Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội

Qúa trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội trong thời gian gần đây đã làm cho việc giữ gìn vệ sinh môi trường thủ đô ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Nếu không nghiên cứu và kịp thời đề xuất ra những chính sách, cơ chế và giải pháp cơ bản, lâu dài, đồng bộ thì môi trường thành phố sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, cản trở sự phát triển của thủ đô. Trong tất cả các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay, chất thải xây dựng ngày càng chiếm cả về số lượng và chất lượng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân thủ đô. Các công trình xây dựng được tiến hành khắp nơi trên địa bàn thành phố, gây sức ép to lớn cho công tác thu gom và xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn thủ đô. Vì vậy hoàn thiện hoạt động thu gom và xử lý chất thải xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển thủ đô Hà Nội: Xây dựng thủ đô giàu mạnh, sạch đẹp, văn minh, an toàn về mặt sinh thái.

doc74 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n năng lực đạt khoảng 5 tấn/xe, trung bình được 10 tấn rác thải sinh hoạt. Do đặc thù công việc thời gian thu vận chuyển thường diễn ra vào chiều tối và ban đêm. Tất cả các xe trong quá trình vận chuyển đều phải phủ bạt để tránh làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển và chỉ tháo bạt khi đổ rác vào bãi thải. Trung bình, mỗi ngày Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển được khoảng 1000 tấn rác thải lên bãi xử lý rác Nam Sơn, góp phần giữ gìn cho môi trường thủ đô được trong sạch. 3.3.3. Công tác xử lý Đối với chất thải tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay ở Hà Nội mới chỉ có Nhà máy xử lý chế biến rác thành phân hữu cơ, nhưng chủ yếu mới chỉ là tái chế và xử lý được các loại rác hữu cơ có nguồn gốc từ rau, quả, củ còn đối với chất thải rắn như chất thải xây dựng thì vẫn xử dụng phương pháp chôn lấp là chính. Chi phí cùa phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp khác nên phù hợp với điều kiện kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại đối với rác thải, khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi trường và con người. Rác được chở đến bãi thải phải được san ủi đầm nén trong ngày. Trung bình mỗi ngày bãi tiếp nhận 1300 tấn rác, tương đương với diện tích đổ 800m2. Sau đó phải phun hoá chất diệt ruồi muỗi toàn bộ khu vực xung quanh nơi đổ rác, đường ra vào bãi rác. Khu vực dân cư xung quanh đấy trong phạm vi 1000m phải được thường xuyên kiểm tra phun thuốc 1 tuần/lần. Mặt bằng bãi đổ rác được phân thành từng ô rác, mỗi ô vận hành trong thời gian nhất định. Giữa các ô chôn lấp có đập ngăn cách (được tạo thành trong giai đoạn xây dựng bãi theo thiết kế trước khi vận hành). Sau khi ô rác đã đạt độ cao ngừng vận hành phải tiến hành đóng bãi theo trình tự: Phủ đất – San gạt tạo mặt bằng - Đầm nén bằng xe ủi bánh xích, bánh lốp - Trải lớp vải nhựa chống thấm bề mặt - Phủ đất, đầm mặt – Khoan lỗ đặt ống thoát khí gas - Trồng cây cỏ (điền thanh hoặc bạch đàn). Vấn đề xử lý triệt để nước rác luôn là vấn đề nan giải đối với hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Nước rỉ rác, còn gọi là nước rác, là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất gây ô nhiễm từ rác thải chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp, ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thành phần của nước rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân huỷ sinh học. Như vậy, sự hình thành nước rác và khí trong quá trình chôn lấp là những mối quan tâm lớn trong công tác vận hành và quản lý bãi chôn lấp ở các đô thị. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác phải theo đúng thiết kế được duyệt và phải thường xuyên hoạt động. Các hồ lắng phải được vét bùn và đưa đến khu xử lý mỗi tháng 2 lần. Quá trình chôn lấp phát sinh ra một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp. Cây xanh được trồng xung quanh bãi tạo vành đai cách ly nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ bãi rác. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA Tình hình hoạt động trật tự xây dựng ở Hà Nội hiện nay Các công trình xây dựng chủ yếu ở Hà Nội là nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, các công trình phục vụ sản xuất. Phần lớn các vi phạm về hoạt động xây dựng xảy ra đều từ các công trình xây dựng nhà ở. Diện tích nhà ở do Nhà nước tổ chức xây dựng chỉ chiếm tỷ lệ là 20 - 25% , còn lại do dân tự xây dựng để giải quyết nhu cầu nhà ở. Hoạt động xây dựng tại Hà Nội trong thời gian qua, bình quân 1 tháng trên địa bàn thành phố có khoảng trên 1000 vụ vi phạm, trong đó hầu hết là xây dựng không phép, nhưng số vụ cưỡng chế chỉ thực hiện được 10%, số vụ phạt tiền là 30%, còn lại là những công trình đã được kiểm tra lập biên bản nhưng lại không được xử lý triệt để. Xây dựng không phép, trái phép, sai phép dẫn đến phá vỡ quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân, gây khó khăn cho công tác quản lý và trật tự an toàn xã hội. Theo số liệu thống kê của Sở Xây Dựng Hà Nội thì hàng tháng trên toàn Thành phố có đến 1000 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa không phép, các dự án và công trình cải tạo hạ tầng đô thị trọng điểm cũng đồng loạt được triển khai như: Dự án cải tạo xây dựng lại các nút giao thông thành phố: ngã tư Vọng, ngã tư Sở, ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt, Nam Thăng Long; Dự án cải tạo các khu đô thị cao tầng, xây dựng khu đô thị mới, các công trình khu vực Nam Thăng Long, cải tạo các hồ Thiền Quang, Ngọc Khánh, Hồ Tây Bảng 4 : Tóm tắt các hoạt động xây dựng ở Hà Nội TT HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LỚN ĐẶC ĐIỂM 1 Công trình xây dựng nhà ở TB 1000 công trình xây dựng/tháng 2 Đào hè đường phục vụ phát triển hạ tầng TB 110.000 m3/năm 3 Dự án giao thông trọng điểm Nút ngã tư Vọng, ngã tư Sở, Nam Thăng Long, Kim Liên-Đại Cồ Việt.. 4 Dự án xây dựng trọng điểm, phát triển khu đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ Khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình, khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Trung Hoà, các công trình khu vực Nam Thăng Long 5 Dự án thoát nước Kè sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ Kè hồ: Thiền Quang, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Hồ Tây (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) Tất cả các hoạt động từ các công trình xây dựng này là bất khả kháng vì mục tiêu phục vụ cho phát triển hạ tầng Thành phố được tốt hơn, tuy nhiên nếu không được quan tâm và có các biện pháp kỹ thuật hợp lý thì nó đã và đang là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường thành phố, đặc biệt là bụi. Về hoạt động kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng: qua số liệu điều tra sơ bộ đầu tháng 3 năm 2004 thì đã có khoảng trên 300 điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố, cụ thể: Bảng 5: Điều tra sơ bộ các điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng TT QUẬN SỐ LƯỢNG 1 Quận Ba Đình 36 2 Quận Cầu Giấy 46 3 Quận Hoàn Kiếm 18 4 Quận Hai Bà Trưng 82 5 Quận Đống Đa 53 6 Quận Thanh Xuân 36 7 Quận Tây Hồ 40 Tổng số 311 (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) Đa số những điểm buôn bán này không có đủ các điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường và ngăn ngừa bụi phát sinh, diện tích nhỏ hẹp, không thể che chắn vật liệu, thường xuyên sử dụng lòng đường vỉa hè làm nơi tập kết, buôn bán, tạm vận chuyển và bốc dỡ Do vậy hoạt động của những điểm buôn bán vật liệu xây dựng này cũng trở thành một nguồn tạo ra và phát tán bụi ra môi trường, gây ô nhiễm không khí Thành phố. Các điểm khai thác, trung chuyển vật liệu xây dựng, đất, phù sa, than: với đặc điểm địa lý tự nhiên, phía bờ hữu dọc tuyến sông Hồng tiếp giáp với nội thành Hà Nội trở thành những bến cảng, điểm khai thác và tập kết của các loại xây dựng và hàng hoá khác. Qua điều tra trong tháng 2/2004 có đến gần 100 điểm hoạt động liên tục không kể ngày đêm, các loại hàng hoá vật liệu khai thác trung chuyển qua đây đều là những nguồn gây ô nhiễm bụi tiềm tàng, ví dụ: cát đen, cát vàng, đất sét, phù sa Bảng 6: Thống kê các điểm khai thác, mua bán vật liệu xây dựng (Tuyến đường khảo sát: Cảng Hà Nội-cầu Long Biên-Đình Chèm) TT ĐỊA ĐIỂM SỐ ĐIỂM QUY MÔ GHI CHÚ 1 Cảng Hà Nội 20 Rất lớn 6 điểm khai thác than 2 73 Bạch Đằng 02 Vừa Gần khu dân cư 3 Công ty Vận tải thuỷ 02 Lớn Gần khu dân cư 4 Đối diện 696 Bạch Đằng 01 Lớn Gần khu dân cư 5 843 Bạch Đằng 01 Nhỏ Gần khu dân cư 6 831 Bạch Đằng 01 Vừa Gần khu dân cư 7 327 Bạch Đằng 01 Vừa Gần khu dân cư 8 781 Bạch Đằng 01 Lớn Gần khu dân cư 9 769 Bạch Đằng 01 Vừa Gần khu dân cư 10 Đối diện 531 Âu Cơ 01 Lớn Khai thác vào ban đêm 11 Hạt quản lý bến Chèm 30 Rất lớn Gần khu dân cư 12 Xí nghiệp VLXD & Chế biến lâm sản Chèm 25 Rất lớn Cách khu dân cư 2,5 km Tổng số 86 (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) Các hoạt động giao thông vận tải: xe chở vật liệu xây dựng và bùn đất: ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội còn do các phương tiện giao thông vận tải trong quá trình hoạt động gây ra, đặc biệt là những phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng. Phương tiện giao thông mất vệ sinh, bùn đất hình thành bám ở lốp, thành xe trở thành nguồn phát tán bụi di động khắp mọi nơi rất khó kiểm soát. Đặc biệt với các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng như: các xe chở cát san nền, ximăng, vôi cũng không được kiểm soát và che chắn đúng kỹ thuật, trong quá trình vận chuyển làm rơi vãi trên các đường phố tạo ra nguồn bụi gây ô nhiễm không khí thành phố và rất mất vệ sinh cho các tuyến đường. Theo con số thống kê tại 4 điểm: Đuôi Cá (đầu quốc lộ 1), đê sông Hồng ( từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), đường Láng-Hoà Lạc, chân cầu Thăng Long thì có đến 95% tổng số xe tải lưu thông là không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không được che chắn rơi vãi và chở quá tải trọng (5.694 xe/5.915 xe) Bảng 7: Thống kê số lượng chuyên chở vật liệu xây dựng, xe tải tại các nút giao thông ra vào thành phố ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN SỐ LƯỢNG XE TỔNG SỐ ĐẢM BẢO VS KHÔNG ĐẢM BẢO VS Đê sông Hồng (Từ Yên Sở đến dốc Minh Khai) 11/03/2004 7 638 645 12/03/2004 25 573 598 13/03/2004 30 580 610 Cầu Thăng Long (Tuyến đường Phạm Văn Đồng) 11/03/2004 44 553 597 12/03/2004 39 550 589 13/03/2004 17 577 594 Láng – Hoà Lạc 11/03/2004 7 171 178 12/03/2004 20 201 221 13/03/2004 0 160 160 Đuôi Cá - Đầu Quốc Lộ 1 11/03/2004 34 526 560 12/03/2004 23 589 612 13/03/2004 11 576 587 Tổng số 257 5.694 5.951 Tỷ lệ 4,32% 95,68% (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) Trong những năm qua, khối lượng chất thải xây dựng thành phố Hà Nội đã tăng lên khá nhanh, từ 165.000 tấn/năm (2000) lên đến 225.000 tấn/năm (2005). Đây cũng là một trong những vấn đề mà các cấp chính quyền thành phố cần quan tâm xem xét để giải quyết kịp thời, để môi trường thành phố được trong sạch. 2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải xây dựng Ở nước ta, ngoài Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Bộ KHCN&MT đã ban hành các tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép nồng độ các chất gây ô nhiễm ra môi trường sau đây: TCVN 5937-1995 ; TCVN 5938-1995 : Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Quyết định số 3093/QĐ-UB ngày 21/09/1996 của UBND TPHN về việc ban hành quy định quản lý rác thải của địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng. Ngoài ra có thể tham khảo một số tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh của một số quốc gia trong khu vực, của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội. Quy định cụ thể: Điều 6: khi tiến hành khoan khảo sát các địa điểm khoan, bùn đất phải được thu gom, lắng đọng để nạo vét, thu hồi. Điều 8: thông báo khởi công gửi tới UBND các cấp. Nội dung thông báo gồm: báo cáo giải pháp thu gom nước thải, phế thải xây dựng của công trình. Điều 14: hàng rào thi công: xung quanh khu đất xây dựng phải làm ràng rào che chắn ngăn cách, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Điều 16: màn che công trình: màn che phải vững chắc, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Điều 21: phá dỡ các công trình, mặt bằng thi công: chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường. Điều 22: vận chuyển vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị thi công, phế thải xây dựng. Cụ thể: Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng, bùn đất, chất thải xây dựng phải được đựng, đậy nắp kín, đảm bảo không rơi vãi khi vận chuyển Các phương tiện cơ giới khi ra khỏi công trường phải được rửa sạch