Đề tài Những vấn đề thị trường được phản ánh trên hai tờ báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Thời báo Tài chính

Nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế và thích nghi với quá trình toàn cầu hoá. Theo Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm “Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều tác động tích cực, nhất là mở rộng chuyển giao vốn, công nghệ, lao động kỹ năng và mở rộng thị trường”. Thị trường mở rộng sẽ có rát nhiều vấn đề nảy sinh buộc nhà quản lý phải hành động, doanh nghiệp hành động và người tiêu dùng phải có quyết định phù hợp với thị trường. Một trong những hành động mới đây nhất của nhà quản lý đó là Luật Cạnh tranh được Quốc Hội thông qua toàn văn vào ngày 9/11/2004 và Luật Thương mại sửa đổi và bổ sung cũng được Quốc Hội thông qua. Luật cạnh tranh vì lợi nhuận của doanh nghiệp, nhờ cạnh tranh lành mạnh người tiêu dùng được hưởng lợi. Do vậy, trong thời kỳ kinh tế thị trường, thông tin về thị trường càng mở rộng và phát triển nhanh cùng nhịp độ của thị trường. Hiện nay vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Cuộc cạnh tranh hiện nay và sắp tới không phải là chiếm hữu đất đai, tài nguyên thiên nhiên. công cụ sản xuất mà là chiếm hữu tài nguyên trí tuệ. Tại các nước tiên tiến đã ban hành luật pháp nhằm nắm lấy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bởi vì tri thức nói cho cùng là tài sản của nhân loại chứ không phải chỉ là của riêng người có bằng sáng chế ra nó. Trong tương lai ở nước ta có thể coi đây như là lĩnh vực của thị trường. Giá trị tài sản trí tuệ cần để thị trường đánh giá và quy định, dù biết rằng giá trị đóng góp của người sáng tạo ra tri thức là không thể thực hiện được. Có thể hiện tại 2 chuyên trang thị trường của TBTC và DDDN chưa đề cập đến, nhưng trong thời gian tới nó sẽ trở thành đề rtài nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Trí tuệ cần xã hội khuyến khích và sãn sàng trả giá xứng đáng cho nó. Sở hữu trí tuệ một lĩnh vực mới xuất hiện nên chúng ta hãy khởi đầu với sự quan tâm đúng mức để đảm bảo phát triển toàn diện và đồng bộ thị trường.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề thị trường được phản ánh trên hai tờ báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Thời báo Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”Gỡ rối cho ngành dệt may”, “Hạn ngạch dệt may vào Hoa kỳ: có thể mua bán công khai”…Vì thế, hạn ngạch dệt may cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng nổi bật trên trang thị trường của DDDN từ cuối tháng 4/2004. Bởi hạn chế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là quá phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và tăng cường sản xuất mặt hàng không quy định hạn ngạch, nên ta không thâm, nhập sâu vào mạng lưới phân phối trên các thị trường lớn, phần lớn vẫn phải xuất khẩu qua trung gian. Sau năm 2004, hạn ngạch dỡ bỏ buộc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đứng trước thách thức cạnh tranh lớn với các đại gia dệt may: Trung quốc, ấn độ, Nam Mỹ. Thông tin thị trường đã chỉ ra “hạn chế của dệt may Việt Nam đồng thời đưa ra những hướng giải quyết rất tỉ mỉ. Trên chuyên trang thị trường, thông tin về du lịch dịch vụ được quan tâm nhiều hơn so với TBTC với 12 tin bài. Những bài thuộc mảng này có tính giới thiệu hay chỉ dẫn người tiêu dùng sản phẩm qua những ưu điểm vốn có. Thị trường mùa vụ Trong năm có nhiều ngày lễ, dịp lễ hội, đối với ngày này trong chuyên mục “Phản hồi thị trường”của trang 4 thường xuyên dành mức chú ý quan trọng. Những số liệu thống kê, lập luận chặt chẽ để đánh giá tình hình thu hút độc giả mạnh mẽ nhờ những yếu tố phát hiện “nhạy cảm” về thị trường. các bài viết dự báovề thị trường trong tương lai gàn xuất hạên trước khoảng 10 ngày. Dự báo không chỉ riêng cho đối tượng doanh nghiệp mà còn đối với nhà quản lý và người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng thường nghiêng về lời khuyên nhiều hơn, đối với người quản lý thì là các kiến nghị yêu cầu sớm. Trong loạt bài như thế, “Thị trường rượu bắt đầu “bốc”” là bài khá tiêu biểu gồm 2 nội dung chính là nhận định sắc bén “Rượu dân tộc lên ngôi” và “rượu nhà máy khan hàng”. Sau phần đánh giá rất ngắn gọn về thị trường bài phản ánh tình hình” các loại rượu dân tộc như Minh Mạng thang, rượu bìm bịp, ong đất đang được các đệ tử Lưu Linh ư chuộng. Đặc biệt nắm bắt nhu cầu của người dân, một số trang trại tại Hoà Bình cũng đã sản xuất hàng loạt chum rượu cần. Xu thế mới nổi bật ngay từ lúc đầuvà kết thúc bằng dự báo rất quan trọng rằng” rượu ngoại vẫn có chỗ đứng vững chắc tại những thị trường mà người dân có mức sống tương đối cao.thị trường rượu được dự đoán sẽ tăng khoảng 20%so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường đột biến Về thị trường này chỉ có một bài duy nhất phản ánh hiện tượng “Bát nháo thị trường mũ bảo hiểm”. Bài báo như “con ngựa đơn phương độc mã” trên “con đường” bị quy định đội mũ bảo hiểm (đường cao tốc) và bị bỏ rơi. DDDN bộc lộ sức yếu kém hẳn so với TBTC. Thị trường các yếu tố sản xuất Không khác thị trường mùa vụ là mấy, lượng bài (gần 10 tin bài) về mảng đang được coi là quan trọng này vẫn chưa trở thành mối quan tâm của DDDN. Do còn là vấn đề mới mẻ nên chưa đủ sức thu hút sụ quan tâm một cách thích đáng về truyền thông tin các hoạt động kinh doanh đất đai hay người lao động. Xét vê mảng này TBTC vượt trội hơn hẳn DDDN. Điều đó có nghĩa, trên cương vị kinh doanh thì trong thời điểm này thông tin về hoạt động kinh doanh thiếu cả một khâu quan trong khởi đầu. Thị trường tài chính Khảo sát báo DDDN năm qua nổi bật lên tính không định kỳ của thị trường này trong một trang thống nhất. Lúc đầu không có trang dành riêng, đến khi giành được diện tích thì buổi đầu chuyên trang mang tên “Tài chính ngân hàng” trên trang 14 số 49 của năm 2004. Một thời gian sau tắt ngóm, rồi lại xuất hiện rời rạc. Từ số báo 69 ngày 1/9/2004 trước “sức ép cạnh tranh“ của thị trường, trang Ngân hàng-chứng khoán thực sự ra đời và được “ổn định” liên tục cho đến bây giờ. Ngoài trang cố định như hiện nay các tin thuộc thị trường tài chính cũng đôi khi xúât hiện trên chuyên trang “Thị trường”, gọi là tin lưu động về thị trường ngoại hối và vàng- tiền tệ. Tính đến nay số lượng tin bài về thị trường tài chính chưa nhiều lắm (73 tin bài) do nằm trong thời kỳ có áp dụng những chuyển biến mới. Cốt lõi của thị trường tài chính trên DDDN là nằm trên cơ sở thông tin Ngân hàng-Chứng khoán. Box trên trang thị trường Ngân hàng Chứng khoán đăng tải thông tin về thị trường chứng khoán theo phiên giao dịch, cổ phiếu dao động lên xuống và những hoạt động của các Ngân hàng. Hà Phương là nhà báo chuyên theo dõi và có nhiều