Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Lầm

Sau thời gian thực tập và viết đồ án về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Lầm được sự giúp đỡ của công ty em đã thu thập được kiến thức thực tế rất quý báu. Trong thời gian hoàn tất đồ án này, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa KT-QTKD đặc biệt là thầy giáo, thạc sĩ Nguyễn Duy Lạc dến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp theo dúng yêu cầu về thời gian lẫn nội dung mà khoa qui định. Qua những phân tích ở 3 chương cho phép em rút ra một số kết luận sau:  Thuận lợi: - Công ty than Hà Lầm nằm gần thành phố Hạ Long, diều kiện giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt. Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đang có xu hướng phát triển.

doc102 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Lầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nói tóm lại tình hình thực hiện giá thành của mỏ là chưa tốt. Cụ thể ta tính được mức tiết kiệm tương đối chi phí sản xuất như sau: TK = Qtt( Ztt - Zkh) = 498.664 ( 233.083- 219.289) =6.878.571.216 (đ) Do vậy mỏ đã không những không tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn làm lãng phí 6.878.571.216 (đ) II.5.2. Phân tích giá thành sản phẩm trên 1000 đồng doanh thu. Việc phân tích này cho thấy ngay hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị giá trị doanh thu: Giá thành tổng sản phẩm Zhh = ------------------------------- x1000 Tổng doanh thu Để phân tích ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.29 Chỉ tiêu Năm 2000 KH 2001 TH 2001 So sánh 2000 So sánh KH % % Tổng giá thành 83,642 98,680 116,230 32,588 138.96 17,550 117.78 Tổng doanh thu 102,682 118,200 143,460 40,778 139.71 25,260 121.37 Zhh 814.57 834.856 810.19 -4 99.46 -25 97.05 Mức tiết kiệm tương đối so với kế hoạch là: TK = (810,19-834,856)*143.460 =-1.296.878 Mức tiết kiệm tương đối so với năm 2000 là: TK = ( 810,19-814,57) x 143.460 = 1.788.946 Như vậy so với kế hoạch mỏ đã tiết kiệm tương đối giá thành là 1.296.878 nhưng vẫn lãng phí 1.788.946 so với năm 2000. II.5.3. Phân tích kết cấu giá thành. Bảng phân tích kết cấu giá thành Bảng 2.30 Yếu tố Năm 2000 KH2001 TH 2001 So sánh TH 2000 KH 2001 1. Vật liệu 23.53 20.63 22.51 95.68 109.12 2. Nhiên liệu 4.47 4.15 3.73 83.37 89.86 3. Động lực 2.40 1.80 75.00 4. Tiền lương 40.84 44.20 41.95 102.72 94.90 5. BHXH 3.82 3.70 3.24 84.76 87.46 6. Khấu hao TSCĐ 7.01 7.95 8.17 116.57 102.82 7. Chi phí DV 12.33 11.36 13.94 113.03 122.69 8. Chi phí khác 7.99 5.61 4.66 58.35 83.15 Giá thành toàn bộ 100.00 100.00 100.00 - Qua bảng số liệu cho thấy: Xét về mặt cơ cấu năm 2001 này mỏ có một số biến động tuy không lớn lắm. Tỷ trọng vật liệu trong tổng giá thành sản xuất tăng. Trên thực tế đã tăng 9,12% so với kế hoạch. Nhưng tỷ trọng về nhiên liệu và động lực trong tổng giá thành lại giảm so với kế hoạch và năm 2000. - Về chi phí nhân công thì tiền lương và bảo hiểm xã hội đều giảm so với kế hoạch và năm 2000. Về tiền lương giảm 5,1% so với kế hoạch. Bảo hiểm xã hội giảm 15,24% so với năm 2000 và 12,54% so với năm kế hoạch. - Về chi phí khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp đã định hướng tỷ lệ chi phí khấu hao TSCĐ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh từ 7,01% năm 2000 lên 7,95%năm 2001 nhưng thực tế con số này lên tới 8,17%. Như vậy khấu hao TSCĐ đã giảm một cách đáng kể. - Theo kế hoạch mỏ chủ trương giảm tỷ trọng dịch vụ mua ngoài nhưng trên thực tế tỷ trọng này tăng tới 13,03% so với năm 2000 và 22,69% so với kế hoạch. - Về khoản chi phí khác bằng tiền chỉ đạt 83,15% so với kế hoạch. II.6. Phân tích tình tài chính của mỏ than Hà lầm. Phân tích tài chính là tổng hợp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định. Giữa chúng luôn có mối quan hệ qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho tài chính tốt, và ngược lại, hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa này, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó sẽ cho biết thực trạng và xu hướng phát triển của sản xuất kinh doanh. Trình tự phân tích được tiến hành như sau: II.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính mỏ than Hà lầm. II.6.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ các chỉ tiêu cấu thành nên tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm và cuối năm theo đơn vị giá trị. Khi phân tích chung, chúng ta sẽ đánh giá biến động của tài sản và nguồn vốn nguyên nhân và tính hợp lý biến động. Từ đó đưa ra kết luận về tình hình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích ta có bảng số liệu sau: Bảng cân đối kế toán Bảng 2.31 ĐVT: đồng Tài sản MS Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 22,752,782,922 27,539,418,029 I. Tiền 110 79,901,433 693,156,645 1. Tiền mặt tại quỹ 111 26,177,474 43,411,860 2. Tiền gừi ngân hàng 112 53,723,959 649,744,785 3. Tiền đang chuyển 113 III. Các khoản phải thu 130 11,620,017,378 13,514,709,200 1. Phải thu cuả khách hàng 131 9,563,781,282 8,583,864,623 + Ngoài tổng công ty 2,798,778,063 3,281,587,442 + Trong tổng công ty 6,765,003,219 5,302,277,181 2. Trả trước cho người bán 132 138,656,352 4,522,146,217 + Ngoài tổng công ty 99,987,535 3,464,780,218 + Trong tổng công ty 38,668,817 1,057,365,999 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 400,000,000 186,693,764 - Phải thu nội bộ khác 400,000,000 186,693,764 5. Phải thu khác 138 1,517,579,744 222,004,596 IV. Hàng tồn kho 140 10,959,713,911 13,261,575,918 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 6,869,400,251 9,918,923,678 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí SXKD dở dang 144 1,179,512,533 2,047,650,643 5. Thành phẩm tồn kho 145 2,907,811,487 1,283,794,682 6. Hàng hoá tồn kho 146 2,989,640 11,206,915 7. Hàng gửi đi bán 147 V. Tài sản lưu động khác 150 93,150,200 69,976,266 1. Tạm ứng 151 93,150,200 69,976,266 2. Chi phí chờ kết chuyển 153 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 51,215,942,481 53,063,844,716 I. Tài sản cố định 210 50,741,927,310 52,367,555,830 1. Tài sản hữu hình 211 50,741,927,310 52,367,555,830 - Nguyên giá 212 99,164,221,586 111,030,880,460 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 - 48,422,294,276 - 58,668,324,630 III. XDCB dở dang 230 