Đề tài Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan

LỜI CẢM ƠN Lời thứ nhất, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với thầy cô trong trường Cao Đẳng Tài – Hải quan đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như kinh nhiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Vũ Thị Thanh Hương, trong đợt thực tập vừa qua đã giúp em nắm rõ kiến thức hơn để có thể áp dụng vào thực tế một cách thành thục. Lời thứ hai, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với Chi cục Trưởng, Phó Chi cục Trưởng, các anh chị, cô chú cán bộ công chức trong Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng sài gòn khu vực 3 đã hết mình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Sự giúp đỡ này đã đem lại cho em rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế bên ngoài, giúp em cũng cố kiến thức bản thân, có cái nhìn sâu rộng hơn về chuyên ngành mà em đang học, cùng nhiều điều bổ ích về công việc thực tế trong tương lai sau này. Cuối cùng em xin chúc các Thầy cô trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan và các Anh chị, Cô chú ở Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài gòn khu vực 3 được nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong công tác. MỤC LỤC PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trang 1 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC Trang 1 1. Giới thiệu chung Trang 1 2. Quá trình hình thành và phát triển Trang 1 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Trang 2 II. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Trang 4 PHẦN II: NỘI DUNG KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP Trang 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trang 5 I. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Trang 6 II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI NỢ THUẾ (PHẦN MỀM KT559) Trang 6 III. GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CHÌNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH KT559 Trang 8 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Trang 10 A. QUẢN LÝ THUẾ Trang 10 I. ĐỊNH NGHĨA Trang 10 II.TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Trang 10 III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN Trang 10 IV. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Trang 11 V. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ Trang 11 VI. DỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN, BẢO LẢNH VÀ NỘP THAY THUẾ Trang 12 B. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ VÀ THỜI HẠN NỘP THUẾ . Trang 14 I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ Trang 14 II. THỜI HẠN NỘP THUẾ Trang 14 C. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN Trang 17 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Trang 17 II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬIR Trang 22 III. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ MỘT PHẦN TIỀN LƯƠNG, HOẶC MỘT PHẦM THU NHẬP Trang 25 IV. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN KÊ BIÊN Trang 27 V. BIỆN PHÁP THU TIỀN, TÀI SẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ CƯỠNG CHẾ DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC DANG NẮM GIŨ Trang 36 VI. CƯỠNG CHẾ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP KHÁC Trang 37 VII. KHÔNG CƯỠNG CHẾ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP SAU Trang 39 VIII. GIẢI TỎA CƯỠNG CHẾ Trang 39 CHƯƠNG III: Trang 41 I. KHỞI ĐỘNG Trang 41 II. GIỚI THIỆU GIAO DIỆN PHẦN MỀM KT559 Trang 42 III. CHI TIẾT MỘT SỐ CHỨC NĂNG Trang 43 1. HỆ THỐNG Trang 43 2. NHẬP LIỆU Trang 51 3. DANH MỤC Trang 85 4. KHAI BÁO Trang 87 5. TRA CỨU Trang 97 PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ Trang 99 1. TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN Trang 99 2. NHỮNG KIẾN THỨC TIẾP THU ĐƯỢC TỪ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC TRONG THỰC TIỂN

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý cưỡng chế thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thực hiện tại chi cục hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc ALT+T. Hình 6: Cửa sổ xử lý dữ liệu. Khoá sổ kế toán: Khóa sổ kế toán để không cho chỉnh sửa các chứng từ, số liệu kế toán đã được báo cáo. Để hiện cửa sổ trên bằng cách vào menu “1. Hệ thống” à “5. Khóa sổ kế tóan”. Hãy nhập các thông tin cần rồi nhấn nút “Khóa sổ kế tóan” hoặc ALT+K, muốn thóat khỏi cửa sổ này nhấn nút “Thoát”. Xác lập máy in: (Dùng để in) Để mở cửa sổ này vào menu “1. Hệ thống” à“6. Xác lập máy in” sau đó nhập các yêu cầu cần thiết và nhấn nút “Ok” hoặc “Cancel” để hủy bỏ. Hình 7: Cửa sổ xác lập máy in. Truyền nhận thông tin: Dùng để truyền số liệu lên cấp trên và nhận danh sách tờ khai nợ thuế từ cấp trên truyền xuống. Hình 8: Cửa sổ truyền và nhận dữ liệu. Nhật ký hệ thống: Cho phép xem lại việc ghi nhận các thao tác trên chương trình của người dùng. Vào menu “1. Hệ thống” à“8. Nhật ký hệ thống”.Nhập đầy đủ thông tin sau đó nhấn nút “Đọc nhật ký”. Cửa sổ các thông tin về nhật ký của hệ thống sẽ xuất hiện. Hình 9: Cửa sổ xem nhật ký hệ thống. Thiết lập cấu hình chương trình: Nhằm mục đích khai báo ban đầu của chương trình: số hiệu tài khoản, mã đơn vị đăng ký tờ khai…. Hình 10: Thao tác vào cửa sổ “Thiết lập cấu hình ngầm định”. Hình 11: Cửa sổ xác lập cấu hình ngầm định cho hệ thống. Nhập các thông tin cần và nhấn nút “Nhập thông tin”, nhấn nút “ Thoát” để thoát khỏi cửa sổ. Hình 12: Cửa sổ thiết lập cấu hình truyền và nhận dữ liệu. Nhập đầy đủ thông tin và nhấn nút “Cập nhật” nếu đồng ý, “Hủy bỏ” nếu không đồng ý, cuối cùng nhấn nút “Thoát” để thoát khỏi cửa sổ trên. Hình 13: Cửa sổ cập nhật chương trình lên máy chủ. Nhập liệu: Quản lý thông tin dữ liệu đầu vào của chưong trình nhằm đưa các số liệu kế toán vào chương trình để báo cáo kế toán được chính xác. Các thao tác với Tờ khai mậu dịch: Hình 14 Thao tác vào mục “Nhập tờ khai mậu dịch”. Nhập tờ khai mậu dịch: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“1. Nhập tờ khai mậu dịch” khi đó xuất hiện cửa sổ nhập liệu. Tại đây để nhập thông tin liên quan đến tờ khai mậu dịch, người sử dụng cần điền vào các thông tin: Nơi mở tờ khai. Loại hình xuất nhập khẩu. Đơn vị xuất nhập khẩu (bằng cách chọn vào nút “...” phía dưới dòng “ Đơn vị XNK” ). Xuất hiện cửa sổ tìm đơn vị , sau đó hãy nhập vào mã số đơn vị và chọn nút “Tìm đơn vị” hoặc ALT + M. Tiếp tục xuất hiện cửa sổ chứa các thông tin về đơn vị vừa tìm được. Hãy chọn một đơn vị thích hợp và nhấn nút “chấp nhận”. Số tờ khai. Ngày đăng ký. Hình thức vận chuyển hàng hóa. Loại tiền. Nhóm tài khoản. Sau khi hoàn thành các chỉ tiêu trên hãy nhấn nút “Cập nhật” để ghi thông tin lên máy chủ. Sửa hoặc xóa tờ khai mậu dịch: Để sửa hoặc xóa tờ khai mậu dịch trong chương trình KT559 người sử dụng cần tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu”. à“1. Tờ khai mậu dịch” à“2. Sửa tờ khai mậu dịch” Hoặc “ 3. Xóa tờ khai mậu dịch” khi đó cửa sổ xóa hoặc sửa tờ khai xuất hiện. Tại đây người sử dụng có thể sửa hoặc xóa tờ khai bằng cách tìm tờ khai và nhấn nút “Tìm TK” tương ứng. Sau khi tìm được tờ khai, ta tiến hành thay đổi thông tin và nhấn nút “ Sửa tờ khai” hoặc “ Xóa tờ khai”. Các thao tác với Chứng từ ghi số thuế phải thu(thông báo thuế): Thao tác với Thông báo thuế bao gồm việc nhập, sửa, xóa các thông tin về thông báo thuế. Trong chương trình việc nhập thông báo thuế có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau: Nhập thông báo thuế dựa trên số liệu do khâu đăng ký chuyển sang. Nhập thông báo thuế trực tiếp. Hình 15: Thao tác vào cửa sổ chứng từ ghi số thuế phải thu. Nhập chứng từ: Nhập thông báo thuế lấy từ khâu đăng ký: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu”à“Chứng từ ghi số thuế phải thu(thông báo thuế)” à“1. Nhập chứng từ”. Màn hình nhập thông báo thuế sẽ có dạng như sau: Ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Kiểm tra các chỉ tiêu Nơi mở tờ khai xuất nhập khẩu: Chỉ tiêu này sẽ được cài đặt sẵn, tuy nhiên nếu sai hãy nhấn vào nút ba chấm ngay bên dưới dòng tiêu đề “Nơi mở tờ khai xuất nhập khẩu” sau đó chuyển qua combobox phía bên phải để lựa chọn bằng cách nhấn phím F4. Loại hình xuất nhập khẩu: Chỉ tiêu này sẽ được cài đặt sẵn cho loại hình hay được dùng nhất, tuy nhiên nếu sai hãy đánh vào tên loại hình viết tắt hoặc nhấn vào nút ba chấm ngay bên dưới dòng tiêu đề “Loại hình xuất nhập khẩu” sau đó chuyển qua combobox phía bên phải để lựa chọn bằng cách nhấn phím F4. Nhập vào số tờ khai cần tìm trên ô tờ khai XNK. Nhập vào năm đăng ký của tờ khai trong ô ngày ĐK. Thường ô này sẽ hiện sẵn năm hiện thời. Tuy nhiên để tìm một tờ khai đã đăng ký ở những năm trước đó cần thiết phải nhập lại chỉ tiêu này. Cuối cùng nhấn vào nút “Tìm tờ khai” hoặc nhấn tổ hợp phím ALT + M. Sau khi tìm kiếm nếu tờ khai chưa được nhập bên khâu đăng ký trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo “Khâu đăng ký chưa nhập tờ khai trên” . Lúc này phải dùng chức năng nhập chứng từ ghi số thuế phải thu trực tiếp. Còn nếu tờ khai được tìm thấy, trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ “ Tìm tờ khai” và ta thực hiện tiếp bước 2. Bước 2: Nhập thêm thông tin: Đơn vị xuất nhập khẩu: Chọn nút ba chấm phía dưới dòng đơn vị xuất nhập khẩu nhập vào mã số đơn vị cần tìm và nhấn nút “Tìm đơn vị” sẽ xuất hiện cửa sổ tìm đơn vị. Chọn đơn vị thích hợp và nhấn nút “ chấp nhận”. Lưu ý: Mã đơn vị XNK: Một thông tin đặc biệt quan trọng cần kiểm tra đó là mã đơn vị và tên đơn vị XNK nếu thông tin này sai hãy nhấn vào nút “ Hủy bỏ” và mang bộ hồ sơ sang khâu đăng ký yêu cầu sửa lại. Số chứng từ ghi số thuế phải thu: Đối với đơn vị nào sử dụng chức năng cấp số tự động thì để trằng ô “ số CT”. Đối với đơn vị nào sử dụng hệ thống cấp số từ sổ hãy nhập số của thông báo thuế vào ô này. Ngày hiệu lực của chứng từ ghi số thuế phải thu: Sau khi mở tờ khai chương trình sẽ hiện vào ô ngày hiệu lực thông tin và ngày đăng ký của tờ khai. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngày hiệu lực và ngày đăng ký không trùng nhau khi đó phải cập nhật lại chỉ tiêu này. Tài khoản kho bạc: Chỉ tiêu này đặt biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất tiền thuế là chuyên thu hay tạm thu trong hệ thống kế toán của chương trình. Vì vậy khi nhập máy cán bộ làm việc trực tiếp phải hết sức chú ý đến chỉ tiêu này. Số ngày ân hạn: Chỉ tiêu này liên quan đến thông tin về số ngày mà tờ khai được ân hạn thuế trên cơ sở đó người ta sẽ cưỡng chế doanh nghiệp nếu không nộp thuế đúng thời hạn quy định. Lý do nợ thuế: Chỉ tiêu lý do nợ thuế của chứng từ ghi số thuế phải thu sẽ liên quan tới việc ra quyết định phạt chậm nộp thuế trong trường hợp chủ hành không nộp thuế đúng thời hạn. Các chỉ tiêu về định khoản kế toán: Do máy chủ động điền theo quy định của chế độ kế toán đã thiết lập. Tuy nhiên trong trường hợp người sử dụng muốn thay đổi có thể thực hiện bằng cách nhấn các phím chức năng từ F5 đến F12 tương ứng với từng mục cần thay đổi. Trong trường hợp một tờ khai ra hai chứng từ ghi số thuế phải thu khi đó người nhập máy phải nhập lại số tiền trên các ô thuế XNK, thuế VAT, thuế TTĐB, thuế TV, CBPG sao cho phù hợp với từng chứng từ số thuế phải thu. Nhập thông báo thuế trực tiếp: Sau khi hoàn thành các chỉ tiêu cần thiết hãy nhấn nút “ Cập nhật” để lưu số liệu vào hệ thống. sau khi dữ liệu được ghi nhận vào hệ thống một cửa sổ mới xuất hiện cho phép in thông báo ra máy in với số lượng in tùy ý. Sau khi nhấn nút “ Thoát” từ cửa sổ in thông báo thuế màn hình sẽ quay về cửa sổ nhập liệu ban đầu cho phép nhập thông báo thuế mới. Trong trường hợp thông báo thuế đã được nhập một lần rồi thì chương trình sẽ đưa ra một câu thông báo” Chứng từ đã tồn tại trong hệ thống”. Trong trường hợp này người nhập máy xem xét thông báo thuế có phải bị nhập lại lần hai không hay là số thông báo thuế đang sử dụng đã cấp cho một thông báo thuế trước đây. Cuối cùng nhấp nút “Cập nhật” để ghi thông tin lên máy chủ. Sửa chứng từ ghi số thuế phải thu: Chức năng này cho phép sửa lại các chỉ tiêu trên chứng từ ghi số thuế phải thu trong trường hợp có sai xót khi nhập liệu. Để sửa chứng từ ghi số thuế phải thu ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“2. Chứng từ ghi số thuế phải thu” à“ 2. Sửa chứng từ”. Cửa sổ cho phép sửa thông báo thuế sẽ xuất hiện. Hình 16: Cửa sổ sửa chứng từ ghi số thuế phải thu. Ta thực hiện theo các bước lần lượt sau: Tìm lại chứng từ ghi số thuế phải thu cần sửa bằng cách nhấn vào nút “ Tìm TBT “ hoặc nhấn tổ hợp phím ALT + M. Khi cửa sổ tìm chứng từ ghi số thuế phải thu xuất hiện, hãy nhập vào chỉ tiêu tìm kiếm gồm: nơi mở tờ khai, loại hình xuất nhập khầu, số tờ khai sao đó nhấn nút “ Tìm chứng từ”. Nếu không tìm thấy chứng từ ghi số thuế phải thu thì máy tính sẽ hiện câu thông báo “Chứng từ chưa được cập nhật vào hệ thống” khi đó hãy nhấn nút “OK” để quay trở về màn hình tìm chứng từ ghi số thuế phải thu ban đầu . Nếu hệ thống tìm thấy thông báo thuế thì các chỉ tiêu của nó sẽ xuất hiện thành một hàng ngang trong bảng. trong trường hợp tờ khai có nhiều thông báo thuế trên bảng sẽ có từng hàng tương ứng với mỗi thông báo thuế. Hãy chọn thông báo thuế cần sửa bằng cách nhấn đúp chuốt trái vào cột đầu tiên có màu xám của hàng tương ứng với thông báo thuế cần tìm. Sau khi thực hiện việc chọn thông báo thuế , thì ô màu xám trong cột đầu tiên của bảng sẽ xuất hiện dấu X. Tiếp theo hãy nhấn vào nút “Chấp nhận” khi đó cửa sổ mới sẽ xuất hiện cho phép người sử dụng sửa đổi thông tin . Nếu muốn thay dổi thông tin của thông báo thuế thì tại cửa sổ mới người sử dụng chỉ việc di chuyển con trỏ tới các chỉ tiêu cần sửa và nhập các giá trị mới vào, sau đó để ghi lại những sửa đổi trên hãy nhấn nút “ sửa