Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung

MỤC LỤC Phần I : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương I Tống quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC. 10 1.1 Sản xuất muối từ các mỏ muối. 10 1.2 Sản xuất muối từ nguồn nước mặn. 10 1.3 Sản xuất muối từ nước biển. 11 1.4 Sản xuất muối khu vực Đông Nam Á. 15 1.5 So sánh sản xuất muối trên thế giới ASEAN Và Việt Nam. 15 II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC. 16 2.1 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi cát. 16 2.2 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước phân tán. 18 2.3 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập trung. 20 Chương II Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1 Lựa chọn đối tượng và nội dung nghiên cứu. 25 2.2 Tính mới của các kết quả nghiên cứu. 26 2.3 Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật đã sử dụng. 27 Phần I : NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN Chương I Điều tra nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo tiềm năng của sản xuất muối phơi nước tập trung Việt Nam. 33 1.1 Nghiên cứu thống kê, tập hợp phân tích các số liệu khí tượng thủy văn. 33 1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; xây dựng dự báo tiềm năng xu thế phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung trong gia đoạn 2003 ÷ 2010 (2020). 37 1.3 Nhận xét và kiến nghị. 59 Chương II Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa. 2.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa. 60 2.2 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công nghệ bừa muối trong quá trình kết tinh. 71 2.3 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không tan trong quá trình chế chạt. 75 2.4 Nhận xét và kiến nghị. 76 Chương III Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động cấp nước biển và chế chạt 3.1 Cấp nước biển cho sản xuất muối phơi nước tập trung. 80 3.2 Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình phơi nước (chế chạt) và kết tinh muối. 84 3.3 Tính toán thiết kế hệ điều khiển tự động cấp nước biển. 86 3.4 Thiết kế chế tạo thiết bị phần cứng hệ thống điều 94 khiển cấp nước biển và chế chạt. 3.5 Lập trình phần mềm điều khiển cơ cấu thừa hành quá trình cấp nước biển và kiểm tra khu vực kết tinh muối. 115 3.6 Lắp đặt, vận hành hệ thống tự động cấp nước biển, kiểm tra điều khiển quá trình chế chạt. 128 3.7 Nhận xét chung. 133 Chương IV Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống máy thu hoạch quy mô thích hợp với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt Nam. 4.1 Công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch muối phơi nước biển trên thế giới và Việt Nam. 134 4.2 Lựa chọn mẫu máy liên hợp thu hoạch muối và khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất Việt Nam. 139 4.3 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm hệ thống thu hoạch muối nhiều công đoạn. 150 4.4 Nhận xét và đề nghị. 176 Chương V Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch. 5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch. 178 5.2 Lựa chọn thiết bị rửa muối sau thu hoạch. 183 5.3 Tính toán thiết kế vít tải rửa muối sau thu hoạch. 190 5.4 Khảo nghiệm hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch. 201 5.5 Nhận xét và kiến nghị. 224 Chương VI Kết quả xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung với hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa. 6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. 226 1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; xây dựng dự báo tiềm năng xu thế phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung trong gia đoạn 2003 ÷ 2010 (2020). 37 1.3 Nhận xét và kiến nghị. 59 Chương II Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa. 2.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa. 60 2.2 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công nghệ bừa muối trong quá trình kết tinh. 71 2.3 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không tan trong quá trình chế chạt. 75 6.2 Hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất muối phơi nước tập trung. 231 6.3 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Công ty muối Ninh Thuận - tỉnh Ninh Thuận. 239 6.4 Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận 250 6.5 Nhận xét và kiến nghị. 252 PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. I. Kết luận. 254 II. Kiến nghị. 255 Lời cảm ơn 257 Tài liệu tham khảo. 258 2.4 Nhận xét và kiến nghị. 76

pdf349 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng muối Việt Nam. Máy đã được khảo nghiệm và ứng dụng trong điều kiện thực tế, góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người diêm dân, nâng cao năng suất lao động, giải quyết khâu thu hoạch muối nặng nhọc kịp thời vụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 61 Chương V NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG LÀM SẠCH MUỐI SAU THU HOẠCH Một nghịch lý thường thấy trong ngành sản xuất và lưu thông muối của nước ta là mặc dù sản lượng muối thấp chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu công nghiệp trong nước nhưng hàng năm lượng muối lưu đọng trong diêm dân còn rất lớn. Loại trừ khâu yếu kém trong lưu thông phân phối, lý do chính của nghịch lý này là chất lượng muối được sản xuất ra ở Việt Nam còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của muối công nghiệp cụ thể là hàm lượng NaCl còn thấp dưới mức cho phép và các tạp chất không tan, tan (CaS04; MgS04; MgCl2 ...) còn cao trên mức cho phép. Ngoài những lý do về công nghệ sản xuất, công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch .v.v.. Công nghệ và thiết bị rửa muối sau thu hoạch để loại bỏ các tạp chất tan và không tan trong muối thô nhằm nâng cao chất lượng muối trước khi nhập kho bảo quản hoàn toàn chưa được quan tâm ở nước ta. Nói một cách đúng hơn, muối thô chỉ được làm sạch bằng các công cụ thủ công (cào, đảo) trong quá trình thu hoạch thủ công chưa đáp ứng được yêu cầu thải loại các tạp chất tan và không tan trong sản phẩm. Để nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch tại các ô kết tinh đề tài đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch. 5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch * Những địa điểm đã nghiên cứu khảo sát Để xác định nhu cầu, phương pháp và công cụ sơ chế muối thích hợp chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ở nhiều cơ sở khác nhau: - Đồng muối phơi cát ở Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định), ở xã Bằng La, huyện Đồ Sơn Hải Phòng, Thái Bình. - Đồng muối phơi nước: Ở Tri Hải, Cà Ná, Quán Thẻ (Bình Thuận), Vĩnh Hảo (Ninh Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa); Phù Mỹ (Bình Định), Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau. 62 - Các cơ sở chế biến muối: Hòn Khói (Khánh