Đề tài Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh. Thực trạng và một số đề xuất

I. Lý do lựa chọn đề tài Cuộc sống ngày càng phát triển đôi khi người ta sống quá nhanh. Vô hình đã bỏ qua và đánh mất những giá trị “ văn hóa” của mình. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều nhưng cơ hội giao lưu “văn hóa” để tiến tới một nền văn hóa “ tiên tiến” thì cũng có rất nhiều những thách thưc lớn. Một trong những thách thức đó là mờ nhạt và nguy cơ đánh mất bản sắc của chính dân tộc mình.Và có lẽ ngay từ bây giờ chúng ta lẽ chúng ta phải bắt đầu có những suy nghĩ về vấn đề đó ngay từ bây giờ. Cần có những”rào bảo vệ “ cho văn hóa của mình để có thể thực hiện đúng phương tram”hòa nhập nhưng không hòa tan”.Du lịch nói chung và cụ thể hơn là du lịch văn hóa là một phương pháp” giáo dục “ như” một loại kháng sinh” của văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh một tỉnh nhỏ nhưng có thể nói là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam , những làng quê, và lễ hội ở Bắc Ninh là điển hình của làng quê và lễ hội ở Việt Nam. Ở Bắc Ninh hằng năm có thể nói là nơi diễn ra nhiều lễ hội nhất ở Việt Nam. Không những vậy Bắc Ninh còn là nơi có một hệ thống làng nghề khá dầy đặc ,chủ yếu là những nghề thủ công truyền thống như trạm trổ , trạm trổ, điêu khắc , đúc đồng,vẽ tranh,làm giấy Như vậy Bắc Ninh có những điều kiện rất tuyêt vời để phát triển du lịch lễ hội ,làng nghề , càng tuỵệt vời hơn cho sự kết hợp của du lịch lễ hôi và làng nghề Tuy nhiên những làng nghề và lễ hội nơi đây đang đứng trước nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ hội nói riêng có thể phát triển còn là một điều kiên tuyệt vời để gìn giữ và phát triển các làng nghề đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh , nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Bài viêt dưới đây của em, dưới góc độ là trách nhiệm của một sinh viên Kinh Bắc, có tiếng nói với quê hương của mình. Một sinh viên năm thứ 3 với những hiểu biết sơ bộ về chuyên ngành du lịch và nguồn thông tin thứ cấp qua đài báo ,internet, và những suy nghĩ của bản thân . II. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đời sống vật chất được nâng cao với những tiện nghi hiện đại nhât, mức sống của người dân dược cải thiện trông thấy. nhưng cùng với nó lối sống thực dụng , chạy theo đồng tiền cũng có nguy cơ phát triển. nhịp sống đô thị ngày càng căng thẳng đang khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở lên lỏng lẻo ,cha con, vợ chồng ít quan tâm tới nhau hơn. Trên báo chí đã xuất hiện những vụ con cái kiện cáo cha mẹ, tranh chấp của cải với cha mẹ, đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão vv là những hiện tượng trước đây chỉ xẩy ra ở phương tây.(Tìm hiểu bản sắc văn hóa việt nam_GS.viện sĩ Trần Ngọc Thêm) Khi Việt Nam đã gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều những cơ hội về kinh tế cũng như về văn hóa. Cơ hội tiếp thu những văn hóa tiến bộ. để tiến tới là một nền “văn hóa tiên tiến”. Bên cạnh rất nhiều những cơ hội đó thì văn hóa Việt Nam sẽ bắt gặp rất nhiều những thách thực “ hòa tan”. Mặt trái của nền kinh tế thị trừơng với khuynh hường “thương mại hóa”,với sự xáo trộn về thang bậc giá trị, với sự phục hồi hủ tục cũng tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết,nhu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trở lên ngày càng bức thiết. Khi nghiên cứu đề tài này em muốn nhấn mạnh một điều : phát triển du lịch văn hóa đem lại một lợi ích rất lớn không chỉ đơn thuần dừng lại ở lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn mà nó đem lại chính là “ lợi ích văn hóa” ( như đã nói ở trên) Với phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở “ du lịch lễ hội làng nghề ở một tỉnh là Bắc Ninh”. Riêng ở góc độ cá nhân sau bài nghiên cứu này em mong muốn có thể củng cố thêm những kiến thức “ kinh tế tế du lịch” của mình. Thành thạo hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố và trang bị thêm những kiến thức thực tế về du lịch của Bắc Ninh “ quê hương mình” III. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 1.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương Pháp thu thập thông tin thứ cấp Và các phương pháp khác 2.Đối tượng nghiên cứu Lễ hội làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh. Thực trạng và một số đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
°C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Diện tích: 804 km² Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm Nhiệt độ trung bình: 23,3°C Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 79% Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông. Về tài nguyên, khoáng sản Rừng: Chủ yếu là rừng trồng. Trữ lượng ước tính 3.300 m³. Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn. Về dân số Năm 2004 Bắc Ninh có 987.400 người với mật độ dân số 1.222 người/km². Về thành phần dân số Nông thôn: 86.9 % Thành thị: 13.1 % Về kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2001 ước đạt gần 5.300 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 34% - 37% - 29%. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh) Về giao thông Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân, Quảng Ninh và đường 38. Đường sắt: có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Hữu Nghị Quan. Đường thủy: qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. 2. Điều kiện phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh. 2.1.Làng nghề truyền thống Làng đúc đồng Đại Bái Làng tranh dân gian Đông Hồ Làng dệt Hồi Quan Làng gốm Phù Lãng Làng Giấy Đống Cao Bên cạnh những làng nghề lổi tiếng trên đây Bắc Ninh còn rất nhiều làng nghề truyền thống khác. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến 2007 lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và các sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp của địa phương, ít lổi tiếng do bề dầy lịch sử chưa nhiều,mới chỉ phát triển trong một số năm gần đây tuy nhiên nó lại có một vai trò quan trọng đóng góp một nguồn thu lớn cũng như công ăn việc làm cho dân địa phương.Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng 27,2% so năm trước và cao hơn so bình quân chung cả nước. Tới năm 2006giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được gần 9 tỷ đồng/năm trong đó sản xuất công nghiệp của các làng nghề chiếm khoảng 5 tỷ đông. Có thể nói nghững làng nghề không chỉ là linh hồn của văn hóa Bắc Ninh mà còn là linh hồn của kinh tế Bắc Ninh. 2.