Đề tài Nguyễn Ái Quốc với việc chuẩn bị lý luận cho cách mạng Việt Nam qua ba tác phẩm: Bản án chế độ thực dân, tuần báo thanh niên và đường cách mệnh

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 2. Phạm vi nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Bố cục của đề tài 3 II. Ý nghĩa 4 CHƯƠNG I 5 Lịch sử tạo ra những yêu cầu thì chính lịch sử tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết nó CHƯƠNG II 12 Sức sống mãnh liệt của các tác phẩm 12 A. Những đóng góp của tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp” 12 I. Giá trị của tác phẩm 12 II. ý nghĩa của tác phẩm 18 B. Những đóng góp của hai tác phẩm 19 I. Sự vĩ đại của tác phẩm được sinh ra ngay chính trong thời đại sản sinh ra nó 19 II. Giá trị của hai tác phẩm 21 II. Quan niệm về Đảng cách mệnh , Đảng cộng sản 28 III. Ý nghĩa 31 KẾT LUẬN 33 MỤC LỤC VÀ DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyễn Ái Quốc với việc chuẩn bị lý luận cho cách mạng Việt Nam qua ba tác phẩm: Bản án chế độ thực dân, tuần báo thanh niên và đường cách mệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta”10. Như vậy từ chủ nghĩa yêu nước chân chính Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường đúng đắn để giảiphóng dân tộc , đó là đi theo Chủ nghĩa Mác- LêNin, theo Quốc tế vô sản, theo con đường Cách mạng vô sản. Cũng từ đó Nguyễn ái Quốc say mê học tập, nghiên cứu và hoạt động nhàm xúc iến việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- LêNin vào Việt Nam.Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác cảu Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến1930 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta.Và “ Sự truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản của Người không phải là một hiệntượng nhất thời tự phát mà là một quá trình không đứt đoạn, đi từ thấp đến cao, có chủ đích”11. Quá trình hoạt động cách mạng của Người được chia thành nhiều thời kì tương ứng với địa bàn hoạt động của Người.ở mỗi thời kì tuỳ điều kiện cụ thể mà Người sử dụng những phương tiện đấu tranh, truyền bá Chủ nghĩa Mác khác nhau , trong đó có thể nói xuất bản báo chí được Người sử dụng một cách triệt để như là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại nhằm tấn công trục diện kẻ thù đồng thời rất có hiệu quả trong quá trình truyền bá lý luận, từng bước giác ngộ Chủ nghiã Mác cho quần chúng đồng bào ta tiến tới thành lập những tổ chức lãnh đạo cách mạng đứng đầu là thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Trong các tác phẩm của Người thời kì này cần phảI kể đến những đóng góp hết sức to lớn có giá trị đặt nền tảng tư tưởng chiến lược và sách lược chỉ đạo cách mạng Việt Nam của ba tác phẩm: Bản án chế độ Thực dân Pháp ( 1925 – ở Pháp) Tuần báo Thanh Niên ( 1925 – ở Trung Quốc) Đường Kách Mệnh ( 1927 - ở Trung Quốc) Mặc dù ra đời ở các thời kì hoạt động khác nhau của Nguyễn ái Quốc, ở các thời điểm lịch sử khác nhau nhưng cả ba tác phẩm đều thể hiện bước chuẩn bị, hoàn thiện và phát triển cao độ nhận thức về Chủ nghĩa Mác- LêNincủa Nguyễn ái Quốc. Quá trình đó được thể hiện ở sự kế thừa, bổ sung và ngày càng hoàn bị những tư tưởng chỉ đạo mạng tính chất chiến lược cho cách mạng Việt Nam như mục tiêu đấu tranh, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng...trong các tác phẩm. Sự ra đời của các tác phẩm có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam đã tìm được con đường cách mạng đúng đắn để giảiphóng dân tộc, cách mạng Việt Nam lúc này đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cũng như về tổ chức và từng bứơc có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cho sự nghiệp đấu tranh chung của loài người tiến bộ trên thế giới. CHƯƠNG II Sức sống mãnh liệt của các tác phẩm Bản án chế độ Thực dân Pháp Tuần báo Thanh Niên Đương Kách Mệnh A. Những đóng góp của tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp” Thời kì Nguyễn ái Quốc hoạt động ở PaRi (Pháp), Người hoạt động ở Đảng Cộng Sản Pháp, ở các tổ chức cách mạng và trong “Hội liên hiệp thuộc địa” do Người sáng lập cùng những người bị áp bức dưới chế độ thực dân Pháp và đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Thời kì này Người đã viết nhiều sách báo tấn công vào Chủ nghĩa đế quốc, kêu gọi , thức tỉnh quần chúng lao khổ đấu tranh, vạch phương hướng cho quần chúng ở các nước thuôc đia và phụ thuộc đấu tranh. Đây cũng là thời kì mà Người đã viết cuốn sách nổi tiếng “ Bản án chế độ Thực dân Pháp”. I. Giá trị của tác phẩm Bản án chế độ Thực dân Pháp được coi là sản phẩm tổng hoà của tất cả các tri thức : chính trị, triết học, xã hội , lịch sử...cùng với những kinh nghiệm thực tiễn được tiếp thu và bồi bổ , phát triển trong quá trình đấu tranh đầy sóng gió của Người. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp và những năm 1921- 1925 và được xuất bản lần đầu tại Pari năm 1925. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được lan truyền đi rất nhanh và đay là lần đầu tiên một cuốn sách chính trị viết bằng tiếng nước ngoài được đưa về nước hoàn toàn bí mật. Sự vị đại của tác phẩm bắt nguồn từ trong chính tính chất vĩ đại của thời đại dã sản sinh ra nó, bởi nó chứa đựng những ước mong, nhưng hoài bão chung, phổ biến của cả một cộng đồng người đang sống ngột ngạt dưới sức ép của một thế lực vô cùng phản động đó là Thực dân Pháp. Hun đúc trong đấu tranh cách mạng, Bản án chế độ Thực dân Pháp ra đời như một luồng ánh sáng mới , xé toang đám mây mù đang che phủ trên khắp đất nước Việt Nam và nhiều nước thuộc địa. Nó thoả mãn cả lý trí và tình cảm của hàng triệu quần chúng cách mạng đang ngưỡng vọng và khao khát một chân trời mới ; nó thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều lớp người tiến bộ đang mơ hồ, băn khoăn về một con đường giải phóng đúng đắn. Sức thu hút mạnh mẽ hầu như thôi miên của tác phẩm, bởi lẽ: Thứ nhất, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh mà mâu thuẫn của Chủ nghĩa đế quốc đặc biệt là mâu thuẫn giũa các dân tộc bị áp bức với Chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Thực dân Pháp ngày càng thêm sâu sắc và đã đạt đến điểm bùng nổ, tinh thần và ý chí chống đế quốc của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức, đòi hỏi một ngọn cờ hướng đạo đúng đắn để đi vào một cuộc chiến đấu quyết định vận mệnh của cả dân tộc. Thứ hai, tác phẩm đã đề cạp đến những người thật , việc thật, những chuyện xảy ra hàng ngày ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, những việc mắt thấy tai nghe ở những hoàn cảnh cụ thể nhưng có quan hệ thiết thân đến vặn mệnhcủa hàng chục triệu con người