Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng chè lai tạo và nhập nội 2 năm tuổi và mức độ gây hại của một số loài sâu chính tại Phú Hộ, Phú Thọ

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm nâng cao chất lượng chè Việt Nam, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức canh tranh trên thị trường chè thế giới. Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Chè (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc), đã tiến hành đồng bộ các phương pháp chọn tạo và nhân giống, từ công tác nhập nội giống chất lượng cao, chọn lọc cá thể, lai tạo, đột biến và thu thập bảo quản, khai thác nguồn gen. Trong đó, công tác lai tạo và nhập nội là những giải pháp quan trọng, làm phong phú cơ cấu giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng chè lai tạo và nhập nội 2 năm tuổi và mức độ gây hại của một số loài sâu chính tại phú hộ, phú thọ Việc đánh giá đúng các đặc điểm hình thái, chống chịu sâu bệnh hại của những dòng/giống chè mới có triển vọng, được chọn tạo bằng phương pháp lai tạo và nhập nội ngay từ giai đoạn cây chè non, đã định hướng cho việc lựa chọn những dòng chè tốt, giảm chi phí đầu tư nghiên cứu, đồng thời rút ngắn thời gian chọn tạo ra giống chè tốt.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng chè lai tạo và nhập nội 2 năm tuổi và mức độ gây hại của một số loài sâu chính tại Phú Hộ, Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng chè lai tạo và nhập nội 2 năm tuổi và mức độ gây hại của một số loài sâu chính tại phú hộ, phú thọ EVALUATION RESULTS ON BIOLOGICAL CHARACTERISTICS, COMPOSITION OF TEA INSECT PESTS OF SIX 2-YEAR-OLD PROMISING TEA CLONES UNDER PHU HO CONDITIONS Trần Thị Lư1, Nguyễn Quang Duy1, Tạ Hồng Lĩnh2, Nguyễn Văn Tạo2 Abstract 1. Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc 2. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Correct evaluation at young plant stage on morphological and biological traits of new promising tea clones which are locally developed by hybridization and imported materials is believed as an effective methods to shorten breeding cycle and reduce breeding cost. In this study, some morphological characters and growing traits of six 2-year-old promising tea clones were evaluated under the conditions of Phu Ho Tea Research institute in Phu Tho Province. These include three hybridised tea clones No 8, 9 and 26 (selected by pedigree method from the cross combination between TRI777 and Kim Tuyen Varieties); and the other three imported from China and Taiwan, Clone Dai Bach Tra, Clone Tien Phong and Variety Kin Tuyen. The results indicate that all the 6 clones/varieties share similarities with a Plant medium size, without obvious main stem; frutex type. The branching position on the stem is low with bushy branching density, branching angle of 44.3-52.3o. Clone No 26 has a highest plant height of 83.5 cm with 9.6 primary branches per plant. Leaves incline upwards or horizontal, with average 7.1-8.8 pairs of vein. Clone No 8 ranks as the top for leaf area of 25.4 cm2. Shoots light violet in color of the 