TBT”. Nếu người sử dụng muốn hủy bỏ những giá trị đã thay đổi và không ghi lại thì nhấn vào nút “ Hủy bỏ” khi đó sửa chứng từ ban đầu sẽ xuất hiện cho phép thao tác lại từ đầu. Xóa chứng từ: Để xóa chứng từ ghi số thuế phải thu ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“2. Chứng từ ghi số thuế phải thu” à“3. Xóa chứng từ”. Cửa sổ xóa thông báo thuế sẽ xuất hiện. Hình 17: Cửa sổ xóa chứng từ ghi số thuế phải thu. Để xóa thông báo thuế được thực hiện theo các bước sau: Tìm lại chứng từ ghi số thuế phải thu cần sửa bằng cách nhấn vào nút “ Tìm TBT “ hoặc nhấn tổ hợp phím ALT + M. Khi cửa sổ tìm chứng từ ghi số thuế phải thu xuất hiện, hãy nhập vào chỉ tiêu tìm kiếm gồm: nơi mở tờ khai, loại hình xuất nhập khầu, số tờ khai sau đó nhấn nút “ Tìm chứng từ”. Nếu không tìm thấy chứng từ ghi số thuế phải thu thì máy tính sẽ hiện câu thông báo “Chứng từ chưa được cập nhật vào hệ thống” khi đó hãy nhấn nút “OK” để quay trở về màn hình tìm chứng từ ghi số thuế phải thu ban đầu. Nếu hệ thống tìm thấy thông báo thuế thì các chỉ tiêu của nó sẽ xuất hiện thành một hàng ngang trong bảng. trong trường hợp tờ khai có nhiều thông báo thuế trên bảng sẽ có từng hàng tương ứng với mỗi thông báo thuế. Hãy chọn thông báo thuế cần xóa bằng cách nhấn đúp chuốt trái vào cột đầu tiên có màu xám của hàng tương ứng với thông báo thuế cần tìm. Sau khi thực hiện việc chọn thông báo thuế , thì ô màu xám trong cột đầu tiên của bảng sẽ xuất hiện dấu X. Tiếp theo hãy nhấn vào nút “Chấp nhận” khi đó cửa sổ mới sẽ xuất hiện cho phép người sử dụng xóa thông tin . Tại cửa sổ mới người sử dụng chỉ cần nhấn vào nút “ Xóa TBT” khi đó chương trình sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu xác nhận lại quyết định xóa TBT và tại đây hãy nhấn vào nút YES để yêu cầu hệ thống thực hiện tác vụ xóa. Nếu không muốn thì nhấn vảo nút “ Hủy bỏ” và trả lời YES cho màn hình kế tiếp. Chú ý: Việc sửa đổi, xóa chứng từ ghi số thuế phải thu chỉ có thể thực hiện khi người quản lý hệ thống chưa khóa sổ kế toán. Khi người quản lý đã khóa sổ kế toán rồi thì mọi việc sửa, xóa chứng từ ghi số thuế phải thu đều phải thông qua các chứng từ điều chỉnh. Việc sửa đổi số tiền hoặc xóa chừng từ ghi số thuế phải thu đều ảnh hưởng đến số lũy kế tháng và lũy kế năm của các báo cáo. Các thao tác với Quyết định điều chỉnh thuế: Theo quy trình nghiệp vụ Hải quan sau khi có kết quả kiểm tra từ khâu kiểm hóa , thì khâu thuế sẽ tính lại số thuế của tờ khai nếu có sự thay đổi so với ban đầu thì bộ phận này sẽ ra một quyết định điều chỉnh thuế(QĐĐC) . QĐĐC đươc chia làm hai loại: QĐĐC tăng và QĐĐC giảm. Khi tiến hành lập QĐĐC cán bộ hải quan tuyệt đối không được ra quyết định tăng một sắc thuế và đồng thời giảm một sắc thuế khác. Trong trường hợp như trên chương trình KT 559 hổ trợ việc lập hai quyết định điều chỉnh( một QĐĐC tăng và một QĐĐC giảm). Nhập quyết định điều chỉnh thuế: Để nhập QĐĐC ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “3. Quyết định điều chỉnh thuế” và cuối cùng chọn mục “1. Nhập quyết định”. Hình 18: Thao tác vào cửa sổ quyết định điều chỉnh thuế. Hình 19: Cửa sổ nhập quyết định điều chỉnh thuế. Sau khi cửa sổ nhập quyết định điều chỉnh được mở ra. Tại đây để nhập một QĐĐC người sử dụng lần lượt tiến hành theo các bước sau: Nhấn nút “ Tìm TK” để yêu cầu hệ thống tìm tờ khai cần điều chỉnh thuế. Tại cửa sổ này người sử dụng sẽ nhập vào một trong các thông tin tìm kiếm gồm có: loại tiền, tờ khai XNK, số QĐP sau đó nhấn nút “ Tìm TK”. Nếu chương trình không tìm thấy tờ khai khi đó sẽ đưa ra một thông báo “ Tờ khai chưa được cập nhật vào hệ thống” khi đó hãy hãy nhấn nút “OK” để quay lại màn hình tìm tờ khai. Nếu ngược lại thì danh sách các tờ khai thỏa mãn các thông tin tìm kiếm sẽ được liệt kê trong bảng ( mỗi tờ khai sẽ tương ứng với một dòng trong bảng ). Tiếp theo là xác định tờ khai cần điều chỉnh bằng cách đúp chuột vào ô đầu tiên ( có màu xám) của hàng tương ứng với tờ khai trong bảng, khi đó trên ô này sẽ xuất hiện dấu X. Sau đó người sử dụng nhấn vào nút “ Chấp nhận” và màn hình quay về cửa sổ nhập QĐĐC. Cũng tương tự như nhập thông báo thuế, tại cửa sổ nhập QĐĐC cần nhập đầy đủ các chỉ tiêu sau: Số QĐĐC. Ngày hiệu lực của QĐĐC. Loại thuế. Tài khoản kho bạc. Nhóm ân hạn thuế. Lý do nợ của tờ khai. Số tiền điều chỉnh tương ứng với từng sắc thuế (nếu là QĐĐC tăng nhập số dương – tương ứng bút toán đen, nếu QĐĐC giảm nhập số âm – tương ứng bút toán đỏ). Dựa vào thông tin mà người sử cung cấp ( loại hình xuất nhập khẩu, loại thuế, tài khoản kho bạc) hệ thống sẽ tự định khoản kế toán cho từng khoản tiền tương ứng. người sử dụng cần kiểm tra lại những thông tin vế định khoản kế toán, nếu có sai xót cần hiệu chỉnh bằng cách nhấn vào các phím chức năng từ F5 đến F12 để chỉnh sửa lại tài khoản, sau đó báo cho phòng nghiệp vụ biết để có kế hoạch hiệu chỉnh lại chức năng định khoản tự động của hệ thống. Cuối cùng để cập nhật dữ liệu vào hệ thống hãy nhấn nút “ Cập nhật”. Hệ thống sẽ lưu dữ liệu lên máy chủ. Sửa và xóa quyết định điều chỉnh thuế: Trong trường hợp cần thay đổi chỉ tiêu của QĐĐC hoặc xóa bỏ QĐĐC khỏi hệ thống, người sử dụng có thể sử dụng chức năng “ Sửa, xóa quyết định điều chỉnh”, để thực hiện chức năng này ta thực hiện như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “2. Quyết định điều chỉnh thuế” sau đó chọn mục “2. Sửa quyết định điều chỉnh thuế” hoặc “3. Xóa quyết định điều chỉnh thuế”. Hình 20: Cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế Để tiến hành sửa hoặc xóa một QĐĐC việc đầu tiên của người sử dụng là nhấn vào nút “ Tìm CT”. Khi đó màn hình tìm quyết định điều chỉnh thuế sẽ xuất hiện. (Hình 21) Sau khi tìm được chứng từ cần thiết hãy nhấn vào nút “ Chấp nhận”. Từ đây để xóa QĐĐC hãy nhấn vào nút “ Xóa CT” trên cửa sổ xóa quyết định điều chỉnh. Còn để thay đổi thông tin trên QĐĐC hãy nhập những thông tin mới vào các ô tương ứng trên cửa sổ sửa quyết định điều chỉnh thuế rồi nhấn nút “ Sửa CT”. Các thao tác với Quyết định phạt chậm nộp thuế: Chương trình KT559 được thiết kế với khả năng tính phạt chậm nộp thuế tự động, tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt( phạt chậm tái xuất....) người sử dụng cần có những chức năng cho phép tính phạt thủ công. Khi nhập GTN thuế của tờ khai vào( nhập chỉ tiêu ngày báo có và ngày báo nợ) thì chương trình sẽ thông báo cho người nhập máy biết tờ khai này có phạt chậm nộp hay không. Khi người sử dụng nhấn nút “ Cập nhật” GNT thuế vào hệ thống thì hệ thống sẽ hỏi người nhập máy xem có muốn cập nhật luôn cái quyết định phạt chậm nộp thuế do chương trình tự tính lấy vào hệ thống không. Nếu trả lời “ Yes” thì chương trình sẽ xuất hiện thông báo chậm nộp để người dùng in ngay. Chức năng thao tác với quyết định phạt chính nhằm mục đích tính phạt chậm nộp thủ công. Tương tự với TBT hoặc QĐĐC, các chức năng và thao tác với quyết định phạt chậm nộp thuế ( QĐP) gồm có nhập, sửa, xóa.. Nhập quyết định Để nhập QĐP ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“ 4. Quyết định phạt chậm nộp thuế” à “1. Nhập quyết định phạt”. Hình 21: Cửa sổ vào mục nhập quyết định phạt. Ta biết rằng QĐP sinh ra theo tờ khai, do đó phải tìm tờ khai trên hệ thống. Người sử dụng cần nhập các thông tin tìm kiếm gồm: nơi mở tờ khai, loại hình XNK, số tờ khai và sau đó nhấn nút “ Tìm chứng từ”. Nếu tờ khai được tìm thấy cũng sẽ xuất hiện một câu thông báo cho biết số lượng chứng từ hiện có của tời khai. Chọn tờ khai cần thiết bằng cách nhấn đúp chuột vào ô màu xám đầu tiên của hàng tương ứng. Khi đó ô này sẽ xuất hiện dấu X. Cuối cùng nhấn nút “ Chấp nhận” màn hình sẽ quay về cửa sổ nhập quyết định phạt chậm nộp thuế. Hình 22: Cửa sổ nhập quyết định phạt chậm nộp thuế. Tại cửa sổ nhập QĐP sau khi đã có thông tin về tờ khai bị phạt CN, người sử dụng cần bổ sung các chỉ tiêu: Loại chứng từ nợ: xác định xem tính phạt cho số tiền chập nộp của loại chứng từ nào: chứng từ ghi số thuế phải thu hay QĐĐC hay QĐ truy thu. số chứng từ nợ: là số của chứng từ ghi số thuế phải thu hoặc QĐĐC hay QĐ truy thu. Ngày hiệu lực ( của chứng từ nợ): là ngày cho ân hạn trên chứng từ nợ. SN được nợ: số ngày được ân hạn nộp thuế của chứng từ nợ. Ký hiệu, số, ngày báo nợ của chứng từ phát sinh có ( biên lai, giấy nộp tiền). Trong trường hợp QĐP sinh ra do việc chậm tái xuất của doanh nghiệp thì nhập vào các chỉ tiêu gồm ký hiệu, số quyết định không thu thuế, ngày thực xuất. Số quyết định phạt: đối với các đơn vị sử dụng số QĐP do hệ thống tự động cấp thay vì nhập hãy bỏ trống ô này. Ngày HL: là ngày lấy làm căn cứ để xét xem quyết định phạt có bị cưỡng chế hay không. Thuế chậm nộp: là số tiền thuế mà doanh nghiệp nộp chậm so với số ngày được ân hạn của chứng từ nợ. Sau khi hoàn thành các chỉ tiêu hãy nhấn vào nút “ Cập nhật” , nếu việc lưu trữ dữ liệu thành công thì cửa sổ mới xuất hiện cho phép in QĐP ra hoặc kết xuất ra các dạng File thông dụng ( Excel, Word...). Sửa hoặc xóa quyết định phạt chậm nộp: Để sửa hoặc xóa QĐP ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “4. Quyết định phạt chậm nộp thuế” và cuối cùng chọn mục “2. Sửa quyết định phạt” hoặc “3. Xóa quyết định phạt”. Cửa sổ sửa, xóa quyết định phạt sẽ xuất hiện. Hình 23: Cửa sổ sửa quyết định phạt. Cũng như đối với TBT, QĐĐC, để sửa hoặc xóa một QĐP người sử dụng cần tìm QĐP bằng cách nhấn vào nút “ Tìm QĐP”, màn hình tìm QĐP xuất hiện. (Hình 23) Tùy theo thông tin có được mà ta có thể tìm quyết định phạt theo số tờ khai hoặc số quyết định phạt. Sau khi nhập chỉ tiêu tìm kiếm hãy nhấn vào nút “ Tìm chứng từ”. Nếu các quyết định phạt thỏa mãn các chỉ tiêu tìm kiếm có trong hệ thống thì máy tính sẽ hiện chúng lên trên bảng danh sách. Hãy chọn quyết định phạt cần sửa hoặc xóa trong bảng và nhấn nút “ Chấp nhận”. Hệ thống quay lại màn hình sửa hoặc xóa các thông tin của quyết định phạt đã được điền đầy đủ thông tin vào các ô trên cửa sổ. Người sử dụng có thể xóa QĐP bằng cách nhấn nút “ Xóa QĐP” ( hoặc sửa QĐP bằng cách nhấn vào nút “ Sửa QĐP”). Chú ý : Việc sửa hoặc xóa quyết định phạt chỉ có thể được thực hiện khi QĐP chưa bị khóa sổ. Việc xóa quyết định phạt sẽ ảnh hưởng tới các dòng lũy kế tại các báo cáo . Các thao tác với Biên lai thu thuế hàng mậu dịch: Theo quy định của bộ tài chính tại thông tư 80/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN và ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1893/TCHQ-KTTT ngày 17/05/2005 thì tất cả các khoảng thu từ DN của Cơ quan Hải quan đều được thực hiện thu qua hệ thống kho bạc nhà nước, hạn chế việc thu vào quỹ tiền mặt trừ các trường hợp: vùng sâu, vùng xa, cơ quan hải quan cách xa kho bạc... và đối với các khoản thu qua KBNN đều không ra biên lai ( giấy nộp tiền là chứng từ duy nhất chứng thực việc nộp tiền của DN). Như vậy, hiện nay, việc sử dụng, phát hành các loại biên lai không còn phổ biến kể cả biên lai thu thuế hàng mậu dịch. Nhập biên lai: Để nhập biên lai ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng: “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “5. Biên lai thu thuế hàng mậu dịch” và cuối cùng chọn mục “1. Nhập biên lai”. Cửa sổ cho phép nhập biên lai xuất hiện. Hình 24: Cửa sổ thao tác vào mục nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch. Hình 25: Cửa sổ nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch. Tại đây người sử dụng có thể nhập 2 loại biên lai đó là biên lai thu thuế hàng mậu dịch hoặc biên lai thu phạt chậm nộp thuế ( CNT ) hàng mậu dịch. Để nhập một biên lai người sử dụng cần tiến hành các bước sau: Tìm tờ khai cần nhập biên lai. Nhấn vào nút “ Tìm tờ khai” để tiến hành việc tìm tờ khai của biên lai. Khi đó màn hình tìm kiếm tờ khai sẽ xuất hiện. Trong trường hợp này người sử dụng cần kiểm tra lại thông tin xem tờ khai có hết nợ không. Nếu tờ khai đã thật sự hết nợ vẫn tiến hành nhập biên lai như bình thường – khi đó biên lai trên sẽ làm cho tờ khai có dư hay còn gọi là tờ khai thừa tiền. Sau khi tờ khai đã được tìm cùng với thao tác chọn bằng cách đánh dấu X vào cột màu xám thì cửa sổ nhập biên lai thu thuế hàng mậu dịch sẽ xuất hiện. Tiếp tục người sử dụng cần nhập vào các chỉ tiêu còn thiếu của biên lai gồm có: Hình thức nộp tiền. Ký hiệu của biên lai. Số biên lai. Số quyển: chương trình sẽ tự động tính số quyển. Thứ tự bút toán: giá trị mặc nhiên là 1. Ngày báo nợ. Ngày báo có. Số tiền trên biên lai. Diễn giải( nếu có). Nếu như TBT hoặc QĐĐC tăng của tờ khai lựa chọn đã quá thời hạn nộp thuế thì một dòng thông báo màu đỏ sẽ nhấp nháy trên màn hình với nội dung “ Tờ khai bị phạt chậm nộp thuế” và khi đó nếu ta nhấn vào nút “ Cập nhật” hệ thống sẽ hỏi xem có cập nhật QĐ PCN vào hệ thống không, nếu trả lời có thì màn hình sẽ in thông báo phạt chậm nộp xuất hiện để in ra, đồng thời chương trình cũng tự động ghi dữ liệu của biên lai thu thuế vào bộ nhớ, nếu trả lời không thì chương trình chỉ lưu dữ liệu của biên lai thu thuế. Sở dĩ phải có yêu cầu xác định việc cập nhật QĐP là do trong một số trường hợp số tiền phạt qúa nhỏ vì vậy không tính phạt để người dùng tự quyết định lấy. Sau khi đã hoàn thành các chỉ tiêu hãy nhấn vào nút “ Cập nhật” để ghi lại thông tin vừa nhập và chuyển sang nhập một biên lai nới. Chương trình cho phép cùng một số biên lai cho nhiều tờ khai nhưng thứ tự bút toán phải khác nhau. Sửa hoặc xóa biên lai thu thế hàng mậu dịch: Để sửa hoặc xóa biên lai thu thuế hàng mậu dịch ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “5. Biên lai thu thuế hàng mậu dịch” và cuối cùng chọn mục “2. Sửa biên lai” hoặc “3. Xóa biên lai”. Cửa sổ sửa, xóa biên lai xuất hiện: Hình 26: Cửa sổ sửa biên lai thu thuế hàng mậu dịch. Hình 27: Cửa sổ xóa biên lai thu thuế hàng mậu dịch. Lúc này các chỉ tiêu của biên lai trên màn hình trống. Việc tiếp theo là