trong cái địa ngục trần gian gọi là xứ thuộc địa và lí giải một cách khoa học theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- quan điểm tiến bộ nhất của thời đại. Thứ ba, tác phẩm có sức hấp dẫn như vậy bởi đây là lần đầu tiên những người cách mạng và nhân dân ta biết đến Chủ nghĩa cộng sản một cách rõ ràng và đúng đắn. Trước đó người ta cũng nghe nói, biết và bàn tán về Chủ nghĩa cộng sản như một học thuyết cách mạng nhất . Đối với những người bị áp bức thì không mong muốn gì hơn là tìm được một lối thoát cho cuộc đời tối tăm tủi nhục của mình, học thuyết ấy tất nhiên đã nhen nhói lên một niềm hi vọng.Song vì một phần do chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo, một phần vì báo chí phản động tuyên truyền chống cộng ráo riết, phần nữa vì trong đầu óc của nhiều người xuất thân từ tầng lớp Tiểu tư sản còn nhiều tàn dư của hệ ý thức cũ nên trong quan niệm về Chủ nghĩa cộng sản còn nhiêù điểm mơ hồ, lộn xộn. Chính vì vậy mà Bản án chế độ Thực dân Pháp  có vai trò rất lớn trong quá trình giác ngộ, chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho những người cách mạng và cho quần chúng nhân dân lao động đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở nước ta. Đánh giá vai trò của tác phẩm đối với nhân dân Việt Nam nói chung và đối với thanh niên Việt Nam nói riêng, đồng chí Phạm Hùng kể lại rằng: “Hồi ấy quyển “Bản án chế độ Thực dân Pháp” có một tác dụng rất lớn đối với thanh niên, học sinh. Hầu hết các trường trung học đều có tủ sách riêng cho học sinh tự tổ chức hàng nghìn cuốn sách và tủ sách nào cũng có quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Phong trào thanh niên, học sinh lúc bấy giờ lan rộng và khá mạnh mẽ. Lập trường giai cấp tuy chưa rõ rệt lắm nhưng ý thức chống đế quốc rất cao, rất sôi nổi nên tập Bản án chế độ Thực dân Pháp đã trả lời đúng vào ý nghĩ, nguyện vọng và tâm tính thế hệ thánh niên úuc bấy giờ”.12 Tác động to lớn của tác phẩm đã làm cho bọn Thực dân Pháp phải lo ngại: “ Bằng chứng rõ ràng nhất về tuyên truyền cộng sản ở thuộc địa đang lan rộng và nếu chúng ta không phản ứng thì có thể rồi đây noa sẽ lan rộng trên khắp lãnh thổ hải ngoại rộng lớn của chúng ta...Chúng ta không thể và không được để như vậy. Phải thực sự lo lắng trước khi đám cháy xảy ra” 13. I.I “ Bản án chế độ Thực dân Pháp “ là một bản cáo trạng đanh thép. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất , tuy Pháp là một nước thắng trận nhưng lại chịu thiệt hại nặng nề. Để bù đắp những tổn thất đó, Thực dân pháp một mặt tăng cường bóc lột nhân trong nước , mặt khác ra sức khai thác triệt để, áp bức tàn tệ ở thuộc địa. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lên án , tố cáo bon thực dân không chỉ ở Đông Dương, ở Việt Nam mà còn ở nhiều thuộc địa khác như Angieri, Tuynidi, Tây phi... Trên thế tấn công, “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lột mặt nạ của chủ nghĩa đế quốc bằng những chứng cớ, tang vật không thể chối cãi được. Và như những quan toà thường xử những phạm nhân trọng tội, tác phẩm đã lôi bọ hung thủ là những kẻ cướp nước ra trước vành móng ngựa, ra trước ánh sáng của công lý và bắt chúng phải trả lời , diễn giải những tội ác của chúng. Bằng những lý lẽ đanh thép, tác phẩm đã bóc trần bản chất bóc lột, tàn ác, dã man , phản động của Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa thực dân. Đó là việc bóc lột bằng “ Thuế máu” - đày đoạ những con người bản xứ mà chúng phongcho cái danh hiệu tối cao là “ chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” và đẩy họ vào “ cuộc chiến tranh vui tươi” Đó là việc đầu độc người bản xứ bằngthuốc phiện và rượu cồn để làm suy đồi nòi giống và trí tuệ dân tộc ta để dễ bề cai trị: “ Cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số 1000 làng ấy chỉ có vẻn ven 10 trường học...Hàng năm người ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con” 14. Đó là việc giáng vào người bản xứ những sưu thuế, những phu phen, tạp dịch...nặng nề, vô lý.. “Bản án chế độ thực dân Pháp” còn chỉ mặt gọi tên những kẻ đại diện cho “nước mẹ”, cho “tự do, công lý”, cho “ sự nghiệp khai hoá”...đang ra tay hoành hành khắp các thuộc địa. Người Việt Nam phải è cổ ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp. Để che đậy cho bản chất xấu xa của bọn bóc lột “ Chủ nghĩa tư bản luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng : Bác ái, bình đẳng....”15. Và cái công lý , bình đẳng mà bọn Thực dân Pháp nghêu ngao đã bị Nguyễn ái Quốc vạch trần bằng giọng điệu châm biếm: “Công lý được tượng trưng bằng một bà đầm, một tay cầm cân , một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên bà đầm công lý tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết cả người vô tội và nhất là người vô tội”16. Sức tố cáo của tác phẩm càng thêm mạnh mẽ khi mô tả nỗi thống khổ của những người phụ nữ bản xứ.... Tóm lại dưới nanh vuốt của bọn thực dân , mọi tầng lớp người bản xứ đều bị coi là đám người nô lệ. Từ những nỗi thống khổ mà người bản xứ phải gánh chịu, tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép đồng thời thức tỉnh những người bản xứ do không nhận thức rõ bản chất của kẻ thù đã đi làm tay sai cho chúng và đi chém giết chính đòng bào ta. Đứng trên lập trường của những người vô sản và các dân tộc bị áp bức, tác phẩm một mặt bênh vực quàn chúng lao khổ, mặt khác còn giáng đòn tấn công ác liệt vào bọn Thực dân Pháp cùng bè lũ cơ hội mà đại diện của nó là Quốc tế II đang ra sức tuyên truyền những luận điệu thực dân phản động, bênh vực Chủ nghĩa đế quốc. I.II “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” đã vạch rõ kẻ thù của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức. Chỉ rõ tội ác và những luận điệu lừa bịp của bọn Đế quốc thực dân mà đại diện là bọn Thực dân Pháp tác phẩm đồng thời đã thể hiện một tầm nhìn cao hơn, mang tính thời đại. Đó là vạch rõ kẻ thù của các dân tộc bị áp bức , đó chính là những kẻ đã gieo dắt biết bao đau khổ, chết chóc cho nhân dân thuộc địa – Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc : “ Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa”17. Bản chất của Tư bản là hút máu , là bóc lột. Chính vì vậy mà mâu thuẫn tất yếu không thể điều hoà được giữa bọn Tư bản thực dân và giai cấp vô sản và nhân dân lao động sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng này cũng mang tính tất yếu mà mục đích của cuộc đấu tranh vĩ đại đó là chống Chủ nghĩa đế quốc, chống kẻ th ù chung của giai cấp vô sản ở chính quốc và giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức ở thuộc địa. Việc xác định kẻ thù cho cách mạng nước ta lúc này là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Trong một khoảng thời gian dài bế tắc về đường lối, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng không trả lời được câu hỏi tưởng chừng đơn giản , đó là “ Đánh ai?”