Đề tài Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ em bình thường độ tuổi 31 - 36 tháng ở địa bàn nội thành Hà Nội

Qua nghiên cứu 30 trẻ từ 31-36 tháng tuổi chúng tôi có được những nhận xét sau: 1. Độ dài trung bình của phát ngôn. Độ dài trung bình của phát ngôn là:3.23 ± 0.53. 2. Sự hoàn thiện về âm vị học. +Phụ âm đầu. Có 4 trong số 19 phụ âm đầu đã hoàn thiện: /m/, /b/, /d/, và /h/. Các phụ âm đầu đang hoàn thiện: /t/, /đ/, /s/, /ph/, /v/, /ch/, /c/, /ng/ và /g/. Các phụ âm đầu bị phát âm sai nhiều lần lượt là: /l/, /kh/, /th/. Âm tắc được hoàn thiện trước âm xát. +Vần. Nguyên âm đôi /iê/, âm đệm, bán nguyên âm /i/, bán nguyên âm /u/ đã hoàn thiện. Nguyên âm đôi /uô/, /ươ/ đang hoàn thiện. +Phụ âm cuối. Các phụ âm cuối đã hoàn thiện: /m/, /n/, /t/, /p/. Phụ âm cuối /c/ đang hoàn thiện. Các phụ âm cuối /ng/, /nh/, và /ch/ còn sai nhiều. Trẻ độ tuổi này gặp khó khăn khi kết hợp nguyên âm đôi với phụ âm cuối là /ng/. +Thanh điệu. Trẻ gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. +không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hoàn thiện âm vị học giữa hai giới.

doc71 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ em bình thường độ tuổi 31 - 36 tháng ở địa bàn nội thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51.76 g * g,gh 129 162 79.63 118 162 72.84 247 324 76.23 k * c,q, k 386 446 86.55 479 520 92.12 865 966 89.55 h * h 218 226 96.46 249 259 96.14 467 485 96.29 m * m 337 354 95.20 459 473 97.04 796 827 96.25 n * n 165 231 71.93 166 224 74.11 331 455 72.75 n * nh 111 150 74.00 188 251 74.90 299 401 74.56 h* ng,ngh 143 173 82.66 153 186 82.26 296 359 82.45 N: tổng số lần trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng * Giá trị p so sánh tỷ lệ % đúng giữa nam và nữ của những âm tiết này > 0.05. ** Từ sau đây để cho tiện các phụ âm đầu được nói đến dưới dạng chữ viết ghi. Sơ đồ : Khả năng tạo phụ âm đầu của trẻ 31-36 tháng tuổi Sơ đồ : Khả năng tạo phụ âm đầu theo giới 72,84 Tỷ lệ % đúng 3.2.2. Hoàn thiện vần. 3.2.2.1. Các nguyên âm đôi. * Nguyên âm đôi /iê/ Bảng 3: Nguyên âm đôi /iê/ Giới Âm tiết Mở ia Nửa mở - Nửa đóng Đóng Tổng /iê/ iêm iên iêng iêp iêt iêc Nữ n1 4 6 13 9 5 10 10 13 n 6 18 43 8 8 17 18 118 N 6 18 43 12 8 17 19 123 % n 100 100 100 66.67 100 100 94.74 95.93 Nam n1 7 5 13 9 1 7 11 13 n 11 7 31 11 1 12 22 95 N 11 7 33 12 1 12 22 98 % n 100 100 93.39 91.67 100 100 100 96.94 p 0.26 0.71 0.80 0.60 0.073 0.28 0.61 Chung n1 11 11 26 18 6 17 21 26 n 17 25 74 19 9 29 40 213 N 17 25 76 24 9 29 41 221 % n 100 100 97.37 79.17 100 100 97.56 96.38 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /iê/ chưa cao. - Tỷ lệ sử dụng đúng cao ở hầu hết các dạng âm tiết. - Tỷ lệ đúng thấp ở /iê/ đi kèm phụ âm cuối /ng/. - Tỷ lệ sử dụng đúng của nam cao hơn của nữ. - Xét chung nguyên âm đôi /iê/ đã hoàn thiện ở lứa tuổi này. *Nguyên âm đôi /uô/. Bảng 4: Nguyên âm đôi /uô/: Giới Âm tiết Mở uô Nửa mở uôi Nửa đóng Đóng Tổng /uô/ uôm uôn uông uôp uôt uôc Nữ n1 14 15 0 8 13 0 11 10 15 n 79 84 8 16 18 12 217 N 86 84 8 26 19 16 239 % n 91.86 100 100 61.54 94.74 75 90.79 Nam n1 14 15 0 8 10 0 11 11 15 n 80 86 9 17 15 20 227 N 80 88 9 21 16 22 236 % n 100 97.73 100 80.95 93.75 90.91 96.19 p 0.18 0.15 1 0.60 0.34 0.61 Chung n1 28 30 0 16 23 0 22 21 30 n 159 170 17 33 33 32 444 N 166 172 17 47 35 38 475 % n 95.78 98.84 100 70.21 94.29 84.21 93.47 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /uô/ còn ít. - Tỷ lệ sử dụng thấp ở nguyên âm đôi /uô/ đi kèm phụ âm cuối /ng/, /c/. - Tỷ lệ sử dụng đúng cử trẻ nam cao hơn trẻ nữ. - Nguyên âm đôi /uô/ đang hoàn thiện ở lứa tuổi này. *Nguyên âm đôi /ươ/. Bảng 5: Nguyên âm đôi /ươ/. Giới Âm tiết Mở ưa Nửa mởươi Nửa đóng Đóng Tổng /ươ/ ươm ươn ương ươp ươt ươc Nữ n1 12 12 6 3 15 1 9 14 15 n 29 31 8 5 24 1 10 44 152 N 31 31 8 5 50 1 10 46 182 % n 93.55 100 100 100 48 100 100 95.65 83.51 Nam n1 14 14 8 5 13 2 9 14 14 n 35 43 11 5 31 2 10 31 168 N 35 43 12 6 51 2 11 33 193 % n 100 100 91.67 83.33 60.78 100 90.91 93.94 87.04 p 0.16 0.56 0.72 0.67 0.98 1 0.71 0.68 Chung n1 26 26 14 8 28 3 18 28 28 n 64 74 19 10 55 3 20 75 320 N 66 74 20 11 101 3 21 79 375 % n 96.97 100 95 90.91 54.45 100 95.24 94.93 85.33 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /ươ/ khá cao (28/30 trẻ). - Sử dụng /ươ/ chỉ mới hoàn chỉnh trong âm tiết mở và nửa mở. - Tỷ lệ đúng đặc biệt thấp khi đi /ươ/ đi kèm phụ âm cuối là /ng/ (54.45%). - Xét chung nguyên âm đôi /ươ/ ở mức đang hoàn thiện. - Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (với p đều > 0.05). Biểu đồ:Khả năng tạo nguyên âm đôi /ươ/ của trẻ 31-36 tháng. 3.2.2.2. Âm đệm: Bảng 6: Âm đệm: Giới Âm đệm wa(oa) we(oe) wê(uê) wi(uy) Tổng Nam n1 8 0 2 5 8 n 24 3 7 34 N 24 3 7 34 % n 100 100 100 100 Nữ n1 13 1 0 11 13 n 52 1 36 89 N 53 1 37 91 % n 98.11 100 97.30 97.80 p 0.091 0.125 Chung n1 21 1 2 16 21 n 76 1 3 43 123 N 77 1 3 44 125 % n 98.70 100 100 97.73 98.4 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: -Số trẻ sử dụng các âm đệm còn ít, nhất là we và wê, chỉ có 1 trẻ dùng we và 2 trẻ dùng wê. - Với những trẻ đã sử dụng thì hầu hết đều sử dụng đúng. 3.2.2.3. Bán nguyên âm cuối: *Bán nguyên âm /u/. Bảng 7: Bán nguyên âm /u/. Giới Bán nguyên âm u aw ew iw Tổng Nam n1 15 15 12 15 n 293 40 38 371 N 293 40 38 371 % n 100 100 100 100 Nữ n1 15 15 15 15 n 354 44 44 442 N 356 44 45 445 % n 99.44 100 97.78 99.33 p 0.32 1 0.56 Chung n1 30 30 27 30 n 647 84 82 813 N 649 84 83 816 % n 99.69 100 98.79 99.63 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng. Nhận xét: -Hầu hết trẻ đã sử dụng bán nguyên âm /u/ trong ngôn ngữ giao tiếp của mình và đều sử dụng đúng. - Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. -Bán nguyên âm /u/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. *Bán nguyên âm /i/. Bảng 8: Bán nguyên âm /i/. Giới Bán ng.