Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 nêu rõ, phải “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo cho mình có vị thế trên thương trường. Một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Song song đó, nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh đó là hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chính vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là rất cần thiết và cấp bách. Trong xu thế hội nhập đó, hàng loạt nhà đầu tư mới trong và ngoài nước chọn Việt Nam làm nơi đầu tư an toàn và sinh lợi. Điều này đòi hỏi việc cung ứng vốn để đầu tư là bức bách và thường xuyên. Và hơn nữa, ngay cả những hoạt động kinh doanh cá thể, hộ sản xuất cũng rất cần vốn để kinh doanh, sinh lợi cùng hòa nhập vào sự phát triển đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ dẫn vốn trong nền kinh tế, trung gian thanh toán, đồng thời là cầu nối giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục, không gián đoạn thì vai trò của các tổ chức tín dụng trung gian, hay nói khác hơn đó là sự góp mặt của các ngân hàng rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đã làm cho hoạt động của các Ngân hàng trong nước ngày thêm sôi nổi trong việc điều hoà lượng vốn kinh doanh, giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Vì vậy, để cạnh tranh, tồn tại, đứng vững trên thương trường thì mỗi ngân hàng phải hoạt động hiệu quả. Muốn vậy, mỗi ngân hàng phải quản lý, sử dụng nguồn vốn như thế nào để đạt hiệu quả tối đa mới là điều thực sự quan trọng. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Phát Triển Mê Kông cũng đứng trước bối cảnh nền kinh tế đổi mới với nhiều thử thách. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn để từ đó ngân hàng có thể phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động của mình, tạo tiền đề vững chắc cho ngân hàng trên con đường kinh doanh. Do đó, nhóm chọn đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - AN GIANG” làm đề tài bài tập nhóm của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động thực tế, nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lí luận cơ bản về vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh của ngân hàng làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn, thực trạng sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thông qua báo cá tài chính năm 2007, 2008, 2009. Trong đó: + Đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng qua 3 năm; + Đánh giá tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm; + Đánh giá tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm; + Đánh giá tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm; - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và doanh lợi trong quá trình kinh doanh - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Phát Triển Mê Kông giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin Các số liệu được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo của Ngân hàng Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh, . Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những số liệu, thông tin, bài viết được thu thập từ các nguồn: sách, báo, tạp chí; cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học để giúp nội dung nghiên cứu thêm sinh động, phong phú và hài hòa. 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Đối với mục tiêu thứ nhất: Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân tích; so sánh các số liệu thứ cấp của ngân hàng và rút ra nhận xét, từ đó so sánh với tình hình thực tế những kết quả đạt được. Đối với mục tiêu thứ 2: Sử dụng công cụ là các chỉ số tài chính để đánh giá. Đối với mục tiêu thứ 3: Sử dụng kết quả phân tích ở mục tiêu thứ 2 để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu giới hạn trong 3 năm 2007, 2008, 2009. - Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông.

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hạn. Chính vì vậy, ngay từ bay giờ ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, các công ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng trên cơ sở giảm dần tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của mình. * Doanh số cho vay tăng đều qua các năm chủ yếu do: - Ngân hàng rất được khách hàng tín nhiệm. - Ngân hàng luôn mở rộng địa bàn, đa dạng hóa hình thức và đối tượng cho vay. - Có đội ngũ cán bộ tín dụng tích cực đi vào tận vùng sâu vùng xa để tìm hiểu, thăm dò tình hình sản xuất và nhu cầu cho vay vốn của khách hàng (vì hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu là cho vay nông nghiệp). - Thủ tục cho vay khá đơn giản và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ tín dụng. - Đặc biệt là giải ngân nhanh chóng. 4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2008/2007 % 2009/2008 % Cuối kỳ 1. SXNN 339.389 66,49 1.052.695 62,52 1.013.141 54,73 713.306 210,17 -39.554 -3,76 2. SXKD - DV 41.906 8,21 350.714 20,83 443.573 23,96 308.808 736,91 92.859 26,48 3. Cho vay DN - - 24.165 1,44 8.262 0,45 - - -15.903 -65,81 4. Cho vay khác 5.406 1,06 19.888 1,18 125.738 6,79 14.482 267,89 105.850 532,23 Trả góp 1. Góp xe - - 16.967 1,01 34.476 1,86 - 17.509 103,19 2. Góp TMDV 55.438 10,86 117.422 6,97 87.136 4,71 61.984 111,81 -30.286 -25,79 3. Góp CBCNV 65.960 12,92 93.286 5,54 136.580 7,38 27.326 41,43 43.294 46,41 4. Góp khác 2.365 0,46 8.611 0,51 2.295 0,12 6.246 264,10 -6.316 -73,35 Tổng 510.464 100 1.683.748 100 1.851.201 100 1.173.284 229,85 167.453 0,10 (Nguồn:Phòng kế hoạch ) Trong đó:SXNN: Sản xuất nông nghiệp SXKD – DV: Sản xuất kinh doanh – dịch vụ Cho vay DN: Cho vay doanh nghiệp Góp TMDV: Góp thương mại dịch vụ Góp CBCNV: Góp cán bộ - công nhân viên Nhìn chung, đối tượng sản xuất nông nghiệp là đối tượng đạt doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua ba năm. Như chúng ta đã biết, nền kinh tế tỉnh An Giang phát triển mạnh nhất vẫn là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Với một diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu năm của người nông dân An Giang đã tạo nên một thế mạnh riêng của tỉnh, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, đồng thời cũng làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia. Do đó, cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm. Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dung - góp cán bộ công nhân viên, đây là loại cho vay tín chấp trả theo lương và theo quy định, ngân hàng chỉ giới hạn cho vay tối đa 60 triệu đồng trên mỗi cá nhân, đồng thời ngân hàng cũng chú trọng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tốc độ tăng giảm của các đối tượng vay không đồng đều qua các năm do phụ thuộc vào nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cũng như điều kiện thuận lợi hay bất lợi của từng ngành nghề trong từng gia đoạn; theo đó mà cơ cấu cho vay của ngân hàng thay đổi qua các năm. 4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng 4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHIE TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 327.270 79,14 785.243 78,00 1.903.506 85,50 457.973 139,94 1.118.263 142,41 Trung dài hạn 86.242 20,86 221.538 22,00 322.839 14,50 135.296 156,88 101.301 45,73 Tổng 413.512 100 1.006.781 100 2.226.345 100 593.269 143,47 1.219.564 121,13 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Nhìn chung, doanh số thu nợ tại Ngân hàng qua ba năm đều tăng, trong đó cả thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều lần lượt tăng qua các năm. Tuy nhiên, khi thu hồi vốn càng nhiều thì chi phí sẽ càng tăng làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Biểu đồ 4: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM Năm 2007, ngân hàng đã thu được 413.512 triệu đồng. Sang năm 2008, doanh số thu nợ đạt được là 1.006.781 triệu đồng, tăng 593.269 triệu đồng (tăng 143,47%) so với cùng kỳ. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng 457.973 triệu đồng (tăng 139,94%) và thu nợ dài hạn tăng 135.296 triệu đồng (tăng 156,88%). Điều này đã thể hiện hiệu quả kinh tế từ đồng vốn vay của khách hàng, đầu tư sinh lợi đáp ứng việc hoàn trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh, công tác tín dụng của ngân hàng được nâng cao, đặc biệt là trong thu nợ. Sang năm 2009, tình hình thu nợ vẫn diễn ra khá tốt. Doanh số thu nợ năm 2009 đạt 2.226.345 triệu đồng, tăng 1.219.564 triệu đồng (tăng 121,13%) so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, thu nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 1.118.263 triệu đồng (tăng 142,41%), còn cho vay trung và dài hạn tăng 1.1.301 triệu đồng (tăng 45,73%). Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay tại ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm, điều này đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng thu nợ. Có được điều này chính là nhờ vào sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua trong việc chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Doanh số thu nợ tại ngân hàng qua các năm tăng cao, điều này đã thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng và công tác thẩm định của ngân hàng được thực hiện tốt. Tuy nhiên, khi các khoản nợ vay đáo hạn, nếu xét thấy khách hàng có uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả vẫn có nhu cầu vốn, ngân hàng không nên thu hồi nợ về ngay mà nên tiếp tục để khách hàng tiếp tục sử dụng số tiền vay vì hiện nay nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng bức thiết. Làm được như vậy chẳng những làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua khoản lãi vay mà khách hàng mang lại mà còn làm giảm bớt rất nhiều chi phí cho ngân hàng nếu so với việc thu hồi nợ về và tìm kiếm khách hàng cho vay mới. 4.3.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cuối kỳ 1. SXNN 215.225 67,86 502.216 61,94 1.058.994 57,52 286.991 133,34 556.778 110,86 2. SXKD- DV 20.381 6,43 162.495 20,04 404.455 21,97 142.114 697,29 241.960 148,90 4. Cho vay DN - - 8.574 1,06 81.135 4,41 - - 72.561 846,29 5. Cho vay khác 4.134 1,30 7.473 0,92 100.304 5,45 3.339 80,77 92.831 1242,22 Trả góp 1. Góp xe - - 1.296 0,16 17.146 0,93 - - 15.850 1222,99 2. Góp TMDV 41.727 13,16 74.972 9,25 95.222 5,17 33.245 79,67 20.250 27,01 3. Góp CBCNV 35.183 11,09 53.731 6,63 80.211 4,36 18.548 52,72 26.480 49,28 4.Góp khác 516 0,16 6.605 0,81 3.524 0,19 6.089 1180,04 -3.081 -46,65 Tổng 317.166 100 810.757 100 1.840.991 100 493.591 155,63 1.030.234 127,07 (Nguồn: Phòng kế hoạch ) Nhìn chung, đối tượng cho vay sản xuất nông nghiệp là đối tượng thu nợ nhiều nhất, cả về số tiền và tỷ lệ tăng đều tăng liên tục qua các năm. Bởi vì, cho vay đối tượng này chủ yếu là cho vay ngắn hạn, khách hàng vay để bổ sung vốn sản xuất. 4.3.2.3. Hệ số thu nợ Để đánh giá tình hình thu nợ của ngân hàng, ta xem xét hệ số thu nợ. Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Ta xem xét bảng số liệu về hệ số thu nợ trong thời gian qua dưới đây: Bảng 8: HỆ SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Doanh số cho vay 619.727 1.875.355 2.305.047 Doanh số thu nợ 413.512 1.006.781 2.226.345 Hệ số thu nợ (%) 66,72 53,68 96,59 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng là khá cao. Năm 2007, hệ số thu nợ của ngân hàng là 66,72%, năm 2008 giảm đáng kể còn 53.68%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tín dụng trung và dài hạn đã được ngân hàng quan tâm đúng mức, doanh số trung và dài hạn tăng lên đáng kể. Tóm lại, ngân hàng nên tiếp tục hoạt động kinh doanh theo hướng này - khi bắt đầu xem xét cho vay cần tiến hành thẩm định khách hàng thật kỹ càng về năng lực tài chính, phương án kinh doanh lẫn tư cách khách hàng; bên cạnh đó ngân hàng nên tăng cường cho vay trung và dài hạn. Khi món vay đáo hạn nếu xét thấy khách hàng uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả và có nhu cầu tiếp tục vay thì ngân hàng nên để khách hàng tiếp tục sử dụng món vay. Ngân hàng không nên quá chú trọng thu hồi nợ đối với khách hàng uy tín và trung thành với ngân hàng. Sang năm 2009, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên đến 96,59%. Qua đó cho thấy trong 100 đồng vốn doanh số cho vay thì ngân hàng thu được khoảng trên dưới 96 đồng, điều này có liên quan mật thiết với cơ cấu tín dụng của ngân hàng - tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù điều này giúp thu hồi vốn nhanh và sau đó lại sử dụng nguồn vốn này để tiếp tục cho vay, nhưng chính vì vậy đã khiến ngân hàng phải liên tục thực hiện công tác tìm kiếm và thẩm định khách hàng mới, làm ngân hàng tốn nhiều chi phí và từ đó làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, ta không thể dựa vào hệ số thu nợ để đánh giá một cách chủ quan về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng đối với tổng doanh số cho vay hằng năm mà thôi. Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu thu nợ ta nên dựa vào phần nợ đã đến hạn phải thu thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng mới thật sự chính xác. 4.3.3. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng 4.3.3.1. Phân tích doanh số dư nợ theo thời hạn Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 9: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 231.149 58,62 886.130 70,05 870.578 64,89 654.981 283,36 -15.552 -17,60 Trung dài hạn 163.188 41,38 378.781 29,95 471.033 35,11 215.593 132,11 92.252 24,35 Tổng 394.337 100 1.264.911 100 1.341.611 100 870.574 220,77 76.700 6,06 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Trong thời gian qua, doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2007 tổng dư nợ của ngân hàng là 394.337 triệu đồng, đến năm 2008 tổng dư nợ của ngân hàng đạt được là 1.264.911 triệu đồng, tăng 870.574 triêu đồng (tăng 220,77%) so với năm 2007. Rõ ràng hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có sư tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong đó tổng dư nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất 283.36%, tương đương 654.981 triệu đồng; dư nợ trung và dài hạn tăng 215.593 triệu đồng (tăng 132,11%). Kết quả này cho thấy ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực đầu tư ngắn hạn mà khách hàng chủ yếu vẫn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bước sang năm 2009 tổng dư nợ của ngân hàng là 1.341.611 triệu đồng, tăng 76.700 triệu đồng (tăng 6,06%) so với cùng kì năm 2008. Trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng 24.35% tương đương 92.252 triệu đồng; dư nợ ngắn hạn lại giảm nhưng không đáng kể, giảm 15.552 triệu đồng (giảm 1,76%). Biểu đồ 5: DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 4.3.3.2. Phân tích doanh số dư nợ theo đối tượng Bảng 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cuối kỳ 1. SXNN 223.700 58,93 774.179 62,53 728.327 54,75 550.479 246,08 -45.852 -5,92 2. SXKD- DV 32.092 8,45 220.312 17,80 259.430 19,50 188.220 586,50 39.118 17,76 4. Cho vay DN - - 15.591 1,26 16.718 1,26 - - 1.127 7,23 5. Cho vay khác 3.577 0,94 7.991 0,65 41.426 3,11 4.414 123,40 33.435 418,41 Trả góp 1. Góp xe - - 15.671 1,27 33.001 2,48 - - 17.330 110,59 2. Góp TMDV 40.412 10,65 82.862 6,69 74.776 5,62 42.450 105,04 -8.086 -9,76 3. Góp CBCNV 77.685 20,46 117.241 9,47 173.609 13,05 39.556 50,92 56.368 48,08 4.Góp khác 2.155 0,57 4.161 0,34 2.931 0,22 2.006 93,09 -1.230 -29,56 Tổng 379.621 100 1.238.008 100 1.330.218 100 858.387 226,12 92.210 7,45 (Nguồn: Phòng kế hoạch ) Trước tiên, ta xét về tỷ trọng của các đối tượng trong tổng dư nợ. Qua bảng số liệu ta thấy nhóm sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng trên 50%) trong tổng dư nợ, kế đến là sản xuất kinh doanh dịch vụ, góp cán bộ công nhân viên (khoảng 10%). Còn các đối tượng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, biến động tăng giảm từ 0 - 5% trong tổng dư nợ. Nhìn chung, tỷ trọng này cũng khá tương ứng với tình hình cho vay và thu nợ của ngân hàng. Xem xét doanh số dư nợ các đối tượng qua ba năm, ta thấy hầu hết các nhóm đối tượng đều có doanh số dư nợ tăng liên tục qua các năm bao gồm: sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho vay khác, góp xe, góp cán bộ công nhân viên. Như đã đề cập, nhu cầu về vốn hiện tại của nền kinh tế cũng như trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, đặc biệt là vốn để sản xuất trong điều kiện giá chi phí đầu vào tăng mạnh trong thời gian qua. Thấy được thực trạng đó, ngân hàng đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng trong hết khả năng của mình. 4.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn thì chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn, có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết thời hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng gặp rủi ro. Vì vây, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các biện pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là một việc phát sinh ngoài ý muốn của người đi vay cũng như người cho vay. Nếu phấn đấu để đưa nó về con số không thì không thể thực hiện được. Chúng ta chỉ nên chấp nhận và cố gắng kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức độ tối thiểu hợp lý. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó ở ngân hàng, nợ quá hạn chiếm tổng số dư nợ càng lớn thì nó phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng đó càng kém và ngược lại. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ta có thể xem xét bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong thời gian qua sau: Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 621 55,10 908 29,81 12.370 56,41 287 46,22 11.462 1.262,33 Trung dài hạn 506 44,90 2.138 70,19 9.560 43,59 1.632 322,53 7.422 347,15 Tổng 1.127 100 3.046 100 21.930 100 1.919 170,28 18.884 619,96 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với hoạt động của bất cứ một ngân hàng nào, dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể hơn đó là chất lượng tín dụng của ngân hàng. Biểu đồ 6: NỢ QUÁ HẠNCỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn chỉ tăng 46,22%; trong khi đó, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng khá cao 322,53%, tương đương 1.632 triệu đồng so với năm 2007, làm tổng nợ quá hạn tăng lên 170,28% hay 1.919 triệu đồng. Đến năm 2009 tổng nợ quá hạn tăng 18.884 triệu đồng (tăng 619,96%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng 11.462 triệu đồng (tăng 1.262,3%); nợ quá hạn trung và dài hạn lại tăng 7.422 triệu đồng (tăng 347,15%). Một khi ngân hàng cho vay tăng thì nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi xét ở hai khía cạnh chủ quan và khách quan, bởi ngân hàng không thể đánh giá tính toán chính xác nguồn thu nhập trả nợ của mọi khách hàng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như khách hàng không thể kiểm soát hết được mọi rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy ta cần phân tích thêm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng xem có vượt quá mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước hay không nhằm đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông luôn luôn không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua. Ta có thể xem xét bảng số liệu sau: Bảng 12: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Đơn vị tính: triệu đồng KHOẢN MỤC NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Dư nợ ngắn hạn 231.149 886.130 870.578 Dư nợ trung và dài hạn 163.188 378.781 471.033 Tổng dư nợ 394.337 1.264.911 1.341.611 Doanh số thu nợ 413.512 1.006.781 2.226.345 Dư nợ bình quân 291.230 829.624 1.303.261 Tổng nguồn vốn huy động 335.920 953.475 1.410.874 Tổng tài sản 447.549 1.575.156 2.045.880 Tổng dư nợ/ Tổng NVHĐ (lần) 1,17 1,33 0,96 Tổng dư nợ/ Tổng tài sản (%) 88,11 80,30 65,58 Dư nợ NH/ Tổng dư nợ (%) 58,62 70,05 64,89 Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ (%) 41,38 29,95 35,11 Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (lần) 1,42 1,21 1,71 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Trong đó: Tổng NVHĐ: Tổng nguồn vốn huy động Dư nợ NH: Dư nợ ngắn hạn 4.4.1.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ số này thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nhìn chung, thời gian qua ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Năm 2007, chỉ tiêu này là 1,17 lần, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Rõ ràng, nhu cầu vay vốn của khách hàng là khá lớn trong khi nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng không kịp. Nếu chỉ số này duy trì ở mức độ như hiện nay, ngân hàng có thể sẽ gặp tình trạng thiếu vốn cho vay. Do đó, ngân hàng cần mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần chống lạm phát thông qua việc hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông; đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Sang năm 2009, chỉ số này đã giảm xuống còn 0,95 lần. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động đã đáp ứng kịp nhu cầu vay vốn của khách hàng. 4.4.1.2. Tổng dư nợ trên tổng tài sản Tổng dư nợ trên tổng tài sản là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản của ngân hàng liên tục giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Cụ thể, năm 2007 tỷ lệ này đạt 88,11%, đến năm 2008 là 80,30%, sang năm 2009 còn 65,58%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ. Kết quả trên cho thấy trong 100 đồng tài sản thì ngân hàng có thể cho vay trên 60 đồng. Quả thật, ngân hàng không đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong thời gian tới trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để có thể nâng cao kết quả này. 4.4.1.3. Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2007, chỉ số này là 58,62%, năm 2008 là 70,05%, sang năm 2009 chỉ số này đã giảm xuống còn 64,89%. Song song đó là sự giảm của dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ. Trong năm 2008, tỷ lệ này là 29,95%, nhưng sang năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên là 35,11%,. Nguyên nhân là do ngân hàng đã quan tâm hơn trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn với lãi suất mặc dù thấp hơn nhưng thu hồi vốn nhanh, khách hàng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù có xu hướng giảm nhưng so với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dư nợ. 4.4.1.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng diễn ra khá tốt, năm 2007 đạt 1,42 vòng, sang năm 2008 đồng vốn của ngân hàng quay vòng chậm hơn so với năm 2007 nhưng không đáng kể, đạt l, 21 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ bình quân trong năm xấp xỉ tốc độ tăng của doanh số thu nợ so với cùng kỳ. Sang năm 2009, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng lại tăng so với cùng kỳ, đạt 1,71 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhanh hơn so với dư nợ bình quân, điều này bắt nguồn từ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và cả doanh số thu nợ. Trong định hướng sắp tới, ngân hàng cần quan tâm thu những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những giải pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng . 4.4.2. Phân tích hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng bằng phương pháp phân tích ROE ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Dựa vào phân tích ROE ở trên ta nhận thấy ROE của ngân hàng là tổng hợp của hai thành phần. Thành phần thứ nhất là thu nhập của ngân hàng trên sự đầu tư vốn như cho vay, đầu tư chứng khoán và các khoảng đầu tư khác (ROIF). Thành phần thứ hai là thu nhập của ngân hàng trên đòn bẩy tài chính, nó phản ánh mức độ mà ngân hàng lợi dụng vốn chủ sở hữu và sự trao đổi giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để có thu nhập tối ưu. Ta có thể tìm hiểu qua bảng phân tích ROE của ngân hàng qua ba năm sau đây: Bảng 13: PHÂN TÍCH ROE CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Hiệu suất sử dụng tài sản % 7,73 6,82 9,52 Tỷ số chi phí hoạt động % 1,79 0,98 1,28 ROIF % 6,04 5,84 8,24 Kd (1 – t) % 4,59 4,06 6,96 Khoảng cách đòn bẩy % 1,45 1,78 1,28 Tỷ số L (Nợ/Vốn chủ sớ hữu) Lần 4,44 1,84 2,54 ROFL % 6,44 3,28 3,25 ROE = ROIF + ROFL % 12.48 9,12 11,49 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Qua bảng số liệu trên ta thấy, ROE của ngân hàng