Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Công ty thực hiện trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn bù đắp khi chi phí sữa lớn thực tế phát sinh đây cũng là lý do làm cho giá thành sản phẩm không bị biến động mạnh và doanh nghiệp luôn chủ động nguồn bù đắp khi chi phí này thực tế phát sinh. Còn đối với chi phí sữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch (là chi phí đột xuất không nằm trong dự kiến của Công ty) thì khi chi phí này thực tế phát sinh không có nguồn để bù đắp buộc Công ty phải hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc hạch toán này tuy làm cho giá thành sản phẩm tăng nhưng có thể chấp nhận được vì chi phí này không thường xuyên xảy ra. Hơn nữa sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị trường, đối thủ cạnh tranh còn ít nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu thường tiêu thụ hết đến đó, hàng tồn ít. Trong điều kiện nay mà hạch toán như vậy đảm bảo cho Công ty thu hồi vốn nhanh bù đắp dòng tiền ra, đồng thời chiếm dụng thuế Nhà nước do chi phí tăng lơi nhuận trước thuế giảm, thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước giảm.

doc71 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 239.556.863 86.939.496 638.480.623 13. Doanh thu các chi nhánh tiêu thụ 51 1.659.127.882 1.659.127.882 14. Chi phí tại các chi nhánh tiêu thụ 52 1.789.940.697 1.789.940.697 15. Lợi nhuận của các chi nhánh(60=51-52) 60 - 130.812.815 - 130.812.815 16. Tổng lợi nhuận trứơc thuế (70=50+50) 70 108.744.048 86.939.496 507.667.808 17. Thuế thu nhập doanh nghiệp 71 34.798.095 27.820.639 162.453.699 18. Lợi nhuận sau thuế (80=70-71) 80 73.945.953 59.118.857 342.214.109 6.4. Một số phần hành kế toán chủ yếu. Quy trình hạch toán tiền mặt -Tài khoản sử dụng: TK 111 - Tiền mặt. -Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ -Sổ sách: Nhật ký - Chứng từ số 1, Sổ quỹ, Bảng kê số1, Sổ cái TK 111, Báo cáo. Chứng từ tiền mặt Sổ quỹ (1) Bảng kê số 1 Sổ cái Báo cáo NK - CT1 (2) (4) (2) (2) (1) (3) (1) -Sơ đồ: -Trình tự: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tiền mặt để ghi vào Sổ quỹ, bảng kê số 1 và NK - CT1. (2) Cuối tháng từ bảng kê số1, NK - CT1 vào Sổ cái. (3) Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ quỹ và Sổ cái. (4) Căn cứ vào số liệu ở bảng kê số 1, NK - CT1, Sổ cái để lập Báo cáo tài chính. Quy trình hạch toán TSCĐ theo hình thức NK – CT. -Tài khoản sử dụng: TK211 - TSCĐHH; TK212 - TSCĐ thuê tài chính; TK213 - TSCĐVH. -Chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ... -Sổ sách: Bảng phân bổ khấu hao, bảng kê chi phí 4, 5, 6; NK - CT 7,9, liên quan khác, Sổ cái TK 211, 212, 213... -Sơ đồ: Chứng từ TSCĐ Hạch toán tăng, giảm Báo cáo NK - CT 9 NK - CT lquan Sổ cái 211, 212, 213 (1) (4) (4) (4) Hạch toán KH NK - CT 7 Bảng kê CFí 4, 5, 6 Bảng PBổ KH (3) (2) (1) (1) (5) -Trình tự: (1) Hàng ngày từ chứng từ liên quan đến TSCĐ vào bảng phân bổ khấu hao, NK - CT9, NK-CT liên quan khác. (2) Cuối tháng từ bảng phân bổ khấu hao vào bảng kê chi phí 4, 5, 6. (3) Cuối tháng từ bảng kê chi phí vào NK - CT 7. (4) Cuối tháng từ NK - CT 7, 9, NK-CT liên quan khác ghi vào Sổ cái TK 211, 212, 213. (5) Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, bảng kê chi phí, NK - CT để lập Báo cáo tài chính. Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản nộp theo tiền lương. -Tài khoản sử dụng: TK 334 - Phải trả công nhân viên; TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. -Chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu thanh toán BHXH, phiếu thanh toán tiền thưởng, ... -Sổ sách: Bảng phân bổ số 1, bảng kê chi phí 4, 5, 6; NK - CT7, liên quan khác; Sổ cái TK 334, 338; ... -Sơ đồ: Chứng từ LĐ - TL NK - CT lquan (4) (1) Báo cáo Sổ cái 334, 338 NK - CT 7 Bảng kê CFí 4, 5, 6 Bảng PBổ số 1 (1) (4) (3) (2) (5) -Trình tự: (1) Hàng ngày từ các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi vào bảng phân bổ số1 và NK - CT có liên quan. (2) Cuối tháng từ bảng phân bổ số1 ghi vào bảng kê chi phí 4, 5, 6. (3) Cuối tháng từ bảng kê chi phí 4, 5, 6 vào NK - CT 7. (4) Cuối tháng từ NK - CT 7, liên quan khác để ghi vào Sổ cái TK 334, 338. (5) Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng kê chi phí, NK - CT để lập Báo các tài chính. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. -Tài khoản sử dụng: TK 621 - CPNVLTT; TK 622 - CPNCTT; TK 627 -CPSXC;... -Chứng từ: Phiếu xuất kho, thẻ kho,... -Sổ sách: Bảng phân bổ, bảng kê chi phí 4, 5, 6; NK - CT7, thẻ tính giá thành, Sổ cái TK 621, 622,... -Sơ đồ: Chứng từ chi phí Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Thẻ giá thành Bảng kê số 4 Báo cáo Sổ cái TK 621,622... NK - CT 7 (1) (2) (4) (4) (3) (2) (5) (4) (6) (1) (1) (4) -Trình tự: (1) Hàng ngày từ các chứng từ có liên quan đến chi phí sản xuất thì phản ánh vào các bảng kê chi phí 4, 5, 6. (2) Từ bảng kê 6 vào bảng kê 4 và bảng kê 5. (3) Từ bảng kê 4 lập thẻ tính giá thành vào cuối tháng. (4) Cuối tháng từ thẻ tính giá thành, bảng kê 4, 5,6 ghi vào NK - CT 7. (5) Cuối tháng dựa vào các bảng kê chi phí và NK - CT 7 vào Sổ cái TK 621,622,... (6) Căn cứ vào các bảng kê và NK - CT để lập báo cáo tài chính. ii - thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ở công ty cao su sao vàng. Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội sản xuất nhiều loại săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay và một số sản phẩm cao su khác, các sản phẩm này được sản xuất chuyên môn hoá ở các xí nghiệp như: xí nghiệp cao su số 1, xí nghiệp cao su số 2, xí nghiệp cao su số 3, xí nghiệp cao su số 4 và xưởng cao su BTP Xuân Hoà. Để có thể trình bày đầy đủ và cụ thể cách tập hợp chi phí sản xuất,phân bổ các chi phí đó cũng như việc tính giá thành sản phẩm sản xuất ra tại Công ty, trong bài viết này em xin đi sâu vào nghiên cứu nội dung hạch toán chi phí tại xí nghiệp cao su số 2- chuyên sản xuất lốp xe đạp. Số liệu lấy ví dụ minh hoạ trên cơ sở là số liệu của tháng 8/2002. 1.Phân loại chi phí sản xuất . Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng 2 tiêu thức để phân loại chi phí. - Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế để phân loại chi phí thành các yếu tố trong giá thành sản phẩm: + Yếu tố chi phí tiền lương +Yếu tố chi phí BHXH, BHYT + Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ. +Yếu tố chi phí điện năng. +Yếu tố chi phí hơi nóng, khí nén. + Yếu tố chi phí sản xuất chung khác. Công ty phân loại theo tiêu thức này nhằm xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn, làm căn cứ để phân bổ chi phí trực tiếp, và gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Sau đó các loại chi phí theo yếu tố này lại dược phân loại theo khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm: + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, van các loại. Nguyên vật liệu chính của công ty gồm có: cao su sống, hoá chất, vải mành, dây thép tanh. Nguyên vật liệu phụ của Công ty gồm có: than đen, nhựa thông, bột tan chống dính cao su. + Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương phải nộp cho công nhân sản xuất. + Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm có chi phí sản xuất chung chính và chi phí sản xuất chung phụ Chi phí sản xuất chung chính là những chi phí sản xuất chung cho quá trình sản xuất ở xí nghiệp sản xuất chính. Chi phí sản xuất chung phụ là chi phí phát sinh ở phân xưởng phụ không kể chi phí phát sinh trực tiếp hay gián tiếp. 2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Công ty có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm sản xuất từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, hơn nữa Công ty sản xuất với khối lượng lớn. Xuất phát từ những đặc điểm trên và yêu cầu quản lý, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp. Xí nghiệp cao su số 2 chuyên sản xuất các loại lốp xe đạp. Đối tượng tập chi phí sản xuất là xí nghiệp cao su số 2, chi tiết cho từng loại lốp xe đạp. Chi phí nào liên quan đến đối tượng này được tập hợp trực tiếp, còn chi phí liên quan đến cả 4 xí nghiệp thì phải sử dụng tiêu thức phân bổ. 3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 3.1- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. NVLTT là những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của sản phẩm được sản xuất ra. NVLTT để sản xuất ra các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô.. của Công ty Cao Su Sao Vàng là: Cao su sống, vải mành, hoá chất, dây thép tanh, than, nhựa thông, bột tan chống dính cao su và các loại van. Nguyên vật liệu chính để sử dụng chế tạo bán thành phẩm ở giai đoạn 1 (tổ luyện) là cao su ống và hoá chất. Nguyên vật liệu chính sử dụng chế tạo sản phẩm ở giai đoạn 2 là vải mành, dây thép tanh và van các loại. Để thuận tiện cho việc theo dõi, hạch toán, quản lý chi phí NVL trực tiếp, Công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 621.1: XNCS I TK 621.2 : XNCS II TK 621.3 : XNCS III TK 621.4 : XNCS IV TK 621.5: Xưởng Cao Su BTP Xuân Hoà. Tại mỗi xí nghiệp, tài khoản này lại được chi tiết cho từng loại NVL, ví dụ, ở XNCS II, tài khoản này được mở chi tiết như sau: TK 62122: Chi phí nguyên vật liệu chính TK 62123: Chi phí nguyên vật liệu phụ TK 62127: Chi phí van. Tài khoản có liên quan: TK 152 - NVL. TK này được chi tiết cho từng loại NVL sử dụng: TK 1521: Bán thành phẩm TK 1522: Nguyên vật liệu chính TK 1523: NVL phụ. TK 1524: Nhiên liệu TK 1525: Phụ tùng thay thế TK 1526: Vật liệu, thiết bị XDCB TK 1527: Van các loại TK 1528: Phế liệu thu hồi Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng sản xuất kế hoạch và định mức tiêu hao NVL, kế toán lập “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức”, xuất NVL dùng cho sản xuất của từng xí nghiệp. NVL dùng cho nhóm sản phẩm nào thì được theo dõi riêng cho nhóm sản phẩm đó. Vật liệu được xuất nhiều lần trong tháng và số lượng xuất mỗi lần được theo dõi trong “Phiếu lĩnh vật tư” của các xí nghiệp. Số lượng vật tư thực lĩnh được xác định: Số lượng vật liệu thực lĩnh = Định mức VL trên mỗi SP x Số lượng SPSX - Số lượng VL trả lại kỳ trước Và giá trị của vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền: Đơn giá VL xuất dùng trong kỳ = Giá trị VL tồn ĐK + Giá trị VL nhập trong kỳ Số lượng VL tồn ĐK + Số lượng VL nhập trong kỳ Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng NVL thủ kho lập “Phiếu xuất kho” theo yêu cầu sử dụng của từng xí nghiệp, chi tiết cho từng giai đoạn sản xuất và từng nhóm sản phẩm. Căn cứ vào “ phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức”, “phiếu xuất kho”, kế toán vật tư định khoản vào đối tượng sử dụng và nhóm nguyên vật liệu chính hoặc phụ. ở tháng 8 vật liệu xuất dùng cho XNCS II như sau: Nợ TK 6212 (lốp xe đạp) 1.232.688.002 Nợ TK 6212(luyện) 1.673.774.951 Nợ TK 6212 (tanh Thái Bình) 104.463.679 Có TK 1522 3.010.926.632 Và: Nợ TK 6213(lốp xe đạp) 55.170.396 Có TK 1523 55.170.396 Cuối tháng căn cứ vào báo cáo sử dụng vật liệu do các doanh nghiệp lập để xác định số vật liệu dùng không hết, kế toán lập “hoá đơn trả lại vật liệu”. Thực chất vật liệu trả lại không phải nhập về kho của công ty mà giữ lại kho của xí nghiệp để kỳ sau dùng tiếp. Vật liệu dùng không hết sẽ làm giảm CFNVLTT. Vì thế kế toán ghi: Nợ TK 152(chi phí vật tư) Có TK 621(chi phí cho đối tượng sử dụng) Căn cứ vào “hoá đơn xuất vật liệu sử dụng kỳ này”, “Hoá đơn trả lại vật liệu kỳ trước”, “Hoá đơn trả lại vật liệu kỳ này” kế toán tính ra giá trị NVL cần phân bổ cho từng loại sản phẩm bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC (bảng 1) Giá trị VL cần phân bổ = Giá trị VL trả lại kỳ trước + Giá trị VL xuất trong kỳ - Giá trị VL trả lại kỳ này Bảng 1: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC Tháng 8/2002 XNCS II Đơn vị: Đồng Trong trường hợp nếu thiếu các loại vật tư mà không có trong kho, bộ phận sản xuất đề nghị phòng kế hoạch lập kế hoạch để cung cấp bổ xung trực tiếp cho các sản phẩm. Xuất phát từ các đặc trưng công nghệ sản xuất ở các xí nghiệp sản xuất chính và mỗi xí nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm. Để tính chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho từng loại sản phẩm với những qui cách khác nhau kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại. 3.2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp xử lý nguyên vật liệu trực tiếp bằng tay hoặc thông qua sử dụng công cụ máy móc thiết bị. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất ở các xí nghiệp sản xuất chính. Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất để tạo nguồn bù đắp, khi nào phát sinh thực tế kế toán hạch toán thẳng vào chi phí kỳ đó. Để theo dõi và quản lý khoản mục chi phí này, Công ty sử dụng các TK: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp: + TK 622.1: Xí nghiệp cao su số 1 + TK 622.2: Xí nghiệp cao su số 2 + TK 622.3: Xí nghiệp cao su số 3 + TK 622.4: Xí nghiệp cao su số 4 + TK 622.5: Xưởng cao su BTP Xuân Hoà Các TK đối ứng có liên quan: TK 334 : Phải trả công nhân viên TK 338 : Phải trả, phải nộp khác. TK này được mở chi tiết : + TK 338.2: Kinh phí công đoàn + TK 338.3: Bảo hiểm xã hội + TK 338.4: Bảo hiểm y tế Tiền lương thanh toán cho công nhân sản xuất trực tiếp theo sản phẩm nhập kho của từng công đoạn sản xuất và đơn giá sản phẩm . Tiền lương của CN luyện = BTP hoàn thành nhập kho x Đơn giá tiền lương BTP Tiền lương của tổ cán tráng thành hình = Số lốp thành hình nhập kho x Đơn giá tiền lương thành hình Tiền lương của công nhân lưu hoá = SP hoàn thành nhập kho x Đơn giá tiền lượng SP hoàn thành Trong tháng 8, ở XNCS II thực hiện hạch toán CFNCTT như sau: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của XNCS II để định khoản và lập bảng phân bổ tiền lương. Nợ TK 622 (XNCS II): 496.358.122 -Lương luyện: 23.516.761 -Lương khác: 472.841.361 Có TK 334: 496.358.122 Nợ TK 622 (XNCS II): 38.751.668 Có TK 338: 38.751.668 -3382: 10.397.498 -3383: 21.860.380 -3384: 6.493.790 Bảng phân bổ tiền lương trực tiếp tháng 8 năm 2002 XNCS II Đơn vị: Đồng TK Có TK Nợ TK 334 TK 334 LL TK 3343 TK 3384 TK 3383 TK 3382 TK 622.2 496.358.122 6.493.790 21.860.380 10.379.498 Lương luyện 23.516.761 Lương khác 11.830.000 Cộng 496.358.122 23.516.761 11.830.000 6.493.790 21.860.380 10.397.498 Cộng toàn CTy 2.366.825.390 151.436.905 59.249.000 28.454.480 136.696.393 50.365.246 (Trích bảng phân bổ tiền lương toàn Công ty) 3.3- Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liêu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất chung của Công ty gồm có: chi phí sản xuất chung chính ( được theo dõi trên TK 627 chính) và chi phí sản xuất chung phụ (được theo dõi trên TK 627 phụ). Chi phí sản xuất chung chính gồm có: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, sữa chữa lớn TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí ca ba độc hại. . . phát sinh ở xí nghiệp sản xuất chính. Chi phí sản xuất chung phụ là tất cả các chi phí ( trực tiếp và gián tiếp) phát sinh ở xí nghiệp sản xuất phụ. Để theo dõi, quản lý chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng các TK sau: TK 627- Chi phí sản xuất chung. TK này mở chi tiết cho từng xí nghiệp: + TK 627.1: Xí nghiệp cao su số 1 + TK 627.2: Xí nghiệp cao su số 2 + TK 627.3: Xí nghiệp cao su số 3 + TK 627.4: Xí nghiệp cao su số 4 + TK 627.5: Xưởng cao su BTP Xuân Hoà + TK 627.6: Xí nghiệp năng lượng + TK 627.7: Xí nghiệp cơ điện + TK 627.8: Xí nghiệp vận tải + TK 627.9: Xí nghiệp kiến thiết nội bộ. TK này được mở chi tiết đến TK cấp ba ( chi tiết theo công dụng của chi phí). Ví dụ ở xí nghiệp cao su số 2: TK 627.2.1: Chi phí nhân viên xí nghiệp. TK 627.2.2: Chi phí vật liệu. TK 627.2.3: Chi phí công cụ dụng cụ . TK 627.2.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 627.2.7: Dịch vụ mua ngoài TK 627.2.8: Chi phí bằng tiền khác. Và các tài khoản khác có liên quan. TK 153: CCDC, TK này được mở chi tiết: +TK 1531 CCDC +TK 1532 Bao bì luân chuyển +TK 1533 Đồ dùng cho thuê. TK 214: Hao mòn TSCĐ, TK này được mở chi tiết: +TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình +TK 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính +TK 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình. TK 335: Chi phí phải trả. TK 142: Chi phí trả trước. CFSXC được phân bổ chi tiết cho các sản phẩm theo các khoản mục dưới đây: Hạch toán CFSXC phụ ở các xí nghiệp phụ. Công ty Cao Su Sao Vàng tổ chức ra 4 xí nghiệp phụ để hỗ trợ hoạt động sản xuất của các XNCS chính. Các khoản chi phí phát sinh ở các xí nghiệp phụ này được theo dõi trên TK 627 phụ (chi tiết cho từng xí nghiệp phụ) Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ KHTSCĐ.. của xí nghiệp phụ để phản ánh vào sổ CFSXC phụ. Số này được theo dõi cả số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của TK 627 phụ. Phần phát sinh Nợ là chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Phần phát sinh Có là số phân bổ, chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho các đối tượng chịu phí. Mỗi xí nghiệp phụ chỉ sản xuất 1 số loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Sản phẩm sản xuất đến đâu cung cấp cho XNCS chính đến đó, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. GTSP của dịch vụ, lao vụ bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ, kế toán dựa trên báo cáo sử dụng sản phẩm, dịch vụ của XNCS chính và Báo cáo cung cấp sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp phụ để lập bảng phân bổ CFSX - KD phụ cho đối tượng sử dụng. Công tác hạch toán chi phí của từng xí nghiệp được khái quát như sau: Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nóng, khí nén cho các XNCS chính. Để sản xuất sản phẩm xí nghiệp cũng phải sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy móc thiết bị. . . Tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ ở xí nghiệp phụ trợ đều được theo dõi trên sổ chi tiết sản xuất phụ - TK 627 phụ (xem phụ lục 5). Giống như TK 154, TK 627 phụ cũng có chức năng tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ và tính GTSP. Hơi nóng, khí nén sản xuất đến đâu cung cấp cho XNCS chính đến đó. Do đồng hồ hơi nóng, khí nén ở mỗi xí nghiệp sản xuất quá cũ, không sử dụng được nên không thể tập hợp chi phí hơi nóng, khí nén riêng cho từng xí nghiệp được mà phải phân bổ theo tiêu thức điện năng sử dụng trong kỳ của mỗi XNCS chính. Các bước phân bổ được tiến hành như sau: Hệ số phân bổ = Tổng CF hơi nóng, khí nén toàn Cty Tổng CF điện năng của 4 XNCS chính CF hơi nóng, khí nén XNCSCi = CF điện năng của XNCSCi x Hệ số phân bổ Sau khi xác định được chi phí năng lượng cho từng XNCSC, kế toán chi phí lại tiếp tục phân bổ chi phí này cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm sản xuất thực tế và giá thành kế hoạch về chi phí năng lượng. Xí nghiệp cơ điện: Có nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa cơ khí, chế tạo phụ tùng sản thay thế, khuôn mẫu cung cấp cho xí nghiệp sản xuất chính và xí nghiệp sản xuất phụ. Ngoài ra, nó còn sản xuất cánh quạt, cái gạt nước. . . để bán cho khách hàng theo đơn đặt hàng. Để sản xuất những sản phẩm trên xí nghiệp cũng phải sử dụng 3 yếu tố chi phí: NVLTT, NCTT, SXC. Toàn bộ chi phí mà xí nghiệp bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm để bán ra bên ngoài đều được theo dõi trên sổ CFSX chung phụ TK 627 phụ (Chi tiết xí nghiệp cơ điện - xem phụ lục 5). Khác với sản phẩm của xí nghiệp năng lượng là sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đó, sản phẩm của xí nghiệp cơ điện có thể sử dụng lâu dài, liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp được lên Nợ TK 627.7 (cơ điện) cho các đối tượng sử dụng. Nếu sản phẩm của xí nghiệp cung cấp cho các XNCSC thì được hạch toán vào TK 627 chính chi tiết công cụ dụng cụ TK 627C/3. Nếu sản phẩm sản xuất ra để bán ra ngoài thì được kết chuyển vào TK 154 (ngoài) để tính giá thành Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu về kho của Công ty, cũng như quá trình chuyển vật liệu từ kho của Công tu xuống kho của các xí nghiệp, đồng thời vận chuyển hàng hoá, thành phẩm phục vụ cho khâu bán hàng. Đặc điểm nổi bật của xí nghiệp vận tải là vừa sản xuất, vừa tiêu thụ, không có sản phẩm làm dở. Kế toán căn cứ vào quãng đường và khối lượng hàng hoá, vật liệu chuyên chở do xí nghiệp vận tải báo cáo về quy đổi ra tấn/km và hạch toán vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí liên quan đến vận chuyển vật liệu thì được tính vào giá của vật liệu, còn chi phí phục vụ cho khâu bán hàng thì được hạch toán vào chi phí bán hàng. Xí nghiệp kiến thiết nội bộ: Có nhiệm vụ sản xuất bao bì, đóng gói, sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất và các văn phòng Công ty. Công việc xây dựng, sửa chữa đều thực hiện theo giá dự toán đã được Công ty thẩm định phê duyệt. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp được trong kỳ vào bên Nợ TK 6279 (KTNB) sang đối tượng chịu phí. Toàn bộ chi phí sản xuất chung phụ được trình bày trên Bảng kê số 4 - chi phí sản xuất chung - TK 627 phụ (xem phụ lục 5). Hạch toán CFSXC chính ở các xí nghiệp sản xuất chính. Hạch toán chi phí điện năng. Hàng tháng, Công ty tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí điện năng của từng xí nghiệp, từng bộ phận được xác định theo hao phí điện sử dụng của từng xí nghiệp, bộ phận do xí nghiệp cơ điện báo cáo và đơn giá 1kw điện theo quy định của Nhà nước: CF điện năng XNCSi = Số KW sử dụng của từng xí nghiệp x Đơn giá 1 kw Sau khi xác định được chi phí điện năng của từng xí nghiệp, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết CFSX chính (627 C - xem phụ lục 6) chi tiết cho từng xí nghiệp. Nợ TK 627 (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 331 Số điện năng tiêu hao của từng xí nghiệp lại được phân bổ chi tiết cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản xuất và giá thành điện năng kế hoạch. Hạch toán chi phí KHTSCĐ và chi phí sửa chữa lớn. TSCĐ ở Công ty Cao Su Sao Vàng gồm có: đất đai, nhà cửa, văn phòng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vân tải, thiết bị động lực.. . Toàn bộ số TSCĐ này được hình thành bởi 3 nguồn: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Phần khấu hao tính vào CFSX chung là những tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Riêng phần khấu hao máy móc thiết bị gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Theo quy định kế toán hiện hành, Công ty thực hiện trích KHTSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Mức khấu hao trung bình năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao trung bình tháng = Mức KH năm 12 Khi xác định mức khấu hao tháng của từng xí nghiệp, kế toán định khoản và phản ánh vào CFSXC chính chi tiết cho từng xí nghiệp: Nợ TK 627 (chi tiết từng xí nghiệp) Có TK 214 Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 Công ty thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn vào CFSX theo kế hoạch để tạo nguồn bù đắp khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, đảm bảo không đột biến về giá thành sản phẩm. Chi phí này cũng được theo dõi trên sổ CFSXC chi tiết cho từng xí nghiệp(xem phụ luch 6): Nợ TK 627 (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 335: Trích trước chi phí sửa chữa lớn. Hạch toán CFSXC khác CFSXC khác là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng còn lại sau chi phí năng lượng và khấu hao TSCĐ, bao gồm CFNV, CFVL gián tiếp, chi phí CCDC, chi phí ca 3 độc hại và chi phí bằng tiền. *CFNV: tiền lương, các khoản trích theo lương của ban giám đốc xí nghiệp, bộ phận kĩ thuật, bộ phận thị trường, bộ phận an ninh. Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương của các xí nghiệp gửi lên đã được phòng tổ chức duyệt, kế toán tiền lương định khoản và theo dõi trên sổ CFSX chính. Nợ TK 627(chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 344 Có TK 338 *CFVL gián tiếp: Chi phí này bao gồm nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng thay thế. Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, chi tiết vật liệu sử dụng cho quản lý xí nghiệp để định khoản và theo dõi trên sổ CFSXC chính. Nợ TK 627( chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 152 - 1523 - 1524 - 1525 *Chi phí CCDC: CCDC sử dụng cho xí nghiệp bao gồm: công cụ dụng cụ mua ngoài và CCDC do xí nghiệp có điện cung cấp. Đối với CCDC mua ngoài có giá trị lớn nên công ty tiến hành phân bổ nhiều lần(2 lần) còn đối với CCDC có giá trị nhỏ và của xí nghiệp cơ điện cung cấp thì hạch toán toàn bộ vào chi phí. Căn cứ vào báo cáo của xí nghiệp cơ điện gửi lên về sản phẩm cung cấp và căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán phải vào sổ CFSXC chính chi tiết cho từng xí nghiệp. Nợ TK 627 (Chi phí cho từng xí nghiệp) Có TK 142: phân bổ 50% giá trị CCDC Có TK 153: phân bổ toàn bộ giá trị CCDC Có TK 627: phân bổ toàn bộ giá trị CCDC của xí nghiệp cơ điện. *Chí phí bằng tiền và chi phí ca 3 độc hại: Công ty dùng tiền mặt để chi trả cho các cuộc hội nghị, tiếp khách trong xí nghiệp và chi trả tiền làm thêm giờ, tiền độc hại cho công nhân sản xuất. Khi phát sinh các chi phí này kế toán định khoản và theo dõi trên sổ CFSX chính(xem phụ lục 6) Nợ TK 627 ( chi tiết từng xí nghiệp) Có TK 111 Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm trong từng xí nghiệp sản xuất chính dựa trên tiêu thức: Sản lượng sản xuất thực tế và CFSXC khác trên 1 đơn vị sản phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất chung chính được trình bày trên Bảng kê số 4 - chi phí sản xuất chung - TK 627 chính(xem phụ lục 6). 