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây: Lễ hội Lim (xã Lũng Giang huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ. Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, huyện Từ Sơn) để kỷ niệm 8 vị vua nhà Lý. Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công. Lễ hội Đồng Kỵ. Lễ hội Chùa Dâu. (Theo âm lịch) Tháng giêng: * Mùng 4: Hội rước pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn. Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích (Phật Tích Tiên Du). Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Hội rước lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong. Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen. Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vương. Mùng 4-5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Linh, Gia Bình). *Mùng 5: Hội Nguyện Cầu (Tam Giang, Yên Phong) có tục ném pháo vào cai đám. *Mùng 6: Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du và làng Khả Lễ ở xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh. Hội rước chạ Khả Lễ, Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du. Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. *Mùng 7: Hội hát Quan họ làng Đống Cao, xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Mùng 5-7: Hội "Bách nghệ" làng Như Nguyệt ở xã Tam Giang huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, thương". Mùng 6-15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau. *Mùng 8-10: Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Hội hát Quan họ làng Bò Sơn (Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu. *Mùng 9: Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn. Hội thi nấu cơm làng Tư Thế ở xã Trí Quảng, huyện Thuận Thành. Hội làng Trần ở xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du. *Ngày 11-12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn. *Ngày 12-13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du. *Ngày 10-15: Hội làng Vân Đoàn (Đức Long, Quế Võ) có tục rước lợn đen (ông ỷ). Hội làng Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ, Tiên Du) có tục "cướp chiếu", "tế trâu thui". *Ngày 13-15: Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài. Nổi tiếng về thi đấu vật. *Ngày 14-15: Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh. *Ngày 18-21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Tháng 2: *Mùng 6: Hội đình Keo ở Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. *Mùng 6-12: Hội trình nghề ở Phương La Đông, Phương La Đoài (Tam Giang Yên Phong). *Mùng 7: Hội đền Đức Vua Bà (Thuỷ tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hoà Long, huyện Yên Phong. Hội "Thập Đình" làng Bảo Tháp ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình. Hội Viềng (Vĩnh Kiều) ở xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn. Hội làng Dương Lôi (Đình Sấm) ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị thân mẫu Lý Công Uẩn.\ Hội Chùa Đài hay còn gọi là chùa Kim Đài, Đình Bảng, Từ Sơn Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du. *Mùng 7-15: Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. *Mùng 8: Hội làng Nguyễn Thụ ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn. Hội làng Yên Lã ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn. Hội chùa Tiêu ở xã Tương Giang, huyện Từ Sơn. *Mùng 8-10: Hội làng Cẩm Giang ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn. *Mùng 10 - 12: Hội Làng Yên Mẫn - phường Kinh Bắc - Thành phố BN *Ngày 14: Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. *Ngày 14-15: Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ. *Ngày 12-16: Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng Từ Sơn) có đón chạ Cẩm Giang và thi đấu vật. *Ngày 26: Hội làng Tiến Sĩ Kim Bôi ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ. *Ngày 28: Hội chiến thắng Như Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong. Tháng 3: *Mùng 8: Hội làng Trang Liệt ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn. Hội làng Phù Lưu ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn. *Mùng 10: Hội đền Than ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Hội làng Tiểu Than (Vạn Linh Gia Bình) có diễn trò đua thuyền, bơi chải. Hội "Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Hội làng Đông Phù (Phú Lâm Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt. *Ngày 15-17: Hội đền Lý Bát Đế ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn. *Ngày 18-20: Hội Đậu (Mộ Đạo Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải. *Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Tháng 4: *Mùng 7: Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành. *Mùng 8: Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. *Mùng 9: Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài. *Mùng 10: Hội làng Bưởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh. *Ngày 15: Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong. *Ngày 20: Hội đền Vân Mẫu ở xã Vân Dương, huyện Quế Võ. Tháng 8: *Mùng 5: Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong. *Mùng 7: Hội rước nước làng Thị Cầu ở phường Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh. *Ngày 15: Hội rước nước đền Phả Lại ở xã đức Phong, huyện Quế Võ. *Ngày 15-16: Hội đền Chi Long ở xã Long Châu, huyện Yên Phong. Tháng 9: *Mùng 8-9: Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. *Mùng 10-18: Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong. Tháng 10: *Ngày 15: Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ 2.3.di tích di sản văn hóa Chùa Bút Tháp Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý Chùa Dạm Chùa Dâu Chùa Phật Tích Đền Bà Chúa Kho Giếng Ngọc và đôi cá chép 100 tuổi Đình làng Đình Bảng Đền Phụ Quốc Đình Chùa Làng Yên Mẫn 3.Thực trạng, và nguy cơ mai một của các làng nghề ở Bắc Ninh, và cuộc sống của người dân nơi đây. Du lịch văn hóa (đặc biệt là du lịch lễ hội làng nghề)là một loại hình khá mớ mẻ ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nó phụ thuộc rất nhiều vào các ngành nghề kinh tế khác. Đặc biệt là ngành văn hóa,tuy nhiên thực trạng lại co thấy giữa du lịch và văn hóa nói riêng và với các ngành kinh tế khác nói chung còn chưa có sự kết hợp hợp lý. Sự quản lý chồng chéo, dẫn tới tình