bài viết hay về thị trường này, thỉnh thoảng xuất hiện bài đánh giá của Nguyễn Hà. Không đưa ra giải pháp nhiều như TBTC, DDDN thường đề xuất kiến nghị, khuyến cáo “tạm thời” chỉ ra phương hướng, việc xác định phương pháp cũng có và dựa trên những ý kiến của người lãnh đạo. Cửa sổ chứng khoán theo dõi sát sao diễn biến của hoạt động chỉ số giao dịch trên thị trường. “Coi sóc” thị trường Chứng khoán là những bài báo nhỏ đưa số liệu và tổng hợp lại, kết hợp một phần đánh giá rất nhỏ không nêu nguyên nhâncũng như giải pháp. Kết bài thường là dự báo của cac chuyên gia kinh tế dựa trên tình hình đang diễn ra. VD như trong mục “Cửa sổ chứng khoán” có câu kết bài “thị trường nhích nhẹ” là “theo chuyên gia đánh giá với tình hình giao dịch như hiện nay từ nay đến cuối năm sẽ không quá 10 cổ phiếu lên sàn bởi các công ty vẫn còn e ngại trước những hoạt động trầm lắng của thị trường chứng khoán”. Phân tích bài mẫu trên trang Ngân hàng – Chứng khoán của DDDN ta cũng gặp một mô hình quen thuộc của kiểu bài thị trường. “Cơ cấu lại Ngân hàng Thương mai: Nợ xấu – cản lực lớn”, nhà báo lê Minh muốn nhấn mạnh một khó khăn mà các ngân hàng thương mại gặp phải hiện nay là nợ xấu (do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không trả được). Cổ phần hoá để tăng vốn điều lệ và tăng hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại, nhưng tỷ lệ nợ xâu lại quá cao, Ngân hàng thương mại tồn đọng vốn ở các dự án vì thể cổ phần hoá là vấn đề khó giải quyết. Trong bài Lê Minh đi từng phàn tuận tự: nêu diễn biến khó khăn của NHTM, nêu nguyên nhân nợ đọng, đưa giải pháp, hướng xử lý đồng bộ từ quản lý một cách chi tiết. Tương ứng với mỗi phần đó có các đoạn thành phần với tít phụ: “Tỷ lệ nợ xấu quá cao”, ”Còn doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả”, ”Thiếu khung pháp lý”. C. So sánh giữa TBTC và DDDN về một “tiêu điểm ” của năm 2004 Nổi bật lên trên hai chuyên trang thị trường của TBTC và DDDN là thị trường hàng hoá và dịch vụ và thị trường tài chính. Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ của TBTC chiếm tỷ lệ 50%, của DDDN chiếm gần 87%, thị trường tài chính trên DDDN là 10%, còn TBTC chiếm 31,8%. Điều đó cho thấy thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ có phạm vi rộng lớn, tin bài hản ánh cập nhật đúng mức độ phát triển của thị trường. Về thị trường tài chính cả hai báo đều có mối quan tâm thích đáng, TBTC có tỷ lệ gấp 3 lần so với DDDN thể hiện yếu tố quan trọng hàng đầu của tờ báo thuộc Bộ Tài chính. Tiêu điểm của trang thị trường trong nước năm 2004 của hai tờ có đặc điểm chung cùng phản ánh diễn biến của thị trường Thép. DDDN: Thép có 7 bài đề cập; trên TBTC: 8 bài phản ánh về thép. Gần có số lượng 7 bài viết về thị trường thép tăng giá trong năm 2004 nhưng DDDN phản ánh tình hình trên nhiều mặt. So sánh các mặt phản ánh của DDDN với TBTC, thấy DDDN có ưu điểm hơn hẳn. Trên TBTC ngay từ đầu phản ánh đưa ra giải pháp từ góc độ nhà quản lý, sau khi phân tích tình hình, giải pháp. Giải pháp này hướng tới áp dụng cho toàn ngành mang tính khái quát, không có chi tiết. TBTC chỉ xoay quanh, đưa ra và khẳng định giải pháp trên toàn cục. TBTC quan sát diễn biến liên tục bằng: “Giải pháp nào bình ổn thị trường thép”, ”Giải pháp đảm bảo cung ứng nguồn thép”, ”Liệu cơn sốt thép có giảm”, ”Chủ động bình ổn thị trường: đang vượt quá tầm tay của ngành thép”, ”Giải pháp bình ổn thị trường thép xây dựng”, “Ngành thép “làm phép” thật hay”, “Giá thép xây dựng vẫn tăng mạnh”. Còn DDDN trực tiếp bàn trên nhiều mặt đa dạng và phong phú. Tham khảo các bài sau: “Kiềm chế gia tăng giá thép (số 11-12/2/2004)” “DN xây dựng điêu đứng vì thép tăng giá (số 16-27/2/2004)” “Sẽ tiếp tục thiếu thép (số 28-9/4/2004)” “Tập đoàn thép lớn đến Việt Nam (số 30-16/4/2004)” “Giá thép tăng: tại doanh nghiệp hay cơ chế (số 57-21/7/2004)” “Hiệp hội thép Việt Nam: Giá thép tăng phản ánh đúng thị trường (số 57- 21/7/2004) “ “Thị trường thép không bình lặng (số 79-6/10/2004)” Tóm lại, góc nhìn từ nhà quản lý trên TBTC luôn luôn thể hiện rõ ràng, bổ sung vào quan vào đó là sự phân tích khó khăn cũng như quyền lợi của doanh nghiệp gắn liền theo đó. Chương 3: Đánh giá chung và một số nguyên tắc về nghiệp vụ viết về thị trường Qua khảo sát chuyên trang thị trường của 2 tờ báo TBTC và DDDN, có rất nhiều vấn đề không những được đề cập đến mà còn được sự chú ý rất lớn. Thông tin trên chuyên trang luôn bám sát thị trường, phản ánh kịp thời những biến động của nó. Tính sinh động của các vấn đề nổi cộm lên trong một thời gian nhất định thường dành sự quan tâm đúng mức. Từ nhiều khía cạnh và phương diện bài báo đã có cái nhìn nhận khái quát, toàn diện về các mảng mà của thị trường. Hơn thế nữa, là nhận xét rút ra quy luật về chuyển động của từng thị trường nhỏ- những nhân tố cấu thành nên thị trường lớn. Hai chuyên trang trên 2 tờ báo này có những đặc điểm chung trong quy trình viết về thị trường. Và đồng thời mỗi chuyên trang thị trường lại mang đặc điểm của tờ báo mình. Từ kết quả trên rút ra những nhận xét khái quát về hình thức sau đây DDDN luôn có chapeau và tít phụ, riêng trang Ngân Hàng Chứng khoán thường sử dụng biểu bảng (biểu đồ hình cột, hình tròn), tít ngắn gọn chứa nội dung súc tích, gây ấn tượng mạnh đối với khán giả. Nội dung bài viết phong phú chủ đề rất coi trọng ý kiến của người quản lý cũng như các chuyên gia kinh tế, tập trung vào việc thể hiện ý kiến nguyện vọng của doanh nghiệp. Không chỉ nêu tình hình, phản ánh nguyên nhân, đưa giải pháp để giải quyết vấn đề, DDDN đã cố gắng trình bày dự báo về mỗi vấn đề đó (đặc biệt nhấn mạnh dự báo của các chuyên gia kinh tế). TBTC thường không có chapeau và tít phụ. Thị trường Chứng Khoán được nhìn nhận từ nhiều phía, đánh giá tình hình đồng thời chứng minh bằng tỷ giá cụ thể và biểu đồ hình cột và hình tròn trong bài tổng kết tuần. Tít bài hay dài, dễ hiểu nhưng ít gây ấn tượng bởi tít là câu hỏi hoặc câu nghi vấn chiếm tỷ lệ lớn. Chủ đề phản ánh sinh động tập trung vào “tiêu điểm” của thị trường xuất nhập khẩu. Sự chỉ đạo và điều tiết của nhà nước thể hiện rất rõ trên chuyên trang. Bài viết cũng gồm những phần thống kê dữ kiện phản ánh tình hình của thị trường, trình bày nguyên nhân và đề ra giải pháp, hướng khắc phục và giải quyết. Phần dự báo xuất hiện với lượng nhỏ. Hiện nay chưa có mẫu chung nào gọi là duy nhất để viết nên những tác phẩm về thị trường. Bởi mỗi tờ báo có đặc trưng riêng quy định kiểu, phương cách bài báo, có ít nhiều điểm khác nhau. Sau khi khảo sát đồng thời kết hợp với các quan điểm của một số nhà báo chuyên viết về đề tài thị trường có thể đưa ra một vào ý kiến sau: 1. Cách thức tổ chức bài viết trên trang báo Tít bài Thị trường là đề tài vô cùng