Đề tài Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên

Có thể nói trong tất cả các dạng bất bình đẳng xã hội thì bất bình đẳng giới tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Bởi thế mà các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới cũng tuy đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc. Bình đẳng giới cho đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều quốc gia trong quá trình phát triển của mình. Để xoá bỏ được bất bình đẳng giới thì cần phải có sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Bắt đầu từ những chủ trương, chính sách của Nhà Nước, đến những biến đổi trong cơ cấu gia đình và cuối cùng là sự giác ngộ trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Với hy vọng sẽ rút ngắn được khoảng cách giới trong gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: - Tuy Luật pháp của nước ta đã công nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ nhưng trong thực tế một số điều khoản còn chưa được áp dụng. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi và thường xuyên những điều luật trong đó khẳng định rõ quyền bình đẳng của người phụ nữ là rất cần thiết đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - những nơi xa trung tâm, trình độ dân trí không cao, người dân không có điều kiện tiếp xúc kịp thời hoặc chưa hiểu biết rõ về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.

doc92 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong xã hội ngày nay. Cái cung cách ứng xử “ sai khiến - phục tùng” giưã chồng và vợ vẫn còn len lỏi chỉ có điều nó chuyển sang một dạng thức khác, với mức độ dường như là “nhẹ nhàng” hơn một chút là “nhường nhịn” để sao cho trong ấm ngoài êm. Bất bình đẳng giới vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Có chăng cũng chỉ là ở một số ít các gia đình và người chồng và người vợ đã có những “giác ngộ” về sự bình đẳng nam nữ. Sự phân công vai trò giới vẫn còn là hiện tượng phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống gia đình. Ngay cả trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng. Một lĩnh vực đòi hỏi phải có sự hợp tác cao nhất giữa cha và mẹ thì mới mong có được sự phát triển hoàn thiện cả về năng lực cũng như phẩm chất, trí tuệ của đứa con sau này. sự phân công vai trò giáo dục này không chỉ biểu hiện trong quan niệm về người giáo dục, trong thời gian dành cho việc giáo dục con cái, trong những nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên mà còn thể hiện rất rõ trong cả phương pháp mà ngưòi cha và người mẹ sử dụng để giáo dục cho con cái của mình. Những số liệu đã thu thập được về phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi vị thành niên cho thấy là ở các gia đình có con trong độ tuổi vị thành niên cha mẹ rất quan tâm đến được giáo dục đạo đức cho con cái. Cụ thể là trong số 180 người được hỏi thì chỉ có 7 người không dùng phường pháp nào để dạy con, chiếm tỉ lệ 3,9%. Như vậy là rất khớp với việc cha mẹ thường xuyên dành thời gian để giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên. Như chúng tôi đã phân tích trong những phần trước do sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, sự mở cửa du nhập của nhiều nền văn hoá khác nhau vào Việt Nam nên môi trường xã hội trở nên phức tạp hơn trước. Môi trường xã hội là một yếu tố tác động nhiều đến những suy nghĩ, quan niệm và lối sống đạo đức của trẻ vị thành niên hiện nay. Bên cạnh đó theo như quá trình xã hội hoá của cá nhân thì trẻ đã bắt đầu có sự nhập vai trong các vai trò xã hội của mình. Trẻ bắt đầu tập và thử làm người lớn và có xu hướng tách khỏi chuẩn mực, ở giai đoạn này, trẻ đang có những biến đổi cơ thể về mặt sinh học. Tuy nhiên sự phát triển chưa hoàn thiện về mặt thể chất đã gây ra những hạn chế trong việc nhập vai hay nói cách khác là trong năng lực nhận thức và hành vi. Do đó, những hành động của trẻ đôi lúc vẫn còn tỏ ra bồng bột và thiếu suy nghĩ, hành động chưa đúng với những chuẩn mực và mong đợi. Các bậc cha mẹ rất có ý thức về những thay đổi trong tâm sinh lí của trẻ và những ảnh hưởng không tốt của môi trường xã hội đến quan niệm sống và lối sống của con cái mình. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường xuyên phải tiến hành kiểm tra giám sát hành động của trẻ vị thành niên. Số liệu thu được phản ánh rất rõ điều này. Trong số những người được hỏi, tỉ lệ cha mẹ sử dụng phương pháp kiểm tra giám sát đối với con cái ở lứa tuổi vị thành niên rất cao ( 73.3%) . Khi điều tra về thời gian dành cho việc giáo dục đạo đức cho con cái thì số liệu cho thấy tỉ lệ % cha mẹ thường xuyên giáo dục con cái vượt trội so với tỉ lệ % thỉnh thoảng và tỉ lệ % chi khi trẻ có vấn đề. Nhưng khi so sánh tương quan giữa hai giới thì sự phân công vai trò mới được phản ánh. nữ giới trả lời thường xuyên giáo dục cho con cái có tỉ lệ cao gấp đôi so với người nam giới. Chứng tỏ người mẹ là người có trách nhiệm giáo dục cao hơn người cha thể hiện trong quan niệm cũng như trong hành động thực tế. Tương tự như vậy, các số liệu nêu trên chỉ phản ánh được sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên chứ chưa phản ánh được sự phân công vai trò giới. Chỉ khi tách riêng việc điều tra đối với 2 đối tượng là cha và mẹ thì mới thấy được sự phân công vai trò giới giữa 2 đối tượng này. Qua thu thập và phân tích số liệu chúng ta thấy ở hầu hết các phương pháp mà cha mẹ chọn để giáo dục cho con cái thì tỉ lệ % người mẹ lựa chọn đều cao hơn người cha. Tỉ lệ % người mẹ thường sử dụng phương pháp này cao hơn hẳn so với tỉ lệ % người cha ( 46.21% so với 28.03%). điều này chứng tỏ người mẹ bao giờ cũng quan tâm đến việc chăm sóc và dạy dỗ con cái hơn là người cha. Mẹ luôn là người theo sát gần gũi với con cái, bởi vì để có thể thường xuyên kiểm tra giám sát những biểu hiện, những hành động của trẻ vị thành niên trong khi ở giai đoạn này chúng thường có xu hướng tách rời cha mẹ thì người mẹ phải dành rất nhiều thời gian thâm chí nhiều hơn đối với việc giáo dục con cái khi chúng còn nhỏ tuổi. Trong một ngày, người phụ nữ ngoài 8 tiếng lao động ở bên ngoài về đến nhà họ còn phải làm các việc khác của gia đình. những công việc này chiếm một khối lượng lớn thời gian và tâm sức. Với một khối lượng công việc ngập đầu như vậy nhưng người phụ nữ vẫn phải luôn ở trong một tâm thế theo sát con cái mình. người phụ nữ gần như có rất ít thời gian nhàn rỗi trong một ngày để nghỉ ngơi, đối với các gia đình đô thị thì khoảng thời gian sau bữa cơm tối thường là khoảng thời gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình sau những công việc ngoài xã hội và các công