Hòa), Công ty chế biến muối tư nhân Minh Khánh ở Bình Thuận; Công ty chế biến muối Ninh Bình, Đồng Nai v.v... - Các công ty muối: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa v.v... - Đã tham quan khảo sát đồng muối, cơ sở sơ chế muối Thiên Tân Trung Quốc. Tinh thể muối Natri Clorua được tách ra khỏi các muối khác có trong nước biển là dựa vào sự khác nhau giữa nồng độ bão hòa của chúng. - Sắt oxýt (Fe304) được tách ra sớm nhất và hoàn toàn khi nước chạt (dung dịch muối bão hòa trong nước) đạt đến nồng độ 7,10Be’. - Canxi Cácbonát (CaC03) tách ra 50% khi nước chạt ở nồng độ 7,10Be’ và tách ra hoàn toàn khi ở 16,70Be’. - Canxi Sunphát bắt đầu kết tinh ở 140Be’, ở 220Be’ kết tinh được 80% và kết tinh toàn bộ ở 30,20 Be’. - Natri Clorua (NaCl) bắt đầu kết tinh ở 260Be’ (tùy theo hàm lượng khác nhau ở mỗi loại muối) đạt nồng độ 28,50Be’ kết tinh được 70%, sau đó tốc độ kết tinh chậm lại cho đến 300Be’ đạt 78,9% và ở nồng độ 350Be’ đạt 91,3%, trong nước ót chỉ còn lại 8,7% Natri Clorua. - Magiê Sunphát (MgS04) kết tinh chậm hơn NaCl, chưa ở dạng tinh thể nhưng có mặt trong nước chạt cô đặc vì vậy có 1 lượng bám theo muối ăn. Khi nước chạt ở 320 Be’ lượng MgS04 tách ra khỏi nước đạt 2,44%, MgS04 kết tinh ở 32,40Be’ và khi tổng hợp tách khỏi nước chạt đến 25,18%. MgS04 còn lại trong nước 82%. - Magiê Clorua (MgCl2) tương tự như MgS04 khi cô đặc đến 350 Be’, tổng lượng MgCl2 tách ra muối lên 4,62%. Vì vậy thành phần chạt khi cô đặc đến 350 Be’ gồm các chất sau: Toàn bộ Kali clorua, phần lớn MgCl2 và 75% MgS04, hơn 50% Natri Bromua và rất ít NaCl. Quá trình kết tinh trên chính là quá trình lẫn tạp chất hóa học vào muối ăn. Tạp chất hóa học trộn lẫn vào NaCl dù có phân đoạn kết tinh hợp lý thì nó vẫn tồn tại, vì nó hình thành ngay trong quá trình kết tinh. Muối kết tinh càng chậm tạp chất 63 càng nhiều. Vì vậy rửa muối sơ bộ tức là làm sạch nước ót bám vào bề mặt tinh thể muối ăn kể cả tạp chất cơ học (chất không tan) là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng muối tinh chế sau này. * Quá trình làm sạch muối Sản phẩm muối là tinh thể cô đặc từ nước biển (hay nước khoáng) khi được cô đặc tới nồng độ bão hòa. Tạp chất trong muối tồn tại ở 2 dạng là cơ học và hóa học. Cơ học gồm cát, sỏi, đá, bùn đất và các chất rắn không tan khác. Các tạp chất này nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của các đồng muối, vào cách vận chuyển, bảo quản... Việc loại bỏ tạp chất cơ học dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước các tạp chất so với muối. Việc loại bỏ các tạp chất này có nhiều cách: Sàng, li tâm, lắng, lọc, cho vật nhẹ nổi lên bề mặt nước rửa và chảy ra ngoài theo dụng dịch rửa. Làm sạch các tạp chất hóa học. Như ta đã biết các tạp chất hóa học bám trong muối ăn có nồng độ bão hòa cao hơn NaCl, vì vậy khi nồng độ nước chạt < 350Be’ chúng vẫn tồn tại ở dạng lỏng trong nước ót bám theo muối. Để đảm bảo muối sạch về mặt hóa học nghĩa là hàm lượng MgCl có trong muối phải thấp hơn nó có trong nước ót để không bám trở lại vào muối ăn. Vì vậy chọn dung dịch rửa thích hợp cho hòa tan các muối tạp chất có ý nghĩa quyết định đến độ sạch của muối sau khâu rửa sơ bộ. * Qui trình công nghệ rửa muối sau thu hoạch: Sơ đồ qui trình công nghệ thể hiện ở hình 5.1 64 Hình 5.1. Sơ đồ công nghệ rửa muối Qua theo dõi thí nghiệm ở 1 số cơ sở của Công ty tư vấn đầu kỹ thuật cơ điện (AGRINCO), từ muối thu hoạch sau khi rửa lần 1 chất lượng muối đã đạt Nacl: 93,4; tạp chất không tan 0,5; Ca: 0,11, Mg: 0,48 và SO4 : 0,94. Như vậy sau khi rửa lần 1 chất lượng muối thô đã tăng lên đáng kể. * Địa điểm là sạch muối sau thu hoạch Yêu cầu của sơ chế muối là làm sạch ngay sau khi thu hoạch để nước ót chưa kịp ra, tạo ra loại muối thô có chất lượng cao hơn để sử dụng hoặc chế biến tiếp. Có 2 phương án: * Đặt tại cơ sở chế biến muối tinh: - Muối sau khi thu hoạch về tinh chế ngay, nghĩa là không qua sơ chế. Đây là một phương án hợp lý về công nghệ đòi hỏi cơ sở tinh chế đặt tại đồng muối, nó chỉ thực hiện được ở sản xuất qui mô nhỏ, phân tán, hơn nữa sản xuất rất bấp bênh vì không dự trữ nguyên liệu. Đầu tư cơ sở vật chất ở gần khu ruộng muối phức tạp. Nếu cơ sở chế biến muối tinh ở xa ruộng muối, muối phải được dự trữ. Trong thời gian bảo quản nước ót róc đi để lại các tạp chất bám chặt vào muối việc chế biến sẽ khó khăn. * Sơ chế tại đồng muối: Muối thu hoạch Nước rửa Nước bổ xung Muối thô Rửa muối Bã thải Nước thải Kho bảo quản Xử lý Nước sạch 65 Sau khi thu hoạch, muối được làm sạch ngay, lúc đó do các tạp chất dễ loại ra khỏi muối. Chính vì thế mà hầu hết các đồng muối lớn trên thế giới người ta bố trí xưởng sơ chế muối ngay cạnh khu kết tinh muối, đảm bảo khi muối vừa thu hoạch còn ướt được sơ chế ngay. Khi rửa lượng tạp chất dễ loại bỏ nhất. Đồng thời việc bổ xung, thay thế nước chạt (nước rửa) dễ dàng. Do đó chúng tôi chọn cơ sở sơ chế đặt tại đồng muối. 5.2 Tính toán thiết kế hệ thống rửa muối sau thu hoạch Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch (hình 5.2) gồm phễu cấp liệu 1, băng tải chuyển muối lên vít tải rửa 2, vít tải rửa 3, sàng tách nước 4, phễu tiếp nhận muối sau qua sàng 5, băng tải chuyển muối lên xe 6, xe ô tô vận chuyển muối về kho 7, bể thu hồi nước sau khi rửa 8, bể cấp nước cho vít tải rửa 9 và bơm cao cấp nước 10. * Phễu cấp liệu Phễu cấp liệu (1) dùng để tiếp nhận muối nguyên liệu sau khi thu hoạch trên đồng để đưa đưa vào rửa sơ bộ. Phễu có thể tích chứa được 4 tấn nguyên liệu, ở miệng ra của phễu có tấm điều chỉnh để điều chỉnh lượng muối chảy xuống băng tải. * Băng tải cấp liệu Băng tải cấp liệu (2) dùng để chuyển muối vào vít tải rửa, đảm bảo lượng muối cấp cho vít tải rửa được đồng đều. Các thông số kỹ thuật chính của băng tải gồm: - Bề rộng băng tải: B = 650 mm. - Loại băng tải: Cao su. - Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm. - Chiều dài băng tải: L= 6000 mm. - Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200. - Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 30 vòng/phút. - Công suất động cơ: N = 3,5 KW. * Vít tải rửa Vít tải rửa (3) dùng để làm sạch muối trong quá trình muối chuyển động theo vít tải rửa. Để tăng cường quá trình làm sạch ở đầu dưới của trục vít tải rửa có hàn thêm các cánh khuâý, có hệ thống điều chỉnh mức nước. Các tạp chất nổi trên bề mặt nước rửa được thoát ra theo kiểu tràn. 66 Hình 5.2. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ Các thông số kỹ thuật của vít tải rửa gồm: - Năng suất vít tải: Q = 30 tấn/h. - Kiểu vít tải: Vít tải hở, làm việc liên tục. - Dạng cánh vít hở. - Góc nghiêng trục vít so với phương nằm ngang: α = 200. - Số vòng quay trục vít: n = 30 vòng/phút. - Đường kính ngoài của cánh vít: Φn= 650 mm. - Đường kính trong cánh vít: Φtr = 650 mm. - Bước xoắn cánh vít: S = 220 mm. - Bề rộng cánh vít: B = 120 mm. 1. Cöa n¹p liÖu 2. B¨ng t¶i n¹p liÖu 3. VÝt t¶i röa 4. Sµng t¸ch n−íc 5. Cöa thu s¶n phÈm 6. B¨ng t¶i s¶n phÈm 7. Xe chë s¶n phÈm 8. BÓ thu n−íc röa 9. BÓ cÊp n−íc röa 10. B¬m n−íc 11. Nót x¶ c¹n 12. §iÒu chØnh møc n−íc §−êng ®i cña nguyªn liÖu §−êng ®i cña n−íc 1 3 4 5 6 7 89 10 11 2 12 67 - Độ dày cánh vít: b = 8 mm. - Khe hở giữa cánh vít và máng: δ = 6 mm. - Chiều dài làm việc của trục vít: L = 4500 mm. - Công suất động cơ điện: N = 5,5 KW. * Sàng tách nước Sàng tách nước (4) dùng để tách nước sau khi muối qua vít tải rửa, sàng hoạt động theo kiểu rung được đặt trên 4 lò so bố trí ở 4 góc của sàng. Các thông số kỹ thuật chính của sàng: - Bề rộng mặt sàng: B = 1000 mm. - Chiều dài lưới sàng: L = 1500 mm. - Góc nghiêng mặt sàng so với mặt nằm phẳng ngang: α = 180. - Kích thước lỗ sàng: Φl = 1,5 mm. - Tần số quay của trục sàng: n = 480 vòng/phút. - Biên độ nâng của sàng: a = 10 mm. - Kích thước lò so: + Đường kính dây lò so: d = 10 mm. + Đường kính ngoài vòng lò so: Dn = 105 mm. + Đường kính trong vòng lò so: Dtr = 85 mm. + Bước xoắn của lò so: S = 30 mm. + Chiều dài lo so: L = 280 mm. * Băng tải chuyển muối lên xe Băng tải chuyển muối lên xe (6) dùng để vận chuyển muối sau khi đã qua sàng tách nước lên xe chở về kho bảo quản hoặc chở đi tiêu thụ. Các thông số kỹ thuật cơ bản của băng tải gồm: - Bề rộng băng tải: B = 650 mm. - Loại băng tải: Cao su. - Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm. - Chiều dài băng tải: L= 10.000 mm. 68 - Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200. - Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 50 vòng/phút. - Công suất động cơ: N = 3,5 KW. * Hệ thống cấp nước rửa Hệ thống cấp nước rửa gồm bể hoàn lưu có các ngăn 8 thu hồi nước rửa, ngăn 9 cấp nước cho máy rửa và 2 ngăn trung gian để lắng lọc nước sau khi rửa. Bơm 10 dùng cấp nước cho quá trình rửa. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống cấp nước rửa: - Dung tích của toàn bể: Qb = 240 m3. - Dung tích của 1 ngăn: qb = 60 m3. - Lưu lượng của bơm: Qmax = 16 m3. Công suất động cơ chạy bơm: N = 0,75 KW. 5.3 Kết quả khảo nghiệm hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch. * Các số liệu của muối thử nghiệm Muối thử nghiệm được lấy tại các ô KT2, KT12, KT13 và KT36 tại đồng muối Tri Hải, đây là các ô muối phơi nước tập trung dài ngày có phủ bạt và không phủ bạt. Các số liệu ban đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa sơ bộ theo bảng 5.1 dưới đây. Bảng 5.1. Số liệu ban đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa Thứ tự Các số liệu ô KT2 ô KT12 ô KT13 ô KT36 1 Độ Be’ khi kết tinh 25 25 25 25 2 Độ Be’ khi thu hoạch 29 29 30 30 3 Thời gian kết tinh (ngày) 32 38 35 43 4 Độ dày lớp kết tinh (cm) 3,2 3,5 3 3 5 Độ hạt tập trung (mm) 7-10 7-10 3-5 3-5 6 Mức nước trên bề mặt lớp muối khi thu hoạch (cm) 3 3 3 3 7 Thời gian lớp nền (năm) 4 4 3 3 69 * Nội dung khảo nghiệm - Khảo nghiệm tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị như công suất, tần số, độ rung, năng suất, độ ổn định làm việc, tốc độ quay của từng thiết bị và chung của cả hệ thống. - Khảo nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi rửa và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng muối công nghiệp Việt Nam. * Kết quả khảo nghiệm mẫu hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch Chất lượng muối sau khi rửa không chỉ phụ thuộc chất lượng nguyên liệu đầu vào mà còn phụ thuộc vào một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị như lưu lượng nước cung cấp trong lúc rửa, góc nghiêng của vít tải rửa, sàng tách nước, phương pháp cấp nước rửa.v.v...Vì vậy trong quá trình thí nghiệm có thay đổi mức nước, thay đổi góc nghiêng của sàng và thay đổi phương pháp cung cấp nước. * Thí nghiệm rửa muối ô KT2 - Khối lượng muối thí nghiệm: 5 tấn. Phương pháp lấy mẫu: + Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong đống muối, mỗi mẫu 0,8 kg. + Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, mỗi mẫu 0,8 kg. - Góc nghiêng của sàng 120. - Lượng nước rửa cung cấp: 0,8 m3/tấn. - Nồng độ của nước chạt rửa: 25,2 0Be’. - Phương pháp cấp nước: Từ dưới đáy vít tải lên. - Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 1. - Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be’, rửa 1 lần. Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT2 được ghi ở bảng 5.2 70 Bảng 5.2 kết quả phân tích chất lượng muối ô KT2 trước và sau khi rửa. Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi chú T1 7,19 7,76 Độ ẩm CT 8,59 7,7 T1 96,2 98,52 NaCl CT 95,05 97,54 T1 0,16 0,15 Ca++ CT 0,19 0,17 T1 0,52 0,36 Mg++ CT 0,77 0,29 T1 1,1 0,91 S04-- CT 1,42 0,79 T1 0,26 0,16Tạp chất không tan CT 0,19 0,43 - T1 là kết quả thử ở tung tâm 1 (TCTCCL -Quatest1). - CT là kết quả thử tại Văn phòng Công ty muối Ninh Thuận. - Phương pháp thử theo TCVN 3973-84. - Độ ẩm tính theo % khối lượng mẫu thử. - NaCl; Ca++; Mg++; S04-- và tạp chất không tan tính theo % khối lượng trên chất khô 5.4 Nhận xét và kiến nghị. Nhận xét - Đề tài đã điều tra khảo sát các mẫu thiết bị rửa muối ở trong và ngoài nước, trên cơ sở đó lựa chọn, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trong điều kiện sản xuất để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị và công nghệ rửa. Kết quả thử nghiệm cho thấy vít tải hở, cánh vít làm việc liên tục là hợp lý. Các thông số kỹ thuật của vít tải phù hợp với yêu cầu rửa muối sau thu hoạch. Sàng tách nước đạt được độ ẩm sau rửa theo yêu cầu đặt ra đối với muối sau thu hoạch. - Thiết bị hoàn toàn chế tạo trong nước nên giá thành hạ, chỉ bằng ½ giá thành thiết bị của Trung Quốc và bằng 1/3 của Đài Loan. Chất lượng muối sau khi rửa được nâng cao, đạt yêu cầu đặt ra của dữ liệu đặt ban đầu. Hàm lượng NaCl; Ca++; tạp chất không tan tương đương với tiêu chuẩn muối công nghiệp. Hàm lượng S04--; Mg++ giảm một cách đángkể, trung bình S04-- giảm 71 45%; Mg++ giảm 38% . Đây là 2 loại tạp chất rất khó loại bỏ trong quá trình xử lý kỹ thuật chế chạt và thu hoạch. Bề mặt hạt muối sau khi rửa trắng hơn, độ hạt vẫn giữ được nguyên vẹn, chứng tỏ lớp nước ót bám trên bề mặt hạt muối được làm sạch. Hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các nước sản xuất muối công nghiệp đều áp dụng qui trình rửa sơ bộ sau thu hoạch. Công suất thiết bị phù hợp với khối lượng muối thu hoạch của xí nghiệp. vào vụ thu hoạch mỗi ngày đồng muối Tri Hải thu hoạch trung bình 650-700 tấn, nhu cầu rửa chiếm 200-220 tấn /ngày. Kiến nghị: Tiếp tục theo dõi trong sản xuất để đánh giá độ bền, độ ổn định của thiết bị chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư 72 Chương VI KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG VỚI HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI GIỚI HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA. 6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. 