có xu hướng không ổn định qua các năm. Năm 2007, ROE của ngân hàng là 12,48%, ROIF của ngân hàng là 6,04%. Tỷ số này cao là do ngân hàng sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Doanh thu cao trong khi các khoản chi phí hoạt động như: chi phí nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi dự phòng về tài sản được chi hợp lý, giảm thiểu ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, ROFL của ngân hàng năm 2007 là 6,44%. Tỷ số này thấp do chi phí vốn sau thuế Kd(1-t) của ngân hàng khá cao. Kd(1-t) là tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả, tỷ số này cao chứng tỏ chi phí lãi của ngân hàng trong năm cao. Ngoài ra, khoảng cách đòn bẩy là hiệu số giữa ROIF và Kd(1-t) của ngân hàng là 1,45%. Mặt khác, ROFL thấp còn do tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thấp. Từ phân tích trên ta có thể rút ra kết luận rằng: nếu ROIF nhỏ hơn chi phí vốn sau thuế thì ROE sẽ thấp và dễ dàng trở thành số âm. Như vậy, ROE năm 2007 tuy không cao nhưng đã thể hiện được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm qua. Sang năm 2008, ROE của ngân hàng giảm xuống còn 9,12%. ROE giảm là do tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm, nguyên nhân là do việc tăng thu nhập giữ lại nên vốn chủ của ngân hàng tăng lên, điều đó làm cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. Bên cạnh đó, thì tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả vẫn còn khá cao. Đến năm 2009, ROE của ngân hàng là 11,49%, tăng so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân là do ROIF tăng đáng kể. ROIF tăng do doanh thu của ngân hàng trong năm rất cao, tài sản sủ dụng có hiệu quả và chi phí ngoài lãi suất được điều chỉnh phù hợp. Trong khi đó, ROFL lại giảm, nguyên nhân là do chi phí vốn sau thuế cao, chứng tỏ chi phí lãi của ngân hàng trong năm cao và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn còn rât thấp. Tóm lại, ROE của ngân hàng qua ba năm tuy không cao nhưng cũng thể hiện được tính hiệu quả. Trong thời gian tới, ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư sinh lợi, tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức mới, mở rộng mạng lưới sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, giảm tối đa các khoản chi không cần thiết 4.4.3. Phân tích các hệ số an toàn tài sản và quản lý rủi ro 4.4.3.1. Hệ số rủi ro vốn Hệ số rủi ro vốn của ngân hàng chỉ rằng bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản ký thác vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động. Bảng 14: TÌNH HÌNH RỦI RO VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % VCSH 82.271 554.163 578.154 471.892 573,58 23.991 4,33 TSRR 285.428 947.200 1.122.097 661.772 231,85 174.897 18,46 Rủi ro vốn (%) 28,82 58,51 51,52 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Trong đó: VCSH: Vốn chủ sở hữu TSRR: Tài sản rủi ro Qua bảng số liệu trên ta thấy, hệ số rủi ro vốn của ngân hàng năm 2007 là 28,82%, năm 2008 con số này tăng lên đáng kể 58,51% và đến năm 2009 là 51,52%. Hệ số này cao hơn so với mức an toàn vốn chủ sở hữu tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước quy định (lớn hơn hoặc bằng 8%). Điều này cho thấy ngân hàng đã đạt mức an toàn. Nguyên nhân là do ngân hàng đã chú trọng công tác đầu tư cho vay trong thời gian qua, các khoản đầu tư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước tăng lên đáng kể. Vì thế, tài sản rủi ro của ngân hàng thời gian qua tăng lên rất nhiều. Tài sản rủi ro là tài sản sinh lợi phụ thuộc vào rủi ro tín dụng cũng như rủi ro lãi suất, là những tài sản đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao, có thể bị tổn thất. Riêng tài sản sinh lợi là tất cả tài sản đem lại lãi suất trừ tiền tại quỹ, thiết bị máy móc và tài sản cố định. Đa số các ngân hàng tính tài sản rủi ro bằng tài sản sinh lợi trừ đi các phương tiện chi trả và chứng khoán đầu tư dưới một năm. Tài sản rủi ro năm 2008 của ngân hàng là 947.200 triệu đồng, tăng 661.772 triệu đồng so với năm 2007 (tăng 231,85%). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng với tốc độ đáng kể. Năm 2008, vốn chủ sở hữu là 554.163 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 573,58%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã cố gắng tăng thu nhập giữ lại và trên hết vẫn là do hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả tốt đẹp nên vốn chủ sở hữu tăng cao. Tuy nhiên, việc giữ vốn chủ sở hữu quá nhiều có thể an toàn vốn, nhưng với sự biến động của thị trường có thể gây tổn thất cho ngân hàng từ sự mất giá của lượng tiền dự trữ. Năm 2009, tài sản rủi ro của ngân hàng là 1.122.097 triệu đồng, tăng 174.897 triệu đồng (tăng 18,46%) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 23.991 triệu đồng (tăng 4,33%). Do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không nhanh bằng tốc độ tăng của tài sản rủi ro nên hệ số rủi ro vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm. Hệ số vốn chủ sở hữu có giảm nhưng vẫn còn khá cao so với mức an toàn vốn chủ sở hữu tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước quy định. 4.4.3.2. Rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua đạt được những hiệu quả khả quan, lợi nhuận tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn tồn tại nợ quá hạn, là yếu tố mà ngân hàng nào cũng tích cực loại trừ nhưng thật khó để loại trừ triệt để vì đây là rủi ro vốn có trong hoạt động tín dụng, từng lĩnh vục, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Tổng nợ quá hạn 1.127 3.046 21.930 Tổng dư nợ 394.337 1.264.911 1.341.611 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 0,29 0,24 1,63 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của của hoạt động tín dụng. Số liệu thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ biến động không đồng đều qua ba năm.. Năm 2007, tỷ lệ này là 0,29%, đến năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,24% do hoạt động tín dụng của ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng,… của đội ngũ cán bộ tín dụng đạt hiệu