, mang về giam: - Bẩm, con đã bắt được con thanh tịnh về đây rồi ạ. Quan truyền: - Thế thì chặt đầu, lột da cho ta! Sư nghe hoảng hồn, van nài: - Nhờ các anh bẩm lại với quan, hôm nay tôi có ăn mấy miếng thịt cầy, không còn thanh tinh nữa. “Thanh tịnh” trong cách hiểu của ông quan,là “ếch”; trong cách hiểu của ông sư, là “kẻ tu hành” ; còn trong cách hiểu của người lính, thì đó chính là ông sư nọ. Truyện nhằm đả kích cả quan lẫn sư. + Tạo một tổ hợp không phải gọi tên gọi thường dùng, để gọi tên người, và goi tên sự vật, hiện tượng. Dùng tên sư vật này để gọi sư vật kia, khi giữa chúng có mối quan hệ này xác định tuy nếu A nhưng thực chất là nói đến B. . “Có anh nọ đến nhà anh kia. Đến bữa, anh kia thành thực mời: - Chẳng mấy khi lại chơi, xin mời anh dùng vơi vợ chồng tôi bữa cơm rau. Liếc nhìn mâm cơm chỉ có rau muống và đĩa mắn, anh nọ xoa tay: - Thôi, thôi!...Anh cứ vẻ , để khi khác. Anh kia giận dỗi: - Anh chê cơm nhà tôi nghèo? -Ấy chết ! Đâu phải. Nói anh tha lỗi, thật tình là tôi ăn rồi. Đúng lúc đó, vợ anh kia bưng đĩa thịt gà thơm phức lên, kèm mấy quả ớt chín đỏ, đặt vào bàn. Mắt anh nọ sáng lên: - Ồ, ớt tươi à! Có ớt tươi thì tôi ăn vậy”.[15,101] “Ớt tươi” mà anh nọ nói ra, hiểu là “đĩa thịt gà”. Ở đây, là cách dùng vật có giá trị cao hơn, khi chúng cùng xuất hiện. + Tạo lẫn lộn sở chỉ Tạo lẫn lộn sở chỉ là cách làm của hàng loạt truyện cười, giai thoại. Đó là sự lẫn lộn giữa người và vật, giữa người này với người kia, giữa các sự vật với nhau và giữa các đối tượng hành động của con người. Cách chơi chữ này chủ yếu dựa trên cơ sỡ cùng âm. Ví dụ lẫn lộn giữa người với động vật trong truyện sau: “Lão nọ được mời ăn cỗ. Lão uống thật nhiều rượu. Khi tan cuộc, trên đường về nhà, lão ta lảo đảo rồi nhắm nằm vật xuống vệ đường nôn thốc nôn tháo. Lão rên một hồi rồi thiếp đi. Một con chó tiến lại gần, ăn hết những thức ăn mà lão nọ nôn ra. Ăn xong, nó liếm lên cằm, lên miệng lão ta. Anh say thấy buồn nôn và ngứa ngáy. Trong cơn mê, lão ú ớ: - À, phải, phải! Bác cứ mời đi! Bác cứ mời đi!”[11,75] “Bác” ở lời ú ớ của lão say, chỉ một người cùng mâm trong bữa ăn cỗ; còn trong ngữ cảnh, đối tượng tương ứng là con chó. Hàm ý đánh đồng lão say cùng hàng với con chó để phê phán. 2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 2.3.3.1 Chơi chữ theo cách tách, ghép từ ngữ Tách từ ngữ làm đôi, không cho chúng hợp nhất như vốn có, hoặc ghép hai đơn vị tưởng rằng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng thật ra là hai yếu tố, thành tố của một từ ngữ, để chơi chữ, là điều thường gặp. Có thể chia hình thức chơi chữ này thành hai phần: cách tách, ghép từ; và cách tách ngữ. Hình thức tách, ghép từ ngữ này cũng được sử dụng trong truyện cười nhưng số lượng của nó chiếm tỉ lệ nhỏ. 2.3.3.2 Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ Đảo trật tự, vị trí từ ngữ sẽ làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa (của từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản được đảo). Có hai loại cơ bản sau: đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản và đảo toàn bộ văn bản. Truyện Chửi quan huyện thằng, “Viên quan huyện Thằng nọ có tính hống hách. Một hôm, y chặn một cô bé học trò trên đường đi học, về tội gặp y mà không chào, ra vế đối và bắt cô bé phải đối lại ngay, nếu không đối được, sẽ bị đánh đòn: - “Học trò là học trò con, tóc bỏ lon xon là con học trò.” Cô bé đối lại: - “Quan huyện là quan huyện thằng, xử kiện lằng nhằng là thằng quan huyện.” Viên quan huyện nọ tức lắm nhưng đành đấu dịu với “con ong non”, bởi vế đối cũng chững chạc, khó có thể coi thường”.[1,] “Huyện thằng” là chức quan đặt ra thời Lê mạt, cho nhà giàu nộp thóc để lấy, hàng dưới tri huyện, chuyên trách việc tuần phòng. Cái thú vị của câu này là cách vần vè dân dã và lối đảo: “học trò con” (học trò bé nhỏ)đối với “con học trò” (cô bé học trò); “Quan huyện thằng” (quan huyện loại “thằng”) đối với “thằng quan huyện” (thằng cha quan huyện). Hay truyện “Anh chàng say rượu chân nam đá chân xiêu trở về. Vợ thấy vậy ra đón vào, than thở: - Khổ quá! Đã bảo uống vừa vừa thôi kẻo say… Anh chồng chống chế: - Ai bảo ta say! Nói cho mà biết nhé, tao uống ba say chưa chai!” [15,17] “Ba say chưa chai” tức là ba chai chưa say. ở đây từ ngữ đã bị đảo vị trí do anh chàng này say rượu nên nói năng không còn là trật tự lôgic thông thường nữa. 2.3.3.3. Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu + Chuyển từ ra ngữ, câu . Chuyển từ đa tiết ra ngữ tự do Truyện Chị nỡ lòng nào…, “tương truyền, Trạng Quỳnh (quê ở Hoằng Hóa), đã đùa cô bán bánh giầy, quê ở Tuyên Quang, bằng bài thơ sau: Tuyên Quang , Hoằng Hóa cũng thì vua Nắng cực cho nên phải mất mùa Lại đứng bên hàng xin xỏ chị Nỡ nào mà chị lại không cho!” [2,68] Từ “xin xỏ” có nghĩa là “xin với thái độ tự hạ mình (nói khái quát)”. Nó được anh chàng đang “nắng cực” (nói lái) thốt ra với chị bán bánh giầy, nên cũng mang ý nghĩa “xin được xỏ (chị)”, “xin phép xỏ (chị)” – “xỏ” chỉ hành động giao hợp – đó là ngữ tự do. . Chuyển từ đa tiết thành câu Chuyển từ đa tiết thành câu tức là tạo ra một ngữ cảnh để biến tên gọi sự vật, hiện tượng thành câu (một cấu trúc đề - thuyết, hay chủ - vị). Ngữ cảnh tác động vào từ (tổ hợp từ) là tên gọi sự vật, hiện tượng, theo cách tách đôi tổ hợp ra, chất vấn về sự bất hợp lý của âm tiết cuối trong tổ hợp tên gọi (dùng hiện tượng cùng âm để đánh đồng). + Rút gọn ngữ, câu “Anh nhà nghèo có việc phải nhờ đến lý trưởng, bèn tìm cách trả ơn. Nhà có nuôi một con chó nhỏ, anh ta hứa nó lớn sẽ thịt để mời ông lý chén. Hôm ấy, ông lý đến chơi, khen con chó to và mập. Gặp lúc đứa bé, con anh ta, đang bẩn chèm nhèm ra quần. Anh ta hu con chó đến dọn. Nhưng con chó chỉ ngó rồi bỏ đi. Anh ta mắng chó: - Mi có ăn đi không? Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó!”