Đề tài Nghiên cứu rệp sáp giả gây hại trên cây hoa cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận

Đặt vấn đề Rệp sáp giả là côn trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt trên cây ăn trái như mãng cầu, xoài, cam qu?t, ổi, nhãn, mít v.v, trên cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, cây lương thực như khoai lang, sắn, cây rau như ớt, cây hoa-cây cảnh các như phong lan, bông bụp, mai vàng, trạng nguyên, hoa đại, nhất chí mai, thiên tuế v.v. Do ảnh hưởng cuả rệp sáp, nhất là rệp sáp giả (rệp bột), nhiều cây trồng bị suy thoái, nhiều cây trồng không cho trái hoặc trái nhỏ, nhiều cây trồng khác bị còi cọc, phủ đầy muội đen, mất vẻ đẹp vốn có. Sản phẩm nông nghiệp bị giảm chất lượng, mẫu mã không phù hợp, có thể mang theo sâu hại thuộc đối tượng kiểm dịch, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giới thiệu sản phẩm ra thế giới. Rệp sáp nói chung và rệp sáp giả nói riêng là những loài sâu hại có cơ thể nhỏ hoặc rất nhỏ, dẹt, ít di chuyển hoặc chỉ di chuyển giai đoạn ấu trùng. Các công trình nghiên cứu về rệp sáp và các biện pháp phòng trị còn nhiều hạn chế. Bài viết này cung cấp thông tin về loài rệp sáp giả mới ghi nhận được trên một số cây trồng tại Tp. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Rệp sáp giả Phenacoccus solenopsis Tinsley được gọi là rệp sáp giả solenopsis (Lance S. Osborne, 2000) và (Miller et al.,2007). Rệp cái trưởng thành có cơ thể hình oval hơi dài, trên lưng bao phủ nhiều bột sáp trắng. Giữa lưng có một vệt sáp dày và dài từ ngực đến cuối bụng, 2 bên vệt sáp là 2 vệt màu đen hay nâu đen. Trên lưng đốt ngực, vệt đen bị bột sáp che khuất chỉ còn lại 2 đốm đen. Xung quanh cơ thể xuất hiện 18 cặp tua sáp ngắn, các cặp tua cuối bụng dài và to hơn cặp tua hai bên bụng và đầu. Khi gạt bỏ lớp bột sáp trên lưng, cơ thể rệp phía lưng có màu nâu nhạt hay nâu vàng, phía bụng màu xám hơi tím. Râu đầu rõ ràng. Kích thước rệp cái trưởng thành biến động từ 4,05-5,10 mm, trung bình 4,44 ± 0,33 mm chiều dài và 2,38-3,55 mm, trung bình 2,89 ± 0,39 mm chiều rộng. So với các loài rệp sáp giả khác rệp solenopsis lớn hơn. Nghiên cứu rệp sáp giả gây hại trên cây hoa cây cảnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu rệp sáp giả gây hại trên cây hoa cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RệP SáP GIả Phenacoccus solenopsis Tinsley GÂY HạI TRÊN CÂY HOA CÂY CảNH TạI THàNH PHổ Hồ CHí MINH Và VùNG PHụ CậN Nghiên cứu rệp sáp giả gây hại trên cây hoa cây cảnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cậnRệP SáP GIả Phenacoccus solenopsis Tinsley GÂY HạI TRÊN CÂY HOA CÂY CảNH TạI THàNH PHổ Hồ CHí MINH Và VùNG PHụ CậN THE MEALYBUG Phenacoccus solenopsis Tinsley DAMAGED ON ORNAMENTAL PLANTS AT HCM CITY AND SURROUNDING AREAS Nguyễn Thị Chắt, Huỳnh Thị Mỹ Chi Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM Abstract The results of investigation showothats the mealybug Phenacoccus solenopsis Tinsley was new record of insects damaged on ornamental plants. Adult females elongate oval (about 4,01-5,1 mm) covered white mealy wax, with 2 dark longitudinal lines on dorsum. Around the body there are 18 pairs of lateral wax filaments, posterior pairs longest. Adult female are ovoviviparous. Under microscope, ventral multilocular pores present around