Đề tài Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông

TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khóa luận được thực hiện trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến 21/08/2011) tại Bến Xe Miền Đông - TP. Hồ Chí Minh. Các vấn đề môi trường tại nơi công cộng thường ít được quan tâm, chú ý do chúng khá phức tạp về thành phần ô nhiễm và mức độ ô nhiễm không cao so với các cơ sở sản xuất, đây là điểm mới lạ và là đòi hỏi cấp bách cho việc thực hiện đề tài này. Trên nền tảng kiến thức đã học, chọn lọc và tính toán cơ sở lý luận cho đề tài. Đề tài dựa trên các công cụ kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Bến xe là loại hình dịch vụ vận tải). Bến xe Miền Đông là một trong những bến xe lớn nhất nước hiện nay với hầu hết các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống và dịch vụ vệ sinh xe; kèm theo đó là các vấn đề môi trường liên quan như kiểm soát xả thải nước thải sinh hoạt, quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, vấn đề khí thải từ khói xe, mùi hôi nơi công cộng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề xả thải nước thải là một vấn đề rất cần được quan tâm tại đây. Để cải thiện tình trạng xả thải của bến xe, khóa luận đã đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của đội vệ sinh môi trường, những tồn đọng trong công tác quản lý, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm xử lý các vấn đề nước thải tại bến xe trước khi thải ra moi trường góp phần bảo vệ môi trường. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và các tổ chức quốc tế do những tác động xấu của chúng làm suy giảm nặng nề đến chất lượng môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người. Không chỉ có các ngành công nghiệp sản xuất mới gây ra ô nhiễm môi trường, hiện nay vấn đề ô nhiễm còn phát sinh ở các lĩnh vực dịch vụ, tuy so về lượng ô nhiễm thì không cao hơn các cơ sở sản xuất nhưng lại đa dạng các loại hình ô nhiễm môi trường. Điển hình trong số đó là loại hình dịch vụ vận tải mà các bến xe hiện nay chình là những điểm nóng nhức nhối. Dịch vụ vận tải hiện nay đang là một trong những ngành dịch vụ liên quan rất lớn đến đời sống nhân dân mà đặc biệt là người dân sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh bởi tính tiện ích và nhu cầu ngày càng cao của nó. Tuy có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và đặc biệt là môi trường tự nhiên nhưng các vấn đề môi trường tại các bến xe hầu hết ít được quan tâm đến. Vấn đề ô nhiễm tại các bến xe không chỉ đa dạng về loại hình ô nhiễm (đất, nước, không khí, chất thải rắn, ) mà phần lớn các loại ô nhiễm này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nói chung và hành khách nói riêng. Cần xây dựng những chương trình môi trường nói chung, đưa ra các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể, thực tế áp dụng tại các bến xe nhằm cải thiện môi trường tự nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hành khách và người dân sinh sống gần bến xe. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau: 1. Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe Miền Đông. 2. Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể tại Bến xe Miền Đông. 3. Khảo sát hệ thống, đưa ra phương án cải tạo hợp lý. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau: · Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. · Tổng quan về bến xe Miền Đông nơi thực hiện đề tài. · Nghiên cứu và đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe. · Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại bến xe. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu các phương pháp sau được sử dụng: 1. Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: các đối tượng được phỏng phấn bao gồm công nhân trực tiếp làm việc tại bến xe, trưởng phòng điều hành, các cán bộ quản lý tại bến xe và hành khách. 2. Khảo sát thực địa: nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến các hoạt động vận tải diễn ra tại bến xe, hiện trạng môi trường và xem xét công tác bảo vệ môi trường tại bến xe. 3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu có sẵn. 4. Lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải vệ sinh bến và nước thải sinh hoạt tại bến nhằm tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng môi trường nước và mức độ tác động đến môi trường. Chỉ tiêu phân tích gồm: BOD5, COD, SS, pH, dầu mỡ, 1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu thực hiện trong khuôn viên bến xe Miền Đông với diện tích 62.612 m2 (địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM ) Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến tháng 21/08/2011) 1.5.2 Giới hạn nghiên cứu đề tài Đề tài dừng lại ở việc xây dựng các giải pháp quản lý và xử lý nước thải riêng cho lĩnh vực môi trường cho bến xe Miền Đông chưa bao gồm việc đưa ra phương án lồng ghép với các chương trình khác có trong tiến trình quản lý tổng hợp tại bến xe. Đề tài được dự trù thực hiện với nguồn nhân lực và vật chất còn thấp nên mức độ chính xác về số liệu chỉ ở mức tương đối. Đề tài thực hiện tại bến xe Miền Đông nơi có mật độ hành khách khá cao và lượng lưu thông lại không đồng đều giữa các tháng trong năm vì vậy mức độ khảo sát ô nhiễm chưa điển hình và chỉ tính toán cụ thể tại thời gian đang làm đề tài.

doc93 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông hóa mặt bằng tuy nhiên hiện mặt bằng đã xuống cấp nhiều nơi xuất hiện các vết nứt nẻ tạo các rãnh sâu khiến nước thải chảy tràn dễ dàng xâm nhập xuống tầng đất phía dưới, tuy so về lượng thì không lớn nhưng về lâu dài nếu không cải thiện thì chắc chắn ô nhiễm môi trường đất là không thể tránh khỏi. Tại một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống do nhu cầu tạo mặt bằng kinh doanh buôn bán, các đơn vị này tự ý xâu dựng một số công trình phụ như mái che, cột chống, cọc nhô nên đã phá vỡ một số công trình trong hệ thống thoát nước như các vách ngăn nước, các rảnh thoát nước có trước đó. Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm, nước rác theo đó thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn tài nguyên này. Tại khu vực bãi đậu nơi có các loại xe khách thường xuyên ra vào tuy nhiên do mặt bằng nền đất đã xuống cấp nên rất dễ dẫn đến tình trạng nức nẻ dưới trọng lực và chuyển động của xe. Nhớt thải, xăng dầu, kim loại rỉ sét có khả năng xâm nhập vào đất theo lượng nước mưa chảy tràn. Hơn nữa khu vực hoàn toàn không được vệ sinh lau dọn thường các loại chất bẩn dính bám trên bề mặt nên lâu dần tạo các mảng bùn ứ đọng gây tắt nghẽn các lỗ thoát nước và gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại một số khu vực. Trên diện tích 62.612 m2 của bến xe, diện tích trồng cây xanh ước tính chiếm 1,64% (1.061 m2). Hệ thống cây xanh được bố trí khá hợp lý trong bến, tuy nhiên do nhu cầu mở rộng diện tích bãi đậu xe nên sắp tới diện tích cây xanh này có nguy cơ bị thu hẹp. Xét về các chủng loại cây canh được trồng tại bến xe nói chung là khá nghèo nàn với chức năng trồng rừng ban đầu của bến, hầu hết các cây trồng với mục đích chính là tạo mỹ quan, giảm khói bụi và giảm nhiệt độ tại bến xe. Cũng chính vì thế mà có rất ít loại cây có thể sống được tại bến, chủ yếu là các loại cây cao, tán rộng, có khả năng chống chọi với nắng nóng, gió lớn, khói bụi. Trong số đó thì Bách Tán Nam, Bàng Đài Loan, Dừa Hawai được trồng nhiều nhất vì các loại cây này có khả năng sống tốt trong môi trường khói bụi, có tán rộng che mát và khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong môi trường khí và đất. Tổ chức nhân sự tại Bến Xe Miền Đông GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG Duy tu – Dịch vụ PHÒNG Kế toán – Tài chính PHÒNG Bảo vệ PHÒNG Tổ chức – Hành chính PHÒNG Kế hoạch – Điều độ PHÒNG Vé CHỦ TỊCH HĐQT Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Bến Xe Miền Đông HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH TẠI BẾN XE Hoạt động vận tải hành khách Với quy mô hiện nay, mỗi ngày Bến xe tiếp nhận hành khách nội tỉnh và liên tỉnh khoảng 42.904 lượt người/ngày, cao điểm lễ, Tết trên 60.000 lượt người/ngày với số lượng phương tiện bình quân 2.065 lượt xe/ngày (trong đó liên tỉnh bình quân khoảng 1.082 lượt xe/ngày) cao điểm lễ, Tết khoảng 3.200 lượt xe/ngày. Phục vụ đi lại của hành khách trên 160 tuyến đường với 259 đơn vị Vận tải tham gia. Ngoài ra, có 13 đơn vị xe buýt, hoạt động trên 14 tuyến đường. Quy trình 1: ô tô vào bến trả khách Hướng dẩn ô tô vào vị trí để trả khách. Hướng dẫn hành khách xuống xe và mua vé đi tiếp (nếu có yêu cầu). Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, hành lý, hàng bao gửi cho hành khách. Nhận hoặc trả hàng bao gửi (nếu có) Làm thủ tực cho hành khách đăng ký tiếp chuyển (nếu là khách đi liên tuyến) Hướng dẫn cho ô tô vào vị trí làm vệ sinh và kiểm tra an toàn kỹ thuật. Hướng dẫn ô tô về vị trí chờ. Quy trình 2: ô tô xuất bến Làm thủ tục cho ô tô đăng ký vào bến xếp khách. Thông tin hướng dẫn hành khách vào cửa mua vé, bán vé cho hành khách (kể cả hành lý, hàng hóa) và những hành khách có vé liên tuyến cần chuyển tiếp tại bến theo yêu cầu. Hướng dẫn lái xe đưa ô tô vào vị trí xếp khách. Kiểm soát vé hành khách, hành lý khí ra cửa lên ô tô. Lập chứng từ vận chuyển và ký tên đóng dấu xác nhận ngày giờ ô tô xuất bến. Hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định Nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của hành khách và công nhân viên tại bến xe, Ban lãnh đạo Bến xe Miền Đông đã hợp đồng với 136 đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ ăn uống mà trong số đó chiếm hầu hết là các cơ sở bán thực phẩm với đa dạng các chủng loại mặt hàng không chỉ phục vụ riêng cho ăn uống như: bánh mì, singum, kẹo ngọt, nước giải khoát các loại, mì ăn liền, … Tất cả các mặt hàng trên đều do chủ cơ sở quản lý về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm. Ban Quản Lý Bến xe có trách nhiệm phân bổ vị trí, quản lý chất thải và thu lệ phí bến bãi với các đơn vị kinh doanh này. Về vị trí phân bố các đơn vị kinh doanh trong bến sẽ được ban quản lý bến xe và đơn vị kinh doanh thỏa thuạn, vì vậy đa số các đơn vị kinh doanh này đều lựa chọn những vị trí mà khoảng cách thực phẩm họ buôn bán tới tay người tiêu dùng là gần nhất. Cũng chính vì điều đó mà dải phân cách giữa các làn xe đậu được tận dụng một cách tối đa. Bên cạnh việc kinh doanh buôn bán thực phẩm thì trong số 136 đơn vị đăng ký kinh doanh (cơ sở bán thực phẩm) có khoảng 62 đơn vị đăng ký đảm nhận thêm hoạt động chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn ngay tại chổ (cơ sở dịch vụ ăn uống). Thức ăn phục vụ chủ yếu là các lạo đồ ăn nhẹ phục vụ điểm tâm, ăn trưa như bún, phở, bánh canh, cơm,… Đa số các cơ sở dịch vụ ăn uống này đều không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn đối với hành khách, lấn chiếm vị trí bến bãi gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mùi tại 1 số đơn vị là những vấn đề nhận thấy rõ nhất. Một số đơn vị kinh doanh trong quá trình buôn bán nhận thấy vị trí thuận lợi nên đã cố tình kinh doanh thêm các loại mặt hàng không có trong phần đăng ký với Bến xe, đó là các loại sản phẩm tiêu dùng như khăn lạnh, thuốc chống ói, sách báo, đồ chơi trẻ em, đồ trang sức được bày bán chung với các loại thực phẩm đa dạng về chủng loại và màu sắc nhưng hầu hết đều không đảm bảm nguồn gốc rõ ràng. Theo ghi nhận trong số 132 cơ sở kinh doanh đăng ký chỉ có khoảng 30 đơn vị có bố trí các dụng cụ chứa rác phân loại, còn lại đa phần là trộn lẫn, tập kết rác tại các điểm chung chuyển cho nhân viên vệ sinh tới thu gom rác. Nước thải từ các hoạt động kinh doanh này được thải vào cống chung của bến xe. Do địa hình bến xe không bằng phẳng, đồng nhất nên các đường nước xả thải này vẩn có một số chảy ngược vào trong bãi đậu, bốc mùi khó chịu. Trang phục chế biến của chủ cơ sở, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc chế biến ở đây theo ghi nhận có gần 90% không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng theo Quyết định số 41/2005 của bộ Y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống. đây cũng là nguyên nhân chính làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhiễm vào thực phẩm Hoạt động kinh doanh hàng rong Lực lượng kinh doanh hàng rong tại bến xe khá đông đúc, phân bổ hầu hết các phân khu trong bến, khu vực hoạt động chính vẫn là khu bãi đậu, gần các nguồn hàng là các cơ sơ bán thực phẩm. Lực lượng kinh doanh này chủ yếu thuộc các cơ sở bán thực phẩm nằm ở vị trí không thuận lợi nên đăng ký thêm hoạt động bán rong. Bên cạnh đó cũng có một lượng khác không trực thuộc các cơ sở bán thực phẩm này, họ là những người bán hàng rong tự do nhưng nguồn hàng vẫn phải lấy từ các cơ sở bán thực phẩm trong Bến xe, không được tự ý mang hàng hóa từ bên ngoài vào buôn bán trong bến. Về thành phần các loại hàng hóa buôn bán không khác gì mấy với các loại thực phẩm có trong các cơ sở bán thực phẩm, tuy nhiên đây là lực lượng tiêu thụ chính các loại sản phẩm tiêu dùng không phải thực phẩm như khăn lạnh, thuốc chống ói, đồ chơi trẻ em, kính mác, trang sức,… các loại thực phẩm bán rong đều là các loại thực phẩm có nguy cơ ôi thiu cao do phải di động trong môi trường đầy khói bụi mà không có các thiết bị chuyên dụng ngăn cách với môi trường ngoài. Bên cạnh đó, trang bị an toàn vệ sinh thực phẩm cho lực lượng bán rong là rất sơ xài, hoàn toàn không đảm bào tiêu chuẩn, người bán trực tiếp bốc tay nắm thức ăn để bán. Sau khi bán xong ko vệ sinh dụng cụ chứa đựng mà lấy thực phẩm mới bỏ vào tiếp tục đem bán. Các loại thức ăn đem bán được gói rất nhiều bao bì, gói giấy do nhu cầu thuận tiện của hành khách, thực phẩm được phân tán khắp bến xe từ cổng, bãi giữ xe đến nhà ga, bãi đậu xe, hoặc ngay cả trên các chiếc xe khách. Dịch vụ vệ sinh Ngoài các hoạt động của dịch vụ vận tải, kinh doanh thực phẩm, phục vụ ăn uống, hoạt động của dịch vụ vệ sinh tại bến xe cũng có không ít những ảnh hưởng tới môi trường bến xe. Hệ thống của dịch vụ này được chia làm 3 loại chính: hệ thống nhà rửa xe, hệ thống vệ sinh công cộng và bộ phận nhân công rửa xe thuê. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng Hiện có 7 nhà vệ sinh công cộng đang hoạt động tại bến xe dưới sự quản lý của các đơn vị tư nhân hợp đồng với bến xe. Việc bố trí các nhà vệ sinh công cộng này vẫn còn chưa hợp lý bởi một số nhà vệ sinh còn nằm sát với khu vực kinh doanh ăn uống, đa phần các nhà vệ sinh đều được thiết kế nhỏ gọn, hiện đại (WC1, WC 2 ,WC6, WC 4, WC7) tuy nhiên vẫn còn một số nhà vệ sinh đã cũ ( WC 3, WC 5) và mùi hôi có thể thoát ra ảnh hưởng đến hành khách tại bến xe. Chất thải từ các nhà vệ sinh này được lưu trữ tại hầm chứa dưới dạng phân bùn bể phốt và được thu gom xử lý bởi công ty môi trường đô thị, bộ phận hút hầm cầu mỗi tháng 1 lần. Hệ thống nhà rửa xe Hệ thống này phân bố bao trọn khu vực bãi đậu xe bao gồm 16 đơn vị đăng ký kinh doanh dịch vụ tại bến xe Đây là 1 trong những khu vực tiêu thụ nước nhiều nhất bến xe phục vụ cho nhu cầu vệ sinh xe, chiếm 40% lượng nước sử dụng cho toàn bến xe. Công việc chủ yếu tại các nhà rửa xe này là dùng nước và hóa chất tẩy rửa rửa bụi bẩn, chất bẩn bám dính lên xe, dầu mỡ, xăng nhớt dính bám trên xe trong quá trình hoạt động. Nước rửa từ quá trình này được thu gom vào 2 hầm chứa riêng. Thành phần có trong nước thải chủ yếu là bụi, chất bẩn, dầu mỡ, kim loại rỉ sét của xe. Bộ phận rửa xe thuê Ngoài các nhà rửa hợp đồng có quy mô và lâu dài thì hiện vẫn có một bộ phận công nhân bên ngoài hợp đồng ngắn hạn rửa xe thuê tại bãi đậu cho các loại xe. Bộ phận nhân công rửa xe này không thuộc đội vệ sinh môi trường của bến xe, cũng không thuộc quản lý của các nhà rửa xe, họ là những người làm thuê tự do và thời vụ với bến xe khi các nhà rửa không đáp ứng kịp nhu cầu vệ sinh xe của các doanh nghiệp vận tải. Với các thết bị, dụng cụ rửa xe thô sơ (1 cây lau, 1 xô nước, 1 máng hứng) là 1 công nhân vệ sinh thời vụ này có thể rửa được cho 1 chiếc xe, tuy nhiên thời gian là khá dài. Đa phần việc việc sinh này hướng đến các chiếc xe đi tuyến ngắn hoặc không đòi hỏi việc vệ sinh thật kỹ, do đó lượng nước rửa ở đây thải ra vừa ít hơn về số lượng lại thấp hơn về mức độ ô nhiễm so với các nhà rửa xe. Lượng nước rửa thu được từ máng hứng sẽ được đổ xuống các lỗ thoát nước trên nền bãi xe (tại bãi có rất nhiều lỗ thoát nước này, mục đích chính là để thoát nước mưa chảy tràn trên bến, các lỗ thoát này thông với hệ thống cống thoát nước chung của bến xe. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG Nhu cầu sử dụng nước 3.3.1.1 Nước cấp Lượng nước chủ yếu phụ vục cho bến xe chính là lượng nước cấp sinh hoạt được lấy từ công ty cấp nước đô thị. Hàng tháng trung bình bến xe tiêu thụ khoảng 6000 - 9000 m3 nước chủ yếu phục vụ công tác vệ sinh (50%) và khu vực dịch vụ ăn uống (20%) và các nhu cầu khác (30%) Nhu cầu có thể tăng cao vào các tháng cao điểm mùa khô nắng nóng và dịp gần lễ tết, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán. Bảng 3.2: Lượng nước cấp tiêu thụ qua các tháng(6,12/2009; 2/2010) STT Thời gian Đặc điểm Tổng (m3) 1 6/2009 Mùa mưa 6.320 2 12/2009 Mùa khô 7.800 3 2/2010 Lễ tết, Mùa khô 9.070 Nhu cầu khác ở đây bao gồm nhu cầu sử dụng nước dành cho khu vực hành chính văn phòng, siêu thị Bình An và lượng nước dùng để tưới cây xanh. Điểm qua các nguồn tiêu thụ chính ta thấy lượng nước sử dụng cho công tác vệ sinh bao gồm dịch vụ vệ sinh xe và dịch vụ vệ sinh công cộng là lớn nhất, cũng chính vì đó mà lượng nước thải từ khu vực dịch vụ vệ sinh này là nguồn nước thải chính của bến. 3.3.1.2 Nước ngầm Bên cạnh việc sử dụng nước cấp, tại bến xe vẫn còn 1 đơn vị dịch vụ vệ sinh hiện đang sử dụng nước ngầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Nước ngầm sau khi được khai thác lên thông qua hệ thống giếng khoan, sử dụng cho mục đích vệ sinh tại hệ thống vệ sinh công cộng, nước thải ra cũng được cho lưu trú tại hệ thống hầm chứa đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý. Lượng nước ngầm khai thác chỉ phục vụ 1 đơn vị dịch vụ nên không lớn, theo ghi nhận lượng nước ngầm khai thác tháng 2/2010 khoảng 500 m3, đây cũng là tháng có lượng nước ngầm khai thác và tiêu thụ lớn nhất giữa các tháng trong năm. Hiện trạng môi trường nước Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên thì ô nhiễm môi trường tại bến xe cũng là vấn đề môi trường mang tính đặc trưng và cấp bách. Hầu hết các môi trường tại bến (đất, nước, không khí) đều bị ô nhiễm tuy không ở mức cao song nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời thì vấn đề ô nhiễm sẽ càng trờ nên nghiêm trọng hơn. Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 14 :2008/ BTNMT pH - 7.5 5 - 9 BOD5 (20 0C) mg/l 350 50 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 150 100 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 850,4 1000 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 3,7 4.0 Amoni (tính theo N) mg/l 6,8 10 Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l 35,8 50 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 7,12 10 Tổng Coliforms MPN/ 100 ml 10300 5.000 Địa điểm lấy mẫu: cống thải nước thải sinh hoạt (Nguồn: Trung tâm sắc ký Hải Đăng. 2010) CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG Phân bổ trách nhiệm quản lý và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn, chương trình môi trường tại bến xe Miền đông Hiện tại chức năng quản lý môi trường tại bến xe Miền Đông chưa được định hình và xây dựng cụ thể để giao phó cho một phòng ban nào cụ thể, Đội vệ sinh môi trường nằm trong phòng Duy Tu-Dịch Vụ hiện đang tạm đảm nhận chức năng này ở mức cơ bản đảm bảo vệ sinh tối thiểu tại bến xe chứ chưa hoạch địch chiến lược quản lý cụ thể và lâu dài nào cả. Các phòng ban khác làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình không liên quan tới lĩnh vực môi trường tại bến xe, Ban giám đốc bến xe là lực lượng chỉ đạo trực tiếp xứ lý các vấn đề môi trường tại bến xe thông qua công cụ giám sát và thực thi chính là Đội vệ sinh môi trường. Bến xe Miền Đông cũng như các bến xe khác trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung đều chưa xây dựng các công cụ quản lý chất lượng ( ISO 9000) hoặc môi trường (ISO 14000) nào, trong thời gian tới định hướng của Bến xe Miền Đông sẽ là xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 nhằm hướng đến một bến xe hiện đại, văn minh và chất lượng phục vụ là tốt nhất. Bên cạnh đó tuy chưa có điều kiện xây dựng các tiêu chuẩn môi trường cụ thể cho bến nhưng bến xe cũng đang có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tại thành phố HCM thực hiện chương trình “Văn minh đô thị nơi công cộng”, “Xây dựng bến xe XANH – SẠCH – ĐẸP” hướng tới một mô hình quản lý tổng hợp tuy chưa chuyên sâu vào lĩnh vực môi trường nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm, nổ lực của Ban lãnh đạo Bến xe Miền Đông, các cơ quan ban ngành đoàn thể tới vấn đề môi trường, văn minh đô thị tại bến xe. Tổ chức bộ phận môi trường tại bến xe Đội thu gom, dọn dẹp rác thải bến bãi (18 người) Phòng duy tu, dịch vụ (6 người) Đội trưởng đội vệ sinh môi trường (1 người) Đội lau dọn, vệ sinh Siêu thị Bình An (10 người) Đội chăm sóc cây xanh (2 người) Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức bộ phận môi trường tại bến xe Miền Đông Phân tích tình trạng hệ thống xử lý nước thải hiện tại Vấn đề nước thải là vấn đề quan trọng, nhưng hiện tại tại bến xe chưa có hệ thống xử lý đầy đủ Nước thải Biogas Nguồn tiếp nhận Theo kết quả phân tích trên ( Bảng 3.7) vấn đề cần kiểm soát trong nước thải sinh hoạt tại Bến xe đó là BOD5 (vượt 7 lần so với quy chuẩn) lượng Coliforms (vượt 2.06 lần so với tiêu chuẩn ) và lượng chất rắn lơ lửng (vượt 1,5 lần so với quy chuẩn). Đánh giá hiệu quả hoạt động Quản lý môi trường tại bến xe Miền Đông Dựa trên những nhận định về đội vệ sinh môi trường và hiệu quả hoạt động cho thấy công tác quản lý môi trường nhìn chung tại Bến xe Miền Đông còn khá yếu kém, năng lực quản lý còn yếu nên hiệu quả quản lý chưa cao, tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính sau: Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý chưa cao; Thụ động trong quá trình tiếp cận và xử lý vấn đề môi trường tại bến; Thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp trong hoạt động; Mức đầu tư cho bộ phận này còn thấp so với tiềm năng bảo vệ môi trường. Vấn đề nước thải vẫn chưa được quan tâm Như đã nói ở phần trên, do yếu kém về trình độ quản lý, nhận thức về môi trường chưa cao của bộ phận môi trường tại bến xe, sự thiếu quan tâm đúng mức và khả năng phối hợp còn rất chậm giữa các bộ phận là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến công tác vệ sinh môi trường. Công nhân viên trong bến chủ yếu thực thi các công việc mang tính bắt buộc, đôi lúc làm sơ xài cho xong, thiếu trách nhiệm và sao lãng khiến công tác vệ sinh thêm phần kém hiệu quả. Nhận thức chưa cao nên đại bộ phận vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về tác hại của ô nhiễm lên sức khỏe người công nhân và hiệu quả công việc của họ, công tác kiểm tra bảo hộ, dụng cụ vệ sinh hoặc phương tiện di chuyển hầu như không được quan tâm. Ngay chính ban lãnh đạo bến xe cùng các ban ngành liên quan vẫn chưa thể có cái nhìn trực diện liên quan đến các vấn đề như trên nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn cản trờ. Công tác quản lý môi trường không chỉ phụ thuộc vào chỉ riêng yếu tố con người, hiệu quả hoạt động của nó ít nhiều còn bị chi phối bởi mức đầu tư kinh phí cho máy móc, thiết bị và dụng cụ lao động. Tại bến xe, công tác này hầu như rất ít được quan tâm Trên đây là những tồn tại, thiếu sót và yếu kém trong vấn đề Quản lý môi trường tại bến xe, trên thực tế cũng không thể phũ nhận những thay đổi rất tích cực của Ban Lãnh Đạo bến xe về vấn đề môi trường, những phương án tăng cường cây xanh, tao không gian mở để xử lý bụi, xây dựng các bản thông tin, biển cấm và quy hoạch điều tiết giao thông tránh ảnh hưởng lên sức khỏe người dân là những minh chứng cụ thể, trong tương lai nếu tích cực hơn nữa thì vấn đề môi trường sẽ được cải thiện. Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT Xây dựng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm dựa vào pháp luật là một trong những phương án có tính khả thi và bắt buộc cao nhất. Các giải pháp nêu ra phải dựa trên các tiêu chuẩn, các quy định, các luật định của pháp luật hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo bến xe không vi phạm các luật định môi trường. Việc xây dựng các giải pháp này bao gồm các công việc chính là tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng các tiêu chuẩn, quy định riêng của bến xe phù hợp với các tiêu chuẩn, luật định ban hành hiện hành. Vấn đề nước thải trong bến xe Miền Đông là vấn đề cấp bách và được xem là vấn đề môi trường đặc trưng, việc lập báo cáo giám sát, kiểm tra chất lượng nước thường xuyên là việc làm cần thiết nhằm đánh giá và kiểm soát được mức độ ô nhiễm. Kết quả thực hiện được Ban lãnh đạo bến xe dùng làm căn cứ điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo hướng đảm bảo nhu cầu phục vụ hành khách trong bến, đồng thời nghiêm cấm hoạt động đối với các xe không đủ chuẩn xả thải khí ra môi trường, đề nghị các doanh nghiệp vận tải sở hữu các loại xe này tiến hành điều chỉnh, duy tu, sửa chữa hoặc đưa xe mới vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thông tư 12/2006/BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây phát sinh chất thải nguy hại. Các cơ sở đăng ký hành nghề rửa xe trong bến xe Miền Đông, nơi có hoạt động phát thải chất thải nguy hại kết hợp với Ban lãnh đạo bến xe tiến hành lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài Nguyên Môi Trường. Vì hệ thống nhà rửa xe trực thuộc Bến xe nên việc quản lý chất thải nguy hại được Sở Tài Nguyên Môi Trường chỉ định cho Ban lãnh đạo bến xe Miền Đông và đơn vị này có trách nhiệm trong việc hoàn tất hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải và quản lý các đơn vị cơ sở đăng ký dịch vụ rửa xe trong bến. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký chủ nguồn thải, Bến xe Miền Đông và các cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ rửa xe trong bến cần tiến hành ngay các biện pháp kiểm soát lượng chất thải nguy hại này. Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật như xây dựng hầm chứa, tách lọc dầu nhớt thải, thu gom, lưu trữ các loại chất thải nguy hại khác cần được lên kế hoạch tiến hành để xử lý lượng chất thải nguy hại này theo đúng quy định của pháp luật. BIỆN PHÁP KINH TẾ Bên cạnh các loại chất thải có khả năng tái chế thì tại bến xe hiện vẫn còn một lượng không nhỏ chất thải nguy hại có khả năng tái chế để sử dụng lại đó là dầu nhớt thải. Thay cho việc thải bỏ lượng chất thải nguy hại này ra ngoài môi trường gây ô nhiễm tì ta có thể tiến hành thu gom, lưu trữ và tiến hành bán loại chất thải này cho các cơ sở tái chế chất thải nguy hải, đặc biệt là dầu nhớt thải có khả năng tái chế cao, vừa đảm bảo xử lý được loại chất thải này vừa có thể thu được một khoản lợi nhuận phục vụ công tác bảo vệ môi trường cho bến. Lượng nhớt thải ước tính: 220-250 lít/tháng Đơn giá:5.000 VNĐ/lít nhớt thải Thành tiền: 1.100.000 – 1.250.000 VNĐ/ Tháng TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC Xây dựng các chương trình tập huấn về vấn đề môi trường cho công nhân viên tại bến xe, đặc biệt là công nhân làm việc trong đội vệ sinh môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao năng lực phát hiện, ứng phó với các sự cố môi trường có khả năng xảy ra ở bến xe. Nước thải và vấn đề ngập úng trong đô thị, An toàn hóa chất và nguy cơ với chất thải nguy hại Khả năng ứng phó với các sự cố môi trường Thời gian tập huấn dựa trên sự đồng thuận và