đảm bảo không gây bẩn ra đường phố. Sau mỗi lần trung chuyển vật liệu xây dựng, tổ chức xây lắp phải dọn dẹp ngay các vật liệu xây dựng bị rơi vãi, tránh gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Phế thải xây dựng được thu gom và đổ đúng nơi quy định. Phế thải xây dựng khi vận chuyển từ trên cao xuống phải được đóng vào bao đựng trong thùng hoặc vận chuyển trong đường ống bọc kín. Nghị định số 48/CP 05/05/1997 của CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Trong đó có điều 31 được quy đinh cụ thể như sau: Điều 31: xử phạt cá nhân, tổ chức với các hành vi vi phạm vệ sinh đô thị: Phạt từ 300.000 – 500.000 đối với các trường hợp: đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định; vận chuyển đất đá, cát sỏi với các loại vật liệu khác không che đậy, gây bụi bẩn và làm mất vệ sinh đường phố. Phạt từ 100.000 – 200.000 đối với hành vi để vật liệu xây dựng trên lòng đường, vỉa hè không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Đề nghị áp dụng hình thức xử phạt thu giữ và tịch thu đối với các phương tiện vi phạm từ 2 lần trở lên. Có thể tăng mức xủ phạt lên 1.000.000đ. 3. Công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội Hiện nay chất thải xây dựng vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền Thành phố. Chưa có sự phân công phân cấp trách nhiệm để có sự phối hợp đồng bộ nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải xây dựng gây ra. Chỉ có công tác quản lý nguồn bụi của các công trình xây dựng là đã được quan tâm triển khai. Đã có Quyết định 25/2002/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên rất cần các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử phạt thường xuyên để quyết định có hiệu lực thi hành. Việc xây dựng các trạm quan trắc không khí tự động, các dự án điều tra về môi trường không khí cũng được chú trọng và qua đó có những dự báo đề xuất về quản lý chất lượng môi trường không khí đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức quan sát là chủ yếu, chưa nhận được sự quan tâm, giải quyết triệt để của các cấp chính quyền. 3.1. Thu gom Công tác xử lý chất thải xây dựng tại Hà Nội chủ yếu là thu gom đất thải, rác thải xây dựng đem đi chôn lấp cùng các loại rác khác. Điều đó gây ra một sự lãng phí khá lớn vì một số chất thải xây dựng như đất thải, gạch, ngói vỡ có thể tái sử dụng được cho những việc khác. Công tác thu dọn: hiện nay do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thực hiện, chủ yếu chỉ là thu dọn đất thải, rác thải và tưới nước rửa đường. Công tác thu dọn đất thải: tình trạng đổ bậy đất thải, chất thải xây dựng diễn ra liên tục và tràn lan, đất thải được đổ trộm tại các phố, các tuyến đường vắng, thậm chí cả các khu vực vườn hoa, nơi công cộng, ao hồ dọc bờ sông Hiện nay trung bình mỗi ngày Công ty Môi trường đô thị thu dọn đạt 300 tấn đất thải (trong đó 85% là do các hoạt động xây dựng gây ra). Công tác thu dọn gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động xây dựng diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Thành phố, trong khi đó hệ thống thiết bị thu gom và vận chuyển lại chủ yếu là xe đẩy tay nên năng suất chưa cao. Công tác tưới nước rửa đường còn hạn chế, chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Tổng chiều dài các tuyến đường được tưới rửa là 110 km và khối lượng nước rửa là 1250 m3/ngày. 3.2. Vận chuyển Chất thải xây dựng hiện nay vẫn chỉ được coi là một trong những thành phần của chất thải rắn đô thị, nó chưa được quan tâm đúng mức. Chất thải xây dựng được thu gom và vận chuyển chung với các loại chất thải khác trong thành phố. Điều này gây một sự lãng phí rất lớn vì như vậy các loại đất thải, gạch đá vụn, bêtông cũng đều được đem đến nơi chôn lấp mà không được phân loại để có thể tái chế, tái sử dụng. Hơn nữa, đặc điểm của chất thải xây dựng là có khối lượng lớn nên chiếm rất nhiều diện tích trên xe chở rác. Trung bình mỗi ngày Hà Nội có từ 350 – 500 tấn chất thải xây dựng, chỉ riêng việc vận chuyển đã gặp rất nhiều khó khăn do không đủ phương tiện chuyên chở. Trong khi đó, nếu như được phân loại tại nguồn, chúng có thể là những vât liệu được tái chế, tái sử dụng cho những mục đích khác, tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển. Trong những năm tới, Thành phố cần quan tâm xem xét đến vấn đề đầu tư những xe chở chất thải xây dựng riêng để công tác vận chuyển chất thải xây dựng được thuận lợi hơn. 3.3. Xử lý Phương pháp xử lý chất thải xây dựng hiện nay vẫn chỉ là phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chung với các loại chất thải khác trong đô thị. Ngoài một số thành phần chất thải xây dựng như sắt, thép, gạch ngói, bao bì catton có thể tái chế, tái sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Phần còn lại của chất thải xây dựng, chủ yếu ở dạng rắn được đem đi chôn lấp cùng các loại chất thải khác ở bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn. Tất cả các xe chở chất thải đều phải được rửa trước khi ra khỏi khu vực bãi. Xe của các đơn vị xây dựng phải thanh toán tiền cho Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (chi phí này đã tính trong đơn giá vận chuyển). Rác thải xây dựng được chở đến bãi được san ủi đầm nén ngay trong ngày. Rác được san gạt và đầm nén 6 – 8 lần bằng xe ủi xích để đảm bảo độ chặt, có bề dày từ 0,6 – 0,8m để ô tô có thể dễ dàng đi lại trên bề mặt. Việc san ủi và đầm nén phải tạo bề mặt lớp rác có độ dốc lớn hơn 1,5%. Sử dụng EM phun trực tiếp đều vào rác sau khi rác đã được san gạt thành lớp có chiều dày theo quy định. Chế phẩm EM dùng để khử mùi, cung cấp hệ vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải. Liều lượng phun 1m3/ngày trên bề mặt ô chôn lấp. Sử dụng Bokashi để giúp cho quá trình phân huỷ chất thải nhanh hơn. Sau mỗi lớp rác dày 1m được đầm nén rắc một lượt Bokashi hàm lượng 0,15 kg/m2. Bokashi phải được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ và rắc vào rác mới ngay sau khi đầm nén, rải đều trên bề mặt lớp rác. Cuối ngày làm việc hoặc sau khi tạo lớp rác dày 2 – 2,2m phải được phủ đất, tỷ lệ phủ đất chiếm khoảng 15%. Đất phủ được trải đều trên bề mặt rác và đầm nện kỹ đạt chiều dày 0,15 – 0,2m. Sau khi lượng rác thải (trong đó có chất thải xây dựng) đã đạt đủ khối lượng thì tiến hành chôn lấp đóng bãi cục bộ. Sau khi đóng bãi, phủ một lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt phần bãi đã đầm nén bằng nilon hoặc bao