Đề tài Phân tích ngành dầu khí

vực mới - sẽ là một thách thức không nhỏ cho PET. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm VN, PVI hiện là Cty chiếm thị phần lớn nhất trong gần 20 DN bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động. Quý III/2007, PVI đạt lợi nhuận sau thuế hơn 53 tỷ đồng, tăng 46% so với quý II. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng/ 800 tỷ đồng vốn điều lệ, một tỷ lệ rất khả quan trong tương quan ngành bảo hiểm. Lợi thế “đặc biệt của PVI là có nguồn bảo hiểm khổng lồ từ toàn ngành dầu khí và cơ hội hợp tác đầu tư tài chính cùng các đối tác trong ngành. PVS với 14 Cty con trực thuộc hoạt động đa ngành đã trở thành một nhà cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại VN. Hoạt động trong một lĩnh vực dịch vụ đầy tiềm năng như cung ứng tàu chuyên dụng, dịch vụ cảng, thiết bị dầu khí. PVS có cơ hội lớn trong tương lai khi cơ cấu tổ chức được thay đổi theo hướng tinh giản. Trong 8 tháng đầu năm 2007, PVS đạt lợi trước thuế 180 tỷ VND, bằng 85,7% kế hoạch cả năm. Vừa qua, PVS đã trúng thầu hợp đồng và hiện đang liên doanh với Petronas (Malaysia) để cung cấp dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài. Đây là bước đột phá, khẳng định sự trưởng thành của PVS và phù hợp với chiến lược phát triển chung của Petro Vietnam, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho DN.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích ngành dầu khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích ngành dầu khí Tổng quan  Hơn 30 năm trước, ngày 3.9.1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay. 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26.6.1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới hiện đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước. Kể từ đó đến nay, toàn ngành Dầu khí đã khai thác được 205 triệu tấn dầu thô và hơn 30 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu trên 40 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 25 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 80 nghìn tỷ đồng.. PetroVietnam đã phát triển tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống sản xuất kinh doanh từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác tới chế biến, phân phối và dịch vụ, ghi tên Việt Nam vào hàng các quốc gia sản xuất dầu khí trên thế giới. Bước "lột xác" từ TCty Dầu khí lên TĐ Dầu khí đã thay đổi căn bản cơ chế hoạt động và quản lý DN. Trong những năm qua, dầu khí là ngành công nghiệp (CN) chủ lực của đất nước với thế mạnh tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hội nhập từ rất sớm và bằng nhiều hình thức: Hợp tác phân chia sản phẩm, liên doanh điều hành chung và góp vốn liên doanh, đến nay ngành đã thu hút khoảng 9 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), riêng lĩnh vực thăm dò, khai thác thu hút 57 HĐ với tổng vốn đầu tư trên 7 tỉ USD, từng bước làm chủ công nghệ trong khai thác, tự điều hành khai thác các mỏ dầu khí ở cả trong và ngoài nước. Đặc điểm Tính từ khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988) cho đến nay, ngành Dầu khí đã ký 57 hợp đồng TDKT Dầu khí, thu hút vốn đầu tư trên 7 tỷ USD, hiện nay 35 hợp đồng đang có hiệu lực. Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho nền kinh tế, chủ động hội nhập cùng cộng đồng dầu khí quốc tế, những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí đã mở rộng hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn đang đầu tư 7 dự án ở nước ngoài, trong đó có 2 đề án tự điều hành, đã thu được phát hiện dầu khí quan trọng ở Malaysia, Algeria. Đặc biệt tháng 9.2006, Tập đoàn đã có tấn dầu thô đầu tiên khai thác ở nước ngoài tại mỏ PM 304 (Malaysia). Song song hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Dòng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ đã mang lại hiệu quả cao đối với nền kinh tế, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho nhà máy điện, đạm Phú Mỹ cùng một khối lượng lớn khí hoá lỏng LPG, condensate cho nhu cầu nội địa. Cùng với nguồn khí đồng hành Bể Cửu Long, nguồn khí Nam Côn Sơn được đưa vào khai thác, tiếp đó đã hoàn thiện đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm ở miền Đông Nam bộ. Ở miền Tây Nam bộ, dự án tổ hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long đang được