6.1.1. Điều kiện cần thiết của địa điểm xây dựng mô hình. - Là cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung có diện tích sản xuất hữu hiệu trên 200ha. - Các khu diện tích sản xuất được quy hoạch hợp lý theo công nghệ PHABA. - Có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho kết tinh dài ngày (độ dày muối kết tinh đạt trên 80mm). - Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành, chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị của mô hình sau khi được tập huấn kỹ thuật. 6.1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình * Xí nghiệp muối Cà Ná. Xí nghiệp muối Cà Ná là xí nghiệp sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung lớn nhất của Công ty muối Ninh Thuận - Tỉnh Bình Thuận, Xí nghiệp này được xây dựng từ năm 1927. Qua nhiều biến động về diện tích, nhân công... hiện tại tổng diện tích sản xuất hữu hiệu của Cà Ná: 392,53ha, trong đó : - Khu điều tiết: 105,15ha. Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động từ 3 ÷ 4,250Be’ - Khu bay hơi chế chạt: 202,08ha. Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động từ 4,25 ÷ 140Be’ - Khu kết tinh thạch cao : 47,67ha. 73 Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao và lắng lọc các tạp chất tan và không tan: 14 ÷ 250Be’ - Khu kết tinh muối; 34,57ha. Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động : 25 ÷ 300Be’ - Khu chứa nước ót sau kết tinh muối: 3,06ha Nồng độ nước ót dao động : 30 ÷ 320Be’. Hệ thống các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt: Xí nghiệp muối Cà Ná được trang bị 3 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với các năng suất sau: - Trạm bơm I bơm cấp nước biển khu điều tiết có nồng độ mặn 3,7 ÷ 40 Be’ Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy). - Trạm bơm II bơm cấp nước biển cho khu bay hơi có nồng độ mặn 4 ÷ 4,50 Be’ Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy). - Trạm bơm III bơm cấp nước chạt cho khu kết tinh thạch cao và khu lắng trong có nồng độ nước chạt 15 ÷ 160 Be’ với năng suất thực tế 500m3/h (1 tổ máy). Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp. Xí nghiệp muối Cà Ná có hệ thống xưởng cơ khí chế tạo và sửa chửa trang thiết bị đang hoạt động đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cũng như yêu cầu sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa cũng như chế tạo các chi tiết, thiết bị lẻ cho hệ thống thiết bị được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo của đề tài với hệ thống máy tiện, máy hàn, máy cắt... Đội cơ khí của xí nghiệp được trang bị các ô tô vận chuyển muối; băng tải tự hành 20 ÷ 30 tấn/h trên máy kéo Kubota; xe nâng với gầu múc; cẩu tự hành; hệ thống băng tải đánh đống muối... 74 Các khu điều tiết; bay hơi; kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được quy hoạch xây dựng hợp lý theo công nghệ tiến tiến. Diện tích các ô kết tinh thạch cao và kết tinh muối được quy hoạch rộng trên 5.000m2 có thể đảm bảo cho hoạt động của hệ thống chăm sóc, thu hoạch muối theo hướng cơ giới hóa. * Xí nghiệp muối Tri Hải Xí nghiệp muối Tri Hải là xí nghiệp sản xuất muối thô (muối công nghiệp) theo phương pháp phơi nước tập trung được xây dựng, quy hoạch theo công nghệ tiên tiến mới nhất của Công Ty muối Ninh Thuận. Xí nghiệp được xây dựng năm 1998 với tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 341,61ha; trong đó: - Khu điều tiết: 54,40ha Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động: 2,8 ÷ 3,50Be’ - Khu bay hơi: 205,42ha Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động: 3,5 ÷ 140Be’ - Khu kết tinh thạch cao (lắng trong): 53,30ha Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao dao động: 14 ÷ 250Be’ - Khu kết tinh muối: 24,29ha Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động: 25 ÷ 300Be’ - Khu chứa nước ót: 4,20ha Nồng độ của nước ót trong khu chứa: 30 ÷ 320Be’ Hệ thống trạm bơm cấp nước biển và nước chạt: Xí nghiệp muối Tri Hải được trang bị 4 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với các năng suất sau: 75 - Trạm bơm I cấp nước biển vào khu điều tiết có nồng độ mặn: 2,8 ÷ 30Be’, với năng suất thực tế: 1520m3/h (3 tổ máy). - Trạm bơm II chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3÷3,20Be’, với năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy). - Trạm bơm III chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3,2 ÷ 3,30Be’, với năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy). - Trạm bơm IV chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3,3 ÷3,50Be’, với năng suất: 500m3/h (3 tổ máy). Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp: Mặc dù chưa được trang bị đồng bộ, đầy đủ các máy gia công, cắt gọt kim loại như xí nghiệp muối Cà Ná, nhưng xưởng cơ khí Tri Hải cũng đang vận hành bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các trang thiết bị phục vụ sản xuất muối phơi nước tập trung đáp ứng được yêu cầu của sản xuất: Với số lượng ô tô vận chuyển muối - 4 chiếc (3 xe zin130; 1 xe IFAW50); 1 máy kéo MTZ50; 1 máy kéo Kubota 2002; 1 xe nâng; băng tải truyền tải muối tự hành với Kubota; hệ thống băng tải nhập muối vào kho; cầu cân xe tải; dàn phay lưỡi thẳng 2m, 1,6m... Các khu kết tinh, bay hơi, kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được quy hoạch xây dựng hợp lý theo công nghệ tiên tiến, phần nền ô của các khu kết tinh được lu, nén chặt đảm bảo hoạt động bình thường của máy phay chăm sóc và thu hoạch muối trên đồng (máy phay theo MTZ 50 - 3000kg). Riêng hai đường xuống thẳng theo đường dẫn được đóng cọc, lu, nén chặt đảm bảo cho xe vận chuyển muối (Zil 130 với tổng tải trọng trên 10 tấn) hoạt động bình thường. - Các khu bay hơi nước chế chạt được đánh số: BHS 1÷51 - Các khu kết tinh thạch cao (lắng trong) được đánh số: TC 1÷39 - Các khu kết tinh muối được đánh số: KT1 ÷KT36. * So sánh xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải: 76 Xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải đều là cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung của Công ty muối Ninh Thuận, đều có diện tích sản xuất hữu hiệu lớn hơn 200ha, các diện tích sản xuất đều được quy hoạch hợp lý theo công nghệ PHABA và đều có đội ngũ công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành, chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thiết bị được trang bị trong mô hình khi được tập huấn kỹ thuật. Qua xem xét kỹ, đề tài cùng ban giám đốc công ty muối Ninh Thuận nhận thấy xí nghiệp sản xuất muối Tri Hải có những ưu điểm nổi bật: - Tại Tri Hải đã được thử nghiệm và xây dựng dự án triển khai tiến bộ kỹ thuật phủ bạt che mưa đồng muối kết tinh của Viện nghiên cứu muối Thiên Tân Trung Quốc. Sản lượng muối kết tinh tại các ô phủ bạt che mưa cao 1500-2000tấn/ha. Quá trình thu hoạch muối gặp khó khăn do lớp muối kết tinh dày không thể xới bằng lưỡi phay thẳng. Sử dụng cày xới muối CXM -2,0 trong khâu thu hoạch muối là hợp