âm i oi,ôi,ơi ai,ây,ay ui,ưi uôi ươi Tổng Nam n1 15 15 8 15 15 15 n 185 245 18 86 44 578 N 185 245 18 87 45 580 % n 100 100 100 98.85 97.78 99.66 Nữ n1 15 15 11 15 15 15 n 224 276 32 81 34 647 N 224 276 32 81 34 647 % n 100 100 100 100 100 100 Chung n1 30 30 19 30 30 30 n 409 521 50 167 78 1225 N 409 521 50 168 79 1227 % n 100 100 100 99.41 98.73 99.84 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: Cả trẻ nam và nữ đều không gặp khó khăn khi sử dụng bán nguyên âm /i/. Bán nguyên âm /i/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. Bảng 9: Khả năng tạo vần. Vần Nam (% đúng) Nữ (%đúng) Chung (% đúng) Nguyên âm đôi /iê/ 98 95.93 96.38 Nguyên âm đôi /uô/ 96.19 90.79 93.47 Nguyên âm đôi /ươ/ 87.04 83.51 85.33 Bán nguyên âm i 99.66 100 99.84 Âm đệm 100 97.80 98.40 Bán nguyên âm u 100 99.33 99.63 Nhận xét: (bảng trang bên) - Nhìn chung khả năng tạo vần của trẻ nam tốt hơn của trẻ nữ. - Độ tuổi này đã hoàn chỉnh các vần: + âm đệm + bán nguyên âm /u/ + bán nguyên âm /i/ + nguyên âm đôi /iê/. - Nguyên âm đôi /uô/ và /ươ/ đang dần tiến đến hoàn thiện. Biểu đồ: Khả năng tạo vần của trẻ 31-36 tháng tuổi. 3.2.2.4. Khả năng tạo phụ âm cuối Bảng 9: Các phụ âm cuối Giới Nam Nữ Chung PAC n N % n n N % n n N % n p * 195 195 100 270 270 100 465 465 100 t * 275 275 100 322 324 99.38 597 599 99.66 ch * 77 124 62.10 79 171 46.20 156 295 52.88 c * 192 199 96.48 251 271 92.62 443 470 94.25 m * 257 258 99.61 344 345 99.71 601 603 99.66 n * 398 399 99.75 488 489 99.80 886 888 99.77 nh * 185 266 69.55 165 300 55.0 350 566 61.84 ng * 300 395 75.95 340 471 72.19 640 866 73.90 PAC: phụ âm cuối. N: tổng số lần trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. %n: tỷ lệ % số lần sử dụng đúng * so sánh tỷ lệ số trẻ nói đúng giữa nam và nữ có p > 0.05 Nhận xét: Các phụ âm cuối /m/, /n/, /p/, /t/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. Các phụ âm cuối /nh/, /ng/, /ch/ vẫn là khó khăn với trẻ. ở những phụ âm cuối chưa hoàn thiện tỷ lệ đúng ở trẻ nữ đều thấp hơn trẻ nam mặc dù số lần sử dụng chúng của nữ lại nhiều hơn ở nam. Điều này có thể nói khả năng tạo phụ âm cuối của nam tốt hơn của nữ, nhưng sự khác nhau đó không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Tần suất gặp phụ âm cuối nhiều nhất ở phụ âm /n/, /ng/ và/t/. Biểu đồ:Khả năng tạo phụ âm cuối của trẻ 31-36 tháng. 3.2.2.5.Hoàn thiện thanh điệu: Bảng 10: Các thanh Giới Nam Nữ Chung thay thế Thanh n N % n n N % n n N % n Huyền 969 969 100 1225 1225 100 2194 2194 100 Sắc 1211 1249 96.96 1381 1421 97.19 2592 2670 97.08 Nặng 701 763 91.87 965 1015 95.07 1666 1778 93.70 Huyền Không 1151 1151 100 1408 1408 100 2559 2559 100 Hỏi 162 221 73.30 202 241 83.82 364 462 78.79 Nặng Ngã 42 112 37.50 56 97 57.73 98 209 46.89 Sắc, nặng khi so sánh phần trăm đúng giữa 2 giới của các thanh đều có p > 0.05 n: số lần sử dụng đúng. N: tổng số lần sử dụng %n: tỷ lệ phần trăm đúng Biểu đồ: Khả năng tạo thanh điệu của trẻ 31-36 tháng tuổi. Nhận xét: + Phần lớn trẻ ở độ tuổi 31-36 tháng đều gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. + Trong số 30 trẻ được khảo sát có 7 trẻ sai thanh hỏi, thanh này được thay bằng thanh nặng, 21 trẻ sai thanh ngã và hầu hết được thay bằng thanh sắc còn một số được thay bởi thanh nặng. + Tỷ lệ đúng ở nam thấp hơn ở nữ, tức là khả năng sử dụng thanh điệu của nữ tốt hơn của nam. 3.3. Độ dài trung bình của phát ngôn (Số âm tiết). Bảng 11: Độ dài trung bình của phát ngôn: Giới Số âm tiết tb Min Max Nam 3,32 ± 0.78 2,1 5,7 Nữ 3.14 ± 0.29 2.3 4.1 p 0.87 Chung 3.23 ± 0.53 2.1 5.7 Nhận xét:Trong độ tuổi này sự khác nhau giữa số âm tiết trung bình của 1 phát ngôn ở nam và ở nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Trẻ có khả năng nói câu đơn giản có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ, trẻ có thể nhớ bài thơ, bài hát ngắn và có thể đọc, hát lại. chương 4 bàn luận 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và hoàn thiện ngữ âm ở trẻ. 4.1.1. Tuổi. Đây là một yếu tố tất nhiên vì sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với phát triển về tâm thần, vận động của trẻ. trẻ càng lớn hơn thì sẽ phát triển hơn về tư duy nhận thức cũng như được hoàn thiện hơn về sinh lý, giải phẫu chức năng của các cơ quan liên quan đến phát âm. Điều này phản ánh rõ qua nhiều nghiên cứu. Theo Trần Trọng Hải [8] về sự phát triển bình thường của trẻ em cho biết: 9 tháng: nói một ít vần: ba ba, ma 12 tháng: nói được 2 hay 3 từ. Hiểu câu đơn giản. 2 tuổi: nói câu 2 hay 3 từ 3 tuổi:tăng từ vựng nhanh chóng, dùng câu phức tạp hơn. 5 tuổi: định nghĩa, giải thích từ ngữ, sự vật bằng cách rất thực tế. Theo Lưu Thị Lan [14]: Từ 1-2 tuổi: sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau, đến 24 tháng có 234 từ, sử dụng câu 1 từ, câu cụm từ. 2-3 tuổi: số lượng từ tăng nhanh và các âm vị của Tiếng Việt đã lần lượt xuất hiện, đến 36 tháng có 486 từ. Sử dụng câu đủ chủ vị, câu có bổ ngữ. 4-6 tuổi: tự hiểu và trả lời được nhiều loại câu hỏi. Các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị, đến 72 tháng có 891 từ. Sử dụng câu có bổ ngữ, câu phức hợp đẳng lập. Theo Addy Gard, Leslea Gilman & James Gorman [25]: Dưới 12 tháng: bạp bẹ các âm tiết, bắt đầu có từ có nghĩa đầu tiên. 13-18 tháng: sử dụng 3-20 từ, câu trả lời dài trung bình 1.2 từ. 19-24 tháng: sử dụng 50 từ, chứa 2 từ trong 1 ngữ, độ dài trung bình câu 1.8 từ. 25-30 tháng: dùng 200 từ, âm cuối bị mất và bị thay thế nhiều, có 3-4 từ trong một khuôn khổ, độ dài trung bình câu 3.1 từ. 31-36 tháng: /p/, /b/, /m/, /w/, /n/ được dùng với mức độ chính xác cao, dùng 500 từ độ dài trung bình câu 3.4 từ. 37-42 tháng: sử dụng thành thạo /p/, /b/, /m/, /w/, /h/, dùng /k/, /g/, /t/, /ng/, /s/, /r/, /y/ một cách thích hợp mắc dù có thể không thành thạo, độ dài trung bình câu 4.3 từ, dùng câu ghép với “và”. Trong luận văn này nghiên cứu cắt ngang một nhóm tuổi 31-36 tháng, trong nhóm tuổi này khả năng về ngôn ngữ của trẻ 31 tháng với 36 tháng coi như khong khác nhau. 4.1.2. Giới. Trong nhóm nghiên cứu phân bố số trẻ giữa hai giới không có sự khác biệt với 15 nam và 15 nữ (bảng 1). Về khả năng ngôn ngữ trong các loại hình âm vị khác nhau thì giữa nam và nữ có khác nhau hoặc giống nhau. + Giống nhau: âm đệm, bán nguyên âm /i/, bán nguyên âm /u/ trong các loại này khả năng sử dụng của nam và nữ đều như nhau, cả hai giới đều đã hoàn thiện các âm vị này với mức độ cao ( 98_100 % được phát âm đúng). + Khác