dứa đề giảm thiểu lượng nước mặt thấm xuống rác và lượng nước cần xử lý. Phủ đất và đầm chặt với hệ số nén k = 0,8 – 0,85 bằng đất lấy ở trong khu vực xung quanh bãi, hoặc lấy luôn đất thải xây dựng được chở đến. Chiều dày lớp đất phủ từ 0,3 – 0,4m. Trên bề mặt bãi đã san phủ được khoan các lỗ khí ga theo hướng thẳng đứng và sâu hơn 1,5m vào lớp rác (dưới lớp đất phủ). Việc đóng bãi cục bộ nhằm mục đích: Tách lượng chất thải xây dựng đã xử lý ra khỏi khu vực đang xử lý và môi trường xung quanh. Giảm bớt diện tích gây ô nhiễm môi trường xung quanh và phải xử lý thường xuyên. Tách lượng nước mặt do mưa trên bề mặt bãi đã phủ khỏi hố tụ nước rác, làm giảm thiểu lượng nước rác thải phải xử lý. Sử dụng bề mặt bãi trồng cây xanh làm nhà kho tạm, bãi để phương tiện, sau một thời gian có thể khai thác mùn rác để sản xuất phân bón. Bảng 8: Dự tính chi phí cho công tác xử lý chất thải xây dựng của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010 TT Khối lượng chất thải xây dựng Tấn/năm Đơn giá (đồng/tấn) Thành tiền (nghìn đồng) 1 2000 165.000 75.000 12.375.000 2 2001 174.000 - 13.050.000 3 2002 189.000 - 14.175.000 4 2003 202.500 - 15.187.500 5 2004 213.000 - 15.975.000 6 2005 225.000 - 16.875.000 7 2006 240.000 - 18.000.000 8 2007 252.000 - 18.900.000 9 2008 267.000 - 20.025.000 10 2009 285.000 - 21.375.000 11 2010 300.000 - 22.500.000 Tổng 188.437.000 (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) Nhận xét: nhìn chung chất thải xây dựng vẫn chưa được đánh giá đúng về mức độ nguy hại của nó, công tác xử lý chất thải xây dựng tại Hà Nội chủ yếu là thu gom, vận chuyển và chôn lấp. Chưa có sự phân công, phân cấp trách nhiệm để có một sự phối hợp đồng bộ nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải xây dựng giữa các chủ đầu tư xây dựng với các cơ quan quản lý các cấp, các đơn vị phối hợp. 4. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội. 4.1. Về cơ chế quản lý Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá, nên ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ, các công trình xây dựng sửa chữa có ở khắp mọi nơi dẫn đến lượng chất thải tăng nhanh và khó có thể thu gom kịp với tốc độ xây dựng như hiện nay. Quy hoạch còn lỏng lẻo, bất ổn định về hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng cơi nới nhà cửa trái phép, lấn chiếm lòng đường vỉa hè, các công trình không được che chắn đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuậtlàm cho vấn đề quản lý và xử lý chất thải xây dựng ngày càng khó khăn. Sự thờ ơ chưa quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền đối với việc quản lý chất thải xây dựng. Chưa đánh giá được đúng mức độ nghiêm trọng của chất thải xây dựng, nếu như không được quản lý chặt chẽ từ bây giờ, nó sẽ là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của môi trường thành phố, đặc biệt là ô nhiễm bụi. 4.2. Về công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng Chất thải, đặc biệt là chất thải xây dựng khối lượng vừa lớn vừa đòi hỏi phải thu gom và xử lý kịp thời. Nhưng việc thu gom lại gặp rất nhiều khó khăn do chất thải xây dựng lại trải rộng ở mọi nơi trong thành phố. Công tác thu gom chất thải xây dựng do công nhân môi trường các xí nghiệp thực hiện bằng xe đẩy tay tập trung tới vị trí quy định để cẩu đổ vào các xe thùng cơ giới, xe container và chở tới bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên việc thu gom chất thải xây dựng không thể thực hiện trong thời gian ngắn do quy trình thu gom thủ công, trong khi đó khối lượng chất thải xây dựng phát sinh ngày càng lớn, đòi hỏi phải được thu dọn ngay. Phương tiện thu gom, vận chuyển còn thô sơ, nên không đủ đáp ứng nhu cầu chuyên chở khối lượng chất thải xây dựng phát sinh hàng ngày. Công tác xử lý vẫn chỉ là chôn lấp hợp vệ sinh chung với các loại rác thải khác, chưa được phân loại để có thể có những biện pháp xử lý thích hợp hơn. Điều này gây nên sư lãng phí lớn vì đa phần chất thải xây dựng có thể được tái chế, tái sử dụng phục vụ cho các mục đích khác của con người. 4.3. Về công tác giáo dục - tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường Ý thức cộng đồng dân cư và của các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng trong việc giữ gìn môi trường sống còn rất thấp. Chất thải xây dựng, đặc biệt là đất thải để bừa bãi, tràn lan ra lòng đường vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị, để lại ấn tượng không tốt trong lòng khách du lịch. Hiện nay công tác truyền thông giáo dục môi trường vẫn chưa được triển khai liên tục, tất cả mới chỉ dừng lại ở hoạt động mang tính cổ động phong trào. Điều này dẫn tới tình trạng ngõ xóm, đường phố chỉ sạch trong vài ngày diễn ra phong trào, sau đó nó lại về thực trạng ban đầu. Đặc biệt không có chương trình giáo dục cho người dân ý thức trách nhiệm khi xây dựng, sửa chữa nhà cửa phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 4.4. Về năng lực của các đơn vị quản lý môi trường Tốc độ đô thị hoá nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ. Yêu cầu công tác quản lý môi trường đô thị của chính quyền các cấp cơ sở cần được cải tiến cho phù hợp với công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác quản lý môi trường đô thị trở thành vấn đề quan trọng cần được quan tâm xem xét. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường đô thị cấp cơ sở của Thành phố Hà Nội được hình thành từ nhiều nguồn, có người từ các đơn vị kinh tế chuyển sang, có người ở các đơn vị vũ trang chuyển về, có người trưởng thành từ các cơ sở đoàn thể quần chúng Hầu hết các cán bộ đều giàu nhiệt huyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý. Vì vậy, khi xây dựng mục tiêu dài hạn và xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến môi trường thì không ít những cán bộ tỏ ra lúng túng bị động. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu suất thu gom xử lý chất thải trên địa bàn Hà Nội còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. 4.5. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường Hà Nội đã và đang triển khai công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường từ năm 2000, theo mô hình: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì vệ sinh môi trường thủ đô, kết hợp nhiều mô hình xã hội hoá công tác duy trì vệ sinh ở những khu vực ngoại thành, khu vực ngõ xóm nhằm tranh thủ các nguồn vốn và thu hút mọi lực lượng tham gia vào công tác vệ sinh môi trường. Cho đến nay, việc thực hiện mô hình này trong lĩnh vực quản lý chất thải có thể nói đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác xã hội hoá này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức do ý thức trách nhiệm của người dân còn chưa cao. Công tác xã hội hoá chủ yếu diễn ra với quy mô nhỏ, gắn với kinh tế cá thể hay phi hình thức như: hoạt động mua bán đồng nát chủ yếu là cá thể mà số đông là phụ nữ thực hiện; phân loại rác tại nhà cũng là phần việc gắn với phụ nữ hoặc trẻ em; nhặt rác, bới rác tại các bãi chôn lấp cũng là một nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em là chủ yếu. Chính vì vậy nên công tác xã hội hoá đạt hiệu quả chưa cao. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHÁT THẢI XÂY DỰNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI. I. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI XÂY DỰNG PHÁT SINH Dự báo để có thể có cái nhìn khái quát về lượng chất thải trong tương lai, từ đó có những kế hoạch cho phù hợp. Khối lượng rác thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ lệ tăng dân số, mức tăng trưởng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và dân trí môi trường Để có kế hoạch thu gom xử lý vận chuyển trong những năm tới, Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường đã đưa ra công thức để ước tính lượng rác thải phát sinh trong tương lai để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời: Công thức: NT = N0(1+R)T Trong đó: NT: Lượng chất thải dự báo N0: Lượng chất thải hiện tại T: Năm dự báo R: Hệ số gia tăng Hệ số gia tăng phụ thuộc vào: Xu thế tăng dân số Tốc độ phát triển hiện tại Mức quy hoạch Nhu cầu nhà ở trong tương lai Dựa vào kết quả khảo sát nghiên cứu và thực trạng chất thải xây dựng phát sinh trong những năm vừa qua của thành phố, ta có bảng dự báo khối lượng chất thải xây dựng phát sinh đến năm 2010 như sau: Bảng 9: Dự báo khối lượng phát sinh chất thải xây dựng thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010 TT Năm Khối lượng chất thải xây dựng Tấn/ngày Tấn/năm 1 2000 550 165.000 2 2001 580 174.000 3 2002 630 189.000 4 2003 675 202.500 5 2004 710 213.000 6 2005 750 225.000 7 2006 800 240.000 8 2007 840 252.000 9 2008 890 267.000 10 2009 950 285.000 11 2010 1000 300.000 (Nguồn: Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CHẤT THẢI XÂY DỰNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.Về cơ chế quản lý Cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải xây dựng. Hiện nay ở Hà Nội phần lớn chất thải xây dựng phát sinh tại các công trình xây dựng lớn của thành phố, các công trình xây dựng nhà ở của nhân dân. Chất thải xây dựng chủ yếu được thu gom cùng các loại chất thải khác để chuyển lên bãi rác Nam Sơn chôn lấp. Nhưng do đặc điểm là khối lượng lớn, cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích nên công tác thu gom vẫn chưa đáp ứng được tốc độ xây dựng như thành phố hiện nay. Vì vậy cần phải có sự theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng ở thành phố. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động theo dõi, giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định về môi trường đối với các hoạt động quản lý chất thải xây dựng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế về xử lý chất thải xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Kiên quyết xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường, quy chế quản lý chất thải xây dựng, có chế độ khen thưởng và xử lý thích đáng đối với mọi cá nhân hay tổ chức có đóng góp hay sáng kiến bảo vệ môi trường sẽ góp phần nâng cao hiệu qủa và chất lượng của công tác quản lý, xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Song song với việc quy trách nhiệm cho các chủ đầu tư xây dựng, các cá nhân tổ chức, Chính phủ cần phải xây dựng một giải pháp tổng thể kết hợp được các biện pháp chính sách và pháp chế, các cơ chế tài chính, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các cơ quan liên quan, tăng cường các nguồn lực cho hoạt động giám sát và cưỡng chế. Cần phải chú trọng vào việc giải quyết và làm rõ tình trạng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan như hiện nay, đồng thời cũng để tránh những xung đột về lợi ích giữa việc triển khai các hoạt đông xây dựng với thực thi các quy định vê môi trường. Cần phải phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Trách nhiệm về đảm bảo môi trường nói chung và quản lý chất thải xây dựng trên địa bàn thành phố là Chủ tịch UBND địa phương, phân cấp xuống từng quận, huyện, phường - Thanh tra xây dựng: kiểm tra xử lý các chủ công trình ( các tổ chức và cá nhân) về giấy phép xây dựng và việc thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng. - Cảnh sát giao thông: kiểm tra, xử lý tất cả các phương tiện vận chuyển chất thải xây dựng, đất thải về việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ với thanh tra giao thông. - Thanh tra giao thông: phối hợp thực hiện nhiệm vụ với cảnh sát giao thông. Kiểm tra, xử lý tất cả các phương tiện đổ chất thải xây dựng, đất thải không đúng quy định. Kiểm tra xử lý các công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến hạ tầng đô thị và không đảm bảo các giải pháp chống bụi. Kiểm tra xử lý các điểm khai thác kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng. - Thanh tra môi trường: xử lý các phương tiện đổ vật liệu xây dựng, phế liệu, rác thải không đúng nơi quy định, các phương tiện không đảm bảo vệ sinh, các hộ kinh doanh và cá nhân đổ rác và phế thải xây dựng không đúng nơi quy định. - Quản lý thị trường: kiểm tra xử lý các điểm khai thác, kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng về giấy phép kinh doanh và việc thực hiện phù hợp với giấy phép. - Công an các cấp, đặc biệt là cấp phường: là lực lượng trụ cột trên địa bàn phường trong việc thực hiện kiểm tra xử lý đối với tất cả các đối tượng không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm bụi trên địa bàn quản lý. - Các chủ đầu tư, các đơn vị thi công: phải thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo môi trường, chống ô nhiễm do các hoạt động xây dựng gây ra. - Các cơ quan quản lý chuyên ngành: các cơ quan được phân cấp về cấp giấy phép xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thi công, đảm bảo các quy định vệ sinh môi trường. Các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chỉ cấp giấy