lý. - Do sản lượng lớn nên thời gian thu hoạch muối của các ô kết tinh có phủ bạt thường kéo dài: 7 đến trên 10 ngày làm chậm mùa vụ, việc đưa máy thu gom muối THM -2,0 vào giải quyết cơ giới hóa các khâu gom và chuyển tải muối lên phương tiện vận chuyển sẽ rút ngắn đáng kể thời gian thu hoạch. - Trạm bơm cấp nước biển cho sản xuất của xí nghiệp có hệ thống bơm hướng trục 3 máy với công suất 37,5kw thích hợp cho lắp đặt hệ thống tự động cấp nước với các thông số mức thủy triều và nồng độ mặn của nước biển. - Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập (năm1998) nên số lượng cán bộ công nhân viên hợp đồng dài hạn: 80 người so với 226 người của Cà Ná. Công nhân thu hoạch muối thường được thuê khoán theo thời vụ nên việc đưa hệ thống thiết bị cơ giới hóa vào không hoặc ít ảnh hưởng đến chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên làm tại xí nghiệp. - Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập nên các ô kết tinh chưa “thuộc” nên số lượng muối loại II sát nền tại các ô phủ bạt và không phủ bạt lớn, hệ thống máy rửa sau 77 thu hoạch sẽ phát huy được tác dụng khi rửa muối tại các ô kết tinh và cuối cùng là đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tri Hải đã được làm quen với hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong quá trình thí nghiệm trong sản xuất. 6.2 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Công ty muối Ninh Thuận - tỉnh Ninh Thuận. Với chức năng, nhiệm vụ và cấu tạo của các hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung của đề tài KC 07 -21 cho từng công đoạn sản xuất có những đặc điểm riêng biệt khác nhau cộng vào đấy các vị trí lắp đặt trong Xí nghiệp muối Tri Hải của chúng cũng khác nhau và thời điểm sử dụng vận hành các hệ thống thiết bị này cũng không đồng nhất. Để tiện cho theo dõi quá trình hoạt động của mô hình, đề tài sẽ trình bày quá trình lắp đặt, vận hành của từng hệ thống thiết bị riêng lẻ và những nhận xét về hoạt động của chúng. Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cung cấp nước biển và kiểm tra điều khiển chế chạt tại XN muối Tri Hải - Ninh Thuận. *Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cấp nước biển. Hệ thống tự động cấp nước biển với các sensor kiểm tra báo hiệu mức nước và nồng độ mặn của nước biển được lắp đặt vận hành chính thức tại trạm bơm I gồm 3 tổ máy bơm HTĐ 1950 - 4,5; với các thống số kỹ thuật. * Lưu lượng bơm Q = 1800 ÷ 2100m3/h. - Cột áp: H = 5,4 ÷ 3,4m - Tốc độ quay: n = 970v/phút. - Công suất động cơ: N = 37kw - Các thông số điều khiển tự động: Nồng độ mặn của nước biển: 30Be’±0,1 - Mức nước thủy triều: Điều chỉnh theo mức triều với mức tối đa thích hợp. 78 Bảng 6.1 cho thấy số liệu thống kê ngày giờ bơm, mức nước thủy triều và dòng điện trung bình của bơm 1 trong trạm bơm I. Với mức nước thủy triều dao động cho các chế độ bơm đặt mức tối thiểu 1,3m (1,4m) khởi động và mức dừng 1,3 m (1,4m) các tổ bơm hoạt động ổn định. Sản lượng nước cung cấp cho hồ điều hòa đạt mức tối đa trong khi đó chi phí năng lượng điện đạt mức tối thiểu bằng dòng điện trung bình cho một bơm trong trạm suốt thời gian vận hành đạt mức thấp nhất. Việc lựa chọn, đặt mức nước và nồng độ muối của nước biển cho hệ thống tự động điều khiển trạm bơm, giúp cho hệ thống hoạt động chính xác kể cả khi không có mặt công nhân vận hành. Các số liệu thống kê hoạt động được lưu giữ trong phần mềm tạo thuận lợi cho khâu kiểm tra sản xuất. Hệ thống tự động điều khiển trạm bơm cấp nước biển cho khu điều hòa đã được lắp đặt và hoạt động ổn định từ tháng 1/2005 đến nay. * Lắp đặt vận hành hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt. Như đã nêu ở phần trên hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt bao gồm thiết bị đo tỷ trọng xách tay (đo quang phổ) Kyoto Nhật Bản, tủ điện với phần mềm, máy vi tính chuyên dùng và hệ thống thừa hành, báo hiệu và chấp hành đóng các khởi động từ cho máy công tác đã được lắp đặt và vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải. 79 Bảng 6.1. Bảng theo dõi vận hành trạm bơm I cấp nước biển cho khu điều hòa. Mức thủy triều (m) Thời gian vận hành (giờ) TT Ngày vận hành trạm bơm Làm việc Đỉnh Dừng Làm việc Dừng Dòng điện tb 1 bơm (A) Nồng độ mặn (0Be’) Ghi chú 1 10/2/2005 1,5 1,9 1,5 22 3(11/2) 63 3 2 11/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3 3 12/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3 4 13/2/2005 - - - - - - - nghỉ bảo dưỡng 5 14/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 17 67 3 6 15/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 18 67 3 7 16/2/2005 1,3 1,6 1,3 11 19 67 3 8 17/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 20 67 3 9 18/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 21 66 3 10 19/2/2005 1,4 1,6 1,4 13 22 64 3 11 20/2/2005 1,4 1,6 1,4 14 23 63 3 12 21/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3 13 22/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3 làm việc 2 tổ bơm 14 23/2/2005 1,4 1,7 1,4 17 1(24/2) 63 3 15 24/2/2005 1,4 1,6 1,4 18 2(25/2) 63 3 16 25/2/2005 1,4 1,6 1,4 22 2(26/2) 63 3 17 26/2/2005 1,3 1,6 1,3 21 2(27/2) 67 3 18 27/2/2005 - - - - - - - hết triều cường 19 28/2/2005 - - - - - - - - 20 1/3/2005 1,3 1,4 1,3 12 16 67 3 21 2/3/2005 1,3 1,5 1,3 12 18 67 3 22 3/3/2005 1,3 1,6 1,3 12 18 66 3 23 4/3/2005 1,3 1,7 1,4 12 19 63 3 24 5/3/2005 1,4 1,7 1,4 12 20 62 3 25 6/3/2005 1,4 1,8 1,4 13 21 62 3 26 7/3/2005 1,4 1,8 1,4 14 23 62 3 27 8/3/2005 1,4 1,7 1,4 16 23 61 3 28 9/3/2005 1,4 1,7 1,4 19 1(10/3) 63 3 29 10/3/2005 1,4 1,7 1,4 20 2(11/3) 63 3 30 11/3/2005 1,3 1,6 1,3 22 3912/3) 65 3 80 * Tập huấn, hướng dẫn sử dụng và vận hành trong sản xuất cày xới CXM -2.0 và liên hợp thu gom muối THM 2,0 tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận. Khác với các hệ thống thiết bị tự động cấp nước biển và rửa muối sơ bộ cần các xây dựng nhỏ, tu bổ hạ tầng để lắp đặt, vận hành trong sản xuất. Các thiết bị phục vụ thu hoạch muối theo nhiều công đoạn: Cày xới muối CXM - 2,0 và liên hợp thu gom muối THM - 2,0 sau khi được vận hành rà trơn không tải, vận hành thử nghiệm trong sản xuất, được tập huấn kỹ thuật và vận hành trực tiếp phục vụ khâu thu hoạch muối thô nhiều công đoạn tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận từ tháng 8 năm 2004. * Vận hành CXM -2,0 trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Tri Hải - Ninh Thuận Việc sử dụng công nghệ và hệ thống thiết bị phủ bạt che mưa (công nghệ của Trung Quốc) cho phép thời gian kết tinh muối của các ô kết tinh kéo dài 3 đến 6 tháng hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình kết tinh. Với thời gian kết tinh 6 tháng chiều dày của lớp muối kết tinh đạt trên dưới 200mm ( chưa thể kéo dài thêm thời gian kết tinh, do với chiều dày ≥ 200mm lớp muối kết tinh sẽ chạm vào trục quay của ru lô thu bạt). Để thu hoạch lớp muối kết tinh