Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Hoài Bắc

Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành. Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn.

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Hoài Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để được lợi nhuận như mong muốn. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư 20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN - Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty. Để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đã đặt ra Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v... Điều đó chỉ thực hiện được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần. Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạng. Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v... Vì vậy họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai… Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không. Vì vậy họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới. Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động v.v... mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác. Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính. 2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Tài liệu phân tích Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v... trong một kỳ báo cáo. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. + Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện đuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phương pháp sau: Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích thì phân tích theo dạng so sánh theo chiều ngang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảm hay tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich. Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đã phân tích, chỉ ra sự bién động của các tỷ số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau như thế nào, tốc độ biến động cao hay thấp. Thiết lập các dãy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quả phân tích có thể minh hoạ trên đồ thị để đưa ra được các dự báo cần thiết giúp cho việc đưa ra các quyết định quản trị. Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liên quan giữa chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để có quyết định phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của công ty. Tóm lại, phương pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàn toàn tương tự với việc quản trị các công ty. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính: -Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: - Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích các chỉ số tài chính 2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính 2.1.4.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản và nguồn vốn. Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh hiệu quả. 2.1.4.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần về bán hàng và cungc ấp dịch vu, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động hiệu quả. 2.1.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Phân tích các khoản phải thu Khái Niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Công thức: Các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Phân tích các khoản phải trả Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Công thức: Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượng lưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu. Công thức: Tiền + các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Nợ phải trả ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán nhanh Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Tiền + khoản phải thu Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Vòng quay hàng tồn kho Khái niệm: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.trong một năm.và qua đây cũng biết được số ngày hàng tồn kho. Công thức:Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2 Vòng quay các khoản phải thu Khái Niệm: Vòng quay khoản phải thu dùng để do lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Công thức: Doanh số thuần hàng năm Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu trung bình Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một vòng quay khoản phải thu. Công thức: Kỳ thu tiền bình quân = 360/ vòng quay các khoản phải thu Vòng quay tài sản cố định Khái Niệm: Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu Công thức: Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tài sản cố định Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước + tài sản cố định năm nay)/2 Vòng quay tổng tài sản Khái Niêm: Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa tài sản ngắn hạn vàn tài sản dài hạn. Công Thức: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Bình quân giá trị tổng tài sản Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm nay)/2 Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu. Công thức: Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Tỷ số nợ trên tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Công thức: Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ / tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Khái Niệm: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Công Thức: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / vốn chủ sở hữu. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Khái Niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt được chiến lược kinh doanh của mình. Công Thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty. Công Thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay = so với tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Tổng tài sản 2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Đánh giá về mối qua hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên tắc chung là Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn. Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao, thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước. Như khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấy phần nguồn vốn thì phần Nợ phải trả sẽ được báo cáo trước sau đó mới tới nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty TNHH SX - TM - DV Hoài Bắc ta thấy rằng: Tổng tài sản = tổng nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm Dựa vào đồ thị ta nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vố có nhiều sự biến động. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 1.473.511.285 đồng tương ứng với 13%. Qua năm 2010, tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giảm xuống 4.130.839.971 đồng, tương ứng với 36%. Năm 2009 công ty đã đi vào hoạt động bền vững hơn. Do đó tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng hơn so với năm 2008. Đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, dẫn đến kết quả là tình hình tài sản và nguồn vốn giảm sút. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn Phần 2 – Tài sản dài hạn Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản. - Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản. Tài sản ngắn hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 9.547.268.037 11.192.878.004 7.182.057.703 Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.645.609.967 đồng, tương ứng 15%. Qua năm 2010 tài sản ngắn hạn đã giảm đi 4.010.820.301 đồng, tương ứng với 36%. Tài sản ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau: + Vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282 Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm Dựa vào đồ thị thì đễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2010 vốn bằng tiền đã giảm mạnh, giảm 1.096.258.592 đồng, tương ứng 68%. Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí. + Các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 3.147.052.164 3.351.314.308 486.355.041 Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 204262144 đồng, tương ứng 6,5%. Nhưng đến năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi rất nhiều, giảm 2.864.959.267 đồng, tương ứng 85,5%. Việc giảm các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là xấu.Công ty phải tăng cường thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn ứ động trong khâu thanh toán cũng như hạn chế bị chiếm dụng vốn. + Hàng tồn kho. Hàng tồn kho Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 4.549.911.556 6.232.072.822 6.182.470.380 Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho qua 3 năm Lượng hàng tồn kho năm 2009 tăng 1.682.161.266 đồng ứng với 37% so với năm 2008, sang năm 2010 hàng tồn kho đã giảm 49.602.442 đồng ứng với 0,8%. Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn. Năm 2009 hàng tồn kho tăng lên do công ty đang dự trữ hàng hóa để cung cấp cho họa động ở công ty con. - Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 467.266.434 295.167.752 175.148.082 Biểu đồ 2.6: Tài sản dài hạn qua 3 năm Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. Qua bảng phân tích ta thấy rằng Tài sản dài hạn của công ty năm 2009 giảm 172.098.682 đồng ứng với 37% so với năm 2008, sang năm 2010 tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống 120.019.670 đồng ứng với 40% so với năm 2009. Tài sản dài hạn giảm xuống là do sự giảm xuống của tài sản dài hạn khác. Điều này kéo theo sự giảm xuống của Tổng tài sản. Tổng tài sản của công ty chủ yếu là giảm xuống nguyên nhân là do tài sản dài hạn khác và tài sản ngắn hạn của công ty. Tổng tài sản giảm còn do hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu ngắn hạn giảm, bên cạnh đó vốn bằng tiền giảm điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Vì vậy công ty cần phải sớm tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tài chính của công ty. Thông qua bảng cân đối kế oán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty có sự giảm sút. Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty. - Phân tích sự biến động của nợ phải trả Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vậy muốn biết được khả năng chi trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của khoản nợ phải trả đến tổng nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn như thế nào đến công ty. Và qua đó thấy được khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cách khác là qua sự phân tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “ đòn bẩy tài chính” có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Nợ phải trả Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 4.967.514.402 6.547.866.140 2.638.741.818 Biểu đồ 2.7: Nợ phải trả qua 3 năm Nợ phải trả có sự biến động không đồng đều. Năm 2009 tăng 1.580.351.738 đồng, tương ứng 38%. Năm 2010 nơ phải trả giảm mạnh, giảm 3.909.124.322 đồng, ứng với 60%. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Như theo tình hình ta thấy rằng rõ ràng khoản vốn bằng tiền của công ty rất thấp nên khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần đó cũng là điều hợp lý khi khoản vốn bằng tiền giảm dần qua các năm. Vì khi đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả quá lớn thì khi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản vốn để trang trải cho phần lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Còn khoản nợ phải trả dài hạn năm 2009 phát sinh 500.000.000 đồng, năm 2010 khoản nợ phải trả dài hạn vẫn giữ nguyên. Do đây là khoản nợ phải trả dài hạn nên công ty có thể duy trì thời gian trả nợ, song điều này cũng không tốt, công ty cần trả nợ đúng thời hạn để giữ được uy tín. - Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967 Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu qua 3 năm Năm 2009 vốn chủ sở hữu của công ty giảm 133.840.453 đồng ứng 2,6% so với năm 2008, năm 2010 giảm 194.715.649 đồng ứng 3,9% so với năm 2009. Dựa vào đồ thị thì nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công đang trên đà giảm sút, cần có những biện pháp nhằm huy động nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động của công ty vững mạnh hơn. Trong 3 năm qua tài sản và nguồn vốn có sự biến động lớn, các chỉ tiêu có xu hướng giảm. Điển hình là các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng nhiều, điều này làm vốn bằng tiền của công ty giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm mạnh, tác động tới tài sản và nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại tìm biện pháp khắc phục cho về lượng tiền mặt sao cho phù hợp, bên cạnh dó cần phải giảm lượng hàng tồn kho xuống bằng cách là giảm giá và khuyến mãi khi khách hàng đến ký hợp đồng. Điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế toán để các chỉ tiêu phát sinh hợp lý. 2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty là một báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.Trên từng loại đó ta thấy được những thông tin tổng hợp về việc sử dụng vốn, phương thức kinh doanh của công ty, qua dó giúp ta biết được doanh thu của công ty là bao nhiêu. - Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 Biểu đồ 2.9: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm Nhìn vào đồ thị thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh qua các năm. Năm 2009 giảm so với năm 2008 là 3.748.112.066 đồng, tương ứng 40%, sang năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2.811.374.298 đồng và ứng với 52%. Năm 2009 và 2010 công ty hoạt động kém hiệu quả do trong thời gian này các hợp đồng thi công và cung cấp dịch vụ giảm dần. Công ty cần tăng cường hoạt động marketing để thu hút nhiều khách hàng hơn để doanh thu có sự chuyển biến tốt hơn. - Phân tích sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty do các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh. Hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty rất đảm bảo,và đáp ứng được yêu cầu khách hàng, chính vì thế mà các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh. - Phân tích sự biến động của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2.412.301.838 2.998.438.793 1.209.353.967 Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm có sự biến động tăng rồi lại giảm. Năm 2009 tăng 586.136.955 đồng so với năm 2008 và ứng với 24%, sang năm 2010 giảm 1.789.084.826 đồng ứng với 60%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty sang năm 2010 giảm đi, nguyên nhân này thì cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán. - Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6.781.334.526 2.447.085.505 1.424.796.033 Biểu đồ 2.11: Giá vốn hàng bán qua 3 năm Nhận xét tình hình giá vốn hàng bán qua các năm giảm dần. Năm 2009 giá vốn hàng bán giảm mạnh, 4.334.248.733 đồng, ứng với 64% so với năm 2008, năm 2010 giá vốn hàng bán giảm không đáng kể, giảm 1.022.289.760 đồng, ứng với 41,8% so với năm 2009. Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm như vậy rất có lợi cho công ty, có thể làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên, năm 2010 giá vốn hàng bán có giảm nhưng doanh thu thuần năm 2010 lại thấp nên cũng ảnh hưởng đến lơi nhuận. - Phân tích sự biến động của doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 4.424.606 1.094.391 223.221 Biểu đồ 2.12: Doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm dần qua các năm. Năm 2009 giảm 1.330.215 đồng, ứng với 30% so với năm 2008. Sang năm 2010 giảm 1.871.170 đồng, tương ứng 60,4% so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu không tốt, doanh thu hoạt động tài chính giảm dần làm cho lợi nhuận giảm đi. - Phân tích sự biến động của chi phí tài chính Chi phí tài chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 692.217.691 108.254.029 25.083.138 Biểu đồ 2.13: Chi phí tài chính qua 3 năm Nhìn vào đồ thị ta thấy chi phí tài chính của công ty theo xu hướng giảm dần. Đây là điều hoàn toàn có lợi cho công ty. Vì đối với bất cứ doanh nghiệp nào chi phí là một khoản không thể thiếu trong kinh doanh vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn để càng giảm được khoản chi phí tài chính xuống thì càng tốt. Xét trong trường hợp của công ty thì khoản chi phí giảm xuống cũng là điều tất yếu, vì các khoản mục trên bảng cân đối kế toán đều có xu hướng giảm và khoản tiền bằng vốn của công ty cũng giảm xuống, ngoài ra tài sản dài hạn và nợ dài hạn của công ty thì hầu như không phát sinh trong khoản mục này nên làm cho chi phí tài chính cũng không tăng cao. Ngoài chi phí tài chính ra còn có khoản chi phí quản lí kinh doanh của công ty cũng có xu hướng tăng lên. - Phân tích sự biến động của chi phí quản lý kinh doanh Chi phí quản lý kinh doanh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.281.043.913 1.025.119.608 303.371.138 Biểu đồ 2.14: Chi phí quản lý kinh doanh qua 3 năm Qua 3 năm hoạt động thì chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm dần. Năm 2009 chi phí quản lý kinh doanh giảm so với năm 2008 nhưng lượng giảm ít hơn năm 2010 so với năm 2009. Số tiền đầu tư vào chi phí kinh doanh năm 2010 giảm 721.748.470 đồng ứng với 70% so với năm 2009. Chi phí quản lý kinh doanh giảm đi là do năm 2010 công việc kinh doanh của công ty hoạt động không được tốt lắm. Cũng chính vì vậy mà lượng chi phí cho quản lý kinh doanh cũng giảm dần. - Phân tích sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 443.464.840 1.868.159.547 882.122.912 Biểu đồ 2.15: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm Do chi phí tài chính và quản lí kinh doanh qua các năm thấp nên ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cũng giảm. So sánh theo chiều ngang thì ta thấy rằng, năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.424.694.707 đồng, năm 2010 giảm 986.036.635 đồng, ứng với 53% so với năm 2009. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng đột biến. Do trong thời gian này công ty hoạt động hiệu quả, nhiều hợp đồng được ký với các tỉnh miền Tây trong vấn đề xử lý ô nhiễm. Song năm 2010 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, điều này cho thấy rằng tuy năm 2010 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn nhưng vẫn đạt được một mức lợi nhuận chấp nhận được. - Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận trước thuế Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 443.464.840 1.868.159.547 1.041.769.723 Biểu đồ 2.16: Tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm Dựa vào đồ thị 2.16 thì ta nhận thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 1.424.694.707 đồng, đến năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế giảm đi 826.389.824 đồng, ứng với 44% so với năm 2009. Tổng lợi nhuận trước thuế được tạo thành từ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Năm 2009, hai khoản lợi nhuận này đều tăng cho nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên. Sang năm 2010, do phát sinh khoản chi phí khác làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm đi. - Phân tích sự biến động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 124.170.155 523.084.673 291.695.522 Biểu đồ 2.17: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm Qua đồ thị ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 tăng mạnh, tăng 398.914.518 đồng. Qua năm 2010 thì khoản chi phí mà công ty phải đóng giảm xuống 231.389.151 đồng. Điều này cũng dễ hiểu, năm 2009 lợi nhuận mà công ty thu được tăng rất cao nên chi phí thuế cũng tăng lên. Và năm 2010, lợi nhuận giảm nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. - Phân tích sự biến động của lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 319.294.685 1.345.074.874 750.074.201 Biểu đồ 2.18: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 tăng 1.025.780.189 đồng so với năm 2008. Qua năm 2010 lợi nhuận sau thuế lại giảm đi và giảm 595.000.673 đồng so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động mạnh, năm 2009 tăng cao, nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống. Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2009 và năm 2010 cũng có sự biến động tương tự. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế, công ty cần có phải có những định hướng hoạt động tốt hơn để khoản lợi nhuận thu được tăng lên. 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động các khoản phải thu, phải trả tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách giải quyết. Phân tích các khoản phải thu Các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Bảng 2.1: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Các khoản phải thu 3.147.052.164 3.351.314.308 486.355.041 2 Tổng nguồn vốn 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 3 Tỷ lệ giữa khoản phải thu và Tổng vốn 0,314 0,291 0,066 Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn năm 2008 là 0,314, năm 2009 là 0,291 và năm 2010 là 0,066. Con số này giảm dần qua các năm, đây là chiều hướng có lợi cho công ty về khả năng chiếm dụng được vốn. Phân tích các khoản phải trả Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Bảng 2.2: Tỷ số nợ Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng nợ phải trả 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818 2 Tổng nguồn vốn 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 3 Tỷ số nợ 0,496 0,572 0,358 Nhìn vào bảng ta thấy rằng: Cứ trong 1 đồng nguồn vốn của công ty thì có 0,496 đồng nợ phải trả của năm 2008. Năm 2009 cứ trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,572 đồng nợ, sang năm 2010 là cứ trong 1 đồng vốn của công ty thì có 0,358 đồng nợ. Tỷ số này cho thấy rằng công ty lệ thuộc vào đồng nợ tương đối cao. Vì khoản thanh toán sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền bằng vốn và khả năng thanh toán của công ty khi công ty không mở rộng thị trường. Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Tiền + các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Nợ phải trả ngắn hạn Bảng 2.3: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282 2 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818 3 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,372 0,264 0,239 Năm 2008 công ty thanh toán được 0,372 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2009 thanh toán được 0,264 đồng và năm 2010 thanh toán được 0,239 đồng. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty rất thấp cho thấy rằng khả năng lưu trữ tiền mặt đang nghiêm trọng. Vì vậy công ty cần phải điều chỉnh lượng tiền sao cho hợp lí. Đối với bất kỳ một công ty nào cũng vậy tài chính giúp công ty khẳng định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường , vì vậy một công ty mà kinh doanh thiếu tiền thường là bị thất bại. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn Bảng 2.4: Khả năng thanh toán hiện thời Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tài sản lưu động 9.547.268.037 11.192.878.004 7.182.057.703 2 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818 3 Khả năng thanh toán hiện thời 1,921 1,842 3,358 Năm 2008 1 đồng tài sản lưu động thanh toán được 1,921 đồng nợ, năm 2009 thanh toán được 1,842 đồng nơ và năm 2010 thanh toán được 3,358 đồng nợ. Con số cho thấy giá trị tài sản của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của công ty đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên giá trị tài sản như vậy là thấp. Phân tích khả năng thanh toán nhanh Tiền + khoản phải thu Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Bảng 2.5: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Đồng stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tiền 1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282 2 Khoản phải thu 3.147.052.164 3.351.314.308 486.355.041 3 Nợ ngắn hạn 4.967.514.402 6.074.866.140 2.138.741.818 4 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 1,006 0,816 0,467 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 và năm 2009 lớn hơn 0,5 cho thấy rằng hai năm này khả năng thanh toán của công tương đối tốt. Đến năm 2010 khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy rằng khả thanh toán nợ của công ty gặp nhiều khó khăn. Xong nếu tỷ lệ này quá cao sẽ là điều không tốt vì ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của công ty chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. 