nhau: - Nữ tốt hơn nam: khả năng sử dụng của nữ tốt hơn nam trong phụ âm đầu và thanh điệu. ở phụ âm đầu (bảng 2), hầu hết nữ có tỷ lệ đúng cao hơn nam, riêng phụ âm đầu /g/ và /ch/ thì tỷ lệ đúng của nam lại cao hơn của nữ. Đặc biệt ở phụ âm /ch/ ở nam đã hoàn thiện (97.33%) trong khi của nữ chưa đạt đến mức hoàn thiện (90.78%). Qua bảng này cho thấy tổng số lần tạo âm đầu của nữ cũng nhiều hơn của nam, liệu có thể trong độ tuổi này nữ nói nhiều hơn nam nên khả năng tạo phụ âm đầu tốt hơn ở nam. Với khả năng sử dụng thanh điệu (bảng 10): các thanh không, huyền, sắc, nặng không xét đến vì cả 2 giới đều đã hoàn thiện, còn thanh hỏi và thanh ngã thì nữ đều có tỷ lệ đúng cao hơn nam. Việc tạo thanh điệu là do hai dây thanh đảm nhiệm, có thể trẻ nữ kiểm soát được đay thanh sớm hơn nên khả năng sử dụng thanh điệu tốt hơn nam. - Nam tốt hơn nữ: nam sử dụng tốt hơn nữ trong nguyên âm đôi và phụ âm cuối. Nguyên âm đôi: trẻ nam tốt hơn trẻ nữ mặc dù số lần sử dụng của trẻ nữ có nhỉnh hơn trẻ nam (các bảng 3, 4, 5), nhất là khi sử dụng các nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/ kết hợp với phụ âm cuối là /ng/ và /c/ thì tỷ lệ đúng của trẻ nam hơn hẳn trẻ nữ. Các tỷ lệ rõ qua bảng sau:(số liệu theo % phát âm đúng) Vần /iêng/ /iêc/ ồ /iê/ /uông/ /uôc/ ồ/uô/ /ương/ /ươc/ ồ/ươ/ Nam 91.67 100 96.94 80.85 90.91 96.19 60.78 93.94 87.04 Nữ 66.67 94.74 95.93 61.54 75.00 90.79 48.00 95.65 83.51 Phụ âm cuối: Khả năng sử dụng phụ âm cuối nhìn chung của nam tốt hơn của nữ (bảng 9), trong tất cả các phụ âm cuối chưa hoàn thiện ở độ tuổi này gồm: /ch/, /nh/, /ng/ thì tỷ lệ đúng của trẻ nữ đều thấp hơn trẻ nam. Nói tóm lại, ở độ tuổi này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự khác nhau của khả năng sử dụng các âm vị giưã nam và nữ nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Điêù đó có nghĩa là yếu tố giới không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này. Những phần sau đây chỉ nói chung đến của cả nhóm chứ không xét đến giới. 4.1.3. Ngôn ngữ. Giữa ngôn ngữ đơn âm tiết và ngôn ngữ đa âm tiết có làm cho mức hoàn thiện âm vị của trẻ khác nhau. Có vẻ như việc hoàn thiện âm vị ở ngôn ngữ đơn âm tiết sớm hơn ở ngôn ngữ đa âm tiết. So sánh về vốn từ và cú pháp của hai nghiên cứu ngôn ngữ đơn âm tiết (tiếng Việt) và ngôn ngữ đa âm tiết (tiếng Anh): Tuổi Addy Gard, Leslea Gilman Lưu Thị Lan [14] & James Gorman [25] 24 tháng Dùng khoảng 50 từ dùng 234 từ dùng 2 từ trong 1 ngữ dùng câu cụm từ,câu có chủ-vị 36 tháng dùng 500 từ dùng 486 từ câu có chủ-vị dùng câu chủ-vị, câu có bổ ngữ câu phức đẳng lập. Hai nghiên cứu trên cho thấy vốn từ và cú pháp của tiếng Việt so với tiéng Anh trong cùng độ tuổi đã nhiều và phong phú hơn. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có các phụ âm đầu /m/, /b/, /h/ và /d/ đã hoàn thiện, trong khi đó theo Addy Gard, Leslea Gilman & James Gorman: [25] thì các âm vị này (trừ /d/) đến 37-42 tháng mới được sử dụng thành thạo, phụ âm /d/ hoàn thiện ở 49-54 tháng. Theo Poole [36] các phụ âm trên được hoàn thiện ở 3-6 tuổi, theo Templin [41], Wellman và cộng sự [43] các phụ âm trên được hoàn thiện khi trẻ đến 3 tuổi nhưng mốc để coi là hoàn thiện được các tác giả này lấy là 90 % phát âm đúng (nhỏ hơn so với mốc của nghiên cứu này). Như vậy khả năng hoàn thiện phụ âm đầu trong tiếng Anh muộn hơn trong tiếng Việt. Nghĩa là mức độ hoàn thiện của ngôn ngữ có phụ thuộc vào thể loại ngôn ngữ đơn hay đa âm tiết. * Trong nghiên cứu này chúng tôi không xét đến những yếu tố khác như: yếu tố gia đình, yếu tố môi trường xung quanh (nhà trẻ, người chăm sóc...). 4.2. Quá trình hoàn thiện phụ âm đầu ở trẻ 31-36 tháng. 4.2.1. Phụ âm đầu đã hoàn thiện. ở lứa tuổi này có các phụ âm đầu đã được hoàn thiện là /b/, /m/, /d/, /h/. Trong nghiên cứu này của chúng tôi các phụ âm đầu đã được hoàn thiện cũng chính là những phụ âm được trẻ sử dụng với tần số cao nhất, điều này giải thích phần nào tính chính xác cao khi trẻ sử dụng (tức là sử dụng nhiều sẽ được rèn luyện nhiều hơn nên chính xác hơn). Những âm này xuất hiện nhiều ở trẻ cũng là điều hợp lý vì theo Nguyễn Đức Dân [7] thì tần suất âm xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Việt là các âm: /c, b, t, l/ với 28.32%. Âm xuất hiện ít nhất là: /ph, g, s, p/ với 7.68%. ở nghiên cứu của chúng tôi âm xuất hiện ít nhất là : /ph, g, ng/, còn /p/ rất ít xuất hiện. Theo một số tác giả nghiên cứu trên tiếng Anh thì các phụ âm /b, m, d, h/ cũng là những phụ âm đầu được hoàn thiện trước song mốc tuổi mà chúng hoàn thiện có khác nhau đôi chút: + Các nghiên cứu của Wellman (1931) [43], Templin (1957) [41], Sander (1972) [39] và Prather, Hedrick, Kern(1975) [37] cho rằng các phụ âm này đã được hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi, mốc này gần tương đương với nhóm trẻ đang được nghiên cứu nhưng tiêu chuẩn tác các giả trên coi là hoàn thiện khi trẻ nói đúng 75% hoặc 90%, thấp hơn so với tiêu chuẩn của nghiên cứu này. + Các nghiên cứu của Hegde. M.N. [32], Poole (1943) [36], Addy Gar, Leslea Gilman & James Gorman [25] các phụ âm đầu trên cũng là những phụ âm hoàn thiện đầu tiên nhưng ở mức 3-4 hoặc 3-6 tuồi. Những âm này có vị trí cấu âm ở môi (/b/, /m/), họng (/h/) ít liên quan đến sự vận động của lưỡi nên việc phát âm dễ dàng hơn. Trong số các âm đã hoàn thiện này đa số là âm tắc (chỉ trừ âm /h/ ), điều này phù hợp với nghiên cứu của M.N.Hegde [32] theo tác giả này thì âm tắc được hoàn thiện sớm hơn âm xát. Khi phát âm các âm xát thì hơi cần dài hơn và phải sử dụng lưỡi để chặn luồng nhưng vẫn có một phần hơi đi ra một cách từ từ, điều này sẽ khó hơn với trẻ ở lứa tuổi này. 4.2.2. Các phụ âm đầu chưa hoàn thiện. ở độ tuổi này các âm vị được định vị còn ít, các phụ âm đầu còn bị biến đổi và thay thế nhau nhiều. + Các phụ âm đang hoàn thiện (75-95% đúng): /t/, /đ/, /s/, /ph/, /v/, /ch/, /c/, /ng/ và /g/. + Các âm có tỷ lệ đúng thấp nhất rơi nhiều vào những âm xát như: âm /l/ (48.7%), âm /kh/ (51.76%), và âm bật hơi /th/ (64.4%). Các âm vị chưa hoàn thiện có các xu hướng biến đổi sau: - Bị mất: thường gặp nhiều ở các âm có vị trí cấu âm ở vòm mềm: /g/, /k/, /kh/, /ng/. Ví