việc gia đình gần như đã hoàn thành. Nhưng đó cũng lại là khoảng thời gian mà trẻ vị thành niên ở gần cha mẹ nhất. Việc giáo dục con cái thường diễn ra ở thời điểm này. Như vậy, đối với người phụ nữ thì ngay cả khoảng thời gian rảnh rỗi nhất đáng lý ra phải được nghỉ ngơi thì cũng lại được đem ra trưng dụng vào việc dạy bảo con cái những điều hay lẽ phải, kiểm tra, đốc thúc, nhắc nhở con học hành. Trong khi đó, khoảng thời gian này lại được người cha sử dụng cho việc xem TV, nghe thời sự, đọc báo, nói cách khác là thời gian nghỉ ngơi, giải trí của người đàn ông trong gia đình. Người phụ nữ vẫn là người lãnh trách nhiệm cao trong việc giáo dục con cái còn người đàn ông tuy cũng tham gia nhưng chỉ đóng một “vai phụ”. Sự phân công vai trò “chính”, “phụ” này cũng được biểu hiện rất rõ qua số liệu thu thập được trong việc sử dụng phương pháp phân tích khuyên bảo cho con cái ở lứa tuổi vị thành niên. Chúng ta có thể xem bảng dưới đây để có thể đưa ra những nhận xét về điều này. Nhìn vào biểu đồ trên, ta cũng thấy tỉ lệ cha sử dụng phương pháp phân tích khuyên bảo chỉ bằng khoảng một nửa (26.8%) so với tỉ lệ % người mẹ sử phương pháp này (44.1%). Phương pháp phân tích khuyên bảo cũng được cha mẹ sử dụng rất nhiều trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên (có 99,4% cha mẹ trong tổng số 180 người giáo dục đạo đức cho con bằng phương pháp này). Phân tích, khuyên bảo cho con cái tỏ ra rất phù hợp giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình. Phân tích, khuyên bảo cho con cái hay còn gọi là tâm sự về những điều hay, lẽ phải là một phương pháp giáo dục đòi hỏi người sử dụng phải dành rất nhiều thời gian để thực hiện. Một lần nữa, tỉ lệ người mẹ sử dụng phương pháp này lại cao hơn người cha, cũng có nghĩa là thời gian mà người mẹ dành cho giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên thường xuyên hơn; người mẹ có vai trò cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái. Và như thế, một lần nữa, sự phân công vai trò giới lại càng được khẳng định. Ở các phương pháp giáo dục như ra lệnh, mắng mỏ, đánh đập, số liệu thu thập cho thấy rất ít cha mẹ sử dụng phương pháp này khi giáo dục con cái. Các phương pháp này xem ra không hợp lý trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Nếu như ở những lứa tuổi nhỏ hơn thì các bậc cha mẹ thường sử dụng phương pháp này bởi vì đứa trẻ có sự phụ thuộc lớn vào cha mẹ. Tuy nhiên, trong lứa tuổi vị thành niên, trẻ đã có sự suy nghĩ độc lập, tỏ ra ít phụ thuộc hơn vào cha mẹ. Nên cha mẹ thường sử dụng phương pháp phân tích khuyên bảo hoặc kiểm tra giám sát để giáo dục đạo đức cho con mình. Tuy nhiên, trong số những người lựa chọn phương pháp này thì tỉ lệ người phụ nữ lựa chọn vẫn cao hơn nam giới. Sở dĩ như vậy là do thường xuyên theo sát những biểu hiện và hành động của con mình nên người phụ nữ cũng thường xuyên sử dụng những phương pháp mạnh để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Như vậy là dù ở những phương pháp nhẹ nhàng, khéo léo hay những phương pháp nghiêm khắc, cứng rắn thì người phụ nữ vẫn luôn được nhìn nhận ở vai trò chính trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Chúng ta có thể nhìn thấy những người đàn ông thực hiện vai phụ của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên ở những phương pháp giáo dục khác như : Lấy mình làm gương, dùng hình thức thưởng phạt. Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ % cả cha và mẹ dùng hình thức thưởng phạt để giáo dục cho con cái cũng khá nhiều, chiếm 50,9% tổng số 106 người sử dụng phương pháp này. Phần thưởng một cách xứng đáng và sự trừng phạt một cách hợp lý trong nhiều trường hợp tỏ ra hiệu quả trong việc hướng những hành động của cá nhân theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên thì rất có thể nó chỉ đem lại hiệu quả tạm thời khi đứa trẻ muốn có một thứ gì đó hay không muốn bị trừng phạt bởi cha mẹ. Để đem lại cho con cái những hiểu biết thấu đáo về giá trị đạo đức của con người ; hướng cho con đi đến hành động đúng với chuẩn mực xã hội thì người cha và người mẹ không thể chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp này. Việc lựa chọn phương pháp này một phần cũng là do cha mẹ không có nhiều thời gian để gần gũi với con cái, do bận rộn trong công việc ngoài xã hội. Ở phương pháp này có sự khác biệt so với các phương pháp nêu trên. Người cha có xu hướng lựa chọn phương pháp này để giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên hơn người mẹ. Trong số những người lựa chọn phương pháp này, tỉ lệ % người cha lựa chọn cao gấp đôi so với tỉ lệ % người mẹ lựa chọn (34,0% so với 15,1%). Những quan niệm về địa vị của người đàn ông và sự phân công lao động trong gia đình là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Trong quan niệm của mình, người đàn ông luôn cho rằng họ là người chủ gia đình, là người có vai trò trụ cột của gia đình. Vì vậy mà họ phải có trách nhiệm ra ngoài xã hội để kiếm tiền, nuôi sông gia đình. Còn người phụ nữ tuy phải làm những công việc ngoài gia đình nhưng trách nhiệm đó chỉ là phụ còn trách nhiệm chính vẫn là những công việc trong gia đình như nội trợ, chăm lo nhà cửa, chăm sóc chồng con, giữ quỹ và lo chi tiêu trong gia đình . . . Chính vì phải đảm nhận trách nhiệm “nặng nề” như vậy nên người đàn ông hầu như phải có mặt ngoài xã hội và có rất ít thời gian cho gia đình kể cả việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Do đó, việc dùng hình thức thưởng phạt là hình thức tối ưu nhất, vừa “tiết kiệm” được thời gian, vừa đem lại hiệu quả, vừa có thể tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuồi vị thành niên cùng với người vợ. Tuy nhiên, sự chia xẻ một cách “ tiết kiệm” thời gian như vậy càng làm tăng thêm thời gian và trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên của người phụ nữ; càng chứng tỏ rằng người mới là người đảm nhận trách nhiệm chính trong việc giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên. Không chỉ dừng ở quan niệm về địa vị và sự phân công lao động trong gia đình, mà ngay cả về trình độ, năng lực và phẩm chất cá nhân, người đàn ông cũng cho rằng phụ nữ luôn thua kém họ. Xét trên một mặt bằng chung của toàn xã hội, chúng ta có thấy rất rõ điều này ở phần trước, khi tìm hiểu về những lý do tại sao cha lại có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cao hơn mẹ. Những người cha đã đưa ra những nhận định có tính khẳng định và đề cao trình độ năng lực, phẩm chất cá nhân của mình. Họ cho rằng cha biết cách giáo dục hơn mẹ; Cha là người từng trải trong cuộc sống nên cha có vốn hiểu biết, có