tìm biên lai cần sửa hoặc xóa bằng cách nhấn vào nút “ Tìm biên lai” khi đó cửa sổ cho phép tìm biên lai xuất hiện. Tại đây hãy chọn loại biên lai cần sửa hoặc xóa là biên lai thu thuế hay thu phạt, nhập vào “ Ký hiệu” và “ Số” của biên lai cần tìm sau đó nhấn nút “tìm chứng từ”. Nếu tìm không thấy biên lai thỏa mãn các chỉ tiêu tìm kiếm chương trình sẽ đưa ra câu thông báo sau “ Chứng từ chưa được cập nhập vào hệ thống”. Còn nếu tìm thấy hệ thống sẽ liệt kê danh sách biên lai trên một bảng, mỗi một dòng trong bảng tương ứng với một biên lai, hãy chọn biên lai cần sửa hoặc xóa bằng cách nhấn đúp chuột vào ô đầu tiên màu xám của hàng thể hiện biên lai sau đó nhấn nút “ Chấp nhận”. Sau khi xuất hiện cửa sổ với đầy đủ thông tin về biên lai cần sửa hoặc xóa, để xóa biên lai người sử dụng cần nhấn vào nút “ Xóa biên lai” , khi đó cửa sổ yêu cầu xác nhận tác vụ xóa xuất hiện tại đây nhấn nút “Yes” thì biên lai sẽ xóa khỏi hệ thống và màn hình tìm chứng từ biên lai tiếp tục xuất hiện cho phép sửa, xóa biên lai tiếp theo. Để sửa các thông tin trên biên lai tại cửa sổ người sử dụng nhập thông tin mới vào các vùng tương ứng trên màn hình rồi nhấn nút “ Sửa chứng từ”. Chú ý : Việc sửa biên lai chỉ có thể thực hiện trong trường hợp chưa khóa sổ kế toán. Việc sửa biên lai thu thuế phải có thêm điều kiện là biên lai chưa ra quyết định phạt cũng như chưa có các chứng từ điều chỉnh. Việc thay đổi số tiền trên biên lai sẽ ảnh hưởng tới phần lũy kế số đã thu trong các báo cáo. Các thao tác với Biên lai thu thuế phi mậu dịch: Các chức năng cũng như thao tác liên quan tới biên lai thu thuế hàng phi mậu dịch hoặc hàng tiểu ngạch được tiến hành trên chương trình KT559 tương tự như đối với biên lai thu thuế hàng mậu dịch chỉ có khác ở những điểm sau: Hàng phi mậu dịch chỉ nhập biên lai không cần tìm tờ khai. Hàng phi mậu dich là hàng nộp thuế ngay không cần theo dõi nợ thuế nên không phát sinh phạt chậm nộp thuế. Các thao tác với Biên lai thuế thu nhập, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính: Các chức năng cũng như thao tác liên quan tới biên lai thu thuế thu nhập, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính được tiến hành trên chương trình KT559 tương tự như đối với biên lai thu thuế hàng mậu dịch chỉ có khác ở những điểm sau: Khi nhập các loại biên lai này không cần tìm tờ khai. Không phát sinh chậm nộp thuế trong quá trình nhập máy. Nhập biên lai thu lệ phí hải quan: Hình 28: Cửa sổ tìm đơn vị XNK trên biên lai thu lệ phí hải quan (thay) Sửa, xóa biên lai LPHQ, TTN, PVPHC: Sau thao tác vào cửa sổ sửa hoặc xóa biên lai, lúc này trên cửa sổ hoàn toàn trống không chứa thông tin nào, tiếp theo hãy chọn vào nút “ Tìm CT” và nhập các thông tin gồm: ký hiệu chứng từ và số chứng từ rối nhấn nút “ Tìm CT” trên cửa sổ mới sẽ thấy các thông tin hiện ra, kế đến hãy chọn thông tin cần sửa bằng cách check dấu X như hình minh họa. Hình 29: Cửa sổ tìm biên lai LPHQ, TTN, PVPHC Cuối cùng nhấn nút “ Chấp nhận” màn hình sẽ quay về cửa sổ sửa hoặc xóa biên lai với các thông tin vừa chọn, lúc này hãy sửa những thông tin cần sửa hoặc xóa và nhấn nút “ Sửa CT” hoặc “ Xóa CT” để hoàn tất. Các thao tác với Giấy nộp tiền kho bạc: Giấy nộp tiền vào kho bạc hay còn gọi là giấy báo có là chứng từ do kho bạc gởi cho Hải quan, với mục đích xác nhận rằng DN XNK đã chuyển một lượng tiền vào ngân sách hoặc vào tài khoản tiền gửi của Hải quan tại kho bạc. Chương trình KT559 chia giấy nộp tiền ra làm 2 loại như sau: Giấy nộp tiền liên quan đến tờ khai: đây là những chứng từ liên quan đến thanh toán tiền nợ thuế hoặc nợ phạt chậm nộp thuế của các tờ khai mậu dịch. Giấy nộp tiền không liên quan đến tờ khai: đây là tất cả những giấy nộp tiền không thuộc loại trên (GNT thuế, CNT hàng mậu dịch nhưng có hình thức nộp tiền là tiền mặt hoặc chuyển sec, GNT thuế hàng phi mậu dịch, giấy nộp tiền lệ phí hải quan, giấy nộp tiền phạt vi phạm hành chính....). TRƯỜNG HỢP 1: GIẤY NỘP TIỀN LIÊN QUAN ĐẾN TỜ KHAI Nhập giấy nộp tiền: Để nhập giấy nộp tiền vào kho bạc (GNT) Loại liên quan đến tờ khai mậu dịch người sử dụng cần tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“9. Giấy nộp tiền thuế, phạt chậm nộp thuế” à “ Nhập GNTKB liên quan đến tờ khai mậu dịch”.sau khi tác vụ lựa chọn kết thúc, cửa sổ mới xuất hiện cho phép nhập GNT loại liên quan đến tờ khai. Hình 30: Cửa sổ nhập GNT liên quan đến tờ khai. Tại đây người sử dụng cần thực hiện các thao tác sau: Nhấn nút “ Tìm TK” để xác định tờ khai trên giấy nộp tiền. Sau khi xác định được tờ khai thì màn hình xuất hiện với các ô đã chưa thông tin về tờ khai, ta cần chọn bằng cách check dấu X vào như các loại tờ khai trước rồi nhấn nút “ Chấp nhận” các thông tin vừa được chọn sẽ xuất hiện trong cửa sổ dưới đây. Tiếp tục hãy nhập thêm các thông tin còn thiếu ( ký hiệu, lý do phát sinh khoản thu, hình thức nộp tiền, tài khoản kho bạc, số CT, ngày báo nợ, ngày báo có, số tiền) và nhấn nút “ Cập nhật” để lưu dữ liệu lên máy. Lưu ý: Cần xác định chính xác khoản tiền thuế, tiền phạt này nộp cho tờ khai nào? ( tờ khai có loại tiền là: XNK, truy thu phạt QCN). Những giấy nộp tiền có hình thức nộp tiền là chuyển khoản có khả năng nảy sinh các quyết định phạt chậm nộp trong trường hợp những tờ khai được thanh toán bằng giấy nộp tiền đã quá thời gian ân hạn. Sửa-xóa GNT liên quan đến tờ khai: Để thực hiện thao tác sửa hoặc xóa GNT, người sử dụng cần tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“9. Giấy nộp tiền thuế, phạt chậm nộp” à“2. Sửa GNT liên quan đến tờ khai” hoặc “3. Xóa GNT liên quan đến tờ khai”. TRƯỜNG HỢP 2: GIẤY NỘP TIỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TỜ KHAI Nhập giấy nộp tiền không liên quan đến tờ khai: Để nhập GNT không liên quan đến tờ khai vào kho bạc, người sử dụng cần tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“9. Giấy chậm nộp thuế, phạt chậm nộp” à“2. Nhập GNTKB không liên quan đến tờ khai”. Sau khi tác vụ lựa chọn kết thúc, cửa sổ xuất hiện cho phép nhập GNT. Tại đây người sử dụng cần nhập vào các chỉ tiêu: Đơn vị XNK ( nếu đơn vị không có mã số XNK thì chỉ tiêu mã đơn vị bỏ trống). Loại hàng luôn chọn “2. Hàng phi mậu dịch, tiểu gạch”. Hình thức vận chuyển hành hóa: chọn giữa “ Qua biên giới đất liền” hay “ Không qua biên giới đất liền”. Loại tiền: do đây là giấy nộp tiền không liên quan đến tờ khai nên chỉ có 2 loại “ Thuế XNK” hoặc “ Phạt chậm nộp thuế”. Hình thức nộp tiền ( tiền mặt , chuyển khoản). Tài khoản kho bạc. Ký hiệu của chứng từ. Số chứng từ. Ngày báo nợ. Ngày báo có. Số tiền. Diễn giải. Sau khi nhập đầy đủ các chỉ tiêu nhấn nút “ Nhập CT” để lưu thông tin vào hệ thống. Sửa hoặc xóa giấy nộp tiền không liên quan đến tờ khai: Để thực hiện thao tác sửa hoặc xóa GNT không liên quan đến tờ khai người sử dụng cần tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu”à“9. Giấy nộp tiền thuế, phạt chậm