phong phú và đa dạng, đời sống xã hội càng phát triển thì các mặt hàng càng mở rộng thị trường càng nâng cao. Do đó, các thị trường ngày một rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Một cái tít quá ngắng gọn và chung chung không thể chuyển tải hết nội dung bài cần phản ánh (“Thương hiệu thuỷ sản quốc gia”, ”Nhu cầu của khách du lịch Đức”, “Hương Thầm” của DDDN) hay quá dài như “Vincom City Tower – Trung tâm Thương mại hiện đại bậc nhất Hà Nội: Có mức giá thuê phòng, siê thị…hấp dẫn các nhà kinh doanh ” và “Hai sản phẩm mới của Bảo Việt Nhân Thọ: Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiêm và miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt ” gây mất tập trung. Số 80 ngày 8/10/2004 DDDN có bài viết về “Thương hiệu thuỷ sản quốc gia” cho thấy đặc điểm quá chung chung, độc giả có thể nhận định rằng việc xây dựng thương hiệu thuỷ sản quốc gia đã hoàn tất chứ đâu nghĩ rằng hiện tại thuỷ sản nước ta chủ yếu mang tên nhà nhập khẩu và đang hướng xây dựng thôi. Vì thế, có thể thay một cái tít khác phù hợp hơn: ví dụ “Cần thương hiệu riêng cho thuỷ sản quốc gia”. Cái tít “Hương thầm” cũng vậy quá ngắn cho những khó khăn của ngành chè. ít nhất nên giải thích trước đây là “chiến lược của ngành chè” hoặc đổi hẳn tít. Đối với nững tít dài của TBTC, cần phải cô đọng lại không nên để dàn trải. Dàn trải quá không thể gấy ấn tượng mặt khác dễ mất tập trung cho độc giả vì độc giả phân giải chú ý ra một số lượng từ nhiều. Các tít dài trên của TBTC có thể rú ngắn như : ”Giá thuê hấp dẫn của trung tâm thương mại hiện đại bậc nhất Hà Nội”, ”bảo hiểm Nhân thọ ra 2 sản phẩm mới” Sở dĩ, đây là hai tờ báo kinh tế yêu cầu thông tin nhanh gọn chính xác ngày từ đầu. Do đó đặt tít cho bài thị trường trươc hết phải hướng độc giả vào ngay lĩnh vực thị trường mà bài viết phản ánh, rồi sau đó thu hút bằng yếu tố ấn tượng. VD: “Thị trường điện cạnh tranh: Khúc dạo đầu khó khăn” “Giá giấy: “nước lên thuyền lên” ” Xác định lĩnh vực bài báo ngay từ phút đầu tiên rất quan trọng đối với độc giả. Tít bài thị trường chia làm hai phần; phần đầu xác định lình vực kinh tế nên mang yếu tố khô khan khái quát, nhưng phần thứ hai thu hút bằng vấn đề cụ thể như hiện tượng hoặc hoạt động của ngành đó. Phải làm để nổi bật nhất khía cạnh trong bài báo đề cập đến: VD: “Thị trường bánh trung thu: Người mua không ăn…” “Thị trường Tài chính- tiền tệ TP.HCM: Cần một “đòn xe để tạo sưc bật mới” ” Những người làm kinh tế không cần yếu tố văn vẻ rườm rà hoa lá mà không đem lại thông tin một cách nhanh chóng, vì tốn thời gian. Bài báo càng trực tiếp ngay từ đầu càng tốt cho độc giả, và tít bài báo phải tiết kiệm ngay tời gian cho họ. Kinh tế thị trường luôn luôn biến động nhanh, rút ngắn thời gian và rà soát vấn đề minh quan tâm đưa đến quyết địng kinh tế kịp thời. Chapeau Trên TBTC hiếm gặp Chapeau nhưng DDDN lại phát huy rất mạnh. Triển khai đặt chapeau cho bài báo thì rất tốt. Chapeau thường là câu có tính chất cô đọng nhất tiêu biểu nhất. Chapeau được rút ra từ bài nêu nên tình hình khách quan mang tính khái quát kết hợp cách giải quyết tình hình: yếu tố mới và quan trọng nhất trong bài. Phần “khơi mào”nóng bỏng đó góp phần định hướng ban đầu cho độc giả, giúp cho độc giả khả năng nhận định và tiếp thụ thông tin cốt lõ của vấn đề được đưa ra đó. Ngoài ra, tác giả nên tóm tắt lại nội dung bài thành 3 câu ngắn nhất tạo thành Chapeau nhằm mục đích tạo điều kiện độc giả nhanh chóng nhận ra thông tin trên thị trường. Tít phụ Hầu hết các bài báo của DDDN về thị trường đều sử dụng tít phụ. Điều đó mang lại hiệu quả cao tròn công việc phân biệt nội dung cho người làm doanh nghiệp. Tít phụ rất quan trọng trong mỗi bài báo về thị trường. Vì nói đến thị trường tất yếu nói đến vấn đề kinh tế hàng hoá nào đó. Sự phân định rạch ròi và rõ ràng từng phần trong bài viết cuối cùng là đem đến yếu tố thời gian. Nếu cứ viết theo kiểu của các bài báo trên TBTC thì khó phân biệt ngay lập tức đâu là phần nào, làm tiêu tón thời gian của người quản lý kinh tế, người làm doanh nghiệp và cả người tiêu thụ. Ta thấy bài viết của TBTC mang mức độ phản ánh và phân tích sâu rộng, không có tít phụ đòi hỏi người đọc sự chú ý căng thẳng nên thích hợp với người nghiên cứu nhiều hơn. Khi đặt tít phụ trước nội dung thì độc giả không thể không hình dung ra hướng của thông tin ở dưới. Một mặt tít phụ phân định đoạn nội dung, mặt khác chính tít phụ xác định nội dung chi tiết cụ thể hộ độc giả. Các tít phụ trong bài phải có găng kết với nhau cùng tập trung khai thác các vấn đề theo nhiều phía. VD: Trong bài “Giá vàng có xu hướng giảm” (DDDN) có 2 tít phụ là “Giá vàng trong nước cao bất hợp lý” và ”Bình ổn thị trường giá vàng”; bài “Giá giấy: nước lên thuyền” với 2 tít phụ ”Nguyên liệu giá giấy tăng mạnh” và “Giá giấy bị đẩy lên” chúng tỏ sự gắn kết như vậy. Chú ý là đặt tít phụ không nên để ở dạng câu nghi vấn. Câu khẳng định sẽ không tạo ra sự “loay hoay” của độc giả khi tiếp nhận thông tin kinh tế về một thị trường nhất định mà họ đang hướng tới. Tít phụ mang tính khăng định tạo lòng tin cậy từ phía độc giả đối với thông tin kinh tế mà họ đưa ra. Có tạo được lòng tin hay củng cố lòng tin mới giúp độc giả đưc ra quyết định lựa chọn trên thị trường. Sử dụng biểu bảng Là tờ báo cung cấp thông tin thị trường thì không thể bỏ qua các số liệu thống kê, dữ liệu thu thập được. Dựa theo đó tác giả xây dựng lập bảng biểu cụ thể. Liệt kê các con số cụ thể trên trang bảng biểu khiến độc giả trự tiếp so sánh sinh động các mặt hàng hoá dịch vụ với nhau. Về phần này, TBTC tạo ưu điểm hơn DDDN. Nếu như DDDN chỉ sử dụng một loại bảng “tỷ giá ngoại tệ” thì TBTC thể hiện mạnh hơn vì sử dụng tới 4 biểu bảng (trong số báo ngày) bao gồm: Kết quả đầu tư tín phiếu kho bạc, Tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tỷ giá lãi suất, Giá vàng và chỉ số chứng khoán và kết quả giao dịch khớp lệnh. Không những thế còn có biểu đồ biểu thị lên xuống đánh giá khối lượng giao dịch và chỉ số Index vào số báo cuối tuần. Đây là trực quan sinh động nhất. Nhờ biểu bảng độc giả trực tiếp tìm kiếm chính xác nhất con số dao động đó mà có thể chưa cần đọc bài viết. Thông qua biểu bảng độc giả tiếp cận ngay với thông tin về cổ phiếu mình đang quan tâm hoặc đang đầu tư, không cần dò dẫm đọc từng dòng viết trong bài viết. Sử dụng biểu bảng là yếu tố cần thiết. Do nhiều khi thay lời viết độc giả cũng thu được thông tin qua đọc bảng biểu. Ví như kết hợp sử dụng biểu bảng tác giả có thể rút ngắn lời viết nhưng giá trị và lượng thông tin vẫn biểu đạt trọn vẹn. Tham khảo bài thị trường qua kết quả nghiên cứu số liệu, tác giả chỉ cần lập biểu bảng bên trái và bổ sung thông tin mở rộng bên phải bảng liệt kê số liệu đó. Cách