trạng cha trung không ai khóc, trách nhiệm của các bên là không rõ ràng, tình trạng lấn chiếm không gian của đình chùa, và khi các lễ hội diễn ra không có một chủ thể quản lý rõ ràng lên có tình trạng lộn xộn, chuộc lợi. Các trò chơi chương trình tại các lễ hội không được quản lý,các trò chơi dân gian dần dần không còn thấy nữa thay vào đó là những trò như sóc đĩa,cờ bạc ăn tiền…điều đó làm cho các lễ hội mai một dần và mất dần bản sắc và ý nghĩa của nó. Đánh mất đi sự hấp dẫn của mình. Thử hỏi như vậy thì du lịch lễ hội làm sao có thể phát triển. Bắc Ninh có nhưng điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch “lễ hội, làng nghề”( chỉ chiếm khoảng 0.3%-> 0.4% tổng doanh thud u lịch).Tuy nhiên nhưng thực tế cho thấy du lịch ở Bắc Ninh lại không hề phát triển. Bởi tính chất nhỏ lẻ của các tài nguyên du lịch, đăc biệt bản thân người dân nơi đây cũng không hề có khái niệm về du lịch chỉ đơn giản là những cuộc đi chơi hoặc du xuân mang tính chất “truyền thống”.(Bắc Ninh hàng năm có tới 300 lễ hội nhưng đa số là những lễ hội nhỏ người ta chỉ biết một vài lễ hội điển hình như hội đền bà chúa kho, hội đền đô, hội lim…). Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhưng lại có rất nhiều các làng nghề lổi tiếng. Tuy nhiên cũng giống như các lễ hội các làng nghề ở đây đang đứng trước nguy cơ mai một và thực tế là đã có rất nhiều các làng nghề tưởng chừng đã mai một. Nói tới nguyên nhân, đúng là cũng chẳng thể trách ai, nền kinh tế bung ra, nền sản xuất tiến tiến áp dụng khoa học kỹ thuật tỏ ra ưu việt hơn rất nhiêu kiều phương thức sản xuất thủ công, và dần dần các sản phẩm thủ công dần dần không thể cạnh tranh nổi, và mất dần. Một số làng nghề tỏ ra nhạy bén với thị trường vẫn thích nghi được, nhưng ở tình trạng ngày nào hay ngày ấy không có gì là đảm bảo bởi một kế hoạch lâu dài. Đã có nhiều dự án để quy hoạch phát triển các làng nghề(xây dựng các khu công nghiệp..). Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước: “ Thứ nhất: Xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành xây dựng được 21 khu công nghiệp làng nghề với tổng diện tích đất qui hoạch là 460,87 ha. Trong đó điển hình là khu công nghiệp làng nghề Châu Khê, Từ Sơn có diện tích 13,5 ha, đã thu hút 159 cơ sở sản xuất thép trong làng thực hiện di dời ra khu công nghiệp; khu công nghiệp gỗ mỹ nghệ Đồng Quang có diện tích 12,7ha, thu hút 71 công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn di chuyển vào khu công nghiệp; khu công nghiệp giấy Phong Khê diện tích 12,7ha cũng đã được cấp phép xây dựng cho 22 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân. Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu công nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan này là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai qui hoạch chi tiết, được Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền quản lý trước, trong và sau khi đầu tư đối với các khu công nghiệp làng nghề. Thứ hai, vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với 7 chi nhánh cấp huyện, thị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển (bán kính bình quân 7 km có một chi nhánh). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội… Đặc biệt, sự đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần khôi phục làng nghề dâu tằm tơ truyền thống Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong. Nhờ được khôi phục, làng nghề này đã thu hút trên 1.000 lao động, gồm 120 xưởng sản xuất và làm ra gần 40 tấn kén/năm.”( Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.htm) Tuy vậy đó mới chỉ là mặt “ phải “ mà chúng ta nhìn thấy về thực trạng các làng nghề ở Bắc Ninh. Sự phát triển thậm chí quá ồ ạt của các làng nghề đôi khi đã lằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền nơi đây :bên cạnh những khu công nghiệp được xây dựng thành công thì cũng có không ít các khu công nghiệp “thất bại” ví dụ như:cụm công nghiệp làng nghề “Quảng Bố_Đại Bái”đã tốn không ít tiền của và bây giờ đó chỉ còn là bãi đất chống và mấy ngôi nhà siêu vẹo. Cái mất ở đây không chỉ là tiền của mà còn cả lòng tin của nhân dân nơi đây kéo theo đó là hàng loạt các hậu quả về chính quyền nơi đây…đó là những cụm công nghiệp thất bại còn đối với những cụm công nghiệp đã dược gọi là thành công thí sao?. Tình trạng ô nhiễm môi trường không thể kiểm sóat mà đã xó không ít những bài báo đã đề cập tới. Nhưng hình như chưa bao giờ được để ý tới thực sự. Người ta vẫn nói những vùng nông thôn là những vùng có khí hậu tuyệt vời nhất. từ trước tới nay khi nhắc tới vấn đề môi trường thì chỉ có môi trường đô thị. Nhưng nay “ môi trường nông thôn” cũng là một vấn đề lớn ở các làng nghề. “Đường đến làng nghề giấy Phong Khê (huyện Yên Phong) đầy những ổ gà, ổ voi do hàng trăm chuyến ô tô chở giấy phế liệu qua lại mỗi ngày. Trong làng, những đống giấy phế liệu chất cao ngút. Khắp làng nồng nặc mùi hóa chất, tạp chất thải ra trong quá trình sản xuất giấy. Bụi giấy và khói than ở khắp nơi.  Toàn xã•hiện có trên 100 hộ sản xuất giấy bằng công nghệ kiềm lạnh trên dây chuyền bán công nghiệp lạc hậu, thiết bị tự tạo, chắp vá không đồng bộ và với nguồn nguyên liệu chính từ giấy thải thu mua ở khắp nơi chuyển về.  Công nghệ sản xuất lạc hậu cộng với ý thức bảo vệ môi trường của dân làng chưa cao đã biến Phong Khê thành một bãi rác lớn với đủ loại chất thải rắn thải ra từ quá trình sản xuất giấy. Chưa hết. Sau quy trình làm giấy, các loại hóa chất như phèn, nhựa thông, sút... hòa tan trong nước chưa qua bất cứ khâu xử lý nước thải nào cũng được đổ ra đất. Nước thải ô nhiễm này đã biến những con mương trong mát của làng thành màu đen và nồng nặc mùi hôi.  Tệ hơn, dòng nước đen ngòm ấy lại đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê- một sông lớn trong vùng. Trong khi đó, 100% các làng nghề không có chương trình cấp nước sạch. Cư dân làng nghề chủ yếu dùng nước giếng khoan cho sản xuất và cả cho sinh hoạt mà các chỉ số về độ ô nhiễm nước tại hầu hết các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần.  