474,015,171 696,288,886 2. XDCB dở dang 444,521,103 696,288,886 3. SCL TSCĐ dở dang 29,494,068 Tổng cộng tài sản 250 73,968,725,493 80,603,262,745 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 51,202,819,549 57,920,300,331 I. Nợ ngắn hạn 310 37,209,819,549 35,867,310,510 1. Vay ngắn hạn 311 11,598,469,180 6,318,258,972 3. Phải trả người cung cấp 313 10,299,222,767 13,169,474,779 - Ngoài công ty 2,111,619,939 7,211,529,168 - Trong công ty 8,187,602,828 5,957,945,611 4. Người mua trả tiền trước 314 1,364,895,925 679,031,235 - Ngoài công ty 147,435,416 4,827,450 - Trong công ty 1,217,460,009 674,203,785 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 160,963,444 195,246,159 6. Phải trả công nhân viên 316 10,693,841,891 12,440,463,042 7. Phải trả nội bộ 317 2,305,529,666 2,337,639,234 8.Phải trả và phải nộp khác 318 786,896,676 727,197,089 II. Nợ dài hạn 320 13,993,000,000 22,052,989,821 1. Vay dài hạn 321 13,993,000,000 22,052,989,821 III. Nợ khác 330 6. Chi phí phải trả 331 B. Vốn chủ sở hữu 400 22,765,905,854 22,682,962,414 I. Nguồn vốn quỹ 410 23,434,015,810 23,862,712,810 1. Vốn kinh doanh 411 23,434,015,810 23,762,712,810 - Vốn cố định 20,067,821,393 20,396,518,393 + Nguồn vốn ngân sách 17,839,521,730 17,839,521,730 - Vốn lưu động 3,366,194,417 3,366,194,417 +Nguồn vốn ngân sách 2,960,010,605 3,360,010,605 6. Lãi chưa phân phối 416 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 100,000,000 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 - 668,109,956 - 1,179,750,396 2. Quỹ khen thưởng 422 - 668,109,956 - 1,161,769,956 3. Quỹ bảo vệ môi trường 423 - 17,980,440 Tổng cộng nguồn vốn 430 73,968,725,403 80,603,262,745 Từ bảng cân đối kế toán cho thấy trong năm qua tài sản và nguồn vốn của mỏ Hà lầm đã tăng lên từ 73.968.725.403(đồng) lên 80.603.262.745 (đồng). Phần tài sản tăng do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 4.786.635.107 (đồng) và phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 1.847.902.235 (đồng). Trong số tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì khoản thu tăng lên là 1.894.692 nghìn đồng, hàng tồn kho tăng 2.256.862 nghìn đồng. Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng chủ yếu do xây dựng dở dang tăng. Phần nguồn vốn tăng lên là do sự tăng ở phần nợ phải trả 6.718 triệu đồng. Trong nợ phải trả phần nợ ngắn hạn giảm rõ rệt từ 37.209 triệu đồng xuống còn 35.867 triệu đồng nhưng nợ dài hạn cũng tăng đáng kể từ 13.993 triệu đồng lên 22.052 triệu đồng.Nhưng ở phần vốn chủ sở hữu lại giảm nhưng không đáng kể từ 22.765 triệu đồng xuống 22.682 triệu đồng. Nhìn chung trong năm qua tình hình tài chính của mỏ biến động tuy không nhiều nhưng những biến đông đó có xu hướng tốt. Các khoản nợ ngắn hạn giảm xuống. Phần tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên rất nhiều. Diều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang thiếu vốn phải đi vay chiếm dụng. II.6.1.2. Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Để phân tích ta có bảng số liệu sau: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 2.32 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 1.Tổng doanh thu O1 102,682,638,624 143,460,036,491 Doanh thu hàng XK O2 22,883,837,756 45,910,277,639 2.Các khoản giảm trừ O3 3.Doanh thu thuần 102,682,638,624 143,460,036,491 4. Giá vốn hàng bán 82,764,211,813 118,106,238,880 5.Lợi nhuận gộp 19,918,426,811 25,353,797,611 6.Chi phí bán hàng 4,770,954,428 8,483,187,637 7. Chi phí QLDN 11,356,274,794 13,878,874,578 8.Lợi nhuận thuần 3,791,197,589 2,991,735,396 9.Thu nhập từ HĐTC 32,984,798 23,275,472 10.Chi phí HĐTC 3,499,504,983 2,675,070,169 11.Lợi nhuận thuần từ HĐTC -3,466,520,185 -2,651,794,697 12.Các khoản thu nhập bất thường 342,655,426 260,413,976 13. Chi phí bất thường 617,074,523 207,452,118 14.Lợi nhuận bất thường -274,419,097 52,961,858 15.Tổng lợi nhuận trước thuế 50,258,307 392,902,557 16. Thuế thu nhập DN phải nộp 12,564,576 98,225,639 17.Lợi nhuận sau thuế 37,693,731 294,676,918 II.6.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuấtkinh doanh. *Cân đối lý thuyết thứ nhất: Bnv =Ats(I, II, IV, V(2,3) + Bts( I, II, III ) Thay số liệu từ bảng cân đối kế toán vào ta được: 22,682,962 < 67,018,574 Từ cân đối này cho thấy: Vế trái < vế phải: Doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải đi vay dài hạn để trang trải cho các nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động. Mặc dù đây là nguồn vốn hợp pháp nhưng nó đã làm bội chi cho hoạt động tài chính ảnh hưởng rất lớn cho tài chính của doanh nghiệp. *Cân đối lý thuyết thứ hai: Bnv +Anv( I(1), II) = Ats(I,II, IV, V(2,3), VI) + Bts(I, II, III) 31,054,210 < 67,018,574 Như vậy vế trái vẫn nhỏ hơn vế phải dù đã đi vay nhưng mỏ than Hà lầm vẫn không đủ vốn sản xuất kinh doanh. Giải pháp cuối cùng là mỏ đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để xác định lượng vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng ta xem cân đối sau: *Cân đối thứ ba Anv(I(1), II) -Ats(I, II, IV, V(2,3), VI)+Bts(I,II, III)) = Ats(III, V(1,4,5) +Bnv(IV))-Anv(I(2 ¸8), III) -35,964,364=-35,964,364 Như vậy mỏ đi chiếm dụng số vốn là 35,964,364 nghìn đồng vào thời điểm cuối năm Ngược lại ta xét các cân đối này ở thời điểm cuối năm: *Cân đối lý thuyết thứ nhất: Bnv =Ats(I, II, IV, V(2,3) + Bts( I, II, III ) 22,765,905 <62,255,556ÞVế trái < vế phải *Cân đối lý thuyết thứ hai: Bnv +Anv( I(1), II) = Ats(I,II, IV, V(2,3), VI) + Bts(I, II, III) 48,357,374 <62,255,556 ÞVế trái <vế phải *Cân đối thứ ba Anv(I(1), II) - Ats(I, II, IV, V(2,3), VI) + Bts(I,II, III)) = Ats(III, V(1,4,5) + Bnv(IV))-Anv(I(2 ¸8), III) Û -13,898,182 = -13,898,182 Vào thời điểm đầu năm mỏ đã bị thiếu vốn và phải đi chiếm dụng nhỏ hơn vào thời điểm cuối năm . Do vậy, năm qua tình hình tài chính của mỏ chưa tốt mỏ đã không những không giảm được lượng vốn đi chiếm dụng mà ngày càng gia tăng chỉ tiêu này. Để đánh giá khả năng tự bảo đảm tài chính của doanh nhgiệp ta tính toán các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả(Anv) Tỷ suất nợ = ----------------- x100% Tổng số vốn Vốn chủ sở hữu(Bnv) Tỷ suất tự tài trợ = --------------------------- x100% Tổng nguồn vốn Bảng 2.33 Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm So sánh ± % 1. Nợ phải trả(Anv) 51,202,819 57,920,300 6,717,481 113.12 2. Tổng nguồn vốn 73,968,725 80,603,262 6,634,537 108.97 3. Vốn chủ sở hữu 22,765,905 22,682,962 -82,943 99.64 4. Tỷ suất nợ 69.22 71.85 3 103.80 5. Tỷ suất tài trợ 30.78 29.15 -2 94.70 Từ bảng số liệu cho thấy tỷ suất nợ cũng như tỷ suất tài trợ của mỏ gần như không thay đổi. Tỷ suất nợ tăng lên 3,8% tỷ suất tài trợ giảm đi 5,3%. Trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì cho tới 65% làđi vay mượn và chiếm dụng. Xét trong qui luật kinh tế thì để doanh nghiệp sản xuất làm ăn có lãi dù nhỏ thôi cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp khai thác than là một ngành sản xuất đặc biệt nên trong năm qua mỏ vẫn làm ăn có lãi. Mặc dù vậy để có chiến lược lâu dài cho sản xuất nhất thiết phải khắc phục tình trạng tài chính hiện nay. II.6.