xây dựng chuyên mục và chuyên trang Với người quan tâm đến thông tin thị trường cần chia ra thành nhiêu đối tượng cụ thể, dựa trên quan điểm đồng bộ phát triển thị trường. Trên một chuyên trang thị trường người viết về thị trường không nên chỉ hướng về một trong số những đối tượng một cách riêng biêt, mà phải hướng về cả 3 đối tượng cùng một lúc. Người quản lý, doanh nghiệp, người tiêu dùng tạo thành một quy trình khép kín không tách rời. Như vậy kết hợp cả 3 ưu điểm trên DDDN và TBTC, người viết về thị trường phải kết hợp vừa phải có mục “Phản hồi thị trường ” – dành cho người tiêu dùng, chuyên mục “Bạn cần biết”, “Cách sử dụng” - vừa phải hướng tới doanh nghiệp và người quản lý như TBTC. PHải xây dựng mỗi chuyên trang chuyên viết riêng về từng thị trường. Không nhất thiết phải phân về từng thị trường nhỏ như: “Công nghệ thông tin ” hay “Ôtô- xe máy”, mà chỉ cần phân biệt và sắo xếp theo các chuyên trang: thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường chứng khoán, thị trường các yếu tố sản xuất. Trong thời gian này các chuyên trang trên rất cần thiết, bởi đây là những thị trường sôi động nhất phản ánh nền kinh tế thị trường. 2. Bố cục tác phẩm Thường mỗi bài báo đều gồm có 3 phần chính: phần mở đầu, thân bài và kết luận. Trong đó mở bài là nêu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề đưa các luận điểm chi tiết, kết luận là đánh giá nêu vấn đề và đề xuất ý kiến. Vậy một bài viết về thị trường có bố cục chung nào không. a. Bố cục của bài thị trường Qua khảo sát trên TBTC và DDDN thu được kết quả nhiều quan điểm khác nhau của các nhà báo. Có người cho rằng một bài báo thị trường phải gồm các phần sau: nêu tình hình diễn biến của vấn đề, đưa nguyên nhân, tìm ra giải pháp. Chứng minh ý kiến trên, Nguyên Phạm nêu lên bài nguyên mẫu là “Rau an toàn đang “bí đầu ra””. Tình hình trình bày với lượng chữ ngắn gọn “Nhiều năm qua TP. HCM, Biên Hoà (Đồng Nai) được đánh giá là thị trường có khả năng tiêu thụ số lượng lớn các loại rau an toàn (RAT), song thực tế thì dường như ngược lại. Riêng tại TP.Biên Hoà, một địa bàn có hàng chục khu công nghiệp với số lượng lao động hàng trăm ngàn người, nươig nông dân trồng RAT ở địa phương này cứ vẫn loay hoay tìm lối ra cho sản phẩm sạch của mình. Vậy đâu là nguyên nhân?”. Tác giả phản ánh tình hình cung cấp RAT một cách nhanh chóng bằng sự trái ngược giữa khả năng cung và thực tế của nguồn cung. Tiếp sau mở đầu ngắn gọn, Nguyên Phạm đi thẳng vào nguyên nhân hiện tượng trên. Do ”người nông dân đã được tiếp cận với kỹ thuật trồng RAT với phương pháp 4 đúng. Dù phải đầu tư vốn liếng nhiều hơn, khổ công hơn, diệc tích và sản lượng RAT không ngừng tăng. Trong thời gian đầu, các tổ viên tổ hợp RAT háo hức hưởng ứng chương trình RAT của địa phương(xã Tân Hạnh), nhưng rồi ba năm nay không tìm được đầu mối tiêu thụ cho sản phẩm ”. Tác giả đưa tiếp dẫn chứng thứ 2 để chứng minh lập luận về nguyên nhân này “Ông Vũ Đức Hùng- tổ trưởng tổ hợp tác RAT Rạng Đông, người đã gánh trên vai trách nhiệm về sự sống cong của 40 tổ viên, cho biết, đã nhiều năm nay chạy vạy liên hệ khắp nơi để tìm mối lái bán nông sản sạch, nhưng chỉ có duy nhất siêu thị Metro An Phú chịu ký hợp tác tiêu thụ với số lượng trên dưới 1 tấn/ngày”. Tác giả tiếp tục phân tích nguyên nhân từ góc độ của nơi tiêu thụ cho thấy quan điểm từ phía người mua, đại diện của Sai Gon Coop: ”Hệ thống siêu thị Coop mỗi ngày bán ra khoảng 5 tấn RAT, nhưng do nhu cầu đa dạng về sản phẩm nên buộc phải thu mua ở nhiều cơ sở trồng RAT khác nhau. Trong khi đó, không phải người trồng nào cũng được cấp giấy chứng nhận…”. Một nguyên nhân khác náy sinh trong chính quá trình thu mua sản phẩm của nông dân. Tiền trả cho người nông dân rất mất thời gian ”đôi lúc mất gần cả tháng trời chúng tôi mới nhận được tiền qua chuyển khoản. Trong khi đó tâm lý người nông dân thì lại muốn bán rau lấy “tiền tươi” để xoay vòng vốn”. Ngoài ra, từ Nguyên Phạm nhấn mạnh một hiện tượng diễn ra từ nguyên nhân trên đó là “người nông dân còn e ngại tham gia việc trồng RAT” và ý kiến “do không có ai đứng ra tổ chức thu mua RAT nen gia đình tôi vẫn phải trồng và bán ra chợ theo cách thức cũ”. Qua từng lập luận chặt chẽ ngắn gọn nguyên nhân của vấn đề phân tích nổi bật hơn hẳn. Với diện tích chiếm 2/3 bài phần phân tích nguyên nhân này bộc lộ ý nghĩa quan trọng nhất. 4 ý lớn và 1 ý nhỏ được sắp xếp hợp lý so với nội dung tít bài “Rau an toàn đang “bí ” đầu ra”. ở phần cuối cùng, Nguyên Phạm tuần tự trình bày giải pháp giải quyết tình hình như: “bù lỗ kinh phí tham gia hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp”, “đề nghị Sở Thương mại Đồng Nai cấp sạp bán RAT ở các chợ cho các tổ hợp tác”. Giải pháp trực tiếp được Nguyên Phạm nhắc nhở ở thể nghi vấn “Phải chăng, do hầu hết các tổ hợp trồng RAT đều chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận an toàn?”. Cao hơn thế, tác giả chỉ ra yêu cầu cần tiếng nói chung giữa “4 nhà: nông dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng và người tiêu thụ”, nhất là triển khai “Chương trình quốc gia về RAT như chương trình quốc gia về muối i-ốt mà chính phủ đã từng thực hiện thành công trong thời gian qua”. Tóm lại, Nguyên Phạm chú trọng phần nguyên nhân hơn cả. Khác với Nguyên Phạm, C.Bắc quan tâm nhất vào phần giải pháp. Nhà báo C.Bắc chứng tỏ quan niệm của mình qua “Phát triển trung tâm GDCK Hà Nội: Rất cần “tiếp sức” từ chính quyền” chứa đựng tới 3/4nội dung là giải pháp. Tác giả đưa giải pháp thứ nhất: “gắn chương trình CPH doanh nghiệp nhà nước của thành phố với thị trường chứng khoán”. Lập luận đưa thông tin cụ thể tại vì “hiện Hà Nội có gần 200 doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và vừa. Chủ trương cuat thành phố trong những năm tới là giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước xuống còn 7 doanh nghiệp, số còn lại sẽ được chuyển đổi hình thức sở hữu. Vì thế gắn quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu với việc bán cổ phần của các doanh nghiệp thông qua TTGDCK và niêm yết các chứng khoán này trên trung tâm thì đây sẽ là cơ sở đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ban đầu cho thị trường”. Giải pháp thứ hai, C. Bắc chú trọng đưa ra việc “triển khai hình thức phát hành trái phiếu đô thị qua thị trường chứng khoán” kết hợp lý do tại sao phải thực hiện giải pháp đó vì “Hà Nội cũng có nhu cầu vốn rất lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng, TTGDCK Hà Nội còn là kênh huy động vốn trực tiếp cho thủ đô thông qua việc phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình phục vụ cho các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của thủ đô”. Song song với hai giải pháp đưa trên, C.B khẳng định