quả cao đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu phát triển của Trung Ương đề ra. Sang năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên 1,63%. Nguyên nhân nằm ở cả ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng, trong năm 2009 doanh số cho vay tăng, cán bộ tín dụng thẩm định chưa đánh giá, tính toán chính xác nguồn thu nhập của khách hàng.Về phía khách hàng, bên cạnh một số khách hàng cố tình, có nguồn trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ; đa phần các hộ vay trả nợ gốc và lãi không đúng hạn là do nguyên nhân bất khả kháng như năng xuất đạt không cao, ốm đau đột xuất, giá cả thấp, chi phí đầu vào cao, hoặc bán chưa thu hồi được tiền, do đó ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, làm tỷ lệ nợ quá hạn trong năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ SỤNG VỐN CHO NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG 5.1. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG 5.1.1. Điểm mạnh - Có mạng lưới các chi nhánh đang ngày càng hoàn thiện trên địa bàn Tỉnh An Giang. - Ngân hàng có lực lượng cán bộ nhân viên điều hành có năng lực và trình độ chuyên môn, luôn tích cực trong công việc góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngân hàng trong thời gian qua - Có lịch sử hình thành gắn liền với quá trình phát triển của tỉnh nhà. Yếu tố này giúp ngân hàng luôn năm bắt được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với đối tượng vay vốn là các hộ nông dân. Ngân hàng rất có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với đối tượng khách hàng này - Lãi suất linh hoạt và là một chiến lược cho sự phát triển trong thời điểm hiện nay. Yếu tố lãi suất là rất quan trọng trong việc huy động vốn. Ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn so với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong tỉnh, điều này giúp ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho vay. 5.1.2. Hạn chế - Công nghệ chưa phát triển bằng được với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn tỉnh An Giang - Các dịch vụ của Ngân hàng Phát triển Mê Kông còn hạn chế. Dịch vụ phát triển của ngân hàng là chuyển tiền nhanh nhưng vẫn không đủ khả năng cạnh tranh với một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác trên địa bàn Thành phố Long Xuyên. - Cơ sở đánh giá tài sản thế chấp thấp hơn giá thực tế, do đó hạn chế vốn cho vay. - Ngân hàng Phát triển Mê Kông chỉ cho khách hàng vay số tiền khoảng 70% số tiền của dự án, trong khi các ngân hàng khác cho vay đến 80% số tiền của dự án. 5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 5.2.1. Về huy động vốn - Do đặc điểm về địa bàn và thu nhập của dân cư thường tập trung vào một số thời điểm theo thời vụ thu hoạch hàng nông sản, nên ngân hàng cần bố trí mạng lưới huy động vốn từng khu vực đảm bảo được thuận lợi về giao thông đi lại và phù hợp với tập quán sinh hoạt của dân cư để khách hàng có thể gửi rút dễ dàng vào những thời điểm thích hợp nhân dịp bán hàng nông sản phẩm và mua sắm hàng tiêu dùng. - Tăng thêm điểm giao dịch ở các khu dân cư tập trung, đổi mới phong cách giao dịch, tiếp xúc lịch thiệp, nhiệt tình phục vụ theo yêu cầu hợp lý của khách hàng, nhất là khách hàng có số tiền gửi lớn và thường xuyên. - Đa dạng phương thức huy động với cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với tập quán, tâm lý dân cư và tình hình sản xuất kinh doanh trong khu vực. - Song song với việc huy động nguồn vốn thì ngân hàng cũng cần phải tạo sự nhanh chóng và sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán thì ngân hàng chi trả ngay và với bất cứ lúc nào. - Tạo được sự an toàn và tiện lợi trong giao dịch cũng rất cần thiết. Sản phẩm đưa ra cho khách hàng phải đảm bảo độ an toàn cao, không có giả mạo, nhầm lẫn, đồng thời cũng không mất thời gian khi khách hàng cần và phải đáp ứng được khi khách hàng gửi một nơi mà rút được nhiều nơi. - Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, đổi mới công nghệ là yếu tố còn quan trọng hơn. Công tác thanh toán của ngân hàng tốt sẽ thu hút các thành phần kinh tế và nông dân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. Do đó ngân hàng cần trang bị công nghệ, phương tiện làm việc nhằm phục vụ nhanh chóng, chính xác cho khách hàng. - Cùng với việc đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất thì việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ làm công tác giao dịch trực tiếp với khách hàng cũng là một vấn đề cần thiết. Phải thực hiện đựơc câu: “Khách hàng là thượng đế”. Do đó việc tuyển chọn cán bộ phải thực sự đảm bảo được tiêu chí này. - Về trình độ nhân viên phải thường xuyên nâng cao trình độ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ này nhằm trang bị kịp thời những kiến thức mới là nhu cầu thực tế đòi hỏi. - Tăng cường việc tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi. Ngày nay việc mở rộng hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc khuyếch trương mở rộng tăng cường quảng cáo, tuyên truyền là một việc rất cần thiết theo đúng với phương châm “Mọi khách hàng là bạn đồng hành của ngân hàng”. Ngân hàng phải làm cho mọi khách hàng biết đến hoạt động của mình, cho người dân thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Như vậy ngân hàng phải đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức quảng cáo, tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể mọi hoạt động dịch vụ và các mức lãi suất của ngân hàng. Có như vậy mới góp phần làm tăng thêm niềm tin nơi khách hàng. - Song song với hình thức quảng cáo là khuyến mãi, với hình thức này cùng thu hút nguồn vốn huy động vào ngân hàng. Không những ưu tiên về các mức lãi suất mà còn phải có những hình thức như tặng quà, rút thăm trúng thưởng,… ưu đãi về phí dịch vụ đối với những khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên và doanh số phát sinh cao. - Đồng thời, dịch vụ hậu mãi sau huy động cùng rất cần thiết như chuyển tiền, ưu tiên lãi suất khi họ đến thế chấp các chứng từ tiền gởi để vay khi cần thiết. - Trong