2.2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty Để làm rõ hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế phân tích chủ yếu sử dụng tỷ số hoạt động còn được gọi là tỷ số quản lý tài sản tài sản.Vậy để biết được hiệu quả hoạt động của công ty ta sẽ đi phân tích cái gì và cần làm rõ vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề này cần phải dựa vào các yếu tố sau: Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2 Bảng 2.6: Vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính : Đồng stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Gía vốn hàng bán 6.781.334.526 2.447.085.505 1.424.796.033 2 Hàng tồn kho trung bình 2311105238 5390992189 6207271601 3 Vòng quay hàng tồn kho 2,93 vòng 0,45 vòng 0,23 vòng Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm 2,48 vòng so với năm 2008; năm 2010 giảm 0,22 vòng so với năm 2009. Số ngày vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 123 ngày/vòng; năm 2009 là 800 ngày/vòng và năm 2010 là 1565 ngày/vòng. Số vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng dần. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần/ các khoản phải thu trung bình Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu Đơn vị tính : Đồng stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh số thuần hàng năm 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 2 Các khoản phải thu trung bình 1,582,935,795 1,832,683,2236 1.918.834.675 3 Vòng quay các khoản phải thu 5,81 vòng 2,97 vòng 1,37 vòng Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 5,81 vòng; năm 2009 là 2,97 vòng và năm 2010 là 1,37 vòng. So sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm và chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân DSO Kỳ thu tiền bình quân = 360/ vòng quay các khoản phải thu DSO2008 = 360/5,81 = 62 ngày DSO2009 = 360/2,97 = 121 ngày DSO2010 = 360/1,37 = 263 ngày Kỳ thu tiền bình quân năm 2008 là 62 ngày, năm 2009 là 121 ngày và năm 2010 là 263 ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng dần qua các năm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ và nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng. Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tài sản cố định Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước + tài sản cố định năm nay)/2 VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 Bình quân giá trị tài sản cố định 147.156.797 256.359.030 198.606.940 Vòng quay tài sản cố định 62,48 vòng 21,24 vòng 13,26 vòng Bảng 2.8: Vòng quay tài sản cố định Đơn vị tính : Đồng Tỷ số này cho thấy cứ một đồng tài sản cố định của công ty thì tạo ra được 62,48 đồng doanh thu năm 2008; 21,24 đồng doanh thu năm 2009 và 13,26 đồng doanh thu năm 2010. Vòng quay tài sản cố định qua các năm rất cao nhưng có xu hướng giảm dần, chứng to công ty cố gắng mở rộng sản xuất. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Bình quân giá trị tổng tài sản Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm nay)/2 Bảng 2.9: Vòng quay tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh Thu Thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 Bình quân giá tri tổng tài sản 7.440.550.842 10.751.290.114 9.422.625.771 Vòng quay tổng tài sản 1,24 vòng 0,51 vòng 0,28 vòng Một đồng tài sản tham gia vào sản xuất năm 2008 tạo ra được1,24 đồng doanh thu; năm 2009 tạo ra được 0,51 đồng doanh thu và năm 2010 tạo ra được 0, 28 đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản các năm giảm dần, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm. Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu Bảng 2.10: Vòng quay vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Đồng VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh Thu Thuần 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 Vốn chủ sở hữu 5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967 Vòng quay vốn chủ sở hữu 1,82 1,11 0,56 Qua bảng số liệu ta nhận thấy năm 2008 cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra dược 1,82 đồng doanh thu; năm 2009 tao ra được 1,11 đồng doanh thu và năm 2010 tao ra được 0,56 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2008 và năm 2009 tốt hơn năm 2010, công ty cần xem xét đề ra phương hướng kinh doanh, sử dụng vốn chủ sở hữu tốt hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. 2.2.3.3. Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty Đây là phân tích khả năng sử dụng đòn bầy tài chính của công ty. Qua phân tích các chỉ số này giúp ta phân tích đánh giá mức độ khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ / tổng tài sản Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng nợ 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818 2 Tổng tài sản 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 3 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,496 0,572 0,358 Bảng 2.11: Tỷ số nợ so với tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho thấy rằng công ty 49,6% nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản của công ty là từ nợ phải trả. Mức độ sử dụng nợ thuộc trung bình, nếu công ty kinh doanh cho dù có lời nhưng công ty cũng phải chi trả cho khoản lãi và bên cạnh đó nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên nếu đối với một doanh nghiệp mà có nhu cầu mở rộng sản xuất thì vói nhu cầu cần vốn thì phải chấp nhận với doanh thu thấp và lợi nhuận thấp, còn ngược lại thì đối với một doanh nghiệp mà không mở rộng sản xuất thì việc sử dụng vốn cao như vậy thì không tốt vì ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty thấp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / vốn chủ sở hữu Bảng 2.12: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng nợ 4.967.514.402 6.574.866.140 2.638.741.818 2 Vốn chủ sở hữu 5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967 3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,984 1,338 0,559 Tỷ số này cho biết ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng đến 0,984 lần năm 2008, năm 2009 là 1,338 lần và năm 2010 là 0,559 lần. Mức độ sử dụng nợ biến động tăng rồi lại giảm, công ty ít chiếm dụng vồn của chủ nợ. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Công Thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Bảng 2.13: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: đồng TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lợi nhuận ròng 319.249.685 1.345.074.874 750.074.201 Doanh thu 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0,034 0,930 1,182 Năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thì công ty tạo ra được 0,034 đồng, năm 2009 là 0,930 đồng lợi nhuận và năm 2010 là tạo ra được 1,182 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên doanh thu tăng dần lên theo các năm chứng tỏ công ty quản lý chi phí ngày càng hiệu quả hơn. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Công Thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi Tỷ số lợi nhuận trước thuế = và lãi vay so với tổng tài sản Tổng tài sản Bảng 2.14: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VÀ LÃI VAY SO VỚI TỔNG TÀI SẢN Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lợi nhuận trước thuế và lãi 443.464.840 1.868.159.547 1.041.769.723 Tổng tài sản 10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 Tỷ số lợ nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản 0,044 0,162 0,141 Tỷ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 0,044 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi của năm 2008; năm 2009 là tạo ra được 0,162 đồng; năm 2010 là 0,141 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi có sự tăng lên và giảm xuống nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy đây là một điều tốt có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác thì tỷ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phụ thuộc vào nghành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường có quá nhiều đối thủ mạnh về tài chính họ sẽ có hướng mở rộng thị trường để chiếm thị phần trên thị trường. Chính vì thế công ty cần phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn về lĩnh vực kinh doanh của mình. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Công thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Tổng tài sản Bảng 2.15: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Đơn vị tính: Đồng TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN Chiỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lợi nhuận ròng 319.294.685 1.345.074.874 750.074.210 Tổng tài sản  10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 0,031 0,117 0,101 Năm 2008 1 đồng tài sản thì tạo ra được 0,031 đồng lãi nhuận ròng, năm 2009 tạo ra 0,117 đồng và năm 2010 tạo ra 0,101 đồng. Tỷ số này cho thấy rằng mức sinh lời trên tài sản của công ty đã tăng vào năm 2009 và giảm xuống ở năm 2010 nhưng lượng giảm không đáng kể. Đây là hướng tích cực của công ty cho thấy khả năng sinh lời cao. Tỷ số này còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty TNHH SX – TM – DV Hoài Bắc 3.1. Nhận xét chung 3.1.2. Nhận xét chung về công ty Lĩnh vực hoạt động của công ty đa dạng, nhưng chủ yếu là xử lý nước. Vấn đề đảm bảo môi trường ngày càng được nhà nước quan tâm, do đó lĩnh vực mà công ty đang hoạt động sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Bộ máy quản lý của công ty đã đáp ứng được yêu cầu tính giảm gọn nhẹ của nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn có một vài hạn chế do sự đình trệ. Nguồn nhân lực bị hạn chế, khi có hợp đồng xây dựng công trình ở xa thì phải điều cán bộ kế toán công ty đi theo. Do đó công ty cần tăng cường thêm cán bộ kế toán để đảm bảo hoạt động của công ty. Cán bộ kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng nhu cầu công ty, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình kỹ thuật nên cần đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề. 3.1.2. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty Qua phân tích báo cáo tài chính của công ty trong ba năm 2008 – 2009 -2010 ta thấy: Nhu cầu về vốn để đáp ứng cho hoạt động công ty là rất cao. Nguồn vốn của công ty năm 2008 – 2009 tăng lên, nhưng năm 2010 nguồn vốn lại giảm mạnh. Chính vì vậy công ty cần phải vay thêm vốn từ các ngân hàng hay tín dụng để hoạt động hiệu quả. Tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm dần từ năm 2009 – 2010, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm không đáng kể, điều này thể hiện mức độ phụ thuộc vào nợ thấp. Tài sản dài hạn của công ty đang trên đà giảm dần. Đây là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng , xử lý nước, nên công ty cần trang bị thêm các thiết bị máy móc để hoạt động được nhanh hơn. Về khả năng thanh toán của công ty: khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền còn ở mức thấp. Công ty cần xem xét lại cho hợp lý. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì các tỷ số về khả năng sin h lời của công ty năm 2009 tăng hơn năm 2008, năm 2010 có giảm xuống nhưng không đáng kể. Công ty cần tiếp tục phát huy và nổ lực hơn nữa để quá trình hoạt động đạt kết quả tốt hơn những năm trước. Vòng quay hàng tồn kho cao nên số ngày vòng quay hàng tồn kho chậm. 3.2. Một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Nhìn chung, bộ máy quản lý của công ty đã đáp ứng được yêu cầu tính giảm gọn nhẹ của nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn có một vài hạn chế do sự đình trệ. Cán bộ kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng nhu cầu công ty, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình kỹ thuật nên cần đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề. Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình tài chính của công ty có biến động mạnh qua các năm làm cho lợi nhuận thu được giảm dần. Lượng vốn bằng tiền của công ty cũng rất thấp, công ty cũng cần phải tăng thêm lượng vốn bằng tiền cao hơn để đáp ứng tình hình thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó, công ty cần có chính sách vay tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn, tăng cường quản lý và sử dụng vốn hiệu hơn. Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quả lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý. Tài sản cố định của công ty giảm dần qua các năm, năm 2008 là 282.400.747 đồng, năm 2009 là 230.317.313 đồng và năm 2010 là 166.896.567 đồng. Công ty cần bổ sung thêm tài sản cố định nhằm hạn chế thuê tài sản bên ngoài, đồng thời phải thay thế máy móc thiết bị cũ cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty. Đầu tư cho công nghệ sản xuất mới hiện đại đuổi kịp sự phát triển công nghệ trong khu vực và thế giới. Tăng cường liên minh với các doanh nghiệp đồng nghành để hỗ trợ nhau cùng phát triển Vòng quay hàng tồn kho đang ở mức thấp 0,23 vòng, nên số ngày luân chuyển trong một vòng đang ở mức rất cao, công ty cần có chính sách đẩy mạnh mở rộng thi trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nhằm giảm hàng tồn kho chậm luân chuyển. Bên cạnh đó công ty cần quản lý tốt các hợp đồng, theo dõi nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường trong và ngoài nước để xác định giá mua bán, và tồn trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý. KẾT LUẬN Trong những năm qua công ty đã không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Cơ chế phát triển sạch CDM của công ty ngày càng được áp dụng ở nhiều nơi. Vấn đề môi trường ngày càng được mọi người và nhà nước quan tâm, do đó lĩnh vực hoạt động của công ty sẽ ngày càng phát triển. Nhìn chung, nguồn lực tài chính của công ty có một số điểm yếu. Lợi nhuận thu được qua các năm có sự giảm sút nhưng không đáng kể. Công ty cần phải xem xét cẩn trọng và đề ra phương hướng đúng đắn nhằm giúp cho quá trình hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên em còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Hữu Hạnh, Giáo trình Quản trị tài doanh nghiệp hiện đại, Nhà Xuất Bản Thống Kê. GVC. Nguyễn Thị Mỵ và TS. Nguyễn Đức Dũng, Giáo trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Giảng Viên Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản năm 2009. TS. Nguyễn Quang Thu, Giáo trình Quản Trị Tài Chính Căn Bản, Nhà Xuất Bản Thống Kê 2007. Các trang web tham khảo www.tailieu.vn www.kienthuctaichinh.com www.hoainamhoaibac.com www.thoibaokinhte.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockiem_toan_ve_chu_trinh_mua_hang_va_thanh_toan_trong_kiem_toan_bctc_8535.doc
Tài liệu liên quan