kinh nghiệm sống hơn mẹ. Những quan niệm này có ảnh hưởng cả trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên của người cha. Vì những đặc điểm phẩm chất, năng lực như vậy nên họ luôn là tấm gương sáng để các con học tập, noi theo. Nhìn trong biểu đồ dưới đây, ta có thể nhận thấy là tỉ lệ ngươì cha chọn phương pháp lấy mình làm gương cao hơn mẹ. Đây cũng là một phương pháp không chiếm nhiều thời gian và công sức trong việc dạy dỗ con cái, cũng là một phương pháp mà người cha chỉ cần gián tiếp dạy con bằng cách để con học tập mình chứ không phải trực tiếp giáo dục cho con cái. Qua những số liệu mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu về phương pháp mà cha mẹ thường sử dụng để giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, có thể nói, ở tất cả các phương pháp mà cha mẹ lựa chọn đều nói lên thực trạng của sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục con cái. Bất kỳ phương pháp nào mà người mẹ có xu hướng lựa chọn nhiều hơn cũng chứng tỏ rằng người mẹ thường xuyên giáo dục con cái; người mẹ có vai trò rất cao trong việc truyền thụ những tri thức đạo đức cho con; người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của đứa trẻ khi còn ở trong gia đình và đặc biệt là ở giai đoạn vị thành niên. Sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của người mẹ đối với con cái có ý nghĩa rất tích cực. Tuy nhiên, nếu người mẹ thực hiện vai trò của mình trong sự chia xẻ ít ỏi của người cha như vậy thì lại là một vấn đề cần phải bàn tới. Sự phát triển hoàn thiện trong năng lực phẩm chất và nhân cách của một đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu chỉ chiụ sự ảnh hưởng từ phía mẹ là chính, cha là phụ. Sự bình đẳng giới trong gia đình chưa thể đạt tới khi trong giáo dục đạo đức cho con cái giữa người cha và người mẹ vẫn tồn tại sự phân công vai trò. Bất bình đẳng giới chỉ mất đi khi người ta thực sự có được sự “giác ngộ” về giới, khi người ta sẵn sàng từ bỏ một cách không luyến tiếc những cái cũ lỗi thời và nguy hại. C.Mac đã từng nói “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống.” (Mac-Anghen tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981- trang 286). Đất nước ta đang bước vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa ra bên ngoài hội nhập với thế giới. Mục tiêu của Đảng ta là hướng tới xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa, công bằng, dân chủ, văn minh. Mặc dù vậy, sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ vẫn còn đang tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng trong thế chuyển mình của đất nước với những tư tưởng mới vì một xã hội tiến bộ, với sự nỗ lực của toàn xã hội, chúng ta có thể hy vọng rằng trong một tương lai không xa, sự bất bình đẳng giới tồn tại hàng chục thế kỉ qua như một thế núi của truyền thống tưởng như không bao giờ phá nổi sẽ bị phá vỡ. Xã hội sẽ được xác lập trong một trật tự của sự bình đẳng nói chung cho tất cả mọi người và cho nam giới và nữ giới nói riêng. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA BẢN SẮC GIỚI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ SỰ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỮA NGƯỜI CHA VÀ NGƯỜI MẸ: 4.1. Sự phân biệt con trai và con gái trong nội dung giáo dục đạo đức. Trong xã hội truyền thống, việc giáo dục đạo đức cho con cái đã có sự phân công vai trò một cách riêng rẽ giữa người cha và người mẹ. Sự phân công vai trò này dựa trên cách nhìn nhận của xã hội về bản sắc giới và vai trò giới của cá nhân. Sự nhìn nhận này tạo nên những người phụ nữ và những người nam giới có bản sắc giới và vai trò giới rất riêng biệt trong từng lĩnh vực của đời sống gia đình bao gồm cả việc giáo dục đạo đức cho con cái. Người cha đảm nhận trách nhiệm dạy con Chữ - Nghĩa, người mẹ đảm nhận việc dạy con Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Cũng chính sự nhìn nhận một cách phân biệt của xã hội về hai giới nên ngay cả những đứa con trai và con gái cũng phải đón nhận sự giáo dục một cách rất phân biệt. Con trai học từ cha còn con gái là do mẹ dậy. Và những nội dung giáo dục phù hợp với giới tính của đứa con sẽ được người cha và người mẹ truyền dạy để sao cho chúng có thể nhận thức được chúng thuộc về giới nam hay giới nữ và sử xự sao cho phù hợp với nền văn hoá, phù hợp với những gì mà xã hội của chúng mong đợi. Sự phân biệt này không chỉ dẫn tới sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ mà còn tạo nên sự bất bình đẳng cho cả những đứa con trai và đứa con gái. Ngày nay, xã hội đã có những nhìn nhận tiến bộ hơn về vấn đề giới. Mối quan hệ giới trong gia đình phần nào đã được cải thiện. Trong việc giáo dục đạo đức cho con cái sự phân biệt con trai và con gái không còn phổ biến ở toàn xã hội như trước nữa. Trong số 180 người được hỏi, tỉ lệ phần trăm các bậc cha mẹ trả lời là không phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức tuổi vị thành niên là 42,4%. Những người trả lời là không phân biệt đều đưa ra câu trả lời là họ quan niệm “con trai cũng như con gái, con nào cũng là con, con nào cũng do mình sinh ra” hay “ con trai và con gái sau này đều lãnh trách nhiệm như nhau” và “ con trai và con gái đều phải bình đẳng”. Từ các câu trả lời cho các câu hỏi mở “ tại sao lại không phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ?” chúng tôi đã tổng hợp một cách khách quan và rút ra được những nguyên nhân trên. Khi nghiên cứu đặc điểm của mẫu là các bậc cha mẹ có con trong tuổi vị thành niên. Chúng tôi có phân nhỏ ra thành hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những gia đình có con học cấp II, nhóm thứ hai gồm những gia đình có con học cấp III. Do có những đặc điểm khác nhau trong sự nhận thức của lứa tuổi học sinh cấp II và cấp III nên chúng tôi đã căn cứ vào đó để đánh giá sự phân biệt giáo dục cho con trai và con gái ở 2 nhóm cha mẹ này. Kết quả phân tích tương quan cho thấy nhóm cha mẹ có con học cấp II ít có sự phân biệt giáo dục giữa con trai và con gái hơn là nhóm cha mẹ có con đang học cấp II, tỉ lệ % cha mẹ có con học cấp II trả lời là không phân biệt giáo dục là rất cao 86,8% trong khi đó tỉ lệ % cha mẹ có con học cấp III lại rất thấp, chỉ có 13,2% trong số những người trả lời là không có sự phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Sở dĩ có sự tương quan không đều nhau như vậy là vì bên cạnh những lý do như đã nêu trên các bậc cha mẹ có con học cấp II cho rằng ở tuổi này trẻ vẫn còn nhỏ nên chưa có nhận thức nhiều về mặt giới tính. Do đó không cần phải phân biệt giáo dục cho con trai riêng, cho con gái riêng. * Biểu đồ tỉ lệ % phân biệt