khả năng cho phép “các doanh nghiệp của thành phố tham gia góp vốn thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty chứng khoán thuộc thành phố như kinh nghiệm của TP.Hồ Chí Minh.” Từ đây, tác giả lý giải điều kiện thuận lợi cũng như lợi ích mà giải pháp đem lại. Giải pháp thứ ba, chính quyền thành phố Hà Nội cần phối hợp với UBCKNN, TTGDCK Hà Nội trong việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán và trung tâm chứng khoán cho lao động các sở, ban, ngành, công chúng đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để tạo cung và cầu về hàng hoá cho TTCK”. Như vậy, bố cục bài báo này thể hiện rất rõ quan điểm của tác giả. Trọng tâm của bố cục rơi vào phần giải pháp. Những đánh giá minh chứng tính đúng đắn cho từng giải pháp được C.Bắc đảo ngược theo kiểu diễn giải. Dự báo xuất hiện ở phần cuối trong bố cục bài báo này qua lý lẽ phân tích triển vọng vốn có của thủ đô. Điều đó thuộc ý kiến của các chuyen gia bàn về tương lai của TTCK sẽ là một kênh huy động vốn trung dài hạn chủ yếu và quan trọng cho các doanh nghiệp của thủ đô. Một ý kiến khác lại cho rằng ngoài ba phần trên thì phần dự báo cũng giữ vai trò rất quan trọng nên phải chiếm diện tích cuối mỗi bài báo. “Chao đảo theo giá dầu” của Nam Phong số 84 ngày 22/10/2004 được chỉ ra là bài phát huy khả năng dự báo thị trường. Bố cục bài chia làm 4 phần, nội dung xoay quanh tác động của giá dầu đối với nền kinh tế thế giới. Phần đầu tiên xuất phát điểm từ “lo lắng của giới đầu tư, ngân hàng Mỹ về dầu mỏ tăng”. Tác giả đưa ý kiến “chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng những hứng khởi, sôi động trong giao dịch dầu mỏ hiện nay lại chính là những điểm báo cho sự suy yếu của kinh tế thế giới năm tới”. Phần thứ hai, Nam Phong lấy con số thống kê về tình hình thiếu hụt xăng dầu tại Mỹ- một dẫn chứng điểm hình. Lại một làn nữa khẳng định vai trò dự báo khi đưa ra tính toán của ông Alan Greenspan- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: “năm nay Mỹ sẽ phải chi thêm một khoản tương đương với 0,75% GDP của nước này cho các hợp đồng xăng dầu. Còn nếu tính tổng thiệt hại thì tăng giá dầu mỏ đã khấu dứt 0,4% GDP của các nước giàu và 0,3% GDP của nền kinh tế số 1 thế giới Mỹ”. Riêng phần cuối tác giả xen kẽ đánh giá và dự báo do tác động của “giá dầu” gây ra thiệt hại mạnh mẽ đến toàn kinh tế ở Châu á, đến sức mua, gánh nặng gia đình. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh dự báo sức ép dầu mỏ sẽ gây ra các tác động dây chuyền tới nhu cầu đòi tăng lương của người lao động để bù đắp cho chi phí năng lượng…Điều này là trợ lực để lạm phát tiếp tục bay lên… Dầu mỏ tiếp tục tăng cao tác động tiêu cực tới những nỗ lự xuất khẩu hàng hoá ..” Bố cục tác phẩm phần lớn kết cấu bằng các dự báo, những cảnh báo nghiem trọng mà nền kinh tế toàn cầu phải gánh chịu đang dần giải quyết. Thực tế tác giả không quan trọng giải pháp và tình hình mà cố gắng đưa ra dự báo cho tình hình “giá dầu tăng” dựa trên những lập luận, phân tích lý lẽ thấu đáo theo nguyên lý tác động của thị trường đối với nền kinh tế. Theo phóng viên Nguyễn Hương (DDDN), trong bài thị trường phần nhận định và dự báo phần quan trọng nhất. Nhất thiết phải có phần dự báo này, có thể chiếm tới 2/3 diện tích bài. Những dự báo thường là kết quả của những nhận định, nhận xét nêu trên về tình trạng của vấn đề nào đó. Mặc dù cũng cần nói tới giải pháp nhưng không đi sâu nhiều quá. Mặt khác, phải nhấn mạnh nhiều vào nhận định và dự báo. Các nhà báo của TBTC lại khẳng định giải pháp cho thị trường là quan trọng nhất. Vì vậy, giải pháp luôn chiếm diện tích của bài báo thị trường. Quan điểm này chú trọng vào giải páhp nhằm giải quyết tận gốc vấn đề một cách nhanh chóng. Hiện tượng hay gặp trên TBTC là đôi lúc phần tình hình liệt kê quá dàn trải, quá nặng nhọc về nêu tình hình, tìm nguyên nhân thì ít hơn. Vì thế, cần khắc phục tình trạng này. Từ mẫu bài báo đang phổ biến trên hai tờ TBTC và DDDN, đặc biệt từ nguyên lý cũng cũng như tác động cuả thông tin thị trường nêu trên chương I, chúng tôi xin rút ra một kiểu bố cục chung cả về dung lượng và cách sắp đặt ý lớn nhỏ trong bài viêtc về thị trường Bài viết về thị trường phải thoả mãn 4 ý lớn sau: Phần thứ nhất, nêu vấn đề: thông quan nhiều sự kiện, sự việc, hiện tượng, tình huống hay một vài con người cụ thể, tác giả nêu bật vấn đề, diễn biến của một lĩnh vực thị trường mà bài viết của mình đề cập tới. Có nhiều cách để đưa vấn đề như: mở đầu bằng khái quát tình hình, mở đầu bằng bối cảnh dẫn tới nảy sinh phản ứng thị trường, có thể xuất phát từ đỉnh điểm của tình hình rồi so sánh quá khứ hiện tại và tương lai. Cách nêu hậu quả lên trên phần mở đầu có sực hu hút mạnh đôi với độc giả về tình hình diễn biến vấn đề đó. Cụ thể tác giả nên làm nổi bật ngay từ phần phản ánh tình hình bằng cách nhấn mạnh hậu quả khó khăn của một trong ba đối tượng của thị trường phải gánh chịu. Phần thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó. Mỗi vấn đề thường có nhiều nguyên nhân móc nối với nhau. Đôi khi tácgiả chỉ nêu nguyên nhân trên diện rộng mà bỏ qua những nguyên nhân nảy sinh trong chính phạm vi của đất nước. Muốn tìm ra được hướng giải quyết đúng đắn, trước hết phải biết đích xác cặn kẽ các nguyên nhân gây ra, để từ đó xây dựng phương pháp. Vì có nhiều nguyên nhân buộc tác giả bài viết thị trường phải phân tích rõ ràng từng nguyên nhân cụ thể một. Sắp xếp các nguyên nhân theo thứ tự logic từ mọi góc độ của tình hình. Tìm nguyên nhân cho tình trạng luôn luôn gắn liền với quá trình sản xuất, các khâu cho đầu vào và đầu ra, yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng từ quan điểm mới và sự phát triển. Các nguyên nhân tìm được nên ghi rõ ( thứ nhất là…, thứ 2 là…, thứ 3 là…). Sau đó tác giả nên đối chiếu với giải pháp ở phần sau. Việc xác định chính xác các nguyên nhân quan trọng như vậy đòi hỏi tác giả đặt sự việc hiện tượng trong mối liên quan chặt chẽ. Phần thứ ba, trình bày giải pháp – là ý không thể thiếu được trong bài viết trên chuyên trang thị trường. Khi đã xác định đối tượng bài viết thị trường nhằm hướng tới, bài viết không thể bỏ ngỏ giải pháp. Độc giả đang trông chờ vào sự phân tích có định hướng của tác giả, muốn nghe ý kiến của nhà phân tích thị trường trên báo, rất cần tham khảo hướng giải quyết cụ thể là các giải pháp cho từng nguyên nhân nêu trên. Muốn cải tạo được tình hình yêu cầu đặt ra cho mỗi người tham gia viết bài thị trường phải biết đánh giá tình hình, phân tích nó và khẳng định giải pháp khả quan của mình. Giải páp có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện vai trò của bài báo về thị trường. Nó định hướng cho quyết sách của chính phủ, hướng dẫn hoạt động sản xuất lưu thông