nộp”à“5. Sửa GNT không liên quan đến tờ khai” hoặc “6. Xóa GNT không liên quan đến tờ khai”. Sau khi tác vụ lựa chọn kết thúc, cửa sổ có mới xuất hiện cho phép sửa hoặc xóa giấy nộp tiền. Các thao tác tiếp theo để sửa hoặc xóa giấy báo có được tiến hành tương tự như đối với biên lai thu thuế, thu phạt chậm hàng mậu dịch. Việc đấu tiên là nhấn nút “ Tìm CT” để xác định giấy nộp tiền cần sửa hoặc xóa sau đó tiến hành các thao tác tiếp theo. Hình 31: Cửa sổ sửa GNT không liên quan đến tờ khai. Các thao tác với GNT lệ phí hải quan, GNT phạt VPHC, BHTT: Các chức năng cũng thao tác liên quan tới GNT bán hàng tịch thu, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính trên chương trình Kt559 tương tự như đối với GNT thu thuế, phạt hàng mậu dịch và GNT thu thuế hàng phi mậu dịch. Lưu ý: chọn tài khoản kho bạc chính xác với GNT Hình 32:Cửa sổ sửa GNT LPHQ khi chưa có thông tin của Ctừ đã nhập. Hình 33: Cửa sổ xóa GNT lệ phí hải quan chưa điền đầy đủ thông tin. Các thao tác với Chứng từ ghi sổ liên quan đến tờ khai: Chứng từ ghi sổ liên quan đến tờ khai được sử dụng trong chương trình KT559 để phản ánh các nghiệp vụ điều chỉnh liên quan tới thuế, tiền phạt của các tờ khai mậu dịch sau khi đã khóa sổ kế toán. Các nghiệp vụ này bao gồm: điều chỉnh tiền thuế, điều chỉnh tiền phạt, miễn thuế, miễn tiền phạt. không thu thuế, không thu phạt, khấu trừ thuế, khấu trừ phạt, hoàn thuế, hoàn phạt... do doanh nghiệp điiều chỉnh rất phong phú nên chứng từ ghi sổ loại liên quan đến tờ khai (viết tắc là CTGSLQTK ) cũng gồm nhiều loại. Trong chương trình KT559 phân biệt ra 2 nhóm chính như sau: Nhóm 1: tác động lên tiền thuế của tờ khai. Nhóm này dùng để điều chỉnh tăng, giảm, hủy, miễn, không thu, ghi thu ghi chi, khấu trừ tiền thuế trên tờ khai. Nhóm 2: tác động lênh tiền phạt của tờ khai. Nhóm này dùng để điều chỉnh tăng, giảm, hủy, miễn, không thu, ghi thu ghi chi, khấu trừ tiền phạt trên tờ khai. Các chức năng thao tác với CTGSLQTK gồm: Nhập chứng từ ghi sổ liên quan tờ khai: Ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“C. Chứng từ ghi sổ liên quan tờ khai” à“1. Nhập chứng từ ghi sổ”. Sau khi tác vụ lựa chọn xong cửa sổ sau sẽ xuất hiện: Hình 34: Cửa sổ nhập chứng từ liên quan đến tờ khai. Cũng tương tự như việc nhập một biên lai. Đầu tiên, nhấn vào nút “ Tìm TK” để tìm tờ khai sẽ điều chỉnh. Sau khi tìm thấy tờ khai thì thông tin của của tờ khai sẽ được điền đầy đủ vào các mục tương ứng trong cửa sổ nhập chứng từ điều chỉnh, tiếp theo người sử dụng cần hoàn tất các chỉ tiêu của CTGS. Lý do phát sinh số tiền phải thu của TK. Hình thức nộp tiền: ( thông thường để mặc nhiên). Loại chứng từ GS: quyết định không truy thu, quyết định hủy thuế.... bằng cách lựa chọn trong combobox ngay dưới tiêu đề loại chứng từ điều chỉnh. Số CTGS: nếu sử dụng hệ thống cấp số tự động thì hãy bỏ trắng vào ô này. Ngày ký của CTGS. Số tiền: nếu CTGS phản ánh bút toán đỏ thì số tiền nhập vào máy là số tiền âm và ngược lại nhập số tiền dương. Nhập thông tin về lý do điều chỉnh vào ô “ diễn giải”. Sau khi hoàn tất các chỉ tiêu hãy nhấn vào nút “ Cập nhật” để lưu chứng từ vào hệ thống. Sửa hoặc xóa chứng từ ghi sổ liên quan tờ khai: Cũng tương tự như TBT và BL chức năng này cho phép sửa hoặc xóa các TGSLQTK đã cập nhật vào hệ thống. Để thực hiện công việc trên ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” sau đó chọn mục “C. Chứng từ ghi sổ liên quan tờ khai” và cuối cùng chọn mục “2. Sửa chứng từ ghi sổ” hoặc “3. Xóa chứng từ ghi sổ”. Việc sửa hoặc xóa các chứng từ khác trong hệ thống với các bước lần lượt là “ Tìm CT” rồi sửa hoặc xóa chứng từ. Hình 35: Cửa sổ sửa chứng từ liên quan đến tờ khai. Hình 36: Cửa sổ xóa chứng từ ghi số thuế phải thu liên quan đến tờ khai. Các thao tác với Chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai: Chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai (CTGSKLQTK) được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ thuần túy kế toán ( không liên quan tới việc theo dõi nợ thuế). Ví dụ như các bút toán kết chuyển, các bút toán thể hiện sự vi phạm hành chính. CTGSKLQTK được chia làm 2 loại: Loại CTGSKLQTK hạch toán kép. Loại CTGSKLQTL hạch tóan đơn. Với chứng từ ghi sổ không liên quan đền tờ khai khi nhập máy người sử dụng phải định khoản kế toán bằng tay-không có sự trợ giúp của máy tính. Các thao tác làm việc với CTGSKLQTK. Nhập chứng từ ghi sổ không liên quan tờ khai( hạch toán kép) : Để thực hiện công tác nhập máy CTGSKLQTK ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“D. Chứng từ ghi sổ không liên quan đến tờ khai” à“1.Nhập chứng từ ghi sổ hạch toán kép”. Sau khi tác vụ lựa chọn xong các cửa sổ sẽ xuất hiện cho phép nhập máy chứng từ. Tại màn hình nhập liệu người sử dụng cần tiến hành các bước sau: Nhập các chỉ tiêu liên quan đến CTGS. Số chứng từ. Thứ tự bút toán (nếu trên chứng từ thể hiện nhiều bút toán thì thứ tự bút toán sẽ lần lượt là 1, 2, 3….). Ngày ký. Số tiền trên chứng từ. Tài khoản nợ và tài khoản có: dùng phím chức năng F5 hoặc F6 để chọn tài khoản vào ô trống. Nếu sử dụng hệ thống cấp số tự động thì người sử dụng khi nhập máy bỏ trống ô số chứng từ và nhập dữ liệu vào ô ngày ký. Sau khi nhập đủ thông tin hãy nhấn nút “ Chấp nhận” để lưu số liệu. Sửa hoặc xóa CTGS hạch toán kép: Chức năng này cho phép sửa hoặc xóa các CTGSKLQTK loại hạch toán kép. Để thực hiện ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“D. Chứng từ ghi sổ không liên quan tờ khai” à “2. Sửa chứng từ ghi sổ hạch toán kép” hoặc “3. Xóa chứng từ ghi sổ hạch toán kép”. Việc sửa hoặc xóa một CTGSKLQTK hạch toán kép được tiến hành tương tự như sửa hoặc xóa các chứng từ khác trong hệ thống với các bước lần lượt là tìm chứng từ rồi sửa hoặc xóa chứng từ. Hình 37: Cửa sổ sửa chứng từ không liên quan tờ khai. Các thao tác với chứng từ ghi sổ không liên quan tờ khai loại hạch toán đơn được tiến hành giống như loại hạch toán kép chỉ khác ở những nội dung sau: Chỉ tồn tại hoặc tài khoản nợ hoặc tài khoản có. Chỉ làm việc với một số loại tài khoản nhất định đã được qui định trong chế độ kế toán ban hành theo TT32/2006-BTC. Hình 38: Cửa sổ nhập chứng từ ghi sổ hạch toán đơn. Hình 39: Cửa sổ xóa chứng từ ghi sổ hạch toán đơn. Các thao tác với Chứng từ điều chỉnh phi kế toán: Trong thực tế phát sinh yêu cầu cần điều chỉnh thông tin trên TBT hoặc QĐĐC , tuy nhiên những thông tin này không liên quan đến số tiền và cách hạch toán kế toán ( ví dụ như thông tin số ngày ân hạn thuế). Để chỉnh sửa loại thông tin như trên trong trường hợp hệ thống đã khóa sổ kế toán, ta sử dụng một loại chứng từ điều chỉnh đặc biệt có tên là “ Chứng từ điều chỉnh phi kế toán” viết tắc là CTĐCPKT. Loại chứng từ này có khả năng hiệu chỉnh các chỉ tiêu sau: ngày hiệu lực, nhóm ân hạn, lý do nợ. các thao tác đối với chứng từ này gồm có: nhập, sửa và xóa. Nhập chứng từ phi kế toán: Để thực hiện công