. Câu “Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó”, bổ ngữ chỉ đối tượng của “ăn” (cứt) , bổ ngữ này mà câu nói trở nên mơ hồ, lẫn lộn giữa hai từ ăn trên, là hành động của chủ thể duy nhất xuất hiện (ông lý). Cách nói của nhân vật trong truyện, đặt trong hoàn cảnh giao tiếp, nhằm phê phán chuyện ăn bẩn của ông lý. 2.3.3.4. Chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửtring câu + Cách ngắt nhịp câu Sử dụng hiện tượng ngắt giọng (ngừng lời nói), ngắt nhịp câu (bằng dấu phẩy, khi viết) vào chơi chữ, tức tạo ra khả năng ngắt nhịp không bình thường, để làm thay đổi ý nghĩa của câu, hoặc hình thành nên một lượng thông tin mới. Việc ngắt giọng, ngắt nhịp (gọi chung là ngắt nhịp) không bình thường này, sẽ hình thành các kiểu kết hợp khác nhau giữa các thành phần ngữ pháp của ngữ, của câu, tạo nên sự thay đổi về ngữ nghĩa , trên cơ sở cùng âm. Có hai cách ngắt nhịp để chơi chữ thường gặp:1. Dùng hình thức ngắt nhịp để ghép hoặc tách hai thành phần ngữ pháp cạnh nhau, tạo ra những cách kết hợp khác biệt, làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa củae chúng ; và 2.Dùng hình thức ngắt nhịp để tách một từ đa tiết làm hai, mỗi bộ phận thuộc một thành phần ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: “Ở một đám ma nọ, có một cô gái khóc cha rraats thảm thương: Cha ơi con đẻ cha ra làm gì Bây giờ cha chết ai thì nuôi u! Nhiều người nghe vậy, ngớ ra. Sau hỏi mới rõ, cô con gái khóc thế này: Cha ơi, con đẻ, cha ra (thăm) làm gì. Do kiểu ngắt giọng nức nở, bất bình thường trong lúc khóc, mới tạo nên sự hiểu nhầm như vậy”. Hay truyện Đơn xin ly dị, “người đàn bà nọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn quá làm đơn xin ly dị. Quan phủ phê “phó hồi cải giá bất đắc phu cựu” (ý nói : không thể đi lấy chồng khác được, phải trở về với chồng cũ). Chị ta tức lắm, tim gặp Xiển Bột, nhờ viết đơn khác để lên quan lần nữa. Xiển xem đơn cũ, bảo: - Còn phải đơn từ nữa làm gì, quan phê thế này là cho chị ly dị rồi.Này nhé “phó hồi cải giá” là chi về đi lấy chồng khác, “bất đắc phu cựu” là không được về vớib chồng cũ nữa. Chị ta nghe giải thích thế, về đi lấy chồng. Anh chồng cũ phát đơn lên kiện quan tỉnh. Quan tỉnh đòi quan phủ lên hỏi. Quan phủ thưa là không hề cho chị ta lấy chồng. Chị ta bị đòi tới, đưa đơn ra, nói đúng như lời Xiển nói. Quan phủ phải đem nửa cơ nghiệp ra khấn quan tỉnh mới được yên”.[] Người phê đơn không có ý ngắt giọng giữa câu, nhưng người được phê thì cứ ngắt theo cách phù hợp với mình (mẩu truyện ngắt sau “cải giá”). Buông lửng câu: là hình thức được sử dụng vào chơi chữ, chủ yếu là buông lửng ở cuối câu, cuối vế câu nhằm thể hiện những nội dung vừa nói. Ở đây, chỗ buông lửng (kkhoong nói ra) lại là điều cần biểu đạt, là thông tin mới. Từ, ngữ buông lửng được nhận ra nhờ ngữ cảnh, hoàn cảnh nói, và hiểu biết, kinh nghiệm của người tiếp nhận. Có hai dạng buông lửng câu để chơi chữ thường gặp: dùng hình thức buông lửng câu để tạo nghĩa ở một số vị trí thích hợp trong văn bản; và dùng hình thức buông lửng câu để tạo nghĩa ở cuối hai vế câu đối, cuối các dòng của bài thất ngôn bát cú luật Đường. Buông lửng trong truyện cười có khác với buông lửng tronh thơ, câu đối, ở chỗ chúng luôn có “lời giải”. Lời giải này chính là yếu tố gây cười của truyện cười. “Ngôn: Tao có thể nói hai câu với mày, câu khen thì mày nổi giận còn câu chê thì mày sẽ vui sướng. Mày tin không? Ngữ: Thử đi! Ngôn: Mày là một thằng hâm… Ngữ (nổi xung): Mày nói gì? Ngôn: Khoan đã, tao bảo mày là một thằng hâm…mộ bóng đá thứ thiệt đó. Ngữ: Có thế chứ. Ngôn: Không những thế, mày còn như một ông thần… Ngữ: Thật hả? Ngôn: Ừ, thần… kinh nặng! (nói xong chuồn vội)”. 2.3.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ Phương ngữ ở đây được hiểu là những biến thể tiếng Việt ở các địa phương (vùng, miền, tỉnh…). Thường chia thành ba vùng phương ngữ lớn: vùng phương ngữ Bắc (gồm các tỉnh Bắc Bộ), vùng phương ngữ Trung (gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế) và vùng phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Mỗi vùng phương ngữ có những đặc điểm riêng về cách phát âm, các lớp từ vựng (có hay không tương ứng với ngôn ngữ phổ thông). Dựa vào phương ngữ để chơi chữ, tức chủ động tạo ra sự “lệch lạc” của việc phát âm hay của lớp từ vựng thuộc một phương ngữ, trong tương ứng với ngôn ngữ phổ thông, cũng mang lại hiệu quả thú vị. Phương thức chơi chữ chủ yếu ở đây là cùng âm phương ngữ. Phương ngữ Bắc: ví dụ trong truyện Trạng Lợn, “Trạng Lợn đi cùng hai người bạn, ngang qua một cổng làng lạ.Bạn thấy cổng ghi “thủ chư dự” (“lấy trong quẻ dự”, chữ ở Kinh Dịch), mới đọc lên. Chung Nhi nghe thế, hiểu lầm ra “thủ chư” là thủ lợn, nên bảo bạn: -Tối nay, anh em ta được chén thủ lợn! Hai anh bạn nghe nói cả cười. Không ngờ là sau đó ở trọ nhà ông Tiên Chỉ, gặp ngày tế xuân, làng đem biếu ông ta một cái thủ lợn, và ông sai pha thủ lợn thiết khách”. [14, 208] “Chư” – “Trư” được tráo lẫn nhau, do sự tương ứng [Ch-] phương ngữ - [Tr-] ngôn ngữ phổ thông. Trạng hiểu tiếng Hán như tiếng Việt mới cho “thủ trư” là “thủ lợn”; thực ra để nói thủ lợn, tiếng Hán phải nói là “ trư thủ”. Phương ngữ Bắc thường lẫn lộn giữa: ch/tr, l/n, s/x. Phương ngữ Trung thường có các từ: “mô, tê, răng, rứa” tương ứng với từ ngữ phổ thông là “đâu, kia, sao, vậy” (các đại từ) hay “O” trong “O đi mô rứa?” được hiểu là “Cô đi đâu vậy?”… Trạng Quỳnh có lần đến Nghi Lộc, nghĩ chân ở một hàng nước, và viết bài thơ trêu cô bán hàng: Trêu cô hàng nước “Băn hạng nay cô đã mấy tuồi? Nước cô còn nõng hay đã nguồi? Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm Lơ thơ dưới móc một buồng chuồi Bán rạn bán dày đều xoa mợ Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi Ăn uộng xong rồi, tiền chựa đụ Biệt nhau cho chịu một vài buồi”. Nếu chuyển sang ngôn ngữ phổ thông, sẽ là: Bán hàng nay cô đã mấy tuổi? Nước cô còn nóng hay đã nguội? Lủng lẳng trên treo dăm nắm nem Lơ thơ dưới móc một buồng chuối Bánh rán bánh dày đều xoa mỡ Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối Ăn uống xong rồi, tiền chưa đủ Biết nhau cho chịu một vài buổi” Ngoài sự biến đổi rất lớn về phát âm (21/56 âm tiết), khiến thay đổi vần điệu niên luật, bài thơ còn tạo nên các cùng âm giữa (phương ngữ và ngôn ngữ phổ thông), dụng ý trêu chọc cô hàng nước. Phương ngữ Nam, chứa nhiều từ như “hổm gài” - từ hôm ấy đến giờ; “nhưn” – nhân; “thắc” – thắt; “chên” – trên… (tương ứng ch/tr; g/r; d/v; … nguyên âm “ơ” mất trong nguyên âm đôi “ươ”, vần “a”/ “ai” thành “ay” …) Ví dụ “ một anh du kích miền Tây Nam Bộ đang ngủ trong mùng, giữa đồng, cạnh con sông. Nửa đêm, bất ngờ anh la lên: - Ôi, con gái chun vô mùng! Con gái chun vô mùng! Đồng đội vội vã xúm lại xem. Thì ra không phải “con gái” mà là “con rái”! 