Đề tài Nghiệp vụ về thị trường mở của Ngân hàng trung ương hiện nay

Nghiệp vụ Thị mở Việt Nam đã trải qua 5 năm hoạt động, tuy còn khá mới mẻ song những ưu điểm của nó rất có hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Bộ mặt của đất nước đang thay đổi từng ngày, nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, thị trường tài chính đã xuất hiện và rất sôi động điều này cho thấy cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động của các chính sách tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà bộ phận của nó kà nghiệp vụ thị trường mở

doc43 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ về thị trường mở của Ngân hàng trung ương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của nghiệp vụ thị trường mở đến lượng tiền cơ sở bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều làm cho dự trữ của hệ thống ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng theo ý muốn của NHTW khi thực hiện mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở. Trên thực tế, các hoạt động mua bán giấy tờ có giá của NHTW nhằm bơm thêm vốn khả dụng có thể bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc một số dư tiền gửi ở NHTW tăng lên. - Khả năng phát huy hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bở môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn như khi lãi suất thị trường giảm xuống như là kết quả tất yếu của sự tăng lên của lượng tiền cơ bản, không phải lúc nào tín dụng cho nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủi ro và sự ổn định môi trường đầu tư. Việc sử dụng lượng dự trữ dư thừa cho mục tiêu mở rộng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào quyết định của các ngân hàng mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. II.6. Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng trung ương với vai trò hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ lựa chọn các công cụ cần thiết để điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có nghiệp vụ thị trường mở. NHTW tham gia thị trường mở không phải vì động cơ lợi nhuận mà để điều tiết và quản lý thị trường, nhằm thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Cụ thể: + NHTW có vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. + Nghiên cứu và tạo điều kiện cần thiết cho sự ra đời, hoạt động của thị trường mở cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ sự phát triển của thị trường. + Tạo điều kiện mở rộng các loại công cụ cho thị trường, hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng các quy định và tiêu chí thực hiện giao dịch với NHTW, giám sát hoạt động thị trường, thu thập và công bố, phổ biến các thông tin về thị trường, đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn và trôi chảy. + Trên cơ sở dự báo các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, NHTW quyết định thời điểm, khối lượng chào mua-bán giấy tờ có giá, thời hạn, phương thức thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phối hợp với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo các mục tiêu chính sách tiền tệ. Thông qua hoạt động thị trường mở, ngoài việc điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, NHTW cung cấp tín hiệu nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ. Đặc biệt, khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó NHTW hạn chế những biến động của lãi suất thị trường. Phần 2: Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam Trong phần 1 đã đề cập, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do NHTW điều hành. ở nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ thị trường mở đã được sử dụng từ lâu và có vị trí quan trọng bậc nhất, được sử dụng thường xuyên, hàng ngày như Hoa Kỳ. Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa vào vận hành từ ngày 12 tháng 7 năm 2000. I. Quy chế nghiệp vụ thị trưòng mở Theo mục 4 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 quy định Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, khái niệm nghiệp vụ thị trường mở được định nghĩa lại là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiên trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. I.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động thị trường mở I.1.1. Các công cụ đươc giao dịch trên thị trường mở Điều 21, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định: "NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN Việt Nam và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ". Như vậy có thể thấy, hàng hoá được mua bán trên thị trường này là các giấy tờ có giá ngắn hạn: 1.Tín phiếu kho bạc 2.Tín phiếu NHNN 3. Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Các giấy tờ có giá trên phải có đầy đủ các điều kiện sau đây mới được giao dịch trên thị trường mở: - Có thể giao dịch được: Được hiểu là các giấy tờ có giá này được pháp luật cho phép mua, bán, chuyển nhượng, tặng… - Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) - Đăng ký tại NHNN theo quy định về đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của NHNN. - Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày. Mục đích của quy định này nhằm tăng khả năng thanh khoản của các công cụ này. Hiện nay, hai công cụ chủ yếu được giao dịch trên thị trường mở là Tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có đặc điểm: Tín phiếu kho bạc: là một loại chứng khoán ngắn hạn do Bộ Tài chính phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ với người sở hữu tín phiếu. Đó là khoản nợ của Chính phủ cho nên rủi ro của Tín phiếu kho bạc là rất thấp; Tín phiếu kho bạc được phát hành thông qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: Là chứng khoán ngắn hạn do NHNN phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của NHNN với chủ sở hữu tín phiếu. Ngân hàng Nhà nước phát hành Tín phiếu NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ. Tín phiếu NHNN hầu như không có rủi ro. Những giấy tờ trên phải có đủ các điều kiện sau: 1. Có thể giao dịch được 2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam 3. Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước 4. Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày I.1.2. Các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở là bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là người tổ chức điều hành thị trường vừa là thành viên trực tiếp mua bán trên thị trường. Các thành viên khác là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam. Mục tiêu tham gia vào thị trường mở của các tổ chức trên là điều tiết vốn khả dụng và kiểm soat lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. I.1.3. Điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở Các tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố). 2. Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm nối mạng máy vi tính với Ngân hàng Nhà nước, có máy FAX và điện thoại để giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. 3. Có đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo mẫu của NHNN. Các tổ chức tín dụng nếu có đủ các điều kiện như trên, nếu muốn trở thành thành viên phải viết đơn đăng ký tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở (theo mẫu) gửi cho sở giao dịch NHNN. Sở giao dịch NHNN có trách nhiệm xem xét công nhận và cấp giấy chứng nhận thành viên tham gia thị trường mở. Việc xem xét thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Các tổ chức tín dụng khi được NHNN công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở sẽ được cấp mã số (code), mã khoá để giao dịch qua máy vi tính, máy Fax và mã số chữ ký cho những người đại diện được tổ chức tín dụng uỷ quyền tham gia giao dịch để thực hiện chế độ bảo mật đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở I.1.4. Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và nhiệm vụ từng bộ phận * Cơ cấu tổ chức của nghiệp vụ thị trường mở theo sơ đồ dưới đây: Bộ phận quản lý vốn khả dụng (Vụ chính sách tiền tệ ) Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở (Sở Giao Dịch) - 1 Phó giám đốc điều hành - Phòng nghiệp vụ Bộ phận thanh toán (Sở Giao Dịch) 1 Cán bộ phụ trách 1 Chuyên viên nghiệp vụ Bộ phận đăng ký tín phiếu (Sở Giao Dịch) - 1 Phụ trách - 1 Chuyên viên Ban điều hành thị trường mở + Trưởng ban: Phó thống đốc NHNN + Phó ban: - Phó ban thường trực:Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ - Giám đốc sở giao dịch NHNN + Thành viên: - Vụ trưởng vụ tín dụng - Phó giám đốc sở giao dịch và một chuyên viên của sở giao dịch làm thư ký * Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phân: + Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở có các nhiệm vụ sau: - Điều hành hoạt động cuat nghiệp vụ thị trường mở theo quy định - Tiếp nhận thông tin từ bộ phận quản lý vốn khả dụng, thông tin về khối lượng và thời hạn tín phiếu đã mua hoặc bán trong từng thời kỳ; Phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của các Tổ chức tín dụng do các Vụ, Cục, Sở, Chi nhánh NHNN trực thuộc cung cấp để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về nghiệp vụ thị trường mở. - Quyết định các loại giấy tờ có giá cần mua, bán; Lãi suất; Thời hạn mua hoặc bán (nếu có); Phương thức xét thầu và các vấn đề khác. - Thông báo các thông tin cần thiết đã được Ban điều hành quyết định cho giám đốc Sở giao dịch NHNN biết. - Xử lý những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. - Trình thống đốc NHNN về mức vốn, nguồn vốn, khối lượng tín phiếu cần mua (bán) tín phiếu tối đa trong từng thời kỳ. - Tổng hợp kết quả và phân tích, dự báo diễn biến của thị trường. - Yêu cầu các Vụ, Cục, Sở thuộc NHNN cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. + Bộ phận quản lý vốn khả dụng có các nhiệm vụ sau: - Quản lý, theo dõi và cung cấp dự đoán vốn khả dụng theo định kỳ của NHNN. - Kiến nghị với ban điều hành thị trường mở về khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn mà NHNN cần mua (bán) trong kỳ. + Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở có các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào thông báo của ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở về khối lượng tín phiếu cần bán hoặc cần mua hàng ngày và thời hạn mua (bán) tín phiếu tối đa để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở: z Thông báo mua hoặc bán tín phiếu. z Tiếp nhận việc đăng ký mua hoặc bán trong các thành viên. z Tổ chức đấu thầu theo phương pháp đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. - Phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền để thông báo về phương thức hoạt động của thị trường mở, về khối lượng tín phiếu mua (bán), lãi suất và thể thức mua bán. - Tham mưu cho ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở về những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của thị trường mở. + Bộ phận đăng ký tín phiếu có các nhiệm vụ sau: - Thực hiện nhiệp vụ đăng ký tín phiếu của các đơn vị thành viên tham gia dự thầu. - Bảo quản tín phiếu đã đăng ký để hoạt động trên thị trường mở của các thành viên. - Xác nhận, phong toả, chuyển quyền sở hữu tín phiếu khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. - Theo dõi, thống kê chi tiết về thời hạn, khối lượng tín phiếu đã mua (bán) để cung cấp cho ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở. + Bộ phận thanh toán có nhiệm vụ sau: - Thực hiện việc ký quỹ đấu thầu của các thành viên. - Thực hiện việc hạch toán kế toán và thanh toán theo kết quả của hoạt dộng thị trường mở. I.2. Nội dung hoạt động thị trường mở Sự ra đời của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam (ngày 12/7/2000) đánh dấu bước phát triển mới trong điều hành chính sách tiền tệ từ các công cụ trực tiếp sang gián tiếp. Đây là công cụ tạo cho NHNN hoạt động linh hoạt, chủ động tác động đến dự trữ của các tổ chức tín dụng từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng theo ý đồ của chính sách tiền tệ thông qua việc NHNN mua (bán) các giấy tờ có giá với các đơn vị thành viên của thị trường mở. I.2.