Đề tài Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3 I. Giá trị kinh tế, kỹ thuật của cây ngô thương phẩm năng suất cao trong nền kinh tế quốc dân 3 1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô ở Việt Nam 3 2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế quốc dân 5 II. Phát triển cây ngô là phù hợp với lợi thế so sánh ở Việt Nam 7 1. Lợi thế so sánh là một quy luật cơ bản của thương mại quốc tế 7 2. Lợi thế so sánh phù hợp với sự phát triển cây ngô ở nước ta 7 III. Một số nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 12 1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 12 2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới 14 3. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu16 tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIEO TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002 17 I. Công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới 17 1. Tình hình sử dụng và triển khai sản xuất giống ngô 17 2. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống ngô 19 3. Năng lưc và hiệu quả công việc của một số cơ sở nghiên cứu điển hình 19 4. Nhu cầu sử dụng giống ngô ở nước ta 20 II. Tình hình gieo trồng, thu hoạch ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002 21 1. Các vùng trồng ngô chính ở nước ta và diện tích gieo trồng 21 2. Các vấn đề về kỹ thuật trong gieo trồng 22 3. Năng suất và sản lượng thu hoạch 24 III. Tình hình bảo quản và chế biến ngô 26 1. Các cơ sở chế biến ngô 26 2. Chất lượng của các sản phẩm 28 3. Vấn đề bảo quản ngô sau thu hoạch và chế biến 28 IV. Tình hình tiêu thụ cây ngô 29 1. Tình hình tiêu thụ ngô trong thời gian vừa qua 29 2. Nhu cầu tiêu thụ ngô và khả năng cung ứng của thị trường trong nước 29 V. Những đánh giá chung 31 1. Những lợi thế đối với việc phát triển cây ngô ở Việt Nam 31 2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại 32 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 33 I. Phương hướng phát triển cây ngô Việt Nam đến năm 2010 33 1. Các quan điểm phát triển 33 2. Các mục tiêu phát triển 34 II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam đến năm 2010 35 1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới 35 2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô 37 3. Những giải pháp đối với quy trình bảo quản và chế biến 45 4. Những giải pháp trong khâu tiêu thụ sản phẩm 48 5. Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước 49 KẾT LUẬN 55

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giống thụ phấn tự do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tới nay phát triển nhanh và vững chắc, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trông bằng các giống trong nước, số còn lại được trồng bằng các giống của một số công ty nước ngoài. * Thu hồi vốn nhanh: trồng ngô, nhất là ngô lai với thời gian gieo trồng ngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác. * Công tác khuyến nông và hệ thống thông tin phát triển đã giúp cho người dân tiếp thu nhanh về giống mới và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất ngô. * Phần lớn các tỉnh đều có chính sách trợ giá về giống và bảo hiểm giá ngô thương phẩm cho người sản xuất ngô lai. * Hiện nay nhu cầu về ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước lớn hơn khả năng cung cấp nên ít khi có tìn trạng dư thừa. 2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại * Đối với công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới - Các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đầy đủ, còn lạc hậu. - Vẫn còn phải nhập các giống ngô nước ngoài. * Đối với quy trình gieo trồng và thu hoạch - Người nông dân còn thiếu vốn sản xuất, trình độ sản xuất còn lạc hậu - Diện tích gieo trồng còn bị chia cắt nhỏ lẻ, quy mô sản xuất phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng sinh thái - Vấn đề quy hoạch và tổ chức gieo trồng còn nhiều yếu kém * Đối với quy trình bảo quản và chế biến - Công nghệ chế biến còn lạc hậu, do đó chưa tận dụng được hết giá trị của cây ngô trong sản xuất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. - Vùng gieo trồng còn xa nơi chế biến - Các cơ sở và trang thiết bị bảo quản chưa đáp ứng đủ nhu cầu - Giá thành sản xuất còn cao so với các nước khác * Đối với quá trình tiêu thụ - Chưa có sự đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ trồng ngô và các cơ sở thu mua chế biến. - Khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp do công nghệ chế biến kém mặc dù chất lượng ngô nguyên liệu là khá cao. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯớNG Và GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010 I. PHƯƠNG HƯớNG PHáT TRIểN CÂY NGÔ ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010. 1. Các quan điểm phát triển 1.1. Quan điểm sản xuất ngô thay thế hàng nhập khẩu Đây là một quan điểm đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, hạn chế việc sử dụng ngoại tệ nhập khẩu ngô làm nguyên liệu cho sản xuất. Quan điểm này nhấn mạnh việc tự sản xuất ngô đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, hạn chế dần nhập khẩu ngô nguyên liệu và tiến tới xuất khẩu. 1.2. Quan điểm sản xuất hàng hoá Quan điểm này coi ngô là một loại hàng hoá cũng giống như các loại hàng hoá khác. Do đó, để mang lại hiệu quả cần đảm bảo chất lượng, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với các nước sản xuất ngô trên thế giới, trước hết là trong khu vực. Có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hoá luôn đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định. 1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội. Để có thể duy trì và triển khai tiếp việc phát triển cây ngô, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nó đối với người sản xuất, đối với mục tiêu tăng thu nhập quốc dân. Sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc đạt được hiệu quả kinh tế cũng góp phần thực hiện được một số các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo... 1.4. Quan điểm kết hợp truyền thống và hiện đại Trong quá trình phát triển cây ngô ở nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất nông nghiệp; mặt khác phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngô hàng hoá. Quan điểm này đánh dấu một bước phát triển mới của sản xuất ngô nước ta trong nền kinh tế hiện đại. 1.5. Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững Phát triển cây ngô phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ của người dân và của cả người tiêu dùng. Phải khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở khai thác kiệt quệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, nước, rừng, biển; gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn - nền tảng của nền kinh tế xã hội. 2. Các mục tiêu phát triển 2.1. Mục tiêu chung Nghị quyết 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 xác định cây ngô là loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực và có định hướng: tiếp tục phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các mục tiêu chung được đề ra như sau: - Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tại những vùng tập trung thâm canh nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi phát triển lên trình độ cao hơn. Đồng thời phục vụ nhu cầu cho người tại các vùng sử dụng ngô làm lương thực theo tập quán. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh. Đây là một mục tiêu quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Giảm giá thành sản xuất để từng bước cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất ngô. Phấn đấu đến năm 2005 đưa diện tích gieo trồng ngô được cơ giới hóa đạt 85 - 90%, từng bước đưa cơ giới hóa vào công tác chăm sóc và thu hoạch ngô. 2.2. Mục tiêu cụ thể Bảng . Mục tiêu phát triển cây ngô đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 P.A 1 P.A 2 - Tổng diện tích gieo trồng - Năng suất bình quân - Sản lượng - Diện tích trồng ngô lai Tỷ lệ so với tổng DT ngô - DT vùng tập trung thâm canh Năng suất vùng tập trung 1000 ha tạ/ha 1000 tấn 1000 ha % 1000 ha tạ/ha 1.000 40 4.000 850 85 500 44 1.200 40 4.850 1.020 85 540 44,7 1.200 50 6.000 1.080 90 540 55 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp II. CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẩM NĂNG SUấT CAO ở VIệT NAM ĐếN NĂM 2010. 1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới 1.1. Tăng cường công tác đầu tư 1.1.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu tạo giống và nhân giống Vốn đầu tư hạng mục này tập trung vào Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, công ty giống cây trồng Trung ương, gồm có: - Vốn sự nghiệp 3.320 triệu đồng + Điều tra, bảo tồn gien 800 triệu đồng + Khảo nghiệm giống 120 triệu đồng + Giữ giống gốc, chon lọc 2.400 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ bản 10.303 triệu đồng + Xây lắp 4.405 triệu đồng + Thiết bị 5.898 triệu đồng - Vốn đào tạo 677 triệu đồng - Chi khác 319 triệu đồng - Vốn trợ giá sản xuất giống 675.000đ/ha gieo trồng giống (giai đoạn 2001 - 2005) 35.000 ha x 0,675 triệu đồng/ha = 23.625 triệu đồng Như vậy, tổng vốn đầu tư dự kiến cho nghiên cứu sản xuất giống là: 38.244 triệu đồng. 1.1.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống (trại sản xuất giống), mua sắm các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại Vấn đề áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất ngô đang là một hướng đi rất đúng đắn và đã đạt được những thành công ban đầu. Nếu đủ điều kiện có thể xây mới các cơ sở nghiên cứu, nếu nguồn vốn còn hạn hẹp thì chỉ nên nâng cấp hay mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết. Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp đưa ra các dự kiến đối với việc xây mới và nâng cấp các trại sản xuất giống với nguồn vốn cần thiết như sau: Dự kiến xây mới: Tây Nguyên: 2 trại, Duyên Hải Miền Trung: 1 trại, Đông Nam Bộ: 1 trại, Đồng Bằng Sông Cửu Long: 1 trại, Trung Du Miền Núi Bắc Bộ: 2 trại, Bắc Trung Bộ: 1 trại. Vốn dự kiến: 8 trại x 4.500 triệu đồng/trại = 36.000 triệu đồng Bảng .Vốn đầu tư xây dựng mới 1 trại sản xuất giống (cấp vùng) Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá (1.000 đồng) Thành tiền (triệu đồng) -Lập dự án -XD nhà+kho+sân phơi -Công trình phụ, điện, nước -Hệ thống máy sấy, chế biến -Hệ thống kho bảo quản -Đào tạo cán bộ -Thiết bị kiểm tra hạt giống -Vốn sự nghiệp -Quy hoạch, cải tạo đồng ruộng m2 bộ kho T.bị 2.300 1 1 1 200 500 440 200 1.000 200 500 350 200 450 800 800 Tổng cộng 4.500 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp Nâng cấp, bổ sung trại sản xuất giống các tỉnh phục vụ cho công tác sản xuất giống ngô lai, mức đầu tư khoảng 1.200 triệu đồng/cơ sở (chủ yếu là trang bị máy móc, thiết bị) với các tỉnh có diện tích gieo trồng ngô từ 20.000 ha trở lên. Vốn dự kiến: 24 tỉnh x 1.200 triệu đồng = 28.800 triệu đồng 1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu tạo giống mới Trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Do đó, cần có biện pháp đào tạo cán bộ khoa học, có những ưu đãi thích hợp đối với các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu hiệu quả của họ. Ưu tiên phát triên những giống có thể cho hiệu quả cao, loại bỏ những giống không còn hiệu quả hay bị thoái hoá trong quá trình gieo trồng. Từ đó có thể chú trọng vào tiếp tục nghiên cứu các giống có phẩm chất tốt hơn, tránh nghiên cứu tràn lan làm tăng chi phí nghiên cứu không cần thiết. 1.3. Tranh thủ nhập các giống tốt của nước ngoài để sử dụng và lai tạo với các giống trong nước, tạo ra các giống có ưu thế lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nước ta. Giải pháp này nhằm cải tạo các giống ngô trong nước, tận dụng được các thành tựu của nước ngoài để tự tạo cho mình những giống ngô lai riêng biệt có năng suất cao, thích hợp điều kiện sinh thái và khả năng chống sâu bệnh. Giải pháp này cũng cần có một số điều kiện cần thực hiện trong quá trình áp dụng: - Nếu có thể nên nhập những dòng thuần, giảm việc nhập các giống ngô lai F1 để tránh việc phụ thuộc vào giống nước ngoài (những giống ngô lai F1 không dùng được trong việc lai tạo). - Chọn những ưu thế lai cần thiết đối với nước ta hiện nay là: năng suất cao, chống sâu bệnh, chịu được nắng và khô hạn. - Từng bước tiêu chuẩn hóa giống ngô lai để một giống ngô có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (tức là có nhiều ưu thế lai). 2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô. 2.1. Từng bước đẩy mạnh việc thực hiện cơ giới hoá trong gieo trồng và thu hoạch ngô. Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê thì khâu làm đất trong sản xuất ngô đã từng bước được cơ giới hóa bằng những máy móc làm đất loại nhỏ, đến năm 2000 đã trên 60% diện tích gieo trồng ngô được làm bằng cơ giới hóa. Tuy nhiên đó mới chỉ là trong làm đất ban đầu, còn chăm sóc, thu hoạch ngô vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Trong điều kiện sản xuất ngô của nước ta hiện nay, đang cần có cơ giới hóa từng công đoạn, trong tương lai sẽ tiến tới cơ giới hóa đồng bộ để có năng suất lao động cao hơn. Việc cơ giới hóa trên quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ, trang trại, yêu cầu loại máy và thiết bị vừa và nhỏ đang là đòi hỏi bức xúc trong sản xuất ngô hiện nay. 2.2. Có biện pháp trong quy hoạch, bố trí sử dụng đất trồng ngô 2.2.1. Bố trí theo từng mùa vụ - Các tỉnh phía Bắc: 710 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô cả nước. + Ngô đông: 300 nghìn ha, chiếm 42% diện tích ngô toàn vùng + Ngô đông: 220 nghìn ha, chiếm 46,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô hè thu: 80 nghìn ha, chiếm 11,3 % diện tích ngô toàn vùng - Các tỉnh phía Nam: 490 nghìn ha, chiếm 40,8% diện tích ngô cả nước. + Ngô vụ 1: 290 nghìn ha, chiếm 59,2% diện tích ngô toàn vùng + Ngô vụ 2: 120 nghìn ha, chiếm 24,5% diện tích ngô toàn vùng + Ngô đông xuân: 80 nghìn ha, chiếm 16,3% diện tích ngô toàn vùng 2.2.2. Các vùng sản xuất tập trung thâm canh Là những vùng có khả năng diện tích ngô lớn và tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh tăng năng suất và cơ giới hoá sản xuất cũng như chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Là nơi tập trung sản xuất ngô hàng hoá cung cấp cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác. Do đó, cần mở rộng diện tích các vùng tập trung thâm canh, tạo ra những vùng sản xuất lớn để có thể áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến. Những vùng này không còn tình trạng đất đai bị chia nhỏ để có thể sử dụng máy móc trong gieo trồng và thu hoạch. Đồng thời đây cũng phải là vùng chuyên canh trồng ngô, có những điều kiện tốt nhất cho cây ngô phát triển: đất đai, nguồn nước. Những vùng tập trung thâm canh sẽ trở thành vùng sản xuất chính, cung cấp nguyên liệu ngô chủ yếu cho cả nước. Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp đã đưa ra dự báo đối với các vùng sản xuất tập trung thâm canh ở mỗi vùng kinh tế lớn như sau: Bảng . Vùng sản xuất tập trung thâm canh (Dự báo năm 2005 và 2010) Vùng Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Trung Du Miền núi Bắc Bộ Duyên Hải Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng Sông Cửu Long 170 100 100 100 70 42 45 47 46 46 714 450 470 460 322 ∑ = 540 TB = 44.7 ∑ = 2.416 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp 2.2.3. Tăng diện tích bằng việc khai hoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ngô (Phương án 2). * Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Đưa diện tích trồng ngô từ 93.000 ha (2000) lên 180.000 ha năm 2005, mở rộng diện tích thêm 87.000 ha, trong đó: + Mở rộng diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa lên 55.000 ha. + Chuyển 22.000 ha lúa vụ đông xuân trên đất cao, vàn cao khó khăn về nước tưới sang trồng ngô. + Chuyển một phần diện tích đất bãi ven sông sang trồng ngô: 10.000 ha. * Vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ: Đến năm 2005, mở rộng diện tích thêm 104.000 ha, bao gồm: + Tăng diện tích trồng ngô vụ 1 (vụ xuân) trên đất ruộng bỏ hóa vụ xuân và đất đồi khoảng 44.000 ha. + Sử dụng các giống ngô ngắn ngày để phát triển ngô vụ 2 (vụ hè thu) để khi thu hoạch ngô tránh sương muối và thiếu nước, diện tích mở rộng được 18.000 ha. + Tăng diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa tại các tỉnh thuộc vùng Trung Du (Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh...), diện tích mở rộng khoảng 5.000 ha. + Khai hoang mở rộng diện tích để trồng ngô: 37.000 ha. * Vùng Bắc Trung Bộ: Mở rộng diện tích gieo trồng ngô thêm 47.000 ha trong đó gồm có: + Ngô vụ đông trên đất 2 lúa tăng thêm 15.000 ha. + Ngô vụ đông xuân chuyển đổi từ đất đang trồng lúa và đất bỏ hóa vụ xuân (chân đất cao, vàn cao khó khăn về nước): 13.000 ha. + Ngô vụ hè thu từ đất nương rẫy, đất trồng cây hàng năm khác: 5.000 ha. + Khai hoang đất chưa sử dụng để trồng ngô: 14.000 ha. * Vùng Duyên Hải Miền Trung: mở rộng thêm 20.000 ha, bao gồm: + Khai hoang đất chưa sử dụng: 5.000 ha. + Đất vụ đông xuân bỏ hóa không cấy lúa do khó khăn về nước tưới chuyển sang trồng ngô: 5.000 ha. + Đất nương rẫy trồng lúa nương, sắn và cây màu khác hiệu quả kinh tế thấp hơn ngô lai chuyển sang trồng ngô: 10.000 ha. * Vùng Tây Nguyên: Mở rộng thêm 70.000 ha, bao gồm: + Khai hoang đất: 35.000 ha + Chuyển đổi từ đất nương rẫy: 30.000 ha + Chuyển đổi từ cây trông khác: 5.000 ha * Vùng Đông Nam Bộ: mở rộng thêm 24.000 ha, gồm có: + Khai hoang: 5.000 ha + Khai thác đất hiện đang sử dụng 1 vụ lúa màu đưa vào sản xuất ngô: 10.000 ha. + Chuyển một phần diện tích đang trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng ngô: 5.000 ha. + Chuyển một phần diện tích trồng lúa vụ 1 năng suất thấp sang trồng ngô: 4.000 ha. * Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: mở rộng thêm 134.000 ha. + Chuyển đất trồng lúa vụ 1 sang trồng ngô lai: 94.000 ha + Chuyển đất trồng lúa vụ 2 sang trồng ngô lai: 20.000 ha + Chuyển đổi cơ cấu cây hàng năm trên đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là 20.000 ha. 2.3. Đảm bảo thực hiện tốt những quy trình kỹ thuật trong gieo trồng 2.3.1. Lựa chọn và chuẩn bị hạt giống cho quá trình gieo hạt Lượng hạt giống gieo cần dựa vào các căn cứ: - Trọng lượng hạt: các giống hạt to cần khoảng 27 - 30 kg/ha, các giống ngô hạt nhỏ cần khoảng 22kg/ha. - Khả năng nẩy mầm của hạt giống: Khi mua giống cần kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm và chọn các lô hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao. Trong trường hợp bắt buộc như thiếu giống mới phải dùng các lô hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp cần phải dự trù lượng giống cao 1,2 - 1,3 lần. - Lượng giống trồng: Các giống dài ngày thường trồng thưa, gieo khoảng 25 - 27 kế hoạch/ha; các giống trung ngày gieo khoảng 27 - 30 kg/ha; các giống ngắn ngày là 30 - 35 kg/ha. Khi trồng xen canh cần tính lại lượng giống do dãn khoảng cách trồng. Hạt giống cần được bảo quản cẩn thận, trước khi gieo 30 ngày cần kiểm tra lại mức độ sâu mọt, hàm lượng nước, tỷ lệ nảy mầm. Nếu lô hạt có những biểu hiện xấu cần khắc phục, nếu quá xấu hoặc không thể khắc phục được nên thay bằng lô hạt khác tốt hơn. 2.3.2. Xác định mùa vụ gieo trồng và công thức trong chế độ luân canh Để đảm bảo năng