giáo dục cho con cái - cấp học. Bên cạnh đó, xã hội đã có những nhìn nhận rất tiến bộ về vấn đề con người. Cũng vì điều này mà sự phân biệt nam nữ trong gia đình đã giảm bớt. Trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, hơn lúc nào hết, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Xã hội có sự đòi hỏi cao hơn về một con người mới trong xã hội phát triển. Những phẩm chất của một con người mới được đề ra thành những tiêu chí quan trọng không thể thiếu được. Và điều đặc biệt là người ta đã nhận ra rằng những phẩm chất đó cũng có thể tìm thấy được ở nữ giới - những người đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Chính vì vậy mà ngày nay, những phẩm chất mới như: năng động sáng tạo, bình tĩnh kiên nhẫn, tôn trọng luật pháp. . . đã được các bậc cha mẹ rất chú trọng và đưa vào nội dung giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Và theo họ, những phẩm chất này rất cần thiết cả đối với con trai và con gái trong xã hội ngày nay. Chúng tôi nêu ra một số phẩm chất đạo đức được coi là của một con người mới trong xã hội ngày nay và hỏi “ có cần thiết phải giáo dục cho cả con trai và con gái không? Tại sao?” thì được ông N.V.B, 50 tuổi là kế toán, bất ngờ hỏi lại “ thế theo cháu thì con gái thời nay có cần phải năng động sáng tạo không?”. Ông cho biết “ Bác nghĩ con gái bây giờ càng cần có những phẩm chất đó. Con trai từ xưa đến nay đã vốn không bị bó buộc rồi nên nó rất có nhiều cơ hội ngoài xã hội, còn con gái thời xưa cứ bị bó buộc trong gia đình, bây giờ xã hội đã bình đẳng hơn thì con gái càng phải năng động sáng tạo thì mới tìm được cơ hội tốt cho mình chứ.” “Xã hội càng phát triển, càng cần phải bình đẳng nam nữ, không nên phân biệt con trai hay con gái mà cần phải giáo dục cho cả con trai và con gái như nhau. Nếu không dạy cho con gái những đức tính đó thì mãi mãi con gái không theo kịp con trai đâu . . .” (Bà V.K.O , 43 tuổi, công tác tại Ngân hàng Ngoại thương.) “ Thời buổi này gái cũng như trai, con nào mà chả phải ra ngoài xã hội để làm việc nên con nào cũng phải dậy những phẩm chất đấy hết cháu ạ...” (Ông N.V.T, 50 tuổi, buôn bán, phường Thịnh Quang.) Như vậy, trong quan niệm của mình các bậc cha mẹ cũng đã dần xoá bỏ được nếp nghĩ về sự phân biệt con trai và con gái. Tuy nhiên, trong số 180 người được hỏi, tỉ lệ % người trả lời là phân biệt con trai hay con gái trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm 42,5%. Tỉ lệ cha mẹ trả lời là có phân biệt con trai và con gái vẫn cao hơn, số liệu mà chúng tôi thu được là 57,2%. Như vậy, trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ vẫn phân biệt giáo dục cho con trai riêng và giáo dục cho con gái riêng. Các lý do mà họ đưa ra chủ yếu liên quan đến hai khía cạnh là: sự phát triển không đồng đều giữa con trai, con gái trong độ tuổi vị thành niên và sự khác biệt về những phẩm chất, tính cách giới. Các nhà Xã hội học nghiên cứu về Giới cho rằng giai đoạn từ 13- 17 tuổi - tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn quan trọng trong quá trình xã hội hóa vai trò giới. Bởi vì đây là giai đoạn mà mỗi cá nhân lĩnh hội những giá trị, chuẩn mực trong đó có cả những giá trị chuẩn mực quyết định phẩm chất, tính cách giới một cách chủ động và tích cực hơn. Ở giai đoạn này các cá nhân có thể ý thức một cách sâu sắc về bản sắc giới và học cách đóng những vai trò giới của mình. Mặt khác, nếu xét về khía cạnh giới tính sinh học thì tuy trong cùng một giai đoạn phát triển, cùng một lứa tuổi nhưng giữa con trai và con gái có sự phát triển khác nhau. Con gái thường có những biến đổi về mặt sinh học sớm hơn con trai nên có sự nhận thức về bản sắc giới thường là sớm hơn con trai. Nên trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, các bậc cha mẹ đã phân biệt giáo dục giữa con trai và con gái. “ . . .ở tuổi vị thành niên, con gái thường có những hiểu biết về giới tính và phát triển sớm hơn con trai, “ nữ thập tam, nam thập lục ” con gái phát triển từ lúc 13 tuổi còn con trai đến 16 tuổi mới phát triển nên phải chú ý giáo dục cho con gái sớm hơn con trai. . . ” (Ông H . H, 65 tuổi, Chuyên viên, phường Thịnh Quang, Hà Nội) “. . . trong tuổi này, đặc điểm tâm sinh lý của con trai và con gái là khác nhau nên cần phải chú ý giáo dục cho con trai và con gái tuỳ thuộc vào từng lúc biến đổi đó . . .” ( Ông N.T, 44 tuổi, Công chức, phường Thịnh Quang, Hà Nội) Mặt khác, dù là trong xã hội truyền thống hay trong xã hội ngày nay, những phẩm chất, tính cách giới cơ bản vẫn được quy định cho mỗi giới. Xã hội vẫn luôn đòi hỏi ở người con trai sự mạnh mẽ, táo bạo, dũng cảm, kiên nhẫn. . .và ở người con gái là sự dịu dàng, ý tứ , cần cù, khéo léo. . .Vì vậy mà các bậc cha mẹ vẫn chú trọng đến những đặc điểm, phẩm chất ấy trong quá trình giáo dục con cái. Họ giáo dục cho con trai và con gái đúng với những gì mà xã hội mong đợi. Và như đã phân tích ở trên, xu hướng người mẹ đảm nhận việc giáo dục cho con gái những đức tính của một người phụ nữ, cha đảm nhận việc dạy cho con trai những đặc điểm, phẩm chất của một người đàn ông vẫn chiếm ưu thế. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu và các bậc cha mẹ đã bầy tỏ quan niệm của mình về vấn đề này. Qua đó, ta có thể thấy rõ những ảnh hưởng của bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái thể hiện ở sự phân biệt giáo dục giữa con trai và con gái trong những nội dung giáo dục. “ . . .ngoài những đức tính chung cần phải có, con trai và con gái cần có những đức tính theo giới tính ví dụ như con trai phải nam tính con gái phải nữ tính . . .” (Bà Đ.K.C, 51 tuổi, Cán bộ ngành Giáo Dục) “ . . .vì tính cách của cháu gái và cháu trai khác nhau nên cần phải có sự giáo dục khác nhau. Trước hết phải dạy cho con gái ý thức được mình là con gái, phải mang trong mình những tố chất của một người con gái như dịu dàng, thuỳ mị, cần cù, chịu thương, chịu khó . . .” (Ông N.V.B, 50 tuổi, Kế toán, phường Thịnh Quang, Hà Nội) “ . . .song song với việc định hình tính cách ở lứa tuổi vị thành niên thì sự phân biệt về giới tính cũng được định hình rõ. Vì vậy phải giáo dục cho cháu trai đức tính mạnh mẽ, nhanh nhẹn và cơ thể khoẻ mạnh còn giáo dục cháu gái phải khéo léo, dịu dàng, ý tứ. . .” (Chị N.T.S, 37 tuổi, buôn bán, phường Thịnh Quang, Hà Nội) Như vậy, một bộ phận lớn các bậc cha mẹ cho rằng giữa con trai và con gái ở giai đoạn vị thành niên có những sự khác nhau cơ bản về mặt giới tính sinh học ( tâm sinh lý) cũng như những đặc điểm, phẩm chất, tính cách giới ( bản sắc giới). Chính vì những sự khác nhau ấy mà trong những nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cũng