. Chính vì vậy mà đã có nhiều phong trào yêu nước đã lầm đường khi lại tiếp tay cho chính kẻ thù của mình. I.III “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” còn xác định nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng và chỉ ra mối quan hệ, sự gắn bó giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc với sự nghiệp cách mạng vô sản ở chính quốc và ở trên toàn thế giới. Bản chất có Chủ nghĩa tư bản “ …là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”18. Từ đó tác phẩm đã chỉ ra lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân bởi họ là hết thảy những người chịu khổ cực, bị áp bức , bóc lột trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Đồng thời tác phẩm còn chỉ rõ nhiệm vụ cho cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, mối quan hệ gắn bó của cả hai phong trào cách mạng này là “ đồng thời” chặt đứt hai vòi của con đỉa tư bản. Cũng trên tư tưởng ấy, tác phẩm đã khẳng định rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là vừa phải giác ngộ, tổ chức quần chúng ở chính quốc làm cách mạng đồng thời “ không được quên bổn phận của mình” là phải đoàn kết chặt chẽ , ủng hộ giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa để cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung. Mặt khác tác phẩm còn khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở mỗi nước thuộc địa và phụ thuộc là một bộ phận quan trọng gắn liền với sự nghiệp cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trên quy mô toàn thế giới. Trên tình đoàn kết quốc tế vô sản với khẩu hiệu bất hủ của Quốc tế cộng sản : “ Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” đã cố kết những dân tộc bị áp bức vào chung một chiến tuyến. I.IV Mở ra một tương lai tươi sáng từ trong đêm tối của cuộc đời lầm than đau khổ. Tương lai đó là hiện thực trên nước Nga Xô Viết sau Cách mạng Tháng Mười 1917. Tác phẩm đã khẳng định lòng tin son sắt vào tương lai tươi sáng đó và chỉ rõ ràng tương lai đó đang được chuẩn bị ở trường Đại học Phương Đông ngay trên đất nước Nga Xô Viết : “ Trường đại học Phương Đông ấp ủ dưới mái của mình tương lai của các dân tộc thuộc địa…Việc thành lập trường Đại học Phương Đông đánh dấu một kỉ nguyên”19 Từ đó tác phẩm thêm củng cố lòng tin của các nước thuộc địa, đặc biệt là ở của nhân dân ta vào Quốc tế cộng sản , vào cách mạng vô sản , vào Chủ nghĩa Mác- LêNin. II. ý nghĩa của tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” ra đời là cái mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức cách mạng của nhân dân ta. Nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam về đường lối cách mạng đúng đắn, sáng suốt để chỉ đạo phong trào cách mạng thoát khỏi tình trạng mơ hồ , bế tắc về phương hướng, mục tiêu cách mạng.Trên cơ sở vạch rõ Bạn – Thù, vạch rõ mục tiêu cách mạng, tác phẩm đã bước đầu vạch ra chiến lược, sách lược cho cách mạng của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức. “Bản án chế độ Thực dân Pháp” là một đóng góp sáng tạo có ý nghĩa lịch sử lớn lao vào việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam của Nguyễn ái Quốc. Với tác phẩm này, ánh sáng chân lý cách mạng của thời đại đã soi rọi vào tâm trí của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức.Tác phẩm đã chỉ rõ con đường cách mạng đúng đắn và làm cho mọi người thấy rằng : Chủ nghĩa Mác là lẽ sống, là niềm mong đợi và khao khát làm người. Từ đó tác phẩm góp phần thúc đẩy lịch sử Việt Nam tiến tới, thức tỉnh và thôi thúc dân tộc ta hoà nhịp với các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhanh chóng bước vào kỉ nguyên của Độc lập, tự do, Chủ nghĩa xã hội. Từ những cống hiến lớn lao của tác phẩm cho lịch sử cách mạng Việt Nam, tác phẩm đã chứng tỏ là sản phẩm của sự kết hợp biện chứng , sinh động, tài tình những nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác- LêNin về Chủ nghĩa đế quốc, về vấn đề dân tộc và thuộc địa với thực tiễn của phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ra đời , gắn bó với công lao vĩ đại của Nguyễn ái Quốc, tác phẩm là “ đứa con tinh thần” thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và sự đúng đắn trong quá trình lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn của Người. Tác phẩm là bước chuẩn bị đầu tiên mạng tính đặt nề tảng về mặt lí luận tư tưởng của Người để từng bước giác ngộ về tư tưởng chính trị và tổ chức cách mạng tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta để lĩnh sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc. Có thể nói những giai đoạn sau thời kì hoạt động này của Người là bước kế thừa, phát huy, và hoàn chỉnh một cách hoàn bị, toàn diện về Chủ nghĩa Mác- LêNin một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta, và đến đạy Chủ nghĩa Mác đã được được phát triển đến đỉnh cao là những tinh hoa của Tư tưởng Hồ Chí Minh. B. Những đóng góp của hai tác phẩm 1.Tuần báo Thanh Niên 2. Đường Kách Mệnh I. Sự vĩ đại của tác phẩm được sinh ra ngay chính trong thời đại sản sinh ra nó Sự ra đời của Tuần báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh gắn liền với quá trình hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Quảng Châu- Trung Quốc ( từ tháng 11/ 1924 đến tháng 5/1927) , đặc biệt là gắn liền với sự ra đời của tổ chức cách mạng “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” – tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam sau này do chính Người sáng lập ( 1925). Lấy nòng cốt là tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước “ Tâm tâm xã”, “ Hội Việt nam cách mạng thanh niên” ngay từ khi ra đời đã lấy tờ báo “ Thanh Niên” làm bút chiến- cơ quan ngôn luận của tổ chức, đồng thời trong quá trình tổ chức đào tạo về mặt lý luận chính trị, Nguyễn ái Quốc đã mở những lớp huấn luyện đặc biệt những thanh niên Việt Nam yêu nước , ưu tú nhằm giac ngộ về lý luận , về Chủ nghĩa Mác, đào tạo xong một số được đưa về nước đi vào phong trào “ Vô sản hoá”, lôi kéo quần chúng công nhân và nhân dân lao động làm cách mạng , số còn lại được gửi vào học ở trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô để trở thành những người cộng sản thực thụ. Những bài giảng trong các lớp huấn luyện này được Nguyễn ái Quốc tập trung trong cuốn “ Đường Kách Mệnh” xuất bản lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 1927. Nếu tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” được coi là tiền đề, là bước mở đầu cho quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, là bước giác ngộ đầu tiên về lý luận, tư tưởng cách mạng vô sản cho nhân dân Việt Nam thì đến “ Thanh Niên” và “ Đường Kách Mệnh” cùng với vai trò quan trọng và những hoạt động tích cực của “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” chính là quá trình phát triển cao, hoàn chỉnh quá trình giác ngộ lí tưởng cộng sản trong điều kiện cụ thể , đặc biệt của dân tộc. Hai tác phẩm đã hoàn bị nhiều tư tưởng chỉ đạo cách mạng Việt Nam , hợp thành những vấn đề chỉ đạo chiến lược và sách lược cho Đảng mác-xít trong tương lai. Mục tiêu cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, phương pháp cách mạng…. đều được giải quyết một cách triệt để . Sự gắn bó giữa hai tác phẩm kể trên là bởi giữa hai tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung về mặt tư tưởng lý luận đồng thời cả hai tác phẩm đều gắn với hoạt động của tổ chức “ Hội Việt nam cách mạng thanh niên”. Tuần báo “ Thanh Niên” ra đời từ 28/6/1925. tồn tại hầu như không gián đoạn cho đến 14/2/1930 phát hành tất cả 202 số 20. . Sự tồn tại của “ Thanh niên “ gần 5 năm ( 1925 – 1930) cùng với sự ra đời của “ Đường kách mệnh” ( 1927) không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nó phản ánh một nhu cầu tất yếu cuả lịch sử cách mạng – nhu cầu về sự ra đời của một đường lối cách mạng và sự cần thiết phải được phổ biển rộng rãi dưới hình thức này. Sự trùng hợp của “ Thanh niên” và “ Đường kách mệnh” trên thế giới đã có một sự kiện lịch sử tương tự. Khoảng những năm 1901 – 1902 trong phong trào cách mạng vô sản Nga, tờ báo “ Tia lửa” do Lênin chủ trì đẩ đời như một đứa con sinh đôi cùng tác phẩm “ Làm gì ?” vĩ đại được Lênin viết từ mùa thu năm 1901 đến tháng 2 năm 1902 và được in thành sách vào tháng 3 năm 1902 tại Stut- ga ( Liên Xô).Cả hai tác phẩm đều nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho phong trào cách mạng Nga lúc đó là “ Bắt đầu từ đâu” ( Tia lửa) và tác phẩm “ Làm gì?’ đã trả lời bằng ba vấn đề cơ bản : 1.Tích chất và nội dung chủ yếu của việc cổ động chính trị của chúng ta. 2.Các nhiệm vụ tổ chức của chúng ta. 3. Kế hoạch xây dựng một tổ chức chiến đấu cho toàn nước Nga tiến hành cùng một lúc trong nhiều nơi.21 Như vậy, tờ báo “ Tia lửa” và “ Làm gì?” đã góp phần định hướng đúng đắn con đương cách mạng to lớn cho nhân dân Nga và đã đưa lại một thắng lợi hết sức to lớn về mặt tổ chức cho cách mạng Nga đó là sự ra đời của Đảng Xã hội dân chủ Nga năm 1903 – một chính đảng chân chính của giai cấp công nhân Nga. Phải chăng “ Bắt đầu từ đâu?” và “ Làm gì?” cũng đang là những câu hỏi hết sức cần thiết cho phong trào cách mạng ở Việt Nam thời kì nay. Và “ Thanh niên”,“ Đường kách mệnh” đã ra đời để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trọng đại đó. II. Giá trị của hai tác phẩm Với hơn 200 số, rải ra trong gần 5 năm, báo Thanh niên đã giải quyết hàng loạt các vấn đề lý luận cách mạng: 1.Đế quốc và thuộc địa 2.Cách mạng và cải lương 3. Những trở ngại tư tưởng và tổ chức cần vượt qua 4. Đảng cách mạng - Đảng cộng sản 5. Cách mạng dân tộc 6. Hướng về cách mạng thế giới 7. Đảng cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất 8. Hướng đến phát động một phong trào đấu tranh của quần chúng 9. Học tập lịch sử cách mạng các nước 10. Rút kinh nghiệm từ Quảng Châu Trung Quốc 11. Học tập lí luận – học tập Chủ nghĩa Mác…..22 Cùng với đó là sự bổ sung hoàn thiện tưu tưởng của tác phẩm “ Đường cách mệnh”. Như vậy tựu trung lại cả “ Thanh niên “ và “ Đường cách mệnh” đều phản ánh những tư tưởng chủ đạo: 1. Quan niệm về cách mệnh 2. Quan niệm về Đảng cách mệnh - Đảng cộng sản II.I Quan niệm về cách mệnh Trước Nguyễn ái Quốc ở nước ta mỗi một lãnh tụ, một hội đúng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp đều được coi là Cách mệnh. Nhưng đến Nguyễn ái Quốc,Người đã chỉ rõ rằng: sự thay đổi liên miên bằng bạo lực của các chế độ quân chủ ở Việt Nam và ở Trung Quốc, những hành động bạo lực chống ách đô hộ của thực dân Pháp như : Phong traod chống thuế ở Trung Kì ( 1908), vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội hay cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917)…không phải là Cách mệnh. Đó chỉ là những hành động bạo động thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giãu dân tộc ta với Thực dân Pháp, dù đạt được mục đích gì thì nó cũng không đạt tới được một sự thay đổi căn bản. Bởi theo Người một cuộc cách mệnh diễn ra phải chứa đựng trong nó hai hành động đồng thời : vừa xoá bỏ chế độ cũ, vừa xây dựng trên đó một chế độ mới, một xã hội mới hay nói cách khác đó phải là sự cải biến toàn bộ về chính trị, kinh tế , xã hội…của xã hội cũ và thành lập một trật tự mới trong một xã hội mới. “ Cách mệnh là phải cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”23 Trên tờ báo Thanh Niên cũng đã nêu đinh nghĩa tương tự : “Cách mệnh là sự thay đổi từ xấu thành tốt, đó là toàn bộ những hành vi thông qua đó một dân tộc bị áp bức trở nên mạnh. Lịch sử tất cả các nước dạy chúng ta rằng bao giờ cũng bằng cách mệnh mà họ có thể đem lại một hình thức tốt hơn cho chính phủ, giáo dục. Công nghiệp, tổ chức xã hội” 24. Đồng thời báo Thanh niên cũng chỉ ra những khó khăn cho cách mệnh Việt Nam : “…1. Nhân dân chỉ biết có vua, ý niệm về Tổ Quốc xa lạ đối với họ. Họ chỉ nói với mình rằng nhà Đinh bị nhà Lê thay thế, nhà Lê kế tục nhà Trần, cuối cùng nhà Nguyễn thay thế nhà Lê. Vua này bị vua khác thay thế nhưng Tổ Quốc không được thay thế. 2. Nhân dân luôn tin rằng cách mệnh là điều gì đó nguy hiểm, họ không hiểu rằng cách mệnh có thể được tiến hành hoặc là bằng bạo lực hay là bằng đấu tranh kinh tế… 3. Nhân dân ta không biết rằng mỗi người dân đều có nghĩa vụ với Tổ Quốc…Họ cho rằng chỉ những người có bằng cấp, hiểu biết thơ văn mới có khả năng làm cách mệnh… 4.Người An Nam không tháo vát lắm. Họ dễ dàng thoả mãn.Họ luôn đổ cho số phận, hay luôn luôn chờ đợi tất cả ở trời phật..”25. Chỉ ra cách mệnh là gì chính là tác phẩm đã xác định một cách cụ thể đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng và con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Có thể nói lần đàu tiên , Nguyễn ai Quốc đã chỉ ra đặc trưng của chế độ thuộc địa là sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến bản xứ. Vì vậy bọn chúng chính là đối tượng mà cách mạng hướng tới., như vậy tác phẩm đã trả lời câu hỏi mà cách mạng nước ta đặt ra :” Đánh ai?” Đồng thời “ Ai đánh?”