Các nhà bảo vệ môi trường nghĩ sao khi trung bình mỗi ngày, làng giấy Phong Khê thải ra gần 1.000 m3 nước thải cùng hàng nghìn mét khối bụi giấy, khói than? Đến Phong Khê bây giờ, ngoài mùi hôi khó ngửi, đi đâu cũng có thể thấy xỉ than, ny lông, đinh ghim, bìa - gáy của các loại sách tập cũ vương vãi khắp nơi. Theo thống kê sơ bộ của trạm y tế xã Phong Khê, tỷ lệ người mắc bệnh tai mũi họng toàn xã chiếm gần 40%, các bệnh da liễu trên 30%. Những năm gần đây, tỉ lệ mắc các bệnh này tại xã tăng lên nhanh chóng. Không chỉ ở làng nghề giấy Phong Khê, các làng nghề khác ở Bắc Ninh như làng sản xuất sắt thép Đa Hội, làng đúc nhôm chì Văn Môn, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ… tất cả đều chung tình trạng ô nhiễm tương tự mà chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.  Phòng Quản lý môi trường Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết cả phòng hiện chỉ có 8 cán bộ mà phải “quản” trên 3.000 doanh nghiệp sản xuất lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Do vậy, chỉ với việc tham mưu cho các cấp biện pháp quản lý môi trường thôi cũng đã không kham nổi, nói gì đến việc cán bộ quản lý môi trường đi vận động hay kiểm tra vệ sinh môi trường thường xuyên.  Ngoài ra, cũng theo các cán bộ phòng quản lý môi trường này, tình trạng ô nhiễm càng thêm khó hạn chế khi có không ít lãnh đạo các địa phương chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định cũng như xử lý các vi phạm về quản lý môi trường trên địa bàn mình quản lý. Thời gian qua tỉnh Bắc Ninh đã có chủ trương tách việc sản xuất ra khỏi các khu vực sinh sống của các làng nghề. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều xã đã không kiên quyết trong việc di dời các hộ sản xuất hoặc không dành đủ quỹ đất để cấp cho các hộ sản xuất, dẫn đến việc chia tách khu vực sản xuất với khu vực dân cư không thành công.  Tại xã Phong Khê, khi cụm công nghiệp 13,5 ha bố trí cho 80 doanh nghiệp, hộ sản xuất được quy hoạch xong cũng đành bỏ không vì địa phương không kiên quyết di dời. Nhiều hộ sản xuất đăng ký vào sản xuất trong cụm công nghiệp nhưng rồi thấy địa phương ậm ờ nên tiếp tục duy trì việc sản xuất tại gia đình.  Còn tại làng nghề gỗ Đồng Quang - Đồng Kỵ, quy hoạch cụm công nghiệp quá nhỏ, số hộ đăng ký sản xuất nhiều, dẫn đến khi giao đất mỗi hộ sản xuất chỉ còn 150m2 đến 200m2, không đủ đất để tổ chức sản xuất. Kết quả là đất công nghiệp biến thành đất ở, cụm công nghiệp trở thành cụm dân cư.  Đáng buồn hơn, xảy ra cả trường hợp một đơn vị liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng đặt tại tỉnh, trong hồ sơ thiết kế đã tính toán đầu tư trạm xử lý khí thải trên 10 triệu USD (khoảng 10% tổng vốn đầu tư của nhà máy) song để “thu hút đầu tư”, tỉnh cho nhà máy được phép hoàn thành phần xử lý khí thải sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy nên bây giờ, nhà máy đã đi vào hoạt động nhưng hệ thống xử lý khí thải chưa vận hành và ngày ngày đang thải khí ô nhiễm vào môi trường. Gần đây, đề án “Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010” đã được UBND tỉnh thông qua, theo đó, Bắc Ninh sẽ ưu tiên đầu tư xử lý tổng thể tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Hy vọng lần này, đề án sẽ thành hiện thực.”( - O nhiem lang nghe Bac Ninh - Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm). “Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đứng đầu Việt Nam, với những sản phẩm nổi tiếng như sắt thép (Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), nấu rượu (Đại Lâm, Tam Đa), đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ... Song song với sự giàu lên nhanh chóng của các làng nghề thì cũng kéo theo sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vậy đâu là lời giải để làng nghề truyền thống phát triển bền vững? ... Biết nguy hiểm nhưng vẫn làm Bước chân vào đầu làng Mẫn Xá, xã Văn Môn chúng tôi đã cảm thấy nghẹt thở bởi... cái mùi đặc trưng của một làng tái chế nhôm. Những bãi sắt thép phế liệu bị ô xi hoá, hoen rỉ chất cao hàng chục mét đang chờ xử lý; các loại nilon to nhỏ vắt vẻo trên những hàng cây, bay là là dưới đất; mặt đường phủ một lớp bụi đen chỉ chực bốc lên mù mịt mỗi khi có xe cộ qua lại... Nguy hiểm nhất là những chất thải rắn độc hại như các bình chứa thuốc sâu cũ hoặc các bình hoá chất vứt bừa bãi ra đường làng ngõ xóm. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là các loại phế liệu nhôm từ vỏ lon, khung nhôm, xoong nồi, các chi tiết và bộ phận máy, thậm chí là cả những bình hoá chất độc hại như bình thuốc sâu hoặc bình khí độc hại của quân đội thải ra... Mỗi năm, Văn Môn thu gom tới 8000 tấn phế liệu đủ các loại từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Quảng Trị... để tái chế các loại phế liệu này thành nhôm thỏi, 1 tạ nhôm thành phẩm phải cần tới 80 - 100 kg than. Mỗi năm để cho ra thị trường từ 4.500 đến 5000 tấn nhôm luyện và nhôm đúc, người sản xuất cần tới 1.200 đến 1.500 tấn than. Còn tại các cơ sở sản xuất, công nhân chủ yếu là người vùng khác đến làm thuê, phương tiện bảo hộ lao động của họ chỉ đơn thuần là những chiếc khẩu trang thông thường, không quần áo chuyên dụng, rất ít người đeo kính bảo vệ mắt. Các xưởng sản xuất đều rất thấp, mái lợp tôn xi măng lại không có ống khói thoát khí nên hơi nóng toả ra từ lò nung phế thải, bụi than, bụi nhôm, cộng thêm các loại khí thải như CO, CO2, SO2, NO... ứ đọng, không thoát nhanh được đã tạo nên bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người lần đầu tiên bước chân vào xưởng đều thấy ngột ngạt, khó thở, chảy nước mắt dàn dụa, người sức yếu có thể ngất... ... Vẫn là bình mới rượu cũ Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Sức khoẻ của người dân không được đảm bảo, số người dân bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi, viêm phế quản; bệnh về mắt, bệnh da liễu... ngày càng tăng". Đáng lo ngại nhất là nồng độ khí SO2 và CO2 đo được tại cổng trường tiểu học của xã Vân Môn cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 1,1 lần đối với CO2 và 1,1 - 5,6 lần đối với SO2 khiến trẻ em thường bị mắc bệnh còi xương. Tại làng giấy Phong Khê, không chỉ có môi trường nước mà đất cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải cùng với rác thải chất đống tại các thửa ruộng đã làm mất khả năng canh tác, lúa non ở nhiều thửa ruộng gần các cơ sở sản xuất bị chết hàng loạt. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm ở các làng nghề ảnh hưởng, nhất là ở Phong Khê tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân sống trong làng nghề, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có giải pháp tách các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư, tập trung thành một cụm công nghiệp riêng rẽ. Tuy nhiên, giải pháp này cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bắc Ninh có tới 61 làng nghề truyền thống nhưng mới chỉ tập trung được một số ít làng vào cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Châu Khê, Đình Bảng, Tân Hồng, Tiên Sơn, Phong Khê, Đồng Quang... Tại các cụm công nghiệp tập trung các cơ sở sản xuất được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, hệ thống đường nước thải và xử lý rác thải, chất thải rắn. Tuy nhiên, sự tập trung các cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp này mới chỉ dừng lại ở mức độ di chuyển sự ô nhiễm từ địa điểm này sang một địa điểm khác, chứ chưa thực sự làm thay đổi hay bớt đi chất gây ô nhiễm. Bởi một trong các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đó là công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá. Hiện nay, vì lợi nhuận mà những cơ sở này khi di chuyển sang cụm công nghiệp tập trung vẫn vận hành công nghệ cũ lạc hậu. Bên cạnh đó, tại nhà riêng của họ vẫn duy trì dây chuyền sản xuất cũ. Hai dây chuyền sản xuất lạc hậu, chắp vá này cùng song song tồn tại cho nên giải pháp của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh chỉ là nửa vời, khác nào "bình mới rượu cũ". Để tìm ra biện pháp hợp lý vừa phát triển kinh tế làng nghề truyền thống vừa bảo vệ được môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân nhất là thế hệ tương lai, thiết nghĩ cần phải có giải pháp đồng bộ từ phía người dân và cả chính quyền địa phương. Về phần chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về vốn, để người dân thay đổi công nghệ lạc hậu, chuyển giao công nghệ, khuyến khích người dân áp dụng sản xuất sạch hơn, chính sách ưu tiên ưu đãi đối với những cơ sở sản xuất có đầu tư cho môi trường, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những tác hại do ô nhiễm làng nghề gây ra để làm thay đổi nhận thức của người dân... Đối với người dân cần sớm nhìn nhận thấy cái lợi lâu dài bỏ qua cái lợi trước mắt, để cùng với cộng đồng giữ gìn môi trường của làng quê, trong đó có gia đình mình.” Phương Anh - Thanh Giang (Khoa học và đời sống, số 81, ngày 10/10/2005, tr.5) Đấy là những ô nhiễm về môi trường tự nhiên, đã may mắn mà chúng ta còn nhìn thấy được,còn những ô nhiễm về môi trường văn hóa mà ta không nhìn thấy được, đó mới là những ô nhiễm bức thiết hơn và để giả quyết nó không phải chỉ đơn thuần là những biện pháp cơ học . Khi cuộc sông vật chất của người dân được nâng cao và kéo theo đó là sự du nhập của các luồng văn hóa mới tạm gọi đó là “văn hóa thành phố “. Nếu chỉ có như vậy thì đâu có gì để nói nhưng vấn đề là ở chỗ khi tới vùng nông thôn và áp dụng cho nhưng ngươi dân “mà mới hôm qua còn là dân cày” thì nó đã bị biến dạng, đó là tình trạng ăn chơi quá mức dẫn tới nạn cờ bạc, nghiện hút, rồi chộm cắp…thậm chí là giết người cứơp của, một điều đáng buồn hơn là những tệ nạn này lại phổ biến ở lớp thanh niên “ thế hệ tương lai”. Vậy nguyên nhân là do đâu? Khi đời sống vật chất nâng cao, song song với nó là sự phát triển của đời sống tinh thần. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển hình như đã chỉ chú ý đến sự phát triển và tăng vọt của “sản lượng_doanh thu_việc làm” chưa hề lường hết được vấn đề này. Vậy phải chăng đó là quá khập khiễng. Hay trong kế hoạch phát triển bền vững của các làng nghề thực chất vẫn chưa phủ hết nghĩa “phát triển bền vững” của nó 4. Thực trạng du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh Bắc Ninh có tiềm năng du lịch rất lớn. Là một tỉnh có bề dày lịch sử, có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc với 204 di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước công nhận như: Văn Miếu, Đền Đô…, một vùng quê văn hiến Bắc Ninh – Kinh Bắc có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống…là những điểm hấp dẫn thu hút khách, tạo cho du lịch Bắc Ninh những tiềm năng hết sức phong phú. Tuy nhiên thực tế lại thật đáng buồn. Có khi chính những người dân nơi đây lại không nhận thấy “cơ hội lớn “ mà mình đang có được. Tỉnh Bắc Ninh có “sở thương mại và du lịch” tuy nhiên vai trò của nó rất mờ nhạt. Thậm chí để tìm thấy một website của sỏ thương mại và du lịch còn khó huống chi là tìm những thông tin, số liệu thống kê của tỉnh về tinh hình tình trạng phát triển du lịch của tỉnh ,mà chỉ có trên văn bản về chiến lược phát triển chung của du lịch tỉnh trong chiến lược phát triển của cả nứơc.” thật đáng buồn”. Tuy nhiên ở đây như vậy không có nghĩa là không tồn tại hoạt động du lịch nhưng tất cả chủ yếu là mang tính tự phát, và ít có sự quản lý . Đặc biệt là vấn đề tôn tạo các khu di tích. Theo thời gian các khu di tích bị xuống cấp trầm trọng ,ví dụ chùa Dâu… Đã có các kế hoach chương trình và nhà nước đã đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc tôn tạo. Nhưng hình như hiệu quả của những khoản đó không đạt hiệu quả như kỳ vọng. “năm 2006 tôi có dẫn bạn về nhà chơi, và tất nhiên tự hào về mảnh đất văn hiến Bắc Ninh của mình, tôi đã dẫn bạn mình tới thăm quan chùa Dâu và bạn tôi đã nói một câu ma tôi thấy thật đau lòng “nghe danh đã lâu tưởng thế nào”, truớc mắt chúng tôi là những đống gạch ngói đổ lát,Cảnh quan quanh chùa thì đã bị dân cư sinh sống ở đây lấn chiếm vào tới sát chùa, khuân viên của chùa chỉ còn một khoảnh nhỏ.Tôi có hỏi người xây dựng ở đó , ai là người quản ly việc xây dựng và tu bổ này, và họ trả lời là không biết. Tôi tự hỏi chùa Dâu là một điểm nhấn văn hóa lớn không chỉ của Bắc Ninh mà còn là của cả nước vậy mà việc tu bổ lại bị thiếu quan tâm vậy,tôi tự hỏi vậy chùa Dâu bao giờ thì việc tôn tạo nay kết thúc và khi kết thúc không biết nó sẽ trở thành thế nào. Đầu năm 2007 vừa rồi tôi lại về quê và những đống gạch đổ lát của hè năm ngoái vẫn nguyên chỗ ấy đường vào chùa rất nhỏ và lầy…”(Nguyễn Trọng Tuân _ Thôn Quảng Bố -Xã Quản Phú – Huyện Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh)_ , đấy là câu chuyện về một chương trình tu bổ một ngôi chùa cổ mà kinh phí lên tới hàng tỷ đồng còn vậy …Đấy còn chưa nói tới trình độ của những người “giới thiệu”. Gần như những người dân nơi đây không có khái niệm “ làm du lịch”. Xung quanh đó chỉ rất thưa thớt vài hàng quán nhỏ, lụp xụp bán bimbim,xà phòng …không hề có một cửa hàng bán đồ lưu niệm nào….Có thể nói du lịch lễ hội ở Bắc Ninh vẫn đang ở thời kỳ “ hoang sơ”.Dọ dẫm, thụ động đi theo cảm tính và vài lời chỉ dẫn của người “ dẫn đường”. Mà “ người dẫn đường “ cũng đang còn phải dẫn đường cho rất nhiều người khác nữa… 5. Đánh giá thực trạng hoạt động Du lịch tỉnh Bắc Ninh 5.1. Thực trạng hoạt động Du lịch 5.1.1. Về khách Du lịch: “Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh, Bỉ , Hà Lan, Pháp...Và từ một số nước thuộc khu vực Đông Nam á. Mục đích chủ yếu là tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu các giá trị văn hoá tại các di tích tiêu biểu nhưđền Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu... Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, du lịch lễ hội và đến từ một số địa bàn phụ cận như Hà Nội, Hải phòng, Quảng ninh...do vậy tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm. Số lượt khách du lịch được khai thác có nhịp độ tăng trưởng khá, tuy nhiên giá trị tuyệt đối về số lượt khách được khai thác trong những năm qua còn rất hạn chế. Khách du lịch ở lại lưu trú Bắc Ninh rất ít và thường là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu khônglớn. Nguyên nhân của tình hình trên là do: - Việc triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể còn chậm - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch thấp và chưa được đồng bộ - Chưa tạo ra được các sản phẩm Du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có tính đặc thù hấp dẫn khách. - Đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là cán bộ quản lý nên phần nào ảnh hưởng đến các sản phẩm Du lịch.              - Chưa có các cơ sở vui chơi giải trí, các khu Du lịch lớn.              - Công tác tuyên truyền quảng bá hầu như không được triển khai, bó hẹp trong phạm vi tờ gấp tờ rơi với số lượng phát hành không đáng kể. 5.1.2. Về doanh thu Du lịch: Doanh thu Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách Du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống...Trong những năm qua doanh thu chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán, một số dịch vụ kinh doanh theo mùa vụ như các dịch vụ bán hàng tại các điểm Du lịch và từ các ngành khác được hưởng từ khách Du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hoá...Do đó doanh thu Du lịch đã được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng thực chất phát triển. Tuy nhiên doanh thu Du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung củ a tỉnh. Nguyên nhân chính là do các sản phẩm Du lịch tỉnh còn kém về hình thức,chất lượng, chưa có nét độc đáo hấp dẫn của vùng quê Kinh Bắc. 5.1.3. Lao động trong ngành Du lịch:            Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ Du lịch. Ngành Du lịch Bắc Ninh chưa phát triển nên lực lượng lao động còn rất mỏng đến 2006 mới có 420 lao động trực tiếp chủ yếu là lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... Lao động ngành Du lịch có trình độ chuyên môn rất thấp và hầu như không được đào tạo. Lao động trong các cơ sở lưu trú trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn rất yếu. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu, cả tỉnh mới có 2 người được cấp thẻ từ những năm trước, lực lượng hướng dẫn viên có trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngang tầm xu thế chung hầu như không có. Nguyên nhân chính là các Doanh nghiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động các doanh nghiệp, có chiến lược đào tạo kịp thời, trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. 5.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch 5.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch: Cơ sở vật chất Du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong qúa trình phát triển của ngành, bao gồm các hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, các cơ sở dịch vụ Du lịch và các phượng tiện vận chuyển khác. Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng của khách Du lịch và nhu cầu xã hội hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh,. Tuy nhiên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển tự phát không có qui hoạch dẫn đến tình trạng khó quản lýcó thể phá vỡ quy hoạch chung đây là vấn đề tồn tại cần được khắc phục . Nhịp độ xây dựng nhanh chóng các cơ sở lưu trú đã làm công xuất sử dụng buồng giảm,tuy vậy cũng phải thấy rằng cơ sở vật chất đã được nâng cao rõ rệt do nhu cầu khách ngày càng cao, một số khách sạn, nhà nghỉ có tiêu chuẩn khá cao theo qui định. Nhìn chúng hệ thống cơ sở lưu trú nhiều nhưng qui mô còn nhỏ số buồng đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế còn hạn chế, điều này đặt ra cho Bắc Ninh khi phát triển loại hình lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao, có định hướng hạn chế xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ có chất lượng thấp. - Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, hầu hết các nhà nghỉ đều có kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý có khoa học và hiệu quả. - Cơ sở vui chơi, giải trí thể thao còn nghèo nàn. Đó là nguyên nhân không lưu giữ được khách. Ngoài dịch vụ của công ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch và nhân dân còn lại là những dịch vụ nhỏ như bể bơi công ty Du lịch, bể bơi 30/4, bể bơi Yên phong...Tổng mức đầu tư khu vực này rất hạn chế.Một số dự án đang được triển khai xây dựng như công viên cây xanh Nguyên Phi ỷ lan, Nhà thi đấu đa năng, sân vận động Suối Hoa đang được nâng cấp góp phần làm đa dạng hơn về loại hình, tuy nhiên về lâu dài các khu Du lịch, các khu vui chơi giải trí sẽ được quan tâm ưu tiên phát triển. Đây là điều kiện để lưu giữ khách Du lịch và tăng doanh thu Du lịch . - Phương tiện vận chuyển khách Du lịch có chiều hướng ngày càng tăng. Hiện tại trên địa bàn có tổng số 6 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển khách ( 3 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế đạt 7 tỷ đồng chủ yếu đầu tư xây dựng trụ sở, mua xe, chi phí đầu tư chiều sâu như quảng bá, thị trường, đào tạo lao động còn ít ( Không kể xe Du lịch của các cá nhân kinh doanh đơn lẻ kết hợp vận chuyển khách thông thường). 