tác nhập máy chứng từ điều chỉnh phi kế toán người sử dụng cần tiến hành các thao tác sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “2. Nhập liệu” à“E. Chứng từ điều chỉnh phi kế toán” à“1. Nhập chứng từ”. sau khi tác vụ lựa chọn kết thúc xuất hiện cửa sổ nhập như sau: Hình 40: Cửa sổ nhập chứng từ điều chỉnh phi kế toán. Để nhập chứng từ điều chỉnh phi kế toán việc đầu tiên phải làm đó là nhấn vào nút “ Tìm chứng từ” để tìm TBT hoặc QĐĐC cần hiệu chỉnh thông tin. Sau khi tìm được CTN cửa sổ nhập chứng từ trên xuất hiện với thông tin nợ, tại đây người sử dụng cần điền các chỉ tiêu sau: ngày hiệu lực của chứng từ nợ. lý do nợ của chứng từ. nhóm ân hạn của chứng từ nợ. số chứng từ. ngày hiệu lực của CTĐCPKT. ngày hết hiệu lực của CTĐCPKT. lý do điều chỉnh. Sau khi thông tin đã được nhập đầy đủ hãy nhấn nút “ Cập nhật” để lưu chứng từ lên máy. Sửa hoặc xóa chứng từ phi kế toán: Việc sửa hoặc xóa chứng từ điều chỉnh phi kế toán được tiến hành tương tự như đối với chứng từ khác. Tức là cũng tìm chứng từ bằng cách nhấn nút “ Tìm CT” sau đó sửa hoặc xóa chứng từ đã tìm thấy. Các thao tác với Quyết định truy thu thuế: Trước khi nhập máy quyết định truy thu, người dử dụng cần tiến hành nhập tờ khai bị truy thu với loại tiền là “Truy thu thuế ẩn lậu” sau đó mới tiến hành nhập quyết định truy thu. Các thao tác như với quyết định điều chỉnh. Hình 41: Cửa sổ nhập quyết định truy thu. Danh mục : Phần này hổ trợ người dùng tra cứu và cập nhật dữ liệu chuẩn như: những thay đổi có liên quan đến tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, mục lục NSNN, thông tin về chủ nợ, Chi cục hải quan và cập nhật số hiệu tài khoảng mở tại KBNN dùng trong chương trình.. Hình 42: Cửa sổ thao tác vào chức năng danh mục. Cập nhật thông tin về doanh nghiệp đổi mã số XNK: Dùng chức năng này khi doanh nghiệp thay đổi MST nhưng chuyển toàn bộ nợ thuế. Hình 43: Cửa sổ tìm đơn vị trước khi hiệu chỉnh thông tin về đơn vị XNK. Hình 44: Cửa sổ tìm đơn vị trước khi cập nhật sửa, xóa thông tin về DN đổi mã XNK. Hình 45: Cửa sổ cập nhật sửa, xóa thông tin về chương mục lục ngân sách Cập nhật thông tin về tài khỏan KB: Dùng để cập nhật sửa đổi, xóa số hiệu tài khoản kho bạc dùng trên chương trình. Hình 46: Cửa sổ cập nhật xóa, sửa thông tin về tài khoản kho bạc. Khai thác: Mục đích để khai thác dữ liệu từ menu nhập liệu Các chức năng khai thác trong chương trình KT559 được phân chia thành 6 nhóm. Bảng kê chứng từ kế toán. Bảng cân đối tài khỏan kế toán. Báo cáo theo dõi nợ thuế. Báo cáo kế toán.. In sổ. Báo cáo khác. Bảng kê chứng từ kế toán: Bảng kê chứng từ kế tóan gồm có 23 loại chủ yếu nhằm thống kê từng loại chứng từ được nhập vào hệ thống. chức năng này cho phép thống kê theo từng ngày hoặc theo giai đọan nhiều ngày, thống kê theo ngày báo nợ hoặc theo ngày báo có hoặc theo ngày nhập máy tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Hình 47: Cửa sổ vào chức năng “Khai thác” Bảng kê chứng từ. Bảng kê thông báo thuế: Để in bảng thông báo thuế theo ngày ta tiến hành như sau: Từ menu chính chọn chức năng “3.Khai thác” à“1. Bảng kê chứng từ kế tóan”à “1. Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu(TBT)” như hình 1. Tại cửa sổ mới người sử dụng có thể in bảng kê theo đơn vị hải quan, nhóm ân hạn thuế, lý do nợ, loại thuế, và nhóm loại hình của một ngày nhập máy nào đó và nhấn nút “In báo cáo”. Hình 48: Cửa sổ để hiện bảng kê thông báo thuế Bảng kê quyết định phạt: Để in bảng kê quyết định phạt theo ngày ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “3.Khai thác”à“1. Bảng kê chứng từ kế tóan”à“4. Bảng kê thông báo phạt chậm nộp” sau khi chọn, tại cửa sở mới người sử dụng hãy nhấn nhập vào ngày nhập máy và nhấn nút “In báo cáo”. Hình 49: Cửa sổ để hiện bảng kê quyết định phạt Bảng kê GNT liên quan tờ khai: Để in bảng kê quyết định phạt theo ngày ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “3.Khai thác” à“1. Bảng kê chứng từ kế tóan” à“9. Bảng kê GNT liên quan tờ khai”. Sau khi chọn cửa sổ mới xuất hiện, tại đây người sử dụng hãy chọn loại ngày cần lập báo cáo, ngày nhập vào, lựa chọn các chỉ tiêu khác ( nhóm loại hình XNK, loại tiền, nhóm tài khỏan) và nhấn nút “In báo cáo”. Hình 50: Cửa sổ để hiện bảng kê GNT liên quan tờ khai Các bảng kê khác được tiến hành tương tự như 3 bảng kê trên. Bảng cân đối kế tóan: Lưu ý: Bảng cân đối được lập dựa trên ngày báo có của tòan bộ các chứng từ tồn tại trên hệ thống, số phát sinh được tính từ ngày 01 đến ngày báo có, số lũy kế được tính từ ngày 01/01 đến ngày báo có Và bảng cân đối chỉ lập với ngày báo có là ngày cuối cùng của tháng theo lịch Hình 51: Cửa sổ để hiện bảng cân đối tài khỏan kế tóan Hình 52: Cửa sổ bảng cân đối tài khỏan Báo cáo theo dõi nợ thuế: Để có được các báo cáo theo dõi nợ thuế chính xác thì công tác xử lý dữ liệu cần phải được tiến hành thường xuyên (mỗi ngày một lần – có thể kiểm tra bằng cách nhìn chỉ tiêu “ Ngày XLDL” trên thanh công cụ trong cửa sổ chính của chương trình KT559”). Hình 53: Cửa sổ thao tác vào chức năng “Khai thác” báo cáo theo dõi nợ thuế. Ý nghĩa của các báo cáo trong nhóm báo cáo theo dõi nợ thuế như sau: Báo cáo các danh sách tờ khai nợ thuế: cho phép liệt kê danh sách các đơn vị nợ thuế đến một thời đểm bất kỳ. Báo cáo danh sách các tờ khai nợ thuế: cho phép liệt kê danh sách các tờ khai nợ thuế đến một thời điểm bất kỳ. Báo cáo danh sách các tờ khai thừa tiền: cho phép liệt kê danh sách các tờ khai thừa tiền cần phải hòan trả cho doanh nghiệp. Báo cáo tổng hợp nợ thuế theo chương trình mục lục ngân sách: báo cáo này cho phép xác định các bộ chủ quản hiện đang nợ thuế XNK như thế nào dựa trên chỉ tiêu về chương mục lục ngân sách. Báo cáo chi tiết nợ thuế theo chương mục lục ngân sách. Báo cáo phân tích nợ: báo cáo này phân chia số nợ ra các dạng khác nhau như: nợ khó đòi, nợ doanh nghiệp phá sản-giải thể… Báo cáo danh sách đơn vị nợ LP. Báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế: Để in báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế này ta tiến hành như sau: Từ menu chính ta chọn chức năng “3.Khai thác” à“3.Báo cáo theo dõi nợ thuế” à“1. Báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế”. Sau khi cửa sổ xuất hiện. tại đây người sử dụng cần xác định các chỉ tiêu sau: Ngày xử lý dữ liệu. Nhóm loại hình. Nhóm tài khỏan. Số ngày nợ thuế quá hạn. Khỏan tiền nợ quá hạn. Loại nợ: Nợ trong hạn để lấy danh sách các đơn vị nợ trong hạn Nợ quá hạn để lấy danh sách các đơn vị nợ quá hạn Tất cả để lấy danh sách các đơn vị có nợ thuế Sau khi đã hòan tất các chỉ tiêu hãy nhấn vào nút “Tổng hợp số liệu” để hiện thông tin lên trên bảng. Sau khi danh sách các đơn vị nợ thuế đã hiện trên bảng ta có thể in danh sách này bằng cách nhấn nút “In báo cáo” hoặc có thể in các thông báo đốc thu bằng cách nhấn nút “In thông báo đốc thu” Hình 54: Cửa sổ báo cáo danh sách các đơn vị nợ thuế quá hạn Báo cáo danh sách các tờ khai nợ thuế: Từ menu chính ta chọn chức năng “3. Khai thác” à“Báo cáo theo dõi nợ thuế” à“2. Báo cáo danh sách các tờ khai nợ thuế”. Sau khi chức năng được chọn cửa sổ mới xuất hiện, tại đây người sử dụng xác định ngày báo có, loại nợ cần in danh sách sau đó nhấn nút “In báo cáo”. Hình 55: Cửa sổ để in báo cáo danh sách tờ khai thuế. Báo cáo kế tóan: Các loại báo cáo trong nhóm báo cáo kế tóan gồm có: In bảng đối chiếu số nộp danh sách: hiện chỉ in đối chiếu số nộp NSNN ( tài khỏan 741) và chưa thuần theo quy định của hệ thống kho bạc. Báo cáo tài khỏan theo đơn vị XNK: cho phép lập báo cáo theo mã số DN XNK từng giai đọan, riêng cho từng tài khỏan hoặc tiểu khỏan. Báo cáo tổng hợp tiền thuề: cho phép thống kê số lượng thông báo thuế, số tiền trên thông báo thuế, số lượng quyết định điều chỉnh tăng, số lượng quyết định điều chỉnh giảm, số tiền trên quyết định điều chỉnh. Báo cáo tình hình thu thuế tạm thu. Báo cáo tình hình hòan thuế tạm thu. Hình 56: Cửa sổ in bảng đối chiếu số thuế nộp ngân sách In sổ: Chương trình KT559 cho phép người sử dụng có thể in ra các loại sổ sau theo qui định trong chế độ kế tóan 559: Sổ cái (sổ chi tiết tài khỏan). Sổ quỹ tiền mặt (sổ tài khỏan 111). Sổ thanh tóan đối tượng nộp thuế (sổ tài khỏan 314 và 315). Việc in sổ có thể được thực hiện qua các chức năng: Hình 57: Cửa sổ tìm đơn vị trước khi tiến hành in sổ cái Hình 58: Cửa sổ in sổ thanh tóan với đối tượng nộp thuế. Báo cáo khác: Báo cáo chi tiết tính tiền thuế. Báo cáo tổng hợp thu tiền thuế ký quỹ. Báo cáo chi tiết thu tiền thuế ký quỹ. Danh sách nợ thuế tòan quốc. Danh sách tờ khai được tạm giải tõa cưỡng chế. Báo cáo phúc tập tờ khai: cho phép thống kê số lượng tờ khai đã được đăng ký trong một giai đọan nào đó. Hình 59: Cửa sổ in báo cáo chi tiết tính thuế. Tra cứu: Chức năng này hổ trợ người dùng tra cứu Cho phép người sử dụng máy xem lại tòan bộ hồ sơ theo từng tờ khai, đơn vị đã nhập máy. Cho phép tra cứu tình trạng nợ thuế của từng đơn vị, từng tờ khai tại mọi thời điểm. Ngoài ra còn cho phép người sử dụng in các thông báo thuế, quyết định phạt, quyết định điều chỉnh. Nội dung một số chức năng tra cứu: Tình trạng nợ thuế: chp phép xem xét thông tin về tình hình nợ thuế của một doanh nghiệp hoặc một tờ khai tại bất kỳ thời điểm nào. Chi tiết hồ sơ nhập khẩu: liệt kê các chứng từ kế tóan trong một bộ hồ sơ XNK. Tra cứu biên lai: kiểm tra tình hình biên lai (có thiếu không). Tra cứu thông báo thuế: cho phép in lại các thông báo thuế đã được nhập vào máy trong một giai đọan nào đó. Tra cứu quyết định điều chỉnh: cho phép in lại các quyết định điều chỉnh đã được nhập máy trong một giai đọan nào đó. Tra cứu quyết định phạt: cho phép in lại các quyết định phạt đã được nhập máy trong một giai đọan nào đó. Tra cứu tài khỏan: xem thông tin về số dư đầu kỳ, phát sinh nợ trong kỳ, phát sinh có trong kỳ, số dư cuối kỳ, các nhóm chứng từ tham gia số phát sinh của một tài khỏan bất kỳ. Tra cứu tờ khai bị cưỡng chế: tra cứu danh sách cưỡng chế chi tiết theo tờ khai. Tra cứu đơn vị bị cưỡng chế: tra cứu danh sách cưỡng chế chi tiết theo đơn vị xuất nhập khẩu. Tra cứu CTGS liên quan tờ khai: cho phép in các CTGSLQTK đã được nhập máy trong một giai đọan nào đó. Tra cứu giấy nộp tiền vào kho bạc: liệt kê các GNT vào kho bạc đã nhập máy trong một giai đọan nào đó. PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ Tự đánh giá công việc đã thực hiện Có sự cố gắng, đầu tư trong việc tìm kiếm dữ liệu phục vụ cho bài báo cáo Có sự học hỏi, tìm hiểu thêm thực tế tại đơn vị mình thực tập Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức thực tế tại đơn vị thực tập và lượng kiến thức đã tiếp thu được chưa thật sự nhiều và chưa được chuyên sâu Những kiến thức tiếp thu được từ đơn vị thực tập Ngoài nghiên cứu về quy trình cưỡng chế thuế của các doanh nhiệp xuất nhập khẩu còn được nghiên cứu thêm phần mềm Kế toán KT 559. Khả năng vận dụng các kiến thức trong thực tiễn Có thể làm việc được với phần mềm KT 559. MỤC LỤC PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trang 1 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC Trang 1 1. Giới thiệu chung Trang 1 2. Quá trình hình thành và phát triển Trang 1 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Trang 2 II. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Trang 4 PHẦN II: NỘI DUNG KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP Trang 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trang 5 I. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Trang 6 II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI NỢ THUẾ (PHẦN MỀM KT559) Trang 6 III. GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CHÌNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH KT559 Trang 8 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Trang 10 A. QUẢN LÝ THUẾ Trang 10 I. ĐỊNH NGHĨA Trang 10 II.TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Trang 10 III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN Trang 10 IV. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Trang 11 V. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ Trang 11 VI. DỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN, BẢO LẢNH VÀ NỘP THAY THUẾ Trang 12 B. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ VÀ THỜI HẠN NỘP THUẾ . Trang 14 I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI QUẢN LÝ THUẾ Trang 14 II. THỜI HẠN NỘP THUẾ Trang 14 C. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN Trang 17 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Trang 17 II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬIR Trang 22 III. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ MỘT PHẦN TIỀN LƯƠNG, HOẶC MỘT PHẦM THU NHẬP Trang 25 IV. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN KÊ BIÊN Trang 27 V. BIỆN PHÁP THU TIỀN, TÀI SẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ CƯỠNG CHẾ DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC DANG NẮM GIŨ Trang 36 VI. CƯỠNG CHẾ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP KHÁC Trang 37 VII. KHÔNG CƯỠNG CHẾ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP SAU Trang 39 VIII. GIẢI TỎA CƯỠNG CHẾ Trang 39 CHƯƠNG III: Trang 41 I. KHỞI ĐỘNG Trang 41 II. GIỚI THIỆU GIAO DIỆN PHẦN MỀM KT559 Trang 42 III. CHI TIẾT MỘT SỐ CHỨC NĂNG Trang 43 1. HỆ THỐNG Trang 43 2. NHẬP LIỆU Trang 51 3. DANH MỤC Trang 85 4. KHAI BÁO Trang 87 5. TRA CỨU Trang 97 PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ Trang 99 1. TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC Đà THỰC HIỆN Trang 99 2. NHỮNG KIẾN THỨC TIẾP THU ĐƯỢC TỪ ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trang 99 3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC TRONG THỰC TIỂN Trang 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_tt_nhien_9313.doc