3.2-Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tập hợp chi phí sản xuất. 3.2.1- Đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang của Công ty gồm có bán thành phẩm, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và thành phẩm hoàn thành nhưng vì lý do nào đó chưa được nhập kho. Bán thành phẩm là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng,vẫn còn nằm trong kho của giai đoạn lưu hoá ở thời điểm cuối kỳ. Nguyên vật liệu đã kết tinh 100% vào giá trị bán thành phẩm, còn chi phí chế biến khai thác kết tinh 90% giá trị bán thành phẩm Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là thành phẩm đã kết tinh đủ 100% chi phí sản xuất, nhưng do sai thiết kế không đủ tiêu chuẩn quy định chất lượng để nhập kho, được để lại kỳ sau sửa chữa. Công ty hạch toán chi phí bổ sung sửa chữa sản phẩm hỏng vào giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, không mở TK theo dõi riêng để có biện pháp xử lý sau này. Việc hạch toán như vậy vừa làm cho giá trị hàng tồn kho cao, vừa không nâng cao ý thức trách nhiệm người lao động trong sản xuất. - Sản phẩm hoàn thành đã trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quá trình sản xuất, kết tinh đủ chi phí sản xuất nhưng do chưa qua khâu kiểm tra chất lượng nên chưa được nhập kho. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm đang nằm trên dây chuyền công nghệ không nhiều, do vậy Công ty không coi những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền công nghệ là sản phẩm dở dang. Với cách xác định như vậy thuận lợi cho công tác kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hàng tháng các xí nghiệp gửi báo cáo lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ cho phòng kế toán để đánh giá sản phẩm dở dang. Các bước đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được thực hiện như sau: Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dở dang(SPDD): Số lượng SPDD cuối kỳ = Số lượng SPDD đầu kỳ + Số lượng SPSX trong kỳ - Số lượng SPNK trong kỳ Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Giá trị SPDD cuối kỳ yếu tố i = Giá trị SPDDĐK của yếu tố i + CFSX phát sinh trong kỳ của yếu tố i x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SPNK trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ 3.2.2- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Dựa vào số liệu của các bảng phân bổ chi phí sản xuất, bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán chi phí lập bảng kê số 4- TK 154 tập hợp chi phí sản xuất của từng xí nghiệp sản xuất chính, chi tiết từng loại sản phẩm(xem phụ lục 7) Nợ TK 154 (chi tiết từng loại sản phẩm) Có TK 152 (1521) chi phí BTP đã phân bổ Có TK 6212: phân bổ chi phí NVLC khác Có TK 6213: phân bổ chi phí NVL phụ Có TK 622 -Lương luyện: phân bổ lương luyện -Lương khác: phân bổ lương khác Có TK 627 -627 C: Phân bổ CFSXC phát sinh ở XNCSC -627 P: Phân bổ CFSX sản phẩm, dịch vụ, lao vụ của các xí nghiệp phụ Kế toán căn cứ vào Bảng kê số 4 - chi phí sản xuất chính 627 chính, chi phí sản xuất chung phụ TK 627 phụ, các loại bảng phân bổ chi phí NVL TT, chi phí NCTT, CFSX chung, Sổ 154 và các NK - CT có liên quan để phản ánh vào NK - CT số 7 (xem phụ lục số 8). Cuối kỳ, từ Nhật ký chứng từ số 7 kế toán tiến hành vào Sổ Cái TK 621; Sổ Cái TK 622; Sổ Cái TK 627 và Sổ Cái TK 154(xem phụ lục số9). iiI - thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm của công ty cao su sao vàng. Cuối kỳ, sau khi tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tính giá thành. GTSP trong Công ty đươc tính theo 3 khoản mục chi phí sau: CFNVLTT CFNCTT CFSXC Các khoản mục chi phí này đã được tập hợp đầy đủ trên Sổ 154. 1. Đối tượng tính giá thành. Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp. . . với quy cách, kích cỡ khác nhau trên quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. ở các XNCSC chỉ có các sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối mới được coi là thành phẩm. Chính vì vậy mà Công ty xác định đối tượng tập hợp CFSX là từng xí nghiệp và đối tượng tính GTSP là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Riêng Xưởng CS BTP Xuân Hoà chuyên sản xuất các loại BTP cung cấp cho các xí nghiệp trực thuộc Công ty, nên đối tượng tính giá thành là các BTP (nhưng đối với xưởng này đó đã là sản phẩm hoàn thành). Như vậy, đối với XNCS II thì đối tượng tính giá thành là các loại lốp xe đạp đã hoàn thành nhập kho trong kỳ. 2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành. Chu kỳ sản xuất sản phẩm của Công ty ngắn, sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn, liên tục từ khi đưa NVL vào chế biến đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho nếu không bị gián đoạn về mặt kỹ thuật. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý cũng như hiệu quả sản xuất - kinh doanh nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng (thực hiện vào ngày cuối tháng, sau khi hoàn thành việc ghi sổ). Đơn vị tính giá thành ở Công ty Cao Su Sao Vàng là: Đồng/chiếc đối với tất cả các loại thành phẩm ở XNCS chính. Còn đối với các sản phẩm ở các xí nghiệp phụ trợ hay đối với các loại BTP thì tuỳ từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ mà đơn vị có đơn vị tính giá thành phù hợp. Ví dụ: Đối với sản phẩm là BTP ở Xưởng CS BTP Xuân Hoà thì đơn vị tính giá thành là đồng/kg; Đối với xí nghiệp cơ điện để tính giá thành điện năng kế toán sử dụng đơn vị đồng/kw. . . 3. Phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty Cao Su Sao Vàng là phương pháp giản đơn (trực tiếp). Bởi vì, căn cứ vào cách tập hợp chi phí cho từng xí nghiệp và phân bổ cho từng loại sản phẩm, đồng thời đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Theo phương pháp này thì tổng giá thành và giá thành đơn vị được xác định như sau: Kế toán căn cứ vào số liệu của Bảng kê số 4 do kế toán chi phí cung cấp và các bảng phân bổ chi phí, bảng thanh toán tiền lương của các xí nghiệp để lập bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho theo khoản mục chi phí. - Đối với sản phẩm luyện: Được sử dụng hết trong kỳ nên để tránh hạch toán chồng chéo chi phí, ở tháng 8 XNCS II kế toán ghi như sau: Nợ TK 1521: Có TK 154: -Đối với sản phẩm lốp hoàn thành: vì có sản phẩm dở dang nên ta phải xác định tổng giá thành tính cho sản phẩm nhập kho như sau: Tổng giá thành SP = Giá trị SPDDĐK + CFSX trong kỳ - Giá trị SPDDCK Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm nhập kho Dựa vào những tính toán ở trên, tại XNCS II kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm thực tế cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ (xem phụ lục số 10). Phần III: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao vàng hà nội. I - Những Ưu đIểm trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng HN. Trên những con đường quốc lộ ô tô, xe máy đi lại như mắc cửi, dưới con đường làng quê yên bình chúng ta lại bắt gặp những chiếc xe đạp, xe thồ nối đuôi nhau. Nhưng cho dù ở đâu thì chúng ta cũng có thể nhận ra một điểm chung là phần lớn những phương tiện đó đang sử dụng sản phẩm của Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội. Điều đó cho thấy rằng Công ty Cao su Sao Vàng đã đứng vững được trên thị trường nội địa, sản phẩm của công ty đã được mọi tầng lớp nhân dân tin dùng. Công ty ngày càng chứng tỏ được mình là một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. Một trong những lý do chính làm cho Công ty đi lên được như vậy là vì Công ty đã biết tiết kiệm chi phí từ đó hạ được giá thành sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân ta. Đây cũng chính là thành công của Công ty trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác tổ chức kế toán nói chung. Chúng ta có thể thấy rõ hơn, cụ thể hơn qua một số nhận xét sau: 1.Bộ máy kế toán của Công ty. 1.1.Về tình hình nhân sự. Công ty Cao su Sao Vàng là một công ty sản xuất có quy mô lớn, mật độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, đòi hỏi bộ máy kế toán cũng phải đủ lớn, đủ năng lực thì mới đảm nhận được hết công việc của công ty. Trong những năm qua bộ máy kế toán của công ty luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, điều đó cho thấy tình hình nhân sự của công ty là rất khả quan. Phòng kế toán của công ty bao gồm 17 người, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm với phần hành kế toán của mình. Chính vì cách bố trí nhân lực như vậy mà công ty đã thực hiện được nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Cũng chính vì thế mà họ đã tạo ra được sự kiểm tra chặt chẽ lẫn nhau trong việc ghi chép và thực hiện các nghịêp vụ kinh tế, hạn chế được gian lận sai sót của nhân viên kế toán. Đội ngũ cán bộ kế toán phần lớn đều tốt nghiệp đại học ra với trình độ cao và nghiệp vụ kế toán, đều đã qua kinh nghịêm (ít nhất là 2 năm), không ngừng nâng cao trình độ qua học hỏi, nghiên cứu, hăng say làm việc, lao động nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, biết phối hợp làm việc nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán và kịp thời cung cấp các báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Do đặc trưng về đặc điểm sản xuất nên bộ máy kế toán của công ty được bố trí nửa tập trung nửa phân tán. Cánh sắp xếp như vậy rất phù hợp với quy mô và cách thức kinh doanh của công ty, kết hợp được cũng như hạn chế được nhược điểm của từng hình thức tổ chức. Việc tổ chức như vậy giúp cho công ty nắm được toàn bộ thông tin kế toán ở tầm vi mô các xưởng sản xuất cũng như tầm vĩ mô toàn doanh nghiệp. Từ đó có thể đánh giá chính xác, chỉ đạo kịp thời hoạt động toàn công ty cũng như các xí nghiệp thành viên. Ngoài ra hình thức này còn giúp cho việc sử lý thông tin kế toán chặt chẽ kịp thời tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ cho kế toán và sử dụng phương pháp tính toán hiện đại. 1.2.Về tổ chức công tác kế toán. Hệ thống chi phí tiêu chuẩn của công ty. Căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật, Công ty đã xây dựng được hệ thống giá thành kế hoạch đơn vị cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp khá đầy đủ. Hệ thống giá thành kế hoạch này được sử dụng làm tiêu thức phân bổ những chi phí tập hợp chung cho nhóm sản phẩm và cho các xí nghiệp như chi phí bán thành phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính khác, nhân công , chi phí khấu hao... đồng thời nó là cơ sở để Công ty đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, nhanh chóng phát hiện nguyên nhân làm tăng giảm giá thành thực tế để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. ở Công ty hiện nay kỳ xác định giá thành kế hoạch đơn vị thường là hàng năm. Tuy nhiên nếu trong năm có sự thay đổi lớn về các chi phí ( giá cả hoặc định mức nguyên vật liệu) thì giá thành kế hoạch được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Hệ thống sổ sách. Hình thức sổ được sử dụng hiện nay của Công ty là nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cuả Công ty (sản xuất nhiều loại sản phẩm ở nhiều xí nghiệp khác nhau với khối lượng lớn) . Đồng thời phù hợp với đội ngũ kế toán cũng như trình độ quản lý cao của Công ty. Công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán khá đầy đủ phù hợp với chế độ kế toán và các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước, đảm bảo theo dõi hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ liên quan đến các yếu tố đầu vào được tổ chức lưu chuyển khoa học tạo điều kiện cho Công ty quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, hạn chế sự thất thoát nguồn vốn. Các mẫu sổ hiện nay Công ty đang dùng tương đối phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đối với phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các mẫu sổ đã cụ thể được mức chi phí của từng đối tượng cũng như tập hợp đầy đủ các khoản mục trong tổng giá thành. Giúp cho việc theo dõi thông tin được liền mạch, rõ ràng. Phương tiện làm việc. Hiện nay, Công ty Cao Su Sao Vàng đang sử dụng máy vi tính vào trong công tác kế toán để đáp ứng yêu cầu làm việc và quản lý ngày càng nhanh chóng và chính xác. Máy vi tính đã được trang bị cả ở phòng kế toán của Công ty và cả ở phòng thống kê tại các xí nghiệp. Việc sử dụng máy vi tính như vậy đã nâng cao năng suất và chất lượng lao động cho bộ phận kế toán, từ đó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, công tác quản lý trong toàn Công ty. Thông qua việc vi tính hoá công tác kế toán, khối lượng công việc cho lao động kế toán được giảm nhẹ đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động kế toán từ đó góp phần cung cấp chính xác đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết cho quản lý. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi Công ty có quy mô hoạt động rất lớn, đa dạng trong cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như trong cả lĩnh vực xây dựng cơ bản. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán Công ty Cao Su Sao Vàng đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó mà việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành đều đặn hàng tháng, sát với thực tế. Nhờ đó các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Công ty mở sổ theo dõi, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất. Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán Công ty đã tiến hành phân bổ CCDC cũng như hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán của mình: Công ty thực hiện phân bổ một lần công cụ dụng cụ mua ngoài có giá trị nhỏ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi xuất dùng. Còn công cụ dụng cụ mua ngoài có giá trị lớn kế toán thực hiện phân bổ hai lần, mỗi lần phân bổ 50% giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc hạch toán công cụ mua ngoài như vậy là điều kiện quan trọng để ổn định giá thành sản phẩm và xác định lỗ lãi chính xác, phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty thực hiện trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn bù đắp khi chi phí sữa lớn thực tế phát sinh đây cũng là lý do làm cho giá thành sản phẩm không bị biến động mạnh và doanh nghiệp luôn chủ động nguồn bù đắp khi chi phí này thực tế phát sinh. Còn đối với chi phí sữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch (là chi phí đột xuất không nằm trong dự kiến của Công ty) thì khi chi phí này thực tế phát sinh không có nguồn để bù đắp buộc Công ty phải hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc hạch toán này tuy làm cho giá thành sản phẩm tăng nhưng có thể chấp nhận được vì chi phí này không thường xuyên xảy ra. Hơn nữa sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị trường, đối thủ cạnh tranh còn ít nên sản phẩm sản xuất ra đến đâu thường tiêu thụ hết đến đó, hàng tồn ít. Trong điều kiện nay mà hạch toán như vậy đảm bảo cho Công ty thu hồi vốn nhanh bù đắp dòng tiền ra, đồng thời chiếm dụng thuế Nhà nước do chi phí tăng lơi nhuận trước thuế giảm, thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước giảm. II - Những mặt hạn chế trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và giải pháp khắc phục. Như ở trên đã đề cập, Công ty thực hiện tương đối tốt các công việc kế toán của mình từ việc bố trí nhân lực đến việc thực hiện các chế độ, chuẩn mực kế toán và kết quả là Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Song tại Công ty vẫn còn một số những mặt hạn chế cần khắc phục.Vì thế , sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty, là một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, trình độ và nhận thức còn nhiều hạn chế em xin mạnh dạn được đề cập đến những hạn chế đó với một số giải pháp khắc phục nhằm củng cố, nâng cao công tác kế toán tại Công ty như sau: 1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty hiện nay được xác định là từng xí nghiệp , chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành. Trong điều kiện quy trình công nghệ của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm và giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm được sản xuất ra thường xuyên liên tục. Với quy trình công nghệ sản xuất ngắn nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xất như trên là tương đối hợp lý, song chỉ hợp lý với những xí nghiệp mà trong kỳ không phát sinh nghiệp vụ cung cấp hay xuất bán thành phẩm ra bên ngoài hoặc cung cấp cho sử dụng nội bộ. Trên thực tế, bán thành phẩm của mỗi xí nghiệp sản xuất ra bên cạnh việc cung cấp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của xí nghiệp mình là chủ yếu, bán thành phẩm còn được cung cấp cho các xí nghiệp nội bộ, đôi khi còn xuất bán ra bên ngoài Công ty. Lúc này bán thành phẩm được coi như một sản phẩm. Như vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm cuối cùng không hợp lý. Điều này dẫn tới việc tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Để khắc phục hạn chế này, Công ty nên xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ sản xuất và theo nhóm sản phẩm trong từng xí nghiệp. Như ở xí nghiệp cao su số II đối tượng tập hợp chi phí là XNCS II, chi tiết cho từng sản phẩm, từng bán thành phẩm. Hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất. Khi khoản chi phí này thực tế phát sinh, Công ty hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng khi công nhân nghỉ phép nhiều số lượng sản xuất ít. Theo em, Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ nhất định của lương cơ bản nhằm tạo nguồn để bù đắp tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh. Công ty thực hiện việc trích trước này không những làm cho giá thành sản phẩm ổn định mà còn làm cho Công ty chủ động nguồn bù đắp. 3.Hạch toán chi phí năng lượng. Đây là khoản chi phí về hơi nóng khí nén do xí nghiệp năng lượng cung cấp. Hiện nay đồng hồ đo hơi nóng khí nén của mỗi xí nghiệp sản xuất chính quá cũ không thể sử dụng được, nên kế toán không biết được số kg hơi nóng, số m3 khí nén thực tế sử dụng ở mỗi xí nghiệp, mà chỉ biết được tổng số. Do đó chi phí hơi nóng và khí nén không tính được trực tiếp cho từng xí nghiệp sử dụng mà tập hợp cho toàn bộ các xí nghiệp, rồi tiến hành phân bổ cho tất cả các sản phẩm. Sau đó mới tổng hợp cho từng xí nghiệp bằng cách cộng chi phí hơi nóng khí nén của mỗi sản phẩm ở mỗi xí nghiệp vào. Cách tập hợp này không chính xác, không khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, bởi vì mức độ sử dụng năng lượng ở các xí nghiệp là khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, theo em công ty nên trang bị đồng hồ đo hơi nóng, khí nén cho từng xí nghiệp nhằm xác định chính xác chi phí hơi nóng khí nén từng xí nghiệp. Sau đó cũng phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản xuất và đơn giá kế hoạch về chi phí hơi nóng khí nén của mỗi sản phẩm. 4.Phương pháp hạch toán chi phí bán thành phẩm. ở Công ty, chi phí bán thành phẩm được hạch toán trên TK 152.1, thực chất Công ty đã đồng nhất giữa chi phí bán thành phẩm và giá trị nguyên vật liệu dùng cho việc chế tạo bán thành phẩm. Song vì tổng chi phí bán thành phẩm chỉ bao gồm nguyên vật liệu sản xuất ra bán thành phẩm đó nên xét về mặt giá trị thì việc đồng nhất trên không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Tuy nhiên, nó lại làm cho phương pháp hạch toán trở nên phức tạp và chồng chéo. Sự chồng chéo đó thể hiện ở chỗ chi phí bán thành phẩm vừa đươc hạch toán trên TK 152.1, vừa hạch toán trên TK 621.2( chi phí vật liệu chính), TK621.3(chi phí vật liệu phụ). Cuối kỳ cả chi phí bán thành phẩm sử dụng trong kỳ ( TK 152.1) và chi phí nguyên vật liệu chính, phụ ( TK 621.2, TK621.3) đều được kết chuyển sang bên Nợ TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Vì