phép kinh doanh, khai thác và buôn bán vật liệu xây dựng cho các cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường, chống gây ô nhiễm bụi. Cơ quan Đăng kiểm chỉ cấp giấy phép lưu hành cho các xe chở vật liệu rời thực hiện đúng các giải pháp kỹ thuật khi tiến hành đăng kiểm định kỳ các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng. Về công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý Giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, phân loại chất thải xây dựng tại nguồn, tái sử dụng chất thải xây dựng. Qua thực tế nghiên cứu tình hình phát sinh chất thải xây dựng trên địa bàn thủ đô Hà Nội cho thấy khối lượng chất thải phát sinh từ các công trình xây dựng là rất lớn. Trong khi đó, kinh phí mà các chủ đầu tư, các đơn vị thi công đầu tư cho việc thu gom, xử lý các loại chất thải này còn rất hạn chế. Do vậy, các chủ công trình xây dựng này chỉ ký hợp đồng thuê Công ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý một lượng nhỏ chất thải xây dựng, đất thải nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Xuất phát từ thực tế đó, việc ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn vẫn là biện pháp hữu hiệu nên được áp dụng. Ví dụ như đất thải xây dựng có thể làm tăng diện tích đất trong những công viên, sẽ không mất diện tích để chôn lấp như trước nữa. Có thể thấy hiện nay mỗi ngày Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom từ 350-500 tấn đất thải do hoạt động xây dựng tạo ra, chi phí ước tính cho việc thu gom này khoảng 30.000đ/tấn. Như vậy tính ra một ngày Thành phố phải trả khoảng 10.500.000đ đến15.000.000đ. Trong khi đó Thành phố hiện nay lại rất cần xây dựng những khu công viên cây xanh,những khu đồi giả để tạo khu vui chơi cho người dân, những đống đất thải này sẽ rất tốt cho việc xây dựng các khu công viên cây xanh đó. Nếu như có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý và các chủ đầu tư xây dựng thì sẽ tiết kiệm được một chi phí đáng kể cho Thành phố. Nâng cao vai trò năng lực của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội nói chung và từng Xí nghiệp Môi trường Đô thị nói riêng để thu gom và xử lý triệt để, hiệu quả lượng chất thải xây dựng phát sinh. Để được như vậy thì Nhà Nước cũng như Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cần có sự đầu tư về trang thiết bị, công nghệ, đặc biệt là đối với các xe chuyên dùng cho việc vận chuyển chất thải xây dựng. Hiệu quả hoạt động của Công ty Môi trường đô thị sẽ được nâng cao nhờ công tác khoanh vùng, khoán khu vực một cách hợp lý cho các xí nghiệp quản lý của Công ty. Có quy hoạch các điểm đặt các thùng thu gom chất thải xây dựng miễn phí tại các khu vực có mật độ xây dựng cao. Tư nhân hoá một số khâu của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng thành phố. Trước hết nên phát triển phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ở khâu thu gom chất thải về các điểm tập kết để từ đó các Xí nghiệp Môi trường Đô thị chuyển về điểm tập kết cuối cùng. Hợp tác với các phường, cụm dân phố trong công tác thu gom, vận chuyển bằng mô hình “hợp tác hoá công tác thu gom chất thải” tại các khu vực ngõ, xóm, phường ven nội thành. Tại đó xí nghiệp sẽ kết hợp với chính quyền địa phương sử dụng các nhân lực dư thừa hay nhàn rỗi để thu gom chất thải xây dựng trên địa bàn. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh giữ vai trò chủ đạo trong xử lý chất thải xây dựng, kết hợp với ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải. Việc xử lý chất thải xây dựng tại Công ty Môi trường đô thị hiện nay đang áp dụng nhiều phương pháp như: Xử lý cơ học. Xử lý hoá lý. Xử lý nhiệt, thiêu đốt chất thải trong lò xi măng. Chôn lấp. Việc lựa chọn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh làm công nghệ chủ đạo vì nó có những ưu điểm phù hợp với điều kiện hiện nay của Hà Nội như: Về mặt môi trường: đảm bảo xử lý được phần lớn chất thải xây dựng một cách an toàn, không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Về mặt kinh tế: tổng mức đầu tư và chi phí vận hành công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh rẻ gấp nhiều lần so với một số công nghệ khác. ( Chi phí xử lý cho 1 tấn chất thải theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh xấp xỉ 50.000 đồng/tấn ; theo công nghệ làm phân compos 600.000 đồng/tấn ; theo công nghệ đốt 2.500.000 đồng/tấn ) Mặc dù phương pháp chôn lấp chất thải xây dựng đòi hỏi một quỹ đất rất lớn, tuy nhiên sau khi bãi đã đóng thì diện tích này lại được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: bãi đỗ xe, công viên, khu đô thị, khu công nghiệp Nhưng bên cạnh đó cũng phải kết hợp ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý chất thải xây dựng: Công nghệ đốt chất thải, kết hợp thu hồi năng lượng. - Công nghệ tái chế chất thải. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục theo quan điểm “ Rác là tài nguyên ”. Quản lý chất thải nói chung và chất thải xây dựng nói riêng cho thành phố Hà Nội không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các đơn vị trực tiếp tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân vì thế đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện tốt công tác quản lý chất thải, đóng góp vào việc xây dựng và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp cho thủ đô. Vấn đề đào tạo giáo dục truyền thông môi trường bước đầu đã được thực thi. Khái niệm “ô nhiễm môi trường” không còn xa lạ với người dân thành phố. Các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, đài truyền hình.. đều đăng tải những thông tin về vấn đề môi trường trong nước cũng như thế giới. Các phương tiện truyền thông nên có một chương trình riêng về đào tạo giáo dục ý thức môi trường trên truyền hình. Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có một số quyết định lồng ghép việc đào tạo giáo dục môi trường vào các chương trình học từ cấp tiểu học cho đến cấp đại học. Thực hiện các khoá đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các nhà quản lý môi trường, cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học - kỹ thuật hay công nghệ thường xuyên cho các cán bộ chuyên viên môi trường. Nâng cao năng lực của các Đơn vị quản lý môi trường Công tác thu gom và xử lý chất thải xây dựng hiện nay tại Công ty Môi trường đô thị chưa đạt được hiệu quả tối ưu do bộ máy quản lý cồng kềnh chồng chéo kém hiệu quả, nhiều khâu nhiều bộ phận phối hợp chưa nhịp nhàng. Giải pháp để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải nói chung và chất thải xây dựng nói riêng trong những năm tới, Công ty Môi trường Đô thị cần phải đổi mới tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp, tinh giảm biên chế gọn nhẹ hiệu qủa. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, đúng người đúng việc, phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn tránh chồng chéo, phát huy tối đa năng lực của người lao động. Ngoài ra, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội cũng phải phát triển theo hướng tiếp cận thị trường, đổi mới cơ cấu bộ máy của mình, tăng cường tính năng động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị để thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của công ty. Cần phải điều chỉnh dần mô hình tổ chức tinh giảm cán bộ theo hướng trẻ hoá cán bộ, thu hút cán bộ có năng lực, giàu lòng yêu nghề và bố trí công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng cán bộ. Đặc biệt có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ giỏi, lao động có tay nghề cao để vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác thu gom, vận chuyển , xử lý chất thải xây dựng. Hoàn thiện và đổi mới không ngừng cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, để cho bộ máy đó luôn thích ứng với sự biến động của môi trường và cơ chế quản lý chung của Nhà nước và xã hội; định rõ quy chế điều hành, hoạt động của công ty, xác định rõ ràng các mối quan hệ làm việc trong từng phân hệ và giữa các phân hệ. Cần kết hợp các phương pháp và biện pháp quản lý kinh tế, hành chính, giáo dục nhằm tạo đủ động lực cho từng người, từng bộ phận và cho toàn công ty hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý chất thải xây dựng. Nâng cao kỹ năng tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng, phát triển các hoạt động, tăng cường ký kết hợp đồng với các cơ sở phát thải để nhằm thu gom được tối đa lượng chất thải xây dựng phát sinh trên địa bàn thủ đô. 5. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường. Hà Nội đã và đang triển khai công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường liên quan đến quản lý chất thải xây dựng trong những năm gẩn đây. Theo nguyên tắc: chuyển đổi mô hình thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì vê sinh môi trường thủ đô, kết hợp nhiều mô hình xã hội hoá công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm, khu vực ngoại thành.. nhằm tranh thủ các nguồn vốn và thu hút mọi lực lượng tham gia vào công tác vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường nhằm thực hiện hai mục tiêu chính, đó là: Huy động tối đa các nguồn vốn cùng tham gia và giảm được nguồn vốn ngân sách dành cho công tác quản lý chất thải xây dựng, qua đó giảm được nguồn vốn ngân sách dành cho công tác vệ sinh môi trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý chất thải xây dựng, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân và các cơ sơ sản xuất kinh doanh. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị với Nhà nước, các cấp chính quyền Thành phố. Về đầu tư ngân sách: hiện nay, ngân sách của Nhà nước và Thành phố dành cho công tác đảm bảo vệ sinh còn chưa cao. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Công ty môi trường đô thị ngày càng nặng nề, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy có được đầu tư nhưng vẫn chưa theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay, chưa tương xứng với tầm vóc của một Thủ đô phát triển. Vì vậy Nhà nước và Thành phố cần tăng cường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty được phát triển, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý chất thải đô thị, đặc biệt là chất thải xây dựng. Về quan hệ hợp tác đối ngoại: Nhà nước, Thành phố, Sở GTCC Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Môi trường Đô thị được tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại của nước ngoài trong việc thu gom, xử lý chất thải xây dựng, và thu hút được các nguồn viện trợ của nước ngoài. Trước hết tạo điều kiện để Công ty mở rộng hợp tác kỹ thuật với các nước đã có quan hệ: Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia để Công ty được mở rộng giao lưu thông tin khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý chất thải xây dựng. Các dự án quản lý chất thải xây dựng cần được xác định là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu của Nhà nước. Về chính sách con người: để nâng cao quản lý vệ sinh môi trường cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom và xử lý chất thải xây dựng của Thủ đô, các tổ chức xã hội của Thành phố cần có những chính sách ưu tiên và hợp lý hơn đối với người lao động của ngành bảo vệ môi trường nói chung và của Công ty Môi trường Đô thị nói riêng. Công nhân của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội luôn phải làm việc trong điều kiện cực nhọc và độc hại. Thực tế cho thấy: Về tổ chức lao động: Công ty chỉ có khoảng hơn 20% làm giờ hành chính, còn lại là phải làm ca đêm. Số công nhân phải làm ca đêm thì phải làm liên tục, không được đổi ca, không nghỉ kể cả ngày lễ. Đây là đặc thù của ngành Vệ sinh môi trường, đỉều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Về vị trí lao động: Công ty với gần 30% công nhân làm việc trong nhà xưởng, còn lại hơn 70% làm việc ngoài trời, đó là các nghề quét hót, thu gom, vận chuyển chất thải, san bãi ( tại các bãi chôn lấp rác thải ). Do tính chất lao động ngoài trời nên công nhân phải chịu ảnh hưởng của khí hậu tự nhiên ở khu vực Hà Nội. Những ngày đẹp trời thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng ngược lại những ngày nắng nóng hay mưa bão, giá rét thì rất bất lợi cho sức khoẻ con người. Tất cả những đỉều kiện trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân, gây tác động đến cơ quan hô hấp, thần kinh, tiêu hoá, xương khớp và toàn bộ cơ thể con người, gây các chứng bệnh viêm phế quản, viêm họng mãn tính, viêm khớp, viêm loét dạ dày, viêm dây thần kinh Tóm lại, công nhân ở Công ty Môi trường Đô thị hiện nay cần phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt và nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền Thành phố. Về chính sách nhập khẩu các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ: Nhà nước cần có quy định chặt chẽ khi nhập công nghệ, trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp, khuyến khích nhập công nghệ sạch, thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu chất thải, hạn chế cao nhất việc gây ô nhiễm môi trường. 