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Để phân tích chỉ tiêu này ta xem xét một loạt các chỉ tiêu sau: *Vốn luân chuyển: Là lượng vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời với việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển = Vốn lưu động - Vốn ngắn hạn Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.33 Chỉ tiêu (NĐ) Đầu năm Cuối kỳ 1. Tài sản lưu động 93,150 69,976 2. Nợ ngắn hạn 37,209,819 35,867,310 3. Vốn luân chuyển - 37,116,669 -35,797,334 Như vậy mỏ không hoàn toàn không có một nguồn dự trữ nào để trả các khoản nợ ngắn hạn ( Vốn luân chuyển đều có giá trị âm ). Tuy nhiên, ở thời điểm cuối kỳ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có thuận lợi hơn so với đầu năm *Hệ số thanh toán ngắn hạn Thể hiện tỷ lệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Ta có công thức: Tài sản lưu động K tt ng.h =----------------------- Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn thời điểm đầu năm là: 93.150 K tt ng.h =-------------- = 0,003 37.209.819 Hệ số thanh toán ngắn hạn thời điểm cuối năm là: 69.976 K tt ng.h =------------ = 0,002 35.867.310 *Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Khoản phải thu K tt tức thời = --------------------------------------------------- Nợ ngắn hạn + Số đầu năm: 79.901+11.620.017 K tt tức thời = ---------------------------- = 0,3 37.209.819 + Số cuối năm: 693.156+13.514.709 K tt tức thời = --------------------------- = 0,4 35.867.310 Theo trị số kinh nghiệm hệ số thanh toán tức thời tốt nhất là nằm trong khoảng từ 0,5 ¸1 khi K tt tức thời < o,5 thì doanh nghiệp sẽ ở trong tình trạng căng thẳng khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 2001 mỏ đã nỗ lực cải thiện tình hình đưa hệ số này từ mức 0,3 vào đầu năm thành 0,4 vào cuối năm. Với tiến triển tiêu thụ đang tốt lên thì trong thời gian tới việc tăng tỷ lệ này lên ³ 0,5 là việc có thể làm được *Hệ số quay vòng các khoản phải thu Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Doanh thu thuần K = ------------------------------------------- Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: Số dư bình quân các khoản phải thu là: 11.620.017 +13.514.709 ----------------------------- = 12.567.363 2 143.460.036 Do đó: K = --------------- =11,4 12.567.363 Như vậy trong năm qua tốc độ chuyển đổi đạt 11,4 lần *Số ngày của doanh thu chưa thu Là số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển: Các khoản phải thu Npt = ------------------------ x365,ngày Tổng doanh thu + Số đầu năm: 11.620.017 Npt = -------------- x365 = 41,3 (ngày) 102.682.638 + Số cuối năm: 13.514.709 Npt = ------------- = 34,4 (ngày) 143.460.03 Như vậy cuối năm khả năng thu hồi các khoản phải thu có xu hướng tốt hơn. ở đầu năm 41,3 ngày thì cuối năm giảm xuống còn 34,4 ngày. Đây là một dấu hiệu tốt của mỏ về khả năng thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu. II.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh II.6.4.1Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ a- Phân tích chung: *Sức sản xuất của vốn lưu động Doanh thu thuần Ssx = ---------------------- Vốn lưu động bình quân Số đầu kỳ +số cuối kỳ Trong đó:Vốn lưu động bình quân = --------------------------- 2 93.150+69.976 = ---------------------- = 81.563 2 143.460.036 Ssx = ---------------- = 1758,89 (NĐ) 81.563 Như vậy 1nghìn đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra 1758,89 nghìn đồng doanh thu thuần. *Sức sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận thuần 2.991.735 Ssl = ------------------------------ = ------------ = 36,6 (NĐ/NĐ) Vốn lưu động bình quân 81.563 Cứ một nghìn đồng vốn lưu động sẽ tạo nên 36,6 nghìn đồng lợi nhuận b- Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động. *Số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ: Doanh thu thuần 143.460.036 Klc =---------------------------------- = -------------- =1758 Vốn lưu động bình quân năm 81563 *Thời gian 1vòng luân chuyển: Số ngày trong năm 360 Tlc = ----------------------- = ------ = 0,2 (ngày) Klc 1758 Cứ 0,2 ngày thì lượng vốn lưu động thu hồi hết một lần *Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân 81563 Kđn =------------------------------ = -------------- = 0,5(đ/đ) Doanh thu thuần 143.460.036 Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp đã sử dụng 0,5 đồng vốn lưu động. I.6.4.2. Phân tích khả năng sinh lờicủa vốn kinh doanh *Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Lợi nhuận Dvkd =--------------------- x 100% Vốn kinh doanh 37.693 + Năm 2000: Dvkd = --------------- x 100 = 0,05% 73.968.725 287.263 + Năm 2001:Dvkd = --------------- x 100 = 0,4% 80.603262 Năm 2000 cứ một đồng vốn chỉ tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận nhưng năm 2001 con số đó đă nên tới 0,4 đồng. *Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần: Lợi nhuận D dtt = ---------------------- x 100% Doanh thu thuần 37.693 Năm 2000: D dtt = ---------------- x 100 = 0,036 102.683.638 287.263 Năm 2001: D dtt = ----------------- x 100 = 0,205 143.460.036 Một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,036 đồng lợi nhuận vào năm 2000 và tăng lên 0,205 đồng vào năm 2001 *Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu: Lãi ròng trước thuế Dvcsh =--------------------------- x100,% Vốn chủ sở hữu 50.258 + Năm 2000: Dvcsh = --------------- x100 = 0,22 (%) 22.765.905 + Năm 2001: Dvcsh = ------------------- x100 = 1,73 22.682.962 Nói