thế để không bị tính hai lần chi phí bán thành phẩm luyện mới trong kỳ kế toán ghi giảm chi phí bằng cách ghi: Nợ TK 152.1 Có TK 154 Để khắc phục hạn chế nêu trên, thay vì hạch toán chi phí bán thành phẩm trên TK 1521- bán thành phẩm, Công ty nên hạch toán chi phí này trên TK 154 bán thành phẩm. Ngoài việc chỉ hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho chế tạo bán thành phẩm, Công ty nên hạch toán cả chi phí nhân công và chi phí chung dùng cho việc sản xuất bán thành phẩm vào bên nợ TK 154- bán thành phẩm. Và như vậy, khi chuyển sang giai đoạn sản xuất thành phẩm kế toán ghi: Nợ TK 154 TP: giá trị bán thành phẩm dùng cho chế tạo TP Có TK 154 BTP Còn nếu bán thành phẩm xuất cho các xí nghiệp nội bộ thì ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 BTP Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí bán thành phẩm sẽ được ghi vào bảng kê số 4 - TK 154 BTP mở cho từng xí nghiệp, chi tiết cho từng nhóm sản phẩm để tiện theo dõi. 5. Phương pháp tính giá thành bán thành phẩm. Thực tế tại Công ty, bán thành phẩm của sản xuất trong kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất ra bán thành phẩm. Còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao, và các khoản chi phí khác được tính cho sản phẩm hoàn thành nhập kho cuối kỳ, để lại cho kỳ sau nên việc tính như trên sẽ kéo theo việc tính toán thiếu chính xác chi phí sản xuất kỳ này, kéo theo việc tính toán thiếu chính xác giá thành sản phẩm. Hơn nữa trong kỳ còn có sự cung cấp bán thành phẩm cho các xí nghiệp nội bộ nên việc tính toán giá trị bán thành phẩm như trên sẽ không phù hợp yêu cầu hạch toán nội bộ cao như ở Công ty. Mặt khác, trên thực tế mỗi xí nghiệp sản xuất chính đều có thể có tổ luyện làm nhiệm vụ sản xuất ra các bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy,việc theo dõi riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của giai đoạn bán thành phẩm này là có thể thực hiện được. Cho nên để đảm bảo tính chính xác của chi phí sản xuất trong kỳ, hơn nữa để thuận lợi khi theo dõi việc cung cấp bán thành phẩm cho các xí nghiệp nội bộ hay bán ra bên ngoài, Công ty nên tính giá thành bán thành phẩm bao gồm cả chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho sản xuất bán thành phẩm. Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại bán thành phẩm được tính theo giá bình quân gia quyền như Công ty đang áp dụng căn cứ vào bảng tổng hợp bán thành phẩm và báo cáo bán thành phẩm sử dụng Chi phí nhân công trực tiếp của tổ luyện vẫn tính và hạch toán như hiện nay song kế toán phải tiến hành phân bổ lương luyện cho từng loại bán thành phẩm thay vì phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Chi phí sản xuất chung sẽ chỉ bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị và chi phí năng lượng phục vụ cho tổ luyện. Các khoản mục chi phí khác trong chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm nhập kho. Cụ thể, ở XNCS II chi phí sản xuất bán thành phẩm phát sinh ở tổ luyện như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC: Nợ TK 621( BTP): Có TK 152 : Có TK 153 : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương: Nợ TK 622(BTP) : Có TK 334 : - Căn cứ vào báo cáo sử dụng điện và sổ theo dõi khấu hao TSCĐ ( chi tiết dùng cho tổ luyện): Nợ TK 627 (BTP) : Có TK 331 : Có TK214 : Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán thành phẩm sang TK 154(BTP) để xác định giá thành: Nợ TK 154(BTP): Có TK 621( BTP): CóTK 622(BTP) : Có TK 627 (BTP) : Do công đoạn sản xuất bán thành phẩm ngắn không có sản phẩm dở nên giá thành bán thành bán thành phẩm sẽ bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. Nếu tính giá thành bán thành phẩm theo cách trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý bán thành phẩm của Công ty. Điều này thể hiện ở chỗ khi sử dụng bán thành phẩm cho sản xuất của xí nghiệp hoặc cung cấp cho các xí nghiệp nội bộ, kế toán có thể xác định được chính xác ngay chi phí thực tế bán thành phẩm sử dụng. Từ đó kéo theo việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành xác thực hơn. Còn khi bán thành phẩm được bán ra ngoài thì dựa vào giá thành thực tế của nó Công ty sẽ đưa ra giá bán phù hợp nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho Công ty. 6. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán công ty đang áp dụng Đối với việc sử dụng hệ thống tài khoản: Để hạch tóan chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - CFNVLTT. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - CFSXC. Các TK này được chi tiết cho từng xí nghiệp. Việc sử dụng TK 621, 627 chi tiết theo xí nghiệp như vậy dễ trùng và nhầm lẫn với TK621, 627 chi tiết theo đối tượng trong quy định của chế độ. Điều này gây khó khăn cho công việc kế toán. Đối với Sổ 154: Mục chi phí liên quan đến sản xuất cũng như sử dụng BTP là không rõ ràng làm cho có sự chồng chéo về hạch toán chi phí. Đối với bảng tính giá thành thực tế: Còn thiếu chỉ tiêu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Thêm vào đó so sánh với mẫu bảng tính giá thành của chế độ thì mẫu Công ty đang áp dụng chưa thật chuẩn xác, điều này gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho những người quan tâm. Vì vậy, em có đề xuất nên chăng Công ty tách Sổ 154 hiện nay thành hai mẫu sổ đó là: Sổ 154 - BTP: Là sổ tập hợp chi phí liên quan BTP. Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (xem phụ lục11) Sổ 154 - TP: Là sổ tập hợp chi phí liên quan đến sản xuất thành phẩm (xem phụ lục 12). Bao gồm các chi phí như Công ty đang hạch toán. Số liệu ở bảng này được lấy từ các Bảng phân bổ chi phí liên quan đồng thời là căn cứ để lập Bảng tính giá thành thực tế. Như vậy, việc thay đổi mẫu sổ sẽ đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, tiện theo dõi hơn mà vẫn đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện. Về mẫu bảng tính giá thành thực tế: Theo chế độ quy định bảng tính giá thành thực tế được lập cho từng loại sản phẩm ở từng xí nghiệp. Mà hiện nay bảng tính giá thành thực tế tại Công ty lập chung cho toàn bộ sản phẩm ở từng xí nghiệp sản xuất chính. Việc lập như vậy không tiện cho việc theo dõi các thông tin chi tiết có liên quan đến giá thành của một loại sản phẩm nhất định. Vì vậy, nên chăng Công ty nên lập riêng cho từng loại sản phẩm ở từng xí nghiệp theo mẫu sau (xem phụ lục 13).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0526.doc
Tài liệu liên quan