3 hybridised clones, while the 3 imported ones range from yellow green to light green; with sparse hairs. Clone No 9 gave the highest a bud and two leaves weight of 0.71 gram. Among Six cultivars studied, Clone Dai Bach Tra appeared most resistant to Green planthopper (Empoasca flarescens Fad), Hybridised clone No 8 to thrips (Physothrips setiventris Bagn). Additional evaluation on physiological and economical traits of these local clones are strongly recommended to advance breeding process. Key words: Tea, Biological traits, Composition of tea insect pests. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm nâng cao chất lượng chè Việt Nam, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức canh tranh trên thị trường chè thế giới. Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Chè (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc), đã tiến hành đồng bộ các phương pháp chọn tạo và nhân giống, từ công tác nhập nội giống chất lượng cao, chọn lọc cá thể, lai tạo, đột biến và thu thập bảo quản, khai thác nguồn gen. Trong đó, công tác lai tạo và nhập nội là những giải pháp quan trọng, làm phong phú cơ cấu giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Việc đánh giá đúng các đặc điểm hình thái, chống chịu sâu bệnh hại của những dòng/giống chè mới có triển vọng, được chọn tạo bằng phương pháp lai tạo và nhập nội ngay từ giai đoạn cây chè non, đã định hướng cho việc lựa chọn những dòng chè tốt, giảm chi phí đầu tư nghiên cứu, đồng thời rút ngắn thời gian chọn tạo ra giống chè tốt. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm 3 dòng chè lai số 8, dòng lai số 9 và dòng lai số 26 (chọn lọc từ đập đoàn giống chè nhập nội của Trung Quốc: Dòng chè Đại Bạch Trà, dòng chè Tiền Phong, giống chè Kim Tuyên). Thí nghiệm gồm 6 công thức: giống Kim Tuyên làm đối chứng. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 45,5 m2, gồm 100 cây, được cách ly bởi 2 hàng chè, giữa các ô trong dãy cách nhau 2,1 mét. Diện tích toàn thí nghiệm (không kể bảo vệ) là 819 m2, bố trí trên diện tích khảo nghiệm 4500 m2. Trong mỗi ô thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu trên 10 cây chè đồng đều được lựa chọn theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Thí nghiệm bố trí tại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ. Chè trồng bằng cành vào tháng 9/2004, khoảng cách 1,3 x 0,35 mét, mật độ 21.978 cây/ha, các chế độ gieo trồng, chăm sóc thực hiện theo quy trình 10 TCN 446-2001. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Thân, cành: Kiểu thân, chiều cao cây, rộng tán chè, đường kính thân; số cành cấp I, II; góc độ phân cành, độ cao phân cành. Chỉ tiêu lá chè: chiều dài lá, rộng lá, Hệ số R (tỷ lệ giữa dài lá/rộng lá); diện tích lá (dài x rộng x 0,7); số đôi gân chính; số đôi răng cưa; góc độ lá. Chỉ tiêu búp chè 1tôm 2lá non: chiều dài búp, trọng lượng búp, búp có tôm, tổng số búp có tôm/tổng số búp; màu sắc búp, mức độ tuyết; thành phần cơ giới búp, búp mù xoè. Đánh giá sâu hại chè chính [Rầy xanh (Empoasca flarescens Fad), Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bag), Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Wat)], các chỉ tiêu sinh học theo các phương pháp nghiên cứu thông dụng về cây chè. Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, Xử lý kết quả trên máy tính sử dụng phần mềm IRRISTART 4.0 trong Windows, thiết lập biểu đồ và đồ thị bằng phần mềm EXCEL. III. KẾT QUẢ NGHIấN CỨU 1. Đặc điểm hình thái thân, cành chè Thời kỳ cây chè được 2 năm tuổi, các chỉ tiêu hình thái của mỗi dòng/giống (sau đây gọi tắt là giống) chưa biểu hiện rõ. Tuy nhiên, các giống chè ở tuổi 2 đã có sự chênh lệch rõ rệt về chiều cao cây ở 2 nhóm giống chè, nhóm giống chè lai phát triển chiều cao cây tốt hơn nhóm các giống chè nhập nội, chỉ tiêu chiều cao cây giữa hai nhóm giống là sai khác có ý nghĩa (LSD0.05 = 9,75). Kết quả bảng 1 cho thấy, các giống chè lai có chiều cao cây dao động từ 78,2 – 83,5 cm, giữa chúng sai khác là không rõ. Các giống chè nhập nội có chiều cao cây dao động từ 69,3 – 77,6 cm. Bảng 1. Đặc điểm hình thái thân, cành của các giống chè Chỉ tiờu Dũng Cao cõy (cm) Rộng tỏn (cm) Đ.kính thân (cm) Số cành cấp I (cành) Số cành cấp II (cành) Dũng lai số 8 78,2 74,1 1,72 7,8 34,7 Dũng lai số 9 78,7 72,5 2,19 9,2 42,3 Dũng lai số 26 83,5 72,2 1,70 9,6 36,4 Đại Bạch Trà 69,3 68,6 1,49 6,8 23,6 Tiền Phong 77,6 56,2 1,59 8,1 26,0 Kim Tuyờn 71,3 65,5 1,48 7,4 22,7 LSD0.05 CV % 9,750 7,200 5,011 4,100 0,175 5,800 Chiều rộng tán có quy luật tương tự như chỉ tiêu chiều cao cây, ba giống chè lai có chiều rộng tán dao động từ 72,2 – 74,1 cm, giữa chúng không có sự khác biệt lớn. Hai giống chè nhập nội có chỉ tiêu chiều cao cây: Đại Bạch Trà (68,6 cm) và giống Kim Tuyên (71,3 cm) lớn hơn dòng chè Tiền Phong, chỉ đạt 56,2 cm. Đồ thị 1. Đường kính thân các giống chè thí nghiệm Kết quả bảng 1 cho thấy: số lượng cành cấp I, II của các giống chè tương đối cao, đặc biệt là các giống chè lai. Các giống có số cành cấp I, II ở mức cao là: dòng lai số 26 đạt 9,6 cành cấp I và 36,4 cành cấp II; dòng lai số 9 đạt 9,2 cành cấp I và 42,3 cành cấp II. Các dòng có số cành cấp I, II ở mức trung bình là: Tiền Phong 8,1 cành cấp I và 26,0 cành cấp II; dòng lai số 8 có 7,8 cành cấp I và 34,7 cành cấp II; giống Kim Tuyên có 7,4 cành cấp I và 22,7 cành cấp II. Thấp nhất là giống Đại Bạch Trà có 6,8 cành cấp I và 23,6 cành cấp II. Vị trí phân cành các giống chè nghiên cứu rất thấp, vị trí phân cành cao nhất ở giống Tiền Phong đạt 1,00 cm và dòng lai số 9 đạt 0,97 cm; tiếp đến dòng lai số 8 đạt 0,76 cm; 3 giống còn lại có vị trí phân cành thấp nhất. Bảng 2. Đặc điểm phân cành, dạng tán các giống chè 2 năm tuổi Chỉ tiờu Dũng Kiểu thõn Độ cao phân cành (cm) Góc độ phân cành (độ) Dạng tỏn Dũng lai số 8 Bụi 0,76 50,5 Trung gian Dũng lai số 9 Bụi 0,97 51,0 Trung gian Dũng lai số 26 Bụi 0,44 49,1 Trung gian Đại Bạch Trà Bụi 0,25 45,9 Đứng Tiền Phong Bụi 1,00 44,3 Đứng Kim Tuyờn Bụi 0,37 52,3 Trung gian Góc độ phân cành là tính trạng liên quan đến dạng tán và khả năng quang hợp của bộ lá chè, là góc tạo thành giữa thân chính và cành cấp I, kết quả quan trắc có 2 giống thuộc dạng tán đứng là Tiền Phong và Đại Bạch Trà có góc độ phân cành là 44,30 và 45,90. Các giống còn lại đều thuộc dạng tán trung gian, góc độ phân cành dao động từ 49,1 – 52,3 0. 