tóm lại qua các phân tích trên đây, cho thấy mặc dù đầu năm 2001 này các chỉ tiêu về tình hình tài chích của mỏ tiến triển hầu hết theo chiều hướng tốt hơn năm 2000 nhưng các chỉ tiêu đó vẫn chưa đạt được mức trị số kinh nghiệm tối thiểu của một doanh nghiệp sản xuất bình thường. Trong những năm tới, mỏ cần nhiều chính sách cụ thể để cải thiện tình hình tài chính của mình. Kết luận chương II Qua nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ than Hà lầm năm 2001 ta rút ra được những kết luận sau: - Năm 2001 mỏ đã thực hiện khá đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch đồng thời vượt mức năm 2000 với tỷ lệ cao sự nhịp nhàng của sản xuất là tốt. Tuy nhiên trình độ tận dụng năng lực sản xuất là chưa cao. Trang thiết bị máy móc của mỏ hầu hết quá cũ kỹ tỷ lệ hao mòn cao. Những điều này đã gây trở ngại không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc thay đổi kết câú sản lượng. - Về lao động tiền lương mỏ có mức lương bình quân tương đối cao chưa phù hợp tới thực trạng tài chính của doanh nghiệp - Về NSLĐ có mức tăng tương đối so với năm 2000. Về đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có kết cấu trẻ tay nghề đều. Tuy nhiên số lao động bậc cao còn thấp. -Lợi nhuận năm 2001đã tăng rất nhiều so với năm 2000. Tuy nhiên trên thực tế con số này có thể tiếp tục nâng cao hơn ở những năm tới do điều kiện sản xuất và tiêu thụ có những biến động thuận lợi cho doanh nghiệp. Với những kết luận này có thể nhận thấy một số tồn tại cần khắc phục - Máy móc thiết bị của mỏ quá cũ kỹ không đáp ứng đủ nhu cầu hiện đại hoá của sản xuất.Tài chính của doanh nghiệp không ổn điịnh phải đi chiếm dụng.Về tình hình lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có những nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuát kinh doanh. - Ngoài ra còn nhiều tồn tại cần khắc phục như: Giá thành tương đối cao, tiền lương bình quân cao, hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt ...... Để khắc phục, đồ án đưa ra chuyên đề nghiên cứu chương 3. Chuyên đề này áp dụng phương pháp toán kinh tế và công cụ để xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm khắc phục những tồn tại trên, đồng thời vẫn đảm bảo tính tiên tiến khoa học phù hợp với thực tiễn kinh doanh của mỏ. Chương III Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ than năm 2002 của mỏ than Hà Lầm Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nào quá trình sản xuất và tiêu thụ bao giờ cũng chiếm vị chí chủ đạo có ảnh hưởng quyết định đến sản xuất kinh doanh.Từ ý nghĩa này bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cố gắng xây dựng kế hoạch chiến lược cả quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ nhằm tốt ưu hoá hoạt động của doanh nghiệp từ đó tốt ưu hoá lợi nhuận cũng như lợi ích kinh tế xã hội khác Tiền đề này đã trở thành một cơ sở xây dựng chuyên đề nghiên cứu ở chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, trình độ tận dụng năng lực sản xuất, phân phối lao động và việc làm hợp lý đối với người lao động .Chuyên đề được tiến hành theo các bước sau: III.1. Căn cứ lập chuyên đề Trước đây kế hoạch của mỏ chủ yếu là do cấp trên giao xuống và mang tính pháp lệnh bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.Thực tế đã cho thấy hầu hết các chỉ tiêu này không phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỏ đã khiến cho các doanh nghiệp bất cập, mất cân đối trong nền kinh tế. Từ khi nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ bao cấp, Đảng và nhà nước đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước đưa vào cương lĩnh chiến lược kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa III.1.1. Mục đích: Mục đích của việc lập kế hoạch là áp dụng những kiến thức quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường và thực tiễn để đưa kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm một cách có căn cứ khoa học nhằm đem lại lợi ích kinh tế xã hội ở mức cao nhất có thể trong điều kiện sản xuất kinh doanh sẵn có. Lập kế hoạch sản xuất nhằm tận dụng năng lực sản xuất, cân đối các khoản thu chi, tích luỹ tiêu dùng...để ổn định sản xuất cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp III.1.2. Đối tượng: - Là công ty than Hà Lầm. III.1.3. Nhiệm vụ: - Trên cơ sở số thực hiện năm trước và diễn biến của thị trường tiêu thụ xác định thông tin chính xác về xu thế phát triển của công ty. -Lấy thị trường làm đối tượng hàng đầu của công tác lập kế hoạch. Biết tác động vào thị trường tạo sự ổn định cho thị trường. Ngoài ra kế hoạch gắn liền với thực tế, phù hợp với năng lực sản xuất, trình độ trang bị kỹ thuật. - Lập kế hoạch cho từng chỉ tiêu: Sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ, số mét đào lò, chất lượng sản phẩm... làm cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm căn cứ để đánh giá cho việc thực hiện kế hoạch cho từng thời kỳ. III.1.4. Phương pháp - Phương pháp cân đối: Dựa vào NLSX của các khâu trong dây chuyền sản xuất ta xác định khả năng sản xuất lớn nhất để tận dụng một cách đầy đủ công suất, máy móc, thiết bị, điện sản xuất trên cơ sở đó đánh giá mức độ tận dụng năng lực sản xuất chỉ ra những khâu yếu để có những biện pháp khắc phục. Việc xác định năng lực sản xuất là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất Phương pháp toán kinh tế: Đưa ra mô hình thuật toán với chỉ tiêu kế hoạch là một biến số dựa trên các thông số rằng buộc III.