Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương năm 2005

Nước mặt : Nước mặt trong khu mỏ được lưu thông và tàng trữ chủ yếu ở sông Mông Dương và 2 suối chính từ các khu Cọc 6, Quảng lợi chảy qua khu vực mỏ đổ vào sông Mông Dương (lượng nước vào mùa khô nhỏ) từ 1 10m/s, mùa mưa lượng nước lớn hơn có thể cao hơn 200m/s nên nước chảy rất xiết. Nước mặt thoáng chảy nhanh nên ít gây ngập lụt cá biệt vào mùa mưa năm 1997 có xảy ra ngập mặt bằng chỉ trong vài ngày mức nước lên cao tới + 6,7m làm cho các bờ dốc, nền đường bị xói mòn, sạt lở. * Nước dưới đất : Được lưu thông và tàng trữ trong những vết nứt của nham thạch (sa thạch) cuội kết, sạn kết và than có chiều dày tổng cộng từ vài chục mét đến hàng trăm mét. Mức nước biến đổi từ 05m 210m được chia ra các tầng chứa nước khác nhau. + Tầng chứa nước trong lớp đất phủ. + Tầng chứa nước thuỷ triều + Tầng chứa nước áp lực + Nước trong đứt gẫy.

doc103 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông Dương năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tỷ lệ tăng đáng kể 122.2% là do có sự tăng lợi nhuận chưa phân phối vào quỹ. Nhìn chung trong năm 2005 tình hình tài chính của Công ty có sự biến động, tuy không lớn nhưng là biến động có xu hướng tốt. Để xem xét khả năng tự trang trải tài sản của doanh nghiệp, xét chế độ kế toán lý thuyết sau. Xét cân đối I: Cân đối I Đon vị tính : đồng Bảng 2.29 Diễn giải Nguồn vốn CSH (BNV) ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) + BTS (I,II,III) Chênh lệch (±) Đầu năm 52 492 081 411 125 725 657 791 - 73 233 576 380 Cuối kỳ 61 617 759 092 111 588 799 240 - 49 971 040 148 Qua bảng cân đối này cho thấy: Vế trái nhỏ hơn vế phải thể hiện Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho các nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động. Xét cân đối II: Qua bảng cân đối II cho thấy : Vế trái nhỏ hơn vế phải Doanh nghiệp sau khi đã huy động cả các khoản vay vẫn thiếu nguồn vốn để trang trải kể cả đầu kỳ và cuối kỳ. Giải pháp cuối cùng là Công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị bạn có quan hệ với Công ty. Bảng cân đối II Đon vị tính : đồng Bảng 2.30 Diễn giải BNV + ANV (I(1),II) ATS (I,II,IV,V(2,3),VI) + BTS (I,II,III) ± Đầu năm 90 512 284 566 125 725 657 791 35.213.373.225 Cuối kỳ 83 610 765 345 111 588 799 240 37.978.033.895 Để xem xét tình hình đi vay hoặc chiếm dụng vốn của Công ty ta xét cân đối III: Bảng cân đối III Đon vị tính : đồng Bảng 2.31 Diễn giải BNV + ANV (I(1),II) - ATS(I,II,IV,V(2,3)VI)+ BTS(I,II,III) ATS (I,II,IV,(1,4,5),VI) + BTS (IV) – ANV(I(2,8III) ± Đầu năm 125 725 657 791 35.213.373.225 - Cuối năm 111 588 799 240 37.978.033.895 - Qua bảng cân đối này cho thấy Công ty đi chiếm dụng số vốn của đơn vị bạn đầu năm là 35.213.373.225 đồng, cuối kỳ là 37.978.033.895 đồng. Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x100(%) (2.34) Tổng nguồn vốn - Tỷ suất tài trợ = 100 - tỷ suất nợ (2.35) + Đầu năm Tỷ suất nợ = 95 049 591 726 x 100 = 64,42(%) 147 541 673 137 Tỷ suất tự tài trợ: 100- 64,42 = 35,58% + Cuối kỳ Tỷ suất nợ = 90 170 393 961 x100 = 59,41(%) 151 788 153 053 Tỷ suất tự tài trợ: 100- 59,41 = 40,59% Qua tính toán cho thấy phần nợ chiếm 2/3 trong tổng số vốn, điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty thấp vì vốn để trang trải cho tài sản trong kinh doanh của Công ty hiện có chỉ có thể tự tài trợ được 1/3. Có thể nhận thấy tỷ suất nợ của Công ty ở thời điểm cuối kỳ đã giảm so với đầu năm là 5,02% làm tăng tỷ suất tự tài trợ lên 5,02%. Trong tổng số nguồn vốn của Công ty thì có hơn 60% là đi vay mượn và chiếm dụng. Xét trong quy luật kinh tế thì để Doanh nghiệp kinh doanh có lãi dù nhỏ nhưng cũng rất khó khăn. Tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác than là một ngành sản xuất đặc biệt nên trong năm qua Công ty vẫn làm ăn có lãi do có sự điều tiết của Tập đoàn than Việt nam. Mặc dù vậy, để có chiến lược lâu dài cho sản xuất nhất thiết Công ty phải khắc phục tình trạng tài chính này. 2.6.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Phân tích tình hình thanh toán: Là nhằm thấy được tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán và tôn trọng pháp luật cũng như chế độ theo chi phí quy định của Nhà nước có đảm bảo các yêu cầu về thời gian và số lượng. Để phân tích có bảng số liệu sau: Tình hình thanh toán năm 2005 Đơn vị tính : đồng Bảng 2. 32 Khoản mục Đầu năm Cuối kỳ ± I, Các khoản phải thu 13 765 579 881 17 962 156 342 4 196 576 461 1, Phải thu của khách hàng 9 670 491 440 5 835 700 130 - 3 834 791 310 2, Trả trước cho ngời bán 299 979 073 6 555 661 447 6 255 682 374 3,Phải thu nội bộ 343 305 795 343 305 795 4,Các khoản phải thu khác 3 808 823 365 5 227 488 970 1 418 665 605 5,Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi - 13 713 997 13 713 997 II, Các khoản phải trả 38 020 203 155 21 993 006 253 - 16 027 196 902 1, Vay dài hạn 27 894 151 413 13 423 113 100 - 14 471 038 313 2, Vay ngắn hạn 10 126 051 742 8 569 893 153 - 1 556 158 589 - Đầu năm: Các khoản phải thu - các khoản phải trả = 13 765 579 881 - 38 020 203 155 = - 24 254 623 274, đồng Như vậy ở đầu năm Công ty không đủ khả năng thanh toán vì số nợ còn phải trả rất lớn do đó Công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. - Cuối kỳ: = 17 962 156 342 – 21 993 006 253 = - 4 030 849 911, đồng Cuối năm Công ty cũng không đủ khả năng thanh toán, tức là tình hình thanh toán của Công ty chưa khả quan. b, Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính tài của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình thanh toán. Nó tốt hay xấu điều đó được phản ánh qua khả năng thanh toán thể hiện ở số tiền và tài sản hiện có để có thể sử dụng thanh toán các công nợ của mình. Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các hệ số: *Hệ số thanh toán tức thời: (2.39) KTTtức thời = Tiền + khoản phải thu Nợ ngắn hạn Đầu năm: KTTtức thời = 1 561 128 946 + 13 765 579 881 67 155 440 313 KTTtức thời = 0,23 Cuối kỳ: KTTtức thời = 5 607 103 787 + 17 962 156 342 76 747 280 861 KTTtức thời = 0,31 Qua tính toán cho thấy hệ số thanh toán cả đầu năm và cuối kỳ đều nhỏ hơn 0,5 điều này thể hiện Công ty không đủ vốn để trang trải trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Do vậy Công ty cần có biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có doanh thu trang trải cho thanh toán và khắc phục về tài chính. *Hệ số quay vòng của các khoản thu, Hệ số quay vòng cuả các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản thu thành tiền mặt của Công ty: (2.40 KfT = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu = 475 548 072 316 = 29,97 15 863 868 112 *, Số ngày của doanh thu chưa thu Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển NfT = Các khoản phải thu bình quân x365,ngày (2.41) Tổng doanh thu NfT = 15 863 868 112 x 365 = 12 ngày 486 093 000 000 *, Hệ số quay vòng hàng tồn kho KHTK = (2.41) Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân KHTK = 415 017 984 974 18 334 474 634 KHTK = 22.6 * Hệ số thanh toán ngắn hạn (2.42) KTTngh = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn - Đầu năm Cuối kỳ KTTngh = 44 380 440 941 76 747 280 861 KTTngh = 0.58 2.6.3- Phân tích kết cấu vốn lưu động Phân tích kết cấu vốn lưu động là phân tích tỷ trọng giá trị của từng loại vốn lưu động so với toàn bộ vốn lưu động của Công ty, Qua bảng số liệu trên cho thấy so với đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cả về giá trị và tỷ trọng đều tăng và khoản nợ dài hạn đã giảm một cách đáng kể. Bảng kết cấu vốn lưu động Đơn vị tính : đồng Bảng 2.33 Nguồn vốn Đầu năm Cuối kỳ ± Giá trị % Giá trị % 1,Nguồn vốn CSH 52 492 081 411 35,6 61 617 759 092 40,6 9 125 677 681 2,Nợ ngắn hạn 67 155 440 313 45,5 76 747 280 861 50,6 9 591 840 548 3,Nợ dài hạn 27 894 151 413 18,9 13 423 113 100 8,8 - 14 471 038 313 4,Nợ khác Tổng cộng : 147 541 673 137 100 151 788 153 053 100 4 246 479 916 Vấn đề đặt ra là Công ty cần sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho khả năng trả nợ và vay lãi đúng hạn, không nên kéo dài tình trạng nợ vay vì nó sẽ làm tăng chi phí, làm giảm lợi nhuận của Công ty. 2.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có công thức sau: (2.43) Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu gộp, lợi tức gộp. Yếu tố đầu vào gồm: lao động, đối tượng và tư liệu lao động, vốn chủ sở hữu 2.6.4.1- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Sức sản xuất của vốn lao động SSX = Doanh thu thuần (đ/đ) (2.44) Vốn lưu động bình quân SSX = 475 548 072 316 =11,83 , (đ/đ) 40 182 214 456 Như vậy cứ 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tham gia vào sản xuất tạo ra được 11,83 đồng doanh thu thuần. - Sức sinh lợi của vốn lưu động (2.45) SSL = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân SSL = 15 735 053 162 = 0,39, (đ/đ) 40 182 214 456 Kết quả trên cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận thuần. * Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động -Số vòng luân chuyển KLC = Doanh thu thuần = 11,83 (lần) Vốn lưu động bình quân năm - Thời gian một vòng luân chuyển KLC = Thời gian kỳ phân tích , ngày (2.45) Số vòng luân chuyển trong kỳ = 360 = 30,4 , ngày 11,83 Như vậy cứ 31 ngày thì vốn lưu động được một vòng luân chuyển. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Kđn = Vốn lưu động bình quân (2.46) Doanh thu thuần = 40 182 214 456 =0,08, đồng/đồng 475 548 072 316 Hệ số này cho biết: Để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ Doanh nghiệp phải huy động 0,08 đồng vốn lưu động, 2.6.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh ta xét các chỉ tiêu sau: - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh KVKD = Lợi nhuận sau thuế (2.47) Vốn kinh doanh , đồng/đồng Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần mang 0,008 đồng lợi nhuận, Nói tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy năm 2005 các chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty tiến triển theo chiều hướng tốt hơn năm 2004. Nhưng các chỉ tiêu đó vẫn chưa đạt được mức trị số kinh nghiệm tối thiểu của một Doanh nghiệp sản xuất bình thường. Trong những năm tới Công ty cần có nhiều chính sách cụ thể để cải thiện tình hình tài chính của mình. Kết luận chương 2 Qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mông dương năm 2005 cho thấy : 1- Năm 2005 Công ty đã thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đồng thời vượt mức so với năm 2004. Tuy nhiên tính nhịp nhàng của sản xuất chưa tốt, trình độ tận dụng năng lực sản xuất thấp, trang thiết bị máy móc hầu hết có tỷ lệ hao mòn lớn. Những điều này gây trở ngại không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc thay đổi cơ cấu sản lượng. 2- Về lao động và tiền lương Công ty đã có mức lương tương đối cao nhưng chưa phù hợp thực trạng tài chính của Công ty. Năng suất lao động có mức tăng tương đối so với năm 2004. Tuy nhiên tốc độ tăng tiền lương còn cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. 3- Doanh thu năm 2005 cao so với năm 2004 song do chi phí sản xuất cao hơn nên lợi nhuận thu về thấp hơn năm trước 4- Công tác hạ giá thành của Công ty là tương đối tốt. Trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp khắc phục các nhược điểm và tồn tại sau: - Năng lực sản xuất giữa các khâu không cân đối, trình độ tận dụng máy móc thiết bị còn thấp - Tình hình tài chính của Công ty chưa khả quan. - Công ty cần có những biện pháp tổ chức và quản lý lao động hợp lý giảm số lượng lao động phổ thông nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân kỹ thuật nâng cao trình độ cán bộ quản lý, tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ khai thác nhằm làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đề ra như vậy việc đầu tiên cần phải phân tích cụ thể tình hình sản xuất , những biện pháp tổ chức quản lý lao động trong một khoảng thời gian nhằm tìm ra những hạn chế mà Công ty có thể điều chỉnh được. Trong phạm vi đồ án tác giả chỉ phân tích phần sự biến động giá thành trong giai đoạn 2001á2005 được thể hiện ở chương 3 . Chương 3 Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm giai đoạn 2001-2005 công ty than Mông Dương 3.1- Căn cứ chọn đề tài 3.1.1. Sự cần thiết của việc phân tích giá thành sản phẩm Trong cơ chế tập trung quan, liêu cao bao cấp trước đây giá thành sản phẩm có thời từng là chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì giá thành không còn là chỉ tiêu pháp lệnh nhưng nó vẫn có sự ràng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tính toán và phấn đấu hạ giá thành. Vì trong nền kinh tế thị trường giá cả hàng hoá do các quy luật thị trường quyết định. Do đó doanh nghiệp nào có giá thành thấp sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá cả và cũng có nhiều lợi nhuận. Đó là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích giá thành có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và đó là công việc không thể thiếu trong công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Nó cho biết khả năng, tiềm năng của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh trên thị trường đồng thời nó cũng là điều kiện để doanh nghiệp chủ động tham gia vào thị trường sản xuất sản phẩm cho xã hội. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp và quan trọng nó phản ánh một cách trung thực, khách quan việc quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của một doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc quản lý sử dụng hợp lý lao động, vật tư, tiền vốn nhằm hạ giá thành mà còn phải cải tiến máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường, để tăng lợi nhuận, nguồn thu cho doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm thì cần thiết phải biết nguồn gốc để hình thành nên nó và nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được các nguyên nhân làm tăng, hạ giá thành và có thể đề ra các biện pháp để hạn chế loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, khai thác tiềm năng trong việc quản lý sử dụng các nguồn vật tư, lao động, tiền vốn nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải bỏ ra các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản chúng đều biểu hiện bằng tiền những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất chính là cơ sở để tính giá thành sản phẩm và giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Do đó việc hạ thấp giá thành đi đôi với việc hạ thấp các chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm càng thấp thể hiện trình độ sản xuất kinh doanh càng cao. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp, do đó việc hạ giá thành sản phẩm sẽ liên quan đến nhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều các biện pháp hạ giá thành sản phẩm như, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cải tiến bộ máy quản lý, tổ chức lại sản xuất và lao động... Trong những năm qua đặc biệt là 2005 Công ty than Mông Dương là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. Giá thành sản phẩm đã ở mức chấp nhận được, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh cơ cấu quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của Công ty còn chưa hợp lý lắm và chưa tận dụng được hết các thế mạnh của Công ty. Do đó chi phí sản xuất kinh doanh vẫn còn cao làm cho giá thành sản xuất cao. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là mục tiêu quan trọng hàng đầu giúp cho Công ty tăng khả năng tích luỹ củng cố vị thể của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Qua đợt thực tập ở Công ty than Mông Dương tác giả thấy trong năm 2005 giá thành sản phẩm tăng mạnh so với năm 2004 do đó tôi đã chọn đề tài phân tích giá thành của Công ty than Mông Dương. Để qua đó biết được các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3.1.2.1.Mục đích Qua nghiên cứu, khảo sát sự biến động của các yếu tố chi phí, từ đó rút ra được các quy luật biến động là cơ sở cho việc đề xuất cho biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2.2. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là giá thành toàn bộ 1 tấn than và các yếu tố chi phí của giá thành trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005. 3.1.2.3. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trong chuyên đề ta sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau. - Phân tích sự biến động của giá thành trong toàn bộ đơn vị sản phẩm. - Phân tích sự biến động của tỷ trọng các yếu tố chi phí trong giá thành. - Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí. - Đề ra các kiến nghị, biện pháp hạ, giá thành. 3.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu. Chủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau. - Phương pháp thống kê phân tích. + Chỉ số định gốc 3.2 3.1 I = W2 ; W3 ... W1 W1 + Chỉ số liên hoàn. I = W2 W1 ; W3 W2 ; W4 W3 Số bình quân cùng xu hướng và không cùng xu hướng. - Phương pháp thống kê phân tích. - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tương quan. - Phương pháp đồ thị. Để thấy rõ sự biến động giá thành của một đơn vị qua các năm ta tiến hành tính toán các chi phí số tăng giảm tương đối bình quân. (%) 3.3 Trong đó : : Tăng (giảm) tương đối bình quân của giá thành hay yếu tố chi phí trong giá thành. Z1 : Giá thành của yếu tố chi phí i Zi - 1: Giá thành của yếu tố chi phí i - 1. (Đ/T) (3.4) - Giá thành bình quân hay yếu tố chi phí bình quân được xác định theo công thức. Trong đó: Zi: Giá thành tổng sản lượng năm i i = 1 : Chỉ số năm nghiên cứu Qi = Tổng sản lượng năm i - Giá thành bình quân (toàn bộ) đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức (3.5) đ/T) Trong đó Zđv: Giá thành đơn vị năm i Qi : Tổng sản lượng năm i - Giá thành bình quân yếu tố J đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức: (3.6) Trong đó: Zi: Giá thành bình quân yếu tố i Zj: Giá thành yếu tố j 3.2. Phân tích biến động của giá thành toàn bộ 1 tấn than Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp do đó sự thay đổi giá thành sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích sự biến động của giá thành 1 tấn than sẽ cho biết khái quát về tình hình tiết kiệm chi phí, khả năng hạ giá thành của doanh nghiệp. Từ đó có các biện pháp khắc phục những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất và đề ra các phương hướng, biện pháp làm hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá tình hình biến động giá thành của Công ty than Mông Dương ta tiến hành xem xét tình hình biến động giá thành đơn vị 1 tấn than trong thời gian gần đây trong số liệu bảng (3.1) Giá thành đơn vị 1 tấn than của Công ty than Mông Dương qua một số năm Bảng 3.1 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình Quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Sản lượng than sạch Tấn 374.250 447.567 653.688 1.141.143 1.444.950 a. Chỉ số định gốc % 100 119,59 174,67 304,91 386,09 b. Chỉ số liên hoàn % 100 119.59 146.05 174.56 126.62 132.16 2. Giá thành đơn vị Đ/T 211.110 226.189 240.088 262.732 283.420 