suất ngô cao, ổn định, cần hướng tập trung trồng ngô trong mùa vụ có nhiều điều kiện thuận lợi và khả năng tăng vụ như ngô đông xuân, vụ ngô đông đối với vùng Trung Du, Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, vụ ngô hè đối với vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vụ I ở các tỉnh phía Nam. Đồng thời áp dụng chế độ luân canh hợp lý với các loại cây trồng khác phù hợp với tập quán sản xuất ở từng vùng và nâng cao độ phì nhiêu của đất (trồng xen với các cây họ đậu). Trên cơ sở đất đai, khí hậu và tập quán sản xuất ở từng vùng, chúng ta nên áp dụng chế độ luân canh và bố trí mùa vụ gieo trồng như sau: Bảng : Công thức luân canh và thời vụ gieo trồng ngô ở các vùng Vùng Chân đất trồng Chế độ luân canh Thời vụ trồng chính Tây Bắc Đất bằng ven sông Đất đồi, nương rẫy Ngô xuân hè - đậu tương Ngô xuân hè xen đậu đũa Gieo: cuôi T3 đầu T4 Thu: cuối T7 Đông Bắc Đất ruộng Đất bãi Đất đồi, nương rẫy Ngô xuân - lúa mùa Ngô xuân - đậu tương Ngô xuân hè xen đậu Gieo cuối T2 đầu T3, thu cuối T6 Gieo cuối T3 đầu T4, thu cuối T7 Trung du Ruộng 1 vụ lúa Đất bãi ven sông Ruộng 2 vụ lúa Ngô xuân - lúa mùa Ngô xuân - khoai lang Ngô đông xuân - đậu đỗ Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông Gieo T2 thu T6 Gieo T2 thu T6 Gieo 15/11-15/12 thu T5 Ngô đông gieo xong trong T9 Đồng Bằng Sông Hồng Bãi (chân cao) Bãi thấp Ruộng 2 vụ lúa Ngô đông - lạc xuân - đậu hè Ngô ĐX - đậu tương hè thu Ngô đông - ngô xuân Ngô đông - đay cách Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông Ngô đông gieo T9, thu T2 Ngô đông xuân gieo 15/11-15/12 thu T5 Gieo đầu T2 - 20/2, thu T6 Ngô đông gieo xong trong T9 Duyên Hải Bắc Trung Bộ Đất bãi ven sông Đất màu trong đồng Đất đồi, nương rẫy Đất 2 vụ lúa Ngô đông - ngô xuân, đậu đỗ hè thu Ngô xuân - lạc thu Ngô ĐX - đậu tương hè thu Ngô hè thu xen đậu Lúa ĐX - lúa mùa - ngô đông Ngô đông gieo trong T9, thu T2,3 Ngô xuân gieo cuối T2, thu T6 Ngô ĐX gieo T11, thu T4 Ngô hè thu gieo T4 NGô ĐX gieo xong trong T9 Duyên Hải Nam Trung Bộ Đất cát biển Đất ven sông Đất cao, bán sơn địa Đất đồi Khoai lang ĐX - ngô hè thu Ngô (lúa) đông xuân - ngô hè Lạc đông xuân - ngô hè Ngô đông xuân - lúa rẫy Ngô hè gieo trong T5 Ngô đông xuângieo T10, thu T1 Tây Nguyên Đất đồi, nương rẫy Đất bãi ven sông Ngô vụ I - ngô vụ II Ngô vụ I - đậu đỗ vụ II Ngô vụ I xen đậu đỗ Ngô vụ I: gieo cuối T3 đầu T4, thu cuối T7 hoặc T8 Ngô vụ II: Gieo cuối T7, thu cuối T10 Đông Nam Bộ Đất cao, bán sơn địa, đất đồi Đất lúa Ngô vụ I - đậu đỗ vụ II Ngô vụ I - ngô vụ II Ngô vụ I xen đậu Ngô đông xuân - lúa vụ II Ngô vụ I: gieo T4, thu cuối T6 Ngô vụ II: gieo T8, thu cuối T10 Ngô đông xuân: Gieo T10, thu T1 - 2 Đồng Bằng SCL Đất giồng ven sông Đất lúa Ngô vụ I - đậu đỗ Ngô đông xuân - rau màu Ngô đông xuân - lúa vụ II Ngô vụ I:gieo T4, thu T7 Ngô đông xuân: gieo T10, thu T1 - 2 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp 2.3.3. Có giải pháp tối ưu chăm sóc cây ngô * Mật độ và khoảng cách trồng Mật độ và khoảng cách gieo là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cây ngô, làm sao cho quần thể cây ngô khai thác tốt nhất khoảng cách không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Trên cơ sở thực tế sản xuất ở các điển hình tiên tiến, và các thí nghiệm về mật độ trồng ngô, có thể áp dụng các công thức sau về mật độ và khoảng cách gieo trồng vào sản xuất: - Đối với giống ngô dài ngày và trung bình: Mật độ: 4,3 - 4,7 vạn cây/ha tùy từng loại giống Khoảng cách: 70cm x 30 - 35 cm/cây (1 cây/hốc) - Đối với giống ngô chín sớm: Mật độ: từ 5 - 5,3 vạn cây/ha Khoảng cách: 70cm x 27 - 30 cm (1 cây/hốc) - Đối với những nơi có tập quán trồng xen ngô với các loại đậu đỗ (như Miền núi Phía Bắc, các tỉnh phía Nam) có thể trồng khoảng cách 1 - 2 cm x 50 cm (2 cây/hốc). * Phân bón Bón phân cho cây ngô với mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà đát bị thiếu hụt cho cây. Qua nghiên cứu về liều lượng phân bón và tỷ lệ giữa các loại phân bón ở một số vùng, kết hợp với các thí nghiệm về phân bón đối với từng giống ngô của các cơ quan nghiên cứu, việc bón phân cho từng giống ngô cần áp dụng đúng quy trình bón phân theo từng giống và trên từng loại đất khác nhau. - Trên đất phù sa: + Tỷ lệ: N/P/K = 1/0,5/0,7 + Liều lượng: 150N + 80 P2O5 + 100 K2O/ha - Trên đất đỏ bazan: + Tỷ lệ: N/P/K = 1,5/1/0,6 + Liều lượng: 150N + 100 P2O5 + 60 K2O/ha - Trên đất xám trên phù sa cổ: + Tỷ lệ: N/P/K = 1,8/1/0,7 + Liều lượng: 180N + 100 P2O5 + 70 K2O/ha - Trên đất đỏ vàng: + Tỷ lệ: N/P/K = 1,8/1/0,6 + Liều lượng: 180N + 100 P2O5 + 60 K2O/ha Về cách bón: + Bón lót : Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân và 30% tổng số đạm + Bón thúc lần 1 (ngô 7 - 9 lá): 50% đạm + 50% kali + Bón thúc lần 2 (trổ cờ): 20% đạm + 50% kali * Tưới tiêu: Ngô là một cây trồng cạn cần ít nước hơn nhiều cây khác. Tuy nhiên do cây ngô trong vụ trồng tạo ra một khối lượng chất khô rất lớn, do vậy cần một khối lượng nước lớn. Các thí nghiệm về chế độ tưới nước cho ngô thấy rằng đối với vụ ngô đông xuân và vụ ngô đông, nếu được tưới nước đầy đủ (khoảng 400 m3/ha) và đúng lúc (sau bón thúc đợt I, đợt II và sau khi ngô chín sữa) thì năng suất ngô tăng từ 10 - 15%. Nhưng nhìn chung việc giải quyết nước tưới cho ngô ở nước ta có nhiều khó khăn (vì ngô chủ yếu trồng ở chan cao, đồi gò hoặc vùng bãi khó xây dựng các công trình thủy lợi). Do đó, để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây ngô theo yêu cầu sinh thái, chủ yếu bố trí mùa vụ gieo trồng ợi dụng lượng mưa tự nhiên. Nhưng ở một số vùng có điều kiện xay dựng các công trình tưới nước cho ngô như Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long thì áp dụng phương pháp tưới nước rãnh để tiết kiệm nước và đạt hiệu quả cao. * Phòng trừ sâu bệnh: Sự thiệt hại về sản lượng ngô do sâu bệnh gây ra là rất lớn (theo tính toán còn lớn hơn so với lúa). Do đó, để đảm bảo sản xuất ngô ổn định cần phải làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh. Ta có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau: - Cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh như xử lý giống trước khi gieo, chon những giống kháng bệnh tốt. - áp dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM - Phun thuốc trừ sâu khi có bệnh xảy ra, chú ý những ổ bệnh lớn; kết hợp phun thuốc trừ sâu, bệnh (với các loại thuốc hữu hiệu) và tổ chức bắt sâu xám, quét sâu cắn lá và dùng bẫy bắt bướm. 2.4. Nâng cao hiểu biết, trình độ kỹ thuật cho người nông dân. Quy trình gieo trồng và thu hoạch có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng ngô. Do đó, người trực tiếp đảm nhận công việc này đòi hỏi phải có đủ các kiến thức cần thiết. Để làm tốt điều này, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau: - Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật định kỳ để phổ biến cho các hộ nông dân những tin tức, tình hình mới về các kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh. - Đưa cán bộ kỹ thuật về tận các cơ sở để làm việc trực tiếp với người dân, hướng dẫn họ thực hiện tốt những gì đã được học. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng: sách, báo, đài phát thanh, đài truyền hình... Đây là phương pháp rất hiệu quả khi mà tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ này ngày càng tăng. 3. Những giải pháp đối với quy trình bảo quản và chế biến 3.1. Xây dựng các kho bảo quản ngô sau thu hoạch Bên cạnh việc đầu tư cho công nghệ khác, việc xây dựng các kho chứa bảo quản là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm (thu hoạch ngô có thời vụ), đồng thời dự trữ ngô hàng hóa để cung cấp cho công nghiệp sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhu cầu khácgiầy Yêu cầu chung của các cơ sở này bao gồm: - Số lượng phải đủ, phù hợp với từng nơi - Chất lượng đảm bảo - Khả năng mở rộng trong tương lai Dự kiến đến năm 2005 cần có hệ thống kho chứa được 40% sản lượng ngô vùng sản xuất tập trung đạt khoảng 900.000 tấn/năm, phần còn lại dự trữ trong dân. Mỗi kho chứa sẽ dược sử dụng 2 vụ/năm. Do đó, công suất kho chứa cần thiết kế là 450.000 tấn. Suất đầu tư cho hệ thống kho chứa ngô dạng xilô là 0,7 triệu đồng/tấn, tổng vốn đầu tư là khoảng 315 tỷ đồng. 3.2. Quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến hợp lý Một điều kiện quan trọng là các cơ sở chế biến phải gắn liền với vùng nguyên liệu, thuận lợi trong vận chuyển thu mua và tiêu thụ. Để đạt được hiệu quả cao cần tuân thủ các điều kiện trong công tác xây dựng và bố trí các cơ sở chế biến ngô: - Cơ sở chế biến nên được xây dựng trên một vùng nguyên liẹu sẵn có. Giải pháp này tạo cho cơ sở chế biến một đầu vào ổn định, giảm chi phí để xây dựng và thành lập một vùng nguyên liệu mới, đồng thời giảm chi phí vận chuyển. - Các cơ sở chế biến cần xây dựng gần các trục đường giao thông để thuận tiện trong quá trình tiêu thụ. - Số lượng và công suất các cơ sở chế biến ngô phải phù hợp với từng vùng nguyên liệu. Có thể tính đến khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất trong tương lai. Thực hiện tốt công tác này đảm bảo cho các cơ sở chế biến không lâm vào tình trạng thừa hay thiếu nguyên liệu, gây lãng phí không cần thiết (do không dùng hết nguyên liệu hay không sử dụng hết công suất máy móc, làm giảm hiệu suất hoạt động). 3.3. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ chế biến sau thu hoạch 3.3.1. Khâu tách hạt ra khỏi lõi (tẽ hạt): Sau khi thu hoạch ngô thì khâu tách hạt chiếm nhiều thời gian và sức lao động. Hiện nay, Viện Cơ điện nông nghiệp đã nghiên cứu chế tạo thành công một số loại máy tách hạt ngay trong điều kiện ẩm độ hạt cao (25 - 35%) với giá thành khâu tẽ hạt ngô rất thấp khoảng 10 - 15 đồng/kg ngô hạt (là giá mà người nông dân chấp nhận được). Một số máy cần được trang bị để sử dụng trong khâu tẽ hạt gồm có: + Động lực: Động cơ Diezen 6 - 12 Hp hoặc mô tơ điện với công suất tương đương. + Nguyên lý: Trụ và lưới sá, làm sạch và phân loại bằng hệ thống sần quạt. + Trọng lượng: 60 - 85 kg/cái Dự kiến đến năm 2005 đạt 80% diện tích vùng tập trung được cơ giới hóa khau tẽ hạt, định mức mỗi máy tẽ công suất 2 tấn hạt/giờ có thể phục vụ cho 50 - 100 ha. Với mức đầu tư 11 triệu đồng/tấn công suất thiết kế. 3.3.2. Khâu làm khô hạt: Sau khi thu hoạch, độ ẩm của ngô bắp khoảng 25 - 35%. Trong vòng 40 - 50 giờ nếu không được làm khô, sản phẩm sẽ nóng và dễ mọc mầm làm giảm chất lượng, nhất là trong ngô khi ẩm mốc sẽ tạo ra aflatoxin với hàm lượng cao gây độc hại cho vật nuôi khi làm thức ăn gia súc, đặc biệt với hạt giống cần phải làm khô kịp thời. Muốn tránh những hiện tượng có hại trên cần phải đưa công nghệ sấy ngô trước khi đưa vào chế biến, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp thủ công truyền thống với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Dự kiến mức đầu tưcho công nghệ sây khô là 8 triệu đồng/tấn công suất thiết kế. Dự kiến đến năm 2005 đạt 65 - 70% diện tích ngô vụ hè thu vùng sản xuất tập trung được sấy khô bằng phương pháp công nghiệp với thiết bị sấy công suất 4 - 10 tấn/mẻ, mỗi máy sấy công suất 10 tấn/mẻ có thể đáp ứng sấy cho 70 - 100 ha ngô. Giá thành sấy ngô từ 50 - 70 đồng/kg. Bảng . Bố trí công suất sấy và tẽ hạt vùng sản xuất tập trung đến năm 2005 Vùng Máy tẽ hạt Máy sấy khô Số lượng (chiếc) Công suất (tấn) Số lượng (chiếc) Công suất (tấn) Vùng TDMN Vùng Khu 4 Vùng Tây Nguyên Vùng ĐNB Vùng ĐBSCL 1.500 850 850 850 600 3.000 1.700 1.700 1.700 1.200 700 520 950 600 - 4.200 3.000 5.600 3.500 - Tổng số 4.650 9.300 2.770 16.300 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp 3.3.3. Khâu xay xát: Các thiết bị xay xát ngô hiện đang sử dụng do các cơ sở sản xuất trong nước và Trung Quốc chế tạo, có quy mô và đặc tính kỹ thuật tương đối phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Đối với các thiết bị chế tạo trong nước cần lưu ý nâng cao trình độ tiêu chuẩn cũng như độ bền sử dụng thiết bị, để góp phần nâng cao hiệu quả chế biến của các cơ sở xay xát. 3.4. Nghiên cứu phát triển và mở rộng các sản phẩm từ ngô (ngoài thực phẩm và thức ăn gia súc). Để có thể tận dụng được tối đa lợi ích của cây ngô, cần phải nghiên cứu để mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm từ ngô. Trong đó, cần chú trọng tới n lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao như những mặt hàng có thể phục vụ cho xuất khẩu, góp phần tăng thêm ngoại tệ cho đất nước. Các mặt hàng cần mở rộng sản xuất trong thời gian tới là: - Ngô bao tử (hay còn gọi là ngô rau) - Ngô hạt ngọt đóng hộp - Bột ngô dùng cho công nghiệp thực phẩm, trong đó chú ý đến bột ngô dùng để chế biến thức uống bổ dưỡng ... Ngoài ra, việc sử dụng thân ngô cho chăn nuôi và râu ngô để làm thuốc cũng là những hướng cần được nghiên cứu thêm và đều có thể cho hiệu quả kinh tế cao. 3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cơ sở