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch của công ty than Hà lầm: - Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế - Căn cứ vào các chỉ tiêu mà tổng công ty giao cho - Căn cứ vào điều kiện địa chất của mỏ và khả năng huy động tài nguyên - Căn cứ vào năng lực sản xuất của mỏ: thiết bị, lao động, tài nguyên ... - Căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng sản phẩm - Căn cứ vào tình hình sử dụng lao độngvà khả năng huy động tối đa lực lượng động vào sản xuất Ngoài ra còn căn cứ vào vào một số điều kiện như: vị trí địa lý, khí hậu,giao thông vận tải Công ty đã xây dựng xong toàn bộ kế hoạch cả về giá trị và hiện vật cho các chỉ tiêu chủ yếu năm 2002. Sau đây ta phân tích hiệu quả kinh tế kỹ thuật cũng như hiệu quả xã hội của các chỉ tiêu kế hoạch đó so với thực tế số báo cáo năm 2001 III.2.1. Chỉ tiêu sản lượng Bảng phân tích chỉ tiêu sản lượng Bảng3.1 Các chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± I. Than NK sản xuất 583715 620000 106.21 36285 1. Than lộ thiên 214297 200000 93.32 -14297 2. Than hầm lò 359414 420000 116.85 60586 3.Than tận thu 10000 II.Than sạch sản xuất 498664 530000 106.28 31336 Qua bảng số liệu năm 2002 mỏ có chủ trương tăng sản lượng than nguyên khai lên đạt 106,215 so với năm 2001. Tỷ lệ tăng ở đây tuy nhỏ nhưng sự biến động lại là sự thay đổi đáng kể về cơ cấu sản lượng than lộ thiên có xu hướng giảm kế hoạch chỉ đặt ra là 200000 T trong khi than hầm lò có chủ trương tăng tơí 60586 T từ 359414 tấn của năm 2001 lên 420000 tấn của kế hoạch 2002. Như vậy, sơ bộ tình hình của mỏ cho thấy trên cơ sở điều kiện kỹ thuật sản lượng khai thác của mỏ tăng lên do hai nguyên nhân: giảm mức khai thác lộ thiên và tăng sản lượng khai thác hầm lò. III.2.2. Chỉ tiêu công nghệ Bảng phân tích chỉ tiêu công nghệ Bảng3.2 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± Đất đá bóc, m3 1,252,821 1,228,000 98.02 -24,821 Đào lò mới, m 4,978 7,084 142.31 2,106 Hệ số đào lò chung 13.85 16.1 116.25 2 Hệ số bóc đất đá 5.83 5.85 100.34 0 Số gương lò hđbq 6 6 100.00 0 Năm 2002, dự kiến số lò chợ hoạt động bình quân vẫn giữ nguyên. Như vậy, sản lượng khai thác coi như không ảnh hưởng bởi số lò chợ hoạt động bình quân. Chỉ tiêu đất đá bóc giảm 24,82 m3 đạt 98,02% so với năm 2001 khiến cho hệ số bóc đất đá biến động nguyên nhân là sản lượng khai thác lộ thiên giảm đã làm cho đất đá bóc giảm hai sự biến động này khiến hệ số bóc tăng 0,34%. Về mét đào lò mới tăng42,31% lên làm hệ số đào lò chung cũng tăng 16,25% do sản lượng khai thác hầm lò tăng. Qua những phân tích này cho thấy sản lượng khai thác của mỏ đã được ra căn cứ phù hợp với các dữ liệu công nghệ chủ yếu. Kế hoạch đặt ra cũng nhằm khắc phục một số nhược điểm là hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị còn thấp. Trong giới hạn này mọi nhận định chỉ mang tính tương đối không thể khẳng chính xác bởi giới hạn trình độ, giới hạn số liệu cũng như tài liệu tham khảo. tuy nhiên những nhận định này cũng được căn cứ vào các phân tích logic. Để có kết luận về tình hình lập kế hoạch của mỏ năm 2002 ta đi nghiên cứu một nhóm chỉ tiêu khác. III.2.3. Chỉ tiêu kế hoạch lao động tiền lương Bảng phân tích kế hoạch lao động tiền lương Bảng 3.3 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± Tổng số lao động 2,915 3,060 104.97 145 Số CN trực tiếp lao động 2,495 2,595 104 100 Tổng quỹ lương 53,011 56,400 106.39 3,389 Tiền lương bq 1 ng-th 1,515 1,535 101.32 20 Bảng số liệu lao động tiền lương cho thấy năm 2002 mỏ vẫn tiếp tục tăng số lượng lao động nhưng chủ yếu tăng lao động trực tiếp. Vì tổng số công nhân tăng lên quỹ tiền lương cũng tăng 6,93% do đó tiền lương bình quân cho một công nhân viên tăng 1,32%. Tuy vậy để đánh giá chính xác công tác lập kế hoạch lao động tiền lương ta xem bảng phân tích năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất sau: Bảng phân tích năng suất lao động Bảng3.4 STT Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± 1 Sản lượng than khai thác 583,715 620,000 106.22 36,285 2 Số lao động trực tiếp sx 2,625 2,725 103.81 100 3 NSLĐ bình quân 1 CN sx 222.37 227.52 102.32 5 Bảng năng suất lao động cho thấy mỏ chủ động tăng năng suất lao động. Như vậy mức tăng sản lượng chủ yếu dựa vào sự tăng số lượng của công nhân và tăng năng suất lao động. Ngoài các chỉ tiêu nêu trên thay đổi sản lượng sản xuất còn có một số nguyên nhân khác như khả năng tận dụng NSLĐ, điều kiện khí hậu địa lý. III.2.4. Chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ Mục đích của việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là tìm ra phương án tiêu thụ có số lượng tiêu thụ lớn nhất nhưng vẫn hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay cách duy nhất là mỏ tiêu thụ chủ yếu cho tuyển than Hòn Gai nhưng hiệu quả kinh tế thấp do giá bán cho tuyển than Hòn Gai thấp hơn so với giá tiêu thụ trên thị trường. Như vậy phương án tiêu thụ như vậy là chưa tối ưu. Tuy nhiên ta xem xét mức độ tiêu thụ năm 2002 so với năm 2001 về mặt số lượng để đánh giá kinh tế. Bảng phân tích tình hình tiêu thụ than Bảng3.5 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± I. Trong nước 511,313 472,000 92.31 -39,313 Hộ điện 59,658 120,000 201.15 60,342 Hộ xi măng 56,703 80,000 141.09 23,297 Hộ khác 219,945 92,000 41.83 -127,945 Tuyển than Hòn Gai 175,007 180,000 102.85 4,993 II. Xuất khẩu 102,150 90,000 88.11 -12,150 Tổng số 613,463 562,000 91.61 -51,463 Bảng số liệu này cho thấy kế hoạch tiêu thụ của mỏ là không hợp lý. Thực tế trong năm 2001vừa qua thị trường than biến động tốt, một số công ty nước ngoài đã quay trở lại mua than của nước ta, các công ty trong nước cũng có xu thế tăng nhu cầu về than. Một số khách hàng quen thuộc của mỏ như hộ điện, hộ xi măng ... vẫn có nhu cầu đều đặn. Ngược lại theo kế hoạch mỏ đã lập thì năm 2002 này mỏ chủ trương giảm sản lượng tiêu thụ. Trong đó xuất khẩu giảm 11,89%. Trong nước giảm 17,69%. Đây là mâu thuẫn rất hiển nhiên mà kế hoạch 2002 cần phải điều chỉnh ngay. Việc điều chỉnh có thể thực hiện bởi trên thực tế những năm trước kế hoạch không chỉ đưa ra một lần đã hoàn chỉnh. Mọi sửa chữa có thể thực hiện và hoàn tất vào cuối quý I khi mỏ đã đưa vào thực hiện kế hoạch. Phát hiện các sai sót mâu thuẫn để chỉnh lý là việc nên làm. III.2.5. Chỉ tiêu giá thành Bảng phân tích kết cấu giá thành Bảng3.6 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % Vật liệu 26,166 25,616 97.90 -550 Nhiên liệu 4,334 9,725 224.39 5,391 Động lực 2,091 4,535 216.88 2,444 Tiền lương 48,756 56,400 115.68 7,644 BHXH 3,762 4,448 118.23 686 Khấu hao TSCĐ 9,497 15,622 164.49 6,125 Chi phí khác 5,422 21,055 388.33 15,633 Chi phí thuê ngoài 16,204 5,937 36.64 -10,267 Tổng cộng 139,712 143,338 102.60 3,626 Bảng số liệu cho thấy mức tiêu hao nhiên liệu tăng 224,39% nhưng vật liệu lại giảm 2,1%. Giá thành toàn bộ tăng do hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Tiền lương do số lao động tăng vì vậy bảo hiểm xã hội cũng tăng. Khấu hao TSCĐ tăng 64,49% cho thấy mỏ có nhu cầu mua mới TSCĐ nên giá trị còn lại của TSCĐ có xu hướng tăng là giá trị khấu hao tăng. Chi phí khác tiếp tục tăng lên so với năm 2001, kế hoạch 2002 tăng 388,33% có mức tăng quá lớn so với mức tăng của sản lượng. III.2.6. Phân tích lợi nhuận kế hoạch năm 2002 Bảng3.7 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± Sản lượng than tiêu thụ 613,463 562,000 91.61 -51,463 Giá bán bq,đ 233,049 256,000 109.85 22,951 Doanh thu than,Tr.