244.704 4. Chỉ số định gốc % 100 107,14 113,73 124,45 134,24 5. Chỉ số liên hoàn % 100 107,14 106,14 109,43 107,86 106,12 Hình 3.1 : Đồ thị biến động giá thành một tấn than Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy giá thành đơn vị 1 tấn than của Công ty than Mông Dương bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 đạt 244.704 đ/tấn, tăng so với năm 2001-2003 lần lượt là: 33.694 đ/tấn, 18.515 đ/tấn, 4.616 đ/tấn. So với năm 2004 và 2005 lại giảm tương ứng là 18.028 đ/tấn, 38.698 đ/tấn. Qua số liệu phản ánh sản lượng than nguyên khai công ty luôn có xu hướng tăng đặc biệt năm 2004, 2005 so với các năm từ 2001 đến 2003, đã có bước tăng đột biến. Nguyên nhân do công ty đã áp dụng tốt khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Như áp dụng đào lò bằng máy Combai, chuẩn bị tốt các diện khai thác .. Chỉ số định gốc Năm Chỉ số liên hoàn Hình 3.2 : Biểu đồ tốc độ tăng giảm của giá thành một tấn than Qua biểu đồ 3.2 thấy tốc độ tăng của giá thành sản phẩm trong các năm qua là tương đối đều tốc độ tăng bình quân trong 5 năm qua là 15,91 %, tốc độ tăng bình quân giữa các năm là 6,12% nguyên nhân là do thị trường trong nước và thế giới trong năm 2004 và 2005 có nhiều biến động kéo theo là giá cả leo thang chủ yếu ở chi phí vật tư và giá bán than do đó đã làm tăng chi phí vật tư mua ngoài và tăng chi phí tiền lương. Đây là 2 yếu tố chi phí có tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành, dẫn tới làm giá thành 1 tấn than của Công ty tăng cao trong 2 năm 2004 và 2005. Bên cạnh đó mặc dù điều kiện sản xuất thay đổi: Hầm lò khai thác xuống sâu, lộ thiên mở rộng diện khai thác, cung độ vận chuyển dài, nhưng mức tăng trưởng sản lượng của Công ty vẫn đều đặn ngày càng cao (mức tăng sản lượng từ năm 2003 á 2005 là > 30%) nhưng Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm như, thực hiện việc giao khoán chi phí tới từng công trường phân xưởng theo đầu việc, khuyến khích tăng NSLĐ, mạnh dạn đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý. Tuy nhiên do mức độ đầu tư đổi mới nhanh do đó giá thành đơn vị vẫn còn cao ở những năm đầu, song lại có xu hướng giảm dần ở những năm tiếp theo, cụ thể: mức độ thay đổi giá thành đơn vị giảm từ 8,62 % năm 2004 xuống còn 7,29 % năm 2005. Do vậy ở những năm tiếp theo sẽ thuận lợi trong vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để hiểu rõ bản chất sự biến động giá thành của Công ty than Mông Dương ta xem xét tới mức độ tăng giảm của từng yếu tố trong giá thành than của Công ty từ năm 2001 đến năm 2005 qua bảng số liệu sau (bảng 3.2) để thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong giá thành từ đó xây dựng các biện pháp tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm tạo ra thế cạnh tranh về giá trên thị trường tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cao Qua bảng (3.2) cho thấy hầu hết các yếu tố đều tăng so với năm 2001. Vật liệu tăng 35,15 %, tiền lương tăng 31,99%, bảo hiểm tăng 6,39 %, chi phí dịch vụ tăng 34,96 %. Nhiên liệu giảm 11,26 %, động lực giảm 22,18 %, Khấu hao giảm 0,34 %, chi phí bằng tiền giảm 4,71 % Để thấy rõ nguyên nhân tăng, giảm giá thành đơn vị ta tiến hành xem xét, phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong giá thành. 3.3. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong giá thành Để phân tích giá thành sản phẩm của 1 tấn than ta cần đi phân tích các yếu tố cấu thành nên giá thành, tình hình biến động của từng yếu tố trong giá thành sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành. Do đó phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong giá thành để thấy được mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó trong giá thành, để thấy được các tác dụng của chúng trong giá thành đơn vị toàn bộ. Mức dộ biến động giá thành của Công ty than Mông Dương từ năm 2001 đến năm 2005 Bảng : 3.2 STT Yếu tố chi phí ĐVT Các năm Bình Quân C.L tổng đ.vị b/q so với năm2001 2001 2002 2003 2004 2005 % Mức độ thay đổi Tổng ĐV 2001 (%) 1 Vật liệu mua ngoài Đồng 55.920 62.059 60.219 89.461 80.800 75.563 19.643 35,13 9,30 2 Nhiên liệu mua ngoài Đồng 13.268 12.490 11.211 10.174 12.683 11.774 (1.494) (11,26) (0,71) 3 Động lực mua ngoài Đồng 10.067 8.813 9.468 7.623 6.380 7.834 (2.233) (22,18) (1,06) 4 Tiền lương Đồng 83.161 91.857 110.623 105.653 125.066 109.766 26.605 31,99 12,60 5 Bảo hiểm Đồng 8.274 7.568 10.372 8.363 8.959 8.803 529 6,39 0,25 6 Khấu hao TSCĐ Đồng 15.559 12.857 14.299 15.521 16.849 15.507 (52) (0,34) (0,02) 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài Đồng 11.901 17.782 14.544 16.056 17.296 16.061 4.160 34,96 1,97 8 Chi phí khác bằng tiền Đồng 12.960 12.763 9.352 9.881 15.370 12.350 (610) (4,71) (0,29) I Giá thành đơn vị toàn bộ Đ/T 211.110 226.189 240.088 262.732 283.403 257.658 46.548 22,05 22,05 II Sản lợng than sạch Tấn 374.250 447.567 653.688 1.141.143 1.444.950 3.3.1. Yếu tố chi phí vật liệu mua ngoài Trong tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị thì yếu tố vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn, do đó giảm chi phí vật liệu sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Như vậy việc phân tích sự biến động của yếu tố chi phí vật liệu mua ngoài trong giá thành qua 1 số năm để thấy được ảnh hưởng của yếu tố này trong giá thành và tình hình biến động, xu hướng sử dụng chi phí cho yếu tố này trong các năm qua. - Đối với 1 loại sản phẩm công thức xác định chi phí như sau: ZVL = Q x MVL x G, (đ) (3.5) - Đối với nhiều loại sản phẩm việc xác định chi phí dựa vào công thức: (đ) (3.6) Trong đó: ZVL: Tổng Chi phí về vật liệu trong giá thành, đ/tấn Qi: Khối lượng sản phẩm (t) MVL: Mức tiêu hao vật liệu trong 1 đon vị sản phẩm G: Đơn giá vật liệu i = 1n: Chỉ số vật liệu Như vậy từ biểu thức (3.5) và (3.6) thấy nhân tố ảnh hưởng tới chi phí vật liệu mua ngoài trong giá thành là nhân tố sản lượng, mức tiêu hao và giá vật liệu. ở Công ty than Mông Dương trong những năm qua chi phí vật liệu có những biến động khác nhau. Sự biến động này được thể hiện qua bảng 3.4 Một số chỉ tiêu cơ bản Bảng 3.3 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 bình quân 1. Đất đá bóc m3 1.060.092 1.118.154 1.625.782 2.235.340 2.953.409 1.798.555 2. Đào lò mới m 4.111 5.109 8.186,6 15.635 18.745 10.357 3. Sản lượng khai thác Tấn 430.364 520.450 