khẩn trương thực hiện. Trong tương lai, nhiều mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được khai thác và mở ra một giai đoạn mới đầy hứa hẹn của nền công nghiệp khí Việt Nam. Trong lĩnh vực chế biến khí và hoá dầu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu đưa vào vận hành thương mại năm 2009. Dự án khu Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn và đề án nhà máy lọc dầu phía Nam đang được chuẩn bị tích cực để sớm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu cho đất nước và bổ sung cho công nghiệp hoá dầu những nguyên liệu và sản phẩm mới. Cùng với sự phát triển các lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp dầu khí, để khép kín và hoàn chỉnh đồng bộ hoạt động của ngành, các hoạt động dịch vụ kỹ thuật phụ trợ, thương mại, tài chính, bảo hiểm… của ngành dầu khí đã được hình thành và phát triển, doanh số hoạt động ngày càng tăng trong tổng doanh thu của toàn ngành. Thực hiện mục tiêu xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, công tác hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức, công tác đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai có hiệu quả, hoạt động SXKD của các đơn vị cổ phần hoá được cải thiện rõ rệt, hoạt động SXKD của Tập đoàn đang được xác lập theo hướng hiệu quả nhất, phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động mới để tận dụng tiềm năng thế mạnh của ngành. Theo Công ty Đầu tư phát triển dầu khí (PIDC), đơn vị chuyên ngành về đầu tư và hợp tác để khai thác thêm nguồn dầu khí nước ngoài của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam), sau hơn 5 năm nghiên cứu 40 dự án của các đối tác thuộc nhiều nước trên thế giới, đến nay, PIDC đã ký được 5 hợp đồng hợp tác đầu tư tìm kiếm và thăm dò dầu khí với Iraq, Angeri, Malaysia, Mông Cổ... Trong đó có mỏ dầu dự báo có thể khai thác thương mại 12.000 thùng/ngày vào cuối năm 2006. Tại một dự án đầu tư có 40% cổ phần của PIDC, công ty cũng đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D, khoan thẫm lượng và thăm dò một số mỏ và đến nay đã kết thúc thử dĩa một giếng khoan với dự báo trữ lượng 150-200 triệu thùng Bên cạnh hoạt động khai thác, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí ước đạt từ 3 - 4 tỷ mét khối dầu quy đổi, trữ lượng dầu khí xác minh đạt 1,05 – 1.14 tỷ tấn dầu quy đổi (trong đó trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên khoảng 60%) có tại trên 60 cấu tạo chứa dầu khí, đã lần lượt đưa 8 mỏ dầu khí có giá trị thương mại vào khai thác. Mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong nhiều năm trở lại đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30-40 triệu tấn dầu quy đổi/ năm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững, duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước; hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt; công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đang tích cực thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả. Định hướng  Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam trên 30 năm qua hết sức vẻ vang, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã luôn quan tâm tạo điều kiện cho ngành Dầu khí phát triển. Từ năm 1988, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15 về phát triển ngành dầu khí. Năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có quyết định số 41-KL-TW ngày 19/01/2006 về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 386/QĐ-TTg này 09/03.2006 phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 198, 199/2006/QĐ-TTg về phê duyệt đề án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới Tiến sĩ Trần Ngọc Cảnh - TGĐ PetroVietnam - khẳng định: "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển TCty Dầu khí thành TĐ Dầu khí quốc gia đã tạo thế và lực mới cho PetroVietnam". Ngành dầu khí Việt Nam đang mở thêm hướng đầu tư chiến lược ra nước ngoài với mục tiêu đến năm 2010 có thể khai thác 1-2 triệu tấn quy dầu, đến năm 2015 đạt 3-4 triệu tấn và đến năm 2020 tăng lên 5-6 triệu tấn. Theo định hướng của ngành dầu khí, trong tương lai, Việt Nam không chỉ xuất khẩu mà còn nhập khẩu dầu thô trở lại để phục vụ cho công tác lọc dầu. Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản... Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)... Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong và ngoài khu vực. Ví dụ như trước đây, công ty đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc. Đó là những bước triển khai ban đầu, tạo đà thuận lợi cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong công tác nhập khẩu dầu thô sau này từ Trung Đông, châu Phi... cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi nhà máy này đi vào hoạt động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng đã đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí với chỉ tiêu tổng doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25%-30%, đến năm 2015 đạt 30%-35% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí và ổn định đến năm 2025 (năm 2006, tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ dầu khí đạt 24.100 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng doanh thu của toàn ngành dầu kh í Mục tiêu tổng quát. Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Các mục tiêu cụ thể   Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng biển nước sâu, xa bờ; tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn qui dầu. Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25-35 triệu tấn qui dầu/ năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/ năm và khai thác khí 6-17 tỷ m3/năm. Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các nành công nghiệp khai thác, giao thông vân tải và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vân hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất 10-15% tổng sản lượng điện của cả nước. Về công nghiệp chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nha công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hoá dầu, chế biến khí để ạo ra được các sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nnghiệp khác. Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành pyhần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 25-30%, đến năm 2015 đạt 30-35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025. Về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ởtrong nước và ở nước ngoài. Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu thô là  dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch. Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam. Một thuận lợi nữa là Petechim đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng  truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần như  bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện  tượng phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong  quá trình khai thác và xuất khẩu dầu thô). Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai  thác dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ  mỏ Bạch Hổ đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày. Bên  cạnh đó, trong vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ đi vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam. Trong giai đoạn 2003-2006, ngành dầu khí Việt Nam phát triển trong bối cảnh tương đối thuận lợi, đặc biệt do giá dầu thô trên thế giới giai đoạn này luôn ở mức rất cao, tạo động lực thúc đẩy hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác và phát triển mỏ. Theo Tổng công ty PTSC, bốn năm qua, ngành dầu khí trong nước đã đẩy mạnh đầu tư vào tất cả các khâu như tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng, khai thác chế biến, vận chuyển và phân phối các sản phẩm dầu khí. Các liên doanh điều hành JOC (Hoàng Long-Hoàn Vũ, Trường Sơn, Lam Sơn, Côn Sơn) và nhà thầu Unocal... đang triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò hoặc vừa thăm dò vừa khai thác như Cửu long JOC. Các nhà thầu dầu khí khác như JVPC, Petronas, VSP, BP đều phát triển mỏ và gia tăng sản lượng khai thác. Trong giai đoạn 2007-2010, tình hình chính trị trong nước sẽ vẫn tiếp tục ổn định, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngành dầu khí Việt Nam đã xây dựng chiến lược hoàn chỉnh định hướng cho các đơn vị trong ngành họat động tạo sự thuận lợi nhất định về thị trường. Khó khăn Theo quy luật cung cầu, khi giá cao, xuất khẩu dầu thô không hẳn hoàn toàn thuận lợi. Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông... Cũng do vậy nên mới đây, những khách hàng Trung Quốc trước đây mua dầu Việt Nam, đã chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây là trở ngại lớn của chúng ta hiện nay. Những khó khăn mà ngành dầu khí thế giới nói chung, ngành dầu khí và các Cty khai thác, kinh doanh dầu khí Việt Nam nói riêng hiện nay đang phải đối mặt như: tập trung chủ yếu ở các vùng xa, điều kiện môi trường khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu kém trong khi vẫn phải chịu chi phí cao về kết nối và tiếp tục thiếu hụt nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm có khả năng làm việc ngay tại từng cơ sở. Ngoài ra, ngành dầu khí cũng cũng còn phải đối mặt và giải quyết những thách thức rất lớn về khả năng liên kết và trung tâm dữ liệu, giảm thiểu rủi ro do cháy nổ và nâng cao độ an toàn trong mọi hoạt động. Cơ hội Đề án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được duyệt. Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới Thay vì trước đây TCty Dầu khí chi phối các đơn vị thành viên bằng mệnh lệnh hành chính và bộ máy hoạt động theo cơ chế hành chính, thì nay HĐQT PetroVietnam là chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại DN, là Cty mẹ đầu tư tài chính và giữ quyền chi phối các Cty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý. Điều này sẽ tạo cho PetroVietnam quyền tự chủ trong kinh doanh. HĐQT PetroVietnam được uỷ quyền quyết định toàn bộ các hoạt động liên quan đến TĐ, trong đó có việc sử dụng vốn và nguồn lực để đầu tư vào các Cty thành viên, quyết định các dự án nhóm A (có tổng vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng) nếu nằm trong quy hoạch được duyệt; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm". Việc trao nhiều quyền hạn cho HĐQT với chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại TĐ đã tạo cơ hội rút ngắn thời gian phê duyệt, ra quyết định nhanh nhất mà không phải thông qua nhiều cấp Đồng thời với quyền hạn là trách nhiệm - Chủ tịch HĐQT là người chịu trách nhiệm cao nhất việc tuân thủ pháp luật về bảo toàn và phát triển vốn, đưa ngành dầu khí tăng tốc với chất lượng và hiệu quả cao. Ngành dầu khí đã thoát ra khỏi "chiếc áo chật", quy mô hoạt đông rộng lớn hơn, tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn đòi hỏi bản thân ngành phải không ngừng vận động phát huy nội lực sẵn có và khắc phục hạn chế, tồn tại TS Trần Ngọc Cảnh cho biết: "Để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, TĐ chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn và đa sở hữu các lĩnh vực hoạt động như "mở cửa" mời các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm, thăm dò các mỏ dầu khí ngoài thềm lục địa và có các ưu đãi cho những khu vực nước sâu, xa bờ; đối với lĩnh vực lọc hoá dầu do vốn đầu tư rất lớn, TĐ chủ trương có thể kêu gọi hợp tác liên doanh hoặc tới 100% vốn nước ngoài đầu tư như Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) hoặc NM lọc dầu số 3 ở phía nam. Các lĩnh vực CPH (TĐ nắm trên 50% vốn điều lệ) thuộc dịch vụ dầu khí, du lịch dầu khí, khoan và dịch vụ khoan dầu khí; tư vấn đầu tư, thiết kế và xây lắp dầu khí, dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí, các Cty vừa hoàn tất CPH và đấu giá cổ phần lần đầu trên TTCK là Cty: Bảo hiểm dầu khí và vận tải dầu khí, tiếp tục CPH Cty phân đạm và hoá chất dầu khí trong quý I. TĐ cũng sẽ thành lập thêm một số DN mới là Cty CP bất động sản dầu khí, Cty CP chứng khoán dầu khí và Ngân hàng CP Dầu khí. Thời gian qua, nhờ CPH, nhiều Cty con của TĐ đã có sức hút mạnh, trở thành "hiện tượng" của TTCK như Cty khoan và dịch vụ khoan (PVD), Cty bảo hiểm DK (PVI), Cty vận tải DK (PVT)... Theo ông Cảnh: "Ngoài giá trị thật của cổ phiếu, việc là thành viên và mang thương hiệu của PetroVietnam cũng là một đảm bảo chắc chắn để gia tăng giá trị và uy tín của cổ phiếu dầu khí!". PVN đã ký được 6 hợp đồng dầu khí mới ở trong nước và tìm kiếm thêm được 6 dự án ở nước ngoài (trong đó thông qua đấu thầu 1 dự án; 5 dự án thông qua đàm phán trực tiếp: 1 ở Peru, 2 ở Cuba, 1 ở Indonesia, 2 ở Tunisia). Hiện tại, Tập đoàn đang triển khai thành lập liên doanh khai thác dầu tại lô Junin 2 với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela Thách thức Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam đã chính thức gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế lớn của khu vực và thế giới như AFTA, WTO... do đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa để chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế hàng đầu thế giới sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ dầu khí trong nước. Những công ty này có lợi thế cạnh tranh rất lớn về công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí Việt Nam vì các đối thủ cạnh tranh là những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, lâu đời, vượt trội hơn hẳn cả về năng lực, kinh nghiệm và công nghệ. Đặc biệt, với lợi thế về công nghệ và vốn, cơ chế linh hoạt trong quản lý nhân sự, chính sách đãi ngộ người tài, những công ty nước ngoài sẽ thu hút một lượng lớn những lao động có chất lượng trong nước, dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám cao trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dầu khí. Hiện nay, phần lớn vật tư, thiết bị trong ngành dầu khí vẫn đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, cùng với việc sản phẩm dầu thô của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu hầu như toàn bộ, nên những thay đổi về tỷ giá giữa VND và ngoại tệ mạnh sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của những công ty trong lĩnh vực dầu  Hoạt động Hơn 30 năm trước, ngày 3/9/1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cụ Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện nguồn khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở Vùng Trũng Sông Hồng. 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận một một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước. Kể từ đó đến nay, toàn ngành Dầu khí đã khai thác được 205 triệu tấn dầu thô và hơn 30 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu trên 40 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 25 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 80 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh hoạt động khai thác, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí ước đạt từ 3 - 4 tỷ mét khối dầu qui đổi, trữ lượng dầu khí xác minh đạt 1,05 – 1.14 tỷ tấn dầu qui đổi (trong đó trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên khoảng 60%) có tại trên 60 cấu tạo chứa dầu khí, đã lần lượt đưa 8 mỏ dầu khí có giá trị thương mại vào khai thác. Mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong nhiều năm trở lại đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30-40 triệu tấn dầu qui đổi/ năm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững, duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới. Tính từ khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988) cho đến nay, ngành Dầu khí đã ký 57 hợp đồng TDKT Dầu khí, thu hút vốn đầu tư trên 7 tỷ USD, hiện nay 35 hợp đồng đang có hiệu lực. Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho nền kinh tế, chủ động hội nhập cùng cộng đồng dầu khí quốc tế, những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí đã mở rộng hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn đang đầu tư 7 dự án ở nước ngoài, trong đó có 2 đề án tự điều hành, đã thu được phát hiện dầu khí quan trọng ở Malaysia, Algieria. Đặc biệt tháng 9/2006, Tập đoàn đã có tấn dầu thô đầu tiên khai thác ở nước ngoài tại mỏ PM 304 (Malaysia). Song song hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Dòng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ đã mang lại hiệu quả cao đối nền kinh tế, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho nhà máy điện, đạm Phú Mỹ cùng một khối lượng lớn khí hoá lỏng LPG, condensate cho nhu cầu nội địa. Cùng với nguồn khí đồng hành Bể Cửu Long, nguồn khí Nam Côn Sơn được đua vào khai thác tiếp đó đã hoàn thiện đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm ở miền Đông Nam bộ. Ở miền Tây Nam bộ, dự án tổ hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long đang được khẩn trương thực hiện. Trong tương lai, nhiều mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được khai thác và mở ra một giai đoạn mới đầy hứa hẹn của nền công nghiệp khí Việt Nam. Trong lĩnh vực chế biến khí và hoá dầu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu đưa vào vận hành thương mại năm 2009. Dự án khu Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn và đề án Nhà máy lọc dầu phí Nam đang được chuẩn bị tích cực để sớm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu cho đất nước và bổ sung cho công nghiệp hoá dầu những nguyên