2. Đặc điểm sinh học của lá chè Chiều dài lá: dòng chè lai số 8 chiều dài lá lớn nhất đạt 8,96 cm; tiếp đến là Tiền Phong đạt 8,63 cm, dòng lai số 9 đạt 8,21 cm và dòng chè lai số 26 đạt 7,76 cm; chiều dài lá nhỏ nhất là 2 giống Đại Bạch Trà và Kim Tuyên là 6,97 cm và 6,88 cm. Chiều rộng lá của dòng lai số 9, dòng lai số 8 và dòng lai số 26 lần lượt là: 4,11 – 4,05 – 3,97 cm, cao hơn hẳn 3 giống nhập nội Kim Tuyên, Đại Bạch Trà, Tiền Phong có chiều rộng lá 3,43 – 3,32 – 2,99 cm. Diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng búp, thường lá to sẽ cho trọng lượng búp lớn, đồng thời hệ số diện tích lá của tán chè cao. Bảng 3 cho biết: diện tích lá cao nhất là dòng lai số 8 đạt 25,40 cm2; tiếp đến là dòng lai số 9 và dòng lai số 26 đạt 23,62 và 21,57 cm2; thấp nhất là 2 giống Kim Tuyên - 16,52 cm2 và Đại Bạch Trà - 6,20 cm2. Diện tích lá của các giống chè lai cũng cao hơn hẳn các giống chè nhập nội. Bảng 3. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè Chỉ tiờu Dũng Dài (cm) Rộng (cm) Diện tớch lỏ (cm2) Hệ số R (Dài/rộng) Hỡnh dạng lỏ Dũng lai số 8 8,96 4,05 25,40 2,22 Ovan Dũng lai số 9 8,21 4,11 23,62 2,00 Ovan Dũng lai số 26 7,76 3,97 21,57 1,97 Ovan Đại Bạch Trà 6,97 3,32 16,20 2,11 Ovan Tiền Phong 8,63 2,99 18,06 2,93 Thuụn dài Kim Tuyờn 6,88 3,43 16,52 2,01 Ovan LSD0.05 CV % 0,671 4,800 0,262 4,000 3,141 8,700 Bảng 4. Một số tính trạng đặc trưng cơ bản của lá chè Chỉ tiờu Dũng Số đôi gân chính (đôi) Số đôi răng cưa (đôi) Góc độ lá (độ) Thế lỏ Màu sắc lỏ Dũng lai số 8 8,8 29,0 47,4 Xiờn Xanh đậm Dũng lai số 9 8,5 35,1 50,9 Hơi ngang Xanh đậm Dũng lai số 26 8,2 26,5 48,5 Xiờn Xanh đậm Đại Bạch Trà 7,1 26,6 48,8 Xiờn Xanh đậm Tiền Phong 8,3 35,0 38,0 Hơi xiên Xanh tớm Kim Tuyờn 8,0 32,2 60,4 Ngang Xanh sỏng Đồ thị 2. Kích thước lá các giống chè thí nghiệm 3. Các đặc điểm hình thái búp chè Kết quả nghiên cứu hình thái búp 1 tôm 2 lá non cho thấy: Chiều dài búp các giống chè lai lớn hơn các giống chè nhập nội. Dòng lai số 26 có chiều dài búp cao nhất (4,30 cm), Đại Bạch Trà có chiều dài búp nhỏ nhất (2,73 cm). Trọng lượng búp lớn nhất là dòng lai số 9 đạt 0,71 g/búp; tiếp đến là dòng lai số 26 (0,62 g); thấp nhất là giống Đại Bạch Trà 0,51g/búp. Búp có tôm là búp có mầm đỉnh đang hoạt động bình thường tạo ra tôm và các lá non, giống Kim Tuyên có tỷ lệ búp có tôm cao nhất 95,5%; giống Đại Bạch Trà có tỷ lệ búp có tôm thấp nhất 89,7%. Dòng lai số 8 và dòng lai số 9 búp có màu phớt tím; dòng lai số 26 có màu hơi phớt tím. Các giống còn lại đều có màu xanh đặc trưng, Đại Bạch Trà có màu xanh vàng, Tiền Phong – xanh vàng sáng, Kim Tuyên – xanh nhạt. Quan sát về mức độ lông tuyết, các giống đều có lông tuyết. Nhiều lông tuyết nhất là Kim Tuyên; Dòng lai số 8 và Tiền Phong có ít tuyết. Bảng 5. Các đặc điểm của búp chè Chỉ tiờu Dũng Dài bỳp (cm) Trọng lượng 1 búp (g) Màu sắc bỳp Tỷ lệ bỳp cú tụm (%) Mức độ tuyết Dũng lai số 8 3,88 0,60 Phớt