Đề tài Nghiên cứu và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại khu công nghiệp Tân Tạo - TP Hồ Chí Minh

Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm có một hạn chế đó là khi doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp này đạt được những hiệu quả nhất định về mặt môi trường thì cũng không có một tổ chức hay cơ quan chức năng nào cấp giấy chứng nhận cho họ. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên xem xét và cấp các loại giấy chứng nhận tuỳ vào mức độ áp dụng các biện pháp cũng như hiệu quả mà các doanh nghiệp đã đạt được qua đó duy trì hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm vì đây là một chu trình khép kín và liên tục phát triển. Đối với Ban Quản Lí KCN Tân Tạo : - Cần nhanh chóng xây dựng kho lưu trữ và các bãi trung chuyển phục vụ cho việc hình thành Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải như đã đề xuất ở chương 3. - Thiết lập mạng thông tin nội bộ để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về môi trường cho các doanh nghiệp. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề để các doanh nghiệp bổ sung nhận thức về môi trường, về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện, đưa ra các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải nỗ lực để thoả mãn các qui định về kiểm soát ô nhiễm.

doc102 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại khu công nghiệp Tân Tạo - TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rữ cũng như các bãi trung chuyển để tiến hành phân loại chất thải trước khi đưa ra ngoài KCN. Tuy nhiên, theo quy hoạch mặt bằng tổng thể, hiện nay tại Khu Hiện Hữu có khoảng 5,8ha đất dành cho việc xây dựng kho tàng, bãi nguyên vật liệu và phế liệu; Khu Mở Rộng còn khoảng 2,77ha dành cho xử lí rác và vệ sinh môi trường. Vì vậy, việc xây dựng Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải với các kho lưu trữ an toàn là điều có thể thực hiện được. Tóm lại, chương trình cam kết thực hiện tự nguyện có thể thực hiện thông qua việc thiết lập một mạng thông tin nội bộ trong KCN. Tại đây, các doanh nghiệp có thể cập nhật tất cả các thông tin về ngăn ngừa ô nhiễm (từ khái niệm, lợi ích, đến những hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật, đồng thời trả lời những thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng kí bán (hoặc trao đổi) chất thải và đăng kí nhu cầu sử dụng lại chất thải của các doanh nghiệp khác trên mạng thông tin nội bộ. Đây chính là chương trình trao đổi thông tin như đã đề cập ở trên. Sau đó, Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải sẽ đứng ra điều hành việc trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp. Ban quản lí KCN Tân Tạo sẽ thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề để các doanh nghiệp bổ sung nhận thức về môi trường, về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện, đưa ra các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải nỗ lực để thoả mãn các qui định về kiểm soát ô nhiễm. 4.2.1.2. Chương trình khuyến khích về kinh tế Qua khảo sát 60 doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo về loại hỗ trợ mà họ nghĩ là cần thiết khi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm (1 doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại hỗ trợ mà họ cảm thấy cần thiết), 39/60 doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ về mặt tài chính. Điều đó cho thấy cần thực hiện những chương trình khuyến khích về kinh tế như cho vay với lãi suất thấp, sử dụng các khoản tiền trợ giúp, tín dụng thuế, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực trong việc ngăn ngừa ô nhiễm. 4.2.1.3. Các qui định trực tiếp Nghiên cứu và bước đầu triển khai các Qui chế về quản lí nước thải, khí thải, chất rắn công nghiệp (nguy hại và không nguy hại) phù hợp với tình hình của KCN; Có kế hoạch kiểm soát tình hình khai thác nước ngầm để có biện pháp quản lí phù hợp; Kiểm tra nghiêm ngặt việc tuân thủ các qui định về môi trường của các doanh nghiệp trong KCN; Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện các qui định về môi trường của KCN và của Nhà Nước một cách nghiêm chỉnh; Có kế hoạch kiểm tra ống khói lò hơi của các doanh nghiệp; Yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo chi tiết về khối lượng, thành phần chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Thường xuyên tổ chức tái kiểm tra việc thực thi các biện pháp xử lí ô nhiễm đã cam kết trong Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường của doanh nghiệp. 4.2.1.4. Các qui định gián tiếp Trong thời gian điều tra, khảo sát hiện trạng tại KCN Tân Tạo, tác giả nhận thấy rằng các phân khu về nhóm ngành tại đây chưa rõ ràng và hợp lí. Ví dụ : Tại đường số 2 (Khu Hiện Hữu), lô 2-4 là Công ty Ngân Sơn chuyên sản xuất bêtông nhựa nóng, lô 5 lại là kho chứa thuốc của Công ty Zuellig Pharma. Tại đường S (Khu Hiện Hữu), lô 6 là Công ty Phú Vinh chuyên sản xuất nhựa và khuôn mẫu, lô 8 là Công ty Đại Phúc chuyên sản xuất thép các loại, lô 10 là Công ty may Vĩnh Đạt, lô 12 là Công ty sản xuất đồ gỗ S.P.S. Tại đường số 4 (Khu Mở Rộng), Công ty Tân Nguyên Duyên chuyên sản xuất các loại bột làm bánh ngọt, hương liệu làm bánh nằm tại lô 10. Lô 12 là Công ty sản xuất keo dán tổng hợp Triệu Du Bổn. Lô 16 là Công ty Tân Đông chuyên sản xuất phụ kiện và thiết bị vệ sinh. Lô 18 là Công ty Weather Safe Windows chuyên sản xuất cửa đi, cửa sổ bằng nhựa tổng hợp. Sự phân khu như vậy là chưa hợp lí. Do đó, Ban Quản Lí KCN cần xem xét, phân lô theo từng ngành nghề cụ thể. Các ngành nghề phát sinh nhiều khí thải nên được đặt cuối hướng gió và không được đặt gần những khu sản xuất lương thực thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản hoặc những nơi chuyên chế biến suất ăn công nghiệp. Do Khu Hiện Hữu đã được lắp đầy nên không thể thực hiện việc qui hoạch phân vùng lại. Tuy nhiên, cần chú ý phân vùng, phân lô cho hợp lí tại Khu Mở Rộng vì hiện nay Khu Mở Rộng chỉ mới có 10 doanh nghiệp đang hoạt động. Việc qui định các nhóm ngành ở những khu riêng sẽ làm giảm khả năng lan truyền ô nhiễm. 