tình hình thực tế tại bến xe, tập huấn có thể theo chu kỳ 6 tháng 1 lần nhằm trang bị cho những thành viên mới của bến xe, đồng thời cập nhật những thông tin cần thiết về môi trường và sức khỏe lao động cho công nhân viên. Thực hiện các biện pháp tăng cường thông tin liên lạc trong nội bộ bến xe với các vấn đề hoặc sự cố môi trường liên quan như: Xây dựng các bảng thông tin liên lạc giữa các phòng ban trong bến.Vấn đề này do phòng duy tu đảm nhận. Thiết lập số điện thoại nóng liên lạc khi có các phát hiện vấn đề môi trường, nhân viên trực điện thoại sẽ thuộc phòng tổ chức hành chính vì đây là cơ quan chủ quản trực tiếp lãnh đạo dưới sự chủ trì của ban giám đốc. Tổ chức các cuộc họp mỗi tháng một lần nhằm đánh giá công tác vệ sinh môi trường tại bến. Phòng tổ chức hành chính đảm nhận. Thiết lập các biển báo: đi vệ sinh … GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 4.4.1 Lựa chọn công nghệ Hiện nay mặc dù trong bến xe đã có lắp đặt hệ thống cống chung để thu gom nước thải sinh hoạt do các hoạt động vệ sinh công cộng, kinh doanh buôn bán thực phẩm, siêu thị Bình An,… và lượng nước mưa chảy tràn cùng với cống thu gom lượng nước thải nhiễm dầu nhớt bẩn, tuy nhiên 2 loại cống thu gom nước thải này lại đổ thẳng ra nhánh sông Sài Gòn (khúc cầu Bình Triệu) hoàn toàn chưa qua xử lý. Hiện tại khu vực quận Bình Thạnh và các quận lân cận như Gò Vấp, Thủ Đức đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, do đó việc dẫn lượng nước thải này đến trạm xử lý tập trung là không khả thi. Hơn nữa việc xây dựng các công trình xử lý triệt để tại bến xe cũng không mấy khả thi do yêu cầu diện tích mặt bằng và yếu tố kinh tế. Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt taị bến xe cho thấy các chỉ tiêu hầu hết đều nằm trong chuẩn thải cho phép, một số chỉ tiêu có vượt mức (BOD5, TSS, Coliform), chúng ta có thể giảm thiểu lượng ô nhiễm này bằng cách phân loại dòng thải và tiến hành xử lý riêng cho từng loại, tránh đổ chung vào 1 cống thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm tập trung ở mức cao khó xử lý. Không cho phép xả nước thải chứa nhớt, dầu mỡ ra nguồn nước vì dầu mỡ sẽ tạo thành một lớp màng mỏng phủ lên một diện tích mặt nước khá lớn, gây khó khăn quá trình hòa tan oxy của không khí vào nước, do đó quá trình tự làm sạch nước tự nhiên sẽ giảm. Vì vậy người ta phải thu hồi những chất này trước khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt. Loại bỏ các tạp chất nổi này khỏi nước thực chất cũng giống như lắng các chất rắn, chỉ khác là trong trường hợp này tỷ trọng của hạt nhỏ hơn của nước do đó hạt sẽ nổi lên. Trong phương pháp này kích thước hạt dầu được chọn là 0,008 -0,01 cm. Trong bể nhờ sự khác nhau về trọng lượng riêng của dầu và nước mà dầu , nhớt được nổi lên trên và được thu gom nhờ miếng xốp thấm dầu. Việc loại dầu khỏi bể cũg tùy thuộc và bề dày của lớp dầu. Trong điều kiện thông thường, hiệu suất đạt được tới 97-98%, tuy nhiên lựơng dầu còn lại vẫn cao, khoảng 100mg/l. Đây là một phương pháp vật lý và không sử dụng hóa chất nên an toàn hơn cho môi trường. Nước nhớt thải Nước nhớt thải được xử lý sơ bộ Van điều chỉnh lưu lượng Nước thải sau xử lý Cặn Dầu nhớt nổi lên trên Hình 4.1: Sơ đồ bể chứa và xứ lý nước thải nhiễm dầu nhớt Các loại chất thải nguy hại khác thuộc dạng rắn được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng thông tư 12/2006/BTNMT. Nước thải sau khi loại bỏ dầu mỡ sẽ được đưa vào hệ thống xử lý chính. Bảng 4.1: Phương án phân loại nguồn, xứ lý nước thải STT Dòng thải Điểm thải Phương án xử lý 1 Nước thải từ hệ thống vệ sinh công cộng Hầm chứa riêng Hợp đồng với công ty môi trường đô thị tiến hành hút dưới dạng phân bùn bể phốt. 2 Nước thải từ hệ thống nhà rửa xe Hầm chứa riêng Tiến hành tách lọc dầu nhớt thải, lượng nước thải còn lại thải vào cống chung. 3 Nước thải từ khu dịch vụ ăn uống Cống thải chung Lắp đặt các song chắn rác tại các điểm xả thải. 4 Nước mưa chảy tràn Cống thải chung Lắp đặt các song chắn rác tại các lỗ thoát. Hố thu 1 Hố thu 2 Bể điều hòa Bể lọc sinh học hiếu khí Bể lắng Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn Ô chôn lấp Nước thải Khí Chlorine Bùn tuần hoàn Sơ đồ công nghệ xử lý: Đường nước Đường khí Đường hóa chất Đường bùn Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Nước thải từ các hầm tự hoại, nhà rửa xe và nhà ăn theo đường ống dẫn vào 2 bể thu gom, ở đây nước thải được bơm vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ, hóa chất được châm vào đường ống để nâng pH. Sau đó nước thải được bơm qua lọc sinh hoc hiếu khí, nước được trộn đều với không khí cấp từ ngoài vào qua dàn ống phân phối.. Trong lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD và chuyển hoá NH4+ thành NO3-, lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Nước trong được thu ở trên mặt bể theo ống dẫn đi ra ngoài, đến bể lắng sinh học. Trong bể lắng sinh học các bông cặn sẽ kết dính với nhau làm tăng dần kích thước và được giữ lại trong bể, nước thải tiếp tục theo đường ống chảy vào bể khử trùng. Tại bể khử trùng clorine được châm vào để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh và được xã ra nguồn tiếp nhận. Bùn tại bể lắng sẽ được bơm qua bể chứa bùn và một phần tuần hoàn về bể lọc sinh học hiếu khí, nước từ bể chứa bùn sẽ chảy về bể điều hòa, bùn sau một thời gian sẽ được thu gom bằng xe đem đi xử lý tiếp. Ngoài những loại nước thải trên, trong bến còn có 1 loại nước thải ô nhiễm nữa, đó là lượng nước rỉ rác có tại bãi rác. Lượng nước thải này cũng khá nhỏ, rác được thu gom thường xuyên nên tính chất ô nhiễm của nó cũng không quá cao và nguy hại. Tuy nhiên để tránh sự lan truyền ô nhiễm thì tại bãi rác thì ta nên xây dựng kiên cố mặt bằng chống thấm, có hệ thống dẫn lượng nước thải này riêng, lưu trữ và hợp đồng với công ty môi trường đô thị để xử lý. Tính toán công trình Lưu lượng tính toán Đầu vào trong quá trình xử lý: Lưu lượng trung bình ngày của nước thải sản xuất: Q = 50 m3/ngày. Lưu lượng trung bình giờ Lưu lượng trung bình giây Lưu lượng lớn nhất giờ 4.4.2.1 BỂ THU GOM Kích thước bể thu gom Chọn thời gian lưu nước tại bể thu gom là 2 giờ thì thể tích của bể là: Chọn kích thước của bể thu gom: V = L.B.H = 1,5 x 1 x 1 = 1,5(m3) Chiều cao xây dựng của bể thu gom: Hxd = H + Hdt = 1+ 0,2 = 1,2 (m) Thể tích phần xây dựng của bể : V = L.B.Hxd =1,5x1 x1,2 = 1.8 (m3) Hình 4.3: Bể thu gom Công suất bơm Chọn bơm nước thải loại nhúng chìm. Và chọn cột áp bơm: H = 10 (m). Hiệu quả hoạt động của máy bơm, = 0,75 Công suất bơm: Công suất thực của bơm: N. = 0,057 x 2 = 0,114 (kW) =0,15(Hp) Trong đó: : Hệ số an toàn của bơm, với: 1 Chọn bơm có công suất 0,5(Hp)2(m3/h). Chọn đặt 2 bơm chìm hoạt động luân phiên nhau. Chọn vận tốc nước trong ống dẫn là 1,8m/s Đường kính ống dẫn là: Chọn đường kính ống dẫn nước là ∅42mm. Tính lại vận tốc trong ống: → Chọn ống có đường kính ∅ 42mm để dẫn nước từ bể thu gom lên bể lắng tinh bột. Bảng 4.2: Kết quả tính toán bể thu gom Ký hiệu Kích thước Đơn vị D 1.5 m B 1 m H 1.2 m Công suất bơm 0.15 Hp Thể tích 1.8 m3 4.4.2.2 BỂ ĐIỀU HÒA Thể tích cần thiết của bể Chọn thời gian lưu nước = 5h Kích thước bể Chọn hình dạng bể điều hòa là hình chữ nhật, chiều sâu bể là 2.5m. Vậy diện tích bể là: Chọn L x W = 3 x 2,2(m) Chiều cao bảo vệ chọn H2 = 0,5 Chiều cao bể H = 3m Vậy kích thước bể là L x W x H = 3 x 2.2 x 3 Hình 4.4: Bể điều hòa Tính lượng khí cần sục trong bể điều hòa Để tránh hiện tượng lắng cặn và ngăn chặn mùi trong bể điều hòa cần cung cấp mọt lượng khí thường xuyên. Lượng khí cần cung cấp cho bể Qkk=vk.V =0,015.15.65=0,235 (m3/phút) = 14.1(m3/h) Trong đó: vk cần để xáo trộn.vk=0,013 – 0,015(m3/phút). Chọn vk= 0,015(m3/phút).