2. Kiến nghị với các tổ chức xã hội của Thành phố Vấn đề bảo vệ môi trường đô thị, quản lý chất thải xây dựng không chỉ là nhiệm vụ của Công ty Môi trường Đô thị mà còn là nhiệm vụ mang tính cộng đồng của toàn xã hội, vì vậy các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội phải tích cực tham gia công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân nhằm xây dựng môi trường thành phố Xanh - Sạch - Đẹp. Trong công tác tuyên truyền giáo dục cần sử dụng rộng rãi các loại hình nghệ thuật như kịch, phim, truyện ngắn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường đô thị nói chung và quản lý chất thải xây dựng nói riêng. KẾT LUẬN Qúa trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội trong thời gian gần đây đã làm cho việc giữ gìn vệ sinh môi trường thủ đô ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Nếu không nghiên cứu và kịp thời đề xuất ra những chính sách, cơ chế và giải pháp cơ bản, lâu dài, đồng bộ thì môi trường thành phố sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, cản trở sự phát triển của thủ đô. Trong tất cả các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay, chất thải xây dựng ngày càng chiếm cả về số lượng và chất lượng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân thủ đô. Các công trình xây dựng được tiến hành khắp nơi trên địa bàn thành phố, gây sức ép to lớn cho công tác thu gom và xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn thủ đô. Vì vậy hoàn thiện hoạt động thu gom và xử lý chất thải xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển thủ đô Hà Nội: Xây dựng thủ đô giàu mạnh, sạch đẹp, văn minh, an toàn về mặt sinh thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty Môi trường Đô thị (2002), Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội, Hà Nội. Công ty Môi trường Đô thị (2002), Báo cáo Hội nghị công tác đào tạo và nâng cao năng lực đối với cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trở lên, Hà Nội. GS.TS Đặng Như Toàn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, GVC Lê Trọng Hoa (2003), Bài giảng: Kinh tế môi trường, Trường Đại hoc Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Giáo trình Kinh tế chất thải, tài liệu dùng cho các khoá đào tạo về quản lý tổng hợp chất thải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005. Nghiêm Xuân Đạt (1993), Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình: Kinh tế và Quản lý Môi trường, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. TS. Trương Mạnh Tiến (2002), Môi trường và quy hoạch tổng thể theo hướng phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường, Đề án: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội, (4/2004). LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của THS. Vũ Thị Hoài Thu, Khoa Kinh tế, Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu, thực hiện để hoàn thành chuyên đề này. Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã góp ý, chỉ dẫn cho em phương pháp làm việc. Chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1, Trung tâm Tư vấn kỹ thuật môi trường đã cung cấp tài liệu tham khảo và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2007 Ký tên Họ tên: Vũ Lê Phương Thảo MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I: Tổng quan về quản lý chất thải xây dựng 4 Một số vấn đề chung về quản lý chất thải xây dựng 4 Khái niệm và phân loại chất thải 4 Nguồn gốc phát sinh 5 Công tác quản lý chất thải 7 Quản lý chất thải xây dựng 17 Khái niệm chất thải xây dựng 17 Đặc điểm và thành phần của chất thải xây dựng 17 Ảnh hưởng của chất thải xây dựng đến môi trường đô thị 18 Nội dung công tác quản lý chất thải xây dựng 20 5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý chất thải xây dựng 21 Chương II: Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 26 Áp lực của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội 26 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian qua 26 Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội 30 Công tác quản lý chất thải ở Hà Nội trong thời gian qua 32 Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Hà Nội trong thời gian qua 41 Tình hình hoạt động trật tự xây dựng ở Hà Nội hiện nay 41 Các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải xây dựng 47 Công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 49 Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 53 Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải xây dựng cho Thành phố Hà Nội 57 Dự báo khối lượng chất thải xây dựng phát sinh 57 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả chất thải xây dựng cho Thành phố Hà Nội 59 Về cơ chế quản lý 59 Về công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý 61 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng 64 Nâng cao năng lực của các Đơn vị quản lý môi trường 64 Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường 66 Một số kiến nghị 66 Kiến nghị với Nhà nước, các cấp chính quyền Thành phố 66 Kiến nghị với các tổ chức xã hội của Thành phố 68 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo 70 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1: Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải Sơ đồ 2: Tác hại của việc xử lý chất thải không hợp lý Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất thải Sơ đồ 4: Quá trình thu gom vận chuyển chất thải Danh mục các bảng biểu Bảng 1: Thành phần chất thải xây dựng Bảng 2: Kết quả quan trắc về nồng độ bụi của các quận/huyện Hà Nội Bảng 3: Nồng độ bụi tại một số tuyến phố Hà Nội Bảng 4: Tóm tắt các hoạt động xây dựng ở Hà Nội Bảng 5: Điều tra sơ bộ các điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng Bảng 6: Thống kê các điểm khai thác mua bán vật liệu xây dựng Bảng 7: Thống kê số lượng xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng tại các nút giao thông ra vào thành phố Bảng 8: Dự tính chi phí cho công tác xử lý chất thải xây dựng của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 9: Dự báo khối lượng phát sinh chất thải xây dựng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010 Danh mục các hình vẽ Hình 1: Thang bậc quản lý chất thải Hình 2: Thành phần chất thải xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0160.doc