dụ: “găng”→”ăng” “con gấu”→”con ấu” “con kiến” →”on iến” “không”→”ông” “ngầm” →”ầm” Số trẻ phát âm sai theo xu hướng này không nhiều nhưng ở trẻ nào đã sai theo kiểu này thì thường cùng sai ở nhiều âm vị, làm cho cả phát ngôn gần như không có phụ âm đầu. Ví dụ: “bắt con gà”→”ắt on à”. Theo Elbert.M & Gierut.J [29] trong tiếng Anh ở trẻ cũng có hiện tượng mất phụ âm đứng đầu, các âm thường bị mất là /d/, /t/, /p/, /s/, /v/, /m/. - Bị thay bằng một âm vị khác: đây là cách thức biến đổi thường gặp nhất ở độ tuổi này. ° Hoặc phụ âm xát bị thay thế bằng phụ âm bật. /l/→/n/ ví dụ: “quả na” →”quả la” “nước” →”lước” “trời nắng” →”trời lắng” Có khi /n/ bị thay bằng /l/ nhưng ít gặp hơn rất nhiều. /v/→/b/, ví dụ: “con voi” →”con boi” “hình vuông” →”hình buông” /s/→/t/ hoặc /th/, ví dụ: “ăn xôi” →”ăn thôi” “con sóc” →”con thóc” /g/→/c/, ví dụ: “gối” →”cối” ° Hoặc các âm tắc bị lẫn lộn với nhau. /th/→/t/, ví dụ: “mùa thu” →”mùa tu” “quả thị” →”quả tị” /đ/→/t/, ví dụ: “quả đu đủ” →”quả tu tủ” “áo đẹp” →”áo tẹp” /ng/→/n/, ví dụ: “đi ngủ” →”đi nủ” “ngồi” →”nồi” /nh/→/n/, ví dụ: “mẹ Nhung” →”mẹ Nung” ° Chỉ có một trường hợp âm tắc bị thay bằng âm xát. /kh/→/h/, ví dụ: “không” →”hông” “quả khế” →”quả hế” “con khỉ” →”con hỉ” Gặp nhiều nhất là âm xát /l/ bị thay bằng âm tắc /n/, chỉ có 48.7% âm /l/ được phát âm đúng còn lại hầu hết được thay bằng âm /n/. Âm /l/ là âm lưỡi bên khi phát âm cần được sử dụng lưỡi một cách khéo léo, trẻ ở độ tuổi này chưa kiểm soát được hết khả năng vận động của lưỡi nên chúng có xu hướng đơn giản hoá âm /l/ bằng cách thay vào đó âm /n/ là âm có cùng vị trí cấu âm còn vận động lưỡi đơn giản hơn (chỉ cần bật lưỡi). Hiện tượng thay thế giữa âm /l/ và âm /n/ có gặp ở người lớn trên một số vùng ở miền Bắc như :Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, có thể tỷ lệ sai trên của trẻ ảnh hưởng phần nào từ bố, mẹ hoặc những người xung quanh nhưng trong phạm vi luận văn này không xét đến yếu tố này. Âm /kh/ cũng là âm có tỷ lệ đúng thấp (51.76%), trong 30 trẻ được nghiên cứu thì có đến 24 trẻ phát âm sai âm này và hầu hết đều sai ở tất cả các loại âm tiết mở, nửa mở và đóng. Xét theo vị trí cấu âm thì trẻ thường thay một âm có cùng vị trí hoặc bởi một âm có vị trí trước đó, âm vòm mềm /g/→âm /c/, âm lợi /s/→âm lợi/t/, âm môi-răng (/v/)→âm môi (/b/). Xu hướng thay thế này cũng gặp trong nghiên cứu của Elbert.M & Gierut.J [29], theo 2 tác giả này có sự biến đổi từ âm tắc thành âm xát ở trẻ (/th/→/t/, /f/→/p/, /v/→/b/), âm môi→âm môi-răng. - Một âm vị có thể hoà lẫn với một âm vị khác trở thành một âm vị trung gian, thường gặp nhất là: /th/→/thch/ /g/→/gd/ ngoài ra còn có /t/→/tch/ và /v/→/vd/ nhưng ít gặp hơn. Trong kiểu biến đổi này trẻ có thói quen phát âm với đầu lưỡi đưa ra giữa hai kẽ răng làm cho các âm phát ra như có âm gió trong đó. Có một xu hướng ưa thích của trẻ là chuyển một số âm thành âm /t/, thứ nhất âm /t/ là âm có cách phát âm bằng vị trí đầu lưỡi-răng là vị trí dễ quan sát nên trẻ dễ học theo, thứ hai âm /t/ có tần suất xuất hiện nhiều trong tiếng Việt nên cũng có nhiều trong từ vựng của trẻ. Hai lý do trên giải thích trẻ hay phát âm một âm khác → âm /t/. Các xu hướng biến đổi trên của trẻ đều đưa từ một âm khó phát âm về một âm dễ phát âm hơn, dễ hơn ở đây có thể về phương thức cấu âm (âm xát→âm tắc) hoặc về vị trí cấu âm (vị trí sau→vị trí trước). Điều này là do trẻ 31-36 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập nói mà giai đoạn này sự điều khiển môi, răng lưỡi chưa được chính xác. 4.3. Hoàn thiện vần của trẻ 31-36 tháng tuổi. 4.3.1. Hoàn thiện nguyên âm đôi (bảng 3, 4, 5). Trong độ tuổi này trẻ sử dụng nguyên âm đôi còn ít, thậm chí còn có trẻ chưa sử dụng, rất ít trẻ sử dụng nguyên âm đôi đi kèm phụ âm cuối là /p/ và /m/, cụ thể là: không có trẻ nào sử dụng /uôp/ và /uôm/ có 3 trẻ sử dụng /ươp/ 6 trẻ sử dụng /uôp/. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lưu Thị Lan [24], trong bảng từ thường dùng của trẻ cho đến 4 tuổi thì số lần xuất hiện những từ có nguyên âm đôi cũng còn rất ít: 18 từ có /ươ/ 14 từ có /iê/ 14 từ có /uô/ 1 từ có /iêp/ chưa có /uôm/, /uôp/, /iêc/, /ươp/. Mặc dù số trẻ cũng như tần suất sử dụng còn ít song tỷ lệ sử dụng đúng nhìn chung khá cao, nguyên âm đôi /iê/ đã hoàn thiện, còn nguyên âm /uô/ và /ươ/ ở các dạng kết hợp hầu hết đều đã hoặc đang hoàn thiện. Trừ dạng kết hợp của nguyên âm đôi với phụ âm cuối /ng/ thì tỷ lệ đúng còn thấp (/ương/ là 54,45%, /uông/ là 70.21%). Tỷ lệ sử dụng sai nhiều trong dạng kết hợp này đã làm giảm mức độ hoàn thiện nguyên âm đôi của cả nhóm trẻ, đồng thời nó cũng kéo theo việc giảm mức độ hoàn thiện của phụ âm cuối. Khi phát âm nguyên âm đôi sẽ được một âm thanh biến chuyển liên tục từ yếu tố thứ nhất sang yếu tố thứ hai mà hai yếu tố này không thể tách rời ra. Vì vậy làm cho việc phát âm nguyên âm đôi sẽ kéo dài hơn so với phát âm nguyên âm đơn. Với trẻ ở lứa tuổi này vị hơi thở còn ngắn hơn nữa còn khó khăn với việc chuyển từ bậc thanh lượng này sang bậc thanh lượng khác nên trẻ có xu hướng bỏ qua một trong hai yếu tố của nguyên âm. ° Bỏ qua yếu tố thứ nhất: /iê/→/ê/, ví dụ: “ăn mía” →”ăn mế” “con kiến” →”con kến” /uô/→/ô/, ví dụ: “quả chuối” →”quả chối” “con chuột” →”con chột” /ươ/→/ơ/ , ví dụ: “thương”→”thơng” “nhường”→”nhờn” “nước”→”nớc” Xu hướng bỏ qua yếu tố thứ nhất hay gặp hơn, có lẽ yếu tố thứ nhất dễ phát âm hơn nên trẻ cố gắng phát âm yếu tố khó hơn để tiến gần hơn với âm hoàn thiện. ° Bỏ qua yếu tố thứ hai: /uô/→/u/, ví dụ: “uống”→”úng” “quả chuối”→”quả chúi” Cách bỏ qua yếu tố thứ hai này ít gặp hơn và chúng tôi chỉ thấy ở nguyên âm đôi /uô/. Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy ở đây là khi nguyên âm đôi đi kèm với phụ âm cuối là /ng/ thì tỷ lệ trẻ phát âm sai âm tiết đó tăng lên đáng kể so với phụ âm cuối khác. Lúc đó có các trường hợp sau xảy ra: ° Hoặc trẻ bỏ qua một thành phần trong nguyên âm đôi. Ví dụ: “mẹ Hương” → ”mẹ Hơng” “chuông” →”chông” ° Hoặc trẻ thay phụ âm cuối bằng một phụ âm khác để dễ phát âm hơn. Ví dụ: “mẹ Hương”→”mẹ Hươn” “chuông” →”chuôn” ° Hoặc vừa bỏ qua một thành phần trong nguyên âm đôi vừa thay phụ âm cuối. Ví dụ: : “mẹ Hương”→”mẹ Hơn” “chuông” →”chôn” Bỏ qua một thành phần hay thay đổi phụ âm cuối làm cho âm tiết dễ phát âm hơn đối với trẻ. Hiện tượng này vừa làm giảm khả năng hoàn thiện nguyên âm đôi vừa kéo theo giảm khả năng hoàn thiện phụ âm cuối nói chung và phụ âm cuối /ng/ nói riêng. Nói chung trẻ làm biến đổi nguyên âm đôi hay phụ âm cuối đi kèm với nó với mục đích làm cho âm tiết trở nên dễ phát âm hơn nhưng cũng cố gắng biến thành âm tiết gần giống với âm tiết đúng nhất để người giao tiếp có thể hiểu được trong khả năng còn hạn chế của trẻ. Trên đây chúng tôi cũng chỉ đưa ra được những xu hướng phát âm nguyên âm đôi đã ghi nhận qua nhóm trẻ nghiên cứu. Vì chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở về lĩnh vực nguyên âm đôi ở trong nước cũng như ngoài nước nên việc so sánh là không thể. 4.3.2. Hoàn thiện âm đệm và bán âm. - Âm đệm (bảng 6): xuất hiện rất ít trong ngôn ngữ giao tiếp của trẻ 31-36 tháng tuổi, chỉ có 1 trẻ sử dụng /we/, 2 trẻ sử dụng /wê/, 16 trẻ sử dụng /wi/, 21 trẻ sử dụng /wa/, trong số trẻ sử dụng thì số từ có âm đệm cũng rất ít. Dù sử dụng ít nhưng hầu hết các từ được sử dụng đều chính xác trừ 1 trường hợp phát âm “huyền” →”huền”, và 1 trường hợp phát âm “hoa” →”ha”. Điều thú vị là chúng tôi lại gặp lại kiểu phát âm sai bằng cách bỏ bớt 1 thành phần trong âm đệm như là đã gặp khi xét về nguyên âm đôi. Điều đó khẳng định xu hướng đơn giản hoá các âm tiết ở trẻ 31-36 tháng tuổi. ở đây /wy/→/y/, và /wa/→/a/. Việc trẻ sử dụng ít âm đệm chuyện tất yếu vì trong ngôn ngữ Tiếng Việt tỷ lệ xuất hiện âm đệm cũng ít hơn nhiều so với các âm khác. Nhìn chung âm đệm đã được hoàn thiện khi đến độ tuổi này. - Bán nguyên âm cuối (bảng 7 và 8): hầu hết các trẻ trong độ tuổi này đã sử dụng bán nguyên âm cuối /i/, /u/ và đều sử dụng một cách thành thạo chỉ trừ một vài trường hợp sai khi nó đi kèm với nguyên âm đôi trước đó như /uôi/ hay /iêu/, trong trường hợp này âm tiết bị phát âm sai có lẽ là do nguyên âm đôi. Tóm lại trẻ 31-36 tháng tuổi đã nói hoàn thiện bán âm cuối /i/ và /u/. 4.4. Hoàn thiện phụ âm cuối của trẻ 31-36 tháng tuổi. 4.4.1. Phụ âm cuối đã hoàn thiện. Trong số 8 phụ âm cuối có 4 phụ âm cuối đã hoàn thiện là /m/, /n/, /p/, /t/ đây là các âm lợi và âm môi, là những âm dễ quan sát bằng mắt nên dễ bắt chước. Vì vậy chúng được hoàn thiện trước là điều dễ hiểu. 4.4.2. Phụ âm cuối chưa hoàn thiện. + Phụ âm cuối /c/ đang hoàn thiện, một số trẻ phát âm sai phụ âm này khi nó đi kèm với nguyên âm đôi, lúc đó /c/→/t/, ví dụ: “buộc” →”buột”. + Các phụ âm cuối chưa hoàn thiện đều có tỷ lệ đúng khá thấp, cụ thể là: /ch/: 52.88% phát âm đúng /nh/: 61.84% phát âm đúng /ng/: 73.90% phát âm đúng Trong đó phụ âm cuối /ng/ phát âm sai phần lớn ở các âm tiết có kết hợp với nguyên âm đôi, âm phát ra đã bỏ qua một thành phần của nguyên âm đôi hoặc thay phụ âm /ng/ bằng phụ âm /n/. (Phần này đã nói đến ở khi xem xét sự hoàn thiện nguyên âm đôi). Phát âm sai phụ âm cuối biến đổi theo hai xu hướng sau: Thay phụ âm cuối bằng một phụ âm khác. /ng/→/n/, ví dụ: “găng tay” →”găn tay” “màu vàng” →”màu vàn” “rau muống” →”rau muốn” /nh/→/n/, ví dụ: “bình” →”bìn” “mình” →”mìn” Vừa làm biến đổi âm chính của âm tiết vừa thay phụ âm cuối. Ví dụ: “cách” →”cắt” “khách” →”khắt” “quả chanh” →”quả chăn” “nhanh” →”nhăn” “thương” →”thơn” “ rau muống” →”rau mốn” Các cách biến đổi hay thay thế cũng chính là làm cho âm tiết dễ phát âm như những cách thay đổi các thành phần khác trong âm tiết đã nói ở trên. 4.5. Khả năng sử dụng thanh điệu của trẻ 31-36 tháng. Thanh điệu được sử dụng trong Tiếng Việt như một âm vị, nó gắn liền với âm tiết và biểu hiện trong toàn âm tiết. Trong độ tuổi nghiên cứu hầu hết các trẻ gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. Tỷ lệ phát âm đúng của các thanh này như sau: thanh hỏi 78.78% , thanh ngã 46.89%. Thanh hỏi và thanh ngã là những thanh có đường nét biến thiên cao độ không bằng phẳng (gãy). Với thanh hỏi đường nét âm điệu bắt đầu từ cao đi xuống dần, đến một quãng thì chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu. Vì nét gãy đó mà thanh hỏi bị biến thành thanh nặng là thanh có đường nét âm điệu là một đường đi xuống không gãy. Ví dụ: “cửa” →”cựa” “màu đỏ” →”màu đọ” Phát âm như vậy làm cho thanh hỏi không còn nhận diện được nữa và nó gần như đồng nhất với thanh nặng. Cách phát âm này cũng gặp ở một số địa phương của miền Trung. Thanh ngã có đường nét âm điệu không bằng phẳng và phức tạp - đổi hướng, đường nét bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút đi xuống đột ngột dốc đứng trong một thời gian ngắn sau đó vút lên cao hơn so với ban đầu. Vì diễn biến như vậy nên thanh này ở trẻ thường bị biến thành thanh sắc là thanh có đường nét âm điệu là một đường đi lên không gãy, một số ít được phát âm thành thanh nặng. Ví dụ: “sữa” →”sứa” “cũng” →”cúng” “mũi” →”múi” “dũng” →”dụng” “chữa bệnh”→”chựa bệnh” Cũng như với thanh hỏi, việc phát âm sai làm cho thanh ngã bị đồng nhất với thanh sắc. Nói chung khi phát âm thanh hỏi và thanh ngã là những thanh có đường nét âm điệu hai hướng thì trẻ ở lứa tuổi này đều có xu hướng đơn giản hoá bằng cách thay bằng thanh có đường nét âm điệu một hướng, tức là thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy. Do trẻ độ tuổi này hơi thở còn ngắn và chưa quen điều chỉnh năng lượng thích ứng với việc thay đổi đường nét âm điệu khi phát âm một âm tiết. So sánh giữa âm vị thanh điệu (hỏi và ngã) với các nguyên âm đôi (chúng đều là những âm vị cần phải thay đổi âm điệu khi phát âm) trong độ tuổi này chúng tôi thấy khả năng sử dụng nguyên âm đôi tốt hơn. Tỷ lệ đúng của thanh hỏi và thanh ngã đều thấp trong khi xét chung thì các nguyên âm đôi đều đã hoặc đang hoàn thiện. Vậy điều gì đã ảnh hưởng đến việc chậm hoàn thiện thanh điệu? có lẽ là do có những điểm khác nhau khi phát âm nguyên âm đôi và thanh điệu sau: Thanh điệu có âm trải dài trên toàn bộ thời gian diễn ra âm tiết, khi bắt đầu một âm tiết thì thanh điệu đã được định hình ngay từ đầu, trong khi nguyên âm đôi chỉ khu biệt trong vị trí của âm chính. Sinh ra thanh điệu là hoàn toàn do hoạt động của dây thanh đảm nhiệm mà không liên quan đến lưỡi và vòm miệng vì vậy trẻ không thể học được cách phát âm thanh điệu qua việc nhìn vào cử động vòm miệng, nhưng việc này có được dễ dàng đối với nguyên âm đôi. Các âm thanh phân biệt nhau được là nhờ mặt cao độ của âm, mà cao độ của âm chủ yếu phân biệt bằng thính giác, còn nguyên âm có thể phân biệt nhờ vị trí của lưỡi trong khoang miệng. 