4.2.2. Cụ thể hoá mô hình trung tâm trao đổi chất thải Qua điều tra và khảo sát hiện trạng KCN Tân Tạo, mô hình Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải được đề xuất như sau: 4.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ: Là nơi cung cấp thông tin về chất thải cần trao đổi giữa các nhà máy; Là nơi tiếp nhận, sơ chế hoặc tái chế trước khi cung cấp cho những nơi có nhu cầu; Là nơi ra quyết định về hình thức xử lí cuối cùng đối những những chất thải không có khả năng tái chế, phục hồi. 4.2.2.2. Các bộ phận trực thuộc : với chức năng và nhiệm vụ như trên, Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải cần có những bộ phận chịu trách nhiệm về một chức năng cụ thể như sau: Bộ phận thông tin : tiếp nhận thông tin về chất thải của các doanh nghiệp có nhu cầu bán (hoặc trao đổi) chất thải và những thông tin về nhu cầu sử dụng chất thải của các doanh nghiệp. Bộ phận tiếp nhận chất thải : là bộ phận tập trung chất thải, phân loại chất thải thành từng nhóm để thuận tiện cho việc sơ chế, tái chế chất thải (khi có yêu cầu) cũng như dễ dàng quản lí chất thải trong quá trình lưu trữ, bảo quản. Bộ phận sơ chế, tái chế chất thải : sơ chế hoặc tái chế khi có yêu cầu từ phía khách hàng. Bộ phận lưu trữ : có nhiệm vụ lưu trữ và bảo quản chất thải. Tuyệt đối ngăn ngừa các nguy cơ thất thoát, chảy tràn. Bộ phận xử lí chất thải : đối với những chất thải không có khả năng tái chế, tái sử dụng; bộ phận này sẽ xử lí chất thải bằng cách đóng rắn thành khối và đưa đi san lấp những vùng trũng trong KCN. Bộ phận chuyên xử lí chất thải từ các căn-tin, nhà ăn trong KCN: đây là bộ phận tiếp nhận chất thải từ các nhà ăn trong KCN. Chất thải chủ yếu của các nhà ăn là thực phẩm, rau, vỏ trái cây Bộ phận này sẽ nuôi giun để chúng ăn những chất thải trên. Phân của giun thải ra sẽ là phân bón tốt để bón cho cây. Việc nuôi giun không tốn nhiều diện tích (có thể nuôi trong những thùng nhựa với thể tích 50 lít, mỗi thùng ngăn thành nhiều tầng bằng những tấm lưới có lỗ nhỏ và thoáng), đồng thời xử lí được chất thải và có được lượng phân có chất lượng tốt do giun tiêu hoá chất thải. Mô hình Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải được cụ thể hoá bằng hình 10. 4.3. ĐỀ XUẤT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGĂN NGỪA Ô NHIỄM TOÀN DIỆN Trong điều kiện hiện tại của KCN Tân Tạo, không thể cùng một lúc thực hiện đầy đủ tất cả các thành phần của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện mà phải chia thành các giai đoạn để thực hiện với những ưu tiên cao nhất cho từng giai đoạn. Vì vậy cần phải có kế hoạch thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện với các giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu tiên (thời gian 2-3 năm): tập trung vào các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp vì hiện tại họ đang thiếu rất nhiều thông tin liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi nhuận thiết thực của việc ngăn ngừa ô nhiễm. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ những qui định của KCN về mặt môi trường để khuyến khích các doanh nghiệp chấp nhận việc ngăn ngừa ô nhiễm thay vì tìm mọi cách để đạt các tiêu chuẩn về môi trường. Giai đoạn thứ 2 (thời gian 2-4 năm): tập trung vào việc khởi động và thực thi bước đầu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên áp dụng các giải pháp đơn giản và ít hoặc không tốn chi phí. Trở ngại lớn nhất của giai đoạn này là doanh nghiệp thiếu thông tin để thích ứng với sự thay đổi. Vì vậy, trong giai đoạn này, hệ thống mạng thông tin nội bộ cần được hoàn chỉnh để giúp doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả. Các chương trình phổ biến thông tin sẽ giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội cũng như các công nghệ có khả năng giảm thiểu chất thải. Những khoản trợ cấp hoặc cho vay lãi suất thấp là cần thiết trong giai đoạn này nhằm hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xác định các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm với chi phí thấp và ít rủi ro. Giai đoạn thứ 3 (thời gian 2-5 năm): các doanh nghiệp dần đi vào ổn định. Giai đoạn này nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm cao hơn. Do đó chi phí cũng sẽ phát sinh nhiều hơn. Vì vậy, cần phải giúp đỡ các doanh nghiệp tìm nguồn tài chính để đầu tư cho các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Giai đoạn thứ 4 (thời gian 3-6 năm): các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn và giới hạn về mặt kỹ thuật của các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm vì lúc này các giải pháp đơn giản đã áp dụng hết. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xác định các phương pháp giảm thiểu chất thải mới thông qua chương trình nghiên cứu phát triển và trình diễn (RD&D). Trong giai đoạn này, chương trình chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành nhằm cung cấp cho các công ty thông tin về sự thành công của những công ty khác với những giải pháp hữu hiệu hơn. Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CHO MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT CỤ THỂ Trong chương 4 đã trình bày khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện và đề xuất áp dụng khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện đó vào khu công nghiệp Tân Tạo cũng như đề xuất tiến độ thực hiện chương trình. Trong chương này trình bày kết quả điều tra tại các doanh nghiệp về khả năng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm đối với một số ngành sản xuất cụ thể : Dệt nhuộm, Giấy - bao bì và Nhựa - cao su. 5.