tớm 91,0 ớt tuyết Dũng lai số 9 3,41 0,71 Phớt tớm 91,8 Cú tuyết Dũng lai số 26 4,30 0,62 Hơi phớt tím 92,0 Cú tuyết Đại Bạch Trà 2,73 0,51 Xanh vàng 89,7 Cú tuyết Tiền Phong 2,85 0,56 Xanh vàng sỏng 91,9 ớt tuyết Kim Tuyờn 3,18 0,56 Xanh nhạt 95,5 Nhiều tuyết LSD0.05 CV % 0,3107 5,1000 4. Nghiên cứu một số loại sâu hại chính trên các giống chè thí nghiệm Theo Đỗ Ngọc Quỹ [11], hàng năm trong điều kiện không sử dụng các biện pháp phòng trừ, sâu bệnh có thể gây hại tới 20% sản lượng chè. Tác hại của sâu bệnh không những làm giảm năng suất, mà còn làm giảm chất lượng chè. Búp chè bị sâu bệnh gây hại khi chế biến thường dễ bị gãy nát, giảm chất lượng đáng kể, vì vậy chè thành phẩm có chất lượng kém. Đối tượng sâu bệnh hại trên chè rất phong phú, đa dạng. Chỉ tính riêng sâu hại đã có hơn 20 loài khác nhau, nhưng gây hại chủ yếu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng là các đối tượng như: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá. Thường các sâu hại chè tập trung vào lá và búp. Để đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi: rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, kết quả được trình bày ở bảng 6. Bảng 6. Mật độ sâu hại chính trên các dòng chè Chỉ tiờu Dũng Rầy xanh (con/ khay) Bọ cánh tơ (con/bỳp) Tỷ lệ bỳp bị bọ xớt muỗi (%) Dũng lai số 8 6,22 0,30 11,8 Dũng lai số 9 7,50 0,39 16,1 Dũng lai số 26 7,72 1,47 14,9 Đại Bạch Trà 5,05 0,70 8,2 Tiền Phong 7,17 1,59 20,2 Kim Tuyờn 4,28 1,74 9,7 Kết quả điều tra cho biết rầy xanh là đối tượng gây hại chủ yếu trên cây chè. Tất cả các giống chè thí nghiệm đều bị rầy xanh phá hại, những giống bị hại nặng là dòng lai số 9, dòng lai số 26, Tiền Phong. Trong đó, dòng lai số 26 bị hại nặng nhất 7,72 con/khay, dòng lai số 8, Đại Bạch Trà và Kim Tuyên bị rầy xanh hại nhẹ hơn, giống Kim Tuyên chỉ có 4,28 con/khay. Bọ cánh tơ rất phổ biến và phá hoại nhiều loại cây trồng không chỉ riêng trên cây chè. Khi bị hại nặng, cây chè rụng hết lá nhất là đối với chè con. Kết quả bảng 6 cho thấy: giống bị bọ cánh tơ hại nặng nhất là Kim Tuyên – 1,74 con/búp; tiếp đến là Tiền Phong – 1,59 con/búp và dòng lai số 26 – 1,47 con/búp. Dòng lai số 8, dòng lai số 9 và Đại Bạch Trà số lượng bọ cánh tơ đều nhỏ hơn 1 con/búp, trong đó dòng lai số 8 bị bọ cánh tơ hại nhẹ nhất chỉ có 0,30 con/búp. Bọ xít muỗi cũng gây hại nặng trên các giống chè, bị gây hại nặng nhất là giống Tiền Phong – 20,2% số búp bị bọ xít muỗi; tiếp đến là các dòng lai số 8, dòng lai số 9, dòng lai số 26, Kim Tuyên có tỷ lệ búp bị bọ xít muỗi từ 9,7-16,1%; dòng có tỷ lệ búp bị bọ xít muỗi ít nhất là Đại Bạch Trà - 8,2%. IV. KẾT LUẬN 1. Trong điều kiện sinh thái Phú Hộ, ba dòng chè lai tạo có các chỉ tiêu hình thái: chiều cao cây, rộng tán, đường kính thân, số cành cấp I, cành cấp II đều tốt hơn 3 dòng/giống chè nhập nội. Diện tích tán cây chè tuổi 2 đều ở mức trung bình, mật độ búp các dòng chè lai cao hơn các dòng/giống chè nhập nội. Trong số 3 dòng chè lai tạo, dòng chè lai số 26 có chiều cao cây lớn nhất đạt 83,5 cm, số cành cấp I đạt 9,6 cành. Dòng chè lai số 9 có đường kính