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở Hiện nay, NHNN đang áp dụng hai phương thức đấu thầu mua bán đó là: + Mua hoặc bán hẳn: Là việc mua, bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo thoả thuận mua, bán lại giấy tờ có giá. Với phương thức này chỉ thực hiện đối với các loại hàng hoá mà thời hạn còn lại (tức là thời gian thanh toán còn lại của giấy tờ có giá ngắn hạn, tính từ ngày giấy tờ có giá trị được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trướng mở đến hạn thanh toán) tối đa theo quy định của thống đốc trong từng thời kỳ (hiện nay thời hạn thanh toán tối đa là 90 ngày). + Bán và cam kết mua lại (gọi tắt là giao dịch có kỳ hạn): Là việc bên bán (Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua (tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng Nhà nước) đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá hạn đó sau một thời hạn nhất định. I.2.2. Cấp mã số giao dịch cho các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở được cấp mã số (code), mã khoá để giao dịch qua máy vi tính, máy FAX và mã số chữ ký cho những người đại diện được tổ chức tín dụng uỷ quyền tham gia giao dịch để thực hiện chế độ bảo mật đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. I.2.3. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở Việc mua, bán các lại giấy tờ có giá ngắn hạn gửi NHNN với các tổ chức tín dụng được thực hiện tại Sàn giao dịch thông qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn. Có hai phương thức giao dịch mà NHNN áp dụng để đấu thầu đó là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. a) Phương thức đấu thầu khối lượng Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Cụ thể như sau: - NHNN thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất và khối lượng các loại giấy tờ cần bán hoặc mua (NHNN có thể không thông báo khối lượng cần mua. - Các đơn vị thành viên tham gia dự thầu khối lượng các loại giấy tờ cần mua hoặc cần bán theo mức lãi suất ngân hàng công bố. Sau khi mở thầu, NHNN xác định khối lượng trúng thầu của các đơn vị tham gia dự thầu theo nguyên tắc sau: * Nếu khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của đơn vị trúng thầu của đơn vị chính là khối lượng dự thầu. Thí dụ: NHNN thông báo bán một khối lượng giấy tờ có giá là 2000 tỷ đồng, lãi suất 0,9%/năm. Tại phiên đấu thầu có 4 đơn vị tham gia đặt thầu: + Ngân hàng thương mại A đăng ký mua 1000 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại B đăng ký mua 500 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại C đăng ký mua 200 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại D đăng ký mua 200 tỷ đồng Vì tổng khối lượng dự thầu của các ngân hàng thương mại (1900 tỷ đồng) nhỏ hơn khối lượng mà NHNN chào bán, cho nên khối lượng dự thầu của các NHTM A, B, C, D nêu trên chính là khối lượng trúng thầu. * Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán, khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được làm tròn đến 10 triệu đồng. Cụ thể khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ phân bổ thầu x Khối lượng dự thầu hợp lệ Khối lượng trúng thầu = 100 Trong đó: Khối lượng GTCG NHNN cần bán (mua) Tỷ lệ phân bổ thầu = x 100 Khối lượng dự thầu của các TCTD Thí dụ: NHNN thông báo cần bán một khối lượng giấy tờ có giá là 1000 tỷ đồng, lãi suất 0,9%/năm. Tại phiên đấu thầu có 4 đơn vị tham gia đấu thầu: + Ngân hàng thương mại A đăng ký mua 500 tỷ + Ngân hàng thương mại B đăng ký mua 250 tỷ + Ngân hàng thương mại C đăng ký mua 250 tỷ + Ngân hàng thương mại D đăng ký mua 250 tỷ Trường hợp này, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng là 1250 tỷ, lớn hơn khối lượng NHNN muốn bán. Do vậy, chúng ta phải xác định khối lượng trúng thầu của từng ngân hàng thương mại bằng các áp dụng 2 công thức trên. Ta có: Tỷ lệ phân bổ thầu = (1000/1250) x 100 = 80(%) Khối lượng trúng thầu của: + Ngân hàng thương mại A: 80% x 500 = 400 (tỷ) + Ngân hàng thương mại B: 80% x 250 = 200 (tỷ) + Ngân hàng thương mại C: 80% x 250 = 200 (tỷ) + Ngân hàng thương mại D: 80% x 250 = 200 (tỷ) b) Phương thức đấu thầu lãi suất - NHNN công bố khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua (bán) - Các Tổ chức tín dụng dự thầu theo các mức lãi suất và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ %/năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy. - Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp NHNN bán giấy tờ có giá. - Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHNN bán giấy tờ có giá) mà tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá NHNN cần mua hoặc cần bán. - Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá). - Trong từng thời kỳ, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ. + Lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu. + Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu. Việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng được tuân theo các nguyên tắc sau: * Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được tính theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu và được làm tròn đến 10 triệu đồng. Cụ thể: Khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng = Tổng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trước đó + Khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng Mà: Khối lượng trúng Khối lượng dự thầu của các thầu tại mức LS Tỷ lệ phân bổ thầu x TCTD tại mức lãi suất trúng thầu cuối trúng thầu cuối cùng cùng của từng = thành viên 100 Trong đó: Tỷ lệ Tổng KL trúng thầu tại mức LS trúng thầu cuối sùng phân bổ = x 100 thầu KL dự thầu của các TCTD tại mức LS trúng thầu (%) cuối cùng Tổng khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng bằng tổng khối lượng NHNN cần mua (bán) trừ đi tổng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trúng thâù trước đó. Thí dụ: NHNN thông báo mua hẳn một khối lượng giấy tờ có giá là 1000 tỷ đồng, phương thức đấu thầu lãi suất, phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất. Tại phiên đấu thầu có 4 ngân hàng thương mại tham dự thầu theo các số liệu sau: NH dự thầu NHTM A (K. lượng NHTM B (K. lượng NHTM C (K. lượng NHTM D (K. lượng K. lượng dự thầu Tổng khối LS dự thầu (%năm) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) tại từng mức lãi suấtdự thầu lượng dự thầu luỹ kế 0,91 100 100 50 150 400 400 0,90 200 100 100 100 500 900 0,89 50 100 150 100 400 1300 0,87 50 150 200 150 550 1850 0,85 50 200 200 250 700 2550 Cộng 450 650 700 750 2550 2550 Theo bảng số liệu trên, ta xác định được lãi suất trúng thầu cuối cùng là 0,89%. Các mức lãi suất trúng thầu trước đó là 0,90% và 0,91%. Chúng ta tính khối lượng trúng thầu của cá NHTM tham gia dự thầu (bằng cách áp dụng công thức trên): Tỷ lệ phân bổ thầu = (10000 - 900)/400 = 25(%) Khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng cuat các ngân hàng thương mại là: NHTM A: 50 x 25% = 12., (tỷ) NHTM B: 100 x 25% = 25 (tỷ) NHTM C: 150 x 25% = 37,5 (tỷ) NHTM D: 100 x 25% = 25 (tỷ) Khối lượng trúng thầu của các ngân hàng thương mại là: NHTM A: 100 + 200 + 12,5 = 312,5 (tỷ) NHTM B: 100 + 100 + 25 = 225 (tỷ) NHTM C: 50 + 100 + 37,5 = 187,5 (tỷ) NHTM D: 150 + 100 + 25 = 275 (tỷ) Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, có nhièu loại giấy tờ có giá cần bán hoặc mua, NHNN sẽ xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá trị như sau: + Giấy tờ có giá đăng ký có khối lượng lớn + Giấy tờ có giá thời hạn bán ngắn hơn (trường hợp giao dịch có kỳ hạn) + Thời hạn còn lại giấy tờ có giá ngăn hơn (trường hợp mua bán hẳn) I.2.4. Xác định giá bán (mua) giấy tờ có giá trên thị trường mở * Trường hợp mua, bán hẳn giấy tờ có giá Trường hợp này giá mua, bán được xác định theo công thức: GT Gđ = L x T 1 + 365 x 100 Gđ : Giá bán GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày) L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm 365 : Số ngày quy ước của một năm Thí dụ 1: NHNN thông báo mua tín phiế kho bạc, khối lượng 200 tỷ VNĐ Ngày đáu thầu: 10/4/2002 Phương thức đấu thầu: Đấu thầu lãi suất Phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất Phương thức mua bán: Mua hẳn Khi nhận được thông báo trên, có 4 ngân hàng đăng ký bán tín phiếu kho bạc của họ gồm: Tổ chức tín dụng và các loại giầy tờ có giá ngắn hạn Lãi suất dự thầu (%) K.lượng GTCG khi đến hạn thanh toán (tỷ đồng) Ngày đến hạn 2002 Thời hạn còn lại (ngày) Ngân hàng thương mại A: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (A1) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A2) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A3) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A4) Ngân hàng thương mại B: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (B1) - TPKH kỳ hạn 182 ngày (B2) - TPKH kỳ hạn 182 ngày (B3) Ngân hàng thương mại C: - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C2) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C3) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C4) Ngân hàng thương mại D: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (D1) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (D2) 4,91 4,90 4,86 4,84 4,91 4,90 4,84 4,90 4,88 4,84 4,84 4,80 120 50 20 20 30 110 50 30 30 110 50 50 10 60 50 10 20/6 30/6 9/7 19/6 12/6 15/6 15/6 20/6 16/6 20/6 16/6 20/6 70 80 84 36 32 35 35 40 36 40 36 40 Hãy tính giá bán của các loại tín phiếu trúng thầu? Giải: Bằng cách sắp xếp các lãi suất dự thầu theo thứ tự giảm dần và dễ dàng thấy được lãi suất trúng thầu là 4,9%/năm. Khối lượng trúng thầu là 200 tỷ VNĐ được phân bổ như sau: Tổ chức tín dụng và các loại giầy tờ có giá ngắn hạn Lãi suất dự thầu (%) Khối lượng GTCG khi đến hạn thanh toán Ngày đến hạn 2002 Thời hạn còn lại (ngày) Ngân hàng thương mại A: TPKB kỳ hạn 364 ngày (A1) TPKB kỳ hạn 364 bgày (A2) Ngân hàng thương mại B TPKB kỳ hạn 364 ngày (B1) TPKB kỳ hạn 182 ngày (B2) Ngân hàng thương mại C TPKB kỳ hạn 364 ngày 4,91 4,90 4,91 4,90 4,90 70 50 20 80 50 30 50 50 20/6 30/6 12/6 15/6 20/6 70 80 32 35 40 Ta lần lượt tính giá bán của từng lợi tín phiếu được giao dịch trên. Do đấu thầu theo lãi suất thống nhất, nên tất cả lãi suất đều tính theo lãi suất trúng thầu. áp dụng công thức: GT Gđ = L x T 1 + 365 x 100 Giá bán của A1: 50 Gđ = 0,490 x 70 1 + 365 x 100 = 49,534 511 Tỷ đồng Như vậy, giá bán của A1 là: 49,534 511 tỷ đồng Tương tự ta có: + Giá bán của A2: 19,787 487 tỷ đồng + Giá bán của B1: 49,789 124 tỷ đồng + Giá bán của B2: 29,859 701 tỷ đồng + Giá bán của C1: 49,723 940 tỷ đồng * Trường hợp mua, bán có kỳ hạn Trường hợp này chúng ta phải xác định cả giá bán tịa thời điểm bán và mua tại thời điểm lúc kết thúc hợp đồng Giá bán: Được tính giống như trường hợp mua bán hẳn Giá mua: Được tính theo công thức sau: L x Tb Gv = Gđ x 1 + 365 x 100 Gv : Giá mua lại; Gđ : Giá bán; L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm Tb : Thời hạn bán (số ngày) 365 : Số ngày quy ước của một năm. Thí dụ 2: NHNN thông báo mua tín phiếu kho bạc, khối lượng 200 tỷ VNĐ Ngày đấu thầu: 10/4/2002 Phương thức đấu thầu: Đấu thầu lãi suất Phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất Phương thức mua bán: Mua có kỳ hạn Thời hạn mua: 30 ngày Khi nhận được thông báo trên, có 4 ngân hàng thương mại tham gia đăng ký bán tín phiếu kho bạc của họ gồm: (Số liệu đăng ký của các ngân hàng giống thí dụ 1) Hãy tính giá bán và giá mua lại của các loại tín phiếu trúng thầu? Giải: + Trước hết tính giá bán: Tương tự Thí dụ 1 ta có: - Gd (A1) là: 49,534 511 Tỷ đồng - Gd (A2) là: 19,787 487 Tỷ đồng - Gd (B1) là: 49,786 124 Tỷ đồng - Gd (B2) là: 29,859 701 Tỷ đồng - Gd (C1) là: 49,732 940 Tỷ đồng + Tính giá mua lại của các loại tín phiếu trên: áp dụng công thức: L x Tb Gv = Gđ x 1 + 365 x 100 Ta có: GV(A1): 49,734 000 Tỷ đồng GV(A2): 19,867 177 Tỷ đồng GV(B1): 49,986 627 Tỷ đồng GV(B2): 29,979 954 Tỷ đồng GV(C1): 49,933 229 Tỷ đồng II. Quy trình nghiệp vụ III.1. Xác định khối lượng, thời hạn giấy tờ có giá cần mua, cần bán Bước 1:Từ 8 giờ đến 10 giờ ngày thông báo, Trưởng Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở hoặc Phó Trưởng ban được Trưởng ban uỷ quyền họp với các thành viên trong Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở để xác định các nội dung chính như sau: Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán Phương thức đấu