760.036 1.335.645 1.728.030 954.905 Sự biến động của yếu tố vật liệu mua ngoài Bảng 3.4 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Vật liệu mua ngoài Đồng 55.920 62.059 60.219 89.461 80.800 69.692 3.Chỉ số định gốc % 100 110,98 107,69 159,98 144,49 124,63 4.Chỉ số liên hoàn % 100 110,98 97,03 145,56 90,32 109,39 Qua bảng (3.4) cho thấy các yếu tố vật liệu đã tăng tương đối bình quân qua một năm (2001-2005) là 5,67 %, trong đó tăng cao nhất là năm 2004 với mức tăng là 32,69 %, nhưng đến năm 2005 đã giảm là 10,72%. Tuy vậy năm 2002 lại giảm 9,89 % so với năm 2001 và năm 2003 giảm 3,06% so với năm 2002. Tính bình quân qua 5 năm chi phí của yếu tố này là 69.692đ và tăng trung bình hàng năm là 5,76 %. Hình 3.3: Đồ thị biến động của yếu tố chi phí vật liệu mua ngoài ở Công ty than Mông Dương. Năm Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoà Hình 3.4 Biểu đồ tăng giảm của yếu tố vật liệu mua ngoài Qua số liệu trong bảng 3.3 và đồ thị 3.2 cho thấy năm 2004 chi phí vật liệu của Công ty là lớn nhất trong đó nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí vật liệu là do sản lượng: Khối lượng đất đá bóc, mét lò CBSX và sản lượng than khai thác tăng. Tuy nhiên trong năm 2005, mặc dù mức tăng trưởng của sản lượng khai thác, tốc độ bóc đất đá và đào lò CBSX tăng cao, nhưng chi phí vật liệu lại giảm nhanh là do Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý vật tư và tiết kiệm mức tiêu hao vật liệu so với năm 2004. Mặc dù vậy nhìn chung từ năm 2001-2005 mức tăng bình quân của chi phí vật liệu là 5,67% mức tăng này có tỷ lệ không quá cao, nhưng có chiều hướng giảm dần so với mức tăng trưởng của sản lượng. Điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tiết kiệm chi phí vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, Đặc biệt là việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, đây là chủ trương đúng đắn đã được Công ty thực hiện rất thành công. 3.3.2. Yếu tố chi phí nhiên liệu mua ngoài. Nhiên liệu là loại vật tư quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất ở Công ty than Mông Dương, là toàn bộ khối lượng dầu Điêzen phục vụ cho thiết bị công nghệ và vận tải trong Công ty thông qua sản lượng thực hiện. Việc tiết kiệm nhiên liệu là một trong những phương hướng của việc phấn đấu hạ giá thành. Điều này phụ thuộc vào đường xá, máy móc thiết bị, tổ chức bố trí sản xuất, quản lý cấp phát nhiên liệu. Yếu tố nhiên liệu mua ngoài ở Công ty Than Mông Dương có nhiều biến động được thể hiện qua bảng (3.5). Sự biến động của yếu tố nhiên liệu mua ngoài Bảng: 3.5 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Nhiên liệu mua ngoài Đồng/tấn 13.268 12.490 11.211 10.174 12.683 11.965 a.Chỉ số định gốc % 100 94,14 84,5 76,68 95,59 90,18 b.Chỉ số liên hoàn % 100 94,14 89,7 90,75 124,66 99,86 Hình 3.5: Đồ thị biến động của yếu tố chi phí nhiên liệu mua ngoài Hình 3.6 Biểu đồ tăng giảm của yếu tố vật liệu mua ngoài Qua bảng 3.5 và hình 3.5, hình 3.6 cho thấy chi phí nhiên liệu trung bình mỗi năm giảm 1,61 % và bình quân hàng năm là 11.695 đ, cao nhất là năm 2005 với mức tăng là 19,78 % nguyên do của sự tăng đột biến này do thị trường nhiên liệu của thế giới trong thời gian qua tăng cao. các năm từ năm 2001-2004 Công ty đã chú trọng đến việc giảm chi phí nhiên liệu. Đây là kết quả của công tác quản lý nhiên liệu một cách chặt chẽ, tổ chức công tác cấp pháp hợp lý, khoa học kết hợp với việc có chế độ khen thưởng kịp thời. Mặc dù chi phí này chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành, song việc giảm chi phí này tác động không lớn đến giá thành song cũng cần tiết kiệm để hạ giá thành ở mức tối thiểu. 3.3.3 Yếu tố chi phí động lực mua ngoài. Chi phí động lực mua ngoài của Công ty than Mông Dương chủ yếu là lượng điện năng phục vụ việc cấp điện toàn bộ khu vực khai thác hầm lò, thông gió cấp thoát nước, sàng tuyển than. Sự biến động của yếu tố này được thể hiện qua bảng (3.7) Sự biến động của yếu tố động lực mua ngoài Bảng 3.7 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình Quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Động lực mua ngoài Đồng 10.067 8.813 9.468 7.623 6.380 8.470 a.Chỉ số định gốc % 100 87,54 94,05 75,72 63,37 84,14 b.Chỉ số liên hoàn % 100 87,54 107,43 80,51 83,69 91,84 Hình3.7: Đồ thị biến động của yếu tố chi phí động lực Hình 3.8. Biểu đồ tăng giảm của yếu tố động lực Qua số liệu ở bảng (3.7) cho thấy: Yếu tố chi phí động lực mua ngoài trung bình mỗi năm giảm 10,2 % và bình quân hàng năm là 8.470 đ. Do Công ty có nhiều biện pháp tích cực trong việc tổ chức sản xuất hợp lý, đã thay thế các đường dây truyền tải mới, song do biến động về giá điện trong 1 số năm gần đây nên chi phí động lực của Công ty cũng có biến động nhưng không đáng kể, tương đối ổn định, ổn định khi sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng là một tác động quan trọng trong việc giảm giá thành đơn vị của Công ty. 3.3.4. Yếu tố chi phí tiền lương Tiền lương của công nhân là một trong những yếu tố quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nó phản ánh hao phí lao động sống vào trong quá trình sản xuất. Tiền lương trong toàn Công ty luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Điều này cho thấy trình độ cơ giới hoá, tự động quá trong quá trình sản xuất của Công ty than Mông Dương còn hạn chế. Để thấy được tình hình biến động của chi phí tiền lương ta tiến hành xem xét sự tăng giảm chi phí tiền lương trong giá thành của Công ty than Mông Dương trong một số năm gần đây. Sự biến động của yếu tố tiền lương Bảng 3.8 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tiền lương Đồng/tấn 83.161 91.857 110.623 105.653 125.066 103.272 a.Chỉ số định gốc % 100 110,46 133,02 127,05 150,39 124,18 b.Chỉ số liên hoàn % 100 110,46 120,43 95,51 118,37 108,95 Hình 3.9 : Đồ thị biến động của yếu tố chi phí tiền lương Hình 3.10 : Biểu đồ tăng giảm của yếu tố tiền lương Qua bảng 3.8 và đồ thị 3.9, hinh 3.10 cho thấy chi phí tiền lương của Công ty than Mông Dương qua các năm gần đây có sự biến động tương đối nhiều, với số tăng tương đối bình quân là 7,45% và chi phí tiền lương bình quân đạt 103.272 đ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các yếu tố chi phí bình quân qua các năm. Điều đó có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động và sản lượng nhằm giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm. Nhưng quan trọng hơn ở đây là mỏ vẫn đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh than với lợi nhuận cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng than khai thác và tiêu thụ tăng đều đặn qua các năm, cộng với giá bán than biến động tăng dần hàng năm đã làm tăng chi phí tiền lương của Công ty. 3.3.5. Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Qua bảng 3.8 và hình 3.11, hình 3.12 cho thấy. Đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong kết cấu giá thành của Công ty than Mông Dương, Mức chi phí này tương đối ổn định, bình quân hàng năm là 8.707 đ và trung bình tăng mỗi năm là 0.07% chủ yếu là ở năm 2003 với mức là 10.372 đồng tăng so với năm 2002 là 27,03% nguyên nhân là do Công ty đã tiếp nhận thêm số lao động mới phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm và những năm tiếp theo và do đặc thù của yếu tố này phụ thuộc vào số lao động và hệ số lương của từng người hiện có. Đây là yếu tố có biến động ở mức thấp do đó có ảnh hưởng không đáng kể tới giá thành đơn vị toàn bộ của Công ty. Sự biến động của yếu tố bảo hiểm xã hội , y tế Bảng: 3.8 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1.Bảo hiểm Đồng 8.274 7.568 10.372 8.363 8.959 8.707 a.Chỉ số định gốc % 100 91,46 125,35 101,07 108,27 105,23 b.Chỉ số liên hoàn % 100 91,46 137,05 80,63 107,12 103,25 Hình3.11: Đồ thị biến động của yếu tố bảo hiểm xã hội , y tế Hình 3.12 : Biểu đồ tăng giảm của yếu tố bảo hiểm xã hội , y tế 3.3.6. Yếu tố chi phí khấu hao. Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như khai thác than thì lượng máy móc thiết bị thường chiếm 1 lượng vốn khá lớn do đó việc tính khấu hao máy móc thiết bị trong giá thành luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Chi phí khấu hao trong giá thành chịu ảnh hưởng của giá trị và máy móc thiết bị tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao. Trong những năm qua giá thành đơn vị của yếu tố khấu hao của Công ty than Mông Dương có mức biến động được thể hiện qua bảng (3.9). Sự biến động của yếu tố Khấu hao tài sản cố định Bảng: 3.9 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Khấu hao TSCĐ Đồng 15.559 12.857 14.299 15.521 16.849 15.017 a.Chỉ số định gốc % 100 82,63 91,9 99,75 108,29 96,5 b.Chỉ số liên hoàn % 100 82,63 111,2 108,54 108,56 102,19 Hình 3.13 : Đồ thị biến động của yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ Hình 3.14 : Biểu đồ tăng giảm của yếu tố KH TSCĐ Qua bảng 3.9 và hình 3.13, hình 3.14 cho thấy giá thành đơn vị của yếu tố khấu hao TSCĐ trong 5 năm qua sự biến động tương đối bình quân tăng 0,96 % với chi phí cho khấu hao TSCĐ của Công ty bình quân qua các năm là 15.017 đ, đặc biệt là trong năm 2002 giảm rất nhiều so với năm trước với mức giảm là 21,02%. Nguyên nhân chủ yếu làm chi phí khấu hao giảm trong năm này là việc Công ty chủ động thanh lý các TSCĐ đã hư hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng đang trích khấu hao, đồng thời áp dụng khung khấu hao TSCĐ 1 cách hợp lý phù hợp với thực tế, điều kiện sản xuất nên đã làm giảm đáng kể chi phí khấu hao bình quân các năm. Riêng 3 năm 2003, 2004, 2005 chi phí khấu hao đều cao so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là ở những năm này, để phục vụ việc mở rộng diện sản xuất và tăng sản lượng Công ty than Mông Dương đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, đào thêm nhiều mét lò XDCB, cộng thêm việc thay đổi tỷ lệ khấu hao nhanh các trang thiết bị mới đầu tư đảm bảo thu hồi vốn nhanh phục vụ tái đầu tư đã làm cho chi phí khấu hao ở 3 năm này cao. 3.3.7. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. Yếu tố này chiếm tỷ trọng không cao trong giá thành song mức tăng, giảm của yếu tố này tác động đáng kể đến sự biến động của giá thành. Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty than Mông Dương bao gồm các khoản: Chi phí hiệu chỉnh thiết bị, chi phí thuê xe chở công nhân, chi phí thăm dò mà Công ty thuê bên ngoài làm, trong đó chủ yếu là chi phí sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên thiết bị. Sự biến động của yếu tố này được thể hiện qua bảng 3.11 và hình 3.15, hình 3.16 cho thấy yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty tăng bình quân hàng năm là 12,03% với số bình quân là 13.717đ, chủ yếu là ở năm 2000 và 2002, trong đó năm 2002 yếu tố này Công ty tập trung sửa chữa trang thiết bị máy móc đúng định kỳ để nâng cao tuổi thọ thời gian sử dụng hữu ích của chúng nhằm tăng hiệu quả sử dụng dẫn đến làm cho chi phí thuê ngoài tăng. Tuy vậy chi phí này lại giảm trong 2 năm : 2001 và 2004 chủ yếu là do sự điều tiết hợp lý khi tập trung sửa chữa thiết bị vào các năm trước đã làm giảm chi phí này, đồng thời việc đầu tư các thiết bị mới ở 2 năm đã làm giảm đáng kể chi phí sửa chữa thuê ngoài. Nhìn chung sự biến động này có thể nói ở những năm tiếp theo yếu tố dịch vụ mua ngoài của Công ty sẽ giữ được sự ổn định. Sự biến động của yếu tố dịch vụ mua ngoài Bảng: 3.10 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Chi phí dịch vụ mua ngoài Đồng 11.901 17.782 14.544 16.056 17.296 15.516 a.Chỉ số định gốc % 100 149,41 122,2 134,91 145,33 130,37 b.Chỉ số liên hoàn % 100 149,41 81,79 110,39 107,73 109,86 Hình 3.15 : Đồ thị biến động yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài Hình 3.16 : Biểu đồ tăng giảm của yếu tố dịch vụ mua ngoài 3.3.8. Yếu tố chi phí khác bằng tiền. Yếu tố này trong giá thành của Công ty than Mông Dương chiếm tỷ trọng không cao, song việc phấn đấu gữi ổn định và giảm yếu tố này trong việc hạ giá thành sản phẩm. Chi phí khác của Công ty gồm các khoản như: Các khoản thuế trong giá thành, phí nộp Tổng công ty, tiếp khách, hội họp. Sự biến động của yếu tố chi phí này của Công ty qua các năm được thể hiện trong bảng 3.11 Sự biến động của yếu tố chi phí khác bằng tiền Bảng 3.11 Chỉ tiêu ĐVT Các năm Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 1. Chi phí khác bằng tiền Đồng 12.960 12.763 9.352 9.881 15.370 12.065 a.Chỉ số định gốc % 100 107,.24 78,58 83,02 129,14 99,6 b.Chỉ số liên hoàn % 100 98,47 73,27 105,66 155,55 106,59 Hình 3.17 : Đồ thị biến động yếu tố chi phí khác bằng tiền Hình 3.18 : Biểu đồ tăng giảm của yếu tố chi phí khác băng tiền Qua bảng 3.11 và hình 3.17, hình 3.18 cho thấy yếu tố chi phí khác của Công ty tăng bình quân hàng năm là 0,61 % với số bình quân là 12.065 đồng, chủ yếu cao ở năm 2001,2002, 2005. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng là do các chi phí trong chi phí này đều tăng như thuế sử dụng đất tăng do giá đất lên cao, hơn nữa Công ty phải đầu tư các khoản chi phí như giao dịch, quảng cáo để kích thích cho tiêu thụ than. Tuy nhiên trong năm 2003 và 2004 yếu tố chi phí này đã giảm đi rất nhiều. Đây sẽ là tác động tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất than của Công ty than Mông Dương 3.4- Phân tích sự biến động của kết cấu giá thành Qua bảng 3.12 cho thấy bình quân qua các năm yếu tố chi phí tiền lương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm, năm 2001 là 39,39 % đến năm 2005 lên tới 44,13%, bình quân qua 5 năm yếu tố chi phí này chiếm 42,08 % trong tổng giá thành đơn vị toàn bộ và xu hướng của Công ty chuyển dịch hao phí lao động sống theo hướng tăng sự chuyển dịch chi phí cho yếu tố này có tính chất 2 mặt tức là nâng cao mức sống của người lao động, kích thích sự hăng say nhiệt tình trong quá trình lao động, song nếu quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng rất lớn trong việc làm tăng giá thành nên sẽ không đạt được nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm và sẽ khó cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên xét trong điều kiện của Công ty thì đây có thể nói là một xu hướng hợp lý trong việc tăng quy mô sản xuất của Công ty, song Công ty cũng cần quan tâm chú trọng tới việc giảm bớt chi phí cho yếu tố này và nếu tăng thì phải đảm bảo sao cho mức tăng của yếu tố chi phí tiền lương phải nhỏ hơn mức tăng của năng suất lao động để đem lại tích luỹ cho quá trình sản xuất kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Yếu tố chi phí vật liệu mua ngoài cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, tính bình quân qua 5 năm chiếm 28,31 % trong tổng giá thành đơn vị bộ, trong đó năm 2004 chiếm tỷ trọng cao nhất là 34,05 % đến năm 2005 là 28,51 % có giảm hơn so với năm 2004 song vẫn là cao so với 2 năm 2001 và 2002. Do đó những năm tới Công ty cần phải giảm khoản chi phí này. Về chi phí nhiên liệu mua ngoài trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, đặc biệt là năm 2005 tỷ trọng của chi phí này chỉ chiếm 2,25 % và tính bình quân qua các năm thì chiếm 3,55 % trong tổng gí thành đơn vị bình quân, do Công ty đã có biện pháp trong quản lý cấp phát, xây dựng các định mức tiêu hao sát với thực tế. Chi phí dịch vụ mua ngoài + chi phí khác: 2 yếu tố này chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành toàn bộ, song trong năm qua Công ty vẫn còn quan tấm đến việc giảm các chi phí này, thông qua việc quản lý chặt chẽ các khoản chi theo định mức của than Việt Nam . Riêng chi phí mua ngoài là do Công ty đầu tư nhiều trang thiết bị mới hiện đại nên đã làm giảm đáng kể chi phí sửa chữa thiết bị. Vì vậy từ năm 2001-2005 Công ty vẫn kiểm sát được mức biến động của chúng. Để thấy rõ được sự biến động của kết cấu giá thành ta biểu diễn chúng trên sơ đồ (Hình 3.12) Bảng kết cấu giá thành của công ty than Mông Dương từ năm 2001 đến năm 2005 Bảng 3.12 S TT Ytố chi phí Năm 2001 Năm2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Zđv (đ/t) kết cấu ( % ) Zđv (đ/t) kết cấu ( % ) Zđv (đ/t) kết cấu ( % ) Zđv (đ/t) kết cấu ( % ) Zđv (đ/t) kết cấu ( % ) 1 Vliệu mua ngoài 55.920 26,49 62.059 27,44 60.219 25,08 89.461 34,05 80.800 28,51 2 N.liệu mua ngoài 13.268 6,28 12.490 5,52 11.211 4,67 10.174 3,87 12.683 4,47 3 Đ.lực mua ngoài 10.067 4,77 8.813 3,89 9.468 3,94 7.623 2,9 6.380 2,25 4 Tiền lương 83.161 39,39 91.857 40,6 110.623 46,07 105.653 40,21 125.066 44,13 5 Bảo hiểm 8.274 3,91 7.568 3,34 10.372 4,3 8.363 3,18 8.959 3,16 6 Khấu hao TSCĐ 15.559 7,37 12.857 5,68 14.299 5,95 15.521 5,9 16.849 5,94 7 Chi phí DV mua ngoài 11.901 5,63 17.782 7,86 14.544 6,05 16.056 6,11 17.296 6,1 8 Chi phí khác bằng tiền 12.960 6,14 12.763 5,64 9.352 3,89 9.881 3,7 15.370 5,42 Tổng cộng: 211.110 100 226.189 100 240.088 100 262.732 100 283.402 100 100% Chi phí khác 90% DV mua ngoài Tỷ trọng 80% 70% Khấu hao Bảo hiểm 60% 50% Tiền lương 40% Động lực 30% Nhiên liệu 20% Vật liệu 10% 0% 2005 2004 2003 2002 2001 Năm Hình 3.12 : Kết cấu giá thành theo thời gian Kết luận chương 3 Qua phân tích chỉ tiêu đánh giá thành trong một số năm của Công ty than Mông Dương có thể rút ra kết luận. Mặc dù giá thành từ năm 2001 đến năm 2005 tăng trung bình 5,67 %, nguyên nhân là do thị trường trong nước và thế giới trong năm 2004 và 2005 có nhiều biến động kéo theo là giá cả leo thang chủ yếu ở chi phí vật tư và giá bán than do đó đã làm tăng chi phí vật tư mua ngoài và tăng chi phí tiền lương đặc biệt trong những năm gần đây nhà nước ta có sự điều chỉnh mức lương cơ bản. Đây là hai yếu tố chi phí có tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành dẫn đến giá thành 1 tán than của công ty tăng cao trong hai năm 2004 và 2005. Song việc thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm chi phí công ty luôn đặt lên hàng đầu do đó việc thực hiện nhiệm vụ trên công ty làm tương đối tốt, công tác quản lý giá thành ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên Công ty còn có những khó khăn là ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Số lượng công nhân dư thừa nhiều, năng suất lao động thấp dẫn tới chi phí tiền lương trong giá thành cao. Do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn dẫn tới giá thành cao. Một số đề xuất kiến nghị nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm than của Công ty than Mông Dương. Qua phân tích tình hình thực hiện giá thành ở Công ty than Mông Dương từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy: Trong những năm qua Công ty đã không ngừng phấn đấu để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu phát triển lâu dài của mỏ. Thực tế Công ty than Mông Dương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu về sản lượng, khối lượng đất đá, doang thu, lợi nhuận do Tổng Công ty giao. Thực hiện nhiệm vụ cho quá trình sản xuất cũng tăng lên trong các năm. Bên cạnh đó cùng với việc phấn đấu tăng lợi nhuận Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động, ổn định cuộc sống cho ho với việc tăng chi phí cho yếu tố tiền lương lên và giá thành