cần phải có sự khác nhau. Điều này cho thấy được sự phân biệt về mặt giới và giới tính trong quan niệm của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, những lý do mà họ đưa ra đều thể hiện sự mong muốn cho đứa con trai và con gái trong tuổi vị thành niên có thể nhận thức được và định hình cho mình những phẩm chất, tính cách cơ bản nhất và cần thiết nhất của mỗi giới trong các mối quan hệ xã hội của mình. Nói tóm lại yếu tố bản sắc giới vẫn có ảnh hưởng nhất định trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên của các bậc cha mẹ trong gia đình đô thị hiện nay. 4.2. Sự phân biệt giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở lứa tuổi vị thành niên qua phương pháp giáo dục của cha và mẹ : Các cá nhân ngay từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và trong suốt cả cuộc đời luôn gắn liền với quá trình học hỏi và đóng vai. Quá trình này đồng nghĩa với quá trình xã hội hoá hay nói một cách chính xác nhất thì đó chính là quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Xét dưới góc độ giới thì quá trình xã hội hoá vai trò giới chính là quá trình mà con trai, con gái học hỏi những chuẩn mực, quy tắc và đóng những vai trò xã hội phù hợp với giới tính của mình là phụ nữ hay nam giới, phù hợp với những gì mà xã hội mong đợi. Các nhà xã hội học theo quan điểm học hỏi xã hội như T.Parson và Anndrecva cho rằng giai đoạn trong gia đình là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành bản sắc giới của mỗi cá nhân. Môi trường gia đình được coi là môi trường xã hội hoá vai trò giới đầu tiên và quan trọng của mỗi cá nhân. Trong gia đình, vai trò giới và bản sắc giới biểu hiện một cách cụ thể và rõ ràng nhất trong các hoạt động sống của gia đình, trong quan hệ ứng xử giữa cha mẹ - những đại diện tiêu biểu cho hai giới. Con trai và con gái qua những hoạt động, những quan hệ ứng xử ấy hình thành những quan niệm và cách nhìn nhận về vai trò và bản sắc giới. Bên cạnh đó, sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ qua những nội dung giáo dục về chuẩn mực đạo đức, qua những phương pháp giáo dục về khuôn mẫu, hành vi ứng xử đối với con cái sao cho phù hợp với giới tính cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình bản sắc giới cho con cái. Khi trẻ còn nhỏ, việc định hình bản sắc giới cho con cái biểu hiện qua việc chọn đồ chơi, may quần áo cho con . . . Còn ở giai đoạn vị thành niên, khi trẻ đã có được nhận thức sâu sắc về Giới và Giới tính của mình thì sự giáo dục của cha mẹ trở nên cụ thể hơn, đi sâu hơn trong các nội dung giáo dục và có sự phân biệt hơn trong phương pháp giáo dục thông qua việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ thường có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Trong nghiên cứu này không đề cập đến khía cạnh phân biệt đối xử ưu tiên cho con trai hay con gái hơn mà chỉ muốn xác minh sự ảnh hưởng của yếu tố bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên qua sự phân biệt cách giáo dục cho con trai và con gái của các bậc cha mẹ. Trong bất kỳ một xã hội nào sự phân định cơ bản về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới đều giống nhau. Trong xã hội truyền thống, đã là nam giới thì cần phải mạnh mẽ, chủ động, năng nổ, xốc vác để phù hợp với vai trò của một người trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội. Còn một người phụ nữ được coi là nữ tính thì phải có sự dịu dàng, mềm yếu, nhạy cảm và phục tùng các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Những đặc điểm, phẩm chất được quyết định cho mỗi giới là bất di bất dịch trong xã hội truyền thống. Ngày nay, khi xã hội đã phát triển, có những phẩm chất, tính cách vốn chỉ có ở nam giới thì xã hội cũng đòi hỏi phải có ở nữ giới và ngược lại. Nói cách khác là đã có sự giao thoa về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những đặc điểm, phẩm chất cơ bản được coi là đặc trưng nhất thì vẫn được bảo lưu và mong đợi nhiều hơn ở giới này hay ở giới kia. Xã hội vẫn mong đợi nhiều hơn ở nữ giới sự dịu dàng, ý tứ và mong đợi nhiều hơn ở nam giới sự mạnh mẽ, cương quyết. Bởi vậy mà các bậc cha mẹ vẫn phân biệt những nội dung giáo dục đạo đức riêng cho con trai và con gái ngay cả trong phương pháp giáo dục cũng có sự phân biệt giới tính như vậy. “ Song song với sự định hình tính cách ở tuổi vị thành niên thì sự phân biệt về giới tính cũng định hình rõ. Con trai có tính cách mạnh mẽ hơn con gái nên đối với con trai cần phải nghiêm khắc hơn, cứng rắn hơn trong cách giáo dục còn ở con gái, cách giáo dục có sự mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn.” Khi được hỏi “ Ông bà có sự phân biệt trong cách giáo dục giữa con trai và con gái không và sự phân biệt đó như thế nào?”, Ông N.Q.T , 45 tuổi, là bộ đội đã bày tỏ quan điểm của mình về sự phân biệt trong cách giáo dục con trai và con gái của mình. Một ý kiến khác cũng tương tự như vậy: “ Về giáo dục chung thì giống nhau nhưng phương pháp giáo dục phải khác nhau vì một bên là phái mạnh, một bên là phái yếu. Đối với con trai thì cha mẹ phải dạy bảo một cách trực tiếp, con trai mạnh mẽ thì có thể mắng, có thể nói nặng lời thậm chí những gia đình nào nghiêm khắc thì có thể đánh con nữa. Nhưng đối với con gái thì phải dạy bảo gián tiếp vì con gái yếu đuối , nhạy cảm cả về thể lực lẫn tâm hồn nên cần phải dạy bảo sự dịu dàng, ý tứ qua những lời khuyên và tâm sự. Về khoản này thì tôi thấy là mẹ hợp hơn cha” (Ông N.V.A 47 tuổi, Hoạ sĩ thiết kế, Đài Truyền Hình Việt Nam), “trong việc giáo dục con cái, có việc thì phân biệt, có việc thì không, ví dụ như với con trai phải mắng quát nhiều hơn, phải cấm đoán và ra lệnh vì con trai như thường khó bảo hơn con gái còn con gái thì cha mẹ phải khuyên bảo, phân tích cho những điều không nên làm và điều nên làm” ( Chị B.M.T, 39 tuổi, Viên chức Nhà nước, phường Thịnh Quang, Hà Nội). Các ý kiến trên cho thấy sự phân biệt trong phương pháp giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở tuổi vị thành niên đều xuất phát từ sự khác nhau trong những đặc điểm, phẩm chất giới gọi chung là bản sắc giới của nam giới và nữ giới. Đối với mỗi giới, cha mẹ cho rằng cần phải có những phương pháp giáo dục riêng sao cho phù hợp với những đặc điểm, phẩm chất đó. Các bậc cha mẹ được hỏi đều có con trong độ tuổi vị thành niên nên trong quan niệm về khác biệt giới còn có cả nhận thức về những đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Đó là một nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt phương pháp giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái ở tuổi vị thành niên. họ cho rằng