đ 142,966 143,968 100.70 1,002 Giá thành toàn bộ,Tr.đ 139,712 143,338 102.60 3,626 Lợi nhuận thuần,1000đ 287,263 290,000 100.95 2,737 Năm 2002 này, giá thành của mỏ tăng 2,6% nhưnglợi nhuận chỉ tăng0,95%. Nguyên nhân là sản lượng than tiêu thụ giảm đi 51.463 tấn tương đương 8,39%. Ngoài ra doanh thu than tăng 1.002 triệu đồng tương đương 0,7% là do giá bán bình quân tăng 22.951 đồng tương đương là9,85% III.3. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ Điều quan trọng của kế hoạch sản xuất là đưa ra một mức sản lượng lớn nhất thoả mãn các rằng buộc về điều kiện vật chất kỹ thuật bởi hiện nay thị trường tiêu thụ bắt đầu mở rộng trở lại. Trên thực tế mỏ than Hà Lầm khai thác bằng hai phương pháp khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò nên các nhân tố ảnh hưởng đến hai sản lượng của hai khu vực này cũng khác nhau. Để đưa ra một mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng biểu thị các điều kiện vật chất kỹ thuật với sản lượng khai thác ta chia sản lượng ra thành hai loại theo nguồn hình thành là lộ thiên và hầm lò. III.3.1.- Tính toán sản lượng khai thác hầm lò: Ta thiết lập được bảng số liệu thống kê sau Bảng 3.8 TTQS SL(T/th) Số LC hđbq SốCN trực tiếp SXHL Góc dốc của vỉa Độ kiên cố của đất đá Bình phương độ kiên cố của đất đá Y X1 X2 X3 X4 X42 1 28330 5 809 12 7.25 52.56 2 33996 6 822 13 7.25 52.56 3 34125 6 822 12 8.25 68.06 4 33865 6 826 13 7.70 59.29 5 33976 6 822 12 8.45 71.40 6 28230 5 809 12 7.45 55.50 7 28198 5 822 12 7.45 55.50 8 28296 5 826 13 7.45 55.50 9 28330 5 809 13 8.25 68.06 10 33996 6 826 13 8.25 68.06 11 33872 6 826 13 8.25 68.06 12 33996 6 838 12 7.25 52.56 13 34021 6 805 12 7.45 55.50 14 28330 5 805 12 8.00 64.00 15 29124 5 822 13 8.00 64.00 16 28330 5 822 12 8.00 64.00 17 33996 6 822 13 7.45 55.50 18 34236 6 838 13 7.45 55.50 19 33996 6 822 13 7.45 55.50 20 28330 5 809 13 8.25 68.06 21 27986 5 826 13 8.50 72.25 22 33789 6 838 12 7.45 55.50 23 34312 6 838 12 7.25 52.56 24 28208 5 838 13 7.25 52.56 25 28227 5 809 13 7.45 55.50 26 33986 6 805 12 8.25 68.06 Qua bảng số liệu ta thấy mối liên hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng với các chỉ tiêu lò chợ hoạt động bình quân số công nhân sản xuất than hầm lò góc dốc của vỉa độ kiên cố của đất đá là mối liên hệ tương quan hàm số. Cụ thể sản lượng Y phụ thuộc bậc nhất vào lò chợ hoạt động bình quân số công nhân trực tiếp sản xuất hầm lò góc dốc của vỉa. Đồng thời sản lượng Y còn phụ thuộc bbậc 2 vào độ kiên cố của đất đá Từ những nhận định này giả sử có một mối quan hệ hàm số được thiết lập giữa các chỉ tiêu này. Gọi Y là biến phụ thuộc biểu thị giá trị sản lượng, X1 là số lò chợ hoạt động bình quân, X2 là số công nhân trực tiếp sản xuất hầm lò, X3 là góc dốc của vỉa, X4 là độ kiên cố của đất đá.dạng của phương trình tương quan là: Y = ao + a1X1+ a2X2+ a3x3+ a4X4+ a5X42 Với X1, X2, X3, X4, X42 là các biến độc lập ;a1, a2, a3, a4, a5 là các hằng số thiết lập Như đã nói ở trên Excel chính là công cụ đắc lực giải quyết các bài toán kinh tế. ở đây, ta đã có được dãy số liệu thống kê, có được dạng của phương trình ntương quan hồi qui bậc 1 đối với các biến.Sử dụng công cụ Excel để xác định các hệ số hằng số: - Nhập dãy số liệu vào trang tính của Excel - Bôi đen phần số liệu - Vào Tool / Data Analyris /Regression/OK Hội thoại Regression sẽ xuất hiện ra. Nhập các miền ô phù hợp với từng ô trong hội thoại. Chọn Label nhắp OK. Kết quả tính toán cho ở bảng sau: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.997713496 R Square 0.995432221 AdjustedR Square 0.994290276 Standard Error 218.9394776 Observations 26 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 208922269.2 41784453.84 871.6990548 1.11472E-22 Residual 20 958689.8968 47934.49484 Total 25 209880959.1 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -34613.10952 25344.34309 -1.365713422 0.187192474 -87480.45823 18254.239 -87480.4582 18254.23919 X1 5677.997902 93.62010369 60.6493443 3.7783E-24 5482.709879 5873.2859 5482.70988 5873.285926 X2 2.516856375 4.726171572 0.532535973 0.600222114 -7.34176019 12.375473 -7.34176019 12.37547294 X3 -1.661575843 89.67590014 -0.018528678 0.985400702 -188.7221387 185.39899 188.722139 185.398987 X4 8332.579628 6175.626203 1.349268779 0.192328462 -4549.544911 21214.704 -4549.54491 21214.70417 X42 -532.312456 393.9872061 -1.351090715 0.191753997 -1354.154985 289.53007 -1354.15498 289.5300728 Qua bảng tính ta xác định được hệ số nhân của hệ số tự do ao, hệ số của X1 là a1 của X2 là a2, của X3 là a3, của X4 là a4, của X5 là a5 với các giá trị a0 = -34613.10952 a1 = 5677.997902 a2 = 2.516856375 a3 = -1.661575843 a4 = 8332.579628 a5 = -532.312456 Ta có phương trình hồi qui tương quan bội sau: Y=-34613.10952+5677.997902X1+2.516856375X2-1.661575843X3 +8332.579628X4-532.312456X42 Phương trình này có hệ số tương quan bội R = 0,997713496 Bình phương hệ số tương quan bội R2 = 0,995432221 Và số bình phương có điều chỉnh là 0,994290276 Ta kiểm định hệ só tương quan này theo các bước sau - Giả thiết H0 được đặt là R = 0 nghĩa là giữa các đại lượng ta nghiên cứu không có sự phụ thuộc tương quan Tính m -2 ½t' ½ = Ry,1,2,...n ------------------------------- 1 - R2y,1,2,...,n 26 -2 = 0,9997713496 --------------- 1- 0,994290276 = 64.68504839 Với mức ý nghĩa a = 0,01 ta có y = 1-a = 0,99 g =m -2 = 26 -2= 24 Tra bảng stiu- đơn được t = 2,797 Vì t' = 64.68504839 > t = 2,797 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ có ý nghĩa là với mức ý nghĩa là 0,01 hay độ tin cậy là 99% mối liên hệ giữa sản lượng khai thác và ssố lò chợ hoạt động bình quân, số công nhân trực tiếp sản xuất hầm lò góc dốc của vỉa độ kiên cố của đất đá ta tìm được bằng phương trình hồi qui tương quan bội. Sử dụng phương trình này để xác định mức sản lượng cho từng tháng và cả năm trên cơ sở thông số kỹ thuật theo tính toán của mỏ ta được bảng số liệu sau: Bảng3.9 Tháng Số LC hđbq SốCN trực tiếp SXHL Góc dốc