của doanh nghiệp, đồng thời quyết định cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nội dung của giải pháp càng chi tiết thì càng hữu ích hơn, phát huy hơn cho từng đối tượng ấy. Nếu một bài báo thị trường không đề cập đến giải pháp tức là bài báo đó không thực hiện được vai tò của mình - một bài báo về thị trường. Giải pháp đưa ra nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu thị trường chất lượng cho độc giả. Không phải ngẫu nhiên đưa ra một giải pháp nào đó mà không có liên quan đến tình hình thị trường đang hoạt động. Giải pháp phải có tính thực tiễn cho từng giai đoạn thời gian nhất định. Có thể phân ra từng giải pháp tương ứng với mỗi giai đoạn cụ thể. Người ta gọi là giải quyết tình trạng từng phần theo hướng khắc phục rồi mới mở rộng phát triển. Giải pháp có quy mô từ nhỏ đến lớn, có như vậy mới có thể giải quyết vấn đề “từ gốc đén ngọn”. Không nên nặng về hình thức tổng thể, quan trọng nhất là giải pháp được áp dụng có chất lượng từ phạm vi nhỏ hẹp đến phạm vi rộng lớn. Phần thứ tư, đưa ra nhận định, dự báo về thị trường trong thời gian tới. Hiện nay phần dự báo của các bài báo thị trường đang còn rất yếu. Dự báo này bao gồm cả ý kiến của người có uy tín trong vai trò quản lý thị trường, quan điểm của các chuyên gia kinh tế (Những người chuyên nghiên cứu về thị trường) và của cả tác giả. Dự báo của chuyên gia kinh tế có ý nghĩa quyết định đầu tiên. ý kiến của họ luôn có trọng lượng, vì họ rất am hiểu các hiện tượng biến đổi, quy luật của thị trường. Dự báo là phần nâng cao hơn một bậc so với việc đưa giải pháp. Lúc này bài viết không còn dừng lại ở tầm vi mô nữa mà chứng tỏ tầm nhìn của vĩ mô tổng quát. Dự báo nhằm mục đích tạo ra hoạt động chuẩn bị sẵn sàng đối phó có hiệu quả của từng đối tượng. Tính đến làm ăn kinh tế người ta chỉ quan tâm đến thời gian thật ngắn ngày một ngày hai, nhanh chóng thu hiệu quả lợi nhuận- chuyện đó không xảy ra dễ dàng như thế. Mà phải có chiến lược kinh doanh và sản xuất lâu dài. Như vậy, dự báo trên thị trường thực hiện nhiệm vụ tiếp sức cho chiến lược lâu dài, sự tiếp sức đó phải diễn ra liên tục không ngừng nghỉ. Hoạt động thị trường liên tục làm mới mình, đổi mới yếu tố cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân. Nếu có chiến lược hoạt động mới để áp dụng cho kinh doanh sản xuất thì mới đầy đủ yếu tố tất yếu cho người làm kinh doanh cần phải có. Những bài đã trình bày dự báo trên TBTC và DDDN thường tập trung phần dự báo đó về phần đầu hoặc giữa bài. Muốn nhấn mạnh đồng thời nâng cao mức độ thông tin thị trường, tôt hơn hết, tác giả đưa phần dự báo về cuối bài. Phần đầu chỉ là ý đánh giá trình bày khái quát thôi. Phần dự báo trước hết dựa trên cơ sở nêu và đánh giá tình hình, giải pháp phía trên, phụ thuộc vào quy luật thị trường để đưa ra hướng diễn biến trong tương lai gần. Dự báo càng bám sát thực tế và quy luật bao nhiêu càng xác thực bấy nhiêu, nghĩa là hoàn toàn có ích cho độc giả. Như vậy, yếu tố thông tin dự báo thị trường rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực nhất trong bài báo. Một bài báo về thị trường không thể hoàn thiện được nếu thiếu phần dự báo Phần năm, hướng dẫn người tieu dùng. Phân fnày có xuấthiện hay không phụ thuộc vào mục đích bài viết của tác giả. Giả như môt bài viết về sản phẩm mới, ưu điểm nhược điểm của từng loại hàng hoá, giá cả trên thị trường ra sao, thì yếu tố lời khhuyên dành cho người nhất thiết phải có. Điều đó nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Còn nhữngbài viết mang tầm vĩ mô, không nên xuất hiện phần hướng dẫn này. So với TBTC, DDDn có mục dành cho người tiêu dùng nên các bài viết thường tham khảo tổng hợp cả ý kiến người tiêu dùng hàng hàng hoá dịch vụ. Hướng dẫn người tiêu dùng là giải thích, cho lời khuyên nên sử dụng sản phẩm ra sao, sản phẩm nào tốt hơn, ưu việt hơn. b. Ngôn ngữ của bài thị trường Ngôn ngữ trên chuyên trang thị trường mang đậm phong cách chính luận. Các căn cứ luận phải vững chắc rõ ràng, lập luận chặt chẽ, logic và diễn đạt sao cho dễ hiểu, giản dị, thể hiện chính xác những khái niệm vốn phức tạp. Từng biến đổi của thị trường là “chuyển dịch” của các vấn đề kinh tế. Gắn với kinh tế yêu cầu người tham gia hoạt động cphải có tính nhanh, nhạy bén, đầu óc phân tích thị trường. Hoạt động kinh tế đang biến đổi theo từng giờ từng phút, do đó hoạt động thu thập thông tin thị trường càng phải nhanh nhạy để có thể canh tranh duy trì lợi nhuận. Người làm doanh nghiệp không thể đọc đi đọc lại xác định thông tin cốt lõi rồi mới đưa ra một quyết định kinh tế nào đó. Họ cần thông tin nhanh câu ngắn gọn thể hiện hàm lượng ý nghĩa súc tích. Một câu văn dài nhiều thành phần móc nối với nhau gây mất thời gian quý báu của người làm kinh tế thị trường. Ngôn ngữ trên chuyên trang thị trường không chứa yếu tố văn hoa lãng mạn, những dòng cảm xúc mùi mẫn. Ngay lập tức, bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thể hiện sự quyết liệt, tác giả tập trung vào vấn đề. Tránh “vòng vo Tam Quốc” trong khi đó vấn đề trọng tâm của thị trường vẫn không thấy đâu. Bên cạnh đó ngôn ngữ một tác phẩm về thị trường không nên tạo ra cho đọc giả yếu tố hoang mang dao động mà phải hướng độc giả của mình theo chiều hướng nhất định. Câu ngắn nhanh chóng truyền tải thông tin thị trường, góp phấn tạo sự liện tục trong quá trình tiếp thu thông tin. Sử dụng ngôn từ đa dạng tác giả có thể sáng tạo ra cách chuyển ý mới bổ sung cho tính uyển chuyển giữa các đoạn văn không theo một lối mòn sáo. 3. Cách xử lý số liệu Số liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thông tin nhất là đối với những thông tin về lượng. Cho nên thật dễ hiểu báo kinh tế lại chứa đựng khối lượng con số “khổng lồ” đến vậy. Với báo kinh tế, con số vào bài viết không chỉ dừng ở tác dụng “y như khi gia giảm mắm muối vào món ăn” (quan niệm của Lo- ic éc- vu - e) nữa. TBTC thường đưa các số liệu thông tin theo các liệt kê tất cả với mục đích làm nổi bật tình hình, trạng vấn đê. Tuy nhiên, do số liệu quá nhiều làm mắt độc giả khó nhận biết. Khi đăng tải tất cả mọi số liệu diễn biến, các con số thường rối tung khiến độc giả không biết chú trọng vào đâu. Bởi vậy, tác giả luôn xử lý số liệu một cách tổng quát nhất, mang tính đánh giá so sánh những số liệu tiêu biểu. Một bài thị trường quan trọng là phân tích đánh giá chứ không phải đơn thuần là thống kê các con số. Trong vô vàn số liệu thay đổi liên tục, người viết bài thị trường làm sao lựa chọn những con số biết nói, chứa đựng tính khái quát chung nhất. Nếu phải lựa chọn ví dụ chứng minh thì nên đưa ra số liệu cụ thể nổi bật hơn cả. 4. Thể loại phản ánh Hầu như các bài viết về thị trường thuộc thể loại phản ánh, có khi là tin ngắn hoặc tin sâu và xuất