vulva, on segments VII and VIII. The circulus are large, and flaccid. Antennae are 9 segments, small denticle on claw of tarsus; translucent pores on apex femur and tibia. Key words: Phenacoccus solenopsis Tinsley; circulus, cerarius I. Đặt vấn đề Rệp sáp giả là côn trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt trên cây ăn trái như mãng cầu, xoài, cam qu?t, ổi, nhãn, mít v.v, trên cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, cây lương thực như khoai lang, sắn, cây rau như ớt, cây hoa-cây cảnh các như phong lan, bông bụp, mai vàng, trạng nguyên, hoa đại, nhất chí mai, thiên tuế v.v. Do ảnh hưởng cuả rệp sáp, nhất là rệp sáp giả (rệp bột), nhiều cây trồng bị suy thoái, nhiều cây trồng không cho trái hoặc trái nhỏ, nhiều cây trồng khác bị còi cọc, phủ đầy muội đen, mất vẻ đẹp vốn có. Sản phẩm nông nghiệp bị giảm chất lượng, mẫu mã không phù hợp, có thể mang theo sâu hại thuộc đối tượng kiểm dịch, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giới thiệu sản phẩm ra thế giới. Rệp sáp nói chung và rệp sáp giả nói riêng là những loài sâu hại có cơ thể nhỏ hoặc rất nhỏ, dẹt, ít di chuyển hoặc chỉ di chuyển giai đoạn ấu trùng. Các công trình nghiên cứu về rệp sáp và các biện pháp phòng trị còn nhiều hạn chế. Bài viết này cung cấp thông tin về loài rệp sáp giả mới ghi nhận được trên một số cây trồng tại Tp. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. II. VậT LIệU Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU - Dụng cụ thu và bắt mẫu rệp sáp giả - Tài liệu phân loại cuả Osborne (2000), Miller, Rung, Venable, Gill, Wiiiiams (2007). - Làm mẩu lame theo Nguyễn Văn Cảm (1997) và Williams, Watson (1988). III. KếT QUả Và THảO LUậN Một số đặc điểm hình thái Rệp sáp giả Phenacoccus solenopsis Tinsley được gọi là rệp sáp giả solenopsis (Lance S. Osborne, 2000) và (Miller et al.,2007). Rệp cái trưởng thành có cơ thể hình oval hơi dài, trên lưng bao phủ nhiều bột sáp trắng. Giữa lưng có một vệt sáp dày và dài từ ngực đến cuối bụng, 2 bên vệt sáp là 2 vệt màu đen hay nâu đen. Trên lưng đốt ngực, vệt đen bị bột sáp che khuất chỉ còn lại 2 đốm đen. Xung quanh cơ thể xuất hiện 18 cặp tua sáp ngắn, các cặp tua cuối bụng dài và to hơn cặp tua hai bên bụng và đầu. Khi gạt bỏ lớp bột sáp trên lưng, cơ thể rệp phía lưng có màu nâu nhạt hay nâu vàng, phía bụng màu xám hơi tím. Râu đầu rõ ràng. Kích thước rệp cái trưởng thành biến động từ 4,05-5,10 mm, trung bình 4,44 ± 0,33 mm chiều dài và 2,38-3,55 mm, trung bình 2,89 ± 0,39 mm chiều rộng. So với các loài rệp sáp giả khác rệp solenopsis lớn hơn. Rệp cái đẻ trứng. Trứng có màu vàng hơi nâu và được bao bọc trong túi phía sau và dưới bụng con cái. ấu trùng mới nở có màu vàng hơi nâu hay vàng nhạt. Nới nở ấu trùng vẫn nằm trong bọc một thời gian sau đó mới di chuyển ra ngoài tìm vị trí thích hợp cho mình để dinh dưỡng. Kích thước ấu trùng rệp sáp giả lớn dần sau mỗi lần lột xác, thành trùng mới đẻ có kích thước lớn nhất (bảng 1). Bảng 1. Kích thước rệp sáp giả solenopsis trên bông bụp tại Tp HCM và các vùng phụ cận, ĐHNL, năm 2007 TT Giai đoạn phát triển Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) SLC TTD Biến động Trung bình Biến động Trung bình 1 ấu trùng Trước lột xác thứ 1 0,30-0,50 0,38 ± 0,06 0,15-0,33 0,18 ± 0,06 30 Trước lột xác thứ 2 