dày này như đã nêu ở phần trên, phay lưỡi thẳng theo MTZ - 50 hầu như không thể phá vỡ các kết cấu đông kết của muối cho các công đoạn sau của thu hoạch. Khắc phục hạn chế này của phay lưỡi thẳng 2,0m theo máy kéo MTZ - 50, cày xới muối CXM - 2,0 liên hợp với MTZ - 50 được vận hành đã dễ dàng phá vỡ lớp muối kết tinh theo tầng (lớp) với chi phí nhiên liệu và nhân công thấp (xem bảng 6.2). Bảng 6.2 Một số thông số kỹ thuật khi vận hành CXM- 2,0 trên Ô KT 25A. TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét 1 Bề rộng làm việc cm 2.000 2 Dạng bề mặt làm việc của diệp cày - - Xới sâu không lật 3 Chiều sâu làm việc cm 120 4 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,05 5 Năng suất làm việc trung bình ha/h 0,61 6 Chi phí nhiên liệu (diezel) l/h 8,36 7 Chi phí nhân công công/ha 0,234 81 Cày xới CXM -2,0 về cơ bản đã giải quyết được công đoạn khó khăn nhất trong các khâu thu hoạch muối thô kết tinh dày trên 100mm. Sau khi khảo nghiệm (tháng 8/2004) CXM - 2,0 đã được đưa vào sử dụng chính thức trong sản xuất tại cơ sở. Liên hợp với máy kéo MTZ 50 , CXM -2,0 trong năm 2004 và 2005 đã được vận hành phá vỡ các lớp muối thô trước thu gom cho hầu hết các ô muối kết tinh được phủ bạt: KT6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 24;2 5A; 26 và KT27 * Vận hành liên hợp thu gom muối THM -2,0 trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Tri Hải - Ninh Thuận. Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 với các tính năng: - Thu gom và chuyển tải muối thô lên phương tiện vận chuyển. - Thu gom đánh luống muối thô trên các ô kết tinh chờ khô. - Thu gom muối thô từ các luống trên đồng truyền tải lên phương tiện vận chuyển. - Xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vậnchuyển. Sau khi được chạy rà trơn, khảo nghiệm thu gom muối theo các quy trình định sẵn của đề tài THM -2,0 được tập huấn chuyển giao cho đội cơ khí Xí nghiệp muối Tri Hải, để chăm sóc, bảo dưỡng và vận hành trong sản xuất. Mặc dù phải cạnh tranh với lao động hợp đồng thời vụ của xí nghiệp, nhưng với những tính năng ưu việt: Năng suất cao, chi phí nhiên liệu thấpvà nhân công phục vụ ít (1 đến 2 người theo máy), THM -2,0 cũng đã thực sự phục vụ cho khâu cơ giới hóa thu hoạch muối thô của các ô kết tinh được phủ bạt che mưa như ô: KT16; KT25; KT25A... với sản lượng thu hoạch và đánh luống trên 3.000 tấn muối thô như ở bảng 6.3 cho thấy. 82 Bảng 6.3. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT26 TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét 1 Bề rộng làm việc mm 2.000 2 Bề dày thu gom mm 100 3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35 4 Năng suất trung bình Tấn/h 63 5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,25 6 Số công thay thế Công 113(86) Theo định mức 2004: 0,257c/tấn (2005: 0,195c/tấn) 7 Thới gian làm việc h 7 8 Sản lượng thu gom Tấn 441 Bảng 6.4. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25 TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét 1 Bề rộng làm việc mm 2.000 2 Bề dày thu gom mm 120 3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,34 4 Năng suất trung bình Tấn/h 66 5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,3 6 Số công thay thế Công 59 (45) Theo định mức 2004: 0,257c/tấn (2005: 0,195c/tấn) 7 Thới gian làm việc h 3,47 8 Sản lượng thu gom Tấn 229,22 83 Bảng 6.5. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25A TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét 1 Bề rộng làm việc mm 2.000 2 Bề dày thu gom mm 100 3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35 4 Năng suất trung bình Tấn/h 65 5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,01 6 Số công thay thế Công 199 (150) Theo định mức 2004: 0,257c/tấn (2005: 0,195c/tấn) 7 Thới gian làm việc h 11,9 8 Sản lượng thu gom Tấn 774,11 * Lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị rửa muối sơ bộ sau thu hoạch tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận. Đầu tháng 3 năm 2005, sử dụng vốn đối ứng của Công ty muối Ninh Thuận, kinh phí của đề tài KC 07 -21, việc xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: đổ bê tông cho lắp đặt dây chuyền thiết bị trên diện tích 120m2 (30m x 40m); Xây bệ lên cho xe cấp liệu; tu bổ và cải tạo hệ thống cấp nước rửa, hệ thống điện .v.v... và lắp đặt dây chuyền rửa sơ bộ đồng bộ gồm: Phễu nạp nguyên liệu; Băng tải cấp liệu; Vít tải rửa liên tục; Sàng rung tách nước; Băng tải xuất sản phẩm lên phương tiện vận chuyển và hệ thống cung cấp nước rửa, hệ thống điện điều khiển đã được hoàn tất. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ đã được chính thức vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải với các nhiệm vụ chính: - Rửa sơ bộ nâng cấp phẩm chất muối loại II lên loại I đây là lượng muối thô nằm sát nền ô kết tinh, muối dùng làm đường lên xuống cho các phương tiện vận chuyển tại các ô kết tinh, muối tận thu (cho kết tinh khi nâng cao nồng độ nước chạt và nước ót).v.v... Rửa sơ bộ nâng chất lượng muối thô theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 6.6 cho thấy một số số liệu rửa muối sơ bộ muối thô và chi phí năng lượng (kwh). 84 Bảng 6.6. Số liệu vận hành hệ thống làm sạch muối sơ bộ tại các ô đặc trưng TT Ngày vận hành Ô thu hoạch muối Số lượng muối rửa (tấn) Chi phí năng lượng điện (kwh) Ghi chú 1 7/7/2005 KT 3 24.200 8,72 2 9/7/2005 KT 3 30.636 11,1 3 12/7/2005 KT 5 24.978 9,01 4 14/7/2005 KT 5 55.614 20,1 5 19/7/2005 KT 19 30.000 11,0 6 26/7/2005 KT 21 27.050 9,8 7 10/8/2005 KT 23 49.300 17,75 8 11/8/2005 KT 23 36.790 13,2 Tổng số 278.568 100,68 6.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận. Hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi nước tập trung đã được đưa vào vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận bao gồm: - Hệ thống điều khiển trạm bơm cấp nước biển (trạm bơm 3 x 37KW). - Hệ thống hiển thị, lưu giữ số liệu và điều khiển quá trình chế chạt: Phần mềm chuyên dụng, giao diện hiển thị trên PC và thiết bị đo quang phổ xách tay Kyoto- Nhật Bản. - Hệ thống thiết bị thu hoạch muối: + Cày xới muối CXM -2,0 + Liên hợp thu hoạch muối SY-495 (Trung Quốc chế tạo) + Liên hợp thu hoạch muối THM -2,0 (thiết kế và chế tạo trong nước) + Xe vận chuyển muối 24hp, 2 cầu chủ động 6 bánh lốp, ben tự đổ. - Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch: 85 + Vít rửa muối liên tục 30tấn/h + Băng tải nạp liệu 6m : 30tấn/h + sàng rung tách nước : 30tấn/h + Băng tải sản phẩm 10m: 30tấn/h + Phễu nạp liệu 4m3. + Bơm cấp nước rửa sau thu hoạch. Ngoài hệ thống tự động cấp nước biển được lắp đặt và vận hành từ tháng 5/2004 thay thế cho tủ điện của trạm bơm cấpI 3x37kW. Các hệ thống thiết bị khác đều được xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (khu vực lắp ráp máy,cung cấp nước; cầu dẫn lên xuống .v.v...) , lắp ráp và tập huấn kỹ thuật đưa vào vận hành từ tháng 4 năm 2005. Sơ bộ nhận xét như sau: a) Hệ thống tự động cấp nước biển với các thông số mực nước biển và nồng độ mặn của nước biển hoạt động ổn định, thể hiện tính tự động hóa của khâu cấp nước biển cao. Hệ thống hiển thị, lưu giữ số liệu và điều khiển quá trình chế chạt với phần mềm chuyên dụng hoạt động ổn định, tin cậy. b) Hệ thống thiết bị thu hoạch muối: Dàn cày xới với động lực MTZ 50, làm nhiệm vụ phá vỡ lớp muối kết tinh phát huy được hiệu quả trong sản xuất. Liên hợp thu hoạch THM -2,0 đã khắc phục được những nhược điểm của SY- 495 trong điều kiện sử dụng ở Việt Nam. Từng bước đã đưa vào phục vụ quá trình thu hoạch muối của Xí nghiệp. c) Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch đã được khảo nghiệm và lắp đặt đưa vào sản xuất. Chất lượng và năng suất rửa muối thô đạt yêu cầu thiết kế cũng như đòi hỏi của sản xuất. Hệ thống thiết bị đã phát huy được hiệu quả trong sản xuất. Ngoài hiệu quả xã hội: giảm nhẹ cường độ lao động cho công nhân lao động việc ứng dụng hệ thống thiết bị 86 cơ giới hóa trong sản xuất tại xí nghiệp muối Tri Hải còn giúp tăng năng suất, rút ngắn thời gian chăm sóc thu hoạch muối. Tăng chất lượng muối thô qua rửa sau thu hoạch và ứng dụng chặt chẽ các yêu cầu loại bỏ tạp chất trong quá trình chế chạt. Về hiệu quả kinh tế có thể thấy ở phần tính toán hiệu quả kinh tế của từng hệ thống thiết bị riêng lẻ nêu trên. Nếu hệ thống thiết bị được sự điều hành, giám sát chặt chẽ về tổ chức cũng như chăm sóc bảo dưỡng kỹ thuật hàng năm sẽ mang lại lợi nhuận nhiều trăm triệu cho xí nghiệp. 6.4 Nhận xét và kiến nghị. Với sự năng động bám sát các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung, vận chuyển lắp đặt, tập huấn hướng dẫn sử dụng và theo dõi vận hành trong sản xuất của các thánh viên thực hiện đề tài cùng với sự mạnh dạn đầu tư kinh phí, nhân công nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty muối Ninh Thuận, Giám đốc xí nghiệp muối TRi Hải, hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa trong quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung đã được lắp đặt vận hành thường xuyên tại Xí nghiệp muối Tri Hải Ninh Thuận. Qua thời gian xây dựng mô hình đã có những nhận xét và đề nghị sau: 6.3.1. Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng hệ thống, thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài KC 07-21 đã minh chứng được khả năng cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung bằng hệ thống thiết bị chế tạo trong nước đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động cho người sản xuất, giá thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận. 6.3.2. Các kết quả nghiên cứu thiết kế cũng như kết quả xây dựng mô hình đã tạo niềm tin, sự thống nhất giữa cơ quan thực hiện đề tài (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) và đơn vị tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật (Công ty muối Ninh Thuận) với các kết quả khả quan trong nghiên cứu ứng dụng và lợi ích thực tế của mô hình sản xuất. 87 6.3.3. Để duy trì hoạt động của mô hình cũng như để có thể ứng dụng nhân rộng cho các xí nghiệp sản xuất khác, đề tài KC 07-21 và Công Ty mối Ninh Thuận mong muốn được tiếp tục hợp tác nghiên cứu chuyên sâu hơn để hoàn thiện hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung. 6.3.4. Đề nghị các cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và công nghệ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện mô hình, tạo điều kiện cho hệ thống thiết bị cơ giới hóa thực sự phục vụ cho các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta. 88 PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. Với hiện trạng, năng suất và chất lượng muối thô sản xuất hiện nay của nước ta, để có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu muối cho tiêu dùng và các ngành công nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu tiến tới xuất khẩu trong giai đoạn 2005 -2010. Việc nâng cấp cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp là xu thế tất yếu. Sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp, tự thân phương pháp này với các ưu thế năng suất, chất lượng muối cao, số lượng nhận công phục vụ sản xuất thấp (quy theo diện tích sản xuất) lại đòi hỏi phải áp dụng khoa học công nghệ và trang bị hệ thống máy móc thiết bị cơ giới hóa các khâu sản xuất cao. Đề tài:”Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Khoa học và công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Đã nghiên cứu tương đối đồng bộ từ quy trình công nghệ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tự động cấp nước biển, kiểm tra quá trình phơi nước, kết tinh, cơ giới hóa chăm sóc thu hoạch và làm sạch muối sau thu hoạch có những kết luận và đề nghị sau: I. Kết luận 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa được xây dựng của đề tài gắn với hệ thống thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa được nghiên cứu của đề tài cùng với hệ thống thiết bị hiện được sử dụng tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung đã được thử nghiệm dài ngày trong quá trình sản xuất đạt được mục tiêu tăng năng suất, chất lượng muối và giảm cường độ lao động cho người sản xuất. 1.2 Các tài liệu nghiên cứu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn và các giải pháp loại bỏ các tạp chất tan và không tan trong quá trình phơi nước và kết 89 tinh muối là những số liệu đóng góp hữu ích cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung trong tương lai. 1.3 Hệ thống tự động điều khiển cấp nước biển với các thông số nồng độ mặn và mức thủy triều cùng với phần mềm chuyên dụng kiểm tra giám sát khu vực phơi nước chế chạt và kết tinh muối lần đầu được lắp đặt sử dụng ở Việt Nam đã cải thiện được chất lượng nước biển cung cấp cho sản xuất, giảm chi phi năng lượng trên đơn vị nguyên liệu và nâng cấp chất lượng muối kết tinh thông qua kiểm tra cảnh báo và thống kê lưu giữ các số liệu nước chạt bán tự động. 1.4 Hệ thống máy thu hoạch muối bao gồm cày xới CXM - 2,0, liên hợp thu gom muối THM -2,0 đã được nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm trong thực tế sản xuất lần đầu tiên trong nước đã khắc phục được những nhược điểm của những máy móc, công cụ hiện đang sử dụng tại các đồng muối phơi nước tập trung, nâng cao năng suất, giảm nhẹ cường độ lao động và giá thành chế tạo được sản xuất chấp nhận. 1.5 Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch cùng công nghệ nâng cao chất lượng muối sau thu hoạch đã được nghiên cứu, thiết kế chế tạo hoàn chỉnh đưa vào khảo nghiệm và ứng dụng trong mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung. Hệ thống đã chứng minh được tính ưu việt nâng cao phẩm cấp chất lượng muối sau thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng trong sản xuất. 1.6 Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng quy