vốn huy động từ tiền gởi, tiền gởi không kỳ hạn là nguồn vốn tài trợ còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Với tốc độ phát triển như hiện nay của kinh tế An Giang, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ ngày còn phát triển, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn này, với chí phí sử dụng khá thấp so với các nguồn vốn khác, vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ giúp làm gia tăng đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, để đảm bảo rủi ro trong việc gia tăng vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa trong việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro. - Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất phù hợp, áp dụng lãi xuất bậc thang, rút vốn linh hoạt, chú trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn mang tính ổn định và vững chắc; từ đó tạo được thế chủ động trong hoạt động kinh doanh. - Ngân hàng cần duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức kinh tế, cá nhân đang gửi tiền tại ngân hàng. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, ngân hàng nên tặng quà khuyến mãi cho những người có vai trò quyết định, có chính sách ưu đãi khi đồng thời sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, tài trợ cho một số hoạt động của doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng nên có quà tặng vào các dịp đặc biệt như ngày thành lập ngân hàng, tết, Quốc khánh,… 5.2.2. Về sử dụng vốn Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng cần tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hiện tại khách hàng vay vốn chủ yếu của ngân hàng là các hộ sản xuất nông nghiệp; trong đó nông dân trồng lúa chiếm tỷ trọng rất cao. Để quản trị tốt rủi ro, đảm bảo đầu ra ổn định, ngân hàng cần đa dạng hoá hơn nữa đối tượng khách hàng, nâng dần tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, đối tượng vay vốn để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng phải được chú trọng phát triển hơn. Để thu hút những đối tượng khách hàng trên, ngân hàng cần nổ lực cải thiện những mặt còn hạn chế, phát huy những thế mạnh sẵn có. Không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu Ngân hàng Phát triển Mê Kông, tạo dựng hình ảnh Ngân hàng Phát triển Mê Kông năng động, uy tín trong lòng khách hàng. Uý tín của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào qui mô hoạt động lớn hay nhỏ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu ngân hàng chủ động với chiến lược huy động và cho vay của mình, đảm bảo khả năng thanh toán, cùng với một thái độ phục vụ nhiệt tình, hết mình vì khách hàng thì một ngân hàng với qui mô vốn nhỏ cũng có thể việc tạo uy tín cho thương hiệu của mình. Ngân hàng cũng nên tiếp cận lại các khách hàng không vay lại nhằm nắm bắt nhu cầu và giải quyết kịp thời thông tin phản hồi từ phía khách hàng; tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi với khách hàng cũ; đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng mới. Duy trì một mức lãi suất linh hoạt và hợp lý đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đặc biệt là việc phát triển các dịch vụ mới để thu hút nhóm khách hàng gởi tiền không vì mục tiêu lợi nhuận. Quản lý tốt nợ quá hạn bằng cách cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý vì tỷ lệ này có sự tác động trực tiếp đến rủi ro của ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu trên thì khâu thẩm định trước khi cho vay của ngân hàng là hết sức quan trọng. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu kỹ nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay. Ưu tiên cho vay đối với khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao, trả nợ vay ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, có tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo. Công tác thu nợ cần được đẩy mạnh để cải thiện vòng quay vốn tín dụng. Đối với Ngân hàng Phát triển Mê Kông, với khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân thì vòng quay vốn tín dụng đạt mức 2 là hợp lý. Quản lý tốt hơn nữa các khoản chi phí để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Trong giai đoạn ngân hàng đang phát triển với tốc độ tăng trưởng rất nhanh với nhiều chi nhánh được mở thêm thì chi phí cho hoạt động của ngân hàng tăng thêm là khó tránh khỏi. Ngân hàng phải kiểm soát nguồn chi phí, duy trì một mức độ gia tăng hợp lý để đảm bảo mức lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh như hiên nay, ngân hàng cần thực hiện chiến lược chủ yếu là: bằng chính sách lãi suất linh hoạt cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để huy động tối ta nguồn vốn từ tiền gởi tiết kiệm. Duy trì và phát triển lượng khách hàng vay vốn là các hộ nông dân và xác định đây là đối tượng khách hàng chủ lực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh, phát triển lượng khách hàng vay vốn phi nông nghiệp. Không ngừng đầu tư phát triển các công nghệ mới để công tác quản lý và phục vụ khách hàng được thực hiện tốt hơn. Cán bộ ngân hàng phải thường xuyên trao dồi phẩm chất đạo đức, tư cách, tác phong làm việc trong giao dịch với khách hàng. 5.2.3. Hạn chế rủi ro Nhìn chung, trong bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào của ngân hàng cũng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, những biến cố xảy ra đều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như làm ứ đọng vốn hoặc có thể mất vốn. Trong hoạt động thực tiễn của mình, Ngân hàng Phát triển Mê Kông có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro bằng một số biện pháp sau: - Nắm bắt thông tin khách hàng, phân tích năng lực điều hành quản lý, năng lực pháp lý, tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá chính xác và sàn lọc khách hàng khi cho vay. Ngân hàng nên phân loại khách hàng để có chiến lược phù hợp. - Hạn chế cho vay đối với những khách hàng không có đảm bảo hay đối với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định. - Cán bộ tín dụng phải xem xét, đánh giá kỹ càng vật đảm bảo theo những tiêu chuẩn