4.6. Độ dài âm tiết trung bình của trẻ 31-36 tháng tuổi. Độ dài trung bình của trẻ độ tuổi này là 3.23 ± 0.53 âm tiết trong một phát ngôn. Mốc này cũng đương tương với một số nghiên cứu khác. Theo Cao Minh Châu, Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thuỷ [ ] trẻ 30-36 tháng nói câu dài 3-4 từ. Theo Addy Gard, Leslea Gilman &James Gorman [ ]trong biểu đồ phát triển ngôn ngữ trẻ 31-36 tháng tuổi có độ dài trung bình của câu trả lời là 3.4 từ, ở độ tuổi 25-30 tháng là 3.1 từ. ở độ tuổi này có thể rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ bằng cách dạy trẻ những bài đồng dao, bài thơ hay bài hát ngắn có 3 đến 4 từ trong câu. Độ dài câu cũng như cấu trúc câu sẽ dài hơn, phong phú hơn tăng theo độ tuổi của trẻ. Kết luận Qua nghiên cứu 30 trẻ từ 31-36 tháng tuổi chúng tôi có được những nhận xét sau: 1. Độ dài trung bình của phát ngôn. Độ dài trung bình của phát ngôn là:3.23 ± 0.53. 2. Sự hoàn thiện về âm vị học. +Phụ âm đầu. Có 4 trong số 19 phụ âm đầu đã hoàn thiện: /m/, /b/, /d/, và /h/. Các phụ âm đầu đang hoàn thiện: /t/, /đ/, /s/, /ph/, /v/, /ch/, /c/, /ng/ và /g/. Các phụ âm đầu bị phát âm sai nhiều lần lượt là: /l/, /kh/, /th/. Âm tắc được hoàn thiện trước âm xát. +Vần. Nguyên âm đôi /iê/, âm đệm, bán nguyên âm /i/, bán nguyên âm /u/ đã hoàn thiện. Nguyên âm đôi /uô/, /ươ/ đang hoàn thiện. +Phụ âm cuối. Các phụ âm cuối đã hoàn thiện: /m/, /n/, /t/, /p/. Phụ âm cuối /c/ đang hoàn thiện. Các phụ âm cuối /ng/, /nh/, và /ch/ còn sai nhiều. Trẻ độ tuổi này gặp khó khăn khi kết hợp nguyên âm đôi với phụ âm cuối là /ng/. +Thanh điệu. Trẻ gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. +không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hoàn thiện âm vị học giữa hai giới. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng trong bệnh lý ngôn ngữ và lời nói, “Bài giảng Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng” (2003), Chủ biên Nguyễn Xuân Nghiên, Nhà xuất bản Y học, trang 107-115. 2. “Bài giảng nhi khoa tập 1” (2000), Chủ biên Lê Nam Trà, Nhà xuất bản Y học, trang 29-37. 3. Cao Minh Châu, Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thuỷ (2004), “Một số dạng dị tật thường gặp ở trẻ em”, Nhà xuất bản Y học, trang 4-5, 54-56. 4. Vũ Thị Chín, Đỗ Hồng Anh, Hàn Kim Chi, (1991), “Thử nghiệm thang đo Brunet Lezine về phát triển tâm vận động cho lứa tuổi từ 30 đến 60 tháng” Hội thảo NT, trang 1-9. 5. Phạm Thị Cơi (1988), “Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em điếc”, Luận án PTS Ngôn ngữ, Uỷ Ban khoa học xã hội. 6. Hoàng Cao Cương (1984), “Vài suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”, Ngôn ngữ 3, trang 19-38. 7. Nguyễn Đức Dân (1984), “Ngôn ngữ học thống kê”. 8. Trần Trọng Hải (1993), “Sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ”, Đại cương về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, trang 37-56. 9. Vũ Thị Bích Hạnh, (2000), “Nghiên cứu và phục hồi chức năng lời nói cho trẻ em bị khe hở vòm miệng sau phẫu thuật”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà nội, Chương 2, trang 6-9. 10. Helander. E, Mendis. P, Nelson. G, Goerdt.A, “Huấn luyện người tàn tật tại cộng đồng”, Nhà xuất bản Y học, Tập tài liệu 26, Vui chơi cho trẻ tàn tật, trang 577-664. 11. Lê Đức Hinh (1990), “Đánh giá sự phát triển bằng test Denver”, Viện Nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đường. 12. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2000), “Xây dựng chỉ số cộng hưởng Mũi- Miệng của trẻ em bình thường vùng nội thành Hà nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Đại học Y Hà nội, trang 8- 10. 13. Nguyễn Hữu Khôi (1986), “Xây dựng các bản từ thử và nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo sức nghe tiếng nói”, Luận án PTS Y học, Đại học Y Hà nội. 14. Lưu Thị Lan (1996Ư, “Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi”, Luận án PTS chuyên ngành Ngữ văn, Trường ĐHKHXH & NVQG. 15. Lê Văn Lợi (1997), “Thanh học. Các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ”, Nhà xuất bản Y học, trang 9-51,133-140. 16. Phạm Thị Ngoan (2000), “Bước đầu nghiên cứu sự phân bố âm vị học của tiết vị tiếng Việt”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH & NVQG. 17. Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Trọng Hải, Cao Minh Châu... (2003) “Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng”, Nhà xuất bản Y học, trang 65-76, 833-836. 18. Trần Thị Minh Phương (1993), “Dùng lý thuyết tâm biên cho nghiên cứu âm vị học tiếng Việt”, Luận án PTS chuyên ngành Ngữ văn, ĐHSP HN 1. 19. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), “Tiếng Việt hiện đại”, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, trang 68-98. 20. Đoàn Thiện Thuật (1980), “Ngữ âm Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục. 21. Đoàn Thiện Thuật (1999), “Ngữ âm Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 22. Đinh Lê Thư (1984), “Những biến thể và phương thức tạo phụ âm đầu trong các tiếng địa phương miền Bắc”, Tạp chí Ngôn ngữ Số 1. 23. Trần Hữu Tước (1970), “Tai Mũi Họng Tập 2”, Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao, trang 140-158. 24. Viện Khoa học giáo dục (1994) (Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em trước tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà nội), Đề tài B 26, Chủ nhiệm đề tài Lưu Thị Lan, Thư viện Viện Khoa học Giáo dục. Tiếng Anh 25. Addy Grard, Leslea Gilman, James Gorman (1980), “Speech and Langu-age Development Chart”, Word making productions Salt lake City Utah. 26. Bloom L, Lahey M (1978) “Language Development and Language Disorders”, New York, Joln Wiley & Sons. 27. Chomsky N (1975), “Reflection on Language”, New York, Pantheon. 