-cũng là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này – tức là xác định lực lượng cách mạng. “ Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền , chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị Phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh. Bây giờ Tư bản lại đi áp bức công- nông nên công – nông là chủ cách mệnh. 1. Là vì công- nông bị áp bức nặng hơn 2. Là vì công – nông là đông nhất nên sức mạnh hơn hết 3. Là vì công – nông là tay chân không rồi , nếu thua chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy nên công – nông là chủ cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điên chủ nhỏ cũng bị Tư bản áp bức song không cực khổ bằng công – nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công – nông mà thôi “.26 Tác phẩm đã chỉ ra Lực lượng cách mệnh là đông đảo quần chúng dân lao khổ, những người chịu áp bức trong đó công- nông là chủ cách mệnh, công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mệnh. “ Làm việc cách mệnh phải biết cách mệnh là việc chung nên phải lấy lòng chí công vô tư mà theo dõi các công việc lại, phải biết cách mệnh cốt nhất là sự hy sinh, hy sinh gia đình, hy sinh tính mệnh, hy sinh lợi quyền, hy sinh ý kiến….Mình chỉ hỏi người ấy có phải là người cách mệnh không mà đùng nên hỏi người ấy là ai, chỉ nên hỏi việc ấy có ích về đường cách mệnh không mà đừng hỏi việc ấy là ai làm. Thế thì mới gọi là hy sinh, thế thì mới gọi là chân chính cách mệnh”27. Báo Thanh Niên cũng lên tiếng ủng hộ chủ trương trên của “Đường cách mệnh”: “ Đương khi mất nước, bước đầu cách mạng là ai đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa đi mà muốn cho dân tộc mình được tự do giải p hóng. Lực lượng dân tộc cách mạng là ở về toàn quốcdân, nên quốc dân giác ngộ chừng nào thì lưc lượng cách mạng to lớn chùng ấy” “ Công nông là số nhiều tr ong nhân dân vả lại mục đích cách mạng của công nông là làm lợi ích cho toàn dân chúng, nên công nông mà người nào giác ngộ thì làm mới triệt để cách mạng”.28 Đồng thời tác phẩm cũng chỉ rõ đường lối của cách mạng Việt Nam, trước hết là làm cuộc cách mạng dân tộc đánh đổ bọn cướp nước, giành độc lập cho dân tộc , tự do cho nhân dân, tiếp đó muốn làm được hạnh phúc, tự do thực sự thì tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa như nước Nga Đó chính là chủ trương giương cao ngọn cờ kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ “ Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày”, Cách mạng dân tộc kết hợp với Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà sau này ngay khi Đảng ta mới thành lập đã thực hiện để quy tụ đông đảo quần chúng. “ Một nước mạnh cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu , lấy võ lực cai trị dân nước ấy và giành hết cả quyền kinh tế và chính trị. Dân nước ấy đã mất cả tự do , độc lập, lại làm ra được bao nhiêu thì lại bị cường quyền nó vơ vét bấy nhiêu. Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa tỉnh ngộ nên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm đánh đuổi tụi áp bức mình đi, ấy là Dân tộc cách mệnh” 29. Cũng trên tinh thần đó, báo Thanh niên cũng khẳng định : “ Trong hoàn cảnh hiện thời buộc nhân dân An Nam làm cuộc cách mạng dân tộc chứ không phải là cuộc cách mạng giai cấp” 30. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trước những kẻ thù xâm lược được trang bị vũ khí đến tận răng thì muốn giải phóng dân tộc chỉ có con đường là tiêu diệt kẻ thù bằng vũ khí. Nhưng vào đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản từ phương Tây ồ ạt tràn vào nước ta từ nhiều “ Kênh”, hàng loạt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta nổ ra trong đó có Phong trào Duy Tân do chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh khởi xướng. Được đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc ta đầu thế kỉ nhưng Phan Châu Trinh cũng không thoát ra được cái “ ngịch lý của thời đại” - đó là sự hạn chế nhận thức về con đường cách mạng, phương pháp tiến hành cách mạng. Người chí sĩ yêu nước này đã giương cao ngọn cờ “ Chấn dân khí, Khai dân trí, hậu dân sinh” 30. với tư tưởng “ Bất bạo động, bạo động tắc tử”. Đi ngược lại với truyền thống đấu tranh vũ trang có từ hàng ngàn năm chống xâm lược của dân tộc ta, phong trào yêu nước của Phan Châu Trinh được coi là “ không tưởng” trong hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó khi mà mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp đã lên đến đỉnh cao và không thể điều hoà được. Chính vì vậy mà tư tưởng đấu tranh mang tính chất “ điều hoà mâu thuẫn” của Phan Châu Trinh đã không phù hợp với nhu cầu và điều kiện cách mạng nước ta lúc này đặt ra và nhanh chóng đi đến thất bại . Sự thắng thế của con đường đấu tranh vũ trang trong lich sử dân tộc vẫn là sự lựa chọn đúng đắn và có những bước đi vững chắc. Nhưng trong hình thức đấu tranh vũ trang lúc này , do khủng hoảng về đường lối cách mạng đồng thời liên tiếp những thất bại đã nảy sinh ra những hành động phiêu lưu , mạo hiểm, coi những hành động ám sát cá nhân là một phương sách cách mệnh . Những hành động đó chỉ đủ để thể hiện lòng yêu nước cảu những người cách mạng Việt Nam lúc này chứ không thể là hành động cách mạng đúng đắn vì nó đi ngược lại với chủ trương mà Nguyễn ái Quốc trong quá trình truyền bá Chủ nghĩa mác vào nước ta đã giác ngộ về mặt Lực lượng cách mệnh : ““ Đương khi mất nước, bước đầu cách mạng là ai đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa đi mà muốn cho dân tộc mình được tự do giải p hóng. Lực lượng dân tộc cách mạng là ở về toàn quốcdân, nên quốc dân giác ngộ chừng nào thì lưc lượng cách mạng to lớn chùng ấy”31. Từ việc ám sát những tên tay sai của Thực dân Pháp như tuần phủ Nguyễn Duy Hàn ( Thái Bình)...đến việc mưu sát tên Toàn quyền Đông Dương Meclanh ( 19/6/1924 ) của Phạm Hồng Thái...trong phong trào cách mạng Việt Nam đã lộ rõ không những một sự khủng hoảng về đường lối cách mạng mà còn là sự khủng hoảng về Phương pháp cách mạng. Mặc dù báo Thanh Niên ( số 69 ngày 14/11/1626) không phê phán hành động ám sát cá nhân của Phạm Hồng Thái như các hành động ám sát cá nhân ở Việt Nam trước đó mà còn ca ngợi hành động đó là “ cưú vinh dự Việt Nam, làm thức tỉnh người Việt Nam” nhưng về phương pháp cách mạng thì ám sát cá nhân là không thể tồn tại và phát triển được. “ Cách mạng là sự rất to lớn, không phải một vài người làm nổi được cũng không phải mấy ngày mấy tháng làm ngay được”32. Để bổ sung thêm chính kiến đó, “Đường cách mệnh” cũng đã thẳng thắn phên phán đồng thời chỉ rõ phương pháp đấu tranh khoa học là phải đoàn kết quần chúng - đúng theo chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác- LêNin : “ ám sát là làm liều và kết quả ít, vì giết thằng này còn thằng khác, giết sao cho hết? Kách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cái giai cấp áp bức mình chứ không phải chỉ nhờ 5,7 người giết 2,3 anh vua, 9,10 anh quan mà được...phải liên hiệp cả dân cày và thợ thuyền là cả kinh tế và chính trị cách mệnh” 33 nữa Giải quyết vấn đề Lực lượng cách mạng cũng là trả lời cho câu hỏi mà lịch sử cách mệnh nước ta lúc này đang đặt ra , đó là “Đánh như thế nào?, đánh bằng cách nào?”. Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác, Nguyễn ái Quốc đã vạch ra : “ Trước hết phải biết chính sách của Tây, sau phải biết bí mật mà sắp đặt những công việc mình”. “ Việc gì làm trứơc, việc gì làm sau theo một kế hoạch” “ Cách mạng trước hết phải tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, sáu cùng mới dùng vũ lực” “ Đừng chăm chăm chỉ biết cách làm bạo động”.34 Đồng thời theo Nguyễn ái Quốc , phương pháp cách mạng tập trung ở chiến lược ba giai đoạn của cuộc cách mạng giảii phóng dân tộc, trong đó giai đoạn một là giai đoạn tổ chức, giai đoạn hai là giai đoạn cổ động, tuyên truyền hay cách mạng khi có nhiều đảng viên sẽ phát động đấu tranh, giai đoạn ba là giai đoạn khởi nghĩa. Giác ngộ tư tưởng của Người, cách mạng Việt Nam từ đây đã thoát khỏi tình trạng mơ hồ về đường lối , về mục tiêu tranh đấu. “ Chiến lược ba giai đoạn đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong toàn bộ những hoạt động của Đảng từ ngày thành lập đến ngày giành chính quyền trong cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Chiến lược ba giai đoạn đã dạy cho Đảng ta kiên trì chuẩn bị lực lượng , không nôn nóng đốt cháy giai đoạn, biết thắng địch từng bước để cuối cùng khi thời cơ đến dốc toàn bộ lực lượng cho tổng tiến công giành chính quỳên . Lịch sử hoạt động của Đảng ta đã chứng minh điều đó”35. Một vấn đề nữa đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là vấn đề “ Dựa vào ai, đoàn kết với ai trên trường quốc tế?”. Đầu thế kỉ thứ XX, các phong trào yêu nước Việt Nam đã nhận thức được rằng “ có đoàn kết mới mau thắng lợi” . Ngay Phan Bội Châu từ trong thất bại cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu là “ phải liên kết với những người đồng bệnh” tức là những dân tộc cùng bị Đế quốc áp bức, bóc lột như dân tộc mình thì sự nghiệp cách mạng giaỉ phóng dân tộc mới nhanh chóng giành được thắng lợi. Nhưng Liên minh với ai? Ai là “ Bạn gần? Bạn xa?” thì các phong trào yêu nước lúc đó vẫn còn rất mơ hồ. Nếu theo Phan Bội Châu chủ triương dựa vào Nhật và sau này là giai cấp tư sản dân tộc nhỏ yếu ở Trung Quốc thì Phan Châu Trinh lại chủ trương dựa vào Pháp....thì mong sao có hiệu quả?. Nhưng sự ra đời của “ Thanh Niên” và “ Đường cách mệnh” đã khắc phục những khó khăn về lực lượng cách mệnh và chỉ rõ chỗ dựa quốc tế của cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản thế giới , là cách mạng Nga và Đệ tam quốc tế : “ Trong thế giới bây giờ, chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi , nghĩa là dân chung được hưởng cái hạnh phúc , tự do , bình đẳng thật, không phảI tự do và bình đẳng giả dối như Đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên Việt Nam. Kách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả Đế quốc chủ nghĩa và Tư bản trong nước ngoài....Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã khắc tư và LêNin”36. “ Sau các cuộc cách mạng chính trị xã hội, có thể vẫn tồn tại người bị áp bức, còn có tình trạng khác biệt giữa các dân tộc. Lúc đó cần phải có cuộc cách mạng toàn thế giới. Sau cuộc cách mạg đó, nó ở khắp bốn phương trời trên trái đất sẽ là bạn của nhau. Đó là thời đại của tình hữu nghị quốc tế ”37. Như vậy rõ ràng Nguyễn ái Quốc với hai tác phẩm là tuần báo Thanh niên và tác phẩm “ Đường cách mệnh” đã từng bước giải quyết những vấn đề chiến lược vô cùng quan trọng của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ. II. Quan niệm về Đảng cách mệnh , Đảng cộng sản Thực tế cách mệnh Việt Nam trong những năm hai mươi của thế kỉ XX đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng , về phương pháp cách mạng....và đi đôi là dẫn đến sự khủng hoảng về tổ chức cách lãnh đạo cách mạng. Mặt khác chính sách “ chia để trị” mà Thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam nhằm tiêu diệt sức mạnh truyền thống lớn lao cả dân tộc đó là sức mạnh của lòng đoàn kết. Chính vì vậy mà cách mạng Việt Nam thời kì này lại càng thêm chồng chất những khó khăn . Và vấn đề trước hết cần giải quyết của cách mạng Việt Nam lúc này là tìm cách khắc phục những khó khăn đó mà vấn đề được đặt ra hàng đầu là vấn đề đoàn kết dân tộc được coi là cốt lõi của cách mạng Việt Nam lúc này : “ Sức mạnh cách mệnh lớn lắm. Những người cách mệnh phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó. Người mình đã làm việc cách mạng nhiều năm rồi mà chưa thành công trước hết bởi thiếu đoàn kết với nhau”38. Bên cạnh đó yêu cầu ra đời một đảng chân chính đã chín muồi. Sự lộn xộn, ấu trĩ về tổ chức cách mạng đã đưa đến sự khủng hoảng của đường lối cách mạng Việt Nam và kéo dài nhiều thập kỉ. Đã đến lúc cần có một tổ chức cách mạng hoạt động một cách khoa học để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên. Nhìn lại tình hình đó, không kể những đảng của Tư sản , Địa chủ lập ra như Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Nam Kì ( 1924-1925), Đảng Việt Nam độc lập của Nguyễn Thế Truyền ở Pháp năm 1925- 1928...mà ngay cả những đảng có xu hướng cấp tiến lúc đó như Đảng Thanh niên của Nguyễn Trọng Hy, Bùi Công Trừng, Trần Huy Liệu.... thành lập “cũng chưa biết hệ thống tổ chức đến chương trình , điều lệ của một chính đảng phải làm ra sao?”39 Rồi đến ba chính đảng lớn xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ là “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, “ Tân Việt cách mạng đảng”, “ Quốc dân đảng” tuy có điều lệ, chương trình rõ ràng nhưng vẫn trong giai đoạn “ giao thời”, phải đi tới “ lột xác” hay thanh lọc để trở thành những tổ chức cách mạng chân chính, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của “ Thanh Niên” và “ Đường cách mệnh” đã vạch cho cách mạng Việt Nam phương hướng xây dựng một tổ chức cách mạng chân chính có thể đem lại thắng lợi và trả lời cho câu hỏi của lịch sử là “ Cách mệnh trước hết phải làm gì?”