Đề tài Nghiên cứu và phân tích đặc điểm phát triển địa chất Kainozoi bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các bể trầm tích Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam, bể Cửu Long được xếp hàng đầu về mức độ nghiên cứu cũng như tính hấp dẫn về phương diện kinh tế Dầu khí. Trữ lượng và tiềm năng dự báo khoảng 700 – 800 triệu m3 quy đổi dầu chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng tiềm năng toàn quốc. Bể được lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên, đôi chỗ chứa than với bề dày ở phần Trung tâm đạt trên 8000m và mỏng dần về phía các cánh. Hoạt động dầu khí ở đây được triển khai từ đầu những năm 1970, đến nay đã khoan thăm dò và phát hiện dầu trong Oligoxen, Mioxen dưới và móng phong hoá nứt nẻ. Dầu được khai thác đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ cho đến nay đã có thêm nhiều mỏ được đưa vào khai thác là mỏ Rồng, Rạng Đông và Ruby và nhiều phát hiện dầu khí khác cần được thẩm lượng. Đặc biệt việc mở đầu phát hiện dầu trong móng phong hoá nứt nẻ ở mở Bạch Hổ là sự kiện nổi bật nhất, không những làm thay đổi phân bố trữ lượng và đối tượng khai thác mà còn tạo ra một quan niệm địa chất mới cho việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.Với khoảng 100 giếng khai thác dầu từ móng của 4 mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, và Ruby cho lưu lượng giếng hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng đạt tới trên 1000tấn/ngày đêm đã và đang khẳng định móng phong hoá nứt nẻ có tiềm năng dầu khí lớn là đối tượng chính cần được quan tâm hơn nữa trong công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong tương lai của bể Cửu Long và vùng kế cận. Ngoài ra các dạng bẫy phi cấu tạo trong trầm tích Oligocen là đối tượng hy vọng có thể phát hiện các mỏ dầu khí mới ở đây. Tuy nhiên theo đánh giá một cách có cơ sở thì đến nay con số đã được phát hiện chiếm khoảng 71% và trữ lượng chưa phát hiện là khoảng 29%. Như vậy gần 1/3 trữ lượng chưa xác định rõ sự phân bố và thuộc đối tượng nào. Câu hỏi đặt ra cho ta phải suy nghĩ về phương hướng và cách tiếp cận để mở rộng công tác tìm kiếm và thăm dò ở khu vực này. Vì lý do đó mà học viên đã chọn bể trầm tích này để làm luận văn với tiêu đề: Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí. 2. Mục tiêu của luận văn - Nghiên cứu các đặc điểm phát triển địa chất nhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển các cơ chế thành tạo và phạm vi ranh giới của bể Cửu Long - Xác định đặc điểm địa chất, các phân vị địa tầng của bể - Xác định đặc điểm cấu trúc, kiến tạo, hệ thống đứt gãy, hoạt động núi lửa và các pha nghịch đảo kiến tạo trong Kainozoi - Nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí nhằm đánh giá và dự báo tiềm năng dầu khí của bể 3. Kết quả đạt được của luận văn Làm sáng tỏ các đặc điểm phát triển địa chất trong Kainozoi và tiềm năng khoáng sản dầu khí của bể trầm tích Cửu Long 4. Ý nghĩa Khoa học Các kết quả đạt được của luận văn này có thể làm sáng tỏ thêm quá trình lịch sử phát triển địa chất trong Kainozoi và các yếu tố khác trong hệ thống dầu khí như đá sinh, đá chứa, đá chắn, bẫy, thời gian sinh thành và dịch chuyển khi dầu khí sinh ra từ các tập đá mẹ đến nạp vào các bẫy. Kết quả này có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà lãnh đạo hoạch định phương hướng chiến lược tìm kiếm tiếp theo trong thời gian tới 5. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể áp dụng một phần trong công tác tìm kiếm – thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long trong thời gian tới. 6. Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Tạ Trọng Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chất Dầu khí, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bản luận văn, học viên cũng đã được KS. Trần Hữu Thân, cán bộ TTNC Biển và Đảo, các thầy cô trong Bộ môn Địa chất Dầu khí và cán bộ của TTNC Biển và Đảo giúp đỡ tận tình, cung cấp tài liệu và phương tiện để học viên hoàn thành được bản luận văn này. Nhân dịp này học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình xây dựng và viết luận văn. Học viên cũng xin gửi tới gia đình, người thân và bè bạn đã tạo mọi điều kiện cho học viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, 8 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ BỂ CỬU LONG 8 1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ 10 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 10 1.2.2 Giai đoạn sau năm 1975 11 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU 14 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG – MAGMA BỂ CỬU LONG 14 2.1.1 Móng trước Kainozoi 15 2.1.2 Trầm tích Kainozoi 17 2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - KIẾN TẠO VÀ LỊCH SỬ KIẾN TẠO 29 2.2.1 Vị trí kiến tạo bể trầm tích Cửu Long 29 2.2.2 Đặc điểm cấu trúc 30 2.2.3 Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long 49 CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57 3.1 .PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BỂ TRẦM TÍCH 57 3.2 PHƯƠNG PHÁP MINH GIẢI VÀ PHÂN TÍCH ĐỊA CHẤN ĐỊA TẦNG 59 3.3 PHƯƠNG PHÁP KAROTA 64 3.4 PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ PHÂN TÍCH MẶT CẮT PHỤC HỒI 65 3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG DẦU KHÍ 65 3.6 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG LẮNG ĐỌNG VÀ PHÂN HỦY VẬT CHẤT HỮU CƠ 68 3.7 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ GIÀU VẬT CHẤT HỮU CƠ (VCHC) CỦA ĐÁ MẸ 69 3.8 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LOẠI KEROGEN. 70 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỂ CỬU LONG 72 4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG DẦU KHÍ BỂ CỬU LONG 72 4.1.1. Đặc điểm đá sinh 73 4.1.2. Đặc điểm đá chứa 89 4.1.3. Đặc điểm đá chắn 99 4.1.4. Đặc điểm các loại bẫy 102 4.1.5. Di cư và tích tụ dầu khí 107 4.2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

doc8 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phân tích đặc điểm phát triển địa chất Kainozoi bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và phân tích đặc điểm phát triển địa chất Kainozoi bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí, có thể rút ra những kết luận sau đây: Bể Cửu Long được hình thành là do quá trình dập vỡ, tách giãn, sụt lún đá móng cổ trước Kainozoi và được tích tụ bởi trầm tích lục địa, biển nông, ven bờ từ cuối Eocen đến Pliocen – Đệ Tứ Quá trình phát triển của bể Cửu Long trải qua 3 giai đoạn Giai đoạn trước tạo rift Giai đoạn tạo rift Giai đoạn sau tạo rift Bể Cửu Long có 3 tầng sinh là Eocen - Oligocen dưới (E2+ E3 1) Oligocen trên (E3 2 ) Miocen dưới (N1 1) Nhưng trong đó chỉ có 2 tầng sinh Eocen – Oligocen dưới và Oligocen trên là đủ điều kiện sinh dầu khí Bể Cửu Long có được một điều kiện rất thuận lợi là khi dầu - khí sinh ra từ các tầng sinh thì các bẫy đã có sẵn để nạp dầu – khí, đó là các khối nhô móng bị nứt nẻ thuộc phần trung tâm bể được bao quanh bởi các tầng sinh khá dày Eocen – Oligocen dưới (E2+ E3 1) và Oligocen trên (E3 2 ) nên chúng dễ dàng được nạp ngay vào đá chứa và được lưu giữ thành bẫy nếu ở đó có đủ điều kiện chắn. Móng nứt nẻ là một đối tượng chứa dầu khí chủ yếu và phổ biến ở bể Cửu Long, là một loại bẫy đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà cho cả thế giới KIẾN NGHỊ Cần tiếp tục tìm kiếm và phát hiện dầu mới trong những đối tượng có quy mô nhỏ hơn và phức tạp hơn. Cần nghiên cứu và làm rõ hơn lịch sử địa chất, tướng đá cổ địa lý qua từng thời kỳ để xác định cụ thể hơn diện phân bố, quy luật phát triển các tập đá chứa, đá chắn của từng hệ tầng nhằm tìm kiếm thăm dò các bẫy phi cấu tạo. Đối với đá móng nứt nẻ cũng cần phải được nghiên cứu chi tiết hơn, xác định độ tin cậy cao hơn để tìm kiếm và phát triển mỏ đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao hơn. Cần lựa chọn và áp dụng những giải pháp công nghệ cao nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu khí. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đỗ Bạt, Phan Huy Quynh, 1986. Liên hệ địa tầng trầm tích Đệ tam các bể dầu khí Việt Nam, Lưu trữ VDK (Đ/c 137). Đỗ Bạt, 1987. Địa tầng trầm tích Kainozoi bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam. Lưu VDK. Đỗ Bạt, Phan Huy Quynh, 1993. Địa tầng trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam. Lưu trữ VDK. Đỗ Bạt, Phan Huy Quynh. 1996. Báo cáo nghiên cứu địa tầng các giếng khoan miền trũng Hà Nội, Vịnh bắc Bộ, miền Trung, bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Lưu VDK. Đỗ Bạt, 2000. Địa tầng và qúa trình phát triển trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam. Hội nghị KHKT 2000 - ngành Dầu khí trước thềm thế kỷ 21. Đỗ Bạt, 2001. Địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ tam thềm lục địa TN Việt Nam. Hội nghị khoa học kỷ niệm 20 năm VietsovPetro và khai thác tấn dầu thứ 100 triệu. Nguyễn Địch Dỹ, Trần Nghi và nnk, 1997. Điều kiện lắng đọng trầm tích- cổ địa lý các tầng chứa dầu khí trong trầm tích Oliogocen hạ mỏ Bạch Hổ thuộc bể Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài. Hà Nội. Trần Lê Đông, Phùng Đắc Hải và Phạm Tuấn Dũng, 2000. Mô hình địa chất các thân chứa trong trầm tích Oligocen dưới mỏ Bạch Hổ. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghiệp dầu khí bên thềm thế kỉ 21, PetroVietNam, 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Phan Trung Điền và nnk, 1993. Đánh giá tiềm năng dầu khí bể Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành. Lưu trữ Viện Dầu Khí Việt Nam. Nguyễn Giao, 1983. Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí trầm tích Đệ tam đồng bằng sông Cửu Long. Lưu trữ VDK. Hồ Đắc Hoài và Lê Duy Bách, 1990. Địa chất thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận. Báo cáo khoa học đề tài 48B.03.01. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Phạm Xuân Kim, Dương Đức Quảng, Cù Minh Hoàng, 2000. Đặc tính thạch học đá chứa lục nguyên Miocen dưới, Oligocen dưới mỏ Bạch Hổ và các khu vực kế cận thuộc bể Cửu Long. Tuyển tập Hội nghị KHKT Dầu khí, Tập I, Vũng Tàu Vũ Văn Kính, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Trọng Tín và nnk (2000-2002). Tổng hợp đánh giá kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí thềm lục địa CHXHCN Việt Nam giai đoạn 1998-2000. đề tài cấp ngành, Viện dầu Khí. Lê Như Lai và nnk, 1996. Tân kiến tạo thềm lục địa trung Việt Nam. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển. Tập II, Hà Nội. Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Nghi, 2005. Giáo trình Địa chất biển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Nghi, 2003. Giáo trình Trầm tích học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Nghi (năm 2003-2004) chủ biên thành lập “Bản đồ các thành tạo Đệ tứ biển Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1:1.000.000”. Trần Nghi, Cb, 2004. Đặc điểm địa chất tầng nông vịnh Bắc Bộ. TTBC ”Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trường biển vịnh Bắc Bộ, mã số KC 09-17. Hải Phòng, 11/2004. Trần Nghi và nnk (2002). Bản đồ trầm tích đáy biển thềm lục địa Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1/1.000.000. Phân Viện hải dương học tại Hà Nội. Trần Nghi (2000-2001). "Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và chính xác hóa địa tầng trầm tích Kainozoi mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long”, đề tài hợp đồng giữa liên doanh dầu khí Vietsovptro và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trần Nghi, Trần Lê Đông và nnk, 2001. Tiến hóa môi trường trầm tích trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực khu vực mỏ Bạch Hổ bể Cửu Long. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 20 năm thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Vietsopetro và khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu. Vũng Tàu. Phạm Hồng Quế, 1994. Lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long. Tạp chí Dầu Khí. PetroVietnam, tr15 -18. Hoàng Văn Quý và nnk, 1997. Chính xác hóa cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí mỏ Rồng theo các vùng tối. Vietsopetro. Vũng Tàu. Ngô Thường San, Cù Minh Hoàng, Lê Văn Trương, 2005. Tiến hoá kiến tạo Kainozoi: Sự hình thành các bể chứa hydrocacbon ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “30 năm dầu khí Việt Nam: Cơ hội mới, thách thức mới”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Quyển 1, tr. 87÷103. Ngô Thường San, 1975. Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí thềm lục địa Việt Nam. Lưu trữ VDK Hoàng Phước Sơn, 2001. Đặc điểm thành tạo, quy luật phân bố và phát triển các trầm tích chứa dầu khí Oligocen dưới khu vực Đông Nam bể Cửu Long. Luận án Tiến sĩ Địa chất. Hà Nội. Nguyễn Trọng Tín và nnk (1995). Đánh giá tổng hợp tiềm năng dầu khí thềm lục địa CHXHCN Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước. Viện Dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 2008. Địa chất và tài nguyên dầu khí. Phan Tiến Viễn, 2005. Nâng cao hiệu quả xử lý số liệu địa chấn trong điều kiện cấu trúc địa chất phức tạp ở bồn trũng Cửu Long. Luận án Tiến sỹ. Ngô Xuân Vinh, Lê Văn Trương và Vũ Trọng Hải, 2003. Đá macma phun trào ở bể Cửu Long và đặc tính chứa của chúng. Trong: Viện Dầu khí 25 năm xây dựng và trưởng thành.NXB KHKT, Hà Nội. 194-214 Ngô Xuân Vinh, 2000. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến tính chất thấm chứa của đá vụn lục nguyên Miocen - Oligocen bể Cửu Long. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “Ngành Dầu khí trước thềm thế kỷ 21”, NXB Thanh niên, Hà Nội. Viện dầu khí, 1993. Báo cáo tổng kết đánh giá tiềm năng dầu khí bể Cửu Long, Hà Nội, 1993 Vietsopetro, 1988, 1991, 1997, 2002. Báo cáo trữ lượng mỏ Bạch Hổ Tài liệu tiếng nước ngoài Anastasiu. W, 1988. Pettologie Sedimentara Fditura Tehnica, Bucuresti 1988. Angelier, J., 1990. Inversion of field data in fault tectonics to obtain the regional stress - III. A new rapid direct inversion method by analytical means. Geophysical Journal International, 103: 363-376. Anderson R.N., 1980. Update of Heat Flow in the East and Southeast Asian Sea, in the Tectonic and Geology Evolution of Southeast Asian Seas and Islands. Part 1. Hayes.D.D. Edition, Geophys. Monography Series, Vol 23. AGL. Washington D.C. pp 318-326, Gwang H.Lee, Keumsuk Lee, and Joel S.Watkins, 2001. Geologic evolution of the Cuu Long and Nam Con Son basins, offshore southern Vietnam, South China Sea. The Amer.Assoc.of Petrol.Geologists,v. 85,No.6, pp.1055-1082. Robert Hall, 1997. Cenozoic tectonics of Southeast Asia and Australasia. Proceedings of the petroleum systems of Southeast Asia and Australasia conference, Indonesian Petroleum Association Hall Taylor Brian, Hayes D.E, 1983 Origin and history of the South China Sea basin. Lamont – Doherty geological observatory of Columbia University Palisades, New York VRJ Report, 2007. Hydrocarbon potential evaluation in the Soi area on block 09-3 offshore Vietnam. September 2007. VRJ-PVEP, 2006. Evaluation of the sandstone plays of the Oligocen and Lower Miocen sections within block 09-3 and evaluation of the oil potential. October 2006. VPI, 2006. Geochemistry report of 09-3-DM-2X well. December 2006. VRJ-SVGMD, 2007. Structural and tectonic development in the Soi area on block 09-3 offshore Vietnam. September 2007. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBe Cuu long-ketluan.doc
  • docBe Cuu long-mucluc.doc
  • docBe Cuu long-chuong3.doc
  • docBe Cuu long-chuong1.doc
Tài liệu liên quan