sau: giá thị trường, thị trường tiêu thụ và khả năng giảm giá trị của vật đảm bảo trong tương lai. - Phải chia sẻ rủi ro, tránh tập trung vốn vào một số ít khách hàng, một số ngành, lĩnh vực kinh tế. Nếu tập trung vốn tín dụng vào một ngành, một số ít khách hàng hay một lĩnh vực nào đó thì khi rủi ro xảy ra, khó có thể thu hồi vốn được thì việc mất vốn của ngân hàng là không thể tránh khỏi, có khi mang lại cho ngân hàng kết quả rất xấu làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua hơn 20 năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường Ngân Hàng Phát triển Mê Kông đã đạt được những thành tựu nhất định lớn mạnh về quy mô và nhận thức, đã kịp thời chuyển mình bước sang giai đoạn định hướng phát triển và ổn định kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên về sự lành đạo điều hành linh hoạt tài tình của Ban Giám đốc, với sự chỉ đạo đúng đắn về đường lối và chính sách trong lĩnh vực ngân hàng, với thái độ phục vụ tận tình đã thực sự góp phần cho sự phát triển của ngân hàng. Ngân hàng phát triển với tốc độ tăng trưởng rất lớn nhưng vẫn đảm bảo các hệ số tài chính do Ngân hàng Nhà nước qui định, bảo đảm an toàn cho tiền gởi tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng Phát triển Mê Kông vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế tỉnh nhà đang phát triển rất nhanh, ngân hàng tận dụng thời cơ, đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng, chuẩn bị tư thế sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng khác.. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng hiện nay là phải duy trì được tốc độ tăng trưởng đang có, với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn Thành phố là nhiệm vụ khó khăn. Để thực hiện được điều đó cần có sự nổ lực của toàn thể nhân viên, cán bộ trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Sự phát triển của Ngân hàng Phát triển Mê Kông trong những năm qua cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc huy động lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế An Giang. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Về phía Ngân hàng Phát triển Mê Kông Để duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ngân hàng cần nâng cao khả năng huy động vốn, không ngừng củng cố và phát triển thị phần trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Việc phát triển của ngân hàng phải gắng liền với công tác quản trị rủi ro. Vì đối với ngân hàng việc quản trị rủi ro là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng nhanh như hiện nay của Ngân hàng Phát triển Mê Kông. Công tác quản trị rủi ro gắng liền với việc quản lý các khoản nợ ngắn hạn và nợ khó đòi. Các thành phần nợ xấu luôn đặt ngân hàng đứng trước nguy cơ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng Phát triển Mê Kông đang có bước phát triển rất tốt nhưng cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế nhất định. Qua các cuộc tiếp xúc với các đối tượng đã từng giao dịch với ngân hàng, bên cạnh những đối tượng hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng vẫn còn các ý kiến về sự hạn chế trong cung cách phục vụ khách hàng. Điều này chứng tỏ, mặc dù ngân hàng đã và đang ngày càng hoàn thiện, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngân hàng phải thể hiện được sự thay đổi của mình trong thời gian qua trong con mắt của khách hàng. Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Phát triển Mê Kông linh hoạt, trẻ trung với cung cách phục vụ tận tình, hết lòng vì khách hàng; tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai. - Ngân hàng nên nhanh chóng thành lập Phòng Nguồn vốn để quản lý nguồn vốn huy động chặt chẽ và hiệu quả. - Hiện nay, tình hình tài sản thế chấp dùng đảm bảo món vay của khách hàng là phổ biến. Vì thế, ngân hàng nên thành lập Phòng Định giá tài sản để cho vấn đề đánh giá giá trị tài sản không sai lầm, tránh rủi ro cho ngân hàng. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, và mở rộng thêm một số hình thức huy động vốn mới như tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo an, tiết kiệm có đảm bảo bằng vàng và ngoại tệ,… cũng đang được nhiều khách hàng hiện nay quan tâm, chú ý. - Cân đối giữa khả năng huy động và sử dụng vốn trung và dài hạn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững. 6.2.2. Về phía Nhà nước - Cần có những biện pháp nghiêm khắc để cưỡng chế khách hàng không hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn với lý do không chính đáng. - Cần cải tiến thủ tục hành chính trong việc đăng ký giao dịch, tránh rườm rà nhiều công đoạn như hiện nay, vừa gây phiền hà cho khách hàng nhất là khách hàng ở vùng nông thôn sâu mà vừa hạn chế mở rộng tín dụng ngân hàng. - Hỗ trợ ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản. - Các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Thực tiễn trong những năm qua, nhiều chủ thể khi muốn vay vốn để sản xuất, kinh doanh mặc dù họ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tư cách cũng như các điều kiện của người vay đủ điều kiện để cấp tín dụng song vẫn vướng phải tài sản làm đảm bảo tiền vay - một điều kiện không thể thiếu được đối với các ngân hàng thương mại hiện nay - do đó đã làm hạn chế rất lớn đến khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S. Hồ Diệu (2001). Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Th.S. Thái Văn Đại. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 3. Th.S.Thái Văn Đại, Th.S. Nguyễn Thanh Nguyệt (2004). Giáo trình Quản trị Ngân hàng thưong mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Ninh Kiều (1998). Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 5. PGS.TS. Lê Văn Tề. Tìm hiểu về tiền tệ và Ngân hàng, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản TP.HCM. 6. Bảng cân đối vốn kinh doanh, Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh các năm 2007, 2008, 2009, Phòng kế hoạch Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan_tich_hieu_qua_SD_Von_NH_TMCP_Phat_trien_Me_Kong__Noi_dung_hoan_chinh1.doc
Tài liệu liên quan