( Theo Trịnh Xuân Lai - Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải,2000) V: Dung tích bể điều hòa Không khí được phân phối qua hệ thống ống châm looxvowis đường kính 4mm, khoảng cách giữa các tâm lỗ là 150mm. Khi đó số lỗ mỗi nhánh là: Với diện tích đáy bể 3m * 2.2m, ta cho các ống sục khí đạt dọc theo chiều dài bể, các ống được đặt trên giá đỡ ở độ cao 15cm so với đáy bể. Khoảng cách giữa các ống nhánh là 0.7m , các đường ống cách tường 0,4m Khi đó số ống nhánh được phân bố là: 3 ống Vận tốc khí ra khỏi lỗ thường từ 5-20 m/s. chon v = 15m/s Lưu lượng khí đi trong mỗi ống là: Lưu lượng khí đi trong các lỗ là : Chọn đường kính ống nhánh là 42mm, khi đó vận tốc khí trong ống là: Chọn đường kính ống chính là 49mm, vận tốc khí trong ống là: Áp lực cần thiết cho hệ thống khí: Hk= hd + hc + hf + H Trong đó : hd Tổn thất áp lực theo chiều dài trên đường ống dẫn m hc Tổn thất qua thiết bị phân phối m Tổn thất hc ,hd không vượt qua 0,4m hf tổn thất cục bộ của ống phân phối khí 2.5 m Tổn thất này không vượt quá 0,5m Vậy áp lực tổng cộng là Hk=0,4+0,5+2,5=3,4m Áp lực khí nén: Công suât may nén khí la: Với hiệu suất máy 75% Bảng 4.3: Kết quả tính toán bể điều hòa Ký hiệu Kích thước Đơn vị D 3 m B 2.2 m H 3 m Công suất máy khí 0.01 Kw/h Thể tích 19.8 m3 4.4.2.3 BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ Xác định tải trong thủy lực của bể, tải trọng thuỷ lực của bể lọc sinh học = 20 – 80(m3 nước thải/m2 mặt bể trong ngày) chọn q = 50(m3 nước thải/m2 mặt bể trong ngày).(Trang 189.Tính Toán Thiết Kế Các Công Trình Xử Lý Nước Thải –Trịnh Xuân Lai). Nhiệt độ của nước thải: T = 25oC. Xác định hằng số tốc độ tiêu thụ oxy: KT = K20oC. 1,047T-20 = 0,2. 1,04725-20 = 0,252/ngày. Chuẩn số tổng hợp: Trong đó: H : chiều cao lớp vật liệu lọc, H = 1,5 - 2m, chọn H = 2m. (điều 6.14.13- TCXD-51-84) Q : tải trọng thủy lực(20 – 80 m3/m2.ng).chọn q = 50 (m3/m2.ng). B : lưu lượng đơn vị không khí, B = 812 (m3 không khí/1m3 nước thải), chọn B= 10 (m3 không khí/1 m3 nước thải). (Điều 6.14.17 TCVN 51:84). Hiệu quả khử BOD: Thể tích của bể lọc: Trong đó: S0 : nồng độ BOD đầu vào bể lọc sinh học, S0=350mg/l S : nồng độ BOD đầu ra bể lọc sinh học, S =35 mg/l : lưu lượng ngày trung bìnhl, =50 m3/ng NO: năng lượng oxy hóa của bể lọc, NO =550 gO2/m3.ngàyđêm (Bảng 5-1 Xử Lý Nước Thải Đô Thị Và Công Nghiệp – Lâm Minh Triết) . Diện tích bể lọc sinh học là: Chọn F = 11(m2) Thời gian lưu nước trong bể lọc: Tính lại thể tích bể: Trong đó: n : số ngăn của bể lọc sinh học, chọn n = 1 Chọn chiều dài bể D = 3.3m, chiều rộng R = 3.3m. Chiều cao phần đáy hl = 1(m). Chiều cao lớp vật liệu Hvl = 2(m). Chiều cao dành cho vật liệu dãn nở h2 = 1(m). Chiều cao phần chứa nước rửa h3 = 0.5(m). Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5(m). Tổng chiều cao xây dựng của bể: Hxd = Hvl+ hl + h2 + h3+ hbv = 2 + 0,5 + 1 + 1+0,5 = 5(m) Lượng khí cung cấp cho bể lọc Lưu lượng không khí cần cung cấp cho bể lọc là: Trong đó: B : lưu lượng đơn vị không khí, B = 812 (m3 không khí/1m3 nước thải), chọn B = 10 (m3 không khí/1 m3 nước thải). (Điều 6.14.17 TCVN 51:84). : lưu lượng giờ lớn nhất, = 3.13(m3/ h). Chọn hệ thống cung cấp khí bằng ống thép, phân phối khí bằng đĩa sục khí, được phân bố dọc theo chiều rộng bể cách nhau 1m. như vậy có tất cả 2 ống. Lưu lượng không khí trong mỗi ống: Trong đó: v : vận tốc trong ống 10 – 15 m/s.chọn vống=10 m/s.(Trang 109.Bài Giảng Kỹ Thuật Xử Lý Nước Thải –Lâm Vĩnh Sơn). Đường kính ống chính: Chọn ống chính Dống =∅ 49mm. Đường kính ống nhánh: Chọn ống nhánh dống =∅42 mm. Chọn đĩa khí dạng đĩa xốp: Đường kính: d =200mm. Cường độ khí 200l/phút.đĩa = 3,33l/s. Số lượng đĩa phân phối trong bể: Đ Chọn số lượng đĩa: Đ=9 đĩa. Bố trí hệ thống sục khí: Chiều rộng : B =3.3m Chiều dài: D = 3.3m Số lượng đĩa 9 đĩa chia làm 3 hàng mỗi hàng 3 đĩa được phân bố điều cách mặt sàn 0,2m. Xác định công suất thổi khí: Trong đó: Lk: lưu lượng khí cần cung cấp. Lk =0,00875 m3/s n: hiệu suất máy bơm: chọn n = 75% p: áp lực của không khí nén Trong đó : Hd =H +hd + hc + hf hd : tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn. hc : tổn thất cục bộ. hd + hc ≤ 0,4 ⇒ chọn hd + hc= 0,4 hf : tổn thất qua thiết bị phân phối, hf ≤ 0,5m ⇒ chọn hf = 0,5m. H : chiều cao hữu ích của bể, H = 4,5m. ⇒ Hd = 0,4 + 0,5 + 4,5 = 5,4m Vậy công suất máy nén khí là: Công suất thực của máy nén khí : Nt. = N = 0,51.5 = 0.75(KW/h) = 1(Hp) Trong đó: : Hệ số an toàn của máy nén, với: 1 Chọn máy nén có công suất 1(Hp).chọn đặt 2 máy nén hoạt động luân phiên nhau. Tính hệ thống phân phối nước lọc Chọn phương pháp cấp nước và khí kết hợp từ dưới đáy lên. Sử dụng hệ thống ống để phân phối khí vào bể, phân phối nước vào được bố trí lắp đặt dưới đáy. Vận tốc nước chảy trong ống phân phối nước vào bể lọc sinh học, v = 0,9 (m/s) à 1,5 (m/s). Chọn v = 0,9(m/s). Diện tích mặt cắt của ống phân phối nước chính: Trong đó: : lưu lượng max của nước thải, = 3,13(m3/h) = 8,69.10-4(m3/s). v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 0,9 (m/s). Đường kính ống phân phối nước: Chọn đường kính ống phân phối có đường kính D = 42(mm). Tính hệ thống phân phối nước rửa lọc Cách phân phối nước rửa lọc cần phải thay đổi đóng mở van khi rửa lọc. Khi tổn thất trong lớp vật liệu lọc đến 0,5(m) thì xả bể lọc bằng cách đóng van nước, van cấp khí và đóng mở van rửa 3 lần mỗi lần 30 – 40 giây, cường độ rửa lọc 12 – 14(l/sm3). Quy trình gió nước cùng chiều đi từ dưới lên cho hiệu quả xử lý cao, tổn thất ít. Áp dụng các thông số tính toán trong bảng 4 khi rửa lọc. Chọn chế độ nước rửa W = 14(l/sm2), thời gian rửa lọc 5 – 6 phút, cường độ rửa gió Wgió = 18(l/sm2). Lưu lượng nước rửa của bể lọc: Trong đó: Qr : Lưu lượng nước rửa của bể lọc, (m3/s). F : Diện tích của bể lọc, (m2). Hình 4.5: Bể lọc sinh học Tính tổn thất áp lực khi rửa bể lọc Tính tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ: Trong đó: vo : tốc độ nước chảy ở đầu ống chính, vo = 2,09 (m/s). vn : tốc độ nước chảy ở đầu ống nhánh, vo = 2 (m/s). : hệ số sức cản: Với Kw : tỉ số giữa tổng diện tích các lỗ trên ống và diện tích tiết diện ngang của ống chính: Kw = 35%. Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc: hvl = (a+ bW).Ll.c = (180 + 0,004.14).2.40% =0,326(m) Trong đó: Khi kích thước hạt d = 2 – 5 (mm), thì a = 185,và b = 0,004 Ll: chiều dài lớp vật liệu lọc, Ll = 2(m). c: độ dãn nở, c = 40% Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp vật liệu lọc lấy theo qui phạm hbm=2(m) Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc: hr = hp + hvl + hbm = 4,36 + 3,26 + 2 = 9,62(m) Lượng nước rửa lọc Tỉ lệ lượng nước rửa so với lượng nước vào bể lọc tính theo %: Trong đó: W : cường độ nước lọc W = 14 (l/sm2). N : số bể lọc, N = 1. F : diện tích của bể lọc, F = 11 (m2). To : thời gian công tác của bể giữa 2 lần rửa, (h). T : thời gian công tác bể lọc trong 1 ngày, T =24 (h). n : số lần rửa bể lọc trong 1 ngày, n = 1 – 2 khi rửa thủ công, n = 3 – 4 kh rửa bằng cơ khí, chọn n = 2. t1, t2, t3 : thời gian rửa, xả nước lọc đầu, thời gian chết của bể, t1 = 6 (phút) = 0,1 (h), t2 = 10 (phút) = 0,17 (h), t3 = 0,35 (h). Vậy tỉ lệ lượng nước rửa so với lượng nước vào bể lọc: Lượng nước cần cho 1 lần rửa: Q.To.P = 1,5 x 11,38 x 1,47 = 25,09 (m3) Bể lọc sinh học dùng vật liệu lọc nổi có khả năng giữ được trong khe rỗng các vẩy tróc của màng vi sinh vật bám quanh hạt, nên mặc dầu cường độ thổi gió lớn, nhưng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở đầu ra không vượt quá 20mg/l. Nhưng cường độ thổi khí không được đều và liên tục nên nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng đầu ra, ta cần bố trí thiết kế thêm bể lắng II. Bảng 4.4: Kết quả tính toán lọc sinh học Ký hiệu Kích thước Đơn vị D 3.3 m B 3.3 m H 5 m Công suất máy khí 0.75 Kw/h Thể tích 55 m3 4.4.2.4 BỂ LẮNG SINH HỌC Tính toán ống trung tâm Chiều cao công tác của bể = chiều dài ống trung tâm 1,5 à 3,5(m), chọn h = 2(m). Diện tích của ống trung tâm: Trong đó: f : Diện tích ngăn phản ứng, (m2). : lưu lượng tính toán lớn nhất, = (m3/s). vtt : tốc độ chuyển động của nước thải trong ống trung tâm lấy không lớn hơn 30(mm/s) = 0,03 (m/s) điều 6.5.9 TCVN 51 – 84. Đường kính của ống trung tâm: Chọn d = 0.3 m Chọn đường kính ống dẫn nước vào bể do = 90 (mm). Kiểm tra tốc độ nước chảy trong ống: Tính toán bể lắng Chiều cao công tác của bể lắng đứng, HL = chiều dài ống trung tâm / 0,8 à HL = . Đường kính miệng loe của ống trong tâm của phần ống loe và bằng 1,35 đường kính ống trung tâm: dl = hl = 1,35.d = 1,35 x 0,23 = 0,31(m). Đường kính tấm hắt lấy bằng 1,3 đường kính miệng loe = 1,3 x 0,31 = 0,403(m) chọn 0,4(m). Góc nghiêng giữa bề mặt tấm hắt so với mặt phẳng ngang lấy = 17o.(Trang 251-252.Xử Lý Nước Thải Đô Thị Và Công Nghiệp-Lâm Minh Triết). Chiều cao tấm hắt hình nón: Diện tích tiến diện ướt của bể lắng: Trong đó: v : Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng (sau bể lọc sinh học) v = 0,5(mm/s) (Điều 6.5.6 _ TCVN 51 – 84). Thời gian lưu nước: Diện tích tổng cộng của bể lắng: Fb = F + f = 1.738 + 0,043 = 1.781m2) Đường kính của bể lắng: Chọn D = 1.8(m) Tính lại thể tích Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng: Trong đó: hn: Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng. : Góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang, lấy không nhỏ hơn 50o (điều 6.5.9 TCXD 51 – 84), = 50o. h2 : Chiều cao lớp trung hoà, (m). h3 : Chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể ≥ 0,5(m), chọn h3 = 0,5(m), à h2 = 0,5(m). D : Đường kính trong của bể lắng,(m). dn : Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn =0,1(m) Khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe đến mép ngoài cùng của bề mặt tấm hắt theo mặt phẳng qua trục: Trong đó: : khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe đến mép ngoài cùng của bề mặt tấm hắt, (m). vk : tốc độ dòng chảy qua khe hở giữa miệng loe ống trung tâm và bề mặt tấm hắt, vk20 (mm/s), chọn vk = 0,02 (m/s). Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng: H = HL + hn + ho = 2,5 + 1 + 0,2 = 3,7 (m) Trong đó: HL : chiều cao của bể lắng đứng, HL = 2,5 (m). hn : chiều cao phần hình nón, hn = 1 (m). ho : Khoảng cách từ mực nước đến thành bể, ho = 0,2(m). Thể tích phần chứa cặn: Trong đó: Wcc : Thể tích phần chứa cặn, (m3). hn : Chiều cao hình nón, hn = 1(m). D : Đường kính của bể lắng, D = 1,8(m). dn : Đường kính của đáy hình nón, dn = 0,1(m). Chọn bơm bùn tại bể lắng có công suất 0,5 Hp, chiều cao cột áp nước H = 10 mH2O.3 Hình4.6: Bể lắng sinh học Tính toán hệ thống máng thu nước Chọn bề rộng máng b = 150(mm), chiều dài máng h = 150(mm). Chọn thiết kế cho máng thu nước, máng thu nước nằm bên trong bể hay nằm bên ngoài bể lắng. Bên ngoài Bên trong Kiểu bố trí máng thu nước Chiều dài của máng thu nước: : 6,594(m) 4,71(m) Tải trọng máng tràn: :(m3/m2ngày) 1,21 1,69 Diện tích mặt cắt ngang máng thu: Fmáng = hmáng x bmáng = 0,15 x 0,15 = 0,0225(m2) Vận tốc nước trong máng thu: Hệ thống máng răng cưa Máng răng cưa có dạng chữ V, góc 90o, đặt dọc theo máng thu nước với mục đích phân bổ nước đều và giữ lại các tạp chất nổi. Máng được gắn ở mặt ngoài hay mặt trong của máng thu nước tuỳ theo cách bố trí của máng thu nước đặt ở trong hay ở ngoài của bể lắng. Máng được làm bằng tấm thép không rỉ. Hình 4.7: Hình dạng máng răng cưa Hiệu quả xử lý: sau lắng hiệu quả đạt 64%,(Trang 46.Bài giảng KTXLNT – lâm vĩnh sơn) Hàm lượng SS còn lại trong dòng ra: Lượng bùn sinh ra mỗi ngày: Giả sử bùn tươi có độ ẩm 95% Khối lượng riêng bùn = 1053kg/m3 Tỉ số MLVSS/MLSS =0,75 Lượng bùn cần xử lý (m3/ngđ) Lượng bùn có khả năng phân hủy sinh học Mtươi = 0,750,6 = 0,45 (kg/ngày) Tổng hợp các thông số thiết kế cơ bản Bảng 4.5 Kết quả tính toán bể lắng II TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Giá trị 1 Diện tích mặt bằng của bể S m2 7,07 2 Dung tích bể lắng V m3 7.9 3 Chiều cao của bể H m 3,7 4 Đường kính của bể D m 1.8 5 Đường kính buồng phân phối trung tâm d m 0,23 6 Đường kính máng thu nước Dmáng m 1.65 7 Tải trọng thuỷ lực a m3/m2ngày 16 4.4.2.5 BỂ KHỬ TRÙNG Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Hóa chất khử trùng là clorua vôi (CaOCl2) hay chính là hypoclorit canxi (Ca(ClO)2.2H2O). Lượng Clo hoạt tính Ya = Trong đó: Ya: lượng clo hoạt tính cầnđể khử trùng nước thải, kg/h a: liều lượng Clo hoạt tính, a = 5 g/m3 Q: lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/h Ya = Lượng Clo tiêu thụ hàng ngày: Yngày = 24 .Ya Yngày = 24*0.011 = 0,264(kg/ngày) Lượng Clo được phép dự trữ tối đa cho 1 tháng: Ym = Yngày . 30 = 0,264.30 = 7.92(kg) Tính bể tiếp xúc Thời gian lưu nước trong bể= 30 phút Dung tích làm việc của bể: V = Q.