Đề tài Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các Kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt đông kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc kiểm toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đấy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của một cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp.

doc105 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu cũng khớp đúng. Cụ thể biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm ngày 31/12/2006 của công ty X (xem biểu số 2) Ngoài ra để kiểm tra lại việc kiểm kê quỹ tiền mặt của công ty có đúng không (do việc bổ nhiệm kiểm toán diễn ra sau thời điểm kết thúc năm tài chính, nên các Kiểm toán viên của CPA HANOI không thể chứng kiến công việc kiểm kê tiền mặt tại thời điểm 31/12/2006) các Kiểm toán viên lấy số dư tiền mặt tại thời điểm kiểm toán cân đối với các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền mặt phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đến thời điểm kiểm toán và so sánh với kết quả kiểm kê quỹ tiền mặt và thấy số liệu cũng khớp đúng. Cuối cùng Kiểm toán viên chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh có số tiền lớn để kiểm tra và phát hiện ra một số phiếu chi có dấu hiệu bất thường như: Phiếu chi số 27 ngày 14/01 về việc chi tiền tổng kết cho các đội số tiền là 18.810.000đ có kèm theo danh sách của các đơn vị thiếu quyết định chi của ban giám đốc; Phiếu chi số 31 ngày 18/01 về việc chi trợ cấp dưỡng sức cho cán bộ số tiền là 4.000.000đ thực chất chi từ nguồn của Bảo hiểm; Phiếu chi số 47 ngày 28/01 thanh toán tiền sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống xát khô gồm hai hoá đơn VAT với số tiền là 19.700.000đ (Thuế VAT: 985000đ) không có chữ ký của người bán người mua; Các phiếu chi 58,59,60 thanh toán tiền ăn tiếp khách có chứng từ kèm theo và giấy xin thanh toán viết tay có duyệt chi của Ban giám đốc nhưng điều này không hơp lệ vì với những giá trị lớn hơn 100.000đ cần có hoá đơn kèm theo; Phiếu chi thanh toán tiền xăng xe trong tháng 11 không có hoá đơn kèm theo. Cụ thể trích trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên( xem biểu số 3) b.Kiểm tra tiền gửi ngân hàng. Để tiến hành kiểm toán tiền gửi ngân hàng, các Kiểm toán viên tiến hành tương tự như kiểm toán tiền mặt. Cụ thể Kiểm toán viên tiến hành các bước công việc sau: Kiểm toán viên tổng hợp số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của tài khoản tiền gửi ngân hàng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 và được số liệu sau:(Cụ thể số liệu tổng hợp từng tháng xem biểu số 4) Dư đầu kỳ : 187.694.785 Phát sinh Nợ : 6.164.538.758 Phát sinh Có : 3.947.093.099 Dư cuối kỳ : 2.405.140.444 Sau khi tổng hợp xong Kiểm toán viên đối chiếu số liệu vừa tổng hợp được với số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, và số liệu ở sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng, số liệu ở bảng tổng hợp – chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng và nhận thấy số liệu đã khớp đúng. Tiếp theo kiểm toán viên yêu cầu đơn vị lập công ty X lập bảng kê chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng ở từng nơi gửi và đối chiếu số tiền trên bảng kê này với phiếu đối chiếu tài khoản tiền gửi (Các phiếu đối chiếu tài khoản tiền gửi này đều đã có xác nhận của ngân hàng). Sau khi đối chiếu giữa bảng kê chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng ở từng nơi gửi với phiếu đối chiếu tài khoản tiền gửi các Kiểm toán viên của CPA Ha Noi nhận thấy số liệu cũng đã khớp đúng. Cụ thể bảng kê chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng với các phiếu đối chiếu tài khoản tiền gửi (xem các biểu số 5 và số 6) Cuối cùng Kiểm toán viên chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng để kiểm tra chứng từ : Các Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu có đính kèm các chứng từ gốc hay không, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp thức của các Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi séc, giữa các chứng từ gốc, giấy báo nợ giấy báo có đã có sự phù hợp về số tiền phát sinh , ngày tháng, lý do phát sinh hay chưa và kết quả thu được là đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. 3. Kết thúc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán là lúc các Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đối tượng kiểm toán. Tại công ty X sau khi tiến hành kiểm toán khoản mục tiền, các Kiểm toán viên của CPA HANOI đã đưa ra ý kiến nhận xét của mình như sau: Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của tôi các nghiệp vụ ghi chép kế toán của phần hành trên là đầy đủ và hợp lý. Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của hãng đã đầy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra. Tôi khẳng định rằng các sai sót và điểm yếu cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng. Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng số dư 2.541.720.382 của công ty trên sổ sách và báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2006. Phần III Bài học kinh nghiệm và một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán tiền tại công ty kiểm toán và kế toán hà nội. I. Bài học kinh nghiệm. Sau mỗi cuộc kiểm toán là một bài học kinh nghiệm quý báu cho các Kiểm toán viên. Tuy bước đầu mới được tiếp xúc với công việc kiểm toán tại CPA HANOI nhưng em cũng rút ra cho mình được những bài học kinh nghiệm khi tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính sau như sau: 1. Về việc tổ chức một cuộc kiểm toán Khi tiến hành tổ chức một cuộc kiểm toán cần quan tâm tới một số vấn đề sau: + Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán : yêu cầu chung của việc chỉ định này là phải có người phụ trách tương xứng với mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và tương xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung và tinh thần của cuộc kiểm toán nói chung. Đây là một vấn đề hệ trọng đặc biệt đối với kiểm toán tài chính. + Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản: cùng với việc chỉ định con người cần chuẩn bị các thiết bị và các điều kiện vật chất khác kèm theo như phương tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán, phương tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tư đá quý 2. Về việc lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và phải đảm bảo cuộc kiểm toán phải hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp Kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với Kiểm toán viên và chuyên gia về công việc kiểm toán . Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể, và chương trình kiểm toán. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào kế hoạch kiểm toán cũng bao gồm ba bộ phận trên. Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán còn kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm. 3. Thực hiện kiểm toán Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau: + Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi trường hợp thì Kiểm toán viên không được tự ý thay đổi chương trình kiểm toán . + Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những nhận định về các nghiệp vụ, sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán. + Thứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung. Thông thường, cách tổng hợp rõ nhất là dùng các bảng kê chênh lệch hoặc bảng kê xác minh Bảng kê chênh lệch Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú mức độ sai phạm Số Ngày S. sách T. tế Chênh lệch .. .. . .. . .. Bảng kê xác minh Chứng từ Diễn giải Số tiền Đối tượng xác minh Ghi chú mức độ sai phạm Số Ngày Trực tiếp Gián tiếp ..... .. . .. . + Thứ tư: Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán và người ký thư mời và hợp đồng kiểm toán- nếu có. Mức độ pháp lý của những điều chỉnh này phải tương ứng với tính pháp lý trong lệnh kiểm toán hoặc hợp đồng kiểm toán. II. một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán và kế toán Hà nội. 1. Về ghi chép của Kiểm toán viên. CPA HANOI có quy định riêng và phù hợp với chuẩn mực Việt Nam về cách xắp xếp, lưu trữ và thiết kế hồ sơ kiểm toán một cách hợp lý, Điều này không chỉ giúp cho Kiểm toán viên ghi chép một cách nhanh chóng hơn mà còn giúp cho các nhà lãnh đao và Ban Giám đốc công ty trong việc soát xét lại kết quả toàn bộ cuộc kiểm toán. tuy nhiên trên thực tế việc ghi chép của kiểm toán đôi khi không được đầy đủ như những thông tin về sự hoạt động liên tục của khách hàng hay những thông tin về quy mô mẫu chọn, một số File kiểm toán việc xắp xếp còn lộn xộn chưa đúng với quy định, một số giấy tờ không đánh ký hiệu tham chiếu. điều này là do sự hạn chế về thời gian kiểm toán nhưng sẽ gây khó khăn cho ban giám đốc công ty trong việc soát xét kết quả kiểm toán. Do đó các Kiểm toán viên cần chú ý hơn trong vấn đề này. 2. Về hoàn thiện khảo sát kiểm soát nội bộ đối với tiền. Để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền, Kiểm toán viên nên sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong lập kế hoạch kiểm toán. Quy mô của việc áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết được quyết định sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và thủ tục phân tích. Như vậy, nếu thử nghiệm kiểm soát mà được tiến hành kỹ thì việc sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ giảm được thời gian và chi phí tiến hành các thủ tục chi tiết. điều này đã được Kiểm toán viên tại CPA HANOI nghiên cứu và thực hiện tuy nhiên chưa được coi trọng đúng mức như một công cụ quan trọng làm căn cứ cho việc xác định quy mô kiểm toán sau này. Mẫu câu hỏi đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình kiểm toán tiền (đã trình bày trong Phần I, mụcII, tiểu mục 4). 3. Về đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu. Tính trọng yếu rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán, đó là cơ sở để xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính, yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại theo số liệu của Kiểm toán viên. Căn cứ vào đó, Kiểm toán viên sẽ quyết định lựa chọn dạng nhận xét. Tuy nhiên trên thực tế trong các cuộc kiểm toán, việc đánh giá mức độ trọng yếu của từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chủ yếu dựa vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán từ đó Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu, do đó việc đánh giá mang tính chất định tính chưa ước lượng được sai sót là bao nhiêu cho từng khoản mục. Để khắc phục tình trạng này công ty nên xây dựng một biểu chỉ đạo nhằm hướng dẫn cho các Kiểm toán viên trong công ty vận dụng. 4. Về vấn đề chọn mẫu. Chọn mẫu kiểm toán là việc chọn ra một số phần tử (gọi là mẫu) từ một tập hợp các phần tử (gọi là tổng thể) và từ đặc chưng của mẫu suy ra đặc chưng của tổng thể. Như vậy việc chọn mẫu cũng đóng một vai trò quan trọng nếu như việc chọn mẫu không được tiến hành đúng đắn thì có thể đưa ra kết luận sai về tổng thể do đó cần phải lựa chọn phương pháp chọn mẫu sao cho khoa học để từ đặc chưng của mẫu chọn ta có thể suy ra đặc chưng của tổng thể. Tuy nhiên tại CPA HANOI không quy định một phương pháp chọn mẫu chung mà trong các cuộc kiểm toán việc lựa chọn các phần tử vào mẫu theo phương pháp nào do các Kiểm toán viên tự quyết định như vậy việc chọn mẫu sẽ bị phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và đôi khi là sở thích của bản thân từng Kiểm toán viên do đó mẫu được chọn có thể không mang đặc chưng của tổng thể và từ đó đưa ra kết luận sai về đối tượng kiểm toán. theo em công ty nên lựa chọn một phương pháp chọn mẫu khoa học nhất để làm quy định chung cho các Kiểm toán viên trong công ty vận dụng. Lời kết Trải qua hơn mười năm hình thành và phát triển, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đã có những bước tiến mạnh mẽ góp phần tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh và tạo dựng được sự tin cậy của hệ thống thông tin kinh tế trong xu hướng công khai hoá của một nền kinh tế mở. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó đã tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty kiểm toán. Trong điều kiện đó, CPA HANOI đã và đang nỗ lực hết mình để nâng cao uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường bằng cách đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình với chất lượng ngày càng cao đáp ứng được sự tin tưởng của khách hàng. Qua một thời gian được thực tập tại CPA HANOI, em đã có được những kiến thức thực tế về hoạt động kiểm toán nói chung cũng như thực tiễn kiểm toán tiền nói riêng, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục vốn bằng tiền trong Báo cáo tài chính. Những kiến thức này là vô cùng thiết thực và quý giá giúp em có được những kinh nghiệm thực tế và có thể hoàn thành được khoá luận này. Tuy nhiên trong một khoảng thời gian ngắn và còn có những hạn chế về kiến thức chuyên môn nên khoá luận này của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đọc. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Tỉnh người đã tận tình chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu cho bản báo cáo thực tập này. Em xin gửi lời cảm ơn đến công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA HANOI) và các anh chị trong phòng nghiệp vụ I đã hướng dẫn và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Hà Nội, Ngày 05 tháng 05 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiên Phụ lục số 01 công ty kiểm toán: kế hoạch chiến lược Khách hàng:.. Người lập:.. Ngày:... Năm tài chính: Người duyệt:. Ngày: Đặc điểm khách hàng: ( qui mô lớn, địa bàn rộng hoặc tính chất phức tạp, kiểm toán nhiều năm) Yêu cầu: Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm. Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị phê duyệt. Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiến lược; Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược 1/ Tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng 2/ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty; 3/ Xác định những vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); 4/ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; 5/ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếm cận kiểm toán; 6/ Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp 7/ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện; 8/ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Phụ lục số 02 công ty kiểm toán: kế hoạch kiểm toán tổng thể Khách hàng:.. Người lập:.. Ngày:... Năm tài chính: Người duyệt:. Ngày: Thông tin về hoạt động của khách hàng: - Khách hàng : Năm đầu : Thường xuyên Năm thứ: - Tên khách hàng : .. - Trụ sở chính: - Chin nhánh: (số lượng, địa điểm) - Điện thoại: ... - Fax: .Email:.. - Mã số thuế: .. - Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh) .. - Lĩnh vực hoạt động : (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn,) . - Địa bàn hoạt động : (cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài,). - Tổng số vốn vay: Tài sản thuê tài chính : ... - Thời gian hoạt động: (từ .đến .., hoặc không có thời hạn)... - Hội đồng quản trị: (số lượng thành viên, danh sách người chủ chốt) . - Ban Giám đốc: (số lượng thành viên, danh sách) - Kế toán trưởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty) . - Công ty mẹ, đối tác (liên doanh): - Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: .. - Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: .. - Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng: . - Môi trường và lĩnh vực hoạt động cảu khách hàng: + Yêu cầu môi trường + Thị trường và cạnh tranh . - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD : + Rủi ro kinh doanh ... + Thay đổi quy mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi + . - Tình hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ) : + Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới để sản xuất ra sản phẩm ... + Thay đổi nhà cung cấp ... + Mở rộng hình thức bán hàng (chi nhánh bán hàng) +. 2- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ: + Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó.. + ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính. .. + ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán + Đội ngũ nhân viên kế toán. + Yêu cầu về báo cáo. ... Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả: Cao Trung bình Thấp 3- Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu: + Đánh giá rủi ro + Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Cao Trung bình Thấp + Đánh giá rủi ro kiểm soát: Cao Trung bình Thấp + Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ: - Xác định mức độ trọng yếu: Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là: Năm nay Năm trước - Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận sau thuế - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Nguồn vốn - Chỉ tiêu khác Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu: ..... .. Xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán .. Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra những từ những gian lận và sai sót phổ biến. Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kiểm toán phức tạp bao gồm cả kiểm toán những khế ước kế toán. - Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục: + Kiểm tra chọn mẫu . + Kiểm tra các khoản mục chủ yếu + Kiểm tra toàn bộ 100% ... 4- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: - Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán .. - ảnh hưởng của công nghệ thông tin.. - Công việc kiểm toán nội bộ 5- Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra: - Sự tham gia của các kiểm toán viên khác... - Sự tham gia của chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc lĩnh vực khác. - Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán. - Kế hoạch thời gian. - Yêu cầu nhân sự + Giám đốc (Phó giám đốc) phụ trách + Trưởng phòng phụ trách .. + Trưởng nhóm kiểm toán .. + Trợ lý kiểm toán 1 ... + Trợ lý kiểm toán 2 ... + .. 6- Các vấn đề khác: - Kiểm toán sơ bộ; - Kiểm kê hàng tồn kho; - Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị; - Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm; - Những điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiêm pháp lý khác; - Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng. 7- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: TT Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Tham chiếu 1 2 3 - Phân loại chung về khách hàng: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường - Khác:.. PHụ lục số 03 Thư của Ban giám đốc CPA HANOI Số: /CPA HANOI – GT Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2007 Thư của Ban giám đốc CPA HANOI Kính gửi: Ban hiệu trưởng Trường công nhân kỹ thuật Việt Xô Sông Đà C/c Ông Lê Văn Cung – Hiệu Trưởng Trước tiên, công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội xin gửi tới quý ban lời chúc sức khoẻ và thành công trong việc điều hành quản lý của quý ban. Chúng tôi chân thành cảm ơn quý ban đã tạo điều kiện cho chúng tôi gửi thư chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2006 của Quý công ty. CPA HANOI có đội ngũ chuyên gia và nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về tài chính, kế toán kiểm toán, thuế Quý ban hoàn toàn yên tâm vì đã hợp tác với một hãng làm việc chuyên nghiệp để có thể đánh giá được tình hình tài chính của cơ quan. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể đưa ra những gợi ý giúp quý ban quản lý hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Quý ban đã tạo cơ hội này cho chúng tôi được giới thiệu về dịch vụ của mình. Chúng tôi tin tưởng rằng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ của Quý ban và với mức phí kiểm toán hợp lý sẽ là căn cứ và cơ sở để Quý ban lựa chọn chúng tôi là kiểm toán viên và nhà tư vấn cho đơn vị hiện tại và trong tương lai. Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Ban Giám đốc trong một ngày gần nhất. Trân trọng Đại diện CPA HANOI Nguyễn Ngọc Tỉnh Tổng Giám đốc CPA số D.0132/KTV Phụ lục số 04: Bảng CĐkt & Bc KQKD của công ty X Công ty X Địa chỉ : Huyện Eakar – Tỉnh Đắc Lắc Điện thoại : 050 – 625300 Fax : 050 625 657 Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31/ 12/ 2006 Đơn vị tính: VNĐ Tài sản Thuyết minh 31/12/2006 01/01/2006 (1) (3) (4) (5) A Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền II. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Các khoản phải thu khác 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( * ) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn b. Tài sản dài hạn I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II. Tài sản dài hạn khác 1.Chi phí trả trước dài hạn 2.Tài sản dài hạn khác 1 2 2 2 3 4 5 11.675.685.538 2.541.720.382 2.541.720.382 3.843.635.603 2. 442.258.069 344.581.106 4.491.267 1.052.305.161 - 4.281.869.368 4.281.869.368 - 1.008.460.185 1.008.460.185 19.721.982.567 19.714.982.567 12.876.300.200 26.461.297.721 (13.584.997.521) 6.838.682.367 7.000.000 - 7.000.000 9.555.255.283 286.861.382 286.861.382 3.960.012.582 2.587.095.046 499.934.476 14.443.772 858.539.288 - 4.018.242.828 4.018.242.828 - 1.290.138.491 1.290.138.491 14.851.071.923 14.844.071.923 13.944.310.700 27.538.404.119 (13.594.093.419) 899.761.223 7.000.000 - 7.000.000 Tổng cộng tài sản 31.397.668.105 24.406.327.206 Công ty X Địa chỉ : Huyện Eakar – Tỉnh Đắc Lắc Điện thoại : 050 – 625300 Fax : 050 625 657 Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31/ 12/ 2006 Đơn vị tính: VNĐ Nguồn vốn Thuyết minh 31/12/2006 01/01/2006 (1) (3) (4) (5) A nguồn vốn I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Phải trả công nhân viên 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn b. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 9. Quỹ khách thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 6 7 7 8 9 11 10 12 33.802.464.377 25.511.106.377 15.420.197.907 5.398.096.257 2.144.807.963 52.141.277 105.428.044 59.661.134 67.000.000 2.263.773.795 8.291.358.000 8.291.358.000 (2.404.796.272) (2.405.809.744) 8.805.875.776 2.572.316.000 (13.784.001.520) 1.013.472 1.013.472 29.299.903.520 20.883.545.520 16.457.861.802 2.302.500.470 73.399.111 156.727.338 91.890.491 88.909.934 67.000.000 1.645.256.374 8.416.358.000 8.416.358.000 (4.893.576.314) (4.931.480.786) 8.805.875.776 263.140.000 (14.000.496.562) 37.904.472 37.904.472 Tổng cộng nguồn vốn 31.397.668.105 24.406.327.206 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ chỉ tiêu Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1.Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 2.Nợ khó đòi đẫ xử lý 3. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có Công ty X Địa chỉ: Huyện Eakar - Tỉnh Đắc Lắc Điện thoại: 050-625 300 Fax: 050-625 657 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ chỉ tiêu Thuyếtminh Năm nay Năm trước (1) (2) (3) (4) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ + Chiét khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 13.1 13.1 13.1 14 13.2 15 17 18 11.309.347.640 25.771.041 2.074.983 8.276.820 15.419.238 11.283.576.599 10.476.061.536 807.515.063 6.636.168 1.373.312.888 1.373.312.888 576.209.653 616.533.625 (1.751.904.935) 3.398.569.435 1.430.169.458 1.968.399.977 216.495.042 - 216.495.042 11.490.208.628 302.845.139 224.434.780 10.329.360 68.080.999 14.187.363.489 14.427.855.372 (240.491.883) 152.984.140 1.554.894.280 1.554.894.280 624.041.908 1.075.182.389 (3.342.626.320) 260.704.508 243.127.696 17.576.812 (3.325.049.508) (3.325.049.508) Phụ lục số 05 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Kế hoạch và nội dung Kiểm toán báo cáo tài chính của năm 2006 của công ty X Những thông tin chung về khách hàng và đánh giá rủi ro sơ bộ. Những thông tin chung về khách hàng. - Khách hàng Thường xuyên Năm đầu - Tên công ty : Công ty X - Tel : 050 625 300 Fax: 050 625 657 - Địa chỉ : Eakar - Đắklăk. - Ban giám đốc : Ông Thái Văn Quế – Giám đốc - Lĩnh vực hoạt động : Trồng cây cà phê, công nghiệp chế biến chè, Kinh doanh cà phê, kinh doanh và chế biến cao su. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006 ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Phương pháp kiểm toán một số tài khoản chủ yếu. Tài khoản Rủi ro có thể xảy ra Phương pháp kiểm toán chủ yếu Vốn bằng tiền Hàng tồn kho Tài sản cố định Công nợ pthu, ptrả Vay và ptrả khác Thuế Nguồn vốn Doanh thu Chi phí C, E, A C, E, A, V,O O, E, C A, C, O, E A, C, E C, A C, O, P C, A, E C, A, E Kiểm kê, chọn mẫu + KM chủ yếu, xác nhận Khoản mục chủ yếu Tính lại KH, kiểm tra 100% CT tăng giảm TSCĐ Khoản mục chủ yếu, chọn mẫu và xác nhận Xác nhận và kiểm tra 100% chứng từ Khoản mục chủ yếu, chọn mẫu 100% chứng từ Khoản mục chủ yếu, chon mẫu Khoản mục chủ yếu, chọn mẫu Ghi chú: C : Tính đầy đủ A : Tính chính xác V : Tính đánh giá E : Tính hiện hữu O : Tính sở hữu P : Tính trình bày II. Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán. Ngày thực hiện Nội dung Ngày 3/3/2007 Kiểm tra hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Từ ngày 4/3 đến Kiểm toán các phần hành chủ yếu: ngày 8/3/2006 Kiểm tra tài khoản vốn bằng tiền Kiểm tra tài khoản TSCĐ Kiểm tra tài khoản hàng tồn kho Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả Kiểm tra các tài khoản thuế Kiểm tra tài khoản vốn chủ sở hữu Kiểm tra tài khoản doanh thu Kiểm tra tài khoản chi phí Từ ngày 8/3/2006 Tổng hợp kết quả và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán Ngày Soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán Ngày Gửi dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Báo cáo kiểm toán được phát hành chính thức sau khi nhận được ý kiến cuối cùng của công ty về Báo cáo kiểm toán dự thảo. Nhóm kiểm toán và phân công công việc. Nhóm kiểm toán. Nguyễn Ngọc Tỉnh Tổng giám đốc Kiểm toán viên Quốc gia(CPA) Lê Văn Dò Phó tổng giám đốc Kiểm toán viên Quốc gia(CPA) Trần Thị Ninh Kiểm toán viên Trực tiếp tham gia kiểm toán-trưởng nhóm Kiểm toán viên Vũ Thị Hồng Hạnh Trực tiếp tham gia kiểm toán Kiểm toán viên Trần Thị ánh Tuyết Trực tiếp tham gia kiểm toán Kiểm toán viên Bùi Thị Vân Anh Trực tiếp tham gia kiểm toán Phân công công việc. 2.1 Kiểm soát chung Người thực hiện Soát xét File kiểm toán Tỉnh Soát xét dự thảo BCTC đã được kiểm toán Tỉnh Kiểm tra, thoả luận với chủ nhiệm kiểm toán về các Ninh Vấn đề sai sót hay rủi ro phát sinh. Thảo luận và thống nhất với khách hàng về BCTC Ninh đã được kiểm toán Phát hành Báo cáo kiểm toán. Ninh 2.2 Phụ trách thực hiện kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán Ninh Tìm hiểu và đánh giá về tình hình KD, HTKSNB và HTKT Ninh của khách hàng Kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toán trước khi trình Giám đốc Ninh Tổng hợp File kiểm toán Hạnh, Tuyết Lập dự thảo BCTC sau kiểm toán và thư quản lý Ninh Thảo luận về các vấn đề sai sót hay rủi ro của khách hàng Ninh Thảo luận và thống nhất với khách hàng về các vấn đề trên Ninh Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý Ninh 2.3 Kiểm toán các phần hành chi tiết. Kiểm tra Tài khoản vốn bằng tiền V. Anh Kiểm tra các khoản tạm ứng và TSLĐ ngắn hạn và dài hạn khác V.Anh Kiểm tra hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, VAT đầu vào Tuyết Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả, chi phí phải trả Tuyết Kiểm tra TSCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ, XDCB dở dang Hạnh Kiểm tra các khoản vay ngắn hạn, dài hạn Hạnh Kiểm tra các khoản thu nhập tài chính, chi phí tài chính Hạnh Kiểm tra tài khoản chi phí bán hàng V.Anh Kiểm tra tài khoản thuế khác Ninh Kiểm tra tiền lương và các khoản trích theo lương Ninh Kiểm tra nguồn vốn, quỹ khác Ninh Kiểm tra tài khoản doanh thu, VAT đầu ra Ninh Kiểm tra các khoản chi phí quản lý, chi phí khác và thu nhập khác V.Anh Phê duyệt bởi Người lập Tổng Giám đốc Kiểm toán viên Nguyễn Ngọc Tỉnh Trần Thị Ninh Ngày: 29/02/2007 Ngày 29/02/2007 Phụ lục số 06 CPA HANOI Hãng chuyên nghành tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng : Công ty X Người lập: Ngày: Năm tài chính : 2006 Người soát xét: Ngày: 20/3/2007 Chương trình kiểm toán tài khoản tiền C10 Lưu ý: tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ rõ ra các nội dung sau: + Mục tiêu các công việc đã thực hiện. + Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra. + Kết quả công việc kiểm toán. + Kết luận. Mục tiêu: Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ, sổ sách. Kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán . Mục tiêu phải đảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính sở hữu và tính trình bày cụ thể là: + Các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền đều được ghi sổ và đúng số tiền trên chứng từ gốc. + Xác định xem số dư tiền mặt, tiền gửi hiện có phải thuộc về công ty và đã được ghi chép đầy đủ, chính xác. + Xác định xem việc