liệu và sản phẩm mới. Cùng với sự phát triển các lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp dầu khí, để khép kín và hoàn chình đồng bộ hoạt động của ngành, các hoạt động dịch vụ kỹ thuật kỹ thuật phụ trợ, thương mại, tài chính, bảo hiểm … của ngành dầu khí đã được hình thành và phát triển, doanh số hoạt động ngày càng tăng trong tổng doanh thu của toàn ngành. Thực hiện mục tiêu xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, công tác hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức, công tác đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai có hiệu quả, hoạt động SXKD của các đơn vị cổ phần hoá được cải thiện rõ rệt, hoạt động SXKD của Tập đoàn đang được xác lập theo hướng hiệu quả nhất, phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động mới để tận dụng tiềm năng thế mạnh của ngành. Là một ngành kinh tế kỹ thuật yêu cầu công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, có mức độ rủi ro cao, con người luôn là yếu tố quyết định, đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập. Ý Thức được điều đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã sớm đầu tư xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, đặc biệt là những cán bộ khoa học và những cán bộ quản lý có trình độ cao. Đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt nam đã có đội nguc chuyên gia, cán bộ hơn 22 nghìn người đã và đang đảm đương tốt đẹp công việc được giao phó. . Được thành lập tháng 9 năm 1975, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng trở thành một tổng công ty lớn hàng đầu của đất nước. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Petrovietnam gồm nhiều đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí và các lĩnh vực khác tại Việt Nam và nước ngoài CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Các ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Là ngành công nghiệp có tiểm năng phát triển hết sức to lớn và toàn diện của đất nước, Petrovietnam đang thực hiện một chính sách hết sức năng động và linh hoạt nhằm thu hút tài năng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp dầu khí, đang được phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí làm dịch vụ về dầu khí; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sảm phẩm dầu khí, hoá dầu; Kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Đầu tư kinh doanh bất động sản; Đầu tư kinh doanh điện; Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng; bảo hiểm; Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Trong những năm tới, Petrovietnam một mặt vẫn tập trung vào các hoạt động thương mại dầu khí, mặt khác đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận cả ở Việt Nam và quốc tế với mục tiêu tăng lợi nhuận cho tất cả các bên Sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong năm 2006 được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động. Công tác tìm kiếm thăm dò, một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành vẫn được tiếp tục triển khai tích cực cả ở trong nước và ngoài nước.     Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những lô còn mở ở trong nước được đẩy mạnh, hoạt động tìm kiếm, thăm dò ở nước ngoài được thực hiện đúng chương trình công tác đã được phê duyệt. Toàn ngành đã gia tăng trữ lượng 39 triệu tấn quy đổi, có năm phát hiện dầu khí mới, ký thêm bảy hợp đồng tìm kiếm với các đối tác nước ngoài ở tám lô. Tập đoàn còn ký thỏa thuận quan trọng với Venezuela về thăm dò và khai thác dầu khí ở nước này cùng với triển khai các thủ tục ban đầu xem xét đầu tư khai thác dầu ở Kazakhstan.     Hoạt động tìm kiếm, thăm dò trong nước cũng được đẩy mạnh. Ngoài mỏ Ðại Hùng do PVEP tự điều hành, hiện nay Tập đoàn quản lý giám sát, cùng điều hành 35 hợp đồng dầu khí còn hiệu lực. Nhìn chung, các nhà thầu đã thực hiện đúng chương trình công tác được phê duyệt. Triển khai 28 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng với kết quả tám giếng khoan thẩm lượng có dầu và khí, có bảy nhà thầu dầu khí mới đi vào hoạt động. Công tác tự đầu tư tìm kiếm, thăm dò cũng được triển khai tích cực và đều khắp ở các khu vực thuộc bể Sông Hồng, vùng trũng Hà Nội, bể Mã-lai - Thổ Chu, tây nam bể Nam Côn Sơn... Ngoài ra, Tập đoàn còn tham gia đầu tư vào bảy đề án dầu khí ở nước ngoài, trong đó là nhà điều hành hai đề án.     