thầu Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất) Thời hạn của giao dịch mua bán có kỳ hạn Lãi suất mua hoặc bán (Trường hợp đấu thầu khối lượng). Bước 2:Việc xác định các nội dung trên dựa vào các căn cứ sau đây: Mục tiêu của chính sách tiền tệ Kết quả dự báo vốn khả dụng Khối lượng, lãi suất trúng thầu của các loại giấy tờ có giá ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước đã mua hoặc đã bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại phiên đấu thầu gần nhất Tham khảo các loại lãi suất hiện hành trên thị trường Tình hình hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Bước 3: Chậm nhất đến 11 giờ 30 ngày thông báo, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở). II.2. Thông báo mua, bán giấy tờ có giá Bước 1: Từ 8 giờ đến 10 giờ ngày thông báo, Trưởng Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở hoặc Phó Trưởng ban được Trưởng ban uỷ quyền họp với các thành viên trong Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở để xác định các nội dung chính như sau: Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán Phương thức đấu thầu Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất) Thời hạn của giao dịch mua bán có kỳ hạn Lãi suất mua hoặc bán (Trường hợp đấu thầu khối lượng). Bước 2: Việc xác định các nội dung trên dựa vào các căn cứ sau đây: Mục tiêu của chính sách tiền tệ Kết quả dự báo vốn khả dụng Khối lượng, lãi suất trúng thầu của các loại giấy tờ có giá ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước đã mua hoặc đã bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại phiên đấu thầu gần nhất Tham khảo các loại lãi suất hiện hành trên thị trường Tình hình hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Bước 3: Chậm nhất đến 11 giờ 30 ngày thông báo, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở). II.3. Nộp đơn dự thầu Từ 8 giờ đến 10 giờ ngày đấu thầu (ngay sau ngày thông báo), các tổ chức tín dụng căn cứ vào thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước để nộp đơn dự thầu đăng ký mua hoặc đăng ký bán với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở) thông qua mạng máy vi tính với các nội dung sau: Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán Kỳ hạn của giấy tờ có giá Hình thức các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán (chứng chỉ, ghi sổ) Khối lượng cần mua hoặc cần bán (tính theo giá trị khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá ) Các mức lãi suất dự thầu của từng loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán (trường hợp đấu thầu lãi suất) Ngày đến hạn thanh toán của từng loại Phương thức mua hoặc bán Thời hạn mua hoặc bán của từng loại (số ngày) Mã số chữ ký của người giao dịch (người lập biểu), người kiểm soát và người có thẩm quyền. Trong thời hạn nộp đơn dự thầu, tổ chức tín dụng có thể thay đổi nội dung đơn dự thầu bằng đơn dự thầu mới hoặc huỷ bỏ đơn dự thầu thông qua mạng máy vi tính. Những thay đổi về nội dung đơn dự thầu của tổ chức tín dụng chỉ có hiệu lực sau khi đơn dự thầu cũ bị huỷ bỏ. Tổng khối lượng giấy tờ có giá đăng ký mua hoặc bán của một tổ chức tín dụng trong một đơn dự thầu tối thiểu là 100 triệu đồng. * Đơn dự thầu không hợp lệ Đơn dự thầu của tổ chức tín dụng bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây: Đơn dự thầu không đúng với mã số (code) quy định Mã số chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng trong đơn dự thầu không đúng với mã số chữ ký do Ngân hàng Nhà nước cấp Lãi suất dự thầu không làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy Đơn dự thầu ghi cụ thể yêu cầu mua theo giá rẻ nhất hoặc yêu cầu bán theo giá đắt nhất Tổng khối lượng giấy tờ có giá ghi trong một đơn dự thầu dưới 100 triệu đồng Các nội dung trong đơn đặt thầu không được điền đúng theo quy định của Tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá mà không có giấy tờ có giá đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định Đối với những đơn dự thầu không hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ thông báo cho tổ chức tín dụng biết qua mạng máy vi tính hoặc bằng FAX. II.4. Tổ chức xét thầu Từ 10 giờ đến 11 giờ 30 ngày đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước thực hiện xét thầu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện xét thầu với sự chứng kiến của thành viên trong Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở do Trưởng Ban quyết định. Việc xét thầu thực hiện theo nội dung thông báo của Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở và theo quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Sở Giao dịch. Trường hợp tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá mà không có đủ giấy tờ có giá đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp nhận xét thầu với khối lượng tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá đã đăng ký . II.5. Xác định giá mua hoặc giá bán giấy tờ có giá II.5.1. Trường hợp bán có kỳ hạn kèm theo hợp đồng bán và mua lại a. Giá bán giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng xác định theo công thức sau: GT Gđ = L x T 1 + 365 x 100 Gđ : Giá bán; GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán; T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày); L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm; 365 : Số ngày quy ước của một năm. b. Giá mua lại giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng xác định theo công thức sau: L x Tb Gv = Gđ x 1 + 365 x 100 Gv : Giá mua lại Gđ : Giá bán; L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm; Tb : Thời hạn bán (số ngày); 365 : Số ngày quy ước của một năm. II.5.2. Trường hợp mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng Giá mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá được áp dụng như công thức quy định tại II.5.1. phần a) II.6. Thông báo kết quả đấu thầu Chậm nhất nhất vào lúc 14 giờ ngày đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả đấu thầu cho các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố qua mạng máy vi tính thông báo kết quả đấu thầu bao gồm các nội dung chính như sau: a. Ngày đấu thầu b. Khối lượng trúng thầu c. Khối lượng không trúng thầu d. Lãi suất trúng thầu e. Số tiền thanh toán g. Ngày thanh toán. Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc giao, nhận, thanh toán giấy tờ có giá trong trường hợp mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá; đồng thời là căn cứ để lập hợp đồng bán và mua lại trong trường hợp mua bán có kỳ hạn. II.7. Lập và giao, nhận hợp đồng bán và mua lại 1. Hợp đồng bán và mua lại giấy tờ có giá do bên bán lập 2. Sau khi nhận được thông báo kết quả đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước lập hợp đồng bán và mua lại, gửi cho Ngân hàng Nhà nước qua mạng vi tính và bằng FAX. 3. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) lập hợp đồng bán và mua lại trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng. Hợp đồng bán và mua lại do Ngân hàng Nhà nước lập được gửi cho tổ chức tín dụng trúng thầu qua mạng vi tính và bằng FAX. 4. Thời hạn lập và gửi hợp đồng bán và mua lại chậm nhất vào lúc 15 giờ ngày đấu thầu. 5. Sau khi nhận được hợp đồng bán và mua lại, người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng trúng thầu hoặc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký tên và đóng dấu trên bản FAX hợp đồng và gửi cho Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở (Sở giao dịch ngân hàng nhà nước) chậm nhất vào lúc 15 giờ 30 ngày đấu thầu. 6. Bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở (Sở giao dịch ngân hàng nhà nước)sẽ FAX bản hợp đồng bán và mua lại cho Sở Giao dịch và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trước 16 giờ 30 cùng ngày. 7. Hợp đồng bán và mua lại là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và giao, nhận giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng trong trường hợp giao dịch có kỳ hạn. II.8. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá 1. Khi nhận được thông báo kết quả thầu hoặc hợp đồng bán và mua lại đã được các bên ký kết, bên bán phải chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua; đồng thời, bên mua phải thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho bên bán. Việc thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá thực hiện trong ngày thanh toán. 2. Trường hợp tổ chức tín dụng trúng thầu mua giấy tờ có giá không đủ tiền để thanh toán, Ngân hàng Nhà nước(Sở Giao dịch) sẽ trích tài khoản của tổ chức tín dụng trúng thầu tại Ngân hàng Nhà nước cho đủ số tiền tương ứng với khối lượng trúng thầu; nếu không đủ số tiền phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước sẽ huỷ bỏ phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán . 3. Vào ngày kết thúc hợp đồng bán và mua lại, bên mua và bên bán sẽ thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá và thanh toán theo cam kết của các bên tại hợp đồng bán và mua lại. Trường hợp, đến hạn phải thanh toán mà tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước ( Sở Giao dịch) sẽ trích tài khoản của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước cho đủ số tiền phải thanh toán. Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý đối với khối lượng giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng không thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành. Việc thanh toán được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. Phần 3: Thực trạng và giải pháp hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở việt nam hiện nay I. Nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam sau 5 năm vận hành I.1. Kết quả đạt được Hoạt động từ năm 2000, đến nay nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần đảm bảo an toàn vốn thanh toán, ổn định lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu Chính sách tiền tệ. I.1.1. Khối lượng giao dịch Một là, khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng cũng như đến các điều kiện của thị trường tiền tệ. Tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61 936 tỷ đồng, bằng 292% so với năm 2003, tăng cao hơn nhiều so với các năm trước đây (năm 2003 là 136, năm 2002 là 127%). Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tăng mạnh: năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên, trong khi năm 2003 là 197 tỷ đồng/phiên, năm 2002 là 105 tỷ đồng/phiên, năm 2001 là 82 tỷ đồng/phiên. Hai là, tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên tổng doanh số cho vay của NHNN ( bao gồm cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) năm 2004 tiếp tục tăng lên khoảng 81% so với các năm trước (năm 2003 là 75%, năm 2002 là 39% và năm 2001 là 37%). Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trựo vốn chủ yếu và ngày càng quan trọng của NHNN. I.1.2. Số phiên giao dịch và kỳ hạn giao dịch Định kỳ giao dịch được tăng cường để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Từ tháng 11/2004, NHNN đã tăng định kỳ giao dịch lên 3 phiên/tuần (năm 2002 là 2 phiên/tuần, năm 2001 là 2 phiên/tuần và năm 2000 là 1 phiên/10ngày). Bên cạnh đó, NHNN còn mở các phiên giao dịch đột xuất hoặc các phiên giao dịch hàng ngày vào những dịp giáp Tết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như chậm trả đối với khác hàng. Nhờ đó, hoạt động ngân hàng được diễn ra bình ổn, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng. Kỳ hạn giao dịch được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng theo mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngoài kỳ hạn chủ yếu từ 15-30 ngày, trong một số phiên NHNN còn chào mua với thời hạn ngắn 7 ngày để đáp ứng khả năng thanh toán . I.1.3. Quy trình nghiệp vụ Các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp ttục được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2004, NHNN đã ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ- NHNN ngày 17/8/2004. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất việc lưu ký các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, NHNN đã, mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc lưu ký các giấy tờ có giá phát hành trên thị trường chứng khoán được thuận lợi Quy trình kỹ thuật và thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cũng tiếp tục có những cải tiến đáng kể để thu hút thành viên tham gia. Đặc biêth, từ 15/12/2004, NHNN bắt đầu áp dụng công nghệ trang Web trong giao dịch đặt thầu và đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường mở ( giảm chi phí đầu tư ban đầu do không phải cài đặt phần mềm). Các thủ tục trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở đến nay được coi là thuận tiện và nhanh chóng nhất trong số các nghiệp vụ hỗ trợ vốn của NHNN đối với các Tổ chức tín dụng. Thông qua hoạt động đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, các Tổ chức tín dụng có thể nhậ vốn vay trong ngày để đáp ứng kịp thời vốn thanh toán. I.1.4. Hàng hoá trên thị trường mở Chủng loại giấy tờ có giá được giao dịch trên nghiệp vụ thị trường ngày càng được mở rộng. Trong năm 2004, NHNN đã cho phép cả trái phiếu công trình trung ương được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham gia thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ cuả NHNN Ngoài ra, trong năm 2004, toàn bộ công cụ được NHNN bán trên nghiệp vụ thị trường mở là tín phiếu Kho bạc do NHNN mua trong các phiên đấu thầu. Việc sử dụng tín phiếu Kho bạc làm công cụ nghiệp vụ thị trường mở thay cho việc sử dụng tín phiếu NHNN trước đây đã góp phần thúc đẩy thị trướng sơ cấp. I.1.5. Thành viên tham gia Thành viên tham gia thị trường mở đa dạng làm cho hoạt động thị trường mở sôi động hơn. Điều này cũng cho thấy các thành viên thị trường đã có sự quan tâm hơn đến việc tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Trong năm 2004, không chỉ 4 NHTM Nhà nước thường xuyên tham gia nghiệp vụ thị trường như những năm trước, mà các NHTMCP, NH liên doanh và chi nhánh Ngân hang nước ngoài tham gia. Tuy số lượng thành viên tham gia chư nhiều (8 thành viên), nhưng cũng làm cho thị trường mở bớt đơn điệu hơn trước, mang tính cạnh tranh hơn. Điều này được thể hiện ở độ chênh lệch giữa mức lãi suất đặt thầu cao nhất và thấp nhất, trước đây chỉ khoảng 0,3%/năm thì những phiên trong năm 2004 tăng lên 1,85%/năm. Các thành viên ngoài các NHTM Nhà nước mặc dù bị hạn chế về vốn hoặc khả năng cạnh tranh huy động vốn VND, nhưng vẫn trúng thầu trên thị trường. Bên cạnh đó, số phiên đấu thầu không có thành viên tham gia năm 2004 là 16% trên tổng số phiên, giảm mạnh so với những năm trước (2003 là 22%, năm 2002 là 49,4%). Nghiệp vụ thị trường mở góp phần phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ. Thông qua hoạt động nhiệp vụ thị trường mở, là hoạt động mua bán thứ cấp giấy tờ có giá, đã làm tăng mức độ thanh khoản của các giấy tờ có giá do các Tổ chức tín dụng hiện đang nắm giữ. Điều này đã góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp. Cụ thể, riêng đối với thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2004, khối lượng bán ra là trên 19 465 tỷ đồng, tăng hơn 3 563 tỷ đồng so với năm 2002. Thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc cũng tăng lên 14 thành viên, so với 10 thành viên năm 2003. I.1.5. Nghiệp vụ thị trường mở thể hiện vai trò là một công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chặt chẽ với các công cụ chính sách tiền tệ khác để đạt hiệu quả cao. Trong năm 2004, mục tiêu điều hành Chính sách tiền tệ vừa phải góp phần phục vụ tăng trưởng kinh tế 7,7%, vừa phải kiểm soát lạm phát ở moịot con số. Việc thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu trên đã đặt ra cho NHNN không ít thách thức, đòi hỏi NHNN phải điều hành thận trọng linh hoạt. Vì vậy, công cụ nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chăth chẽ với các cộng cụ Chính sách tiền tệ khác nhằm điều tiết linh hoạt vốn khả dụng. Cụ thể, khi NHNN tăng tỷ lệ Dự trữ bắt buộc từ tháng 7/2004, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng giảm mạnh. Do vậy, NHNN đã chào mua trên nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn ngắn chủ yếu 15 ngày để điều tiết vốn khả dụng của Tổ chức tín dụng, đảm bảo vốn khả dụng không sụt giảm mạnh gây ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Trong năm 2004, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây sức ép tăng lãi suất. Nhưng để thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất góp phần phục vụ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã không tăng các mức lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu). Đồng thời, trên nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã thực hiện chào mua với lãi suất thấp dao động trong khung lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Cùng với việc duy trì ổn định với chi phí thấp đã góp phần duy trì ổn định lãi suất thị trường. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND của các Tổ chức tín dụng chỉ dao động nhẹ so với năm 2003 ( lãi suất tiền gửi tăng khoảng 0,24-0,48%/năm, lãi suất cho vay tăng khoảng 0,36- 0,60%/năm). Thông qua hoạt động nhiệp vụ thị trường mở, NHNN đã tạo tín hiệu về định hướng điều hành của NHNN cũng như có được nguồn thông tin phản hồi từ phía Tổ chức tín dụng về tình hình thị trường tiền tệ. Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các công cụ tiền tệ gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước các diễn biến của thị trường để có quyết định điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ tạo tín hiệu cho thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bằng việc dự báo thưòng xuyên vốn khả dụng của các Tổ chức tín dụng, NHNN đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của Tổ chức tín dụng và thông qua việc quyết định các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã phát tín hiệu cho các Tổ chức tín dụng về việc cân đối nguồn vốn. Ngược lại, trong điều kiện thông tin về thị trưòng tiền tệ còn thiếu và yếu như hiện nay thì kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cũng phản ánh một phần thông tin về thị trường tiền tệ phục vụ điều hành chính sách tiền tệ. I.2. Hạn chế Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, nghiệp vụ thị trường mở đã đạt đựoc những kết quả rất khả quan, tuy nhiên nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: 1. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở là một hoạt động hoàn toàn mới nên một số lượng tổ chức tín dụng tham gia còn ít ( 8 thành viên). Bên cạnh đó sự gia nhập vủa các tổ chức tín dụng vào thị trường mở còn hạn chế do nền kinh tế còn đang ở trình độ phát triển thấp và chưa ổn định; thị trường tài chính và thị trường tiền tệ chưa phát triển; môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng còn chứa đựng nhiều rủi ro. 2. Hoạt động của thị trường chưa thực sự sôi động. Thể hiện trong mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở chỉ có từ 1 đến 4 thành viên tham gia, chiếm tỷ lệ tương đối thấp (50% ) so với tổng số thanh viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các Tổ chức tín dụng. Các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh (do lượng hàng hoá chủ yếu tập trung tại các ngân hàng này) 3. Các tổ chức tín dụng vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trực tiếp, chuyên sâu vào nghiệp vụ thị trường mở và việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nghiệp vụ thị trường mở còn nhiều bất cập, mặt khác do tổ chức tín dụng hiện tại vẫn chủ yếu quan tâm đến các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như tín dụng nên các tổ chức tín dụng vẫn chưa có thói quen kinh donah trên thị trường tiền tệ mà điển hình là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. 4. Luật NHNN quy định chỉ có các loại giấy tờ có giá ngắn hạn mới được giao dịch trên thị trường mở do vậy đã có vô hình dung giới hạn và thu hẹp phạm vi hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung luật NHNN cho phép các giấy tờ có giá dài hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ là cần thiết. 5. Việc dự đoán vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là chế độ thông tin phụcvụ cho công tác dự đoán do vậy đã hạn chế tới chất lượng của việc dự đoán vốn khả dụng. 6. Thời gian giao dịch mỗi tuần một phiên lúc ban đầu và bây giờ là 2 phiên một tuần vẫn chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu của các tổ chức tín dụng trong việc điều hoà vốn của mình. II. Kiến nghị và giải pháp 1. Cần phải tổ chức tuyên truyền tập huấn chi tiết đi vào từng nghiệp vụ cụ thể để từ đó giúp các thành viên thấy rõ vai trò, tác dụng và sự linh hoạt của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như kết quả đạt được của tổ chức tín dụng trong điều hành vốn của mình. 2. Cần hạn chế các hình thức cung ứng vốn tín dụng khác từ NHNN như cho vay theo chỉ định bên cạnh việc tiếp tục thực hiện khoanh nợ, xoá nợ cũng như việc củng cố và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng … để từ đó tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng và giúp nghiệp vụ thị trường mở ngày càng được củng cố và trở thành một công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nhất và chủ đạo của NHNN. 3. Cần tạo thêm các loại hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở theo hướng cho phép các loại trái phiếu được giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở. Bộ tài chính cần xem xét phát hành các loại tín phiếu có thời hạn ngắn hơn: 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng để từ đó giúp cho hoạt động của nhiệp vụ thị trường mở thêm sôi động. 4. việc thanh toán của nghiệp vụ thị trường mở theo quy định là sau 2 ngày giao dịch là chưa phù hợp với đòi hỏi đáp ứng nhanh về vốn khả dụng do vậy nên chỉnh sửa lại quy chế nghiệp vụ thị trường mở cho phép thanh toán diễn ra sau 1 ngày. 5. Việc giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở diễn ra 2 phiên/tuần như hiện nay vẫn chưa cung ứng kịp thời về vốn cho các tổ chức tín dụng và vẫn chưa tạo ra được sự liên hoàn trong nghiệp vụ thị trường mở vì vậy có thể nghiên cứu giao dịch hàng ngày. 6. Các tổ chức tín dụng cần phải chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, chuyên sâu vào công tác nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đồng thời cần trang bị các thiết bị phù hợp với sự tiến bộ của công cuộc hiện đại hoá dể giúp cho việc giao dịch nghiệp vụ thị trường mở diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, an toàn. C. kết luận Nghiệp vụ Thị mở Việt Nam đã trải qua 5 năm hoạt động, tuy còn khá mới mẻ song những ưu điểm của nó rất có hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Bộ mặt của đất nước đang thay đổi từng ngày, nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, thị trường tài chính đã xuất hiện và rất sôi động… điều này cho thấy cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động của các chính sách tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà bộ phận của nó kà nghiệp vụ thị trường mở. Là một nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu tuy nhiên mới được áp dụng vào Việt Nam trong những năm gần đây cho nên những nhược điểm của nó còn tồn tại và bộc lộ khá rõ nét. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp khắc phục khuyết điểm của nghiệp vụ thị trường mở để phát huy những ưu điểm của công cụ này. Đề tài “Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương ” đã đặt ra nhiều suy nghĩ cho sinh viên Việt Nam - đặc biệt cho sinh viên ngành ngân hàng tài chính những hỏi đáp về nghiệp vụ thị trường mở. Qua quá trình tìm hiểu đề tài, ta không chỉ hiểu biết về nghiệp vụ thị trường mở của các nước mà trên cơ sở đó còn có thể đưa ra những đề xuất để tăng cường hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Danh mục tài liệu tham khảo + Hoàng Xuân Quế Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương_NXB Thống kê Hà Nội năm 2003 + Nguyễn Hữu Độ Thị trường mở_ NXB Tài chính năm 2003 + Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở + Vũ Nguyên Hà- Vụ chính sách tiền tệ 10 điểm nhấn quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở năm 2004_Webside www.sbv.gov.vn + S.Peter Rose Quản trị ngõn hàng thương mại_NXB Tài Chớnh 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0954.doc
Tài liệu liên quan