trình bày tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có theo đúng luật định và chuẩn mực kế toán hay không? Thủ tục kiểm toán Người t. hiện Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1. Kiểm tra quy chế chi tiêu; thẩm quyền phê duyệt; thủ tục kiểm kê; sổ sách kế toán và việc khoá sổ kế toán cuối kỳ. 2. Kiểm tra thủ tục phát hành séc, uỷ nhiệm chi, phân công, phân nhiệm, đối chiếu, xác nhận số dư, các quy định về lập quỹ báo cáo quỹ (ngày, tuần, tháng) 3. Thu thập, lập, và cập nhật các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự viết phiếu thu và phiếu chi, kiểm kê quỹ, trình tự quy trình rút tiền gửi ngân hàng, phương pháp hạch toán, và thủ tục đối chiếu số dư tiền gửi giữa sổ sách với sổ phụ ngân hàng. 4. Chọn một số phiếu thu, chi, biên bản kiểm kê quỹ tháng, bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng để kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ghi chép cac sai sót phát hiện trên WP V.Anh V.Anh C30 II Phân tích soát xét Phân tích tỷ trọng của số dư tiền gửi trên tổng Tài sản: Tỷ trọng phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản. Phân tích số dư về tiền Việt Nam và Ngoại tệ. Phân tích chu trình thu, chi tiền, Đánh giá HTKSNB và đưa ra phương pháp và phạm vi mẫu kiểm tra. V. Anh C40 III Kiểm tra chi tiết 1 Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các sổ sách và báo cáo tài chính. Kiểm tra số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. 2 Thu nhập biên bản kiểm kê quĩ cuối năm. Đối chiếu với quĩ tiền mặt, xác định nguyên nhân chênh lệch. V.Anh C120/1 3 Thực hiện việc kiểm kê tiền mặt tại thời điểm kiểm toán. Lưu ý nếu quĩ bao gồm cả những chứng từ có giá như: Ngân phiếu, Trái phiếu hoặc vàng, bạc, đá quí thì phải kiểm tra chi tiết để xác định giá trị hợp lý: Xem những chứng từ mua bán có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm kê để xác định số dư tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Yêu cầu giải trình nếu có sự chênh lệch. 4 So sánh số dư trên số quĩ và tiền gửi ngân hàng với Sổ cái tổng hợp. 5 Thực hiện thủ tục đối chiếu tài khoản tiền gửi ngân hàng: Gửi thư xác nhận số dư TGNH. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư sổ phụ. Giải thích các khoản chênh lệch lớn (nếu có). Thu thập hoặc tiến hành đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối giữa Sổ cái. V.Anh C220/1-5 Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các khoản thấu chi tiền gửi ngân hàng. Các khoản lãi phải trả đối với các khoản thấu chi và hồ sơ chứng từ về việc bảo lãnh hay phê duyệt các khoản thấu chi. Kiểm tra các tính hiện hữu của các tài sản thế chấp hay bảo lãnh ghi chép trên sổ sách, chứng từ của công ty. 6 Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi chép vào ngày cuối kỳ với báo cáo ngân hàng sau ngày khoá sổ. Kiểm tra tài khoản tiền đang chuyển N/A 7 Đối chiếu các séc về tài khoản tiền gửi và các khoản khác (như chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ và rút tiền gửi nhập quĩ) với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm tra các khoản tiền đó được ghi chép vào sổ phụ của tháng tiếp sau ngày khoá sổ. Xác minh những séc lớn chưa về trong tháng tiếp sau ngày khoá sổ. Kiểm tra sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng để đối chiếu các séc chuyển trả thanh toán cho nhà cung cấp tại ngày khoá sổ với sổ phụ tháng tiếp sau ngày khoá sổ. 8 Soát xét các khoản thu chi trước và sau ngày khoá sổ, ghi chú các khoản lớn hoặc bất thường. Xác định xem chúng đã được ghi vào đúng kỳ hay không? Có 9 Các thủ tục khác: Xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản tiền ngoại tệ. Đối chiếu với Sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá: đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ. Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ đó trong kỳ. Xem xét và yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng của các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến bên thứ ba. Chú ý các khoản thường ghi thiếu như lãi tiền gửi, lệ phí ngân hàng. Các khoản thu hoặc chi tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ hoặc báo Có của ngân hàng. Chú ý đến tính chất hợp pháp, hợp lý của chứng từ để đảm bảo các yếu tố cơ bản của chứng từ, có đầy đủ chứng từ gốc chứng minh hay không. Có Có Phụ lục số 07: bảng tổng hợp C20 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Tổng hợp vốn bằng tiền Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C20 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 3/03/07 STT trang N0 01 Nội dung I. Tiền mặt Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch II. Tiền gửi NH Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch Dư đầu kỳ 99.166.597 99.166.597 - 187.694.785 187.694.785 - Phát sinh Nợ 14.031.017.564 14.031.017.564 - 7.154.915.192 7.154.915.192 - Phát sinh có 13.993.604.223 13.993.604.223 - 4.937.469.533 4.937.469.533 - Dư cuối kỳ 136.579.938 136.579.938 - 2.405.140.444 2.405.140.444 - - Ghi chú: Số liệu đơn vị Dư đầu kỳ: Theo Báo cáo kiểm toán năm 2005 (Cimeico thực hiện) Phát sinh : Theo Bảng cân đối phát sinh năm 2006 do đơn vị lập Chi tiết Dư đầu kỳ: Tài khoản 111 : 99.166.597 Tiền mặt tại công ty : 51.945.576 Tiền mặt tại nhà máy : 47.221.021 Phụ lục số 08 CPA HANOI Hãng chuyên nghành tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng : Công ty X Người lập: Ngày: Năm tài chính : 2006 Người soát xét: Ngày: 20/3/2007 ghi chú soát xét hệ thống C30 Đối với khoản mục tiền: Những nội dung cần trình bày: Các loại tiền trong doanh nghiệp (Tiền mặt VND, ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng). Quy trình kiểm soát đối với tiền mặt: thẩm quyền phê duyệt các khoản chi, quy trình lập và luân chuyển chứng từ thu, chi. Các quy định về