Cùng với triển khai mạnh mẽ việc tìm kiếm, thăm dò, hoạt động khai thác dầu khí tại chín mỏ ở trong nước và ngoài nước được coi trọng, tổng sản lượng khai thác đạt 24,3 triệu tấn quy đổi, đạt 98,2% mức kế hoạch, trong đó khai thác 17,3 triệu tấn dầu thô và bảy tỷ m3 khí. Sản lượng dầu thô xuất khẩu 16,98 triệu tấn, đạt kim ngạch 8 tỷ 628 triệu USD, tăng 71% so mức kế hoạch. Từ tháng 9-2006, tập đoàn đã khai thác những tấn dầu thô đầu tiên ở nước ngoài tại lô PM304 - Ma-lai-xi-a.     Công nghiệp khí tiếp tục đạt được kết quả cao về sản lượng và doanh thu, vận hành an toàn và ổn định các hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Ðông - Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp khí. Tập đoàn đã đáp ứng đủ nhu cầu về khí cho sản xuất điện, đạm và các hộ công nghiệp ở khu vực miền Ðông Nam Bộ. Trong điều kiện giá các loại vật tư, nhiên liệu tăng cao kéo theo sự tăng giá của nhiều dịch vụ, nhưng với sự năng động của các đơn vị trong thu xếp các hợp đồng, nâng cao chất lượng, cho nên trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí vẫn đạt được những kết quả khá tốt. Doanh thu của các đơn vị làm dịch vụ dầu khí chiếm 13,5% tổng doanh thu toàn ngành, tăng 18,9% so với năm trước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng cao.     Với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, kỹ sư và công nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các đơn vị trong ngành đã nộp ngân sách Nhà nước 80.060 tỷ đồng, vượt 75% mức kế hoạch.   Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức ra mắt và bắt đầu triển khai hoạt động theo cơ chế vận hành mới “Công ty mẹ - Công ty con”, từng bước hoàn thành các mục tiêu trong Chiến lược phát triển đã được Chính phủ phê duyệt Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đề ra kế hoạch: khai thác 24,8 triệu tấn dầu khí qui đổi; tiếp tục đẩy mạnh các dự án thăm dò dầu khí trong nước và nước ngoài, phấn đấu ký thêm 6 - 7 hợp đồng dầu khí mới ở các lô còn mở, gia tăng trữ lượng dầu khí từ 35-40 triệu tấn qui dầu; đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước và của ngành; tăng cường phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh (kinh doanh phân phối sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, thương mại, tài chính…) theo hướng từng bước mở rộng tầm hoạt động ra khu vực và quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới doanh nghiệp như cổ phần hóa các đơn vị đã được Chính phủ phê duyệt trong cơ cấu Tập đoàn, chuyển đổi một số đơn vị sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và tiến hành thành lập một số Tổng Công ty trực thuộc Tập đoàn; tăng cường hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh với các tỉnh/ thành phố, các tập đoàn kinh tế trong cả nước để góp phần thúc đẩy các địa phương, các ngành cùng phát -PVN đã ký được 6 hợp đồng dầu khí mới ở trong nước và tìm kiếm thêm được 6 dự án ở nước ngoài (trong đó thông qua đấu thầu 1 dự án; 5 dự án thông qua đàm phán trực tiếp: 1 ở Peru, 2 ở Cuba, 1 ở Indonesia, 2 ở Tunisia). Hiện tại, Tập đoàn đang triển khai thành lập liên doanh khai thác dầu tại lô Junin 2 với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela. 9 tháng đầu năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng PetroVietnam vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng cao tập đoàn mới khai thác được 11,9 triệu tấn dầu thô, đạt 68,2% kế hoạch n ăm, các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là chỉ tiêu về doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước. Doanh thu toàn Tập đoàn đã đạt 143.100 tỷ đồng (85% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước); nộp ngân sách Nhà nước 56.900 tỷ đồng (95,2% kế hoạch năm). Với sản lượng khoảng 350.000 thùng/ngày, VN là nước sản xuất dầu thô lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Việc mạnh dạn trao quyền tự quyết và tự chủ tài chính đã tạo nên sự thay đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DN thành viên. Trong số các DN đã khẳng định được vị thế của mình sau cổ phần hóa, có thể kể đến 4 DN đang niêm yết và giao dịch trên hai sàn chứng khoán tập trung: TCty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Cty CP Dịch vụ - Du lịch dầu khí (PET) trên sàn HoSE; TCty CP Bảo hiểm Dầu khí VN (PVI) và