. “ Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động, tổ chức dân chúng , ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng có vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”40. Như vậy theo Nguyễn ái Quốc để đoàn kết và lãnh đạo cuộc cách mạng đi đến thắng lợi thì điều kiện tiên quyết là phải có một đảng cách mệnh với tính cách là bộ tham mưu cách mạng, chịu trách nhiệm vận động và tổ chức dân chúng trong nước , giưu mối liên hệ với phong trào cách mạng thế giới. Để tập hợp những người cùng chí hướng đi theo sự nghiệp cách mạng của Đảng, để Đảng cách mệnh thống nhất về chính trị, tư tưởng thì Đảng cần được vũ trang bằng một chủ nghĩa tiến bộ , đúng đắn , phù hợp với yêu cầu cách mạng nước ta. Và Nguyễn ái Quốc một lần nữa đã thực hiện sứ mệnh trọng đại của lịch sử là trang bị học thuyết chân chính cho Đảng : “ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất , cách mệnh nhất là chủ nghĩa LêNin”41. “ Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ còn có một còn có một con đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hoạt động đó là Đảng cộng sản”42 Xác định được đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, trả lời những câu hỏi bức thiết mà cách mạng Việt Nam đã đặt ra nhưng đối với Nguyễn ái Quốc như vậy vẫn chưa đủ đảm bảo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi khi mà không đào tạo được một đội ngũ cán bộ cách mạng ưu tú đã giác ngộ một cách triệt để tư tưởng chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác- LêNin. Chính vì vậy mà những bài giảng trong các lớp huấn luyện đặc biệt của Người ở Trung Quốc được tập trung trong “ Đường cách mệnh” đã thể hiện yêu cầu của cách mạng Việt Nam cần có những cán bộ yêu nước, ưu tú nhất, hiểu biết về chủ nghiac Mác để đi vào trong quần chúng giác ngộ họ về Đảng , về chủ nghĩa cộng sản... Đảng cách mệnh - Đảng cộng sản ra đời bao gồm những phần tử yêu nước, có đầy đủ những tiêu chuẩn , phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị đáp ứng đòi hỏi của thực tế cách mạng. Việc giáo dục những cán bộ cách mạng này là vô cùng quam trọng. Chính vì vậy mà ngay bài học đầu tiên trong tập bài giảng “ Đường cách mệnh”, Nguyễn ái Quốc đã đặt ra yêu cầu, “ Tư cách người cách mệnh”. LêNin trong tác phẩm “ Làm gì?” cũng đã rất đề cao chủ trương này : “Riêng đối với người lãnh đạo, nhiệm vụ của họ là phải học tập ngày càng nhiều hơn tất cả các vấn đề lý luận, phải tự giải thoát ngày càng nhiều hơn khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ và không bao giờ được quên rằng Chủ nghĩa xã hội từ khi đã trở thành một khoa học đòi phải được coi là một khoa học nghĩa là phảI được nghiên cứu....Kinh nghệm cách mạng và tài khéo léo về tổ chức là những điều có thể học tập được. Chỉ cần người ta có ý muốn trau dồi cho mình những đức tính tốt cần thiết, chỉ cần người ta có ý thức về những khuyết điểm của mình, như thế trong hoạt động cách mạng là đã sửa chữa được quá nửa rồi”. III. Ý nghĩa Sự ra đời của tuần báo Thanh Niên và tác phẩm “ Đường cách mệnh” là minh chứng thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức về chủ nghĩa Mác của Nguyễn ái Quốc xuất phát từ những tiền đề nhận thức được đặt ra trong những vũ khí sách báo trước đó , đặc biệt là những yêu cầu về đường lối cách mạng đã được đặt ra trong tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” được Người viết khi đang hoạt động ở Pari ( Pháp). Như vậy rõ ràng có sự kế thừa và phát triển bổ sung , hoàn thiện thêm về nhận thức cách mạng giữa các tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp “ với tuầnbáo “ Thanh Niên” và “Đường cách mệnh”. Ra đời trong lúc phong trào cách mạng vô sản thế giới cùng phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển và giương cao ngọn cờ đoàn kết cách mạng thế giới theo tinh thần khẩu hiệu của LêNin : “Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Các tác phẩm của Nguyễn ái Quốc đã chứa đựng những tư tưởng mang tính chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.Từ đây cách mạng Việt Nam đã xác định được những bước đ i đúng đắn, khắc phục được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng. Đặc biệt sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930) – chính đảng vô sản đã hoàn thành trách nhiệm mà lịch sử giao phó đó là lãnh đạo cách mạng Việt Nam đ i đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận quan trọng của dòng thác cách mạng vo sản theo đường lối của LêNin trên phạm vi toàn thế giới. Sự ra đời của “ Những đứa con tinh thần” của Nguyễn á i Quốc thời kì hoạt động của Người từ 1920 đến trước khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chính là quá trình hoạt động không mệt mỏi của Người từ khi tìm ra con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam và hoạt động truyền bá Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam để từng bước giác ngộ về chính trị , về chủ nghĩa cộng sản cho nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là bước chuẩn bị về lý luận tư tưởng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam tiến tới thành lập chính đảng vô sản ở một đất nước thuộc địa nhỏ bé. Tất cả những đóng góp lớn lao đó đều gắn vớ tên tuổi của người con yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và loài người tiến bộ trên thế giới – Nguyễn ái Quốc. Lịch sử Việt Nam đã sinh ra người con ưu tú này và “đất mẹ Việt Nam” cũng vô cùng tự hào về những coong ơn lớn lao mà Nguyễn ái Quốc đã hy sinh cả đời, cả đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , hạnh phúc cho nhân dân.Tên tuổi của Người và những cống hiến lớn lao của Người, lịch sử dân tộc sẽ luôn ghi dấu như là tấm gương vĩ đại cho mọi thế hệ người con đất Việt noi theo về một tấm lòng yêu nước vo bờ bến. KẾT LUẬN Sinh thời Các mác có viết: “Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giả i quyết được, vì khi xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi có điều kiện vật chất để giả i quyết nhiệm vụ đó đã có rồi hay ít ra cũng đang ở trong quá trình đang hình thành”43. Rõ ràng , lịch sử đã đặt ra những yêu cầu thì chính lịch sử lại tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết nó. Lịch sử đã đặt ra những khó khăn ,thử thách lớn lao cho cách mạng việt Nam hồi đầu thế kỉ thì rồi chính lịch sử lại sinh ra Nguyễn ái Quốc như một vi cứu tinhcho cả dân tộc. Bằng lòng yêu nước, vượt lên trên những hạn chế cảu thời đại, vượt lên trên những khó khăn , gian khổ với tinh thần cách mạng kiên cường, Nguyễn ái Quốc đã tìm đến chủ nghiã Mác và tìm ra con đường giải phóng dân tộc ta là con đường cách mạng vô sản đi theo chủ nghĩa Mac- LêNin. Người không ngừng học tập , rèn luyện và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam .Một con đường mà người đã lựa chọn là sử dụng báo chí như là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại và nó đã phát huy hiệu quả lớn lao : “ Đối với người viết báo chúng ta , cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống Chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống Chủ nghĩa đế quốc.....”44 Và như LêNin khi nói đến vai trò của báo chí đã khẳng đinh: Tác dụng của báo chí không chỉ hạn chế ở chỗ truyền bá tư tưởng giáo dục chính trị và thu hút những người đồng tình về chính trị, báo chí không những chỉ là người tuyên truyền tập thể mà còn là người tổ chức tập thể. Nhận thấy vai trò lớn lao của sách báo, Nguyễn ái Quốc đã triệt để sử dụng phương tiện này để truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Tư tưởng của Người có thể nói được tập trung chủ đạo ở ba tác phẩm mà Người viết ở các giai đoạn hoạt động khác nhau nhưng lại thống nhất về mặt tư tưởng một cách biện chứng.