hiện một số bài phỏng vấn thu thập ý kiến từ phía lãnh đạo và doanh nghiệp. Do đặc thù cơ bản của thị trường nên hợp nhất vẫn là thể loại phản ánh. ở đây thể loại này đã phát huy rất mạnh. Trên cả DDDN và TBTC các bài phản ánh luôn chiếm vị trí lớn hàng đầu với khoảng 800 -1200 chữ. Đặc điểm của chúng phổ biến tình hính của hiện tượngvấn đề mới đang nảy sinh trong thị trường, nêu lên tồn tại đang cản trở sự đi lên của nền kinh tế. Bài phản ánh không chỉ thông báo mà còn phân tích mọi sự kiện của thị trường. Bởi nó xây dựng trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi đề tài nhất định. Để viết về thị trường phải luôn hướng tới dạng bài phản ánh phân tích. Tương ứng với thị trường biến động, mỗi vấn đề đưa ra cần phân tích đánh giá nguyên nhân gây ra biến động đó. Từ việc chỉ ra bản chất và ý nghĩa của hiện tượng đề cập đối với lợi ích độc giả, các bài phản ánh trên chuyên trang thị trường đưa ra biện pháp và dự báo tình hình. Ngoài ra, các yếu tố của phóng sự cũng xuất hiện thường xuyên qua mỗi bài trên chuyên mục “Giá cả thị trường trong tuần”, “Phản hồi thị trường ” hay những bài viết về thị trường mùa vụ. Nhưng do xuất phát từ lợi ích tổng hoà giữa ba đối tượng của thị trường, các bài viết của thị trường không nên chỉ coi trọng các bài phản ánh mà cần kết hợp cá bài phỏng vấn, phóng sự tạo tính đa dạng trên chuyên trang. Các bài phóng sự có thể hợp với những bài viết cho người tiêu dùng. Các bài phỏng vấn dành để thu thập thông tin từ phía người quản lý. Có như vậy mới phát huy toàn diện về phản ánh thị trường được. Hơn thế nữa khi đọc phóng sự độc giả sẽ cảm thấy trực tiếp chứng kiến diễn biến của thị trường thật sinh động. Tất nhiên phóng sự chỉ nên dùng để viết bài khi xác định đối tượng là người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. 5. Hiệu quả thông tin do chuyên trang mang lại Hiệu quả là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động của con người, trong tất cả các lĩnh vực. Thông tin thị trường cũng nhằm mục đích đó và tuân theo những quy luật nhất định để đem lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên tính hiệu quả không thể quan niệm một cách chung chung mà phải xem xét một cách cụ thể đối với từng đối tượng mà thông tin mong đạt được. Từ khi công chúng tiếp nhận thông tin thị trường đến điều chỉnh hành vi xã hội của mình phù hợp vơi quy mô tính chất và khuynh hướng của nguồn thông tin qua báo, hiệu quả chia làm ba cấp độ: hiệu quả tiếp nhận, hiệu ứng xã hội, hiệu quả thực tế. Hiệu quả thực tế của thông tin thị trường là những thay đổi, vận động của đời sống xã hội dưới tác động của thông tin thị trường. Từ TBTC và DDDN cung cấp thông tin thị trường có giá trị xác thực đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất và các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế thị trường. Hiệu quả thông tin thị trường qua chính hành vi của công chúng. Ví dụ qua bài “Thị trường rượu bắt đầu “bốc” “trên chuyên mục Phản hồi thị trường số 98-10/12/2004 vào thời điểm chuẩn bị cho tết đã thu được hiệu quả thông tin như thế. Sau khi bài báo được đăng tải, xuất hiện một xu hướng mới trong công chúng, họ đổ xô đi tìm các cửa hàng rượu dân tộc. Nhiều người còn trực tiếp liên hệ với tác giả Nguyễn Hương với mong muốn tìm được người cung cấp rượu như bài báo đã nêu. Lúc này phóng viên trở thành nhịp cầu nối trung gian giữa công chúng và doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả không chỉ dừng ở việc tiếp nhận thông tin, mà những phản ứng tâm lý đã xuất hiện, tâm lý thay đổi chuộng rượu tây thành rượu dân tộc đâu phải là dễ. Hiệu quả cuối cùng là biến thành sự thay đổi trong hành vi của công chúng – mua rượu dân tộc. Sự kết hợp hiệu quả thông tin của hai tờ báo tạo ra cái nhìn toàn diện nhất, từ tất cả các góc độ, từng diễn biến trạng thái liên tục phản ánh trên nhiều mặt và đem lại lợi ích cho các đối tượng. Điều đó thu được dựa trên thành quả tính xác thực, cụ thể của các thông tin thị trường. Những phân tích đánh giá, lý giải, nêu nguyên nhân hướng giải pháp, dự báo giúp đối tượng có thể bao quát toàn thị trường trên tầm vĩ mô. ảnh hưởng tới thị trường bao gồm nhiều yếu tố từ cơ chế chính sách của chính phủ, yếu tố đột biến do tự nhiên mang lại yếu tố thị trường nước ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn, do thành tựu công nghệ… Do đó, để tạo ra hiệu quả thông tin thị trường nhà báo cần dựa trên thông tin thị trường trung thực chính xác. Kết hợp sự am hiểu của mình về thị trường từ đó phân tích lý giải nguyên nhân sâu sắc dẫn tới tình trạng đó. Nói chung, hiệu quả thông tin chỉ có được khi tác giả biết cách tác hợp các quy trình nêu ở những mục trên một cách nhuần nhuyễn, hợp lý và đúng đắn. Và cũng nên kể đến hiệu quả thông tin thể hiện ngay qua lợi nhuận của doanh nghiệp, nhu cầu của người dân được thoả mãn, ngân sách quốc gia thu được. 6. Yêu cầu đối với phóng viên Không phải phóng viên nào cũng có thể viết nên một bài thị trường hay được, hiệu quả được. Mà để viết một bài thị trường hoàn chỉnh tuân theo nguyên tắc trên, đòi hỏi nhà báo phải đáp ứng những yêu cầu sau. Phóng viên trước hết phải có phông kiến thức về kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Muốn viết về một lĩnh vực nào đó cần đặt nó trong tổng quan sự vận động của nền kinh tế thị trường. Bởi mỗi lĩnh vực này lại có quan hệ chặt chẽ mật thiết với lĩnh vực kia, nên phóng viên không thể tách rời nó ra khỏi ngành kinh tế. Ngoài kiến thức chung, đòi hỏi người phóng viên am hiểu thị trường đặc biệt là trong lĩnh vực mình đang theo dõi. Am hiểu này có độ sâu sắc. Làm được điều đó, phóng viên phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt từng biến động của vấn đề đang nghiên cứu. Quá trình tiếp xúc trao đổi đó phải liên tục không gián đoạn. Thu thập tư liệu có liên quan, tích luỹ và nghiên cứu tư liệu là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị cho bài phản ánh thị trường. Sau kỹ năng khai thác thông tin, khả năng thẩm định đánh giá thông tin đó là yêu cầu bắt buộc đối với phóng viên. Trong quá trình xử lý dữ liệu thông tin, phóng viên phải biết sắp xếp bố trí trình bày sao cho hợp lý. Khi phân tích sự kiện, cần chý ý đến những chi tiết điển hình xem xét nó từ mọi phía, có sự đánh giá công bằng về ưu điểm và khuyết điểm của từng yếu tố thị trường. Ai là người am hiểu kinh tế và nhạy cảm với kinh tế, đặc biệt là yếu tố nhạy cảm thì nhất định sẽ có những nhận định, dự báo về thị trường mang độ chính xác cao. Người phóng viên luôn phải thể hiện nhận định thị trường dựa trên những phân tích đánh giá kỹ lưỡng về cả tình hình và triển vọng của việc thực hiện giải pháp. Khi thể hiện trong tác phẩm phải đáp ứng các yếu tố đảm bảo