2.3.5 Chơi chữ dựa vào tiếng lóng Tiếng lóng được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nào đó. Chúng là hiện tượng kí sinh của ngôn ngữ, bởi ngững sự vật, hiện tượng chúng gọi tên, đã được từ ngữ toàn dân biểu thị rồi. Tiếng lóng được sử dụng trong chơi chữ khi chúng xuất hiện với một số lượng nhất định, hoặc được đưa vào ngữ cảnh đối lập (thường do hiện tượng đồng âm sánh vai), khiến phải đặt ra yêu cầu tìm các từ cùng nghĩa ở ngôn ngữ phổ thông tương ứng với chúng (tương tự việc chơi chữ cùng nghĩa). “Sư cụ chùa nọ bỗng ngọc thể bất an, nhưng không chịu mời thầy thuốc ngay. Mãi không khỏi, bất đắc dĩ phải cho mời thầy lang đến. Thầy bât mạch thấy sư hâm hấp sốt, nhưng không chẩn đoán ra được bênh gì. Tuy vật, thầy cũng thốt một câu lấp lửng: - bệnh tình này xem ra cũng tốn thuốc đây! Bỗng sư cụ vùng dậy, vái thầy mấy vái mà thưa rằng: - Xin bái phục, thầy đúng là danh sư! Quả thật, tôi lỡ trót dại. Có điều, xin thầy giữ kín mà sinh phúc chữa cho. Tiền thuốc bao nhiêu xin chu tất và xin hậu tạ!” [13, 83] Thì ra, thời ấy, ở vùng xảy ra câu chuyện (Nghệ Tĩnh), “bệnh tình” được giới ăn chơi dùng để chỉ các bệnh hoa liễu. Và ông thầy thuốc đã gặp may cái may kiểu Trạng Lợn. “bệnh tình” (tình hình bệnh), cách dùng của ông thầy lang, là một từ thuộc ngôn ngữ phổ thông. Khi ông sư hiểu “bệnh tình” là chứng bệnh mà mình đang mắc phải (một dạng bệnh hoa liễu) tức dùng theo lối tiếng lóng. 2.4 Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm Việt Nam Chuyện nói tục, thiên về cía tục là chuyện chung của loài người. Người Việt Nam cũng khoái nói tục. Vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất khó cắt nghĩa. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nên tìm hiểu để giải đáp cho thỏa đáng vấn đề này là không dễ chút nào. 2.4.1 Nói tục là để thoát ly sự bực bội, để đối phó với trường họp bất bình trong xã hội Con người ta ở đâu cũng thế, khi gặp một việc không vừa ý, thường thốt lên những tiếng rất gay gắt, thô bạo, người ta bảo “giận quá mất khôn” là thế. Người ta gọi đó là văng tục. Tôi thường gặp những cảnh rất khó chịu như: hai người bạn đang chơi, nói chuyện với nhau rất vui vẻ, bỗng nhiên vì một lời nói trái tai, người bạn bực mình văng tục: Đ. mẹ mi! con C.! hay “làm ăn như cái đếch!”, … Trong truyện tiếu lâm thường sử dụng những yếu tố “tục” cũng nhằm mục đích phản ứng lại những cái xã hội đương thời – xấu xa, bỉ ổi, đầy rẫy những tệ nạn, áp bức, bóc lột, … Đó là những điều, những vật, những việc thầm kín mà người ta thường che dấu, nhất là sinh thực khí của nam và nữ cùng là việc nam nữ phối hợp. Điều mà ta cần lưu ý là: chính vì ở nước ta lễ giáo phong kiến rất kị các yếu tố “tục” ấy. Lễ giáo phong kiến muốn tô vẽ cho các nhân vật phong kiến nét mặt đạo mạo, trang nhã. Nhân dân có ý thức về sự giả tạo ấy, cho nên trong khi cười – bản thân cái cười đã phá tan cái không khí trang nghiêm đạo mạo ấy rồi – lại còn phá thêm vào việc đáng cười yếu tố “tục”. Yếu tố “tục” ấy có tính chất phản phong, dầu là nó được ghép vào sự việc gì và ghép vào cho ai. Nhưng khi nó được ghép vào các công việc của các nhân vật phong kiến thì tính chất phản phong của truyện càng mạnh hơn. Chẳng hạn như trong truyện “ Đối đáp với Tú Cát” [2, 17], Trạng Quỳnh bằng tài thông minh, nhanh trí của mình đã chửi thẳng vào mặt ông đồ (có tên là “Cứt”), ông ta biết đứa bé đang “chơi” mình mà không biết làm sao, đành rút lui. Chỉ với một câu nói tưởng chừng rất lịch sự, tế nhị, rất có lý có tình và kết thúc câu là một từ hạ bệ ông đồ rất khéo, rất chuẩn: “Người có học hơn nhau chỗ ấy! ai chẳng phải có thời nằm trong bọc váy mẹ?. Nay mẹ tôi ốm, em gái tôi còn nhỏ, tôi làm việc ấy có gì đáng để ông phải bịt mũi, hả ông… đồ Cứt?” Vận dụng hiện tượng chơi chữ tách ghép từ, từ đồng âm (“Cứt”: từ tên của ông đồ đã chuyển sang “cứt” – một yếu tố “tục”, một chất thải uế tạp của con người nói riêng và của động vật nói chung). Cũng trong truyện này, Trạng Quỳnh đem “con bọ hung” đối với “ông Tú Cát” (“hung” trong chữ Hán cũng có nghĩa là cát), chẳng khác nào so sánh, hạ bệ ông Tú Cát ngang bằng với một con vật (con bọ hung – một loài giáp xác có vỏ rất cứng, màu đen và gây cảm giác ghê rợn cho con người). Rõ ràng chỉ mới có cách đặt hai vật hơn kém vào chổ so sánh đồng đẳng như vậy mà đã hạ giá và cũng gây được nụ cười đắc ý hay cười chua chát thì tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Như thế đã làm cho người ta nổi cáu lên rồi, huống gì ném những thứ hạ giá này vào mặt quan to, các ông nhà giàu hay các nho sĩ, tu sĩ… cũng đúng là một sự văng tục vào mặt tầng lớp thông thị. Nhìn cái bộ phận sinh dục của người đàn bà mà cho đó là mặt thầy đề; hay qua truyện tiếu lâm sau: “Có ông quan khi bực tức mắng người hầu: - Mày làm như con c. tao! Bà quan nghe được, trách chồng: - Ông nói thế, hóa ra đêm nào nó cũng ngủ với tôi à? Quan thấy dại, vội gọi người hầu, sửa lại: - Thôi, để tao như con c. mày! Nhưng bà vợ vẫn cứ trách: - Ông nói thế hóa ra tối nào ông cũng rúc đầu vào váy vợ hắn à? Quan huyện lại vội vàng gọi người hầu. chửa lại: - Thôi thôi, mày là con c. mày! Tao là con c. tao!” [13, 28] Chuyện thật buồn cười, viên quan cứ loay hoay không biết mình là cái dương vật của mình hay của tên đầy tớ, nhưng dù ngược dù xuôi, thì quan vẫn là “đồ con c.!” Quan huyện đã trở thành một đối tượng để cười cợt, để chế giễu. Những ông tai to mặt lớn đều bị giáng cấp, kể cả ông rậm râu, vạch râu, chỉ vào mồm mình mà bảo đây là cái hĩm của mẹ đứa bé thì còn tư thế gì nữa. Những chuyện tương tự cũng bắt gặp rất nhiều trong truyện tiếu lâm: Trị tội cô hàng chim – Truyện Ba Giai, sử dụng những yếu tố tục như “trái cấm của ả” … Những lời chửi tục: “mẹ bố cái con mẹ nhà này”, … Ba Giai lầm bầm. Sau khi bị “bóp”, “nắn”, “giày vò” “hai quả đào” một cách phũ phàng, cô hàng chim vừa ức vừa xấu hổ, “khóc dở mếu dở”: - “tổ sư thằng chết đâm chết chém! Bà không sợ bay mất mấy con chim, thì bà cho mày biết tay. Cái đồ chết giẫm!” [1, 308]. Một loạt truyện trong truyện tiếu lâm sử dụng yêu tố tục để gây cười: Nâu này của tôi mà! Cạch đến già, bỏ cửa bỏ nhà Tú Xuất lên kinh, tranh nhau cứt sốt, chọi gà, … nhằm mục đích chế giễu, cười cợt, đả kích cái xấu, cái ác, nhất là bọn phong kiến thối nát. Với yếu tố tục trong truyện cười, nhân dân ta đã ném vào bộ mặt đạo đức giả của bọn phong kiến những cái mà chúng cho là “bùn nhơ” là “bẩn thỉu”. Yếu tố tục trong truyện cười thường làm cho tính chất trào phúng được nâng lên đến độ chót của nó. Nó làm cho tiếng cười giòn giã hơn, sự chế giễu cay đọc hơn. Và nó là đặc điểm của truyện tiếu lâm. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là nói đến yếu tố tục là nói đến cái bộ phận sinh dục mà chính cốt là đem đối chiếu song song những cái thấp hèn với cái cao thượng. Do đó, nếu đẩy sự giải thích đến chỗ cho rằng người nông dân cho sự trần truồng là bình thường, và giai cấp phong kiến hay sợ cái tục… là một cách giải thích cưỡng ép, không đúng với sự thật. 2.4.2 Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người. Theo lý thuyết của Freud – nhà khoa học người Đức, giải thích rằng: “nói tục là lợi khí của một bản tính, của dục tình; lúc nào cũng đem lại một sự khoái lạc. Con người luôn luôn muốn hành động theo bản năng, nhưng thường bị xã hội (đạo đức và lương tâm) cấm đoán. Freud bảo đó là sự “bị kiểm duyệt”. Vì sợ bị kiểm duyệt nên nó bị kìm nén để chờ có cơ hội bật ra. Nén xuống bằng cách cắn răng chịu đựng, hoặc bằng cách thổ lộ nhờ những phương tiện nghệ thuật như thơ nhạc, hoặc có khi phải chọn con đường thoát ly sự sống. Nhưng bấy nhiêu cách ấy đều không phù hợp với tất cả mọi người. Chỉ có một cách là cười! cười sẽ làm cho người ta thích thú, thỏa mãn được cái dâm bằng cách nghe (thính dâm). Hành động thì dễ gây tội lỗi, nghe thì không có việc gì xẩy ra. Chuyện tục có thể thỏa mãn cho con người thoát khỏi sự kiểm duyệt. Nhưng tât nhiên người ta cũng sẽ cấm việc nói tục. Càng ngăn cấm, nó lại càng bật ra để con người cười thoải mái. Lý thuyết này của Freud được nhiều người chấp nhận vì nó lý giải một cách phù hợp với tâm lý con người. Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm không những dùng để châm biếm, đả kích, phê phán các hành vi xấu xa hay phản ứng lại chế độ áp bức phong kiến mà nó còn được sử dụng vào mục đích mua vui, chỉ là để thỏa mãn sự nghịch ngợm. Sau một ngày lao động vất vả và chịu nhiều áp lực tâm sinh lý, con người cảm tìm đến với nhau để tâm sự, trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, đặc biệt là những yếu tố tục trong truyện tiếu lâm giúp người ta cười sảng khoái, giòn tan và tan biến mọi lo âu, mệt nhọc. Họ không chỉ sử dụng truyện cười để phản ứng lại những điều bất bình trong xã hội mà truyện cười được xem như la một thú vui tích cực, một trò tiêu khiển rất thú vị như: trong Có chi lạ mà xem? [1, 317] Ba Giai với sự thông minh của mình đã chơi cho cô bán mắm tôm một vố rất đau, khiến cho cô ả - vốn không thua chửi một ai (đã phải đỏ mặt, tía tai, xấu hổ, không nói) từ đanh đá, chua ngoa, văng tục một bồ: “- chả hơi đâu mà gói cho ông! Không có cái đựng thì về chấm mắm tôm của bà ấy mà ăn!” đến khi Ba Giai tìm cách chơi lại, tạo tình huống hợp lý (hai tay đều bận hứng mắm tôm, để mượn cô thò tay lấy tiền ở cạp váy, thừa dịp tóp bụng lại… váy tụt xuống ngay trước mặt cô ả. Ba Giai giả vờ như người mắc cỡ, kêu: - “Ối! cô hàng ơi! ai lại làm thế, cô tụt của tôi làm gì chứ. Hay là… mà của tôi cũng giống như của mọi người, có chi lạ mà cô phải xem; thiên hạ cười chết”. Rõ ràng câu chuyện đã đưa yếu tố tục “mắm tôm của bà ấy” (trong trường hợp này để chỉ “phần kín” của người phụ nữ - tức của vợ ông) và “của (tôi)” để chỉ phần sinh dục khí của người đàn ông (đặt trong văn cảnh, câu lửng giúp ta hiểu ngầm điều này). Hay truyện Có giỏi thì cứ lột thử xem! [1, 322], sử dụng yếu tố tục “tồng ngồng”, “cởi truồng”. Qua hai chuyện này, Ba Giai đã tạo cho mọi người một tiếng cười vui sảng khoái, và cũng dạy cho cô bán hàng một bài học quý. Còn truyện Của cô mày tròn hay méo [1, 418], chỉ qua nhan đề, đã cho ta biết sự nghịch ngợm của Tú Xuất đến mức nào rồi, không cần bình ta vẫn hiểu. Điều đó cũng giải thích câu hỏi: tại sao mỗi khi sử dụng đến biện pháp nói tục, người ta hay viện dẫn những bộ phận sinh dục – nhất là của người đàn bà. Nói gì thì nói, hiện tượng sử dụng yếu tố tục trong truyện tiếu lâm vẫn lộ ra cái khuynh hướng khiêu dâm không thể chối cãi được. Tuy nhiên, do đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ - xã hội phong kiến, thực dân nữa phong kiến thối nát, đầy rẫy nhưngcx bất công, con người sử dụng nó như một sự phản kháng lại xã hội, một thái độ bất bình của nhân dân đối với tầng lớp trên và kẻ thù của họ. Yêu tố tục trong truyện cười thường làm cho tính chất trào phúng được nâng lên đến độ chót của nó. Yếu tố tục làm cho tiếng cười giòn giả hơn, sự chế giễu cay độc hơn. Và nó là đặc điểm của truyện tiếu lâm. Nhiều khi yếu tố tục đã bị lạm dụng. Những truyện như Úm ba la, ba ta cùng khỏi, Thuốc mọc râu, Thả cả ra, … sử dụng cái tục để nói về cái tục một cách thô lỗ, trắng trợn. Những truyện ấy không có ý nghĩa tế nhị của truyện khôi hài chân chính mà cũng không có ý nghĩa sâu sắc của truyện trào phúng chân chính. Tác giả dân gian đã có thể sáng tạo ra những truyện cười tế nhị và sâu sắc, tại sao lại còn đặt chuyện thô lỗ như vậy? Điều này được giải thích như sau: kho tàng văn học dân gian nói chung bao giờ cũn chứa đựng những phần mới chỉ có tính chất nguyên liệu bên cạnh những phần đã được gia công. Những yếu tố tục này gắn liền với đời sống bản năng của con người, không có tính chất lý trí roc rệt mà cũng không có ý nghĩa xã hội chân chính, không thể đóng góp được vào việc giáo dục thẩm mĩ cũng như vào việc đấu tranh giai cấp của nhân dân. Dần dần rồi bộ phận truyện này sẽ giảm và trở nên không cần thiết để trợ lực cho tiếng cười nữa. Chương 3. Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 3.1 Mục đích của truyện cười dân gian Việt Nam 3.1.1 Truyện cười nhằm mục đích “mua vui” Trong cuộc sống, nhiều khi người ta cần phải cười – đó như là một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí không tốn tiền mà đem lại hiệu quả rất cao cho con người. Tiếng cười thoát ra giải tỏa mọi “street”, tâm trạng u uất, bực bội hay những phiền muộn trong lòng. Thay vào đó là tinh thần sảng khoái , thoải mái, tự tin vào chính mình, tin tưởng vào cuộc sống và sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới, những khó khăn thách thức tiếp theo. Khi ấy con người có thể dễ dàng tha thứ cho nhau những sai sót, nhất là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, con người xích lại gần nhau thêm. Kết quả mang lại là sự nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt là con người sau khi được giải tỏa tâm lý. Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Những câu chuyện cười chỉ để mà cười, không có ý nghĩa xã hội sâu sắc hay còn gọi là truyện khôi hài đơn giản. Nó bdduowcj tạo ra chỉ để giải trí đơn thuần mà thôi, cũng có những chuyện cười vào những thói hư tật xấu của con người như: tính sợ vợ, tính lười biếng, tính tham ăn,…Trong những điều kiện nhất định thì những sự vụng về, những thiếu sót về hình dáng bên ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý … dều có thể là một sự gợi ý, lời nhắc nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chửa dần những thói quen, những tật xấu để sống tốt hơn trong xã hội. Ví dụ như trong truyện Ba anh mê ngủ, nói về ba anh chàng này đã mất cảm giác đúng đắn về hiện thực, mà họ cứ tưởng như mình tỉnh táo lắm. Mâu thuẫn là cơ sỡ của sự hài hước. Tiếng cười bật ra để tố cáo mâu thuẫn ấy; ngoài ra, nó không tố cáo một cái gì lạc hậu, xấu xa, phản động. Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí. So với truyện cười dân gian Việt Nam thì truyện cười hiện đại chủ yếu là nhằm mục đích mua vui giải trí hơn là mục đích đả kích, phê phán thì cũng bằng những giọng điệu nhẹ nhàng, gián tiếp và có phần né tránh hơn so với truyện cười dân gian. Điều đó là môt sự phát triển tất yếu của truyện cười Việt Nam, bởi trong xã hội cũ ( xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến) chứa chất bao mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp nhân dân lao động với bọn địa chủ, giai cấp phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) và mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với các nước Đế quốc, thực dân (Pháp, Mĩ, kể cả Trung Hoa). Khi đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và đi lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề giai cấp cũng như các mâu thuẫn dân tộc cũng còn là vấn đề thứ yếu. Các mâu thuẫn ấy còn chăng chỉ là vấn đề đấu tranh trong chính mỗi con người, để trong mỗi người phát triển phần tốt, tiêu diệt dần phần xấu, phần ác. Dần dần xây dựng con người tiến bộ, con người của xã hội xã hội chủ nghĩa – đầy đủ cả tài lẫn đức. Và đó chính là những hạt nhân, những nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng văn minh, phồn vinh và vững mạnh. Truyện Chống sâu răng!, “Vợ hỏi chồng: - Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi, có tốt cho răng không anh? Chồng: - Đương nhiên là tốt rồi, nó còn chống sâu răng nữa đó! Vợ: - Thật thế à? Chồng: - Thật, vì dư lượng thuốc trừ sâu tồn trên rau quả, trái cây tươi, đủ để giết sạch mấy con sâu răng mà!!!” Tiếng cười bật ra giòn tan, vui vẻ. 3.1.2 Truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm “Châm biếm, mỉa mai là một dạng thức của cái hài” (Từ điển văn học) xây dựng hiện tượng mang tính ước lệ cao: nó “ bóp méo có chủ đích “ những đường viền thực của hiện tượng bằng những biện pháp như cường điệu, ngoa dụ, phóng đại, nghịch dị,… để màu sắc tiêu cực được tô đậm. Người sáng tạo ra tiếng cười phủ định càng mạnh lý tưởng phổ quát, toàn dân, thì châm biếm càng khỏe khoắn, năng lực phục sinh càng mạnh. Truyện cười là tiếng cười của nhân dân, của những người dân lao động nghèo khổ, của giai cấp tầng lớp thế yếu nhằm mục đích phản ánh thái độ bất bình, và sự đấu tranh chống lại giai cấp thống trị - tầng lớp trên… Ví dụ truyện Sang cả mình con, tác giả dân gian đã cho ta biết được cảnh sống khổ sở của chú bé đi ở nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Đó là một xã hội đầy bất công,một chế độ người bóc lột người, trong đó sự sung sướng của kẻ này xây dựng trên đau khổ của người khác.Đó cũng là một cách thể hiện ý thức về kẻ thù của giai cấp, ý thức về con người và về xã hôi của nhân dân. Trước hết, truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm chế độ vương quyền, bao gồm cả một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng: từ tên sai nha, lính lệ cho đến bọn cường hào, địa chủ, quan huyện, quan phủ, không trừ một ai kể cả Vua - người đứng đầu bộ máy cai trị thời phong kiến. Trong truyện Trạng Quỳnh, với sự thông minh, tài giỏi của mình, Quỳnh đã vạch trần sự ngu ngốc, tham lam của chúa Trịnh với các truyện như: Ngọc người, Tương,Muối cũng ngon, Cây nhà lá vườn,…Hay đó là những tiếng chửi rủa sâu sắc, chua xót với các truyện như Ăn trộm mèo, Tiên sư thằng bảo thái, Chúa ngủ ngày,…Đó là những tiếng chửi hả hê công khai của người dân đối với một bậc chí tôn xưa nay không ai dám xúc phạm. Vua chúa một phen tức bầm gan tím ruột mà chẳng làm được gì. Truyện trạng Lợn đã đem vua chúa để làm trò đùa. Tuy nhiên hệ thống truyện này chưa có sự bất mãn bùng nổ như trong truyện Trạng Quỳnh. Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường tiến hóa của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã có cội rễ từ lâu đời và trong giai đoạn ngắc ngoải của nó, nó đã có một sức bám dai dẳng. Đến thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII), cùng với sự phát triển phong trào khởi nghĩa khắp mọi nơi trong cả nước diễn ra mạnh mẽ thì truyện trạng Quỳnh cũng góp phần chiến đấu cao nhất thúc đẩy sự tiêu vong của chế độ phong kiến. Các hệ thống truyện Ba Giai, Tú Xuất, Truyện Xiển Bột, truyện ông Ó xuất hiện trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mang màu sắc của buổi giao thời, khi thực dân Pháp lồng ách thống trị của nó lên trên cái ách của Nhà nước phong kiến. Nếu như truyện Ba Giai, Tú Xuất không có mục tiêu đả kích kiên định thì truyện Xiển Bột đã kế thừa được truyện trạng Quỳnh về phương diện nhằm đúng, đánh thẳng vào kẻ thù của nhân dân. Giống như ông tổ bốn đời