28. Craig AC (2000) “Hearing Science, Communication Science and Disorders”, Ed by Gillam RB , Marquardt TP, Martin FN. Singular Publishing Group, San Diego CA. USA, Pages 101-176. 29. Elbert, M., & Gierut, J. (1986), “Hand book of clinicalphonology”, San Diego: Colege-hill. 30. Gillam RB, Bedore LM (2000), “Communication Across the Lifespan”, Communication Science and Disorders, Ed by Gillam RB , Marquardt TP, 31. Glesaon, J.B. (1993), “The development of Language” (3rd ed.), New York: Macmillan. 32. Hegde.M.N (1995) “Introduction to communicative Disorders”, Second edition, Pro.ed, Austin, Taxas, Pages 61-105. 33.Martin FN “Singular Publishing Group”, San Diego CA. USA,Page 25-61. 34. Marquardt TP (2000), “Speech Science, Communication Across the Lifespan, Communication Science and Disorders”, Ed by Gillam RB, Marquardt TP, Martin FN, “Singular Publishing Group”, San Diego CA. USA, Pages 201-231. 35. Owens, R.(1992), “Language Development: An introduction” (3rd ed), New York: Macmillan. 36. Poole,I (1934), “Genetic development of articulation of consonant sounds in speech”, Elementary English Review.11, Pages 159-161. 37. Prather, E.M., Hedric, D.L., Kern,C (1975), “Articulation Development in children aged two to four years”, Journal of Speech and Hearing Disorders, 40, Pages 179-191. 38. “Preschool Language scale-3”(1991), Coppyright by Psychological Copporation, All rights reserved, Printed in the United States of American. 39. Sander,E (1972), “When are speech sounds learned?”, Journal of Speech and Hearing Disorders, 37, Pages 55-63. 40. Seikel J A, King D W, Drumright D G (1997), Anatomy and Physiology for Speech Language and Hearing. Exp. Ed. Singular Publishing Group. San Diego CA. USA 41. Templin, M (1957), Certian Language skills in children: Their development and interrelationships (Institute of Child welfare, Monograph 26). Minneapolis. University of Minnesota Press. 42. U.S. Department of Health and Human Services (1987), “Chart of Phonologycal Development”, DHHS Publication Number (OHDS). 43. Wellman, B., Case, I., Mengurt,I., & Brad, D. (1931),”Speech sounds of young children”(University of Iowa Studies in Child Welfore), Iowa City: University of Iowa. Phụ lục 1 Nhóm nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Ngày: ........................................ Số ......................................... Phiếu đánh giá I. Họ và tên trẻ: ...................................Ngày sinh: ..................tháng tuổi: ..... Họ tên cha.........................................................Tuổi: ....................................... Nghề nghiệp :.................................................................................................... Họ tên mẹ..........................................................Tuổi: ....................................... Nghề nghiệp :.................................................................................................... Địa chỉ: ..................................................................... ....................................... Điện thoại: ........................................................................................................ Trẻ là con thứ :.........................................Đẻ thường ˆ Can thiệp ˆ Mổ đẻ ˆ II. Phát triển của trẻ: 3 tháng: VĐ Nằm sấp, ngẩng cao đầu SH Nắm vật trong tay vài phút NN- XH Phát ra âm thanh và cười đáp lại, quay đầu theo tiếng động 6 tháng VĐ thô Ngồi có đỡ, chuyển từ nằm sấp sang nằm ngửa VĐ tinh Nhặt và đưa vật vào miệng, uống bằng cốc do người khác cầm NN-XH Bập bẹ các âm ma, mu.. Bắt chước lè lưỡi, hay ho, không hài lòng khi vật bị lấy đi 9 tháng VĐ thô Ngồi vững, bò, đứng vịn VĐ tinh Nhặt vật nhỏ bằng ngón cái và các ngón khác, tự cầm bánh ăn. NN Nói một số âm: ba ba, ma ma Bắt chước các âm thanh Hành vi Đáp ứng khi được gọi tên, từ chối bằng cách che tay khi bị rửa mặt 12 tháng VĐ Bò, đi men VĐ tinh Dùng ngón trỏ chỉ vật, Cố tình đánh rơi vật NN Nói được vài từ, hiểu được câu đơn giản, biết vẫy tay tạm biệt, chào. SH Đưa tay chân khi được mặc quần áo XH gây sự chú ý:lặp lại hành động lầm người khác cười, biết xấu hổ khi gặp người lạ 15 tháng VĐ Đi chập chững, bò lên cầu thang, tự đứng dậy NN Có thêm một số từ mới SH Tự xúc ăn, bắt chước làm một số hoạt động (lau, rửa..) VD tinh Đòi vật bằng cách chỉ tay XH Biểu hiện sợ hãi, ganh tỵ, giận dữ 2 tuổi VĐ Chạy lên cầu thang, đá bóng không ngã NN Nói câu hai ba từ, có thể nói nhiều SH Đòi ăn, uống, mặc được quần áo, sử dụng được nhà VS nếu được trợ giúp 3 tuổi VĐ Đứng bằng một chân trong vài giây, nhảy qua được vật thấp NN- ƯX Hỏi nhiều câu hỏi, nhiều từ, câu phức tạp hơn, đếm được đến 10 SH Tự mặc, cởi quàn áo, giúp lúc cài cúc, chọn dép phải trái XH Chơi với trẻ khác, có lúc chơi một mình Phụ lục 2 Danh sách trẻ trong nhóm nghiên cứu: Số thứ tự Họ và tên Giới Tuổi (tháng) 1 Nguyễn Hải An Nữ 36 2 Nguyễn Quang Anh nam 35 3 Trịnh Phương Anh nữ 31 4 Nguyễn Minh Anh nữ 33 5 Bạch Hoàng Tú Anh nữ 36 6 Phan Trường Anh nam 35 7 Nguyễn Quốc Bảo nam 31 8 Nguyễn Hà Chi nữ 33 9 Đỗ Phương Chi nữ 31 10 Nguyễn Tiến Đạt nam 34 11 Vũ Đình Đức nam 34 12 Chu Diễm Hạnh nữ 34 13 Trần Trí Hiếu nam 31 14 Trần Thu Hiền nữ 36 15 Phạm Huy Hoàng nam 33 16 Lê Hoàng Lan nữ 34 17 Nghiêm Hồ Phương Linh nữ 36 18 Nguyễn Gia Long nam 34 19 Trần Thanh Mai nữ 32 20 Nguyễn Quang Minh nam 36 21 Nguyễn Phi Hải Nam nam 34 22 Trần Kim Ngọc nữ 31 23 Lê Minh Phương nữ 32 24 Trần Minh Quân nam 34 25 Nguyễn Hữu Sơn nam 36 26 Nguyễn Nhật Trường nam 33 27 Phạm Thiên Trang nữ 33 28 Phan Anh Tùng nam 34 29 Lê Phức Thảo nữ 34 30 Lê Anh Tùng nam 36 Bảng từ thử B ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Bi Bíp Bịt Bim Bin Bình Bịch ư Bự Bứt Bực Bưng u Bú Búp Bút Bục Búng Bùm Bún Bụi ê Bế Bếp Bệt Bến ơ Bơ Bớt Bờm Bơi ô Bố Bột Bốc Bông Bốn Bôi e Bé Bẹp Bét Béo a Bà Bát Bác Bảng Bám Bàn Bánh Bách Bay Báo o Bò Bóp Bọt Bóc Bóng Bón â Bập Bật Bấm Bẩn Bây e: ă Bắp Bắt Bắc Bằng o: ia Bìa iê Biết Biển ua Búa uô Buộc Buồng Buồn Buộc Buổi ưa ươ Bước Bướng Bướm Bưởi w M ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Mi Mít Mím Minh ư Mứt Mực Mừng u Mút Múc