(“ Bản án chế độ Thực dân Pháp” ( 1925) ;Tuần báo Thanh Niên ( 1925) ; “ Đường kách mệnh” (1927)). Ba tác phẩm là sự kế thừa, bổ sung . phát trển và ngày càng hoàn bị những tư tưởng chỉ đạo của cách mạng Việt Nam., đồng thời là bước chuản bị về lý luận cần thiết cho sự ra đời của chính đảng vo sản ở Việt Nam. Có thể nói sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 chính là sản phẩm của quá trình chuẩn bị về tư tưởng lý luận và tổ chức lâu dài thông qua hoạt động cách mạng tích cực của đồng bào ta mà đứng đầu là Nguyễn ái Quốc. Đảng ra đời là sự kết hợp của ba yếu tố : Chủ nghĩa Mác , phong trào công nhân và phong trào yêu nước . Đảng được vũ trang bằng một hệ tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại là Chủ nghĩa Mác và được vận dụng một cách sáng tạo vào Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng vùa ra đời đã làm nên một kì tích anh hùng là Xô Viết nghệ Tĩnh ( 1930-1931). Đảng mười lăm năm tuổi( 1930- 1945) đã làm cách mạng tháng Tám thành công. Rồi chín năm ( 1945 – 1954) Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành chống Pháp thắng lợi làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu, góp phần quyết định vào việc làm tan rã hệ thống thuộc địa của Thực dân cũ. Tiếp đó, Đảng đã giương cao cùng một lúc ngon cờ hai nhiệm vụ “ Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” ( 1954- 1975) đưa kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng, góp phần đánh bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Chủ nghĩa thực dân mới của Đế quốc mỹ, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Nguyễn áiQuốc – Hồ Chí Minh không còn nữa . Nhưng chủ nghĩa Mác LêNin và tư tưởng của Người vẫn dang soi sáng cho chúng ta ,Đảng vĩ đại mà Người sáng lập và rèn luyện vẫn đang dẫn dắt chúng ta, đường lối , chính sách của Đảng vẫn đang đưa chúng ta đến thắng lợi hoàn toàn. “ Đương lối, chính sách của Đảng ta là sản phẩm của việc kết hợp lí luận của Chủ nghĩaMác Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy cần phải kết hợp việc học tập những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác LêNin với việc học tập đường lối, chính sách của Đảng, làm cho cán bộ đảng viên nắm được thực tế Việt Nam,nhận rõ tính khoa học và tính sáng tạo của đường lối, chính sách của Đảng, do đó mà nâng cao lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch”45 .Đó chính là những giá trị lớn lao khi nghiên cứu lịch sử du nhập của Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. MỤC LỤC VÀ DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Xanh: Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác LêNin vào Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, trang 230 C. Mác và ănghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1993, tập 13, tr 16 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Chính trị Quốc Gia và Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1994, tr 12 Trần Dân Tiên: Sdd , tr 13 Báo Nhân Dân , ngày 18/5/1965 Phạm Xanh : Sdd , tr 14 Tạp chí Ngọn Lửa Nhỏ , 1923 , Matxcova Phạm Xanh : Sdd , tr 15 Hồ Chí Minh : Toàn Tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000 , tập 1, tr 266 Hồ Chí Minh : Toàn tập , Sdd , tập 10 , tr 127 Phạm Xanh : Sdd , tr 31 Báo Thống Nhất, số 155, ngày 19/5/1965 Phạm Xanh : Sdd , tr 88 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 40 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 111 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 120 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 162 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 162 Nguyễn ái Quốc : Bản án chế độ Thực dân Pháp , Nxb Sự Thật, Hà Nội , 1976, tr 167 Văn Tạo : tác phẩm “ Dương kách mệnh” của Hồ Chủ Tịch ( 1927 – 1977), tạp chí Ngiên cứu lịch sử. Văn Tạo : tác phẩm “ Dương kách mệnh” của Hồ Chủ Tịch ( 1927 – 1977), tạp chí Ngiên cứu lịch sử. Tầm Vu : “ Thanh Niên – Tờ tuần báo đầu tiên của cuộc vận động truyền bá Chủ nghĩa Mác LêNin trên đất Việt Nam , Tạp chí Ngiên cứu lịch sử số 1 ( 178 ) ( tháng 1 – 2 năm 178 ) Hồ Chí Minh : Toàn tập , Sdd, tập 1 , tr 182 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên , số 2 ( 28/6/1925 ) và số 3 ( 8/7/1925 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên , số 2 ( 28/6/1925 ) và số 3 ( 8/7/1925 ) Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 1, tr 186 – 187 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 65 ( 17/10/1926 ) Nguyễn áiQuốc : Báo Thanh Niên số 73 ( 12/12/1926 ) Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 1, tr 184 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 6 ( 26/7/1925 ) Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 73 ( 12/12/1926 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 66 ( 24/10/1926 ) Các tổ chức tiền thân của Đảng , Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xb, HN 1977, tr 35 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 67 ( 31/10/1926 ) Phạm Xanh : Sdd, tr 147 Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 1, tr 207 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 6 ( 26/7/1925 ) Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 1 ( 21/6/1925 ) Trần Huy Liệu : Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập IV, Nxb Văn – Sử - Địa , 1958, tr 116 Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 1, tr 188- 189 Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 2, tr 268 Nguyễn ái Quốc : Báo Thanh Niên số 60 ( 8/5/1926 ) C. Mác và ănghen : Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia , Hà Nội, 1993, tập 13 , tr 16 Hồ Chí Minh : Toàn Tập , Sdd, tập 11, tr 441 Trường Chinh : “ Đời đời nhớ ơn C. Mác và đi theo con đường C. Mác vạch ra” . Nxb Sự thật , HN, 1968, tr 116 – 117 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (39).doc