trình, hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài đã minh chứng được khả năng cơ giới hóa quá trình sản xuất muối bằng hệ thống thiết bị chế tạo trong nước cũng đạt được các mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động cho người sản xuất có hiệu quả kinh tế trong ứng dụng và giá thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận. 90 II. Kiến nghị Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Là đề tài mang tính đồng bộ cao, nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị giải quyết nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung nhưng thời gian thực hiện không dài (30tháng) nhất là thời gian theo dõi hoạt động và hoàn thiện thiết bị máy móc (6 tháng). Đề nghị các cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho đề tài cũng như cơ sở ứng dụng hệ thống thiết bị để hoàn thiện và từng bước nhân rộng mô hình trong sản xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta. 91 Lời Cảm ơn Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 07-21: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Xin được chân thành cảm ơn! Bộ Khoa học và công nghệ. Ban chủ nhiệm chương trình KC 07-21. Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Đã tin tưởng giao phó, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu đúng chất lượng và tiến độ đã đặt ra. Xin được chân thành cảm ơn! Hội đồng tư vấn quốc gia. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước. Đã sáng suốt, khách quan và tỷ mỷ góp ý cho đề tài những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và trong các báo cáo khoa học của đề tài. Xin được chân thành cảm ơn! Công ty muối Ninh Thuận. Xí nghiệp muối Tri Hải. Xí nghiệp muối Cà Ná. Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về địa bàn, nhân công, kinh phí đối ứng.v.v... giúp cho đề tài thí nghiệm được hệ thống máy móc thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung và giúp cho việc xây dựng, duy trì hoạt động của mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa. Một lần nữa đề tài KC 07-21 xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ công tâm của các cơ quan hữu quan và rất mong muốn được tiếp tục hợp tác lâu dài trong tương lai. Thay mặt các cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài. Chủ nhiệm đề tài KC 07-21 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sản xuất, lưu thông muối 2000-2010 số 980/1997 QĐTTg. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn - Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Điều tra thực trạng ngành muối Việt Nam 1999. 3. UBND Tỉnh Khánh Hòa - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn- Dự án quy hoạch sản xuất chế biến muối tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2002 ÷ 2010. 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo phát triển sản xuất muối công nghiệp kết hợp đẩy mạnh sử dụng muối trong nước - Hà nội, tháng 12-2002. 5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo kiện toàn công tác quản lý nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất muối - Phan Rang, tháng 4 năm 2002. 6. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Phương pháp sản xuất muối ăn, thạch cao và nước ót từ nước biển hoặc từ nước mặn. 7. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Công nghệ phân ba (PHABA) tinh chế muối ăn. 8. Công Ty muối Ninh Thuận - Đề tài nghiên cứu ứng dụng phủ bạt che mưa cho đồng muối kết tinh tại Xí nghiệp muối Tri Hải. 9. Vũ Bội Tuyền - Phương pháp sản xuất muối phơi nước - 1976. 10. Bùi Song Châu - Kỹ thuật sản xuất muối khoáng -2005 11. Tổng công ty muối - Báo cáo nghiên cứu khả thi khu kinh tế muối Quán Thẻ - Ninh Thuận - tháng 3 năm 1999. 12 Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và sinh hoạt nông thôn - 1999 ÷ 2001. 13. Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong sản xuất hạt giống - 2001÷ 2003. 14. Tài liệu niên giám thống kê của các trạm khí tượng thủy văn - 1995÷2004. 93 15. Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Các báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học công nghệ hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung - 2005. 16. Họ vi điều khiển 8051: Tống Văn On, Hoàng Đức Hải. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2001 17. Vi xử lý trong Đo lường và Điều khiển: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999 18. Kỹ thuật Ghép nối máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 19. Đo lường và Điều khiển bằng máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001 20. Philips Semiconductor 80C51-Based 8-Bit Microcontrollers 21. Giáo trình lý thuyết & bài tập Borland Delphi: Lê Phương Lan, Hoàng Đức Hải. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2000 22. OrCad 9 - Phần mềm Thiết kế mạch in: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2000 23. OrCad 9 - Phần mềm Vẽ mạch nguyên lý: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2001 24. Industrial Electronics: James Maas. Prentice-Hall International, Inc 25. Kỹ thuật sản xuất muối theo phương pháp phơi cát - Nhà xuất bản nông nghiệp - 2001. 26. Nguyễn Đình Xuất, Bùi Sơn Long - Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất muối tinh - 1988. 27. Rửa muối (do đoàn thực tập rửa muối ghi chép tại nhà máy rử muối xưởng hoá công Bì Tú Oa, Thanh Đảo, Trung Quốc) - 1984. 28. Báo cáo khoa học - Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo một số thiết bị chính và lắp đặt, thực nghiệm sản xuất dây chuyền tinh chế muối ở Việt Nam - KS. Phan Nhuận Thái - TP. HCM 4- 1999. 94 29. Nguyễn Minh Tuyển - Các máy khuấy trộn trong công nghiệp- Nhà xuất bản KH&KT - Hà Nội 1987. 30. Đàm Thanh - Chiến lược "lấy muối nuôi muối" nguồn tự lực phát triển đồng muối Thời báo KTVN Số 82 - 1998. 31. Борисов А. М. ФаТеев - М. Н. ГохТель .А. Х - Сельскохозайственние Погрузочно Разгрузочные Машины - Изгательство Машиностроение - 1973 Г. 32. Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm - Thiết kế chi tiết máy - Nhà xuất bản giáo dục - 1999. 33. PGS.TS Ninh Đức Tốn - Dung sai và lắp ghép - Nhà xuất bản giáo dục - 2000. 34. Д. Ф. Куприанов, Г. Ф. Метальникоь - Техническа Механика - Изгательство "Выская школа" 1975 Г. 35. П.М. Заика - Вибрационые Зерноочистительные Машины.- Теориа и Расчёт - Изгательство "Машиностроение" - Москва 1973 Г. 36. Truphanov B.B Nghiên cứu sự làm việc của xới sâu trong làm đất - Kỷ yếu VIM - Tập 82 năm 1978 (tiếng Nga). 37. Panou C.V và Gilstain H.H, Cơ sở kích thước của xới sâu- Tạp chí máy kéo và mày nông nghiệp số 9/1982 (Tiếng Nga). 38. Máy nông nghiệp Sôphia a 1975 (tiếng Bungaria) 39. Glstain H.H, Máy xới sâu PCH -2,9 làm đất mặn - Tạp chí máy kéo và máy nông nghiệp số 8/1984 (Tiếng Nga). 40 Đoàn Văn Điện - Nguyễn Bảng - Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp - ĐHNL 1986.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6146.pdf