5.2.2. Cơ sở hạ tầng: Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi với đường quốc lộ 1A (Chiều dài qua Bắc Ninh 19,8 km), quốc lộ 38(Chiều dài qua Bắc Ninh 23 km) và đường sắt xuyên việt, trong những năm gần đây hệ thống giao thông phát triển mạnh với các trục quốc lộ 1B (Chiều dài qua Bắc Ninh 19 km), đường cao Nhịp 18 và hàng loạt các đường giao thông nội tỉnh như tỉnh lộ 270, 271, 272, 280, 281...ngày càng được đầu tư nâng cấp, hệ thống giao thông nông thôn được tỉnh và nhân dân quan tâm đầu tư thực hiện với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cầu Hồ nối liền đôi bờ sông Đuống là điều kiện thuận lợi để phát triển tuyến Du lịch phía nam của tỉnh. Hệ thống giao thông phát triển tạo thuận lợi cho việc đi đến các cảng biển, sân bay và cửa khẩu của du khách góp phần quan trọng, tạo động lực để Bắc Ninh trở thành nơihội tụ của du khách từ mọi nơi. Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt, còn hệ thống giao thông đường thuỷ của tỉnh Bắc Ninh cũng khá thuận lợi với hệ thống sông Đuống, sông Cầu , sông Thái bình?đó chính là điều kiện để giao lưu phát triển đồng thời để ngành Du lịch nói riêng có tiềm năng mở rộng, đa dạng loại hình Du lịch. Bắc Ninh có hệ thống lưới điện từ tỉnh về tới huyện được xây dựng từ lâu. Hệ thống lưới điện từ huyện về các xã và từ các xã về từng thôn xóm đã được xây dựng đáp ứng điện sinh hoạt cho nhân dân .Song thực trạng mạng lưới điện không đồng bộ cần có biện pháp đầu tưnâng cấp hoàn chỉnh theo qui hoạch của ngành điện mới đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và phát triển của cả tỉnh. Hiện nay nhà máy nước có công xuất 20.000m3/ngày đêm mới chỉ cung cấp cục bộ tại thị xã Bắc Ninh. Một số dự án cũng đang được nghiên cứu và triển khai như trạm cấp nước Lương Tài, Đình Bảng...Nước dùng hiện tại chủ yếu khai thác bằng giếng khoan. Cùng với cả nước dịch vụ bưu chính viễn thông tỉnh Bắc Ninh cũng phát triển mạnh đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc. Thông tin được khách sử dụng bằng nhiều kênh hữu tuyến và vô tuyến kể cả mạng Internet. 5..3. Thực trạng đầu tư trong du lịch. Tổng số vốn đầu tư cho ngành du lịch tập trung chủ yếu vào cơ sở vật chất các cơ sở lưu trú du lịch ( Hơn) các hoạt động vui chơi giải trí, vận chuyển khách vốn đầu tư thấp, các dự án lớn vẫn đang trong tình trạng đợi chờ vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư du lịch chủ yếu từ các hộ kinh doanh và vốn đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư phát triển chiều sâu như mở rộng loại hình, sản phẩm du lịch , đầu tư thị trường, tuyên truyền quảng bá còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do việc huy động vốn đầu tưtừ các thành phần kinh tế còn chậm được triển khai. Trong khi năng lực đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước nhằm tạo tính hấp dẫn dự án, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn xây dựng công trình kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu do ngân sách tỉnh hạn hẹp trong khi cơ chế đầu tư hoặc sự hỗ trợ vốn cho du lịch từ ngân sách chưa thực sựđược đồng bộ thống nhất từ Trung ương đến địa phương 5..4. Hiện trạng tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh Du lịch Ngay sau khi tái lập, Tỉnh đã giao cho Sở Thương mại -Du lịch quản lý Nhà nước về Du lịch (một số tỉnh khác có Sở Du lịch riêng). Ban chỉ đaọ phát triển Du lịch tỉnh được thành lập theo Quyết định số 825/QĐ-CT ngày 22/9/1999, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đại diện một số ban ngành trong tỉnh làm uỷ viên. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh du lịchlà Công ty du lịch Bắc Ninh, Trung tâm lữ hành thuộc Công ty Xuất Nhập khẩu Bắc Ninh , nhà nghỉ Suối Hoa của Liên đoàn lao động tỉnh. Đánh giá về hiện trạng du lich tỉnh Bắc Ninh: a. Những mặt làm được: - Nhận thức về Du lịch đã có chuyển biến, được nâng cao hơn một bước - Bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch được củng cố và tăng cường.Số lượng các đơn vị tham gia kinh doanh Du lịch ngày càng tăng. - Đã Tiến hành lập quy hoạch và phê duyệt các dự án chính như khu văn hoá Du lịch Đền Đầm, khu văn hoá Du lịch Phạt Tích, khu Du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ, Trung tâm VH-TT Bắc Ninhđể tạo cơ sở gọi vốn đầu tư. UBND tỉnh có Quyết định số 107/2002/QĐ-UB về việc ban hành Quy định ưu đãi , khuyến khích đầu tư vào các khu Du lịch trên toàn địa bàn? - Các điều kiện phát triển Du lịch, các sản phẩm Du lịch từng bước được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng về giao thông, về cảnh quan môi trường. Các lễ hội được thường xuyên tổ chức, các cuộc thi quan họ được mở rộng. Kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích được thực hiện với giá trị nhiều tỷ đồng              - Kết quả hoạt động có nhịp độ tăng trưởng khá với những chỉ tiêu cơ bản về lượng khách, doanh thu và ngày khách. b. Những mặt chưa làm được - Nhận thức về Du lịch tuy có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và nhất quán -Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Du lịch số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu trong giai đoạn mới, trình độ chuyên môn không phải chuyên ngành nên chưa phát huy được vai trò, vị trí của mình. Năng lực kinh doanh của các cơ sở còn hạn chế do vốn thấp, quy mô nhỏ, mang tính tự phát. - Chất lượng sản phẩm Du lịch thấp, loại hình chưa phong phú, độc đáo mang bản sắc riêng của Kinh Bắc. Hiệu quả kinh doanh mang lại không cao.Các khu Du lịchđã được lập dự án nhưng chưa thực hiện được. ? - Đội ngũ CB -CNVLĐ kinh doanh còn mỏng và yếu về nghiệp vụ. Hầu như không được đào tạo chuyên ngành. - Hoạt động Du lịch chưa được đầu tư đúng mứctheo yêu cầu phát triển - Du lịch Bắc Ninh Tuy có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng các chỉ tiêu tuyệt đối về phát triển Du lịch còn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận, trong vùng và so với cả nước” ( Thông Tin Quy Hoạch - Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.ht) III.Một số đề xuất để phát triển du lịch ở Bắc Ninh Một là: cần có một đề án quy hoạch phát triển du lịch lễ hội gắn với làng nghề. Trong đó, cần tham khảo ý kiến chuyên gia, tư vấn quốc tế, chuyên gia văn hóa, du lịch. Dựa vào những làng nghề đã thành thương hiệu, khả năng kết nối trở thành những tour liên hoàn, có lộ trình phù hợp, mở rộng từng bước, đồng bộ, không nên khai thác tràn lan dẫn đến sự đầu tư không đúng hướng, dẫn tới lãng phí mà không hiệu quả. Hai là: bên cạnh sự đầu tư cho chất lượng sản phẩm thì vấn đề môi trường văn minh du lịch phải được quan tâm. Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, phù hợp với cảnh quan, hệ thống xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường là điều kiện không thể thiếu. Ở loại hình du lịch này, phát triển bền vững, gắn với cộng đồng.  