chế biến - Đào tạo các công nhân kỹ thuật. - Có các chuyên gia nước ngoài trực tiếp hướng dẫn sử dụng các máy móc, công nghệ để đạt hiệu quả cao nhất. - Đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới, có hiệu quả cao. Hiện nay, các cơ sở trong nước cũng có thể chế tạo các máy chế biến ngô giá thành hạ nhưng chủ yếu vẫn là các máy nhỏ, công suất thấp. Do đó, tuỳ thuộc vào từng cơ sở chế biến mà lựa chọn cho phù hợp. - Tận dụng những sản phẩm loại của quá trình sản xuất để tăng thêm thu nhập cho người lao động, tránh lãng phí. 4. Những giải pháp trong khâu tiêu thụ sản phẩm - Có sự phối hợp tốt giữa các cơ sở sản xuất với người trồng ngô trong khâu tiêu thụ. Trong đó, các cơ sở sản xuất thực hiện những hợp đồng nhận mua ngô nguyên liệu của các hộ trồng ngô, từ đó ràng buộc những quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Các cơ sở sản xuất sẽ mua ngô của các hộ với giá và số lượng ổn định, còn các hộ trồng ngô phải có trách nhiệm cung cấp đủ số lượng theo hợp đồng, không được bán ra thị trường nếu chưa đủ. Đây là giải pháp đảm bảo thị trường ngô ổn định khi có sự biến động về giá cả. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng ngô, thu mua hết ngô sản xuất trong nước, nếu thiếu mới được phép nhập khẩu. - Đáp ứng đủ cho thị trường trong nước: Củng cố lại thị trường trong nước để tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường. Thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. - Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài: Giải pháp này chủ yếu thực hiện với các sản phẩm khác chế biến từ nguyên liệu ngô như: ngô rau (ngô bao tử), ngô ngọt, bột ngô làm nước uống bổ dưỡng... - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. - Trợ giá cho các sản phẩm ngô. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Nhà nước thống nhất với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu, ủy ban Nhân dân các tỉnh trồng ngô công bố giá mua ngô tối thiểu (giá sàn) cho người trồng ngô. Chủ tịch ủy ban Nhân dân các tỉnh có trồng ngô chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ ngô trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép giá, gây thiệt hại cho người trông ngô. - Xây dựng chiến lược và hệ thống thông tin thị trường cho các sản phẩm, bảo đảm cho người dân có đủ thông tin để sản xuất và tiêu thụ ngô. Tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang xây dựng 1 trung tâm thông tin, trong đó có cả về thông tin thị trường ngô ... 5. Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước. 5.1. Chính sách đầu tư cho sản xuất nông nghiệp * Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nông thôn, mở rộng các nguồn đầu tư từ nội bộ người nông dân và đầu tư nước ngoài. Đây là giải pháp rất quan trọng vì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vừa là yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực này, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ. Đối với toàn xã hộ, vốn đầu tư từ ngân sách còn tạo động lực tinh thần, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn trong dân cư ở khu vực nông thôn tuy không nhiều như khu vực thành thị nhưng nếu có cơ chế và chính sách phù hợp vẫn có thể huy động họ đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều tiềm năng và có thể khuyến khích họ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn bằng cơ chế và chính sách thông thoáng của Nhà nước (đơn giản thủ tục đầu tư, miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là những vùng có nhiều tiềm năng, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế xuất nhập khẩu...). Để khuyên khích đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa quyết định. Vai trò đó trước hết thể hiện bằng vốn đầu tư từ ngân sách vì đó là nguồn vốn chủ yếu, ổn định và là yếu tố quyết định tốc độ và quy mô tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, nếu tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước lên 15 - 17% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho nông nghiệp thì đó là tiền đề thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp. Khả năng là vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 20% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. * Đổi mới cơ cấu đầu tư. Ưu tiên vốn đầu tư cho các vùng trọng điểm sản xuất nông sản hàng hoá tập trung có chất lượng cao nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều, phân tán, tự sản tự tiêu, xu hướng tự túc lương thực bằng mọi giá không theo quy hoạch của Nhà nước. Dành vốn đầu tư thỏa đáng cho khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là giống cây, thủy lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... để đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Khuyến khích đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, định hướng của Nhà nước về từng loại ngành, sản phẩm nông nghiệp. * Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư. Giảm số lượng và tỷ trọng đầu tư theo chiều rộng (khai hoang mở rộng diện tích, tăng năng suất và số lượng nông sản thuần túy với chất lượng thấp, ít quan tâm đến chất lượng, tự phát; phân tán theo quy mô nhỏ từng hộ gia đình; tự cấp tự túc...), tăng nhanh số lượng và tỷ trọng vốn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đi đôi với việc tăng tỷ trọng vốn đầu tưtừ ngân sách Nhà nước, cần đổi mới phương pháp đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư trực tiếp, tăng dần tỷ lệ đầu tư gián tiếp. Vốn ngân sách đầu tư trực tiếp chỉ tập trung vào các công trình lớn, trọng điểm và kết cấu hạ tầng nông thôn cần tăng cả về lượng và tỷ trọng, phần còn lại cần đầu tư gián tiếp qua tín dụng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại khác. * Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ nông nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề để thu hút và tăng cường chất xám cho nông nghiệp, nông thôn. 5.2. Chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện tự nhiên vốn biến đổi bất thường, không thể lường trước được. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, các hiện tượng hạn hán, lũ lụt có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Vì vậy, để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần phải có những giải pháp để bảo vệ những người sản xuất, giúp họ yên tâm, tạo tâm lý thoải mái để phát triển sản xuất trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và các điều kiện tự nhiên. - Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho việc lưu giữ ngô trong kho 3 tháng để ổn định sản xuất. - Mở rộng và tăng cường các loại hình bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có bảo hiểm cây trồng. 