Đề tài Nông sản Viêt Nam – khó khăn, cơ hội và thách thức

BÀI TIỂU LUẬN VỀ NÔNG SẢN VIỆT NAM I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn xưa Nông nghiệp đã là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.Từ sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tuy nhiên không còn là nước nông nghiệp thuần túy nữa mà Việt Nam đã trở thành một ngước Nông - Công nghiệp. Giờ đây các sản phẩm trong nông nghiệp đã ngày một đa dang hơn, phong phú hơn cả về chủng loại, mẫu mã và ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng. Từ một nền Nông Nghiệp nghèo nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế quốc dân, thì giờ đây Nông Nghiệp Việt Nam đã không những cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài. Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có mặt ở 150 nước và nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn rất khó tính như: EU, Mỹ và Nhật Bản. Thực tế đã chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên những thị trường này lại là một vấn đề không đơn giản. Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng và đã tạo thế ổn định cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, vào những thời điểm cam go nhất của nền kinh tế, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò là nền tảng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên hiện nay ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( WTO). Khi tham gia sân chơi quốc tế Việt Nam luôn có những cơ hội để nâng cáo sức cạnh tranh, giá trị xuất khẩu nông sản với các nước khác. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ nắm bắt những cơ hội ấy như thế nào? Chính vì lý do trên mà chúng em đã chọn đề tài “Nông sản Viêt Nam – khó khăn, cơ hội và thách thức” để tìm hiểu rõ hơn về Nông sản Việt Nam và để nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường để từ đó đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài Ø Mục đích của đề tài · Tìm hiểu về nông sản của Việt Nam · Phân tích đánh giá thực trạng nông sản của Việt Nam hiện nay · Nêu lên khó khăn, cơ hội, thách thức cho nông sản của Việt nam Ø Yêu cầu của đề tài · Nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường. · Đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam

ppt12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nông sản Viêt Nam – khó khăn, cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông sản Việt Nam Khó khăn, cơ hội và thách thức Phụ lục: I.Thực trạng của nông sản Việt Nam hiện nay II. Khó khăn của nông sản Việt Nam III. Cơ hội cho nông sản Việt Nam IV. Thách thức cho nông sản Việt Nam I.Thực trạng của nông sản Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản đã thu được nhiều thành quả to lớn Nâng cao thu nhập cho khoảng 70% dân số khu vực nông thôn Tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường theo hướng có lợi. 1.1 Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam Lúa gạo: Với tổng diện tích trồng lúa cả nước là 7440.1 nghìn ha hàng năm sản xuất ra trung bình 33 -34 triệu tấn thóc hàng năm Năm 1989, lần đầu trong lịch sử, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD, và liên tiếp trong mười năm sau, sản lượng lương thực nước ta mỗi năm tăng một triệu tấn. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn, đạt 1,4 tỷ USD. Dự kiến năm 2011 sản lượng lúa gạo cả nước sẽ đạt được 39.75 triệu tấn Cà phê. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ha thì 20 năm sau năng suất đó đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha.Bình quân trong 20 năm mỗi hecta cà phê đã cho sản lượng hàng năm là 1,68 tấn. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt 600.000-700.000 tấn cà phê nhân mỗi năm. Theo thống kê của Tổng cục hải quan thì xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2011 đạt 289.6 nghìn tấn , trị giá 585.9 triệu USD, tăng 33% về lượng và 90% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2011 ước lượng đạt hơn 1.2 triệu tấn với giá trị hơn 2.6 tỷ USD. Hồ tiêu Diện tích hồ tiêu của cả nước là 50.5 nghìn ha ( 2009) Trong quý 1/2009 nước ta xuất khẩu được trên 27.075 tấn hạt tiêu với kim ngạch 65,9 triệu USD, tăng 93% về sản lượng và 31,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008 Năm 2010 sản lượng hồ tiêu trong nước có giảm so với năm 2009. Nhưng giá hồ tiêu trong nước lại tăng liên tục từ năm 2007 – 2010. Mức giá cao nhất ghi nhận được là 125 nghìn đồng / kg hồ tiêu trắng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định sản lượng hồ tiêu nước ta năm 2011 dự báo đạt 100 ngàn tấn, tăng 5% so với năm 2010 Diện tích - sản lượng – xuất khẩu ( hồ tiêu). Nguồn: 1.2 Thực trạng công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam Giá nông sản của Việt Nam luônThấp hơn so với Giá nông sản của các nước Khác Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít, chính vì vậy mà giá nông sản không tăng lên được Công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang Nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ 1.3 Tình hình tiêu thụ nông sản trong nước hiện nay Trước đây, mức sống của nhân dân ta còn thấp nên các sản phẩm nông sản được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu còn tiêu thụ cho thị trường trong nước chủ yếu là các sản phẩm thô, thứ cấp với giá rẻ. Nhưng hiện nay, với mức sống hơn 300USD/người/năm thì nhu cầu của người dân đã được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng lên nghĩa là mức tiêu thụ nội địa sẽ tăng. 1.4 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam Có thể nhận xét rằng nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của thế giới và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan (ở mặt hàng gạo và cà phê), Indonexia về cà phê, cao su... Theo tổng cục thống kê thì hai tháng đầu năm 2011 , xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta bao gồm: cà phê, chè, hồ tiêu, điều, gạo và cao su trong 2 tháng đầu năm tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010 nhờ giá tăng. Hiện nước ta đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều và hồ tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo, thứ 4 về xuất khẩu cao su và thứ 5 về xuất khẩu chè.Thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản , Trung Quốc… II. Khó khăn của nông sản Việt Nam Tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN Công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản yếu kém đã làm giá thành nông sản tăng lên Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng làm khả năng cạnh tranh giảm. Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu III. Cơ hội cho nông sản Việt Nam Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, chính vì vậy mà tỷ lệ các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng đóng vai trò to lớn như các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như may mặc, giầy da… Nông nghiệp luôn đóng vai trò bình ổn kinh tế của Việt Nam. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đây chính là lợi thế cho ngành nông nghiệp. Điều này sẽ giúp gia tăng sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản hơn Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, việc tìm kiếm thị trường ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn thì thị trường nội địa với hơn 80 triệu người sẽ giúp ích được rất nhiều Nông sản Việt Nam có ưu điểm là giá thành thấp dễ chiếm lĩnh được thị trường. Khi gia nhập WTO mặt hàng nông sản sẽ có cơ hội tiếp cận được thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn Khả năng liên kết 4 nhà, liên kết ngành, vùng sẽ mang tính bền vững hơn. Giúp thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cung sẽ tốt hơn. Giúp cho nông sản tăng về sản lượng lẫn chất lượng. IV. Thách thức cho nông sản Việt Nam Giữ vững và tăng sản lượng sản xuất của các mặt hàng nông sản trước tình hình thời tiết bất thường hiện nay Phải nhanh chóng xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm và sức cạnh tranh cho nông sản. Loại bỏ được các rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu. Vượt qua được các đối thủ trong cuộc chiến gay gắt và quyết liệt về sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản khi gia nhập WTO Cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông sản đồng thời đăng ký và bảo vệ thương hiệu Phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết khi gia nhập WTO; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản. THE END CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI Danh sách nhóm Nguyễn Khoa Đăng Bùi Thị Thu Thảo Lê Thị Anh Thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptNng s7843n Vi7879t NamKh kh259n c417 h7897i v thch thamp.ppt
  • docNng s7843n Vit Nam 8211 kh kh259n c417 h7897i v th.doc