= .0,5 = 1.04 (m3) Chọn chiều cao bể H = Hlv + Hbv = 1,2m Trong đó: Hlv: chiều cao làm việc của bể Hlv = 1m Hbv: chiều cao bảo vệ Hlv = 0,2 Diện tích thiết diện bể khử trùng Vậy chọn kích thước bể L x W x H = 2 x 0,8 x 1,2(m)=1.92(m3 Chia bể khử trùng 3 ngăn vậy mỗi ngăn có kích thước l= L/3 = 2/3 = 1m Tổng hợp các thông số thiết kế cơ bản: Bảng 4.6 Kết quả tính toán bể khử trùng TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Giá trị 1 Dung tích công tác V m3 1.92 2 Thời gian nước lưu vùng tiếp xúc khử trùng giờ 0,5 3 Diện tích mặt thoáng F m2 1.04 4 Số ngăn 3 ngăn 5 Chiều cao H m 1,2 6 Chiều rộng B m 0.8 7 Chiều dài L m 2 Hình 4.8: bể khử trùng 4.4.2.6 BỂ CHỨA BÙN Lượng cặn cần xử lý Thể tích cặn là: Thời gian lưu cặn trong ngăn thu bùn: 3 tháng. Lượng cặn trong 3 tháng: W = 0,08(m3/ngày) x 24(ngày) x 3(tháng) = 5,76(m3) Chọn thể tích bể là W = 6(m3) Chọn chiều cao của ngăn: = 2m. Tiết diện hữu ích của ngăn: àF = L.B = 2 x 1,5 = 3(m2). Hình 4.9: Bể chứa bùn Bảng 4.7: Kết quả tính toán bể chứa bùn Ký hiệu Kích thước Đơn vị L 2 m B 1.5 m H 2 m Thể tích 6 m3 Dự toán giá thành Chi phí đầu tư xây dựng và hệ thống thiết bị Bảng 4.8 Vốn đầu tư và các hạng mục xây dựng và thiết bị STT HẠNG MỤC Thể tích, m3 Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) A PHẦN XÂY DỰNG 1 Bể thu gom 1.8 2 1.600.000 5.760.000 2 Bể điều hòa kị khí 19.8 1 1.600.000 31.680.000 3 Bể lọc sinh học 55 1 1.600.000 88.000.000 4 Bể lắng sinh học 7.9 1 1.600.000 12.640.000 5 Bể khử trùng 1.92 1 1.600.000 3.072.000 6 Bể chứa bùn 6 1 1.600.000 9.600.000 Tổng cộng 92.42 147.872.000 Bảng 4.8(tt): Vốn đầu tư và các hạng mục xây dựng và thiết bị B PHẦN THIẾT BỊ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(VNĐ) 1 Bơm chìm, 0,5(Hp) cái 8 7.000.000 56.000.000 2 Máy thổi khí, P = 1Hp cái 2 20.000.000 40.000.000 3 Đĩa phân phối khí D=200mm cái 9 300.000 2.700.000 5 Máng răng cưa, máng thu nước bể lắng, ống trnug tâm inox, VN bộ 1 15.000.000 15.000.000 6 Vật liệu lọc m3 21.78 1.000.000 21.780.000 7 Thùng đựng hoá chất 1000l, hoá chất khử trùng, PE cái 2 2.000.000 4.000.000 8 Hệ thống định lượng hoá chất gồm : đầu dò, bộ chuyển đổi tính hiệu, màn hình, bơm định lượng và dây dẫn. bộ 1 12.000.000 12.000.000 9 Hệ thống điện điều khiển, dây điện hệ 1 30.000.000 30.000.000 10 Hệ thống đường ống hệ 1 50.000.000 50.000.000 Tổng cộng 231.480.000 Tổng chi phí xây dựng và thiết bị là: 147.872.000 +231.480.000 = 397.352.000 (VND) Chí phí nhân công Lương công nhân: 1 người x 2.500.000 đồng x 12 tháng = 30.000.000 (VND) Tổng chi phí nhân công: 30.000.000 (VND) Chi phí điện năng Bảng 4.9: Bảng chi phí điện năng tính cho 01 năm Hạng mục Công suất (kW) Giờ làm việc(h) Chi phí (đồng) Bơm nước thải từ bể thu gom sang bể lắng 0,372 4 814.680 Bơm nước thải từ bể điều hòa kỵ khí sang bể lọc sinh hoc 0,372 4 814.680 Bơm định lượng 0,075 4 164.250 Máy thổi khí bể lọc sinh học 0,915 10 5.009.625 Cộng 6.803.235 Ghi chú: chi phí cho 1 kW điện là : 1.500 đồng Chi phí hóa chất Lượng Clo sử dụng trong một tháng là 16,2 (kg/tháng) Giá thành cho một kg CLo là 30.000 (vnd/kg) Ta có chi phí sử dụng Clo cho một tháng là 16,2kg x 30.000 = 486.000(vnd/thang) Lượng Clo sử dụng trong 01 năm: 486.000 (vnd) x 12 (tháng) = 5.832.000 (vnd/năm) Vậy tổng chi phí quản lý và vận hành trong 01 năm là: 30.000.000+6.803.235+5.832.000=42.635.000 (VND) Bảng 4.10: Các chi phí khác Chi phí khác Đơn vị Đơn giá Thành tiền Chi phí vận chuyển lắp đặt Hệ 10.000.000 10.000.000 Chạy thử xét nghiệm mẫu Toàn bộ 5.000.000 5.000.000 Cộng 15.000.000 Tổng chi phí đầu tư hạng mục công trình và vận hành trong 1 năm là: 397.352.000+42.635.000+15.000.000=448.987.000 (VND) Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Vấn đề môi trường tại bến xe Miền Đông cụ thể xoay quanh các vấn đề sau: mùi hôi từ các nhà vệ sinh công cộng, ô nhiễm nước thải sinh hoạt,. Đội vệ sinh môi trường còn yếu kém về mặt quản lý, sơ sài về trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường nên hiệu quả hoạt động chưa cao và đặc biệt chưa có hệ thống xử lý nước thải. Ô nhiễm môi trường tại bến xe Miền Đông chỉ là một trong số rất nhiều những điểm nóng về môi trường hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. KIẾN NGHỊ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong bến, giữa bến và hành khách, có như vậy thì công tác bảo vệ môi trường thực hiện mới có hiệu quả. Nên có sự trao đổi, giao lưu, thông tin thường xuyên giữa ban lãnh đạo Bến xe và các cấp chính quyền, cơ quan có chức năng của thành phố đối với các vấn đề môi trường của bến xe và các nơi công cộng khác trên toàn địa bàn thành phố. Công tác môi trường nếu được thực hiện đồng loạt và cụ thể thì vừa tiết kiệm được chi phí vừa mang lại hiệu quả cao hơn. Ban lãnh đạo bến xe nên xem xét thành lập tổ môi trường tại bến xe, phòng này trực thuộc sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo bến xe để có thể cụ thể hóa các công việc trong công tác môi trường, đồng thời điều phối nhân lực thực hiện hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm cho bến xe Ban quản lý bến xe nên có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý, xử lý nước thải trước thải ra môi trường. Việc quan trắc giám sát chất lượng môi trường cần được thực hiện định kì 6 tháng/lần để đảm bảo kiểm soát được nồng độ các chất ô nhiễm, kịp thời đưa ra những phương án khắc phục thích hợp. Tài liệu tham khảo CIEFIFIEA, (1999). Nghiên cứu trình diễn và phát triển chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp bảo vệ môi trường Tp. HCM. Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường. Viện Môi trường và Tài nguyên, Việt Nam. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân,(2004). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình. Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Lê Trung Tính, (2009). Mô hình nào cho ban quản lý các bến xe khách tại thành phố Hồ Chí Minh. www.vnexpress.net. Đăng tải 4/11/2009. Lương Đức Phẩm (1998), “Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học”. Nhà xuất bản Giáo Dục. Trần Đức Hạ (2002), “Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa”. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. Trịnh Xuân Lai (2001), “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”. Nhà xuất bản Xây Dựng. PHỤ LỤC 1 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM CHIẾU CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG STT Vấn đề môi trường Văn bản pháp luật tham chiếu để quản lý 1 Kiểm soát nước thải QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 2 Quản lý chất thải nguy hại Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số chất thải nguy hại. 3 Vấn đề tổng hợp Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. Nghị định 81/2006/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư 80/2006/TT-BTNMT Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. PHỤ LỤC 2 BẢN VẼ CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Mặt bằng công nghệ xử lý. Mặt cắt thủy lực công nghệ xử lý. Bể thu gom. Bể điều hòa. Bể lọc sinh học hiếu khí. Bể lắng sinh học. Bể khử trùng. Bể chứa bùn. PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BẾN XE MIỀN ĐÔNG Cống thoát nước mưa Nhà bảo trì, bảo dưỡng xe khách Hoạt động rửa xe Cổng 1 Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTran Minh Thanh_2007.doc
  • dwgkhoa luan.dwg
Tài liệu liên quan