là trạng Quỳnh, anh chàng Xiển Bột, đả kích vào thẳng vào địa chủ, cường hào, lý dịch Con cò biết nói, Xin đất làm nhà, Rào làng, Làm ma mẹ…, vào quan lại như Quan đây, Mừng học trò, Vả quan huyện, Xin tiền quan tổng đốc, Nghênh tiếp quan tổng đốc,…Vào nhà vua có Tứ chứng nan y, Trả lời vua, Chửi vua,…Vì quá trình lưu hành trong dân gian chưa lâu bằng hệ thống truyện trạng Quỳnh nên ý vị của hệ thống truyện Xiển Bột kém phần tinh tế, nhưng lại thể hiện một sự nhay bén của nhân dân trong việc kịp thời vạch ra ngay những mặt tiêu cực vừa mới xuất hiện trong cuộc sống, tố cáo ngay những tên hề tiêu cực khi chúng vừa mới ló mặt trên sân khấu xã hội. Xiển Bột đả kích vào thói nịnh Tây của quan lại có truyện Câu đối mừng tuổi,bọn đĩ điếm làm tay sai cho giặc có Chữ phúc. Truyện trạng Quỳnh đã vạch trần bộ mặt tham nhũng, dốt nát, nịnh bợ, giả đạo đức,…với truyện Về quan thị, dưới mắt Trạng thì quan lại là những kẻ vào luồn, ra cúi, đáng khinh bỉ. Bên cạnh bọn quan lại thì bọn hào trưởng, địa chủ, phú ông cũng là những đối tượng quen thuộc của truyện cười dân gian. Những truyện như: Sang cả mình con, Anh cả Lắc, Tại ông không hỏi, Giả nợ tiền kiếp,…đã châm biếm những thói tham lam, keo kiệt, ngu dốt và hống hách của giai cấp phong kiến ở nông thôn. Lòng căm ghét của nhân dân đối với bọn trực tiếp hút máu mủ mình làm cho tác giải dân gian sáng tác nên những truyện có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ. Truyện Giả nợ tiền kiếp là một trong những truyện tiêu biểu nhất. Truyện kể rằng có một người chết , xuống âm phủ , Diêm Vương tra sổ thấy công nợ chưa trả hết, mới bắt hóa xuông làm kiếp trâu kéo cày trả nợ cho bọn địa chủ. Anh ta liền kêu rằng:”làm kiếp trâu không xong, trừ phi làm bố chúng nó mới giả hết nợ chúng nó được”. Diêm Vương hỏi tại sao, anh ta giải thích thế này: “làm kiếp trâu cũng làm có hạn thôi, làm bố chúng nó thời lo lắng cho chúng nó tất cả thì mới trả xong nợ chúng nó được. Lại còn một nỗi khi chúng bóp hầu nặn họng người ta ra quá đáng thì người ta lại gọi bố chúng nó ra người ta chửi”. Rõ ràng đây là một câu chửi thâm độc mà khéo léo. Tác giả dân gian và độc giả dân gian mát lòng mát dạ về lời nói sâu sắc và thông minh của cái con người đến chết vẫn chưa trả hết nợ cho bọn địa chủ ấy. Chế độ phong khiến tồn tại được không phải chỉ dựa vao chiếm hữu ruộng đất của , không phải chỉ nhờ vào bạo lực của chính quyền phong kiến, mà còn nhờ vào cả một đội ngũ rộng rãi những kẻ tuyên truyền và hệ chính thống. Tăng lữ và nho sĩ đều là những kẻ phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến. Khi chế độ phong kiến suy vong thì các tầng lớp này ngày càng bộc lộ rõ những xấu xa của chúng. Những truyện về thầy đồ dốt chữ, ăn tham như Thơ cái tháp chuông, Vẫn chỉ hai quan, Bất là cây bất, Thầy đồ liếm mật, Bánh của tao đâu,…những truyện về thầy lang giết người như Phúc thống phục nhân sâm, Chỉ có một con ma…truyện mang ý nghĩa phê phán, châm biếm sâu sắc. Không những đả kích, châm biếm vào hệ thống vương quyền của bộ máy cai trị phong kiến mà truyện cười còn bóc trần cái vẻ bề ngoài trang nghiêm, thiêng liêng một cách giả tạo của hệ thống thần quyền – gồm tôn giáo, mê tín dị đoan…Những truyện châm biếm thầy bói nói láo, nhà sư phá giới như Thầy lang và thầy bói, Nhà có động, Đẻ ra sư, ...cho đến những truyện về những thành hoàng, về tượng, các bà chúa,…như Trả lễ thành hoàng, Tượng cũng mất thiêng, Vay tiền bà chúa liễu…Trạng Quỳnh đã không hề né tránh mà đánh thẳng, đập tan tành những lễ giáo phong kiến cổ hủ, lạc hậu và bịp bợm “giả đạo đức” ấy. Thành hoàng, tượng, các bà chúa,…là nhưng gì vốn linh thiêng, uy quyền và được mọi người sùng bái. Nay, nó bị chế độ phong kiến lợi dụng để truyền bá những tư tưởng, lấy đó làm công cụ thống trị, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho số ít của giai cấp chúng. Sư sãi, các tượng phật…bên ngoài tỏ ra đạo mạo, trang nghiêm,tự xưng là có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, cứu nhân độ thế và làm gương cho toàn thể xã hội. Cái xấu xa đáng ghét tìm thấy ở đây càng nổi bật vì nó mâu thuẫn sâu sắc với cái tốt đẹp giả tạo mà họ phô trương ra để lòe bịp quần chúng. Cho nên không lấy làm lạ rằng số truyện đả kích vào thế lực này lớn hơn cả số truyện đả kích vào quan lại, địa chủ. Trong truyện Bà Banh mất thiêng[1,146], tượng vốn là một vật vô tri vô giác, là thứ tuiowngj trưng để thờ thần, nhưng trạng Quỳnh đã phóng bút đề lên tượng bài thơ nôm, yểm cho hết thói đỏng đảnh, đành hanh, hiếp đáp thiên hạ. Trong đó nói lên hiện tượng phi lý đáng cười, tượng mà cũng trêu ghẹo tiểu, “ngứa nghề”,…thật chẳng có gì trạng Quỳnh không dám làm, chẳng có ai khiến cho Quỳnh phải sợ. Quỳnh tha hồ phóng bút, phát ngôn đối đáp thoải mái, được sử dụng tài năng trí tuệ vào việc đả phá, chống lại những thói hư tật xấu trong cái xã hội ấy. Ngoài mục đích đả kích, châm biếm hệ thống vương quyền và thần quyền trong chế độ phong kiến lúc bấy giờ, truyện cười còn đả kích vào thói kiêu ngạo, ngang ngược, khinh thị của các nước lớn, các nước Đế quốc thực dân đi xâm lược nước nhỏ. Nhưng chúng đã nhầm, nước ta tuy nhỏ bé về diện tích, còn nghèo về kinh tế nhưng con người Việt Nam thông minh, trí tuệ, con người bất khuất anh hùng. Đó là bọn thống trị phương Bắc như truyện Chọi trâu, Ngựa mẹ ngựa con, Cây gòn…đã làm cho độc giả dân gian phải khâm phục trước những sự thông minh, nhạy bén của Quỳnh, đối đáp đâu ra đấy, mưu mẹo rất khôn ngoan. Đồng thời, truyện còn phê phán lên án thói vô cớ gây sự của bọn phong kiến Trung Hoa. Trạng Quỳnh thay mặt nhân dân ta đấu trí với kẻ thù xâm lược – bọn phong kiến phương Bắc, bằng vũ khí “chất xám” ,giành uy thế trên trường ngoại giao, khiến chúng phải “ nể”. Nhờ đó mà nước ta cũng lần lượt chứng tỏ sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của trí tuệ và lòng dũng cảm. Hết thi vẽ lại chọi trâu thắng (con trâu nghé khát sữa của Quỳnh đã thắng con trâu mộng đực to xác của nước Tàu), rồi đến việc đập vỡ bình lấy nước, đặc biệt trêu vào chú lái đò, cô hàng ![2,128] hay Càng sĩ càng bẽ [2,131] đã làm cho bọn sứ Tàu sững sờ, run sợ, thán phục đồng thời bẽ bàng trước trí tuệ của con người Việt Nam bé nhỏ. 3.2 