tuy cùng trong một giai đoạn phát triển nhưng lại có sự khác nhau trong từng thời điểm và cấp độ. Đối với con gái, sự phát triển tâm lý và cơ thể thường diễn ra ngay từ những năm đầu của tuổi vị thành niên thậm chí còn sớm hơn một đến hai năm. Còn ở con trai, những biến đổi tâm sinh lí lại diễn ra muộn hơn con gái, thường là 2 đến 3 năm sau khi bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên. nhận thức được cả sự quan trọng của việc định hình và sự khác biệt về bản sắc giới cũng như sự phát triển không đồng đều về mặt tâm lý và sinh lý giữa con trai và gái nên các bậc cha mẹ cho rằng cần phải có những cách giáo dục riêng đối với con trai và con gái. “ .. trong tuổi vị thành niên, biến đổi tâm sinh lý của con trai và con gái là khác nhau, theo tôi cũng cần phải áp dụng những phương pháp khác nhau trong việc dạy dỗ con cái. đối với con trai thì cần phải định hướng bằng những mệnh lệnh còn với con gái thì cần phải định hướng sớm hơn con trai bầng cách phân tích, khuyên bảo nhẹ nhàng, nhưng lại thấm sâu vào trong suy nghĩ của nó..” ( Bà V.K.O, 43 tuổi, công tác tại Ngân hàng Ngoại Thương) “ Theo tôi, con trai và con gái có giới tính khác nhau, có nhận thức khác nhau, tiếp thu theo các phương thức khác nhau và thể hiện tính cách cũng khác nhau. vả lại ở tuổi này chúng đã tự coi mình là người lớn, đòi hỏi cha mẹ phải tôn trọng mình vì thế mà cha mẹ phải là những người bạn lớn của con mình, phải hiểu được những diễn biến trong tâm lý và tính cách của con mình để giáo dục. Muốn giáo dục cho con trai thì cần phải kết hợp cả phân tích khuyên bảo nhưng lại phải nghiêm khắc, dứt khoát, vừa mềm mỏng lại vừa có uy lực. Con gái thì dễ bảo hơn, tình cảm hơn nên cần phải nhẹ nhàng tâm sự, hướng dẫn cho con những cách ứng xử đúng mực..” ( Ông N.V.T, 50 tuổi, Buôn án, phường Thịnh Quang, Hà Nội) Các bậc cha mẹ đều cho rằng, đối với mỗi giới thì cần phải có những phương pháp giáo dục phù hợp với bản sắc giới để có thể giúp trẻ định hình một cách rõ nết về những đặc điểm phẩm chất giới của mình. Yếu tố bản sắc giới đã ảnh hưởng dẫn đến cả phương pháp giáo dục mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục cho những đứa con trai và những đứa con gái trong tuổi vị thành niên của mình. Các nhà Xã hội học nghiên cứu về giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hóa vai trò cũng như trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em. Mặc dù người cha chỉ tham gia “vai phụ” trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Nhưng khi điều tra về sự phân biệt trong giáo dục đối với con trai và con gái thì số liệu thu thập được lại cho thấy rằng xu hướng người cha có phân biệt trong việc giáo dục đạo đức đối với con cái ở tuổi vị thành niên lại nhiều hơn ở người mẹ. Có một sự khác biệt về giới trong hiện tượng này. nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy tỉ lệ % nam giới phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức 64.1% gần gấp đổi so với tỉ lệ % nữ giới phân biệt giới tính của con trong việc giáo dục đạo đức 35.9% trong số những người trả lời là có phân biệt một lần nữa trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở các gia đình đô thị lại có mặt của yếu tố bản sắc giới. Các nhà Xã Hội Học nghiên cứu về Giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hoá vai trò cũng như trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em. Trong quá trình này, người cha lại có ảnh hưởng mạnh hơn người mẹ. Một nghiên cứu dựa trên phân tích 39 tài liệu về xã hội hoá vai trò giới ở trẻ em đã chỉ ra rằng sự đối xử của người cha đối với con cái rất có ý nghĩa trong khi đó sự đối xử của người mẹ không có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng vai trò giới và bản sắc giới cho một đứa trẻ. Những đặc điểm phẩm chất giới của nam giới và nữ giới quyết định việc đối xử với con trong quan hệ cha, mẹ với con cái. đồng thời nó cũng quyết định việc định hướng cho con cái trong những hoạt động giải trí hay trong những hoạt động học tập do quan niệm của người cha về một đứa con trai là phải có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn do đó người cha thường khuyến khích con trai chơi những trò chơi mạo hiểm, phiêu lưu và người cha sẽ có phản ứng mạnh nếu như nó chơi những trò chơi của con gái. Ngược lại, trong tâm trí của người mẹ chỉ cần con cái được khoẻ mạnh, bình yên là đủ do đó mà người mẹ thường không muốn cho con chơi những trò chơi mạo hiểm và dù con trai có chơi trò chơi của con gái hay con gái chơi trò chơi của con trai đều không quan trọng. Hay trong việc giáo dục đạo đức con cái, người cha luôn là người có quyền uy cao nhất, có tính cách mạnh mẽ cho nên người cha thường chú ý đến những đức tính thể hiện sự nam tính để giáo dục con trai và cách giáo dục con trai cũng thể hiện sự cứng rắn và nghiêm khắc. Chính vì sự đối xử của cha có ý nghĩa đối với con cái nên dưới sự giáo dục đặc trưng trong nội dung và phương pháp của ngưòi cha như vậy mà đứa con trai sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngừời cha; sẽ học hỏi những phẩm chất, tính cách của người cha. Như đã phân tích ở trên số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra biểu hiện xu hướng cha có sự phân biệt giáo dục đạo đức đối với con trai và con gái trong độ tuổi vị thành niên nhiều hơn mẹ. Bên cạnh đó, những phỏng vấn sâu vừa nêu trên cũng biểu hiện quan niệm về sự phân biệt rất rõ ràng bản sắc giới của con trai và con gái. Những người cha khi được hỏi đã trình bày rất cụ thể những đặc tính của một người con gái được coi là nữ tính, những đặc tính đó đối lập hẳn với đặc tính của một đứa con trai. Cũng từ đó mà người cha đã phân biệt rõ ràng từng nội dung giáo dục và cách thức giáo dục cho con gái như thế nào để con gái có thể cảm nhận một cách đúng đắn về giới mà mình thuộc về hay nói cách khác là có thể định hình đúng bản sắc giới của mình. Với một người cha như vậy thì những đứa con trai sẽ thể hiện rõ nam tính còn những đứa con gái sẽ thể hiện rõ nữ tính của mình. Ngược lại hẳn với người cha, người mẹ đối xử hay giáo dục đứa con bằng tình yêu thương của mình. Tình yêu thương đó nếu đúng mực thì những đứa con đó sẽ được hưởng một sự chăm sóc chu đáo nhưng nếu ngưòi mẹ yêu thương con một cách quá mức thì tình yêu thương đó sẽ trở nên vị kỷ, gây ra một sức ép, áp lực đối với con cái tạo ra cho những đứa con một tư thế luôn luôn ở trong vòng tay của mẹ. Những đứa con sẽ trở nên yếu đuối, không phát triển được một cách tự nhiên, không có được sự cọ xát ở bên ngoài xã hội, ít có sự tiếp xúc cả hai giới. Kết qủa của nó là ở những đứa con, cả phần nam tính và nữ tính đều bị mờ nhạt mà như chúng ta đã biết, sự giao tiếp đầy đủ với cả hai giới sẽ làm cho đứa trẻ nhận thức được một cách đúng đắn về giới tính của mình, giúp cho đứa trẻ định hình một cách nhanh chóng những yếu tố thuộc về bản sắc giới, vai trò giới của mình. Có thể nói yếu tố bản sắc giới có ảnh hưởng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của các bậc cha mẹ. Giáo dục đạo đức trong gia đình là một quá trình nối tiếp và diễn ra liên tục. Trong quá trình này từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữa người trên và người dưới, giữa cha mẹ và con cái ta luôn thấy sự có mặt của yếu tố bản sắc giới. Nó xuất hiện ở ngay đầu quá trình giáo dục ảnh hưởng, chi phối đến nội dung, cách thức giáo dục trong suốt quá trình và một lần nữa lại xuất hiện ở cuối quá trình giáo dục. Bản sắc giới vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa đóng vai trò là kết quả. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - GIẢI PHÁP - KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 này, nhân loại trên thế giới đã chứng kiến rất nhiều bước phát triển nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như KHKT, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Tư tưởng. Hoà chung với sự tiến bộ của toàn nhân loại, đất nước ta cũng đang trên đà tiến lên XHCN với công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển về mọi mặt. Với hệ tư tưởng XHCN công bằng, dân chủ, xã hội đã thực hiện sự phân phối đồng đều về các cơ hội xã hội cho nhiều lớp người khác nhau. tuy nhiên sự công bằng bình đẳng ở một số lĩnh vực vẫn chỉ đạt được ở mức tương đối, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự phân tầng giữa lớp người giàu và lớp người nghèo và đặc biệt là sự bất bình đẳng gíới từ nhiều thế kỷ nay vẫn chưa hề bị xoá bỏ. Nó thể hiện một cách rõ nét nhất trong các mối quan hệ giới ở các gia đình hiện nay. Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi không thể đi hết tất cả các lĩnh vực của đời sống gia đình mà chỉ hướng đến việc tìm hiểu sự phân công vai trò giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuồi vị thành niên giữa người cha và người mẹ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình. Qua quá trình điều tra nghiên cứu, trên cơ sở phân tích những số liệu, thông tin đã thu thập được, chúng ta đã đi đến những nhận xét và kết luận sau đây: Các bậc cha mẹ trong các gia đình đô thị đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên và vai trò của cha mẹ đối với sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên. Truyền thống giáo dục đạo đức và sự coi trọng đạo đức của người ViệtNam đã tác động đến nhận thức của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, những yếu tố mới như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình và trẻ em cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cha mẹ về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Những hiểu biết của cha mẹ về những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên cũng là nguyên nhân dẫn đến nhận thức đúng đắn của cha mẹ về việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Do đặc điểm nơi cư trú là một đô thị lớn, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự du nhập một cách lan tràn những yếu tố văn hoá nước ngoài đã làm cho môi trường xã hội đô thị trở nên phức tạp. Các bậc cha mẹ cho rằng lứa tuổi vị thành niên chịu nhiều ảnh hưởng lớn nhất trong các lứa tuổi khác nhau của một đứa trẻ từ môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy mà trong một môi trường xã hội phức tạp như vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên càng trở nên quan trọng hơn. - Các nội dung giáo dục đạo đức mà cha mẹ quan tâm giáo dục cho trẻ vị thành niên ở các gia đình đô thị hiện nay vẫn dựa trên cơ sở những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản, bên cạnh đó có sự phất triển thêm một số nội dung giáo dục đạo đức mới được coi là cần thiết đối với một con người trong xã hội hiện đại ngày nay. - Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên có sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ biểu hiện ở tất cả các khía cạnh của nó. + Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên: trách nhiệm chính vẫn thuộc về ngừời mẹ còn người cha chỉ đóng vai phụ và sự chia sẻ trách nhiệm giáo dục của người cha gần như là rất ít ỏi. + Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên: sự phân công vai trò cũng thể hiện rất rõ ở khía cạnh này. Người cha và người mẹ thường đảm nhận vai trò giáo dục chính trong những nội dung phù hợp với giới tính của mình. Người cha thường giáo dục những đức tính thuộc về nam giới còn người mẹ thường giáo dục cho con những đức tính thuộc về nữ giới. Do quan niệm về sự vượt trội trong năng lực phẩm chất và trình độ của mình so với người phụ nữ nên người đàn ông thường đảm nhận giáo dục những nội dung mà đòi hỏi phải có trình độ cao như “năng động, sáng tạo”. Những qui tắc, chuẩn mực của mô hình các quan hệ xã hội trong xã hội truyền thống quy định cho nam giới cũng ảnh hưởng đến những nội dung mà người cha nhận trách nhiệm giáo dục là chính như nội dung tôn trọng luật pháp . . . + Phương pháp giáo dục: ở hầu hết tất cả các phương pháp được chọn để giáo dục cho con cái, người mẹ thường có xu hướng lựa chọn cao hơn người cha, đặc biệt là các phương pháp đó đều đòi hỏi một khối lượng thời gian và công sức rất lớn. Trong khi đó, ở những phương pháp giáo dục có tính gián tiếp, tiết kiệm thời gian và công sức thì người cha lại có xu hướng lựa chọn nhiều hơn. Quan niệm về sự phân công lao động giữa người phụ nữ và nam giới có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái. Bên cạnh đó, những quan niệm về sự vượt trội trong năng lực, phẩm chất và trình độ của người nam giới cũng có ảnh hưởng nhất định trong sự lựa chọn các phương pháp giáo dục của người cha. + Thời gian giáo dục: Việc dành một khoảng thời gian trong ngày để giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên giữa người cha và người mẹ cũng biểu hiện sự phân công vai trò rất rõ rệt. Mặc dù người đàn ông quan niệm rằng họ có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cao hơn người mẹ nhưng họ lại dành rất ít thời gian cho việc giáo dục con cái. Trong khi đó đúng với những gì mà người mẹ đã ý thức về vai trò chính của mình, họ là người dành nhiều thời gian để giáo dục con cái. Với sự chênh lệch về khoảng thời gian dành cho việc giáo dục con cái thì vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của mẹ một lần nữa lại được khẳng định là cao hơn so với người cha. Trong tất cả các khía cạnh của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, ta luôn thấy tần suất sự có mặt của người mẹ trong những tình huống đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức là rất cao. Trong sự phân công vai trò giới giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục cho con cái ở tuôỉ vị thành niên, người nam giới - người cha luôn luôn ở một vị trí hết sức thuận lợi so với nữ giới. Sự bất bình đẳng vẫn tiếp tục diễn ra trên những lĩnh vực giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng và ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống gia đình nói chung. Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên, yếu tố bản sắc giới giữ một vai trò rất quan trọng, nó chi phối, ảnh hưỏng và tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của trẻ vị thành niên, sự định hình bản sắc giới của trẻ vị thành niên và quy định cả sự phân công vai trò giáo dục giữa người cha và người mẹ. + Yếu tố bản sắc giới đã quy định những nội dung giáo dục đạo đức riêng cho đứa con trai và đứa con trai sao cho phù hợp với giới tính của mình. Đứa con trai sẽ nhận được sự giáo dục của cha trong những nội dung giáo dục mang đậm bản sắc cuả người nam giới còn đứa con gái sẽ nhận được sự giáo dục của người mẹ trong những nội dung giáo dục mang đậm bản sắc của người nữ giới. Yếu tố bản sắc giới không những đã có ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục đạo đức cho đứa con trai và đứa con gái mà còn quy định cả vai trò giáo dục riêng biệt giữa người cha và người mẹ trong những nôi dung giáo dục và đối với những đứa con. + Yếu tố bản sắc giới cũng thể hiện rất rõ trong việc phân biệt phương pháp giáo dục mà người cha và người mẹ sử dụng để giáo dục đạo đức cho con trai và con gái. Người cha và người mẹ có sự phân biệt rất rõ trong các phương pháp giáo dục cho các con. Những đữa con trai thường được giáo dục bằng những phương pháp mạnh, cứng rắn, nghiêm khắc và đứa con gái lại được giáo dục bằng những phương pháp nhẹ nhàng mềm mỏng phù hợp với bản sắc giới mà xã hội đã qui định cho chúng. Bên cạnh đó bản sắc giới còn ảnh hưởng mạnh đến quá trình xã hội hoá vai trò giới của một đứa trẻ trong đó bản sắc giới của nam giới đã được chứng minh là có ý nghĩa hơn so với bản sắc giới của nữ giới. Những đặc điểm giới tính của người cha có thể phát huy được sự nam tính ở đứa con trai và nữ tính ở đứa con gái trong khi đó những đặc điểm giới tính của mẹ có thể sẽ làm lu mờ cả sự nam tính và nữ tính của đứa con trai và con gái. Do vậy mà người cha thường có xu hướng phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên hơn là nữ giới. II. Giải pháp - Khuyến nghị : Có thể nói trong tất cả các dạng bất bình đẳng xã hội thì bất bình đẳng giới tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Bởi thế mà các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới cũng tuy đã bắt đầu từ hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc. Bình đẳng giới cho đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều quốc gia trong quá trình phát triển của mình. Để xoá bỏ được bất bình đẳng giới thì cần phải có sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Bắt đầu từ những chủ trương, chính sách của Nhà Nước, đến những biến đổi trong cơ cấu gia đình và cuối cùng là sự giác ngộ trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Với hy vọng sẽ rút ngắn được khoảng cách giới trong gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: Tuy Luật pháp của nước ta đã công nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ nhưng trong thực tế một số điều khoản còn chưa được áp dụng. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi và thường xuyên những điều luật trong đó khẳng định rõ quyền bình đẳng của người phụ nữ là rất cần thiết đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - những nơi xa trung tâm, trình độ dân trí không cao, người dân không có điều kiện tiếp xúc kịp thời hoặc chưa hiểu biết rõ về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. Nâng cao vai trò của các đoàn thể đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ ở các cấp cơ sở như phường, xã trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực vi phạm đến quyền lợi của người phụ nữ. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới bằng cách xây dựng nhiều hơn nữa những chương trình hành động có liên quan và thực hiện trên một phạm vi rộng lớn bằng hình thức tuyên truyền, cổ động nhằm mục đích tác động vào những quan niệm đã lỗi thời kiểu “ trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong nhiều người dân thành phố hiện nay. Yếu tố kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên những bất bình đẳng giới trong gia đình xuất phát từ quan niệm về người tạo ra thu nhập cho gia đình luôn gắn liền với vai trò là người chủ gia đình. Vì vậy cần phải đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cho các hộ gia đình để thực hiện giải phóng dần lao động của người phụ nữ trong gia đình bằng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Đối với những vùng nông thôn, miền núi Đảng và Nhà Nước ta cần thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình để những người dân nông thôn có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ không chỉ ở các mặt KHKT mà còn trong lối sống, trong những tư tưởng, giá trị mới tiến bộ. Thành lập các tổ chức nghiên cứu về vấn đề giới để có thể đi sâu nghiên cứu và tìm ra những hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa trong việc trao quyền lực cho phụ nữ bằng cách khuyến khích và tạo cơ hội nhiều hơn nữa cho người phụ nữ để họ có thể chiếm giữ những vị trí cao trong xã hội. Một trong những giải pháp rất quan trọng nữa là phải nâng cao trình độ văn hoá cho người phụ nữ để họ có thể nhận thức một cách đúng đắn về địa vị của mình trong xã hội. Cần phải xây dựng một nếp nghĩ về sự bình đẳng giới cho trẻ ngay từ khi còn ở trong gia đình vì vậy giáo dục về sự bình đẳng giới trong gia đình là điều hết sức cần thiết. Trước hết người cha và người mẹ cần phải được giác ngộ về bình đẳng giới để có thể xây dựng một mối quan hệ bình đẳng, hình thành nên một khuôn mẫu ứng xử mà con cái có thể học hỏi theo. Cha mẹ không nên có sự phân biệt cao thấp, đối xử “khinh - trọng” giữa con trai và con gái vì cách đối xử của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con cái. Với những giải pháp, khuyến nghị vừa nêu chúng tôi hy vọng có thể góp phần rút ngắn được khoảng cách giới trong gia đình và ngoài xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0059.doc
Tài liệu liên quan