cũng được hạ thấp xuống, đây là mục tiêu chiến lược không chỉ của riêng Công ty than Mông Dương nói riêng mà còn là mục tiêu chung của Tổng Công ty than Việt nam để tạo thế mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Muốn hạ được giá thành sản phẩm trước hết Công ty cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khai thác hợp lý, khoa học, vận dụng tối đa tính năng của trang thiết bị hiện có, áp dụng có hiệu quả những công nghệ khai thác hiện đại đồng thời tích cực khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa thế mạnh của mình. Qua việc tìm hiểu tình hình SXKD của Công ty than Mông Dương. Em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình trong việc tiết kiệm các chi phí của Công ty nhằm góp phần trong việc hạ giá thành sản phẩm. 1. Tăng năng suất lao động của công nhân. NSLĐ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm vì khi NSLĐ tăng kéo theo sản lượng tăng và chi phí giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống. Do đó để đảm bảo tăng NSLĐ Công ty cần thực hiện: + Sử dụng hợp lý, tiết kiệm lao động. + Đảm bảo các điều kiện làm việc nhằm tận dụng thời gian làm việc, khả năng nghề nghiệp, cường độ lao động, phát huy tối đa sức sáng tạo của người lao động và tận dụng toàn bộ trang bị vật chất tại nơi làm việc. + Hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý. + Cần động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho từng tổ, đội, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động. + Phân công nhiệm vụ rõ ràng để công việc được liên tục nhịp nhàng. Ngoài ra phải hoàn thiện công tác chống lũ, thoát nước để tiết kiệm chi phí nạo vét, sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng, các chi phí vật liệu, nhiên liệu và chi phí khác nhằm hạ hấp được giá thành sản phẩm. 2. Sớm thanh lý các TSCĐ sử dụng không hiệu quả đã già cỗi hoặc không cần dùng. Các TSCĐ, máy móc thiết bị, sử dụng không hiệu quả thường là những TSCĐ đã già cỗi, năng suất thấp, tiêu hao chi phí cao vẫn còn đang trích khấu hao, nếu được sử dụng vào sản xuất các thiết bị này đã làm tăng chi phí khấu hao điều này là hết sức lãng phí, ảnh hưởng rất lớn tới việc tăng sản lượng khai thác và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy Công ty cần tiếp tục thanh lý các thiết bị này và thay thế vào đó là các thiết bị máy móc mới hiện đại, vừa tăng được năng suất sử dụng của thiết bị vừa giảm được chi phí khấu hao. Trong năm 2002 những TSCĐ này có giá trị còn lại là 1.856Trđ và tương ứng với chi phí khấu hao của chúng là 464Trđ/ năm. Sang năm 2003 Công ty đã tiến hành thanh lý một số TSCĐ này nên chi phí khấu hao của chúng chỉ còn lại 192,3Trđ, giảm 270,7trđ tương đương giảm 356đ/tấn than. Việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thay thế các thiết bị cũ đã tạo nên một năng suất đột biến từ 100 tấn / năm lên gấp đội hoặc gần gấp đôi. Việc phân tích giá thành 1 tấn than từ năm 2001 đến năm 2005 dựa trên cơ sở tính toán chặt chẽ, khoa học. Các biện pháp đề ra trong chuyên đề là sát với tình hình thực tế của Công ty. Tuy kết quả của biện pháp đem lại là chưa cao song nó là một trong những cơ sở, phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành cho Công ty nhằm duy trì và phát triển sản xuất của những năm tiếp theo. Kết luận chung Qua thời gian thực tập tại Công ty than Mông Dương với những kiến thức thu được trong học tập và sự giúp đỡ tận tình của công Nguyễn Thị Hoài Nga cùng các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Mỏ-Địa chất đến nay đồ án đã được hoàn thành đầy đủ và chính xác với những nội dung chủ yếu sau Chương 1 : Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty than Mông Dương Chương 2 : Phân tích tình hình sản xuất chủ yếu của Công ty than Mông Dương Chương 3 :Khảo sát giá thành sản phẩm giai đoạn 2001-2005 Công ty than Mông Dương. Kết quả giải quyết các nội dung trên cho phép rút ra những kết luận sau: Trong năm 2005 Công ty than Mông Dương đã hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu, ngoài những nguyên nhân khách quan thì để có được thành tích này phần lớn do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây là dấu hiệu của một bước chuyển mới về quy mô của công ty. Trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty chưa cao do còn có sự chênh lệch giữa các khâu trong dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ lạc hậu nên hiệu quả chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có những kế hoạch đầu tư mới và sửa chữa lớn tài sản cố định một cách đúng mức, thanh lý những máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý, để khắc phục tình trạng này trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng công nhân hợp lý hơn. Giá thành trong năm qua của Công ty tăng lên do nhiều yếu tố do đó trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp để làm giảm các yếu tố chi phí dẫn đến giảm giá thành. Khả năng thanh toán của Công ty cũng còn có nhiều khó khăn trong những năm tới công ty cần có chiến lược vay vốn hay chiếm dụng các nguồn vốn có thể để tăng cao khả năng thanh toán và tránh được những rủi ro do thiếu vốn gây ra. Do trong năm qua giá thành của Công ty tăng lên do đó em đã chọn đề tài khảo sát giá thành sản phẩm giai đoạn 2001-2005 của Công ty than Mông Dương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện đồ án nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cẩm phả, ngày 16 tháng 6 năm 2006 Sinh viên Hoàng Kim Cương Tài liệu tham khảo TT Tác giả Giáo trình 1 Th.S . Đặng Huy Thái “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCN Mỏ” – Trường Đại học Mỏ Địa Chất – Hà Nội – 2002 2 PGS.PTS Ngô Thế Bính “Thống kê kinh tế” - Trường Đại học mỏ Địa Chất – Hà Nội 1994 3 PGS.PTS Ngô Thế Bính “Kinh tế công nghiệp mỏ” - Trường Đại học mỏ Địa Chất – Hà Nội 2001 4 Th.S Nguyễn Văn Bưởi “Hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp mỏ” - Trường Đại học mỏ Địa Chất – Hà Nội 2004 5 PGS.PTS Ngô Thế Bính “Định mức lao động” - Trường Đại học mỏ Địa Chất xuất bản năm 1996 6 GS.TS Nguyễn Đình Phan “Quản trị kinh doanh” – NXB Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội 1996 7 TS. Vương Huy Hùng Th.S Đặng Huy Thái “Tổ chức sản xuất doanh nghiệp Mỏ” – Trường ĐH Mỏ Địa Chất Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4046.doc
Tài liệu liên quan