1,55-2,00 1,76 ± 0,16 1,25-0,85 1,02 ± 0,10 30 Sau lột xác thứ 2 2,45-3,65 3,00 ± 0,37 1,47-2,28 1,85 ± 0,34 30 2 Thành trùng cái mới đẻ 4,05-5,10 4,44 ± 0,33 2,38-3,55 2,89 ± 0,39 30 Sau khi xử l? mẫu và đưa mẫu lên lame, quan sát rệp sáp giả solenopsis có 18 cặp cerarius bao quanh mép cơ thể (hình bìa 2, 1), các cerarius phía đầu có 10 lỗ tiết sáp 3 ngăn bao quanh 2 gai hình nón và nhiều lông cứng dài, các cerarius phía bụng chỉ có 9 lỗ tiết sáp 3 ngăn bao quanh 2 gai lớn hình nón và các lông cứng dài khác. Dưới ngực rệp có 2 cặp lỗ thở, cặp lỗ thở sau lớn hơn cặp trước (s). Dưới đốt bụng thứ 4 có vệt bám dính circulus, vết bám dính khá to nhưng hình dạng không rõ ràng. Dưới đốt bụng thứ 7-8 là lỗ sinh dục vulva. Lỗ sinh dục khá lớn có thể rệp cái đang ở giai đoạn đẻ thai trứng (Hình bìa 2, 2). Dưới kính hiển vi với độ phóng đại trên 400-1000 lần quan sát được xung quanh vulva và những đốt bụng 7,8 có nhiều lỗ tiết sáp nhiều ngăn (hình bìa 2, 2). Cuối bụng xung quanh lỗ hậu môn có 6 lông dài, kế lỗ hậu môn là thùy mông. Thùy mông hơi nhô ra, trên đó có nhiều lỗ tiết sáp 3 ngăn bao quanh 2 gai hình nón, nhiều lông cứng khác và đặc biệt có 2 lông cứng rất dài. Điều này có thể giải thích được tại sao các tua sáp phía cuối bụng dài hơn phía đầu và ngực. Râu đầu 9 đốt (Hình bìa 2, 3), râu đầu rệp sáp giả dứa chỉ có 8 đốt. Bàn chân rệp sáp giả chỉ có 1 đốt, cuối đốt bàn chỉ có 1 vuốt. ở độ phóng đại kính hiển vi trên 1000 lần, vuốt bàn chân có gai nhỏ (Hình bìa 2, 4), có lỗ tiết sáp trong, nhỏ trên đỉnh đốt đùi và đốt chày. Các đặc điểm nêu trên đều phù hợp với đặc điểm mô tả cuả Miller và các công sự (2007). Một số đặc điểm sinh học Quan sát rệp sáp giả solenopsis ghi nhận rệp cái ra đẻ thai trứng. Số lượng thai trứng 1 rệp cái có thể đẻ 182-299, trung bình 221,4 ± 46,03 thai trứng. Thời gian ấu trùng phát triển từ thai trứng mới nở cho đến khi trưởng thành bắt đầu đẻ trứng (thai trứng) biến động 23-26 ngày. Thời gan thành trùng đẻ trứng kéo dài 6-10 ngày. Với đặc điểm phát triển này rệp sáp giả solenopsis có thể phát triển nhanh và gây hại nặng trên k? chủ chính. IV. KếT LUậN - Ghi nhận loài rệp sáp giả mới trên bông bụp Phenacoccus solenopsis Tinsley - Rệp sáp giả Phenacoccus solenopsis trong điều kiện Tp. HCM và các vùng phụ cận đẻ ra trứng, Một con cái có thể đẻ 182-299, trung bình 221,4 ± 46,03 trứng, giai đoạn ấu trùng kéo dài 23-26 ngày. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Cảm, 1997. Phương pháp làm mẫu và bảo quản mẫu côn trùng/Bảo Vệ Thực Vật, Tập 1. Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch cuả chúng. 2. Douglass R. Miller, Alessandra Rung, George L. Venable, Raymond J. Gill, Douglass J. Wiiiiams, 2007. Scale Insects-Identification Tools for Species of Quarantine Significance. Systematic Entomology Laboratory, ARC, USDA. 3. Lance S. Osborne, 2000. Mealybugs. University of Florida Mid-Florida Research and Education Center. 4. Douglass J. Williams and Gilliam W. Watson, 1988. The Scale Insects of The Tropical South Pacific Region. Part 2. The Mealybugs (Pseudococcidae). C.A.B. International Institute of Entomology. p.11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRệP SáP GIả Phenacoccus solenopsis Tinsley GÂY HạI TRÊN CÂY HOA CÂY CảNH TạI THàNH PHổ Hồ CHí MINH Và VùNG PHụ CậN.doc