TCty CP Kỹ thuật Dầu khí (PVS) trên sàn HaSTC. Ngoại trừ PET (vốn điều lệ 250 tỷ đồng), ba DN còn lại đều thuộc dạng “ông lớn” trên TTCK với mức vốn điều lệ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Ngay từ lúc “chào sàn”, các DN dầu khí đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm “săn đón” từ phía cộng đồng. Cùng với lợi nhuận “đột biến” và tính thanh khoản cao, các loại cổ phiếu dầu khí đều đã ít nhiều đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư. Những quả ngọt đầu mùa này đang là động lực niêm yết, là niềm hy vọng “lên đời” cho các DN sắp đến tuổi “cập sàn”. Hoà đồng vào sự phát triển bền vững của ngành, các Cty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đều có cơ hội bứt phá trong tương lai.. Nhìn chung, cả bốn Cty PVD, PET, PVI và PVS đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong năm 2007. Việc khai thác hiệu quả dàn khoan tự nâng 90 m của PVD đã giúp DN này đạt lợi nhuận 188 tỷ đồng trong quý III, gấp 5 lần quý I/2007. Tổng lợi nhuận sau thuế của PVD qua đó đạt khoảng 430 tỷ/ 560 tỷ đồng cho cả năm 2007. Trong kế hoạch phát triển của mình, PVD tiếp tục đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ truyền thống được nhà nước bảo hộ và có lợi thế cạnh tranh là khoan thăm dò và kỹ thuật giếng khoan. Việc đưa vào sử dụng giàn khoan trên cạn hứa hẹn sẽ tăng thêm nhiều lợi nhuận cho PVD từ quí IV/2007. Kế hoạch đóng mới giàn khoan tự nâng 140 m là một đảm bảo cho việc thích ứng với các đòi hỏi cao hơn của thị trường trong tương lai. Việc chuyển đổi mô hình từ Cty sang TCty, cũng như việc góp vốn thành lập một loạt các Cty con và liên doanh mới đã phần nào cho thấy được tầm nhìn sâu rộng của lãnh đạo PVD. Sau 9 tháng đầu năm, PET đã đạt lợi nhuận sau thuế hơn 37 tỷ đồng, vượt 18% so với kế hoạch cả năm 2007, tăng 640% so với cùng kỳ năm 2006. Đóng góp đáng kể vào thành tích này là mảng dịch vụ phân phối điện thoại di động Nokia (hiện đã được triển khai ra toàn quốc), phân phối phân đạm cho PVFCCo. và hoạt động sản xuất bình khí cho Petro Vietnam. Trong tương lai gần, PET sẽ triển khai dự án sản xuất Ethanol và xây dựng Setco Tower. Việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động lớn cho hai dự án trên - đều thuộc loại lĩnh vực mới - sẽ là một thách thức không nhỏ cho PET. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm VN, PVI hiện là Cty chiếm thị phần lớn nhất trong gần 20 DN bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động. Quý III/2007, PVI đạt lợi nhuận sau thuế hơn 53 tỷ đồng, tăng 46% so với quý II. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng/ 800 tỷ đồng vốn điều lệ, một tỷ lệ rất khả quan trong tương quan ngành bảo hiểm. Lợi thế “đặc biệt của PVI là có nguồn bảo hiểm khổng lồ từ toàn ngành dầu khí và cơ hội hợp tác đầu tư tài chính cùng các đối tác trong ngành. PVS với 14 Cty con trực thuộc hoạt động đa ngành đã trở thành một nhà cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại VN. Hoạt động trong một lĩnh vực dịch vụ đầy tiềm năng như cung ứng tàu chuyên dụng, dịch vụ cảng, thiết bị dầu khí... PVS có cơ hội lớn trong tương lai khi cơ cấu tổ chức được thay đổi theo hướng tinh giản. Trong 8 tháng đầu năm 2007, PVS đạt lợi trước thuế 180 tỷ VND, bằng 85,7% kế hoạch cả năm. Vừa qua, PVS đã trúng thầu hợp đồng và hiện đang liên doanh với Petronas (Malaysia) để cung cấp dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài. Đây là bước đột phá, khẳng định sự trưởng thành của PVS và phù hợp với chiến lược phát triển chung của Petro Vietnam, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho DN. PVS ( Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí ) Doanh thu Năm2005 Năm2006 Doanh thu - 38.6% Lợi nhuận góp - 4.6% Lợi nhuận ròng - 8.0% Tổng tài sản - 100.7% Vốn chủ sở hữu - 4.5% Chỉ tiêu hiệu quả Năm2005 Năm2006 Lợi nhuận biên 10.1% 7.7% EBIT biên 7.9% 6.6% EBITDA biên 7.9% 6.6% Lợi nhuận trước thuế biên 6.9% 5.6% Lợi nhuận ròng biên 4.9% 3.8% ROA 6.9% 3.7% ROE 17.1% 17.6% Như vậy ngành dầu khí đang trên đà phất triển và triển vọng là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Điều đó đã và đang được khẳng định qua việc giá giá chứng khoán các công ty thuộc lĩnh vực dầu khí ngày một tăng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26306.doc
Tài liệu liên quan