Ý nghĩa của truyện cười dân gian Việt Nam 3.2.1 Ý nghĩa xã hội Truyện cười phản ánh thực trạng của xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến – xã hội đầy rẫy những cảnh bất công mà như Vũ Trọng Phụng đã nói đó là “xã hội chó đểu”. Một xã hội có phân chia giai cấp, có áp bức bóc lột, khắp nơi trong xã hội “cảnh kẻ ăn không hết, người lần không ra” và sự phân chia giàu nghèo rất rõ. Trong cái xã hội ấy, tình cảnh khốn khó của người dân lao động đến mức thê thảm. Họ bị bóc lột đến tận xương tận tủy, đến manh áo mặc cũng vá chằng chịt, cơm cũng không đủ ăn,…Còn những tầng lớp trên thì sao? Cuộc sống “ngồi mát ăn bát vàng”, tiền cho vay nặng lãi, tiền thu tô cao thuế nặng,…chúng vơ vét bao nhiêu của cải trong nhân dân đưa về chiếm đoạt làm của riêng. Cái xã hội bất công ấy đã được truyện cười phản ánh vào trong từng câu chuyện cười. Dù nó không phải là miêu tả tỉ mỉ hay kể lại mà truyện bao giờ nó cũng phản ánh hiện thực. Nhất là hiện thực xã hội giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII chế độ phong kiến càng trên dốc thẳm của sự suy vong, những bản chất sâu xa bấy lâu đuocj bộc lộ sâu sắc và rõ ràng. Những mặt xấu, mặt ác hiện nguyên hình cái “đạo đức giả” của vỏ bọc bề ngoài của tầng lớp thống trị. Hiện thực càng phức tạp, xã hội càng thối nát, mục ruỗng thì truyện cười càng phát triển cả số lượng và chất lượng . Truyện cười tố cáo, đả kích mạnh mẽ hơn (từ truyện Trạng Lợn, phát triển cao ở truyện trạng Quỳnh và kế thừa nó truyện Ba Giai, Tú Xuất và truyện Xiển Bột). Các truyện của Ba Giai, Tú Xuất và đặc biệt là truyện Xiển Bột xuất hiện và muộn hơn khi Việt Nam ở thế kỷ XIX – XX ở giai đoạn giao thời, Pháp lồng lên chế độ phong kiến nước ta ách thống trị của chúng, truyện cười tiếp tục phát triển nhằm đúng, nhằm thẳng kẻ thù mà đánh. Truyện cười mang tính giai cấp, đứng trên lập trường của giai cấp nông dân nói riêng và người lao động nói chung, tác giả dân gian sáng tác truyện cười nhằm góp phần trong cuộc đấu tranh giai cấp, đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ thống trị có giai cấp. Tác giả dân gian sáng tác ra truyện cười, chủ yếu nhằm mục đích đả kích phê phán bọn thực dân, phong kiến và tay sai của chúng cho nên truyện cười đã thấm đẫm trong nó một tư tưởng, quan điểm lập trường của giai cấp nông dân. Họ đã ý thức tiến bộ về kẻ thù của giai cấp mình – kẻ đã gây ra đau thương cho họ. Đó là chế độ phong kiến, bọn thực dân đế quốc. Họ sáng tác truyện cười để cười nhạo, báng bổ, đập phá vào mọi ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, đánh vào những hủ tục lạc hậu của tôn giáo phong kiến không hợp thời nữa và đả kích những áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị. Đồng thời qua đó, họ bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ. Nó phản ánh quy luật phát triển tất yếu của lịch sử: chế độ phong kiến ắt phải sụp đổ để nhường cho xã hội mới tiến bộ hơn – xã hội không phân chia giai cấp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hay còn gọi là xã hội chủ nghĩa. 3.2.2 Ý nghĩa nhân sinh Trước hết, truyện cười có sức tố cáo mạnh mẽ tọi ác của bọn thực dân phong kiến và tay sai, bênh vực cho quyền lợi nhân dân. Như đã nói ở trên, truyện cười không chỉ có mục đích mua vui mà có mục đích đả kích, châm biếm sâu sắc những thói bịp bợm, ranh ma, những cảnh áp bức, bóc lột trong xã hội. Nó vạch trần bộ mặt thật của chế độ thực dân nửa phong kiến cùng với những lễ giáo, hủ tục lạc hậu. Đồng thời, nó ránuwcs bênh vực cho những cái thiện, cái tốt, cái đẹp hay là những kẻ yếu và tìm cách đấu tranh loại bỏ những gì xấu xa, “rác rưởi”, “những cặn bã trong xã hội”, nhằm kích thích, làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn. Bằng cách tống tiễn mọi cái lỗi thời “vào vương quốc bóng tối” (Sê đrin), châm biếm bảo vệ cái tích cực, bảo vệ sự sống chân chính. Do đó, truyện cười đã trở thành một vũ khí lợi hại để cùng với phong trào đấu tranh vũ trang, bạo lực chống lại mọi lực lượng đế quốc phong kiến, mọi âm mưu thù địch của chúng mang lại niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi cả “màu da lẫn xác thịt”, cảnh bất công ngày càng giảm bớt, xã hội có xu hướng ngày càng phát triển đi lên trên tiến trình lịch sử tất yếu của cuộc cách mạng không ngừng. Xã hội Việt Nam đặc biệt ở giai đoạn thế kỷ XX trở đi liên tục phát triển cùng với các thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện. Truyện cười vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của nó là mua vui, đem lại nụ cười sảng khoái, giải trí cho con người và không ngừng phát triển cả về ý nghĩa phê phán, châm biếm nhưng cũng tùy đặc điểm của từng thời kỳ, từng hoàn cảnh lịch sử để nó vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên truyện cười dù ở thời điểm nào thì nó vẫn mang ý nghĩa mục đích gây cười của nó, làm cho con người có thể lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào tương lai, vào hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu. Hơn thế nữa, truyện cười còn có một ý nghĩa quan trọng nữa là: giúp con người rèn luyện, mài giũa năng lực và tư duy nhanh nhạy, khả năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt thành thạo. Truyện cười không phải ai cũng có thể phát ra tiếng cười được khi mới đọc, có người vừa đọc xong là phát ra tiếng cười giòn, có người phải ngẫm nghĩ một hồi lâu mới cười được, phát hiện ra chỗ gây cười, để cười đòi hỏi phải có một đầu óc thông minh, một vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt tốt. Vì vậy, truyện cười rất bổ ích trong quá trình đọc hiểu văn bản cũng như trong quá trình học các môn khác, giúp ta phát hiện nhanh hơn, hứng thú hơn với bài học. Từ đó mà nâng cao dần tình yêu tiếng mẹ đẻ, làm giàu cho tiếng Việt. Hiện nay, truyện cười cũng phát triển một cách mạnh mẽ trên các tờ báo, tạp chí… trong mọi lúc mọi nơi của đời sống xã hội có thể xuất hiện cái cười, tiếng cười làm cho các mối quan hệ xã hội được cải tạo. Tiếng cười làm cho không khí cuộc hội họp sôi động, vui vẻ hơn, giúp cho con người gần lại nhau hơn. Tiếng cười hiện đại có giọng điệu nhẹ nhàng hơn, không còn là giọng điệu đả kích, châm biếm, đấu tranh giai cấp nữa mà thay vào đó là tiếng cười nhằm mục đích phê và tự phê. Đó là tiếng cười chế giễu các thói hư tật xấu của con người như: lười nhác, ỷ lại, tham lam, ích kỷ, … hay đấu tranh chống lại các vấn đề đi ngược lại lợi ích của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: vấn đề ma túy, mại dâm, ô nhiễm môi trường , tham nhũng, buôn bán hàng lậu hàng giả… Tóm lại, truyện cười có giá trị thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn và góp phần vào công cuộ xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – đó chính là giá trị nhân sinh lớn lao. Kết luận 1. Một truyện cười dân gian Việt Nam luôn luôn vận động phát triển và có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người. Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh tế, xã hội, truyện cười dân gian Việt Nam càng ngày càng phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng, cả về nội dung cũng như hình thức. Nội dung của truyện cười ngày càng được mở rộng và phát triển qua chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Nó phản ánh một cách hài hước, sâu sắc những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… của cuộc sống. Từ việc phản ánh những thói hư tật xấu của con người, những bất công trong xã hội có giai cấp, truyện cười dần khai thác thế giới bên trong của con người. Đó không còn là những mâu thuẫn giai cấp nữa mà chủ yếu là các vấn đề gây bất ổn cho xã hội, đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích nhân dân, đối tượng đả kích, châm biếm, nhân vật chính của truyện cười không còn là kẻ thù giai cấp mà là kẻ thù của chính mình, ngay bên trong của con người. Nội dung phản ánh thay đổi đòi hỏi hình thức biểu hiện cũng phát triển theo; truyện cười dân gian Việt Nam không chỉ có mục đích mua vui mà còn là vũ khí sắc bén để đả kích, châm biếm chế độ phong kiến, thực dân xâm lược – xã hội người bóc lột người, đầy bất công; nó vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc vừa có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Như vậy, truyện cười đã đem lại cho con người những nụ cười tươi vui thoải mái, giúp cho con người thêm yêu thêm tin cuộc sống hơn. 2. Truyện cười dân gian Việt Nam mang nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra. Cái cười ấy có chất hài, niềm vui, có chất lạc quan sôi nổi hay sâu lắng, có khi (nhiều khi) có cả bi hài lẫn lộn, nhưng đã làm cho nó thêm đa dạng và phong phú. Cái cười Việt Nam, khi là một thái độ hiền hòa cởi mở, khi là một tâm trạng “tư lự”, bẽ bàng. Cái cười nhiều lần đã là vũ khí đấu tranh, mà cũng đã là lời mời vẫy gọi. Cái cười có thể tôn tạo mà cũng có thể san bằng. Cười có thể giải thoát, là từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể để chìm sâu trong xót xa, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Nhưng xét về phương diện nào thì tiếng cười Việt Nam vẫn mang một nét độc đáo riêng của một dân tộc gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh chốnggiai cấp thống trị. Tiếng cười có khi hồn nhiên, ngay thẳng, bông lơn, trêu đùa chứa chút ngang tàng nghịch ngợm (truyện Trạng Quỳnh) có khi lại gay gắt, bốp chát, tục tĩu để đả kích, châm biếm những bất công, những tầng lớp thống trị hay bọn ngoại xâm. Trên cơ sỡ nền tảng chung cho giá trị và nghệ thuật truyện cười của các nước trên thế giới thì truyện cười dân gian Việt Nam có màu sắc độc đáo riêng. Đã là truyện cười thì mục đích của nó bao giờ cũng mang lại tiếng cười là trước hết. Cái cười là chung, mà nhiều sự kiện làm nảy ra tiếng cười cũng có thể rất giống ở khắp mọi nơi. Câu chuyện nói láo gạt một người nào đó đã được ghép cho hầu như với tất cả các nhân vật ở các nơi. Chàng Tin bên Đức , chàng Aphantin, chàng Thơ Mênh Chây ở mấy nước cạnh Việt Nam, rồi những ông Ó, Thủ Thiệm ở miền Nam, miền Trung nước ta đều có cách gạt vua chúa giống nhau. Những mô típ nói láo, bịa đặt như nhau. Hầu như nhưng nội dung chủ yếu trong truyện cười giông nhau. Nét đặc sắc nhất trong truyện cười dân gian Việt Nam là nghệ thuật chơi chữ bằng biện pháp nói lái. Do ngôn ngữ tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đa âm tiết nên trong truyện cười Việt Nam giàu vần vè, có nhịp điệu. Hầu hết các truyện cười Việt Nam sử dụng lối nói giàu nhạc điệu. Truyện cười vận dụng nói lái thành thạo, thậm chí lái đưa đến cái tục tằn để gây cái cười giòn. Cùng với truyện cổ tích, truyện cười dân gian đứng về phía lẽ phải, về phía chính nghĩa chống lại cái vô lí, cái phi nghĩa. Truyện cười dân gian từ xưa truyền lại vẫn có vẫn có giá trị hiện đại. Ngày nay, tiếng cười trào phúng, đả kích đang có tác dụng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc và tay sai, kẻ thù của nhân dân và đang góp phần vào việc phê bình nội bộ trong hành ngũ nhân dân.Và những kinh nghiệm cũng như thành tựu của truyện cười dân gian rất có ích đối với chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trí Vĩnh (2006), truyện tiếu lâm Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin 2.Nguyễn Đức Hiền (1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb. Thanh Hóa 3. Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. giáo dục 4. Vũ Ngọc Khánh (1997), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục 5. Nguyễn Xuân Kính (1995), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội 6. Triều Nguyên (2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb. Giáo dục 7. Lê Minh Quốc ( ), Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam, Nxb.Phụ nữ 8. Lưỡng Kim Thành ( ), Trạng cười Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa 9. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình Giảng truyện dân gian, Nxb. 10. Trần Hùng (1996), Văn học dân gian Quảng Bình, Nxb. Quảng Bình 11. Ninh Viết Giao (1994), Kho tàng truyện kể dân gian Xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An 12. Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng 13. Vũ Ngọc Khánh (1994), Truyện tiếu lâm, Nxb. Văn hóa thông tin 14. Trương Chính (1987), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học và công ty phát hành sách Đồng Tháp 15. Tôn Thất Bình (1997), Nụ cười xứ Huế, Nxb. Thuận Hóa MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan cua Nhan.doc
Tài liệu liên quan