Ba là:để hấp dẫn khách du lịch, việc tổ chức những điểm trình diễn, ít nhất mỗi loại hình sản phẩm, mỗi nghề có một điểm liên hoàn từ sản xuất đến bán hàng và có địa điểm cho khách làm thử, mua hàng lưu niệm... Bốn: là loại hình du lịch văn hóa, những giá trị văn hóa lại ẩn chứa sâu lắng, thể hiện rất tinh tế bên trong vật phẩm, du lịch làng nghề rất cần một lớp hướng dẫn viên có nghề, hiểu văn hóa, điển tích, đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ. Đào tạo, bồi dưỡng một thế hệ thuyết minh viên địa phương yêu nghề, yêu ngành, lựa chọn từ các trường phổ thông, kết hợp với việc tăng cường liên kết với các hãng lữ hành đầu bảng trong nước và quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết.  Năm:một điều cần quan tâm là các nghệ nhân ở các làng nghề. Đây là "tài sản" vô giá của mỗi làng nghề. Cần có chính sách thích hợp trong việc duy trì và truyền nghề cho lớp trẻ thông qua các lớp tập huấn, mở lớp dạy nghề tại địa phương. Nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân, các làng nghề tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến, quảng bá sản phẩm ở các điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.  Trên cơ sở chủ động về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển của tỉnh, ngành du lịch nên đặt du lịch làng nghề thành một chương trình ưu tiên trong Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch, trước hết là về định hướng quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quảng bá, đưa công nghệ tin học vào quản lý, xúc tiến du lịch lễ hội làng nghề, đến việc tìm kiếm, chắp nối, giới thiệu các đối tác, chuyên gia tư vấn, các dự án quốc tế để phát triển du lịch làng nghề bền vững và hiệu quả.  Sáu là: vấn đề nữa là thương hiệu của làng nghề. Các sản phẩm làng nghề rất cần có các hội nghị quốc tế để giới thiệu thương hiệu lên tầm quốc tế. Trong đó, việc kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và mạng Internet đóng vai trò quan trọng. Trước khi tìm đến điểm du lịch làng nghề nào đó, du khách có thể tìm hiểu qua Internet để biết được những sản phẩm làng nghề nơi mình sắp đặt chân, kích thích sự tò mò của du khách. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm sản phẩm độc đáo địa phương để sử dụng và làm quà, du khách còn có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư ngay tại làng nghề thông qua những thông tin được giới thiệu trên trang web.  Bên cạnh đó, sự đổi mới là cần thiết, thậm chí mang tính quyết định sự tồn tại của mỗi làng nghề, nhưng không nên làm mất đi những giá trị truyền thống vốn là điểm hấp dẫn khách du lịch. Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được thị hiếu, gu của từng thị trường để có những sản phẩm phù hợp. Có thể thông qua kênh điều tra xã hội ở các điểm trưng bày sản phẩm làng nghề để tạo diễn đàn mở cho du khách cung cấp ý tưởng hay cho làng nghề. Đây có thể coi là kênh khá quan trọng cho làng nghề trong định hướng phát triển...  Bẩy: vấn đề nữa là văn hóa ứng xử của người làng nghề. Lâu nay, người làng nghề thường chỉ chú tâm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động du lịch. Đối với khách du lịch, họ thường có thái độ xa lạ, thờ ơ khiến du khách e ngại. Do vậy, bên cạnh việc sản xuất sản phẩm, người làng nghề cần có sự cởi mở, trân trọng, thân thiện với du khách. Hơn nữa, không gian sản xuất cũng cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, nhằm tạo thiện cảm với khách. Cùng với đó là xây dựng các điểm nhà lưu niệm truyền thống của làng nghề để trưng bày các ấn phẩm về lịch sử làng nghề bằng 2 ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh, các mẫu hàng cơ bản, sản phẩm đoạt giải, các hoạt động văn hóa - xã hội của làng nghề... để du khách thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa chính quyền với các doanh nghiệp, các tổ chức có tiềm lực ở địa phương và sự liên kết, hỗ trợ giữa các hộ làm nghề nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho du lịch làng nghề cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để tạo nên hiệu quả như mong muốn. Tám: rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, gắn quy hoạch làng nghề với những điểm du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên của tỉnh và những địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội để đa dạng hóa lịch trình, tạo ra những tuor hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao. (Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm) Chín :riêng đối với những khu di tích thì việc tu bổ và tôn tạo cần đứng có những “chuyên gia văn hóa” và cần có sự tham gia của sở du lịch và thương mại. Và các khu di tích này phải trực thuộc quản lý trực tiếp trước tiên phải là của sở văn hóa sau mới đến chính quyền địa phương (có một thực tế vô lý đó là chính quyền địa phương không hề có chuyên môn nhưng lại đang là người quản lý các khu di tích và tham gia tu sửa chính). Các lễ hội diễn ra phải có sự quản lý tổ chức cũng trước hết là của ngành văn hóa , song rồi mới tới chính quyền địa phương( chính quyền địa phương co vai trò quản lý ở góc độ hành chính,an ninh..). Khôi phục một số lễ hội đã bị mai một. Mười một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là giáo dục cho chính người dân nơi đây, đặc biệt là giới trẻ tự hào về “nền văn hóa kinh bắc” của mình thông qua hiểu hơn về các di tích, ý nghĩa xủa các lễ hội của quê hương mình . Thiết nghĩ môn “văn hóa” có lẽ cần đưa vào một môn học chính cua học sinh ngay từ khi học phổ thông. Và trong giờ dạy hát đầu tiên của của học sinh tiểu học nên chăng là một điệu quan họ… Tài lệu tham khảo Các website: Bao Dien tu Dang Cong san Viet Nam.htm Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc - Phiên bản thử nghiệm - Khôi phục và phát triển làng nghề, một giải pháp xóa đói giảm nghèo và xây dựng làng văn hóa.htm Tạp chí hoạt động khoa học.htm Portal Bộ Khoa học & Công nghệ - Tỉnh Bắc Ninh.htm nIndex.htm Bắc Ninh Portal - www_bacninh_gov_vn.htm Welcome to M_O_I.htm Và : giáo trình môn học : Kinh tế du lịch NXB: Đại học Kinh Tế Quốc Dân- TS Trần Minh Hòa Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam- Nhà xuất bản : Tổng hợp Thành phố: Hồ Chí Minh – GS. VS Trần Ngọc Thêm Bài Giảng: TS Trần Minh Hòa TS Nguyễn Đình Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67259.DOC
Tài liệu liên quan