thân đạt 2,19 cm, số cành cấp II đạt 42,3 cành, vượt trội so với hai dòng chè lai khác. Cả 6 dòng/giống chè nghiên cứu đều có dạng tán trung bình, kiểu thân bụi, độ cao phân cành thấp, góc độ phân cành từ 44,3 - 52,3 độ. 2. Có 5 giống chè lá hình ô van, riêng giống Đại Bạch Trà lá dạng thuôn dài. Diện tích lá của ba dòng chè lai lớn hơn các dòng/giống chè nhập nội, dòng lai số 8 có diện tích lá lớn nhất đạt 25,4 cm2. Số đôi gân chính đạt từ 7,1 - 8,8 đôi. 3. Trọng lượng búp chè 1 tôm 2 lá non của các dòng chè lai cao hơn các dòng/giống chè nhập nội, dòng lai số 9 có trọng lượng búp lớn nhất đạt 0,71 gam/búp. Các dòng chè lai đều có búp mầu phớt tím, ba dòng chè nhập nội búp có mầu xanh vàng hoặc xanh nhạt. Cả 6 dòng chè nghiên cứu búp đều có lông tuyết, biểu hiện cho chất lượng tốt. 4. Các giống chè nghiên cứu đều bị rầy xanh, bọ cánh tơ và bọ xít muỗi gây hại. Hai dòng chè lai số 9 và số 26 có mật độ rầy xanh lớn nhất là 7,50 - 7,72 con/khay. Bọ xít muỗi phá hại nặng nhất trên dòng chè lai số 9 và giống Tiền phong tương ứng với 16,1 và 20,2%. TàI LIệU THAM KHảO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, 10 TCN 446 - 2001, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Niệm, Trần thị Lư (1997), Kết quả mười năm nghiên cứu giống chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988 - 1997), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 50-67. 3. Đỗ Ngọc Quỹ (1980), Trồng chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 28 - 30. 4. Nguyễn Văn Tạo (1997), Các phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè (phần nông học), Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988 - 1997), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 339 - 344. 5. Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1993), Một số đặc điểm của lá chè và ý nghĩa của nó trong công tác chọn giống, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè (1989 - 1993), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 34 -42. 6. Anon (2002), Tea Growers Handbook (5th Edition), Tea Research Foundation of Kenya, pp. 61-62. 7. Baxtagze. K. E. (1971), Biophysical Base of Tea Plant. Medical Publishing House, Tbilishi, pp. 53-54. 8. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) (March, 1997), Descriptors for Tea (Camellia Sinensis), 9. Liang Chen, Fulian Yu, and (October, 2001), Morphological classification and phylogenetic evolution of sestion Thea in the genus Camellia, Session II, Production, Proceedings of International conference on Tea Culture and Science, October 5-8, Shizuoka, Japan, pp. 112-113. 10. TAO Nguyen Van, TOAN Nguyen Van (2005), Tea Breeding selection by Hybridization method in Viet Nam, International Symposium on Innovation in Tea Science and Sustainable Development in Tea Industry, Hangzhou, China, November, pp. 315-322. 11. Willson K.C. and Clifford M.N. (1992), Tea Cultivation to Consumption, Published by Chapman & Hall, 2-6 Boundary Row, London SE1 8HN, UK, pp. 494-505.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng chè lai tạo.doc
Tài liệu liên quan