Mùi ê Mệt Mềm Mền ơ Mơ Mới ô Mô Một Mốc Mồm Môi e Mẹ Mép Mét Men Meo a Ma Mát Mang Mạn Mạnh Mách Mai o Mò Móp Mọt Móc Mong Móm Món Mỏi â Mập Mất Mâm Mận Mây e: ă Mắt Mắc Măng Măm Mặn o: ia Mía iê Miết Miền ua Mua uô Muốt Muông Muốn Muối ưa Mưa ươ Mướp Mượt Mượn Mười w Bảng từ thử T ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Tí Tít Tím Tính ư Từ Từng Tức u Tú Tụt Tùng Túm Tũn Túi ê Tết Tên Tênh ơ Tờ Tới ô Tô Tốp Tốt Tống Tôm Tốn Tôi e Tè Tẹt Tem a Ta Tát Tác Tang Tám Tản Tành Tách Tai Táo o To Tóp Tóc Tóm Tỏi â Tập Tất Tầng Tâm Tân e: ă Tắp Tắt Tặc Tặng Tắm o: ia iê Tiếp Tiết Tiếc Tiếng Tiêm Tiền ua Tua uô Tuột Tuôn Tuổi ưa ươ Tước Tường Tưới w Đ ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Đi Đinh Đích ư Đứt Đức Đứng u Đủ Đút Đục Đúng Đun Đùi ê Để Đếm Đến ơ Đỡ Đợi ô Đổ Đốt Đông Đốm Đổi e Đẹp Đem Đen a Đá Đạp Đạt Đang Đan Đánh Đài Đào o Đỏ Đọc Đóng Đón Đói â Đập Đất Đấm Đây e: ă Đắp Đắt Đắng o: ia iê Điếc Điểm ua Đua uô Đuổi ưa Đưa ươ Được Đường w Bảng từ thử S ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Xin Xinh ư Sưng u Sún ê Xê Xếp ơ Sợ Sớm Sơn Xơi ô Số Xốp Sốt Sông Xôi e Xe Xem Sẹo a Xa Xát Sáng Sạn Xanh Sạch Sai Sao o Xó Xót Sóc Sóng Sói â Sập Sấm Sân Xây e: ă Sắp Sắt Xăng Sắn o: ia iê Xiết Xiếc Xiên ua Xua uô Suốt Xuống Xuôi ưa Xưa ươ Xước Xương Sườn w Z ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Gì Dịp Rít Zìn Rình Rích ư Dữ Dứt Dừng u Dù Giúp Rút Rúc Dũng Giun Dụi ê Dê Rên ơ Rợp Rơi ô Dốt Dốc Giống Rốn Rồi e Dép Rét Rèm Ren Reo a Da Rát Rác Dạng Giam Rán Giành Rách Dai Dao o Gió Rót Dọc Dòng Roi â Dập Rất Giấc Dầm Giấy e: ă Dắt Rắc Răng o: ia iê Diệp Giết Giếng Diềm ua uô Ruột Ruốc Ruồi ưa Dưa ươ Giường Dưới w Bảng từ thử F ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Phí Phím Phính Phích ư Phức u Phủ Phút Phúc Phụng Phun Phủi ê Phết ơ Phở Phơi ô Phố Phồng Phổi e a Phá Phạt Phanh Phai Phao o Phòng â Phất Phần e: ă o: ia Phía iê ua uô ưa ươ Phương w V ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Ví Vịt ư Vứt Vừng u Vũ Vụt Vũng Vui ê Về Vệt ơ Vở Vợt Vờn Với ô Vỗ Vôi e Vé Vẹt a Và Vác Vàng Van Vành Vạch Vai Vào o Võ Vòng Voi â Vấp Vật Vâng Vẫn e: ă Vặt o: ia iê Viết Việc Viên ua Vua uô Vuốt Vuông ưa Vừa ươ Vượt Vương Vươn w Bảng từ thử C ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Chị Chím Chín Chính ư Chức Trứng Chửi u Chủ Chút Chúc Chúng Chúm Chui ê Chê Chết Trên Chênh Chếch ơ Chở Chợt Trợn Chơi ô Chỗ Chộp Chốt Chốc Chồng Chôn Chổi e Che Chép Chém Chén a Cha Trang Chan Chanh Chai Cháo o Cho Trong Chọn â Chập Chật Châm Chân e: ă Chặt Chắc Chẳng Chăm Chắn o: ia Chia iê Chiếc Chiếm Chiến ua Chua uô Chuột Chuông Chuồn Chuối ưa Chữa ươ Trượt Chước Trường w NH ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Nhi Nhím Nhịn ư Như Nhức Nhưng u Nhún ê ơ Nhớ ô Nhổ Nhốt Nhồi e Nhé Nhét a Nhà Nhát Nhạc Nhãn Nhanh Nhai o Nho â Nhật Nhấc Nhầm Nhấn e: ă Nhặt Nhắm Nhăn o: ia iê Nhiên ua uô ưa Nhựa ươ Nhường w Bảng từ thử K ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Kỹ Kim Kín Kính Kịch ư Cứ Cứng u Cũ Cụt Cục Cũng Cúm Cún Cúi ê Kể Kêu ơ Cởi ô Cô Cột Cốc Cổng Cốm e Kẻ Kẹp Kém Kèn a Cá Cát Các Cam Canh Cách Cái Cáo o Có Cóc Cong Con Còi â Cất Cầm Cần Câu e: Keng ă Cặp Cắt Căng Cắm Cắn o: ia iê Kiệt Kiêng Kiếm Kiến ua Cua uô Cuốn Cuối ưa Cửa ươ Cường Cưới w NG ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Nghỉ Nghìn Nghịch ư Ngực Ngửi u Ngủ ê ơ ô Ngồi e Nghe a Ngã Ngang Ngán o Ngọt Ngọng Ngón â Ngập Ngầm e: ă o: ia iê Nghiêng Nghiêm Nghiền ua uô Nguội ưa Ngựa ươ Người w Bảng từ thử N ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Nín ư u Nu ê ơ Nơi ô Nổ Nốt Nôn Nổi e Né Nét Nem a Na Nát Nam Nách Nai Nào o No Nọc Nòng Nón Nói â Nấp Nấc Nâng Nâu e: ă Nắng Nằm o: ia iê ua uô Nuôi ưa Nữa ươ Nước w L ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Linh ư Lưng u Lục Lùi ê Lễ Lên ơ ô Lông Lôi e Len a Là Lạc Làng Làm Lạnh Lão o Lọ Lọc Long â Lâm Lần e: ă Lăng Lắm o: ia iê Liếc Liền ua Lúa uô Luôn ưa Lửa ươ Lượt Lược Lượn Lười w Bảng từ thử TH ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Thì Thịt Thình Thích ư Thư u Thu Thùng ê Thêm ơ Thở Thớt Thơm ô Thông Thôi e a Thả Thác Thang Tham Than Thanh Thạch Thảo o â Thấp Thật Thầm Thân Thấy e: ă Thắp Thắt Thằng Thăm o: ia Thìa iê ua Thua uô Thuốc ưa Thưa ươ Thước Thương w H ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Hình ư Hư Hưng u Hút Húc Hùng ê ơ Hơn Hơi ô Hổ Hộp Hột Hốc Hồng Hôm Hôn Hôi e a Hà Hát Hang Ham Hàn Hành Hai o Ho Họp Hót Hóc Hỏng Hòm Hòn Hỏi â e: ă Hằng o: ia iê ua uô ưa Hứa ươ Hương w Bảng từ thử KH ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Khít ư u Khu Khung ê Khế ơ ô Khô Không Khôn Khối e Khẽ Khép Khen a Khát Khác Khám Khàn Khách Khải o Khó Khóc Khói â Khâu e: ă Khắp o: ia iê Khiêng ua Khua uô ưa ươ w G ng.âm /-p/ /-t/ /-k/ /-h/ /-m/ /-n/ /-l/ /-c/ /-i/ /-u/ i Ghi ư Gừ Gửi u ê ơ Gỡ ô Gỗ Gốc Gồm Gối e Ghé Ghép Ghét a Gà Gác Gai Gáo o Gõ Góp Gót Góc Gom Gói â Gấp Gật Gầm Gần Gầy e: ă Gặp Găng o: ia iê ua uô Guốc ưa ươ Gương Gươm w Mục lục Trang Đặt vấn đề 1 Chương 1: Tổng quan tài liệu. 2 1.1.Chức năng giao tiếp (ngôn ngữ - phát âm). 2 1.2. Về ngữ âm Tiếng Việt. 5 1.3. Cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm. 12 1.4. Sự phát triển của trẻ bình thường. 13 1.5. Phương pháp nghiên cứu phát triển ngôn ngữ ở trẻ em bình thường. 14 1.6. Các nghiên cứu về ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ em. 15 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 18 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 21 Chương 3: Kết quả. 22 3.1. Các thông số phát triển của đối tượng nghiên cứu. 22 3.2. Sự hoàn thiện về ngữ âm ở độ tuổi 31-36 tháng tuổi. 22 3.3. Độ dài trung bình của phát ngôn (số âm tiết) của trẻ 31-36 tháng tuổi. 36 Chương 4: Bàn luận. 37 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện ngữ âm ở trẻ 37 4.2. Quá trình hoàn thiện phụ âm đầu. 40 4.3. Quá trình hoang thiện vần. 44 4.4. Quá trình hoàn thiện thanh điệu. 47 4.5. Độ dài phát ngôn trung bình 48 Kết luận 51 tài liệu tham khảo phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0144.doc
Tài liệu liên quan