kiểm kê, báo cáo quỹ Quy trình kiểm soát đối với tiền gửi ngân hàng: Thẩm quyền ký séc, các tài khoản ngân hàng, thủ tục thẩm tra đối chiếu với ngân hàng, mở sổ kế toán theo dõi Tỷ giá áp dụng và phương pháp hạch toán ngoại tệ, xử lý chênh lệch tỷ giá (nếu có) Những vấn đề cần lưu ý trong thư quản lý (nếu có) C30 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Ghi chú soát xét hệ thống Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C30 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 3/03/07 STT trang N0 01 + Tiền mặt theo dõi tại văn phòng công ty và tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc + Mở sổ theo dõi đầy đủ + Tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Ngân hàng NN & PTNT Eakar Ngân hàng đầu tư và phát triển Eakar Kho bạc nhà nước Đăklăk Ngân hàng Công Thương Đăklăk + Biên bản kiểm kê và đối chiếu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Lập và xác nhận đầy đủ + Thẩm quyền phê duyệt phiếu thu, phiếu chi : Trưởng bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc Phụ lục số 09 CPA HANOI Hãng chuyên nghành tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng : Công ty X Người lập: Ngày: Năm tài chính : 2006 Người soát xét: Ngày: 20/3/2007 thủ tục phân tích soát xét C40 Chúng tôi đã tiến hành các thủ tục phân tích soát xét và thu được kết quả sau đây: Nội dung Năm trước Năm nay Ghi chú 1. Phân tích tỷ trọng của số dư tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ trọng phát sinh trên bảng cân đối tài khoản + Số dư tiền gửi/ Tổng tài sản + Tỷ trọng phát sinh 2. Phân tích về số dư tiền Việt Nam và Ngoại tệ + Tiền Việt Nam + Ngoại tệ 0.77% 7.66% Tăng Phân tích chu trình thu, chi tiền 4. Đánh giá HTKSNB và đưa ra phương pháp và phạm vi mẫu kiểm tra Công ty X đã thiết lập được một chương trình kiểm soát nội bộ khá đầy đủ và chi tiết. Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục tiền là: Kiểm kê, chọn mẫu + khoản mục chủ yếu và xác nhận Biểu số 1: Giấy tờ làm việc – Tiền mặt tại quỹ C100 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Tiền mặt tại công ty Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C100 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 3/03/07 STT trang N0 01 Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng Dư đầu kỳ 51.945.576 51.945.576 Phát sinh Nợ 766.148.827 370.295.428 306.459.664 302.549.213 58.930.298 662.752.205 104.079.135 219.612.684 231.420.857 240.989.255 515.980.643 7.591.604.495 11.370.822.704 Phát sinh có 762.876.540 393.941.852 281.985.577 215.177.610 139.597.480 657.625.358 125.060.959 252.039.859 245.208.280 232.064.895 515.637.874 7.464.972.058 11.286.188.342 Dư cuối kỳ - Biểu số 1: Giấy tờ làm việc – Tiền mặt tại quỹ C100 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Tiền mặt tại nhà máy Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C100 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 3/03/07 STT trang N0 02 Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng Dư đầu kỳ 47.221.021 Phát sinh Nợ 528.902.347 238.836.340 245.750.645 274.775.454 181.748.680 327.393.791 361.753.443 361.648.050 139.386.110 2.660.194.860 Phát sinh có 535.801.946 189.204.444 215.735.286 298.331.701 202.067.121 338.635.991 304.663.535 337.135.866 285.839.991 2.707.415.881 Dư cuối kỳ - Biểu số 2: Giấy tờ làm việc – Tiền mặt tại quỹ C100 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt Số 12/2006 Hôm nay ngày 31 tháng 12 năm 2006. Thành phần ban kiểm quỹ gồm có: 1: Ông Thái Văn Quế Chức vụ: Giám đốc 2: Ông Phạm Công Toan Chức vụ: Thanh tra công nhân 3: Ông Trần Đức Phong Chức vụ: Phó phòng kế toán 4: Bà Bạch Thị Vân Anh Chức vụ: Kế toán quỹ 5: Bà Phan Thị Ngân Chức vụ: Thủ quỹ Tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt có đến hết ngày 31/12/2006 Tại phòng kế toán công ty X số tiền tồn quỹ thực tế như sau: Số tt Diễn giải Số lượng(tờ) Số tiền(đồng) I Số dư theo sổ kế toán 136.579.938 II Số dư theo sổ quỹ 136.579.938 III Số kiểm kê thực tế 136.580.000 1 Loại 200 đồng 0 2 Loại 500 đồng 0 3 Loại 1.000 đồng 1 1.000 4 Loại 2.000 đồng 2 4.000 5 Loại 5.000 đồng 1 5.000 6 Loại 10.000 đồng 137 1.370.000 7 Loại 20.000 đồng 350 7.000.000 8 Loại 50.000 đồng 124 6.200.000 9 Loại 100.000 đồng 220 22.000.000 10 Loại 500.000 đồng 200 100.000.000 IV Chênh lệch: + Thừa 62 + Thiếu Lý do: thừa thiếu: trong quá trình thu chi số lẻ không thu chi được Kết luận sau khi kiểm quỹ Thủ quỹ Kế toán quỹ kế toán trưởng Đại diện thanh tra CN Giám đốc (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký,Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Biểu số 3: Giấy tờ làm việc – Tiền mặt tại quỹ C100 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Kiểm tra vốn bằng tiền : Tiền mặt Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C110 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 5/03/07 STT trang N0 01 Tháng 1 - PC 27 ngày 14/1 Chi tiền tổng kết cho các đội 18.810.000 đ, kèm theo danh sách các đơn vị Thiếu quyết định chi của Ban giám đốc - PC 31 ngày 18/1 chi trợ cấp dưỡng sức cho cán bộ 4.000.000 đ (500.000đ/người) ( Thực chất chi từ nguồn của bảo hiểm ) - PC 47 ngày 28/1 Thanh toán tiền sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống sát khô gồm 02 hoá đơn không có chữ ký của người bán, mua tổng số tiền là 19.700.000đ VAT 985.000đ - Các PC 58,59,60 ngày 31/01thanh toán tiền ăn ( tiếp khách, liên hoan )tổng số tiền là 7.361.000đ chứng từ kèm theo là giấy xin thanh toán viết tay có duyệt chi của ban giám đốc điều này không hợp lệ, với những giá trị > 100.000 đ đề nghị có hoá đơn (VAT ) - PC 66 ngày 31/01 chi khen thưởng theo quyết định của ban giám đốc số tiền là 5.370.000đ - PC 67 ngày 31/01 chi tiền dưỡng sức số tiền là 40.000.000đ ( 250.000đ/người) Đề