của vỉa Độ kiên cố của đất đá Bình phương độ kiên cố của đất đá Sản lượng(T/th) X1 X2 X3 X4 X42 Y 1 5 809 12 7.25 52.56 28224.61 2 6 822 13 7.25 52.56 33933.66 3 6 822 12 8.25 68.06 34017.06 4 6 826 13 7.70 59.29 34112.26 5 6 822 12 8.45 71.40 33905.65 6 5 809 12 7.45 55.50 28326.12 7 5 822 12 7.45 55.50 28358.84 8 5 826 13 7.45 55.50 28367.25 9 5 809 13 8.25 68.06 28304.68 10 6 826 13 8.25 68.06 34025.47 11 6 826 13 8.25 68.06 34025.47 12 6 838 12 7.25 52.56 33975.59 379576.66 Như vậy theo tính toán bằng phương pháp này sản lượng hợp lý đưa ra cho một năm khai thác hầm lò là 388,82.88 tấn .Như vậy so với kế hoạch mỏ lập ra cho năm 2002 thì với mức độ lao động và các thông số kỹ thuật khác như hiện nay mức sản lượng nên thực hiện là thấp hơn so với kế hoạch Để có kết luận về tính hợp lý của từng loại ta xác định sản lượng khai thác lộ thiên theo kế hoạch cho năm 2002 III.3..2. Tính sản lượng khai thác lộ thiên Để tính toán ta có bảng số liệu sau: Bảng3.10 TTQS SL(T/th) Số CN trực tiếp SX Hệ số phá đá Y X1 X2 1 17390 185 30.0 2 17296 184 31.5 3 17108 182 30.5 4 16984 182 31.2 5 17108 182 30.0 6 17215 182 30.0 7 17321 182 31.2 8 16986 182 30.5 9 17269 184 30.5 10 17484 186 30.5 11 18424 196 31.0 12 18236 194 31.0 13 17860 190 30.5 14 17985 190 30.0 15 17756 190 30.5 16 18156 194 30.5 17 18234 194 30.5 18 18356 194 30.5 19 19103 196 31.0 20 18236 194 31.0 21 18048 192 31.0 22 17986 192 30.5 23 18424 196 30.5 24 18236 194 30.5 25 17860 190 31.0 26 17953 190 31.0 Mối quan hệ giữa các biến X1, X2 với Y qua phân tích thống kê có thể giả định là bậc 1. Như vậy ta có phương trình hồi qui tuyến tính tương quan bội sau Y = ao+ a1X1+ a2X2 Vẫn sử dụng công cụ Regression trong Tool / Data Analysis Nhập bảng số liệu vào trang tính Excel. Bôi đen bảng tính Vào Tool / Data Analysis /Regression/OK Hội thoại Regression sẽ xuất hiện ra. Nhập các miền ô phù hợp với từng ô trong hội thoại. Chọn Label nhắp OK. Kết quả tính toán cho ở bảng sau: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.962701812 R Square 0.92679478 AdjustedR Square 0.920429108 Standard Error 154.4411145 Observations 26 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 2 6945367.285 3472684 145.59262 8.75455E-14 Residual 23 548597.3305 23852.06 Total 25 7493964.615 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -2303.038636 2453.858738 -0.93854 0.3577205 -7379.225278 2773.148007 -7379.22528 2773.14801 X1 99.9353427 5.948128064 16.80114 2.079E-14 87.63071907 112.2399663 87.6307191 112.239966 X2 39.54188035 76.6687763 0.515749 0.6109519 -119.0593513 198.143112 -119.059351 198.143112 Đọc kết quả từ bảng Summany output ta được a0 = 2303.038630 a1 = 99.9353427 a2 = 39.54188035 Ta có phương trình hồi qui tương quan bội sau: Y = -2303.038630+99.9353427X1+39.54188035X2 Phương trình này có hệ số tương quan bội R = 0,962701812 Bình phương hệ số tương quan bội R2 = 0,92079478 Và số bình phương có điều chỉnh là 0,920429108 Ta kiểm định hệ só tương quan này theo các bước sau - Giả thiết H0 được đặt là R = 0 nghĩa là giữa các đại lượng ta nhgiên cứu không có sự phụ thuộc tương quan Tính m -2 t' = Ry,1,2,...n ------------------------------- 1 - Ry,1,2,...,n 26 -2 = 0,962701812 ----------- 1-0,920429108 = 16.71938494 Với mức ý nghĩa a = 0,01 ta có y = 1-a = 0,99 g =m -2 = 26 -2= 24 Tra bảng stiu- đơn được t = 2,797 Vì t' = 16.71938494 > t = 2,797 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ có ý nghĩa là với mức ý nghĩa là 0,01 hay độ tin cậy là 99% mối quan hệ tương quan giữa các đại lượng nói trên và chúng đã được tìm ra đó là mối quan hệ tương quan hàm số với phương trình Y = -2303.038630+99.9353427X1+39.54188035X2 đã được chấp nhận. Sử dụng phương trình này để xác định mức sản lượng cho từng tháng và cả năm trên cơ sở thông số kỹ thuật theo tính toán của mỏ ta được bảng số liệu sau Bảng3.11 Tháng Số CN trực tiếp SX Hệ số phá đá Sản lượng(T/th) X1 X2 Y 1 185 30.0 17371.26 2 184 31.5 17330.63 3 182 30.5 17091.22 4 182 31.2 17118.90 5 182 30.0 17071.45 6 182 30.0 17071.45 7 182 31.2 17118.90 8 182 30.5 17091.22 9 184 30.5 17291.09 10 186 30.5 17490.96 11 196 31.0 18510.09 12 194 31.0 18310.22 208867.39 Như vậy, sản lượng khai thác lộ thiên phù hợp với số lao động hệ số phá đá và mùa vụ ở trên tính được là 208845,14 tấn so với kế hoạch mỏ đặt ra là 200000 tấn thì mức sản lượng này tương đối phù hợp. Như vậy qua những tính toán của đồ án cho thấy kế hoạch hợp lý đồ án lập ra là: Sản lượng khai thác hầm lò : 386,118.59 Sản lượng khai thác lộ thiên: 208.867.39 Tổng sản lượng năm 2002là: 594,985.98 Xem xét các chỉ tiêu này so với thực hiện năm 2001 của mỏ để xác định hiệu quả của phương pháp ta có bảng số liệu sau: Bảng3.12 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % Tổng sản lượng than NK 583,715 588,444.05 100.81 4,729.05 Khai thác lộ thiên 214,297 208,867.39 97.4663 -5,429.61 Khai thác hầm lò 359,414 379,576.66 105.61 20,162.66 Than tận thu 10,000 Như vậy xét trong tình hình hiện tại sản lượng khai thác lộ thiên vẫn có thể duy trì ở mức 208,867.39 tấn đạt 97.46% năm 2001. Sản lượng khai thác hầm lò tăng 26,704.59 tấn đạt 107.43% năm 2001. Nghĩa là, theo đồ án để ổn định sản xuất phù hợp với điều kiện vật chất kỹ thuật ta giữ vững sản xuất của toàn mỏ III.3.3. Kế hoạch lao động tiền lương: Bảng3.13 STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2001 KH 2002 So sánh % ± 1 Tổng số lao động người 2,915 3,000 102.92 85 2 Số CN trực tiếp sx người 2,625 2,665 101.52 40 3 Tổng quỹ lương tr.đ 53,01 56,000 105.64 2,989 4 Tiền lương bq 1 ng-th 1000đ 1,515 1,485 98.02 -30 Qua phân tích bảng số liệu lao động tiền lươngcủa mỏ ở đầu chương III ta đi định hướng lao động tiền lương đồ án lập ra cho năm 2002 như ở bảng trên đây. Quan điểm ở đây là giảm lao động trực tiếp và giảm tiền lương bình quân. Mức giảm tiền lưng ở đây là 1.98%. Như vậy vừa giảm bớt được chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo đời sống cho người lao động. Năng suất lao động trực tiếp cho ở bảng sau: Bảng 3.14 STT Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± 1 Sản lượng than khai thác 583,715 588,444.05 100.81 4,729.05 2 Số lao động trực tiếp sx 2,625 2,665 101.52 40.00 3 NSLĐ bình quân 1 CN sx 222.37 223.26 100.40 0.89 Như vậy số lao động trực tiếp tăng lên40 người và sản lượng tăng lên 11,270.98 tấn đã làm tăng NSLĐ bình quân lên 0.4%. III.3.4. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Căn cứ vào sản lượng sản xuất tình hình thị trường và nhận định từ tình hình tiêu thụ kế hoạch mỏ đã lập cho năm 2002 ta có bảng số liệu sau: Bảng3.15 Chỉ tiêu TH 2001 KH 2002 So sánh % ± I. Trong nước 511,313 490,000 95.83 -21,313 Hộ điện 59,658 120,000 201.15 60,342 Hộ xi măng 56,703 80,000 141.09 23,297 Hộ khác 219,945 110,000 50.01 -109,945 Tuyển than Hòn Gai 175,007 180,000 102.85 4,993 II. Xuất khẩu 102,150 110,000 107.68 7,850 Tổng số 613,463 590,000 96.18 -23,463 Theo kế hoạch đố án thì mỏ vẫn giữ vững mức tiêu thụ cho tuyển than Hòn Gai tăng 2.85%. Than tiêu thụ giảm 3.82% trong đó than tiêu thụ trong nước giảm 4.17%. III.3.5. Kế hoạch giá thành Bảng3.16 STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2001 KH 2002 So sánh % 1 Vật liệu tr.đ 26,166 24,582.52 93.95 -1,583.48 2 Nhiên liệu tr.đ 4,334 9,332.64 215.34 4,998.64 3 Động lực tr.đ 2,091 4,352.03 208.13 2,261.03 4 Tiền lương tr.đ 48,756 55,847.06 114.54 7,091.06 5 BHXH tr.đ 3,762 4,404.39 117.08 642.39 6 Khấu hao TSCĐ tr.đ 9,497 14,991.73 157.86 5,494.73 7 Chi phí khác tr.đ 5,422 20,205.53 372.66 14,783.53 8 Chi phí thuê ngoài tr.đ 16,204 5,697.47 35.16 -10,506.53 9 Tổng cộng tr.đ 139,712 139,413.40 99.79 -298.60 Kế hoạch giá thành 2002 căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu, mức tiền lương đã xác định và chỉ tiêu thực hiện năm 2001. Qua bảng phân tích cho thấy kế hoạch lập ra đã tích kiệm được 0.21% tổng giá thành. Chi phí khác tăng 372,66% nhưng chi phí thuê ngoài giảm 64,84%.Khấu hao TSCĐ tăng 57,86%. Vật liệu giảm 6,05% nhưng nhiên liệu và động lực tăng 215,34% và 208,13%. Tổng hợp các tăng giảm này cho thấy kế hoạch lập nên căn cứ vào mức thực hiện của năm trước là chủ yếu III.3.6.Kế hoạch lợi nhuận Bảng3.17 STT Chỉ tiêu ĐVT TH2001 KH 2002 So sánh % ± 1 Sản lượng than tiêu thụ T 613,463 590,000 96.18 -23,463 2 Giá bán bq đ 233,049 256,000 109.85 22,951 3 Doanh thu than tr.đ 142,966 151,040 105.65 8,074 4 Giá thành toàn bộ tr.đ 139,712 139,413 99.79 -299 5 Lợi nhuận thuần 1000đ 287,263 300,000 104.43 12,737 Kế hoạch của đồ án lập qua tính toán cho thấy đem lại lợi nhuận cao hơn kế hoạch. Lợi nhuận tăng như vậy chủ yếu do sự cân đối lại sản lượng tiêu thụ nâng mức sản lượng phù hợp vơí thực tế sản xuất. Ngoài ra tổng giá thành sản phẩm giảm cũng góp phần tăng lợi nhuận kế hoạch. Đây là yếu tố quan trọng cho thấy kế hoạch đồ án có ưu điểm hơn kế hoạch mỏ lập III.3. Những kiến nghị : Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ án đã lập dựa trên những số liệu thu thập được tại mỏ than Hà lầm sử dụng phương pháp toán kinh tế, bằng công cụ Excel tác giả đã phân tích những mối quan hệ tương quan hồi qui giữa một số chỉ tiêu kỹ thuật thiết lập nên hàm số biểu thị mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng sản xuất với các nhân tố nói trên. Qua phân tích các chỉ tiêu kế hoạch mà mỏ đã lập với chỉ tiêu đồ án lập có thể rút ra một số ý kiến sau: - Kế hoạch của mỏ được xây dựng trên cơ số thực hiện năm trước đồng thời căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuạt mà tổng công ty đã giao bằng cách xác định một trị số kinh nghiệm. -Những số liệu kế hoạch mà mỏ lập ra có những bất cập so với thực tế sản xuất kinh doanh. - Kế hoạch của mỏ lập ra không mang tính tự điều chỉnh khi có những thay đổi của các yếu tố sản xuất. Bằng phương pháp đã thực hiện trong đồ án này ta có thể cập nhật được những thay đổi của sản lượng sản xuất khi các yếu tố đó thay đổi Tóm lại với những gì đồ án thực hiện đã đặt ra những khía cạnh mới. Hy vọng rằng những vấn đề này sẽ được mỏ tham khảo và tìm ra một phương pháp lập kế hoạch thật thích hợp với điều kiện cụ thể của mỏ. Kết luận chung Sau thời gian thực tập và viết đồ án về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Lầm được sự giúp đỡ của công ty em đã thu thập được kiến thức thực tế rất quý báu. Trong thời gian hoàn tất đồ án này, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa KT-QTKD đặc biệt là thầy giáo, thạc sĩ Nguyễn Duy Lạc dến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp theo dúng yêu cầu về thời gian lẫn nội dung mà khoa qui định. Qua những phân tích ở 3 chương cho phép em rút ra một số kết luận sau: Thuận lợi: - Công ty than Hà Lầm nằm gần thành phố Hạ Long, diều kiện giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt. Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đang có xu hướng phát triển. - Về lao động, đội ngũ công nhân của công ty có tay nghề khá cao, tuổi đời còn trẻ. - Công ty được sự hỗ trợvề nhiều mặt của TCT than Việt Nam mặc dầu mỏ vẫn chủ trương hạch toán độc lập trong kinh doanh Khó khăn: - Điều kiện địa chất phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất - Máy móc thiết bị của mỏ quá cũ kỹ không đáp ứng đủ nhu cầu hiện đại hoá của sản xuất.Tài chính của doanh nghiệp không ổn định phải đi chiếm dụng.Về tình hình lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có những nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuát kinh doanh. Về chuyên đề nghiên cứu: Qua tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Lầm đã thể hiện những thiếu xót trong phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chuyên đề đã lập được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho công ty than Hà Lầm trong năm 2002 dựa vào tính toán khoa học trên cơ sở số liệu thực tế thu thập tại công ty. Hiệu quả kinh tế đã được xác định là tốt hơn là kế hoạch mỏ lập. Nếu áp dụng chuyên đề vào thực tiễn sản xuất của công ty sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn dịnh sản xuất, tăng doanh thu. Đồ án tốt nghiệp là kết quả lĩnh hội kiến thức từ các thầy giáo trong khoa KT_QTKD - trường đại học Mỏ- Địa chất. Đặc biệt trong thời gian thực hiện được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Duy Lạc. Đồ án đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực còn nhiều hạn chế, đồ án không tránh khỏi nhữnh thiếu xót. kính mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Hà Nội ngày12-6-2002 Sinh viên thực hiện Đỗ Thanh Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8468.doc
Tài liệu liên quan