đầy đủ các ý trong khuôn mẫu của thị trường: phản ánh đúng, chính xác bằng số liệu về thực trạng của thị trường, phân tích nguyên nhân của thực trạng, quan trọng phải chỉ ra dự báo về thị trường sẽ diễn ra như thế nào đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng nên có lựa chọn ra sao. Nhạy cảm thị trường không phải phóng viên nào cũng có được dù họ có hiểu biết về thị trường hay không. Nhạy cảm thị trường phụ thuộc vào khả năng của người viết thị trường. Nhạy cảm – nguồn gốc hình thành và phát triển dự báo căn cứ theo thị trường. Mà căn cứ thị trường còn bao gồm nguyên lý vốn có và tình hình hiện tại cùng những biến đỗi tích cực sau khi áp dụng biện pháp. Từ nhạy cảm đến dự báo tính ra rất gần. Phân tích thị trường, mà sử dụng tính nhạy cảm góp phần tăng khả năng cạnh tranh mới cho hàng hoá đã đề cập đến. Giúp ích cho người tiếp nhận thông tin thị trường phải kể đến những nhạy cảm thị trường. Khả năng nhạy cảm với thị trường như hiện tại là rất cần thiết, nó có tính chất quyết định khi thị trường nước ta đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ và liên tục. Khả năng tư duy phân tích lý lẽ khoa học dự trên kiến thức thị trường một cách sinh động bảo đảm cho nguồn dự báo dự đoán các hiện tượng thị trường. Thực tế trên báo chí nước ta còn thiếu nhiều những cây bút có khả năng dự báo tương lai cho thị trường. Viết về vấn đề thị trường người phóng viên ắt hẳn phải thể hiện kiến thức sâu về thị trường, đưa ra lý luận của người nghiên cứu thị trường. Nếu không am hiểu thị trường thì không có một chút cơ sở nào làm tiền đề cho những dự báo sau này. Chỉ ra dự báo là chỉ ra những khuynh hướng phát triển của hiện tượng, vấn đề mà tác giả đề cập đến. Khi rút ra dự báo nếu chỉ xét vấn đề đó một cách riêng biệt sẽ không đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính tuân theo quy luật của thị trường, dễ dẫn đến dự báo sai lạc. Yêu cầu đặt ra là phóng viên đặt vấn đề trong toàn diện của thị trường. Tóm lại, bắt tay vào việc viết bài báo về thị trường nhất định phóng viên phải xác định viết cho lợi ích của nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Lợi ích của từng đối tượng ngang bằng nhau, không có ai hơn ai. Cân nhắc cho mục đích ban đầu thật thiết thực. 7. Kết chương Nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế và thích nghi với quá trình toàn cầu hoá. Theo Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm “Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều tác động tích cực, nhất là mở rộng chuyển giao vốn, công nghệ, lao động kỹ năng và mở rộng thị trường”. Thị trường mở rộng sẽ có rát nhiều vấn đề nảy sinh buộc nhà quản lý phải hành động, doanh nghiệp hành động và người tiêu dùng phải có quyết định phù hợp với thị trường. Một trong những hành động mới đây nhất của nhà quản lý đó là Luật Cạnh tranh được Quốc Hội thông qua toàn văn vào ngày 9/11/2004 và Luật Thương mại sửa đổi và bổ sung cũng được Quốc Hội thông qua. Luật cạnh tranh vì lợi nhuận của doanh nghiệp, nhờ cạnh tranh lành mạnh người tiêu dùng được hưởng lợi. Do vậy, trong thời kỳ kinh tế thị trường, thông tin về thị trường càng mở rộng và phát triển nhanh cùng nhịp độ của thị trường. Hiện nay vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Cuộc cạnh tranh hiện nay và sắp tới không phải là chiếm hữu đất đai, tài nguyên thiên nhiên. công cụ sản xuất mà là chiếm hữu tài nguyên trí tuệ. Tại các nước tiên tiến đã ban hành luật pháp nhằm nắm lấy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bởi vì tri thức nói cho cùng là tài sản của nhân loại chứ không phải chỉ là của riêng người có bằng sáng chế ra nó. Trong tương lai ở nước ta có thể coi đây như là lĩnh vực của thị trường. Giá trị tài sản trí tuệ cần để thị trường đánh giá và quy định, dù biết rằng giá trị đóng góp của người sáng tạo ra tri thức là không thể thực hiện được. Có thể hiện tại 2 chuyên trang thị trường của TBTC và DDDN chưa đề cập đến, nhưng trong thời gian tới nó sẽ trở thành đề rtài nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Trí tuệ cần xã hội khuyến khích và sãn sàng trả giá xứng đáng cho nó. Sở hữu trí tuệ một lĩnh vực mới xuất hiện nên chúng ta hãy khởi đầu với sự quan tâm đúng mức để đảm bảo phát triển toàn diện và đồng bộ thị trường. Một điều nữa chúng ta cần công nhận thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường lao động. Thực sự, chưa có cái nhìn đúng đắn về thị trường này và chính hai chuyên trang thị trường cũng thể hiện điều đó.Trong nền kinh tế thị trường nếp quan niệm cũ không còn phù hợp nữa về giá trị lao động. Dù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động như một loại hàng hoá đặ biệt chi phối theo quy luật thị trường. Người làm giỏi thì được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc, tự đào tạo và nâng cao chất lượng làm việc của mình. Điều đó chứng tỏ thông tin về lĩnh vực này đang rất cần thiết. Thực tế, những trang thông tin thị trường cần quan tâm hơn nữa đến khả năng lao động, chất lượng lao động và nhất là việc đối xử của doanh nghiệp đối với người lao động tại Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn diễn ra nhanh nhẹn và phức tạp. Tuy nhiên, thông tin về thị trường nước ngoài còn ít được bàn đến nếu không nói là thiếu trầm trọng. Người đọc không đòi hỏi phóng viên thị trường như các tham tán thương mại ở nước ngoài, nhưng phóng viên thị trường cần quan tâm hơn nữa đến luật pháp kinh doanh, các chế độ ưu đãi, nhu cầu người dân của những nước là đối tác quan trọng hàng đầu của chúng ta hiện nay, thậm chí cả thị trường của các nước tiềm năng. Tài Liệu Tham khảo David Begg, Kinh tế học, NXB Giáo dục - năm 1995 GS, TS Đỗ Hoàng Đoàn và PGS.TS Nguyễn Kim Trang, Marketing, NXB- Thống kê - năm 2001 GS,TS Vũ Đình Bách, Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2003 Kinh tế phát triển, Học viện Tài chính – NXB Thống kê- năm 2004 GS, TS Nguyễn Đình Hương(chủ biên), Hoàn thiện môi trường thể chế phát triển đồng bộ các loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2003 PGS,TS Vũ Hồng Tiến (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế- xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, NXB ĐH Sư Phạm- năm 2003 Hội Nhà báo Việt Nam, Truyền thông hỗ trợ phát triển, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, năm 1986 Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2001 Nhiều tác giả, Một góc nhìn của tri thức tập1, tập 2, NXB Trẻ Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐH QG Hà Nội- năm 2001 Trần Quang, Các thể loại chính luận báo chí, NXB Chính trị Quốc gia-năm 2000 Các số báo của TBTC và DDDN của năm 2004 MụC LụC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC1018.doc
Tài liệu liên quan