nghị kèm theo quyết định của ban giám đốc Tháng 11 Tháng 6 + PC 36 ngày 13/6 Chi tiền phụ cấp chủ tịch công đoàn 3.480.000đ Kèm theo danh sách ( viết tay có duyệt chi ) Tháng 11 Các PC thanh toán xăng xe dựa trên mức hao hụt, số km thực tế x đơn giá xăng không có hoá đơn kèm theo. Tháng 12 Chi phí đền bù cây cối hoa màu xây dựng khu công nghiệp theo quyết định 125 tổng số tiền là 1.011.830.336đ Nhận xét của các Kiểm toán viên CPA HANOI : Cách diễn giải nội dung các nghiệp vụ đôi khi chưa chính xác (cho nghiệp vụ chi tiền, nội dung: nhận tiền hàng) Các nghiệp vụ có số tiền lớn đề nghị có hoá đơn kèm theo Phụ cấp dưỡng sức cần có quyết định chi của Ban giám đốc Biểu số 4: Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 CPA HANOI Công ty kiểm toán và kế toán hà nội Hanoi company profession of auditing & accounting LTD Tên khách hàng/ Client Công ty X Kỳ kế toán/ Period: 31/12/06 Nội dung công việc/ Subject Tiền gửi ngân hàng Người soát xét Reviewed by Ngày soát xét Date 6/03/2007 Số tham chiếu Reference C200 Người kiểm tra Audited by Ngày kiểm tra Date 3/03/07 STT trang N0 02 Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng Dư đầu kỳ 187.694.785 187.694.785 Phát sinh Nợ 357.359.188 98.531.941 155.861.662 460.154.870 11.830.390 74.085.086 2.601.299 32.431.175 2.616.226 50.937.066 43.511.810 4.874.618.045 6.164.538.758 Phát sinh có 511.113.550 25.092.203 81.048.591 544.559.908 22.863.795 73.071.409 - 4.769.969 - 28.484.472 6.000.000 2.650.089.202 3.947.093.099 Dư cuối kỳ 2.405.140.444 2.405.140.444 Biểu số 5 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê Việt Nam công ty x Bảng tổng hợp – chi tiết tài khoản Tài khoản 112 – tiền gửi ngân hàng Cả năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Số PS trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có - Tiền gửi ngân hàng - Tiền gửi Việt Nam 187.694.785 187.694.785 6.164.538.758 6.164.538.758 3.947.093.099 3.947.093.099 2.405.140.444 2.405.140.444 - Ngân hàng ĐT&PT EaKar 2.817.037 349.322.678 49.176.000 302.963.715 - Kho bạc NN Tỉnh DakLak 80.000.000 80.000.000 - NH Công thương Dak Lak 2.324.906.492 1.500.005.000 824.901.492 - Ngân hàng Nông nghiệp EaKar 43.078.329 2.082.865.913 930.002.652 1.195.941.590 - NH ngoại Thương Dak Lak 141.799.419 1.327.443.675 1.467.009.447 1.333.647 Cộng 187.694.785 6.164.538.758 3.947.093.099 2.405.140.444 Ngày .Tháng.Năm. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Biểu số 6 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê việt Nam Công ty X Phiếu đối chiếu tài khoản Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tên ngân hàng Ngày ghi sổ Loại TK tiền gửi Số dư Ghi chú NH NN&PTNT Eakar 14/12/2006 Số TK:421101010008 1.195.941.590 Tổng cộng 1.195.941.590 Bằng chữ:(Một tỷ một trăm chín mươi lăm triệu chín trăm bốn mươi mốt ngàn năm trăm chín mươi đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Xác nhận của ngân hàng Kế toán Giám đốc công ty X Nguyễn Thị Thu Hằng Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Biểu số 6 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê việt Nam Công ty X Phiếu đối chiếu tài khoản Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tên ngân hàng Ngày ghi sổ Loại TK tiền gửi Số dư Ghi chú NH ĐT &PTNT Eakar 30/09/2006 Số TK:63210000000033 302.963.715 Tổng cộng 302.963.715 Bằng chữ:(Ba trăm linh hai triệu chín trăm sáu mươi ba ngàn bẩy trăm mười lăm đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Xác nhận của ngân hàng Kế toán Giám đốc công ty X Trần Thị Hải Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Biểu số 6 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê việt Nam Công ty X Phiếu đối chiếu tài khoản Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tên ngân hàng Ngày ghi sổ Loại TK tiền gửi Số dư Ghi chú NH Ngoại Thương Đăklăk 30/09/2006 Số TK:0231000000566 1.333.647 Tổng cộng 1.333.647 Bằng chữ:(Một triệu ba trăm ba mươi ba ngàn sáu trăm bốn mươi bảy đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Xác nhận của ngân hàng Kế toán Giám đốc công ty X Trần Minh An Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Biểu số 6 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê việt Nam Công ty X Phiếu đối chiếu tài khoản Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tên ngân hàng Ngày ghi sổ Loại TK tiền gửi Số dư Ghi chú Kho bạc NN Đăklăk 25/12/2006 Số TK:21120100036 80.000.000 Tổng cộng 80.000.000 Bằng chữ: (Tám mươi triệu đồng chẵn) Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Xác nhận của ngân hàng Kế toán Giám đốc công ty X Hoàng Minh Thắng Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Biểu số 6 Giấy tờ làm việc – Tiền gửi ngân hàng C200 Tổng công ty cà phê việt Nam Công ty X Phiếu đối chiếu tài khoản Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tên ngân hàng Ngày ghi sổ Loại TK tiền gửi Số dư Ghi chú NH Công Thương Đăklăk 20/12/2006 Số TK:271208000008 824.901.492 Tổng cộng 824.901.492 Bằng chữ: (Tám trăm hai mươi bốn triệu chín trăm linh một nghìn bốn trăm chín mươi hai đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Xác nhận của ngân hàng Kế toán Giám đốc công ty X Cao Tuấn Anh Nguyễn Công Trị Thái Văn Quế Mục lục Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kiểm toán tài chính – Học viện tài chính. 2. Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính – Trường đại học Kinh tế quốc dân. 3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Học viện tài chính. ( Quyển I + II + III) 4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ tài chính. 5. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính. 6. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (tài liệu dịch)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5026.doc
Tài liệu liên quan