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM Câu hỏi: Công ty hãy lựa chọn những giải pháp mà công ty cho là phù hợp với điều kiện và khả năng hiện có của công ty Về giảm thiểu tại nguồn STT Biện pháp Tỉ lệ 1 Cải tiến việc quản lí nội tại và vận hành sản xuất - Cải tiến về điều độ sản xuất 40/60 - Ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn 30/60 - Tách riêng các dòng chất thải 59/60 - Rèn luyện nhân sự 57/60 Bảo toàn năng lượng 2 - Ngăn ngừa thất thoát nhiệt năng 13/60 - Phục hồi và sử dụng nhiệt sinh ra bởi chính quá trình sx 14/60 - Tiết kiệm năng lượng 57/60 3 Thay đổi quá trình a. Thay đổi nguyên liệu đầu vào - Thay đổi hẳn nguyên liệu có tính độc hại cao bằng nguyên liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không độc hại 19/60 - Làm sạch nguyên vật liệu thô trước khi sử dụng 29/60 b. Thay đổi về mặt kỹ thuật và công nghệ - Cải tiến công nghệ 14/60 - Cải tiến quy trình sản xuất 29/60 - Điều chỉnh các thông số vận hành 58/60 - Cải tiến máy móc, thiết bị 18/60 - Cải tiến về tự động hoá 43/60 Về tái chế, tái sử dụng STT Biện pháp Tỉ lệ 1 Phân loại tại nguồn 58/60 2 Tái chế, tái sử dụng ngay tại chỗ 41/60 3 Các phục hồi khác tại nhà máy 30/60 4 Tái sinh chất thải bên ngoài phạm vi nhà máy 8/60 5 Bán để tái sử dụng trong 1 quá trình ngoài nhà máy 35/60 6 Phục hồi năng lượng 6/60 7 Phục hồi nguyên liệu thô 20/60 8 Tham gia trao đổi chất thải 58/60 Về thay đổi sản phẩm STT Biện pháp Tỉ lệ 1 Đánh giá vòng đời sản phẩm 11/60 2 Tái thiết kế sản phẩm 15/30 3 Thiết kế nhãn sinh thái cho sản phẩm 3/60 Nhận xét: Về các giải pháp giảm thiểu tại nguồn Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa tin tưởng vào những lợi ích do các giải pháp NNON mang lại, cộng với tâm lí không muốn thay đổi nề nếp sản xuất nên phần lớn đều chọn các giải pháp ít tốn kém như : cải tiến điều độ sản xuất, tách riêng các dòng chất thải, rèn luyện nhân sự, tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh các thông số vận hành, điều chỉnh về tự động hoá. Đây chính là nền tảng để dần dần triển khai thực hiện Chương trình NNON toàn diện. Bởi vì trong thời gian đầu thực hiện Chương trình, chỉ cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp không hoặc ít tốn kém. Khi đã nhận ra những lợi ích thật sự của các giải pháp NNON, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn áp dụng các giải pháp cao hơn, yêu cầu đầu tư nhiều hơn. Về các giải pháp tái chế, tái sử dụng Phần lớn các doanh nghiệp đều có thể phân loại tại nguồn chất thải và mong muốn bán hoặc trao đổi chất thải. Hầu như các doanh nghiệp đều nhận thấy lợi ích tiềm tàng của việc tái chế, tái sử dụng chất thải hay bán và trao đổi chất thải. Tuy nhiên, do không có cơ quan chức năng đứng ra điều hành hoạt động trao đổi chất thải nên các doanh nghiệp đều tự tìm kiếm nơi thu mua chất thải ở ngoài phạm vi KCN. Điều này rất đáng quan tâm vì hầu hết các cơ sở thu mua phế thải đều là những cơ sở nhỏ lẻ, hoạt động không giấy phép, công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường từ việc tái chế phế thải. Về các giải pháp thay đổi sản phẩm Các doanh nghiệp đều không muốn thay đổi dòng sản phẩm chính đã được thị trường chấp nhận. Mặt khác, các khái niệm “đánh giá vòng đời sản phẩm” và “nhãn sinh thái” hầu như vẫn còn khá xa lạ đối với các doanh nghiệp. 5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT CỤ THỂ 5.2.1. Các bước cơ bản cho một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ở cấp doanh nghiệp Dựa trên khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm chung của cả khu công nghiệp, dưới nay cụ thể hóa khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho một doanh nghiệp cụ thể. Đối với tất cả các doanh nghiệp, dù hoạt động về lĩnh vực nào cũng cần thực hiện Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm theo 8 bước cơ bản sau: Bước 1 : Giành được sự đồng tình và ủng hộ của lãnh đạo công ty; Bước 2 : Khởi động Chương trình cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm, xây dựng chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, đào tạo nhân viên; Bước 3 : Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất, các máy móc thiết bị để xác định nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm; Bước 4 : Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiểm có thể được; Bước 5 : Ưu tiên trước cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tâp hợp; Bước 6 : Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất và thực thi các khả năng lựa chọn đó; Bước 7 : Đánh giá những tiến bộ của Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm; Bước 8 : Duy trì Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích của công ty. Đây là chương trình tổng quát có thể áp dụng chung cho tất cả các công ty. Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô và điều kiện cụ thể của từng nhà máy mà có thể lược bỏ bớt một số nhiệm vụ không cần thiết. Bước 1: Giành được sự đồng tình, ủng hộ của cấp quản lí cao nhất Bước 2: Xây dựng Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm Nvụ 1: Cam kết thực hiện chương trình Nvụ 2: Chỉ định người sắp xếp chương trình Nvụ 3: Tập hợp một đội lập kế hoạch Nvụ 4: Tăng cường nhận thức và tâm huyết của nhân viên Nvụ 5: Đào tạo nhân viên và công nhân Nvụ 6: Đặt ra các mục tiêu của chương trình Nvụ 7: Viết kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm Bước 3: Đánh giá các quá trình, xác định những trở ngại tiềm ẩn Nvụ 8: Thu thập các dữ liệu liên quan đến quá trình Nvụ 9: Xác định dơn vị sản xuất Nvụ 10: Thiết lập các sơ đồ quy trình công nghệ Nvụ 11: Mô tả đặc điểm các quá trình đơn vị Nvụ 12: Thực hiện cân bằng vật chất Nvụ 13: Xác định và chỉ danh những trở ngại tiềm ẩn Nvụ 14: Soạn thảo kế hoạch làm việc Nvụ 15: Cải tiến kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm Bước 4: Đánh giá các dòng thải và xác định các cơ hội Nvụ 16: Lựa chọn ưu tiên các dòng thải Nvụ 17: Đánh giá các dòng thải Nvụ 18: Xác định các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm Bước 5: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường Nvụ 19: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật Nvụ 20: Đánh giá các tác động môi trường Nvụ 21: Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế Nvụ 22: Báo cáo kết quả đánh giá Bước 6: Xác định và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm Nvụ 23: Tập hợp các dự án để thực thi Nvụ 24: Thực thi các dự án Bước 7: Đánh giá Chương trình và các Dự án ngăn ngừa ô nhiễm Nvụ 25: Tiêu chuẩn để đánh giá giảm chất thải Nvụ 26: Tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả về mặt kinh tế Nvụ 27: Đánh giá các thành phần của chương trình Bước 8: Duy trì động lực chương trình Nvụ 28: Thay đổi luân phiên công viêc của đội NNON Nvụ 29: Tiếp tục huấn luyện và đào tạo Nvụ 30: Báo cáo kết quả thành công Nvụ 31: Củng cố lại sự đồng tình của lãnh đạo cấp cao Nvụ 32: Định lại các mụïc tiêu Lặp lại chu trình Hình 11 : Các bước chi tiết của Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ở cấp doanh nghiệp 5.2.2. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm ngành dệt nhuộm 5.2.2.1. Tổng quan Công nghệ dệt sợi đã có từ ngàn xưa và ngày càng phát triển. Trong quá trình dệt nhuộm thải ra một lượng lớn nước thải, hoá chất, phụ gia, thuốc nhuộm, nên nước thải là đặc trưng ô nhiễm của ngành công nghiệp này. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp dệt nhuộm: - Sợi Co (cotton 100%): được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính hút ẩm cao, xốp và bền trong môi trường kiềm. - PE (polyester): sợi hoá học cao phân tử được hình thành từ quá trình phân hủy chất hữu cơ; đặc tính hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt sơ. - Sợi pha trộn PE/Co: kết hợp được đặc tính tốt của 2 loại trên. Công nghệ dệt nhuộm gốm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải, xử lí nhuộm hoặc in hoa. Trong mỗi quá trình lại gồm nhiều công đoạn. 5.2.2.2. Quy trình công nghệ Hình 12 : Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm Kéo sợi, chải, ghép, đánh ống Hồ sợi Nấu tẩy Xử lí axit, giặt Tẩy trắng Giặt Nhuộm, in hoa Hoàn tất, văng khổ Giặt Làm bóng Giũ hồ Dệt vải Nguyên liệu H2O, tinh bột, phụ gia Hơi nước Nước thải chứa hồ tinh bột, hoá chất Enzymen NaOH Nước thải chứa hồ tinh bột bị thuỷ phân, NaOH NaOH, hoá chất Hơi nước Nước thải H2SO4 H2O Chất tẩy giặt Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải H2O2, NaOCl, hoá chất H2SO4, H2O2, chất tẩy giặt NaOH, hoá chất Dung dịch nhuộm Dịch nhuộm thải H2SO4 H2O2 , chất tẩy giặt Hơi nước Hồ, hoá chất Sản phẩm 5.2.2.3. Các dòng thải chính A.Nước thải - Nước thải sản xuất có những tính chất sau: Lưu lượng nước thải thường lớn (khoảng 50 đến 300 m3 nước cho 1 tấn sản phẩm) chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới dạng ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi. Nước thải tẩy giặt có pH dao động 9-12, COD có thể lên đến 1000-3000 mg/lít. Độ màu có thể lên đến 10.000 Pt-Co. Hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 2000 mg/lít. Nước thải công đoạn nhuộm thường không ổn định. Hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vài chỉ đạt 60-70%, còn lại các phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở dạng khác; do đó nước thải có độ màu cao khoảng 50.000 Pt-Co. COD thay đổi từ 80-18.000 mg/lít. Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, và kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa, ), vào tỉ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng. - Nước xả từ lò hơi : thường có độ pH cao, có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. - Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và các bãi thải xỉ : có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. - Nước thải từ quá trình rửa thiết bị : thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng thời chứa dầu mỡ, cặn. Trong trường hợp rửa lò hơi, có thể chứa cả axit hoặc kiềm, các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng. B. Khí thải : - Khí thải trực tiếp từ quy trình công nghệ: chủ yếu từ công đoạn xử lí nhiệt và xử lí hoàn tất. Khí Clo (Cl2) bốc lên từ khâu tẩy trắng vải sợi bằng nước Javen. Khí NO2 bốc ra từ công đoạn hiện màu trong quá trình nhuộm màu với thuốc nhuộm hoàn nguyên tan. Hợp chất hữu cơ bay hơi trong in Pigment. Formandehyde : trong in hoa Pigment phải sử dụng các chất tạo màng kết dính (binder) hoặc chất gắn màu (fixer), do vậy một lượng formandehyde sẽ thoát ra môi trường. - Khí thải do đốt nhiện liệu: khu vực lò hơi (đốt dầu hoặc than) có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2 (phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong dầu), CO, NOx và bụi than. Lượng khí thải này là rất lớn. C. Chất thải rắn - Chất thải rắn sản xuất Vải vụn từ quá trình cắt xén, gia công tinh. Bụi (lông vải) thu hồi từ hệ thống hút và xử lí bụi trên máy cào lông. Bao bì, giấy, gỗ đối với nguyên vật liệu sau khi sử dụng xong. Thùng nhựa, can, chai lọ đựng hoá chất. - Chất thải rắn từ trạm xử lí nước thải Cặn bùn của quá trình xử lí nước thải. Chai lọ đựng hoá chất của trạm xử lí. Rác từ song chắn rác. - Chất thải rắn sinh hoạt 5.2.2.4. Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm A. Giải pháp quy hoạch - Quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án trên cơ sở xem xét các vấn đề môi trường có liên quan: Lựa chọn hướng hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên. Xác định kích thước các vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa các nhà máy trong KCN để bảo đảm sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Bố trí hợp lí các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, kho bãi, khu hành chính và có dải cây xanh ngăn cách. Các hệ thống thải khí, ống khói cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lí. Khu vực bố trí trạm điện, khu xử lí nước thải, kho chứa rác phải đặt ở cuối hướng gió chủ đạo. - Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao. Từ đó giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí và xử lí chất thải. B. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn - Đối với nước thải Cải tiến việc quản lí nội tại và vận hành sản xuất Lên lịch sản xuất cụ thể và phù hợp nhằm giảm bớt việc làm sạch máy móc, thiết bị. Giảm nhu cầu sử dụng nước, thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, tránh rò rỉ. Pha chế thuốc nhuộm từ nhạt đến đậm để không phải làm sạch thùng chứa giữa các mẻ sản xuất. Tự động và tối ưu hoá quá trình giặt. Ngăn ngừa thất thoát, chảy tràn Sử dụng các thùng chứa, bể chứa đã được thiết kế hợp lí và chỉ sử dụng đường ống trong những mục tiêu đã định sẵn. Trang bị các bể chứa với hệ thống báo động và bơm tự động. Thử hệ thống báo động định kì. Duy trì sự toàn vẹn cho các thùng và bể chứa. Tách riêng các dòng chất thải : phân luồng dòng thải thành các loại nước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước nhiễm bẩn hoá chất Đây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lí rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lí. Giảm chất ô nhiễm trong quá trình tẩy: để giảm lượng chất tẩy dạng Clo mà vẫn đảm bảo độ trắng cần phải kết hợp tẩy 2 cấp. Cấp 1 tẩy bằng NaOCl có bổ sung NaOH, sau 10-15 phút bổ sung H2O2 và đun nóng để thực hiện tẩy cấp 2. Có thể thay thế NaOCl và NaOH bằng Peraxitacetic, tẩy ở điều kiện pH = 7-8 và dùng tẩy các loại hàng bông, đảm bảo độ trắng như chất tẩy chứa Clo. (Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường cho các dự án dệt nhuộm – CEFINEA) Giảm ô nhiễm kiềm trong nước thải ở công đoạn làm bóng: Thông thường người ta làm bóng vải theo phương pháp lạnh (điều kiện: nhiệt độ 10-20oC với dung dịch kiềm có nồng độ NaOH 280-300mg/lít và thời gian lưu vải trong bể làm bóng là 50 giây). Để giảm ô nhiễm kiềm, có thể thay phương pháp làm bóng lạnh bằng phương pháp làm bóng nóng với nhiệt độ 60-70oC, thời gian lưu là 20 giây và lượng kiềm tiết kiệm 7-10%. Có thể kết hợp làm bóng nóng và tận thu xút bằng phương pháp cô đặc. (Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường cho các dự án dệt nhuộm – CEFINEA). Phương pháp này có thể tiết kiệm được 15% nước, lượng hơi và 25% lượng xút so với phương pháp làm bóng lạnh. Từ đó tiết kiệm được lượng hoá chất để trung hoà khi giặt, giảm ô nhiễm, tốc độ làm bóng cao, nồng độ xút thấp. Khơi thông hệ thống thoát nước thải và giữ cho hố ga không bị tắc nghẽn. - Đối với khí thải Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Hoặc dùng nhiên liệu là khí hoá lỏng (gas) thay cho than, dầu. Thay đổi tỉ lệ dầu đốt và không khí cấp vào để quá trình cháy xảy ra hoàn toàn. Pha chế phụ gia vào dầu để thúc đẩy quá trình cháy. Chỉnh mũi phun dầu cho thích hợp. Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nống độ khí thải, địa hình, điều kiện khí hậu. Trong các phân xưởng cần được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng đồng thời chú ý điều kiện vi khí hậu trong phân xưởng (đặc biệt là những vị trí thao tác của công nhân) bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió cục bộ, Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi cần lắp đặt các thiết bị xử lí khí và bụi có công suất phù hợp. - Đối với chất thải rắn Đặt nhiều thùng rác ở nhiều vị trí và có màu sắc khác nhau tương ứng với từng loại chất thải rắn khác nhau để thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn. Bên ngoài thùng rác nên dán nhãn tên từng loại chất thải để dễ phân biệt. Rác nên được để trong kho hoặc bãi có mái che để tránh nước mưa thấm vào sẽ phát sinh nước rỉ rác. Đối với chất thải nguy hại cần thiết phải có kho chứa riêng biệt và bảo đảm an toàn. Xây thành hay rãnh cho khu vực chứa chất thải nguy hại để tránh việc thất thoát, chảy tràn. Khu vực này cần có bảng thông báo nguy hiểm và nên đặt ở nơi ít người qua lại. C. Tái chế, tái sử dụng - Tuần hoàn và sử dụng lại nước giặt cuối. - Sử dụng nhiều lần dịch nhuộm để tiết kiệm hoá chất và thuốc nhuộm. - Thu hồi dịch nhuộm bằng phương pháp siêu lọc, phương pháp này giúp nâng nồng độ thuốc nhuộm sau lọc lên 60-80 g/lít và đưa vào bể sử dụng lại. - Thu hồi và sử dụng lại dịch hồ từ công đoạn hồ sợi và rũ hồ bằng phương pháp siêu lọc. Nước thải sau rũ hồ và giặt có nồng độ 12-15g/lít sẽ được lọc cơ học để tách tạp chất sau đó qua màng siêu học. Sau siêu lọc, nồng độ hồ đạt được 80-150 g/lít và được tuần hoàn sử dụng lại. Phần nước trong cho quay ại làm nước giặt. Hệ thống này áp dụng để thu hồi các loại hồ tổng hợp PVA,CMC hay hỗn hợp của chúng. - Tuần hoàn, tái sử dụng nước làm lạnh sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước (giảm khoảng 30% lượng nước thải). 5.2.3. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm ngành giấy – bao bì 5.2.3.1. Tổng quan Giấy là sản phẩm được chế từ cellulose. Nguyên liệu của công nghiệp giấy là gỗ, tre nứa và một số thực vật khác. Có nhiều loại giấy : giấy cao cấp dùng để in ấn những sản phẩm đặc biệt, giấy in viết bình thường, giấy gói, giấy vệ sinh. Công nghiệp giấy sử dụng từ 1,5-3 tấn nguyên liệu khô tuyệt đối hay 3-6 tấn nguyên liệu có độ ẩm 50% để sản xuất ra 1 tấn bột giấy và để sản xuất ra 1 tấn giấy trắng phải dùng 500-550 m3 nước. (Nguồn: Lương Đức Phẩm – Công nghệ xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học – Nhà xuất bản Giáo Dục). Công nghệ sản xuất giấy gồm 2 quá trình: làm bột giấy và làm giấy từ bột giấy. Mỗi quá trình cho nước thải có tính chất, thành phần và mức độ ô nhiễm khác nhau. 5.2.3.2. Quy trình công nghệ Hình 13 : Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy Nguyên liệu thô Xử lí nguyên liệu Nấu Rửa Tẩy trắng Nghiền bột Xeo giấy Sấy Sản phẩm Nước rửa Nước rửa Hoá chất nấu, hơi nước Hoá chất tẩy Chất độn, phụ gia Hơi nước Nước ngưng Dầu, phèn, nước, hơi nước Cô đặc – đốt – xút hoá Dịch đen Nước ngưng Dung dịch kiềm tuần hoàn Nước ngưng Nước thải Nước thải Nước thải 5.2.3.3. Các dòng thải chính A. Nước thải - Nước thải từ công đoạn rửa nguyên liệu có các chất hữu cơ, đất đá, sỏi cát, vỏ cây, thuốc bảo vệ thực vật, tạp chất, - Nước thải từ công đoạn nấu và rửa sau nấu chứa nhiều chất hoà tan, nhiều chất nấu và một phần xơ sợi. Nước thải có màu đen (dịch đen). Thành phần hữu cơ trong dịch đen chủ yếu là lignin hoà tan trong kiềm, ngoài ra còn có các sản phẩm phân huỷ hydratcacbon và các axit hữu cơ. Thành phần vô cơ gồm những hoá chất đưa vào nấu, một phần nhỏ là xút, Na2S, Na2SO3, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm sulfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. - Nước thải từ công đoạn tẩy trắng bột giấy : các hợp chất hữu cơ (trong đó có lignin hoà tan) kết hợp với chất tẩy ở dạng độc hại. Nước thải có độ màu, giá trị COD và BOD5 rất cao. - Nước thải trong công đoạn xeo giấy chứa chủ yếu là bột giấy và chất phụ gia như Caolin 10%, nhựa thông và một số chất khác. Nước thải chứa hàm lượng SS cao; giá trị COD, BOD5 lớn. B. Khí thải - Khí thải do quá trình đốt nhiên liệu than hoặc dầu FO, DO sinh ra hỗn hợp các khí NOx, SOx, Cox, CxHy, và mụi khói, bụi than. - Khí Clo bốc lên từ quá trình tẩy trắng. Khí clo có thể gây ảnh hưởng nhất thời cho công nhân tiếp xúc trực tiếp như khó thở, cay mắt nồng độ clo càng cao thì các biểu hiện trên càng rõ rệt. - Nước thải sản xuất có nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh, đồng thời do vi sinh vật phân huỷ các hợp chất hữa cơ trong nước thải gây mùi khó chịu. C. Chất thải rắn - Tạp chất lắng, tạp chất nổi từ công đoạn gia công nguyên liệu thô. - Các chai lọ, bao bì đựng hoá chất. - Bùn cặn từ các công trình xử lí nước thải. - Chất thải sinh hoạt của công nhân viên. 5.2.3.4. Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm A. Giải pháp quy hoạch: tương tự những giải pháp đã đề xuất cho ngành dệt nhuộm. B. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn Cải tiến việc quản lí nội tại Sửa chữa hoặc bịt đúng lúc các chỗ rò rỉ nước hoặc hơi trên các đường ống, van, Lắp đặt máng để thu gom chất thải từ sàng. Che đậy các hệ thống vận chuyển nguyên liệu dạng bột và các bể chứa bằng nắp thích hợp. Hệ thống gom và chứa chất thải thích hợp cho khâu chuẩn bị nguy6en liệu thô. Có mặt nạ phòng độc cho công nhân pha chế hoá chất. Kiểm soát tốt quá trình sản xuất Kiểm soát áp suất nước cắt lề trên máy xeo giấy. Cơ chế kiểm soát cung cấp nhiên liệu cho lò hơi. Bảo dưỡng đều đặn đối với những bộ phận chính của các thiết bị và hệ thống phụ trợ. Tối ưu hoá các thông số vận hành. Kiểm tra các bộ phận trước khi vận hành để giảm thiểu các phế phẩm. Lên lịch sản xuất phù hợp để giảm bớt việc làm sạch máy móc, thiết bị. Thay đổi nguyên liệu đầu vào Thay thế tẩy Clo bằng tẩy không clo. Chọn nguyên liệu thô có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm của công ty. Sử dụng hoá chất khác thay cho phèn ở công đoạn xeo giấy. Cải tiến thiết bị Lắp đặt các thiết bị kiểm soát. Lắp đặt thiết bị đo độ sệt của bột giấy khi đưa vào máy xeo. Lắp đặt thiết bị thổi tốc độ cao trong máy sấy. Bảo ôn tất cả các đường ống, van , và thiết bị nấu sử dụng hơi. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải : trong công đoạn nấu sinh ra dịch đen rất khó phân huỷ và các hoá chất nấu, để giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong dịch đen có thể tham khảo những biện pháp sau: Tách dịch đen đậm đặc ban đầu từ lưới gạn bột giấy và tuần hoàn lại ở nồi nấu sẽ giảm được lượng kiềm trong dịch thải. Thu hồi hoá chất từ dịch đen bằng công nghệ cô đặc – đốt – xút hoá sẽ làm giảm 85% giá trị COD. Có thể thay hoá chất tẩy clo bằng H2O2 và O3. C. Tái chế, tái sử dụng - Nước thải trong quá trình xeo giấy có thể tuần hoàn và sử dụng lại nhiều lần, có thể dùng cho bộ phận tạo hình giấy hoặc dùng cho bộ phận chuẩn bị nguyên liệu cho máy xeo, hoặc có thể dùng gián tiếp qua bể lắng để thu hồi giấy và xơ sợi. Chuẩn bị nguyên liệu vào máy sấy Xeo giấy Tạo hình Khử nước Ép Sấy Nước cấp Giấy Nước ngưng Lắng thu hồi bột, sợi Nước thải Hình 14 : Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong quá trình xeo giấy - Có thể tái sử dụng phế phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách nghiền lại thành bột nhờ đó có thể bỏ qua các bước công nghệ như gia công nguyên liệu thô, nấu, rửa, tẩy trắng. - Thu mua các loại giấy vụn của các công ty khác trong phạm vi KCN có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn của sản phẩm để có thể bỏ qua các bước công nghệ gây ô nhiễm. 5.2.4. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm ngành nhựa – cao su 5.2.4.1. Tổng quan Cao su gồm dạng mủ nước (latex) và cao su dạng khô. Cao su khô là sự đông tụ latex. Phần chủ yếu trong cao su là hợp chất hydrocacbon (C5H8)n. Tạp chất chiếm 3-5% gọi là phần không cao su. Phần hydrocacbon của cao su thiên nhiên có cấu trúc polimer. Cao su thiên nhiên là một polimer có độ phân hoá cao, phân tử lượng trung bình khoảng 104-107. Cao su hoà tan được trong nhiều dung môi hữu cơ không phân cực. Mủ nước là mủ dùng để chế biến cao su tờ không pha loãng (là loại cao su không pha thêm nước khi chế biến) hoặc là mủ để chế biến cao su tờ pha loãng (khi chế biến, mủ được pha loãng bằng nước để hàm lượng cao su khô DRC còn lại khoảng 14-18%). Mủ tạp dùng chế biến cao su crep và cao su khối. Mủ tạp gồm: mủ chén, mủ miệng, mủ dăm, mủ đông tự nhiên, mủ đất và chế biến mủ tờ khi đánh đông. 5.2.4.2. Quy trình công nghệ Bước 1: Đánh đông mủ latex. Mủ được đưa vào các bể lắng kích thước lớn, khuấy trộn đều với nước để khống chế hàm lượng DRC ở 25% trước khi đánh đông mủ trong các mương dài bằng cách thêm axit formic và axit acetic 2%. Bước 2: Gia công cơ học. Khối mủ đông được cắt thành khối hoặc dãy dài tuỳ theo yêu cầu và đưa đến dàn tưới để rửa sạch. Sau đó đưa đến dàn cán tạo tờ. Bước 3: Làm ráo nước và sấy khô. Tờ cao su khi đã ráo nước sẽ đem vào nhà xông sơ bộ trong 24 giờ ở 40-45oC. Sau đó cho vào lò xông 3-4 ngày ở 45-70oC. A. Quy trình chế biến mủ nước (Hình 15 : Quy trình chế biến mủ nước) Mủ nước Lọc, pha loãng Nước pha loãng Nước thải Nước thải Nước thải Đánh đông Axit formic, axit acetic Cán, cắt Nước ngâm rửa Sấy Ép kiện Sản phẩm B. Quy trình chế biến mủ tạp (Hình 16 : Quy trình chế biến mủ tạp) Mủ tạp Ngâm rửa mủ Nước ngâm rửa Nước ngâm rửa Nước ngâm rửa Nước thải Băm thô Cán, cắt Nước thải Nước thải Sấy Ép kiện Sản phẩm 5.2.4.3. Các dòng thải chính A. Nước thải : gồm nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt. Nước thải sản xuất là dòng thải đáng quan tâm nhất. Nước thải sản xuất sinh ra từ công đoạn đánh đông, cắt, ngâm rửa và cán thành tờ. Nước thải có thành phần như: axit acetic, axit formic, amoniac, chất rắn lơ lửng, cao su vụn hình thành từ cán ép và các chất hữu cơ hoà tanKết quả phân tích nước thải cho thấy nồng độ ô nhiễm như sau: pH = 5-5,5; SS = 1000mg/l; COD = 6000mg/l; BOD5 = 4000mg/l. Nước thải từ dây chuyền chế biến mủ nước : sử dụng mủ nước có bổ sung amoniac chống đông, sau đó dùng axit acetic, axit formic để đánh đông. Do đó, ngoài tính chất chung là nồng độ BOD, COD, SS cao cón có các hạt cao su chưa keo tụ, độ pH thấp, nồng độ N cao. Thông thường, nước thải sau khi đánh đông có màu trắng đục như sữa, màu trắng đục này còn thể hiện khả năng keo tụ không hoàn toàn của mủ nước. Mặt khác, lượng amoniac chống đông hoặc lượng axit đánh đông quá cao hoặc do quá trình đông tụ kéo dài sẽ làm đen màu nước thải. Nước thải dây chuyền chế biến mủ tạp : mủ tạp có lẫn nhiều tạp chất như đất cát, lá cây và những chất lơ lửng khác. Trong quá trình ngâm rửa mủ, nước thải chứa nhiều đất cát nên thường có màu nâu đỏ. Nồng độ BOD, COD thấp hơn nước thải từ dây chuyền chế biến mủ nước. Nói chung, nước thải từ các công đoạn chế biến mủ cao su đều chứa một lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ thông qua các chỉ tiêu BOD, COD rất cao kết hợp với các hoá chất sử dụng trong chế biến mủ và mùi hôi tự nhiên của cao su sinh ra do men phân huỷ protein trong môi trường axit (tạo thành nhiều chất khí khác nhau như: NH3, CH3COOH, H2S, CH4, ) làm nước thải cao su có mùi hôi đặc trưng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí xung quanh. B. Khí thải - Dầu sấy cao su là loại dầu nặng (FO hoặc DO), có thể dùng củi than nên sẽ sinh ra các khí độc hại như COx, NOx, SOx, THC, bụi, Ngoài ra trong quá trình sấy, một lượng khí gây mùi hôi sẽ phát tán vào môi trường. - Hoạt động chế biến mủ cao su sử dụng một lượng axit acetic trong công đoạn đánh đông mủ nước. Sau quá trình gia công cơ học sẽ sấy ở nhiệt độ cao (100-120oC) nên một lượng khí thải độc hại sẽ sinh ra với thành phần chủ yếu là các hydrocacbon. - Mùi hôi là đặc trưng cơ bản của ngành sản xuất cao su. Mùi hôi một phần phát sinh từ nguyên liệu mủ tạp do dự trữ số lượng lớn, thời gian dự trữ dài. Bên cạnh đó, công đoạn chống đông cho nguyên liệu mủ nước sử dụng NH3 là chất dễ phát tán và không khí và tạo nên mùi đặc trưng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hường đến sức khoẻ của công nhân. C. Chất thải rắn : gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Chất thải sản xuất sinh ra từ quá trình xử lí nguyên liệu, gia công cơ học (nguyên liệu rơi vãi, cắt xén, bùn hữu cơ thu được từ công đoạn xử lí nguyên liệu mủ tạp, chất rắn đông tụ). Ngoài ra còn có bùn thải từ công trình xử lí nước thải, bao bì chứa nguyên liệu 5.2.4.4. Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm A. Giải pháp quy hoạch: tương tự những giải pháp đã đề xuất cho ngành dệt nhuộm. Tuy nhiên, đối với ngành nhựa – cao su, nên tập trung các doanh nghiệp theo phân khu nhất định và cần thiết phải đặt ở cuối hướng gió chủ đạo để tránh phát tán mùi trong không khí gây ảnh hưởng đến những ngành khác. B. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn - Quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của nguyên liệu đầu vào để hạn chế tối đa việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng không đạt yêu cầu. - Rút ngắn thời gian dự trữ nguyên liệu để tránh phát sinh mùi hôi do dự trữ với số lượng lớn và thời gian dài. - Kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm để tránh hư hỏng hay quá hạn sử dụng. - Làm sạch nguyên liệu thô trước khi đưa vào sản xuất. - Tối ưu hoá các thông số vận hành như nhiệt độ, áp suất, thời gian sấy sản phẩm để giảm bớt các sản phẩm phụ và sự phát sinh chất thải. - Tính toán lượng hoá chất cần thiết để sử dụng sao cho vừa đủ. Lượng amoniac vừa đủ khi chống đông cho nguyên liệu mủ nước sẽ làm giảm bớt mùi hôi phát sinh. - Thay nhiên liệu than, dầu trong các nhà xông, lò sấy bằng năng lượng điện. Nhờ vậy giảm sử dụng tài nguyên (than, dầu), giảm lượng bụi than và các khí độc sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Huấn luyện nhân viên về vận hành và sức chứa của các kho lưu trữ nguyên vật liệu. - Giữ khoảng cách giữa các loại hoá chất khác nhau để tránh các phản ứng hoá học trong trường hợp có sự rò rỉ. - Cải tiến về tự động hoá, ở những khâu có phát sinh chất độc hại nên được tự động hoá để tránh sự phơi nhiễm của công nhân. C. Tái chế, tái sử dụng Xây dựng hệ thống tái sử dụng nguồn nước bằng cách thu hồi tuần hoàn lượng nước làm lạnh và ngưng tụ hơi nước góp phần làm giảm nước thải ra khu vực và giảm chi phí sử dụng nước. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động thuộc các ngành dệt nhuộm, giấy – bao bì, nhựa – cao su. . . là các ngành sản xuất phát sinh lượng chất thải nhiều. Nghiên cứu các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm cho KCN Tân Tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ra các kinh nghiệm triển khai cho các KCN khác cũng như góp phần bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm thích hợp nhằm cải thiện môi trường, góp phần hoàn thiện và định hướng quản lí môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững cho KCN Tân Tạo. Các kết quả của luận văn có thể đúc kết như sau: Đã trình bày cụ thể phương pháp luận ngăn ngừa ô nhiễm, bao gồm khái niệm, các cách tiếp cận quản lý môi trường, nguyên lý của ngăn ngừa ô nhiễm, các biện pháp kỹ thuật trong ngăn ngừa ô nhiễm, lợi ích của ngăn ngừa ô nhiễm. Đã phân tích tổng quan các thông tin về khu CN Tân Tạo: sự hình thành, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển của khu công nghiệp. Phân tích hiện trạng môi trường KHCN Tân Tạo, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Hiện trạng môi trường KCN Tân Tạo tương đối tốt tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề sau: Ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi của các doanh nghiệp sản xuất; Ô nhiễm và vấn đề giám sát việc xử lí nước thải sản xuất của các nhà máy; Sự thiếu thông tin về chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại; Dòng thông tin môi trường giữa Ban Quản Lí và các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn chưa được thiết lập một cách thông suốt và hiệu quả. 4) Đã ứng dụng phương pháp luận ngăn ngừa ô nhiễm vào KCN Tân Tạo bao gồm xây dựng khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện (bao gồm Chương trình cam kết thực hiện tự nguyện, Chương trình khuyến khích về kinh tế, Các qui định trực tiếp, Các qui định gián tiếp ) và áp dụng khung chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện đó vào khu công nghiệp Tân Tạo và đề xuất tiến độ thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện đã đề nghị. 5) Đã phân tích kết quả điều tra tại các doanh nghiệp về khả năng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm đối với một số ngành sản xuất cụ thể: Dệt nguộm, Giấy - bao bì và Nhựa cao su. Nội dung phân tích gồm tổng quan về ngành, phân tích quy trình công nghệ, các dòng thải chính và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Ngăn ngừa ô nhiễm là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì đây lại là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần hướng đến. Vì vậy, tác giả hi vọng các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho KCN Tân Tạo để xây dựng và triển khai một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện, góp phần vào việc bảo vệ môi trường công nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh. KIẾN NGHỊ Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm có một hạn chế đó là khi doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp này đạt được những hiệu quả nhất định về mặt môi trường thì cũng không có một tổ chức hay cơ quan chức năng nào cấp giấy chứng nhận cho họ. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên xem xét và cấp các loại giấy chứng nhận tuỳ vào mức độ áp dụng các biện pháp cũng như hiệu quả mà các doanh nghiệp đã đạt được qua đó duy trì hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm vì đây là một chu trình khép kín và liên tục phát triển. Đối với Ban Quản Lí KCN Tân Tạo : - Cần nhanh chóng xây dựng kho lưu trữ và các bãi trung chuyển phục vụ cho việc hình thành Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải như đã đề xuất ở chương 3. - Thiết lập mạng thông tin nội bộ để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về môi trường cho các doanh nghiệp. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề để các doanh nghiệp bổ sung nhận thức về môi trường, về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm toàn diện, đưa ra các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải nỗ lực để thoả mãn các qui định về kiểm soát ô nhiễm. - Cần chú ý phân vùng, phân lô cho hợp lí tại Khu Mở Rộng vì hiện nay tại đây chỉ mới có 10 doanh nghiệp đang hoạt động. Việc qui định các nhóm ngành ở những khu riêng sẽ làm giảm khả năng lan truyền ô nhiễm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCVAN_ Lysua.doc
  • docCamon.doc
  • docDANH MUC BANG.doc
  • docDANH MUC HINH.doc
  • docmlucLysua.doc
  • docmot so hinh.doc
  • docnhvu.doc
  • docNHXET.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docsodo.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • doctom tat.doc
  • doctrang 1.doc
  • doctrang lot.doc
  • docTRAO DOI CT.doc
  • docviet tat.doc
Tài liệu liên quan