5.3. Chính sách về thuế. Thuế là một nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, trong đó thuế nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao. Do đó, những đổi mới về chính sách thuế nông nghiệp có tác động khá lớn đến tăng trưởng kinh tế của nước ta. Mục tiêu của nước ta trong thời gian tới là thực hiện việc điều chỉnh giảm thuế cho nông dân. Từ đó khuyến khích họ ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tận dụng đất đai, khai thác đất đồi núi trọc, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng hoá, đặc biệt là lương thực cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Đối với từng loại thuế, Nhà nước có những hướng điều chỉnh riêng, phù hợp với tình hình và hoàn cảnh hiện tại: * Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Năm 1994, Pháp lệnh thuế nông nghiệp được bãi bỏ và Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là mọi cá nhân, mọi tổ chức sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. - Trường hợp được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Các trường hợp các hộ sử dụng đất vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật Đất đai thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, còn phải nộp thuế bổ sung đối với các phần diện tích trên hạn mức. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn cho các trường hợp đất đồi núi trọc được dùng vào sản xuất nông nghiệp. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được miễn cho đất khai hoang nay dùng vào sản xuất. Các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn được miễn hoặc được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. * Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất. Điều 73 của Luật Đất đai quy định: người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khi chuyển quyền sử dụng đất, người chuyển quyền sử dụng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy, thuế chuyển quyền sử dụng đất nhằm mục tiêu điều chỉnh một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân khi có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất. Đối tượng nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất (không kể tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh bất động sản) khi chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Hiện nay, Nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển quyền sử dụng đất được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. * Đối với thuế nhà đất: Thuế nhà đất là thuế thu vào đất ở, đất xây dựng công trình, chưa thu thuế nhà. Không thu thuế đất đối với đất sử dụng vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc tư thiện, không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở như đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, di tích lịch sử, đình, chùa..., đất làm đường, cầu cống, công viên, sân vận động, đê điều, công trình thủy lợi, trường học... Thuế nhà đất tạm thời được miễn đối với đất xây dựng trụ sở của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hóa và đất dùng vào mục đích quốc phòng; đất vùng rừng núi, vùng định canh, định cư của đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng là gia đình thương binh liệt sĩ, người tàn tật. 5.4. Chính sách khoa học - công nghệ - Nhà nước tập trung đầu tư cao cho khoa học - công nghệ, đồng thời có biện pháp huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức vào các nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn. - Tập trung cao độ thực hiện chương trình đổi mới hệ thống cây trồng vật nuôi. Đây là giải pháp chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản nước ta. Trong 10 năm tới phải tập trung đầu tư nhập các giống tốt, công nghệ cao, nhiều đặc tính tốt, nghiên cứu chọn tạo các giống tốt, kinh nghiệm và nhân đủ các loại giống tốt, cung ứng cho sản xuất. Tổ chức lại hệ thống công tác giống trong toàn quốc để sau vài, ba năm hệ thống này đủ năng lực đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất nông nghiệp cả nước. - Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, gồm cả cơ chế quản lý tài chính và nhân sự để tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc có đủ năng lực và tạo ra những đột phá về khoa học - công nghệ; xóa bỏ tình trạng bao cấp, manh mún, phân tán, hình thức, kén hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; thực hiện rộng rãi chế độ bản quyền tác giả để tạo động lực cho các nàh nghiên cứu thuộc các thành phần kinh tế tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; có chính sách đãi ngộ và khen thưởng thoả đáng đối với các nhà khoa học có công trong việc phát minh hoặc ứng dụng các thành tựu mới có tác dụng lớn đối với ngành - Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhất là các loại giống, máy móc, thiết bị và các công nghệ chế biến hiện đại. Để rút ngắn thời gian nghiên cứu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, cần ưu tiên nhập công nghệ chọn lọc. Những công nghệ được phép nhập là những công nghệ đã được lựa chọn, trải qua thẩm định, đảm bảo không thấp hơn trình độ đòi hỏi của thị trường, phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nước ta và có khả năng tiếp nhận trong nước - Tăng cường hệ thống khuyến nông trên cơ sở xã hội hóa. + Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân. + Cung cấp cho nông dân thông tin về thị trường, giá cả nông sản. + Đối với những xã yếu kém cần có 1 cán bộ khuyến nông. + Tăng vốn đầu tư cho công tác khuyến nông. 5.5. Chính sách đất đai Tuy Luật Đất đai đã được ban hành nhưng còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp có nhiều vấn đề phát sinh mới những chậm tổng kết và có hướng dẫn kịp thời. Vì vậy cần sớm tiến hành tổng kết để làm cơ sở bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sớm thể chế hóa thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất đai. Một số chính sách cần thiết phải đưa ra để phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ngô là: - Các chính sách khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong cơ chế kinh tế nhiều thành phần thì việc nghiên cứu và có các chính sách khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn là việc làm cần thiết đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của nông dân. - Nhà nước cần có chủ trường và chính sách nhằm sớm hình thành và phát triển trong quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và có các chính sách cho phép nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết. - Cần nghiên cứu bổ sung kịp thời các chính sách đất đai về các vấn đề: xử lý giữa đất nông nghiệp và đất để xây dựng công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng chưa phù hợp. - Rà soát lại việc quản lý và sử dụng đất đai của các nông trường và bổ sung các chính sách đố với đất đai của các nông trường. KếT LUậN Trong hơn một thập kỷ qua, cây ngô ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy diện tích ngô có nhiều biến động nhưng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật tác động nhiều đến năng suất, kỹ thuật canh tác nên sản lượng ngô liên tục tăng và đã đạt trên 2 triệu tấn. Đây mới chỉ là thành công bước đầu nhưng đã tạo động lực cho việc hoàn thành kế hoạch phát triển cây ngô đến năm 2010. Bên cạnh những thành công đó còn có sự tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan khác đến sự phát triển cây ngô như: biến động của thời tiết (hiện tượng hạn hán Elnino và lũ lụt Lanina), cuộng khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Đồng thời còn có tác động của các nhân tố chủ quan như: khả năng của các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước, môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách của Chính phủ... Do đó cần phải hạn chế bớt những ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan và khắc phục dần những hạn chế của nguyên nhân chủ quan. Vai trò của Nhà nước trong công tác này là hết sức quan trọng, một mặt cần phát huy tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp, mặt khác tăng cường sư hỗ trợ về các thể chế chính sách thông thoáng, có tính hiệu lực cao. Nói tóm lại, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất cần đạt được qua mục tiêu phát triển cây ngô đến năm 2010 là đạt được những hiệu quả về kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. Qua đó tiết kiệm được ngoại tệ; phủ xanh đất, chống xói mòn, hình thành hệ canh tác nhiều tầng trong nông nghiệp; tạo việc làm ổn định, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất ngô. Đây là những mục tiêu trọng tâm hình thành nên khung cơ bản cho các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam, không những thế đó cũng là những mục tiêu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2002 2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, IX. 3. Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Kinh tế Phát triển (tập 2) - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản Thống kê - 1999. 4. Niên giám thống kê 2001 - Tổng cục Thống kê - 2002 5. Kinh tế Việt Nam 2001 - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - 3/2002. 6. Giáo trình Cây lương thực (tập 2) - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 1997. 7. Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tieu thụ sản phẩm nông nghiệp. 8. PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc - Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 1990 - 2000 và định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2002 - Tổng cục Thống kê. 9. Lê Huy Ngọ - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Tạp chí Hoạt động khoa học số 2/2002. 10. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số tháng 4/2002. 11. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 10/2000. 12. Tạp chí kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 2,4/2002 13. Ngành chăn nuôi việt nam: Nguy cơ bị đè bẹp bởi sản phẩm nhập khẩu - Báo Nông thôn số 128 ra ngày 25/10/2002. 14. Trần Cao - Cách nào để giảm giá thức ăn chăn nuôi - Báo Nông nghiệp ngày 14/2/2003. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3 I. Giá trị kinh tế, kỹ thuật của cây ngô thương phẩm năng suất cao trong nền kinh tế quốc dân 3 1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô ở Việt Nam 3 2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế quốc dân 5 II. Phát triển cây ngô là phù hợp với lợi thế so sánh ở Việt Nam 7 1. Lợi thế so sánh là một quy luật cơ bản của thương mại quốc tế 7 2. Lợi thế so sánh phù hợp với sự phát triển cây ngô ở nước ta 7 III. Một số nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 12 1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 12 2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới 14 3. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu16 tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIEO TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002 17 I. Công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới 17 1. Tình hình sử dụng và triển khai sản xuất giống ngô 17 2. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống ngô 19 3. Năng lưc và hiệu quả công việc của một số cơ sở nghiên cứu điển hình 19 4. Nhu cầu sử dụng giống ngô ở nước ta 20 II. Tình hình gieo trồng, thu hoạch ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002 21 1. Các vùng trồng ngô chính ở nước ta và diện tích gieo trồng 21 2. Các vấn đề về kỹ thuật trong gieo trồng 22 3. Năng suất và sản lượng thu hoạch 24 III. Tình hình bảo quản và chế biến ngô 26 1. Các cơ sở chế biến ngô 26 2. Chất lượng của các sản phẩm 28 3. Vấn đề bảo quản ngô sau thu hoạch và chế biến 28 IV. Tình hình tiêu thụ cây ngô 29 1. Tình hình tiêu thụ ngô trong thời gian vừa qua 29 2. Nhu cầu tiêu thụ ngô và khả năng cung ứng của thị trường trong nước 29 V. Những đánh giá chung 31 1. Những lợi thế đối với việc phát triển cây ngô ở Việt Nam 31 2. Những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại 32 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 33 I. Phương hướng phát triển cây ngô Việt Nam đến năm 2010 33 1. Các quan điểm phát triển 33 2. Các mục tiêu phát triển 34 II. Các giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam đến năm 2010 35 1. Những giải pháp đối với công tác nghiên cứu và tạo giống mới 35 2. Những giải pháp trong gieo trồng và thu hoạch ngô 37 3. Những giải pháp đối với quy trình bảo quản và chế biến 45 4. Những giải pháp trong khâu tiêu thụ sản phẩm 48 5. Những giải pháp chung có tính định hướng của Nhà nước 49 KẾT LUẬN 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2178.doc
Tài liệu liên quan